1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam

118 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Dự Án Đầu Tư Sản Xuất Đế Giày Gia Bảo Việt Nam
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 3,15 MB

Cấu trúc

  • Chương I (11)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Công nghiệp Gia Bảo Thái Bình (11)
    • 2. Tên dự án : Đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam (11)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư (14)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (14)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (14)
        • 3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (14)
        • 3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (18)
        • 3.2.3. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án (19)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (21)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn (21)
      • 4.1. Nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng: 11 4.2. Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, điện, nước sử dụng trong giai đoạn vận hành của dự án (21)
        • 4.2.1. Nguyên vật liệu của dự án (25)
        • 4.2.2. Nhiên liệu sử dụng của dự án (26)
        • 4.2.3. Hóa chất sử dụng của dự án (26)
        • 4.2.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện (26)
        • 4.2.5. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước (27)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có) (28)
      • 5.1. Mục tiêu dự án (28)
      • 5.2. Tiến độ thực hiện dự án (29)
      • 5.3. Quy mô kiến trúc xây dựng (29)
  • Chương II (32)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có) (32)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có) (33)
  • Chương III (34)
  • Chương IV (35)
    • 1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong (35)
      • 1.1. Đánh giá, dự báo các tác động (36)
        • 1.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (36)
        • 1.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải: 35 1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện (45)
        • 1.2.1. Về nước thải (49)
        • 1.2.2. Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại (52)
        • 1.2.3. Về bụi, khí thải (54)
        • 1.2.4. Về tiếng ồn, độ rung (55)
        • 1.2.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (55)
    • 2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong (55)
      • 2.1. Đánh giá, dự báo các tác động (55)
        • 2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (57)
        • 2.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của nguồn không liên quan đến chất thải (68)
        • 2.1.3. Đánh giá tác động nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, đấu nối của trạm xử lý nước thải tập trung KCN (69)
        • 2.1.4. Đánh giá, dự báo sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án (70)
      • 2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện (71)
        • 2.2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải (71)
        • 2.2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (84)
        • 2.2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (94)
        • 2.2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường (97)
        • 2.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (98)
        • 2.2.6. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác tới môi trường (103)
    • 3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (104)
      • 3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án (104)
      • 3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục (105)
      • 3.3. Dự toán kinh phí các công trình bảo vệ môi trường (105)
      • 3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường (106)
    • 4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo (107)
  • Chương V (109)
  • Chương VI (110)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (110)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (110)
      • 2.1. Nguồn phát sinh khí thải (110)
      • 2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa (110)
      • 2.3. Dòng khí thải (110)
      • 2.5. Phương thức xả khí thải (111)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (112)
      • 3.1. Nguồn phát sinh (112)
      • 3.2. Vị trí phát sinh (112)
      • 3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (112)
  • Chương VII (114)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư (114)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (114)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (114)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải môi trường định kỳ trong giai đoạn vận hành (117)
      • 2.1. Giám sát nước thải (117)
      • 2.2. Giám sát bụi, khí thải công nghiệp (117)
      • 2.3. Giám sát và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại (117)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (117)
  • Chương VIII (118)

Nội dung

Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư .... Khu vực Dự án có nhiều yếu tố thuận lợi để phát huy hiệu qu

Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Công nghiệp Gia Bảo Thái Bình

- Địa chỉ văn phòng: Một phần Lô VI-2, đường D1b, Khu công nghiệp Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Việt Nam

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

Họ và tên : TAN, JIACHENG Giới tính: Nam

Sinh ngày: 15/12/2000 Quốc tịch: Trung Quốc

Loại giấy tờ pháp lý cá nhân: Hộ chiếu nước ngoài

Số giấy tờ pháp lý cá nhân: EG5818649

Ngày cấp: 30/07/2019; Nơi cấp: Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Brisbane Địa chỉ thường trú: Thị trấn Hoa Sơn, Huyện Hoa Đô, Thành phố Quảng Châu, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc Địa chỉ liên lạc: Một phần Lô VI-2, đường D1b, Khu công nghiệp Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Việt Nam

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 7626641231 được Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cấp, chứng nhận lần đầu ngày 28/06/2024

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mã số doanh nghiệp: 1001281926, đăng ký lần đầu ngày 08/07/2024;

Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình.

Tên dự án : Đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Một phần Lô VI-2, đường D1b, Khu công nghiệp Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Việt Nam

- Diện tích đất thực hiện dự án: 10.071,2 m 2 Trong đó:

+ Diện tích đất sân đường nội bộ: 1.565,85 m 2

+ Diện tích đất cây xanh, mặt nước: 2.017,06 m 2

- Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

+ Phía Đông Bắc: Giáp đất cây xanh và đường D1b KCN Cầu Nghìn; + Phía Đông Nam: Giáp đất công nghiệp KCN Cầu Nghìn;

+ Phía Tây Nam: Giáp đất cây xanh KCN Cầu Nghìn;

+ Phía Tây Bắc: Giáp đất công nghiệp KCN Cầu Nghìn

+ Khu đất thực hiện dự án có diện tích 10.071,2 m 2 được giới hạn bởi các điểm có tọa độ VN-2000, cụ thể như sau:

Bảng 1 1 Tọa độ các điểm mốc khu vực thực hiện dự án

(Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 ) Khoảng cách

Hình 1 1 Vị trí thực hiện dự án trên bản đồ googlemap

+ KCN Cầu Nghìn thuộc địa bàn thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ nơi có tuyến đường QL10 chạy qua, cách cao tốc Hà Nội Hải phòng 27km; cách thành phố Thái Bình 25km, Trung tâm thành phố Hải Phòng và cảng Hải Phòng 45km, cách thành phố Hà Nội 165km; cách sân bay Cát Bi 40km Mặt khác, dọc sông Hóa cũng có nhiều cảng đi vào hoạt động, thuận tiện cho việc lưu chuyển hàng hoá bằng đường sông, đường biển, làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hoá

Do đó, việc triển khai dự án sẽ có thuận lợi về hoạt động giao thông vận tải cung ứng sản phẩm của dự án đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình và các tỉnh khác, cũng như xuất khẩu hàng hóa đi các nước

Khu vực Dự án có nhiều yếu tố thuận lợi để phát huy hiệu quả đầu tư như: cơ sở hạ tầng giao thông, nguồn cung cấp điện nước, nguồn nhân lực cung cấp cho dự án thuận lợi; vị trí dự án nằm trong Khu công nghiệp Cầu Nghìn đã đầu tư đồng bộ các hạng mục công trình BVMT trong đó có hệ thống xử lý nước thải chung của toàn KCN nên thuận lợi cho việc đầu tư các hạng mục công trình BVMT của dự án trong quá trình hoạt động

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của dự án: Ban quản lý Khu kinh tế

+ Cơ quan cấp Giấy phép môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình

- Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Quy mô tổng vốn đầu tư: 87.500.000.000 đồng, tương đương 3.500.000 USD

Căn cứ mục III Phần B Phụ lục I kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công thì Dự án thuộc nhóm B quy định tại mục IV phần A phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công

Căn cứ Điều 39, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, số thứ tự

2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 của Chính phủ, dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư:

Công suất thiết kế: 9.400.000 sản phẩm/năm, trong đó:

+ Sản xuất đế giữa EVA: 2.400.000 sản phẩm/năm

+ Sản xuất đế ngoài RB: 7.000.000 sản phẩm/năm

(Quy cách: 1 đôi = 1 sản phẩm)

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Dự án sử dụng quy trình sản xuất khép kín bởi các máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên dùng và đồng bộ Tại mỗi khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên vật liệu, các tiêu chuẩn vận hành máy móc thiết bị, chất lượng bán thành phẩm cũng như chất lượng sản phẩm cuối cùng

Bộ phận sản xuất của công ty sản xuất 2 sản phẩm chính là để giữa EVA và đế ngoài RB Quy trình sản xuất của từng sản phẩm như sau: a) Quy trình sản xuất đế giữa EVA:

Nguyên liệu phục vụ sản xuất đế giữa EVA bao gồm hạt nhựa EVA, hạt màu và một số chất phụ gia khác được định lượng theo khối lượng đã được định sẵn theo tiêu chuẩn sẽ được đưa vào máy để phối trộn

Phối trộn: Các công nhân sẽ nạp vào bồn trộn thông qua phễu nạp liệu Phễu nạp được thiết kế dạng hình chữ nhật, hoạt động theo cơ chế đóng mở thủ công Sau khi nạp đủ nguyên liệu thì công nhân sẽ thực hiện đóng cửa nạp và khởi động máy Dưới tác dụng đảo trộn của mô tơ khuấy các nguyên liệu sẽ được trộn đều

Phối trộn Nguyên liệu hạt nhựa, hạt màu, phụ gia

Mài Ép nóng, ép lạnh

Khí thải Bụi Bụi CTRCNTT (bao bì thải)

Kiểm tra đóng gói Cắt biên, chỉnh lý

CTRCNTT (sản phẩm hỏng, bao bì, lõi băng dính thải) CTRCNTT (bavia nhựa)

Hình 1 2 Quy trình sản xuất đế giữa EVA

Cán tấm: Khối nguyên liệu sau trộn được đưa vào máy cán hở 2 trục để cán ép thành tấm mỏng với chiều dày được kiểm soát phù hợp với chỉ tiêu chất lượng của đế

Tạo hạt nhựa màu: Hỗn hợp nguyên liệu sau cán mỏng sẽ đưa vào phễu nạp của máy tạo hạt, các nguyên liệu sẽ được gia nhiệt đến khoảng 120 0 C để trở nên mềm dẻo sau đó máy sẽ nghiêng một góc 90 0 để nguyên liệu trong thùng đổ xuống trục cán nhằm cán mỏng khối nguyên liệu trước khi đi vào trục ép đùn Dưới tác dụng của lực ép, hỗn hợp nhựa được đùn thành sợi, dao cắt được thiết lập sẵn sẽ cắt xuống để tạo thành hạt nhựa theo quy cách có độ dài khoảng 3mm Hạt nhựa được sấy khô trên băng chuyền sau đó đóng vào các bao tải và nhập kho chờ chuyển đến công đoạn tiếp theo Đúc đế: Hạt nhựa được đưa đến khu vực đúc đế, tại đây công nhân sẽ định lượng hạt nhựa bằng cách cân trọng lượng theo kích cỡ đế dày và đưa vào khuôn đúc Dưới tác dụng của lực ép và nhiệt độ, hạt nhựa sẽ chín và nổi phồng lên thành hình đế xốp EVA

Mài: Đế xốp EVA sau khi để nguội tự nhiên sẽ được đem đi xử lý qua công đoạn mài Quá trình mài được thực hiện bằng máy mài có gắn giấy nhám làm phát sinh một lượng bụi mịn có khả năng phát tán rộng cần có biện pháp thu gom, xử lý Ép nóng, ép lạnh: Đế xốp EVA sau khi mài sẽ được tiếp tục đưa vào máy ép nóng Dưới tác dụng của lực ép và nhiệt độ giúp làm mềm đế và dễ thành hình theo kích thước và hình dạng thiết kế của từng khuôn và sau đó đưa đế đi ép lạnh để giải nhiệt và cố định hình dạng của hình thể đế giày theo thiết kế

Cắt biên, chỉnh lý: Sản phẩm hoàn tất sẽ được đem đi xử lý hoàn thiện gồm có cắt biên, chỉnh lý Quá trình cắt biên được thực hiện bằng máy cắt biên và những đoạn biên dư, rìa thừa mà máy cắt biên không cắt được thì sẽ được cắt bỏ bằng thủ công

Sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tra, đóng gói và nhập kho thành phẩm b) Quy trình sản xuất đến ngoài RB:

Nguyên liệu phục vụ sản xuất đế ngoài RB bao gồm bột cao su, bột màu, bột nở, chất kết dính, chất độn và một số loại phụ gia khác được định lượng theo khối lượng đã được định sẵn theo tiêu chuẩn sẽ được đưa vào máy để phối trộn

Phối trộn: Các công nhân sẽ nạp vào bồn trộn các nguyên liệu và kết hợp với các loại keo, chất lưu hóa – lưu huỳnh Dưới tác dụng đảo trộn của mô tơ khuấy các nguyên liệu sẽ được trộn đều với nhau

Luyện: Hỗn hợp nguyên liệu phối trộn sẽ được đưa vào máy luyện kín để làm nóng chảy trộn đều hỗn hợp sau đó đưa qua máy cán liệu để cán mỏng hỗn hợp ở nhiệt độ 75 o C Máy luyện được thiết kế gồm 02 rotor quay, bên trên có búa ép xuống Dưới tác dụng của nhiệt, bột cao su sẽ mềm dẻo sau đó quyện với chất độn và các loại phụ gia khác tạo nên hỗn hợp đồng nhất về chất lượng, tạo được

Phối trộn Nguyên liệu bột cao su, chất tạo màu, phụ gia

Khí thải Bụi Nhiệt Bụi, CTRCNTT (bao bì thải)

CTRCNTT (sản phẩm hỏng, bao bì thải, lõi băng dính thải) CTRCNTT (bavia)

Hình 1 3 Quy trình sản xuất đế ngoài RB độ luyện được cài đặt sẵn để nâng từ khoảng 50 0 C đến 350 0 C, thời gian tùy thuộc vào loại và tỷ lệ nguyên liệu Quá trình luyện hoàn tất, nguyên liệu sẽ được xả qua cửa xả phía dưới máy vào các dụng cụ chứa để làm nguội tự nhiên

Cán tấm: Khối nguyên liệu sau luyện được đưa vào máy cán hở 2 trục để cán ép thành tấm mỏng với chiều dày được kiểm soát phù hợp với chỉ tiêu chất lượng của đế Dao cắt được thiết lập để cắt tấm theo quy cách

Chặt đế: Tấm nguyên liệu sau khi cán sẽ được đặt trên bề mặt bàn thao tác, các khuôn mẫu đế giày được công nhân đặt lên trên tấm cao su sau đó đẩy bàn thao tác vào dưới máy dập, các tấm cao su có kích thước khác nhau tùy theo đơn hàng và lần lượt chuyển qua bể chứa dung dịch chất chống dính và nước làm mát – nước sạch (để các miếng liệu đông lại và không bị dính vào nhau) Ép nóng: Đế giày sau công đoạn chặt sẽ được đưa vào máy ép lưu hóa Quá trình sản xuất lưu hóa diễn ra ở 150 0 C (quá trình lưu hóa làm cho các chi tiết cao su trở nên đàn hồi hơn, khó bị xé rách và bền hơn) Sản phẩm sau khi ép sẽ đạt được hình dạng, hoa văn và các kiểu dáng khác theo yêu cầu

Cắt biên, chỉnh lý: Sản phẩm hoàn tất sẽ được đem đi xử lý hoàn thiện gồm có cắt biên, chỉnh lý Quá trình cắt biên được thực hiện bằng máy cắt biên và những đoạn biên dư, rìa thừa mà máy cắt biên không cắt được thì sẽ được cắt bỏ bằng thủ công

Sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tra, đóng gói và nhập kho thành phẩm

3.2.2 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn

4.1 Nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng:

Trong quá trình thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, máy móc, chủ đầu tư sẽ thuê các đơn vị để thực hiện quá trình này Trách nhiệm của chủ dự án và nhà thầu trong việc thực hiện quá trình thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, máy móc như sau:

- Trách nhiệm của chủ đầu tư:

+ Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và quy định của hợp đồng xây dựng

+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định + Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo nội dung quy định

+ Thiết lập hệ thống quản lý thi công xây dựng và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có) cho các nhà thầu có liên quan

+ Kiểm tra, chấp thuận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt

+ Kiểm tra, xác nhận khối lượng đã được nghiệm thu theo quy định và khối lượng phát sinh theo quy định của hợp đồng xây dựng (nếu có)

+ Báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định

+ Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng

+ Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động

+ Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình; khai báo, xử lý và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mất an toàn lao động

- Trách nhiệm của nhà thầu:

+ Thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư, bao gồm: thi công, giám sát và nghiệm thu công trình

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và an toàn của công trình

+ Tư vấn cho chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến xây dựng, như lựa chọn vật liệu, thiết bị, phương pháp thi công

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

4.1.1 Nguyên vật liệu cho thi công xây dựng:

Dự án xây dựng Nhà máy chủ yếu sử dụng các loại vật liệu bao gồm vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, sắt, thép… Tất cả các loại vật liệu xây dựng đều có nguồn gốc hợp pháp, khối lượng được thống kê cụ thể như sau:

Bảng 1 4 Tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng dự án

TT Loại vật liệu Đơn vị Khối lượng

1 Cát xây dựng các loại m 3 8.650 1,2 tấn/m 3 10.380

(Nguồn: Căn cứ theo Dự toán thực hiện dự án) Cung ứng vật liệu:

+ Đối với cát xây dựng: Vật liệu cát hạt trung màu vàng, dùng làm cát xây dựng chất lượng tốt

+ Đối với đá: Vật liệu đá xây dựng chủ yếu là các đá thành phẩm chất lượng tốt, bao gồm các loại đá: 1×2, 2×4, 4×6 Ngoài các chế phẩm trên còn có thể cung cấp các sản phẩm có kích cỡ khác với khối lượng lớn và tiến độ nhanh tùy theo yêu cầu của dự án Đá có thể sử dụng làm cốt liệu cho bê tông nhựa và bê tông xi măng

+ Cát xây dựng: Thu mua từ đơn vị có chức năng khai thác Ưu tiên sử dụng vật liệu của các doanh nghiệp địa phương gần kề dự án

+ Xi măng, sắt, thép được lấy từ một số bãi chứa và các công ty sản xuất VLXD Ưu tiên sử dụng vật liệu của các doanh nghiệp địa phương gần kề dự án

4.1.2 Nhiên liệu thi công xây dựng công trình:

Căn cứ theo hạng mục công trình xây dựng của dự án, thống kê được nhu cầu sử dụng nhiên liệu như sau:

- Dầu Diezel phục vụ cho xe ô tô đổ thải và một số máy móc thiết bị thi công (máy ủi, máy đào, máy đóng cọc, đầm 9T, máy lu) dự kiến khoảng 80 lít

- Xăng phục vụ cho hoạt động của các máy thi công xây dựng dự kiến

3 Cây chống Cây 662 0,005 tấn/cây 3,31

5 Cọc BTCT Cọc 671 7,24 tấn/cọc 4.858

9 Gạch các loại Viên 9.723 0,0023 tấn/viên 22,36

- Điện sử dụng cho hoạt động của một số máy móc thi công như máy đầm dùi, máy đầm bàn, máy uốn cốt thép, máy khoan… Dự kiến khoảng 50KW

4.1.3 Nhu cầu sử dụng nhân lực

Nhân lực phục vụ quá trình thi công xây dựng của dự án tối đa 50 người/ngày

4.1.4 Nhu cầu sử dụng nước Đối với hoạt động thi công xây dựng trong giai đoạn này, nước cấp chủ yếu phục vụ cho các hoạt động sau:

* Nước sinh hoạt của 50 công nhân xây dựng: Chỉ cấp cho hoạt động rửa chân tay, không tổ chức ăn tại công trường Căn cứ TCVN 13606:2023: Cấp nước

- Mạng lưới đường ống và công trình, định mức sử dụng nước là 45 lít/người/ngày, như vậy, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là:

45 lít/người/ngày x 50 người = 2.250 lít/ngày = 2,25 m 3 /ngày

* Nước phục vụ thi công xây dựng:

+ Nước trộn vữa: Tham khảo công thức phối trộn vữa: cứ 1 tấn xi măng cần

665 lít nước Dự án sử dụng 1.915 tấn xi măng, Thời gian thi công xây dựng kéo dài 15 tháng, tương đương 390 ngày (tính cho 26 công/tháng) Như vậy, trung bình mỗi ngày sử dụng 4,9 tấn xi măng, lượng nước cần để trộn vữa khoảng 3,3 m 3 /ngày;

+ Nước sử dụng trong thi công xây dựng: rửa dụng cụ thi công, nước làm mát máy, … Theo nghiên cứu của Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và KCN – Đại học Xây dựng Hà Nội, lượng nước sử dụng ước tính tối đa là 2,5 m 3 /ngày

+ Nước sử dụng để rửa phương tiện vận chuyển: Các xe vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng trước khi ra khỏi công trường sẽ đc phụt sạch đất cát, khối lượng nguyên vật liệu xây dựng là 45.452,67 tấn, thời gian thi công là 390 ngày, sử dụng xe vận chuyển 16 tấn Vậy số lượng phương tiện vận chuyển ra vào trung bình là 7,3 xe/ngày, trung bình lượng nước rửa mỗi xe là 200 lít/xe (TCVN

4513:1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế) thì lượng nước sử dụng là:

+ Nước tưới làm ẩm để giảm mức phát tán bụi tại công trường: dự án thi công theo từng khu vực và chỉ làm ẩm diện tích thi công nên lượng nước làm ẩm tối đa là 3 m 3 /ngày

Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án

TT Mục đích Định mức Hệ số tính Nhu cầu cấp nước cấp nước toán sử dụng (m 3 /ngày)

1 Nước sinh hoạt 45 lít/người/ngày 50 người 2,25

II Nước cấp thi công xây dựng 10,26

2 Nước phục vụ thi công xây dựng

- Nước rửa dụng cụ thi công, làm mát máy: 2,5 m 3 /ngày;

- Nước rửa phương tiện vận chuyển: 1,46 m 3 /ngày

Nguồn cung cấp nước: đấu nối vào hệ thống cấp nước hiện có của KCN Cầu Nghìn

4.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, điện, nước sử dụng trong giai đoạn vận hành của dự án:

4.2.1 Nguyên vật liệu của dự án:

- Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản phẩm:

Bảng 1 6 Nguyên vật liệu sử dụng sản xuất

STT Nguyên vật liệu Đơn vị tính Khối lượng Nguồn cung cấp

1 Hạt nhựa EVA Tấn/năm 333 Việt Nam

2 Bột cao su Tấn/năm 1.457 Việt Nam

3 Hạt màu các loại Tấn/năm 20 Việt Nam

4 Bao bì đóng gói sản phẩm Tấn/năm 50 Việt Nam

(Nguồn: Dự toán thực hiện dự án)

4.2.2 Nhiên liệu sử dụng của dự án

Bảng 1 7 Danh mục nhiên liệu sử dụng của dự án

STT Danh mục sử dụng Đơn vị Khối lượng Mục đích sử dụng

1 Dầu DO Kg/năm 2.000 Chạy máy phát điện dự phòng khi có nhu cầu

2 Dầu mỡ bôi trơn Kg/năm 1.000

Bảo dưỡng máy móc, thiết bị Tra vào các chi tiết trong động cơ

3 Dầu truyền nhiệt Lít/năm 3.000 Dùng cho lò dầu tải nhiệt

4 Viên gỗ nén Tấn/năm 1.700

Sử dụng để đốt cấp nhiệt cho lò dầu tải nhiệt

4.2.3 Hóa chất sử dụng của dự án

Bảng 1 8 Hóa chất sử dụng của dự án

STT Danh mục sử dụng Đơn vị Khối lượng Mục đích sử dụng

Chất phụ gia (chất tăng hoạt – ZC185, chất xúc tác ZnO

80, chất chống oxi hóa BHT, lưu huỳnh, )

Kg/năm 200.000 Dùng trong dây truyền sản xuất

Emzeo Kg/năm 8 Men xử lý bể tự hoại 3 ngăn

Xử lý nước thải sinh hoạt

5 Than hoạt tính Kg/năm 200

Hấp phụ mùi, khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện

(Nguồn: Dự toán thực hiện dự án) 4.2.4 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện:

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có)

Bảng 1 9 Mục tiêu hoạt động của dự án

STT Mục tiêu hoạt động

(Ghi tên ngành cấp 4 theo VSIC)

Sản xuất và gia công đế giày theo đơn đặt hàng của khách hàng Sản xuất sản phẩm khác từ cao su 2219

5.2 Tiến độ thực hiện dự án:

5.2.1 Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn:

- Theo tiến độ thực hiện dự án

5.2.2 Tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động:

- Hoàn thành thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, PCCC, : Từ Quý III/2024 đến Quý IV/2024;

- Khởi công xây dựng, hoàn thiện công trình xây dựng: Từ Quý I/2025 đến Quý I/2026;

- Lắp đặt máy móc, thiết bị, tuyển dụng, đào tạo lao động, vận hành thử: Quý II/2026;

- Đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động chính thức: Từ Quý III/2026 trở đi

5.3 Quy mô kiến trúc xây dựng:

- Cơ cấu sử dụng đất của dự án như sau:

Bảng 1 10 Cơ cấu sử dụng đất của dự án

STT Hạng mục công trình Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)

2 Đất cây xanh, mặt nước 2.017,06 20,03

3 Đất giao thông sân đường 1.565,85 15,55

- Các hạng mục công trình chính:

Bảng 1 11 Các hạng mục công trình chính

Tổng diện tích sàn xây dựng (m 2 )

- Các hạng mục công trình phụ trợ:

Bảng 1 12 Các hạng mục công trình phụ trợ

Tổng diện tích sàn xây dựng (m 2 )

(1) Nhà bảo vệ 13,5 13,5 1 Xây mới

Nhà nghỉ ca 300 600 2 Xây mới

(6) Nhà kho vật tư 30 30 1 Xây mới

(11) Chòi nghỉ ca 11,21 11,21 1 Xây mới

(12) Nhà lò hơi 184,4 184,4 1 Xây mới

(14) Trạm biến áp 18,75 - - Xây mới

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

Bảng 1 13 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của dự án

Ký hiệu Hạng mục công trình Đơn vị Số lượng

(5) Nhà vệ sinh m 2 60 1 Xây mới

Nhà chứa rác thải sản xuất, rác thải nguy hại, trong đó:

+ Kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường: 44,6 m 2 ;

+ Kho lưu giữ chất thải nguy hại:

(13) Bể xử lý nước thải sinh hoạt ngầm m 2 28,56 - Xây mới

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa HT 01 - Xây mới

- Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt HT 01 - Xây mới

Hệ thống thu gom, xử lý bụi thải phát sinh từ công đoạn mài đế giữa

Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện

Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò dầu tải nhiệt

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)

Dự án “Đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam” do Công ty TNHH Công nghiệp Gia Bảo Thái Bình làm chủ đầu tư tại Một phần Lô VI-2, Đường D1b, Khu công nghiệp Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Việt Nam có mục tiêu phù hợp với quy hoạch phát triển của khu vực, cụ thể như sau:

- Dự án đã được Ban quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Dự án đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam tại Quyết định số 192/QĐ-BQLKKT ngày 19/08/2024

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam của tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 9/6/2014

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Quyết định số 2171/QĐ-UBND ngày 15/8/2017

- Phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm

2040 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 28/10/2019

- Phù hợp với Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

- Phù hợp với Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Phù hợp với Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 23/9/2019 của UBND tỉnh Thái Bình về Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đến năm 2040

- Phù hợp với quy hoạch phát triển KCN Cầu Nghìn, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, như sau:

+ Phù hợp với Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Cầu Nghìn, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được

UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Quyết định số 2835/QĐ-UBND ngày 08/12/2022

+ Phù hợp với Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Cầu Nghìn” được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Quyết định số 3009/QĐ-UBND ngày 11/12/2009

+ Phù hợp với Giấy phép môi trường số 48/GPMT-UBND ngày 16/9/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình cho Tổng công ty IDICO - CTCP thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án “ Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cầu Nghìn”.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)

- Môi trường nước: Nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án được xử lý sơ bộ sau đó đấu nối vào Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Cầu Nghìn Do đó, tại báo cáo không đánh giá khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải

- Môi trường không khí: Dự án có phát sinh khí thải tại công đoạn trong quy trình sản xuất Chủ Dự án cam kết sẽ có những biện pháp giảm thiểu các tác động, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

- Đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh tại dự án: Chất thải rắn phát sinh tại dự án bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, và chất thải nguy hại Tất cả được Chủ dự án thu gom, quản lý và ký hợp đồng với các đơn vị chức năng vận chuyển và xử lý theo quy định

Vì vậy, tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án “Đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam” hoàn toàn phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường khu vực thực hiện dự án.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Dự án đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam được thực hiện tại một phần Lô VI-2, Đường D1b, Khu công nghiệp Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Cầu Nghìn” do Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam làm chủ đầu tư đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 3009/QĐ-UBND ngày 11/12/2009

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cầu Nghìn” do Tổng công ty IDICO-CTCP làm chủ đầu tư đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình cấp Giấy phép môi trường tại Quyết định số 48/GPMT-UBND ngày 16/09/2022

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-

CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam” không phải thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư.

Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

Hoạt động thi công xây dựng diễn ra trong 15 tháng (390 ngày) Các hạng mục thi công xây dựng sẽ phát sinh tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh tuy nhiên các tác động này diễn ra trong thời gian ngắn Nguồn tác động chính trong giai đoạn này bao gồm các tác động sau:

Bảng 4 1 Các nguồn tác động liên quan đến chất thải

STT Nguồn tác động Tác động đến môi trường

Hoạt động vận chuyển vật liệu tới công trình trước khi thi công xây dựng

- Bụi, khí thải, tiếng ồn do xe tải, phương tiện vận chuyển và các hoạt động bốc dỡ vật liệu

- Ô nhiễm nước do nước mặt lẫn bùn, nhiễm dầu mỡ

- Tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển

- Có thể xảy ra tai nạn giao thông

2 Hoạt động xây dựng công trình

- Bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động của các máy xây dựng

- Chất thải nguy hại: giẻ lau dính dầu, dầu mỡ thải…

- Chất thải rắn xây dựng: sắt, thép vụn, bao bì

- Tiếng ồn, độ rung tác động đến công nhân và khu vực xung quanh

- Có thể xảy ra tai nạn lao động

3 Bảo dưỡng máy móc, phương tiện - Chất thải rắn, chất thải chứa dầu, dầu thải

4 Hoạt động công nhân xây dựng

- Phát sinh nước thải có chứa các chất hữu cơ, TSS, vi sinh vật gây bệnh, …

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Lan truyền bệnh tật, cạnh tranh và mâu thuẫn

1.1 Đánh giá, dự báo các tác động:

1.1.1 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải: a) Đánh giá, dự báo tác động của nước thải: a1) Nước thải sinh hoạt:

Số lượng công nhân dự kiến tham gia vào quá trình thi công xây dựng là 50 người Theo tính toán tại chương 1, nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công xây dựng là 2,25 m 3 /ngày Căn cứ theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP thì lượng nước thải phát sinh được tính bằng 100% lượng nước sử dụng nên nước thải sinh hoạt phát sinh là: 2,25 m 3 /ngày

Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động vệ sinh, rửa tay chân của công nhân trên công trường Nước thải sinh hoạt có thành phần chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), TTS, COD, BOD5, Amoni, PO4 3-, Coliform Tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường nếu không được xử lý của 50 người như sau:

Bảng 4 2 Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt khi chưa được xử lý qua bể tự hoại và công trình xử lý khác

TT Chỉ tiêu Tải lượng a

(g/người/ngày) Nồng độ (mg/l)

2 BOD 5 của nước thải chưa lắng 55-60 1.222 - 1.333 30

(Nguồn: Bảng 21 Theo TCVN 7957:2023 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Yêu cầu thiết kế)

Nhận xét: Các thông số ô nhiễm trong bảng đều vượt quá so với QCVN

14:2008/BTNMT Cột A giá trị C, do đó cần phải thu gom, xử lý bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường a2) Nước thải xây dựng:

Nước thải tạo ra từ quá trình thi công chủ yếu từ các hoạt động rửa dụng cụ thi công, rửa máy móc thiết bị, rửa phương tiện vận chuyển, ước tính lượng nước thải phát sinh bằng 80% nước cấp cho hoạt động trên Vậy lượng nước thải phát sinh là: Q = 80% x (2,5 + 1,46) = 3,168 m 3 /ngày, làm tròn 3,17 m 3 /ngày

Thành phần nước thải xây dựng chủ yếu là cặn lơ lửng, dầu mỡ, độ pH cao Đặc tính ô nhiễm của các chất thải này là gây cản trở sự khuếch tán oxy vào nước, ảnh hưởng đến sự sống các loài thủy sinh Tuy nhiên, các tác động này sẽ giảm dần và mất đi khi giai đoạn thi công xây dựng kết thúc

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kĩ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp - nồng độ ô nhiễm trong nước thải từ quá trình thi công xây dựng được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4 3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Nước thải thi công (*)

QCVN 40:2011/BTNMT (cột A, giá trị C)

(Nguồn: (*) Trung tâm Kĩ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp)

Ghi chú: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp

Nhận xét: Lượng nước thải được đánh giá là đáng kể, diễn ra thường xuyên thời và có thể kiểm soát được Tác động ô nhiễm chủ yếu là do chất rắn lơ lửng, dầu mỡ lẫn trong nước thải là nguyên nhân gây bồi lắng khu vực và ảnh hưởng đến chất lượng nước a3) Nước mưa chảy tràn:

Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án trong một năm được tính toán dựa trên diện tích bề mặt của dự án và lượng mưa trung bình 1 năm Theo số liệu thống kê của Cục thống kê thì lượng mưa trung bình năm 2023 của tỉnh Thái Bình khoảng 2.318,3 mm Như vậy, lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được tính như sau:

Qnm = S x H x 10 -3 , trong đó: + S: diện tích dự án

+ H: lượng mưa trung bình của tỉnh Thái Bình năm 2023

Qnm = 2.318,3 x 10.071,2 x 10 -3 = 23.348,06 (m 3 /năm) Trong công trường xây dựng nước mưa chảy tràn cuốn theo CTR sinh hoạt của công nhân, CTR xây dựng như xi măng, cát, dầu mỡ, bao bì rơi vãi chứa hàm lượng chất hữu cơ, dầu mỡ, cặn lơ lửng làm suy giảm chất lượng nguồn nước mặt Nước mưa chảy tràn cuốn theo cát, đất làm tăng độ đục, giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây lắng đọng hệ thống thoát nước khu vực

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nồng độ ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường là:

Bảng 4 4 Nồng độ ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

CHỈ TIÊU NỒNG ĐỘ Ô NHIỄM (mg/l)

Nhu cầu oxy hóa học COD 10 - 20

Tổng chất rắn lơ lửng TSS 10 - 20

Trong thực tế của giai đoạn xây dựng, nồng độ TSS trong nước mưa chảy tràn có thể sẽ cao hơn so với số liệu WHO từ 3 - 5 lần b) Đánh giá, dự báo tác động của chất thải rắn: b1) Chất thải rắn sinh hoạt:

Số lượng công nhân giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt, máy móc, thiết bị của dự án là 50 người, lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người/ngày là 0,5 kg/ngày (Theo nguồn Giáo trình Quản lý chất thải rắn - NXB Xây dựng - GS.TS Trần Hiếu Nhuệ) Như vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày là:

LCTRSH (giai đoạn xây dựng) = 50 x 0,5 = 25 kg/ngày

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các chất vô cơ và hữu cơ như túi nilon, vỏ chai lọ, giấy vụn, thức ăn dư thừa…Nếu lượng rác thải này không được thu gom và xử lý triệt để có thể gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và làm mất mỹ quan khu vực Dự án b2) Chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường:

Chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong quá trình thi công xây dựng công trình: là các chất thải của vật liệu thừa, đất đá do xây dựng, nguyên vật liệu rơi vãi, phế thải, vỏ bao bì, thùng gỗ Tuy nhiên loại chất thải này có thể tận dụng, thu gom trong quá trình xây dựng tùy theo từng chủng loại

Lượng phế thải xây dựng ước tính trung bình bằng 1% khối lượng nguyên vật liệu xây dựng (Định mức vật tư trong xây dựng - Ban hành kèm theo Công văn số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng)

Khối lượng nguyên vật liệu cho xây dựng là 45.452,67 tấn; thời gian tiến hành xây dựng các công trình trong vòng 15 tháng (390 ngày) nên lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trong ngày là:

Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

2.1 Đánh giá, dự báo các tác động:

Các nguồn phát thải và chất thải phát sinh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4 15 Các nguồn tác động liên quan đến chất thải

TT NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI PHÁT SINH

TT NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI PHÁT SINH

1 Công đoạn phối trộn Bụi

2 Công đoạn cán tấm CTR (nhựa thải)

3 Công đoạn tạo hạt Hơi nhựa

4 Công đoạn đúc đế Hơi nhựa

6 Công đoạn ép nóng, ép lạnh Hơi nhựa

7 Công đoạn cắt biên, chỉnh lý CTR (nhựa thải)

8 Công đoạn kiểm tra, đóng gói CTR (sản phẩm lỗi)

II Sản xuất đế ngoài RB

Bụi Bao bì thải Hơi hoá chất

10 Công đoạn luyện Hơi cao su

11 Công đoạn cán tấm CTR (nhựa thải)

12 Công đoạn chặt đế CTR (nhựa thải)

13 Công đoạn ép nóng Khí thải

14 Công đoạn cắt biên, chỉnh lý CTR (nhựa thải)

15 Công đoạn kiểm tra, đóng gói CTR (sản phẩm lỗi)

16 Hoạt động của HT lò dầu tải nhiệt Bụi, khí thải

III Các hoạt động khác tại Nhà máy

16 Hoạt động của phương tiện vận tải;

Máy phát điện dự phòng Bụi, khí thải

17 Bảo dưỡng máy móc, thiết bị; văn phòng làm việc

CTNH (giẻ dính dầu mỡ, dầu thải máy, hộp mực in, ắc quy, )

18 Sinh hoạt của cán bộ công nhân viên Nước thải sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt

Bảng 4 16 Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải

STT Nguồn tác động Tác động đến môi trường

1 Hoạt động của phương tiện ra vào công ty; máy phát điện dự phòng

2 Hoạt động sản xuất - Nhiệt dư, tiếng ồn, độ rung

3 Sinh hoạt của người lao động - Cạnh tranh và mâu thuẫn với người dân địa phương

4 Nước mưa chảy tràn - Nước mưa chứa cặn, rác

2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải: a) Đánh giá, dự báo tác động của nước thải: a1) Nước thải sinh hoạt:

Theo tính toán tại Chương 1 nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho hoạt động ổn định của dự án là 7,9 m 3 /ngày Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, mục đích sử dụng nước là các hoạt động sinh hoạt nên lượng nước thải tính bằng 100% lượng nước cấp Do đó, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của nhà máy là 7,9 m 3 /ngày

Nước thải sinh hoạt có thành phần chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), TTS, COD, BOD5, Amoni, PO4 3-, Coliform Tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường của 185 cán bộ, công nhân viên nếu không được xử lý như sau:

Bảng 4 17 Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý

TT Chỉ tiêu Tải lượng a

2 BOD 5 của nước thải chưa lắng 55-60 1.288-1.405 50

(Nguồn: Bảng 21 Theo TCVN 7957:2023 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Yêu cầu thiết kế)

Nhận xét: Các thông số ô nhiễm trong bảng có hàm lượng các chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh vượt nhiều lần so với QCVN 40:2011/BTNMT Cột B giá đưa về trạm XLNT tập trung của KCN Cầu Nghìn để tiếp tục xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn nước tiếp nhận a2) Nước làm mát:

Nước phát sinh từ quá trình làm mát miếng liệu tại công đoạn chặt đế, Lượng nước làm mát được sử dụng liên tục, không thải ra môi trường Lượng nước sử dụng là 10 m 3 /ngày, lượng nước bổ sung hao hụt là: 1 m 3 /ngày a3) Nước mưa chảy tràn:

Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án trong một năm được tính toán dựa trên diện tích bề mặt của dự án và lượng mưa trung bình 1 năm Theo số liệu thống kê của Cục thống kê thì lượng mưa trung bình năm 2023 của tỉnh Thái Bình khoảng 2.318,3 mm Như vậy, lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được tính như sau: Qnm = S x H x 10 -3 , trong đó:

+ H: lượng mưa trung bình của tỉnh Thái Bình năm 2023

Nước mưa chảy tràn cuốn theo cát, đất làm tăng độ đục, giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây lắng đọng hệ thống thoát nước khu vực

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nồng độ ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường là:

Bảng 4 18 Nồng độ ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

CHỈ TIÊU NỒNG ĐỘ Ô NHIỄM (mg/l)

Nhu cầu oxy hóa học COD 10 - 20

Tổng chất rắn lơ lửng TSS 10 - 20

Trong thực tế của giai đoạn xây dựng, nồng độ TSS trong nước mưa chảy tràn có thể sẽ cao hơn so với số liệu WHO từ 3 - 5 lần b) Đánh giá, dự báo tác động của bụi, khí thải:

Trong quá trình sản xuất của dự án, bụi và khí thải phát sinh ở công đoạn sau: b1) Khí thải, bụi phát sinh từ các phương tiện vận chuyển:

Các hoạt động vận chuyển sản phẩm, nguyên vật liệu trong nhà máy có thể gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh Nhiên liệu đốt cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải thường là xăng và dầu Diesel, vì vậy trong khói thải xe sẽ phát sinh bụi khói và các khí thải SO2, NOx, CO, CO2, CxHy Tuy nhiên, trong quá trình vận hành đây là các nguồn phát thải phân tán và không thường xuyên, theo đánh giá chi tiết nồng độ và thành phần chất thải tại Mục 1.1 (Chương IV) cho thấy đều thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép b2) Bụi phát sinh từ công đoạn nạp liệu, phối trộn:

Trong quá trình sản xuất đế giữa EVA, đế ngoài RB, nguyên liệu chính là các hạt nhựa EVA, bột cao su được phối trộn với hạt màu, chất phụ gia Các thành phần nguyên liệu được cung cấp là dạng hạt hoặc dạng bột, do đó khi tiến hành chuyển từ bao chứ vào máy sản xuất có thể phát sinh bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động

Bụi kích thước nhỏ, có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi Bụi bày vào mắt có thể gây xước, viêm giác mạc Bụi bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng mòn, nhanh xuống cấp nếu không có biện pháp ngăn ngừa

Công ty sử dụng máy trộn liệu là máy khép kín, có nắp đậy, sau khi cho nguyên liệu vào máy, công nhân đóng cửa nạp Do đó, lượng bụi phát sinh tại công đoạn này không đáng kể, mang tính gián đoạn, ảnh hưởng cục bộ và chỉ ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp thực hiện công đoạn này Nhà máy lắp đặt các hệ thống thông gió phù hợp cho nhà xưởng nhằm thường xuyên trao đổi không khí sạhc với bên ngoài làm cho không khí trong xưởng luôn thoáng mát, sạch sẽ Ngoài ra, công ty sẽ trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho công nhân thực hiện công đoạn này như: mũ, kính, quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, b3) Bụi phát sinh từ công đoạn mài đế giữa EVA: Đế xốp EVA sau khi để nguội tự nhiên được mang đi mài để loại bỏ các bavia Tải lượng bụi phát sinh từ công đoạn mài đế giày khoảng 3g/1kg đế giày Căn cứ theo công suất thiết kế của dự án, số lượng đế giữa EVA là 2.400.000 đôi/năm, mỗi chiếc đế giày nặng khoảng 0,3 kg/chiếc, tương đương tổng khối lượng đế là 720.000 kg/năm Vậy khối lượng bụi phát sinh công đoạn mài đế giày là:

3g/kg x 720.000 kg/năm = 6,92 kg/ngày (1 năm làm việc 312 ngày)

Với diện tích ảnh hưởng bụi của khu vực mài đế là 50 m 2 , chiều cao của khu vực ảnh hưởng bụi là 2 m, như vậy thể tích khu vực ảnh hưởng bụi:

Nồng độ bụi lơ lửng phát sinh từ công đoạn mài đế sẽ là:

200 mg/Nm 3 (QCVN 19:2009/BTNMT (cột B, giá trị C) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ)

Nhận xét: Nồng độ bụi lơ lửng phát sinh công đoạn mài đế giày lớn hơn rất nhiều so với Quy chuẩn cho phép, Chủ dự án cần có các biện pháp xử lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc tại công ty và môi trường xung quanh b4) Khí thải nhựa phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép nóng, ép lạnh: Để tạo ra các hạt nhựa phù hợp phục vụ sản xuất, nhà máy thực hiện công đoạn tạo hạt Hạt nhựa EVA sau khi phối trộn với bột màu và một số loại phụ gia thành hỗn hợp, khối nguyên liệu sẽ được gia nhiệt đến khoảng 120 o C để trở nên mềm dẻo sau đó đưa vào máy cán mỏng Dưới tác động của lực ép, hỗn hợp được đùn thành sợi , dao cắt sẽ cắt xuống để tạo thành hạt nhựa theo quy cách có độ dài khoảng 3mm Hạt nhựa sau sấy khô được đưa đến khu vực đúc đế cân trọng lượng theo kích cỡ đế giày và đưa vào khuôn đúc, dưới tác dụng của lực ép và nhiệt độ, hạt nhựa sẽ chín và nổi phồng lên thành hình đế xốp EVA Vì thế, công đoạn tạo hạt, đúc đế sẽ phát sinh khí thải nhựa

Theo nghiên cứu của tổ chức quản lý môi trường Bang Michigan Mỹ cho biết, đặc trưng chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình làm nóng chảy nguyên liệu nhựa là VOCs (styren, etylbenzen), thông số phát thải khí từ quá trình làm nóng chảy nhựa là 0,0706 Lb/tấn nhựa = 32,02 g/tấn nhựa (Lb là Pound - đơn vị đo trọng lượng truyền thống của Anh, Mỹ, 1 Lb = 453,59 g)

Khối lượng hạt nhựa EVA sử dụng là: 333 tấn/năm, tương đương 0,13 tấn/giờ (1 năm làm việc 312 ngày, thời gian làm việc 8 giờ/ngày), tải lượng VOCs phát sinh là:

Khu vực tạo hạt, đúc đế có diện tích khoảng 500 m 2 , chiều cao chịu tác động bởi khí thải khoảng 3 m Thể tích khu vực ép phun nhựa chịu tác động là 1.500 m 3

Như vậy, nồng độ VOCs phát sinh là:

Bảng 4 19 Nồng độ hơi hữu cơ phát sinh

STT Chất ô nhiễm Nồng độ

Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: Bảng 4 33 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

STT Các công trình, biện pháp BVMT Đơn vị Số lượng

1 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa HT 01

2 Hệ thống thu gom và thoát nước thải HT 01

3 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt HT 01

4 Hệ thống thu gom, xử lý bụi thải phát sinh từ công đoạn mài đế giữa EVA HT 01

5 Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện HT 01

6 Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò dầu tải nhiệt HT 01

7 Kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường Kho 01

8 Kho lưu giữ chất thải nguy hại Kho 01

9 Kho lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt Kho 01

3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục:

Bảng 4 34 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường

STT Các công trình, biện pháp Kế hoạch xây lắp

I Các công trình hệ thống xử lý nước thải

1 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

- Hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm Thời gian xây lắp khoảng 12 tháng

2 Hệ thống thu gom và thoát nước thải

- Hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm Thời gian xây lắp khoảng 12 tháng

3 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

- Hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm Thời gian xây lắp khoảng 6 tháng

II Các công trình xử lý bụi, khí thải

Hệ thống thu gom, xử lý bụi thải phát sinh từ công đoạn mài đế giữa EVA

- Hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm Thời gian lắp đặt khoảng 3 tháng

6 Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện

- Hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm Thời gian lắp đặt khoảng 3 tháng

7 Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò dầu tải nhiệt

- Hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm Thời gian lắp đặt khoảng 3 tháng

III Công trình lưu giữ tạm thời chất thải rắn

7 Kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm Thời gian xây lắp khoảng 3 tháng

8 Kho lưu giữ chất thải nguy hại

- Hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm Thời gian xây lắp khoảng 3 tháng

9 Kho lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

- Hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm Thời gian xây lắp khoảng 2 tháng

3.3 Dự toán kinh phí các công trình bảo vệ môi trường:

Kinh phí đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường và kinh phí vận

Bảng 4 35 Kinh phí các công trình bảo vệ môi trường của dự án

STT Các công trình, biện pháp BVMT

Kinh phí thực hiện (VNĐ) Đầu tư ban đầu Duy trì vận hành hàng năm

1 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa 1.000.000.000 10.000.000

2 Hệ thống thu gom và thoát nước thải 500.000.000 10.000.000

3 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 800.000.000 100.000.000

4 Hệ thống thu gom, xử lý bụi thải phát sinh từ công đoạn mài đế giữa EVA 300.000.000 20.000.000

Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện

6 Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò dầu tải nhiệt

7 Kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường 100.000.000 20.000.000

8 Kho lưu giữ chất thải nguy hại 150.000.000 20.000.000

9 Kho lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 50.000.000 20.000.000

3.4 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường:

- Giai đoạn thi công xây dựng: Để đảm bảo các công tác về an toàn môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng, ngay từ đầu khi kí hợp đồng với nhà thầu thi công, chủ dự án sẽ đưa ra các điều khoản về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng và yêu cầu cam kết tuân thủ nghiêm túc các điều khoản đưa ra Đồng thời, chủ dự án sẽ bố trí 01 cán bộ kỹ thuật phụ trách theo dõi các công tác bảo vệ môi trường và an toàn lao động

Khi dự án đi vào hoạt động, chủ dự án sẽ bố trí 02 cán bộ phụ trách về công tác bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong nhà máy.

Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của “Dự án đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam” do Công ty TNHH Công nghiệp Gia Bảo Thái Bình là chủ đầu tư đã nêu được chi tiết và đánh giá đầy đủ các tác động môi trường, các rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án được xây dựng dựa trên các phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay và dựa trên các tài liệu, số liệu có độ tin cậy cao

Bảng 4 36 Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp

STT Phương pháp Mức độ tin cậy Lý giải

1 Phương pháp định lượng Cao

Tính toán tải lượng chất ô nhiễm từ các hoạt động thi công, vận hành của dự án

2 Phương pháp kế thừa Trung bình

Tham khảo các tài liệu liên quan và báo cáo khác có tính chất tương tự hiện đang hoạt động

Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập

Dựa vào hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế thế giới thiết lập nên chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam

4 Phương pháp so sánh Cao Các kết quả đo đạc, phân tích được so sánh với TCVN, QCVN

5 Phương pháp thiết lập bảng liệt kê đánh giá

Phương pháp đánh giá dựa trên chủ quan

6 Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo

Dự báo các tác động, sự cố có thể có đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực Dự án Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến trong và ngoài nước, có mức độ tin cậy cao, đánh giá và nhận dạng chi tiết được các nguồn phát thải và mức độ ảnh hưởng của các tác động này đến môi trường

 Về các tài liệu sử dụng trong báo cáo:

Tất cả các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo trên đều được tham chiếu từ các tư liệu chính thống đã và đang được áp dụng tại Việt Nam Các sách giáo khoa, giáo trình đang được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và tham khảo tại các trúc, …Các tài liệu, dữ liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội khu vực dự án được các nhà khoa học, cơ quan chính quyền theo dõi, tính toán đo đạc rất cụ thể nên kết quả cũng đáng tin cậy

 Về nội dung của báo cáo đề xuất cấp GPMT:

Thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Nêu được chi tiết và đánh giá đầy đủ về các tác động môi trường, các rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động của dự án.

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,

PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

Dự án “ Đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam” do Công ty TNHH Công nghiệp Gia Bảo Thái Bình là Chủ đầu tư tại Một phần Lô VI-2, Đường D1b, Khu công nghiệp Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Việt Nam không thuộc dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học Vì vậy, Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “ Đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam” không phải thực hiện đánh giá về Phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

Nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom, xử lý đạt QCVN

40:2011/BTNMT, cột B giá trị C, đấu nối về trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Cầu Nghìn.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

2.1 Nguồn phát sinh khí thải:

- Nguồn số 1: Khí thải bụi phát sinh từ công đoạn mài đế giữa EVA

- Nguồn số 2: Khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện

- Nguồn số 3: Khí thải phát sinh từ hoạt động vận hành lò dầu tải nhiệt

- Nguồn số 4: Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng

2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa:

- Dòng khí thải số 01: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 3.000 m 3 /giờ

- Dòng khí thải số 02: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 3.000 m 3 /giờ

- Dòng khí thải số 03: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 15.000 m 3 /giờ

- Dòng khí thải số 04: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 8.000 m 3 /giờ

- Dòng khí thải số 01: 01 vị trí tại ống thoát khí sau hệ thống xử lý khí thải bụi phát sinh từ công đoạn mài đế giữa EVA, tọa độ xả khí thải: X(m) 2284748.6506; Y(m) = 597290.8930

- Dòng khí thải số 02: 01 vị trí tại ống thoát khí sau hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện, tọa độ xả khí thải: X(m) 2284743.8570; Y(m) = 597293.0828

- Dòng khí thải số 03: 01 vị trí tại ống thoát khí sau hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động vận hành lò dầu tải nhiệt: X(m) = 2284728.9622; Y(m) 597314.7671

- Dòng khí thải số 04: 01 vị trí tại vị trí đặt máy phát điện dự phòng, tọa độ xả khí thải: X(m) = 2284731.5386; Y(m) = 597282.0097

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 )

2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:

Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B giá trị Cmax, áp dụng Kp = 0,9; Kv = 1,0 và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ (dự án nằm trong KCN Cầu Nghìn và có lưu lượng xả khí thải lớn nhất là 29.000 m 3 /giờ), cụ thể như sau:

Bảng 6 1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn, tần suất quan trắc của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc tự động, liên tục, định kỳ

Không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục và định kỳ theo quy định tại Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

II Dòng khí thải số 02

III Dòng khí thải số 03

3 NO x (tính theo N) mg/Nm 3 765

III Dòng khí thải số 04

2.5 Phương thức xả khí thải:

- Dòng khí thải số 01, 02, 03: Xả thải liên tục tại các thời điểm sản xuất trong ngày;

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị trong khu vực nhà xưởng 2 (ký hiệu (4) trên bản vẽ TMB)

- Nguồn số 02: phát sinh từ hoạt động của máy phát điện dự phòng trong khu vực nhà kho vật tư (ký hiệu (6) trên bản vẽ TMB)

- Nguồn số 01: Tại khu vực nhà xưởng 1 có tọa độ:

+ Điểm góc phía Đông Bắc: X(m) = 2284822.9043, Y(m) = 597345.4416; + Điểm góc phía Đông Nam: X(m) = 2284779.8197, Y(m) = 597370.4558; + Điểm góc phía Tây Nam: X(m) = 2284720.5333, Y(m) = 597292.7395; + Điểm góc phía Tây Bắc: X(m) = 2284781.3436, Y(m) = 597278.2377

- Nguồn số 02: Tại khu vực máy phát điện dự phòng có tọa độ:

+ Điểm góc phía Đông Bắc: X(m) = 2284782.8736, Y(m) = 597269.5405; + Điểm góc phía Đông Nam: X(m) = 2284774.2160, Y(m) = 597272.6151; + Điểm góc phía Tây Nam: X(m) = 2284768.5958, Y(m) = 597261.4591; + Điểm góc phía Tây Bắc: X(m) = 2284784.1491, Y(m) = 597258.0196

(Tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 10530’, múi chiếu 3) 3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:

Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung QCVN 27:2010/BTNMT; cụ thể như sau:

Thời gian áp dụng trong ngày và mức ồn cho phép (dBA) Tần suất quan trắc định kỳ

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Bảng 7 1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Stt Công trình xử lý Thời gian bắt đầu

1 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Sau khi hoàn thành xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường

03 tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm

Khoảng 50% công suất thiết kế

Hệ thống thu gom, xử lý bụi thải phát sinh từ công đoạn mài đế giữa EVA

Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện

Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò dầu tải nhiệt

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: a) Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến, đo đạc, lấy và phân tích mẫu các loại mẫu chất thải:

Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của dự án chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn điều chỉnh hiệu quả (75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm

- Giai đoạn vận hành ổn định (03 ngày liên tiếp khi kết thúc giai đoạn điều chỉnh hiệu quả)

Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kế hoạch quan trắc chất thải của dự án như sau:

Bảng 7 2 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải

Công trình, thiết bị xử lý chất thải

Vị trí, Tần suất lấy mẫu, thời gian lấy mẫu

Chỉ tiêu Quy chuẩn so sánh

Giai đoạn điều chỉnh hiệu quả (75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm)

Hệ thống thu gom, xử lý bụi thải phát sinh từ công đoạn mài đế giữa EVA

- Vị trí lấy mẫu: 01 vị trí tại ống thoát khí của mỗi hệ thống

01 mẫu tổ hợp tại ống thoát khí của mỗi hệ thống

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B giá trị C (áp dụng K p = 0,9; K v

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện

Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò dầu tải nhiệt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

- Vị trí lấy mẫu: 01 điểm tại vị trí đầu vào và 01 điểm tại vị trí đầu ra của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

01 mẫu tổ hợp đầu vào và 01 mẫu tổ hợp đầu ra pH, BOD 5 (20C), TSS, Sunfua, Amoni (tính theo N), Tổng nito, Tổng phốt pho (Tính theo P), Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B giá trị C (theo tiêu chuẩn đấu nối hạ tầng kỹ thuật của KCN Cầu Nghìn)

Giai đoạn vận hành ổn định

Hệ thống thu gom, xử lý bụi thải phát sinh từ công đoạn mài đế giữa EVA - Vị trí lấy mẫu: 01 vị trí tại ống thoát khí của mỗi hệ thống

03 mẫu đơn tại ống thoát khí của mỗi hệ thống trong 03 ngày liên tiếp (01 lần/ngày)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B giá trị C (áp dụng K p = 0,9; K v

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn tạo hạt, đúc đế, ép, luyện

Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò dầu tải nhiệt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

- Vị trí lấy mẫu: 01 điểm tại vị trí đầu vào và 01 điểm tại vị trí đầu ra của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

01 mẫu đơn đầu vào và 03 mẫu đơn đầu ra trong 03 ngày liên tiếp (01 lần/ngày) pH, BOD 5 (20C), TSS, Sunfua, Amoni (tính theo N), Tổng nito, Tổng phốt pho (Tính theo P), Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B giá trị C (theo tiêu chuẩn đấu nối hạ tầng kỹ thuật của KCN Cầu Nghìn) b) Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch:

Trong quá trình thực hiện Đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án

“Đầu tư sản xuất đế giày Gia Bảo Việt Nam” tại Một phần Lô VI-2, Đường D1b, Khu công nghiệp Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Việt Nam do Công ty TNHH Công nghiệp Gia Bảo Thái Bình chủ trì thực hiện và đơn vị hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch là Trung tâm Quan trắc môi trường và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thông tin về đơn vị lấy mẫu quan trắc:

Tên đơn vị quan trắc: Trung tâm Quan trắc môi trường và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Đại diện: ThS Tôn Thu Giang; Chức vụ: Giám đốc

Trung tâm Quan trắc Môi trường và Kiểm soát Ô nhiễm Công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 539/QĐ-TC ngày 02/11/2000 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trên cơ sở dự án thành lập Trung tâm Quan trắc Môi trường và Kiểm soát Ô nhiễm Công nghiệp được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt ngày 13/9/2000 theo quyết định số 1665/QĐ-BKHCNMT Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ Quan trắc Môi trường VIMCERTS số 055 theo Quyết định số 572/QĐ-BTNMT ngày 02/04/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chương trình quan trắc chất thải môi trường định kỳ trong giai đoạn vận hành

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, tự động liên tục

2.2 Giám sát bụi, khí thải công nghiệp:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc tự động liên tục, định kỳ

2.3 Giám sát và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:

Giám sát thường xuyên từ khi phát sinh, thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý; việc xử lý của đơn vị nhận chuyển giao.

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

Dự án không thuộc đối tượng quan trắc nước thải, bụi, khí thải liên tục, định kỳ.

Ngày đăng: 28/09/2024, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Vị trí thực hiện dự án trên bản đồ googlemap - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Hình 1. 1. Vị trí thực hiện dự án trên bản đồ googlemap (Trang 13)
Hình 1. 2. Quy trình sản xuất đế giữa EVA - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Hình 1. 2. Quy trình sản xuất đế giữa EVA (Trang 15)
Hình 1. 3. Quy trình sản xuất đế ngoài RB - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Hình 1. 3. Quy trình sản xuất đế ngoài RB (Trang 17)
Bảng 1. 2. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất của dự án - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Bảng 1. 2. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất của dự án (Trang 19)
Bảng 1. 3. Thiết bị máy móc bảo vệ môi trường của dự án - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Bảng 1. 3. Thiết bị máy móc bảo vệ môi trường của dự án (Trang 20)
Bảng 1. 6. Nguyên vật liệu sử dụng sản xuất - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Bảng 1. 6. Nguyên vật liệu sử dụng sản xuất (Trang 25)
Bảng 4. 11. Tổng hợp lượng nhiên liệu sử dụng của một số thiết bị, phương tiện - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Bảng 4. 11. Tổng hợp lượng nhiên liệu sử dụng của một số thiết bị, phương tiện (Trang 44)
Hình 4. 1. Hình ảnh nhà vệ sinh di động - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Hình 4. 1. Hình ảnh nhà vệ sinh di động (Trang 50)
Hình 4. 2. Hình ảnh cầu rửa xe - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Hình 4. 2. Hình ảnh cầu rửa xe (Trang 54)
Hình 4. 3. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Hình 4. 3. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn (Trang 72)
Hình 4. 4. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Hình 4. 4. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 75)
Hình 4. 5. Sơ đồ công nghệ thu gom xử lý bụi mài - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Hình 4. 5. Sơ đồ công nghệ thu gom xử lý bụi mài (Trang 85)
Hình 4. 6. Sơ đồ công nghệ thu gom, xử lý khí thải - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Hình 4. 6. Sơ đồ công nghệ thu gom, xử lý khí thải (Trang 88)
Bảng 4. 30. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi, khí thải khu vực đốt lò dầu - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Bảng 4. 30. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi, khí thải khu vực đốt lò dầu (Trang 91)
Bảng 7. 1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư sản xuất đế giày gia bảo việt nam
Bảng 7. 1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (Trang 114)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w