Phạm vỉ nghiên cứu: Luận án khảo sát các văn bản thuộc dòng thơ yêu nước ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, từ đó xác định các nhà thơ tiêu biểu để nghiên cứu sâu, đó là: Ngô Kha, Trần Qu
Trang 1_ ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
TRAN THANH BINH
CHU AM VA THU PHAP
TRONG THO CUA CAC NHA THO DAN THAN
LUẬN ÁN TIEN SĨ LY LUẬN VAN HOC
Thanh phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRAN THANH BÌNH
Chuyén nganh: Ly luan van hoc
Mã số: 9220120
LUẬN AN TIEN SĨ LÝ LUẬN VAN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYÊN THỊ THANH XUÂN
Phản biện độc lập: PGS TS Bùi Thanh Truyền
PGS TS Tôn Thị Thảo Miên
Phản biện 1: PGS TS Tôn Thị Thảo Miên
Phản biện 2: TS Hoàng Kim Oanh
Phản biện 3: PGS TS Nguyễn Văn Kha
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân.
Một phần của luận án đã được trình bày trong các công trình nghiên cứu sau:
I Tran An Bình (2011) Nhạc điệu trong tho từ góc nhìn tác động Tap chí Khoa
4 Trần Thanh Bình (2016) Hiện tượng thơ ca dan thân ở miền Nam giai đoạn
1954-1975 Kỷ yếu Hội thảo Những vấn dé văn học và ngôn ngữ Nam Bộ (quyển2) TPHCM: Đại học Quốc gia
5 Trần Thanh Bình (2017) Dấu ấn hiện sinh trong thơ Lê Văn Ngăn Kỷ yếu hội
thảo "Một số van dé khoa học xã hội và nhân van” TP HCM: Đại học Quốc gia
TP HCM
6 Tran Thanh Binh (2020a) Lưu Hiệp ban về thủ pháp sáng tác trong Văn tâm
điêu long Tạp chí khoa học Đại học Sai Gon
7 Trần Thanh Bình (2020b) Văn hoc dan thân Jean Paul - Sartre Tap chí khoa
hoc Dai học Sai Gon
8 Tran Thanh Binh (2020c) Về khái niệm chủ âm va thu pháp trong lý thuyết
Hình thức Nga Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
9 Trần Thanh Bình (2020d) Nguyễn Quốc Thái - nhà thơ phản chiến thầm lặng
Tạp chi Lý luận phê bình văn học - nghệ thuật
10 Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động (luận văn Thạc sĩ)
Moi trích dan và nội dung tham khảo trong luận án đều trung thực và được ghi chú xuất
xứ rõ ràng theo Quy định về trích dẫn và chống đạo văn của Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành kèm theoQuyết định số 02/QD-XHNV-TTPC-SHTT ngày 19/01/2018
TP Ho Chí Minh, ngày tháng — năm 2023
Tác gia luận án
TRAN THANH BINH
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và Ban chủ nhiệm Khoa Văn họcTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh;
Ban Giám hiệu Trường Dai học Sai Gòn, Ban Giám hiệu Trường Trung học Thực
hành Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi dé tôi hoàn thành luận án
Xin trân trọng cảm ơn quý Thay Cô trong và ngoài trường đã giảng dạy, giúp đỡtrong suốt quá trình tôi học tập và thực hiện luận án tại cơ sở đào tạo Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Xin trân trọng cảm ơn gia đình và thân nhân các nhà thơ dan thân ở Huế, BìnhĐịnh, Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận thu thập thông tin và thi phẩm
quý báu của các nhà thơ để làm tư liệu khảo sát Chân thành cảm ơn các trí thức miềnNam, đặc biệt là nhà thơ Nguyễn Quốc Thái đã hỗ trợ và chia sẻ cho tôi những tư liệu
quan trong dé hoàn thành luận án
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị Thanh Xuân,
người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, dìu dắt, hỗ trợ; luôn động viên, khích lệ trong suốtthời gian qua dé tôi có thé làm tốt công việc nghiên cứu của mình
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn quan tâm, ủng hộ tôi
hoàn thành luận án này.
TP Hô Chi Minh, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
TRAN THANH BÌNH
Trang 5MỤC LỤC
DAN NHABP o.oo %%%ỪỪỪỤŨŨỤŨẰŨỤŨÚŨẦAWŨŨAẶAẶỤẶẮẰA 1
1 Lý do chọn đề tai c.ccececcecccccscsscscsscssesessesscsessssesscsucscsscsvcucsucscsussessssvcscsussesussesscsvcacsussesussescees |
2 Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU ¿2-5 + St9S£2E++EE2EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrrrrrei 3
3 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu - + + 2+S++E++E2E£EtExvEEeExerxerxerrzrrree 4
4 Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu - ¿2 ¿+ ++S£+E++E£2EE+EEEE£EEEEEvEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrrrrrrei 6
5 Đóng góp của luận ấn + sk + TH TH HH nọ nọ nọ ng ng 7
6 Cấu trúc luận án -+++©+++++E++t2E+++EEEL+EEEEE.T.1E TT T.T T.EEririiriirrrie 7 Chương 1 Tổng quan tình hình tiếp nhận và nghiên cứu 2 2 s25+2=++s++s+ 8 1.1 Tình hình tiếp nhận trường phái Hình thức Nga trong đời sống văn học Việt Nam 8 1.2 Tình hình nghiên cứu tho dan thân ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 - 21
Tiểu kết chương 1 oececcecccccccscssesscsesscsscscsscsesscscsessssesscsesscsuesesucscssssessesecsesucsesecsesesseeseseeaes 33 Chương 2 Những căn cứ lý thuyết và lịch sử - 2-5: 2S E2Et2E 2E EEEErkrrrkerrree 34 2.1 Một số van dé lý thu yẾt 52 SE E3 E219 121821212111121111111111111 1111111101111 xe 34
2.1.1 Trường phái Hình thitc ÌGA «cv it 34
2.1.2 Khái niệm dấn thân và văn học dan thân của Jean - Paul SArtre -:-:s: 51 2.2 Tho dan thân ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 - ¿+ 2+k+EE+E£EEEEEEEEEEEerksrervee 59
2.2.1 Bối cảnh lịch sứ, xã hội, VAN hÓA - c1 3K vn che 59 2.2.2 Tình hình vận động và phát triển của dòng thơ dấn thân - :-=s+s+- 65 2.2.3 Một số nhà thơ dan thân tiêu biỂM - : +-©5+c2E++eEE++etExeterrterrrverrrreed 79 Tiểu kết chương 2 - ¿+52 E9SE+E£EE‡EEE9EE2EEE3212111211121111111111111111111 111.111 xe 84 Chương 3 Chủ âm trong thơ của các nhà thơ dan thân ở miền Nam giai đoạn 1954 -
Lư - 85
3.1 Chủ âm sử thi - - - Gà ST HT HH HH TH Hà 85
3.1.1 Ngợi ca đất HƯỚC 5c SttÉTt EEEEE E111 1121111211111 11.1111 85 3.1.2 Khăng định lịch sử: - 5-5 Sc5+SESESEEE2E 2E E2 2212121212121 errreo 90 3.1.3 Ngợi ca CONG AON ceeccececcesescsscssssssessessesessesessessesessssessssussessssesissesecsessssssssessecseseees 95
3.2 Chi Am 000i: 0101707 97
3.2.1 081.7 n./ nhe 98
3.2.2 NOI throng XOt, Di PAGN nnnnnnn.ẻauaẢẢ 103
3.3 Chủ âm phản chiến c.ccccccccsssssssssssssesessessessesssssssssssssssanssussussessessessessessessessssusseeaeeaes 111
3.3.1 Phản kháng chiẾn tran voccecccccccsscecssssscesessesessssesssssesessssssessesesscsessesssvsvesveseseeseeee 112
3.3.2 Khao khát FỰ (ÌO - cee 117
(Ta AGU Urn ng ốc 122
Trang 6Tiểu kết chương 3 - - 2E E+SESE2E£EE2E9EE 2121911 211111111111 1111111111111 01111111 ce 128 Chương 4 Thủ pháp trong thơ của các nhà tho dấn thân ở miền Nam giai đoạn 1954 -
ÔỘỔ cọ cọc cọ cọ Ọ TH TH TH TT 1 0 0 TH T0 0 0 0010010010090 130
4.1 Thủ pháp lạ hóa ngôn tÙ - - G2 E1 1 HH TH gọn ng nưn 130
4.1.1 Thủ pháp chuyển nghĩa theo nguyên tắc tương AON - 55c cccccccccse: 130 4.1.2 Thú pháp chuyển nghĩa bằng phối hợp nghịch lý - ¿5c 5s+cccccesreceereerses 139
4.2 Thủ pháp tạo nhạc tính cho tho - G 1 111339111199 10111 1 11 1n kh 145
4.2.1 Thủ pháp tạo nhhip fÏƠ cv HH ng và 145
4.4 Thủ pháp tô chức và kết cấu bài thơơ - ¿5c +ES£+k2EE‡EEEEEEEEEEE2EE1121111511 11111 xe 165
4.4.1 Thủ pháp chọn thé tÏưƠ - - + 2S SE SE*E‡E‡EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111111 1E cxe 165 4.4.2 Thủ pháp tổ chức kết cấu bài tHơƠ - - +: 5e SE+E‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrkrkes 175 Tiểu kết chương 4 ¿+ + kSE‡E£EE9EEEEEE121E111111011211111111111111111111 111101111 10 183 40000011757 185
Trang 7DAN NHAP
1 Lý do chọn đề tai
1.1 Thơ là thé loại văn học ra đời từ rất sớm và hiện diện cùng loài người chomãi đến hôm nay Với người Việt, thơ luôn là thể loại chủ đạo và dòng thơ yêu nướcluôn là chủ lưu Từ nhu cầu tự nhiên của từng cá nhân trong tiếp xúc với đời sông,qua lời và chữ, tho đi vào đời sống cộng đồng, lan truyền ý tưởng, niềm yêu, gópphần hình thành đời sống tinh thần của con người, dẫn dắt họ sống, nghĩ và hành động
theo nguyên tắc của cái đẹp, cái tốt và cái thật, cùng với khát vọng dựng xây đất
nước Trên hành trình dài của mình, thơ mang đến rất nhiều giá trị Những giá trị ấyđược nhìn nhận một cách khác nhau, tùy theo cách nhìn, hoàn cảnh, nhu cầu Vũ trụthơ là bao la và bí ân; dé thâm nhập vào thế giới ấy, biết bao cánh cửa đã đi qua với
vô vàn bàn chân dò dẫm Hành trình bước đi của tôi, cũng là những bước chân dò
dẫm vào thế giới thơ, để tìm nhận những giá trị mới, chưa người khám phá, hoặc ít
người khám phá.
1.2 Đầu thế kỷ XX, có một nhóm các nhà nghiên cứu trẻ từ nước Nga xa xôi,
ngay khi ngồi trên giảng đường đại học, đã tập trung tra vấn về thơ: họ được mệnh
danh là các nhà Hình thức Nga Chạm vào ngôn ngữ, chú tâm vào thủ pháp, họ đã nốilại con đường mà Plato va Aristotle đã phác ra, theo cach mới của tinh thần khoa họcnhân văn hiện đại Họ tuyên bố: “Lịch sử văn học là lịch sử của những thủ pháp” (dẫn
theo Đỗ Lai Thúy, 2001, tr 44); khi yêu cầu nghiên cứu văn học là trả lời câu hỏi:
“Cái gì làm cho ngôn ngữ, vốn là chất liệu phô thông của đời sống, của rất nhiều lĩnh
vực hoạt động khác, trở thành ngôn ngữ văn chương?” (dẫn theo Đỗ Lai Thúy, 2001,
tr 88), các nhà Hình thức Nga đã kháng cự lại quán tính đọc văn chương chủ yếu là
nắm bắt nội dung Với họ, mỗi bài thơ là một vật thể, không phải là ý tưởng
1.3 Những phát hiện trên đây của các nhà Hình thức Nga làm chấn động giới
văn chương theo cả hai phía, cả ủng hộ lẫn phê phán Thời gian đã là trọng tài công
minh nhất: Trường phái của họ được xem là cách tân nhất thé ky Nhưng cùng với họ,
vẫn có những tìm tòi khác, nhất là khi nhân loại trải qua hai cuộc thế chiến kinh
hoàng, cùng hệ quả của thời kỳ thực dân đẫm máu Jean - Paul Sartre là khuôn mặt
noi bật trong làng Văn và Triết một thời nhờ những suy tư sâu sắc và những bày tỏthiết tha về tình thế này của nhân loại Cùng với các quan điểm hiện sinh, công trình
Trang 8Văn học là gì? của ông đã mang lại nhiều đối thoại mới, nối kết văn chương và đờisống Nhat quán trong tinh thần ý thức về trách nhiệm với mình và với cộng đồng,
Jean - Paul Sartre luôn dé cao thái độ dan thân Và như vậy, van đề sứ mệnh của nhà
văn nổi lên và thông điệp từ văn chương được chú ý Cũng như các nhà Hình thứcNga, Jean - Paul Sartre chỉ là người khơi lại những đúc kết của người xưa ở phươngĐông và phương Tây về vai trò của văn chương, theo cách mới
1.4 Trong hành trình học tập và nghiên cứu văn học của mình, chúng tôi đã có
điều kiện tiếp xúc với thơ Việt Nam đương đại Đó là thời gian chúng tôi làm luận vănthạc sĩ: “Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động” Những tìm hiểu nàythôi thúc chúng tôi khám phá tiếp một mảnh đất còn rất nhiều mời gọi Khi tìm đọc
tác phẩm của các nhà thơ miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, chúng tôi bất ngờ phát
hiện thế giới thơ của họ dung chứa rất nhiều những mạch ngầm dữ dội Thế giới thơnày khác han với tất cả những thời kỳ thơ ca Việt Nam trước đây; đặc biệt nơi ấy,cũng tràn đầy tinh thần xã hội mà hoàn toàn không giống với dòng thơ Việt cùng thời
với nó ở miền Bắc, đó là khuynh hướng dan thân
1.5 Những khác biệt trong khuynh hướng thơ dan thân này buộc chúng tôi phải
đi tìm một hướng tiếp cận tương thích Với chúng tôi, trường phái Hình thức Ngamang lại rất nhiều gợi mở khi kết hợp với nhãn quan xã hội của Jean - Paul Sartre,cũng như với một số các cách đọc khác Trước hết, là xuất phát từ yêu cầu thiết yếucủa văn bản; thứ hai, là từ những quan sát về văn cảnh Về văn bản, chúng tôi nhận ra
hai phương diện lớn cùng hòa quyện nơi đây: Một ý thức kháng cự không ngừng với
môi trường đương thời; một khát khao hiện đại hóa thơ Việt Về văn cảnh, qua tài liệu
lịch sử, giáo dục, văn hóa, văn học, chúng tôi hiểu là miền Nam Việt Nam giai đoạn
1954 - 1975 đã tiếp tục thiết chế dân chủ tư sản, cũng có nghĩa là liên tục duy trì con
đường hiện đại hóa xã hội, đã có từ thời thực dân Pháp đô hộ nước ta: ở đó, các nhà
thơ đã có điều kiện hội nhập vào thế giới Tinh thần mở và chấp nhận sự khác biệt đã
đi vào thơ họ, từ ý tưởng cho đến bút pháp
1.6 Tỉnh thần đề cao hình thức và kỹ thuật sáng tác của Hình thức Nga và thái
độ đề cao nhiệm vụ “bóc trần” xã hội của văn xuôi của J.-P Sartre là tiền đề và nềntảng lý thuyết cho luận án ngỡ như là một điều nghịch lý với nhau, và với cả đối
tượng khảo sát Tuy nhiên, nghịch lý này có điểm chung ở tỉnh thần sáng tạo văn
Trang 9chương và cảm quan xã hội mà sáng tác của các nhà thơ có xu hướng dan thân ở miềnNam giai đoạn 1954 - 1975 là minh chứng Nếu xem lý thuyết chủ âm và thủ phápcủa Hình thức Nga là lý thuyết có tính đột phá trong nghiên cứu văn học, tư tưởngdan thân của Sartre có tính cách mạng, thì hành trình cầm bút của các nhà thơ danthân đã đi trên hai giềng mối: đề cao tính sáng tạo, mới mẻ trong kỹ thuật sáng tác vàchú ý đến tinh than đấu tranh xã hội Hiện nay, vẫn chưa có một công trình nảo mangtính quy mô và hệ thống, tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan như vừa đề cậptrên; nghĩa là chưa vận dụng lý thuyết chủ âm và thủ pháp để soi chiếu một hệ thốngvào hiện tượng thơ Việt Nam với tinh thần đề cao cá tính sang tạo của nhà thơ và tinhthần đấu tranh vì xã hội của họ
Vì vậy, trong chặng nghiên cứu mới này, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu về sựhiện diện, giá tri và tính tác động của dòng thơ dấn thân ở miền Nam, qua các dữ kiện
từ văn bản, dé nói rằng, có nhiều con đường và nhiều tâm thé dé người ta sáng tác vàtiếp nhận Cái này không loại trừ cái kia, cái này không làm giảm hiệu quả của cáikia, như một thời chúng ta tin vào cái duy nhất từ một vài khái quát quá lớn Và điều
quan trọng là làm sao qua thử thách của thời gian, những chọn lựa của chúng ta,
những tác phẩm văn chương của chúng ta còn sáng mãi
Do là những lý do mà chúng tôi, kẻ đến sau, đám dan mình chọn đề tài: Chu âm
và thủ pháp trong thơ của các nhà thơ dan thân ở miễn Nam giai đoạn 1954 - 1975
cho luận án của mình.
2 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung khám phá dong tho dan thân ở
miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, qua một số nha thơ tiêu biểu, trên hai
phương diện chủ âm và thủ pháp Dé tiễn hành công việc này, luận án sẽ xác định cáccăn cứ lý thuyết và lịch sử, làm điểm tựa khoa học cho công trình nghiên cứu Về lý
thuyết, là khái niệm chủ âm (dominant) và thủ pháp (device) của hai nhà Hình thứcNga Roman Jakobson và Viktor Shlovsky; cùng quan niệm về thơ dan thân (engagedpoetry) của nhà văn - triết gia Jean - Paul Sartre Về lịch sử, là bối cảnh xã hội văn
hóa miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, trong đó các nhà thơ dẫn thân xuất hiện với các
xu hướng khác nhau, cùng tình hình tiếp nhận thơ của họ qua các thời kỳ
Trang 102.2 Phạm vỉ nghiên cứu: Luận án khảo sát các văn bản thuộc dòng thơ yêu
nước ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, từ đó xác định các nhà thơ tiêu biểu để
nghiên cứu sâu, đó là: Ngô Kha, Trần Quang Long, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Quốc Thái,
Trần Vàng Sao, Đông Trình, Thái Ngọc San, Võ Quê, Trần Phá Nhạc; đồng thời, đọc
kỹ một số tư liệu mới nhất liên quan đến trường phái Hình thức Nga và công trình
“Văn học là gì?” của Jean - Paul Sartre, cũng như các tài liệu căn bản về chủ nghĩa
hiện sinh.
3 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu3.1 Cơ sở lý thuyết: Luận án được gợi ý cơ sở từ lý thuyết chủ âm và thủ phápcủa trường phái Hình thức Nga va tu tưởng dan thân của triết học hiện sinh
Hai khái niệm chú âm và thủ pháp là hai tiêu điểm quan trọng trong hệ lý thuyếtcách tân của các nhà Hình thức Nga Khái niệm thi pháp do Viktor Shklovsky đề ra,
nhấn mạnh các kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ trở nên dep dé, lạ hóa,
có tính nghệ thuật Khái niệm chu âm do Roman Jakobson đề ra, gắn với chức năngthẩm mỹ, nhắn mạnh vào hai phương diện: tính âm thanh và tính hệ thống Chu âmmang một ý nghĩa mới, được xem như “một yếu tố tiêu điểm của một tác phẩm nghệthuật, nó thống trị, quy định và cải biến những yếu tố khác” (dẫn theo Đỗ Lai Thúy,
2001, tr.196) Hai khái niệm này góp phan tạo nên những quan niệm và những hướngtiếp cận mới: vừa bao quát để rút ra bản chất đặc trưng cơ bản của đối tượng, vừa
chuyên chú khám phá “tính văn học” từ những biện pháp độc đáo trong nghệ thuật sáng tạo Đây cũng là lý do tôi chọn chúng làm cơ sở phương pháp luận cho luận án
của minh.
Tư tưởng ddan thân là một trong những tư tưởng quan trọng và tích cực trong
triết học hiện sinh Tư tưởng này được triết gia Jean - Paul Sartre (và cả AlbertCamus) đề cao trong hệ tư tưởng của mình Dan thân chỉ thái độ hoặc hoạt độngmang tính chiến đấu, tình nguyện, bất chấp gian nan Trong hoàn cảnh chiến tranh,
dan thân là lựa chon của một số người cầm bút miền Nam - trong đó có các nhà thơ
mà luận án đề cập đến - dé góp phan khang định ý nghĩa tồn tại của mình và góp phanđấu tranh tích cực cho xã hội Tư tưởng này là cơ sở giúp luận án khu biệt đối tượng
nghiên cứu.
Trang 11Từ cơ sở này, luận án triển khai vận dụng nghiên cứu đối tượng chính là khuynhhướng tho dan thân ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, tập trung khai thác các chủ
âm nổi bật và các thủ pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của họ
3.2 Phương pháp nghiên cứu: dé nhận diện các chủ âm và thủ pháp trong sángtác của một số nhà tho dan thân ở miền Nam, luận án sử dụng đồng thời một số hướngtiếp cận chuyên ngành và một số phương pháp nghiên cứu sau:
Hướng tiếp cận nghiên cứu chuyên ngành
Các hướng tiếp cận thi pháp học hiện đại, tiếp cận xã hội học văn học và tiếpcận văn hóa - lịch sử là ba hướng nghiên cứu bồ sung quan trọng của luận án
Với thi pháp học hiện đại, chủ âm va thủ pháp sẽ được phân tích sâu hon trong
cái nhìn liên hoàn từ quan niệm nghệ thuật đến các phạm trù thi pháp học
Với tiếp cận xã hội học văn học: luận án sẽ có cái nhìn bao quát về sự hình
thành, vận động và phát triển của đối tượng nghiên cứu trong tương quan với các đốitượng thơ ca khác từ góc nhìn đồng đại và lịch đại
Với tiếp cận văn hóa - lịch sử: bằng các dữ kiện lịch sử, văn hóa, luận án sẽ tìm
ra nguyên nhân nảy sinh đối tượng, đồng thời, tìm hiểu sự tác động của các yếu tố nàyđến đặc điểm về chủ âm và thủ pháp trong các sáng tác của nhà thơ dan thân
Một số phương pháp khácPhương pháp loại hình học: nhằm khu biệt khuynh hướng và xác định các đặc
điểm về chủ âm và thủ pháp trong các sáng tác của nha thơ dan thân
Phương pháp cau trúc - hệ thong: hệ thống hóa các tư liệu, xây dung hệ van dé,
khám phá tính cấu trúc trong đối tượng nghiên cứu, triển khai văn bản, khái quất sự
vận động của chủ âm và hiệu ứng của các thủ pháp trong sự vận động và phát triển
của nền thơ Việt Nam
Phương pháp so sánh - đối chiếu: phân tích những tương đồng và khác biệt
trong tác phẩm của từng tác giả, trong tác pham của những tác giả là đối tượng nghiêncứu, trong xu hướng sáng tác đương thời dé làm rõ phong cách và đóng góp của từng
tác giả, từng khuynh hướng sáng tác.
Phương pháp thống kê - phân loại: thông kê tần số xuất hiện của tất cả các yếu
tố thuộc hai phạm trù chủ âm và thủ pháp ở tat cả tác phâm thơ trong phạm vi nghiên
cứu của luận án, từ đó phân loại vào các nhóm theo hệ vân đê.
Trang 12Phương pháp phỏng vấn: thực hiện trong quá trình sưu tầm tài liệu, nhằm tìmhiểu mở rộng tầm nhìn, thu thập tài liệu bổ ích, khảo sát thực tế hợp lý, từ nhữngnhân chứng sống đến giá trị của những tư liệu được thu thập, tìm thấy trong luận án
Từ cơ sở đó, xác lập quan điểm, điểm nhìn khoa học, khách quan khi nghiên cứu đối
tượng.
Các hướng tiếp cận và phương pháp nêu trên được vận dụng từ khâu đầu tiên
đến khâu cuối cùng của luận án, kết hợp cả định lượng và định tính
4 Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu
4.1 Ý nghĩa
Luận án được tiến hành trong mong muốn mang lại những ý nghĩa thực tiễn vakhoa học sau: Thứ nhất, giới thiệu tập trung một dòng thơ yêu nước đặc biệt ở mộtkhông gian và thời gian mà lịch sử văn học Việt Nam chưa quảng bá nhiều Thi? hai,khang định là cùng trong cảm hứng yêu nước, văn học nói chung và thơ nói riêng, có
thé có nhiều cách biểu đạt khác nhau Thi ba, những quan niệm mới về sáng tác (quathơ dan thân miền Nam) và tiếp nhận (qua trường phái Hình thức Nga và quan niệm
về văn học của Jean - Paul Sartre) từ trường hợp này sẽ đem đến những chuyên biếnnhất định về tư duy và giá trị cho đời sống văn học
4.2 Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng đến các mục đích sau:
- Tiếp cận và ứng dụng hai khái niệm quan trọng của lý thuyết Hình thức Ngavào nghiên cứu thơ Việt Nam để khăng định một hướng đi cần thiết trong quá trìnhnghiên cứu và phát triển của lý luận văn học Việt Nam hiện đại
- Tiếp cận văn bản thơ của các nhà thơ dan thân ở miền Nam, khái quát nênnhững chủ âm nổi bật đồng thời đi sâu phân tích và giải mã những ký hiệu của hệthống thủ pháp có khả năng tạo hiệu ứng nghệ thuật trong các văn bản thơ đó, nhằmđánh giá những đóng góp về nghệ thuật lẫn tác động xã hội của dòng thơ này
- Bước đầu nhận xét, đánh giá về thành tựu và hạn chế của tho dan thân ở miềnNam; đồng thời, xác định vị trí và những đóng góp của chúng trong khuynh hướng
văn học yêu nước miên Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
Trang 135 Đóng góp của luận án
- Về lý thuyết: Luận án đã vận dụng kết hợp trường phái Hình thức Nga và lýthuyết Hiện sinh, là hai hướng tiếp cận lâu nay tưởng chừng là đối nghịch, để nghiên
cứu một dòng thơ đặc thù của Việt Nam Bên cạnh đó, luận án đã phân tích và lý giải
đối tượng trên các phương diện văn bản (text), văn cảnh (context) và hiệu ứng(effect), nhăm khang định những đóng góp của dòng thơ dan thân miền Nam trongtiễn trình phát triển của văn chương và xã hội Việt Nam
- Về thực tiễn: luận án góp phần gợi mở, khám phá một bộ phận thơ có đóng góp
cả về phương diện tư tưởng lẫn phương diện nghệ thuật; là tài liệu tham khảo về việc
vận dụng những thành tựu nghiên cứu của trường phái Hình thức Nga với văn học
Việt Nam; đồng thời góp phan bổ sung vào lịch sử thơ ca Việt Nam nói riêng, và lich
sử văn học Việt Nam nói chung, những tác giả và tác phẩm sáng giá
6 Cấu trúc luận ánLuận án gồm 263 trang, ngoài phần Dân nhập (07 trang), Kết luận (03 trang),Tài liệu tham khảo (15 trang), Phụ luc (61 trang), được triển khai thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình tiếp nhận và nghiên cứu (26 trang): trình bàykhái quát tình hình tiếp nhận trường phái Hình thức Nga ở Việt Nam (dịch thuật, giớithiệu, vận dụng) và tình hình nghiên cứu dòng thơ dan thân giai đoạn 1954 - 1975 ởmiền Nam Việt Nam
Chương 2 Những căn cứ lý thuyết và lịch sử (51 trang): giới thuyết các khái
niệm then chốt mà luận án vận dụng: chủ âm, thủ pháp, dan thân; trình bày bối cảnh
xã hội ra đời của những tác phẩm thơ của các nhà thơ dan thân; tạo tiền đề cho việc
khảo sát chủ âm và thủ pháp ở chương 3 và chương 4.
Chương 3 Chủ âm trong thơ của các nhà thơ dan thân ở miễn Nam giai đoạn
1954 - 1975 (45 trang): trình bày những chủ âm nổi trội suốt 20 năm trong thơ củanhững nhà tho dan thân, ghi nhận những giá trị tư tưởng của thơ dan thân miền Namtrong hành trình đấu tranh giành tự do của dân tộc
Chương 4 Thủ pháp trong thơ của các nhà thơ dan thân ở miễn Nam giai đoạn
1954 - 1975 (55 trang): khảo sát, đánh giá hiệu quả sử dụng các thủ pháp nghệ thuật ở
tác phâm thơ trong mối quan hệ với chủ âm; khang định những ưu thế va đóng góp
tích cực của các cây bút trẻ trong tiến trình hiện đại hóa thơ Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VÀ NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày ở Dán nhập, trong chương này chúng tôi sẽ triên khai hai nội
dung chính: tình hình tiếp nhận trường phái Hình thức Nga trong đời sống văn họcViệt Nam; và tình hình nghiên cứu thơ dan thân ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954
- 1975 Những thông tin về tình hình nghiên cứu, cả bình diện lịch sử lẫn bình diện lýthuyết sẽ giúp chúng tôi xác định được chỗ đứng nghiên cứu của mình, nhăm tiếp tục
đối thoại, khám phá về đối tượng mà chúng tôi đang tìm hiểu
1.1 Tình hình tiếp nhận trường phái Hình thức Nga trong đời sống văn học
Việt Nam
Trong phan này, chúng tôi sẽ trình bày chung tat cả hoạt động tiếp nhận, gồm
giới thiệu, dịch thuật, nghiên cứu, vận dụng, ở các không gian khác nhau theo trình tự
thời gian, bởi vì, chúng tôi nghĩ là các hoạt động có mối tương liên với nhau rõ rệt
Ở Việt Nam, tiếp nhận và ứng dụng lý thuyết phương Tây có sự khác nhau do hệthống chính trị tư tưởng khác nhau Từ năm 1954 - 1975, miền Bắc chịu ảnh hưởng
của hệ lý thuyết Marx - Lenin, miền Nam phát triển trong thiết chế dân chủ tư sản Vì
vậy, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi miền Bắc còn xem lý luận và phê bìnhphương Tây là phi chính thống, thì ở miền Nam đã tiếp nhận và ứng dụng lý thuyếtphương Tây Những lý thuyết mới của Thi pháp học, Cấu trúc luận, và cả Hình thứcNga lần lượt mang đến cho văn học miền Nam nhiều ảnh hưởng tích cực
Nguyễn Văn Trung là một trong những gương mặt tiên phong ở miền Nam tiếp
cận và vận dụng thành tựu lý thuyết văn học phương Tây Năm 1965, trong Lược
khảo văn học tập 3, ông đã đề cập đến các hệ thống lý thuyết và phê bình văn học
Trong chương Ngôn ngữ văn chương, ông đề xuất quan điểm xem ngôn ngữ văn
chương như một hệ thống tín hiệu, và cũng là người đầu tiên đề cập đến lý thuyết củaRoman Jakobson: “R Jakobson phân biệt sáu yếu tô của lời nói: người nói, ngườinghe, hoàn cảnh, sứ điệp, tiếp xúc, ám hiệu” (Nguyễn Văn Trung, 1965, tr.329) Kết
hợp với các lý thuyết Phân tâm học, Hiện sinh, Cấu trúc luận, công trình này đã đưa
ra những gợi mở mới mẻ cho người sáng tác và phê bình văn học Việt Nam.
Năm 1972, nhà phê bình Đặng Tiến xuất bản Vii tru tho (Giao Điểm, Sài Gòn)dựa trên sự vận dụng lý thuyết Hình thức Nga Trên tinh thần tiếp thu thi pháp của
Trang 15là ngôn ngữ tự lay mình làm đối tượng”) cả ba công trình của Đặng Tiến đều tập trungkhám phá mỹ tính của thơ Việt qua các tác phẩm của những nhà thơ hàng đầu như
Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Diệu, Quang Dũng, Lê Dat, Bùi Giáng,
Khởi từ góc độ ngôn ngữ học, Đặng Tiến năm bắt các biéu đạt mang dấu ấn cá nhân
và lý giải tất cả bằng nền tảng xã hội Cách làm này tạo nên sự cân đối, khoa học và
uyên chuyên mềm mai cho công trình
Công trình Ngôn ngữ tho của Nguyễn Phan Cảnh (1987) đã vận dụng lý thuyết
về thi học của Jakobson dé nghiên cứu đặc trưng của ngôn ngữ thơ trong mối quan hệ
với ngôn ngữ văn xuôi và phân tích thơ dựa trên hai thao tác cơ bản là lua chọn và kếthop Dùng lý thuyết về sáu chức năng ngôn ngữ của Jakobson, tác giả đã chứng minhmột số nét đặc thù của thơ như: chức năng thâm mỹ chiếm ưu thế, chức năng giao tiếptrở nên đa nghĩa, có tính chất nước đôi, nhập nhằng Cũng như các nhà Hình thứcNga, Nguyễn Phan Cảnh phân biệt văn xuôi và thơ: trong thơ, “tính tương đồng củacác don vị ngôn ngữ lại được dùng dé xây dựng các thông báo” (Nguyễn Phan Cảnh,
1987, tr.52) Ông nhắn mạnh: “nếu trong văn xuôi “lặp lại là điều tối ky” thì “chính
cái điều văn xuôi rất ky ấy lại là thủ pháp làm việc của thơ” (Nguyễn Phan Cảnh,
1987, tr.52) Về nhạc tính của thơ, tác giả cho rằng, đó là kết quả của các khai thác
dựa vào nguyên âm, phụ âm (với các văn bản ngôn ngữ chủ yếu được xây dựng bằngtrục lựa chon) và dựa vào thanh điệu (với các văn bản ngôn ngữ chủ yếu được xây
dựng bằng trục kết hợp) Bên cạnh đó, công trình còn phác họa nhiều sơ đồ khái quát
về thơ Những vận dụng của Nguyễn Phan Cảnh góp phan khang định giá trị lý thuyết
của trường phái Hình thức Nga, đặc biệt là các phát kiến trong nghiên cứu về thơ làcột mốc đánh dấu những bước đầu đổi mới trong hoạt động nghiên cứu thơ tại Việt
Nam Nhìn chung, đây là một chuyên luận mang tính nghiên cứu chuyên môn cao,
Trang 16mang lại nhiều cảm hứng mới mẻ cho những người nghiên cứu lý thuyết thơ tại Việt
Nam.
Năm 1995, trong Cấu trúc thơ, Thụy Khuê vận dụng lý thuyết của R Jakobson
vào khai thác thơ Việt Nam Phần đầu, tác giả phân tích các cấu trúc cơ bản của thơ:nhận diện thơ, ân dụ, hoán dụ trong thơ, lựa chọn và kết hợp trong thơ, phiếm định,nguyên lý song song Phần sau, tác giả tập trung nghiên cứu các dòng thơ siêu thực,
thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ tạo sinh Trong chương “Cấu trúc hình thức thi ca”, Thụy
Khuê đã dùng lý thuyết về nguyên tắc tương đồng giữa trục lựa chọn và trục kết hợp
để khai thác sự lựa chọn và kết hợp trong thơ Việt Nam “Đối với thơ, việc lựa chữ vàviệc kết hợp câu có giá trị tương đương Và người ta có thê đối chiếu những chữ trong
một câu thơ với nhau, hoặc những chữ trong câu thơ trên với câu thơ dưới với nhau”
(Thụy Khuê, 1995, tr.114) Để chứng minh điều này, tác giả đã khảo sát hai trườnghợp thơ Hàn Mặc Tử và thơ Nguyễn Gia Thiều Cách nghiên cứu này của tác giả giúpngười đọc hiểu rõ hơn về cấu trúc hình thức thơ ca, và cho phép định lượng “chất thơ”
trong một câu thơ hay một văn bản.
Năm 1996, chuyên luận Ngôn ngữ tho Việt Nam của Hữu Dat cũng vận dụng
quan điểm của R Jakobson dé phân tích và khái quát các đặc điểm của loại hình ngônngữ và phong cách thơ Việt Nam Theo tác giả, thơ là “vẻ đẹp của cuộc sống đượcbiểu hiện một cách tập trung, khái quát nhất ( ) bang những kiểu tổ chức đặc biệt
của các đơn vị ngôn ngữ” (Hữu Đạt, 1996, tr.4) Từ quan điểm này, dựa trên hai
hướng Iva chon và kết hợp của lý thuyết ngôn ngữ của R Jakobson, ông khai thácphương thức tạo hình và biểu hiện, cách tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng,nhạc tính và phong cách nhà thơ Công trình này đánh dấu thành tựu của việc nghiêncứu thơ Việt Nam trong việc vận dụng lý thuyết Hình thức Nga, gợi mở hướng tiếpcận mới khoa hoc va hop lý với đặc điểm loại hình ngôn ngữ và thơ Việt Nam
Cũng trong năm 1996, Tràn Đình Sử trong Lý luận và phê bình văn học đã nhạybén khi khẳng định vị trí của trường phái Hình thức Nga trong việc giới thuyết về lịch
sử phát triển, tác giả, và các quan niệm chủ yếu của trường phái này Bên cạnh đó,
ông cho rằng, việc bao quát các “khái niệm quan trọng của thi pháp học hiện đại”(Trần Đình Sử, 1997, tr.90) là cơ sở khiến học thuyết này trở thành tiền đề cho Phê
bình Mới và Chủ nghĩa cấu trúc sau này Đây là một trong những công trình sớm
Trang 17mang lý thuyết Hình thức Nga vào Việt Nam và có những đánh giá sắc sảo, có đóng
góp tích cực cho hoạt động nghiên cứu lý luận phê bình ở Việt Nam.
Năm 1997, trong công trình Tim hiểu tho, Mã Giang Lân góp phan quan trọngtrong tiến trình nghiên cứu lý thuyết thơ qua nỗ lực khang định những mặt cơ bannhất, đặc sắc nhất của thơ với mục đích định hình trong người đọc khả năng nhận diệnnhững yếu tố khu biệt của thơ: định nghĩa về thơ, cái tôi trong thơ, ý thơ, tứ thơ, thể
thơ Tác giả dùng tác phẩm thơ Việt Nam cu thế để luận giải Riêng phần “Về
phương pháp nghiên cứu thơ”, Mã Giang Lân đánh giá cao Thi pháp học Hình thức và
Thị pháp học Cấu trúc Qua việc giới thiệu Tho ca Nga hiện đại, Ngôn ngữ hoc và thi
pháp học của R Jakobson, Nhiệm vụ cua thi pháp học của B Eikhenbaum (Mã Giang
Lân, 1997, tr 297), tác giả khang định tính hiệu qua của lý thuyết Hình thức Nga Từ
đó, ông kết luận răng, “việc vận dụng liên phương pháp sẽ giúp người nghiên cứu
phát hiện được nhiều vẫn đề, nhiều lớp nghĩa, nhiều thông báo trong một văn bản cô
đọng, hàm súc” (Mã Giang Lân, 1997, tr.301).
Năm 1998, hai tác giả Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương trong công
trình /J /udn văn học, vấn dé và suy nghĩ đã tiếp cận và triển khai lý thuyết củatrường phái hình thức Nga Trong phần Đặc trung của văn học, Nguyễn Văn Hạnh đãgiới thiệu về Ngón ngữ học, thi pháp học và sơ đồ sáu chức năng thi ca củaR.Jakobson (Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương, 1998, tr 32-33) Trong phần
luận giải về Tac phẩm văn hoc, Huỳnh Như Phương dùng nguyên lý lựa chọn và kết
hợp của R Jakobson dé phân tích tính đặc thù của ngôn từ nghệ thuật Trong khuônkhổ một tài liệu tham khảo về lý luận văn học với dung lượng giới hạn, nhưng những
cập nhật, bỗ sung của hai tác giả về lý thuyết văn học mới đã gợi mở những cách hiểu
mới, những phương pháp vận dụng mới giúp người đọc có thêm công cụ dé nghiêncứu và khám phá các hiện tượng văn học Cũng trong năm này, khi luận bàn “Về bảnchất của văn chương” trên báo Văn nghệ (4.7.1998, về sau in trong Chuyện văn
chuyện đời), Nguyễn Văn Hạnh khang định ba nét bản chất bền vững của văn học là
tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ Rất quan tâm đến hướng tiếp cận văn chương từ
góc độ ngôn ngữ của thi học Aristote, của các nhà Hình thức Nga, Nguyễn Văn Hạnh
khang định đây là xu thế nghiên cứu quan trọng hiện nay ở Việt Nam nói riêng, và thé
giới nói chung Trong tiêu luận “Ngôn ngữ học và thi pháp học” (1960) (Nguyễn Văn
Trang 18Hạnh, 2004, tr.251 - 252) đã dẫn rất nhiều ý kiến độc đáo của R Jakobson Hướng đinày của hai tác giả về sau được nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam tiếptục phát triển với một quy mô sâu rộng hơn
Năm 2000, trong Thi pháp hiện đại, Đỗ Đức Hiệu vận dụng các học thuyết hiệnđại phương Tây để triển khai các vấn đề lý luận và phê bình văn học Việt Nam Trong
đó, trường phái Hình thức Nga, với lý thuyết về thơ của Jakobson và thi pháp tiểu
thuyết của Bakhtin được phân tích, giới thiệu như là những thành tựu đáng kể của Thi
pháp học hiện đại Đây là tiền đề giúp tác giả tạo nên những nét mới trong phần phêbình tác phẩm cụ thé sau đó
Công trình Tim hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiểu (2001) của
Phan Ngọc là một chuyên khảo vận dụng thành công các kiến thức tổng hợp và liên
ngành Tác giả đã chủ động định hướng cho mình cách khai thác đối tượng thực sựhiệu quả và độc đáo, đã tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật riêng biệt tạo nên phong cáchNguyễn Du dựa trên sự kết hợp của lý thuyết ngôn ngữ học, phong cách học, tâm lý
học, văn hóa học, Tác giả xem ngôn ngữ như một hệ tín hiệu gồm hai mặt là hình
ảnh âm thanh (âm) và khái niệm (nghĩa); đặt văn bản trong cấu trúc văn hóa của thờiđại và không cắt đứt văn bản khỏi tiến trình văn học Việt Nam, phân tích tdcphẩm theo hai trục đồng đại và lịch đại Sự vận dụng sáng tạo này đã thực sự thànhcông, và công trình được xem là một mẫu mực của cách vận dụng các lý thuyết
phương Tây vào phê bình văn học Việt Nam.
Cũng trong hướng nghiên cứu về trường phái Hình thức Nga, năm 2001, ĐỗLai Thúy đã biên soạn và giới thiệu quyển Nghệ thudt như là thủ pháp - Lý thuyết
Chi nghĩa hình thức Nga Công trình này là hợp sức của nhiều dich giả, nhiều nhà
nghiên cứu (Đỗ Lai Thúy, Trương Đăng Dung, Huyền Giang, Ngân Xuyên ) với nỗlực chuyên tải các văn bản và tư tưởng khoa học của trường phái hình thức Nga đến
độc giả Việt Nam Các bài do Đỗ Lai Thúy dịch trước đó trên tạp chí Văn học nước
ngoài từ năm 1998 cũng được bổ sung vào sách Công trình đã giới thiệu những bàiviết nối tiếng của những nhà hình thức Nga: Ly thuyét về phương pháp hình thức,Chiếc áo khoác của Gogol duoc chế tao như thé nào? của B Eikhenbaum, Nghệthuật như là thủ pháp, Nghệ thuật dựng truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết của V
Sklovskl, Vé sự tiến triển cua văn chương của J Tynhlanov, Chu âm của R.
Trang 19Jakobson, Hé chủ dé của V Tomashevki, Cau trúc truyện cổ tích của A Propp Trongtình hình khan hiếm tư liệu mới cho đời sống văn học trong nước, công trình của Đỗ
Lai Thúy đã góp phần đáng kể trong việc cung cấp lý thuyết hiện đại của thế giới vào
Việt Nam, thúc day quá trình vận động va phát triển hoạt động nghiên cứu của lý luậnphê bình Việt Nam theo hướng mở Cũng từ công trình này, chúng tôi đã tìm thấy sự
ưu việt của hai lý thuyết thủ pháp và chủ âm để hình thành nên hướng nghiên cứu cho
đề tài luận án của mình Đây là tài liệu gốc quan trọng mà luận án của chúng tôi sẽ
trích dẫn nhiều lần
Năm 2002, công trình 700 nhà lý luận phê bình văn học thé ky XX do Nguyễn
Thị Khánh chủ biên (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia) đã phác họa
lại điện mạo nền lý luận phê bình văn học thế giới: Hình thức Nga, Chủ nghĩa cấu
trúc, Phân tâm học, Phê bình nữ quyền, Phê bình hậu thực dân, Phê bình mácxít,
với các đại biéu xuất sắc của các học thuyết đó, trong đó có những nha lý luận tiêubiểu của trường phái Hình thức Nga như: B.Eikhenbaum, R.Jakobson, V.Shklovsky,
B.Tomashevski, J.Tynjanov, V.Propp, Tat cả được trình bay theo dạng tổng thuật,cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh
Năm 2002, Trịnh Bá Dinh trong Chủ nghĩa cấu trúc và văn học giới thiệu các lý
thuyết ngữ học của Ferdinand de Saussure, Ký hiệu học Mỹ, ngôn ngữ học
Copenhague - Đan Mạch, và chủ nghĩa Hình thức Nga - là các bộ phận của chủ nghĩa
Cấu trúc Trong phần giới thiệu các văn bản, tác giả đã giới thiệu bốn bài lý thuyết
ngôn ngữ thơ cua Roman Jakobson (Trịnh Ba Dinh, 2002, tr.91 - 186).
Công trình 7 sự học - Một số vấn dé lý luận và lịch sử (2004) do Trần Dinh Sửchủ biên khẳng định ảnh hưởng của trường phái Hình thức Nga với những lý thuyếtvăn học khác Bài viết “Trường phái Hình thức Nga và văn xuôi tự sự” của HuỳnhNhu Phương giới thiệu khái lược về lịch sử và thành viên; phân tích các yếu tố tạonên “tính văn học” trong văn xuôi tự sự: thủ pháp xây dựng cốt truyện, thủ pháp trần
thuật của một số tác giả nôi tiếng của trường phái này Tác phẩm này tập trung giớithiệu lý thuyết tự sự ở các trường phái trên thé giới, chứ không thu hẹp và dừng lại ở
lý thuyết Hình thức Nga
Năm 2004, trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật của IU.M Lotman,nhóm các nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy
Trang 20(2004) đã giới thiệu công trình nỗi tiếng của ULM Lotman - người chủ xướng trườngphái ký hiệu học Tartu của Liên Xô, cũng là nhà tư tưởng chịu nhiều ảnh hưởng từ
các nhà hình thức Nga như R Jakobson, B.M Eikhenbaum, IU M Lotman có
khuynh hướng kết hợp nghiên cứu trạng thái tĩnh (nội quan) và động (ngoại quan) củavăn học Do tính chất đó, Trịnh Bá Đĩnh đã xếp Tu.M Lotman cùng với VladimirPropp và R Jakobson vào khuynh hướng Thi pháp học cấu trúc Nga và Séc Tuynhiên, trên tinh thần vừa tiếp thu vừa phát triển tư tưởng khoa học của trường phái
hình thức Nga, Iu.M Lotman đã mở ra một hướng đi mới, không bó hẹp khoa nghiên
cứu văn học như một vương quốc tự trị mà nới lỏng biên độ của nghiên cứu văn học
dé biến nó thành lĩnh vực đặc biệt của văn hoá học Nhìn chung, đây là một công trình
có ý nghĩa thiết thực với giới nghiên cứu văn học trong nước khi ta còn hiếm những
công trình nghiên cứu chuyên sâu và mang tính lý thuyết cao
Sau đó, năm 2015, công trình Ký hiệu học văn hóa của tác giả này cũng được
nhóm tác giả Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch và giới thiệu Giống như
quyên Cấu trúc văn bản nghệ thuật, những bóng dang của lý thuyết ngôn ngữ của R.Jakobson được tìm thấy trong bài “Hệ thong một ngôn ngữ” (Lotman, 2015 tr.70)
trong tác phẩm này
Năm 2004, công trình Sự dong danh của phương pháp do Đỗ Lai Thúy biên
soạn đã giới thiệu về những trường phái văn hoá tư tưởng phương Tây, về những hệthống các lý thuyết và những phương pháp nghiên cứu quan trọng ở phương Tâytrong suốt hai thế kỷ XIX, XX Mười lăm phương pháp tiếp cận văn hóa nghệ thuậttiêu biểu được chon dịch và giới thiệu với tinh thần tiếp nhận linh hoạt trước sự vận
động phát triển kế thừa và thay thế của lý thuyết là cánh cửa mở ra cho người nghiêncứu những kiến thức quý giá và những hướng vận dụng hợp lý Bài viết “Nghệ thuật
như là thủ pháp” của V Shklovsky được chọn giới thiệu là một trong những tiểu luậntiêu biểu, đề xuất những khái niệm chủ chốt của trường phái (Đỗ Lai Thúy, 2004,
tr.165 - 193).
Năm 2004, tác phẩm Tac phẩm văn học như là quá trình của Trương ĐăngDung kế thừa thành tựu của lý luận văn học hiện đại, tiếp cận hai bình diện ngôn ngữđặc trưng và hình thức đọc đặc trưng của tác phẩm văn học Trong đó, thành tựu của
trường phái Hình thức Nga với các khái niệm hình thức, nội dung, lạ hóa, tính văn
Trang 21chương, chất liệu được tác giả giới thuyết trong phần “Hình thức như là thủ pháp”(Trương Đăng Dung, 2004, tr.53 - 63) Cuối tác phẩm là một bài dịch (“Trường phái
Hình thức Nga” Nyiro Lajos) từ tiếng Hungary (Trương Đăng Dung, 2004, tr.449
-474) Có thé khang định, lý thuyết của trường phái Hình thức Nga đã được tác giả nàytiếp cận lý giải hợp lý
Năm 2005, trong Tuyển tập Phuong Luu, tác giả đã giới thiệu chủ nghĩa Hình
thức trong chương VII, quyền 3, bao gồm chủ nghĩa Hình thức Anh (của Clive Bell)
và chủ nghĩa Hình thức Nga (với các đại diện tiêu biểu là V Shklovski, R Jakobson
và V Propp) Trong đó, các khái nệm cơ bản như tinh văn học, lạ hóa, hình thức - nội
dung, lý thuyết tự sự của trường phái Hình thức Nga được giới thiệu từ trang 142 - 144.Phần giới thiệu này mang tính tổng thuật, có điểm có diện, đủ dé người đọc hình dung
những đóng góp có giá trị của các nhà Hình thức Nga.
Trong năm 2006, sự xuất hiện của quyên Ban mệnh của lý thuyết văn chương
và cảm nghĩ thông thường của Antoine Compagnon (đo Lê Hồng Sâm và Đặng Anh
Đào dịch) đã mở ra nhiều gợi ý lý thú cho giới nghiên cứu văn học Tác phẩm đặt ra
và giải quyết thuyết phục câu hỏi lớn: Mục đích của lý thuyết văn chương là gì? Sợi
chỉ đỏ xâu chuỗi toàn mạch của tác phẩm được nhà nghiên cứu đặt ra và diễn giải rấtrộng về sự khảo sát nhưng cũng rất tập trung ở từng chủ đề Theo tác giả, lý thuyếtmang sứ mệnh chống lại những cũ mòn, mất sức sống, chống lại những thói quen,những cố định trong nghiên cứu; lý thuyết tự trong ban thân cũng phải có sức mạnh
dé bảo vệ bản thân, chống lại những sự công phá bên ngoài Hiểu theo nghĩa nào đó,tinh thần lập thuyết của một nhà nghiên cứu phải có tính chất dan thân Trong phan
Văn chương, tác giả đã đề cập đến những vẫn đề: Văn chương là gì? Nghệ thuật là
gi? Thơ là gi? và phân tích các bình diện ngoại dién và nội ham của nó Theo đó, các
quan niệm và khái niệm “tính văn chương”, “hinh thức và nội dung”, được
Compagnon đặt ra trong mạch phản biện dé khang định quan niệm về văn chương,
xem “văn chương là một lập luận pháp tuần hoàn”, là những giới han cần uyênchuyên giao thoa và xê dịch (A Compagnon, 2006, tr 61)
Năm 2006, Triều Nguyên vận dụng các lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại trongcông trình Binh giải thơ từ góc độ cấu trúc ngôn ngữ rat thành công Dựa trên thành
tựu của lý thuyết Hình thức Nga, Cấu trúc luận của Pháp và Mỹ, tác giả xác định 4
Trang 22kiểu cấu trúc văn bản thơ Tác giả cung cấp cho độc giả một góc nhìn, một phươngpháp khoa học qua việc chọn một số mẫu tiêu biểu ung với các kiểu cấu trúc và vận
dụng lý thuyết cấu trúc ngôn ngữ đề bình giải thơ Đặc biệt, tác giả khăng định trường
phái Hình thức Nga “có lẽ là khám phá mỹ học lớn nhất từ hai nghìn năm nay, tức là
từ đầu Công nguyên - một khám phá tương đương như cuốn Thi pháp học củaAristotle” (Triều Nguyên, 2006, tr.7) Bên cạnh đó, các khái niệm ri pháp, chất liệu,
cấu trúc của Hình thức Nga cũng được tiếp cận hợp lý
Năm 2006, công trình Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độngôn ngữ của Nguyễn Trọng Khánh cũng là một tác phâm vận dụng thành công các lýthuyết của ngôn ngữ học hiện đại Trong đó, ý tưởng xem “việc tiếp nhận tác pham
văn học từ các yếu tổ ngôn ngữ” (Nguyễn Trọng Khánh, 2006, tr.11) của các nhà Hìnhthức Nga được áp dụng hiệu quả Những phân tích và gợi dẫn của tác gia cho thay sự
cần thiết và quan trọng của việc tiếp nhận tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ họcmột cách thuyết phục
Nam 2007, Bộ sách Lý luận - phê bình văn học thé giới thé kỷ XX (Lộc Phương
Thủy chủ biên 2007) đã giới thiệu chủ nghĩa Hình thức Nga trong cái nhìn toàn cảnh
lý luận, phê bình văn học thế giới Trong đó, tác giả đã giới thiệu các lý thuyết củanhững nhà lý luận tiêu biểu của Hình thức Nga như: Viktor Shklovsky, YuryTynyanov, Boris Eikhenbaum, Vladimir Propp, Roman Jakobson, Công trình đồ sé
này góp phan chung với các công trình khác trong xu hướng giới thiệu, khang định
các giá trị của trường phái Hình thức Nga và các trường phải lý thuyết văn học tiến bộkhác trên thế giới
Năm 2007, Huynh Như Phương ra mắt chuyên luận 7rwong phái Hình thức Nga.Đây là một chuyên khảo hoàn chỉnh, có giá trị khoa học nhất từ trước đến nay vềtrường phái Hình thức Nga Các vấn đề từ khái quát (lịch sử phát triển và lai lịch củacác tác giả) đến cụ thể, chuyên sâu (quan niệm về văn chương) được khai thác một
cách hệ thống Tác giả phân tích thuyết phục các hệ lý luận và quan niệm trên nhiềuyếu tố, nhiều cấp độ, giúp người đọc có thê tiếp nhận được hệ thống lý thuyết và khả
năng ứng dụng, lịch sử phát triển và sự ảnh hưởng của trường phái Hình thức Nga đốivới lịch sử văn học trên thế giới Chương l giới thiệu các nhà Hình thức luận tiêu
biểu; chương 2, 3, 4, 5 đề cập nhiều nội dung trọng yếu; trong đó, lý thuyết thơ của R
Trang 23trật tự nhân quả hay theo trật tự không gian - thời gian” (dẫn theo Huỳnh Như
Phương, 2007, tr.116) Những kiến giải của công trình về lý thuyết thơ và thủ pháp
sáng tác đã trở thành cơ sở lý luận cho chúng tôi trong việc triển khai đề tài luận án
Năm 2008, hệ thống lý thuyết Thi học của R Jakobson được Tran Duy Châudich và giới thiệu trong quyên Thi hoc và ngữ học Các bài tiêu luận “Ngôn ngữ học
và thi pháp học”, “Thơ là gì?”, “Những con mèo của C Baudelaire”, “Ngôn ngữ trong
hoạt động”, của R Jakobson đã đặt ra những van dé trọng yếu: quan hệ giữa ngôn
ngữ học và thi pháp học, những quan niệm, định nghĩa về thơ,
Năm 2008, trong Van chương như là quá trình dụng điển, Ngô Tự Lập khái quát
và lý giải hệ thống các lý thuyết văn học, trong đó có nhóm lý thuyết khách quan củaChủ nghĩa Hình thức Nga và Phê bình Mới Từ đây, tác giả xác định cách tiếp cận
tổng thể, phát huy những thế mạnh của từng cách tiếp cận truyền thống và đương đại
trên co sở xác định văn chương là “một quá trình tương tac giữa tác giả và độc gia
thông qua ngôn ngữ trong bối cảnh cụ thể” (Ngô Tự Lập, 2008, tr.46) Tác phẩm đãtriển khai chặt chẽ và nhất quán những lý thuyết đặc tính thé loại và đời sống văn học
của một tác phẩm văn hoc Đây là đóng góp đáng kế cho khuynh hướng phê bình hiện
đại đang được gợi mở ngày càng phong phú trong đời sống văn học Việt Nam
Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại (2008) của Đào Duy Hiệp cũng là một
hiện tượng tiếp nhận và vận dụng lý thuyết hiện đại vào nghiên cứu văn học Việt
Nam Ngoài việc điểm lướt qua các thành tựu lý luận phê bình phương Tây và dừng
lại ở ba trường phái “vừa lạ vừa quen”: trường phái Hình thức Nga, Xã hội học văn
học, Thi pháp học Tai đây, tác giả đã giới thiệu trường phái Hình thức Nga một cách
ngăn gọn mà khá đầy đủ về lịch sử hình thành, các thành viên, các quan điểm mới mẻ
và các tác phâm của họ Trong phần Thơ, lý thuyết về thơ của nhà hình thức Nga R
Jakobson đã được vận dụng nhuan nhị, có hiệu quả và thuyết phục để tìm hiểu các đặctrưng thơ (và cả “chất thơ” trong văn xuôi: Cánh đồng bát tận) Thành công này của
Trang 24công trình có ý nghĩa thiết thực đối với chúng tôi khi là người bước sau tác giả dé đitìm nét đặc trưng thơ của các đối tượng mà mình yêu thích
Năm 2010, Hoàng Thuy Anh trong Tho Hoàng Vũ Thuật - nhìn từ thi pháp học
cua Roman Jakobson đã vận dụng thi pháp của Jakobson vào nghiên cứu thơ Hoang
Vũ Thuật Từ các gợi ý về chức năng ngôn ngữ của Jakobson: ¿hông điệp, người gửi,người nhận, bối cảnh, bản mã, tiếp xúc, tác giả thành công khi khám phá thơ Hoàng
Vũ Thuật trên các bình diện: cấu trúc, biéu tượng, nhạc tính và các biện pháp nghệ thuật
Năm 2011, Đỗ Lai Thúy trong công trình Phé bình văn học, con vật lưỡng thê ấy
đã khăng định ảnh hưởng của lý thuyết Hình thức Nga với Thi pháp học, cũng nhưnêu ra những tác giả đã vận dụng Thi pháp học ở Việt Nam như Phan Ngọc, Trần
Dinh Sử, Đỗ Đức Hiểu Trong phương pháp phê bình, ông cũng khang định hướng đi
tìm cách thức biến thông tin thông thường thành thông tin thẩm mỹ
Năm 2011, Trịnh Bá Đĩnh trong Phê bình văn học Việt Nam hiện đại đã khái
quát tình hình phê bình văn học Việt Nam đồng thời giới thiệu các khuynh hướng phê
bình, các nhà phê bình tiêu biểu và các kiểu diễn ngôn phê bình ở Việt Nam trong thé
kỷ XX Trong phần giới thiệu và luận giải các khuynh hướng, tác giả đã giới thiệu lýthuyết Cấu trúc luận và xem quan điểm của R Jakobson là một phần và là tiền đề củachủ nghĩa Cấu trúc Cái nhìn này được tác giả lý giải thuyết phục
Năm 2012, Nguyễn Anh Tuấn có bài “Cảm xúc chủ âm ở bài thơ Đây thôn VĩDạ” Khái niệm “chủ âm” được tác giả hiểu đúng và lay cảm hứng để định hướng tìmhiểu cảm xúc chủ đạo của một bài thơ Tuy nhiên, đây là một ứng dụng trong phạm vi
nhỏ, còn mang tính cụ thể, chưa khẳng định được gì nhiều.
Năm 2015, công trình Ký hiệu học văn hóa của Iu.M Lotman được nhóm tác giả
Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch và giới thiệu Cũng giống như quyềnCấu trúc văn bản nghệ thuật của chính tác giả này, lý thuyết ngôn ngữ của R.Jakobson được giới thiệu trong bài “Hệ thống một ngôn ngữ” (Lotman, 2015 tr.70)
Năm 2015, quyển Tiếp cận tu tưởng văn nghệ nước ngoài - kinh nghiệm ViệtNam thời hiện đại của nhóm những nhà lý luận gồm La Khắc Hòa, Lộc Phương Thủy,Huỳnh Như Phương được xuất bản trên tinh thần tuyển chọn nhiều nghiên cứu củacác học giả trên toàn quốc về lịch sử tiếp nhận và những và đóng góp của các tư
tưởng văn nghệ nước ngoài đối với văn nghệ Việt Nam Trong đó, lý thuyết của
Trang 25Ông khang định, với tinh than nới lỏng các biên độ giá trị dé tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, lý luận văn nghệ hiện đại (chủ yếu là Nga và phương Tây thế kỷ XX) đã
được dịch thuật và quảng bá vào Việt Nam Bao quát tình hình tiếp thu tư tưởng văn
nghệ nước ngoài, tác giả khang định: “7# nhát: Nó góp phan làm thay đổi hệ hình trithức và nguyên tắc kiến tạo lí thuyết của lí luận văn nghệ Việt Nam 7Jứ hai: Nó tiếpcận thực tiễn sáng tác theo nhiều hướng mới mang tính cách tân, tạo nên sự đột phátrong nghiên cứu, phê bình văn học” (La Khắc Hòa, 2015, tr.301) Công trình này là
tầm nhìn bao quát và thái độ khang định giá trị tích cực của việc tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại đối với đời sống văn nghệ Việt Nam mà theo chúng tôi, hướng tiếp thu
và vận dụng lý thuyết của trường phái Hình thức Nga đã và đang diễn ra hiệu quả
Năm 2016, Trịnh Ba Dinh, trong Lich sử lý luận phê bình văn học Việt Nam do
ông chủ biên, đã khẳng định, trong giai đoạn hội nhập, Thi pháp học Việt Nam chịu
ảnh hưởng “những quan điểm và phương pháp tiếp cận của trường phái Hình thứcNga” (Trịnh Bá Dinh chủ biên, 2016, tr.197), từ sau giải phóng, dần tạo thành mộtphong trào chiếm ưu thé, lấn at các khuynh hướng nghiên cứu xã hội học trước đó
Năm 2017, La Nguyên dich và bổ sung các lý thuyết quan trọng của trường pháiHình thức Nga, trong đó có: “Nhạc điệu câu thơ trữ tình Nga - những vấn đề phươngpháp luận” của B.M Eikhenbaum vào lần tái bản của quyền Lý luận văn học - những
van dé hiện đại Sự bé sung này đã cung cấp phương pháp nghiên cứu nhạc điệu câu
thông qua việc xác định những khái niệm bản lề trong việc định dạng khu biệt tô chức
nhịp điệu và thanh điệu câu thơ: “cú pháp”, “ngữ điệu”, “điệu ngâm”, “điệu ca”, điệu
nói” Lý thuyết về nhạc điệu câu thơ của B.M Eikhenbaum và lý thuyết về thơ của R
Jakobson, O.M Brik, đã cung cấp những khái niệm công cụ quan trọng, làm cơ sở
cho việc nghiên cứu lý luận và gợi mở cho chúng tôi hướng triển khai các thủ pháp
tạo nhạc trong câu thơ Việt Nam.
Năm 2018, Phé bình văn hoc thé kỷ XX của Thụy Khuê được Hội nhà văn xuất
bản (bản trước đó xuất bản tại Pháp năm 2016) Phần đầu lý giải, đúc kết, hệ thống
Trang 26toàn cảnh nền phê bình văn học thế giới Phần sau nghiên cứu đời sống phê bình vănhọc Việt Nam với một số cây bút: Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh, Dương Nghiễm
Mậu, Mai Thảo, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, .- Tác gia phân tích và giới thiệu Phê
bình văn học Nga với 6 chương liên tiếp (chương 4,5,6,7,8,9): B Tomachevski, V.Propp, R Jakobson, M Bakhtine Những phân tích về các khía cạnh lịch sử và họcthuật của Hình thức Nga trong tác phẩm này cũng là những cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu của chúng tôi trong luận án.
Năm 2018, trong Diện mạo phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, trường pháiHình thức Nga đã được Lê Nguyên Cân phân tích các hệ lý thuyết: thi pháp thơ, thipháp văn xuôi và thi pháp; đồng thời tác giả còn phân tích diễn trình hình thành và
đóng góp của nó trong nghiên cứu phê bình văn học Công trình ghi nhận công lao
của các nhà Hình thức Nga là đã “đề xuất một cách thức nghiên cứu văn học khácthường, đã cung cấp, về cơ bản, các khái niệm then chốt trong lĩnh vực Thi pháp học”
(Lê Nguyên Cần, 2018, tr.199)
Những lược thuật trên đây về tình hình lý thuyết cho thấy rằng Trường phái
Hình thức Nga đã thâm nhập vào đời song học thuật Việt Nam khá sớm (đặc biệt là ởmiền Nam) và ngày càng được giới thiệu đầy đủ hơn Những thông tin, kiến thức nàyvừa giúp chúng tôi nam bat lịch sử tiếp nhận trường phái trong tương quan với các hệ
lý thuyết văn học tiễn bộ ở Phương Tây, vừa hiểu đúng tinh thần của trường phái, đặc
biệt là nội hàm của hai khái nệm chủ âm và thu pháp; vừa quan sát các gợi ý từ thực
tế vận dụng lý thuyết để luận án của chúng tôi được triển khai một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại, quan sát quá trình tiếp nhận lý thuyết văn học phương Tây nói chung
và lý thuyết Hình thức Nga nói riêng ở Việt Nam, chúng tôi nhận diện một số vấn đề
cơ bản như sau:
Thứ nhất, lý thuyết văn học phương Tây đã bắt đầu được du nhập vào Việt Nam
từ đầu thế kỷ XX, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, việc du nhập ay không thật thuận
lợi Có sự khác biệt giữa các thời kỳ và khu vực Có thể nói, miền Nam Việt Nam thời
kỳ 1954 — 1975 và cả nước thời kỳ Đổi mới là hai cột mốc quan trọng, có những đóng
góp rõ rệt về hoạt động này
Trang 27Thứ hai, dù có chậm và muộn, phải thừa nhận là sự có mặt của các hệ hình lý
thuyết hiện đại (qua các công trình dịch thuật và giới thiệu) đã đáp ứng nhu cầunghiên cứu văn học ở Việt Nam, trong tình hình hội nhập với học thuật thế ĐIỚI
Thứ ba, các quan điểm của phương Tây hiện đại, khi vào Việt Nam, qua cáchtriển khai của nhà nghiên cứu Việt Nam, đã được tiếp biến một cách linh hoạt, thực
tiễn, phù hợp với tư duy người Việt Nam.
Thứ tư, cho đến nay, các khái niệm công cụ của lý thuyết hiện đại đã được giới
nghiên cứu, phê bình Việt Nam xem là nền tảng, làm chìa khóa cho việc nghiên cứu
các hiện tượng văn học Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình khoa học nào ứng dụng lý
thuyết "chủ âm" và "thủ pháp" của trường phái Hình thức Nga để khảo sát một hiện
tượng văn học một cách đầy đủ và có hệ thống.
1.2 Tình hình nghiên cứu tho dan thân ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975Lịch sử tiếp nhận tho dan thân ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975diễn ra trong một thời gian khá dài và ngày càng phong phú Theo tinh than mới là
quy các hoạt động văn học của người Việt về một mối, chúng tôi sẽ lược thuật theo
trình tự thời gian những tài liệu giới thiệu, nghiên cứu về đối tượng, gồm khuynhhướng và tác giả - tác phâm ở các không gian khác nhau: miền Nam, miền Bắc Việt Nam
và hải ngoại.
Năm 1969, tap chí Tenggara của Viện dai học Malaysia đăng bài thơ “Dấu hỏi
và quê hương” của Nguyễn Quốc Thái (được Chan Soo Ping dịch sang tiếng Anh, căn
cứ trên ban dịch tiếng Pháp của giáo sư Nguyễn Ngọc Lan trong tập Le Crépuscule de
la Violence) Bên cạnh đó, tạp chí này còn dịch và đăng các bài thơ của Du Tử Lê, Tạ
Quang Trung, Hoang Khởi Phong Tat cả được đánh giá như một số tác phâm có tinh
văn học miền Nam, từ tác phẩm văn học ra đời trong vùng giải phóng đến sáng tác
của các tác giả ở khu vực các đô thành.
Trang 28Năm 1974, thơ của Nguyễn Quốc Thái (bài “Dấu hỏi và quê hương”) được Jean
- Claude Pomonti chọn dịch và phê bình trong cuốn La Rage D’Etre Vietnamien doSeuil Paris xuất bản Theo đó, Nguyễn Quốc Thái được ghi nhận là một những trí
thức tiêu biểu ở miền Nam có tỉnh thần phản đối chiến tranh
Năm 1979, công trình Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước do Hoàng TrungThông chủ biên đã đề cập đến văn học yêu nước miền Nam thời kỳ 1964 - 1975: “đã
phản ánh được khá chân thật cuộc đấu tranh của đồng bào thành thị, nói lên được tâm
tư và nguyện vọng cháy bỏng của họ trước thực tế đất nước đang bị kẻ thù giày xéo”
(Hoàng Trung Thông, 1979, tr.390 - 391).
Nhìn chung, giai đoạn trước năm 1975, việc khang định giá tri văn hoc miềnNam còn hiếm hoi Mãi sau năm 1975, đặc biệt sau 1986, tình hình này mới thay đôidần trong quan điểm đánh giá và nghiên cứu của những người làm văn nghệ
Năm 1991, Hoàng Phủ Ngọc Tường và bạn bè thân hữu đã xuất bản Tuyén tậpThơ Ngô Kha Tuyển tập bao gồm mười hai bai thơ rời và hai trường ca Ngu ngôn của
người đãng trí và Trường ca hòa bình Trong bối cảnh những năm đầu sau đổi mới,
công trình này như lời khăng định dấu ấn tài năng và đóng góp tích cực của thi sĩ NgôKha Hoàng Phủ Ngọc Tường nhấn mạnh: “Với tư cách người hành động, thì NgôKha đã dan thân từ lâu nay trong phong trào đấu tranh yêu nước đô thị, ( ) thơ NgôKha xuống đường trở thành tiếng hát của một thế hệ tuổi trẻ quật khởi” (Tuyển tập thơ
Ngô Kha, 1991, tr.6) Công trình này có ý nghĩa khang định, tôn vinh không chỉ tư
tưởng dan thân, tích cực đấu tranh cho xã hội của thi sĩ Ngô Kha, mà còn có ý nghĩakhang định sức sống bên bi của những tác phẩm có giá trị nghệ thuật của hồn thơ Ngô
Kha - một thi sĩ tai năng.
Năm 1993, tuyên tập Tiếng hát những người di tới (do Lê Hoàng, Nguyễn CôngKhé, và Lê Văn Nuôi biên soạn) công bố, giới thiệu những bài thơ tiêu biéu của NgôKha, Trần Quang Long, Phan Trước Viên, Trần Vàng Sao, Trần Phá Nhạc, và một
số bài viết về họ Trong bài giới thiệu, Trần Bạch Đăng khẳng định: “Tiếng hát những
người đi tới không là những thiên cổ hùng văn, song gộp chung lai, đã được hàngchục triệu người thừa nhận ( ) Văn nghệ học sinh sinh viên các đô thị miền Namthời chống Mỹ đi vào văn học sử bang công chính Nó là lịch sử, đó là lịch sử, nó có
sức sông riêng” (Nhiều tác giả, 1993, tr.10 - 11) Trần Hữu Tá cho rằng, những tác
Trang 29phẩm này dắt chúng ta ngược về “quá khứ bi hùng chưa xa của dân tộc mà mỗi chúng
ta yêu mến đến quặn lòng” (Nhiều tác giả, 1993, tr.19) Quyền sách có giá trị “gìn giữ
di sản tỉnh thần của một thời đại lớn - thời đại chống Mỹ cứu nước rạng ngời chính
wy?
nghĩa” (Lê Hoang, 1993, tr.7); cung cấp cho người nghiên cứu những tư liệu quý vềnhững tiếng thơ đẹp của một thế hệ
Năm 1993, trong cuốn Understanding Vietnam (do University of California
Press và các đại học Berkeley, Los Angeles and London xuất bản), Nguyễn Quốc Thái
được N L Jamieson chọn dịch và giới thiệu bài tho “Ca thánh trong đêm trên biển”.Quyền sách nay được dùng làm tài liệu giảng dạy tai Dai hoc California của Mỹ Day là
ghi nhận đáng chú ý về tinh thần phản chiến của Nguyễn Quốc Thái - nhà thơ, nha báo
tích cực giữa Sài Gòn lúc bấy giờ
Năm 1997, nhóm tác giả do Viễn Phương chủ biên đã tập hợp, tuyên chọn xuất
bản quyên Văn học yêu nước - tiến bộ - cách mạng trên văn đàn công khai Sài Gòn
1954 - 1975, quy tụ một số tác phẩm của các cây bút thơ, truyện: Cao Quảng Văn,Kiên Giang, Đông Trình, Lê Vĩnh Hòa, Ngô Kha, Thái Ngọc San, Trần Quang Long.Công trình khang định “đây là bộ phận quan trọng và độc đáo có ý nghĩa lớn của dòngvăn hóa, văn nghệ cách mạng - yêu nước - tiến bộ” mà tác giả là đội ngũ cầm bút, lànhững con người “đũng cảm, kiên cường, biết hoạt động sáng tạo một cách khônkhéo, mưu trí, tinh vi, biết xả thân, phóng bút và sẵn sàng chịu trận với kẻ thù” (Viễn
Phương, 1997, tr.11).
Năm 1999, Trần Hữu Tá biên soạn Nhìn lại một chặng đường văn học, tập trungnghiên cứu về khuynh hướng văn học yêu nước và tiến bộ ở miền Nam Tác giả vừa
đánh giá thành tựu và hạn chế của từng thê loại, vừa nêu lên đóng góp của từng tác
giả Các nhà tho dan thân như Diễm Châu, Ngô Kha, Trần Quang Long, Lê Văn
Ngăn, Nguyễn Quốc Thái, Đông Trình, lần lượt được giới thiệu Theo Trần Hữu Tá,
thơ của họ “là mũi chủ công của văn học yêu nước” giai đoạn này (Trần Hữu Tá, 1999,tr.81) Công trình này là một cái nhìn tổng quan, có giá trị gợi mở ra cho những người di
sau khoảng trồng văn học rộng lớn cần được đào sâu, nghiên cứu
Năm 2000, Sai Gòn dậy mà di của Lê Văn Nuôi ghi chép lại phong trào dautranh của tuổi trẻ Sài Gòn những năm 70 Tác phẩm này là sự khang định của người
trong cuộc, của người một thời đã dan thân xuống đường Trong bài “Thơ Hữu Dao,
Trang 30tiếng hát của một thế hệ dan thân”, tác gia khang định, có “một dòng văn chương - âmnhạc mới đầy sức sống, nóng bỏng nỗi khao khát hòa bình và giục giã thế hệ trẻ hãy
xuống đường” (Lê Văn Nuôi, 2000, tr.127) Đó là những gương mặt thơ như Tran
Quang Long, Thái Ngọc San,
Năm 2003, công trình Van học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn
Long đã đánh giá cao đóng góp của thơ đô thị miền Nam: “từ các đô thị và vùng tạm
bị chiếm xuất hiện những tiếng thơ đấu tranh, thức tinh của thế hệ trẻ trong vùng kiểm
soát của kẻ thù như Trần Quang Long, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Vàng Sao, (Nguyễn Văn Long, 2003, tr.106) Theo tác giả, chiến trường miền Nam đã làm nảy
nở những tài năng thơ như là một nhu cầu tự ý thức và tự biểu hiện của họ.
Năm 2003, các nhà thơ Ngô Kha, Trần Quang Long, Trần Vàng Sao có mặt
trong công trình Cái dep trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 của Vũ DuyThông Khoảng 200 bài thơ kháng chiến được giới thiệu để minh chứng giá trị của thơkháng chiến Tác giả khang định: “bên cạnh những sáng tác in công khai ở một số
thành phố, thơ cách mạng vẫn được sáng tác, truyền bá rộng rãi ở vùng nông thôn
rộng lớn và ngay trong vùng Mỹ - ngụy kiểm soát, mang tiếng nói đại diện cho thơViệt Nam trên nửa phần đất nước chưa được giải phóng” (Vũ Duy Thông, 2003, tr.7)
Tháng 10.2003 trong toa đàm “Thơ hôm nay đi về đâu?”, Phạm Xuân Nguyên
có tham luận “Người đi, thơ còn lại”, khẳng định: “các nhà thơ ở hai miền đều đã danthân, nhập cuộc va thơ của họ đều xoáy vào số phận đất nước và cá nhân (có nhiên,
mỗi bên theo cách của mình) Nhìn tông thé, thơ miền Bắc hào hùng ngợi ca; thơmiền Nam bi phan đau đớn” (Phạm Xuân Nguyên, 2003, tr55)
Năm 2005, nhóm Tran Thức, Hoàng Dũng, Bửu Nam và Ngô Thời Đôn xuất
bản Viét trên đường tranh dau - Tuyển tập thơ văn yêu nước của tuổi trẻ Huế trong
phong trào đấu tranh đô thị 1954 - 1975 Họ khang định: “Có một dòng văn hoc cũng
phát sinh từ cuộc chiến đấu chung, cũng chứa đựng tinh thần yêu nước nồng nàn,cũng khang định chân lý Độc lập - Tự do, nhưng cho đến nay vẫn chưa được tập hợp
đầy đủ và công bố một cách có hệ thống: Dòng văn học yêu nước tại các đô thị miền
Nam trước năm 1975” (Trần Thức, 2005, tr.5) Những bài thơ rực lửa đấu tranh củacác nhà thơ dan thân tiêu biểu như Ngô Kha, Trần Quang Long, Trần Vàng Sao, Thái
Trang 31những người đi tới”), Nguyễn Hữu Ngô (“Một thời không quên”), Trần Thị Kiên
Trinh (“Anh vẫn sống trong lòng mọi người”), Theo đó, thơ Trần Quang Long là
“nỗi khát khao cháy bong của thế hệ trẻ” (bài của Lê Hiếu Đăng, tr.18), mang “nộidung phản chiến”, được chép bằng “máu đỏ trong mỗi trái tim” (bai của Hoàng Phủ
Ngọc Phan, tr.25).
Năm 2005, Ngô Minh có bài “Nhà thơ “Thưa mẹ, Trái tim” - Chuyện bây giờ
mới kể” trên báo Binh Dinh; năm 2006 có bài “Chuyện cua nhà thơ “Thưa me, tráitim” trên Van nghệ công an; năm 2013 là bài “Nhà thơ, liệt sĩ Trần Quang Long: trái
tim thơ đập mãi! Trong cả ba bài, Ngô Minh đều lược thuật lại cuộc đời Trần Quang
Long từ sinh viên đến giai đoạn làm “Tiếng hát người đi tới” nhằm ngợi ca đóng góptích cực của ông vào cuộc đấu tranh ở miền Nam
Năm 2006, quyền Ngô Kha - ngụ ngôn của một thé hệ (do Trần Thức, NguyễnDuy Hiền, Nguyễn Thanh Văn, Lê Khắc Cam, Nguyễn Quốc Thái chủ biên) đượcxuất bản Tác phẩm gồm hai phần chính: 1/ TÁC PHẨM (tuyên thơ và văn xuôi củaNgô Kha); 2/ NHO NGÔ KHA (các bài viết về Ngô Kha) Trong đó, với Trần ThùyMai, Ngô Kha đã ra đi trong “tư thế của người chiến sĩ nhiệt thành bảo vệ niềm tin
của mình, dù phải trả giá bằng sinh mạng” (Trần Thức, 2006, tr.223); với Hoàng PhủNgọc Tường, “thơ Ngô Kha xuống đường và nhanh chóng hấp thụ sức sống mãnh liệt
của quan chúng nổi dậy” (Trần Thức, 2006, tr.228)
Năm 2007, trong hồi ký Phác họa chân dung một thế hệ, Tần Hoài Dạ Vũ vàNguyễn Đông Nhật dựng lại bức tranh của một giai đoạn lịch sử gắn với cuộc đấu
tranh của thế hệ trí thức miền Nam Họ khẳng định “thế hệ thanh niên này làm chính
trị với thái độ của những người trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, chịu sự tác độngcủa nhiều luồng tư tưởng, triết học khác nhau” (Tần Hoài Dạ Vũ, 2007, tr.10) Trong
Trang 32đó, có những nhà thơ dấn thân như Ngô Kha, Trần Vàng Sao, Lê Văn Ngăn, Trần
Quang Long,
Năm 2008, Vũ Hạnh và Nguyễn Ngọc Phan hoàn thành công trình Van hoc thoi
kỳ 1945 - 1975 ở Thành phố Hồ Chí Minh với hình thức hỏi - đáp văn học Tác phẩm
này phác họa khá phong phú diện mạo của hoạt động văn học giai đoạn trước 1975,
đồng thời khăng giá trị của dòng văn học yêu nước ở miền Nam: “chiếm vị thế đáng
kể, góp phan trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc” (Vũ Hạnh, 2008, tr.16) Riêng
về thơ, nhiều gương mặt nhà thơ dẫn thân đều được nhắc đến
Năm 2008, quyền 700 nam tho Huế tuyên chọn thơ của Huế từ 1906 - 2006, baogồm sự góp mặt của các nhà thơ dan thân ở miền Nam (Đông Trình, Ngô Kha, LêVăn Ngăn, Trần Quang Long, Thái Ngọc San, Võ Quê) Tác giả quyền sách ca ngợi:
“Thơ của các tác giả giai đoạn này hừng hực lửa đấu tranh và mang khát vọng lên
đường chiến đấu, khát vọng hòa bình” (Nguyễn Khắc Thạch, 2008, tr.15)
Năm 2008, quyền Thơ Tự do Miễn Nam của Trần Hoài Thư đã biên soạn thơ tự
do của 128 nhà thơ với nhiều đề tài: tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương, tình yêu Tổquốc Trong đó, có các gương mặt thơ dan thân tiêu biểu: Ngô Kha, Diễm Châu,
Nguyễn Quốc Thái, Lê Văn Ngăn, Thai Ngọc San, Trần Quang Long, Quyên sáchkhông có lời bình phâm, nhưng việc tuyển các tác phẩm đã thay lời khang định sựđóng góp của các nhà thơ vào tiến trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam
Nam 2010, Tran Hữu Lục trong Góc nhàn văn chương, giới thiệu những đónggóp của văn chương nhóm Việt, trong đó có hai cây bút thơ dan thân là Ngô Kha vàTrần Quang Long Theo ông, tuy hòa vào phong trào đấu tranh đô thị ở miền Nam
nhưng ngòi bút của họ đã sớm bộc lộ sắc thái cá nhân Đặc biệt, đáng quý là “giữa
vòng vây của quyên lực, khủng bố và thị trường “mạo hóa” của đô thị miền Nam,dòng văn học nhân bản, yêu nước và tiễn bộ vẫn đồng hành cùng dòng chảy của vănhọc Việt” (Trần Hữu Lục, 2010, tr.131)
Năm 2010, trong bài “Thơ tuổi đôi mươi: thức tỉnh và hy vọng”, Huỳnh NhưPhương có những nhận định sâu sắc về lý tưởng và những cách tân nghệ thuật của cáccây bút trẻ trên các tạp chí văn nghệ trước 1975 như Trần Quang Long, Ngô Kha,Tran Vàng Sao, Nguyễn Quốc Thái, Lê Văn Ngăn Ông viết: “Thơ trẻ dan thân ở các
đô thị miễn Nam là một bản hợp ca nhiêu cung bậc, nhiêu giọng điệu, trong đó có
Trang 33những giọng điệu chưa thật định hình rõ nét Âm hưởng chung là hào hùng, khíphách Nhưng cũng có giọng điệu thâm trầm, suy niệm” (Huỳnh Như Phương, 2010,
tr 30) Ông cũng phân tích những giá trị về tư tưởng (say đắm, tự van, bất bình, phản
kháng, ) và những cách tân nghệ thuật của họ (thơ tự do).
Năm 2012, bài viết “Lê Văn Ngăn, nhà thơ không bao giờ lớn tiếng” của NgôThế Oanh đăng trên Sông Hương số 15/ 2012 đã ngợi ca vẻ đẹp thuần khiết, bình di
của thi sĩ, đồng thời cho rằng thơ Lê Văn Ngăn độc đáo và hiện đại, thể hiện được
nhịp điệu nội tâm trong một ngôn ngữ giản dị và chân thực Đó là “một nét rất riêngtrong nghệ thuật thơ ca mà không dễ nhà thơ nào cũng có được” (Ngô Thế Oanh, 201,tr.5) Tương tự, Dao Đức Tuan trong bài “Nhà thơ Lê Văn Ngăn: Không bao giờ “lớn
tiếng” trên trang Vanchuongviet đã viết: “So với nhiều bạn bè tài hoa cùng thế hệ, têntuổi Lê Văn Ngăn lặng lẽ hơn nhiều, nhưng cái lặng lẽ đổi mới dé thành một giọng
điệu lãng mạn đến tận cùng, hiện thực đến tận đáy, làm sắt se tâm hồn người đọc”(Đào Đức Tuấn, 2012, tr.55)
Năm 2013, bài viết của Ngô Minh trên Công an nhân dân online “Nhà thơ, liệt
sĩ Trần Quang Long: trái tim thơ đập mãi!” đã lược thuật cuộc đời dau tranh và tácphẩm tiêu biéu của Trần Quang Long, khang định đóng góp của Trần Quang Longcho cuộc đấu tranh ở miền Nam (Ngô Minh, 2013)
Năm 2013, công trình Ngô Kha - Hành trình thơ, hành trình dan thân và ngôi
nhà vĩnh cứu (Bửu Nam và Phạm Thị Anh Nga chủ biên) hoàn thành Quyền sách đã
bổ sung bốn bài thơ của Ngô Kha chưa từng được in trước đó: Xác ướp (1962), Mai
về ngồi nghỉ (1965), Mùa xuân ánh lửa mặt trời (1970), Như núi như rừng kiên cường
bước tới (1972) cùng với nhiều bài viết hay của các cây bút tên tuổi như Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Đinh Cường, Bửu Nam, Đỗ Lai Thúy, Huỳnh Như Phương, Hoàng Hà,
Nguyễn Công Thắng Ở đó, gương mặt Ngô Kha hiện lên với những kỷ niệm đẹptrong ký ức bằng hữu, trong những sự kiện liên quan đến quá trình hoạt động, dau
tranh ở Huế: nhiều vấn đề về thơ được luận giải: chất siêu thực, chất hiện đại, chấttriết lý, tư tưởng dan thân, khát vọng hòa bình, cái tôi lãng mạn tài hoa
Năm 2013, Suzuki Hisao (Nhật Bản) xuất bản Tuyền tập 175 bài thơ về độc lập
và tự do của Việt Nam dé an ủi hương hôn những người mat vì chiến tranh, bằng bangôn ngữ: Việt - Anh - Nhật (Coal Sack, Nhật Bản), gồm tác phẩm của 105 nhà thơ
Trang 34Việt Nam và 70 nhà thơ Nhật Bản Bài thơ Mùa đơng chiến tranh ở Huế của Ngơ Kha
được chọn như một tưởng nhớ đặc biệt.
Năm 2014, trong Tọa đàm về “Lớp nhà thơ hình thành trong kháng chiến chốngMỹ”, với tham luận “Thơ thời chống Mỹ - chất nhân văn mang tính nhân loại”, BangViệt khang định: “Biểu hiện rõ nét nhất của tho ca thời chống Mỹ là đã dam dan thân,dám chia sẻ hết mọi tâm trạng của mọi lớp người thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động và
cơng tác, ở mặt trận cũng như ở hậu phương, ở nơi đơ thành phía bên kia cũng như
cuộc sống cam go, khốc liệt và gian khĩ bên này; dám dung nạp mọi khía cạnh và gĩc
độ dé quan sát cũng như dé diễn giải” (Bằng Việt, 2014, tr.55) Từ đĩ, ơng đề nghị cầnnghiên cứu mảng văn học đơ thị miền Nam, vùng giải phĩng miền Nam vì những giá
trị tích cực của nĩ.
Trên Tạp chí Sờg Huong số đặc biệt 15/12/2014, dịch giả Bửu Ý cĩ bài “Lê
Văn Ngăn viết dưới bĩng quê nhà” đã khám phá, ngợi ca hành trình thơ Lê Văn Ngăn.Theo ơng, Lê Văn Ngăn là một gã dạ du rong ruồi trên đường thiên lý Với kiểu kết
cấu mệnh đề kết hợp thé loại “thơ đi bộ”, thơ ơng hiện lên như một cuộc hành trình
miên viễn, thấm đẫm tính nhân văn
Nam 2015, Lê Huỳnh Lâm trong XI! khuơn mặt văn nghệ Hué đề cập đến ba nhà
thơ thuộc thế hệ thơ dan thân là Trần Vang Sao, Lê Văn Ngăn và Ngơ Kha Bài “Nhathơ Trần Vàng Sao, người viết nhật ký băng thơ” ca ngợi con đường hoạt động khá sơi
nổi của Nguyễn Đính, từ đi dạy học, làm thơ, rồi ra chiến khu Với thơ, Trần Vàng
Sao như người viết nhật ký, và “tâm trạng của ơng cũng chính là tâm trạng của cả một
dân tộc từng bị tước đoạt tự do, độc lập (Lê Huỳnh Lâm, 2014, tr.19) Bài “Nhà thơ
Lê Văn Ngăn - thi ca như một tín điều” ngợi ca con đường dan thân đầy cam go: “Từ
“Một thời im bĩng” đến “Đất của những kẻ bất phục” là sự phản kháng của thi sĩ
trong thời loạn lạc mà dân tộc phải chịu đựng” (Lê Huỳnh Lâm, 2014, tr.48) Trong
“Thi sĩ Ngơ Kha, ngày, đêm và nỗi nhớ”, tác giả xâu chuỗi hành trình vận động của
thế giới cảm xúc trong thơ Ngơ Kha: bơ vơ, cơ độc, đãng trí, dẫn thân, phản kháng.Theo tác giả, điều đẹp nhất chính là “chất phản chiến trong bản trường ca bi tráng của
Ngơ Kha” (Lê Huỳnh Lâm, 2014, tr 144).
Năm 2015, bài “Là thơ, vì sao?” của Lê Hồ Quang trong quyền Âm thanh của
tưởng tượng đã phân tích khá sâu về đặc trưng nghệ thuật của thơ Lê Văn Ngăn như:
Trang 35nhịp điệu, cấu trúc, hình ảnh và liên tưởng, tính luận đề, cái tôi trữ tình Theo tác giả,
nhạc tính thơ Lê Văn Ngăn là bắt nguồn từ nhịp điệu nội tâm và nhịp điệu thơ.
Nhưng, “xuyên suốt trong thơ ông là những đau đớn trăn trở về vận mệnh dân tộc,
quê hương” (Lê Hồ Quang, 2015, tr.179)
Sau khi Lê Văn Ngăn mất (2/2015), trên Tạp chí Sông Hương số đặc biệt15/12/2015 có loạt bài viết tưởng niệm nha thơ: “Ly rượu nào tiễn Lê Văn Ngăn” củaNguyễn Thanh Mừng, “Tiễn biệt nhà thơ Lê Văn Ngăn” của Trương Điện Thăng,
“Nhớ Lê Văn Ngăn” của Phan Ni Tan, “Lê Văn Ngăn - Người hát quê đã tắt lời ca”của Đào Đức Tuấn; “Lê Văn Ngăn “Cuộc đời và thơ ca” của Vương Kiều Các bàiviết này đều khăng định Lê Văn Ngăn là một trong những đại biểu của dòng thơ
“phản kháng” của văn học miền Nam
Năm 2015, trong Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược, Lê Văn Ba giới
thiệu một số nhà thơ dấn thân: Võ Quê, Phan Duy Nhân, Viễn Phương, Ngô Kha,Trần Quang Long Trong đó, nhà thơ Giang Nam có nhận xét: “thơ Trần Quang Long
sáng tác trong phong trào đấu tranh ở thành thị, có chất sôi bỏng của tuổi trẻ và có sức
mạnh của những nhát búa đập phá bức tường nhà giam” (Lê Văn Ba, 2015, tr.1413).
Bài của Thái Ngọc San “Ngô Kha - bài ca bi tráng của phong trào đô thị Huế” và bài
“Nhớ Ngô Kha” của Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng khang định tinh thần dan thân bi
tráng của Ngô Kha (Lê Văn Ba, 2015, tr 1435).
Năm 2016, Du Tử Lê hoàn thành việc sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu cácthành tựu nồi bật của văn nghệ miền Nam với quyền Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20năm Van học nghệ thuật miễn Nam 1954 - 1975 (1&2, Người Việt Hoa Kỳ) Trong đó
có hai nhà thơ phản chiến là Diễm Châu và Nguyễn Quốc Thái Về thơ Diễm Châu,theo Du Tử Lê, “dữ đội nhất, phan uất nhất, vẫn là những dòng thơ tả thực; những ghinhận hay cáo trạng trợn trừng, bật máu mắt, của một người cầm bút” (tr.282); lànhững sự thật “được viết xuống bằng lương tri của một thi sĩ” (tr.283) Nhận xét về
Nguyễn Quốc Thái, là “một trong những nhà thơ có nhiều sáng tác bị liệt kê vào loại
Trang 36gam mau mâu thuẫn, rối ram trong giai đoạn chiến tranh leo thang cực điểm ở miềnNam thời bấy giờ (tr.374)
Năm 2016, bộ sách Mot thể kỷ văn học yêu nước, Cách mạng thành phố Hồ Chí
Minh (1900 - 2000) gồm 25 quyên với khoảng 20.000 trang in, tuyên chọn khoảng1.560 tác phẩm tiêu biểu của của hơn 400 tác giả đã sống và sáng tác tại Sài Gòn —TPHCM, ở đó có thơ của Ngô Kha, Trần Quang Long, Lê Văn Ngăn và Nguyễn Quốc
Thái.
Năm 2016, Minh Tâm trong bài “Thế hệ vàng văn nghệ Huế: Thời “tuyệt tìnhcốc” đăng trên An ninh thé giới online tổng kết những đóng góp của nhóm nghệ sĩ
Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Trần Vàng Sao, Trần Quang Long, Trong đó, tính chiến
dau trong thơ của Tran Quang Long được đánh giá có sức mạnh như vũ khí, như tiếngthét đấu tranh của con người luôn hừng hực tinh thần tranh đấu; đặc biệt là bài Thwa
Mẹ, trái tim của ông được xem như một tuyên ngôn sống Với Trần Vàng Sao, theotác giả, Bài thơ của một người yêu nước mình là một trong số 100 bài thơ Việt Nam
hay nhất thế ky XX, là tác phẩm của nhà thơ có nỗi cô độc vĩ đại Trường hợp NgôKha thì toát lên vẻ đẹp tài hoa của một tiếng thét đòi giải thoát khỏi không gian tù
ngục với “câu thơ tài hoa, lạ lùng đọc lên như tiếng nắc, như tiếng sét, sắc sảo đến ớn
lạnh” (Minh Tâm, 2016).
Tại Hội thảo “Những vẫn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ” năm 2016 tạitrường Dai học Thủ Dầu Một, trong bài “Hiện tượng thơ ca dan thân ở miền Nam giaiđoạn 1954 - 1975” (quyền 2, tr 928 - 938) tác giả luận án đã phác thảo thành tựu củatho dan thân ở miền Nam; đã giới thiệu thuật ngữ, quan niệm dan thân, tình thế củanhà thơ và những chặng đường phát triển của thơ dẫn thân; đã phác họa chủ âm và thủpháp cơ bản của các nhà thơ tiêu biéu
Năm 2017, Hội Nhà văn Việt Nam truy tặng Giải thưởng Cống hiến cho một sốnhà văn, nhà thơ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ và sau hòa bình,
trong đó có các gương mặt dan thân tranh đấu trong đô thị miền Nam giai đoạn 1954
-1975 Cùng lúc, từ ngày 31.3.2017 đến 2.4.2017, báo Thanh Niên liên tiếp đăng các
bài viết của nhà thơ Thanh Thảo về ba gương mặt thơ Trần Quang Long, Hữu Đạo vàNgô Kha Các bài viết ngợi ca giá trị thơ của từng người: thơ của Trần Quang Longthuộc dạng thơ “nói thăng, nói hết, nói một lần cho tất cả”; thơ của Hữu Đạo bất khuất
Trang 37với sức mạnh của kiêu tho “đi một hoi can trường mãnh liệt dường như không mộtsức gì ngăn cản được”; và Ngô Kha là nhà thơ hiếm hoi, “vừa tranh đấu với những
mục tiêu cụ thể, vừa xuống đường đương đầu can trường với bạo lực đàn áp, vừa làm
thơ lãng đãng như một người đãng trí - một người đãng trí hiền hậu thương conngười, yêu cuộc song” (Thanh Thao, 2017, tr.155)
Nam 2017, trong bài tham luận về “Dau ấn hiện sinh trong tho Lê Van Ngăn”
-ký yếu hội thảo Một số vấn đề khoa học xã hội và nhân văn năm 2017 của trường Đạihoc Khoa học Xã hội và Nhân Văn TPHCM (tr.281 - 291), tác giả luận án cũng khẳng
định Lê Văn Ngăn đã “tích cực hòa vào dòng thơ phản kháng - vừa để vượt thoát nỗi
u uất vừa tranh đấu cho tự do, hòa bình”
Năm 2017 trong tạp chí An ninh thế giới online số ngày 19.12.2017, Ngô Minh
có bài “Ngô Kha, người đãng trí dan thân” đánh giá cao đóng góp của nhà thơ: “một
chiến sĩ luôn dan thân cho hòa bình”; tập thơ Hoa cô độc và Ngụ ngôn của ngườiđăng trí “là sự phát tiết tài hoa của thi sĩ trên hành trình của người lữ khách cô đơn,
mang đậm chất hiện sinh siêu thực; với Truong ca hòa bình là sự nhận chân lịch sử
đất nước” (Ngô Minh, 2017) Tác giả bài viết bày tỏ niềm ngưỡng mộ tài năng và sự
hy sinh của Ngô Kha và cho rằng thi nhân đã tan trong hư vô vì sự dan thân quyết liệt
cho hòa bình của dân tộc.
Năm 2023, quyên sách Nang hon cam phan do hai tác giả Bửu Nam và NguyễnThị Tịnh Thy đồng chủ biên đã sưu tầm những bài nhận định, nghiên cứu, đánh giá vềtác phẩm của các cây bút từng học Sư phạm Việt văn — Việt Hán - Dai học Sư phạmHuế trước 1975 Đây là công trình có hàm lượng khoa học cao, có sự bao quát đầy đủ
23 cây bút tài hoa của Huế Trong đó, hai tác giả Ngô Kha và Trần Quang Long cũng
được giới thiệu tiểu sử kèm với những bài đánh giá, bình luận về tác phẩm thơ của hainhà thơ Tuy đối tượng có giới hạn, nhưng tác phâm đã góp phần khơi lại và ghi nhậnnhững đóng góp của những trí thức Huế trong dòng chảy của văn học miền Nam Đây
cũng là một đóng góp cho bức tranh văn nghệ miền Nam
Về luận văn, luận án, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến thơ yêu
nước miền Nam Năm 2012, luận án Tiến sĩ Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam
1965 - 1975 của Bùi Bích Hạnh đã xem thơ yêu nước tiến bộ ở miền Nam giai đoạn
1965 - 1975 là một trong ba đối tượng nghiên cứu chính, cùng với thơ cách mạng
Trang 38miền Bắc và thơ ở vùng giải phóng Công trình khái quát hệ thống thâm mỹ, nhữngdạng thức của cái tôi và các đặc điểm nghệ thuật của thơ trẻ Việt Nam, song song đó,công trình còn soi rọi một mức độ nhất định về thơ yêu nước miền Nam Điểm đónggóp của công trình là đã nhìn nhận sự đa dang trong giọng điệu của mang thơ này, bắtnguồn từ đóng góp của thơ miền Nam, có dấu ấn đời tư, có tính “chất van trong niềmthon thức của cái tôi trữ tình” (Bùi Bích Hanh, 2012, tr.173)
Chọn dé tài thơ chống Mỹ, năm 2014, Nguyễn Bá Long hoàn thành luận án Tho
trẻ Việt Nam thời kháng chiến chong Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu (Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn TP.HCM) Công trình kháo sát “thơ trẻ thời chống Mỹ là hợp lưu
ba nguồn: thơ trẻ miền Bắc, thơ trẻ vùng giải phóng, thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô
thị miền Nam” (Nguyễn Bá Long, 2014, tr.27) Tác giả đánh giá cao tinh thần danthân của thơ miền Nam, mặc dù họ có thể được giác ngộ cách mạng hoặc không,
nhưng “họ sáng tác dưới ánh sáng của lòng yêu nước, của tinh than tự hào, tự tôn dântộc, của khát vọng tự do và sự tự nguyện xả thân - cống hiến” (Nguyễn Bá Long,
2014, tr.4,5).
Trần Thị Mỹ Hiền dành sự quan tâm đến Ngô Kha - một trong những gương mặtthơ tiêu biểu của thơ miền Nam với hai công trình Thé giới siêu thực trong thơ NgôKha năm 2011 và Thơ Ngô Kha trong bối cảnh văn học miễn Nam 1954 - 1975 (năm
2015, Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) Từ bước đầu tìm hiểu thégiới thơ nghệ thuật thơ Ngô Kha, tác giả đã tiến một bước khi khám phá hành trình tưtưởng và đặc trưng nghệ thuật thơ Ngô Kha trong thế đối sánh, tương quan với vănhọc miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 Tác giả khăng định “Ngô Kha là một trong
những gương mặt độc đáo của văn học các đô thị miền Nam trước 1975” (Trần Thị
Mỹ Hiền, 2015, tr.150)
Những lược thuật trên đây cho thấy, tài liệu viết về thơ dan thân ở miền Nam
Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 khá phong phú, cả trong không gian báo chí và
không gian trường học Dù trong số này chưa có một tài liệu nào nghiên cứu tập trung
về chủ âm và thủ pháp trong thơ - như đề tài luận án của chúng tôi, nhưng những
thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu, đều sẽ được chúng tôi lưu tâm khảo sáttrong tinh thần thảo luận khoa học: kế thừa, khang định, bổ sung hay cải chính, từ các
Trang 39hướng tiếp cận của lý thuyết mới mà chúng tôi sẽ giới thiệu lịch sử vấn đề tiếp sau
đây.
Tiểu kết chương 1
Ké từ sau khi đất nước đổi mới (1986), đời sống văn học ở Việt Nam, trong đó
có đời sống lý luận phê bình, đã có nhiều thay đổi rõ rệt theo hướng ngày càng phát
triển tiệm cận với tư duy lý luận phê bình văn học thế giới Điều này cho thấy tính tất
yếu trong sự hòa nhập của nền lý luận phê bình văn học dân tộc theo hướng toàn cầu
hóa Việc tiếp nhận và vận dụng các lý thuyết văn học nước ngoài, trong đó có trườngphái Hình thức Nga, dé giải mã các hiện tượng van hoc là điều cần thiết Không
những tiếp nhận lý thuyết văn học nước ngoài, lý luận phê bình văn học thời kỳ đôi
mới còn nhìn nhận lại một cách khoa học, công bằng, khách quan đối với một số hiệntượng văn học nước nhà, trong đó có bộ phận văn học ở miền Nam Việt Nam giai
đoạn 1954 - 1975 và khuynh hướng tho dan thân Song, trên thực tế, các công trìnhphần lớn chỉ thiên về đánh giá mặt nội dung mà chưa chú trọng nhiều về hình thức
nghệ thuật, dù đây cũng là một đóng góp quan trọng của hoạt động sáng tác Sau khi
tìm hiểu tổng quát tình hình nghiên cứu tho dan thân miền Nam, tình hình tiếp nhận lýthuyết Hình thức Nga, chúng tôi có một số nhận định như sau:
Các công trình nghiên cứu vận dụng lý thuyết Hình thức Nga trong đó có sự vậndụng chủ âm và thủ pháp, còn hạn chế
Các công trình văn học sử chưa chú ý đúng mức đến thơ ở miền Nam Việt Nam
giai đoạn 1954 - 1975, chưa đặt đối tượng này vào dòng chảy văn học dân tộc
Các công trình nghiên cứu về mảng thơ này thường theo hai hướng: hoặc giớithiệu đánh giá ý nghĩa xã hội, hoặc sưu tầm tác phẩm của một số tác giả; việc nghiêncứu chuyên sâu về giá trị nghệ thuật và nội dung của từng nhà thơ chưa được thực hiện
Tuy nhiên những công trình đề cập ở phan tông quan vẫn là những gợi ý hữu íchcho chúng tôi khi thực hiện đề tài này
Trang 40sẽ tập trung trình bày những nét chính về trường phái Hình thức Nga, tư tưởng dan
thân hiện sinh của Jean Paul Sartre; Bối cảnh văn học miền Nam giai đoạn 1954
-1975 cùng tiêu sử các nhà thơ dan thân tiêu biểu
2.1 Một số vấn đề lý thuyết
2.1.1 Trường phát Hình thức Nga
2.1.1.1 Khái quát về lịch sử và tác giảThi hoc thế giới được bắt đầu với công trình Thi học (Poétique) của Aristotle(384 - 322 TCN); đã xác lập một nền tảng quan trọng cho lý thuyết văn chương và tồntại hàng nghìn năm dài phát triển qua các kỷ nguyên tu từ học, kỷ nguyên truyềnthống và kỷ nguyên hiện đại Đến đầu thế kỷ XX, hàng loạt trường phái ra đời: phê
bình Giáo khoa của Gustave Lanson, phê bình Mới, phê bình Phân tâm học, phê bình
Cấu trúc Dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học của F de Saussure, các nhà Hình thứcNga (1914) mở một bước chuyển từ Thi pháp học truyền thống sang Thi pháp học
hiện đại Trường phái Hình thức Nga được xem là một trong những trường phái phê bình
cách tân nhất thế kỷ XX
Điểm mới của trường phái này là tập trung nghiên cứu đơn vị cơ bản nhất củavăn học là văn bản Họ chú ý đến việc chế tác chất liệu băng cách đối chiếu ngôn ngữ
thông thường, ngôn ngữ trong các lĩnh vực hoạt động khác với ngôn ngữ văn chương.
Cuối cùng, họ xác định, chính các thủ pháp (device) là yếu tố tạo thanh tính văn
chương (literariness) của tác phẩm Từ đó, theo họ, nghiên cứu văn học là đi tìm tínhvăn chương xuyên qua hệ thống các thủ pháp mà nhà văn đã làm nên trong tác phẩm
Trường phái được thành lập từ sự kết hợp của Câu lạc bộ ngôn ngữ Moskva và
Hội nghiên cứu ngôn ngữ thi ca (Obtshestvo Izutchenia POetitcheskogo JaZyka - gọi
tắt là OPOJaZ) Nhờ sự quan sát rộng rãi, họ đã dé lại nhiều thành tựu có giá trị vớinhững hướng nghiên cứu đa dang cho thi pháp học thé giới