1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ các kiểu nhà nước trong lịch sử

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các kiểu nhà nước trong lịch sử
Tác giả Đỗ Trọng Ngọc Anh, Nguyễn Diệp Hoàng Anh, Lê Trọng Bảo Duy, Lê Hoàng Dũng, Hoàng Văn Đại, Nguyễn Khắc Duy
Người hướng dẫn Th.S Võ Thị Mỹ Hương
Trường học Khoa Lý Luận Chính Trị
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu đặc điểm cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản

Trang 1

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

-***

CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ

MÃ MÔN HỌC: GELA220405_21_1_31

THỰC HIỆN: NHÓM 05 LỚP: THỨ 4 TIẾT 1-2 GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021

Nhóm: 05 ( Lớp thứ 4 – Tiết 1-2)

Tên đề tài: Các kiểu nhà nước trong lịch sử.

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ %

HOÀN THÀNH

Trang 3

PHỤ LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU -1

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI -1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU -1

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -1

4 KẾT CẤU ĐỀ TÀI -1

B.PHẦN NỘI DUNG -2

I KHÁI NIỆM VỀ KIỂU NHÀ NƯỚC

II KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ

2.1 Khái niệm

2.2 Bản chất

2.3 Chức năng

2.4 Bộ máy nhà nước chủ nô

2.5 Hình thức nhà nước chủ nô

2.6 Ưu và nhược điểm

III NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

3.1 Hoàn cảnh

3.2 Bản chất

3.4 Chức năng của nhà nước phong kiến

3.5 Bộ máy nhà nước phong kiến

3.6 Hình thức nhà nước phong kiến

3.7 Ưu và nhược điểm

IV NHÀ NƯỚC TƯ SẢN

Trang 4

4.1 Sự ra đời và khái niệm nhà nước tư sản

4.2 Các cơ sở cấu thành nhà nước tư sản

4.3 Chức năng của nhà nước tư sản

4.4 Bộ máy nhà nước tư sản

4.5 Hình thức nhà nước tư sản

4.6 Chế độ chính trị

4.7 Ưu và nhược điểm

V NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

5.1 Khái niệm chung về nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.2 Các cơ sở cấu thành nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.3 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.4 Bộ máy nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.5 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.6 Hình thức nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa

VI LÀM RÕ KIỂU NHÀ NƯỚC XHCN THÔNG QUA NHÀ NƯỚC CNXHCN VIỆT NAM

5.1 Quá trình hình thành và xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam

5.2 Công cuộc bảo vệ và xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam

C.KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong quá trình hình thành của mỗi quốc gia thì nhà nước là một thứ quyết định đến sự tồnvong, phát triển hay tụt hậu của chính quốc gia đó Nhà nước đó đã trải qua trải qua nhiều những thay đổi về kinh tế, xã hội, giai cấp, Vậy biểu hiện chung cho những sự thay đổi

đó là kiểu nhà nước

Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu đặc điểm cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội

Việc phân chia kiểu nhà nước theo quan điểm trên đây của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận quá trình vận động, phát triến của nhà nước mà qua đó còn có thế nhận thức được điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong những giai đoạn lịch

sử nhất định Trên cơ sở đó, có thể nhận thức và giải thích đúng đắn bản chất, chức năng,

bộ máy cũng như hình thức nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó

Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái xã hội Con đường đưa đến sự thay thế ấy thông thường là cách mạng hoặc biến động xã hội để lật đổ quyền thống trị cũ và thiết lập chính quyền của giai cấp thống trị mới Trong quá trình đó, sự mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng mờ nhạt, tính xã hội càng được biểu hiện rõ, tính tư hữu cũng phần nào giảm đi

Sự thay thế các kiểu nhà nước là biểu hiện sự đi lên của xã hội, tiến tới một xã hội văn minh, công bằng, tốt đẹp hơn

Từ những nghiên cứu,phân tích và so sánh so sánh các kiểu nhà nước chúng ta sẽ xét những ưu điểm và hạn chế của mỗi loại Mỗi kiểu nhà nước đều có những mặt hạn chế từ những mặt hạn chế, nhược điểm thì một kiểu nhà nước mới đươc hình thành Vậy thì đối với nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì nhà nước xã hội chủ nghĩa có tồn tại hoàn toàn mãi mãi không? Từ đó ta có biện pháp để bảo vệ, xây dựng, phát triển để khắc phục

Trang 6

những mặt hạn chế Trách hiệm của sinh viên đối với nhà nước Vì vậy nhóm chúng em

thống nhất đề tài: “Những kiểu nhà nước trong lịch sử”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nắm rõ khái niệm cơ bản về nhà nước và kiểu nhà nước Căn cứ vào bản chất, chức năng,

bộ máy, hình thức để phân loại các kiểu nhà nước Từ những so sánh đó ta xác định các ưu,nhược điểm ta sẽ áp dụng nó vào công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn

4 Kết cấu đề tài

Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 3 chương chính:

Chương 1: Khái niệm về kiểu nhà nước

Chương 2: Những kiểu nhà nước trên thế giới

Chương 3: từ những phân tích, so sánh ta vận dung trong công cuộc bảo vệ,xây dựng và

phát triển XHCN Việt Nam

Trang 7

B.NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM VỀ KIỂU NHÀ NƯỚC

Kiểu nhà nước là thuật ngữ để chỉ những nhà nước cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế xã hội của sự tồn tại của nhà nước

Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lýluận về nhà nước và pháp luật Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhậnthức được một cách cụ thể và lôgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước đượcxếp vào cùng một loại, về những điều kiện tồn tại và phát triển của các nhà nước đó

Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước tronglịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhànước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nướctrong một hình thái kinh tế xã hội nhất định Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là họcthuyết

Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độkinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xãhội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng

II NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ

2.1 Khái niệm

Nhà nước chiếm hữu nô lệ hay còn gọi là nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiêntrong lịch sử, là tổ chức chính trị đặc biệt của giai cấp chủ nô Nhà nước chủ nô là hìnhthái kinh tế – xã hội có giai cấp dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người Hai giai cấpchính của chế độ chiếm hữu nô lệ là chủ nô và nô lệ Nhà nước chủ nô xuất hiện ởphương Đông và phương Tây là rõ ràng nhất

2.2 Bản chất:

Cơ sở kinh tế của nhà nước chiếm hữu nô lệ là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ Quan

hệ này dựa trên sở hữu chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với ngườilao động, đó là nô lệ Đất đai và các tư liệu sản xuất hầu hết thuộc sở hữu của các chủ nô.Giai cấp nô lệ chiếm đa số trong xã hội, là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải vật chấtnhưng không có tư liệu sản xuất, do đó phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô Người nô lệ

Trang 8

cũng bị coi là thứ tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của giai cấp chủ nô Đấu tranh giai cấpdiễn ra ác liệt và nhà nước chủ nô chính là sản phẩm của cuộc đấu tranh đó.

Chính điều kiện kinh tế – xã hội đã quyết định bản chất của nhà nước chủ nô Xét về bảnchất, nhà nước chủ nô thể hiện tính giai cấp và tính xã hội trong tất cả các kiểu nhà nước

- Tính giai cấp:

Với nhà nước phương Tây, tính giai cấp được thể hiện rất sâu sắc và mâu thuẫn giữa chủ

nô và nô lệ rất rõ rệt Bởi trong nhà nước này, nô lệ là bộ phận dân cư đông đảo trong xã hội và có địa vị xã hội vô cùng kém Họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô Chủ nô

có quyền tuyệt đối với nô lệ như bóc lột sức lao động, đem bán, hoặc thậm chí là giết chết Chính vì vậy, đấu tranh giai cấp thường xuyên xảy ra ở mức độ ngày càng gay gắt.Ngược lại, trong nhà nước phương Đông, do nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu mà là công xã nông thôn nên mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ trong nhà nước này không thể hiện sâu sắc như nhà nước phương Tây Công xã nông thôn được công xã định

kỳ chia đều ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước để tự canh tác và nộp thuế cho nhà nước

Nô lệ chủ yếu làm công việc nhà trong gia đình chủ nô Họ vẫn có quyền lập gia đình, thậm chí còn được coi là một thành viên trong gia đình Do vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ vì thế không sâu sắc như phương Tây

- Tính xã hội:

Nhà nước chủ nô nảy sinh để quản lý xã hội, thay thế cho chế độ cộng sản nguyên thủy không còn khả năng cai quản xã hội được nữa Nhà nước chủ nô tiến hành một số hoạt động vì sự tồn tại và phát triển chung của toàn xã hội như tổ chức quản lý kinh tế ở quy

mô lớn, quản lý đất đai, khai hoang,… làm cho đất nước phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân

So với nhà nước phương Tây, nhà nước phương Đông thể hiện tính xã hội rõ nét hơn Trong nhà nước phương Đông, do nhu cầu của cả cộng đồng xã hội mà việc tổ chức dân

cư tiến hành công cuộc trị thủy, chống ngoại xâm, quản lý đất đai và các hoạt động xã hộikhác nhằm duy trì đời sống chung của cộng đồng

2.3 Chức năng:

a Chức năng đối nội

- Chức năng củng cố và bảo vệ chế độ sở hữu:

Trang 9

 Giai cấp chủ nô có quyền sở hữu tuyệt đối về tư liệu sản xuất và sức sản xuất từ nô lệ

 Nhà nước chiếm hữu chủ nô còn quy định những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm tới sở hữu của chủ nô

 Chức năng đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp lao độngkhác

Chức năng đàn áp bằng quân sự: Xuất phát từ mẫu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ mà nhà nước chủ nô đã thực hiện đàn áp dã man bằng quân sự đối với các cuộc nổi dậy, phản kháng của nô lệ và những người lao động

Chức năng đàn áp về tư tưởng: Giai cấp chủ nô lợi dụng sự kém hiểu biết của giai cấp nô

lệ mà đã sử dụng tôn giáo nhằm đàn áp Thông qua nhà nước, giai cấp chủ nô đã xây dựng hệ tư tưởng tôn giáo cho mình nhằm duy trì sự thống trị về mặt tư tưởng và duy trì tình trạng bất bình đẳng trong xã hội để đàn áp và bóc lột nô lệ

b Chức năng đối ngoại

- Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược:

Nhà nước chủ nô hầu như không hạn chế số lượng nô lệ thuộc sở hữu của mỗi chủ nô Vìvậy, nhằm tăng cường số nô lệ của quốc gia mình, chiến tranh chính là một trong nhữngphương tiện chủ yếu của nhà nước nô lệ sử dụng nhằm thôn tính và cướp bóc mở rộnglãnh thổ của mình

- Chức năng phòng thủ đất nước:

Cùng với chức năng xâm lược thì nhà nước nô lệ cũng chú trọng tới phòng thủ đất nướcnhằm chống lại các cuộc xâm lược từ bên ngoài Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhà nướcchủ nô thực hiện chức năng này thông qua tổ chức lực lượng quân đội, xây dựng cácthành lũy, pháo đài,…

2.4 Bộ máy nhà nước chủ nô

- Cùng với sự phát triển của nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước ngày càng được tổchức một cách quy củ và mang tính chuyên nghiệp hơn

 Điểm nổi bật trong nhà nước phương Tây chính là phân định rõ ràng giữa các cơ quan trong việc lập pháp, hành pháp và tư pháp

 Đối với nhà nước ở phương Đông, tổ chức bộ máy đơn giản hơn so với nhà nước phương

Trang 10

Tây Nhà Vua có toàn quyền thực thi quyền lực nhà nước Các quan lại từ trung ươngtới địa phương là bề tôi của nhà vua và giúp việc cho nhà vua.

- Dù là nhà nước phương Đông hay phương Tây thì trong bộ máy của các nhà nước chủ

nô, quân đội, cảnh sát, tòa án là lực lượng chủ chốt

 Quân đội được quan tâm xây dựng để thực hiện việc chinh phạt và bảo vệ chủ quyền

 Lực lượng cảnh sát được hình thành nhằm giữ gìn trật tự xã hội nô lệ trong nước

Chính thể cộng hòa

Trong nhà nước này, cơ quan quyền lực nhà nước đều được hình thành bằng con đườngbầu cử và hoạt động theo nhiệm kỳ Hội nghị công dân là cơ quan có quyền lực cao nhất,

cứ khoảng 10 ngày họp một lần Hội nghị công dân có quyền thảo luận và biểu quyết tất

cả các vấn đề liên quan tới nhà nước, có quyền bầu ra các cơ quan và cá nhân thực thiquyền lực nhà nước theo kỳ hạn nhất định

b Về hình thức cấu trúc

Hầu hết các nhà nước chủ nô đều có cấu trúc đơn nhất Giai đoạn đầu, các nhà nước chưa

có sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ Cùng với sự phát triển, cácđơn vị hành chính lãnh thổ mới từng bước được thiết lập

2.6 Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

Nhà nước đầu tiên trong lịch sử, lần đầu tiên trong lịch sử có sự phân chia giai cấp

Trang 11

Cơ cấu nhà nước đơn giản, dễ quản lí, phù hợp với sự hình thành ban đầu của nhànước Bản chất xã hội nhà nước càng nổi trội so với bản chất giai cấp thì nhà nướccàng dânchủ, tiến bộ Xuất hiện tư hữu, thúc đảy sự cạnh tranh và tạo tiền đề pháttriển.

Tập hợp được một số lượng người ổn định, nhanh chóng và đủ mạnh để đảm bảophòng thủ đất nước và trị thủy Chế độ chiếm hữu nô lệ cũng là một bước tiến đối với

cả những tù binh,vì chí ít họ bị bắt làm nô lệ chứ không bị giết chết Chỉ khi có chế độ

nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực hiện trên một quy mô rộng lớnhơn giữa nông nghiệp và công nghiệp, do đó mới có thể tạo ra thời kì hưng thịnh nhấtthế giới cổ đại

Nhược điểm:

Bộ máy quá đơn giản, thể hiện sự yếu kém trong quản lí nhà nước Các tầng lớp dưới

bị áp bức nặng nề, công khai mà không thể phản kháng Một số đặc quyền lớn cho giaicấp thống trị, tầng lớp dưới không có các quyền cơ bản nhất Khiến cho mâu thuẫn,xung đột ngày càng gia tăng Cần có người đứng đầu đủ giỏi để cân bằng các mối quan

hệ trong xã hội Khi tham vọng của chủ nô quá lớn, dễ hình thành tổ chức quân phiệt,hiếu chiến

III NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

3.2 Bản chất

Nhà nước phong kiến công cụ trong tay giai cấp địa chủ phong kiến để thực hiện

chuyên chính đối với giai cấp nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp lao động khác, là phương tiện duy trì địa vị kinh tế, bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến Về thời gian, chế độ phong kiến phương Đông hình thành sớm nhất ở Trung

Trang 12

Quốc từ thế kỷ III trước công nguyên Còn ở phương Tây, nhà nước phong kiến hình thành sớm nhất là thế kỷ V sau công nguyên (Tây Âu).

Cơ sở kinh tế, xã hội của nhà nước phong kiến

Trong chế độ phong kiến có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân, có phương thức bóc lột đặc trưng là địa tô, ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công, tầng lớp thị dân Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính trong chế độ phong kiến

Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời chủ nô Thời kỳ đầu, người nông dân tự do cũng có ruộng đất nhưng cùng với sự phát triển của chế độ ruộng đất phong kiến mà dần dần người nông dân bị mất ruộng và phải lệ thuộc đất vào địa chủ,phong kiến… Mức địa tô nhìn chung là tương đối nặng nề

Ở phương Đông, chế độ ruộng đất không thuần nhất như ở phương Tây mà quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà Vua, đồng thời đối với ruộng đất tư nhân Nhà nước đem ruộng đất thuộc sở hữu công ban cấp cho quan lại làm bổng lộc và cho nông dân cày cấy

Điều kiện kinh tế-xã hội quyết định bản chất của nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến là bộ máy bảo vệ lợi ích kinh tế cho giai cấp địa chủ phong kiến, là công cụ chuyên chính giúp giai cấp địa chủ phong kiến đàn áp giai cấp nông dân, thợ thủ công, dân nghèo

So với nhà nước chủ nô, tính xã hội của nhà nước phong kiến rõ nét hơn, nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc giải quyết những vấn đề chung cho toàn xã hội Do vậy, các hoạtđộng kinh tế xã hội của nhà nước cũng thiết thực hơn

3.4 Chức năng của nhà nước phong kiến

a Chức năng đối nội

Bảo vệ, củng cố và phát triển phương thức sản xuất phong kiến

Các nhà nước phong kiến ra sức củng cố và bảo vệ sở hữu phong kiến về ruộng đất Bằngnhiều hình thức khác nhau, nhà nước phong kiến bảo vệ sự độc quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, phong kiến Các nhà nước phong kiến đều sử dụng pháp luật để củng cố và bảo vệ quyền sở hữu về ruộng đất của giai cấp phong kiến Thông qua pháp luật, nhà nước phong kiến trói chặt người nông dân vào ruộng đất của địa chủ, phong

Trang 13

kiến

Đàn áp nông dân và những người lao động bằng những phương tiện tàn bạo

Để duy trì địa vị thống trị của mình, nhà nước phong kiến đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân dân lao động bằng bạo lực quân sự

Các lãnh chúa có quyền đánh đập, tra tấn nông dân trong lãnh địa của mình trong trường hợp họ chống đối Trong trường hợp cần thiết, nhà nước phong kiến và các lãnh chúa cùng phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong việc đàn áp sự phản kháng của nông dân.Chuyển sang thời kỳ nhà nước phong kiến trung ương tập quyền bộ máy đàn áp của nhà nước phong kiến càng trở nên phát triển, chức năng này càng được nhà nước phong kiến thực hiện triệt để hơn

c Chức năng đối ngoại

Tiến hành chiến tranh xâm lược

Chiến tranh được nhà nước phong kiến sử dụng với tính chất là phương tiện phổ biến để giải quyết các mâu thuẫn, mở rộng lãnh thổ, tăng cường phạm vi ảnh hưởng của nhà nướcmình ra bên ngoài Trong thời kỳ cát cứ, mỗi lãnh chúa phong kiến có quân đội riêng, có quyền tuyên chiến với các lãnh chúa phong kiến khác ở trong và ngoài nước (trừ tuyên chiến với vua hoặc quốc vương của mình) Khi vua hoặc quốc vương của mình tiến hành chiến tranh, lãnh chúa phong kiến có nghĩa vụ phải mang quân đến chi viện

Phòng thủ đất nước

Cùng với việc tiến hành chiến tranh xâm lược, các nhà nước phong kiến đều thực hiện các công việc liên quan đến bảo vệ đất nước như: xây dựng pháo đài, thành luỹ, xây dựngquân đội thường trực để phòng thủ đất nước Để bảo vệ quyền, lợi ích của quốc gia, nhà nước phong kiến còn thực hiện nhiều hình thức và chính sách ngoại giao với các quốc gia láng giềng như chính sách thương mại, đối ngoại hoà bình

3.5 Bộ máy nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến phương Đông luôn được tổ chức đảm bảo tính thống nhất của

quyền lực nhà nước Nhà nước phong kiến phương đông xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế, ngày càng được hoàn thiện nhưng mang tính cực đoan hơn

Trang 14

Hoàng đế nắm mọi quyền hành Không có cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp ( hệ thống nhất nguyên) Quan lại chia cấp trung ương và địa phương giúp việc cho vua và tuyệt đối tuân theo mệnh vua.

Nhà nước phong kiến phương Tây

Hình thức kết cấu chủ yếu của nhà nước tư sản là phân quyền cát cứ, với những biểu hiện

và được quyết định bởi những nguyên nhân khác nhau Vua là ‘đấng thiêng liêng’ quyền lực bị phân chia và nằm trong tay các lãnh chúa Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến, tuy nhiên không cao bằng phương Đông

3.6 Hình thức nhà nước phong kiến

Về hình thức chính thể phổ biến

Các nhà nước phương Đông đều có chính thể quân chủ chuyên chế:

Vua là người nắm giữ toàn bộ quyền lực tuyệt đối của nhà nước, vừa là người ban hành luật, vừa tổ chức thi hành luật pháp, đồng thời là tòa án tối cao Không có quyền lực nào hạn chế quyền lực của nhà vua Quan lại là bề tôi của vua và người dân trong nước là thần dân của vua

Các nước phương tây cũng phổ biến là chính thể quân chủ chuyên chế: Nhưng ở một số thành phố, cư dân thành phố tổ chức chính quyền thành phố theo mô hình chính thể cộng hòa từ khi giành được quyền tự trị từ tay nhà vua, lãnh chúa hay giáo hội Các cơ quan của thành phố như hội đồng thành phố, thị trưởng,…do thị dân bầu ra, thành phố có tài chính, quân đội, pháp luật và tòa án riêng

Về hình thức cấu trúc

Các nhà nước phong kiến giống nhà nước chủ nô đều là hình thức nhà nướcđơn nhất Ở phương Đông, tồn tại chủ yếu xu hướng trung ương tập quyền với sự phục tùng tuyệt đối của chính quyền địa phương Còn ở phương Tây, trong quá trình tồn tại và phát triển, cấu trúc đơn nhất đã có những biến dạng nhất định, ban đầu là phân quyền cát cứ, sau là trung ương tập quyền

Về chế độ chính trị

Hầu hết các nhà nước phong kiến thường áp dụng các biện pháp bạo lực để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước Nhưng ở một số thành phố ở phương Tây sau khi giành

Trang 15

được quyền tự trị cũng có một số biện pháp dân chủ được áp dụng nhưng vẫn còn rất hạn chế.

3.7 Ưu và nhược điểm

Ưu điểm: Bộ máy nhà nước dần hoàn thiện, quy củ và chặt chẽ hơn Dân tin vào vua làthiên tử, con trời, giúp dễ dàng cai trị, đàn áp Vì thế nếu có một vị vua anh minh cóthể giúp đất nước phát triển một cách nhanh chóng (Lê Thánh Tông, Thiên HoàngMinh Trị) Quyết định nhanh chóng, nhất quán và thông nhất từ trên xuống dưới, thểhiện ý chí của người cầm quyền Để lại nên văn hóa, tư liệu, kiến thức dồi dào Nhược điểm:Quyền lực tập trung trong tay của một có nhân, dễ xảy ra tình trạng độctài, dễ hình thành đất nước quân phiệt, hiếu chiến nếu nội lực đủ mạnh Cần có ngườiđứng đầu thật sự tài giỏi để lãnh đạo đất nước Người dân không có quyền phản đốicác chính sách của nhà vua, đó phạm vào tội khi quân Tình trạng quan liêu, tham ô,hối lộ thiếu công bằng, dân chủ khiến cho người dân cực khổ, đất nước bị thụt lùi

IV NHÀ NƯỚC TƯ SẢN

4.1 Sự ra đời và khái niệm của nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản ra đời từ sự sụp đổ của các nhà nước phong kiến Châu Âu, do đường lối kinh tế cũ và cần phải có cuộc cách mạng là cách mạng xã hội Cách mạng của tư sản sẽ được diễn ra khác nhau ở mỗi nước tùy vào tình hình kinh tế, truyền thống, chính trị, Nhà nước tư sản ra đời từ cách mạng tư sản giành quyền lực của giai cấp quý tộc của chế

độ phong kiến trước, nhà nước tư sản ra đời, đang tồn tại và từng bước có những thay đổitích cực trong các mặt của xã hội

4.2 Các cơ sở cấu thành nhà nước tư sản

Cơ sở kinh tế: là việc giai cấp tư sản nắm tư, vật liệu trong sản xuất, bóc lột giá trị người lao động khi lao động cho tư sản tạo ra Trong nền kinh tế hàng hóa - thị trường, hàng hóa sản xuất bằng công nghệ mới thì ổn định hơn so với trước đây

Cơ sở xã hội: Cùng sự phát triển của nền kinh tế đổi mới,giai cấp tư sản và vô sản xuất hiện, các thành phần công nhân, nông dân, các nhà tri thức trong nhiều lĩnh vực Phương thức sản xuất tư bản ảnh hưởng và thay đổi xã hội về các mặt kết cấu

Giai cấp vô sản có số lượng lớn, là người trực tiếp làm ra của cải trong xã hội Về pháp lý

họ có đầy đủ quyền nhưng thực tế thì không, do không có tư liệu sản xuất, quyền để sản

Ngày đăng: 02/10/2024, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Thomas Piketty, Tư bản thế kỷ XXI, Nxb trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.Link:https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/quan-he-san-xuat-cua-chu-nghia-tu-ban-duong-dai-nhung-gioi-han-khong-the-vuot-qua-589669.html Link
1.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ngày 16 tháng 5 năm 2021 Khác
2. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2014), Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG Khác
4. Nguyễn Trọng Thóc (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. 1 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQG, H. 2021 Khác
7. PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan và TS. Nguyễn Văn Năm (2020), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Tái bản lần thứ tư, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội Khác
8. Đỗ Thị Thạch (Chủ nhiệm đề tài) (2015), Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ những vấn đề lý luận xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới đất nước, Báo cáo đề tài trọng điểm năm 2013-2014, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Khác
9. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia năm 1996 Khác
10. Đặng Văn Chương (chủ biên-2014), Nguyễn Thị Ty, Trần Đình Hùng, Lịch sử Thế giới cổ trung đại, Nhà xuất bản đại học khoa học Huế Khác
11. Lương Ninh (chủ biên-2005), Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu, Nghiêm Đình Vỳ, Lịch sử thế giới cổ đại, Nhà xuất bản giáo dục Khác
12. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công An Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN