1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng (tt)

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng suất Lao Động của Doanh Nghiệp Dịch Vụ Du Lịch Tại Việt Nam Nghiên Cứu Điển Hình Trường Hợp Thành Phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Khánh Huy
Người hướng dẫn PGS.TS Phan Chí Anh
Trường học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 752,26 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Luận án nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng năng suất lao động trong lĩnh vực du lịch thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Chí Anh

Phản biện 1: PGS.TS Bùi Hữu Đức

Phản biện 2: PGS.TS Trương Thị Nam Thắng

Phản biện 3: TS Nguyễn Hồng Quân

Nguyễn Chí Thành

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp ĐHQG họp tại:

Trường Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Vào hồi 09 giờ 30, ngày 15 tháng 01 năm 2023

Có thể tìm hiểu luận án tại:

– Thư viên Quốc gia

– Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Năng suất lao động được coi là một trong những chỉ số quan trọng của nền kinh tế và cải thiện năng suất lao động trở thành mục tiêu chiến lược ở cấp độ quốc gia cũng như từ cấp độ doanh nghiệp (OECD, 2001; Freeman, 2008; ILO, 2021) Cụ thể hơn, năng suất lao động được tính toán thông qua tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính bằng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng - Gross Value Added), đầu vào thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động đang làm việc Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức

độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc, công nghệ, lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng Theo hướng dẫn về đo lường năng suất của ILO (2021), cách tính năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là phổ biến nhất Năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (2020), trong năm 2019, Thành phố Đà Nẵng đứng thứ 5 trong số những thành phố thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất Việt Nam, đứng sau các thành phố Hồ Chí Minh (8,6 triệu lượt); Hà Nội (7,0 triệu lượt); Quảng Ninh (5,7 triệu lượt) và Quảng Nam (4,6 triệu lượt) Tuy nhiên, lĩnh vực du lịch của thành phố Đà Nẵng cũng gặp những vấn đề tương tự như trong lĩnh vực du lịch Việt Nam khi năng suất lao động chưa tăng trưởng như kỳ vọng và đang chậm dần về tốc độ phát triển Điều này đòi hỏi việc xây dựng những chính sách mang tính chiến lược, đồng bộ giữa địa phương và đặc biệt là từ các doanh nghiệp dịch vụ du lịch

Xuất phát từ những lý do, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu “Năng suất lao động của doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình trường hợp thành phố Đà Nẵng” đề làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a Mục đích nghiên cứu:

Luận án nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng năng suất lao động trong lĩnh vực du lịch thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và môi trường bên trong đến việc cải thiện năng suất lao động của doanh

Trang 4

nghiệp trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua việc sử dụng dữ liệu sơ cấp (khảo sát các khách sạn trên địa bàn thành phố)

Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đối với doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có liên quan nhằm cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch

vụ du lịch

b Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hẹ thống hóa, làm r một số vấn đề lý luận co bản về năng suất lao động, cải thiện năng suất lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và doanh nghiệp dịch vụ du lịch

- Xác định các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và môi trường bên trong có ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp du lịch, cụ thể là các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng

- Dựa trên dữ liệu thứ cấp, đánh giá thực trạng một số chỉ tiêu quan trọng của năng suất lao động trong các doanh nghiệp du lịch, cụ thể là các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng

- Dựa trên dữ liệu sơ cấp, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đến cải thiện năng suất lao động của doanh nghiệp du lịch, cụ thể là các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng

- Xa y dựng các quan điểm, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với các co quan chức na ng có lie n quan, hoàn thiẹ n các nhóm giải pháp cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp khách sạn nói riêng và doanh nghiệp du lịch nói chung

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Dựa vào tổng quan tình hình nghiên cứu, những lý thuyết và yếu tố nào nên được sử dụng để xây dựng khung phân tích cho luận án?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ

du lịch, cụ thể trong doanh nghiệp khách sạn tại thành phố Đà Nẵng đang ở mức độ như thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Những yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động tại doanh nghiệp dịch vụ du lịch, cụ thể doanh nghiệp khách sạn tại thành phố Đà Nẵng là gì?

- Câu hỏi nghiên cứu 4: Các doanh nghiệp dịch vụ khách sạn nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch nói chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cần sử dụng những giải pháp nâng cao năng suất lao động như thế nào?

