1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động kinh tế nguồn nhân lực căn bản

31 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tiểu luận kinh tế nguồn nhân lực căn bản về Năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động kinh tế nguồn nhân lực căn bản :1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về lao động Lao động là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống và kinh tế của chúng ta. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và phát triển của một quốc gia. Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Quá trình lao động diễn ra từ lâu đời và có ý nghĩa hết sức quan trọng với loài người. Việc đưa ra khái niệm lao động là gì có nhiều góc độ và cách giải thích khác nhau. => Lao động là hoạt động mà con người thực hiện để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Nó bao gồm các công việc và nhiệm vụ mà người lao động thực hiện để đáp ứng nhu cầu của xã hội. • Lao động là một yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự phát triển của xã hội. • Là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất. • Là yếu tố quyết định sự giàu có của xã hội. • Là yếu tố quyết định sự phát triển của con người. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động có thể bao gồm môi trường làm việc, trình độ chuyên môn, sức khỏe, động lực và sự hỗ trợ từ công ty. Một môi trường làm việc tốt, đầy đủ nguồn lực và cơ hội phát triển sẽ giúp tăng năng suất lao động. Trình độ chuyên môn và sự đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Sức khỏe tốt và động lực cao cũng giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. 1.1.2 Khái niệm về năng suất lao động Năng suất lao động là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và từng doanh nghiệp. Tăng năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để phát triển . Việc tăng năng suất lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập và đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia. Một nền kinh tế có năng suất lao động cao sẽ có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Năng suất lao động cũng có thể giúp tăng trưởng kinh tế, cải thiện cạnh tranh và thu hút đầu tư từ các quốc gia khác. Theo Karl Marx: Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động của thể có ích. Chúng thể hiện thông qua kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người ở trong một đơn vị thời gian nhất định. 1.1.3 Phân loại năng suất lao động và công thức tính a. Năng suất lao động cá nhân Năng suất lao động cá nhân là mức năng suất của cá nhân người lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trên một đơn vị lao động hao phí cho sản xuất sản phẩm đó (đơn vị lao động hao phí được tính theo người, ngàyngười và giờngười). Năng suất lao động cá nhân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một quốc gia. Khi mỗi người lao động đạt được năng suất cao, tổng năng suất lao động của quốc gia sẽ tăng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Năng suất lao động cá nhân cũng ảnh hưởng đến thu nhập và sự phát triển cá nhân của mỗi người lao động. Năng suất lao động cá nhân bị tác động và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố : • Môi trường làm việc: Một môi trường làm việc thoải mái và đáng tin cậy có thể tăng năng suất lao động cá nhân. Điều này bao gồm cung cấp các công cụ và tài nguyên cần thiết, đảm bảo an toàn và sức khỏe, tạo môi trường giúp nâng cao sự sáng tạo trong công việc. • Kỹ năng và kiến thức: Sự phát triển và nâng cao kỹ năng và kiến thức của mỗi người lao động có thể cải thiện năng suất lao động cá nhân. Điều này có thể được đạt được thông qua việc học tập, đào tạo và trải nghiệm thực tế. • Sức khỏe và thể chất: Sức khỏe và thể chất tốt là yếu tố quan trọng để duy trì năng suất lao động cá nhân. Điều này bao gồm việc duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ. • Quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả giúp người lao động tăng năng suất cá nhân. Điều này bao gồm việc ưu tiên công việc, lập lịch làm việc hợp lý và tránh lãng phí thời gian. • Động lực và sự hài lòng: Động lực và sự hài lòng với công việc cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân. Khi người lao động cảm thấy hài lòng và có động lực với công việc của mình, họ có xu hướng làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC CĂN BẢN Đề tài: NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN TIỀM NĂNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VỀ NGÀNH LOGISTICS TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nhóm: 8 Lớp học phần: 231_ENEC1011_04 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Mạnh Hùng Hà Nội, tháng 11 năm 2023 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 2.1 Mục đích nghiên cứu .3 2.2 Mục tiêu nghiên cứu (nhiệm vụ nghiên cứu) .4 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu .4 4 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4 LỜI CẢM ƠN 5 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 6 1.1 Các khái niệm cơ bản 6 1.2 Đặc điểm lao động của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng 9 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.9 CHƯƠNG 2: NHỮNG KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN TIỀM NĂNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÍ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 11 2.1 Khái quát thành phố đà nẵng .11 2.2 Khái quát năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động thành phố đà nẵng 14 2.3 Phân tích thực trạng năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng: .16 2.4 Những kết luận về thực trạng năng suất lao động .23 2.5 Định hướng và giải pháp nâng cao suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động của ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng tại thành phố đà nẵng đến năm 2030 và những năm tiếp theo .27 KẾT LUẬN .29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 DANH MỤC BẢNG .30 2 LỜI MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn Điều này đã làm cho dịch vụ Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ Logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trong khu vực và trên thế giới Đến nay Việt Nam có khoảng 34.249 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động ở 4 lĩnh vực cơ bản: vận tải, dịch vụ kho bãi, giao nhận và dịch vụ hải quan Năm 2019, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng thu hút khoảng 2 triệu người lao động và đóng góp 42 tỷ USD vào GDP (Báo cáo Logistic Việt Nam 2019) Sự phát triển và nguồn tiềm năng trong ngành này đã và đang góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay So với mặt bằng chung cả nước, Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi và là một trong những cửa ngõ hướng ra biển của Hành lang kinh tế Đông - Tây, có tiềm năng trở thành một phần trong mạng lưới chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu do thuận lợi trong kết nối các khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Tốc độ phát triển và nguồn tiềm năng lao động của dịch vụ Logistics ở Đà Nẵng đang ở mức trung bình khá, giai đoạn 2011-2021 đạt khoảng 7-9%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP từ 6-9% Thời gian qua, các loại hình dịch vụ logistics trên địa bàn Đà Nẵng đã có sự phát triển đa dạng gắn với sự phát triển các hạ tầng logistics cảng biển, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ Đặc biệt, đã có 16 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp hoạt động tại Đà Nẵng Chính vì thế mà năng suất lao động cũng như nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, chúng em chọn đề tài “Phân tích năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng” làm đề tài thảo luận của mình nhằm nghiên cứu sâu hơn về thực trạng năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động ngành Logistics ở Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng này 2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 2.1 Mục đích nghiên cứu Phân tích năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng 2.2 Mục tiêu nghiên cứu (nhiệm vụ nghiên cứu)  Tìm hiểu, xác định, phân tích về năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng  Tìm hiểu các tài liệu, lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu  Đưa ra một số biện pháp, kiến nghị giúp nâng cao năng suất lao động ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu về năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng Những yếu tố này sau đó sẽ được khảo sát và phân tích để xem xét chiều tác động, mức độ tác động đến năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động trong ngành này 3.2 Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi không gian: Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng-Việt Nam  Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong năm 2023 4 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU  Tên đề tài  Phần mở đầu  Nội dung nghiên cứu  Kết luận  Tài liệu tham khảo  Phụ lục Đề tài được kết cấu thành 2 mục như sau:  Chương 1: Cơ sở lý luận về ngành logistic và quản quản lý chuỗi cung ứng  Chương 2: Thực trạng năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng 4 LỜI CẢM ƠN Bài thảo luận học phần Kinh tế nguồn nhân lực căn bản của nhóm 8 với đề tài: “Nghiên cứu năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động về ngành logistics tại thành phố Đà Nẵng” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của từng thành viên trong nhóm cùng với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết hỗ trợ nhau của các thành viên và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên phụ trách học phần, sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng môn Qua đây, toàn thể thành viên nhóm 8 học phần Kinh tế nguồn nhân lực căn bản xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên: Nguyễn Mạnh Hùng đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cũng như cung cấp tài liệu để chúng em có thể hoàn thành tốt bài thảo luận này Đồng thời, toàn thể thành viên nhóm 8 xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian nghiên cứu thảo luận đề tài vừa qua 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm về lao động Lao động là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống và kinh tế của chúng ta Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và phát triển của một quốc gia Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ Quá trình lao động diễn ra từ lâu đời và có ý nghĩa hết sức quan trọng với loài người Việc đưa ra khái niệm lao động là gì có nhiều góc độ và cách giải thích khác nhau => Lao động là hoạt động mà con người thực hiện để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ Nó bao gồm các công việc và nhiệm vụ mà người lao động thực hiện để đáp ứng nhu cầu của xã hội  Lao động là một yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự phát triển của xã hội  Là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất  Là yếu tố quyết định sự giàu có của xã hội  Là yếu tố quyết định sự phát triển của con người Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động có thể bao gồm môi trường làm việc, trình độ chuyên môn, sức khỏe, động lực và sự hỗ trợ từ công ty Một môi trường làm việc tốt, đầy đủ nguồn lực và cơ hội phát triển sẽ giúp tăng năng suất lao động Trình độ chuyên môn và sự đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động Sức khỏe tốt và động lực cao cũng giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn 1.1.2 Khái niệm về năng suất lao động Năng suất lao động là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và từng doanh nghiệp Tăng năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để phát triển Việc tăng năng suất lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập và đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia Một nền kinh tế có năng suất lao động cao sẽ có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống 6 cho người dân Năng suất lao động cũng có thể giúp tăng trưởng kinh tế, cải thiện cạnh tranh và thu hút đầu tư từ các quốc gia khác Theo Karl Marx: Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động của thể có ích Chúng thể hiện thông qua kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người ở trong một đơn vị thời gian nhất định 1.1.3 Phân loại năng suất lao động và công thức tính a Năng suất lao động cá nhân Năng suất lao động cá nhân là mức năng suất của cá nhân người lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trên một đơn vị lao động hao phí cho sản xuất sản phẩm đó (đơn vị lao động hao phí được tính theo người, ngày-người và giờ-người) Năng suất lao động cá nhân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một quốc gia Khi mỗi người lao động đạt được năng suất cao, tổng năng suất lao động của quốc gia sẽ tăng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Năng suất lao động cá nhân cũng ảnh hưởng đến thu nhập và sự phát triển cá nhân của mỗi người lao động Năng suất lao động cá nhân bị tác động và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố :  Môi trường làm việc: Một môi trường làm việc thoải mái và đáng tin cậy có thể tăng năng suất lao động cá nhân Điều này bao gồm cung cấp các công cụ và tài nguyên cần thiết, đảm bảo an toàn và sức khỏe, tạo môi trường giúp nâng cao sự sáng tạo trong công việc  Kỹ năng và kiến thức: Sự phát triển và nâng cao kỹ năng và kiến thức của mỗi người lao động có thể cải thiện năng suất lao động cá nhân Điều này có thể được đạt được thông qua việc học tập, đào tạo và trải nghiệm thực tế  Sức khỏe và thể chất: Sức khỏe và thể chất tốt là yếu tố quan trọng để duy trì năng suất lao động cá nhân Điều này bao gồm việc duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ  Quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả giúp người lao động tăng năng suất cá nhân Điều này bao gồm việc ưu tiên công việc, lập lịch làm việc hợp lý và tránh lãng phí thời gian  Động lực và sự hài lòng: Động lực và sự hài lòng với công việc cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân Khi người lao động cảm thấy hài lòng và có động lực với công việc của mình, họ có xu hướng làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn b Năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã hội là một khái niệm chỉ tổng giá trị các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi toàn bộ lực lượng lao động trong một xã hội trong một khoảng thời gian nhất định Năng suất lao động xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả 7 môi trường kinh doanh, chính sách công, công nghệ, trình độ chuyên môn và sự phối hợp giữa các thành viên trong xã hội Năng suất lao động xã hội mang vai trò quan trọng vì nó đóng góp vào sự phát triển, vị trí và thịnh vượng của một xã hội Khi năng suất lao động xã hội tăng, tổng giá trị các hàng hóa và dịch vụ sản xuất cũng tăng, từ đó tạo ra sự giàu có và cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người Năng suất lao động xã hội cũng ảnh hưởng đến sự phân chia công việc và phân phối tài nguyên trong xã hội c Mối quan hệ của năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội Năng suất lao động cá nhân đóng góp vào năng suất lao động xã hội thông qua công việc và sản xuất của mỗi cá nhân Khi mỗi người lao động đạt được năng suất cao, tổng năng suất lao động xã hội sẽ tăng lên Đồng thời, năng suất lao động xã hội cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân, bởi vì môi trường kinh doanh, chính sách công, công nghệ và sự phối hợp giữa các thành viên trong xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho mỗi cá nhân đạt được năng suất cao Khi nói về mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội Karl Marx viết : “ Giá trị của hàng hóa được quy định bằng tổng số thời gian lao động, lao động quá khứ và lao động sống đã nhập vào hàng hóa đấy Năng suất lao động tăng lên biểu hiện ở chỗ phần lao động sống đã giảm bớt, còn phần lao động quá khứ thì tăng lên nhưng tăng lên thế nào để tổng số lượng lao động sống trong hàng hóa ấy bị giảm đi , nói cách khác lao động sống giảm nhiều hơn là lao động trong quá khứ tăng lên” Từ đó có thể hiểu rằng để năng suất lao động xã hội tăng lên thì năng lượng lao động cá nhân phải tăng lên và tiết kiệm lao động sống giảm nhanh hơn sự tăng lên của lao động quá khứ 1.1.4 Các công thức tính a Năng suất lao động tính bằng hiện vật Công thức tính năng suất lao động bằng hiện vật có thể được biểu diễn như sau: W=Q/T Trong đó:  W: năng suất lao động  Q : sản lượng tính bằng hiện vật (kg, tấn tạ,… )  T: tổng thời gian hao phí để sản xuất ra hiện vật Sản lượng là tổng giá trị của các sản phẩm hoặc dịch vụ mà người lao động đã tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định Số giờ lao động là tổng số giờ mà người lao động đã dành để sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ đó 8 Công thức này cho phép tính được năng suất lao động trung bình của mỗi người lao động trong một đơn vị thời gian Năng suất lao động càng cao thì người lao động đã tạo ra nhiều giá trị hơn trong cùng một khoảng thời gian b Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động Công thức tính năng suất lao động bằng thời gian lao động có thể được biểu diễn như sau: t=T/Q Trong đó:  t: lượng lao động hao phí cho một sản phẩm  Q : sản lượng giá trị hiện vật  T: tổng thời gian hao phí Sản lượng là tổng giá trị của các sản phẩm hoặc dịch vụ mà người lao động đã tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định Thời gian lao động là tổng số thời gian mà người lao động đã dành để sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ đó Công thức này cho phép tính được năng suất lao động trung bình của mỗi người lao động trong một đơn vị thời gian Năng suất lao động càng cao thì người lao động đã tạo ra nhiều giá trị hơn trong cùng một khoảng thời gian 1.2 Đặc điểm lao động của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng a Tính đa dạng công việc: Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng cung cấp nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ vận chuyển và lưu trữ hàng hóa đến quản lý kho và dự án, quản lý đơn hàng, và phân phối b Sử dụng công nghệ: Ngành này liên quan đến sự phát triển và sử dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống quản lý kho tự động, trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet of Things), và phần mềm quản lý chuỗi cung ứng, giúp tăng cường năng suất lao động và tối ưu hóa quy trình Điều này đòi hỏi người lao động phải có hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin c Tính quốc tế: Do tính toàn cầu hóa của thị trường, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng thường đòi hỏi nhân viên có khả năng làm việc với đối tác và nhà cung cấp ở khắp nơi trên thế giới, và cần có kiến thức về thị trường quốc tế và quy tắc xuất nhập khẩu d Năng lực quản lý: Ngành này đòi hỏi năng lực quản lý mạnh mẽ để tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lý kho, giảm thiểu rủi ro, và tối ưu hóa hiệu suất e Tính linh hoạt: Thay đổi và biến động trong thị trường và yêu cầu của khách hàng đòi hỏi sự linh hoạt trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng Nhân viên cần có khả năng thích nghi nhanh chóng và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết 9 Tóm lại, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi nhân viên có sự đa dạng về kỹ năng và kiến thức, khả năng sử dụng công nghệ, quản lý tốt, linh hoạt, và tập trung vào cung cấp dịch vụ chất lượng để đảm bảo năng suất và hiệu quả trong hoạt động của họ 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng 1.3.1 Yếu tố khách quan a Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý là 1 yếu tố quan trọng tác động đến năng suất của ngành logistics, tạo ra những cơ hội và thách thức đối ngành Các khu vực có vị trí đắc địa, là trung tâm trao đổi hàng hóa, lãnh thổ tiếp giáp nhiều quốc gia khác, đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi để trung chuyển hàng hóa tốt hơn, xây dựng được nhiều cảng biển từ đó giảm thiểu được tối đa thời gian và chi phí vận chuyển Ngược lại các khu vực có địa hình hiểm trở khó đi lại hoặc xa xôi có thể đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực để vận chuyển hàng hóa, điều này dẫn đến gia tăng chi phí và thời gian giao hàng  Điều kiện tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của ngành logistics Với những địa hình khó khăn như núi, rừng, sa mạc hoặc vùng đất hoang vu có thể gây ra nhiều bất lợi trong việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa Bên cạnh đó, những điều kiện về thời tiết và khí hậu như bão lũ, sóng thần, băng tuyết gây gián đoạn quá trình vận chuyển, nặng hơn nữa là những thiệt hại về người và của b Tiến bộ về Khoa học – Công nghệ  Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người, tạo ra sự phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, chính vì thế nó cũng ảnh hưởng vô cùng lớn, đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong ngành logistics Các công nghệ, ứng dụng thường được sử dụng trong dịch vụ logistics có thể kể đến như: Hệ thống quản lý kho bãi (Warehouse management system – WMS), Khả năng cung cấp báo cáo và công cụ theo dõi toàn bộ chuỗi logistics (Reporting and visibility tools) và Khả năng kết nối/trao đổi dữ liệu (EDI/Web-based EDI) cùng với những công nghệ tiên tiến như công nghệ định vị bằng sóng radio (Radio frequency identification – RFID), quét mã vạch và quản lý đơn hàng Nhờ ứng dụng triệt để các tiến bộ khoa học từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động logistics từ sản xuất, dự trữ, kho bãi đến vận chuyển, phân phối có thể tự động hoạt động, kết nối chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả và nhanh chóng 1.3.2 Yếu tố chủ quan 10 cho gần 2.000 lao động Một nhà đầu tư khác là Công ty Cổ phần Long Hậu đã triển khai 4 nhà xưởng với tổng diện tích hơn 20.000 m2 tại Khu Công nghệ cao.Trong đó 2 nhà xưởng tiếp nhận 2 nhà đầu tư Nhật Bản đến thuê, triển khai sản xuất và có sản phẩm xuất khẩu; còn 2 nhà xưởng đã có đối tác đặt vấn đề thuê và đang trong quá trình đàm phán.Ngoài dự án trên, 9 tháng đầu năm 2023, Khu công nghệ cao Đà Nẵng thu hút 2 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 350 tỷ đồng Lũy kế đến nay, Khu công nghệ cao đã thu hút 28 dự án đầu tư, trong đó có 16 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 7.024 tỷ đồng và 12 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 702 triệu USD 2.3 Phân tích thực trạng năng suất lao động và nguồn tiềm năng nâng cao năng suất lao động của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại thành phố Đà Nẵng: 2.3.1: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực hoạt động trong các loại hình dịch vụ logistics cảng biển ở thành phố Đà Nẵng có sự gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng Tính riêng Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng, tính đến tháng 09/2020, tổng số lao động tại công ty là 690 người, trong đó, nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học là hơn 200 người, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động của công ty Đà Nẵng hiện có nhiều cơ sở đào tạo nhân lực ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng, cũng như một số ngành gần dịch vụ logistics, như: Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học Đông Á, Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V, Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, Cao đẳng Thương mại, v.v Các cơ sở đào tạo ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho dịch vụ logistics cảng biển Đà 17 Nẵng Các doanh nghiệp dịch vụ logistics cảng biển ở thành phố Đà Nẵng được từng bước hoàn thiện, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong doanh nghiệp thông qua các quy trình hoạt động thực tế tại cảng Một số ví dụ cụ thể:  Cảng Đà Nẵng có đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo chính quy, có thể tiếp cận với cơ chế thị trường Các bộ phận quản lý điều hành ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác cảng Đội ngũ công nhân lao động lành nghề, nắm bắt kỹ thuật tiên tiến, vận hành thành thạo các phương tiện, thiết bị hiện đại, đã từng bốc dỡ và vận chuyển nhiều chủng loại hàng hóa, đặc biệt là container và hàng siêu trường, siêu trọng, đạt năng suất cao, an toàn Lực lượng thủy thủ, thuyền viên của cảng giàu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ, lai dắt, cứu hộ và cứu cạn tàu ở mọi vùng biển miền Trung Việt Nam Trong giai đoạn 2015 – 2020, Cảng Đà Nẵng đã phối hợp trực tiếp với các đơn vị đào tạo tổ chức nhiều khóa tập huấn tập trung trực tiếp tại Văn phòng Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng cho cán bộ công nhân viên Trong năm 2020, Cảng Đà Nẵng đã tổ chức và tham gia tổ chức 18 chương trình đào tạo, với sự tham gia của 201 lượt người lao động tham gia Do diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, nhiều khóa đào tạo tạm thời hoãn lại, tuy nhiên đã mở ra nhiều chương trình mới phù hợp và thiết thực trong bối cảnh làm việc từ xa, đào tạo trực tuyến Nét mới trong công tác đào tạo của năm 2020 là 18 chương trình đào tạo nội bộ “Vận hành các thiết bị đặc biệt của Tổ Cơ giới” Chương trình đào tạo đã kết hợp được giáo án chính thức của Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Khu vực 3, đồng thời với kinh nghiệm lành nghề của đội ngũ lao động tại Tổ Cơ giới, người tham gia đào tạo được trả lương trong thời gian đào tạo, có giáo án chuẩn để nghiên cứu, có người vận hành dày dạn kinh nghiệm chỉ bảo thực tế, đã tạo ra hiệu quả truyền đạt cao, đảm bảo người lao động có thể vận hành thành thạo các thiết bị khó, hoạt động vận chuyển hàng hóa được thông suốt, nhanh chóng và an toàn Một hướng đào tạo mới khác là đào tạo dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, với định hướng dịch vụ đẳng cấp, đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng đã phối hợp với đơn vị cung cấp mời giảng viên danh tiếng về giảng dạy tại đơn vị, qua đó nhấn mạnh vào chiến lược giữ chân khách hàng bằng dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng, chấn chỉnh và khích lệ tinh thần làm việc tích cực của bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng là chủ hàng, hãng tàu, hãng logistics, Khóa đào tạo có 61 lượt người tham gia, làm việc tại những mắc xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ tại cảng, qua đó thu được hiệu quả đáng khích lệ Phân tích nêu trên, cho thấy công tác đào tạo nhân lực dịch vụ logistics cảng biển tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua về cơ bản đạt được một số kết quả tích cực Các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp dịch vụ logistics đóng vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 2.3.2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin: Thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của cả nước đã có Quyết định 1797/QĐ-UBND ngày 25/03/2014 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án Xây dựng Thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng giai đoạn 2014-2020 Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố ban hành Đề án xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng được phê duyệt tại Quyết định nêu trên Thành phố Đà Nẵng đã lựa chọn 05 vấn đề để thực hiện thành phố thông minh hơn cho lộ trình 5 năm, đây là các vấn đề được xem là có nhu cầu lớn nhất và có tính khả thi cao Cụ thể:  Kết nối thành phố: xây dựng hạ tầng mạng kết nối trên toàn thành phố để phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin của chính quyền, doanh nghiệp, người dân, du khách và truyền dẫn cho các ứng dụng thành phố thông minh hơn;  Hệ thống giao thông thông minh: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác quản lý giao thông đô thị của thành phố một cách chủ động và hiệu quả hơn; 19  Hệ thống cấp nước thông minh: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao chất lượng xử lý và phân phối nước sạch cho người dân thành phố;  Hệ thống thoát nước thông minh: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm hỗ trợ theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường nước, chất lượng xử lý nước thải và hoạt động của các hệ thống thoát nước nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân;  Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thông minh: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, cho phép các cơ quan chia sẻ dữ liệu, tự động hóa công tác báo cáo lên các cơ quan quản lý cấp trên, hướng đến việc chia sẻ thông tin cho người dân, khuyến khích sự phản hồi và tham gia giám sát của người dân Sau hơn một năm Đà Nẵng đã triển khai và đạt được một số kết quả sau: thành phố đã triển khai hạ tầng cáp quang băng rộng phủ toàn thành phố, đây là một tiền đề quan trọng để Đà Nẵng triển khai các dự án tiếp theo, ngay sau đó Đà Nẵng đã triển khai cung cấp hệ thống truy cập WIFI công cộng phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin của chính quyền, doanh nghiệp, người dân, du khách Đồng thời Đà Nẵng cũng bắt đầu triển khai hệ thống camera giao thông để xây dựng giao thông thông minh Tuy nhiên có một số vấn đề Đà Nẵng cần phải tiếp tục triển khai và có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu người dân, cũng như định hướng kiến trúc phát triển chính quyền điện tử, thành phố thông minh trong dài hạn, đó là: Chưa có sự nghiên cứu kiến trúc thành phố thông minh, vì vậy nhiều yếu tố cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển thành phố thông minh trong dài hạn chưa được xác định như: hạ tầng tích hợp, Trung tâm điều hành thành phố thông minh các cấp độ, ứng dụng IoT, dữ liệu lớn… Thực tế còn nhiều ứng dụng thông minh có nhu cầu lớn và tính khả thi cao, như trong lĩnh vực: giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường, xây dựng, đảm bảo an toàn xã hội Theo Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, thành phố Đà Nẵng năm thứ 3 liên tiếp đứng Nhất các tỉnh thành (cả nhất 03 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số); với số điểm tổng lại 0,8002/1,0 điểm (hay đạt 80,02%) Trong đó, xếp hạng Cổng dịch vụ công thành phố Đà Nẵng xếp loại A (điểm số từ 90 đến 100 điểm) Chuyển đổi số trong bộ máy chính quyền đã một phần đánh giá được mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại đây Ngày 24/1/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, công nghiệp công nghệ cao là một trong 3 trụ cột chính được quan tâm tập trung phát triển, với mục tiêu đến năm 2030 sẽ đóng góp 10% tổng sản phẩm trên địa bàn 20

Ngày đăng: 25/03/2024, 21:29

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w