Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Dang khoá VIII Vẻ định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã nêu vai trò
CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC THỜI KỲ LÝ - TRAN
Đặc điểm, yêu cầu xây dựng nhà nước Đại Việt độc lập, thống nhất, vững mạnh ở thế kỷ XI - XIII và cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông với việc hình thành tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Tran
Sự ra đời của tư tưởng giáo dục thời đại Lý - Trần không chỉ được nảy sinh và phản ánh những đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, của Đại Việt từ thé ky XI đến thé ky XIII mà còn là sự đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc dựng nước và giữ nước, yêu cầu củng có trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến Việt Nam đương thời Xuất phát từ hai yêu cầu cơ bản: mét là, yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng nhà nước Đại Việt độc lập, thống nhất, vững mạnh về kinh tế, chính trị - xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của triều đình Lý - Trần và bảo vệ nền độc lập dân tộc; hai la, yêu cầu phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc chống giặc Nguyên - Mông, bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích dân tộc.
Trước hết, tư twéng giáo duc thời kỳ Lý - Tran được hình thành và phát triển là sự phản ánh yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nhà nước Đại Việt độc lập, thống nhất, vững mạnh về kinh tế, chính trị - xã hội nhằm báo vệ lợi ích của vương triều Lý - Tran và bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Trong xã hội Việt Nam thời kỳ Lý - Trần tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội đến quân sự, luật pháp, đều được phát triển trên nền tảng của một nhà nước Đại Việt độc lập, tự chủ và thống nhất Mỗi lĩnh vực có một vai trò riêng, đồng thời góp phần tạo nên động lực cho sự hình thành và phát triển của tư tưởng giáo dục thời kỳ này.
Thời kỳ nhà Lý và thời kỳ nhà Trần chiếm thời gian khá dài trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV; thời nhà Lý bắt đầu từ cuối năm 1009 đầu năm 1010 kéo đài đến năm 1225, thời nhà Trần từ năm 1225 đến năm 1400 Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của chế độ phong kiến Việt Nam; trong suốt bề dày lịch sử đó, dưới sự trị vì của hai triều đại, tang lớp quan lại, địa chủ cùng với nhân dân lao động đã tạo ra nhiều thành tựu từ vô hình đến hữu hình trong hau hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quân sự, luật pháp
Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam là lịch sử của sự thay thế quyền lực trị vì qua các đời vua Vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê ở cuối thế kỷ thứ X với những hành vi trái với đạo đức đã không thé giữ vững cương vị của mình trong xã hội Năm 1009 vua Lê Long Đĩnh chết, để đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Tống trong lúc vua nối ngôi còn nhỏ tuổi, các quan lại trong triều đã suy tôn Lý Công Uấn lên làm vua, nhà Lý được sáng lập từ đây.
Về kinh tế nông nghiệp: Thời kỳ này, chế độ sở hữu ruộng đất cũng khá phát triển, đất ruộng được chia thành hai nhóm sở hữu chính: ruộng đất thuộc nhà nước và ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân Nhà nước lúc bấy giờ đã ban hành nhiều điều luật công nhận quyền tư hữu ruộng đất và đã xuất hiện các hiện tượng mua bán, kiện tụng, cúng tặng ruộng đất ở nhiều nơi.
Nhà Lý cũng rất quan tâm, đến nông nghiệp và công tác thủy lợi, đặc biệt là vùng châu thổ sông Hồng Năm 1103 “Vua xuống chiếu cho trong ngoài kinh thành đều đắp đê” (Việt sử lược, 1959b, tr.30) Nhìn chung công tác thủy lợi ở thời nhà Lý còn mang tính cục bộ, đến thời nhà Trần việc đắp đê trị thủy được phổ biến, mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Song, những thành tựu từ kinh tế nông nghiệp nhà Lý đạt được là điều đáng lưu tâm; từ những chính sách “ngụ binh ư nông”, bảo vệ sức kéo nông nghiệp, van dé tri thủy, bảo vệ con người - sức lao động nha Ly đã khang định được vai trò lãnh dao của mình trong việc ôn định và phát triển đất nước nói chung, trong kinh tế nông nghiệp nói chung.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu thời nhà Lý, nhà Trần tiếp tục phát triển về mọi mặt, nhất là công tác thủy lợi Nhà Trần đã ý thức được tính cục bộ trong việc đắp đê ở nhà Lý và khắc phục hạn chế đó bằng cách quy hoạch đắp đê quy mô theo ca dòng sông, vào năm 1248 vua Trần Thái Tông ra lệnh:
“Tháng 3, lệnh các lộ đắp đê phòng lụt, gọi là dé quai vac, từ đầu nguồn đến bờ biển, để ngăn nước lũ tràn ngập Đặt chức hà đê chánh phó sứ để quản đốc Chỗ đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng của dan, theo giá trả lại tiền Dap đê quai vạc là bắt đầu từ đó.” (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 1998b, tr.21). Đây được xem là công việc quan trọng, một bước ngoặt to lớn trong lịch sử phát triển nông nghiệp nước ta nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung; về mặt xã hội nó đã hình thành được sợi dây liên kết vô hình giữa các cá nhân trong xã hội thành sức mạnh tập thể, họ sẵn sàng đoàn kết mỗi khi đất nước có khó khăn, biến cố Năm 1254 đã đánh dấu sự phát triển của ruộng đất tư hữu, Nhà nước đã ủng hộ việc mua bán ruộng đất bằng pháp lệnh: “Tháng 6, bán ruộng công, mỗi diện là 5 quan tiền (bấy giờ gọi mẫu là diện) Cho phép nhân dân mua làm ruộng tư” (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 1998b, tr.25) Bên cạnh đó, cùng với việc lập điền trang, thái 4p đã day mạnh sự phát triển sở hữu lớn của các quý tộc Tran, tạo bước chuyển mạnh mẽ mở rộng cho hình thái kinh tế phong kiến:
“Thái ấp là một hình thức phong cấp làng xã cho vương hầu thời kỳ nhà Trần Quy mô thái ấp không lớn; chỉ là một hay hai xã: Vạn Kiếp là hai làng, Dương Xá một làng, Dưỡng Hòa một làng, Quắc Hương một làng ”
Nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, vua nhà Trần đặt ra cơ quan hà đê, có chức hà đê chánh và phó sứ được đặt ở các lộ dé quản lý và trong coi đê điều. Đồng thời, còn khuyến khích khai khan ruộng hoang, lập điền trang, mở rộng quy mô đất nông nghiệp, năm 1266:
“Xuống chiếu cho vương hau, công chúa, phd mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang Vuong hau có trang thực bắt dau từ đấy” (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 1998b, tr.36)
Nhìn chung nhà Trần đã tăng cường chăm lo phát triển nông nghiệp, nhất là công tác thủy lợi và mở rộng các loại hình sở hữu dat nông nghiệp; xuất hiện các thành phần kinh tế điền trang, thái ấp Từ đây, nông đân “tự đo”, nông dân tá điền, nông nô đã hòa nhau hợp thành một thành phần - kinh tế xã hội rộng lớn Điều này góp phần hạn chế sự phát triển của điền trang, thái ấp và con đường phong kiến theo kiểu lãnh địa bóc lột nông nô dưới nhà Trần và các triều đại phong kiến sau Chính sự phát triển của kinh tế nông nghiệp thời kỳ Lý - Trần đã tạo tiền đề vật chất cho xã hội Đại Việt đứng vững suốt hai thế kỷ, là hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên - Mông, Đồng thời, nó còn là tiền dé cho sự phát triển của những giá trị tỉnh thần nói chung, tư tưởng giáo dục nói riêng; vì tư tưởng giáo dục chỉ có thé dom hoa kết trái trên mảnh đất hòa bình, xã hội ồn định, con người có cái ăn, cái mặc.
Về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp: Thời nhà Lý thủ công nghiệp có hai bộ phận với hai nhiệm vụ khác nhau: bộ phận nhà nước chuyên phục vụ cho vua và hoàng tộc, sản phẩm của họ rất tỉnh xảo; bộ phận thứ hai là các công xưởng thủ công của tư nhân, sản phẩm của họ làm ra dùng để phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội, gồm các nghề thủ công truyền thống như đệt lụa, làm đồ gốm, đan lát, chạm trổ, điêu khắc, đúc đồng, in; còn việc đóng thuyền lớn, chế tạo binh khí, đúc tiền, bản in gỗ, khai thác vàng đều do các công xưởng của nhà nước phụ trách Xét về góc độ mỹ thuật, thì đa phần các sản phẩm làm ra mang dấu ấn của tôn giáo, nhất là Phật giáo Tiên, Phật, hoa sen, hoa sứ, hình rồng là những hình tượng nghệ thuật chủ yếu thời bấy giờ được ding để chạm trổ hoa văn trên các sản phẩm thủ công, mỹ nghé, Công trình kiến trúc và điêu khắc thời nhà Lý có tính thâm mỹ, hơn hẳn vượt xa thời Tiền Lê:
Nhu cầu phát triển nền văn hóa Đại Việt độc lập, thống nhất với việc hình 35 1.2 TIỀN ĐÈ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC THỜI KỲ LÝ - TRÀN.43thành tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần 1.2.1 Truyền thông văn hóa dân tộc Việt Nam với việc hình thành tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần . -¿- 22+ 222222S2EE1222111212711227111117111 222112 EE re 43 1.2.2 Tư tưởng giáo dục trong Tam giáo với việc hình thành tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần . 22+£©V22++++22EE2222+22222111122222111122222211112 22111 re 52 Kết luận chương 1 -2-2¿2©+++2EE+++2EEE+ESEEEEEtEEEEEESEEELertrrkrrrrrrkrcee 63 Chương 2: NỘI DUNG VÀ ĐẶC DIEM CUA TƯ TƯỞNG GIAO DỤC THỜI KỲ LÝ - TRAN -22222+22222 222232 E222 cEEEEErrrrrrrrrrree 66 2.1 NOI DUNG CUA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC THỜI KỲ LÝ - TRÀN
Thời kỳ Lý - Trần không chỉ được biết đến là một thời kỳ phong kiến phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, là thời đại của những chiến thắng vẻ vang trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước; mà còn là thời kỳ phát triển rực rỡ về văn hóa Thời kỳ Lý - Trần như một lát cắt văn minh của nền văn hóa Đại Việt; nói cách khác, việc phát triển văn hóa đã trở thành nhu cầu tất yếu của quốc gia Đại Việt độc lập, thống nhất Chính những đặc điểm, yêu cầu của lịch sử - xã hội đã nảy sinh nhu cau phát triển văn hóa Đại Việt độc lập, thống nhất, thoát dần sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, nhằm khang định ý thức dân tộc và có kết lòng dan, từ đó góp phần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông. Điều này có thể được lý giải bởi những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, song song với một nền chính trị độc lập thì tương xứng với nó là một nền văn hóa độc lập Điều này không nằm ngoài những vấn đề cốt lõi của sự phát triển của một quốc gia, nó như nền tảng vững chắc cho nên độc lập lâu dài.
Thứ hai, trước âm mưu đồng hóa mọi mặt của các vương triều phong kiến phương Bắc đối với Đại Việt từ chính trị đến văn hóa (phong tục, tập quán, chữ viết, ngôn ngữ), thì nhu cầu độc lập, tự chủ về văn hóa càng trở nên cần thiết.
Vì vậy, việc xây dựng nền văn hóa Đại Việt là một việc có ý nghĩa chiến lược để đi đến sự khẳng định nền văn hóa độc lập của quốc gia độc lập, thé hiện bản lĩnh, cốt cách của dân tộc, chứng tỏ sức mạnh tự chủ, đồng thời tiếp sức để làm nên những thắng lợi vẻ vang trên bước đường dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Thứ ba, nền văn hóa Đại Việt có một vai trò quan trọng, nó không chỉ là nền tảng vững chắc của quốc gia mà còn là động lực tinh thần của nhân dan Dai Việt Vì vậy, việc xây dựng nền văn hóa Đại Việt đã góp phần thỏa mãn nhu cầu tỉnh thần của tầng lớp vua quan, quý tộc và đại đa số quần chúng nhân dân lao động trong xã hội lúc bấy giờ.
Về chữ viết: Chữ viết không chỉ nói lên sự phát triển, sáng tạo của tư duy, sự phản ánh tồn tại xã hội đương thời mà còn khẳng định sự độc lập về văn hóa của mỗi dân tộc Chữ Nôm của dân tộc Việt Nam cũng vậy, sự ra đời của nó là sự phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của lịch sử - xã hội Đại Việt đầu thế kỷ thứ X đến đầu thé ky thứ XV; nhất là trong bối cảnh chữ Hán đang chiếm ưu thé và trở thành quốc tự ở nhiều nơi Do đó, khi nhìn nhận sự xuất hiện chữ Nôm, chúng ta không thể phủ nhận công lao và ý thức dân tộc của ông cha ta thời bấy giờ Đây là điều đáng được ca ngợi và tự hào, như một lối mở đường riêng cho văn hóa dân tộc phát triển, thé hiện sự sáng tao, tinh thần tự tôn dân tộc không chỉ ở lĩnh vực chính trị mà còn ở lĩnh vực văn hóa.
Theo tác giả Nguyễn Tài Cần thì:
“Chỉ từ cuối thế kỷ thứ X trở đi thì chữ Nôm - với tư cách là một hệ thống văn tự thực thụ - mới dần dần hình thành Thế ky thứ XI, XI, nó tiếp tục đến giữa thé ky thứ XIII thì cơ bản nó đã được khẳng định thực sự” (Viện
Lúc đầu chữ Nôm được ra đời trên cơ sở vay mượn chữ Hán, là một lối chữ được sản sinh ra và được sử dụng chủ yếu ở nhà chùa Song, thời gian sau chữ Nôm dan dan chiếm ưu thế, vì là chữ dùng để ghi tiếng nói của dân tộc và có khả năng phục vụ nhu cầu biên chép sáng tác văn học của dân tộc được mọi tầng lớp xã hội chấp nhận Chữ Nôm khi mới xuất hiện còn thuần túy mượn dang chữ Hán y nguyên dé ghi âm tiếng Việt cổ Về sau, dần dan có sự ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn Nhà Lý vẫn tiếp tục kế thừa và sử dụng chữ Nôm như là chữ viết chính thức để truyền tải tư tưởng của dân tộc Thời Trần Nhân Tông, Hàn Thuyên đã lây chữ Nôm làm bài văn tế cá sấu và theo Đường luật mà đặt ra phép làm thơ nôm gọi là Hàn luật, từ đó các nhà nho nước ta thỉnh thoảng mới dùng chữ nôm để làm văn chương du hí Hồ Quý Ly là người đầu tiên dùng chữ Nôm đề dịch Kinh Thư ra Việt ngữ làm sách dạy học Chữ Nôm như một tài sản quý giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn hóa của dân tộc; đồng thời sự phát triên của giáo dục thời kỳ
Lý - Trần đã tạo tiền đề cho chữ Nôm được hoàn thiện hơn và chiếm lĩnh dần trong đời sống nhân dân Đại Việt:
“Sự có mặt của giáo dục khoa cử thời Lý - Trần đã tạo điều kiện cho chữ Nôm phát triển hoàn chỉnh hơn Trong giao tế hàng ngày, do việc học mở rộng, những từ ngữ Hán được Việt hóa ngày càng nhiều để phản ánh các mặt sinh hoạt trong đời sống chính trị kinh tế văn hóa của dân tộc đang trên đà phát triển Tiếng nói và chữ viết phát triển đến mức chắng những được dùng để sáng tác văn học đưới thời Trần mà còn làm cơ sở cho sự xuất hiện nhiều tác giả sau đó, như Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập chẳng hạn, lại còn được Hồ Quý Ly, ngay từ cuối thời Trần, dùng đề dịch một số sách chữ Hán dạy cho vua và cung phi” (Viện Sử học, 1980, tr.472-473).
Về văn học: Văn học được xem là tắm gương phản chiếu trung thành của cuộc sống, cùng với sự phát triển của văn hóa nói chung Nền văn học thời kỳ này cũng khá phát triển; bên cạnh thơ văn của các nhà sư còn có thơ văn của vua quan và tầng lớp trí thức dân tộc Thời kỳ này tiêu biểu với các tác gia văn học chữ Hán như: Lý Công Uan, Lý Thường Kiệt, Mãn Giác thiền sư, Viên Chiếu thiền sư, Nội dung của văn học thời kỳ này càng phong phú nhờ vào những thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nổi bật nhất là những áng thơ thể hiện chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông (được tập hợp lại trong tác phẩm văn học vĩ đại Thơ văn Lý - Trân).
Sang thời Trần, bài Hich zướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ra đời trong cuộc kháng chiến Nguyên - Mông, tác phẩm chứa chan lòng yêu nước, thấm đẫm ý chí căm thù giặc và thể hiện hào khí “Đông A” Hoặc Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng sôi nổi và dạt dào ý thức dân tộc Đặc biệt thời nhà Trần có các bài phú nổi tiếng sáng tác bằng quốc âm như Cư tran lạc dao, bài ca Đắc thú lâm truyền thành đạo của Trần Nhân Tông; bài phú Vịnh Hoa yên tự của Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang.
Bên cạnh những tư tưởng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm cua dân tộc, thì trào lưu thơ văn ca ngợi về thiên nhiên, đất nước, khung cảnh thái bình cũng xuất hiện Chang hạn, như Chiếu doi đồ của Lý Công
Un, vừa mang tính chính luận vừa mang tính trữ tình, lòng tự hào về non sông đất nước Mặt khác, thời kỳ này cũng xuất hiện những bài thơ văn Thiền mang triết lý sâu sắc như: Vô tat thi chúng của Viên Chiếu thiền sư, Phóng cuồng ca của Tuệ Trung Thượng sĩ,
Thời kỳ này văn học đân gian cũng khá phát triển, những mẫu chuyện, sự tích phi thường của những anh hùng dựng nước và giữ nước cũng được sưu tam và tập hợp lại trong Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên và Linh nam chích quái của Trần Thế Pháp Hai tác phâm này như một kết tinh đặc biệt của văn hóa của một thời đại lịch sử và mang một sứ mạng đặc biệt trong đời sống tinh thần của xã hội lúc bấy giờ và cả đến những ngày sau Mặc dù, nền văn học thời kỳ Lý - Trần còn vay mượn những thể loại của văn học Trung Quốc để sáng tác, còn chịu ảnh hưởng những tư tưởng trong Tam giáo; song, văn học thời kỳ nãy vẫn có gắng vận động đề thoát khỏi sự ràng buộc và phát triển theo hướng dan tộc hóa dé bộc lộ tiếng nói tinh cảm, tâm tư và sự tự hào của dân tộc Đồng thời, văn học thời kỳ nay cũng là minh chứng sinh động dé giáo dục về lòng yêu nước, về lòng tự tôn dân tộc, về tỉnh thần bất khuất chống kẻ thù xâm lược cho nhân dân Đại Việt và thé hệ sau
Về sứ học: Nhà nước phong kiến đưới thời nhà Lý đã bắt đầu đặt cơ sở cho việc biên soạn Quốc sử của nhà nước Người chuyên ghi chép các sự kiện lịch sử diễn ra, trong triều đình được vua ban cho chức quan còn được gọi là su gia Đến thời nhà Trần đã thành lập Quốc Sử viện để biên soạn Quốc sử Đỗ Thiện thời nhà Lý là người viết Su ký đầu tiên, sau đó đến thời nhà Trần có Tran Tắn viết Việt chí Bộ Việt ký sau này Lê Văn Huu sửa lại và bổ sung thêm nhiều nội dung dé đi đến sự ra đời của bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyền viết theo thể niên biên Lê Văn Hưu là người Thanh Hóa, đỗ Thái học sinh năm 18 tuổi (1247), làm quan đến chức Thượng thư Bộ Binh, tước Nhân Uyên hau. Ông cũng đã từng làm Học sĩ Viện Hàn lâm kiêm Quốc Sử viện giám tu Đại Việt sử ký vẫn còn thiếu sót là không ghi phan lịch sử nước nhà từ An Dương Vương trở về trước, chỉ ghi chép lại những sự kiện từ thời Triệu Đà đến Lý Chiêu Hoàng Song Đại Việt sử ký là một tác phẩm có ý nghĩa to lớn, mang trong nó cả hào khí của dân tộc về sự hào hùng của ông cha ta suốt quá trình dựng nước và giữ nước qua các triều đại Cũng thời nhà Trần nhiều bộ sử cũng đã xuất hiện như: Việt sử lược, An Nam chí lược, Việt sử cương mục An Nam chi lược là một công trình tổng hợp mang tính bách khoa về dat nước Việt Nam từ trước cho đến thời Trần, cũng là một tác phẩm rất có giá trị Đặc biệt lúc này ở nước ta còn xuất hiện những bộ sử chuyên ngành, dã sử và truyền thuyết của dân tộc, như tác phẩm Thiên uyén tập anh, Việt điện u linh tập va
Tư tưởng về tô chức và phương pháp giáo dục thời kỳ Lý - Trần
cho nhân dân Đại Việt thời kỳ này.
Về tuyển dụng và ân điển của vua đối với những người đỗ đạt: Van đề tuyển dụng những người đỗ đạt vào hệ thống quan lại thời kỳ Lý - Trần rất được coi trọng Hầu hết những người thi đỗ thời kỳ này đều được ưu đãi từ việc cho làm quan, vào cung hau thái tử học; được ban thưởng những quyền lợi như: khắc tên trên bia văn miéu, được đi choi phố, ban yến, miễn thuế
Chẳng hạn, thời Ly năm Quảng Huu thứ 2 (1086): “Mùa thu, thang 8, thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở lâm viện, Mạc Hiển Tích trúng tuyén, bổ làm Hàn lâm học sĩ.” (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 1998a, tr.281).
Thời Trần, “năm 1304, Trạng nguyên Mac Dinh Chi, Bảng nhãn Bùi Mộ, Thám hoa Trương Phóng được dẫn từ cửa Phượng Thành ra đi chơi phố 3 ngày Mạc Đĩnh Chi được ban Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung chức nội thư gia Bùi Mộ được ban mạo sam hi hậu bạ thư, sung chức nội lệnh thư gia Trương Phóng được ban mũ quyền miện hiệu thư va sung chức nhị tư.
Từ Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn trở xuống đều được bổ quan chức theo thứ tự cao thấp.” (Nguyễn Minh San, 2006, tr.136).
Tóm lại, nội dung tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần khá hoàn thiện nhất là ké từ thời nhà Trần Trên cơ sở những đặc điểm và yêu cầu của xã hội Dai Việt, tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần đã xác định được những nội dung giáo dục cụ thể đó là: giáo dục tri thức, giáo dục đạo đức và giáo dục tỉnh thần dân tộc và lòng yêu nước cho nhân dân Đại Việt Với những nội dung giáo dục cơ bản, thiết thực và chế độ khoa cử, coi trọng nhân tài, nền giáo dục thời kỳ này đã không chỉ góp phần khang định sự vững mạnh của nhà nước Đại Việt trong điều hành và quản lý, sự phát triển của nền văn hóa tự chủ, mà còn thỏa mãn được nhu cau sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.
ĐẶC DIEM CUA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC THỜI KỲ LÝ - TRẢN
Sự thống nhất giữa luân lý, đạo đức và chính trị - xã hội trong tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần . 2+222EV2+++tt2EEESE+rtttEEEErrrrrrrrrrrrrree 104 2.2.2 Tính kế thừa, dung hợp, phát triển tư tưởng của Tam giáo và tư tưởng, văn hóa Việt Nam truyền thống của tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức cũng như chính trị đều là sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội nhất định Do đó giữa đạo đức và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau Đôi khi các quan hệ đạo đức thường lẫn vào chính trị, ngược lại có những quan điểm chính trị phản ánh những giá trị đạo đức Đối với giai cấp và nhà nước tiên tiến thì nó thường gắn liền với những quan điểm đạo đức tiến bộ, ngược lại giai cấp suy tàn thì gắn liền với quan điểm đạo đức lạc hậu, bảo thủ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Như vậy, đặc điểm sự thống nhất giữa luân lý, đạo đức và chính trị - xã hội của tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần cũng không nằm ngoài mối quan hệ giữa chính trị và đạo đức Mối quan hệ giữa luân lý, đạo đức và chính trị - xã hội trong tư tưởng giáo dục thời kỳ này có thể được hiểu như sau: sự giáo dục đạo đức, luân lý đề hoàn thiện con người là nhằm phục vụ cho chính trị - xã hội, xây dựng xã hội tốt đẹp Ngược lại, việc xây dựng nên chính trị tốt đẹp suy cho cùng vì con người, vì sự hoàn thiện của con người, điều này đã bao hàm yếu tố luân lý, đạo đức của con người Sự thống nhất này được lý giải như sau:
Một là, tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần nhằm mục đích giáo hóa dân và 6n định chính trị, xã hội Mục dich giáo dục của Nho giáo và mục đích của giáo dục thời kỳ Lý - Trần gần như là một Giáo dục thời kỳ Lý - Trần một mặt thông qua Nho giáo đã đào tạo đội ngũ quan lại năm được hệ tư tưởng phong kiến để điều tiết, xã hội, đồng thời cũng đã xây dựng được hệ thống luân lý, chuẩn mực đạo đức trong xã hội Rõ ràng, có sự đan xen, hòa hợp giữa hai yếu tố chính trị - xã hội và luân lý, đạo đức. Điều này cũng xuất phát và có sự thống nhất với mục đích giáo dục đã được đề ra là: tuyển chọn và đào tạo người hiền tài, kẻ sĩ đủ đức, đủ tài, hiểu được ý thức hệ phong kiến để giúp triều đình về mặt chính trị, đồng thời cũng truyền tải đến thế hệ sau những chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
Hai la, giáo dục đạo đức nhằm hoàn thiện nhân cách con người, dé nếu là quan thì giúp chính trị - xã hội được ồn định bằng chính cái tâm của mình, ngăn ngừa những tư tưởng phản nghịch; nếu là dân thì trung với vua, nếu là tử thì hiếu với phụ, Đồng thời, ngược lại để xã hội ồn định thì cần người tài đức; vì chỉ khi có đức mới người cầm quyền mới đem lại nền thái bình, quyền lợi thực sự cho đại đa số quần chúng nhân dân, chính trị - xã hội được giữ vững Ngược lại, nếu bậc cam quyền không có đạo đức thì chính trị - xã hội sẽ không ổn định (thượng bat chính thì ha tat loạn) Như Trần Văn Giàu đã nói: “quan cai trị, cần thiết là đức, có đức thì an dân, có đức thì thông cảm với trời đất, thì gió hòa mưa thuận” (Trần Văn Giàu, 1993, tr.94-95).
Trước hét, sự thông nhất giữa luân lý, đạo đức và chính trị - xã hội trong tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần được biểu hiện trong mục đích và nội dung và chế độ khoa cứ thời kỳ này.
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa của Tam giáo, nhất là những mục đích giáo dục đạo đức của Nho giáo đối với việc giữ gìn trật tự xã hội, duy trì lợi ích của nhà vua và tu dưỡng đạo đức cá nhân; tư tưởng giáo dục thời kỳ này là nhằm đào tạo đội ngũ hiền tài, kẻ sĩ để ồn định, duy trì trật tự xã hội Đại Việt Ngay trong mục đích giáo dục, đã chứa đựng sự thống nhất chặt chẽ giữa luân lý, đạo đức và chính trị - xã hội, chúng có mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả.
Vi việc giáo dục luân lý, đạo đức cho đội ngũ quan lại nói riêng và nhân dân Dai
Việt nói chung nó không chi đơn thuần chỉ mang ý nghĩa giáo duc đạo đức mà không hướng đến mục đích sâu xa hơn là nhằm cho lợi ích xã hội được đảm bảo, nền chính trị được ồn định.
Lấy mục đích giáo dục làm nền tảng, tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần có nội dung học tập và chế độ thi cử tương ứng Ngay trong nội dung học tập và thi cử thời kỳ này đã biểu hiện rõ sự thống nhất này Chang hạn, về sự kết hợp giữa nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo và Phật giáo Chính tư tưởng về lòng từ bi, bác ái, vị tha, tu tâm dưỡng tính trong Phật giáo đã anh hưởng sâu sắc đến tư tưởng giáo dục đạo đức thời kỳ Lý - Trần; song nó chỉ đáp ứng nhân sinh quan đạo đức, nền tảng tỉnh thần trong xã hội lúc bấy giờ.
Do đó, dé giữ vững, ổn định trật tự chính trị - xã hội, tư tưởng giáo dục thời kỳ này phải kết hợp những tư tưởng đạo đức trong Nho giáo và cả Lão giáo Sự kết hợp này đã hàm chứa được sự thống nhất giữa hai mặt luân lý, đạo đức và chính trị - xã hội.
Sự thống nhất giữa luân lý, dao đức và chính trị - xã hội không chỉ được biểu hiện ở mục đích và nội dung giáo duc mà còn được biểu hiện ở tư tưởng thân dân.
Có thể nói tư tưởng thân dân trong tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần được thể hiện xuyên suốt, nó như một chất xúc tác mạnh mẽ của mối quan hệ vua - tôi, tướng và binh lính, tạo nên sức mạnh đoàn kết, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc, chính trị - xã hội được ồn định.
Tư tưởng thân dân xét cho cùng cũng phục vụ cho chính trị - xã hội, song muốn được thân dân thì phải tính đến việc rèn luyện đạo đức Dé có được sự
“thân dan”, “yên dân”, các bậc cầm quyền thời bay giờ đã không ngừng rèn luyện đạo đức, nhân cách, tu dưỡng chân tâm để cảm hóa, thu phục giáo hóa dân, trở thành tắm gương lãnh đạo toàn dân và xây dựng nền chính trị ồn định.
Do đó, vấn đề luân lý, đạo đức và chính trị - xã hội luôn có sự thống nhất và hòa quyện vào nhau trong tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần. Đến thời Trần, Trần Thái Tông hay tổ chức những chuyến lên rừng núi hay vào các vùng quê Đã có lần nhà vua nói với các quần thần rằng: “Trẫm muốn ra ngoài chơi dé lắng nghe tiếng nói của dan và xem xét lòng dân, ngõ hầu biết được mọi khó khăn của công việc” (Viện Văn học, 1989, tr.28) Cũng chính quan điểm thân dan này đã có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giáo duc cho các quan, tướng về tư tưởng an dan; điều này đã tạo được niềm tin ở dân, thu phục dân chúng tham gia vào cuộc kháng chiến vệ quốc.
Qua đó cho thấy tỉnh thần trách nhiệm của các vị vua luôn coi trọng việc tu dưỡng đạo đức vì sự bình yên đất nước Vì họ ý thức được sự thống nhất giữa luân lý, đạo đức và chính trị - xã hội trong xã hội nói chung và trong giáo dục nói riêng.
Tính nhân văn trong tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần
Một tư tưởng thể hiện tính nhân văn là khi tư tưởng đó lấy con người làm trung tâm, đề cao ban chit, gid trị tốt dep của con người, yêu thương con người và quan tâm đến việc hoàn thiện con người Giáo dục ở mọi thời đại nói chung luôn quan tâm đến con người, vì sự hoàn thiện nhân cách con người Tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần cũng lấy việc hoàn thiện nhân cách con người, đào tạo con người thành người đủ tài, đủ đức để phục vụ cho đất nước làm mục tiêu giáo dục Dù xem xét ở góc độ nào chúng cũng mang tính nhân văn, vì suy cho cùng giáo dục vốn di vi sự phát triển của con người.
Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của lịch sử - xã hội Việt Nam thế kỷ XI -XIII, đó là yêu cầu xây dựng nhà nước và một nền văn hóa Đại Việt độc lập,thống nhất, hùng mạnh; là yêu cầu đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc nhằm chống lại cuộc xâm lược tàn bạo của giặc Nguyên - Mông; cùng với sự kế thừa, dung hợp và phát triển tính nhân văn của Nho, Phật, Lão, trên nền tảng tỉnh thần giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam, tư tưởng thời kỳ Lý - Trần đã hình thành và phát triển, trong đó nồi bật là tính nhân văn cao cả.
Mot là, nhân ái vốn là truyền thống của dân tộc ta, là tư tưởng thể hiện bản chất người Việt Nam Ý thức đoàn kết, cố kết cộng đồng, lòng bao dung, nhân ái của dân tộc Việt Nam hình thành là do điều kiện lịch sử của xã hội Việt Nam quy định, đã trở thành đạo lý của mỗi người Việt Tư tưởng thời kỳ Lý - Trần mang tính nhân văn sâu sắc chính là sự kế thừa tinh thần, truyền thống nhân văn ấy của dân tộc Việt Nam;
Hai là, tư tưởng thời kỳ Lý - Trần được hình thành trong bối cảnh quốc gia Đại Việt vừa thoát khỏi cảnh bị đô hộ tàn bạo của các thế lực phong kiến phương Bắc, ý thức về một quốc gia độc lập, một xã hội thịnh vượng, tốt đẹp mạnh mẽ hơn bao giờ hết Vì vậy, sự quan tâm đến xây dựng một quốc gia độc lập, rèn luyện con người hoàn thiện, xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị luôn thể hiện sâu sắc trong tư tưởng và hành động của các bậc vua chúa và các nhà tư tưởng thời kỳ này;
Ba là, tính nhân văn là chìa khóa giải quyết các vấn đề lịch sử, chính trị, xã hội của thời kỳ Lý - Trần lúc bấy giờ đặt ra Cũng chính vì đề cao tính nhân văn trong nhận thức và hành động mà giai cấp quý tộc phong kiến thời kỳ Lý - Trần đã biết hy sinh, chia sẻ lợi ích giai cấp cho lợi ích dân tộc Trong lúc đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược của giặc Nguyên - Mông hung bạo, chính lòng nhân ái, tính nhân văn mà triều đình chủ trương ra sức khoan thu sức dân dé thân dân, xây dựng đội quân cha - con, từ đó được nhân dân tin yêu, thu phục nhân tâm, làm nên sức mạnh tông hợp, chiến thắng kẻ thù, xây dựng vương triều thịnh trị dài lâu;
Bon là, tu tưởng thời kỳ Lý - Trần là sự kết tinh, kế thừa, phát triển của những tư tưởng mang tính nhân văn của Tam giáo (Nho - Phật - Lão) trên cơ sở những tỉnh hoa và giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa Việt Nam Trong đó, đặc biệt là tính nhân văn của Phật giáo với tắm lòng từ bi, hỷ xả, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp; thé hiện qua việc đề cao cái tam, Phật tinh trong mỗi con người và quan tâm giáo hóa con người qua giới, định, tuệ và tổng hợp các phương pháp vấn đáp, niệm, tụng, sám hối, Dinh cao là tinh thần nhập thé tích cực, hóa thân vào cuộc đấu tranh của dân tộc, mưu cầu hạnh phúc cho dan tộc của các đại biểu nhà Trần như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần
Trước hết tính nhân văn trong tư tướng thời kỳ Lý - Trần thể hiện lòng yêu thương, dé cao vai trò của con người.
Lòng yêu thương con người của các bậc vua, quan thời kỳ Lý - Trần không phải lòng yêu thương con người, đề cao con người chung chung, trừu tượng mà đó chính là /òng yêu thương nhân dân, quý trọng những người lao động, là sự đông cảm với nhứng người dân nghèo khổ và những người thân phận thấp hen, Chính lòng yêu thương con người hết sức bao dung, rộng lớn, giản dị và chân thành của các bậc vua, quan thời kỳ này đã xóa nhòa ranh giới giai cấp, xóa sự quan liêu, trên tinh thần “ái dân”, “thân dân” và “trong dân”, đã được dân tin yêu, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc to lớn trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Tiêu biểu cho tư tưởng yêu thương, quan tâm đến đân chúng, đó là vua Lý
Thái Tổ Những lúc còn ngồi trên ngôi báu, ông luôn đặc biệt quan tâm đến nhân dân, năm 1010: “Mùa đông, tháng 12, cung Thúy Hoa làm xong, làm lễ khánh thành, đại xá các thuế khóa cho thiên hạ trong 3 năm, những người mồ côi, góa chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều tha cho cả” (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 1998a, tr.242) Đến năm 1028, vua còn hạ lệnh bênh vực quyền lợi cho dân chúng: “Ai cướp bóc của cải của dân thì chém.” (Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, 1998a, tr.251) Đến thời nhà Trần, tiếp nói tinh thần yêu thương, quan tâm đến dân chúng phải kể đến vua Trần Thái Tông Ông luôn dé cao lòng “ái dân”, “thân dân” thấm nhuan tinh than từ bi với cái tâm của nhà Phật: “Phàm đã là bậc quân nhân tat phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tắm lòng của thiên hạ làm tắm lòng của mình.” (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 1998b, tr.29) Đến vua Trần Nhân Tông cũng vậy, ông luôn quan tâm đến những lợi ích cơ bản của dân, thân yêu dân, giữ yên lòng dân Vào năm 1290 (Canh
Dan), dân chúng gặp đói to, thấy cảnh dân chúng bán ruộng đất, bán con trai, con gái làm nô tỳ, vua Trần Nhân Tông “xuống chiếu phát thóc công chan cấp dân nghèo và miễn thuế dân đỉnh” (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 1998b, tr.67).
Bên cạnh đó, Trần Nhân Tông còn thấu hiểu, đồng cảm được thân phận
“Tinh gidc, rèm nâng, ngó rụng hong
Hoàng anh im tiếng, giận Đông phong.
Lầu Tây vô cớ, vang dương lặn,
Cả bóng hoa cành ngả hướng Đông” (Viện Văn học, 1989, tr.462).
Vì thương dân, muốn dân được sống trong cảnh thái bình, yên vui, vì luôn canh cánh bên lòng món nợ nước nhà chưa trả, vì một lòng yêu nước, thương dan mà trong Hich tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết ra những lời hich đanh thép, hùng hỗn, thể hiện một tắm lòng quả cảm và ý chí căm thù giặc sâu sắc:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm dia, chỉ giận chưa thé xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm” (Viện Văn học, 1989, tr.391).
Cùng với việc thé hiện ở lòng yêu thương và đề cao vai trò của con người, tính nhân văn của tư twéng thời kỳ Lý - Trần còn thể hiện ở long vi tha, khoan dung và đức hiếu sinh cao cả.
Long vị tha, khoan dung và đức hiếu sinh trong tư tưởng giáo dục nói riêng và tư tưởng thời kỳ Lý - Trần nói chung suy cho cùng có nguồn gốc từ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cụ thể là lòng yêu thương con người cùng với sự ảnh hướng của tư tưởng từ, bi, hỷ xả, hiếu sinh trong Phật giáo Sự thé hiện của đặc điểm này càng làm tăng giá trị cho tư tưởng giáo dục thời kỳ
Lý - Trần; nó đã góp phần khắc họa rõ nét chân dung của của con người với những phẩm cao thượng song hành cùng hào khí của dân tộc và thời đại.