1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân trong hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

218 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.2.2. Những van đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án (0)
  • 1.3. Lý thuyết nghiên cứ ..............................<eetet...2442222222222222229900..pptrrddie 23 1. Lý thuyết trò choi. 2. Lý thuyết về chỉ phí giao dịch 3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng 4. Lý thuyết về công lý — bảo vệ bên yếu thế 5. Lý thuyết về Hợp đồng theo mẫu. 6. Học thuyết về tinh Bat hợp lý.... 1.4. Cõu hỏi nghiờn cứu và giả thuyết khoa học ...............................--e--+âôôscceeeerrrterree 29 KẾT LUẬN CHUONG ................................. 55s s<t*ESEEE1..011./01.. 11. 1... 1... de 32 CHƯƠNG2 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE. BẢO VỆ QUYÈN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG HỢP ĐÒNG LIÊN KÉT (33)
    • 2.1.1. Khái niệm hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (44)
    • 2.1.2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (53)
  • 2.2. Các yếu tố pháp lý của hợp đồng liên kết san xuất và tiêu thụ nông sản (0)
    • 2.2.1. Chủ thể của hợp đồng. 2.2.2. Nội dung cơ bản của hợp đồng liên kết sản xuất va tiêu thụ nông sản (58)
    • 2.2.3. Hình thức của hợp đồng (64)
  • 2.3. Tính yếu thé của người nông dân trong hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ 57 2.4. Phạm vi bảo vệ quyên của người nông dân trong hop dong liên kết sản xuât vanông sản tiêu thụ nông sản ..............................---°--s--s-s<ss©sstrseesstrssEEserkstrnserestrstnsrasnnsrastrensserssersdi 61 2.4.1. Phạm vi bảo vệ quyền của người nông dân trong hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản xét trong mối quan hệ với bảo vệ quyền con người (0)

Nội dung

Hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền của người nông dân trong hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản phải được đặt trong một giải pháp tong thể để hoàn thiện chế định về hợp

Lý thuyết nghiên cứ <eetet 2442222222222222229900 pptrrddie 23 1 Lý thuyết trò choi 2 Lý thuyết về chỉ phí giao dịch 3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 4 Lý thuyết về công lý — bảo vệ bên yếu thế 5 Lý thuyết về Hợp đồng theo mẫu 6 Học thuyết về tinh Bat hợp lý 1.4 Cõu hỏi nghiờn cứu và giả thuyết khoa học . e +âôôscceeeerrrterree 29 KẾT LUẬN CHUONG 55s s<t*ESEEE1 011./01 11 1 1 de 32 CHƯƠNG2 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO VỆ QUYÈN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG HỢP ĐÒNG LIÊN KÉT

Khái niệm hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định riêng về hợp đồng lao động không xác định thời hạn (HĐLĐKTTNS) Tuy nhiên, loại hợp đồng này được điều chỉnh bởi các quy định chung về hợp đồng và các quy định về các hợp đồng thông dụng trong Bộ luật Dân sự.

Bộ luật Dân sự năm 2015 (không có quy định về HĐLKSXTTNS) Thêm vào đó là các văn bản về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng không định nghĩa cụ thể về loại hợp đồng này mà chỉ đề cập tới thuật ngữ liên quan cụ thể như sau. Điều 2 Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng thì: Hop dong tiêu thụ nông san hàng hoá phải được kỷ với người sản xuất ngay từ dau vụ sản xuất, dau năm hoặc dau chu ky san xuất Trước mắt, thực hiện việc ky két hop dong tiêu thu đối với các sản phẩm là các mặt hàng chủ yếu dé xuất khẩu: gạo, thuỷ sản, chè, cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, quả, dâu tằm, thịt, va các sản phẩm chủ yếu dé tiêu dùng trong nước có thông qua chế biến công nghiệp: bông, mía, thuốc lá lá, cây rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, sữa và mudi Hop dong tiêu thụ nông sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức: Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá; Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá, Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá, Liên kết sản xuất: hộ nông dân được sử dụng giá trị quyên sử dụng dat dé góp von cổ phan, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên dat đã góp cổ phan, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bên vững giữa nông dân và doanh nghiệp Hop dong tiêu thụ nông sản hàng hoá phải bảo đảm nội dung và hình thức theo qui định của pháp luật Theo đây, liên kết sản xuất là một trong những hình thức tiêu thụ nông sản được nhà nước khuyến khích thông qua hợp đồng Cùng với đó, tại Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 07 năm 2018 về chính

35 sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thuật ngữ “Hợp (ác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” được định nghĩa là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các đối tượng bao gồm: (i) Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác (sau đây gọi chung là nông dân), (ii) Cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cá nhân), (111) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã); và (iv) Doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp” Khoản 1 Điều 3 Giải thích từ ngữ cũng nêu rõ: “Hop tac, liên kết gan sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là liên kết) là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đâu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các đối tượng tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi chung là các bên tham gia liên kết) dé nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.”

Theo Điều 4 Nghị định 98/2018/NĐ-CP thì có các hình thức liên kết33 Theo đó, hoạt động liên kết có tất cả 3 khâu cơ bản: (1) cung ứng vật tư, dich vụ đầu vào; (2) tô chức sản xuất, thu hoạch; (3) sơ chế hoặc chế biến; và 3 khâu này có thé đồng kết hợp với nhau hoặc kết hợp theo cặp (1 với 2 và 3, 1 với 2, 2 với 3, 1 với 3) nhưng đều gắn với công đoạn tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Như vậy, yếu tố đầu ra của chuỗi các hoạt động liên kết vô cùng quan trọng bởi nó là căn cứ dé đánh giá sự thành công hay thất bại của tất cả chuỗi liên kết trước đó.

Các học gia thế giới cho rằng có 5 mô hình tô chức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (1) mô hình tập trung, (2) mô hình trang trại hạt nhân, (3) mô hình đa thành phan,

32 Khoan 1 Diéu 3 Nghi dinh 98/2018/ND-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phâm nông nghiệp.

33 _ Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản pham nông nghiệp.

- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Liên kết tô chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

(4) mô hình phi chính thức, và (5) mô hình trung gian Sau khi nghiên cứu, tác giả Bảo

Trung? cũng đã chỉ ra ở nước ta cũng ton tại 5 mô hình này, tuy nhiên mức độ phố biến và hiệu quả của chúng rất khác nhau:

- Mô hình tập trung (Centralized model)

Hình thức tập trung là các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trực tiếp ký hợp đồng với các người nông dân và thường là nông dân có quy mô lớn Hợp đồng này chỉ có hai bên tham gia trực tiếp là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các trang trại nên còn được xem như là liên kết “2 nhà” gồm doanh nghiệp và nông dân Bản chất của hình thức này là hội nhập dọc ngược chiều Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ đặt hàng cho các trang trại sản xuất nông sản Số lượng sản phâm mà doanh nghiệp đặt hàng với các trang trại được phân bô ngay từ đầu mùa vụ và chất lượng được giám sát một cách chặt chẽ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, vận chuyền nông phẩm Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản cung cấp các loại vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, giám sát việc sản xuất của nông dân và mua lại toàn bộ sản phẩm Nông dân cung cấp đất đai, công lao động, sản xuất theo đúng quy trình do doanh nghiệp đưa ra và bán lại toàn bộ sản phâm cho doanh nghiệp Trong loại hợp đồng này, người nông dân ít có quyền quyết định van dé sản xuất mặc dù họ là vẫn là chủ thé pháp lý của sản xuất nông nghiệp Người ký kết hợp đồng với nông dân sẽ quy định cụ thé về các yếu tổ đầu vào cần sử dụng và phương thức canh tác/chăn nuôi, kế cả người mua chịu trách nhiệm công tác hướng dẫn kỹ thuật canh tác/chăn nuôi và thường xuyên kiểm tra thực tế trên đồng ruộng, chuồng trại, ao nuôi Đây chính là hình thức “sản xuất gia công” hay “sản xuất theo đơn đặt hàng” của doanh nghiệp.

Trang trại 1 Trang trại 2 Trang trại 3 Trang trại 4 Trang trại n

Hình 1-1 Sản xuất theo hợp đồng theo hình thức tập trung

3 Bảo Trung, (2009), “Phat triển thé chế giao dịch nông sản ở Việt Nam”, Luận án Tién sĩ, Trường Đại học Kinh tế

Thanh phô Hô Chí Minh.

37 Đối với mô hình liên kết đầu tư này, người nông dân chỉ góp sức bao gồm sức lao động, kinh nghiệm và nhân sự và doanh nghiệp đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, còn lại. Người nông dân sẽ nhận toàn bộ sự đầu tư từ phía doanh nghiệp, canh tác trên đất của họ và thực hiện công việc trong thời gian được quy định Đến thời gian quy định, người nông dân sẽ phải giao nông sản theo đúng thỏa thuận đã cam kết và nhận lại số tiền đã được thỏa thuận trong hợp đồng với doanh nghiệp Trong trường hợp này, người nông dân đóng vai trò như người làm thuê với giá nhân công đã được thỏa thuận sẵn vì họ không có cơ hội được thỏa thuận về chia lãi trong trường hợp này, những gì họ được nhận sau này thuần túy được coi như tiền lương trong một hợp đồng lao động Mô hình liên kết đầu tư trong trường hợp này chính là mô hình trang trại hạt nhân: người nông dân và doanh nghiệp cùng ký kết hợp đồng với nhau, nhưng hợp đồng mang nhiều tính chất giao khoán công viéc.

- Mô hình trang trại hạt nhân (Nucleus estate model)

Hình thức trang trại hạt nhân tương tự như hình thức tập trung, nhưng bên mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đất đai, chuồng trại, vườn cây, dan gia súc Bên bán sản phẩm cung cấp sức lao động và một số vật tư đầu vào dé thực hiện hoạt động sản xuất sản phẩm trong trang trại và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp Trong đó, các trang trại đo nông dân sản xuất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Do đó, các hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông sản trên đất của doanh nghiệp có thé xem là người lao động trong doanh nghiệp.

Hiện nay, mô hình này vẫn ton tại ở Việt Nam dưới hình thức các nông, lâm trường quốc doanh Người nông dân (nông trường viên) và nhà thu mua (nông trường) cùng ký một hợp đồng gọi là “hợp đồng giao khoán” Các hình thức khoán này được hình thành theo Nghị định của Chính phủ số 01/CP ngày 04 tháng 1 năm 1995 trước đây và hiện nay là giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh theo Nghị định của Chính phủ số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 Hạn chế của mô hình này là do nông dân không nắm quyền sở hữu về đất đai và tài sản nên họ không có động lực mạnh mẽ trong sản xuất; trong khi đó doanh nghiệp có thé năm thế độc quyền về sở hữu đất đai dé chèn ép nông dân vé giá cả.

Hướng dẫn kỹ thuật Cung cap sản phâm

Nông dân 1 Nông dân 2 Nông dân 3 Nông dân 4 Nông dân n

Trang trại của doanh nghiệp

Hình 1-2 Sản xuất theo hợp đồng theo hình thức trang trại hạt nhân

- Mô hình đa chủ thé (Multipartite model)

Mô hình đa thành phan được biết đến ở Việt Nam như là mô hình liên kết “4 nhà” bao gồm “nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông” Đặc điểm của mô hình là có nhiều t6 chức tham gia và thường có các cơ quan nhà nước Mô hình này có thé phát triển lên từ mô hình tập trung hoặc mô hình trang trại hạt nhân, qua việc phát triển các tổ chức nông dân thành các hợp tác xã, các tổ hợp tác hay vận động các tô chức tài chính tham gia vào Mô hình này được các cấp chính quyền địa phương ở nước ta rất quan tâm triển khai thực hiện, nhưng mức độ phổ biến và thành công còn rat hạn chế Khâu t6 chức thực hiện tốn kém, mat nhiều thời gian, tuy nhiên trong mô hình này thì mức độ rủi ro sẽ được chia nhỏ ra cho các bên tham gia. Đặc điểm của hình thức này là các chủ thể khác nhau sẽ có trách nhiệm và vai trò khác nhau Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân gắn kết nhà khoa học với nông dân, gắn kết nhà tài chính với nông dân và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Doanh nghiệp là người quyết định việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, nên họ biết được thị trường cần gì để đặt hàng cho nông dân sản xuất Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chính là người đặt hàng cho các nhà khoa học, ngân hàng, cung cấp các dịch vụ cho mình và cho nông dân.Vai trò của nhà nước là xử lý các mối quan hệ giữa các bên ký kết hợp đồng, quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh do thị trường, thiên tai gây ra, và vận động, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các bên tham gia sản xuất theo hợp đồng.

Trong mô hình liên kết đầu tư này, người nông dân không chỉ góp sức mà còn góp cả quyền sử dụng đất Trong trường hợp này, người nông dân sẽ có vị thế hơn trong hợp đồng vì có tính giá trị góp vốn của quyền sử dụng dat, tuy nhiên giá trị này được tính rat thấp, không được tính theo giá trị trường mà theo khung giá đất nông nghiệp của Nhà nước Như vậy, khi phân chia giá trị góp vốn đề chia lãi trong hợp đồng, người nông dân sẽ không được định giá cao phần góp vốn chỉ bao gồm công sức và quyền sử dụng đất nông nghiệp Chính bởi không có ưu thé về tỉ trọng đóng góp trong hợp đồng, người nông dân tham gia hợp đồng cũng phải đối mặt với các vấn đề như bị chèn ép về số lượng thu mua và quy cách của sản phâm; bi khống chế độc quyên, phụ thuộc vào nguồn vốn và các dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhà khoa học _ Ngân hàng, tô chức tín dụng

Dịch vụ khoa học và công nghệ Dịch vụ tín dụng

Doanh nghiệp chế bié Ông sinxuấoanh nghiệp chê biên, Họp đồng sản xuất Nông dân tiêu thụ nông sản E

Hỗ trợ, vận động, giáo Vận động, theo ly vipham

Nha nước Các tô chức dân su xã hội

Hình 1-3 Sản xuất theo hợp đồng theo hình thức đa chủ thể

- Mô hình không chính thức (Informal model)

Hình thức phi chính thức là hợp đồng miệng giữa nông dân với người mua gom. Thông thường, hình thức này được áp dụng bởi các doanh nghiệp cá thể hoặc các công ty có quy mô nhỏ và thường mang tính thời vụ Trong mô hình này, người mua cung cấp cho nông dân một số đầu vào có phạm vi như phân bón, thức ăn chăn nuôi, tín dụng Nông dân chịu trách nhiệm toàn bộ việc sản xuất và bán lại sản phẩm cho người mua Về quy trình sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, nông dân tự làm hoặc nhờ dịch vụ khuyến nông của nhà nước.

Quan hệ giữa thương lái và nông dân là mối quan hệ thân tình qua nhiều năm và sử dụng

Trong mô hình nông sản "cơ chế lòng tin", sự ràng buộc giữa người nông dân và người mua chủ yếu dựa trên các mối quan hệ cộng đồng, theo tập quán địa phương Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này nằm ở phạm vi hoạt động hẹp, khó mở rộng do quy mô sản xuất nhỏ Đồng thời, thương lái cũng phải đối mặt với rủi ro lớn và không đảm bảo khả năng tái hoạt động.

Cung câp đâu vào Cung câp sản phâm

Hình 1-4 Sản xuất theo hợp đồng theo hình thức không chính thức

Mô hình này có cả sự đầu tư chung của người nông dân và doanh nghiệp Người nông dân thực hiện góp sức và góp vốn chung trong công việc này Tuy nhiên, người nông dân thường sở hữu rất ít vốn nên khó có thê đầu tư kỹ thuật công nghệ, quy trình tự động, các san phâm chăm sóc chuyên sâu theo yêu cầu của doanh nghiệp, nên (i) người nông dẫn tìm tới các tổ chức tín dụng, ngân hàng dé vay vốn làm ăn, hoặc (ii) người nông dân có thé làm hợp đồng vay với doanh nghiệp, thời gian vay tương ứng với mùa vụ, còn lãi suất thường đã được ấn định và dự tính lãi khi trả thường được trừ di vào giá mua Tuy nhiên cách thức vay này có rất nhiều hạn chế Bên mua có nghĩa vụ trả tiền nông sản, người nông dân có nghĩa vụ phải trả tiền vay và tiền lãi nên tiền người nông dân nhận được thực tế rất thấp khi đến tay.

- Mô hình trung gian (Intermediary model)

Day là mô hình được áp dung khá phô biến bởi các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp ở các nước, trong mô hình này doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân thông các đầu mối trung gian chăng hạn như hợp tác xã, tổ hợp tác, người đại diện cho một 36 ho nông dân hay chính quyền địa phương Nông dân sản xuất quy mô nhỏ có thé tham gia vào dễ dàng, doanh nghiệp có thể giảm được chỉ phí theo dõi, giám sát quá trình sản xuất của nông dân, vì “nhà trung gian” thường là người ở địa phương nên nông dân dễ tin hơn các cán bộ của doanh nghiệp những người mà họ chưa bao giờ biết Người trung gian đóng vai

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

Ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng, hợp đồng liên kết kinh doanh sản xuất kinh doanh tính theo tỷ số phần trăm còn có các nét riêng biệt sau: Tính chất hỗn hợp do vừa mang đặc điểm của hợp đồng hợp doanh, vừa có đặc điểm của hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; Có sự tham gia của nhiều bên có tư cách pháp lý khác nhau; Nội dung hợp đồng theo cơ chế chia đều tỷ lệ sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

2.1.2.1 Hợp đông liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản là loại hợp đông theo mẫu

Khái niệm hợp đồng theo mẫu ở một số nước được hiểu như sau: Theo pháp luật của Singapore: “Hop dong theo mẫu có thé được định nghĩa là sự tham gia vào một hợp dong theo mẫu sẵn, được soạn thảo đơn phương của một bên, bên kia gia nhập vào và không có kha năng thay đổi nội dung của hop đồng”39 Pháp luật Hàn Quốc có quy định:

“cụm từ “Hợp đồng theo mẫu” được hiểu là một loại hợp đồng bao gồm các điều khoản, điều kiện — bất ké phạm vi, thể loại hay tên gọi của chúng thế nào — được một bên chuẩn

38 Antonio Iannarelli, (2011), Contractual Frameworks and Inter-firm Co-operation in the Agricultural Sector, the

UNIDROIT Colloquium on “Promoting Investment in Agricultural Production: Private Law Aspects”, held in

39 Doanh nghiệp luật Phamlaw, Khái niệm cơ bản Hop dong theo mdu, truy cập ngày 27/08/2018, từ https://phamlaw.com/khai-niem-co-ban-ve-hop-dong-theo-mau.html.

44 bị trước dưới 1 hình thức nhất định, với mục đích giao kết hợp đồng với nhiều đối tác khác nhau”,

Pháp luật Việt Nam, định nghĩa hợp đồng theo mẫu được thể hiện trong hai văn bản pháp luật: Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 Theo đó, Điều 405 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng theo mẫu như sau: “Hop đông theo mẫu là hợp dong gồm những diéu khoản do một bên dua ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được dé nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đông theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra Hợp đồng theo mẫu phải được công khai dé bên được dé nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng Trình tự, thé thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật Nhu vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng và minh bạch hơn về hợp đồng theo mẫu khi hợp đồng này phải được công khai để bên đề nghị được biết hoặc phải biết, trình tự, thể thức công khai hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật Trong quy định LBVQLNTD năm 2010, tại khoản 5 Điều 3 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo dé giao dich với người tiêu dùng” Có thé thay, LBVQLNTD là luật chuyên ngành trong mối quan hệ với BLDS nên phạm vi áp dụng của LBVQLNTD đối với hợp đồng theo mẫu chỉ có giá trị tham khảo đối với HĐLKSXTTNS Người nông dân không thé coi như người tiêu ding bởi bản chất của hợp đồng theo mau là loại hợp đồng được áp dung do quy trình soạn thao hợp đồng (một bên soạn thảo sẵn, phía bên kia chỉ đặt bút ký) nên loại hợp đồng này tồn tại ở nhiều lĩnh vực khác nhau như bảo hiểm, xây dung, tín dụng và nay trong lĩnh vực đầu tư, mua bán nông sản chứ không phải chỉ luôn bó hẹp trong lĩnh vực tiêu dùng hành hoá, dich vụ thông thường HDLKSXTTNS là một loại hợp đồng có yếu tố dân sự - thương mại nên các quy định của BLDS về hợp đồng theo mẫu sẽ được áp dụng đề điều chỉnh cho quan hệ này, tuy nhiên BLDS cũng cần bé sung loại HDLKSXTTNS bên cạnh các loại hợp đồng thông dụng khác như đã kiến nghị ở chương 4 của luận án.

Như vậy, ở mỗi quốc gia có những quan niệm khác nhau về hợp đồng theo mẫu, song chúng đều mang những đặc trưng pháp lý phản ánh cùng một bản chất Theo đó, hợp đồng theo mẫu là một loại hợp đồng gồm những điều khoản chỉ do một bên soạn sẵn, bên còn lại chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng;

40 Doanh nghiệp luật Phamlaw, Khái niệm cơ bản Hop đông theo mẫu, truy cập ngày 27/08/2018, từ https://phamlaw.com/khai-niem-co-ban-ve-hop-dong-theo-mau.html.

45 hợp đồng theo mẫu được bên soạn thảo sử dụng nhiều lần với các đối tác khác nhau.

HĐLKSXTTNS là một công cụ pháp lý phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông sản nên khi doanh nghiệp soạn thảo thường thiết kế những điều khoản có lợi nhất cho mình và được coi là bên mạnh thế về pháp lý so với chủ thé phía bên kia, là người nông dân.

Trong hệ thống pháp luật hiện hành, không có văn bản luật nào quy định HĐLKSXTTNS là loại hợp đồng theo mẫu nhưng xét về bản chất pháp lý của loại hợp đồng này và quy trình tạo dựng hợp đồng này thì thấy chúng hoàn toàn có thể thoả mãn các dau hiện nhận biết của loại hợp đồng theo mau*! Khi đó, HDLKSXTTNS là hợp đồng theo mẫu sẽ có những đặc điểm sau: e Trong HĐLKSXTTNS ý chí của bên được đề nghị (tức ý chí của người nông dân) chỉ thê hiện ở sự quyết định tham gia hay không tham gia giao kết hợp đồng Sự thỏa thuận trong giao dịch chỉ mang tính chất hình thức. e Các điều khoản của HDLKSXTTNS đã được tiêu chuẩn hóa do các doanh nghiệp chuẩn bị từ trước nhăm mục đích sử dụng nhiều lần và dé giao kết với nhiều đối tác (là người nông dân) khác nhau. e Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản phải công khai theo những trình tự và thé thức theo quy định của pháp luật dé người nông dân biết trước và tiên liệu được những rủi ro từ nội dung của loại hợp đồng này.

Do tính chất, bản chất của HĐLKSXTTNS là loại hợp đồng theo mẫu (hay còn gọi là hợp đồng gia nhập) nên khi giao kết hợp đồng, khi thực hiện hợp đồng (có những trường hợp phải giải thích hợp đồng do có những ngôn từ, điều khoản trong hợp đồng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, khó hiểu hoặc không rõ ràng thì phải giải thích theo hướng có lợi cho bên gia nhập vào hợp đồng, tức là người nông dân; hoặc trong hợp đồng có những điều khoản miễn trách nhiệm cho bên soạn thảo hợp đồng hay tăng trách nhiệm, gây bat lợi cho bên gia nhập hop đồng thì các điều khoản này đều vô hiệu ) và khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.

Với mục đích đảm bảo quyền lợi cho cả người sản xuất và tiêu thụ nông sản, hiện nay nhiều địa phương đã triển khai áp dụng hợp đồng theo mẫu liên kết và tiêu thụ nông sản được ban hành tại nhiều tỉnh như An Giang, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Theo đó, các hợp đồng đều tuân thủ theo mẫu quy định tại Thông tư số: 15/2014/TT-.

BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn.

2.1.2.2 Hợp dong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản là loại hợp dong phức hợp và có tính hỗn hợp

HĐLKSXTTNS là hợp đồng phức hợp bởi quy trình hình thành hợp đồng thường trải qua các khâu, trước hết các bên ký kết hợp đồng khung hay còn gọi là hợp đồng nguyên tắc Dé từ đó có cơ sở dé các bên xác định nguồn lực đầu tư và kế hoạch hoạt động của mình và dự kiến những lợi ích mình có thể thu được Như doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của mình, tập trung nguồn lực dé đầu tư vào hang hoá nông sản dự kiến, liên hệ với các cơ quan chức năng dé hoàn tat các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hoặc chi dẫn địa lý cho sản phẩm nông sản, phát triển các thi trường ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm nông sản bên cạnh các kênh tiêu thụ trong nước Đối với người nông dân thì trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc thì cũng có những kế hoạch đầu tư tài chính và công sức đề triển khai công việc theo dự kiến Tuy nhiên, hợp đồng nguyên tắc chỉ có giá trị ràng buộc, có hiệu lực chi phối quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và người nông dân khi các bên đi vào các HDLKSXTTNS cụ thé với các điều khoản mô ta hàng hoa nông sản sản xuất, vốn đầu tư, sản lượng, chất lượng, giá thanh,

Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản mang tính phức hợp, bao gồm các nội dung của nhiều loại hợp đồng khác nhau như đầu tư, sản xuất dịch vụ, gia công, chế biến nông sản và mua bán nông sản Khi ký kết hợp đồng này, các bên tham gia sẽ phát sinh đồng thời cả quyền và nghĩa vụ, liên quan đến việc góp vốn, góp sức, sản xuất, gia công, chế biến, mua bán nông sản.

2.1.2.3 Hợp dong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản là loại hợp đồng có điều kiện

Theo một số quy định của pháp luật nước ngoài về khái niệm nghĩa vụ có điều kiện, BLDS Pháp quy định về các loại điều kiện trong hợp đồng có điều kiện với nội dung cụ thé Điều 1168 BLDS Pháp quy định về nghĩa vụ có điều kiện, là nghĩa vụ phụ thuộc vào một sự kiện trong tương lai không chắc chắn sẽ xảy ra, theo đó chỉ khi nào sự kiện đó xảy ra thì mới thực hiện nghĩa vụ hoặc huỷ bỏ nghĩa vụ Điều 1181 BLDS Pháp quy định: Nghĩa vụ được cam kết theo điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ, là nghĩa vụ phụ thuộc vào một sự kiện tương lai không chắc sẽ xảy ra hoặc vào một sự kiện hiện tại đã xảy ra nhưng các bên chưa biết.

Theo như phân tích ở trên về hợp đồng có điều kiện, HĐLKSXTTNS cũng được coi là một hợp đồng có điều kiện bởi nó cũng có quy định về nghĩa vụ phụ thuộc vào một sự kiện trong tương lai, không chắc chắn sẽ xảy ra Ví dụ như: Doanh nghiệp A — đơn vi

47 phân phối hạt giống măng tây và chế biến các sản phẩm măng tây như măng tây tươi, măng tây đóng hộp, bột măng tây, - ký HDLKSXTTNS với người nông dân cùng điều kiện: măng tây khi thu hoạch phải đạt được đủ 8 tiêu chí đầu vào của doanh nghiệp A mới được thu mua (như ngọn măng tây phải màu xanh, không được ngả vàng; ngọn măng tây phải dài từ 9 cm trở lên ) Trong HDLKSXTTNS, người nông dân là người mua hạt giống từ doanh nghiệp A, doanh nghiệp A cam kết sẽ đưa chuyên gia nước ngoài và cung cấp quy trình, kĩ thuật cho các hộ sản xuất vì măng tây là một loại nông sản mới, bu lại, nếu sản xuất được theo đúng tiêu chuẩn sẽ được thu mua với giá rất cao Như vậy, nghĩa vụ thu mua trong hợp đồng này của doanh nghiệp A chỉ có hiệu lực khi người nông dân đạt đủ tiêu chuẩn đầu ra Hàng hoá nông sản là một loại hàng hóa chỉ được tạo ra nhờ quá trình sản xuất nông nghiệp vốn rất đa dạng Đó là kết quả của chu kỳ sinh trưởng và phát triển cây trồng cơ bản dựa trên nguồn tài nguyên là đất đai Tính chất mùa vụ bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tổ tự nhiên và sản xuất của hàng hóa nông san tạo ra khả năng khó dự đoán kết quả về số lượng cũng như chất lượng sản phâm ở thời điểm thu hoạch Kết qua của mùa vụ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ canh tác và yếu tố tự nhiên (các yếu tố đầu vào, khí hậu, thé nhưỡng, mùa gieo trồng, bảo quản sau thu hoạch ).

2.1.2.4 Hợp dong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản có tính bat công bằng

Một vấn đề cơ bản trong nhiều HĐLKSXTTNS là sự chênh lệch về khả năng thương lượng giữa hai bên trong hợp đồng Như trên đã phân tích HDLKSXTTNS thường do doanh nghiệp soạn thảo sẵn theo mẫu từ trước và thông thường đó là sản phẩm của các chuyên gia pháp lý, chuyên gia kinh tế, thi trường dé bảo vệ quyên lợi cho doanh nghiệp Khi bước vào hợp đồng, phan lớn người nông dân thiếu các thông tin cơ bản, cần thiết về kỹ năng đọc, rà soát hợp đồng hay không có các thông tin cập nhật về giá cả, dịch vụ kỹ thuật mà doanh nghiệp cung cấp Và giả sử có tranh chấp hợp đồng xảy ra thì người nông dân lại không có kiến thức về pháp lý cũng như không tài chính dé thuê các chuyên gia pháp lý giỏi dé bảo vệ quyền lợi cho họ Nếu một hợp đồng hoặc luật pháp yêu cầu trọng tài hoặc hòa giải, bên có quyền thương lượng mạnh hơn thường bắt đầu với vị trí mạnh hơn do thường có nhiều nguồn lực nhất Bởi vậy, họ dé dàng tiễn hành hòa giải hoặc phân xử và kéo dai các vụ việc như vậy"? (Miller, 2003).

Các yếu tố pháp lý của hợp đồng liên kết san xuất và tiêu thụ nông sản

Chủ thể của hợp đồng 2.2.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng liên kết sản xuất va tiêu thụ nông sản

Chủ thé của HDLKSXTTINS bao gồm ít nhất 2 bên là doanh nghiệp và người nông dân.

Và trong phan lớn các trường hợp không thé thiếu được vai trò của các tô chức chính quyền, đoàn thê tại địa phương với tư cách là trung gian hỗ trợ thông tin và định hướng cho người nông dân và doanh nghiệp trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như trung gian hoà giải nêu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xảy ra.

Đầu tiên, chủ thể là doanh nghiệp đầu tư, chế biến, thu mua nông sản phải là các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và có tư cách pháp nhân Do đó, khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng sẽ có vấn đề xác định người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền.

* Lê Hữu Ảnh và cộng sự 2011.

Giá trị vốn góp của doanh nghiệp theo hợp đồng từ 35% giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất (doanh nghiệp cổ phần) hoặc 50% vốn điều lệ (doanh nghiệp TNHH) phải được thông qua biên bản họp của hội đồng cổ đông/thành viên trước khi hợp đồng được ký kết Người nông dân thường gặp khó khăn trong việc xác định chủ thể ký kết là doanh nghiệp do thiếu chuyên môn, dẫn đến ký kết với chủ thể không đủ thẩm quyền, làm hợp đồng có nguy cơ vô hiệu Do đó, "Cẩm nang thực hiện hợp đồng đối tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản" đã được ban hành để hướng dẫn người nông dân xác định chủ thể ký kết là doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác và tránh rủi ro hợp đồng vô hiệu do không đáp ứng yêu cầu về chủ thể.

Thứ hai, chủ thể là người nông dân: Người nông dân khi thực hiện sản xuất nông nghiệp thường theo các nhóm như hộ gia đình hay tổ hợp tác hoặc cá nhân riêng lẻ (trường hợp này có nhưng ít) Nếu cá nhân riêng lẻ ký hợp đồng thì chỉ cần đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Trường hop chủ thé là nhóm cá nhân (hộ gia đình hay tổ hợp tác) thì phải xác định chính xác số lượng thành viên để xác định đủ chữ ký của các thành viên trong hợp đồng hoặc nêu ký qua uỷ quyên thì cũng phải có đủ chữ ký thông qua văn bản uỷ quyên Tiêu chí dé xác định số lượng thành viên khi ký hợp đồng đó là tiêu chí về sở hữu chung đối với tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo hợp đồng Đặc biệt, nếu tài sản chung là quyền sử dung đất thì phải dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thấm quyền hoặc theo hợp đồng nhận chuyên nhượng quyền sử dụng dat dé xác định thành viên có quyền sử dụng đất chung ngoài tiêu chí phải sông chung tại các thời điểm này" Có những trường hợp chủ thé ký hợp đồng là chủ hộ (được hiéu là người đứng tên trên sô hộ khẩu của gia đình) hoặc tô trưởng tô hợp tác (được ghi trong đăng ký hoạt động của tổ hợp tac) mà không có văn bản uỷ quyền của tất cả các

44 Điểm d khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020.

%5 Điểm e khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020.

46 Theo Khoản 29 Điều 3 Luật Dat đai 2013.

50 thành viên con lại là không đúng theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Dân sự năm 2015, bởi đây là các chủ thể không có tư cách pháp nhân Do đó, hộ gia đình và tổ hợp tác khi ký kết HĐLKSXTTNS phải thông qua tư cách của tất cả các cá nhân là thành viên trong hộ gia đình và tổ hợp tác Có thể nói, phần lớn những người nông dân trực tiếp sản xuất và ký kết HĐLKSXTTNS đều có trình độ học vẫn ở mức độ thấp (họ chỉ học đến hết bậc tiểu học hoặc trung học cơ sở hoặc thậm chí còn không biết chữ) nên khả năng họ có kiến thức và cập nhật các thông tin về kinh tế, về giá cả, về thị trường nông sản trong nước và quốc tế hay các kiến thức về pháp luật hợp đồng thì là điều rất khó Phần lớn quyết định của họ khi bước vào HDLKSXTTNS là do có sự tư van của các cấp chính quyền, đoàn thé địa phương hoặc các trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí tại địa phương Tuy nhiên, các khâu hỗ trợ này không phải lúc nào cũng hoạt động trôi chảy và hiệu quả nên tình huỗng người nông dân có những rủi ro, thua thiệt trong HĐLKSXTTNS là rất dễ xảy ra.

Mỗi một khu vực địa lý ở nông thôn đều được tô chức theo đơn vị chính quyền địa phương như Uỷ ban nhân dân xã, hoặc các đoàn thể cơ sở như Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đây là những tổ chức sẽ cung cấp các thông tin giúp cho các hộ nông dân về chiến lược phát triển kinh tế vùng (như trồng cây gì, nuôi con gì), cũng như sự hỗ trợ về tài chính (cho vay tín chấp) đề các hộ nông dân có sự tin tưởng khi tập trung sức của, sức người để thực hiện hoạt động canh tác, nuôi trồng theo nội dung của HĐLKSXTTNS đã ký kết với các doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp khi tiếp cận với các hộ nông dân theo nghĩa là đến từng hộ dân dé ký hợp đồng thì cũng là đã vào ranh giới địa chính của khu vực làng xã thì không thê không tiếp cận và làm việc với uỷ ban nhân dân cấp xã, đặc biệt các hoạt động canh tác theo hợp đồng đều được thực hiện trên các loại đất nông nghiệp ma Uy ban xã đang có thâm quyền quản lý Trên thực tế, đôi khi chính quyền địa phương chưa thực sự phát huy được vai trò định hướng, hỗ trợ của mình đối với người nông dân lựa chọn đối tác và khi đàm phán, ký kết hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp xảy ra Như Vụ việc xảy ra được giải quyết tại Bản án 190/2020/DS-ST ngày 08/12/2020 về tranh chấp hợp đồng dân sự, đòi lại tài sản được xét xử bởi Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang, trong đó có nhận định:

Trong vụ lúa Đông xuân 2017-2018, ông Quách Văn Q đại diện Hợp tác xã sản xuất lúa giống và dịch vụ V T, thông qua chính quyền địa phương, đã hợp tác với người dân cung cấp giống lúa ST24 phục vụ sản xuất vụ lúa Đông xuân năm 2017.

— 2018 Khi giao lúa cho nhân dân thì ông Q thông qua ông Tran Văn Ph để giao lúa cho

51 nhân dân Khi nhân dân xử lý giống dé xa thì chi có khoảng 30% — 40% lúa nay mam, phan còn lại thì không nay mam Khi đó chính quyên địa phương báo lại cho ông Q biết thì ông

O cử ông Ph đến xem xét, lúc đó ông Ph nói nhân dân sàng lọc lại sử dụng được bao nhiêu thì sử dụng, phan còn lại thì bỏ.

Sau khi thu hoạch xong vụ lúa thì không có ai đến thu tiễn lúa giống trong nhân dân, chỉ có ông Ph thu gom được một số hộ có lúa giống nảy mam” (Xem Phụ lục sé 6). Theo đó, thì các doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp giống lúa cho người nông dân đều thông qua chính quyền địa phương dé bán giống lúa của mình dưới hình thức chính quyền địa phương triển khai Điều này khiến cho người nông dân cảm thấy yên tâm, tin tưởng về hoạt động canh tác ở địa phương có tính tô chức và có sự bảo đảm của cơ quan có thâm quyền, vì đó mà mua giống lúa của doanh nghiệp Nhu vậy, chính quyền địa phương (Uy ban nhân dân cấp cơ sở, các tổ chức đoàn thé dia phương như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tô quốc ) nên là đầu mối tư vấn về pháp lý, về thị trường, về dịch vụ công nghệ canh tác, về hỗ trợ tín dụng trong mối quan hệ với các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ nông nghiệp cho người nông dân để nâng cao đời sống kinh tế xã hội tại địa phương thông qua việc bảo vệ quyền của người nông dân trong chính các HDLKSXTTNS với các doanh nghiệp.

Mặc dù các tổ chức trên không phải là chủ thé của HĐLKSXTTN nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo lập hợp đồng, hỗ trợ quá trình thực hiện hợp đồng và trung gian hoà giải, định hướng giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.

2.2.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

Nội dung của HĐLKSXTTNS được thể hiện thông qua các điều khoản cơ bản, cụ thé như:

Thứ nhất, điều khoản về đối tượng của hợp dong

Đối tượng hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh sản xuất, kinh doanh nông sản là đối tượng được xác định cụ thể, rõ ràng Việc xác định cụ thể đối tượng hợp đồng là cơ sở cho các vấn đề quan trọng tiếp theo, cũng như là cơ sở để phân chia lợi ích có được từ hợp đồng cho các bên Đối tượng chính yếu của hợp đồng là sản phẩm nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đã thỏa thuận Tuy vậy, để có được sản phẩm nông nghiệp này, các bên còn cần phải xác định một số đối tượng cụ thể khác.

(i) Gia trị dau tư của các bên đê tạo ra nông san:

Thông thường có 02 khả năng cho các bên lựa chon: Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ đầu tư nguyên vật liệu (con giống, cây giống), máy móc, thiết bị (nếu có), còn người nông dân sẽ đầu tư công sức và diện tích đất canh tác hoặc nuôi trồng Khi đó, các bên sẽ định giá tài sản gop vốn để làm cơ sở xác định lợi nhuận cũng như rủi ro sau này; Thứ hai, doanh nghiệp sẽ chuyên giá trị của các tài sản trên cho người nông dân dưới hình thức cấp tín dụng với mục đích dé sản xuất nông sản theo hợp đồng Như vậy thì toàn bộ nguyên vật liệu, day chuyền, máy móc sẽ thuộc sở hữu của người nông dân, người nông dân sẽ trả khoản vay cho doanh nghiệp khi ban giao nông sản cho doanh nghiệp bang cách bu trừ giữa giá trị nông sản với giá trị của khoản vay (cộng với lãi suất nếu có).

(ii) Quy trình kỹ thuật, công nghệ dé sản xuất nông sản:

Dé sản xuất ra mặt hàng nông sản đạt chất lượng tốt, có thé cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế, đòi hỏi phải được sản xuất theo những quy trình tiên tiến, hiện đại. Thông thường chính doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ đào tạo về quy trình sản xuất nông sản cho người nông dân và giá trị của dịch vụ được doanh nghiệp tính vào giá trị đầu tư theo hợp đồng Việc chuyền giao kỹ thuật và công nghệ được thực hiện theo sát quá trình phát triển của nông sản và còn bao gồm cả kỹ thuật xử lý những sự cô phát sinh từ việc chăm sóc, nuôi trồng nông sản hoặc những sự có đến từ thiên nhiên Những chi phi phat sinh này cũng cần được dự liệu và tính toán bù trừ giữa các bên vào thời điểm thu mua nông sản.

(iii) Thu hoạch và sơ ché/ché biến nông sản:

Việc thu hoạch và sơ ché/ché biến nông sản có thể hoàn toàn do doanh nghiệp thực hiện nhưng cũng có thê do người nông dân thực hiện ngay tại nơi sản xuất theo yêu cầu về chất lượng của nông sản Kỹ thuật thu hoạch và chế biến cũng là một khoản đầu tư của doanh nghiệp còn người nông dân sẽ chỉ bỏ công sức Công sức sản xuất và thực hiện các công việc này được tính là khoản đầu tư của người nông dân, cách tích do các bên thoả thuận hoặc có thể tính theo ngày công lao động.

(iv) Thu mua, tiêu thụ nông sản trên thị trường:

Các hợp đồng hình thức hợp đồng liên kết kinh tế sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản (HDLKSXTTNS) thường quy định doanh nghiệp sẽ bao trọn việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Tuy nhiên, điều khoản này cần được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng Nếu HDLKSXTTNS theo hình thức đầu tư, doanh nghiệp sẽ được quyền ưu tiên thu mua và có nghĩa vụ thu mua sản phẩm nông sản theo hợp đồng Điều này tạo sự ổn định về lợi ích cho cả hai bên.

Hình thức của hợp đồng

Hình thức của hợp đồng là phương tiện dé ghi nhận nội dung mà các chủ thé đã xác định Tùy vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên sẽ lựa chọn một hình thức nhất định Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thường được thê hiện bằng văn bản Đây là là hình thức mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người nông dân Với hình thức này, doanh nghiệp không mất nhiều chi phí quản lý và có được nguyên liệu đầu vào 6n định về số lượng va chất lượng theo yêu cầu sản xuất đề ra Doanh nghiệp đã phát huy được tối đa sức mạnh của hình thức kết nối này Bằng chứng là trong những năm gần đây, nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp từ hình thức này là rất lớn Doanh nghiệp ký hợp đồng bằng văn bản trực tiếp với hộ nông dân Quá trình tiến hành hợp đồng gồm các bước (i) Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp cùng với đội trưởng đội sản xuất, xuống t6 chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách trồng nông sản theo quy trình chất lượng của doanh nghiệp, khảo sát tình hình trồng nông san của các hộ nông dân; (ii) Xác định hộ có nguyện vọng được thu mua nông san tươi,

Để đảm bảo nguồn cung nông sản, doanh nghiệp cử người xuống đàm phán và ký hợp đồng trực tiếp với người nông dân Hợp đồng được ký từng năm để tránh mâu thuẫn, thiệt hại cho doanh nghiệp và hộ nông dân, đồng thời giảm chi phí quản lý Khi hộ nông dân mang nông sản đến trạm thu mua của doanh nghiệp, cán bộ thu mua sẽ đánh giá chất lượng, cân nông sản và cho vào kho, báo doanh nghiệp điều xe vận chuyển về nhà máy.

So với việc ký kết hợp đồng bằng miệng thì HĐLKSXTTNS được ký kết bằng văn bản có những lợi ích sau đây cho người nông dân và cho cả doanh nghiệp:

(i) Giảm thiểu rủi ro: Một trong những lợi ích chính của người nông dân tham gia HĐLKSXTTNS bang văn bản là cho phép họ giảm thiểu một cách hiệu quả các rủi ro liên quan đến cả quá trình sản xuất và tiếp thị sản phẩm được sản xuất ra Theo HĐLKSXTTNS, người nông dân có thé có được sự chắc chắn hơn về khả năng cung cấp của thị trường, dựa trên cam kết của doanh nghiệp trong việc thu mua sản phẩm, thường đi kèm với một điều khoản độc quyền cho phép doanh nghiệp được toàn quyền thu mua nông sản Bằng cách này, người nông dân có thể dựa vào lợi ích dự tính thu được có thê dự đoán được và tô chức tốt hơn hoạt động sản xuất của mình. Đối với doanh nghiệp, người nông dân khi đã đặt bút ký HDLKSXTTNS có thé có ít hoặc không có cơ hội ký hợp đồng với bên khác nếu hợp đồng không thành công hoặc không được gia hạn, và họ có thé không có cơ hội dé bán cho người mua khác ngay ca khi giá tốt hơn được đưa ra Mặc dù kịch bản có thê xảy ra tình trạng này nhưng nó cũng cho thấy sự cần thiết của thái độ quản lý tích cực liên quan đến việc chia sẻ rủi ro từ phía đối tác (doanh nghiệp thu mua), cùng với sự hỗ trợ từ đại diện của người nông dân.

(ii) Về tiếp cận tín dụng: Một khía cạnh quan trọng khác của hợp đồng HĐLKSXTTNS là nó có thể được xem như một phương tiện dé được cấp tín dụng Hợp đồng HDLKSXTTNS thúc day tài trợ chuỗi cung ứng bang cách tạo điều kiện cung cấp tin dụng cho người nông dân Đặc điểm dién hình là việc doanh nghiệp cung cấp vốn lưu động, trực tiếp hoặc bảo đảm cho bên thứ ba cung cấp dưới dang đầu vào (chăng hạn như hạt giống va cây con, phân bón và hóa chất khác, động vật và sản pham thú y) và dịch vụ (các kỹ thuật, công nghệ về chuẩn bị đất, trồng, thu hoạch hoặc vận chuyển sản xuất) Kết quả là, người nông dân có thể bắt đầu sản xuất mà không phải trả trước bởi họ có thé không đủ khả năng chi trả Điều này rất có thé xảy ra đối với những người

56 nông dân có điều kiện canh tác nhỏ lẻ và nguồn tài chính eo hẹp và những người không thể cung cấp một sự đảm bảo về đất đai và do đó sẽ không thé nhận được tin dụng từ nhiều ngân hàng thương mại.

Trong nhiều trường hợp, người nông dân cũng có thê sử dụng HĐLKSXTTNS và doanh thu tương lai có được từ hợp đồng đó dé có được hoặc tăng mức độ tín nhiệm của mình đối với các nhà cung cấp tín dụng bên thứ ba, chang hạn như các ngân hàng chính sách xã hội hoặc ngân hàng thương mại Trong một số hệ thống, thay vì cap quyền thé chấp đối với dat đai hoặc bản thân việc sản xuất, người nông dân có thé cấp quyền thé chấp đối với doanh thu trong tương lai cho các chủ nợ bên thứ ba.

Tuy nhiên, trong một số tình huống nhất định, bản thân việc cung cấp tín dụng có thể mang lại rủi ro bô sung cho các bên, băng cách tạo ra mức độ mắc nợ cao cho người nông dân hoặc nếu người nông dân không có khả năng hoàn trả các khoản ứng trước đo doanh nghiệp cung cấp hoặc hoàn trả các khoản vay đầu tư vốn được thực hiện dé đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp theo HĐLKSXTTNS Những vấn đề này có thê xuất hiện sau khi sản xuất theo mùa kém và giá cả trên thị trường thấp bất ngờ, hoặc nói chung là do các điều khoản bat lợi do đối tác có quyền lực hơn soạn thảo, nêu rõ các vấn đề có thể xảy ra do biến động thị trường và mat cân bang quyền lực Duong nhiên, việc người nông dân không có khả năng hoàn trả các khoản tạm ứng lớn cũng có thể là gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc trang trải thu nhập bị mất.

(iii) Về chuyển giao công nghệ và bí quyết: Các HĐLKSXTTNS có thé cải thiện khả năng tiếp cận thị trường bằng cách giới thiệu cho người nông dân những công nghệ mới hơn và những bí quyết quan trọng Là một phần của công nghệ được cung cấp, doanh nghiệp thường cung cấp đầu vào cho người nông dân và cũng có thể cung cấp các dịch vu kỹ thuật và quan ly dé duy tri năng lực sản xuất của người nông dân và thu được san lượng cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn với chi phí thấp hơn Day là một trong những quyền lợi rất lớn mà người nông dân nhận được bởi nhờ có những công nghệ và bí quyết được chỉ dẫn từ các doanh nghiệp, người nông dân có thê nâng cao tay nghề và cải thiện chất lượng sản phẩm của minh dé ngày càng đạt được tiêu chuẩn quốc tế trong thời kỳ hội nhập Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, thay vào đó, doanh nghiệp sẽ dựa vào các kỹ năng hoặc bí quyết cụ thé của người nông dân dé đưa ra các giải pháp cụ thé dựa trên tình trạng thực tế đó.

2.3 Tính yếu thế của người nông dân trong hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

Vì tính chất bất cân xứng đã nêu trong phần trên của luận án nên khi người nông dân bước vào thương thảo hợp đồng, người nông dân ắt sẽ có vị trí yếu thế hơn so với doanh nghiệp Đây chính là lý do vì sao người nông dân cần phải được bảo vệ trong quan hệ HĐDLKSXTTNS.

Trong hợp đồng liên kết sản xuất, thương mại nông sản, doanh nghiệp thường chủ động soạn thảo mẫu hợp đồng, khiến người nông dân trở nên yếu thế do: thiếu trình độ học thức, kinh nghiệm sản xuất mang tính thụ động, hiểu biết hạn chế về hợp đồng phức tạp Trình độ hiểu biết và thực thi pháp luật của người nông dân thấp, dẫn đến việc vi phạm hợp đồng được coi là bình thường Tuy nhiên, Luật Trợ giúp pháp lý (2017) ra đời nhằm hỗ trợ đối tượng yếu thế, trong đó có người nông dân nghèo hoặc cư trú ở vùng khó khăn Đây là nhóm đối tượng mà đa số là nông dân.

47 Bộ NN & PTNT, (2008), Báo cáo số 578 BC/BNNKTHT về tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-

TTg của thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp dong, Bộ

4 Guo, H., R W Jolly, (2008), Contractual arrangement and enforcement in transition agriculture: Theory and evidence from China, Food Policy 33, 570-575.

50 Điều 7, Luật Trợ giúp pháp luật 2017.

58 cận trợ giúp pháp lý, trong đó Hội nông dân và Ủy ban nhân dân xã các địa phương đóng vai trò rất quan trọng.

(ii) Nhà nước và các chính sách pháp luật chưa tạo ra được một môi trường pháp lý an toàn với đầy đủ thông tin cho người nông dân Mặc dù Nhà nước đã có các tô chức Trợ giúp pháp lý và đã day mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người nông dân nhằm tăng cường thực hiện Quyết định 80/2002/QD-Ttg và nay là Nghị định 98/2018/NĐ-CP Tuy nhiên những chương trình này chưa mang lại được kết quả cao, trước mat chỉ có một số tín hiệu tích cực như thanh lập được các Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại các địa phương, song cũng mới chỉ dừng lại ở có nhận thức về pháp luật”! Cùng với đó, công tác nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta còn nhiều hạn chế Người nông dân thiếu thông tin hoặc không được cung cấp thông tin kịp thời, thiếu sự hướng dẫn, tu van, khuyến cáo của các cơ quan chức năng trong quá trình sản xuất, dẫn đến tại nhiều địa phương, nông dân vẫn sản xuất hàng hóa theo phong trào mà không có định hướng, chiến lược cụ thể Thay vì tìm hiểu thông tin thị trường, địa chỉ tiêu thụ sản phẩm rồi mới đầu tư sản xuất, thì có một xu hướng là nhiều nông dân thấy một loại nông sản nào đó được giá đã đỗ xô vào sản xuất, dẫn đến dư thừa và thường xuyên bị các tiêu thương ép giá, buộc phải bán tống bán tháo, thậm chí dé bỏ.

(iii) Một trong những nguyên nhân quan trọng khác dẫn tới sự yếu thế của người nông dân trong việc thiếu thông tin liên quan tới nội dung hợp đồng là do bản thân đối tác — các doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư nông nghiệp với người nông dân cũng không cung cấp đầy đủ thông tin cho họ Các nội dung trong hợp đồng thông thường đều được soạn thảo theo một hợp đồng theo mẫu bởi các doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng với người nông dân là đối tác yếu thế hơn mình, doanh nghiệp thường không giải thích hợp đồng cho người nông dân hoặc cố tình không giải thích hợp đồng cho người nông dân Chính vì không hiểu biết về hợp đồng, người nông dân rất có thé tự “đưa mình vào bẫy” của các doanh nghiệp, doanh nghiệp, hoặc phát sinh các tranh chấp không dang có sau này Vị trí yêu thé của người nông dân còn nằm ở sự thiếu thông tin liên quan tới nội dung hợp đồng, sự bị động trong quá trình tạo lập hợp đồng, và sự yếu thế trong quá

'! Thu Hà, (2019), /#ôi Nông dân Việt Nam: Đầy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân, truy cập ngày 21/01/2020, từ http://gqkntc.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1 I 15/89973/hoi-nong-dan-viet-nam- day-manh-pho-bien-giao-duc-phap-luat-cho-hoi-vien-nong-dan.

59 trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng Các yếu tố đó sẽ lần lượt được phân tích dưới đây:

Thứ nhất, người nông dân yếu thé trong quá trình tạo lập, soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng

Trong quá trình tạo lập hợp đồng, người nông dân phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Như đã phân tích ở trên, người nông dân không được trang bị các kiến thức pháp lý đầy đủ về các loại và nội dung hợp đồng Thông thường, người nông dân và doanh nghiệp sẽ thường ký với nhau trước một hợp đồng nguyên tắc làm định hướng, tư tưởng chỉ đạo, sau đó sẽ ký thêm hợp đồng chỉ tiết sau khi đã thống nhất được cụ thê về công việc Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thé hiện sự thỏa thuận giữa các bên về mua bán hàng hóa hay cung ứng bất kỳ dịch vụ nào đó, tuy nhiên việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng Hợp đồng nguyên tắc thường sẽ được sử dụng khi các bên mới bước đầu tiếp cận tìm hiểu khả năng, nhu cầu của nhau và đã thống nhất được một số nội dung về việc hợp tác Có thé hiểu đơn giản là hợp đồng nguyên tắc là một hợp đồng khung để các bên thực hiện các giao dịch phát sinh sau đó Hợp đồng nguyên tắc chỉ có giá trị pháp lý khi hợp đồng chi tiết được ký kết và có hiệu lực Hợp đồng chỉ tiết trong quan hệ HĐLKSXTTNS thường là một hợp đồng hỗn hợp của hợp đồng dau tư (góp vốn, gop sức), hợp đồng sản xuất (tao ra sản phẩm, chế biến, gia công) và hợp đồng tiêu thụ

Ngày đăng: 02/10/2024, 01:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN