1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng

212 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng suất lao động của doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình trường hợp thành phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Khánh Huy
Người hướng dẫn PGS.TS Phan Chí Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận án tiến sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 2,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ DU LỊCH (21)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch (21)
      • 1.1.1. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ (21)
      • 1.1.2. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch (28)
      • 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu (32)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch (35)
      • 1.2.1 Khái niệm về năng suất (35)
      • 1.2.2. Khái niệm về năng suất lao động (41)
      • 1.2.3. Chỉ tiêu đo lường năng suất lao động (45)
      • 1.2.4. Chỉ tiêu đo lường năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch (49)
      • 1.2.5. Cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch (52)
      • 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch (53)
      • 1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp khách sạn (55)
    • 1.3. Các lý thuyết nền tảng về năng suất và năng suất lao động (61)
      • 1.3.1. Lý thuyết dựa vào nguồn lực (61)
      • 1.3.2. Lý thuyết Quản trị Năng suất Toàn diện (62)
      • 1.3.3. Lý thuyết Tiêu chuẩn hoá (65)
    • 1.4. Các lý thuyết nền tảng về cải thiện năng suất lao động (68)
      • 1.4.1. Khung lý thuyết cải thiện năng suất lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (68)
      • 1.4.2. Khung lý thuyết về năng suất và hiệu quả của Monga (2004) (72)
    • 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất (74)
    • 1.6. Phát triển giả thuyết nghiên cứu (78)
      • 1.6.1. Các yếu tố bên ngoài khách sạn (78)
      • 1.6.2. Các yếu tố bên trong khách sạn (82)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (87)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (87)
    • 2.2. Khảo sát quy mô nhỏ và hiệu chỉnh thang đo (89)
    • 2.3. Mô hình nghiên cứu và thang đo sau hiệu chỉnh (91)
      • 2.3.1. Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh (91)
      • 2.3.2. Thang đo sau hiệu chỉnh (92)
    • 2.4. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu (98)
      • 2.4.1. Dữ liệu thứ cấp (98)
      • 2.4.2. Dữ liệu sơ cấp (99)
    • 2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu (100)
      • 2.5.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp (100)
      • 2.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp (101)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (105)
    • A. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp (105)
      • 3.1. Thực trạng Năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Việt (105)
        • 3.1.1. Bối cảnh dịch vụ du lịch tại Việt Nam (105)
        • 3.1.2. Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam (106)
        • 3.1.3. Thực trạng năng suất lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại Việt (109)
        • 3.1.4. Thực trạng năng suất lao động thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2019 (111)
        • 3.1.5. Thực trạng năng suất lao động theo lĩnh vực kinh tế tại thành phố Đà Nẵng (113)
      • 3.2. Nghiên cứu điển hình năng suất lao động trong doanh nghiệp khách sạn tại thành phố Đà Nẵng (118)
        • 3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu (118)
        • 3.2.2. Kết quả tính toán số liệu thứ cấp (118)
        • 3.2.3. So sánh năng suất lao động theo 3 lĩnh vực lữ hành, lưu trú và ăn uống tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng (122)
    • B. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp (127)
      • 3.3. Thống kê mô tả đối tƣợng khảo sát (128)
      • 3.4. Đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố khẳng định của thang đo đề xuất (130)
        • 3.4.1. Đánh giá độ tin cậy (130)
        • 3.4.2. Phân tích nhân tố khẳng định của thang đo trong nghiên cứu diện rộng (130)
      • 3.5. Phân tích mô hình cấu trúc (131)
        • 3.5.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu (131)
        • 3.5.2. Phân tích ANOVA về cải thiện năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động (132)
        • 3.5.3. Phân tích tương quan giữa các biến (135)
        • 3.5.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (136)
  • CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT (152)
    • 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu (152)
    • 4.2. Một số hàm ý về cải thiện năng suất lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch (163)
    • 4.3. Giải pháp cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch (166)
      • 4.3.1. Giải pháp cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch Đà Nẵng ........................................................................................................... 155 4.3.2. Giải pháp cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du (166)
    • 4.4. Hạn chế của luận án (178)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................ 169 (180)

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng năng suất lao động trong lĩnh vực du lịch thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ DU LỊCH

Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch

1.1.1 Năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ

Năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ có tính phức tạp và đa dạng hơn nhiều so với năng suất lao động trong lĩnh vực công nghiệp (Biege và các cộng sự, 2013) Do đó, việc hoàn thành mục tiêu cải thiện năng suất lao động đối với các doanh nghiệp dịch vụ là một nhiệm vụ không dễ dàng và xác định khung phân tích năng suất lao động cần được xây dựng thông qua lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng phù hợp Các nghiên cứu trên thế giới hướng đến việc xây dựng khung phân tích về năng suất lao động dựa theo những yếu tố ảnh hưởng khác nhau Do đặc thù ngành dịch vụ mang tính thâm dụng lao động cao, năng suất lao động trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những yếu tố liên quan đến lao động Năng suất lao động không chỉ là chỉ số quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn đang trở thành một trong những thước đo sự hiệu quả dành cho các hoạt động của các doanh nghiệp nói chung (ILO, 2020) Trong dài hạn, việc tăng trưởng năng suất lao động có thể cho phép các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn với số lƣợng nguồn lực đầu vào không đổi Chính vì thế, đây là mục tiêu chiến lược cần hướng tới và đảm bảo thực hiện Bối cảnh kinh tế thế giới đang chuyển dịch theo ngành dịch vụ và đặt ra tính cấp thiết của việc nghiên cứu về năng suất lao động trong lĩnh vực này (OECD, 2001) Bên cạnh đó, với thực tế là nền kinh tế tri thức đang phát triển trên phạm vi toàn cầu và nổi bật trong đó là vai trò quan trọng của chất lƣợng nguồn nhân lực với quá trình chuyển giao tri thức ngày càng mạnh mẽ (Clarke, 2001) Do đó, việc tăng trưởng năng suất lao động tạo ra sự khác biệt và tác động tích cực tới hoạt động của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện tại (ILO, 2020) Điều này đặt ra sự cần thiết về những nghiên cứu nhằm tăng trưởng năng suất lao động, đặc biệt trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp sang dịch vụ

Lĩnh vực dịch vụ có yếu tố thâm dụng lao động và việc sử dụng hiệu quả năng suất lao động sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển cũng nhƣ tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn ở cấp độ doanh nghiệp (Freeman, 2008) Yếu tố thâm dụng lao động lớn hơn trong ngành dịch vụ so với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nên tầm quan trọng của yếu tố con người hay chất lượng lao động được nâng cao hơn (ILO,

2020) Hay nói cách khác, chất lƣợng lao động đƣợc đề cao hơn trong bối cảnh dịch vụ phát triển (Freeman, 2008) Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp lớn dần cùng với sự quan trọng của lĩnh vực dịch vụ Tuy nhiên, với việc nguồn lực của cac doanh nghiệp là hữu hạn, tăng trưởng về số lượng lao động nếu tiến tới một con số quá lớn có thể khiến cho các doanh nghiệp gặp vấn đề trong mục tiêu dài hạn (Walsh và các cộng sự, 2016) Do đó, việc tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẽ cần đƣợc các doanh nghiệp chú trọng Hay nói cách khác, tuyển dụng và khai thác nguồn lực từ những nhân sự có năng suất lao động cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không tốn quá nhiều chi phí về nhân sự nhƣng vẫn có thể đảm bảo việc hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao, đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Theo Báo cáo của Bộ kế hoạch Đầu tƣ (2005), dịch vụ đƣợc coi là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng nội địa và ổn định xã hội thông qua 3 khía cạnh:

(1) Phát triển kinh tế liên quan chặt chẽ tới sự tăng trưởng nhanh của khu vực dịch vụ: Ngành dịch vụ tồn tại trong tất cả nền kinh tế và thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

(2) Các doanh nghiệp dịch vụ góp phần tạo việc làm Các công ty dịch vụ, trong bối cảnh lĩnh vực này phát triển, sẽ tạo ra khối lƣợng việc làm lớn và chiếm tới 90% số lƣợng việc làm mới trên phạm vi toàn thế giới từ giữa thập kỷ 1990

(3) Dịch vụ góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững: Tập trung tăng trưởng khu vực dịch vụ có khả năng phát triển đồng bộ và đồng thời các lợi ích phát triển kinh tế trên toàn bộ nền kinh tế

Bên cạnh đó, việc đo lường các sản phẩm đầu ra cũng không phải một nhiệm vụ dễ dàng Các nghiên cứu tiền nhiệm chỉ ra rằng, các yếu tố đầu ra hay các sản phẩm từ quá trình sản xuất, kinh doanh không có quy chuẩn rõ ràng và chất lƣợng

12 yêu cầu bởi các quốc gia, nền kinh tế hay doanh nghiệp khác nhau cũng thay đổi khiến cho việc đánh giá mức độ hiệu quả của chi phí nhân công hoặc số lƣợng lao động cần thiết sử dụng cũng trở nên khó khăn khăn hơn (Jaaskelainen và Lonnqvist, 2011; Biege và các cộng sự, 2013; Walsh và các cộng sự, 2016; Scerri và Agarwal,

2018) Không những thế, yếu tố đầu vào của năng suất lao động xoay quanh các vấn đề về lao động và yếu tố con người cũng không giống nhau Điều này dẫn tới những sự thay đổi mạnh mẽ hơn trong lựa chọn các yếu tố đầu ra cũng nhƣ kết quả cuối cùng của tính toán năng suất (Walsh và các cộng sự, 2016) Thậm chí, việc lựa chọn sai các yếu tố có thể những sai lệch trong tính toán về năng suất lao động và đánh giá sai về mức độ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tiếp theo đó, những thay đổi về giá trong hoạt động kinh doanh cũng tạo ra những sự khác biệt trong đo lường năng suất lao động (Freeman, 2008) Giá bán sản phẩm thể hiện hiệu suất của quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nhƣng giá bán sản phẩm có thể thay đổi vì nhiều yếu tố trên thị trường và từng giai đoạn của thị trường (Walsh và các cộng sự, 2016) Các doanh nghiệp dịch vụ thường có định hướng đến khách hàng và điều này khiến cho tác động của yếu tố ―khách hàng‖ trong việc đẩy giá lên cao, xuống thấp trở nên đáng kể hơn Tuy nhiên, dưới góc nhìn về năng suất lao động, thay đổi về giá tạo ra những sai lệch trong việc đo lường Tóm lại, việc đo lường năng suất lao động trong doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ trở nên khó khăn hơn so với đo lường năng suất lao động trong doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trên thị trường cũng như bên trong môi trường doanh nghiệp

Nghiên cứu của Monga (2011) dựa trên quan điểm năng suất lao động đƣợc xây dựng bằng những phương pháp toàn diện, đặc trưng bởi các nhóm yếu tố ảnh hưởng từ: Ứng dụng công nghệ, quản trị quá trình, văn hóa định hướng theo khách hàng, phương án giảm lãng phí kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực bền vững nhằm hướng tới việc xây dựng sự hài lòng của nhân viên trước khi tạo ra năng suất lao động tăng trưởng Samargandi (2018) khẳng định các yếu tố liên quan đến con người (đãi ngộ, sự hài lòng của khách hàng, nhân viên) mang tới những ảnh hưởng dành cho năng suất lao động Chính vì thế, các doanh nghiệp cần nhận thức đƣợc sự

13 quan trọng của năng suất lao động trong các doanh nghiệp và xây dựng đƣợc khung tăng trưởng, cải thiện năng suất lao động bền vững theo thời gian

Borkovic và Tabak (2018) xây dựng mô hình phát triển bền vững dành cho năng suất lao động ở cấp độ doanh nghiệp qua việc sử dụng 06 yếu tố ảnh hưởng: Vai trò của chính quyền, thị trường cạnh trạnh, kinh tế xanh (bên ngoài doanh nghiệp) và Phát triển bền vững, năng lực quản trị, hội nhập doanh nghiệp (bên trong doanh nghiệp) Vai trò của chính quyền cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết những dòng vốn để giúp các doanh nghiệp tại Croatia có thể tiếp cận Một thành phần quan trọng của vốn đầu tư là vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI)

Trong bối cảnh hiện đại, năng suất lao động đƣợc coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả trong sử dụng lao động của nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp Theo OECD (2001), năng suất lao động đƣợc định nghĩa bởi mối quan hệ giữa tổng sản phẩm đầu ra và số lƣợng lao động đầu vào để tạo ra số lƣợng sản phẩm đó và có thể áp dụng không chỉ trong ngành sản xuất mà còn trong ngành dịch vụ Đối với cấp độ vĩ mô, năng suất lao động đƣợc tính toán nhằm mục đích xây dựng chính sách về thị trường lao động còn đối với cấp độ doanh nghiệp, năng suất lao động là một chỉ số quan trọng để quản trị nguồn nhân lực (Goel và các cộng sự, 2017) Freeman (2008) cho rằng năng suất lao động đƣợc định nghĩa là khả năng sản xuất của lực lƣợng lao động để tạo ra số lƣợng sản phẩm/ dịch vụ và nhấn mạnh tới sự quan trọng của yếu tố con người với mục tiêu hướng tới là việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra hiệu quả hoạt động cao và nâng cao chất lƣợng đầu ra Hay nói cách khác, năng suất lao động đƣợc tính toán bằng tỷ số giữa số lƣợng sản phẩm đầu ra (theo số lƣợng, theo giá trị kinh tế) và số lƣợng đầu vào lao động (OECD, 2001) Nhƣ vậy, năng suất lao động thể hiện hiệu suất làm việc của người lao động trong việc tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp

Joppe và Li (2016) lựa chọn hệ thống biến đầu vào gồm 6 biến: Lao động, vốn, hàng hóa trung gian, nguyên vật liệu, năng lƣợng và các yếu tố liên quan đến cƣ trú Trong đó, yếu tố năng suất lao động đƣợc coi là cấu phần quan trọng nhất của công thức:

Năng suất tổng = Đầu ra/ Đầu vào Trong đó: Đầu vào bao gồm: Lao động + Vốn + Hàng hóa trung gian + Nguyên vật liệu + Năng lượng + yếu tố cư trú Đầu ra: Dịch vụ cung cấp của người bán cho người mua

Tuy nhiên, nghiên cứu trên của Joppe và Li (2016) không chỉ ra đƣợc sự thay đổi cụ thể của các yếu tố đầu vào và mối quan hệ của chúng đối với yếu tố đầu ra Lựa chọn các yếu tố đầu vào thực sự khó khăn Trong các trường hợp cụ thể, việc lựa chọn các biến sẽ thay đổi Theo Kilic và Okumus (2005), thậm chí khi chọn đƣợc các biến đầu ra và đầu vào phù hợp, việc nghiên cứu tác động cũng không rõ ràng vì 03 lý do:

(1) Các yếu tố đầu ra và đầu vào không cùng đơn vị đo

(2) Tỷ số đầu ra/ đầu vào không phản ánh đúng thực trạng

Cơ sở lý luận về năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch

1.2.1 Khái niệm về năng suất

Năng suất là một khái niệm có tính cổ điển và đã trải qua thời kỳ phát triển kéo dài từ thế kỷ XVIII Quesnay (1766) nghiên cứu về năng suất và đƣa ra những

Số lượng nghiên cứu về năng suất lao động trong khách sạn

Số lượng nghiên cứu về năng suất lao động

25 khía cạnh cơ bản nhất về khái niệm này trên tờ Journal de l’Agriculture Sau đó, Adam Smith đƣợc coi là tiên phong trong những nghiên cứu về năng suất với cách tiếp cận từ hướng ―sự phân chia lao động‖ Sự phân chia lao động hợp lý hướng tới chuyên môn hóa sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn hay năng suất cao hơn (Smith, 1776) Lao động có thể đƣợc giao những công việc phù hợp với khả năng, không hoàn toàn dựa theo nhận thức hay trí thông minh của mỗi người mà còn dựa theo khả năng làm việc cũng như kinh nghiệm của người phân chia Tuy nhiên, những ý tưởng và phương pháp nghiên cứu trên chưa thể được phát triển thành một chủ đề nghiên cứu mới Năng suất tiếp tục được nghiên cứu bởi Charles Babbage dưới cách tiếp cận từ mối quan hệ giữa ―chi phí sản xuất‖ và ―sự phân chia lao động‖ dẫn tới quyết định giá bán của sản phẩm Sự hiệu quả của việc sản xuất đƣợc đo bằng sự hiệu quả từ hoạt động của con người cùng với sự hiệu quả của việc sử dụng máy móc (Babbage,

2010) Frederick Winslow Taylor được coi là người tiên phong cho phong trào quản trị hiện đại (Blake và Moseley, 2011) Nhà khoa học này đã hướng đến việc xây dựng phương án trả lương cho lao động thông qua ―năng suất‖ làm việc của họ Theo đó, nghiên cứu của Taylor (1911) chỉ ra rằng mức độ năng suất của các công nhân sẽ thay đổi Trong từng thời điểm cụ thể, các công nhân mới đạt đƣợc ―năng suất đỉnh cao‖ của họ và điều này được tính toán trong bảng lương vào thời điểm đãi ngộ Bên cạnh đó, kế thừa ý tưởng về phân chia lao động và chuyên môn hóa lao động của Smith (1776), Taylor (1911) đề ra việc phân hóa trách nhiệm giữa nhà quản lý và công nhân, đồng thời xác định rằng sự phối hợp của hai bộ phận này có thể nâng cao năng suất của cả hai nhóm Nói tóm lại, năng suất, từ một khái niệm xuất phát trong các doanh nghiệp, dần trở thành một khái niệm mang tính vĩ mô và một chủ đề nghiên cứu quan trọng

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại bắt đầu từ thế kỷ XX, các nghiên cứu về năng suất đƣợc tổng hợp thành những lý thuyết và có tính ứng dụng cao trong các doanh nghiệp Đầu những năm 1920, Henry Gantt kế thừa những nghiên cứu của Frederick Winslow Taylor để xây dựng biểu đồ Gantt đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá nhân viên dựa theo hiệu suất hoạt động Biểu đồ Gantt đƣợc coi là công cụ hiệu quả để tìm ra hiệu suất làm việc cao nhất trong một thời điểm xác định

26 của việc sản xuất (Chew, 1988) Hiệu suất đƣợc định nghĩa trong nghiên cứu của Henry Gantt đƣợc định nghĩa là khả năng chuyển hóa giữa công sức bỏ ra của công nhân thành sản phẩm thông qua quá trình sản xuất (Peterson, 1986) Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng công nhân làm việc cần có động lực thúc đẩy để năng suất có thể tăng thêm và tiền công, tiền lương hay tiền thưởng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao năng suất Elton Mayo (1930) cũng được coi là một trong những nhà nghiên cứu có tư tưởng mới lạ về vấn đề năng suất Nghiên cứu của ông đề cao yếu tố ―con người‖ trong việc sản xuất và sự hiệu quả của cả quá trình sản xuất liên quan mật thiết đến khả năng làm việc của công nhân (O’Connor,

1999) Con người là trung tâm của quá trình sản xuất và là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định hiệu quả Bên cạnh đó, trong thời kỳ kinh tế sản xuất, năng suất đƣợc coi là sự tối ƣu hóa những nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo việc tạo ra số lƣợng sản phẩm đầu ra đúng theo yêu cầu về chất lƣợng (Skinner, 1986)

Bảng 1.2: Tóm tắt một số nghiên cứu kinh điển về vấn đề năng suất

Năm Nhà nghiên cứu Phát hiện về năng suất

1776 Adam Smith Sự phân chia lao động dẫn tới làm việc hiệu quả hơn

1832 Charles Babbage Tiền công tạo ra động lực làm việc, hiệu suất cao hơn

Quản trị hiện đại và năng suất đỉnh cao của mỗi công nhân

1920 Henry Gantt Biểu đồ Gantt, quản trị hiệu quả về năng suất

1926 Henry Ford Cải thiện dây chuyền sản xuất hướng tới hiệu suất cao hơn

1930 Elton Mayo Yếu tố con người là quan trọng nhất trong sản xuất

(Nguồn: Tác giả thống kê)

Kể từ đó, các lý thuyết về năng suất đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, trong nhiều bối cảnh dưới tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến hệ thống kinh tế (Tangen, 2002) Năng suất là một trong những chỉ số quan trọng nhất thể hiện khả năng quản trị sự hiệu quả của các hoạt động về kinh tế (Singh, 2000) Về mặt định nghĩa, năng suất đƣợc coi là tỷ số giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào sử dụng để tạo ra số lƣợng sản phẩm (OECD, 2001) Năng suất có thể được đo lường dựa trên nhiều mục đích nghiên cứu và được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau với cách áp dụng khác nhau Cụ thể hơn,

27 năng suất thể hiện hiệu suất của việc sử dụng tài nguyên, có thể được đo lường dựa trên việc sử dụng tất cả các yếu tố sản xuất kinh doanh (năng suất tổng hợp) hoặc dựa trên năng suất lao động – định nghĩa bởi tỷ số giữa số lƣợng sản phẩm và số lƣợng lao động sử dụng để tạo ra sản phẩm (ILO, 2011) Hay nói cách khác, năng suất có thể đƣợc mô tả bằng ―khả năng sản xuất‖ cộng với năng lực sản xuất Theo đó, các ý nghĩa đƣợc củng cố và phát triển thành khái niệm mới hơn về "mối quan hệ giữa sản xuất và các phương tiện được sử dụng để tạo ra sản lượng đó" (Jarkas và cộng sự, 2015) Tóm lại, năng suất đƣợc coi là một chỉ tiêu phản ảnh đích thực nhất, khái quát nhất về các yếu tố sản xuất vốn và lao động, là căn cứu quan trọng để phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá trình độ quản lý của mỗi ngành, mỗi địa phương và toàn bộ quốc gia (Tăng Văn Khiên, 2018)

Bảng 1.3: Tổng hợp định nghĩa về năng suất qua một số thời kỳ Định nghĩa về năng suất Nguồn

Năng suất là toàn bộ năng lực để sản xuất Littre (1883)

Năng suất là cách thức con người sử dụng nguyên vật liệu, nguồn vốn và khoa học để phát triển sự vật xung quanh

Trung tâm năng suất Nhật Bản (1958) Năng suất = Tổng đầu ra/ tổng đầu vào Chew (1988)

Năng suất = Tổng sản phẩm/ Lƣợng tài nguyên dự kiến sử dụng Sink và Tuttle (1989)

Năng suất = Tổng thu nhập/ (Chi phí + Mục tiêu lợi nhuận) Fisher (1990)

Năng suất = Giá trị gia tăng/ Tổng đầu vào Aspen và các cộng sự

(1991) Năng suất đƣợc xác định là tỷ lệ sản phẩm cần sản xuất trên nguyên liệu cần dùng để sản xuất sản phẩm đó Năng suất đo lường mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào

Năng suất (đơn vị đầu ra trên số giờ làm việc) là nhân tố trong thời gian dài đƣợc quyết định bởi mức sống trung bình của dân số

Năng suất là chất lƣợng hoặc hình thức tồn tại đƣợc mang lại nhờ quá trình sản xuất/ mua bán tạo ra sản phẩm/ dịch vụ Koss và Lewis (1993) Năng suất là mức độ nhiều và tốt thế nào một đơn vị sản phẩm đƣợc sản xuất từ nguyên liệu đầu vào Nếu sản phẩm Bernolak (1997)

28 Định nghĩa về năng suất Nguồn đƣợc sản xuất tốt hơn mà nguyên liệu đầu vào giữ nguyên, hoặc sản phẩm đƣợc sản xuất với ít nguyên liệu đầu vào, thì năng suất đƣợc tăng lên

Năng suất là sự so sánh mức độ đơn vị đầu vào với đơn vị đầu ra của một nhà máy

(1998) Năng suất = hiệu suất * mức độ hiệu quả = Thời gian tạo ra giá trị gia tăng/ tổng thời gian

(1999) Năng suất = (Tổng đầu ra/Tổng đầu vào) * Chỉ số chất lƣợng = Hiệu suất * Mức độ sử dụng * Chỉ số chất lƣợng Al-Darrab (2000) Năng suất là khả năng thỏa mãn những yêu cầu của thị trường cho hàng hóa và dịch vụ với lượng tài nguyên tối ưu nhất

Năng suất đƣợc coi là tỷ số giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào sử dụng để tạo ra số lƣợng sản phẩm OECD (2001)

Năng suất là mối quan hệ giữa sản lƣợng của một đơn vị kinh tế và đầu vào đƣợc sử dụng để sản xuất ra sản lƣợng đó Năng suất thường được tính bằng sản lượng/giờ công hoặc ngày công Năng suất tăng khi sản lƣợng mỗi giờ công tăng Những yếu tố làm tăng năng suất là việc sử dụng công nhân một cách có hiệu quả hơn, khối lƣợng tƣ bản lớn hơn, đất đai nhiều hơn và tốt hơn

Năng suất thể hiện hiệu suất của việc sử dụng tài nguyên, có thể được đo lường dựa trên việc sử dụng tất cả các yếu tố sản xuất kinh doanh (năng suất tổng hợp) hoặc dựa trên năng suất lao động – định nghĩa bởi tỷ số giữa số lƣợng sản phẩm và số lƣợng lao động sử dụng để tạo ra sản phẩm

Năng suất là một phép đo số lƣợng sản phẩm đầu ra thông qua sự tổng hợp của các nguyên liệu đầu vào

(2012) Năng suất phản ánh đồng thời tính hiệu quả, hiệu lực, chất lƣợng, đổi mới của quá trình và chất lƣợng cuộc sống ở mọi cấp độ khác nhau: Cá nhân, tƣ nhân, doanh nghiệp, ngành sản phẩm, ngành kinh tế, quốc gia, khu vực, quốc tế …

Các lý thuyết nền tảng về năng suất và năng suất lao động

1.3.1 Lý thuyết dựa vào nguồn lực

Lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource-based theory, RBV) đề cập đến việc tận dụng những cấu trúc nguồn lực tại doanh nghiệp để tạo ra hoạt động đổi mới, hướng tới việc xây dựng sức mạnh trên thị trường thông qua lợi thế cạnh tranh dài hạn (Barney và cộng sự, 2011)

Doanh nghiệp đƣợc coi là nơi tập trung các nguồn lực và doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp tận dụng triệt để, hiệu quả những nguồn lực để phục vụ cho mục tiêu kinh tế (Wernerfelt, 1984) Các nguồn lực của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc duy trì lợi thế cạnh tranh (Sustained competitive advantage - SCA) (Kraaijenbrink và cộng sự, 2009 Nói cách khác, thông qua SCA, các doanh nghiệp có thể tận dụng đƣợc sự giá trị, tính mới, tính quý hiếm và tính chất đặc trưng của các nguồn lực có sẵn để đảm bảo sự phát triển trên thị trường Lý thuyết dựa vào nguồn lực đƣợc ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất vƣợt trội trên cơ sở sở hữu những nguồn lực nội tại khan hiếm và không thể sao chép (Valentin, 2001)

Quan điểm về nguồn lực đƣợc xuất hiện từ những năm 1960 White (1961) coi nguồn lực trong các doanh nghiệp là thành phần bổ trợ quan trọng cho các hoạt động của doanh nghiệp Trong thập niên 1970, các doanh nghiệp hướng đến việc xây dựng tổ chức công nghiệp (industrial organization) nhằm tạo ra các chiến lƣợc, chính sách điều tiết và chống độc quyền trên thị trường cạnh tranh (Porter, 1979) Các tổ chức công nghiệp tập trung và công tác cải thiện những chính sách để duy trì

51 lợi thế về sản xuất Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển dịch sang xu hướng dịch vụ hóa thay thế cho công nghiệp hóa, nguồn lực của doanh nghiệp đƣợc nhìn nhận trong mối quan hệ với công tác hoạch định chiến lược hướng tới lợi thế cạnh tranh trên thị trường thay vì lợi thế về sản xuất (Grant, 1991) Nguồn lực được coi là nền tảng để tạo ra chiến lƣợc cho doanh nghiệp Lý thuyết dựa vào` nguồn lực đƣợc phát triển từ quan điểm về khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua tận dụng nguồn lực của Barney (1991) Nghiên cứu này nhìn nhận các nguồn lực của doanh nghiệp dưới 2 góc nhìn: từ môi trường nội bộ và môi trường ngoại lai Môi trường nội bộ liên quan tới những điểm mạnh và điểm yếu trong kinh doanh còn môi trường ngoại lai tạo ra cơ hội và thách thức Các doanh nghiệp cần hướng tới việc xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc khai thác tối đa những nguồn lực từ phân tích nội bộ và hạn chế những thách thức đến từ môi trường kinh doanh Hay nói cách khác, trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi, nguồn lực của các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng (Lockett và Thompson, 2001) Esteve-Perez và Manez- Castillejo (2006) khẳng định RBV có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các doanh nghiệp Mục tiêu của các nền kinh tế là tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp có thể tham gia thị trường, tuy nhiên, việc tồn tại và phát triển mới là vấn đề đáng quan tâm RBV hướng tới việc cân bằng giữa những nguồn lực nội tại của doanh nghiệp và những cơ hội/ thách thức từ thị trường vĩ mô, đồng thời tạo ra những chiến lƣợc hiệu quả, đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp (Colbert, 2004)

Nhƣ vậy, RBV mang tới cơ hội phát triển của doanh nghiệp thông qua việc phân tích những tác động đến từ các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp Quá trình ứng dụng RBV có thể đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau: Phân tích nguồn lực của doanh nghiệp, xác định khả năng hoạt động, xây dựng lợi thế cạnh tranh và tạo ra chiến lƣợc hiệu quả (Grant, 1991)

1.3.2 Lý thuyết Quản trị Năng suất Toàn diện

Quản trị Năng suất Toàn diện (Total Productivity Management, TPM) thường được xem là phương pháp nâng cao năng suất thông qua xây dựng tổng thể hệ thống quản trị nội tại của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố văn hóa doanh

52 nghiệp, các phương thức hoạt động, thiết kế sản phẩm và quá trình tác nghiệp nhằm hướng tới việc đảm bảo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Suito,1998) TPM đƣợc Hiệp hội Quản trị Nhật Bản và Trung tâm Năng suất Nhật Bản (JPC- SED) đề xuất cuối thập kỷ 1990 và có ảnh hưởng to lớn trên thế giới trong việc thúc đẩy liên kết người lao động và khai thác tối đa tinh thần hợp tác giữa các bộ phận để tạo thành một sức mạnh tổng hợp của tổ chức doanh nghiệp

Lý thuyết TPM đƣợc xây dựng để thực hiện 2 mục đích quan trọng Một là, TPM góp phần kết hợp, điều chỉnh và ứng dụng một cách hiệu quả những cải tiến về năng suất vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hai là tạo lập một hệ thống có thể phản ứng một cách nhanh chóng, chính xác và linh hoạt với những sự đổi mới, thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và hướng đến việc đạt đƣợc những kết quả tích cực cho doanh nghiệp (Suito, 1998) Theo nghiên cứu trên, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp luôn tạo ra những thách thức cho khả năng thích ứng của doanh nghiệp và việc quản trị năng suất toàn diện cần phải đƣợc thực hiện dựa vào môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp Đối với môi trường bên ngoài, các yếu tố cần được xem xét của nhà quản trị là:

- Thị trường: Sự đa dạng của nhu cầu khách hàng, giảm thiểu vòng đời sản phẩm; tính cấp thiết của việc phản ứng nhanh với cầu thị trường, xu hướng nâng cao chất lƣợng và giảm giá

- Công nghệ: Sự cải tiến về điện tử, kỹ thuật; sử dụng máy móc hiện tại; ứng dụng rộng rãi tự động hoá; mở rộng mạng lưới và nâng cao sự hiệu quả của hệ thống thông tin

- Các doanh nghiệp trên thị trường: Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh nội địa và quốc tế; cạnh tranh về chất lƣợng và giá bán sản phẩm; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường

Bên cạnh đó, Suito (1998) cũng chỉ ra 2 yếu tố quan trọng hàng đầu ở môi trường bên trong doanh nghiệp, đó là:

- Mặt bằng sản xuất và kinh doanh (phần cứng): Tăng cường việc ứng dụng máy móc, dây chuyền tự động; thiết kế mặt bằng sản xuất hợp lý; tăng cường kỹ

53 năng làm việc nhóm; cải thiện thái độ làm việc; nâng cao yêu cầu về kỹ năng cho nhân viên

- Hệ thống quản trị (phần mềm): Tạo lập quá trình ra quyết định quản trị hợp lý; xây dựng hệ thống thông tin; mở rộng hệ thống quản trị; cải thiện việc xử lý dữ liệu; đẩy nhanh tốc độ xử lý

Cải thiện năng suất có nhiều tác động tới nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thông qua: (1) Giảm tỷ lệ thất nghiệp, (2) Sự liên kết giữa những hệ thống quản trị và lao động và (3) Sự phát triển đều đặn của nền kinh tế (Stainer, 1995) Chu trình năng suất của Stainer (1995) thông qua 4 bước quan trọng: Đo lường năng suất, đánh giá năng suất, lên kế hoạch về năng suất và cải thiện năng suất Đối với chu trình này, các công đoạn cần đƣợc thực hiện một cách liên tục và theo thứ tự đƣợc định sẵn

Hình 1.2: Chu trình đảm bảo năng suất

Thông qua quy trình đảm bảo năng suất, các mục tiêu của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động có thể đƣợc đảm bảo nhiều hơn Bên cạnh đó, mục đích quan trọng nhất của TPM, theo Suito (1998) tập trung vào việc: (1) Sử dụng đồng thời, tổng hợp và ứng dụng tất cả những phương pháp nâng cao năng suất trong công việc kinh doanh và (2) xây dựng một hệ thống có thể phản

Các lý thuyết nền tảng về cải thiện năng suất lao động

Căn cứ vào những lý thuyết nền tàng của năng suất lao động, các doanh nghiệp sẽ có những nhận thức cơ bản về chỉ số này Thông qua đó, các giải pháp cải thiện năng suất lao động có thể đƣợc xây dựng và ứng dụng Trong phạm vi của luận án, các quan điểm về cải thiện năng suất lao động đƣợc dựa trên 03 lý thuyết nền tảng về cải thiện năng suất lao động dưới đây

1.4.1 Khung lý thuyết cải thiện năng suất lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

Trong khung lý thuyết của ILO (2020), năng suất lao động chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố nhƣ sau: (1) Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp – bao gồm các yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp, có tác động ở phạm vi rộng và tác động lâu dài đến mọi hoạt động của doanh nghiệp nhƣng doanh nghiệp không thể có gây ra những ảnh hưởng để thay đổi; (2) Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp – bao gồm những nguồn lực do doanh nghiệp sở hữu và có thể chịu ảnh hưởng từ những chính sách, chiến lƣợc của doanh nghiệp

Hình 1.3: Khung lý thuyết về cải thiện năng suất lao động của ILO (2020)

Theo mô hình nghiên cứu đƣợc đề xuất bởi ILO (2020), các yếu tố ảnh hưởng được chia thành 2 nhóm và được giải thích như sau:

- Ổn định kinh tế vĩ mô: Nền kinh tế vĩ mô hay các chính sách của Nhà nước, chính quyền và địa phương có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của doanh nghiệp

Do đó, các doanh nghiệp trong việc kinh doanh, cần phải lựa chọn môi trường phù hợp, bắt đầu từ yếu tố kinh tế vĩ mô phù hợp với các hoạt động

- Trình độ dân trí: Trình độ dân trí thể hiện khả năng nhận thức và văn hoá của người lao động tại các khu vực kinh doanh của doanh nghiệp Với những khu vực có trình độ dân trí cao, người lao động có khả năng tiếp thu và có thể được đào tạo để thực hiện các công việc với năng suất lao động cao hơn

- Thị trường lao động: Thị trường lao động liên quan đến các yếu tố về sự sẵn có của nguồn lao động Các doanh nghiệp có thể cân nhắc các vấn đề liên quan đến nguồn lao động (dồi dào, nghèo nàn, mức lương tối thiểu, chi phí lao động …) để có thể quyết định các chính sách năng suất lao động

Cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp

- Ổn định kinh tế vĩ mô

- Tính chuyên nghiệp của lao động

- Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

- Tiếp cận nguồn tài chính

- Mức độ can thiệp của chính quyền

- Linh hoạt trong công việc

- Tính chuyên nghiệp của lao động: Yếu tố này đƣợc tách riêng khỏi trình độ dân trí vì sự chuyên nghiệp có thể đƣợc mang lại từ tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động đến từ lực lƣợng lao động tại khu vực kinh doanh

- Đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp: 3 xu hướng dành cho các doanh nghiệp hiện đại và các vấn đề này có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động một cách bền vững và toàn diện

- Tiếp cận nguồn tài chính: Tài chính là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp và khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Để thực hiện các chính sách mang tính dài hạn nhƣ công tác cải thiện năng suất lao động, việc tìm kiếm và tận dụng những nguồn vốn cần đƣợc chú trọng

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng liên quan đến các yếu tố cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm dành cho sự phát triển của doanh nghiệp

- Luật sở hữu: Luật sở hữu là một khái niệm pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản

- Mức độ can thiệp của chính quyền: Chính quyền là tạo ra những chính sách chung về kinh tế cũng nhƣ tạo ra những cơ chế đặc thù nhằm hỗ trợ khả năng phát triển của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, chính quyền đóng vai trò điều tiết trên thị trường và hạn chế những doanh nghiệp lũng đoạn thị trường hoặc gây khó hat cho quá trình phát triển kinh tế

- Cạnh tranh: Số lƣợng doanh nghiệp ngày càng tăng và nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh là hữu hạn, do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng giải pháp nâng cao năng suất lao động để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

- Chính sách ngành: Nhờ có các chính sách ngành, chính phủ tập trung các nguồn lực và giải pháp cho việc phát triển một nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững

- Chiến lƣợc năng suất: Chiến lƣợc cải thiện năng suất góp phần thúc đẩy chủ doanh nghiệp cải tiến và đổi mới công nghệ, người lao động phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, mà phải tính đến cả yếu tố khách hàng

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Thông qua những lý thyết nền tảng, nghiên cứu sinh thực hiện việc xây dựng phương pháp và quy trình nghiên cứu cho luận án Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cải thiện năng suất lao động đƣợc coi là một mục tiêu quan trọng với các quốc gia Tuy nhiên, khối doanh nghiệp mới thực sự là động lực của sự phát triển về năng suất lao động (ILO, 2020) Chính vì thế, cải thiện năng suất lao động từ khối doanh nghiệp chính là mục tiêu chiến lược cần hướng tới trong bối cảnh hiện tại Đầu tiên, thông qua lý thuyết dựa vào nguồn lực (RBV), doanh nghiệp cần có đƣợc nhận thức về tầm quan trọng của năng suất lao động trong chiến lƣợc phát triển và hiểu đƣợc rằng, năng suất lao động xuất phát từ công tác sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có về lao động của doanh nghiệp Lao động là lực lƣợng tham gia chính vào các hoạt động của tổ chức, là những chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo và phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp (Huỳnh Ngọc Chương và Lê Nhân Mỹ, 2016) Với bất kỳ tổ chức nào thì nhân lực cũng là nguồn lực cần thiết và quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty Phát huy nội lực của doanh nghiệp, do đó, cần đƣợc thực hiện thông qua các mục tiêu cải thiện năng suất lao động hay nói cách khác là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả làm việc Bên cạnh đó, dựa vào nguồn lực là một trong những cách thức để giảm thiểu chi phí sao chép hoặc có đƣợc những tài nguyên mà tổ chức khác đang quản lý và không dễ dàng chuyển giao nếu không có một liên minh hoặc sự hợp tác chiến lƣợc năng suất lao động cần đƣợc xây dựng trong phạm vi doanh nghiệp, tuy nhiên, để tối ƣu hoá quá trình này, doanh nghiệp cần tạo nền tảng dựa trên những tiêu chuẩn Tuỳ thuộc vào chiến lƣợc và mục tiêu phát triển (ngắn hạn, dài hạn) của doanh nghiệp, các tiêu chuẩn cần đƣợc ban hành cho phù hợp Trong bối cảnh mới, cải thiện năng suất lao động tại doanh nghiệp cần đƣợc xây dựng bài bản, đặc biệt từ những tiêu chuẩn nhƣ sau:

(1) Tiêu chuẩn cần dựa trên khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế – xã hội (Meulenaere và cộng sự, 2015);

(2) Các doanh nghiệp cần sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực,

64 tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia (Lưu Quốc Đạt và cộng sự, 2017)

(3) Ƣu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật (Wong và cộng sự, 2020)

Nhƣ vậy, tiêu chuẩn hoá cần đƣợc kết hợp với công tác phát triển dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp sẽ tạo ra những tác động tích cực tới năng suất lao động Cuối cùng, nói đến vấn đề năng suất lao động, quy trình Quản trị năng suất toàn diện (TPM) cũng là một vấn đề cần đƣợc chú trọng Căn cứ vào những nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp, bước 1 của quy trình quản trị năng suất toàn diện (TPM) sẽ hướng đến việc đo lường chính xác mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động Từ đó, các doanh nghiệp sẽ tiến hành bước 2 và bước 3 là đánh giá năng suất lao động và hoạch định năng suất lao động Tiếp theo đó là bước 4 hướng đến việc cải thiện năng suất lao động theo hướng tối ưu hoá Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang trở thành động lực phát triển về kinh tế, nghiên cứu về NLSĐ ở lĩnh vực doanh nghiệp sẽ càng quan trọng hơn trong việc định hướng kinh doanh Tuy nhiên, do doanh nghiệp là một thành phần trong nền kinh tế nên năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi những cấu phần khác của nền kinh tế Khi tối ƣu hoá đƣợc nguồn lực bên trong doanh nghiệp, năng suất lao động sẽ đƣợc đo lường trước khi rút ra kết luận về sự hiệu quả của việc áp dụng quy trình Quản trị năng suất toàn diện Nhƣ vậy, luận án đƣợc xây dựng trên cơ sở ứng dụng 3 lý thuyết nền tảng về Lý thuyết dựa trên nguồn lực, Tiêu chuẩn hoá và Quản trị Năng suất toàn diện và phương hướng chủ yếu là việc xem xét nguồn lực của doanh nghiệp trước khi tìm hiểu những giải pháp nâng cao năng suất lao động hiệu quả

Từ đó, các doanh nghiệp về du lịch (doanh nghiệp khách sạn) xây dựng đƣợc khung khổ quản trị năng suất lao động để đảm bảo chiến lƣợc phát triển

Thông qua các lý thuyết nền tảng, luận án đƣợc xây dựng trên cơ sở ứng dụng 3 lý thuyết nền tảng về Lý thuyết dựa trên nguồn lực, Tiêu chuẩn hoá và Quản trị Năng suất Toàn diện và phương hướng chủ yếu là việc xem xét nguồn lực của doanh nghiệp trước khi tìm hiểu những giải pháp cải thiện năng suất lao động hiệu quả Công tác cải thiện năng suất lao động cần được nhìn nhận dưới góc độ tổng hợp từ doanh nghiệp bằng cách kết hợp giữa việc xem xét mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô (bên ngoài doanh nghiệp) và các yếu tố vi mô (bên trong doanh nghiệp) (ILO, 2020) Những yếu tố này đƣợc xem xét trong nhiều nghiên cứu tiền nhiệm có thể tạo ra những sự thay đổi trong công tác cải thiện năng suất lao động ở cấp độ doanh nghiệp Nghiên cứu của ILO (2020) sử dụng khung phân tích về năng suất lao động trong các doanh nghiệp dựa trên 2 nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Trong đó, nhóm yếu tố bên trong đƣợc chia thành 2 phân nhóm nhỏ hơn là yếu tố phần cứng bao gồm những cơ sở hạ tầng có sẵn của doanh nghiệp (Sản phẩm, nhà xưởng, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, năng lượng) và yếu tố phần mềm bao gồm những nguồn lực về nhân lực, cấu trúc tổ chức, hệ thống sản xuất, phương pháp làm việc, phương pháp quản trị, văn hóa tổ chức Bên cạnh yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài quan trọng nhƣ: Tài nguyên, cơ sở hạng tầng, môi trường kinh doanh và thể chế và điều kiện kinh tế - chính trị xã hội Các doanh nghiệp cần đảm bảo việc thực hiện các biện pháp cải thiện năng suất lao động đối với cả các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, với mục tiêu biến các yếu tố tác động bên ngoài doanh nghiệp trở thành cơ hội để tăng năng suất, đồng thời cải tiến các yếu tố bên trong doanh nghiệp nhằm đặt đƣợc năng suất lao động cao hơn (Monga, 2004) Nghiên cứu của Monga (2004) cũng chỉ rõ rằng năng suất lao động đƣợc xây dựng bằng những phương pháp toàn diện hướng tới cải thiện năng suất lao động

Thông qua các lý thuyết nền tảng và các mô hình nghiên cứu năng suất lao động của ILO (2020) và Monga (2004), nghiên cứu sinh hướng đến việc đề xuất mô hình nghiên cứu về cải thiện năng suất lao động tại các doanh nghiệp theo phạm vi nghiên cứu là các khách sạn đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vào giai đoạn nghiên cứu Mô hình lý thuyết đƣợc thực hiện theo cấu trúc mới với việc

66 xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong doanh nghiệp, đồng thời xem xét tổng thể sự liên quan của 2 nhóm yếu tố này (tác động trực tiếp, tác động gián tiếp) đến yếu tố cải thiện năng suất lao động Phần kỹ thuật phân tích hướng đến việc ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ƣớc lƣợng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết và đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư Như vậy, mô hình nghiên cứu của luận án đƣợc nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu đã trình bày trong phần cơ sở lý luận Cụ thể, tác giả có thể xây dựng khung phân tích nhƣ sau:

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là cải thiện năng suất lao động với phạm vi nghiên cứu là các khách sạn đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Biến phụ thuộc của nghiên cứu đề xuất là 2 nhóm yếu tố: (1) Yếu tố bên trong và (2), yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Đây là quan điểm tiếp cận dựa trên

YẾU TỐ BÊN NGOÀI Điều kiện tự nhiên Điều kiện xã hội

Nguồn lao động tại chỗ

Vai trò của Chính quyền

Người lao động khách sạn Phong cách lãnh đạo Năng lực quản trị Ứng dụng công nghệ

Cải thiện Năng suất lao động

67 tổng thể và dựa vào những nghiên cứu của ILO (2021); Freeman (2008); Monga

(2004) với nền tảng là những Lý thuyết Dựa vào nguồn lực; Quản trị Năng suất Toàn diện và Tiêu chuẩn hoá Quá trình cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp khách sạn đƣợc thực hiện thông qua việc phát huy những nguồn lực bên trong doanh nghiệp, cùng với đó là tận dụng những nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp liên quan đến tiềm lực của địa phương cũng như bối cảnh kinh tế xã hội.

Phát triển giả thuyết nghiên cứu

1.6.1 Các yếu tố bên ngoài khách sạn

Giả thuyết H1: Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến cải thiện năng suất lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Giả thuyết H2: Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng gián tiếp đến cải thiện năng suật lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ở cấp độ doanh nghiệp hay điển hình là trong các khách sạn, năng suất lao động đƣợc cho một trong những chỉ số quan trọng phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên trong hoạt động kinh doanh (Salimova và các cộng sự,

2021) Tăng trưởng năng suất lao động đồng nghĩa với việc khách sạn đang hoạt động hiệu quả trên thị trường, tận dụng được những nguồn lực đầu vào để tối ưu hóa những sản phầm đầu ra, góp phần mang lại sự phát triển bền vững (Lê Văn Hùng, 2016; Bùi Quang Bình và Đặng Đình Đức, 2018; Zhang và các cộng sự,

2020) Các yếu tố bên ngoài khách sạn đƣợc coi là nhóm các yếu tố mà các khách sạn không thể tạo ra những tác động và phải hoạt động dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố đó (ILO, 2021) Các nghiên cứu của Lê Văn Hùng (2016); Bùi Quang Bình và Đặng Đình Đức (2018) chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hiệu quả của doanh nghiệp trong việc nâng cao doanh thu cũng nhƣ tận dụng các nguồn lực sẵn có Cao Hoàng Long (2021) cho rằng các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có thể tác động trực tiếp đến cải thiện năng suất lao động và các doanh nghiệp cần phải quan tâm đúng mức nếu không muốn các mục tiêu về năng suất lao động không thể đạt đƣợc Ngƣợc lại, Joppe và Li (2016) và Simpao (2018) khẳng định mức độ tác động của các yếu tố này có thể ở mức gián tiếp, cần phải thông qua nâng cao các yếu tố bên trong doanh nghiệp trước khi tạo ra sự thay đổi trong cải thiện năng suất

68 lao động Từng yếu tố đƣợc sử dụng trong mô hình nghiên cứu sẽ đƣợc kiểm định mức độ ảnh hưởng thông qua các giả thuyết nghiên cứu dưới đây: Điều kiện tự nhiên

Giả thuyết H1a: Điều kiện tự nhiên có tác động trực tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Giả thuyết H2a: Điều kiện tự nhiên có tác động gián tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Theo Bùi Quang Bình và Đặng Đình Đức (2018), Điều kiện tự nhiên có tác động đến môi trường kinh tế, môi trường kinh doanh và hệ thống chính trị, tập trung vào vị trí địa lý, điều kiện về khí hậu và nguồn tài nguyên tự nhiên Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các khách sạn thông qua việc tạo ra những nền tảng cơ bản cho các khách sạn Cụ thể hơn, Điều kiện tự nhiên thuận lợi thường sẽ giúp cải thiện năng suất lao động tốt hơn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch ở thành phố Đà Nẵng nói riêng nhờ có những điều kiện tự nhiên quan trọng để phát triển (Lê Văn Hùng, 2016) Điều kiện xã hội

H1b: Điều kiện xã hội có tác động trực tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

H2b: Điều kiện xã hội có tác động gián tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Điều kiện xã hội là một yếu tố đặc trưng cho từng địa phương về các vấn đề nhân khẩu học hay các yếu tố liên quan đến con người tại một khu vực kinh tế (Kelly và Schmidt, 2005) và có thể đƣợc xem xét thông qua sự ổn định của kinh tế địa phương cùng với tinh thần và khả năng làm việc của lao động tại địa phương Bên cạnh đó, Mehmood và các cộng sự (2014) chỉ ra rằng việc cải thiện năng suất lao động dựa vào những Điều kiện xã hội phù hợp có thể đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và tạo ra những sự kết quả tích cực

H1c: Cơ sở vật chất có tác động trực tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

H2c: Cơ sở vật chất có tác động gián tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Cơ sở hạ tầng tại địa phương có liên quan đến các yếu tố về giao thông, cấp/thoát nước, năng lượng, viễn thông công nghệ, y tế xã hội.Thiếu vắng những

Cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ làm giảm sút năng suất lao động của doanh nghiệp địa phương nói chung và các khách sạn nói riêng (Bheda và các cộng sự, 2003) Yếu tố về Cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng hoạt động kinh doanh cũng nhƣ khả năng cải thiện năng suất lao động của khách sạn (Sharma và Sehgal, 2010; Simpao, 2018; Dapeng và cộng sự, 2020)

Nguồn lao động tại chỗ

H1d: Nguồn lao động tại chỗ có tác động trực tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

H2d: Nguồn lao động tại chỗ có tác động gián tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Nguồn lao động tại chỗ có liên quan đến nguồn cung lao động có chất lƣợng và có qua đào tạo tại địa phương phù hợp với những yêu cầu của khách sạn (Seller- Rubio và Casado-Diaz, 2018) Nguồn lao động tại chỗ đƣợc thể hiện thông qua mức độ dồi dào, trình độ lao động, mức độ dễ dàng của tuyển dụng lao động, khả năng khai thác và mức độ cạnh tranh Con người được xem là trung tâm của những công tác phát triển về năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung (Viện Năng suất Việt Nam, 2019), do đó, việc tạo ra Nguồn lao động tại chỗ luôn rất quan trọng

H1e: Phân bổ nguồn lực có tác động trực tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

H2e: Phân bổ nguồn lực có tác động gián tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Công tác Phân bổ nguồn lực đƣợc thực hiện thông qua nhìn nhận khả năng làm việc của khách sạn trên thị trường (khả năng khách sạn bị đào thải khỏi ngành); các khách sạn có thể tiếp cận các nguồn vốn tín dụng/ phi tín dụng và khả năng hoạt

70 động hiệu quả trên thị trường Các nguồn lực trên thị trường tác động đến quá trình phát triển năng lực của doanh nghiệp hay nói cách khác, đóng góp vào việc cải thiện năng suất lao động ở cấp độ doanh nghiệp Ở cấp độ doanh nghiệp, những chiến lƣợc phân bổ nguồn lực một các hợp lý nhất mang tới hiệu quả (Lê Văn Hùng, 2016; Bùi Quang Bình và Đặng Đình Đức, 2018)

H1f: Cạnh tranh có tác động trực tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

H2f: Cạnh tranh có tác động gián tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Cạnh tranh là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và ngày càng chứng tỏ mức độ quan trọng trong công tác phát triển kinh tế (Borkovic và Tabak,

2018) Số lƣợng khách sạn ngày càng tăng và nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh là hữu hạn, do đó, các khách sạn cần xây dựng giải pháp nâng cao năng suất lao động để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Higon và các cộng sự,

2010) Mức độ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh lành mạnh giữa các khách sạn, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực khách sạn

Vai trò của chính quyền

H1g: Vai trò của chính quyền có tác động trực tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

H2g: Vai trò của chính quyền có tác động gián tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 3 bước chính, gồm: Bước 1 – Nghiên cứu tại bàn, Bước 2 – Khảo sát quy mô nhỏ, Bước 3 – Khảo sát diện rộng và xử lý số liệu Trong từng bước sẽ có các bước nghiên cứu chi tiết hơn Cụ thể, trong bước 1 – nghiên cứu tại bàn, tác giả sẽ tổng quan tình hình nghiên cứu, tổng hợp các kết quả từ cơ sở lý luận sẵn có về năng suất lao động và năng suất lao động trong lĩnh vực du lịch, từ đó đề xuất ra bộ thang đo sơ bộ về năng suất lao động trong lĩnh vực du lịch tại thành phố Đà Nẵng Nội dung nghiên cứu tại bàn đƣợc thực hiện dựa trên 3 khía cạnh chính (i) Lý thuyết dựa trên nguồn lực, (2) Quản trị năng suất toàn diện và (3) Tiêu chuẩn hoá Tiếp theo, bước 2 bắt đầu bằng việc tác giả khảo sát thử với khoảng 30 mẫu để hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp hơn với thực trạng bối cảnh nghiên cứu Sau khi xây dựng bộ thang đo và bảng hỏi hoàn chỉnh, tác giả sẽ tiến hành thu thập số liệu trên diện rộng

Cuối cùng, khảo sát diện rộng và xử lý số liệu là nội dung của bước 3 Dữ liệu của nghiên cứu gồm 2 loại chính: Dữ liệu sơ cấp và Dữ liệu thứ cập Trong đó, dữ liệu thứ cấp là thực trạng năng suất lao động và tính cấp thiết của cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng; dữ liệu sơ cấp gồm các thông tin về đối tƣợng khảo sát và quan điểm của họ đối với các vấn đề nghiên cứu Dữ liệu sơ cấp sẽ được phân tích thông qua bốn bước: (i) Thống kê mô tả, (ii) Kiểm định độ tin cậy, (iii) Phân tích hồi quy tuyến tính và (iv) Phân tích đường dẫn Kết hợp phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp sẽ cho ra kết quả nghiên cứu Cuối cùng, tác giả cần phân tích nguyên nhân của những hạn chế và thành công của nghiên cứu để đề xuất ra các giải pháp hữu ích và thiết thực nhằm cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Đà Nẵng

- Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Đề xuất bộ thang đo sơ bộ

Lý thuyết dựa trên nguồn lực

Quản trị năng suất toàn diện

B2: Khảo sát quy mô nhỏ

B3: Khảo sát diện rộng và xử lý số liệu

- Khảo sát thử với mẫu bằng 50

- Hiệu chỉnh thang đo phù hợp

Phân tích dữ liệu thứ cấp

Phân tích dữ liệu sơ cấp

- Thực trạng năng suất lao động

- Tính cấp thiết của cải thiện năng suất lao động

- Kiểm định độ tin cậy

- Phân tích hồi quy bội

- Xây dựng bộ thang đo

- Thu thập và xử lý số liệu

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Phân tích nguyên nhân (hạn chế và thành công) và đề xuất giải pháp

Khảo sát quy mô nhỏ và hiệu chỉnh thang đo

Điều tra quy mô nhỏ đƣợc thực hiện với 50 mẫu chọn lọc từ 50 khách sạn trên địa bàn phỏng vấn là thành phố Đà Nẵng Thông tin dữ liệu thu thập thông qua điều tra người quản lý/ người lao động tại khách sạn có ít nhất 1 năm làm việc tại khách sạn đƣợc điều tra Bên cạnh đó, kỹ thuật phỏng vấn trực diện đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện

Bảng 2.1: Bảng thống kê mô tả nghiên cứu khảo sát quy mô nhỏ

Tiêu chí Dữ liệu nghiên cứu sơ bộ

Giới tính người được khảo sát

Khác 0 Độ tuổi người được khảo sát

Chức danh nghề nghiệp người khảo sát

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Những người quản lý và người lao động tham gia trong khảo sát quy mô nhỏ tại các khách sạn đa số là nam giới, chiếm tỷ lệ 58% kích thước mẫu điều tra Điều này phản ánh số lượng người quản lý và người lao động tại khách sạn, gắn bó lâu hơn 1 năm với khách sạn thường là nam giới

Về độ tuổi, độ tuổi của nhân viên trong khách sạn phân bố khá đều ở 3 độ tuổi tham gia khảo sát, lần lƣợt chiếm 36%, 38% và 26% theo độ tuổi tăng dần từ dưới 25 đến trên 40 tuổi

Về yếu tố chức danh nghề nghiệp, do đặc thù và khối lƣợng công việc, số lượng người lao động tham gia khảo sát nhiều hơn khoảng 50% so với người quản lý tại khách sạn tham gia vào khảo sát

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung

STT Nội dung Kết luận Nguyên nhân

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: Vai trò của chính quyền, Nguồn lao động tại chỗ, Cơ sở hạ tầng, Điều kiện tự nhiên, Điều kiện xã hội, Phân bổ nguồn lực, Cạnh tranh

2 nhóm yếu tố đƣợc đề xuất bởi nghiên cứu sinh và đã đƣợc thay đổi những thành phần theo góp ý của các chuyên gia trong phỏng vấn sâu và người lao động tại doanh nghiệp trong phỏng vấn nhóm tập trung

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp: Phong cách lãnh đạo, Năng lực quản trị, Nguồn lao động tại doanh nghiệp, Công nghệ, Nguồn vốn

Yếu tố về danh tiếng của doanh nghiệp đƣợc nhận định không phù hợp với mô hình nghiên cứu

Quan điểm về cải thiện năng suất lao động

Trong lĩnh vực dịch vụ, những yếu tố liên quan đến con người và ứng dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất lao động

Theo góp ý và nhận định của các chuyên g–a - cần kiểm định lại bằng các kiểm tra thống kê

Mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp và cải thiện năng suất lao động

Các yếu tố bên ngoài tác động tới các yếu tố bên trong và các yếu tố bên trong tác động tới cải thiện năng suất lao động

Môi trường kinh doanh có tác động lớn đến các chính sách của doanh nghiệp

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Sử dụng giá trị trung bình và sử dụng phương pháp Phân tích đường dẫn

Có những tác động có thứ tự của các yếu tố thuộc mô hình

Những hiệu chỉnh về thang đo

Loại bỏ một số thang đo không phù hợp bằng cách sử dụng phần mềm SPSS

Một số biến quan sát đƣợc lý thuyết chỉ ra nhƣng trên thực tế không có nhiều tác động

6 Đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động Áp dụng những kết quả nghiên cứu phù hợp Đội ngũ chuyên gia đề xuất áp dụng vì khả năng đánh giá chi tiết, cụ thể của các thang đo

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Mô hình nghiên cứu và thang đo sau hiệu chỉnh

2.3.1 Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh về yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) Trong đó:

- Đường nét đứt biểu thị mối quan hệ gián tiếp Cụ thể, yếu tố bên ngoài tác động gián tiếp đến cải thiện năng suất lao động thông qua yếu tố bên trong và ngược lại

- Đường nét mảnh biểu thị xu hướng tác động của yếu tố bên ngoài với cải thiện năng suất lao động, đường nét đậm biểu thị xu hướng tác động của yếu tố bên trong với cải thiện năng suất lao động

Nội dung các giả thuyết trong hình 2.2:

- Giả thuyết H1: Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến cải thiện năng suất lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Giả thuyết H2: Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng gián tiếp đến cải thiện năng suật lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

YẾU TỐ BÊN NGOÀI Điều kiện tự nhiên Điều kiện xã hội

Nguồn lao động tại chỗ

Vai trò của Chính quyền

Người lao động khách sạn

Phong cách lãnh đạo Năng lực quản trị Ứng dụng công nghệ

Cải thiện Năng suất lao động

- Giả thuyết H3: Các yếu tố bên trong khách sạn có tác động trực tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Giả thuyết H4: Các yếu tố bên trong khách sạn có tác động gián tiếp tới cải thiện năng suất lao động trong khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.3.2 Thang đo sau hiệu chỉnh

Sau khi thực hiện khảo sát quy mô nhỏ và tiến hành hiệu chỉnh thang đo, NCS đề xuất 13 thang đo sử dụng trong khảo sát điều tra bảng hỏi nhƣ sau: a Thang đo về cải thiện năng suất lao động

Bảng 2.3: Thang đo về cải thiện năng suất lao động đề xuất trong luận án

Ký hiệu Nội dung Nguồn

PR1 Năng suất lao động liên tục tăng trưởng qua các năm tài chính

Hu và Cai (2004); Avkiran (2006); Monga (2011); Ghodrati và các cộng sự (2018);

PR2 Doanh thu bình quân trên số lao động của khách sạn tăng trưởng đáng kể

PR3 Lợi nhuận bình quân trên số lao động của khách sạn tăng trưởng đáng kể

PR4 Thị phần kinh doanh của khách sạn mở rộng đáng kể

PR5 Năng lực cạnh tranh của khách sạn nâng cao đáng kể

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) b Thang đo các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động

Bảng 2.4: Thang đo các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động được đề xuất trong luận án

Ký hiệu Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Nguồn Điều kiện tự nhiên

EF1 Vị trí địa lý của Đà Nẵng thuận lợi cho các khách sạn để phát triển thị trường

Gundecha (2012); Zhang và cộng sự (2020); Bùi Quang Bình và Đặng Đình Đức (2018) EF2

Vị trí địa lý của Đà Nẵng thuận lợi cho các khách sạn để tiếp cận các nguồn cung ứng

EF3 Điều kiện về khí hậu thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách

Ký hiệu Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Nguồn sạn

Nguồn tài nguyên tự nhiên đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách sạn Điều kiện xã hội

EF5 Kinh tế địa phương phát triển ổn định

Kelley và Schmidt (2005); Mehmood và các cộng sự

EF6 Lao động tại địa phương có tính cần cù, chịu khó

EF7 Lao động tại địa phương có tính kỷ luật trong công việc

EF8 Lao động tại địa phương có tinh thần cầu tiến trong công việc

Cơ sở hạ tầng giao thông đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách sạn

Seller-Rubio và Casado-Díaz (2018); Simpao (2018); Bheda và các cộng sự (2003)

Cơ sở hạ tầng cấp nước đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách sạn

Cơ sở hạ tầng thoát nước đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách sạn

Cơ sở hạ tầng năng lƣợng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách sạn

Cơ sở hạ tầng viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách sạn

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách sạn

Cơ sở hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, công viên cây xanh, dịch vụ công cộng…) đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của bản các khách sạn

Ký hiệu Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Nguồn

Nguồn lao động tại chỗ

Nguồn cung lao động tại địa phương

(trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp) là dồi dào

Hu và Cai (2004); Bùi Quang Bình (2009); Lamadon và các cộng sự (2019)

Trình độ của lao động tại địa phương

(trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp) đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp

EF18 Các khách sạn dễ dàng tuyển dụng đƣợc lao động đã qua đào tạo

EF19 Các khách sạn dễ dàng khai thác đƣợc lao động đã qua đào tạo

Mức độ cạnh tranh giữa lao động tại địa phương và lao động ngoại tỉnh đến Đà

Các doanh nghiệp tại Đà Nẵng nếu kinh doanh không hiệu quả sẽ sớm bị đào thải ra khỏi thị trường

Vũ Hoàng Ngân và Lê Thị Lan Hương (2016); Lê Văn Hùng (2016); Malikane và

Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tại Đà Nẵng dễ dàng tuyển dụng lao động phù hợp

Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tại Đà Nẵng dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng

Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tại Đà Nẵng dễ dàng tiếp cận tín dụng từ các quỹ đầu tƣ phát triển

EF25 Các doanh nghiệp hoạt động tại Đà

Nẵng có tốc độ tăng trưởng cao

Khách hàng tại Đà Nẵng có thị hiếu đa dạng về sản phẩm/dịch vụ do khách sạn cung cấp

Borkovic và Tabak (2018); Lamadon và các cộng sự (2019) EF27 Khách hàng tại Đà Nẵng có yêu cầu cao

Ký hiệu Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Nguồn về chất lƣợng của sản phẩm/dịch vụ do khách sạn cung cấp

Có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để hỗ trợ nhau cùng phát triển

EF29 Có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành

EF30 Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng ngành rất lớn

Vai trò của chính quyền

Công tác quản lý nhà nước tại Đà Nẵng đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của khách sạn cung cấp

Lamadon và các cộng sự (2019)

Các dịch vụ công tại Đà Nẵng hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thủ tục hành chính công không gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách sạn

Chính quyền Đà Nẵng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn tiếp cận nguồn lực một cách công bằng

Chính quyền Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Chính quyền Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và/hoặc ngoài nước

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

85 b Thang đo các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Bảng 2.5: Thang đo các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động

Ký hiệu Các yếu tố bên trong Nguồn

Nguồn nhân lực tại khách sạn

IF1 Người lao động có kiến thức chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp

Zidan (2001); Nafukho và các cộng sự (2004); Bùi Quang Bình (2009); Garza-Reyes và các cộng sự (2018)

IF2 Người lao động có kỹ năng đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp

IF3 Người lao động có tính kỷ luật đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp

Người lao động có tinh thần sáng tạo (cải tiến liên tục trong công việc) đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp

IF5 Người lao động có ý thức cao về việc nâng cao năng suất của doanh nghiệp

IF6 Người lao động có thể lực đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp

IF7 Người lao động có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi về yêu cầu công việc

Chất lƣợng lao động (bao gồm chuyên môn, kỹ năng, tính kỷ luật và tinh thần cầu tiến, …) đƣợc cải thiện theo từng năm

Phong cách lãnh đạo tại khách sạn

IF9 Lãnh đạo doanh nghiệp coi trọng và khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo

Monga (2011); Brkic và các công sự (2016); Coulson- Thomas (2020)

IF10 Lãnh đạo doanh nghiệp cam kết nâng cao năng suất

Lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất

IF12 Lãnh đạo doanh nghiệp cổ vũ cho việc xây dựng văn hóa chất lƣợng tại doanh nghiệp

Ký hiệu Các yếu tố bên trong Nguồn

Năng lực quản trị khách sạn

Các hoạt động của doanh nghiệp đều đƣợc lập kế hoạch với các mục tiêu và nguồn lực đƣợc xác định rõ 86hat và hợp lý

Realyvásquez-Vargas và các cộng sự (2018); Garza-Reyes (2018); Prasetyo (2019)

Các hoạt động của doanh nghiệp đều đƣợc quản trị theo các quá trình và nhấn mạnh đến chất lƣợng quá trình để tạo ra sản phẩm dịch vụ

Doanh nghiệp có hệ thống văn bản điều hành (bao gồm chức năng nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức, bản mô tả công việc, quy trình tác nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ, biểu mẫu) đƣợc xác định rõ ràng, đƣợc phổ biến và áp dụng

Doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lƣợng công việc

IF17 Hệ thống quản trị của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 Ứng dụng công nghệ tại khách sạn

Doanh nghiệp tích cực tìm kiếm các công nghệ và kỹ thuật mới trong lĩnh vực hoạt động của mình

Công nghệ mới đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

IF20 Doanh nghiệp đầu tƣ đáng kể cho hoạt động nghiên cứu phát triển R&D

IF21 Doanh nghiệp đầu tƣ đáng kể để đổi mới máy móc thiết bị

Năng lực sử dụng công nghệ của người lao động tại doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

IF23 Doanh nghiệp có đãi ngộ đặc biệt đối với những lao động kỹ thuật có trình độ cao

Ký hiệu Các yếu tố bên trong Nguồn

Doanh nghiệp coi trọng việc nâng cao năng lực khai thác và sử dụng công nghệ mới của người lao động

Sử dụng nguồn vốn tại khách sạn

IF25 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp đƣợc phân bổ hợp lý

IF26 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng ngân 87hat

IF27 Doanh nghiệp dễ dàng huy động nguồn tín dụng phi ngân hàng

IF28 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cải thiện theo năm

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu thứ cấp chứng minh năng suất lao động cần đƣợc cải thiện trong các doanh nghiệp khách sạn Đà Nẵng và tại Việt Nam Dữ liệu thứ cấp chủ yếu đƣợc sử dụng là:

(1) Thống kê kinh tế theo từng năm từ 2010-2019 của Tổng cục Thống kê (GSO) bao gồm hơn 500.000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có hơn 10.000 doanh nghiệp khách sạn trên cả nước Dữ liệu được thu thập thông qua thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê theo Phiếu 1A

(2) Thống kê kinh tế Đà Năng theo từng năm từ 2010 -2019 của Cục Thống kê Đà Nẵng bao gồm hơn 800 doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, trong quá trình trích xuất dữ liệu, số lƣợng khách sạn thực hiện điền phiếu điều tra không đây đủ thông tin và loại trừ những khách sạn đã ngừng hoạt động vào năm 2020, số lƣợng khách sạn hợp lệ để thực hiện phân tích dữ liệu thứ cấp là 216

(3) Báo cáo Năng suất Việt Nam năm 2018, 2019 do Viện Năng suất Việt Nam phát hành

(4) Báo cáo năng suất lao động Đà Nẵng thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội thành phố Đà Nẵng các năm 2018; 2019; 2020

Nhƣ đã đề cập trong quy trình nghiên cứu, mục tiêu của việc tìm hiểu dữ liệu thứ cấp là xác định thực trạng năng suất lao động chung trong các doanh nghiệp khách sạn cũng nhƣ thực trạng năng suất lao động của doanh nghiệp du lịch tại thành phố Đà Nẵng và xác định xu hướng phát triển

Sau khi phân tích các dữ liệu thứ cấp, nhằm nghiên cứu sâu các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động tại khách sạn; tác giả thu thập dữ liệu thông qua điều tra khảo sát bảng hỏi đƣợc phân phát tới các khách sạn đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Tác giả tiến hành khảo sát điểm, quy mô nhỏ với 50 mẫu trước khi tiến hành khảo sát diện rộng để đánh giá độ phù hợp và tính vững chắc của thang đo, chỉnh sửa hoặc loại bỏ những câu hỏi làm người tham gia khảo sát không hiểu, khó hiểu hay không có thông tin đủ để trả lời

Sau đó tác giả tiến hành khảo sát qui mô lớn với 122 khách sạn đƣợc trích xuất từ 216 khách sạn đã thực hiện phân tích số liệu thứ cấp (nhƣ đã đề cập ở phần 2.4.1) Lý do một số khách sạn bị loại khỏi nghiên cứu (94 khách sạn) là do các vấn đề liên quan đến minh bạch, đầy đủ thông tin (theo Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, 2019) hoặc đã tạm ngừng hoạt động vì đại dịch COVID-19 Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm ra phương hướng cải thiện năng suất lao động, do đó, các khách sạn đƣợc lựa chọn đều phải là các khách sạn vẫn còn hoạt động sau thời gian chịu ảnh hưởng của địa dịch COVID-19 vào thời điểm Quý 3,4 năm 2020 và đồng ý tham gia khảo sát Khảo sát diện rộng đƣợc thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp khách sạn và đại diện khách sạn sẽ trả lời trực tiếp vào Phiếu Điều tra được phát trước khi Phiếu điều tra được thu lại để thực hiện tổng hợp dữ liệu, phân tích

Trong khảo sát của nghiên cứu, thang đo Likert 5 điểm đƣợc sử dụng với các điểm nhƣ sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Ý kiến trung lập;

(4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn không đồng ý Kết quả thống kê đối tƣợng điều tra đƣợc xếp vào các nhóm tiêu chí: Số năm hoạt động, hạng sao của khách sạn, việc áp dụng

89 hệ thống quản trị chất lƣợng của khách sạn và mức độ quan tâm của khách sạn về vấn đề cải thiện năng suất lao động.

Phương pháp phân tích dữ liệu

2.5.1 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp Đối với số liệu thứ cấp, tác giả tiến hành tính toán các chỉ tiêu liên quan đến năng suất lao động của thành phố Đà Nẵng nói chung cũng nhƣ năng suất lao động của các khách sạn nói riêng

Bảng 2.6: Các tiêu chí tính toán Năng suất lao động sử dụng trong luận án

STT Chỉ tiêu Phương pháp tính toán Đơn vị

1 Giá trị gia tăng (VA)

Giá trị gia tăng = Khấu hao tài sản cố định + Tổng thu nhập người lao động + Tổng lợi nhuận doanh nghiệp + Thuế gián thu

2 Tổng thu nhập người lao động

Lương phải trả cho người lao động + Bảo hiểm xã hội trả thay lương + Đóng góp bảo hiểm xã hội, y tế

3 Lương phải trả cho người lao động

Thu thập từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng Cục Thống kê

4 Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định = 10% x giá trị Tài sản cố định

5 Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần + Chi phí lãi vay – Thuế thu

Thu thập từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng Cục Thống kê

Thu thập từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng Cục Thống kê

8 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu thập từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng Cục Thống kê

STT Chỉ tiêu Phương pháp tính toán Đơn vị

Tổng thuế + tổng các khoản phí, lệ phí nộp cho Nhà nước, Thuế giá trị gia tăng 90hat nội địa – Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thu thập từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng Cục Thống kê)

Năm gốc trong nghiên cứu đƣợc lựa chọn là năm đầu tiên trong kỳ tính toán: 2014

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Từ kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành khảo sát nhằm thu thập số liệu sơ cấp để chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp được lựa chọn (các khách sạn – nhóm ngành: lưu trú và ăn uống)

2.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thực hiện phương pháp phân tích định lượng, đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong hầu hết các sách, tạp chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học Dữ liệu sau khi thu thập từ điều tra diện rộng về đƣợc làm sạch, mã hóa và nhập vào phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0 và AMOS 10 Đầu tiên, dữ liệu sơ cấp đƣợc thông qua phân tích độ tin cậy để khẳng định mức độ đúng đắn của dữ liệu Những biến số không đảm bảo đƣợc mức độ tin cậy bị loại khỏi khung phân tích Dữ liệu định lƣợng sau khi thu thập, tổng hợp, trình bày thì sẽ tính toán qua các phần mềm phân tích số liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định Trong luận án này, phương pháp phân tích đường dẫn và phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau.:

Bước 1: Kiểm định mức độ tin cậy và tập trung của dữ liệu

- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha: Phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, từ đó cho thấy các biến quan sát của một nhân tố cùng thể hiện đặc điểm của nhân

91 tố mẹ (Hair và cộng sự, 2013) Trong luận án, kiểm định độ tin cậy giúp khẳng định mức độ đáng tin của các biến quan sát của thang đo đề xuất trong việc biểu đạt nội dung các yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong và cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp du lịch, cụ thể trong khách sạn tại thành phố Đà Nẵng

- Kiểm tra độ tập trung của thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis): Mục đích để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu CFA thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn cơ sở lý thuyết về mối quan hệ hay giả thuyết giữa biến quan sát và các nhân tố trong mô hình trước khi tiến hành kiểm định thống kê Phương pháp CFA đƣợc sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đề xuất nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp du lịch, cụ thể là khách sạn tại thành phố Đà Nẵng

Bước 2: Phân tích thang đo đã hiệu chỉnh

- Thống kê mô tả: Biểu diễn dữ liệu thu thập đƣợc bằng các bảng biểu, đồ thị nhằm tổng hợp, biểu thị tổng quan dữ liệu thu thập đƣợc cũng nhƣ so sánh dữ liệu trong một bối cảnh nhất định, cụ thể là quan điểm của đối tƣợng khảo sát với các biến quan sát trong thang đo đã hiệu chỉnh về yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong và cải thiện năng suất lao động của khách sạn tại thành phố Đà Nẵng

- Phân tích tương quan giữa các biến (Co-relations analysis): Thống kê đo lường mối quan hệ thống kê hoặc liên kết giữa biến phụ thuộc với biến độc lập; đặc biệt cung cấp thông tin về mức độ liên hệ, hoặc tương quan cũng như hướng của một mối quan hệ Với nghiên cứu này, kết quả phân tích tương quan giữa các biến thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của bộ thang đo đánh giá cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bước 3: Kiểm định giả thuyết

- Phân tích tuyến đường (Path analysis) được sử dụng thông qua phân tích hồi quy bội để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độ lập và biến phụ thuộc: Là kỹ thuật thống kê dùng để ước lượng phương trình phù hợp nhất với các tập hợp kết quả quan sát của biến phụ thuộc và biến độc lập, cho phép đạt đƣợc kết quả ƣớc lƣợng tốt nhất về mối quan hệ tác động thực giữa các biến số Cụ thể, phân tích tuyến đường là thành phần phụ của SEM, một thủ tục đa biến cho phép kiểm tra một tập quan hệ giữa một hay nhiều biến độc lập, hoặc là liên tục hoặc là rời rạc, và một hay nhiều biến phụ thuộc, hoặc là liên tục hoặc là rời rạc (Ullman, 1996) Như vậy, phân tích tuyến đường giúp kiểm định giả thuyết thông qua xác định sự tồn tại hay không tồn tại mối tương quan về mặt thống kê của các yếu tố ảnh hưởng và cải thiện năng suất lao động trong các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Thông qua chương 2, tác giả đã tổng hợp các nội dung liên quan đến quy trình thực hiện nghiên cứu cũng nhƣ quy trình phân tích dữ liệu Những kết quả của Chương 2 sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện nghiên cứu một cách đúng trình tự Kết quả khảo sát quy mô nhỏ đã đƣợc sử dụng để điều chỉnh thang đo đối với dữ liệu sơ cấp và khảo sát diện rộng đƣợc tiến hành với những kết quả cụ thể Phần kết quả nghiên cứu và những phân tích, đánh giá, đề xuất sẽ đƣợc trình bày trong luận án

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp trong luận án đƣợc trích xuất từ những nguồn dữ liệu uy tín và thông qua việc phân tích số liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh có thể thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu 3 Dựa trên dữ liệu thứ cấp, đánh giá thực trạng một số chỉ tiêu quan trọng của năng suất lao động trong các doanh nghiệp du lịch, cụ thể là các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp còn đƣợc sử dụng để trả lời cho giả thuyết nghiên cứu H1 “Có sự thay đổi đáng kể về mặt thống kê về năng suất lao động tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2019” Kết quả phân tích số liệu thứ cấp sẽ đƣợc trình bày theo trình tự dưới đây

Phân tích dữ liệu thứ cấp đƣợc thực hiện thông qua 2 phần chính:

(3.1) Thực trạng năng suất lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại Việt Nam và thành phố Đà Nẵng – chỉ ra bối cảnh chung và xu hướng phát triển của năng suất lao động trong giai đoạn nghiên cứu Phần 3.1 phân tích tổng quát về thực trạng năng suất lao động theo lĩnh vực dịch vụ du lịch

(3.2) Nghiên cứu điển hình về năng suất lao động trong các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng – làm rõ hơn cho thực trạng năng suất lao động theo khối doanh nghiệp và lựa chọn điển hình là các doanh nghiệp khách sạn Phương pháp chọn mẫu, tìm số liệu và phân tích được trình bày trong phần 3.2

3.1 Thực trạng Năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Việt Nam

3.1.1 Bối cảnh dịch vụ du lịch tại Việt Nam

Sau giai đoạn hồi phục kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008, Việt Nam bước vào thời kỳ tăng trưởng và đến năm 2015, hàng loạt chính sách thúc đẩy phát triển đƣợc ban hành từ sau mốc năm này và mang tới những sự thay đổi toàn diện cho nền kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh phù hợp cho khối doanh nghiệp phát triển Bên cạnh đó, nền kinh tế đang chuyển dịch từ công nghiệp

95 và xây dựng sang lĩnh vực dịch vụ nên các chính sách cũng hướng tới việc xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho lĩnh vực dịch vụ phát triển

Việt Nam cũng thực hiện một số chính sách tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn này, đáng chú ý trong đó là việc hoàn tất đàm phán để ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2016 Đây là một Hiệp định được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21 Việc tham gia vào Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội, triển khai chiến lƣợc hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng

Như vậy, môi trường pháp lý tại Việt Nam rất ủng hộ cho việc phát triển của khối doanh nghiệp với hàng loạt những chính sách ƣu tiên và thay đổi nhiều điều luật nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Trong bối cảnh hiện tại, việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp và xây dựng sang dịch vụ đang là mục tiêu quan trọng của nền kinh tế, do đó, các chính sách đều hướng tới việc ủng hộ và hỗ trợ cho dịch vụ phát triển

3.1.2 Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và năng suất lao động chính là giải pháp hiệu quả để giúp quốc gia thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đón đầu xu hướng, bắt kịp các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới (Viện Năng suất Việt Nam, 2019)

Về thực trạng, năng suất lao động của Việt Nam tăng trưởng bền vững nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển kinh tế Tốc độ tăng trưởng về năng suất lao động của Việt Nam khá tốt nhưng đang có xu hướng chậm dần theo thời gian Con số này bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1997 đặt 5,9% nhƣng giai đoạn 2001-2007 giảm xuống chỉ còn 4,4%/năm và giai đoạn sau khi gia nhập WTO (2008-2014) chỉ đạt 3,5%/năm (Lê Văn Hùng, 2016) Kể từ năm 2014 đến năm

2019, tốc độ tăng năng suất lao động tại Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 5,29% Thời điểm thấp nhất trong tốc độ tăng trưởng năng suất lao động là vào năm 2012

96 khi con số này chỉ đạt 2,51% Từ thời điểm này, xu hướng tăng trưởng trở lại, lần lượt 4,39% và 4,91% hai năm tiếp theo trước khi đạt mức cao nhất năm 2015 Quan trọng hơn, tốc độ tăng trưởng bình quân cũng chứng kiến xu hướng đi lên khá mạnh trong hai giai đoạn 5 năm đã qua: giai đoạn 1 (2011-2015) – bình quân đạt 4,35% và giai đoạn 2 (2015-2019) – bình quân đạt 5,85%

Chú thích: số liệu tính theo đơn vị phần trăm

Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2019

(Nguồn: Viện Năng suất Việt Nam, 2019)

Mặc dù năng suất lao động xã hội của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhƣng khi so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực, chỉ số này còn rất thấp Cụ thể, năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2019 đạt mức tăng trưởng 6,09%, tăng lên thành 110,4 triệu đồng/ người/ năm từ mức 102 triệu đồng/ người/ năm của năm

2018 Tuy nhiên, khi so sánh với các quốc gia châu Á, năng suất lao động của Việt Nam đạt mức thấp hơn nhiều Tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đứng thứ 6/11 và xếp trên Lào, Campuchia, Timor Leste, Brunei và Myanmar Trong khi đó, các quốc gia khác nhƣ Singapore có mức năng suất lao động xã hội gấp 11 lần của Việt Nam; Malaysia gấp 5,5 lần; Philippines gấp 4 lần; Thái Lan gấp 2,7 lần và Indonesia gấp 2,3 lần (Viện Năng suất Việt Nam,

2019) Quan trọng hơn, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động xã hội của Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á nhƣng do khoảng cách lớn về mức năng suất lao động xã hội kéo dài trong nhiều thập kỷ khiến cho năng suất lao động của Việt Nam chưa thể so sánh (Vũ Minh Khương, 2016)

Năng suất lao động trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau của Việt Nam nhƣ nông lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có những sự khác biệt đáng kể (Nguyễn Đức Bảo và Vũ Duy, 2019) Mức năng suất lao động trong ngành dịch vụ, mặc dù có những sự tăng trưởng nhưng vẫn thấp hơn mức năng suất lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng – ngành công nghiệp trọng điểm trong nền kinh tế cũ của thập kỷ trước

Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc lấy từ nguồn điều tra khảo sát và mục tiêu của việc sử dụng số liệu sơ cấp là để giải quyết mục tiêu nghiên cứu số 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đến cải thiện năng suất lao động của doanh nghiệp du lịch, cụ thể là các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng

3.3 Thống kê mô tả đối tƣợng khảo sát

Trong phần phân tích dữ liệu sơ cấp, bảng hỏi sử dụng đã đƣợc trình bày trong chuyên đề phương pháp nghiên cứu Thông qua việc sử dụng thống kê mẫu mô tả, kết quả kiểm tra độ tin cậy và sự phù hợp của dữ liệu trong nghiên cứu diện rộng, nghiên cứu sinh đƣa ra quy trình phân tích dữ liệu bao gồm:

(1) Kết quả đánh giá chung về mức độ cảm nhận về cải thiện năng suất lao động của người quản lý/ người lao động trong các khách sạn

(2) Kết quả phân tích ANOVA mức độ cảm nhận về cải thiện năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

(3) Kết quả phân tích tương quan giữa các biến nghiên cứu

(4) Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhờ kỹ thuật phân tích tuyến đường (Path analysis) được sử dụng thông qua phân tích hồi quy bội để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độ lập và biến phụ thuộc Khi tiến hành phân tích đường dẫn, sơ đồ đường dẫn đầu vào được xây dựng theo mô hình nghiên cứu đã trình bày trong chương I và minh họa các mối quan hệ giả thuyết Sau khi phân tích thống kê đã được hoàn thành, một sơ đồ đường dẫn đầu ra được xây dựng, minh họa các mối quan hệ khi chúng thực sự tồn tại, theo phân tích đƣợc tiến hành

Danh sách 122 khách sạn đƣợc lựa chọn để thực hiện nghiên cứu đƣợc trích xuất từ 216 khách sạn đƣợc dùng để phân tích trong phần 3.1 Tuy nhiên, do các vấn đề liên quan đến đại dịch COVID-19, một số khách sạn từ chối thực hiện nghiên cứu cũng nhƣ một số khách sạn đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động và số lƣợng khách sạn, vì thế, giảm xuống chỉ còn tổng cộng 122 khách sạn Do đó, số lượng khách sạn tham gia khảo sát được tóm tắt trong bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Số lượng khách sạn tham gia khảo sát bảng hỏi

Số lƣợng khách sạn thực hiện nghiên cứu 216

Số lƣợng khách sạn tạm ngừng hoạt động vì đại dịch COVID-19 60

Số lƣợng khách sạn từ chối khảo sát 21

Số lƣợng phiếu khảo sát không phù hợp 13

Số phiếu khảo sát thực thu 122

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Khảo sát viên khảo sát trực tiếp doanh nghiệp và người lao động bằng cách gặp trực tiếp đối tƣợng cần khảo sát, trình bày các câu hỏi trong mẫu phiếu theo cách dễ hiểu và đánh dấu vào những ô đƣợc đối tƣợng khảo sát lựa chọn Hoặc khảo sát viên gặp trực tiếp đối tƣợng cần khảo sát và đƣa mẫu phiếu cho họ tự đánh dấu vào mẫu Điều tra viên cũng không đƣợc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu phỏng vấn Nhóm nghiên cứu yêu cầu người trả lời phỏng vấn phải là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý hoặc cấp trưởng phòng (tương đương trở lên) Vì đây là những vị trí có khả năng nắm rõ thực trạng cũng như định hướng, chiến lược của doanh nghiệp trong cải thiện năng suất lao động Kết quả của thống kê các thông tin về đối tƣợng điều tra trong bảng hỏi đƣợc thể hiện trong Bảng 3.8:

Bảng 3.8: Các thông tin về đối tượng điều tra trong nghiên cứu diện rộng

Tiêu chí Phân nhóm Dữ liệu nghiên cứu

Giới tính của người trả lời khảo sát Nam 67

Nữ 55 Độ tuổi của người trả lời khảo sát

Chức danh của người trả lời khảo sát Quản lý 52

Số năm hoạt động của khách sạn

Hạng sao của khách sạn

Khách sạn 2 sao 55 Khách sạn 3 sao 45 Khách sạn 4 sao 13 Khách sạn có áp dụng hệ thống quản trị chất lƣợng Có áp dụng 113

Khách sạn có quan tâm đến vấn đề cải thiện năng suất lao động

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy phần lớn những người tham gia khảo sát là nam giới chiếm 55% tổng số mẫu (67/122), độ tuổi khảo sát phân bố khá đều ở mức dưới 25 tuổi – được coi là lao động mới trong nghề, từ 25 đến 40 – độ tuổi lao động chính của các khách sạn và trên 40 tuổi – chiếm tỷ lệ nhỏ nhất khoảng 30% số lượng người tham gia phỏng vấn Phần lớn người tham gia phỏng vấn là người lao động và có 52/122 người tham gia là các quản lý từ cấp trung trở lên (trưởng bộ phận trở lên) tại các khách sạn khảo sát

Trong số 122 khách sạn, số lƣợng khách sạn chủ yếu thuộc hạng khách sạn 2 sao và 3 sao Các khách sạn 5 sao, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chủ động giảm số lƣợng nhân viên hoạt động và hạn chế việc tiếp xúc nên từ chối không tham gia vào quá trình khảo sát Kết quả dễ nhận thấy là trên 90% các khách sạn đều có nhận thức về áp dụng hệ thống quản trị chất lƣợng và trên 86% các khách sạn có quan tâm về vấn đề cải thiện năng suất lao động nội bộ

3.4 Đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố khẳng định của thang đo đề xuất trong nghiên cứu diện rộng

Trước khi đưa vào phân tích kiểm định giả thuyết, dữ liệu thu thập qua khảo sát bảng hỏi 122 khách sạn đƣợc đánh giá độ tin cậy và độ tập trung thông qua quy trình phân tích nhƣ sau:

3.4.1 Đánh giá độ tin cậy Độ tin cậy của thang đo đƣợc kiểm tra thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha với mức chấp nhận là 0,6 (Hair và các cộng sự, 1998) Các biến có hệ số tương quan tổng (item-total correlation) lớn hơn 0,3 sẽ được chấp nhận Kết quả phân tích hệ số Conbach’s Alpha cho thấy các bộ thang đo đều đáp ứng yêu cầu để tiếp tục thực hiện các bước phân tích tiếp theo

3.4.2 Phân tích nhân tố khẳng định của thang đo trong nghiên cứu diện rộng

Phân tích nhân tố khẳng định CFA sẽ dựa trên giá trị Bartlett’s hoặc KMO Giá trị KMO là phù hợp nếu có giá trị lớn hơn 0,6 (Field, 2009) Các biến số có trọng số (item factor loadings) cần lớn hơn 0,4 (Schroeder và Flynn, 2001) Các chỉ tiêu có giá trị Eigen là 1 hoặc lớn hơn 1 thường được giữ lại trong phân tích kết quả

(Field, 2009) Kết quả kiểm tra sự phù hợp bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định cho thấy các câu hỏi trong bộ thang đo đều đƣợc phân thành các nhóm và thể hiện trong phụ lục 2

3.5 Phân tích mô hình cấu trúc

3.5.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Các thống kê mô tả cơ bản thể hiện cảm nhận của đối tƣợng khảo sát với các biến trong nghiên cứu nhƣ cải thiện năng suất lao động và các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp đƣợc trình bày trong Bảng 3.9

Bảng 3.9: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong khảo sát diện rộng

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

1 Cải thiện năng suất lao động 122 1.29 4.71 3.32 0.59

5 Nguồn lao động tại chỗ 122 1.00 5.00 3.48 0.59

8 Vai trò của Chính quyền 122 1.67 5.00 3.54 0.63

9 Nguồn nhân lực tại khách sạn 122 1.38 5.00 3.59 0.59

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Giá trị trung bình đƣợc tính toán và phân chia theo hạng sao và theo số năm hoạt động của khách sạn đƣợc thể hiện trong Bảng 3.9 Theo đó, cảm nhận của người quản lý/ người lao động tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy sự đánh giá khá đồng đều khi giá trị trung bình thường đạt mức từ 3,0-4,0 Điều này cho thấy dữ liệu phân bố hợp lý và có thể được thực hiện các bước phân tích tiếp theo trong nghiên cứu

3.5.2 Phân tích ANOVA về cải thiện năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

Phương pháp pháp ANOVA (Analysis of Co-variance) được thực hiện để đánh giá chi tiết sự tương đồng và khác biệt trong cảm nhận của đại diện doanh nghiệp về các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động của doanh nghiệp Kết quả phân tích đƣợc trình bày trong Bảng 3.10 với một số điểm đáng chú ý nhƣ sau:

Bảng 3.10: Kết quả phân tích ANOVA về cảm nhận các yếu tố ảnh hưởng đến Năng suất lao động

Số năm hoạt động Hạng sao

Kết quả kiểm tra ANOVA

Cải thiện năng suất lao động 3.31 3.42 3.33 3.15 3.37 3.27 Điều kiện tự nhiên 3.56 3.73 3.53 3.47 3.61 3.57 Điều kiện xã hội 3.4 3.54 3.59 3.33 3.49 3.46

Nguồn lao động tại chỗ 3.50 3.66 3.51 3.10 N1 vs N4; N2 vs N4; N3 vs N4 3.52 3.43

Vai trò của chính quyền 3.42 3.63 3.65 3.45 3.56 3.52

Nguồn nhân lực khách sạn 3.58 3.61 3.69 3.47 3.63 3.56

Năng lực quản trị 3.66 3.76 3.90 3.51 3.89 3.57 Ứng dụng công nghệ 3.59 3.68 3.60 3.12 N1 vs N4; N2 vs N4; N3 vs N4 3.59 3.48

Sử dụng nguồn vốn 3.37 3.51 3.60 3.17 N3 vs N4 3.49 3.37

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

- Không có sự khác biệt đáng kể trong cảm nhận về các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng suất lao động theo tiêu chí hạng sao của khách sạn Khách sạn 1 sao, 2 sao, 3 sao và 4 sao đều có đánh giá tương tự như nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

- Có sự khác biệt đáng chú ý trong cảm nhận về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động theo số năm hoạt động của khách sạn

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu về xu hướng năng suất lao động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng

Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng đang có những sự thay đổi tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng cần đƣợc cải thiện hơn nữa Điều này đƣợc thể hiện qua một số vấn đề sau:

Một là, tốc độ tăng trưởng của năng suất lao động chậm trong khi lợi nhận của doanh nghiệp bước vào giai đoạn giảm nhẹ Điều này cho thấy số lượng lao động đang dồi dào và có phần dƣ thừa hoặc tồn tại những lãng phí trong công tác nguồn nhân lực Lợi nhuận của các doanh nghiệp có thể bị lãng phí cho việc thuê nhân công và việc thuê thêm nhân sự cần đƣợc cân nhắc kỹ càng hơn

Hai là, tốc độ tăng trưởng của năng suất lao động chậm trong khi tổng thu nhập của lao động đi theo xu hướng giảm nhẹ Điều này cho thấy khi năng suất lao động tăng thêm nhưng người lao động không được hưởng những quyền lợi lớn hơn Hay nói cách khác, tồn tại lãng phí trong quá trình làm việc (mặc dù năng suất lao động tăng) nhƣng có lãng phí trong quy trình làm việc hoặc các vấn đề liên quan đến chính sách thuế hay các thể chế chính sách khác khiến ngừoi lao động không có đƣợc mức thu nhập nhƣ mong muốn

Ba là, khấu hao tài sản cố định tăng trưởng mạnh nhất và đây cũng có thể là một nguyên nhân khiến cho dù năng suất lao động tăng nhƣng không thể bù đắp cho việc các doanh nghiệp khách sạn đang khấu hao tài sản quá nhanh hoặc đang sở hữu quá nhiều tài sản đang khấu hao nhanh trong danh mục hành chính

Bốn là, số lượng lao động đang theo đà tăng trưởng vừa phải hay nói cách khác, lực lƣợng lao động gia tăng và mở rộng Trong bối cảnh năng suất lao động cũng tăng nhưng thu nhập của người lao động không tăng chứng tỏ đang tồn tại những vấn đề trong năng lực quản trị của các doanh nghiệp khách sạn

Thảo luận kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng

Luận án chỉ ra một số 06 đường dẫn phân tích mỗi quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch Đối với các kết quả nghiên cứu trên, quan điểm chung về năng suất lao động tại Việt Nam đều chú trọng cải thiện chỉ số này với mục tiêu tạo động lực phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với những quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển như Việt Nam Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập mạnh mẽ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tạo ra những cơ hội nhƣng cũng đặt ra những thách thức lớn cần phải vƣợt qua Sự chuyển dịch của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ vừa qua hướng đến việc xây dựng nền kinh tế dịch vụ với nhóm ngành dịch vụ đƣợc coi là kim chỉ nam cho các hoạt động phát triển Sự phát triển của ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển Điều này được lý giải bởi hai nguyên nhân chính: (1) nguyên nhân trực tiếp là do dịch vụ chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế của các quốc gia này; (2) nguyên nhân gián tiếp liên quan tới việc các dịch vụ nhƣ tài chính, truyền thông, giao thông, giáo dục và y tế tạo ra những ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế cũng như tới tiềm năng sản xuất của người dân Việc tiếp cận dịch vụ không đầy đủ tác động tiêu cực tới mọi cá nhân trong nền kinh tế, không chỉ ở vai trò là người tiêu dùng mà còn ở vai trò là lực lƣợng lao động, từ đó làm giảm năng suất của các doanh nghiệp cũng nhƣ hạn chế thương mại

Lĩnh vực dịch vụ du lịch đƣợc coi là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tƣ và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan

Du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, mang lại thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác

143 nhau Dưới góc độ xã hội, du lịch là một hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và học tập của con người Đây là nhu cầu rất phổ biến, mức sống càng cao thì nhu cầu du lịch của con người càng lớn Đối với Việt Nam, ngành du lịch đƣợc xem nhƣ là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, đƣợc chú trọng đầu tƣ, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia Không những thế, ngành du lịch đƣợc xem là một trong những ngành có tỷ lệ thâm dụng lao động cao, có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế nhƣng cũng mang tới những thách thức về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực Thước đo cụ thể cho chất lƣợng nguồn nhân lực chính là năng suất lao động

Với nghiên cứu điển hình tại thành phố Đà Nẵng, luận án phân tích thực trạng và tính toán năng suất lao động của các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn thành phố; từ đó hướng tới việc đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp khách sạn nói chung và khách sạn tại Đà Nẵng nói riêngKết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu 2014-2018 Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại thành phố Đà Nẵng cho thấy, các chỉ tiêu liên quan đến năng suất lao động đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣ số lƣợng lao động, giá trị gia tăng, lợi nhuận hay tốc độ tăng trưởng về năng suất lao động so với năm 2014 … Tuy nhiên, trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng đang có nhu cầu phát triển, thực trạng tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp lưu trú chưa đáp ứng được kỳ vọng

Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng của năng suất lao động của các doanh nghiệp khách sạn so sánh với doanh nghiệp lưu trú và chung toàn nền kinh tế Đà Nẵng năm 2018

Lĩnh vực lưu trú Chung toàn nền kinh tế Doanh nghiệp khách sạn

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và Kết quả nghiên cứu của tác giả)

Có thể nhận thấy rằng, mặc dù lĩnh vực khách sạn nó riêng hay lĩnh vực du lịch nói chung đƣợc coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế Đà Nẵng nhƣng chỉ số

144 tăng trưởng về năng suất lao động chưa cao Đặc biệt là đối với nhóm các doanh nghiệp khách sạn, tốc độ tăng trưởng còn ở mức thấp so với lĩnh vực lưu trú và chung toàn nền kinh tế Đà Nẵng Do đó, vấn đề cải thiện năng suất lao động cần phải được lưu tâm và đặt ra những giải pháp cấp bách để giải quyết tình hình Hay nói cách khác, năng suất lao động chưa tương xứng với với nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố

Bảng 4.2: Xu hướng tăng trưởng của các yếu tố nghiên cứu

Nhóm Khách sạn 2015 2016 2017 2018 Xu hướng

Khấu hao tài sản cố định 120,89% 46,29% -3,33% 105,80% Tăng mạnh Tổng thu nhập của người lao động -24,02% 211,87% 149,80% -14,59% Giảm nhẹ Lợi nhuận của doanh nghiệp -16,11% -45,27% 44,95% -17,39% Giảm nhẹ

Thuế gián thu 202,78% -54,46% 155,08% 11,94% Tăng vừa phải

Giá trị gia tăng 17,48% 20,40% -5,03% 20,73% Tăng vừa phải

Số lƣợng lao động 19,79% 13,70% -6,11% 18,51% Tăng vừa phải Năng suất lao động theo sản phẩm -1,92% 5,89% 1,15% 1,87% Tăng nhẹ

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Qua bảng, có thể nhận thấy năng suất lao động tăng nhẹ qua giai đoạn nghiên cứu Bên cạnh đó, các yếu tố về tài chính có xu hướng khác nhau và một số luận điểm có thể đƣợc nghiên cứu Nhƣ vậy, có thể kết luận về năng suất lao động trong doanh nghiệp khách sạn của thành phố Đà Nẵng đang có chiều hướng tăng trưởng nhƣng tốc độ tăng đang chậm dần trong giai đoạn nghiên cứu Ngoài ra, với việc lực lượng lao động và giá trị gia tăng còn trong thời kỳ tăng trưởng mạnh nên năng suất lao động vẫn có thể đƣợc cải thiện với những giải pháp phù hợp Kết quả nghiên cứu số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng làm tiền đề cho việc phân tích kết quả nghiên cứu số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện với nhóm các doanh nghiệp khách sạn tham gia khảo

145 sát để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động từ góc độ doanh nghiệp

Một số hàm ý về cải thiện năng suất lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch

Dựa vào phân tích trên, có thể chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng thuộc nhóm quan trọng tới cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp khách sạn bao gồm các yếu tố thuộc nhóm B và nhóm A Trong đó, các yếu tố thuộc nhóm B có vai trò quan trọng hơn khi mức độ ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp cao và mức độ cảm nhận của các doanh nghiệp cao Nhƣ vậy, thông qua kết quả nghiên cứu, một số hàm ý đƣợc đề xuất nhằm cải thiện năng suất lao động đƣợc đưa ra tập trung vào 02 nhóm yếu tố ảnh hưởng như sau:

- Các yếu tố ảnh hưởng thuộc nhóm B - Quan trọng

Các yếu tố ảnh hưởng thuộc nhóm B gồm có các yếu tố: Điều kiện tự nhiên, phân bổ nguồn lực, nguồn nhân lực của doanh nghiệp Đối với yếu tố điều kiện tự nhiên, có thể thấy rằng tài nguyên về du lịch rất cần thiết với việc cải thiện năng suất lao động Điều kiện tự nhiên thuận lợi thường sẽ cải thiện năng suất lao động tốt hơn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh

153 nghiệp khách sạn nói riêng Du lịch ở thành phố Đà Nẵng có những điều kiện tự nhiên quan trọng đề phát triển (khí hậu ổn định, ôn hòa, rừng và biển phong phú

…), do đó, thành phố Đà Nẵng đƣợc coi là nơi đƣợc thiên nhiên ƣu đãi và có vị trí địa lý phù hợp cho phát triển du lịch, cũng nhƣ khách sạn và sâu hơn là năng suất lao động trong doanh nghiệp khách sạn (Bùi Quang Bình và Đặng Đình Đức, 2018) Ở góc độ vĩ mô, tài nguyên về du lịch có thể đƣợc tận dụng hiệu quả hơn và đóng góp vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2020-2025 Đặc biệt, Chính phủ còn xác định ngành du lịch là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, do đó, mục tiêu tăng trưởng NSLD trong các doanh nghiệp du lịch cần đƣợc tập trung thực hiện Đối với yếu tố phân bổ nguồn lực, nguồn lực phát triển là tất cả ―các yếu tố đầu vào‖ đang sử dụng hoặc ở dạng dự trữ, dự phòng sẵn sàng sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của xã hội Trong bối cảnh nền kinh tế mới, số lƣợng doanh nghiệp ngày càng tăng và nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh là hữu hạn, do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng giải pháp nâng cao năng suất lao động để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Higon và các cộng sự, 2010) Lamadon và các cộng sự (2019) cho rằng mức độ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về mức độ cạnh tranh trong khối doanh nghiệp và lĩnh vực khách sạn Đối với yếu tố nguồn nhân lực của khách sạn, đây đƣợc coi là một trong những yếu tố bên trong quan trọng với cải thiện năng suất lao động Chất lƣợng nguồn nhân lực có thể quyết định đến khả năng thành công của khách sạn bởi lẽ lao động trong khách sạn có chất lƣợng cao hơn có thể hoàn thành công việc với mức độ hiệu quả cao hơn hay nói cách khác là nâng cao năng suất lao động trong công việc (Coulson-Thomas, 2020) Bên cạnh đó, ý thức coi trọng và khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, cam kết về nâng cao năng suất lao động, lãnh đạo tham gia trực tiếp vào hoạt động đổi mới sáng tạo và lãnh đạo cổ vũ cho việc xây dựng văn hóa năng suất – chất lƣợng tại doanh nghiệp là những chỉ tiêu quan trọng và đang

154 trở thành những yêu cầu danh cho những người quản lý khách sạn nói riêng và các doanh nghiệp nói chung (Simpao, 2018; Coulson-Thomas, 2020, Dapeng và các cộng sự, 2020)

- Các yếu tố ảnh hưởng thuộc nhóm A – Cần chú ý

Nhóm A bao gồm 5 yếu tố ảnh hưởng: Vai trò của chính quyền, Cạnh tranh, Ứng dụng công nghệ, Sử dụng nguồn vốn và Nguồn lao động tại chỗ với đặc điểm có mức độ ảnh hưởng cao tới cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp khách sạn nhƣng có sự nhận thức thấp từ góc nhìn doanh nghiệp

Trong đó, ở nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, vai trò của chính quyền cần đƣợc quan tâm đặc biệt bởi lẽ các doanh nghiệp khách sạn làm việc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và phải chịu sự quản lý của các văn bản, thủ tục, hành chính của thành phố Không những thế, những chính sách của thành phố cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các khách sạn Tương tự, Nguồn lao động tại chỗ cũng đóng góp lớn cho công tác cải thiện năng suất lao động Nguồn lao động tại chỗ có chất lƣợng tốt hay không, có cần qua đào tạo hay không hoặc có đủ điều kiện làm việc về pháp lý hay không là những vấn đề doanh nghiệp khách sạn cần giải quyết Cuối cùng, cạnh tranh trên thị trường đặt ra tính cấp thiết cho việc nâng cao mức độ hiệu quả và do đó, các khách sạn sẽ phải nỗ lực giành lấy lợi thế cạnh tranh thông qua cải thiện năng suất lao động Ở nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp, sử dụng nguồn vốn chắc chắn cần được lưu tâm trong quá trình phát triển Trong bối cảnh nền kinh mở hiện tại, các doanh nghiệp nói chung và các khách sạn nói riêng đang hướng tới việc xây dựng cơ cấu vốn một cách hợp lý, tìm phương án tiếp cận các nguồn tín dụng ngân hàng có sẵn cũng nhƣ huy động vốn từ các nguồn tín dụng phi ngân hàng (Malikane và Chitambara, 2017, Towo và các cộng sự, 2019) Bên cạnh đó, vấn đề về ứng dụng công nghệ đang là vấn đề mới cần đƣợc nâng cao nhận thức của các khách sạn Điểm du lịch thông minh, điểm đến thông minh hay khách sạn thông minh đang là xu hướng mới và chắc chắn, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong vận hành khách sạn sẽ mang lại những hiệu quả cho công tác cải thiện năng suất lao động

Thông qua các kết quả nghiên cứu, tác giả để xuất một số giải pháp hướng

155 tới việc cải thiện năng suất lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng và tại Việt Nam.

Giải pháp cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch

4.3.1 Giải pháp cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch Đà Nẵng Để nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế nói chung, các nhà quản trị cần chú trọng tới nâng cao năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp Bởi trong mọi nền kinh tế, khu vực doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng vì có thể giải quyết đƣợc việc làm cho phần lớn lao động của nền kinh tế Cải thiện năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế

Thông qua các hàm ý đƣợc trình bày trong phần 4.2, luận án đề xuất một số giải pháp hướng đến việc cải thiện năng suất lao động đối với các doanh nghiệp dịch vụ du lịch nói chung Các giải pháp này đƣợc xây dựng có thể đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp tập trung vào việc tăng cường quản trị hiệu quả các yếu tố bên trong doanh nghiệp và phát huy tối đa tiềm năng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

4.3.1.1 Giải pháp cải thiện năng suất lao động từ quản trị các yếu tố bên trong doanh nghiệp a Kiện toàn và quản trị hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Trung tâm của các hoạt động liên quan đến năng suất lao động chính là nguồn nhân lực và đối với nội bộ doanh nghiệp, công tác quản trị nhân sự cần đƣợc nâng cao tầm quan trọng Ý thức coi trọng và khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, cam kết về nâng cao năng suất lao động, lãnh đạo tham gia trực tiếp vào hoạt động đổi mới sáng tạo và lãnh đạo cổ vũ cho việc xây dựng văn hóa năng suất – chất lƣợng tại doanh nghiệp là những chỉ tiêu quan trọng và đang trở thành những yêu cầu danh cho những người quản lý khách sạn Một trong những bước tiến quan trọng của công tác tăng cường đổi mới sáng tạo là việc nâng cao nhận thức của người lao động về năng suất lao động, tăng cường năng lực của đội ngũ, nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm quản

156 lý, kinh doanh và nghiệp vụ du lịch và nâng cao năng suất lao động cũng nhƣ mức độ hiệu quả trong hoạt động

Bên cạnh đó, nhà quản trị doanh nghiệp cần thúc đẩy một môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh và mang tới những sự đòi hỏi về cải thiện năng lực làm việc của người lao đông, bao gồm: Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, chú ý xây dựng phong cách đạo đức tốt để hướng tới việc cống hiến những sự cố gắng và khả năng cho công việc đồng thời đạt đƣợc kết quả cao hơn Trong bối cảnh hiện tại, ngoài việc nâng cao năng suất lao động cần phải có các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; kiên định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, bảo vệ tối đa sức khỏe của người lao động cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Điều này giúp các doanh nghiệp ổn định đƣợc tổ chức và đảm bảo hoạt đông sản xuất, kinh doanh hiệu quả Cải thiện năng suất lao động, nói cách khác, chính là phương án bền vững để giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức trong thời kỳ hồi phục kinh tế sau đại dịch

Cuối cùng, đối với nhân lực đảm nhiệm quản lý nhà nước về du lịch, các yêu cầu năng lực mới gồm: khả năng hoạch định chiến lƣợc và chính sách du lịch ở tầm quốc gia, quốc tế; khả năng kết nối, hợp tác để thúc đẩy xã hội hóa đầu tƣ vào du lịch; khả năng thiết lập chuẩn và quản lý đạt chuẩn trong lĩnh vực du lịch; khả năng thu hút và quản trị nhân sự theo mô hình tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động trong khối doanh nghiệp b Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quản trị doanh nghiệp Ứng dụng công nghệ là xu hướng quan trọng của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch nói riêng và khối doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung bởi lẽ những sự tác động của công nghệ giúp nâng cao năng suất lao động nhanh chóng và hiệu quả Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả hoạt động là một tất yếu, nó giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả trong việc thực hiện các quy trình phục vụ, hiệu quả bán hàng và hiệu quả sử dụng nguồn lực thông tin

157 Để có thể nâng cao năng suất lao động, tƣ duy đổi mới sáng tạo cần đƣợc xây dựng và phát triển từ nội bộ doanh nghiệp Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải tận dụng được những sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ địa phương, quốc gia và các nguồn lực khác để đảm bảo việc ứng dụng công nghệ hiệu quả Bên cạnh đó, công tác sử dụng công nghệ cần được đầu tư và nghiên cứu phát triển trước khi đƣợc ứng dụng Các doanh nghiệp, do đó, cần có lộ trình thực hiện, tránh việc ứng dụng không hiệu quả, gây thất thoát và lãng phí Hay nói cách khác, mỗi doanh nghiệp cần phải chọn cho mình mô hình đầu tƣ công nghệ cho phù hợp để phát huy hiệu quả các khoản đầu tƣ, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và phù hợp với năng lực khai thác công nghệ của doanh nghiệp Cuối cùng, mô hình ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp đƣợc tổng hợp theo 04 giai đoạn kế thừa nhau: (1) Đầu tƣ cơ sở về công nghệ, (2) Tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp; (3) Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất và (4) Đầu tƣ để biến đổi doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế

Bên cạnh đó, từ góc độ chính quyền, các hoạt động khuyến khích và thúc đẩy ứng dụng công nghệ có thể kể đến công triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất; xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kế hoạch nâng cao năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo c Phân phối và sử dụng hợp lý nguồn vốn của doanh nghiệp cho cải thiện năng suất lao động

Mỗi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính riêng và có phương pháp đầu tư khác biệt thông qua tầm nhìn và chiến lƣợc phát triển Với việc sử dụng nguồn vốn, các doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động thông qua những phương thức khác biệt:

- Tăng doanh số trên giờ công lao động: Đầu tư tăng cường thêm thiết bị (robot, quầy lễ tân, phương tiện phục vụ khách hàng, máy móc hiện đại …) Nếu lựa chọn phương thức này, các doanh nghiệp phải có tiền và đầu tư đúng, nếu không

158 khoản đầu tƣ đó không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn mà ngƣợc lại sẽ trở thành một cục nợ

- Tận dụng hiệu quả và triệt để nguồn lực hiện có: sử dụng máy móc, nhân công và các hoạt động hiện tại hiệu quả nhất Các doanh nghiệp cần có nhận thức và hiểu biết về nội lực với lực lƣợng lao động giỏi, có sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

- Thay đổi về nền tảng phương thức cung cấp dịch vụ Các doanh nghiệp cần hướng đến việc nâng cao năng suất lao động và thay đổi tư duy của người lao động về công tác thực hiện dịch vụ và giải quyết những vấn đề liên quan

Bên cạnh đó, muốn nâng cao năng suất lao động, bản thân các doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn để đầu tƣ mua sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại Quy mô vốn hạn hẹp, công nghệ sản xuất lạc hậu là nhân tố cản trở tăng trưởng năng suất lao động Việc sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cao hay thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng cơ sở vật chất của từng ngành và toàn nền kinh tế, qua đó tác động tới tăng trưởng năng suất lao động

4.3.1.2 Giải pháp cải thiện năng suất lao động từ phát huy tiềm năng các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp a Tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên làm nền tảng tăng trưởng năng suất lao động Điều kiện tự nhiên đƣợc đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh của ngành du lịch Thành phố Đà Nẵng có lợi thế với nhiều tài nguyên thiên nhiên về du lịch, có tiềm năng phát triển lớn Hay nói cách khác, tiền đề cho lĩnh vực du lịch luôn đƣợc đảm bảo tại Đà Nẵng Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ hơn, các doanh nghiệp hiện tại đƣợc coi là động lực phát triển của ngành du lịch nói riêng và toàn bộ các lĩnh vực kinh tế nói chung, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc coi là chiến lƣợc phát triển quan trọng năng suất lao động của các doanh nghiệp, do đó, cần đƣợc xem xét kỹ càng và cần có công cuộc xây dựng phù hợp Trên cơ sở điều kiện tự nhiên ủng hộ trong quá trình phát triển, các bước thực hiện giải pháp cần được xây dựng như sau:

159 Đầu tiên, rà soát các vấn đề liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và tài nguyên du lịch Nguồn tài nguyên du lịch cần đƣợc thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả, dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều, nhƣng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có chƣa phát huy giá trị của tài nguyên Đặc biệt là trong các vấn đề quan trọng nhƣ vị trí địa lý hay khí hậu cần đƣợc chú trọng để xây dựng nhƣng hướng đi phù hợp

Hạn chế của luận án

Bên cạnh những kết quả nghiên cứu và tính mới của đề tài, nghiên cứu sinh có thể chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại, đó là: Đầu tiên, luận án đƣợc thực hiện với bảng hỏi bao gồm 70 câu hỏi khảo sát nhằm thu thập ý kiến của các khách sạn trong nghiên cứu Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan (đại dịch COVID-19, doanh nghiệp khách sạn đóng cửa, không đón khách, từ chối tham gia khảo sát), số mẫu thu lại phục vụ cho nghiên cứu sơ cấp chỉ đạt 122 mẫu Số mẫu trên có thể gây ra những sai số trong việc xây đo lường và thu thập số liệu hoặc thậm chí là tạo ra sự sai lệch về kết quả phân tích số liệu Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu khi được áp dụng các phương pháp phân tích số liệu (SPSS và AMOS) tạo ra các chỉ số phù hợp ở mức chấp nhận đƣợc với số mẫu nhƣ trên

Thứ hai, luận án đƣợc thực hiện từ năm 2018 nhƣng bị gián đoạn do cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 khiến cho tình hình tài chính toàn cầu bị ảnh hưởng

168 nặng nề Nghiên cứu được thực hiện từ trước thời kỳ COVID-19 xuất hiện (12/2019) và sau đó, cơ chế chính sách của Nhà nước, Chính quyền và thành phố Đà Nẵng nói chung đã có những sự thay đổi so với trước đây Do đó, kết quả nghiên cứu có thể chỉ ra những sự khác biệt và cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp của tác giả Đặc biệt, vấn đề các doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động vì COVID-

19 diễn ra khá phổ biến khiến cho công tác điều tra, thu thập số liệu còn nhiều khó khăn và có thể phải chấp nhận định kiến từ người tiêu dùng các sản phẩm

Thứ ba, mặc dù chủ đề nghiên cứu có thể phát triển rộng thành các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch du lịch tại Việt Nam, phạm vi của luận án mới chỉ giới hạn việc nghiên cứu năng suất lao động trong doanh nghiệp khách sạn nói chung Do đó, những phát hiện mới và kết quả nghiên cứu chƣa thể áp dụng cho doanh nghiệp du lịch hoặc phân ngành cấp 1 theo loại hình kinh tế tại Việt Nam Các nghiên cứu tiếp theo cần phải đƣợc thực hiện đồng bộ và hoàn thiện trên phạm vi rộng hơn hoặc có thể đƣợc thực hiện trên phạm vi nhiều ngành/ lĩnh vực kinh tế để hướng tới việc tìm ra những kết quả nghiên cứu mang tính vĩ mô, tổng quát hơn

Ngày đăng: 02/10/2024, 10:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Kế Hoạch Đầu Tƣ (2005). Phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam: Chìa khoá cho tăng trưởng bền vững. Truy cập tại:http://agro.gov.vn/vn/chitiet_nghiencuu.aspx?id=426 (16 tháng 9 2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam: Chìa "khoá cho tăng trưởng bền vững
Tác giả: Bộ Kế Hoạch Đầu Tƣ
Năm: 2005
2. Bộ Tƣ Pháp (2021). Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Thành phố Đà Nẵng trước tác động của đại dịch Covid-19. Truy cập tại:https://htpldn.moj.gov.vn/Pages/chitiettin.aspx?ItemID=1857&l=Nghiencuutraodoi (16 tháng 9 2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Thành phố Đà Nẵng trước tác động của đại dịch Covid-19
Tác giả: Bộ Tƣ Pháp
Năm: 2021
3. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2022), Du lịch Đà Nẵng sôi động sau mở cửa. Truy cập tại: https://bvhttdl.gov.vn/du-lich-da-nang-soi-dong-sau-mo-cua-20220803110405689.htm (02 tháng 9 2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Đà Nẵng sôi động sau mở cửa
Tác giả: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Năm: 2022
4. Bùi Quang Bình (2009). Vốn con người và đầu tư vào vốn con người. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2(31), 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2
Tác giả: Bùi Quang Bình
Năm: 2009
5. Bùi Quang Bình & Đặng Đình Đức (2018). Phát triển Thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển. 127(5A), 105-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển. 127
Tác giả: Bùi Quang Bình & Đặng Đình Đức
Năm: 2018
6. Bùi Thái Quyên (2014). Năng suất lao động: Lý thuyết và ứng dụng tại Việt Nam. Khoa học lao động và xã hội, 40(3), 5-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học lao động và xã hội, 40
Tác giả: Bùi Thái Quyên
Năm: 2014
7. Cao Hoàng Long (2021). Năng suất lao động và các nhân tố tác động đến năng suất lao động ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất lao động và các nhân tố tác động đến năng suất lao động ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam
Tác giả: Cao Hoàng Long
Năm: 2021
8. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng (2019). Đà Nẵng hoàn toàn có thể trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp, Truy cập tại: https://danang.gov.vn/chinh- quyen/chi-tiet?id=1355&_c=3 (02 tháng 9 2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đà Nẵng hoàn toàn có thể trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp
Tác giả: Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng
Năm: 2019
9. Hà Khánh Nam Giao, Huỳnh Diệp Trâm Anh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn Quang Đồng, Nguyễn Phạm Hạnh Phúc, Bùi Nhất Vương (2020). Ảnh hưởng của vốn tâm lý, tính cách cá nhân đến sự gắn kết công việc của nhân viên khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, 37, 12-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, 37
Tác giả: Hà Khánh Nam Giao, Huỳnh Diệp Trâm Anh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn Quang Đồng, Nguyễn Phạm Hạnh Phúc, Bùi Nhất Vương
Năm: 2020
10. Hoàng Hồng Hiệp & Phạm Thái Hà (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: một phân tích thực nghiệm. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, 04(60), 3-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, 04
Tác giả: Hoàng Hồng Hiệp & Phạm Thái Hà
Năm: 2019
11. Hoàng Mạnh Tuấn (1983). Cơ sở Tiêu chuẩn hóa. Cục Tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Tiêu chuẩn hóa
Tác giả: Hoàng Mạnh Tuấn
Năm: 1983
12. Huỳnh Ngọc Chương & Lê Nhân Mỹ (2016). Tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam: Tiếp cận từ phân tích tăng trưởng - chia sẻ. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 19(03), 18-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 19
Tác giả: Huỳnh Ngọc Chương & Lê Nhân Mỹ
Năm: 2016
13. Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012). Phát triển du lịch biển Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Tác giả: Huỳnh Thị Mỹ Lệ
Năm: 2012
14. Lê Văn Hùng (2016). Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Viện Hàn Lâm – Học viện Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Hùng
Năm: 2016
16. Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch Đầu tƣ (2016). Việt Nam 2035 – Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Truy cập tại:https://www.worldbank.org/vi/news/infographic/2016/02/23/vietnam-2035-toward-prosperity-creativity-equity-and-democracy (16 tháng 9 2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam 2035 – Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ
Tác giả: Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch Đầu tƣ
Năm: 2016
18. Nguyễn Đông Phong (2010). Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 233(3), 12-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển Kinh tế
Tác giả: Nguyễn Đông Phong
Năm: 2010
19. Nguyễn Đức Bảo & Vũ Duy (2019). Tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: thực trạng và chính sách. Phản ứng chính sách số FPE-2020-01. Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: thực trạng và chính sách
Tác giả: Nguyễn Đức Bảo & Vũ Duy
Năm: 2019
20. Nguyễn Hồng Sơn & Phan Chí Anh (2013). Quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hồng Sơn & Phan Chí Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
21. Nguyễn Hồng Sơn (2010). Dịch vụ Việt Nam 2020. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ Việt Nam 2020
Tác giả: Nguyễn Hồng Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
22. Nguyễn Quốc Tế & Nguyễn Thị Đông (2013). Đo lường tăng năng suất lao động ở Việt Nam bằng phương pháp phân tích tỉ trọng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 273, 17-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển Kinh tế
Tác giả: Nguyễn Quốc Tế & Nguyễn Thị Đông
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Số lượng nghiên cứu quốc tế về năng suất lao động và năng suất - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 1.1 Số lượng nghiên cứu quốc tế về năng suất lao động và năng suất (Trang 35)
Bảng 1.3: Tổng hợp định nghĩa về năng suất qua một số thời kỳ - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 1.3 Tổng hợp định nghĩa về năng suất qua một số thời kỳ (Trang 38)
Hình 1.2: Chu trình đảm bảo năng suất - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 1.2 Chu trình đảm bảo năng suất (Trang 64)
Bảng 1.5: Nội dung và lợi ích các nguyên tắc của ISO 9000 - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 1.5 Nội dung và lợi ích các nguyên tắc của ISO 9000 (Trang 67)
Hình 1.3: Khung lý thuyết về cải thiện năng suất lao động của ILO (2020) - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 1.3 Khung lý thuyết về cải thiện năng suất lao động của ILO (2020) (Trang 69)
Hình 1.4: Khung lý thuyết về năng suất và hiệu quả của Monga (2004) - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 1.4 Khung lý thuyết về năng suất và hiệu quả của Monga (2004) (Trang 72)
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 77)
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất (Trang 88)
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung (Trang 90)
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh về yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện   năng suất lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh về yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện năng suất lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 91)
Bảng 2.4: Thang đo các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải thiện - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 2.4 Thang đo các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải thiện (Trang 92)
Bảng 2.6: Các tiêu chí tính toán Năng suất lao động sử dụng trong luận án - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 2.6 Các tiêu chí tính toán Năng suất lao động sử dụng trong luận án (Trang 100)
Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam trong giai - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 3.1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam trong giai (Trang 107)
Bảng 3.1: Năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng năng suất lao động - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 3.1 Năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (Trang 112)
Hình 3.3: Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam và Đà Nẵng trong giai đoạn - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 3.3 Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam và Đà Nẵng trong giai đoạn (Trang 115)
Hình 3.4: Tổng thu từ khách du lịch cả nước và Đà Nẵng giai đoạn 2015-2019 - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 3.4 Tổng thu từ khách du lịch cả nước và Đà Nẵng giai đoạn 2015-2019 (Trang 116)
Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng Năng suất lao động của nhóm 216 khách sạn trong - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 3.5 Tốc độ tăng trưởng Năng suất lao động của nhóm 216 khách sạn trong (Trang 120)
Hình 3.6: So sánh năng suất lao động 3 nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 3.6 So sánh năng suất lao động 3 nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực (Trang 124)
Hình 3.7: Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động ba nhóm doanh nghiệp - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 3.7 Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động ba nhóm doanh nghiệp (Trang 125)
Hình 3.8: Tỷ lệ phần trăm khách sạn thuộc 3 nhóm năng suất lao động trên địa - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 3.8 Tỷ lệ phần trăm khách sạn thuộc 3 nhóm năng suất lao động trên địa (Trang 126)
Bảng 3.9: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong khảo sát diện rộng - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 3.9 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong khảo sát diện rộng (Trang 132)
Bảng 3.10: Kết quả phân tích ANOVA về cảm nhận các yếu tố ảnh hưởng đến Năng suất lao động - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 3.10 Kết quả phân tích ANOVA về cảm nhận các yếu tố ảnh hưởng đến Năng suất lao động (Trang 133)
Bảng 3.12: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính giữa cải thiện năng suất lao - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 3.12 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính giữa cải thiện năng suất lao (Trang 139)
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy bội giữa các yếu tố bên ngoài và  bên trong doanh nghiệp theo dữ liệu khách sạn tại thành phố Đà Nẵng - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy bội giữa các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp theo dữ liệu khách sạn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 140)
Bảng 3.14: Tổng hợp các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 3.14 Tổng hợp các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của (Trang 143)
Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết (Trang 145)
Hình 3.9: Mô hình nghiên cứu sau phân tích - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 3.9 Mô hình nghiên cứu sau phân tích (Trang 148)
Hình 3.10: Hình học hoá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Hình 3.10 Hình học hoá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (Trang 150)
Bảng 4.2: Xu hướng tăng trưởng của các yếu tố nghiên cứu - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 4.2 Xu hướng tăng trưởng của các yếu tố nghiên cứu (Trang 155)
Bảng 4.3: Hạn chế và nguyên nhân của năng suất lao động trong các doanh - Năng suất lao Động của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam nghiên cứu Điển hình trường hợp thành phố Đà nẵng
Bảng 4.3 Hạn chế và nguyên nhân của năng suất lao động trong các doanh (Trang 162)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w