Kinh tế lao động hình thức trả lương theo thâm niên công tác là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấp tại các đơn vị hành chính sự nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng lao động

21 0 0
Kinh tế lao động hình thức trả lương theo thâm niên công tác là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấp tại các đơn vị hành chính sự nghiệp  để nâng cao năng suất và chất lượng lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệmChế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền lương của mỗi người công nhân nhận được phụ thuộc vào bậc cao hay thấp, thời gian thực tế làm việc nhiều hay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

-Kinh Tế Lao Động

Hình thức trả lương theo thâm niên công tác là nguyênnhân chính dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấp tạicác đơn vị hành chính sự nghiệp Để nâng cao năng suất và

chất lượng lao động tại các đơn vị này cần áp dụng hìnhthức trả lương theo sản phẩm giống như một số doanh

nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân.

Nhóm thực hiện: Nhóm 12

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

2 Các chế độ trả lương theo thời gian 3

2.1 Các chế độ trả lương theo thời gian đơn giản 3

2.2 Các chế độ trả lương theo thời gian có thưởng 3

3 Mức lương tối thiểu 4

4 Hệ thống thang, bảng lương 5

4.1 Khái niệm thang lương, bảng lương 5

4.2 Quy định hiện hành về hệ thống thang lương, bảng lương trong các công ty Nhà nước 5

5 Chế độ nâng bậc lương theo thâm niên công tác 6

7.2 Các loại phúc lợi người lao động 9

7.3 Vai trò của phúc lợi 10

Chương II: Hình thức trả lương theo sản phẩm 11

1 Khái quát về mô hình trả lương theo sản phẩm 11

1.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 11

1.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể 11

1.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 11

1.4 Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng 12

1.5 Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến 12

2 So sánh ưu nhược điểm của mô hình trả lương theo sản phẩm với mô hình trả lương theo thâm niên công tác 12

3 So sánh với thực tiễn trả lương ở các quốc gia khác 14

4 Nhận xét 15

Kết luận 17

Trang 3

Chương I: Mô hình trả lương theo thâm niên công tác ởcác đơn vị hành chính sự nghiệp.

1 Khái niệm và phạm vi áp dụng

1.1 Khái niệm chung

Tiền lương theo thâm niên công tác ( tiền lương theo thời gian) là tiên lương thanh toán cho người công nhân căn cứ vào trình độ lành nghề và thời gian công tác của họ.

1.2 Phạm vi áp dụng

Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý

Đối với công nhân sản xuất thì hình thức này chỉ áp dụng ở các bộ phận mà quá trình sản xuất đã được tự động hoá, những công việc chưa xây dựng được định mức lao động, những công việc mà khối lượng hoàn thành không xác định được hoặc những loại công việc cần thiết phải trả lương thời gian nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm như công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, công việc sửa chữa máy móc thiết bị

2 Các chế độ trả lương theo thời gian

2.1 Các chế độ trả lương theo thời gian đơn giản

2.1.1 Khái niệm

Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền lương của mỗi người công nhân nhận được phụ thuộc vào bậc cao hay thấp, thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít.

2.1.2 Phạm vi áp dụng

Chế độ trả lương này áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác do đó hình thức trả lương theo thời gian đơn giản thường áp dụng với những người làm công tác quản lý và thường được áp dụng trong khối hành chính sự nghiệp.

2.1.3 Công thức tính Ltt = Lcb x T Trong đó:

Ltt : Tiền lương thực tế mà người lao động nhận được Lcb : Tiền lương cấp bậc chính theo thời gian T : Thời gian làm việc thực tế: Giờ, ngày Phân loại

Trang 4

Lương giờ: Là tiền lương tính theo cấp bậc giờ và số giờ làm việc thực tế Lương ngày: Là tiền lương tính theo cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế.

Lương tháng: Là tiền lương tính theo cấp bậc tháng.