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 5

Năng suất lao động của doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Việt Nam (lựa chọn lĩnh vực khách sạn – phân nhóm quan trọng của lĩnh vực du lịch)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

a Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2014-2018 Nhóm doanh nghiệp này được lựa chọn làm đại diện cho các doanh nghiệp dịch vụ du lịch lữ hành và dịch vũ hỗ trợ du lịch tại thành phố Đà Nẵng

b Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2014-2018; Dữ liệu sơ

cấp được thu thập trong giai đoạn 2019-2020

c Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào phân tích thực trạng năng suất lao động của các

doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn (01 phân nhóm của lĩnh vực du lịch) và tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

5 Những đóng góp của luận án

Về mặt khoa học, luận án hệ thống hoá các lý thuyết tiền nhiệm và tìm ra hướng nghiên cứu với cách tiếp cận mới hơn về năng suất lao động và cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ, cụ thể dịch vụ du lịch khách sạn Nhiều nghiên cứu đã chứng minh năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp và đây được coi vấn đề quan trọng và cần được thực hiện

để phát triển doanh nghiệp kinh doanh nhanh, bền vững Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất khung phân tích các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát đại diện của 122 khách sạn, luận án làm r mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài và ảnh hưởng của các yếu tố này đến cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng Các nghiên cứu trong tương lai có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này để tiếp tục phát triển chủ đề năng suất lao động và cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ khách sạn tại Việt Nam

Bên cạnh đó, trên khía cạnh thực tiễn, luận án chỉ r thực trạng năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch của thành phố Đà Nẵng thông qua việc phân tích dữ liệu thứ cấp và so sánh năng suất lao động giữa các phân nhóm ngành khác nhau Thực tế, thời gian qua, năng suất lao động của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong doanh

Trang 6

nghiệp dịch vụ du lịch nói chung và doanh nghiệp khách sạn nói riêng; tuy nhiên còn ít nghiên cứu phân tích cụ thể và r ràng sự khác biệt giữa các phân nhóm như du lịch, lưu trú,

ăn uống

6 Kết cấu của luận án

Kết cấu nội dung nghiên cứu của luận án được thiết kế thành 06 phần theo thứ tự như sau:

- Phần mở đầu Phần này trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu cùng với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, các quan điểm tiếp cận của nghiên cứu và những đóng góp của luận án

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

- Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, đề xuất giải

- Phần kết luận

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

DỊCH VỤ DU LỊCH

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ

du lịch

1.1.1 Năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ

Theo OECD (2001), năng suất lao động được định nghĩa bởi mối quan hệ giữa tổng sản phẩm đầu ra và số lượng lao động đầu vào để tạo ra số lượng sản phẩm đó và có thể áp dụng không chỉ trong ngành sản xuất mà còn trong ngành dịch vụ Joppe và Li (2016) lựa chọn hệ thống biến đầu vào gồm 6 biến: Lao động, vốn, hàng hóa trung gian, nguyên vật

liệu, năng lượng và các yếu tố liên quan đến cư trú

Để làm r hơn tác động của các yếu tố đầu ra và đầu vào, tác giả Kilic và Okumus (2015) đã sử dụng thêm phương pháp bảng hỏi Theo đó, các câu hỏi được dành cho các khách sạn 4 sao và 5 sao tại Đảo Síp nhưng số lượng tham gia không lớn với tổng cộng 9 khách sạn Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới sự năng suất dịch vụ du lịch khách sạn bao gồm: tuyển dụng nhân viên, đào tạo nhân viên, kỳ vọng

của khách du lịch, sự đào tạo nhân viên đa năng, vai trò của nhà quản lý

1.1.2 Năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch

Các doanh nghiệp cũng hoạt động dựa trên sự vận hành của con người và khi con người là trung tâm, tăng trưởng năng suất lao động đồng nghĩa với việc tối ưu hóa khả năng làm việc của những nhân sự Lao động đầu vào thường được đo bằng số giờ làm việc của tất cả những người tham gia sản xuất nhưng cách đo như vậy là không chính xác vì sự khác biệt về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động cũng phải được xem xét

Như vậy, khái niệm năng suất lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau (Hu và Cai, 2004) Những mối quan hệ này cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, kỹ lưỡng nhằm đưa ra phương án đo lường chính xác cũng như xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp nhất với từng doanh nghiệp

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu đầu tiên liên quan đến năng suất lao động và cải thiện năng suất lao động có thể nhận thấy ở phương pháp tiếp cận của nghiên cứu

Trang 8

Khoảng trống nghiên cứu thứ hai liên quan đến vấn đề thống kê dữ liệu Mặc dù cách tiếp cận với năng suất lao động trong các nghiên cứu trong nước tương tự như cách tiếp cận của các nghiên cứu quốc tế, tuy nhiên, vấn đề về sự sẵn có của dữ liệu khiến cho nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích số liệu

Khoảng trống nghiên cứu thứ ba được các nghiên cứu tiền nhiệm chỉ ra từ việc các phương pháp nghiên cứu chưa mang tính đồng bộ và có thể áp dụng liên ngành

1.2 Cơ sở lý luận về năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch

1.2.1 Khái niệm về năng suất

Năng suất là một khái niệm có tính cổ điển và đã trải qua thời kỳ phát triển kéo dài từ thế kỷ XVIII Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại bắt đầu từ thế kỷ XX, các nghiên cứu về năng suất được tổng hợp thành những lý thuyết và có tính ứng dụng cao trong các doanh nghiệp

Trong khuôn khổ luận án này, khái niệm năng suất được trình bày như sau:

Năng suất là một khái niệm quan trọng trong sản xuất kinh doanh, được đặc trưng bởi mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào (tài nguyên) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm/ dịch vụ), đồng thời hướng tới việc đảm bảo tối đa lợi ích, thỏa mãn những nhu cầu của thị trường với lượng tài nguyên sử dụng được tối ưu hóa dành cho các doanh nghiệp Năng suất thể hiện khả năng sản xuất, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp

1.2.2 Khái niệm về năng suất lao động

Theo OECD (2001), năng suất lao động được có mối quan hệ giữa tổng sản phẩm đầu ra và số lượng lao động đầu vào để tạo ra số lượng sản phẩm đó và có thể áp dụng không chỉ trong ngành sản xuất mà còn trong ngành dịch vụ

Như vậy, trong khuôn khổ luận án này, khái niệm năng suất lao động được trình bày như sau:

Năng suất lao động là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một khoảng thời gian, chia cho số giờ lao động được sử dụng để sản xuất ra chúng Hay nói cách khác, năng suất lao động đo lường sản lượng được tạo ra trên một đơn vị lao động 1.2.3 Chỉ tiêu đo lường năng suất lao động

- Năng suất lao động tính theo sản phẩm hiện vật

- Năng suất tính theo sản phẩm doanh thu

- Năng suất lao động tính theo thời gian hao phí

1.2.4 Chỉ tiêu đo lường năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch

Trang 9

Năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ thường phức tạp hơn trong phương

án đo lường so với năng suất lao động trong doanh nghiệp sản xuất (Biege và cộng sự, 2013; Walsh và các cộng sự, 2016; Couret, 2020) Theo ILO (2001), các doanh nghiệp dịch

vụ tạo ra các sản phẩm phi vật chất hay các sản phẩm vô hình, do đó, việc đo lường năng suất lao động cần phải được thực hiện thông qua một đơn vị quy đổi khác, chẳng hạn như quy đổi sản phẩm theo thời gian hoặc theo doanh thu

1.2.5 Cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch

ILO (2020) chỉ ra rằng, có 2 phương án tăng năng suất lao động một cách bền vững trong các doanh nghiệp, đó là:

(1) Tăng hiệu quả của các hoạt động chính bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề và

(2) Chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn Hay nói cách khác, đối với các doanh nghiệp, mục tiêu cải thiện năng suất lao động cần phải được thực hiện một cách liên tục và hiệu quả, cả thông qua công tác vận động chính sách và thông qua các dịch

vụ, hỗ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế (Lê Văn Hùng, 2016)

1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch

Mục tiêu của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch nói riêng là tối đa hóa lợi nhuận từ doanh thu Một trong những phương pháp để thực hiện mục tiêu này là nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ du lịch qua việc xác định những yếu tố cầu thành năng suất dịch vụ du lịch Tuy nhiên, việc xác định giá trị của sản phẩm, du lịch tương dối khó bởi vì nó thường bao gồm các yếu tố cấu thành: giá trị sản phẩm vật chất, giá trị dịch vụ du lịch và giá trị của các yếu tố thu hút du lịch1.2.3 Chỉ tiêu đo lường năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch

Theo ILO (2001), các doanh nghiệp dịch vụ tạo ra các sản phẩm phi vật chất hay các sản phẩm vô hình, do đó, việc đo lường năng suất lao động cần phải được thực hiện thông qua một đơn vị quy đổi khác, chẳng hạn như quy đổi sản phẩm theo thời gian hoặc theo doanh thu

1.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp khách sạn

Những yếu tố ảnh hưởng tới việc cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn thay đổi tùy thuộc theo các tiếp cận với năng suất lao động của khách sạn được lựa chọn nghiên cứu Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hướng đến dịch vụ, các yếu tố liên quan

Trang 10

đến con người hay công nghệ vẫn được ưu tiên trong vấn đề tăng trưởng năng suất lao động Nghiên cứu của McMahon (1994) nhắc đến vấn đề cải thiện năng suất lao động là một trong những nhiệm vụ chiến lược mà các khách sạn cần phải đạt được (Broman, 2004) Khi thị trường dần có nhiều đối thủ cạnh tranh, việc tối ưu hóa các hoạt động của khách sạn dẫn tới khả năng thành công cao hơn Bên cạnh đó, công tác cải thiện năng suất lao động trong khách sạn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Quản trị nhân sự, Năng lực quản trị, Công nghệ và quản trị chất lượng

1.3 Các lý thuyết nền tảng về năng suất và năng suất lao động

1.3.1 Lý thuyết dựa vào nguồn lực

Lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource-based theory, RBV) đề cập đến việc tận dụng những cấu trúc nguồn lực tại doanh nghiệp để tạo ra hoạt động đổi mới, hướng tới việc xây dựng sức mạnh trên thị trường thông qua lợi thế cạnh tranh dài hạn (Barney và cộng sự, 2011)

1.3.2 Lý thuyết Quản trị Năng suất Toàn diện

Quản trị Năng suất Toàn diện (Total Productivity Management, TPM) thường được xem là phương pháp nâng cao năng suất thông qua xây dựng tổng thể hệ thống quản trị nội tại của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, các phương thức hoạt động, thiết kế sản phẩm và quá trình tác nghiệp nhằm hướng tới việc đảm bảo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Suito,1998)

1.3.3 Lý thuyết Tiêu chuẩn hoá

Tiêu chuẩn hóa (Standardization) thường được xem là việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật dựa trên sự đồng thuận của hội đồng đánh giá, đồng thời tập trung vào quyền lợi của các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng (ISO,

1996)

Trang 11

1.4 Các lý thuyết nền tảng về cải thiện năng suất lao động

1.4.1 Khung lý thuyết cải thiện năng suất lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

Hình 1.3: Khung lý thuyết về cải thiện năng suất lao động của ILO (2020)

(Nguồn: ILO, 2020) 1.4.2 Khung lý thuyết về năng suất và hiệu quả của Monga (2004)

Hình 1.4: Khung lý thuyết về năng suất và hiệu quả của Monga (2004)

(Nguồn: Monga, 2004)

Cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh

- Văn hoá doanh nghiệp

- Linh hoạt trong công việc

- Mức đãi ngộ

- Quản trị lãng phí

- An toàn

- Công bằng lao động

Trang 12

1.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả đề xuất) 1.6 Phát triển giả thuyết nghiên cứu

1.6.1 Các yếu tố bên ngoài khách sạn

Giả thuyết H1: Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến cải thiện năng suất lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Giả thuyết H2: Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng gián tiếp đến cải thiện năng suật lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

1.6.2 Các yếu tố bên trong khách sạn

Giả thuyết H3: Các yếu tố bên trong khách sạn có tác động trực tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Giả thuyết H4: Các yếu tố bên trong khách sạn có tác động gián tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Từng yếu tố được sử dụng trong mô hình nghiên cứu sẽ được kiểm định mức độ ảnh hưởng riêng biệt

YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện xã hội

Nguồn lao động tại chỗ

Sử dụng nguồn vốn

Cải thiện Năng suất lao động

Trang 13

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày các khái niệm và hệ thống những lý thuyết nền tảng cho các mục tiêu nghiên cứu Các lý thuyết liên quan đến các yếu tố tác động đến năng suất lao động ở mức độ doanh nghiệp đã được trình bày, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm được tổng hợp Từ đó, khung phân tích và phát triển giả thuyết nghiên cứu cũng sẽ được rút ra sau đó Khung phân tích được đề xuất và sẽ thông qua quá trình phỏng vấn, điều tra tham khảo để lấy ý kiến chuyên gia để thực hiện điều chỉnh thang đo và chuẩn bị cho phương án khảo sát diện rộng Bên cạnh đó, chương 1 cũng được kết luận với mô hình nghiên cứu đề xuất cùng hướng phát triển giả thuyết nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của mỗi mục tiêu sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo của luận án

Ngày đăng: 02/10/2024, 10:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w