Satolo 2017, Chandrasekaran2014, Batalha 2008 chỉ ra những đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệpnhư: nguyên vật liệu và thành pham dễ hỏng, mang tính thời vụ, nhu cầu của kháchhàng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG DAI HỌC KINH TE
NGUYEN THU TRAM
QUAN TRI TINH GON CHUOI CUNG UNG
LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN TRI KINH DOANH
HÀ NỘI - NAM 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG DAI HỌC KINH TE
NGUYEN THU TRAM
Chuyén nganh: Quan tri kinh doanh
Mã số: 9340101.01
LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN TRI KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Minh
HÀ NOI - NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các hợp tác
xã nông nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Ngoài
những thông tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn nguồn, toàn
bộ kết quả nghiên cứu trình bay trong luận án được phân tích từ nguồn dit liệu điều
tra thực tế do cá nhân tôi thực hiện Tất cả các dữ liệu đều trung thực và nội dung
luận án chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của minh.
Tác gia
Nguyễn Thu Trâm
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Luận án này không chỉ thé hiện công sức của cá nhân nghiên cứu sinh, mà còn
là sự đóng góp, hỗ trợ của rất nhiều tập thể, cá nhân
Xin trân trọng gửi loi cảm ơn đến Viện Quản trị kinh doanh và Trường Đại họcKinh tế - ĐHQG Hà Nội vì những hỗ trợ quý báu trong thời gian nghiên cứu sinh
thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo cũng như các chuyên viên Phòng Đảo tạo,
Trường Đại học Kinh tẾ - ĐHQG Hà Nội đã luôn hỗ trợ, động viên nghiên cứu sinh
trong thời gian thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp đến từ Khoa Quản trị kinh doanh, Bộ
môn Quản trị Doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng vì những hỗ trợ trong công việc,
những lời động viên, nhắc nhở dé nghiên cứu sinh có thời gian hoàn thành luận án
của minh.
Xin được gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Đăng Minh - Giảngviên hướng dẫn, không những vì phương pháp, kiến thức chuyên môn, mà còn vì đãgiúp nghiên cứu sinh hiểu được ý nghĩa của việc trở thành tiến sĩ
Xin được cảm ơn hai bên gia đình và gia đình nhỏ vì đã luôn sẵn sàng hỗ trợ bất
cứ khi nào nghiên cứu sinh cần, luôn kiên nhẫn, yêu thương ngay cả khi nghiên cứu
sinh bận rộn nhất.
Và cuối cùng, xin gửi luận án này tới Bố và Mẹ - người luôn yêu thương và tin
tưởng con vô điêu kiện!
Tác giả
Nguyễn Thu Trâm
Trang 5MỤC LỤC
J;7 900096710 Ă.Ă 1
CHUONG 1 TONG QUAN NGHIEN CUU VE QUAN TRI TINH GON CHUOI CUNG UNG TRONG LĨNH VỰC NONG NGHIỆP 8
1.1 Nghiên cứu về các lang phi trong chuỗi cung ứng nông nghiệp - 9
1.2 Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quan trị tinh gọn chuỗi cung ứng NONG NGHISD 01111777 15
1.3 Nghiên cứu về mô hình áp dung quản tri tinh gọn chuỗi cung ứng nông nghiép 19
1.4 Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 c5 5 s+cs+cs2 23 :430009/.909:10/9) C00115 25
CHUONG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI TINH GON CHUOI CUNG UNG CUA HOP TÁC XÃ NONG NGHIEP 0.0 cecccsscesseessesseesseesseeseees 26 2.1 Téng quan về quan trị tinh ØỌn - 2 2 2252 +E+EE+EE+EE£EE+EEZEzEerkerkerxrrerree 26 2.1.1 Khái niệm và vai trò của quản tri tinh ØỌT - c5 S5 S*s+sssvseeerseeeres 26 2.1.2 Nguyên tắc của quản trị tỉnh gọn -. ¿ 2¿+¿©++2+++zx+zxvzxxerxesrxerrsees 27 2.1.3 Một số các công cụ quản trị tinh ØQT - c5 + + ++Eseeereeeeeeerereere 28 2.1.4 Quản trị tinh gọn Made in VIetna1m - 5c 1S Ekiksrrsrereee 32 2.2 Cơ sở lý luận về các HTX nông nghiỆp 2-2-2222 E2 E+£E+2E+E++rxerxezez 34 2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của HTX -c+crtrrrtrtriirrrrrirerrrirerrree 34 2.2.2 Phân loại HTX và HTX nông nghiỆp - 5 2-5332 **+EEseeseersseeeee 36 2.2.3 Hoạt động và vai trò của HTX nông nghiỆp 555cc s+cssssessee 38 2.3 Cơ sở lý luận về quan trị tinh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp 42
2.3.1 Khái niệm chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp - 42
2.3.2 Khái niệm quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp - 46
2.3.3 Nội dung quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp 50
.430009/.909:10/9)Ic 111157 62
CHUONG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU -c::52-ccc:scr+ 63 3.1 Quy trink nghién CUU oo 63
3.2 Cac khung phân tích của luận án 55 222 S22 **E+EErrrrrrrrrerrrrserrree 68
Trang 63.2.1 Khung phân tích tổng quát của luận án 2- 5 2 2+£+£+Eezxerxerxersree 68
3.2.2 Các khung phân tích cụ thé của luận án 2-2 2 ++s£+Eezxerxerxerszxez 69
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu - - - 5 2 322322133 EEESEEerirrrrrrrrrerrrrrree 74 3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - 5 2222 322132 *EEEEssrrrrssrrrsrree 74
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu ¿- - ¿2% E2 +E+E£E£EE£E+E£EE£E+E£EEEEEE+EeEErEererererree 76
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu - - 5 5 S1 k HH HH ng rưet 80 3.5 Xác nhận tinh phù hợp và chính xác của nghiên cứu định tính 82
CHƯƠNG 4 KET QUÁ NGHIÊN CUU VE QUAN TRI TINH GON
CHUOI CUNG UNG CUA CAC HỢP TÁC XA NONG NGHIỆP
4.1 Đặc điểm chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam 864.1.1 Đặc điểm của các HTX nông nghiệp Việt Nam 2 2¿©2252+c++zxezsz 864.1.2 Đặc điểm chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam nghiên
CUU 000157 88
4.2 Thực trạng QTTG chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam 91 4.2.1 Mức độ quan tri tinh gon chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt
10 92
4.2.2 Các lãng phí trong chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam 99
4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các
HTX nong nghiép Viét Nam 126
4.3 Nghiên cứu trường hợp nghiên cứu điền Win 2 ¿ sz52s55++¿ 1404.3.1 Giới thiệu về trường hợp nghiên cứu điển hình - 2-2-5252 s52 140
4.3.2 Mức độ quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng của HTX nông nghiệp 141
4.3.3 Các lãng phi tồn tại trong chuỗi cung ứng của HTX nông nghiệp 143
4.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng 1494.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án - 2 ¿5 + +2 ++£zz£zzxe£: 151.43⁄0009/.9809:i019)1e 1 154
CHƯƠNG 5 GIẢI PHAP VÀ KIÊN NGHỊ 22 2+5z+csc£xezxzzzxcrxee 157
5.1 Phương hướng phát triển HTX nông nghiệp tại Việt Nam -.- 157
Trang 75.2 Giải pháp triển khai quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nông
NGhISp Vist NAM da 159
5.2.1 Dé xuất cách thức tông quát áp dung quan trị tinh gon chuỗi cung ứng
của các HTX nông nghiệp Việt Nam E61 St S*x + k9 ng re 159
5.2.2 Lợi ích khi áp dụng cách thức quan tri tinh gon chuỗi cung ứng đề xuất 1685.3 Kiến nghị đối với các bên liên quan -¿ 2¿- 5¿©++2+++2x+2zx+zx+erxezrxezred 172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 255:c 22vvttttEEttrttttttrrrrttttirrrrrrrirrrrirrre 177
KET LUẬN 52-5: SE EEE11211211 2121111111111 1111111111111 178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CUA TÁC GIA ĐÃ CÔNG BÓ 180TÀI LIEU THAM KHAO 5- 2 2S EE‡EE2EE2EEEE1E711211211271 71.11 1ecrxeE 181
PHU LUC
Trang 8DANH SÁCH VIET TAT
STT TỪ VIET TAT GIAI THICH
1 CHNC Câu hỏi nghiên cứu
2 EDI - Electronic Data Interchange Trao đôi dữ liệu điện tử
3 GDP - Gross Domestic Product Tông sản phẩm quốc nội
4 HTX NN Hop tac xã nông nghiệp
5 JIT - Just in time Vừa đúng lúc
6 NCS Nghiên cứu sinh
7 NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
8 TQM - Total Quality Management Quan tri chat luong toan dién
9 QTTG Quan tri tinh gon
= © VSM - Value stream mapping Sơ đồ chuỗi giá trị
Trang 9DANH MỤC BANG
TT Bảng Nội dung Trang
1 | Bang 1.1 Cac lãng phi được nhận diện trong các nghiên cứu 13
2 |Bảng 1.2 | Mô hình quản trị tinh gon trong lĩnh vực nông nghiệp 23
3 |Bảng2.I | Phạm trù Tâm thé 32
4 | Bang 2.2 Phân loại các loại hình HTX 37
5 | Bang 2.3 Lý do người nông dân tham gia HTX 41
6 |Bảng2.4 | Đặc điểm chuỗi cung ứng áp dụng hoạt động QTTG 47
7 | Bảng2.5 Điểm khác biệt của chuỗi cung ứng áp dụng QTTG 48
và chuỗi cung ứng truyền thông
8 | Bảng 2.6 | So sánh đặc diém của lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp 49
9 | Bảng27 Cac nguyên tác của QTTG áp dụng trong chuỗi cung 5]
ứng nông nghiệp
10 | Bảng 2.8 Tư duy quan tri tinh gon Made in Vietnam 56
11 | Bang 2.9 Diễn giải các lãng phí dưới góc độ chuỗi cung ứng nông 58
nghiệp
12 | Bang 2.10 Tông hợp các lý thuyết được lựa chọn đê xây dựng 61
khung phan tich
13 | Bang 3.1 Thông tin của các chuyên gia 65
14 | Bang 3.2 | Thông tin các HTX nông nghiệp tham gia phỏng van thử 66
15 | Bảng 3.3 Nội dung thay đôi sau khi thực hiện tham khảo ý kiến 6
chuyên gia và HTX nông nghiệp
16 | Bảng3.4 | Khung phân tích mức độ QTTG chuỗi cung ứng 70
17 | Bảng 3.5 Khung phân tích lang phí ton tại trong chuỗi cung ứng 72
18 | Báng3.6 | Khung phân tích nhân tố ảnh hưởng 73
19 | Bang 3.7 Tong hop phuong pháp thu thập dữ liệu được sử dung 44
trong luan an
20 | Bang 3.8 | Đặc điểm của các HTX nông nghiệp nghiên cứu 78
21 | Bang 4.1 Đánh giá tông quan mức độ QTTG của các HTX nông 99
nghiệp nghiên cứu
22 | Bang4.2 | HTX NNco kết quả tong diém trung bình cao 98
23 | Bang 43 Lang phi trong hoat dong mua hang được đánh gia bởi 100
các HTX nông nghiệp nghiên cứu
24 |Bảng4.4 | So sánh lang phí ton tại trong hoạt động mua hàng 102
25 | Bang 4.5 Lang phí mua hang mới được nhận diện của các HTX | 105
il
Trang 10TT Bảng Nội dung Trang
NN
26 | Bảng 46 Các lãng phí trong hoạt động trông trọt đánh giá bởi các 105
HTXNN
27 | Bảng 4.7 Các lãng phí trồng trọt, chế biên được ghi nhận qua 106
phong van sau
28 | Bang 4.8 Phụ phâm nông nghiệp theo thông kê năm 2021 109
29 | Bảng 4.9 Lang phi trong hoạt động lưu kho đánh giá boi HTX H4
32 | Bang 4.12 Tong hợp các lãng phí mới khám phá trong chuỗi cung 122
ứng của các HTX NN Việt Nam nghiên cứu
33 | Bang 4.13 Tông hợp nguyên nhân của lăng phí trong chuỗi cung 123
ứng của các HTX NN nghiên cứu
34 | Bảng 4.14 So sánh đặc diém cua cac HTX nông nghiệp có mức độ 127
quản tri tinh gọn chuỗi cung ứng cao
35 | Bang 4.15 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ quản trị 139
tinh gọn chuỗi cung ứng của các HTX NN Việt Nam
36 | Bảng 4.16 | Mức độ QTTG chuỗi cung ứng của HTX điển hình 141
37 Bang 4.17 | Các lãng phí tồn tại trong chuỗi cung ứng của HTX 144
nghiên cứu
38 | Bang 4.18 | Ví dụ kế hoạch (KH) thu mua hàng ngày 06/05/2023 148
39 | Bảng 5.1 Lợi ích của cách thức quan tri tinh gọn chuỗi cung ứng 170
của các HTX nông nghiệp đề xuất
11
Trang 11DANH MỤC HÌNH
TT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 | Phạm vi thực hiện tong quan nghiên cứu 8
` Môi liên hệ giữa tư duy quan trị tinh gọn Made in
2 Hình 2.1 ¬ K cà 34
Vietnam va tư duy quan tri tinh gọn trên thê giới
3 | Hình 2.2 | Chuỗi cung ứng nông nghiệp 43
4 | Hình2.3 | Chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam 44
5 | Hinh3.1 | Quy trình nghiên cứu của luận án 63
6 | Hình3.2 | Khung phân tích tông quát của luận án 68
7 | Hinh3.3 | Phương pháp chọn mẫu lý thuyết 77
8 Hình 4.1 | Hop tác xã giai đoạn 2016-2022 86
9 Hình 4.2 | Hợp tác xã phân theo lĩnh vực hoạt động năm 2021 87
10 | Hình 4.3 | Cơ câu HTX phân theo vùng năm 2020 87
ut | Hinh44 Danh gia việ áp dụng các nguyên tắc QTTG của các 94
các nguyên tac QTTG chuôi cung ứng
` Một số hình ảnh ví dụ về lãng phí thừa công đoạn và
16 | Hình 49 Ví dụ về thừa công đoạn và thao tác không hợp lý trong 116
hoạt động lưu kho
Đề rau già và tự héo trên cánh đông do không tìm được
17 | Hình 4.10 N2 118
nguôn tiêu thụ
18 | Hình 4.11 | Ví dụ về lãng phí vận chuyên trong chuỗi cung ứng 121
Kết quả phân tích SWhys tìm kié ên nhân gốc rễ
19 | Hình 4.12 êt quả phân tíc ys tìm kiêm nguyên nhân gôc rê 125
của lãng phí
20 | Hình 4.13 | Chất lượng đội ngũ quản lý HTX 128
21 | Hình 4.14 | Cơ câu tô chức của HTX nghiên cứu điên hình 140
1V
Trang 12TT Hình Nội dung Trang
22 Hình 4.15 | Một số quy trình được thé hiện tại khu vực sản xuất của 142
HTX
23 | Hình 4.16 | Hiển thi nhãn đán một số khu vực san xuất tai HTX 143
uy trình Kiém soát thu mua - sơ chế - đóng gói và tru
24 | Hình 4.17 | Quy tình Ki sẽ *| 146
xuât nguồn gôc
25 | Hình 4.18 | Khu vực sơ chê, đóng gói rau trước khi vận chuyền 147
26 | Hình 4.19 | Khu vực kho lạnh của HTX 148
Cách thức tông quát đề xuất QTTG chuỗi cung ứng của
27 | Hình 5.1 4 e sung 159HTX NN VN
Trang 13PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của đề taiKhởi nguồn từ những năm 1980 với thuật ngữ “lean manufacturing”, quan trị
tinh gọn được biết đến là những nguyên tắc và công cụ nhằm giúp doanh nghiệp
nhận biết, loại bỏ các lãng phí và đưa ra những sản phẩm phù hợp đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng Đến ngày nay, các nghiên cứu và thực hành chứng minhrằng quản trị tỉnh gọn cần được áp dụng không những chỉ ở cấp độ doanh nghiệp,
mà còn ở cấp độ chuỗi cung ứng Việc áp dụng các nguyên tắc và phương thức của
quan trị tinh gọn trong chuỗi cung ứng giúp làm tăng chất lượng sản pham dịch vụ,
làm giảm chi phí, thời gian sản xuất, phân phối và số lượng hàng tồn kho trong toàn
bộ chuỗi cung ứng (Wee va Wu , 2009; Eriksson, 2010; Perez, 2010) Từ đó, áp
dụng quản trị tinh gon xuyên suốt trong chuỗi cung ứng giúp các doanh nghiệp nâng
cao được năng lực cạnh tranh của mình.
Mô hình kinh tế tập thể, với trọng tâm là các hợp tác xã, đóng vai trò quan trọng
về kinh tế, xã hội và chính trị tại nước ta Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam, phần lớn các HTX tại nước ta là HTX nông nghiệp Tính đến ngày31/12/2022, số lượng HTX nông nghiệp đạt khoảng 19.431 HTX, chiếm 67% tổng
số HTX trên cả nước Hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp năm 2022 đã
được cải thiện đáng kể, thé hiện qua các con số như doanh thu bình quân/HTX đạt
khoảng 2,86 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường
xuyên đạt 50 triệu/năm Một trong những định hướng giúp nâng cao hiệu quả của
các HTX nông nghiệp là xây dựng các HTX theo chuỗi Giai đoạn 2018-2022, cả
nước ta đã có 2.038 chuỗi liên kết, với sự tham gia của 1.250 HTX nông nghiệp.Đặc biệt 67% trong số đó là HTX đứng vai trò là chủ trì liên kết chuỗi
Mặc dù vậy, hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp van chưa tương
xứng với sự quan tâm đầu tư tại nước ta Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ HTX nông nghiệp đạt loại Giỏi vàKhá chiếm lần lượt là 16% và 35,5% Vẫn còn 48,5% HTX nông nghiệp xếp loại
Trung bình và Yếu Các chuỗi được khuyến khích phát triển nhưng tỷ lệ HTX tham
gia chuỗi chỉ chiếm 4,3% Liên kết chưa chặt chẽ giữa HTX nông nghiệp và các đối
Trang 14tượng trong chuỗi gây ra nhiều lãng phí, khiến sản phâm chưa đáp ứng được nhucầu khách hàng về chất lượng và số lượng, tình trạng mắt cân đối cung cầu thườngxuyên diễn ra, nông sản thiếu tính cạnh tranh so với các mặt hàng nhập khẩu.
Quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng có thể được xem là một trong những giải
pháp hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam vì các nguyêntắc và công cụ quản trị tinh gọn giúp làm tăng tính liên kết và giảm lãng phí xuyên
suốt trong chuỗi, từ đó nâng cao chất lượng và giá của nông sản Tuy nhiên, việc
triển khai quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp tại Việt Nam
còn gặp vướng mắc, trong đó phải kế đến các nguyên nhân chính như:
Một là, triển khai quản trị tinh gọn ở cấp độ chuỗi cung ứng mang lại nhiều khó
khăn hơn ở cấp độ một doanh nghiệp Chuỗi cung ứng là sự liên kết của các doanhnghiệp, tổ chức nham đưa sản phẩm hay dich vụ ra thị trường, nhưng sự liên kết nàyphức hợp hơn, và không 6n định Do đó, việc phối hợp triển khai các nguyên tắc vàcông cụ quản trị tinh gon một cách hệ thống và nhuan nhuyễn tại các doanh nghiệp,
tô chức với nhiều đặc điểm khác nhau về cơ cấu, quy trình sản xuất, văn hóa doanhnghiệp, vi trí dia lý là một thách thức lớn Ngoài ra, nếu như doanh nghiệp cóngười lãnh đạo cao nhất đưa ra các mệnh lệnh, yêu cầu cấp dưới thực hiện, thứ tự
cấp bậc này thường không tồn tại trong chuỗi cung ứng
Hai là, lĩnh vực nông nghiệp mang nhiều đặc thù riêng biệt so với các lĩnh vựckhác, khiến quản trị tinh gọn khó được áp dụng hơn Satolo (2017), Chandrasekaran(2014), Batalha (2008) chỉ ra những đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệpnhư: nguyên vật liệu và thành pham dễ hỏng, mang tính thời vụ, nhu cầu của kháchhàng hay biến động, quy trình sản xuất thủ công, thời gian sản xuất kéo dài, ít lặplại, phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng.Những đặc điểm này khiến việc áp dụng quản trị tỉnh gọn trong chuỗi cung ứng
nông nghiệp khó khăn hơn so với các lĩnh vực khác bởi các công cu tinh gọn khó có
thé áp dung ở những hệ thống sản xuất không có sự lặp lại và không 6n định (White
và Prybutok, 2001; Katayama và Bennet, 1996).
Ba là, mô hình HTX nông nghiệp tại Việt Nam mang nhiều đặc điểm khác biệtvới mô hình doanh nghiệp HTX nông nghiệp được xây dựng trên nền tảng các cá
nhân “hợp tác” để đạt được những lợi ích, nhu cầu thiết yếu hay mong muốn chung
Trang 15của chính họ, mà đơn lẻ họ không thể thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả Thành viên HTX có quyên lợi bình đăng không phụ thuộc vào vốn góp Ngoài ra,
họ có thể lựa chọn sử dụng hoặc không sử dụng các dịch vụ của HTX nông nghiệp
Có thê thấy, sự liên kết tại các HTX nông nghiệp là liên kết lỏng, khiến việc triểnkhai quản trị tinh gọn có thé trở nên khó khăn hơn nếu các thành viên chưa hiểu hếtđược lợi ích của triết ly quản tri nay
Bon là, số lượng các nghiên cứu về quan trị tinh gọn chuỗi cung ứng trong lĩnh
vực nông nghiệp còn hạn chế Do quản trị tỉnh gọn có xuất phát điểm trong lĩnh vựcchế tạo tự động, các nghiên cứu về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng thường đượcthực hiện trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, tiếp đó đến lĩnh vực dịch vụ như kháchsạn, nhà hàng, y tế mà có rất ít các nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp Chưađến 5% các nghiên cứu về áp dụng các phương thức quản trị tỉnh gọn trong lĩnh vựcnông nghiệp được thực hiện (Jasti và Kodali, 2015) Điều này đã gây khó khăn choviệc tìm kiếm phương thức áp dụng quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng một cách hiệu
quả trong lĩnh vực nông nghiệp.
Liên kết chuỗi là một xu thé tất yếu đối với sự phát triển của HTX nông nghiệptại nước ta Quyết định số 340/QD - TTg ngày 12/03/2021 về Phê duyệt chiến lượcphát triển kinh tế tập thé, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030 đã xác định kinh tế tậpthể, mà nòng cốt là HTX là một trong bốn thành phần kinh tế quan trọng trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, do đó cần phải đượckhông ngừng củng có, phát triển, góp phần phát triển nhanh và bền vững trong thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Một trong số các mục tiêu của Quyết định số 340
là phát triển các HTX nông nghiệp gắn liền với chuỗi giá trị, đặc biệt đây mạnh liênkết giữa nông dân - HTX - doanh nghiệp, nhằm tạo ra các sản phẩm có thương hiệu
phục vụ thị trường trong nước và xuất khâu Mặc dù quản trị tinh gọn chuỗi cung
ứng là một trong những đòn bẩy giúp phát triển chuỗi bền vững và hiệu quả hơn,việc áp dung quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng cần được nghiên cứu nhằm khám phá
và phân tích những điều kiện cần thiết để triển khai hoạt động này Với lý do đó,NCS lựa chọn đề tài “Quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nôngnghiệp Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của mình
Trang 162 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*
>» Mục đích nghiên cứu: Luận án được thực hiện nhằm dé xuất các giải pháp
quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng của HTX nông nghiệp Việt Nam, hướng tới
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các HTX nông nghiệp này.
s* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và phát triển những van đề lý luận liên quan đến quản tri tinh
gon chuỗi cung ứng nông nghiệp, đặc biệt của các HTX nông nghiệp.
- Phân tích mức độ quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp
Việt Nam.
- Khám phá và phân tích các lãng phí tồn tại trong chuỗi cung ứng của các HTX
nông nghiệp Việt Nam và phân tích các nguyên nhân của chúng.
- Khám phá và phân tích các nhân tố tác động đến mức độ quản tri tinh gọn
chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp quản trị tinh gon chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp
Việt Nam phù hợp với đặc thù của nước ta.
Đề thực hiện được mục dich và các nhiệm vụ này, các câu hỏi nghiên cứu đã
được đưa ra như dưới đây:
CHNCI: Co sở lý luận về quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nôngnghiệp có thê được phát triển như thế nào?
CHNC2: Mức độ quan trị tinh gọn chuỗi cung ứng và các lãng phí ton tại trong
chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam hiện nay là gì?
CHNC3: Các nhân tố nào tác động đến mức độ quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng
của các HTX nông nghiệp Việt Nam?
CHNC4: Giải pháp quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt
Nam được đề xuất là gì?
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về hoạt động quản trị tính gọn chuỗi cung ứng của cácHTX nông nghiệp Việt Nam, cụ thé tập trung nghiên cứu 03 nội dung chính: 1) mức
Trang 17độ quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng; 2) các lãng phí ton tại trong chuỗi cung ứng và3) các nhân tổ tác động đến mức độ quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ 2019 - tháng
06/2023 Cac dữ liệu phân tích trong giai đoạn từ 2019 - tháng 06/2023
- Phạm vi không gian: các HTX nông nghiệp thực hiện hoạt động trồng trọt hoặc
trồng trọt kết hợp với chế biến nông sản tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam Các HTX
nông nghiệp này có nông sản với thương hiệu riêng, ngoai việc chỉ là nơi cung cấp
nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp NCS lựa chọn phạm vi không giannhư trên bởi các lý do sau: 1) Hạn chế về nguồn lực; 2) Các HTX nông nghiệp hiệnnay tập trung chủ yếu tại miền Bắc (chiếm 65% số lượng các HTX tại nước ta);
3) khám phá các nhân tô mới tác động đến mức độ quản trị tinh gọn trong lĩnh vựcnông nghiệp, ngoài các nhân tố liên quan đến thời tiết, khí hậu đã được chứng minh
ở hầu hết các nghiên cứu khác; 4) tìm hiểu các nhân tổ đến từ đặc thù của HTX thựchiện trồng trot/ché biến (không đi sâu vào các loại hình HTX nông nghiệp khác)
4 Đóng góp mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới như sau:
- Đóng góp trong hệ thong cơ sở lý luận về quan trị tinh gọn chuỗi cung ứng,
quan trị tinh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Mặc dù quản trị tinhgọn và chuỗi cung ứng đều là những khái niệm không hề mới, nhưng việc quản trịtỉnh gọn chuỗi cung ứng vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều do tính phức hợp của
cả hai khái niệm khi kết hợp với nhau Do đó, luận án tiếp cận quản trị tính gọnchuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam là việc áp dụng triết lý, nguyêntắc và các công cụ của quản trị tỉnh gọn xuyên suốt trong chuỗi cung ứng của các
HTX nông nghiệp, với các HTX nông nghiệp đóng vai trò trung tâm trong chuỗi,
điều phối các hoạt động liên kết với các đối tượng trong chuỗi nhằm loại bỏ chi phí
lãng phí trong chuỗi, tối ưu hóa hoạt động, giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàngmột cách hiệu quả nhất Điều này khác với cách tiếp cận trong các nghiên cứu hiệnnay về quan trị tinh gọn chuỗi cung ứng khi chỉ tập trung vào sự liên kết của các
Trang 18doanh nghiệp, tổ chức trong chuỗi cung ứng nham loại bỏ lãng phí trong chuỗi,
nhưng lại không làm rõ được sự liên kết này được thực hiện như thế nào, và đơn vịnào sẽ điều phối sự liên kết này, gây khó khăn cho việc triển khai trong thực tế
- Xây dựng được khung phân tích về mức độ quản trị tỉnh gọn và khung
phân tích về các lãng phí với phạm vi của chuỗi cung ứng, không đơn thuần chi
ở cấp độ doanh nghiệp Tông quan nghiên cứu về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứngtrong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy: 1) Các nghiên cứu chưa nêu được phương
pháp đánh giá mức độ quản trị tính gọn trong doanh nghiệp, hoặc mới chỉ đánh giá
đơn thuần qua việc sử dụng các công cụ quản trị tinh gọn; 2) các lang phí mới được
đánh giá ở cấp độ tồn tại trong doanh nghiệp hơn là phạm vi chuỗi cung ứng, lãng
phí chưa được đánh giá một cách hệ thống và chưa gắn với lĩnh vực nông nghiệp
Do đó, luận án đã đóng góp được khung phân tích về mức độ quản trị tinh gọn va
các lãng phí trong chuỗi cung ứng nông nghiệp.
- Phân tích được thực trạng hoạt động quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của
các HTX nông nghiệp Việt Nam, cả ở mức độ nhận thức và triển khai Luận án
đã khám phá và phân tích được thực trạng hoạt động quản trị tỉnh gọn chuỗi cung
ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam, không phải chỉ ở mức độ sử dụng các
công cụ quan tri tinh gon, mà còn ở mức độ nhận thức và triển khai triết lý và
nguyên tắc quản trị tỉnh gọn
- Khám phá được các lãng phí ton tại trong chuỗi cung ứng của các HTXnông nghiệp Việt Nam và phân tích các nguyên nhân gốc rễ gây ra lãng phí này.Bên cạnh việc khăng định kết quả của các nghiên cứu thực hiện trước đó, nghiêncứu cũng khám phá ra được các lãng phí tồn tại và nguyên nhân gốc rễ đến từ đặcđiểm riêng biệt của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam nói chung và đặc điểm của các
HTX nông nghiệp Việt Nam nói riêng.
- Khám phá và phân tích được các nhân tổ ảnh hưởng đến mức độ quản trịtỉnh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam Bên cạnh khăngđịnh kết quả của các nghiên cứu được thực hiện trước đó, nghiên cứu khám pháđược các nhân tô ảnh hưởng đến mức độ quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng của cácHTX nông nghiệp Việt Nam đến từ đặc điểm riêng của lĩnh vực nông nghiệp Việt
Nam nói chung và đặc diém của các HTX nông nghiệp Việt Nam nói riêng.
Trang 19- Đề xuất được giải pháp quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nôngnghiệp Việt Nam Giải pháp đề xuất bao gồm các bước thực hiện phù hợp với đặcđiểm của các HTX nông nghiệp Việt Nam, cũng như đảm bảo việc triển khai mang
tính hệ thống, dài hạn và bền vững.
5 Kết cấu của luận án
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tải liệu tham khảo, luận
án gồm có 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng trong lĩnh
vực nông nghiệp
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các HTX nông
nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu của luận án
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các HTX
nông nghiệp Việt Nam
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 20CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CUU VE QUAN TRI TINH GON
CHUOI CUNG UNG TRONG LINH VUC NONG NGHIEP
Hinh 1.1 thé hién pham vi thuc hién tong quan nghiên cứu của luận án Với mụctiêu tong quan các nghiên cứu về quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp tạiViệt Nam, phạm vi nghiên cứu cơ sở lý luận bao gồm các nội dung liên quan đến
quản trị tỉnh gọn, chuỗi cung ứng và lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là liên quan đếncác hợp tác xã nông nghiệp.
Chuỗi
cung ứng Quản trị
Đối tượng
nghiên cứu Nông nghiệp
(HTX)
Hình 1.1 Phạm vi thực hiện tong quan nghiên cứu
Nguồn: Tác giá xây dựngThuật ngữ “lean manufacturing” được biết đến bắt đầu từ những năm 1980 tạicác doanh nghiệp Cho đến những năm 1990, ngày càng có nhiều quan điểm cho
rằng phương pháp quản trị này cần được áp dụng vượt ra khỏi phạm vi của cácdoanh nghiệp đơn lẻ, đặc biệt khi các nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng quản trịtinh gọn trong chuỗi cung ứng sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi thé cạnh tranh
(Cudney, 2011; Taylor, 2006; Womack, 1996) Các nguyên tắc và công cụ của quản
trị tinh gon áp dụng trong chuỗi cung ứng giúp làm tăng chất lượng sản pham dich
Trang 21vụ, làm giảm chỉ phí, thời gian sản xuất, phân phối và số lượng hàng tồn kho trong
toàn bộ chuỗi cung ứng (Wee và Wu, 2009; Eriksson, 2010; Perez, 2010) Tuy
nhiên, do quản tri tinh gọn có xuất phát điểm trong lĩnh vực chế tạo tự động, cácnghiên cứu về quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng cũng được thực hiện nhiều tronglĩnh vực này, sau đó được mở rộng sang các lĩnh vực khác như xây dựng, y tẾ,khách sạn, dịch vụ công Trong khi đó, mới chỉ có rất Ít các nghiên cứu về quan tri
tinh gon được thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trong chuỗi cung
ứng nói riêng Chưa đến 5% các nghiên cứu về áp dụng quản trị tỉnh gọn được thực
hiện trong lĩnh vực nông nghiệp (Jasti và Kodali, 2015) Điều nay cũng được khangđịnh trong luận án này khi chỉ có 68 tài liệu liên quan đến quản trị tỉnh gọn chuỗicung ứng nông nghiệp được tìm thấy Trong đó bao gồm 62 tài liệu nghiên cứu
nước ngoài và chỉ có 6 tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam Phân tích các nghiên cứu
này cho thay ba hướng nghiên cứu chính: 1) Nghiên cứu về các lãng phí ton tại; 2)
Nghiên cứu về các nhân tô ảnh hưởng đến quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng nôngnghiệp; 3) Nghiên cứu về mô hình quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp
1.1 Nghiên cứu về các lãng phí trong chuỗi cung ứng nông nghiệp
Tìm kiếm và loại bỏ lãng phí là một trong những nguyên tắc căn bản của quảntrị tỉnh gọn Lĩnh vực nông nghiệp mang nhiều đặc điểm khác biệt về sản phẩm, quy
trình sản xuất, phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, thé
nhưỡng do đó lãng phí dễ dàng xảy ra trong chuỗi cung ứng nông nghiệp hơn so
với các lĩnh vực khác.
Các lãng phí có thể xuất hiện ở bất cứ hoạt động nào xuyên suốt trong toàn bộ
chuỗi cung ứng nông nghiệp (Wesana, 2019; Dora, 2015; FAO, 2011; Vitasek,
2005) Lãng phí về sản xuất dư thừa được tìm thấy trong hoạt động như chế biến
(Noorwali, 2013; Darlington và Rahimifard, 2006) hay ngay trong hoạt động tiêu
thụ của khách hàng cuối cùng (Engelund, 2009) Các lãng phí được nhận diện tronghoạt động chế biến như sản phẩm lỗi hong (Vlachos, 2015; Folinas và đồng sự,
2015; Taylor, 2006;), công đoạn dư thừa (Sathiyabarna và Dasan, 2013; Kennedy
và đồng sự, 2013; Goriwondo và đồng sự, 2011); tồn kho không chính xác (Tanco
và đồng sự, 2013) Wesana (2019) cũng nghiên cứu xuyên suốt chuỗi cung ứng sữa
Trang 22từ hoạt động sản xuất của các hộ nông dân đến nhà phân phối và chỉ ra ba loại lãng
phí lớn nhất là sản pham lỗi hỏng (làm tràn sữa trong quá trình vắt sữa, độ PH
không đáp ứng trong quá trình làm sữa chua, hỏng bao bì đóng gói trong quá trình
vận chuyên và phân phối ), tồn kho không chính xác (sữa dé quá lâu trong thùng
mở tại các nông trại, dự trữ cho hoạt động bán hàng ), sản xuất dư thừa trong tạicác nông trại và cơ sở chế biến sữa chua Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra hoạt
động sản xuất chế biến, lưu trữ và tiêu thụ là những hoạt động tạo ra lãng phí nhiều
nhất trong chuỗi cung ứng thực phẩm
Abushaikha (2018) khi nghiên cứu về lưu kho tinh gon đã nhận diện các lãngphí trong hoạt động này Theo đó, các lãng phí như sản phẩm lỗi hỏng, dòng vậnchuyên bất hợp lý, lưu kho dư thừa, chờ đợi trong các hoạt động lưu kho củadoanh nghiệp từ nhận hàng, lưu trữ, chia chọn đến gửi hàng Ngoài ra nghiên cứucũng chỉ ra mối liên hệ đồng thuận giữa mức độ giảm lãng phí trong hoạt động lưu
kho và kết quả hoạt động vận hành kho cũng như hoạt động phân phối, từ đó có tác
động gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trung tâm Food Chain Center tai Đại học Kinh doanh Cardiff, Anh thực hiện
nghiên cứu chuỗi cung ứng rau quả tươi trong vòng hai năm từ 2007-2009 đã chỉ ra
lãng phí về thời gian chờ đợi và chi phí trong chuỗi cung ứng này Theo đó, 95%thời gian từ lúc thu hoạch đến khi sản phẩm đến tay khách hàng bị lãng phí khi sản
phẩm hoặc năm chờ, hoặc được sử dụng trong những bước không mang lại giá trị
gia tang Nếu thời gian này được giảm bớt hoặc thậm chí bị loại bỏ, thì rất nhiều chi
phí kèm theo đó có thé được cắt giảm Cũng đưa ra cùng kết quả nghiên cứu của
Trung tâm Food Chain Center, Seth (2007) khi sử dụng phương pháp sơ đồ chuỗigiá trị nghiên cứu chuỗi cung ứng sản xuất dầu hạt bông cũng chỉ ra lãng phí thờigian chờ đợi là lãng phí lớn nhất trong chuỗi cung ứng này Theo đó, trong khoảngthời gian 244 ngày từ khi cung ứng nguyên vật liệu đến khi sản phâm được cungcấp đến tay khách hàng sử dụng cuối cùng, có đến 90 ngày nguyên vật liệu nămtrong kho của công ty sản xuất do lo ngại thiếu nguồn cung cấp đầu vào cho hoạtđộng sản xuất (chiếm tỉ lệ 36.8%) Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các lãng phí
công đoạn dư thừa, không tận dụng được hết nguồn nguyên liệu (vẫn còn 6-7%
10
Trang 23lượng dầu còn dư lại, không được ép hết từ hat bông) Theo nghiên cứu FAO(2011),
những lãng phí lớn xảy ra trong chuỗi cung ứng nông nghiệp bao gồm sản phẩm bị
hỏng, không dam bao chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm chưa được
thu hoạch hết Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân gây ra những lãng phí này do kĩ
thuật thu hoạch, sơ chế (như sàng lọc, làm khô, phân loại), quá trình vận chuyên,
phân phối, lưu kho, trong quá trình khách hàng sử dụng, đặc biệt trong chuỗi cungứng nông nghiệp, với các sản phẩm nông nghiệp thường rất dễ hỏng
Vitasek (2005) nhận định một loại lãng phí trong chuỗi cung ứng là lãng phí
thông tin, khi các thông tin có thé được thu thập nhưng không được phục vu choviệc lập kế hoạch hoặc xây dựng chiến lược trong chuỗi cung ứng Zokaei (2006)
nghiên cứu 09 chuỗi cung ứng thịt đỏ tại Anh và chỉ ra những lãng phí trong chuỗi
cung ứng như không có tiêu chuẩn sản xuất, quy trình sản xuất không đồng bộ
Bang 1.1 tong hợp các lãng phí và cho thấy các nghiên cứu đã có gắng chỉ ranhững lãng phí tồn tại trong chuỗi cung ứng nông nghiệp Tuy nhiên, các nghiêncứu trên mới chỉ khai thác được một vài khía cạnh của lãng phí và có thé dẫn tớiviệc bỏ qua những lãng phí ton tại và nguyên nhân của chúng Trong khi đó, ápdụng các công cu quản trị tinh gọn giúp loại bỏ lãng phí một cách có hệ thống
(Kumar, 2006).
Một số các nghiên cứu cũng đã cố gắng nhận diện các lãng phí một cách có hệthống Cụ thé trong nghiên cứu của minh, Dora (2015) chi ra những lãng phí ngườinông dân gặp phải như sản xuất dư thừa, sự chờ đợi khi tốc độ thực hiện công việc
của người nông dân khác nhau, gia công thừa (các hoạt động thừa ghi nhận trong
quy trình sản xuất như phơi khô, bảo quản ), sự di chuyên thừa (vận chuyền phânbón trong khoảng thời gian quá dài trước khi sử dụng chúng), tồn kho không chínhxác (hạt giống và phân bón), thao tác dư thừa, sản phẩm lỗi, kiến thức rời rạc củangười nông dân (thiếu sự tham gia vào hoạt động cải tiến, hoặc kiến thức kinhnghiệm của người nông dân không được sử dụng hết) Mặc dù đã hệ thống hóa
những lãng phí trong chuỗi cung ứng nông nghiệp, tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ
mang tính gợi mở, dựa vào khung phân tích lý thuyết và thiếu kiểm chứng thựcnghiệm tại những chuỗi cung ứng nông sản cụ thé
Nhìn nhận lang phí như là một rủi ro có thé xảy ra trong chuỗi cung ứng,
Chairany và đồng sự (2022) nghiên cứu xuyên suốt các hoạt động trong chuỗi cung
11
Trang 24ứng ớt đỏ của năm HTX nông nghiệp tại Indonesia Từ đó, nghiên cứu chỉ ra các
lãng phí ton tại từ hoạt động gieo hạt đến lưu kho và vận chuyền như cây trồng bị
lỗi hỏng, dịch bệnh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do hoạt động lưu
kho không đúng tiêu chuẩn Nghiên cứu đã thé hiện được tính hệ thống khi tìmhiểu các lãng phí xuyên suốt các hoạt động được thực hiện trong chuỗi cung ứng,tuy nhiên các lãng phí lại chưa được nhận diện hết trong các hoạt động, ví dụ nhưtrong hoạt động vận chuyên, nghiên cứu chỉ ra ba lãng phí là phương tiện vậnchuyển bị hỏng, bao bì đóng gói không đảm bảo, hang hỏng do nhiệt độ trên xekhông phù hợp, nhưng chưa dé cập đến các lãng phí khác có thé xảy ra trong hoạtđộng vận chuyên này
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã nhận diện các lãng phí xuyên suốt
trong chuỗi cung ứng nông nghiệp Công ty CEL Consulting (2018) nghiên cứu các
vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam đã chỉ ra những thất thoát
nông sản tập trung chủ yếu ở các hoạt động trồng trọt, chế biến, lưu kho và vậnchuyên Theo đó, đối với sản phẩm hoa quả và rau, hoạt động trồng trọt, chế biếngây ra 25% thất thoát nông sản Tiếp đó hoạt động lưu trữ và vận chuyền gây ra12% thất thoát nông sản Như vậy có thể thấy đến gần 40% nông sản bị lãng phítrước khi đến được tay khách hàng, và xảy ra ở hầu hết các công đoạn trong chuỗicung ứng nông nghiệp Mang những kết luận tương đồng, Báo cáo logistics ViệtNam của Bộ Công Thương (2019) cũng chỉ ra một số lãng phí trong hoạt động vậnchuyên và lưu kho nông sản như hư hỏng, thiệt hại và các nguy cơ mat an toàn thựcphẩm tiềm ân do phương pháp đóng gói thủ công, lãng phí công đoạn khi hàng hóa
buộc phải dỡ xuống và đóng gói lại khi chuyển từ điểm này sang diễm khác dothiếu các tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa Ngân hàng Phát triển Châu Á (2019) cũng
nhận định rằng chuỗi giá trị hoạt động không hiệu quả dẫn đến những thất thoátnông sản sau thu hoạch Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc tínhtoán có đến 10% - 20% cây lay thân và củ, 10% - 30% hoa quả và rau bị thất thoát
sau thu hoạch Nguyên nhân của những lãng phí này được nhận định tập trung tronghoạt động phân phối, cụ thé ở các chợ đầu mối với nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng
và hoạt động quan tri của các chợ dau môi nay.
12
Trang 25Một nghiên cứu mang tính hệ thống về các lãng phí tồn tại trong hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam được thực hiện bởi
Nguyễn Đăng Minh và Nguyễn Thu Trâm (2021) Nghiên cứu đã chỉ ra các lãng phí
tồn tại xuyên suốt trong các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, trong đó đặc biệt làcác lãng phí trong hoạt động sản xuất như lỗi hỏng, dư thừa và hoạt động vậnchuyên như lãng phí về tuyến đường Nghiên cứu cũng chỉ ra các lãng phí mới tồn
tại do đặc thù của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam nói chung và của HTX nông
nghiệp Việt Nam nói chung Tuy nhiên, số lượng mẫu trong nghiên cứu còn hạn ché,
các lãng phí tồn tại có thê chưa được nhận diện hết trong thực tế
Các lãng phí được nhận diện trong các nghiên cứu về chuỗi cung ứng nôngnghiệp được tông hợp trong Bang 1.1
Bang 1.1: Tổng hợp các lãng phí được nhận điện trong các nghiên cứu
Lãng phí Phạm vi nghiên cứu Tác gia
Sản xuất dư thừa Sản xuất, chê bién Noorwali, 2013;
Sản phẩm lỗi hỏng, dong | Lưu kho Abushaikha (2018)
vận chuyển bất hợp lý,
lưu kho dư thừa, chờ đợi
Sản phâm lỗi hỏng Lưu kho va vận chuyên | Bộ Công Thương
(2019), Ngân hàng phát
triển Châu Á (2019)
Sản phẩm lỗi hỏng, tồn | Toàn bộ chuỗi cung ứng | Nguyễn Đăng Minh và
kho không chính xác, sản Nguyễn Thu Trâm
xuất dư thừa (2021), Wesana (2019),
CEL Consulting (2018)
Lang phi thoi gian Toàn bộ chuỗi cung tng | Trung tâm Food Chain
13
Trang 26Lãng phí Phạm vi nghiên cứu Tác gia
Center, Dai học Kinh doanh Cardiff, 2009; Seth, 2007
Nguôn nguyên liệu không | Toàn bộ chuỗi cung ứng | FAO, 2011; Seth, 2007
được tận dụng hết
Lãng phí thông tin Toàn bộ chuỗi cung ứng | Vitasek (2005)
Thiếu tiêu chuan sản xuất, | Toàn bộ chuỗi cung ứng | Zokael (2006)
quy trình sản xuất không
đồng bộ
Cách xếp dỡ không hợp | Thượng nguồn chuỗi | Yadav và đồng sự
lý, đóng gói, vận chuyên, | cung ứng (2022)
lưu kho không phù hợp
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Các nghiên cứu cũng cô gắng chỉ ra nguyên nhân của các lãng phí tồn tại Cácnguyên nhân này đến từ cả hai hướng do đặc điểm của chuỗi cung ứng và đặc điểmcủa lĩnh vực nông nghiệp Các nguyên nhân đến từ đặc điểm của chuỗi cung ứngđược nhận thấy như thiếu sự liên kết và chia sẻ thông tin của các đối tượng tham gia
trong chuỗi cung ứng, thời gian thực hiện các công đoạn trong chuỗi cung ứng khác
nhau dẫn đến lãng phí chờ đợi, sự không chắc chắn về nguồn cung cấp nguyên vậtliệu đầu vào Các nguyên nhân đến từ đặc điểm của lĩnh vực nông nghiệp như nôngsản thường dễ hỏng, thời hạn sử dụng ngắn, hoạt động sản xuất phụ thuộc vào cácyêu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng dat , quy trình sản xuất không
được xây dựng cụ thé, thường được thực hiện theo thói quen, hoạt động san xuất
không mang tính lặp lại như trong lĩnh vực công nghiệp.
Tom tắt lại, từ tong quan nghiên cứu tài liệu về các lãng phí tồn tại trong chuỗi
cung ứng nông nghiệp, NCS nhận thấy một số các vấn đề như sau: 1) số lượng các
nghiên cứu liên quan được tìm thấy còn ít; 2) các lãng phí trong các nghiên cứu mới
chỉ được khai thác ở một số nội dung, thiếu tính hệ thống: 3) phương pháp nghiên
cứu chưa đa dạng và số lượng mẫu nghiên cứu còn ít, khiến kết quả nghiên cứu
chưa thé hiện được tinh đại diện Hoạt động quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng nôngnghiệp liên quan đến hai lĩnh vực còn mới mẻ đối với tư duy quản trị này, đó làchuỗi cung ứng và nông nghiệp, bởi quản trị tinh gọn thường được biết đến là tư
14
Trang 27duy được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp (hơn là trong toàn bộ chuỗi cung
ứng) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (hơn là trong lĩnh vực nông nghiệp) Do
đó, các nghiên cứu về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp hiện naythường là các nghiên cứu định tính, mang tính khám phá Phương pháp được thực
hiện chủ yếu trong các nghiên cứu là nghiên cứu trường hợp điển hình Điều nàyhoàn toàn phù hợp đối với đặc trưng của các nghiên cứu định tính Tuy nhiên, số
lượng mẫu trong các nghiên cứu còn ít, một số nghiên cứu chỉ có 01 trường hợp
nghiên cứu điển hình Mức độ bão hòa của mẫu chưa đạt được trong các nghiên cứu,
khiến các lãng phí trong nghiên cứu có thé chưa mang tính đại diện, cũng như chưakhám phá được hết các lãng phí có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng nông nghiệp.Hạn chế này tương tự với việc tìm kiếm và phân tích các nguyên nhân của lãng phí
trong chuỗi cung ứng nông nghiệp.
1.2 Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng
nông nghiệp
Với quan điểm sản xuất tinh gọn có thé được áp dụng với bat cứ doanh nghiệp
và lĩnh vực nào với những điều chỉnh phù hợp (Abdulmalek, 2007; Melton, 2005),các nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm kiếm các nhân tố đặc thù ảnh hưởngđến việc áp dụng quản trị tinh gọn trong chuỗi cung ứng và trong lĩnh vực nông
nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng được tiếp cận dưới góc độ hỗ trợ hoặc cản trở việc
áp dụng, các nhân tố quyết định đến mức độ sẵn sang áp dụng, các nhân tố giúp ápdụng thành công Tổng quan các nghiên cứu về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng vàtrong lĩnh vực nông nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng có thé được chia ra thành 3nhóm cu thé: 1) nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp trung tâm trong chuỗi cungứng; 2) nhóm nhân tố thuộc về chuỗi cung ứng: 3) nhóm nhân tố thuộc về lĩnh vực
nông nghiỆp.
Nhóm nhân tổ thuộc về doanh nghiệp trung tâm trong chuỗi cung ứng baogồm các nhân tố:
Sự cam kết của nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến việc áp dụng quản tri tinh gon tại
một doanh nghiệp (Lamming, 1996; Manzouri, 2014) Vlachos (2012) khi nghiên
cứu chuỗi cung ứng của công ty sản xuât ché tai Anh chi ra răng thiêu sự ho trợ của
15
Trang 28nhà quản trị cấp cao dẫn đến những hạn chế về quy mô và phạm vi của các dự án
triển khai quản trị tinh gọn Khi nghiên cứu so sánh điển hình bốn doanh nghiệp
triển khai nguyên tắc và công cụ quan trị tinh gọn, Dora (2016) cho thấy rằng CÓ sukhác biệt rõ rệt về kết quả triển khai tại các doanh nghiệp do sự cam kết của lãnhđạo cấp cao khác nhau Những doanh nghiệp thiếu sự tham gia và giám sát chủđộng của nhà quản trị cấp cao thường thất bại và ngược lại Nghiên cứu của Nguyễn
Đăng Minh (2017) tại 52 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đưa ra quan điểm tương đồng khi nhận định cấp quản lý có ảnh hưởng lớn đối với hiệu quả áp dụng
quản trị tính gọn Theo tác giả, ban lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cao cấp cần cụ thểhóa quyết tâm áp dụng quản trị tinh gọn trong tổ chức bằng những hành động cụ thé,trở thành tam gương cho toàn thé nhân viên trong doanh nghiệp noi theo, đồng thời
có thái độ khuyến khích, hỗ trợ và động viên đối với những cá nhân xuất sắc trong
tổ chức Tác giả Nguyễn Đạt Minh (2017) cũng kiểm chứng các nhân tố tac động
đến việc áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn trong các doanh nghiệp Việt Nam
và cho thấy cam kết của lãnh đạo cấp cao và cấp trung ảnh hưởng đến kết quả ápdụng Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệpmuốn áp dụng quản trị tỉnh gọn nhăm hạn chế việc từ bỏ áp dụng quá sớm theoPhạm Minh Tuấn (2015)
Hoạt động dao tạo cũng được đánh giá là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đốivới việc áp dụng quan tri tinh gọn (Martinez va Perez, 2001) Hoạt động dao tạo
không phải chỉ được thực hiện đối với nhà quản trị cấp cao, ma còn cần được thựchiện ở các cấp quản lý thấp hơn và đối với người lao động trực tiếp (Kumar, 2006)
Bên cạnh đào tạo kĩ thuật, đào tạo các kĩ năng mềm cho nhân viên sẽ việc áp dụngquản trị tinh gọn trong doanh nghiệp được thành công hon (Leon va Farris, 2011;Losonci 2011) Điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Dora (2015), trong
bốn công ty được nghiên cứu, những công ty áp dụng cả đào tạo kĩ năng mềm và kĩnăng kĩ thuật cho nhân viên có kết quả áp dụng quan trị tinh gọn tốt hơn những
doanh nghiệp chỉ tập trung vào kĩ năng kĩ thuật.
Một nhân tố ảnh hưởng khác đó là cơ chế lương thưởng Nhiều nghiên cứu đãchỉ ra mối liên hệ giữa cơ chế lương thưởng và việc áp dụng quản trị tinh gọn
16
Trang 29Berggren (1993) nghiên cứu thấy rằng cơ chế lương thưởng có thể khuyến khích
những ý tưởng nhỏ để tạo ra thay đổi lớn trong doanh nghiệp Karlsson (1996) thấyrằng những hoạt động cải tiến chất lượng liên tục gắn với thưởng thường được triểnkhai thành công hơn Những doanh nghiệp không quan tâm đến hệ thống đánh giá
và lương thưởng trong công ty cũng sẽ không hướng người lao động thực hiện công
việc tạo ra giá trị Feld (2001) khuyến khích nhà quản trị cấp cao trong doanhnghiệp nên tham quan xưởng sản xuất, giải thích những gì họ muốn người lao độngthực hiện, thưởng những người có kết quả tốt và hướng dẫn những người chưa làmđược theo yêu cầu Antony (2011) cho răng triển khai các chương trình cải tiễn chấtlượng liên tục đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng cơ chế thưởng và công nhận nhữngthành tích của thành viên trong nhóm, truyền thông về những thành công và thất bại.Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa cơ chế
lương thưởng và việc áp dụng quản trị tinh gon (Dora, 2015).
Đối với nhóm nhân tô thuộc về chuỗi cung ứng, một số nghiên cứu đã chỉ ra
vai trò của nhà cung cấp và khách hàng đối với việc triển khai quản trị tỉnh gọn
chuỗi cung ứng (Wong, 2009; Bhasin, 2012) Manzouri (2014) khi nghiên cứu thực
nghiệm chuỗi cung ứng tinh gọn sản xuất thực phẩm Halal khang định rằng cácdoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn từ phía bên ngoài hơn là bên trong doanh nghiệp
để áp dụng các nguyên tắc và công cụ quản trị tỉnh gọn Những khó khăn đượcManzouri chỉ ra trong nghiên cứu này đồng thuận với một số các nghiên cứu khácnhư: thiếu sự hợp tác của các đối tượng trong chuỗi cung ứng (Azevedo, 2012;
Anand và Kodali, 2008; Martinez-Jurado, 2014), thiếu sự chia sẻ thông tin (Berger,
2018; Adebanjo, 2016), không sẵn sảng tham gia vào chiến lược dài hạn của chuỗi
cung ứng (MclIvor, 2001; Wee va Wu, 2009; Perez, 2010) Sự tin tưởng giữa các
thành viên trong chuỗi cung ứng được nghiên cứu là một trong những nhân tố quantrọng ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm áp dụng quản trị tinhgọn trong chuỗi cung ứng (Perez, 2010) Manzouri (2014) cũng nghiên cứu thấykiến thức về quan trị tinh gon và mức độ cam kết của nhà cung cấp và khách hang
cũng có tác động đến việc triển khai quản trị tỉnh gọn trong chuỗi cung ứng sản xuất
thực phẩm Halal Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu của Anand và Kodali
17
Trang 30(2008), Tortorella (2017), các tác giả này cho răng sự thiếu kiến thức về quản trị
tinh gọn và thiếu cam kết là rào cản cho việc áp dung quản trị tinh gọn trong chuỗi
cung ứng Tác giả Nguyễn Đạt Minh (2017) cũng chỉ ra vai trò của sự hỗ trợ từ phía
nhà cung cấp và khách hàng trong việc áp dụng quản trị tỉnh gọn bên cạnh các nhân
tố khác như khả năng kiểm soát quá trình - thay đổi, quy mô, hạ tầng doanh nghiệp,chất lượng người lao động, văn hóa hợp tác và năng lực liên kết với bên ngoài
Nhóm nhân tô thuộc về lĩnh vực nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc áp
dụng các nguyên tắc và công cụ quản trị tinh gọn trong chuỗi cung ứng nông nghiệp
Có chưa đến 5% các nghiên cứu về áp dung quản trị tinh gon được thực hiện trong
lĩnh vực nông nghiệp do những đặc thù khác biệt của ngành này, trong đó phải ké
đến sự khác biệt về đặc điểm của sản phẩm và quy trình sản xuất Chandrasekaran
(2014), Batalha (2008), Satolo (2017) chỉ ra những đặc điểm của hoạt động sản xuất
nông nghiệp như: nguyên vật liệu và thành phẩm dễ hỏng, nguyên vật liệu và thànhphẩm mang tính thời vụ, nhu cầu của khách hàng hay biến động, quy trình sản xuấtthủ công, thời gian sản xuất kéo dai, ít lặp lại, phụ thuộc nhiều vào yếu tô bên ngoàinhư thời tiết, khí hậu và thô nhưỡng Những đặc điểm này khiến việc áp dụng quản
trị tinh gon trong chuỗi cung ứng nông nghiệp khó khăn hon so với các lĩnh vực
khác bởi các công cụ tinh gọn khó có thé áp dụng ở những hệ thống sản xuất không
có sự lặp lại và không én định (White và Prybutok (2001); Katayama và Bennett,1996) Dora (2015) nghiên cứu thấy những yếu tố cản trở việc áp dụng quản trị tinhgon trong chuỗi cung ứng thực pham đó là phụ thuộc vào yếu tô bên ngoài như thờitiết, thời gian sản xuất kéo dai trong khi thời gian sản phẩm có thể lưu kho hoặcnăm trên giá kệ ngắn
Từ tông quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng quan trị tinhgon trong chuỗi cung ứng nông nghiệp có thé nhận thay:
- Số lượng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng quản trị tinh gon
trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chuỗi cung ứng nông nghiệp nói riêng còn
rất Ít so với nghiên cứu trong các nganh khác, đặc biệt tại Việt Nam Điều này chothấy nông nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến quản trị tinh gọn và việc ápdụng quản trị tinh gọn như là một phương pháp quản trị nhằm nâng cao năng suất,chất lượng nông sản Việt
18
Trang 31- Ngoài sự hạn chế về số lượng, các nghiên cứu về chuỗi cung ứng trong lĩnh
vực nông nghiệp hiện nay còn chưa di sâu vào tìm hiểu tac động của đặc điểm của
các sản pham va đặc điểm của các quy trình sản xuất khác nhau đối với việc áp
dụng quản trị tính gọn trong lĩnh vực nông nghiệp Mặc dù nhìn chung các sản
phẩm nông nghiệp có đặc điểm dễ hỏng so với các sản phẩm trong lĩnh vực khác,
chúng cũng được phân ra thành các mức độ khác nhau: rất dễ hỏng (perishable), dễ
hỏng (semi-perishable) và không dé hỏng (non-perishable) Hay hoạt động sản xuất
của các doanh nghiệp nông nghiệp cũng được chia ra thành theo phương thức
truyền thống với đặc điểm sản xuất thủ công, phụ thuộc nhiều vào tác động của yếu
tố bên ngoài như độ ầm, nhiệt độ hoặc theo phương thức công nghệ cao, có sự hỗtrợ của máy móc và hạn chế các biến động nhiều nhất có thể Do đó, có thé thay đây
là một khoảng trống nghiên cứu rất lớn dé trả lời cho câu hỏi quản trị tinh gọn có
thé áp dụng trong chuỗi cung ứng nông nghiệp hay không, và các nhân tố về đặc
điểm của sản phẩm và quy trình sản xuất ảnh hưởng như thế nào
- Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng phan lớn vẫn tập trung vào các nhân tốliên quan đến doanh nghiệp trung tâm hơn các nhân tố thuộc về chuỗi cung ứng va
trong lĩnh vực nông nghiệp Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu được thực hiện trong
các doanh nghiệp hoặc trang trại nông nghiệp, có đặc thù khác biệt so với hợp tác
xã Với đặc thù của kinh tế tập thể, hoạt động sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã
có sự liên kết với các hộ nông dân Việc các hộ nông dân vừa liên kết với hợp tác xãhay thực hiện sản xuất độc lập dựa vào lợi ích mà họ sẽ đạt được, khiến hoạt động
quản tri của các hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có việc áp dụng quan trị tinh gọn
trở nên phức tạp hơn so với các doanh nghiệp Hay nói một cách khác, có nhiềunhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng quản trị tỉnh gọn trong chuỗi cung ứng của các
hợp tác xã nông nghiệp sẽ khác biệt so với áp dụng tại các doanh nghiệp nhưng chưa được nghiên cứu.
1.3 Nghiên cứu về mô hình áp dụng quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp
Việc áp dụng quản trị tỉnh gọn trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại nhiều lợiích trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí Do đó, một số các
nghiên cứu trong nước và nước ngoài cố gắng tìm kiếm mô hình áp dụng quản trị tinh
gọn trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chuỗi cung ứng nông nghiệp nói riêng.
19
Trang 32Một số các nghiên cứu được tìm thấy về việc triển khai áp dụng quản trị tỉnh
gon chuỗi cung ứng nông nghiệp Có hai hướng nghiên cứu được nhận thấy: 1) áp
dụng một số công cụ quan tri tinh gọn cụ thể trong chuỗi cung ứng; 2) áp dụng quản
tri tinh gọn một cách hệ thống trong chuỗi cung ứng
Về hướng tiếp cận thứ nhất, một số nghiên cứu triển khai áp dụng quản trị tỉnhgon chuỗi cung ứng trong nông nghiệp dựa trên một số công cụ cụ thé Tổng quannghiên cứu cho thấy, một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong cácnghiên cứu về chuỗi cung ứng là bản đồ chuỗi giá tri (Value stream mapping - VSM)
do công cụ này phù hợp đề hữu hình hóa các hoạt động xuyên suốt trong chuỗi cungứng, giúp nhận diện được các hoạt động tạo giá tri, các hoạt động cần thiết nhưng
không tạo ra giá tri, và các hoạt động không tạo ra giá tri, giúp nhận diện những chi
phí lãng phí trong chuỗi cung ứng Điều này đồng quan điểm với nghiên cứu củaMartin và đồng sự (2023) khi nghiên cứu về các công cụ quản trị tinh gọn được sửdụng trong sản xuất nông nghiệp cho thấy bản đồ chuỗi giá trị được sử dụng tronghơn 50% các nghiên cứu được tìm thấy
Seth (2007) nghiên cứu hoạt động chế biến dầu hạt bông ở Ấn Độ xây dựngbản đồ chuỗi giá trị hiện tại và phát hiện 6/23 hoạt động của doanh nghiệp khôngmang lại giá trị, đồng thời tìm kiếm các lãng phí tồn tại trong chuỗi cung ứng, từ đó
đề xuất các giải pháp để cắt giảm các lãng phí này Phương pháp tương tự cũng
được tìm thấy trong các nghiên cứu khác trong lĩnh vực nông nghiệp như nghiêncứu của Oliveira và đồng sự (2020), Wesana và đồng sự (2019), De Steur và đồng
sự (2016), Folinas và đồng sự (2013), Francis và đồng sự (2012), Perdana (2018)
Food Chain Centre (2007) khi nghiên cứu về 17 chuỗi cung ứng rau củ tại Anhcũng sử dụng ban đồ chuỗi giá trị dé tìm kiếm lãng phí, từ đó đưa ra sáu hoạt độngcác chuỗi cung ứng cần thực hiện để giảm lãng phí bao gồm: 1) tìm hiểu giá trị sản
phẩm theo định nghĩa của khách hàng; 2) theo đối và giảm thất thoát sản phẩmtrong chuỗi cung ứng; 3) quản trị nhu cầu; 4) hiệu quả hoạt động vận hành; 5) hiệuquả hoạt động vận chuyền; 6) các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cungứng Những hoạt động cụ thé các đối tượng trong chuỗi cung ứng cần phải thực
hiện để đạt được những điều trên cũng được xây dựng
20
Trang 33Tuy nhiên, áp dụng quản trị tỉnh gọn không đơn thuần chỉ là việc sử dụng các
công cụ quản trị tính gọn trong hoạt động của doanh nghiệp (Hines, 2004;
Ugochukwu, 2012; Satolo, 2017) Hines (2004) đã nhận định rằng, quản trị tỉnh gọn
cần được áp dụng ở hai cấp độ vận hành và chiến lược Chia sẻ cùng quan điểm,nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất mía đường tại Brazil, Satolo (2017) đánh giá
mức độ áp dụng quản tri tinh gọn không liên quan đến số lượng các công cụ màdoanh nghiệp sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng một số công cụ phùhợp với hoạt động của mình dé đạt hiệu quả cao nhất
Do đó, một hướng nghiên cứu khác được thực hiện về áp dụng quản trị tính
gon một cach có hệ thống trong chuỗi cung ứng nông nghiệp, giúp đảm bảo việc ápdụng không phải chỉ mang tính ngắn hạn mà được áp dụng trong dài hạn giúp đạtđược hiệu quả của quản trị tinh gon Hai nghiên cứu được tìm thấy theo hướng tiếp
cận này là Jasti và Kodali (2015), Melin và Barth (2018) Jasti và Kodali (2015) xây
dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng trong xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi cungứng Theo đó, quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng cần được thực hiện theo tám nội
dung: 1) quản trị công nghệ thông tin; 2) quản trị nhà cung cấp; 3) loại bỏ lãng phí;
4) Sản xuất vừa kịp lúc JIT; 5) quản trị quan hệ khách hàng; 6) quản tri logistics; 7)
sự cam kết của lãnh đạo cấp cao; 8) cải tiễn liên tục Nghiên cứu được xây dựngdựa trên tổng quan các nghiên cứu xây dựng về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng, cụ
thể là các nội dung được sử dụng nhiều nhất qua tổng quan nghiên cứu Mỗi một
nội dung áp dụng quản trị tinh gon bao gồm các chỉ tiết hoạt động cụ thé được chi
ra trong các nghiên cứu tông quan Ví dụ như đối với nội dung quản trị công nghệthông tin được thể hiện bằng việc sử dụng hệ thống thông tin EDI để giao tiếp giữa
các phòng ban, xây dựng dòng thông tin hiệu quả và minh bạch trong chuỗi cung
ứng, sử dụng mã vạch trong hệ thống logistics Hay đối với loại bỏ lãng phí, các
hoạt động được đưa ra thực hiện đó là chuẩn hóa sản phẩm và quá trình, chuẩn hóakho chứa, quản lý trực quan Các nội dung cũng như các hoạt động chỉ tiết đượctong hợp nhằm có thé xây dựng một chuỗi cung ứng tinh gon, trong đó các đốitượng trong chuỗi cung ứng tin tưởng và liên kết chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp
21
Trang 34sản phẩm và dịch vụ theo đúng mong muốn của khách hàng, và giảm các chỉ phí
vận hành như trong vận chuyền, lưu kho, sản xuất Đây là nghiên cứu tổng quátnhất về quản trị tỉnh gọn trong toàn bộ chuỗi cung ứng được tìm thấy, bao gồm các
hoạt động xuyên suốt trong chuỗi cung ứng, và liên quan đến tất cả các đối tượngtrong một chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp, doanh nghiệp đến khách hàng, từ các
hoạt động nội bộ trong doanh nghiệp đến các hoạt động liên kết với các đối tượngtrong chuỗi cung ứng như phối hợp cùng thiết kế, vận chuyền Tuy nhiên, mô hìnhnày vẫn đang dừng lại là mô hình nghiên cứu lý thuyết Trong số 30 nghiên cứuđược sử dụng dé thuc hién tong quan xây dung mô hình, chỉ có 11 trong số đó đã
được kiêm chứng thực nghiệm
Trong phạm vi thực hiện chương trình quốc gia “Nông nghiệp tinh gọn” củaThụy Điển, Melin và Barth (2018) dựa vào nghiên cứu tổng quan đã xây dựng môhình triển khai quản trị tỉnh gọn trong lĩnh vực nông nghiệp Theo đó, mô hình gồm
có hai cấp độ vận hành và chiến lược, và có 6 giai đoạn triển khai quan tri tinh gọn
Mô hình cụ thé được thé hiện ở Bảng 1.2.
Theo đó, ngoài các bước chuẩn bị và sau triển khai, bốn giai đoạn triển khai
cua quản tri tinh gọn căn bản bao gồm: 1) Biết quản tri tinh gon; 2) Hiéu quan tritinh gon; 3) Suy nghi quan tri tinh gon; 4) Hoc quan tri tinh gon Trong do giai
doan 4 — hoc quan tri tinh gon 1a giai doan triển khai cao nhất của quản tri tinh gon,
khi đó con người trong doanh nghiệp, tổ chức năm được nguyên tắc va có kha
năng tự tìm kiếm các bất hợp lý, lăng phí và đưa ra những giải pháp cải tiễn Vớimỗi giai đoạn các hoạt động về quản tri tinh gọn khác nhau sẽ được thực hiện.Nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn các trang trại phải vượt qua dé đến đượcgiai đoạn tiếp theo Sau 18 tháng của chương trình, 34 trang trại tham gia đạt đến
các giai đoạn khác nhau, tuy nhiên chưa có trang trại nào đạt đến mức độ cao nhất
là học quản trị tinh gọn Đây là một trong số rất ít các nghiên cứu về quản trị tinh
gon trong lĩnh vực nông nghiệp xây dựng mô hình và có kiểm chứng thực nghiệm.
Các hoạt động được xây dựng có hệ thống theo các giai đoạn hình thành, phát
triên và theo cả hai câp độ vận hành và chiên lược Tuy nhiên, nghiên cứu này tập
22
Trang 35trung vào hoạt động của trang trại hon là các yếu tổ về quản trị tinh gọn chuỗi
cung ứng của các trang trại này Do đó các hoạt động về liên kết triển khai quản trị
tinh gọn đối với các đối tượng trong chuỗi cung ứng như với các nhà cung cấp,
khách hàng chưa được tìm hiểu
Bảng 1.2: Mô hình quản trị tỉnh gọn trong lĩnh vực nông nghiệp
Giai đoạn triển khai Cấp vận hành Cấp chiến lược
Chuẩn bị triên khai Đánh giá hoạt động quản | Đánh giá hoạt động quản
lý tác nghiệp trị chiến lượcBiết quản trị tinh gon Mang tính mô tả, dựa | Học hỏi vòng lặp đơn
trên các công cụ quản lý theo mục tiêu
Hiệu quản trị tinh gon Ap dung theo các | Học hỏi vòng lặp don,
phương pháp tốt nhất quản lý theo mục tiêuSuy nghĩ quản trị tỉnh | Tư duy hệ thông và xây | Học hỏi vòng lặp đơn và
gọn dựng bản đồ chuỗi giá trị | học hỏi vòng lặp kép
Học quan tri tinh gon Sử dung một loạt các | Học hỏi vòng lặp kép,
phương pháp kinh doanh | triển khai chính sách khác nhau ngẫu nhiên
Sau triên khai Cải tiến chỉ phí, chất| Cải tiến trong giá trị
lượng và phân phối khách hàng
Nguồn: Melin va Barth (2018)
1.4 Khoảng trống nghiên cứu
Thực hiện tổng quan nghiên cứu về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng trong lĩnhvực nông nghiệp, NCS nhận thấy đây là một nội dung mang tính mới trên thế giới
và tại Việt Nam Điều này được thể hiện ở các nội dung sau:
Một là, số lượng các nghiên cứu về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng nôngnghiệp ít được tìm thấy Các nghiên cứu trong nông nghiệp nếu được thực hiệnthường triển khai trong việc áp dụng các kĩ thuật, khoa học công nghệ sản xuất hơn
là các giải pháp về quản trị, trong khi quản trị hiệu quả mới giúp tô chức nôngnghiệp giải quyết các van đề của mình một cách hệ thống và bền vững, trong đó có
cả việc lựa chọn kĩ thuật, khoa học công nghệ sao cho phù hợp.
Hai là, các nghiên cứu được thực hiện dé nhận diện các lãng phí hoặc các nhân
tố ảnh hưởng đến quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp chưa mang tính hệ
thống, khiến các lãng phí và nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tỉnh gọn chuỗi cung
23
Trang 36ứng nông nghiệp chưa được nhận diện đầy đủ Về phương pháp, số lượng mẫunghiên cứu thường là một hoặc hai trường hợp nghiên cứu điển hình khiến kết quả
nghiên cứu có thể chưa đảm bảo tính đại diện Nhiều nghiên cứu mới được thực
hiện dựa trên tổng quan nghiên cứu hoặc dừng lại ở xây dựng mô hình, chưa được
kiểm chứng thực nghiệm dé khang định mô hình nghiên cứu.
Ba là, chuỗi cung ứng nông nghiệp có nhiều đặc điểm khác biệt hon so với các
lĩnh vực khác như nguyên vật liệu và thành phẩm dễ hỏng, mang tính thời vụ, quy
trình sản xuất thủ công, thời gian sản xuất kéo dai, it lặp lại, phụ thuộc nhiều vàoyếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, nhu cầu của khách hàng haybiến động Bên cạnh đó, HTX nông nghiệp Việt Nam cũng mang nhiều đặc thù so
với các loại hình doanh nghiệp khác nên quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng của các
HTX nông nghiệp cần có những điều chỉnh phù hợp
Với những lý do trên, NCS nhận thấy rằng việc thực hiện nghiên cứu về quan tri
tinh gon chuỗi cung ứng nông nghiệp phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, đặc thù
của ngành và của HTX nông nghiệp sẽ đem lại nhiều giá trị cả về lý thuyết và thựctiễn Tuy nhiên, chưa nhiều nghiên cứu được thực hiện, và phương pháp chưa mangtính đại diện, thể hiện khoảng trống nghiên cứu lớn Do đó, nham rút ngắn khoảngtrống này, NCS thực hiện nghiên cứu về quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng nông
nghiệp Việt Nam Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc thù chuỗi
cung ứng của các HTX nông nghiệp Việt Nam nham nâng cao hiệu quả hoạt động
của các chuỗi nay.
24
Trang 37KET LUẬN CHUONG 1
Trong Chương 1, NCS đã thực hiện tông quan nghiên cứu về quan trị tinh gon
chuỗi cung ứng nông nghiệp Kết quả tổng quan cho thấy số lượng các nghiên cứu
về quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp còn hạn chế, cả trong nước và
nước ngoài, do tính mới và phức tạp của nghiên cứu: áp dụng quản trị tính gọn
không phải chỉ ở cấp độ một doanh nghiệp, mà áp dụng trong chuỗi cung ứng củadoanh nghiệp đó, và không phải ở trong các lĩnh vực sản xuất thường gặp của quản
tri tinh gọn, mà áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp Qua các tai liệu có liên quan
được tìm thấy đến thời điểm nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu đã phân tích cáchướng nghiên cứu về quản trị tỉnh gọn trong chuỗi cung ứng nông nghiệp bao gồmcác lãng phí tồn tại trong chuỗi cung ứng nông nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến
quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp, các mô hình quản trị tinh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp Kết quả phân tích cho thấy hạn chế của các nghiên cứu hiện
nay, đó là SỐ lượng các nghiên cứu được thực hiện còn ít, chưa mang tính hệ thống,phương pháp nghiên cứu còn chưa da dang, chủ yếu mới dừng lại ở phương pháp
nghiên cứu một tình huống, chưa thể hiện được tính đại diện.
Nông nghiệp là một ngành có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội tại
nước ta, đặc biệt trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp trên thế giới hiện nay
ngày cảng thu hẹp, dân số tăng lên khiến tình trạng thiếu lương thực diễn ra ở nhiều
nơi Quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng nông nghiệp giúp tăng năng suất và chấtlượng trong lĩnh vực nông nghiệp - là điểm mạnh của kinh tế Việt Nam - dé giúptránh được vấn đề thiếu lương thực xảy ra trong tương lai, cũng như nâng cao đời
sông của người nông dân Tuy nhiên, quan trị tinh gọn chuỗi cung ứng cần đượcnghiên cứu dé phù hợp với đặc điểm chuỗi cung ứng của các HTX nông nghiệp
Việt Nam Tổng quan nghiên cứu đã giúp NCS xác định khoảng trống nghiên cứu
và đưa ra các câu hỏi nghiên cứu nhằm tìm hiểu mức độ quản trị tinh gon chuỗicung ứng, các lãng phí tồn tại, các nhân tô ảnh hưởng và từ đó xác định cách thức
quản trị tỉnh gọn chuỗi cung ứng phù hợp với đặc thù của các HTX nông nghiệp
Việt Nam.
25
Trang 38CHUONG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI TINH GON
CHUOI CUNG UNG CUA HOP TAC XA NONG NGHIEP
2.1 Tong quan vé quan tri tinh gon
2.1.1 Khai niệm và vai trò của quan trị tinh gọn
Quản trị tinh gọn có nguồn gốc sâu xa từ lý luận về phân công lao động củaAdam Smith, phương pháp sản xuất hàng loạt của Henry Ford đến hệ thống sảnxuất của Toyota Đây đều là những hệ thống sản xuất được xây dựng với mục đíchchính là loại bỏ lãng phí, nâng cao hiệu quả lao động, tiết kiệm thời gian sản xuấtbang việc chuyên môn hóa lao động Mặc dù được áp dung trong các doanh nghiệp,tuy nhiên một thuật ngữ cụ thé vẫn chưa được đưa ra Đến năm 1994, “tu duy tinhgon” được xuất bản bởi Womack và Jones đã mở rộng triết lý về sản xuất tinh gon
và các nguyên tắc hướng dẫn ở cấp độ một doanh nghiệp Các định nghĩa phổ biến
về quan trị tinh gọn có thể kế đến dưới đây:
Theo Womack va Jones, quản tri tinh gọn là một phương pháp giúp loại bỏ lãng
phí, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời mang lạinhiều giá trị gia tăng cho khách hang
Theo Kracik, so sánh với sản xuất hàng loạt, quản tri tinh gon sử dung tất cảmọi nguồn lực ít hơn - một nửa nguồn nhân lực, một nửa không gian sản xuất, mộtnửa đầu tư vào công cụ, một nửa thời gian thiết kế sản phẩm mới Quan tri tinh gọncũng giảm một nửa lượng tồn kho, do it hàng lỗi hon, va sản xuất nhiều hang hóa đa
dạng hơn (Krafcik).
Bên cạnh tiếp cận quan tri tinh gọn như là một triết lý mang tính hệ thong hay lamục đích của doanh nghiệp, quan tri tinh gon có thé duoc thé hiện là một tap hop
các thực hành quản tri, các công cụ, kỹ thuật như JIT, quản ly chất lượng toàn diện
-Total Quality Management (TQM), sản xuất kéo, thẻ kanban
Về vai trò của việc áp dụng quan tri tinh gon mang lại nhiéu loi ich đối với hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp: Thực hành quản trị tinh gọn hiệu quả sẽ giúp
doanh nghiệp nâng cao được năng lực hoạt động một cách có hệ thống cả bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao kha năng cạnh tranh của mình.
26
Trang 39Những lợi ích mang lại khi áp dụng quản trị tinh gọn có hệ thống và kiên trì có thé
kế đến việc giảm các lãng phí, bat hợp lý trong hoạt động của doanh nghiệp, từ đótiết kiệm chỉ phí và giảm sản xuất lỗi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doquản trị tinh gọn loại bỏ các lãng phí ra khỏi chuỗi giá trị và đây nhanh tốc độ dongchảy công việc Điều này cũng sẽ mang đến sự hài lòng của nhân viên, tăng tinhthần làm việc nhờ việc trao quyền cho cá nhân và đội nhóm Tất cả các yếu tố này
sẽ giúp tạo ra những sản pham chất lượng, làm tăng sự hài lòng của khách hàng
2.1.2 Nguyên tắc của quản trị tỉnh gọn
Năm 1994, Womack và Jones đã đưa ra năm nguyên tắc căn bản của quản trịtỉnh gọn, bao gồm:
- Nguyên tắc 1 - Giá trị: Xác định giá trị của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp đến khách hàng
Giá trị là những gì mà khách hàng sẵn sàng chi trả và phải được xác định theo
nhu cầu của khách hàng theo từng loại sản phâm hay dịch vụ Điều này cho thấy giátrị của sản phẩm hay dịch vụ phải được định nghĩa từ quan điểm của khách hàng,bất cứ chức năng hay hoạt động nào không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăngcho khách hàng đều được coi là lãng phí không cần thiết Tuy nhiên, nhà sản xuất
thường tao ra sản phẩm hay dịch vụ thuận tiện theo năng lực sản xuất của mình hơn
là xuất phát từ quan điểm của khách hàng
- Nguyên tắc 2 - Chuỗi giá trị: Nhận diện chuỗi giá trị và loại bỏ lãng phí
Chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động dé tạo ra một san phẩm hay dịch vụ Từ
đó, các lãng phí, bất hợp lý trong hoạt động của doanh nghiệp cũng được nhận diện
và loại bỏ Bất cứ hoạt động nào không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng chokhách hàng đều được xem là lãng phí Các hoạt động trong doanh nghiệp có thể
được chia ra thành ba nhóm: hoạt động tạo ra giá tri gia tăng, hoạt động không tao
ra giá trị gia tăng, hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị gia tăng Trong đó,
hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng như làm tăng thời gian chờ đợi của khách
hàng, tạo ra sản phẩm lỗi can phải được phát hiện và loại bỏ ngay Trong khi đó,tồn tại những hoạt động tuy không tạo ra giá trị gia tăng nhưng lại cần thiết trongdoanh nghiệp như mức tồn kho cao, hoạt động dao tạo kèm cặp một - một đối với
nhân sự mới.
27
Trang 40- Nguyên tắc 3 - Tạo dòng cháy liên tục: Đảm bảo các hoạt động được diễn ra trôi
chảy, không gián đoạn
Trong mỗi doanh nghiệp luôn tồn tại ít nhất ba dòng chảy: Dòng chảy hàng hóa,
dòng chảy thông tin và dòng chảy tài chính Sau khi đã xác định được các hoạt động
cần thiết trong mỗi dòng chảy, doanh nghiệp cần đảm bảo các dòng chảy này đượcdiễn ra liên tục, không bị gián đoạn, ngắt quãng, xếp hàng hay chờ đợi Ngoài ra,việc loại bỏ những lãng phí vẫn được diễn ra trong nguyên tắc này
- Nguyên tắc 4: Nguyên tắc kéo: Quản lý nhu cầu khách hàng
Hàng tồn kho được xem là một trong những lãng phí lớn nhất Nhiều doanhnghiệp dự trữ nguyên vật liệu theo nhu cầu được dự đoán trong khi quản tri tinh gọn
sử dụng nguyên tắc kéo, nghĩa là chỉ tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ tại thời điểm cầnthiết với số lượng cần thiết Nguyên tắc kéo được thực hiện dựa trên nhu cầu của
khách hàng Để thực hiện được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành
nghiên cứu thị trường cực kì chính xác Ngoài ra, tất cả các quy trình phải được sắpxếp hợp ly dé tránh mắt thời gian dé nâng cao năng suất lao động
- Nguyên tắc 5- Nguyên tắc hoàn hảo: Cải tiễn liên tục hướng tới sự hoàn hảo
Các nguyên tắc quản trị tinh gọn tạo thành một mạch hoạt động liên tục từ xác
định giá tri, xây dựng chuỗi giá trị và loại bỏ lãng phí, tạo dòng chảy liên tục, kéo
dòng chảy liên tục từ đơn đặt hàng, tránh sản xuất dư thừa và gây tồn kho Và khidoanh nghiệp đã thực hiện những hoạt động trên én dinh, doanh nghiép sé lién tuc
thực hiện hoạt động cải tiến dé hướng tới sự hoàn hao Do môi trường bên trong và
bên ngoài của doanh nghiệp không cố định mà luôn luôn thay đổi, ví dụ như về nhucầu của khách hàng, nguồn cung cấp, năng lực của người lao động so với thay đổicủa thị trường , doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động cải tiến liên tục dé dam
bảo luôn thực hiện được bốn nguyên tắc trước đó một cách hiệu quả, nhằm tạo ra
sản phâm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
2.1.3 Một số các công cụ quản trị tỉnh gọn
Các nguyên tắc quản trị tinh gọn được xem là căn bản và được áp dụng giống
nhau ở hầu hết các doanh nghiệp khi một doanh nghiệp lựa chọn quản tri tinh gọn
28