Quy trình sản xuất, gia công các sản phẩm từ kim loại đồng, nhôm, thép Nhập nguyên liệuKim loại dạng cuộn, thanh hoặc tấm Gia công cắt, phay Phoi dính dầu, đầu mẩu thừa, dầu thải, tiếng
Tên chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông
- Địa chỉ văn phòng: Thôn Chí Trung, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Quốc Hùng
Chức vụ: Chủ tịch Công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0900547765 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 20/04/2010 và cấp thay đổi lần 5 ngày12/08/2020.
Tên dự án đầu tư
- Tên dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất thiết bị dụng cụ ngành y tế Oristar.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Thôn Chí Trung, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên
- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của
Dự án đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên.
- Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 21/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy sản xuất thiết bị dụng cụ ngành y tế Oristar của Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm C (Quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đầu tư công).
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1 Công suất hoạt động của cơ sơ
- Quy mô về sử dụng đất của cơ sở: 10.600m 2
- Quy mô về sản phẩm:
TT Sản phẩm Công suất
I Quy mô sản xuất sản phẩm 5.000 ngành y tế Oristar
1 Sản xuất, gia công các sản phẩm từ kim loại đồng, nhôm, thép, inox 4.870
1.1 Sản phẩm gia công từ đồng 1.200
1.2 Sản phẩm gia công từ nhôm 3.200
1.3 Sản phẩm gia công từ thép 160
1.4 Sản phẩm gia công từ thép không gỉ 310
2 Sản xuất, gia công các sản phẩm lĩnh vực đo đạc trắc địa 130
2.1 Sản phẩm cọc tiêu thép (Pinpole) 30
2.2 Sản phẩm cọc tiêu nhôm (Mypole) 30
2.3 Sản phẩm giá ba chân (Tripod) 70
II Quy mô cho thuê nhà xưởng
1 Cho thuê 1 phần nhà xưởng làm kho chứa nguyên liệu và sản phẩm 1.000 m 2
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
3.2.1 Quy trình sản xuất, gia công các sản phẩm từ kim loại đồng, nhôm, thép và thép không gỉ (inox)
Hình 1 Quy trình sản xuất, gia công các sản phẩm từ kim loại đồng, nhôm, thép
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 7
Nhập nguyên liệu (Kim loại dạng cuộn, thanh hoặc tấm)
Sản phẩm cần luyện, ram
Phoi dính dầu, đầu mẩu thừa, dầu thải, tiếng ồn Dầu cắt, dầu phay
Sản phẩm không cần luyện, ram và inox
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Bộ phận sản xuất nhận nguyên liệu đầu vào là các kim loại đồng, nhôm, thép, inox dạng tấm, thanh hoặc cuộn sau đó chuẩn bị máy móc, cài đặt thiết bị phù hợp với nguyên liệu đầu vào và yêu cầu của sản phẩm cần sản xuất.
Nguyên liệu được đưa và thiết bị sản xuất
- Đối với nguyên liệu dạng cuộn: Dùng cầu trục (nếu phôi có trọng lượng lớn không thể dùng tay) đưa cuộn lên bộ phận recoile của máy xẻ YC120, ADC12, Căn chỉnh cuộn theo đường line đèn hồng ngoại đặt trên đỉnh máy chuẩn bị cho bước 2.
- Đối với nguyên liệu dạng tấm: Dùng cầu trục hoặc xe nâng (nếu phôi có trọng lượng lớn không thể dùng tay) đưa tấm nguyên liệu lên bàn máy cắt, trên bàn máy được lót sẵn tấm bìa cứng để chống xước trong quá trình cắt Điều chỉnh bộ phận feeder kẹp chặt tấm bìa lót và tấm nguyên liệu kéo vào bên trong máy chuẩn bị cho bước 2.
Bước 2: Gia công cắt, phay
Sau khi nguyên liệu được đưa vào thiết bị phù hợp với từng loại nguyên liệu, thiết bị sẽ cắt, xẻ kim loại theo kích thước được lập trình Sản phẩm sau khi cắt được đưa sang máy phay để làm nhẵn bề mặt Trong quá trình cắt bằng máy cắt Schelling có sử dụng dầu cắt nhằm làm giảm nhiệt độ vị trí gia công Dầu cắt được công nhân kiểm tra bổ sung hàng ngày trước khi vận hành thiết bị, dầu cắt không thải bỏ trực tiếp mà bám dính vào phoi kim loại khi cắt Vì vậy, quá trình hoạt động của máy cắt, máy xẻ, máy phay kim loại trong công đoạn này phát sinh chất thải là các phoi kim loại không dính dầu, phoi kim dính dầu, các mẩu kim loại thừa và tiếng ồn Ngoài ra, hoạt động của các thiết bị máy cắt, máy phay, máy xẻ, cầu trục, máy nén khí trong quá trình sản xuất cần sử dụng dầu bôi trơn kết cấu máy Định kỳ khoảng 2 tháng, công nhân sẽ thực hiện bảo trì máy móc thực hiện tháo lắp, thay dầu cho các thiết bị, quá trình này làm phát sinh một lượng dầu thải, dầu thải được thu hồi vào các can chứa dầu trước khi chuyển về kho chứa chất thải nguy hại Sau quá trình gia công cắt, phay kim loại sẽ được chuyển sang bước 3 – Luyện (ủ, ram) hoặc chuyển sang bước 4 – kiểm tra (đối với các sản phẩm không cần Luyện)
Bước 3: Quá trình Luyện (ủ, ram)
Tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm, một số sản phẩm sau công đoạn cắt,phay cần được thực hiện luyện (ủ, ram) bằng lò ủ, lò ram nhằm tăng độ dẻo, giảm độ ngành y tế Oristar độ cứng, giảm ứng suất cho sản phẩm kim loại.
Sản phẩm kim loại sau khi cắt, phay được đưa và lò ủ, khối lượng mỗi mẻ ủ khoảng 450kg sản phẩm Quá trình ủ thực hiện trong lò kín bằng cách đưa kim loại vào lò ủ, đóng kín lò và tạo môi trường chân không trong lò trước khi bơm Nitơ lỏng vào trong khoang ủ Sau khi bơm Nitơ, lò ủ được tăng nhiệt độ lên 900 o C đến 1200 o C và duy trì trong 9 – 10 giờ tùy yêu cầu từng loại sản phẩm, áp suất trong khoang lên tới khoảng 3bar Khí Nito tạo môi trường khí trơ giúp sản phẩm kim loại không bị oxi hóa trong điều kiện nhiệt độ cao.
Sau quá trình ủ, lò ủ được làm mát chậm bằng hệ thống tháp giải nhiệt (hệ thống tháp giải nhiệt hoạt động bơm nước làm mát lò ủ, nước làm mát được sử dụng tuần hoàn trong quá trình hoạt động), khi nhiệt độ trong lò giảm xuống còn khoảng 40 – 50 o C thì tiến hành lấy sản phẩm ra và chuyển sang lò ram Thực hiện quá trình ram nhằm mục đích làm giảm hoặc làm mất các ứng suất dư sau khi ủ để duy trì cơ tính của sản phẩm sau khi ủ Sau khi đưa sản phẩm vào lò ram, nhiệt độ lò được tăng lên khoảng 200 o C - 650 o C và duy trì trong 5 – 6 giờ tùy yêu cầu từng loại sản phẩm Sau đó, sản phẩm được làm nguội tự nhiên đến nhiệt độ thường rồi được đưa ra khỏi lò.
Công đoạn này hầu như không phát sinh chất thải do nước làm mát sử dụng tuần hoàn Lò ủ, lò ram được gia nhiệt bằng nguồn điện không sử dụng nhiên liệu đốt, thiết bị hoạt động khép kín, tự động và được làm mát hoặc làm nguội trước khi đưa sản phẩm ra ngoài nên lượng nhiệt dư phát sinh là không đáng kể.
Quy trình kiểm tra kỹ thuật sau gia công và luyện kim loại giúp loại bỏ các sản phẩm lỗi, đảm bảo chỉ những sản phẩm đạt yêu cầu mới được đóng gói Mặc dù tỷ lệ sản phẩm lỗi rất thấp (khoảng 0,5%), chất thải rắn phát sinh từ sản phẩm lỗi này vẫn được phân loại và thu gom Tính chất tái chế của kim loại là một lợi thế, cho phép đơn vị xử lý có chức năng chuyên biệt tái chế các tấm kim loại này.
Sản phẩm đạt yêu cầu được chuyển sang công đoạn đóng gói Sản phẩm được cố định bằng đai sắt, ván lót, cuốn màng chít rồi đóng vào palet (tận dụng palet nguyên liệu) trước khi dán tem nhãn và chuyển sang công đoạn nhập kho Công đoạn này có thể làm phát sinh chất thải rắn là nguyên liệu đóng gói lỗi.
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 9
Sản phẩm được nhập vào kho và để đúng nơi quy định trước khi xuất ra khỏi nhà máy.
3.2.2 Quy trình gia công các loại sản lĩnh vực đo đạc, trắc địa a Dây chuyền gia công sản phẩm cọc tiêu thép (Pinpole)
Hình 2 Quy trình gia công sản phẩm cọc tiêu thép (Pinpole)
Thuyết minh dây chuyền gia công sản phẩm cọc tiêu thép (Pinpole):
Bước 1: Kiểm tra nguyên liệu
Nguyên liệu chính là phôi thép được được nhập về nhà máy phục vụ quá trình gia công Công đoạn này công nhân thực hiện nhận nguyên liệu và kiểm tra nguyên liệu trước khi gia công Công đoạn này có phát sinh chất thải rắn là bao bì/vật liệu đóng gói nguyên liệu, nguyên liệu lỗi.
Phôi thép được gia công tiện nhọn một đầu, uốn cong đầu phôi thép còn lại. Công đoạn này làm phát sinh phát sinh tiếng ồn do máy tiện nhưng không đáng kể và không liên tục, ngoài ra còn phát sinh một lượng nhỏ phoi thép khi tiện nhọn đầu cọc tiêu thép.
Sơn màu thép (thuê đơn vị khác thực hiện)
Nguyên liệu chính (Thép tròn)
CTR: bao bì lỗi hỏng
Kiểm tra nguyên liệu CTR: bao bì nguyên liệu, nguyên liệu lỗi
Nhập kho ngành y tế Oristar
Bước này không thực hiện tại dự án mà chủ dự án thuê đơn vị khác bên ngoài thực hiện.
Công nhân kiểm tra bề mặt sản phẩm đảm bảo sản phẩm sau khi sơn đưa về nhà máy không bị bong tróc lớp sơn và mực in do quá trình vận chuyển Quá trình này có thể phát sinh chất thải rắn là sản phẩm lỗi, tuy nhiên chất thải này rất ít (khoảng 0,05%) và có khả năng tái chế nên được phân loại chất thải và thu gom, lưu giữ cùng các chất thải có khả năng tái chế khác để chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
Các sản phẩm sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn được tiến hành đóng gói hoàn chỉnh.Công nhân chuẩn bị các phụ kiện như hộp carton, túi nilong, tem nhãn đạt tiêu chuẩn và tiếp nhận các sản phẩm cọc tiêu từ nhóm bộ phận kiểm tra để thực hiện thao tác đóng gói sản phẩm cọc tiêu thép Quá trình này có thể làm phát sinh chất thải rắn là nguyên liệu đóng gói lỗi
Sản phẩm sau khi đóng gói được nhập vào kho và để đúng khu vực sản phẩm chờ xuất hàng. b Dây chuyền gia công sản phẩm cọc tiêu nhôm (Mypole)
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 11
Nguyên liệu chính (Nhôm ống tròn)
CTR: bao bì lỗi hỏng
Kiểm tra nguyên liệu CTR: bao bì nguyên liệu, nguyên liệu lỗi
Tiếng ồn, CTR: vụn nhôm
Chi tiết nhựa CTR: linh kiện lỗi
Hình 1 1 Quy trình gia công sản phẩm cọc tiêu nhôm (Mypole)
Thuyết minh dây chuyền gia công sản phẩm cọc tiêu nhôm (Mypole):
Bước 1: Kiểm tra nguyên liệu
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị dụng cụ ngành y tế Oristar phù hợp với các chủ trương, quy hoạch được phê duyệt của tỉnh Hưng Yên vì nó đáp ứng các định hướng phát triển sau:
- Dự án phù hợp ngành nghề thu hút đầu tư của cụm công nghiệp Tân Quang: Phù hợp với quy hoạch chung của cụm Công nghiệp xã Tân Quang (tại Quyết định số
Theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của UBND tỉnh Hưng Yên, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã được phê duyệt.
- Quy hoạch phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (tại Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày
15/6/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030);
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (tại Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tường chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Năm năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).
Theo Nghị quyết số 342/NQ-HĐND, tỉnh Hưng Yên hướng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành cơ khí chế tạo, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Dự án phù hợp với chương trình phát triển công nghiệp quốc gia theo các văn bản sau:
- Dự án phù hợp quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 về phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2013 về phê duyệt Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao;
- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 19
- Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 về phê duyệt Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
- Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025
Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông có sản phẩm chủ yếu là các thiết bị cơ khí, thiết bị trắc địa và dụng cụ y tế hoàn toàn phù hợp với định hướng của Chính phủ và Nghị quyết số 342/NQ-HĐND ngày 22/12/2020 của tỉnh Hưng Yên.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải của Dự án dựa trên đánh giá khả năng chịu tải nước thải của môi trường nước mặt nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án. Để đánh giá khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận đối với nước thải sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 76/2017/TT-BTNM ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ.
Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được tính theo công thức sau:
Ltn = (Ltđ - Lnn) x FS (*) Trong đó:
Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
Ltđ: tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông
Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông (kg/ngày);
FS: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,3 đến 0,7 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải
Xác định các giá trị trong biểu thức ngành y tế Oristar
- Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt (L tđ )
Ltđ = Cqc x QS x 86,4 (1) Trong đó:
+ Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông, đơn vị tính là mg/l;
Giá trị các thông số ô nhiễm và giới hạn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3 Tổng hợp các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn (C tc )
Thông số DO BOD5 TSS TDS S 2- NH4 + NO3 - PO4 3- Dầu mỡ Tổng
+ QS: lưu lượng dòng chảy đoạn sông đánh giá (lấy lưu lượng dòng chảy qua cống Xuân Quang tại Văn Giang, Qs= 75m 3 /s;
+ Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m 3 /s thành đơn vị tính là kg/ngày).
Bảng 4 Giá trị tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt (L tđ )
Thông số BOD 5 TSS TDS S 2- NH 4 + NO 3 - PO 4 3- Dầu mỡ Tổng
Giá trị giới hạn = Ctc (mg/ l)
Giá trị Ltđ (kg/ ngày) 97.200 324.000 3.240.000 6.480 32.400 972.000 5.832 64.800 32.400
- Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước
Lnn = Cnn x QS x 86,4 Trong đó:
+ Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt mg/l.
Bảng 5 Giá trị các thông số có trong nước mặt (Cnn)
Thông số BOD 5 NH 4 + PO 4 3- NO 3 - S 2- TSS Chất
Giá trị giới hạn Cnn (mg/l) 28 4,85 0,5 2,47 0,22 32 0,82 2,3
+ QS: lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông đánh giá QS= 75m 3 /s; + Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên.
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 21
Giá trị tải lượng của các thông số trong nước mặt hiện có của nguồn tiếp nhận được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6 Giá trị tải lượng của các thông số trong nước mặt hiện có của nguồn tiếp nhận (L nn )
Thông số BOD 5 NH 4 + PO 4 3- NO 3 - S 2- TSS Chất
(Giá trị Cnntham khảo kết quả phân tích chất lượng nước mặt nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy giai đoạn lập báo cáo ĐTM cho Dự án)
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước như sau:
Giá trị Ltn phản ánh khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nguồn nước Giá trị Ltn lớn hơn 0 cho thấy nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm Ngược lại, giá trị Ltn nhỏ hơn hoặc bằng 0 cho biết nguồn nước đã không còn khả năng này Từ đó, có thể suy ra rằng nếu Ctc - Ct lớn hơn 0 thì Ltn cũng sẽ lớn hơn 0, và ngược lại.
Bảng 7 Tổng hợp tính toán khả năng tiếp nhận nước thải (L tn )
Thông số BOD 5 TSS TDS S 2- NH 4 + NO 3 - PO 4 3- Dầu mỡ Tổng
Giá trị Ltđ (kg/ ngày) 97.200 324.000 3.240.000 6.480 32.400 972.000 5.832 64.800 32.400 Giá trị Lnn
Như vậy, nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với các thông số: COD,
NH4 +; PO4 3-; TSS; ∑Coliform; và không còn khả năng tiếp nhận với thông số BOD5. ngành y tế Oristar
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Dự án bao gồm:
- Hệ thống thoát nước mưa trên mái: Nước mưa trên mái của các nhà xưởng được thu qua các phễu thu chảy vào các ống đứng thoát nước mưa thoát nước D90; D110 rồi thu về các hố ga của hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà.
- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa chảy tràn bề mặt: gồm hệ thống cống rãnh, có đậy nắp đan, chạy bao quanh xưởng sản xuất, các công trình phụ trợ và chạy dọc theo tường rào khuôn viên Nhà máy để thu gom nước mưa Trên hệ thống thoát nước có bố trí các hố ga lắng song chắn rác.
Các hố ga thu nước mưa dưới lòng đường làm bằng bê tông cốt thép, hố ga trên vỉa hè làm bằng gạch, đều có song chắn rác Cống thoát nước mưa sử dụng cống tròn bê tông cốt thép đường kính 400 mm.
- Toàn bộ nước mưa của dự án được thu gom, thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực qua 1 điểm đấu nối trước cổng nhà máy.
Hệ thống rãnh thoát nước mưa của nhà xưởng sản xuất được xây dựng bằng bê tông cốt thép kiên cố, phủ nắp đậy xung quanh để bảo vệ Độ dốc của hệ thống rãnh được thiết kế là i = 0,25%, đảm bảo khả năng thoát nước hiệu quả.
+ Tổng chiều dài tuyến thu gom thoát nước mưa: 207m
+ Số lượng hố ga: 15 hố ga
+ Kích thước hố ga (dài x rộng x cao) = (1,17x1,02x1,75)m.
+ Số điểm thoát nước mưa: Dự án có 2 điểm đấu nối thoát nước mưa với hệ thống thu gom nước mưa của khu vực bằng ống BTCT D400.
+ Chức năng: Thu gom, tiêu thoát nước mưa trên diện tích của Dự án, tránh gây ngập úng khi có mưa lớn diễn ra trong thời gian dài.
Sơ đồ thoát nước của Nhà máy
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 23
Nước mưa trên mái Đường ống dẫn nước mưa trên mái Hệ thống rãnh thu gom
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt
Hình 4 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Dự án
1.2 Thu gom, thoát nước thải
* Hệ thống thu gom nước thải:
Nước thải từ các thiết bị vệ sinh sẽ được thu gom qua hệ thống đường ống nhựa uPVC có đường kính 110 mm (D110) Các đường ống này phải được lắp đặt với độ dốc tối thiểu là 2% hướng về ống đứng thoát nước thải đen để chảy về ngăn chứa của bể tự hoại Việc đảm bảo độ dốc này giúp tạo dòng chảy đều, ngăn ngừa tắc nghẽn và đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải tối ưu.
- Nước thải từ các chậu rửa được thu bằng ống dẫn D42 sau đó đấu nối vào đường ống dẫn D90 độ dốc i=2% thu gom nước thải sàn sau đó đấu nối vào đường ống D110 chảy về hố ga rồi thoát nước bên ngoài.
Nước thải sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 03 ngăn, nước thải từ nhà bếp được thu gom từ chậu rửa về bể tách mỡ sau đó được đưa về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung bằng đường ống ngầm, ống nhựa uPVC
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy theo tính toán là 5,25 m 3 /ngày đêm Để đảm bảo khả năng xử lý nước thải và dự phòng trong các trường hợp có sự cố, chủ dự án thực hiện xây dựng trạm XLNT công suất 10 m 3 /ngày.đêm dạng composite hợp khối.
- Công trình xử lý nước thải:
+ Điểm xả: 01 vị trí xả nước thải.
+ Bể tự hoại: Kết cấu bê tông cốt thép, gồm 4 bể có thể tích lần lượt là 3, 10,
15, 15 m 3 Bể tự hoại 3 m 3 được bố trí tại khu nhà bảo vệ, ba bể tự hoại còn lại bố trí khu vực nhà văn phòng, nhà xưởng 1, nhà xưởng 2.
+ Bể tách mỡ: gồm 01 bể 3 m 3 bố trí gần khu vực nhà bếp.
+ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung: bể Composit hợp khối
+ Chức năng: Xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường.
Hệ thống thoát nước mưa chung cống tròn
Hệ thống thoát nước của khu vực
Hố ga ngành y tế Oristar
Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải của Dự án như sau:
Hình 5 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải của Dự án
Hiện nay chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt do Công ty TNHH Thương mại và giải pháp kỹ thuật I- Green xây dựng và lắp đặt.
- Công nghệ xử lý: Công nghệ AO
- Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý:
+ Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy như sau:
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 25
Nước thải nhà bếp Nước thải vệ sinh Nước thải xí tiểu
Bể tách mỡ Bể tự hoại Đường ống thu gom D200, độ dốc 0,5%
Trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 10 m 3 /ngày Đường ống thoát nước D300, độ dốc 0,5% Điểm đấu nối xả thải ra hệ thống thoát nước thải của khu vực
Hình 6 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Công ty
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:
Thuyết minh quy trình xử lý:
Bể thu gom: Toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh trong nhà máy được thu gom và dẫn về bể gom tại trạm xử lý qua hệ thống đường ống dẫn nước thải riêng biệt. Song tách rác thô được lắp đặt nhằm đảm bảo loại bỏ rác thải với kích thước lớn ra khỏi hệ thống xử lý nước Từ hố gom, nước thải được bơm vào bể điều hòa của hệ thống xử lý.
Bể điều hòa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải bằng cách điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi đưa vào bể sinh học Việc sục khí trong bể này giúp trộn đều nước thải và ngăn ngừa lắng cặn Ngoài ra, sục khí còn cung cấp oxy, giúp giảm mùi hôi thối Sử dụng bể điều hòa mang lại một số lợi ích, bao gồm đảm bảo tính ổn định của hệ thống, tăng hiệu quả xử lý và giảm thiểu mùi hôi.
- Ổn định lưu lượng và nồng độ các chất đi vào công trình xử lý tiếp theo Tăng cường hiệu quả công trình xử lý sinh học phía sau như giảm thiểu hiện tượng shock do tăng tải trọng đột ngột, pha loãng các chất gây ức chế cho quá trình xử lý sinh học, ổn định pH nước thải. ngành y tế Oristar
- Giúp cho nước thải cấp vào các bể sinh học liên tục trong thời gian không có hoặc có ít nước thải đổ về hệ thống xử lý.
- Nâng cao hiệu quả lắng cặn ở các bể lắng vì duy trì được tải trọng chất rắn vào các bể lắng không đổi.
Nước từ bể điều hòa được bơm sang cụm bể xử lý sinh học A-O, được điều khiển tự động bằng cảm biến mức nước, và lưu lượng được điều chỉnh tối ưu bằng V- notch.
Cụm bể xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí A-O
Các thành phần ô nhiễm chính trong nước thải như các chất hữu cơ (BOD5) và chất dinh dưỡng (N, P) được xử lý chủ yếu tại cụm bể xử lý sinh học thiếu khí (anoxic) và hiếu khí (oxic)
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Tại nhà máy, chất thải được phân loại tại nguồn thành 4 loại chất thải gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất (công nghiệp) và chất thải nguy hại, chất thải tái chế.
Xây dựng 1 kho chứa chất thải có diện tích 38,8m 2 Trong kho chứa chất thải sẽ bố trí 04 ngăn để lưu giữ chất thải riêng biệt, mỗi ngăn có diện tích 9,7m 2
* Đối với chất thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ khu văn phòng và khu vực ăn uống của nhân viên làm việc tại nhà máy Chất thải rắn sinh hoạt của nhà máy với thành phần chủ yếu bao gồm: giấy vụn, các loại bao bì đựng thực phẩm, thức uống, các hợp chất vô cơ như nhựa, PVC, vỏ đồ hộp, thực phẩm thừa,…
Thành phần và khối lượng ước tính như trong bảng sau:
Bảng 3.25 Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt STT Thành phần chất thải Tỷ lệ (%) Khối lượng (kg/ngày)
1 Các chất thải thực phẩm 70 24,5
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 33
Công ty đã đặt khoảng 10 thùng chứa chất thải sinh hoạt với dung tích từ 25 đến 100 lít tại các khu vực văn phòng, nhà bếp, phòng ăn, khu vực sản xuất và đường giao thông nhằm thu gom rác thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân.
- Bố trí công nhân hàng ngày thu gom chất thải từ các thùng chứa về tập kết tại ngăn chứa chất thải sinh hoạt.
- Rác thải này sẽ được công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt theo đúng quy định Tần suất vận chuyển: 2 ngày/lần.
* Đối với chất thải công nghiệp
Chất thải sản xuất của nhà máy bao gồm: bao bì thải, gỗ các loại (đầu mẩu gỗ palet hỏng, ) và bavia kim loại , phoi kim loại từ quá trình gia công cắt sản phẩm Khối lượng chất thải rắn phát sinh thực tế ứng với công suất hiện tại là 1.300 tấn sản phẩm/năm và khối lượng chất thải rắn phát sinh dự kiến với công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm được thống kê tại bảng sau:
Bảng 3.26 Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại Công ty
TT Các loại chất thải rắn sản xuất
Khối lượng với công suất 1.300 tấn SP/năm
Khối lượng với công suất 5.000 tấn SP/năm (Sau khi mở rộng)
1 Gỗ thải các loại (kg/năm) 1.200 4.800
2 Bao bì thải các loại
3 Nguyên liệu và sản phẩm lỗi có khả năng tái chế 6.140 24.415
4 Bavia, phoi kim loại từ quá trình sản xuất không dính dầu (kg/năm)
(Nguồn: Công ty TNHH Kim Loại Sao Phương Đông
Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Công ty sẽ thực hiện phân loại chất thải rắn có thể tái chế và không thể tái chế tại nguồn, hàng năm có tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ công nhân về công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy. ngành y tế Oristar
- Công ty sẽ bố trí 10 thùng chứa chất thải có dung tích 25-100 lít tại nhà xưởng, để phân loại và thu gom rác thải phát sinh trong quá trình hoạt động.
- Bố trí công nhân hàng ngày thu gom chất thải từ các thùng chứa về tập kết tại ngăn chứa chất thải công nghiệp và ngăn chứa phế liệu.
Để xử lý chất thải công nghiệp, doanh nghiệp sẽ hợp tác với đơn vị chức năng để thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định Tần suất vận chuyển được ấn định là 1 lần/tuần Đối với chất thải tái chế, doanh nghiệp sẽ bàn giao cho đơn vị khách hàng hoặc đơn vị cung cấp nguyên liệu để tái sử dụng.
* Đối với bùn thải từ các công trình xử lý chất thải
- Bùn thải từ các trạm XLNT được chứa tại bể chứa bùn Định kỳ 01 năm, công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng tiến hành hút bùn lên xe tải và vận chuyển đưa đi xử lý theo đúng quy định
Ngoài ra, công ty sẽ thực hiện một số biện pháp như sau:
Để đảm bảo hệ thống cống thoát nước hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa bùn lắng đọng, công tác vệ sinh khuôn viên nhà máy phải được thực hiện thường xuyên, giảm thiểu lượng chất bẩn bám vào nước mưa Thường xuyên kiểm tra và tiến hành nạo vét các hố ga thu nước mưa, sau đó xử lý bùn thu được cùng với chất thải của nhà máy.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Lượng chất thải nguy hại của dự án được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3 27 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại
Khối lượng hiện tại (kg/năm)
1 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 40 16 01 06
2 Mực in thải có thành phần nguy hại Rắn 10 08 02 01
3 Găng tay, giẻ lau dính dầu mỡ thải Rắn 175 18 02 01
5 Bao bì cứng thải có thành phần nguy hại Rắn 25 18 01 03
6 Phoi dính dầu thải Rắn 2800
- Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh dự kiến khi nhà máy đi vào vận hành ổn định khoảng 3.850kg/năm.
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 35
Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại phát sinh từ Dự án như sau:
- Công ty sẽ bố trí 7 thùng chứa chất thải nguy hại có dung tích 120 – 240 lít đặt tại kho chứa chất thải nguy hại để lưu giữ từng loại chất thải nguy hại Thùng chứa có nắp đậy, được dán mã số quản lý CTNH đối với từng loại chất thải Kho chứa CTNH được dán dấu hiệu cảnh báo, thiết kế rãnh thu dầu ngăn ngừa sự cố rò rỉ dầu thải với kích thước rãnh (rộng x sâu) = 20x20cm, hố thu dầu kích thước (dài x rộng x sâu) 30x20x40.
- Bố trí công nhân hàng ngày thu gom và phân loại chất thải tập kết tại ngăn chứa chất thải nguy hại trong khu vực kho chứa chất thải.
- Công ty sẽ ký hợp đồng thu gom, vận chuyển CTNH với đơn vị có chức năng theo đúng quy định Tần suất vận chuyển 3-6 tháng/lần.
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
* Một số biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung trong giai đoạn vận hành:
- Đảm bảo diện tích trồng cây xanh theo thiết kế và quy định.
- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với máy phát điện và một số thiết bị sản xuất có công suất lớn.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc để máy móc vận hành trơn tru, hạn chế tiếng ồn, độ rung phát sinh.
- Cách ly, bao kín các nguồn ồn bằng vật liệu kết cấu hút âm, cách âm phù hợp.
Sử dụng các tấm kết cấu, buồng tiêu âm hiệu quả.
- Bố trí hợp lý thời gian làm việc ở các phân xưởng có phát sinh tiếng ồn, độ rung lớn Hạn chế người lao động tiếp xúc với tiếng ồn và rung động trong thời gian dài.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và các phương tiện chống ồn cho công nhân.
- Có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động của công nhân.
* Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng với tiếng ồn, độ rung của Dự án đầu tư:
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc. ngành y tế Oristar
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
Chủ dự án sẽ có những biện pháp sau để giảm thiểu và khắc phục sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành như sau:
- Tăng cường tần suất giám sát các hệ thống xử lý nước thải và khí thải để có các giải pháp xử lý kịp thời;
- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh các đường ống dẫn khí, dẫn nước thải.
- Định kỳ vệ sinh đường cống thoát nước thải, tránh tắc, ứ đọng hệ thống đường ống.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng nước thải và khí thải sau xử lý.
- Các biện pháp khắc phục sự cố được lưu ở dạng văn bản và được hướng dẫn cho cán bộ phụ trách.
- Nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật cho cán bộ môi trường về quá trình điều hành hệ thống xử lý chất thải, ứng phó kịp thời với các trường hợp quá tải.
- Khi có sự cố xảy ra nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân sự cố và khắc phục kịp thời không để nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường Hệ thống tạm thời dừng hoạt động để khắc phục sự cố Khi khắc phục sự cố, vận hành thử lại nếu ổn định tiếp tục hoạt động.
- Trường hợp hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố dài ngày, Công ty sẽ dừng hoạt động sản xuất để khắc phục.
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 37
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải:
Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà bếp, nhà vệ sinh của Dự án;
- Lưu lượng xả tối đa:
Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng xả lớn nhất là 10m 3 /ngày đêm;
- Dòng nước thải: Số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép: 01 dòng thải
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: + Các chất ô nhiễm có trong dòng nước thải: Lưu lượng, pH, BOD5, TSS, TDS, Amoni, Sunfua, Nitrat, Photphat, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, tổng Coliforms.
+ Giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải QCĐP 01:2019/HY - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt.
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận của nước thải:
+ Tọa độ vị trí xả nước thải:
Hệ tọa độ VN-2000 (Kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 0 )
1 Điểm đấu nối với hệ thống thoát nước khu vực 2320349 600043
- Phương thức xả nước thải: Tự chảy
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Hệ thống thoát nước thải của khu vực
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh: Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính của Dự án bao gồm:
+ Tiếng ồn từ các các phương tiện giao thông vận tải ra vào nhà máy, từ thiết bị, máy móc sản xuất; từ hoạt động của máy phát điện.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn độ rung:
Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn độ rung phát sinh được quy đinh tại: ngành y tế Oristar
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 39
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của dự án như sau:
- Công suất dự kiến đạt được: 70%
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
Kế hoạch quan trắc chất thải trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn (15 ngày/lần) và hiệu quả của công trình xử lý nước thải (10 ngày/lần) được thực hiện trong 75 ngày, với tần suất tối thiểu 25 ngày/lần.
Theo kế hoạch, giai đoạn đánh giá hiệu quả hoạt động ổn định của nhà máy xử lý nước thải sẽ được tiến hành trong vòng 7 ngày, với tần suất quan trắc là 2 ngày/lần.
- Thông số giám sát: Lưu lượng, pH, BOD5, TSS, TDS, Amoni, Sunfua, Nitrat, Photphat, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, tổng Coliforms.
+ Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCĐP 01:2019/HY - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt.
- Vị trí lấy mẫu và số lượng mẫu: Thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư02/2022/TT-BTNMT. ngành y tế Oristar
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch:
+ Công ty Cổ phần Môi trường Vinh Phát
+ Đại diện: Ngô Thị Chang Chức vụ: Tổng Giám đốc
+ Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, số hiệuVIMCERTS 233 (cấp lần 3) ban hành theo Quyết định số 751/QĐ-BTNMT ngày15/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm và đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
+ Vị trí quan trắc: 01 vị trí sau hệ thống xử lý nước thải tại vị trí xả thải ra ngoài môi trường
NT1: Mẫu nước thải tại vị trí xả thải ra ngoài môi trường
+ Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
+ Thông số giám sát: Lưu lượng, pH, BOD5, TSS, TDS, Amoni, Sunfua, Nitrat, Photphat, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, tổng Coliforms.
+ Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCĐP 01:2019/HY - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt.
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
Căn cứ các quy định của Luật BVMT năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-
Theo Chính phủ quy định chi tiết tại Nghị định 01/2022/NĐ-CP, Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị dụng cụ ngành y tế Oristar của Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông không thuộc diện phải quan trắc tự động, liên tục nước thải.
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm
Dự kiến kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm của Dự án là 14.000.000 đồng (Căn cứ theo đơn giá quan trắc, phân tích môi trường của Công ty Cổ phần Môi trường Vinh Phát – Là đơn vị dự kiến phối hợp thực hiện việc quan trắc môi trường định kỳ của Dự án).
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 41 ngành y tế Oristar
Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông – chủ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị dụng cụ ngành y tế Oristar cam kết:
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường,
Chủ đầu tư cam kết tuân thủ nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, cụ thể:
- Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia liên quan đến môi trường nước:
+ Nước thải sau xử lý đạt QCĐP 01:2019/HY - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt.
Quản lý chất thải rắn
- Chất thải rắn: Được thu gom và xử lý triệt để, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT – BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Chất thải nguy hại: Được thu gom và xử lý theo Thông tư số 02/2022/TT – BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Quản lý về tiếng ồn độ rung:
Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn độ rung phát sinh đảm bảo quy đinh theo giới hạn của:
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc
- Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và các sự cố, rủi ro môi trường khác Dừng hoạt động sản xuất của Công ty nếu xảy ra các sự cố về môi trường.
- Tuân thủ các yêu cầu của Luật pháp hiện hành trong suốt quá trình hoạt động.
Chủ dự án: Công ty TNHH Kim loại Sao Phương Đông 43