1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

214 52 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Lãnh Đạo Thực Hiện Thời Cơ Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp (1945-1954)
Tác giả Nguyen Hung Cuong
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyen Manh Ha
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 52,81 MB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạothực hiện thời cơ từ năm 1945 đến năm 1954, trong đó tập trung nghiên cứu, làm rõ các nội dung chủ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN HÙNG CƯỜNG

DANG LANH ĐẠO THUC HIEN THỜI CƠ

TRONG CUỘC KHANG CHIEN CHÓNG

LUẬN ÁN TIỀN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN HÙNG CƯỜNG

Chuyên ngành: Lich sử Dang Cộng sản Việt Nam

Mã số: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS NGUYEN MANH HÀ

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Toi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi đưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà

Tên dé tài không trùng với bat cứ nghiên cứu nào đã được công bố.Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rỗ rang.

Hà Nội, thang 1 năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Hùng Cường

Trang 4

MỤC LỤC

J/9.1001057 4

1 Lý do chọn dé tài -s -22ss°2EE222sd9E222222adds959222223293990052222293390052022e 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU -s 5s se s9 4949599595

3 Đối tượng, phạm Vi nghiên €ứu - ccss°°cscsse22vvsssssseeeoovsssse 6

4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên CỨU s 5-5< 5 s<s<esesesessesesee 6

5 Nguồn tur liỆU -s °°22sCEC2ed©SSEEadd9E2222ad19E02229999002222999002222990022e 7

6 Những đóng øóp của luận ấñn 5-5 5s s< se 9 999592490959 seø 8

7 Kết câu của luận AM esssssssssssssssssssssssssssssesssssssssnsssssssssssssssccssessesssssssssssessnssscssessssesees 8

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN

›)3-8000/.0000077 7 9 1.1 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN 91.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực

dân PhAP <2 % << 99 0.090.090 90.0000 0009090 0900000904 00080800909890900000000048 9

1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quá trình Đảng lãnh đạo thựchiện thời cơ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 18

1.2 KET QUÁ CAC CONG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CONG BO VA

NHUNG VAN DE LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYÊT 28 1.2.1 Kết qua các công trình nghiên cứu - se 28 1.2.2 Những van đề luận án tiếp tục giải quyết -ccccccsss‹‹sse 29 Chương 2 BANG LANH ĐẠO THUC HIEN THOI CƠ GIAI DOAN 1945 -

1Š ) 5< THỌ HH0 000302 gi20890890892890890008.008.002.902.89A 33

2.1.NHỮNG YEU TO TÁC ĐỘNG DEN DANG LANH ĐẠO THUC HIỆN THOT CO (1945 - 1950) ccssssssssssssssssssssssssssssnsscsssssnscssssssnsessssssnssssssssnsssssssnsssessssssssss 33 2.1.1 Khai quát quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tướng Hồ Chi

Minh VỆ thoi CCV 5< 5< 5< 2 0 H HH 0000000000 0.00.0800060.0000006 33

2.1.2 Bối cảnh tình hình -°-°222V22222+ss9©©©©2222222zzzsssssssdee 35

Trang 5

2.1.3 Thực tiễn Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơ trước cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 2° 22s°°EE222sss©92222vaass9599522222d39000222uae 432.2 BANG LANH ĐẠO THUC HIEN THOI CƠ TRONG NHUNG NĂM

ĐẦU KHANG CHIEN CHONG THUC DÂN PHÁP (1945 - 1950) 472.2.1 Quá trình nhận thức thời cơ và chủ trương của Đảng 47

2.2.2 Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện thời cơ trong những năm đầu khángchiến chống thực dân Pháp (1945 - 19 5()) css°cvcssssssseooooes 62Tiểu kết chương 2 - s°s°EC2ed£©2EE2ad©EE22addeE92222dd9E92222999002222889etr 78 Chương 3 DANG LANH ĐẠO THUC HIỆN THỜI CO BUA CUỘC KHANG CHIEN ĐI DEN THANG LOT (1951 - 1954) - 80 3.1 BOL CANH MOI CUA CUỘC KHANG CHIEN VA CHU TRƯƠNG CUA DANG THUC HIEN THOT CƠ (1951 - 1954) -ccs 80 3.1.1 Boi cảnh quốc tế, âm mưu của thực dân Pháp va sự phát triển thực lực

CÁCH MANG 5< 5< %0 0.0 HỤ 0.00 0 00.09090000 0000.90.0909.000000000090900000000090 80 3.1.2 Nhận thức thoi cơ và chủ trương của Đảng << ssssessssse85

3.2 DANG CHI DAO THUC HIEN THỜI CO DUA CUỘC KHANGCHIEN ĐI DEN THANG LOI (1951 - 1954) cssccssssssssssssssssssssssssscsssssssscssssensecss 1103.2.1 Day mạnh các hoạt động quân sự tạo thời co kết thúc cuộc kháng 0n 0 110 3.2.2 Chỉ đạo phối hợp các lĩnh vực đấu tranh đưa cuộc kháng chiến đến 0h) 8 0 ố 118 Chương 4 NHAN XÉT VÀ KINH NGHIỆM -. - 137 4.1 NHAN XX:T s s°22edsECEEEedeEEE222ad9EE222299900222299900222299900222289etP 137 hân 137 4.1.2 Hạn C hẾ -°° 2s E22de©CEEEadeEEE222dd9EE22229996022229960222299002222899tP 154

4.2 KINH NGHIIỆM °°°©2222222224449999999050509022224448380000s0 159

Tiểu kết chương 4 -s°°EV22ss©©©+2EE2vadd999922222999950022222299990022222e 168 KẾT LUAN °°°222s°©©©2EE2Veddd9E9922222d39990092222299999005222280990005022e 170

Trang 6

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HOC CUA TAC GIA LIÊN

QUAN DEN LUẬN ÁN 22sss222EECvesssSEE222222ad39900522222a39000522ee 173TÀI LIEU THAM KHẢO s 222s°°2EV222ssse922Evvasssssroeooee 174

PHU LUC 22«°°°EEVVVV222224<9EE2222E2222222d1339999008020222222224840000000P 189

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiThời cơ là sự kết hợp những điều kiện chủ quan và khách quan thuậnlợi để biến khả năng thành hiện thực Trong những yếu tố góp phần tạo nênthời cơ, những điều kiện chủ quan luôn được quan tâm hàng đầu vì bằng nănglực chủ quan, người ta sẽ nhận định, dự báo khả năng những yếu tố khách quan sẽ xuất hiện và tích cực chuẩn bi mọi mặt dé không bỏ lỡ thời cơ Đồng thời, băng năng lực chủ quan, người ta có thể tác động, làm cho những điềukiện khách quan xuất hiện một cách hợp lý Trong mọi lĩnh vực, việc nhậnthức thời cơ và tích cực chuẩn bị để tạo thời cơ, đón thời cơ luôn là yếu tốquan trọng dẫn tới thành công Vấn dé này càng trở nên quan trọng trongchiến tranh vì việc nhận thức thời cơ và chuẩn bị những điều kiện để tạo thời

cơ, chớp thời cơ luôn được đặt ra như là yếu tố thường xuyên, quan trọng quyết định thành bại của cuộc chiến Trong lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã có rất nhiều minh chứng nói lên tầm quan trọng của việc nhận thức và thực hiện thời cơ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một điển hình.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954),

tương quan lực lượng vô cùng khó khăn cho phía Việt Nam, việc nhận thức

và lãnh đạo thực hiện thời cơ càng được đặt ra một cách bức thiết để từngbước gianh thang lợi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên phân tíchtình hình, nhận định thời cơ và tích cực lãnh đạo thực hiện thời cơ cách mạng.

Điều này cũng thê hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh

và là nhân t6 quan trọng góp phan vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Cho đến nay, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, hay còn gọi là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, vẫn là đề tài thu hút

sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Đã có

nhiêu cuộc hội thao trong nước, quôc tê, các luận văn, luận án, bai viet, các

Trang 8

công trình nghiên cứu, tổng kết, đánh giá có giá trị đề cập tới nhiều chiềucạnh của cuộc chiến tranh Từ nguồn tư liệu phong phú với những cách tiếpcận khác nhau, các tác giả đã đưa ra cái nhìn đa chiều, luận giải rõ hơn vềnhững vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh Tuy nhiên, vấn đề Đảng lãnhđạo thực hiện thời cơ trong cuộc kháng chiến vẫn chưa có công trình nàonghiên cứu, dé cập tới một cách hệ thống và chuyên sâu Vẫn đề nhận thức vàlãnh đạo thực hiện thời cơ luôn có tính thời sự cả trong thời kỳ có chiến tranhcũng như trong hòa bình Nghiên cứu vẫn đề này có ý nghĩa lý luận và thựctiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Chính vì thế,nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơ trong cuộckháng chiến chong thực dân Pháp (1945 - 1954)” làm đề tài luận án Trong

đó, nghiên cứu sinh sẽ trình bày quá trình lãnh đạo thực hiện thời cơ của Đảng

từ việc phân tích tình hình, nhận thức về thời cơ đến việc đề ra chủ trương vàlãnh đạo thực hiện thời cơ đó Nghiên cứu sinh hy vọng đề tài sẽ góp phầnlàm sáng rõ quá trình Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức, đánh giá vềthời cơ va lãnh đạo thực hiện thời cơ, từ đó rút ra vai trò, y nghĩa, tầm quan trọng của quá trình nhận thức thời cơ, vai trò của Đảng, Chủ tịch Hồ ChíMinh trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Phápđến thắng lợi hoàn toàn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện thời

cơ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954); rút ra nhữngkinh nghiệm từ quá trình này để vận dụng trong những giai đoạn cách mạngtiếp theo

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

Trang 9

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án.

- Làm rõ những yếu tố tác động đến Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơtrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).

- Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơ trong cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).

- Đưa ra một số nhận xét, kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo thực hiệnthời cơ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu3.1 Đối twong nghiên cứu

Luận án nghiên cứu nhận thức, chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện thời cơ

của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạothực hiện thời cơ từ năm 1945 đến năm 1954, trong đó tập trung nghiên cứu,

làm rõ các nội dung chủ yếu: sự nhận thức của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh

về thời cơ; chủ trương của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hiện thời cơ;quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện thời cơ; những kết quả đạt được cũngnhư những hạn chế của Đảng về van dé này trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp, tập trung vào 2 giai đoạn (1945 - 1950) va (1951 - 1954).

- Về không gian nghiên cứu: Chủ yêu ở Việt Nam và một số nước cóliên quan như: Pháp, Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc

- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 1945 đến năm 1954

4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac - Lénin;

tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời cơ

cách mạng, về độc lập dân tộc, vê phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh

Trang 10

thời đại, về quan hệ quốc tế; quân sự và ngoại giao trong chiến tranh.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu luận án là

phương pháp lịch sử và phương pháp logic Phương pháp lịch sử được sử

dụng để trình bày quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơ trong cuộc khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến năm 1954 Phươngpháp logic được sử dụng dé khái quát một cách có hệ thống quá trình Dang

lãnh đạo thực hiện thời cơ, từ đó rút ra những đánh giá, nhận xét và kinh

nghiệm về vấn đề này

Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp như:

phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát, phươngpháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp phê phan sử liệu và phương

pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Lịch sử Đảng là sử dụng các văn bản

nghị quyết, chỉ thị của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử

trong thực tiễn để phân tích, đánh giá.

5 Nguồn tư liệu

Luận án sử dụng nguồn tư liệu từ các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của

Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tưlệnh, Bộ Tổng Tham mưu đã được công bố trong Văn kiện Dang Toàn tập,

Hồ Chí Minh Toàn tập Đồng thời, tác giả luận án cũng khai thác tài liệu tạiCục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Phòng Tư liệu Viện Lịch sửĐảng; sách, tư liệu, tài liệu đã xuất bản của Việt Nam và một số nước khácnhư Pháp, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Liên Xô, các tư liệu, bài viết của một số

nhân chứng lịch sử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh cũng tham khảo

những công trình nghiên cứu, những hồi ký có liên quan đến van đề mà luận

án đề cập đã được công bồ trong các cuốn sách, tạp chí chuyên ngành, các kỷ

yêu hội thảo khoa học, luận án, luận văn.

Trang 11

Cộng sản Việt Nam nói chung.

7 Kết cầu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án được kết câu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơ giai đoạn 1945 - 1950

Chương 3: Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơ đưa cuộc kháng chiến đi đếnthắng lợi (1951 - 1954)

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

Trang 12

Chương 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN

1.1 TINH HINH NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN DE TAI

LUAN AN

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) luôn là đề tài hấpdẫn, thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa học, các cơquan, tổ chức trong và ngoài nước Đã có rất nhiều các công trình nghiêncứu, bài viết về các nội dung xung quanh van đề trên

Cuốn Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài

học của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (xuất bản

năm 1996) [2], ngoài Phan mở đầu, khái quát bối cảnh lịch sử, nguồn gốc,

tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến, cuốn sách chia làm hai phần:

Phan thứ nhát, tập trung làm rõ quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, sựlãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của Đảng, trong đó đánh giá rõ những ưu,khuyết điểm của Đảng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến và ýnghĩa lich sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến; Phdn thứ hai, tậptrung đánh giá, phân tích sáu bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp Đây là công trình được nghiên cứu và soạn thảo côngphu của tập thể tác giả, trong đó có kế thừa thành tựu của những công trình tong kết trước va phan ánh quá trình không ngừng đổi mới, hoàn thiện, phát triển tư duy chính trị - quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên,trong những nguyên nhân thang lợi cũng như sáu bai học nói riêng va toancông trình nói chung, chưa đề cập trực tiếp tới quá trình Đảng lãnh đạo thực

hiện thời cơ trong cuộc kháng chiên.

Trang 13

Cuốn Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, thắng lợi và bài

học của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (xuất bản

năm 2000) [3], là một trong những công trình tong kết cơ bản nhất về sự lãnhđạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam Cuốn sách gồm hai phần chính:Phân thứ nhất, Cuộc đụng dau lịch sử mang tính thời đại; Phân thứ hai: Những bài hoc chủ yếu về lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng, đã trình bày khái quát những sự kiện, tiễn trình lich sử chủ yếu; những nhận định, đánh giá và đúc kết những bài học cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng trong 30năm chiến tranh cách mạng Đây là một trong những tài liệu hữu ích khinghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng, chiến tranh

cách mạng Việt Nam nói chung.

Công trình Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954) của Bộ Quốc phòng (xuất bản năm 2001) [180], xuất bản trong các năm

-từ 2001 đến 2017 của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đã phản ánh hệ thống,

bao quát tat cả các chiều cạnh của cuộc kháng chiến Bộ sách gồm7 tap: Tap

I, xuất bản năm 2001, trình bày bối cảnh, thuận lợi, khó khăn của Nhà nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng thực hiện nhiệm

vụ kháng chiến và kiến quốc, nỗ lực của Việt Nam trong đấu tranh ngoại giaonhằm tìm kiếm hòa bình, đây lùi nguy cơ chiến tranh lan rộng ra toàn quốc,phân tích rõ nguyên nhân nổ ra chiến tranh; 7đp 77, xuất bản năm 2005, trìnhbày các nội dung lịch sử từ sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) như

sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động chuyển đất nước vàothời chiến, chiến dịch phản công Việt Bắc Thu - Đông 1947, đánh bại cuộctiến công quy mô lớn của quân Pháp lên căn cứ đầu não kháng chiến, làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, đưa cuộc kháng chiến pháttriển sang một giai đoạn mới; Tập III, Triển khai kháng chiến toàn diện, xuấtbản năm 2009, tập trung làm rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp tiếnhành chiến tranh tổng lực trên tất cả các bình diện, quá trình Đảng lãnh đạo

10

Trang 14

triển khai kháng chiến toàn diện từ đầu năm 1948 đến cuối năm 1949 Trong

đó, nội dung chương 10 cho thấy rõ sự phân tích, nhận định tình hình củaĐảng, từ đó dé ra chủ trương thực hiện đoàn kết chiến dau với cách mạngLào, Campuchia, Trung Quốc, tăng cường các hoạt động đối ngoại theophương châm thêm bạn, bớt thù, từng bước cô lập kẻ thù, phá vây, tạo ra

những thời cơ thuận lợi cho cách mạng; Tap IV, Bước ngoặt cua cuộc khang

chiến, xuất bản năm 2011, phản ánh các nội dung chủ yếu của cuộc kháng chiến trong năm 1950 cả về quân sự, ngoại giao và các lĩnh vực kháng chiến

toàn diện Trong đó tập trung phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn

của tinh hình quốc tế, thái độ các nước, hành động của các đối tượng, lực

lượng kẻ thù, chủ trương, sách lược của Việt Nam nhằm đưa cuộc khángchiến phát triển; Tap V, Phát triển thế tiến công chiến lược, xuất bản năm

2014, đã trình bày bao quát cuộc kháng chiến trong hai năm rưỡi, từ sauChiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950 đến giữa năm 1953; Tập VI, Cuộc tiếncông chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, kháng chiến kết thúc thắng lợi, gồm

từ chương 20 đến chương 23, xuất bản năm 2016, viết về cuộc kháng chiến bắt đầu từ Kế hoạch Navarre đến Hiệp định Gionevo được ky kết (21-7-1954) Trong đó, các tác giả đã dành nhiều trang viết về quá trình kết hợpgiữa đấu tranh quân sự và ngoại giao (đánh và đàm), đây là điểm mới củacuộc kháng chiến; 7 ap VIL, Tinh chat, đặc điểm, tam vóc và bài hoc lich sử, làtập Tổng luận của bộ sách, đã phân tích, đánh giá, rút ra những vấn đề có tínhquy luật, tính lý luận về đường lối lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, trên tất cả các lĩnh vực, hoạt động

kháng chiến, trong đó có việc Đảng phân tích, nhận định thời cơ dé lãnh đạo

cuộc kháng chiến sớm kết thúc thắng lợi Bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp (1945 - 1954) thực sự là công trình thông sử về cuộckháng chiến, thé hiện sự làm việc nghiêm túc của các tác giả, một bộ sách có

hàm lượng khoa học cao, có giá trị cho quá trình tìm hiêu, nghiên cứu toàn

11

Trang 15

diện về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Công trình Lịch sử một cuộc chiến tranh bản thiu của Trần TrọngTrung (xuất bản năm 2004) [168], là công trình tái hiện diễn biến cuộc chiếntranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1945 đến 1954 Đặc biệt,tác giả đã tập trung phân tích những lý do thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt

Nam, vi sao Pháp thất bại, tai sao Pháp cé tình khước từ mọi thiện chí hoà bình của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng dan ra những minh chứng vềviệc nhân dân, chính giới Pháp, các tổ chức, lực lượng khác nhau trên thếgiới lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp Qua

đó, làm bật lên tinh thần chiến đấu kiên cường của nhân dân Việt Nam, sựlãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và quy luật thất bại tất yếu củacuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa mà không ít chính khách và tướng lĩnhPháp đã phải cay đăng thú nhận rằng họ đã chọn lầm đối tượng và coi đó thực

sự là một “cuộc chiến tranh ban thu ”.

Tổng tập Hoi ký của Võ Nguyên Giáp (xuất ban năm 2010) [51] Cuốn sách gồm 1358 trang tập hợp những hồi ức, suy nghĩ, đánh giá của Đại tướng

ở những thời điểm mang tính chất bước ngoặt của cách mạng Tháng Tám năm

1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ,trong đó có 5 cuốn viết trực tiếp và liên quan đến cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp: Tir nhân dân mà ra; Những năm tháng không thé nào quên;Chiến dau trong vòng vây; Đường tới Điện Biên Phủ; Điện Biên Phủ - điểmhẹn lịch sử Các công trình nêu trên đã đưa đến cái nhìn khái quát và tương đối toàn diện về quá trình ra đời, đấu tranh, trưởng thành của Quân đội và

nhân dân Việt Nam trong cách mạng Thang Tám năm 1945 cũng như trong

suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong đó, tác giả đã đề cập những nội dung rấtquan trọng liên quan đến các quá trình Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh phântích, nhận định tình hình, dé ra chủ trương dé thực hiện các thời cơ có lợi đối

12

Trang 16

với cuộc kháng chiến Cuốn sách là nguồn tư liệu quý, là một trong những cơ

sở góp phần làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến luận án

Lich sứ quân sự Việt Nam, tập 10 của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

(xuất bản năm 2014) [19] Đây là tập sách viết về cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh lịch sử và

đối tượng chiến đấu mới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tô chức kháng chiến, lực

lượng kháng chiến và nghệ thuật quân sự đều có những bước phát triển so với trước đó Cuốn sách chia thành 6 chương Các chương I, II dành viết về bốicảnh lịch sử, đối tượng của kháng chiến và những chặng đường phát triển củacuộc kháng chiến Trong đó, khái quát các khía cạnh của cuộc chiến tranh,từng cột mốc chính của cuộc kháng chiến từ ngay 23-9-1945 đến tháng 7-

1954, nhấn mạnh thực trạng, tình hình Việt Nam khi bước vào cuộc khángchiến, âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân, dé quéc đối với Việt Nam,

từ đó làm rõ quá trình nhận định thời cơ, chủ trương, đường lối, sách lượckháng chiến của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng bước đưa cuộc khángchiến đến thắng lợi cuối cùng Các chương còn lại tập trung trình bày các vẫn

đề chủ yếu như: nghệ thuật quân sự, tư tưởng quân sự, tô chức quân sự, hậucần, kỹ thuật quân sự của cuộc kháng chiến

Công trình Lich sw Việt Nam 15 tập của Viện Sử học, Viện Han lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam (tái bản lần thứ nhất năm 2017) [172], dày hơn 10nghìn trang, là kết quả nghiên cứu của các nhà sử học với nhiều số liệu, tưliệu mới có giá tri, nội dung phong phú, toản diện, bố cục chặt chẽ, trình bàykhoa học, đã khái quát lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 Trong

đó, tập 10 và tập 11 trình bày nội dung lịch sử từ năm 1945 đến năm 1954 trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội, ngoạigiao Cả hai tập 10 và 11 đều dành những trang viết đề cập tới van đề Đảng,Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích, nhận định tình hình thuận lợi, khó khăn đốivới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam Tuy nhiên, với tính

13

Trang 17

chất một bộ thông sử, vấn đề Đảng nhận định và lãnh đạo thực hiện thời cơchưa được đề cập một cách chuyên sâu Bộ sách là công trình có giá trị học

thuật, thực tiễn.

Cuốn Chính sách chính trị, quân sự của Pháp ở Việt Nam giai đoạn

1945 - 1954 và nguyên nhân thất bại của Nguyễn Mạnh Hà (xuất bản năm 2017) [69] Với kết câu ba chương nội dung, tác giả đã đi sâu phân tích chính sách chính tri, quân sự của thực dân Pháp nhằm nhanh chóng áp đặt trở lại chế độ thong trị thực dân đối với Việt Nam va những nguyên nhân thất bạicủa chính sách đó trong chiến tranh xâm lược Việt Nam Trong đó, tác giảdành nhiều trang viết về chính sách chính trị của Pháp, các cuộc thươnglượng, đàm phán của Pháp với các lực lượng liên quan đến Việt Nam vàChính phủ Hồ Chí Minh, nhưng chưa đề cập một cách cụ thể, hệ thống đếnvấn đề Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơ trong suốt cuộc kháng chiến Cuốnsách là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học khi nghiên cứu về cuộc khángchiến chống thực dân Pháp

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn được đề cập tới trongnhiều bai tạp chí, báo và hội thảo khoa học Đó là loạt bài viết của tác giảNguyễn Mạnh Hà: Vẻ nguyên nhân no ra chiến tranh Đông Dương [55];Pháp trở lại Đông Dương như thé nào [53]; Về sự bat dong giữa Cao uy vớiTổng chỉ huy quân Pháp trong chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) [56];

Điện Biên Phu - động lực cua moi quan hệ Việt - Pháp [59]; Nghệ thuật chi

đạo chiến tranh nhân dân của Đảng đánh thắng chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh ” của thực dân Pháp [62]; Những nhân to tạo nên sức mạnh tổng hợp dé gianh thang loi trong chiến dịch Điện Biên Phú [63]; Phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 vàchiến dịch Điện Biên Phú [64] , đề cập tới cuộc kháng chiến ở nhiều góc độ

khác nhau với những đánh giá, nhận xét sát thực, có giá trị Bên cạnh đó là bai

viết của các tác giả Vũ Dương Ninh: Hà Nội tháng 12-1946, những toan tính

14

Trang 18

từ phía bên kia [136]; Muu đồ của thực dân Pháp trong chiến tranh xâm lượcViệt Nam năm 1947 của Trần Văn Thức [158]; Quá trình dẫn đến cuộc chiến

tranh Pháp - Việt (1945 - 1954) của Vũ Như Khôi [105]; Vai tro của Anh

trong quá trình Pháp tái chiếm Đông Dương (9-1945 đến 3-1946) củaNguyễn Trà My [130] đã đề cập đến cuộc kháng chiến chống thực dân Phápvới những nhận định, đánh giá ở nhiều góc độ Cac bai viết trên là tài liệutham khảo quan trọng góp phan làm rõ hơn các van đề liên quan đến luận án

1.1.1.2 Các công trình của tac gid nước ngoàiCuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của Việt Nam(theo cách gọi của các học giả nước ngoài là chiến tranh Đông Dương) cũngđược nhiều nhà khoa học, phóng viên chiến trường, tướng lĩnh Pháp, Mỹnghiên cứu theo thế giới quan, phương pháp luận khác nhau với một số côngtrình tiêu biểu như:

Lịch sử cuộc chiến tranh Dong Duong (Histoire de la guerre

d’Indochine) của nhà sử học quân sự Pháp Général Yves Gras, Hoang Thanh

Quang dịch (xuất bản năm 1979) [148], lưu tại Viện Lịch sử Quân sự Việt

Nam, dày hon 1000 trang Ngoài phần Mở dau (nguồn gốc) từ trang 3 đếntrang 77, khái quát quá trình Pháp, Nhật xâm chiếm Việt Nam và sự đấu tranhcủa nhân dân Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cuốnsách chia làm 4 phần: Phần thir nhất, từ trang 78 đến trang 304, tác giả lầnlượt trình bay các sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 9-1945 đếntháng 12-1946 dé đưa đến những luận giải về nguồn gốc nổ ra chiến tranh; Phân thứ hai, với tựa đề Cuộc chiến tranh thuộc địa (thang 11-1947 dén tháng 6-1950); Phần thứ ba, Cuộc chiến tranh nhằm chống chủ nghĩa Cộng sản; Phân thứ tư: Cuộc dung dau cuối cùng, viết về chiên dịch Điện Biên Phủ

và Hội nghị Giơnevơ (1954) Trong đó, phân tích khá rõ quan điểm, thái độcủa các bên tham gia, liên quan đến cuộc chiến và toàn bộ tiến trình, diễn

biên, kêt quả cuộc chiên tranh Đông Dương Có thê nói, cuôn sách là một

15

Trang 19

công trình khoa học đồ sộ của một học giả có cách đánh giá, cách nhìn nhậnđộc lập, cụ thể và bao quát toàn bộ cuộc chiến tranh Đông Dương, đặc biệt là

về nguồn góc, trách nhiệm dé nô ra chiến tranh của phía Pháp

Cuốn Tai sao Việt Nam? ( Why Vietnam?) cua Archimedes L.A.Patti,

Lê Trọng Nghĩa dịch (xuất ban năm 2008) [132] Archimedes L.A Patti làmột sĩ quan tình báo Mỹ, người đã can dự, chứng kiến thời điểm sôi động của

lịch sử Việt Nam từ trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.

Cuốn sách gồm bốn phan chính với mốc thời gian bắt đầu từ bối cảnh tìnhhình đầu năm 1942 với các sự kiện của thập niên 40, như quan hệ của Chủtịch Hồ Chí Minh, những người cách mạng Việt Nam với quân Đồng minh

Mỹ, đến tình hình nóng bỏng những năm 70 của thé ky XX, qua đó luận giảitại sao Mỹ lại xâm lược Việt Nam và bị thất bại thảm hại Đồng thời, cuénsách làm bật lên vai trò của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp nói riêng, 30 năm chiến tranh cáchmạng Việt Nam (1945 - 1975) nói chung Cuốn sách là nguồn sử liệu có giátrị đối với quá trình nghiên cứu lịch sử kháng chiến của nhân dân Việt Namnhững năm 1945 - 1975.

Cuốn Sw mù quảng của tướng Do Gôn doi với cuộc chiến ở Đông

Dương của Đại ta Pierre Quatrepoint, dịch giả Đặng Văn Việt (nguyên Trung

đoàn trưởng Trung đoàn 174, chủ lực Cao - Bắc - Lạng, từng tham chiến tạimặt trận Đường số 4) (xuất bản năm 2008) [183] đưa ra những phân tích vềnguôồn gốc cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp của nhân dân Việt Nam và những hậu quả của cuộc chiến mà phía Pháp đã gây ra Tác phẩm cung cấp nhiều tư liệu được khai thác từ các kho tư liệu của nước Pháp, các nhân chứnglịch sử, có những thông tin mới, đã chỉ ra một số sai lầm lớn của De Gaulle -Chủ tịch Chính phủ lâm thời Pháp thời kỳ 1945, đầu 1946, đồng thời trao đổivới một số người có quan điểm cho rằng cuộc chiến mà Pháp, Mỹ gây ra suốt

30 năm ở Việt Nam có những thời cơ có thể tránh được chiến tranh

16

Trang 20

Cuốn Việt Nam 1946, chiến tranh bắt dau như thé nào? của SteinTonnesson (xuất bản năm 2013) [152] gồm 7 chương, gần 600 trang, với cácnguồn sử liệu được khai thác ở các kho lưu trữ của các nước phương Tây,

Pháp và Việt Nam Tac gia Stein Tonnesson - nhà sử học Nauy, nguyên Giám

đốc Viện Nghiên cứu hoà bình Oslo, đã tái dựng bức tranh khởi đầu chiếntranh Đông Dương day phức tạp và kịch tính Trong đó, cuốn sách lột tả bảnchất, thái độ, quyết tâm của quan chức Pháp tại Đông Dương cố tình phá bỏ,

từ chối những thời cơ hoà đàm, hợp tác với Việt Nam, buộc Việt Nam phải nỗsúng trước dé tạo ra cái cớ kéo nước Pháp vào chiến tranh Mặc du có một sốnhận định, đánh giá, lý giải của tác giả về những sự kiện, nhân vật khác vớiđánh giá của Việt Nam, nhưng cuốn sách đã góp phần lý giải tại sao chiếntranh bùng nỗ tháng 12-1946, cung cấp những tư liệu quan trong và cho thaycuộc chiến đó đã được phía Pháp và phía Việt Nam chuẩn bị như thé nào.

Cuốn sách De Gaulle và Việt Nam (1945 - 1969) của tác giả Plerre Journoud do Lê Hồng Phấn, Hoàng Thị Hằng, Bùi Thị Huệ dịch, Nhà xuấtbản Đại học Sư phạm (xuất bản năm 2019) Cuốn sách dày 560 trang gồm 7chương trong đó tác giả dành Lời nói dau với tựa đề De Gaulle và Hồ ChiMinh: do sức tay đôi dan dan được hòa dịu và Chương I: Sự hiểu lầm khởithủy (1945 - 1957) đề đề cập mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam Cuốn sáchcung cấp những hiểu biết bổ ích về quan hệ giữa hai nước từ 1945 đến 1954

Cuốn sách Hồ Chi Minh cơ hội cuối cùng (Hội nghị Việt - Pháp tạiFontainebleau, tháng 7 năm 1946) cua Henri Azeau, Nha xuat ban Dai hoc

Sư phạm (xuất ban năm 2021) tập trung trình bay quan điểm của cả hai bênViệt Nam và Pháp, diễn biến Hội nghị đàm phán ở Fontainebleau (6-7-1946đến 10-9-1946) Tác giả đã tập trung luận giải diễn biến Hội nghị và đi đếnkết luận: chính phủ Pháp đã bỏ lỡ cơ hội cuối cùng duy trì nền hòa bình mongmanh cho Việt Nam Đồng thời đề cập rõ đến nhận thức và hành động củaphía Việt Nam về cơ hội do Hội nghị nay mang lại

17

Trang 21

Ngoài ra, các tác phâm, Cuộc chiến tranh Đông Dương của LucienBodard, do Đoàn Doãn dịch [30]; Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudoven đếnNichxon của Pito A.Pulơ, Vũ Bách Hợp dịch [86]; Ghi chép thực về việc đoàn

có vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp (Hồi ky nhữngngười trong cuộc), Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy dịch và hiệu đính [133]; Thời điểm của những sự thật, Nguyễn Huy Cầu dịch [24]; Đông Dương hấp hối của Navarre, Phan Thanh Toàn dịch [160]; Mot dé chế cáo chung [149], Việt minh địch thu cua tôi [150] cua Raoul Salan là nguồn tưliệu tham khảo quan trọng để tác giả luận án có sự tiếp cận, luận giải đa chiều,khách quan về cuộc chiến tranh nói chung, quá trình nhận định, lãnh đạo thựchiện thời cơ của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp (1945 - 1954)

1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quá trình Đảng lãnhđạo thực hiện thời cơ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Các cuốn sách: Sw that về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (xuấtban năm 1979) [13] gồm 4 phan, trong đó, toàn bộ Phẩn thứ hai của cuỗnsách dành nói về quan điểm của Trung Quốc trong việc giải quyết van đề ViệtNam tại Hội nghị Gionevo 1954, qua đó khăng định rõ bản chất, lập trườngcủa Trung Quốc trong việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương và chủ

trương, sách lược của Việt Nam trong nhận định, tranh thủ thực hiện thời cơ

tại Hội nghi.

Tổng kết 50 năm dau tranh trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam 1945 - 1995, tập I (1945 - 1975), Học viện Quan hệ quốc tế(xuất bản năm 1997) [83], là công trình mang tính chất tổng kết, nhận xét,đánh giá và rút ra những bài học của đấu tranh ngoại giao Tập I (1945 -1975) gồm hai phan, trong đó, Phần I: Ngoại giao trong thời kỳ giữ vững và

18

Trang 22

củng có chỉnh quyên cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp 1945

-1954 gồm hai chương, từ trang 6 đến trang 73, đã trình bày những nét cơ bản

về đặc điểm, tình hình trong nước, quốc tế với những thời cơ thuận lợi nhămthực hiện sách lược ngoại giao thêm bạn bot thù, triệt dé lợi dụng mâu thuẫn,

cô lập kẻ thù, hoà dé tiến, tranh thủ moi thời cơ thuận lợi dé mở rộng quan hệquốc tế góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cudi cùng.

Cuốn May vấn dé chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (xuấtbản năm 1999) [17], gồm 4 chương, tập trung trình bày, giải thích tại sao ViệtNam phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, dé quốc My; nghệ

thuật chỉ đạo chiến lược của hai cuộc kháng chiến; nghệ thuật chỉ đạo kết thúc

chiến tranh Qua đó cho thấy những nhận thức về thời cơ, thực hiện thời cơcủa Đảng ở một số thời điểm cụ thể của cuộc kháng chiến chống thực dânPháp nói riêng, 30 năm chiến tranh cách mạng nói chung

Cuốn Ngoại giao Việt Nam từ Việt Bắc đến Hiệp định Gionevo củaNguyễn Phúc Luân (xuất bản năm 2001) [119], gồm 4 phần: N”ững tién đểcủa chính sách đối ngoại thời chiến; Ngoại giao trong giai đoạn dau củacông cuộc Toàn quốc kháng chiến (1947 - 1949); Mặt trận đối ngoại khi cuộckháng chiến chuyển sang giai đoạn mới (1950 - 1954); Hiệp nghị quốc tếGionevo về cham dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương (1954), gópphần làm rõ hơn các hoạt động ngoại giao giai đoạn 1945 - 1954 nhằm tậndụng các thời cơ quốc tế, trong nước dé từng bước phá vây, xoay chuyền cục diện cuộc chiến, tạo lợi thế cho cách mạng, thêm bạn bớt thù, tranh thủ sựđồng tình giúp đỡ, chi viện cho kháng chiến Từ những sự kiện lịch sử cụ thé,

với cách trình bày hệ thống, khoa học, tác giả thể hiện rõ thiện chí, mong

muốn hoà bình của Việt Nam, luôn tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi, nỗ lựcthực hiện nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh

Cuôn Pau tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dan

19

Trang 23

(1945 - 1954), Học viện Quan hệ quốc tế (xuất bản năm 2002) [85], với độday gần 700 trang, chia làm hai phần với 7 chương, phân tích khách quan, tỉ

mi tình hình quốc tế, trong nước ở từng thời điểm, tái hiện, xâu chuỗi các sựkiện lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến nói chung, hoạt động ngoại giao,các cuộc đàm phán, thái độ, quan điểm của các bên liên quan nói riêng và rút

ra những đánh giá, kết luận về chủ trương, đường lối của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể Đặc biệt, từ việc trình bày chính sách ngoại giao cua Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn sách đã nêu bật quá trình nhận định, đánhgiá và thực hiện thời cơ về ngoại giao của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến

Từ trang 646 đến trang 654, phân tích về bài học “đánh giá đúng tình hình,nhận rõ âm mưu địch” là một ví dụ tiêu biểu cho gia tri của cuốn sách đối vớiquá trình nghiên cứu sinh luận giải các van đề mà luận án đặt ra

Cuốn Pháp tái chiếm Đông Dương và chiến tranh lạnh của tác giả LưuVăn Lợi, Nguyễn Hồng Thạch (xuất bản năm 2002) [118]; đề cập tới những

cơ sở hình thành, chủ trương, sách lược ngoại giao, quân sự nhằm nắm bắt, thực hiện thời cơ đưa cuộc kháng chiến nhanh đến thắng lợi cuối cùng Đây là nguồn tư liệu tham khảo bồ ich để tác giả luận án làm rõ hơn những nội dung,vấn đề cần giải quyết

Cuốn Hồ Chí Minh với quan hệ ngoại giao Việt Pháp thời kỳ 1945

-1946 của Lê Kim Hải (xuất bản năm 2005) [68] cũng là công trình nghiên cứu

đề cập đến bối cảnh, cơ sở hình thành, nội dung chủ trương, sách lược củaĐảng trong đấu tranh ngoại giao, nhận định thời cơ giai đoạn đầu cuộc khángchiến chống thực dân Pháp Cuốn sách là nguồn tư liệu quý giúp tác giả luận

án luận giải các vấn đề liên quan đến nghiên cứu của mình.

Cuốn Ngoại giao Việt Nam phương sách và nghệ thuật đàm phán củaNguyễn Khắc Huỳnh (xuất bản năm 2006) [99], đi sâu phân tích những sựkiện, thành tựu, nét đặc sắc, bản lĩnh, trí tuệ và từng chặng đường của ngoạigiao Việt Nam Đặc biệt các trang từ 61 đến 174, trình bày các nội dung cơ

20

Trang 24

bản, điển hình liên quan đến hoạt động ngoại giao trong kháng chiến chống

thực dân Pháp như quá trình dam phán Việt - Pháp 1945 - 1946: Hiệp định Sơ

bộ (6-3-1946); Hội nghị trù bị Đà Lạt (17-4-1946 đến 12-5-1946); chuyếnthăm Pháp năm 1946 của Hồ Chí Minh và Tạm ước (14-9-1946); ngoại giaopha vây giai đoạn 1947 - 1949; Hiệp định Gionevo qua đó thể hiện những

nỗ lực của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tận dụng, tranh thủthời cơ và tìm kiếm thời cơ mong tránh chiến tranh Đó là những gợi mở quantrọng của công trình mà luận án của nghiên cứu sinh có thể tiếp thu, kế thừa

Cuốn Tir tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nguyễn Dy Niên (xuất bannăm 2008) [135], gồm 4 chương, trình bày một cách hệ thống nguồn gốc, quatrình hình thành, phát triển và hoàn thiện tư tưởng về ngoại giao của Hồ ChíMinh, các nguyên lý, luận điểm, quan niệm của Người về các vấn đề thế giới,thời đại, quan hệ quốc tế, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam Qua

đó, nêu bật những nét đặc sắc trong hoạt động quốc tế và phong cách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tác giả cũng đưa ra những ý kiến, suy nghĩ

về việc vận dụng tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay Công trình

không đi sâu phân tích quá trình nhận thức và lãnh đạo thực hiện thời cơ của

Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945 - 1954, nhưng rải rác ở cácchương, nhất là trong chương thứ hai với tiêu đề Những nội dung chủ yếu từtrang 87 đến 193, trong đó tiêu mục Hoà bình và chống chiến tranh xâm lược,

từ trang 129 đến 138, với những dẫn chứng tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tác giả đã từng bước đề cập, khang định

chủ trương, nỗ lực thực hiện sách lược ngoại giao vì hoa bình, ngăn chặn

chiến tranh xảy ra trên cơ sở nhận định, đánh giá rõ những yếu tố, thời cơthuận lợi cho đấu tranh ngoại giao Trong suốt cuộc kháng chiến, Chủ tịch HồChí Minh đã luôn phân tích đánh giá tình hình, thái độ của từng đối tượng, lựclượng dé không bỏ qua bắt cứ thời cơ nào nhằm đưa cuộc kháng chiến nhanh

21

Trang 25

chóng đi đến thắng lợi cuối cùng.

Cuốn Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940 - 2010), của VũDương Ninh (xuất bản năm 2015) [138], là một trong những công trìnhnghiên cứu công phu, có giá trị, trình bày có hệ thống, sinh động bức tranhtoàn cảnh về lịch sử đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1940 - 2010 Cuốn sách gồm bảy chương nội dung được trình bày theo từng giai đoạn lịch sử từ 1940 đến 2010 Trong đó, Chương II và Chương III, từ trang 67 đến trang 146, tác giả đề cập đến cuộc đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dânPháp (1945 - 1954) đã tập trung phân tích bối cảnh tình hình quốc tế, trongnước, các thế lực ở từng thời điểm cụ thể, chủ trương, đường lối, quá trìnhthực hiện chính sách đối ngoại, đưa ra những nhận định, đánh giá, bài học

kinh nghiệm, làm bật lên quá trình nhận định, đánh giá tình hình, thực hiện

thời cơ của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc kháng chiến.

Hiệp định Giơnevơ 50 năm nhìn lại, Bộ Ngoại giao (xuất bản năm2015) [12], là cuốn kỷ yếu được hình thành trên cơ sở các bài viết và thamluận của Hội thảo “50 năm Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương - Ý nghĩa vàbài hoc” do Bộ Ngoại giao tô chức tháng 7-2004 Cuốn sách đã đi sâu phântích làm rõ bối cảnh, tình hình trong nước và thế giới, các nội dung liên quanđến Hội nghị Gionevo cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm về đấutranh ngoại giao, tác động của Hiệp định Giơnevơ đến cách mạng Việt Nam,

Lào, Campuchia Qua đó làm rõ quá trình phân tích tình hình, đánh giá, nhận

định và thực hiện thời cơ của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi Hộinghị Tứ cường giữa Bộ trưởng Ngoại giao bốn nước là Mỹ, Liên Xô, Anh,

Pháp diễn ra tháng 1-1954 tại Berlin đến khi Hiệp định Gionevo được ky kết.

Cuốn Cách mạng Việt Nam trên ban co’ quốc tế - lịch sử và vấn dé của

Vũ Dương Ninh (xuất bản năm 2017) [141], là công trình tập trung trình bày các vấn đề về quan hệ đối ngoại của Việt Nam xuyên suốt thời gian từ năm

1945 đến 2015, mối liên hệ giữa Việt Nam và thế giới, giữa cách mạng Việt

22

Trang 26

Nam với các lực lượng liên quan Cuốn sách gồm 4 phan: Phần thi nhất trìnhbày về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập (1945 -1954), tác giả đề cập đến các van dé chủ yếu liên quan tới đối ngoại trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chỉ rõ mưu đồ, thủ đoạn nhằm táichiếm Đông Dương của thực dân Pháp từ năm 1940 - 1946, quan điểm củaViệt Nam Tác giả trình bày khá cụ thê, chỉ tiết về quan hệ Việt - Pháp, hànhtrình tìm kiếm thời cơ trong suốt cuộc kháng chiến của Hồ Chí Minh, củaChính phủ Việt Nam Thông qua việc phân tích quan điểm, thái độ của cáclực lượng tham gia Hội nghị Giơnevơ bàn về van đề Đông Dương, tac giả đãlàm rõ chủ trương thực hiện thời cơ quốc tế thuận lợi để sớm kết thúc chiếntranh của Việt Nam Công trình là một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng

của luận án.

Ngoài ra, trên các tạp chí cũng đăng nhiều bài viết phân tích nhữngkhía cạnh cụ thể về tình hình quốc tế, trong nước, về nhận định thời cơ, chủtrương, sách lược thực hiện thời cơ của Đảng ở mỗi thời điểm trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tác giả Nguyễn Mạnh Hà với nhiều bài viết trên các tạp chí, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan trực tiếp đến quá trình nhận thức, nắm thời cơ,triển khai thực hiện thời cơ trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng,trong đó, bài viết Việt Nam - những cơ hội hoà bình và chiến tranh, tại Hộithảo khoa học quốc tế (9-2000) về chủ đề Viét Nam trong thé kỷ XX [57] đãphân tích, chỉ rõ những thời cơ tiêu biểu có thé tránh được chiến tranh đã bị

bỏ lỡ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong đó

phân tích kỹ thời cơ, nỗ lực của Việt Nam trong những năm 1945 - 1946.

Đăng tải trên tạp chí Lịch sử Quân sự, tác giả Nguyễn Mạnh Hà còn có các

bài Tir Hiệp định Sơ bộ, Hội nghị trù bị, Tạm ước đến chiến tranh [52]; Bàn thêm về kết quả Hội nghị Giơnevơ [61]; Bàn thêm về ứng xử của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Trung Hoa Dân quốc những năm

23

Trang 27

1945-1946 [65]; Về một bức thư của Chủ tịch Hồ Chi Minh gửi Tổng thong

Mỹ Harry Truman (1-1946) [66], trên Tạp chí Lich sử Đảng có bài Góp phantim hiểu lý do đến tháng 1-1950 Liên Xô mới công nhận Chính phủ Việt NamDân chủ Cộng hoà [67] Các bài viết trên đã tập trung làm rõ bối cảnh tình

hình, âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp nói riêng, các lực lượng, đối tượng

liên quan đến cuộc chiến nói chung (Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Mỹ ),khẳng định những nỗ lực, thành công của Đảng trong nhận định, tận dụng thời

cơ, thiện chí, chủ trương nhất quán xuyên suốt của Việt Nam là mong muốn

đàm phán tránh chiến tranh, tận dụng mọi thời cơ có thể để cứu vãn hoà bìnhkhi chiến tranh chưa xảy ra và trong suốt cuộc kháng chiến Đây là nguồn tàiliệu tham khảo quan trọng và có giá tri đối với luận án

Trên các Tạp chí Lịch sử Đảng, Lịch sử Quân sự cũng đăng tải nhiềubài viết của các tác giả khác nhau cùng đề cập đến các nội dung liên quan tới luận án: Hồ Chí Minh với vấn dé chiến tranh và hoà bình của các dân tộc của

Đỗ Thanh Bình [6]; Những hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh trong

những năm 1945 - 1946 của Vũ Oanh, Nguyễn Thị Quyên [144]; Hội nghị

Fontainebleu của Trần Trọng Trung [166]; Cuộc đối thoại trước ngày nổsúng (8-1996) [165] và Chang đường dẫn đến Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 (3-2006) của Trần Trọng Trung [169]; Tổng Bí thư Trường Chỉnh với chủ trương

“hoà để tiến ” của Nam Hưng, Đỗ Xuân [91]; Hoat động ngoại giao của Chủtịch Hô Chi Minh trong những năm 1945 - 1949 của Dinh Trần Duong [35];Tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh với Từ phá vây về ngoại giao đến phá vây biêngiới [101]; Pham Thị Thanh Mai với Chu tich Hà Chi Minh với quan hệ Việt

Nam - Liên Xô (1950 - 1954) [124]; Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong kháng

chiến chống thực dân Pháp của Nguyễn Thị Mai Hoa [79]; Quan hệ cáchmạng Việt Nam - Trung Quốc trong những năm 1947 - 1950 của Nguyễn

Trọng Hậu [73]; Đàm phan Việt - Pháp 1945 - 1946 và Hiệp định Sơ bộ

6-3-1946 [97], Hồ Chi Minh với chuyến thăm Pháp và Tạm ước 14-9-6-3-1946 những

24

Trang 28

nỗ lực tột bậc dé trì hoãn chiến tranh toàn quốc [98], Đi vào cuộc khángchiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược nêu cao thiện chí, nỗ lực vanhồi hoà bình [96], Từ trận Điện Biên Phú đến Hội nghị Gionevo những cuộcvận động ngoại giao rộng lớn ở hậu trường của Nguyễn Khắc Huỳnh [100];Đàm và đánh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954) của Ngô Văn Minh [129]; Hồ Chí Minh từ thiện chí cứu van hoà bìnhđến quyết tâm phát động kháng chiến của Trần Trọng Trung [170]; Paris - Bắc Kinh - Hà Nội ba cuộc gặp với Hồ Chí Minh để tìm kiếm hoà bình củanhà ngoại giao Pháp Raymond Aubrac [151] làm rõ bản chất, âm mưu, thủđoạn của thực dân Pháp và nhận định tình hình, tranh thủ nắm bắt thời cơnhằm tìm một giải pháp thương lượng hoà bình, nhưng khi không còn thời cơthuận lợi dé có thé trì hoãn, tránh chiến tranh, Việt Nam đã quyết tâm khángchiến, kháng chiến để mở ra thời cơ đàm phán, và đàm phán để có thể sớmkết thúc chiến tranh.

1.1.2.2 Cac công trình của tác gid nước ngoàiCuốn Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Duong lanthứ nhất (Gionevo 1954) của Francois Joyaux (xuất bản năm 1981) [146],luận giải khách quan về chiến lược, âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc đốivới Việt Nam, Đông Dương trước, trong và sau Hội nghị Giơnevơ 1954 vềĐông Dương Cuốn sách gồm 4 phan chính: Phần thứ nhất có tựa đề Tựkhẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế (gồm 3 chương), tập trungphân tích những nhân tố quyết định thái độ của Bắc Kinh đối với vấn đề kếtthúc chiến tranh Đông Duong; Phần thứ hai và thứ ba (gồm 6 chương) từtrang 187 đến trang 486, dành chủ yếu nói về diễn biến Hội nghị Gionevo vàthái độ Bắc Kinh đến Hội nghị “không phải để ủng hộ quan điểm của ViệtMinh mà dé cô gắng lập lại hòa bình”; Phần thứ tư với tựa đề Ý nghĩa mộtgiải pháp, trình bày thái độ của Bắc Kinh đối với việc thi hành Hiệp định

25

Trang 29

Giơnevơ, nhất là về van đề thống nhất Việt Nam và chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Đông Dương Đây là công trình có giá trị khoa học, đã chỉ rõ bản chất, quan điểm của Trung Quốc trong mối quan hệ với Việt Nam, Đông Dương và các nước lớn Qua đó cho thấy những nỗ lực của Việt Nam

trong tranh thu, tận dụng thời cơ tại Hội nghị Gionevo năm 1954.

Cuốn Ho Chi Minh: A life (Hồ Chí Minh: một cuộc đời) của nhà sử học

Mỹ William J Duiker (xuất ban năm 2000) [188], Phòng Phiên dich Bộ

Ngoại giao, dịch tháng 5-2001, khái quát khá tường tận dưới dạng tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Với độ dày gần 400trang, 10 chương, cuốn sách trình bày tương đối khách quan, cụ thé về chiếntranh Đông Dương, giúp người đọc hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp của Việt Nam, đặc biệt là nỗ lực tìm kiếm, thực hiện mọi thời cơ, cơhội của Hồ Chi Minh nhằm tránh chiến tranh cùng quan diém, thái độ của giớicầm quyền Pháp ở Đông Dương, Pari và các nước Liên Xô, Trung Quốc,Mỹ cũng như mối quan hệ của Việt Nam với các nước đó

Cuốn Paris - Saigon - Hanoi, tài liệu lưu trữ về cuộc chiến tranh 1944

- 1947, xuất ban tại Pari năm 1988 của Ph Devillers, do Hoàng Hữu Đản dịch (xuất ban năm 2003) [36] Bằng các nguồn tư liệu chính thức, khai thác

từ các kho lưu trữ của nước Pháp và thu thập trong suốt 40 năm, với một sự hiểu biết sâu rộng các sự kiện lịch sử, tư duy khoa học, logic cua tác gia, cuốn sách có độ dày gần 500 trang, chia làm 15 chương đã tập trung luận

giải kha chi tiết, khách quan về nguồn gốc, mục đích cuộc chiến tranh Pháp

-Việt kéo dai suốt 9 năm từ cả hai phía Trong đó có nhiều chương dành détrình bày, phân tích về các cuộc đàm phán, tiếp xúc giữa Việt Nam và Pháp nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến tranh Đây là công trình khoa họcphản ánh quá trình nghiên cứu, tìm tòi nghiêm túc, công phu của tác giả để

ly giải nguyên nhân, nguôn gôc của cuộc chiên tranh Đông Dương Cuôn

26

Trang 30

sách đã chứng minh chiến tranh Đông Dương xảy ra “không phải do ngẫunhiên”, mà do “tội lỗi”, sự “vụng về” hoặc “tính toán sai lầm” của “một cánhnhỏ những quan chức và nhà quân sự cấp cao Pháp đã châm ngòi cho cuộcchiến tranh giữa nước Việt Nam và nước Pháp”.

Cuốn Câu chuyện về một nên hoà bình bị bỏ lỡ, của Jean Sainteny - Uy viên Cộng hòa Pháp ở miền Bắc Đông Dương, người đại diện cho phía Chính phủ Pháp ký Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), người hiểu khá rõ về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam đã bùng nô như thé nào, cũng như

những nỗ lực tận dụng tranh thủ thực hiện các thời cơ thuận lợi của Việt Nam

trong giai đoạn 1945 - 1947, do Lê Kim dịch (xuất bản năm 2004) [108] Với

độ dày hơn 300 trang gồm 14 phần, trong đó từ phần XI đến phần XIV (trang

218 đến 307), trình bày những sự kiện liên quan trực tiếp đến quan điểm, thái

độ, hoạt động của Hồ Chí Minh, Việt Nam nhằm tìm mọi cách thương lượngvới Pháp mong tránh chiến tranh xảy ra Mặc dù vẫn còn những sự kiện chưatương đồng về quan điểm, nhận thức với các nhà nghiên cứu Việt Nam, nhưng cuốn sách đã góp phần làm rõ hơn thái độ, quan điểm, trách nhiệm vànội tình của Pháp những năm 1945 - 1947, đối với nguyên nhân bùng nổ cuộcchiến tranh Đông Dương, khăng định những nỗ lực thực hiện, thúc đây thời

cơ thuận lợi nhằm tránh chiến tranh của Hồ Chí Minh, Việt Nam

Từ tình cảm trân trọng của tác giả với Hồ Chí Minh, năm 1970, JeanSainteny cho ấn hành tiếp cuốn “Face à Ho Chi Minh” (Đối diện với Hồ Chi Minh) (xuất bản năm 2009) [190], tái hiện lại những cuộc tiếp xúc, đối thoạigiữa Sainteny - Hồ Chí Minh, giữa Việt Nam và Pháp trong suốt khoảng thờigian từ 1945 đến 1947 Trong 13 phần của cuốn sách, Phần IX có tựa đề Hoàbình bị bỏ lỡ, trình bày khá rõ những nỗ lực của Hồ Chí Minh nhằm tranh thủcác thời cơ và thái độ thiếu thiện chí hợp tác của Pháp Những nhận xét, đánhgiá của tác giả tỏ rõ sự hiểu biết lập trường, quan điểm của Hồ Chí Minh, Việt

27

Trang 31

Nam là mong muốn thành thật hợp tác với Pháp, muốn tìm một giải phápchính trị cho quan hệ Việt - Pháp Đúng như trong thư Hồ Chí Minh gửi Uỷ

viên Cộng hoà Sainteny ngày 24-2-1947 “tôi sẵn sàng cộng tác vì hoà bình,

một nền hoà bình chính đáng và danh dự cho hai nước chúng ta” Cuốn sách

là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và có giá trị đối với quá trình nghiêncứu sinh luận giải các vấn đề mà luận án đặt ra.

Ngoài ra, các cuốn: Viét Minh dich thủ cua tôi [150] và Một dé chế cáo chung [149] của Raul Salan, bản dịch lưu tại Thư viện Quân đội; Đồng chí Hồ Chí Minh của E Cô-bê-lép [48] đều là các tài liệu ở những mức độ khác nhauthể hiện rõ quan điểm chỉ đạo, cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc chiến tranhcủa chính quyền thực dân Pháp và thái độ, quan điểm của Việt Nam, Hồ ChíMinh trong nỗ lực thực hiện các thời cơ để tránh chiến tranh và tìm cách sớmkết thúc cuộc chiến tranh

1.2 KET QUÁ CAC CONG TRÌNH NGHIÊN CUU ĐÃ CONG

BO VA NHUNG VAN DE LUAN AN TIEP TUC GIAI QUYET

1.2.1 Kết quả các công trình nghiên cứuCuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, quá trình Đảng lãnhđạo thực hiện thời cơ trong suốt cuộc kháng chiến nói riêng, đã trở thành đốitượng nghiên cứu của rất nhiều học giả, nhà khoa học, các tướng lĩnh, phóngviên chiến trường trong và ngoài nước Vì thế khối lượng công trình liênquan tương đối phong phú, da dạng Với nguồn tư liệu phong phú, dưới nhiều góc độ tiếp cận, với các lập trường, quan điểm và phương pháp khác nhau, các công trình nêu trên đã phân tích, đề cập tới một số nội dung cơ bản như:

- Diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

- Âm mưu, thủ đoạn, đặc điểm, tình hình và sự bất ôn, mâu thuẫn trongnội bộ giới cầm quyên, chính phủ Pháp đối với vấn đề Đông Dương, chiến

tranh ở Việt Nam.

28

Trang 32

- Quan điểm, thái độ các nước, các lực lượng như Anh, Liên Xô, TrungHoa Dân quốc, Trung Quốc, Mỹ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương.

- Sách lược của Việt Nam đối với từng lực lượng, đối tượng kẻ thù.

- Tư tưởng nhất quán trong đường lỗi kháng chiến của Việt Nam giaiđoạn 1945 - 1954 nhằm tranh thủ mọi thời cơ có thé dé tránh chiến tranh, hoặc sớm kết thúc chiến tranh.

- Những khả năng, cơ hội có thé tránh được chiến tranh nếu phía Phápthành thực thiện chí hợp tác.

- Ngu6n gốc, nguyên nhân bùng né sự kiện ngày 19-12-1946 và cuộcchiến tranh Đông Dương

- Bước ngoặt mới sau Chiến dịch Biên Giới (1950), mở ra thời cơ đưacuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thăng lợi

- Chủ trương day mạnh các hoạt động quân sự những năm 1951 - 1953nhằm tạo thời cơ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

- Thời cơ kết hợp các mặt trận đấu tranh dé kết thúc thắng lợi cuộckháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, về Hội nghị Giơnevơ

Tuy nhiên, đó là những công trình, bài viết đề cập đến các nội dung liênquan của toàn bộ cuộc kháng chiến, không phải là công trình nghiên cứuchuyên sâu về van dé Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơ trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp (1945 - 1954) Song, đây là nguồn tư liệu tham khảohữu ích của luận án và luận án có thể kế thừa nhiều nội dung lịch sử từ đó

1.2.2 Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyếtHiện chưa có công trình nghiên cứu, luận án nào đề cập tới quá trìnhĐảng lãnh đạo thực hiện thời cơ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945 - 1954) Vì thế, luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Góp phần làm rõ hơn bối cảnh tình hình cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp (1945 - 1954), từ đó chỉ rõ nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh

phân lớn là do sự thiêu thông nhât vê quan điêm đôi với cuộc chiên, về vai trò

29

Trang 33

của Pháp ở Việt Nam, Đông Duong trong nội bộ Chính phủ, giới cam quyềnPháp, đặc biệt là sự cô tình gây chiến của những người đứng đầu về quân sự,

chính trị của Pháp ở Việt Nam.

- Làm rõ những yếu tố tác động đến Đảng lãnh đạo thực hiện thời cơtrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

- Phân tích, làm rõ quá trình nhận thức, chủ trương của Đảng về thời cơ

và chỉ đạo thực hiện thời cơ trong suốt cuộc kháng chiến.

- Tập hợp, hệ thong sự chi dao thực hiện thoi co cua Dang trong khángchiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

- Khang định vị trí, vai trò, hoạt động va nỗ lực to lớn của Chủ tịch Hồ Chí

Minh trong suốt quá trình tìm kiếm, thực hiện các thời cơ của cuộc kháng chiến

- Rút ra một số nhận xét, đánh giá và kinh nghiệm về quá trình Đảng đề

ra chủ trương, chỉ đạo thực hiện thời cơ trong cuộc kháng chiến chống thực

dan Pháp (1945 - 1954).

30

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Từ nhiều nguồn tư liệu phong phú, với các cách tiếp cận khác nhau,tổng quan tình hình nghiên cứu đã luận giải rõ hơn về diễn biến, kết quả củacuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); âm mưu, thủ đoạn và những mâu thuẫn trong nội bộ giới cam quyền Pháp về van đề chiếntranh ở Đông Dương, Việt Nam; quan điểm, thái độ, cách ứng xử của cácnước lớn, các nước có liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam củathực dân Pháp Đồng thời, các công trình nghiên cứu cũng phân tích đường

lối, chiến lược, sách lược của Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến; phân

tích tư tưởng nhất quán trong đường lối kháng chiến của Việt Nam giai đoạn

1945 - 1954 nhằm tranh thủ mọi thời cơ có thê đề tránh chiến tranh, hoặc sớmkết thúc chiến tranh; những khả năng, cơ hội có thé tránh được chiến tranhnếu phía Pháp thành thực thiện chí hợp tác Song, nhiều vẫn đề liên quan đếncuộc chiến vẫn chưa được làm rõ như: tại sao chiến tranh xảy ra, có phải Việt Minh nỗ súng trước vào tối 19-12-1946 là nguyên nhân làm bùng né chiếntranh hay không và có những cơ hội nào để có thể tránh được cuộc chiếntranh này hay không, Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã

phân tích, đánh giá tình hình, nhận định thời cơ, lãnh đạo thực hiện thời cơ

như thế nào trong cuộc kháng chiến vẫn là những khoảng trống cần nghiên

cứu, làm rõ.

Với nguồn tư liệu nêu trên, tác giả luận án có thé tham khảo và kế thừa nhiều vấn đề về nội dung như:

- Hiểu rõ diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Hiểu rõ thái độ các nước, đặc biệt là âm mưu, thủ đoạn của thực dânPháp, dé quốc Mỹ dé thấy được thời cơ, những khả năng cần tranh thủ trong cuộc kháng chiến.

- Hiểu rõ một cách hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng về nhậnthức và thực hiện thời cơ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

31

Trang 35

Về Phương pháp nghiên cứu, kế thừa từ nguồn tư liệu nêu trên, nghiêncứu sinh tuyệt đối tuân thủ phương pháp lịch sử và phương pháp logic cũngnhư phương pháp đặc thù trong nghiên cứu về ngoại giao, về mối quan hệ

nghiệm vé sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đôi với vân đê này.

32

Trang 36

2.1.1 Khai quát quan niệm của chu nghĩa Mac - Lénin và tư tưởng

Hồ Chí Minh vê thời co

Một trong những nguyên nhân có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với thanglợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) chính là việcĐảng nhận thức và lãnh đạo thực hiện thời cơ Trong suốt cuộc kháng chiến,Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm, tranh thủ mọithời cơ có thê dé tim cách tránh, đây lùi và sớm kết thúc chiến tranh

Trên thực tế, có nhiều quan niệm, sự hiểu biết, đánh giá khác nhau vềthời cơ cũng như luận giải về thời cơ Theo từ điển Bách khoa toàn thư ViệtNam, thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan thuậnlợi dé tiến hành thắng lợi một việc gi đó Như vậy, thời cơ được tạo ra bởi sự

kết hợp những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi, trong đó, điều

kiện chu quan luôn giữ vai trò quyết định trong việc nhận thức và hiện thựchóa thời cơ Bằng năng lực chủ quan, chủ thể sẽ nhận thức, dự báo những yếu

tố khách quan thuận lợi có thé xuất hiện và tích cực chuẩn bị những điều kiệnchủ quan dé kết hợp, tạo thời cơ Cũng bằng năng lực chủ quan, chủ thé cóthể tác động góp phần làm cho những điều kiện khách quan xuất hiện một

cách hợp lý.

Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam cho răng thời cơ là tình thế xuấthiện trong thời điểm nhất định rất có lợi cho việc phát huy sức mạnh giànhthắng lợi trong khởi nghĩa, trong chiến tranh và trong tác chiến Thời cơ cóthê do năng động chủ quan tạo nên và cũng có thé do sai lầm của đối phươnghoặc điều kiện khách quan đưa đến Thời cơ thường xuất hiện rất nhanh, đột

33

Trang 37

ngột và qua đi cũng rất nhanh Có thời cơ chiến lược, thời cơ chiến dịch vàthời cơ chiến thuật Tạo thời cơ, kip thời năm bắt thời cơ và hành động đúngthời cơ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giành thang lợi.

Ăng-ghen quan niệm việc dé mat thời điểm thuận lợi, không sử dụngthời gian để tung vào kẻ địch những lực lượng ưu thế có nghĩa là phạm mộtsai lầm to lớn nhất có thê có trong chiến tranh

Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng vai trò của thời cơ cách mạngtrong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Trong bài thơ Học đánh cờ,Người từng tong kết:

Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ,

Kiên quyết, không ngừng thé tiễn công;

Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời, một tốt cũng thành công [126, tr 46]

Thời cơ chính là thời điểm lịch sử thuận lợi nhất, hội đủ được các yêu

tố để đảm bảo cho một hành động tiến hành thuận lợi và đạt được kết quả theo ý muốn chủ quan Thế nên, Đảng luôn chú trọng việc phân tích, nhận định thời cơ nhằm đưa ra các chủ trương, sách lược đúng Trong cuộc khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng luôn quan tâm đến vấn đề tranhthủ thời cơ, tạo thời cơ, đến thế - lực - thời Đó là những yếu tô căn bản làmnên thắng lợi của cuộc chiến Vì thế, Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ

Hồ Chí Minh quan niệm:

Thời cơ đảm bảo cho khởi nghĩa giành thăng lợi Đó là, kẻ thù khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng: đa số quần chúng ủng hộ khởi nghĩa;

tổ chức lãnh đạo khởi nghĩa đã sẵn sàng hành động Thời cơ khởinghĩa chỉ xuất hiện khi các điều kiện chủ quan và khách quan chínmuỗi, có sự tác động, kết hợp với nhau chặt chẽ Chop đúng thời cơ

để khởi nghĩa thì thành công Khởi nghĩa non (chưa có thời cơ), hoặcchậm khởi nghĩa, bỏ lỡ thời cơ thì cách mạng that bại [1 5, tr 941]

34

Trang 38

Đồng thời, cần biết tạo thời cơ, nghĩa là phát huy mọi khả năng, tổnghợp mọi hành động nhằm tạo ra những yếu tố, điều kiện thuận lợi cho cáchmạng, bất lợi cho địch ở những thời điểm cụ thể của cách mạng cũng nhưtrong tác chiến Tạo được thời cơ, nắm bắt được thời cơ, hành động kip thời

cơ là nội dung cốt lõi của nghệ thuật quân sự.

Như vậy, dé đi đến thắng lợi cuối cùng, vấn đề cốt lõi là trong nhữngthời điểm quyết định phải hình thành được sức mạnh quyết định cả về thế vàlực Đây là những yếu tố có mối liên hệ gắn bó hữu co và liên quan trực tiếpđến kết quả thắng - bại của cuộc chiến, nhất là trong bối cảnh cuộc khángchiến chống thực dân Pháp, khi lực lượng của cách mạng yếu, ít hơn Phápnhiều lần Có thé khái quát những khái niệm về thé, lực, thời cơ như sau: Thé

là chỉ xu thế phát triển cục diện chiến tranh, của từng trận đánh, cũng là khíthế, trạng thái chính tri, tinh thần của các bên tham chiến 7é luôn luôn vậnđộng, thế trận ta và địch luôn luôn chuyền hóa theo thời gian Khi sự vận động chuyền hóa thé đó phát triển đến một tình hình có lợi cho cách mạng, không có lợi cho địch thì đó là thoi cơ Thời cơ xuất hiện là sự vận động, tương tác của thế địch và ta Lực là cơ sở vật chất của thế, không có một lựclượng nhất định cần thiết thì cũng không có gi dé bố tri thé trận Thé tác độngđến việc phát huy tác dụng của rc Thể tốt, lực nhỏ cũng có thé có sức mạnhlớn, Jc yêu có thé thắng mạnh Thé quyết định việc phát huy sức mạnh củaluc, thúc đây sự phát triển của /c, đặt ra yêu cầu với việc xây dựng /c, thúcđây hình thành thời cơ Thoi cơ có thé do thực lực cách mạng trong nước tạo

ra, cũng có thể đo hoàn cảnh bên ngoài đưa lại Nếu không có sẵn thực lựccách mạng đến mức đủ mạnh thì không thé tạo ra được thdi cơ và khi thoi cơđến sẽ không kip thời lợi dụng được nó

2.1.2 Bối cảnh tình hình2.1.2.1 Tình hình quốc téChiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc đã để lại hậu quả nặng nè đối

35

Trang 39

với hầu hết các nước trên thé giới, làm cho toàn nhân loại đứng trước nhữngbiến đổi quan trọng của thời kỳ mới Về chính tri, thế giới đã hình thành hai hệthống chính trị đối lập nhau là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Sau chiếntranh, một loạt nước ở Trung, Đông, Nam châu Âu và một số nước châu Á đãtuyên bố xây dựng mô hình nhà nước theo kiểu Liên Xô, đi từ chế độ dân chủnhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội từ một nước dan trở thành

hệ thống thế giới, ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử phát triển nhân loại

Chiến tranh thế giới thứ hai cũng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các nước thuộc địa, phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh tranh thủ thời

cơ đứng lên đấu tranh giành độc lập, phá vỡ một mảng lớn thành trì của chủnghĩa thực dân Phong trào đặc biệt phát triển mạnh ở Trung Cận Đông vàĐông Nam Á, trở thành một trong những lực lượng chủ yếu công phá thành

trì hệ thống thuộc địa của thực dân, dé quốc.

Thực tế nghiệt ngã và những hậu quả vô cùng nặng nề của Chiến tranhthé giới lần thứ hai đã khiến nhân dân thế giới chán ghét chiến tranh, cónguyện vọng được sống trong hoà bình, kể cả nhân dân các nước trong pheĐồng minh thắng trận Vì vậy, tại Hội nghị Yalta (2-1945), những người đứngđầu ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất thành lập một tô chứcQuốc tế mang tên Liên hợp quốc để gìn giữ hòa bình an ninh và trật tự thếgiới sau chiến tranh Từ 25-4-1945 đến 26-6-1945, hội nghị đại biểu của 50nước đã họp tại San Francisco (Mỹ) thông qua Hiến chương và tuyên bốthành lập Liên hợp quốc Ngày 24-10-1945, Liên hợp quốc chính thức đượcthành lập.

Liên Xô là nước có đóng góp lớn nhất và có vai trò quyết định quan

trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, nhưng cũng là nước gánh chịu

hậu quả chiến tranh nặng nề nhất Tuy nhiên, sau chiến tranh, Liên Xô nhanhchóng hàn gắn vết thương, khôi phục kinh tế và giúp đỡ các nước Đông Âu

xây dựng chê độ dân chủ mới VỊ thê, uy tín của Liên Xô ngày càng nâng cao

36

Trang 40

trên trường quốc tế, trở thành trụ cột của cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lậpdân tộc, dân chủ trên thế giới, có vai trò quyết định đối với việc hình thành,phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và là một trong nhữngcường quốc đóng vai trò quyết định trong các công việc của Liên hợp quốccũng như tham gia giải quyết các van đề quốc tế, khu vực.

Tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nước Mỹ phát triển vượt bậc sauChiến tranh thế giới thứ hai Đặc biệt với chính sách “Phục hưng Châu Âu”,thông qua Kế hoạch Marshall, Mỹ đã dần buộc các nước tư bản châu Âu ngàycàng lệ thuộc vào mình Mỹ trở thành nước đóng vai trò to lớn, đứng đầu phe

tư bản chủ nghĩa, đối trọng với lực lượng xã hội chủ nghĩa và là một cườngquốc hàng đầu tác động, chi phối đến sự phát triển của thế giới Đồng thời,

Mỹ không ngừng tìm cách xác lập, mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở khu vực

Châu Á, Đông Nam Á Tuy nhiên, quan điểm, thái độ của Mỹ đối với vấn đề

Pháp quay trở lại Đông Dương (trong đó có Việt Nam) ở từng thời điểm có khác nhau Lúc đầu, Mỹ phản đối việc Pháp quay trở lại cai trị Đông Dương theo kiểu thực dân cũ, mà đề xuất hình thức “Ủy tri quéc tế” Sau nay, tai cacHội nghị Tehran va Cairo, Mỹ đã gợi ý cho Trung Hoa Dan quốc phụ tráchchiến trường Đông Dương với ý đồ dần biến Đông Dương thành thuộc địakiểu mới của Mỹ Tuy nhiên, tháng 4-1945, Tổng thống Roosevelt qua đời,Truman lên thay, chính sách của Mỹ có nhiều thay đổi, dần ngả sang quanđiểm ủng hộ Pháp quay trở lại xác lập địa vị thống trị ở Đông Dương, nhằmtập trung lực lượng và củng cô địa bàn của chủ nghĩa dé quốc ở Đông Nam châu Á Ngày 22-8-1945, De Gaulle tới Washington gặp Tổng thống Mỹ Truman để tìm kiếm sự ung hộ từ Mỹ Qua cuộc hội dam, Truman thừa nhận chủ quyền của nước Pháp trên xứ Đông Dương Cùng thời điểm, tại Tokyo,Leclerc - đại diện Chính phủ Pháp tham dự lễ Nhật hoàng ký văn bản đầuhàng Đồng minh - đã được Mac Arthur, Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực Châu

Á - Thái Bình Dương nhận sẽ giúp đỡ Pháp quay trở lại Đông Dương

37

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w