2.2 Các chế độ trả lương theo thời gian có thưởng

2.2.1 Khái niệm

Là sự kết hợp giữa trả lương theo thời gian giản đen với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định

2.2.2 Phạm vi áp dụng

Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với công nhân phụ làm công việc phụ như công nhân sửa chữa, điều khiển thiết bị ngoài ra, còn áp dụng đối với công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng

2.2.3 Công thức tính TLth = Ltt x Tth Trong đó:

TLth: Tiền lương có thưởng

Ltt: Tiền lương thực tế công nhân làm được Tth: Tiền thưởng

3 Mức lương tối thiểu

3.1 Khái niệm

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, mức lương tối thiểu có thể hiểu là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

3.2 Đối tượng áp dụng

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động

Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

Trang 5

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng hợp pháp trên từng địa bàn sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đỏ và mức lương tối thiểu được điều chỉnh để phù hợp hơn cho người lao động và nền kinh tế

3.3 Bảng lương tối thiểu vùng

Từ ngày 01/01/2023, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng 2023 theo tháng và mức lương tối thiểu vùng 2023 theo giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

Nghị định 38/2022/NĐ-CP không có quy định về mức lương trả cho người lao động đã qua học nghề hoặc đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng tương ứng Tuy nhiên, đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.

4 Hệ thống thang, bảng lương

4.1 Khái niệm thang lương, bảng lương

Thang lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ số lương) được quy định sẵn, làm căn cứ để doanh nghiệp chi trả tiền lương và xét

Trang 6

nâng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện được tính công bằng, minh bạch.

Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,…trong một thời gian nhất định Số thu nhập mà người lao động được hưởng được ghi trong bảng lương đều dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của người lao động.

4.2 Quy định hiện hành về hệ thống thang lương, bảng lương trong các công tyNhà nước

Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo.

Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất.

Số bậc, thang lương, bảng lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi, khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các tài năng tích lũy, kinh nghiệm.

Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.

Gần đây, Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ cũng quy định cụ thể cho doanh nghiệp FDI là : mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định cho doanh nghiệp FDI hiện nay.

5 Chế độ nâng bậc lương theo thâm niên công tác

Chính sách tiền lương có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế nước nhà Tại Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 Bộ Chính trị, ban chấp hành trung ương đã đề ra chính sách cải cách tiền lương Theo đó, từ năm 2021 lương của bộ phận cán bộ, công chức sẽ được cải cách tính theo phương án mới, cũng có nghĩa là bỏ cách tính lương theo lương cơ sở và hệ số lương Thay vào đó, lương

Trang 7

công chức sẽ tính theo số tiền cụ thể, căn cứ vào vị trí việc làm của từng đối tượng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, năm 2022 mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên ở mức 1,49 triệu động, việc cải cách tiền lương đã liên tiếp bị lùi lại

Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 4, của Nghị quyết 23/2021/QH15 của Quốc hội

ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995."Điều 4.Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cáchtiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2022."

Như vậy, thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2022, Quốc hội đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức Do đó, trước mắt năm 2022 lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do nhà nước chi trả vẫn được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở cho tới khi có quyết định mới.

Hệ số lương và cách tính mức lương theo hệ số lương đã được áp dụng trong một thời gian dài Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp người lao động hiểu hơn khi áp dụng tính lương theo hệ số Hiện nay, Nhà nước đang có những nỗ lực để thay đổi cách tính lương này sao cho phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội nhằm giúp cho người lao động có một mức thu nhập hợp lý hơn đảm bảo mức sống cho người dân trong tình hình mới.

6 Phụ cấp trách nhiệm

6.1 Khái niệm chung

Phụ cấp trách nhiệm công việc là một khoản hỗ trợ cho người lao động nhằm bù đắp cho phần việc quản lý nằm ngoài chức năng/nhiệm vụ của họ Có thể hiểu rằng những người lao động này vừa thực hiện công việc chuyên môn của mình, vừa phải đảm nhiệm các công việc quản lý, hoặc những công việc yêu cầu trách nhiệm cao nhưng chưa chính thức được lên chức/ nhận được khoản lương tương xứng.

6.2 Phạm vi áp dụng

Để được hưởng phụ cấp trách nhiệm, công việc của người lao động cần thoả mãn các điều kiện sau:

Người lao động làm các công việc liên quan đến công tác quản lý như tổ trưởng, quản đốc, trưởng ca, tổ phó, trưởng nhóm, v.v, hoặc những công việc có chức danh tương đương

Trang 8

Người lao động được yêu cầu làm những công việc cần có trách nhiệm cao hơn nhiệm vụ thực tế của mình (so với những thoả thuận trong hợp đồng lao động) Một số vị trí công việc được nhận phụ cấp trách nhiệm phổ biến là thủ kho, thủ quỹ, kiểm ngân,

6.3 Cách tính phụ cấp trách nhiệm

Có 4 mức tính phụ cấp trách nhiệm công việc, lần lượt là 0.5, 0.3, 0.2 và 0.1 theo mức lương tối thiểu chung

VD: Với các doanh nghiệp nhà nước, chúng ta có cách tính phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:

Mức hưởng phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp trách nhiệm

Cụ thể: Nếu mức lương cơ sở của người lao động là 1.490.000 VNĐ, và họ được hưởng phụ cấp 0.2 thì số tiền phụ cấp mỗi tháng của họ là:

Mức hưởng = 1.490.000 x 0.2 = 298.000 VNĐ

Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng mức trợ cấp:

Mức 1: Hệ số 0.5

Người lao động được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0.5 là những cán bộ, công chức, và viên chức nằm trong biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 2, 3, 5 thuộc Bệnh viện Hữu Nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất Ngoài ra, những người làm lái xe phục vụ Phó Thủ tướng Chính phủ và các chức vụ tương đương trở lên.

Mức 2: Hệ số 0.3

Người lao động được nhận mức phụ cấp 0.3 là:

Trạm trưởng, Trại trưởng tại các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y, dược khoa và làm thuốc.

Cán bộ, viên chức trực tiếp bảo dưỡng, vận hành các loại máy như máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, những người xử lý mẫu và nguồn phóng xạ kín, hở, các chức vụ liên quan đến an toàn phóng xạ.

Công chức, viên chức, cán bộ thuộc biên chế trả lương của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trang 9

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05.

Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc được trả lượng bởi các trường học/cơ sở giáo dục chuyên biệt; những giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) cho Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở các trường phổ thông hạng I

Huấn luyện viên trưởng các đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia Những cán bộ lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên làm trong lĩnh vực cung ứng vật liệu nổ.

Mức 3: Hệ số 0.2

Người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0.2 là:

Phó trạm trưởng tại các trạm nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông lâm nghiệp, và thủy sản

Cán bộ, viên chức làm công việc liên quan đến bảo vệ, vận chuyển, làm việc với các mẫu và nguồn phóng xạ

Tổ trưởng các ngành khí tượng thuỷ văn, địa chất, khảo sát, đo đạc, trồng rừng và điều tra rừng.

Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong kho khu di tích Phủ Chủ tịch, các bảo tàng hạng II trở lên; Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, các bảo tàng, thư viện.

Trưởng kho thuộc Cục Dự trữ Quốc gia; kiểm soát tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ cấp Trung ương đến cấp huyện.

Cán bộ, viên chức được trả lương bởi các trại điều dưỡng thương binh nặng, bệnh viện điều trị người tâm thần, bệnh phong.

Giáo viên đảm nhiệm làm Tổng phụ trách – chuyên trách và bán chuyên trách – ở Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại các trường phổ thông hạng II.

Huấn luyện viên trưởng các đội tuyển thể dục, thể thao tỉnh, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bệnh viện Hữu nghị;

Trang 10

Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao tại các đội tuyển Quốc gia – những người làm công tác theo dõi, kiểm tra, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên.

Phó trưởng kho vật liệu nổ.

Mức 4: Hệ số 0.1

Người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0.1 là:

Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong kho khu di tích Phủ Chủ tịch, các bảo tàng hạng II trở lên; Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, các bảo tàng, thư viện.

Trưởng kho tại các cơ quan lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng.

Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.

Giáo viên đảm nhiệm làm Tổng phụ trách – chuyên trách và bán chuyên trách – ở Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại các trường phổ thông hạng III.

Cán bộ, viên chức y tế đảm nhận việc đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở các trung tâm y tế;

Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc.

Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao tại các đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên.

Thủ quỹ cơ quan, đơn vị.

Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ Tổ trưởng các ngành còn lại.

7 Phúc lợi

7.1 Khái niệm

Phúc lợi, hay còn được gọi là “Welfare,” đề cập đến một chuỗi các

chương trình mà chính phủ cung cấp để hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ khác cho

những cá nhân hoặc một nhóm gặp khó khăn cuộc sống Những chương trình

này thường được tài trợ bởi nguồn thuế và giúp mọi người đối mặt với khó khăn tài chính trong những thời kỳ gian khó của cuộc sống Thường thì những người

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan