1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Giải pháp quảng bá nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của tỉnh Nam Định

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp quảng bá nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của tỉnh Nam Định
Tác giả Pham Thi Thanh Nhan
Người hướng dẫn Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hựng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 18,99 MB

Nội dung

Trong thời đại 4.0 hiện nay xu hướng tiêu dùng, thói quen mua hàng của người tiêu dùng có nhiều thay đổi ; đòi hỏi doanh nghiệp phải học hỏi , thay đổi thườngxuyên dé tiếp cận được người

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

THU NONG SAN CUA TINH NAM DINH

Ho va tén: Pham Thi Thanh Nhan

MSV: 11193936

Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 61

Email: phamthithanhnhan1782001 @ gmail.com

Giảng viên hướng dẫn : Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng

Hà Nội, 2023

Trang 2

1.Tính cấp thiết

Quảng bá và tiêu thụ nông sản có vai trò rât quan trọng đôi với phát triên nông

nghiệp nói riêng và nên kinh tê tỉnh Nam Định nói chung Với tiêm năng rât lớn và truyên thông sản xuât nông nghiệp, Nam Định có rat nhiêu cơ hội dé đây mạnh quảng

bá và tiêu thụ hàng nông sản trong điều kiện hội hập hiện nay

Trong thời đại 4.0 hiện nay xu hướng tiêu dùng, thói quen mua hàng của người

tiêu dùng có nhiều thay đổi ; đòi hỏi doanh nghiệp phải học hỏi , thay đổi thườngxuyên dé tiếp cận được người tiêu dùng , đem lại hiệu quả đặc biệt là đới với việcquảng bá sản phẩm Đối với tỉnh Nam Định, trong những năm qua,việc quảng bá nôngsản được tinh tập chung quan tam , nghiên cứu và phát triển, bước đầu đã đạt duoc

nhiêu kêt quả nhưng bên cạnh đó còn nhiêu diém hạn chê

Day mạnh quảng bá góp phần giúp sản phẩm có thể tiếp cận được với nhiềuđốitượng khách hàng , đây mạnh tiêu thụ Quang bá,tiêu thụ sản phẩm góp phần củng

cố vị trí, thé lực doanh nghiệp, nâng cao uy tín của họ với khách hàng Thực hiện tốtcác khâu của quá trình tiêu thụ giúp tỉnh có thể tiêu thụ được khối lượng nông sản lớn

và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường

Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việcđem sản phâm bán ra thị trường, mà là trước khi sản phâm được người tiêu dùng chấpnhận cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người cán bộ vànông dân nhân trực tiếp sản xuất ra sản pham dén viéc diéu tra nhu cau thi hiéu ngườitiêu dùng, quảng bá thương hiệu , dé sản phẩm được nhiều người biết đến Ngày nay,khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi Tỉnh Nam Định luôn khôngngừng nam bat và cập nhập những xu hướng mới nhất trong việc quảng bá và tiêu thụ

để tạo ra lợi thế trong mọi lĩnh vực , đặc biệt là nông nghiệp

2, Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung : nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc quảng bá và tiêu thụ

nông sản tại tỉnh Nam Định, từ đó đưa ra những đánh giá , nhận xét , phân tích nguyên

nhân sau đó dé ra các định hướng ,mục tiêu và giải pháp nhằm cải thiện , tăng hiệu

quả của việc quảng bá sản phâm và tiêu thụ nông sản tại tỉnh.

Mục tiêu nghiên cứu của đê tài

Trang 3

- Phân tích các yếu tó tự nhiện , văn hóa xã hội, kinh tế tỉnh Nam Định ; phân

tích sự ảnh hưởng của chúng với sự phát triển nông nghiệp cũng như việc quảng bá

và tiêu thụ nông sản.

- Phân tích thực trạng về quảng bá và tiêu thụ nông sản trong những năm qua

- Đánh giá ,phân tích thực trạng , tìm ra giải pháp khắc phục những điểm cònhạn chế bắt cập trong việc quảng bá và tiêu thụ nông sản

- Dé xuât kiên nghị nhăm nâng cao hiệu quả trong việc quagr bá và tieu thụ

nông sản , đưa nông sản tỉnh Nam Định đên gân hơn với người dân cả trong và ngoài

nước.

3, Đối tượng , Pham vi ,phương pháp nghiên cứu

-Đôi tượng nghiên cứu: Dé tài nghiên cứu , nhận xét đánh giá các vân dé trong

tiêu thụ nông sản tỉnh Nam Định

-Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi : địa bàn tỉnh Nam Định ,và một số địa phương khác như Hà Nội

+ Thời gian: 2020-2023

+ Sô liệu : sách , báo ,Inernet, sô liệu từ các doanh nghiệp ,hợp tac xã cung

cấp, tìm hiểu , thống kê tại các trang chính thống

-Phương pháp nghiên cứu :

+ Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp :Tập hop sưu tam , tìm hiểu va

nghiên cứu các số liệu mà các cơ quan , doanh nghiệp địa phương cung cấp , các sốliệu , bài đăng trên các trang báo chính thống

+ Phương pháp nghiêm cứu thực tiễn.

+ Phương pháp phân tích tong kết kinh nghiệm :cu thé thông qua các kết quả

thực tiễn mà địa phương đạt được trong những năm gần đây , từ đó đúc rút ra các bài

học kết luận

4, Kêt câu của chuyên đề

-Chuong 1, nêu ra cơ sở lý luận , cơ sở thực thực tiễn của dé tài , bao gồm

những khái niện, vai trò , đặc diém của quảng bá và tiêu thụ sản phâm Bên cạnh đó

Trang 4

, chuyên đề cũng đưa ra lý luận thực tiễn về tiêu thụ và quảng bá nông sản tỉnh Hà

Nội, đưa ra những thành quả mà Hà Nội đã đạt trong thời giạn qua.

- Chương 2 : Nêu lên những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộitinh Nam định, từ đó đánh giá sự tác đọng của chúng tới phát triển kinh tế tinh Nam

Định nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng Nêu ra những thuận lợi và khó

khăn trong việc quảng bá và tiêu thụ nông sản của tỉnh.

- Từ việc phân tích ở trên, tìm ra nguyên nhân và đẻ xuất một số giải pháp để

việc quảng bá và tiêu thụ nông sản của tỉnh sẽ đạt được những tín hiệu đáng mừng trong thời gian tới.

Trang 5

NỘI DUNG

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE

QUANG BA TIỂU THU CÁC NÔNG SAN

1.1 Co sở ly luận

1.1.1 khai niệm

a)Quảng bá Định nghĩa quảng bá

+ Quảng bá là thuật ngữ được hiểu là các hình thức tuyên truyền bằng cách trảphí hoặc không trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin về sản phẩm hay

dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng

« Quảng bá giúp đưa doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng và tác

động tới hành vi hay thói quen mua hàng của người tiêu dùng.

b,Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm.

« Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng là việcchuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng đồng thời thutiền về

« Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng cua

doanh nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyên thành tiền thực hiện vòng chu chuyển

vốn trong doanh nghiệp và chu chuyền tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho

nhu cầu xã hội

« Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, làyếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

1.1.2, Vai trò đặc điểm

a, Vai trò của quảng bá với tiêu thụ sản phẩm

e Thứ nhất, việc thực hiện tốt các khâu khác của hoạt động quảng bá sẽ hỗ trợ,phối hợp, thúc đây công tác tiêu thụ sản phẩm và kích thích tiêu thụ

eThứ hai, một trong những mục tiêu của hoạt động quảng bá là tiêu thụ được

nhiều sản phẩm với doanh thu cao và chi phí thấp thông qua việc thỏa mãn nhu cầu

của khách hàng.

Trang 6

Thứ ba, hoạt động quảng bá chính là cầu nối giữa doanh nghiệp ,nhà sản xuấtvới thị trường Thông qua hoạt động quảng bá , giúp sản phâm của doanh nghiệp tiếpcận với lượng khách hàng tiềm năng lơn , được nhiều ngời tiêu dùng biết đến

b,Những công cụ phổ biến dùng dé quảng bá hiện nay

Quan hệ công chúng (PR)

Thuật ngữ PR là tên viết tắt của thuật ngữ tiếng anh Public Relations đượchiểu là quan hệ công chúng, đây là công cụ quảng bá phổ biến nhất hiện nay kế cảđối với doanh nghiệp hay đối với người tiêu dùng

Sử dụng quan hệ công chúng nghĩa là sử dụng những ý kiến đánh giá, cáchnhìn nhận của người tiêu dùng về sản phâm hay dịch vụ của doanh nghiệp Qua đó,doanh nghiệp có thé phân chia thành hai luồng ý kiến đánh giá là đánh giá tốt dé tăngthêm độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu; và đánh giá không tốt nhằm từ

đó rút kinh nghiệp và sửa đổi dé sản phẩm được hoàn thiện hơn

Sự kiện (Event)

Tổ chức sự kiện cũng là một hình thức quảng bá khá phổ biến, trong đó cánhân , tổ chức sẽ xây dựng một buổi sự kiện với quy mô từ nhỏ đến rất lớn và có thể

lựa chọn địa điểm tổ chức là trong nhà hay ngoài trời

Mục đích của việc tổ chức sự kiện là thu hút được sự chú ý của giới truyềnthông, các kênh thông tin, đối với sản pham và thông qua giới truyền thông hay kênhthông tin đó để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng

Tổ chức sự kiện thường được diễn ra khoảng một tháng một lần hay ba thángmột lần tùy thuộc vào chiến lược quảng bá và mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra

#Tài trợ (Sponsership)

Tài trợ là những hoạt động quảng bá thương hiệu mà thông qua đó

doanh nghiệp mang lại giá trị cho một cá nhân, một tô chức hay cả một cộng đồng.Tuy nhiên, những giá trị này phải phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra và đi

đến mục đích cuối cùng là mang tên thương hiệu được đông đảo mọi người biết đến

Tài trợ có thé được thực hiện dưới dạng các hình thức như tổ chức buổi hòanhạc, tổ chức chương trình từ thiện đến vùng núi, chương trình thé thao, Thông

Trang 7

thường, đối tượng được doanh nghiệp tài trợ thường có liên quan đến lĩnh vực hoạt

động của doanh nghiệp.

Ví dụ: Các thương hiệu thời trang thường tài trợ trang phục cho những ca sĩ

hay diễn viễn khi họ đi đóng phim đi hát hoặc đi dự sự kiện dé thông qua ca sĩ, diễn

viên thì trang phục của họ được nhiều người biết đến

Dùng thử (Sample)

Dua ra đồ dùng thử dé quảng bá thường được diễn ra tại các siêu thị, các nhàhang, Đặc biệt đối với lĩnh vực 4m thực Hoạt động này diễn ra bằng cách các doanhnghiệp phát các đồ dùng thử để người tiêu dùng có thể dùng và cảm nhận được sản

phâm từ đó đưa ra các ý kiên.

Từ đó tạo được ân tượng của khách hàng đôi với sản phâm nêu như sản phâm

của doanh nghiệp thực sự tot

C, Vai trò của tiêu thụ sản phẩm

*Đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩm

hàng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thườngxuyên liên tục, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp dược những

chi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuât và tái sản xuât mở rộng.

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của

doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phi và tăng lợi nhuận Bởi

khi khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân của một đơn vịsản phẩm giảm từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thị

phan của doanh nghiệp trên thị trường Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệpđược tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận dé thoả mãn một nhucầu nào đó Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thê hiện mức bán ra, sự thíchứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thìthị phần của doanh nghiệp càng cao

Trang 8

Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kếhoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu qua cao do họ dự đoán được nhu cầu của xã

hội trong thời gian tới.

*Đối với xã hội.

Về phương điện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò trong việccân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng,những tương quan tỷ lệ nhất định Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiệncho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi trảy tránh được sựmat cân đối, giữ được bình ồn trong xã hội

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tiêu thu sản phẩm

12.1 Sản phẩm

a) Giá cả hàng hoá.

Giá cả hàng hoá là một trong những nhân tổ hết sức nhạy bén va chủ yếu tácđộng đến tiêu thụ hàng hoá Giá cả có thể hạn chế hay kích thích cung cầu và ảnh

hưởng tới tiêu thụ Xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ và thu lợi hay

tránh được ứ động, hạn tré thua lỗ giá cả cũng được sử dụng như một vũ khí trongcạnh tranh Người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hoá thông qua giá cả của nókhi đứng trước những hàng hoá cùng loại hoặc thay thế ,

b)Chất lượng hàng hoá và bao gói

Doanh nghiệp thu hút khách và tạo dựng, gìn giữ chữ tín tốt nhất khi tiếp cận

với hàng hoá cái mà người tiêu dùng gặp phải trước hết là bao bì và mẫu mã Vẻ đẹp

sự hap dẫn của nó tạo ra sự thiện cảm cho người tiêu dùng trong giây lát dé từ đó họ

đi đến quyết định mua hàng

Hàng hoá dù đẹp và bền đến đâu cũng bị lạc hậu trước yêu cầu ngày càng caocủa người tiêu dùng Do đó doanh nghiệp cần phải thường xuyên đổi mới và hoànthiên về chất lượng kiểu dáng, mẫu mã tạo những nét riêng độc đáo hấp dẫn ngườimua Đây cũng là yếu tô quan trọng dé bảo vệ nhãn hiệu uy tín sản phẩm trong điều

kiện ngày càng có nhiều sản phẩm giống nhau, hàng thật hàng giả lẫn lộn.

c,Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh.

Trang 9

Mặt hàng và chính sách mặt hàng luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiêuthụ Câu hỏi đầu tiên khi Doanh nghiệp bắt tay vào kinh Doanh là Doanh nghiệp sẽbán cái gì ? Cho những đối tượng tiêu dùng nào lựa chon đúng mặt hàng kinh doanh

có chính sách mặt hàng đúng đắn đảm bảo cho tiêu thụ hàng hoá của Doanh nghiệpđối với những mặt hàng chuyên doanh nên kinh doanh một số ít mặt hàng chủng loại

và pham chat phải phong phú

1.2.2 Dịch vụ trong và sau bán hàng.

Là những dịch vụ liên quan thực hiện hàng hoá và đối với người mua đó lànhững dịch vụ miễn thuế phí Những dich vụ này giúp tạo tâm lý tích cực cho ngườimua khi mua và tiêu dùng hàng hoá sau nữa là thê hiện trách nhiệm xã hội và đạo đứckinh doanh của Doanh nghiệp, điều này sẽ làm cho quá trình quyết định mua của

khách hàng nhanh hơn, tích cực hơn.

Những dịch vụ trước trong và sau bán thường được thực hiện là: gửi xe miễn

phí, vận chuyên đến tận nhà cho khách hàng, nắp đặt vận hành, chạy thử, bảo hành,bảo dưỡng đóng gói đây là vũ khí cạnh trranh lành mạnh và hữu hiện Hau hết khithực hiện những sản phẩm kỹ thuật cao có giá trị lớn đều có những dịch vụ này Thựctiễn kinh doanh trên thị trường Việt Nam cho thấy các Doanh nghiệp đang biết tậndụng điểm mạnh này đề thu hút khách hàng và những Doanh nghiệp đã thu được kết

quả hết sức khả quan Tuy nhiên chất lượng, dịch vụ vẫn còn đang hạn chế bởi vậy

các Doanh nghiệp không ngừng nâng lên.

1.2.3 Truyền thông

a)Mạng lưới phân phối của Doanh nghiệp

Lua chọn kênh và thiết lập đúng đắn mạng lưới kênh phân phối tiêu thụ có ýnghĩa to lớn đến việc thúc đầy tiêu thụ

Kênh tiêu thụ là đường đi của hàng hoá từ Doanh nghiệp đến người tiêu dùng.Bởi vậy tao ra được các luéng đi của hàng hoá một cách hợp lý và thông thoáng sẽ

làm cho tiêu thụ hàng hoá của Doanh nghiệp tăng lên Trên đường đi của hàng hoá

đến tiêu dùng, Doanh nghiệp có thê sử dụng 3 loại kênh phân phối sau:

-Kênh cực ngắn (hay trực tiếp ) giữa Doanh nghiệp và người làm tiêu dùngkhông qua trung gian, Doanh nghiệp tự tô chức thông qua các cửa hàng bán lẻ của

mình.

Trang 10

-Kênh ngắn là kênh trong đó Doanh nghiệp sử dụng những người trung gian

là những người bán lẻ dé đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng thường đó là các đại

lý bán lẻ của Doanh nghiệp.

-Kênh dài mà trong đó có từ hai người trung gian trở lên trong kênh phân phối.Điều này có nghĩa là hàng hoá ít nhất phải qua hai người trung gian mới tới tận tay

người tiêu dùng cuối cùng

Mạng lưới phân phối là toàn bộ các kênh mà Doanh nghiệp thiết lập và sửdụng trong phân phối hàng hóa Việc thiết lập kênh phân phối phai căn cứ vào chínhsách chiến lược tiêu thụ mà Doanh nghiẹp đang theo đuổi, khả năng nguồn lực củaDoanh nghiệp và đặc tính của khách hàng, đặc tính của sản phẩm và các kênh của đốithủ cạnh tranh mặt hàng thay thế, pháp luật để làm sao có khả năng chuyền tải vàthực hiện hàng hoá một cách cao nhất với chi phí thấp nhất

b)Vị trí điểm bán

Trong kinh doanh cũng như trong quân sự những yếu tố cơ ban dé đảm bảo sựthành công là : thiên thời, địa lợi, nhân hoà nếu lắm đúng thời cơ, biết lựa chọn đúngđắn địa điểm kinh doanh và quản lý kinh doanh tốt lầ cái đảm bảo vững chắc cho sựđứng vững cuâ Doanh nghiệp Mỗi vị trí địa lý đều có sự thích hợp với hình thức tổchức kinh doanh nhất định

Vị trí điểm bán đó là tài sản vô hình của Doanh nghiệp, tuy nhiên việc lựachọn điểm bán tốt sẽ đem lại kết quả cao cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của Doanh

nghiệp.

c)Quảng cáo.

Ngày nay các công cụ thông báo với công chúng, nghệ thuật kích thích họ mua

hàng rất phong phú đa dạng, đồng thời việc sử dụng nó cũng rất tốn kém NhiềuDoanh nghiệp nhờ quảng cáo tốt đã tăng nhanh được doanh số bán hàng và có những

Doanh nghiệp lớn chỉ tới hàng tỷ đô la cho quảng cáo Điều đó không phải là ngẫu

nhiên mà là vì lợi ích to lớn của quảng cáo.

Rõ ràng tác động của quảng cáo đến doanh số bán ra là rất lớn nhưng hiệu quảcủa quảng cáo phụ thuộc vào việc sử dụng kỹ thuật và nghệ thuật dé làm sao có thétác động đến khách hàng nhiều nhất dẫn đến chi phí cho quảng cáo là rat lớn do đóDoanh nghiệp có thé thu được Doanh số lớn nhưng chưa chác đã có hiệu quả mặt

Trang 11

khác quảng cáo quá sức sẽ làm chi phí quảng cáo tăng cao, giảm lãi (thậm chí còn

16) Quảng cáo sai sự thật có thé làm mắt lòng tin của khách hàng ảnh hưởng nâu dàiđến hoạt động tiêu thụ Sau đó cần phải tính đến phản ứng đáp lại của các đối thủcạnh tranh bằng các giải pháp khác nhau (hạ giá, nâng cao chất lượng cũng tiến hànhquảng cáo Maketting ) nếu không thận trong không những không thúc day tiêu thụ

mà “tiên mat “ nhưng “tật van mang”.

12.4 Nhân lực

Vai trò của các nhân viên bán hàng và các chủ đại lý, trung gian tiêu thụ.

Người bán hàng có ảnh hưởng quan trọng nhất và trực tiếp đến hành vi mua

của khách hàng người bán cùng một núc thực hiên các hoạt động quảng cáo, tiếp thị

thuyết phục khách hàng, do đó phải có óc tổ chức trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và nghệ

thuật bán hàng hoạt động của người bán không những thúc day được tiêu thụ mà còntạo ra chữ tín và đến lượt mình sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm vàDoanh nghiệp, lại thúc day tiêu thụ

Những nhân tổ thuộc về nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến côngtác tiêu thụ bao gồm:

-Bộ máy lãnh đạo:cơ cáu tô chức,trình độ khả năng lãnh đạo

-Lao động: trình độ tay nghề của công nhân sản xuất trực tiếp, sự phù hợp của

cơ cấu lao động theo nghé,theo trình độ nhiệm vụ kinh doanh ,trình độ chuyên môn

và các kinh nghiệm làm việc.

Bên cạnh đó các trung gian thương mại như các đại lý cũng ảnh hưởng không

nhỏ đến kết quả tiêu thụ hàng hoá nếu có chính sách hợp lý phù hợp thì hàng hoáđược chuyền ngay đến tay khách hàng còn nếu ngược lại hàng hoá sẽ bị trì trệ kémhiệu quả trong lưu thông dẫn đến khong thúc đây được sự tiêu thụ

1.2.5 Vào một số nhân tô khác như

*Khách hàng.

Trong nén kinh tế thị trường hiện nay ,khách hàng là một nhân tổ có ảnh hưởngquyết định đến tình hình tiêu thụ sản phâm hang hoá họ có thé lựa chon mua bat kỳsản phẩm nào mà họ thích ,họ không bị phụ thuộc vào sự hạn chế của các chủng loạimặt hàng như trước đây do vậy số lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hay ít phụ

Trang 12

thuộc rất nhiều vào số lượng khách và nhu cầu của họ ma mỗi đối tượng khách hang

khác nhau lại có những nhu cầu đòi hỏi rất khác nhau ,tuỳ thuộc vào độ tuổi ,gidi tính,trình độ văn hoá ,tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng tat cả các yếu

tố trên của khách hàng đều là những nguyên nhân trực tiếp tác động đến số lượng tiêutiêu thụ hàng hoá sản phẩm ngoài những yếu tố về nhu cầu luôn thay đổi của kháchhàng thì tình hình thu nhập của khách hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụthụ sản phẩm thông thường thì những người có thu nhập cao và ôn định sẽ có mứcmua lớn hơn người có thu nhập thấp ,bình thường như vậy khách hàng và các sức ép

từ phía khách hàng có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kháchhàng và nhu cầu của họ quyết định quy mô cơ cấu nhu cầu thị trường của doanhnghiệp muốn bán được nhiều hàng buộc các doanh nghiệp phải lôi kéo được càngnhiều khách hàng về phía mình càng tốt ,đồng thời phải tạo được niềm tin đối với họ

về doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần phân tích mối quan tâm của khách hàng,tìm cách đáp ứng nhu cầu đó ,đặt khách hàng vào trung tâm trong bộ ba chiến lược

*Đối thủ cạnh tranh

Bao gồm các doanh nghiệp đang có mặt trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn cókhả năng tham gia trong ngành trong tương lai đối thủ cạnh tranh là người chiến giữmột phan thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh và có ý định mởrộng thị trường ,đối thủ cạnh tranh là mối quan tâm lo lắng của các doanh nghiệp ,đặtbiệt là các đối thủ có quy mô lớn.doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để nắm bắt vàphân tích các yếu tô co bản về đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành, nắm bat được

điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ, giúp doanh nghiệp lựa chọn các đối sách đúng đắntrong tiêu thụ để thắng sự cạnh tranh của đối thủ đó đối với từng đối thủ cạnh

tranh(hién nay hay tiềm tàng) mà doanh nghiệp đưa ra các đối sách tiêu thụ khác

nhau, bao gôm các đôi sách vê giá, quảng cáo xúc tiên bán hàng

*Sức ép của nhà cung câp.

Hoạt dộng kinh doanh trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp cần quan hệ với

năm thị trường co bản: thị trường vật tư nguyên liệu,thị trường lao động, thị trường

vốn, thị trường công nghệ và thị trường thông tin.số lượng nhà cung ứng các yếu tôđầu vào nói trên có ảnh hưởng đến khả năng lưa chọn tối ưu đầu vào của doanh

nghiệp, khi xác định và lựa chọn các phương án kinh doanh từ đó ảnh hưởng trực

tiếp đến chi phí kinh doanh cũng như chat lượng sản pham, ảnh hưởng dén công tác

Trang 13

công tác tiêu thụ bán hàng cuối cùng khi có sự thay đồi chính sách bán hàng của nhà

cung cấp cũng dẫn đến sự thay đổi trong kế hoạch và tiêu thụ của doanh nghiệp ví

dụ khi giá điện tăng lên làm giá giá thành sản xuất giấy,luyện kim tăng lên khiến cácdoanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm

vì vậy dé quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành thường xuyên ,liên tục và 6n địnhthì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhà cung cấp trong mối quan hệ với các yếu tốkhác,hạn chế tới mức thấp nhất sức ép từ các nhà cung cấp, có quan hệ thường xuyênvới nhà cung cấp chủ yếu, tạo sự cạnh tranh giữa họ, tạo lơi ích riêng cho doanh

nghiệp mình.

*Nhân t6 chủ quan là những nhân tố nội tại trong doanh nghiệp có thé kiểm

soát được, bao gôm:

Đặc tinh sản phâm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Vganh nghề kinhdoanh và đặc tính sản phâm mà doanh nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn tớicông tác tiêu thụ sản phẩm đặc tinh của sản phâm quyết định phương thức bảo quản,vận chuyền, cách thức tổ chức kênh phân phối và liên quan đến đặc tính cầu về sảnphẩm từ đó quyết định đến tốc độ và khả năng tiêu thụ sản phâm của doanh nghiệp.khi nghiên cứu công tác tiêu thụ ,các yêu tố về đặc tính và ngành nghề kinh doanhcần nghiên cứu là:

-Đặc tính kinh tế kỹ thuật đặc trưng của sản phẩm -Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến sản phẩm

Mối quan hệ trong tiêu dùng giữa sản phẩm đang kinh doanh với các sản phẩm

khác ,sản phẩm đó thay thé cho sản pham nào, bổ trợ cho sản phẩm nào?

-Sản phẩm phục vu cho nhu cầu nào? độ dan của cầu với giá

-Tài chinh:dé đảm bảo cho chiến lược kinh doanh có tính khả thi,các yếu tố

này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm ,uy tín của doanh

nghiệp trên thị trường ,từ đó giá thành ấy tác động không nhỏ đến tiêu thụ sản phẩm

*Các nhân tố thuộc khâu tổ chức tiêu thụ

Sau khi đap ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng về số lượng và chấtlượng ,công tác tiêu thụ sản phẩm cũng đóng vai trò day mạnh trong công việc tiêuthụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp

Trang 14

Công tác tiêu thụ sản phâm bao gôm nhiêu khâu và nhiêu công đoạn khác nhau

từ điều tra ,nghiên cứu thị trường ,quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm đến việc

tổ chức mạng lưới tiêu thụ ,ký kết các hợp đồng tiêu thụ

Việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm cho

khách hàng biết về sản phẩm của doanh nghiệp song song với việc quảngcáo và giới

thiệu sản phâm ,doanh nghiệp cần phải tổ chức mạng lướiphân phối và tiêu thụ sản

phẩm đén tận tay người tiêu dùng như việc bồ trí các của hang đại lýcủa mình phânphối các sản phâm đến khách hàng bên cạnh đó vấn đề giá cả cũng ảnh hưởng không

nhỏ đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp vì vậy phải tô chứctốt khâu tiêu thụ và phục vụ tốt nhu cầu của khach hàng về sản phẩm

1.3 Cơ sở thực tiễn

*Ví dụ về sản xuất quảng bá ,tiêu thụ các sản phẩm nông sản của Hà Tĩnh

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 va giá cả vật

tư phục vụ sản xuất tăng cao, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quảtích cực, cụ thê: tổng diện tích gieo cay lúa 104.781 ha, sản lượng trên 57,9 van tấn;cam 7.765 ha, sản lượng ước đạt trên 73.634 tấn; bưởi 4.203 ha, sản lượng 31.223

tan; chè 1.218 ha, sản lượng búp tươi 9.957 tấn; tổng đàn lợn 408.000 con, sản lượng

thịt hơi xuất chuồng ước đạt 71.635 tấn; bò 168.550 con, sản lượng thịt hơi xuấtchuồng đạt 9.815 tấn; tong dan huou 37.661 con, 17 tan nhung;gia cầm 10,1 triệucon, thit gia cam 25.038 tan; nudi trong thuy san dat 15.782 tan, khai thác thủy sản38.628 tan; tiếp tục duy trì đà tăng trưởng 6n định, bình quân cả năm 2021 đạt 3,78%

I) THUC TRẠNG

1 Về công tác hỗ trợ phát triển sản xuất áp dung các quy trình quản lý chất

lượng tiên tiên.

Thời gian qua tỉnh xác định việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên

tiến vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản là hướng đi tất yêu dé nâng

cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị gia tăng, khăng định thương hiệu nông sản Hà

Tĩnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nên đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành

Nghị quyết số 123/2018/NQHĐND, Nghị quyết số 255/2020/NQ-HĐND, Nghị quyết

số 215/2020/NQ-HĐND để thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông

nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn

Trang 15

cho sản phẩm, hàng hóa, dich vu, tổng kinh phí thực hiện các nội dung chính sách hỗtrợ phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2019-2020 đạt 99 tỷ đồng, bình quân

27 tỷ đồng/năm

Thông qua các Chương trình, chính sách của Trung ương, của tỉnh, gắn với

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Chương

trình mỗi xã mỗi sản phẩm đã lồng ghép hỗ trợ, phát triển, mở rộng các vùng/cơ sở

sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, xây dựng

các mô hình liên kết sản xuất và hệ thông quản lý chất lượng tiên tiến Đến nay có

434 cơ sở được chứng nhận đạt VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP, ISO, cụ thé:

a) Lĩnh vực trồng trọt:

- Về lúa gạo:

Tổng diện tích gieo cay 104.781 ha, sản lượng đạt trên 57,9 van tan, trong đó

diện tích VietGAP 110 ha, sản lượng 1.000 — 1.200 tan/nam, sản xuất theo hướnghữu cơ khoảng 1 14ha, sản lượng 570 tan/vu

Thời gian qua, đã xây dựng được thương hiệu gạo Xuyên Hương, gạo hữu cơ

trên ruộng Ruoi Cay, gạo hữu co Quế Lâm, có thị trường tiêu thụ ôn định với giá

bán cao hơn so với giá thị trường các loại gạo cùng loại.

- Cây ăn quả:

+ Bưởi Phúc Trạch:

Tổng diện tích bưởi Phúc Trạch đạt 3.419 ha, sản lượng 26.772 tấn, trong đó

diện tích VietGAP đạt 448,1 ha, sản lượng khoảng 5.470 tan, điện tích GlobalGAP 5

ha, sản lượng 100 tấn đã có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU, diện tích trongvùng chi dẫn địa lý 2.670ha, sản lượng 22.010 tan Sản lượng giao dịch qua san

thương mại điện tử, các hệ thống siêu thị lớn BigC, Coopmart đạt 1.500 tan với giá

bán cao hơn giá thị trường tự do 10-15%.

+ Về cây cam:

Tổng diện tích cam hiện có trên 7.470 ha với sản lượng đạt trên 56.779 tấn,trong đó diện tích VietGAP đạt 1.956,51 ha, sản lượng trên 19.000 tan Thu thập sốhóa đữ liệu 1.848 ha cho 274 HTX, THT với 1.555 hộ sản xuất cam chanh, cam bù

Trang 16

Sản lượng giao dịch qua sàn thương mại điện tử, các hệ thong siéu thi lon BigC,

Coopmart đạt 10.000 tan với giá ban cao hơn giá thị trường tự do 10-15%

b) Lĩnh vực chăn nuôi

Trong chăn nuôi hiện có 10 cơ sở sản xuất chăn nuôi được chứng nhận sản

xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAHP đang có hiệu lực, gồm: 01 cơ sở chăn

nuôi bò sữa, 05 cơ sở chăn nuôi lợn, 02 cơ sở chăn nuôi gà, 02 cơ sở chăn nuôi ong.

c) Lĩnh vực thủy sản

Diện tích nuôi 7.369,2 ha trong đó nuôi nước ngọt 4.623ha, nuôi nước mặn, lợ

2.746 h; sản lượng 15.782 tấn Diện tích nuôi thâm canh, công nghệ cao 510 ha, sản

lượng 2.800 tấn

Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu được tiêu thụ nội tỉnh và một số tỉnh thànhtrong cả nước (tôm ở các tỉnh phía Bắc, nhuyễn thé và hải sản biển ở các tinh DaNẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Hải Phòng)

d) Lĩnh vực lâm nghiệp

Trồng rừng tập trung đạt 8.530 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 550,5

ha, chăm sóc rừng trồng 23.000 ha, sản lượng khai thác gỗ nguyên liệu đạt trên

470.289 m3, đến hiện tại có 19.000 ha rừng tự nhiên và 2.300 ha rừng trồng đạt chứngchỉ FSC, 317 ha rừng trồng (tại Tây Kim - Hương Sơn) nằm trong chuỗi liên kết tiêuthụ với Công ty chế biến gỗ Khe Cò - Hương Sơn và chuẩn bị cấp chứng chỉ FSC cho1.700 ha rừng trồng vào năm 2022

e) Lĩnh vực chế biến

Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 26 cơ sở được chứng nhận HACCP, GMP,tiêu chuẩn ISO22000 còn hiệu lực, gồm: 16 cơ sở có giây chứng nhận HACCP (01chế biến gạo, 02 chế biến chè, 02 chế biến nhung hươu, 02 chế biến mật ong; 09 chếbiến thủy sản); 06 cơ sở có giấy chứng nhận GMP(01 chế biến gạo, 02 chế biến thịt,

01 chế biến nhung hươu, 02 chế biến thủy sản); 04 cơ sở giấy chứng nhận đạt tiêuchuẩn ISO22000 (01 chế biến gạo, 02 chế biến nắm, 01 chế biến thủy sản)

2 Vẻ công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 295/KH-UBND ngày 16/8/2021 tôchức Hội nghị kết nối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh, thành lập tổ công tác hỗ trợ

Trang 17

- Ban hành Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh về

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyên đổi số trong doanh nghiệp,

hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, định

hướng đến năm 2030, đồng thời đang giao Sở Thông tin và Truyền thông xây tham

mưu dựng Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử,thúc đây phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025;

- Ban hành văn bản số 6542/UBND-NL giao các sở, ngành, địa phương tậptrung triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và bản số6802/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc thúc đây sản xuất, lưu thông,tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19, khôiphục chuỗi cung ứng xuất khẩu và day mạnh xúc tiến xuất khâu nông, lâm, thủy sản

sau Covid-19;

- Ban hành văn bản số 7205/UBND-NL ngày 27/10/2021 gửi các Tập đoàn

phân phối lớn, các san thương mại điện tử, các siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản,

doanh nghiệp phân phối đề nghị hỗ trợ quảng bá thương hiệu, kết nối tiêu thụ Cam

là 899 ha; số hóa dữ liệu 1.873 ha của 1.611 hộ dân thuộc 14 HTX, 264 THT sản xuấtcam chanh, cam bù theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ; xây dựng Web

thông tin, App bưởi Phúc Trạch, cam Hà Tĩnh;

- Hỗ trợ số hóa dữ liệu cho 11.000 m2 nhà màng ứng dụng các thiết bị cảmbiến và thiết bị thông minh kết nói, điều khiển tự động trong quá trình tưới nước và

Trang 18

hóa thông tin về quy trình, nhật ký sản xuất đưa lên các hệ thống phần mềm quản lý

như: Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và truy xuất nguồn gốc nông sản thựcphẩm trên địa ban tinh Hà Tĩnh, chuyên đổi số Chương trình OCOP Hà Tinh đangtừng bước minh bạch hóa thông tin sản phẩm, khang định uy tin, thương hiệu sẵn

sàng tiép cận tot với các thị trường tiêu thu trong và ngoai nước.

- Hỗ trợ tập huấn kỹ năng bán hàng và xây dựng các gian hàng trên các sàn

thương mại điện tử lớn (Sendo, Voso, Postmart, Hatiplaza) cho các cơ sở sản xuất,

đến nay đã kết nối đưa sản phẩm Cam Vũ Quang vào bán trong hệ thống siêu thịCo.op mart toàn quốc; cam Khe Mây đang ký hợp đồng lâu dai vào hệ thong Vinmarttoàn quốc, sau khi kết nối vào siêu thị giá cam đã tăng so với đầu vụ từ 10-15.000đồng/kg

- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Tĩnh

phối hợp tô chức “Phiên chợ OCOP”, phát sóng trực tiếp trên sóng truyền hình và các

nền tảng số vào lúc 10 giờ sáng thứ 7 hằng tuần, góp phan day mạnh xúc tiễn thương

mại, quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tạo sức lan toả mạnh mẽ trong

cộng đồng; tạo điều kiện cho các cơ sở OCOP có cơ hội quảng bá, giới thiệu, từng

bước tạo dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cho sản phẩm; giúp người tiêu dùng có

cơ hội tiếp cận, hiểu và sử dụng các sản phẩm chất lượng

* Đánh giá chung

Đến thời điểm hiện tại, thực tiễn tại các địa phương, các sản pham chu luc dađược xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu san xuất và quản lý theo các tiêu chuẩn quốcgia đã được thi trường và thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài tinh chấp nhận, cụthé:

- Bưởi Phúc Trach: tiêu thụ 100%, gia bán bình quân 20.000 — 25.000 d/kg,

lãi tăng so với đầu tư 2 — 3 lần;

Trang 19

- Cam chanh: hiện tại đã tiêu thụ hon 35.000 tan, thông qua sàn thương mạiđiện tử giá chuyên biến tốt, tăng 10.000 — 15.000 đ/kg so với đầu vụ thu hoạch;

- Các sản phâm chê biên thủy hải sản như nước măm, ruôc, mực khô, đã xây

dựng được thương hiệu, tiêu thụ tốt tại thị trường nội địa;

- Gỗ rừng trồng: cơ bản được các nhà máy trong và ngoài tỉnh thu mua làm

nguyên liệu chế biến gỗ công nghiệp;

- Ngoài ra các sản phẩm khác như rau đậu thực phẩm giá bán khá cao, thờiđiểm cao nhất là 30.000đ/kg, chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa

2 Thành công

Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh là một trong những địa phương quan tâm

đến vấn đề xúc tiễn thương mại, quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm HĐND tỉnh

đã ban hành Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh

về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây

dựng nông thôn mới, đô thị tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020; Nghị quyết sỐ

214/2020/NQ-HDND ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợphục hồi sản xuất kinh doanh thúc đây phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chốngdich Covid-19 Xác định vai trò, trách nhiệm của ngành Công Thương trong xúc tiếnthương mại, kết nối tiêu thụ, quảng bá sản phẩm trên địa bàn tỉnh, trong thời gian vừaqua, Sở Công Thương đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương

liên quan triên khai thực hiện nhiêu nhiệm vụ, cụ thê như sau:

- Tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ chính sách phát trién thương mại nông thôn vàchính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử phục vụ tiêuthụ sản phẩm theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày13/12/2018 của HĐND tỉnh Về chính sách hỗ trợ xúc tiễn thương mại và ứng dụngthương mại điện tử: năm 2019, tổng kinh phí hỗ trợ 1.562,7 triệu đồng: năm 2020 dự

kiến hỗ trợ 3.000 triệu đồng Bên cạnh đó, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch

số 94/KH-UBND ngày 04/4/2019 triển khai các hoạt động xúc tiễn thương mai gắn

với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chương trình

“Mỗi xã một sản phâm” đến năm 2025, phối hợp tham mưu UBND tinh ban hành

Quyết định số 4086/QĐ-UBND ngày 01/12/2020 về Quy chế quản lý điểm giới thiệu,bán sản phẩm OCOP

Trang 20

- Ban hành và triển khai Kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP của Sở CôngThương năm 2020 trong đó tập trung các nội dung về xúc tiến thương mại, tiêu thụsản phẩm OCOP Hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp tham gia ứng dụng thương mại điện tử, internet dé giới thiệu và quảng bá sảnphẩm Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng các gian hàng sản pham OCOP trên san giao dịchthương mại điện tử hatiplaza.com; xây dựng website xúc tiễn thương mại sản phẩmOCOP và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tại địa chỉ: http://dacsan.hatinh.vn/ Năm 2020,

Sở đã hỗ trợ sản phẩm của 06 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có mặt tại sản giao dịchthương mại điện tử quốc tế Alibaba.com và sàn thương mại điện tử Lazada.vn,Sendo.vn Các doanh nghiệp được hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng gian hàng, xúc tiến

thương mại.

- Tổ chức các đoàn công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm

chủ lực của tỉnh vào chuỗi cửa hang thực phẩm sạch trên dia bàn thành phố Hà Nội,chuỗi siêu thị Vinmart, quảng bá sản phẩm tại một số tỉnh phía Bắc và khu vực Tây

Nguyên.

- Tổ chức nhiều hoạt động xúc tiễn, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm như: trưngbày sản phẩm nông nghiệp, CNNT tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh gắn với Lễtổng kết 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM và Hội nghị cấp cao

09 tỉnh 03 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan; Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp

Hà Tinh lần thứ 4 năm 2020, Hội nghị kết nối giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa

năm 2020 Phối hợp tham mưu tô chức gian hàng sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia

09 hội chợ, triển lãm trong nước năm 2020 Thông qua những hoạt động này, cácdoanh nghiệp, HTX, cơ sở không chỉ bán được số lượng lớn hàng hóa mà còn ký kếtđược thêm các đơn hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, góp phần đảm bảo đầu rasản phẩm trong dài hạn

- Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Dự án Mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản

và cung ứng vật tư nông nghiệp, trong đó triển khai xây dựng 02 mô hình: Doanh

nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân và Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.

- Hướng dẫn, triển khai xây dựng 16 cửa hàng OCOP nhằm giới thiệu, quảng

bá sản phâm tiêu biêu, đạt chât lượng sản xuât trong tỉnh nói chung và các sản phâm

tham gia chương trình OCOP nói riêng Hướng dẫn, hỗ trợ Công ty CED xây dựng

Trang 21

và đưa vào hoạt động trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP tại thành phố Hà Tĩnh

nhằm kết nồi tiêu thụ sản phâm OCOP và các sản phẩm sản xuất trong tỉnh; hướngtới quảng bá sản phâm Hà Tĩnh đến du khách trong nước và quốc tế

3., Hạn chế

Mặc dù đã triên khai đông bộ nhiêu nhiệm vụ, giải pháp đây mạnh xúc tiên

thương mại, quảng bá, giới thiệu tiêu thụ sản phâm song van còn một sô khó khăn,

tôn tại như sau:

- Các cơ sở sản xuất trong tỉnh còn nhỏ lẻ, quy trình sản xuất, chất lượng sảnphẩm chưa đáp ứng yêu cau; sản phẩm thiếu đồng nhất; số cơ sở sản xuất nông nghiệp

áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, mã số mã vạch còn ít Do vậy việc hỗ trợ tiêu

thụ vào các hệ thống phân phối hiện đại trong nước cũng như xúc tiến xuất khâu gặprất nhiều khó khăn

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh củacác cơ sở kinh doanh còn ít, chưa có website thương mại điện tử riêng nên việc nắmbắt cơ hội thị trường bán lẻ trực tuyến còn hạn chế Thị trường đầu ra của sản phẩm,

dịch vụ nhỏ hẹp, số lượng, chủng loại hàng hóa trong tỉnh tại các cửa hàng/điểm trưngbày, giới thiệu sản phâm OCOP chưa phong phú, đa dạng Ngoài ra, đại dich Covid-

19 ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm

trong tỉnh.

- Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách của UBND cấp huyện, cấp xã chưa

thật sự sâu rộng; nhiều tổ chức, cá nhân chưa hiểu rõ chính sách vả hồ sơ thủ tục đểđược hưởng chính sách theo quy định Việc tiêu thụ hàng hóa còn gặp khó khăn, nhất

là quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc

Trang 22

CHUONG 2: THUC TRANG QUANG BA XUC TIEN

TIEU THU NONG SAN CUA TINH NAM DINH

2.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Nam định trong quảng bá xúc tiến

tiêu thụ NS

2.1.1 Điều kiện tư nhiên

Nam Định là một tỉnh nằm trong vùng đồng băng sông Hồng, Tỉnh có vị trítiềm năng và lợi thé lớn dé đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh Đặc biệt, với lợithế về nguồn nhân lực trẻ, được đảo tạo cơ bản và có chất lượng cao, Nam Định đãtrở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Hệ thống kết cấu hạ tầng giaothông mới được đầu tư khá đồng bộ, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi đếnthủ đô Hà Nội và cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng chỉ còn khoảng | giờ đồng

hồ Tinh còn có ha tang điện lực có công suất nằm trong Top dẫn đầu cả nước, luôn

sẵn sàng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp Vùng

kinh tế biển của tỉnh Nam Định rất giàu tiềm năng về phát triển công nghiệp, thươngmại, du lịch, dịch vụ và hạ tầng đô thị Tỉnh cũng dam bảo an ninh, an toàn cho các

nhà đâu tư trong và ngoài nước.

a, VỊ trí địa lý

Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích dat tw

nhiên 141.668 km2, ở tọa độ 19054’ đến 20040’ vĩ độ Bắc và từ 105055’ đến 106o45”

kinh độ Đông Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ởphía Nam, tỉnh Hà Namở phía Tây Bắc, giáp biên (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông

b,Dia hình

Tinh có địa hình tương đối bằng phẳng với vùng chính là vùng đồng bằng thấptrũng và vùng đồng bang ven biển Tuy nhiên ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồinúi thấp Địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam thấp dần, chỗ cao nhất từ đỉnh núi

Gôi cao 122m và vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên là nơi thấp nhất (-3m so với

mặt biển).

Nam Định có vùng ven biển có bờ biển dai và và địa hình kha bằng phăng.Một số nơi có bãi cát thoải mịn phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển, như Thịnh Long(Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng) Tỉnh cũng có 3 sông

Trang 23

lớn là sông Hồng, sông Day, sông Ninh Co, cùng với sông Dao nối liền sông Hồng

và sông Đáy, cùng nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và

hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp bằng cách bồi đắp phủ sa và tưới tiêu

c, Don vi hành chính, dân sé

-Số đơn vị hành chính của Nam Định là 10, trong đóa có thành phố Nam Định

là đô thị loại I và 9 huyện.

đ, Tài nguyên thiên nhiên

Khoảng sản nhiên liệu: Nam định có mot số lại khoáng sản như Than nâu ở

Giao Thuy, năm sâu dưới lòng đất và được phát hiện đưới dang mỏ nhỏ ở vùng biểnBắc Bộ Dầu mỏ còn có khí đốt còn tiềm ấn

Khoáng sản ở thể rắn: Các loại khoáng sản tại tỉnh Nam Định chủ yếu ở dạngran và lỏng Trong đó, khoáng sản ran gồm: sét làm gạch ngói (trữ lượng khoảng 25-

30 triệu tan trên toàn tỉnh); sét làm gốm sứ (trữ lượng không nhiều nhưng chat lượngkhá); fenspat có thé khai thác ở núi Phương Nhi va núi Goi để làm phụ gia sản xuấtgốm sứ; cát xây dựng (trữ lượng không 6n định, hang năm được bồi lắng tự nhiên,khai thác khoảng 300.000-500.000 m3/năm) và mỏ cát nhỏ ở Quất Lâm (Giao Thuỷ)

dài khoảng 25 km, rộng 50-200m, dày 2,5-3m Khoáng sản kim loại tại địa phương

này phân bố dưới dạng "vết" với các loại inmenit, zincon và monazit, tuy nhiên trữlượng rat ít Còn khoáng sản ở thé lỏng thì bao gồm nước khoáng tại núi Gôi (Vụ

Bản) và Hải Sơn (Hải Hậu) với chất lượng khá.

2.1.2 Điều kiện Kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

1 Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế tỉnh Nam Định năm 2022 tăng trưởng 9,07% so với năm 2021, đây

là mức tăng cao nhất từ trước đến nay Cơ cầu kinh tế chuyển dich theo hướng

giảm ty trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng ty trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.

Tổng sản phẩm trên dia bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 theo giá so sánh 2010

ước đạt 53.180 tỷ đồng, tăng 9,07% so với năm trước2 Trong đó, khu vực nông,

lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90%, đóng góp 0,79 điểm phan trăm vào mức tăng

Trang 24

trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,11%, đóng góp 5,30

điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,47%, đóng góp 2,69 điểm phần trăm;

thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản pham tăng 9,00%, đóng góp 0,29 điểm phan trăm

Hình 1: Tốc độ tăng GRDP năm 2018-2022

ĐK s4N 7,70%

Khu vực nông, lâm nghiệp va thủy sản: Năng suất các loại cây trồng datkhá; ngành chăn nuôi dần phục hồi, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đều tăng sovới năm trước; nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định Giá trị tăng thêm ngànhnông nghiệp tăng 3,31% so với năm 2021, đóng góp 0,48 điểm phan trăm vàomức tăng trưởng chung; ngành thủy sản tăng 5,41%, đóng góp 0,31 điểm phan

trăm.

Khu vực công nghiệp và xây dựng: Ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai tròđộng lực thúc day tăng trưởng kinh tế tinh Nam Định với mức tăng 14,62% so vớinăm trước, đóng góp 4,31 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung Trong đó,công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng nền kinh

tế với mức tăng 14,95%, đóng góp 4,27 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối

điện tăng 5,35%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản

lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,65%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; khai

khoáng giảm 3,01%, làm giảm 0,01 điểm phần trăm Ngành xây dựng tăng 9,06%

so với năm 2021, đóng góp 0,99 điểm phần trăm vào mức tăng chung

Khu vực dịch vụ: Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh khởi sắc

và phục hồi nhanh ở tất cả các ngành Đóng góp của một số ngành dịch vụ có tỷ

Trang 25

trọng lớn vào giá trị tăng thêm như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 9,17% so với

năm 2021, đóng góp 0,66 điểm phan trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt độngtài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,07%, đóng góp 0,30 điểm phần trăm;ngành vận tải, kho bãi tăng 10,54%, đóng góp 0,37 điểm phần trăm; ngành dịch

vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,48%, đóng góp 0,18 điểm phần trăm

Quy mô, cơ cấu kinh tế: Quy mô GRDP tỉnh Nam Định năm 2022 theo giá

hiện hành ước đạt 91.966 tỷ đồng, tăng 9.125 ty đồng, tương đương tăng 11,01%

so với năm 2021 Về cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm

19,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng 42,65%; khu vực dịch vụ 34,78%;

thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,18% (Cơ câu tương ứng năm 2021 là:

20,80%; 41,86%; 34,26%; 3,08%)

a Sản xuât nông nghiệp

Trồng trọt: Năm 2022, diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 173.159

ha, giảm 1,0% (-1.678 ha) so với năm 2021 Diện tích gieo trồng cả năm giảm dodiện tích gieo trồng ba vụ đều giảm so với năm trước Trong đó:

Vụ Đông năm 2021-2022, gieo trồng 9.442 ha cây hàng năm, giảm 0,8%

(-79 ha) so với vụ Đông năm trước; trong đó diện tích trồng trên đất hai lúa 970

ha Diện tích trồng cây vụ đông giảm chủ yếu ở các huyện: Vụ Bản (-46 ha),Nghĩa Hưng (-90 ha) Năng suất các cây trồng vụ Đông năm 2021-2022 tương

đương và cao hơn so với vụ Đông năm trước.

Vu Xuân 82.829 ha cây hang năm các loại, giảm 1,0% (-749 ha) so với vụ

Xuân năm 2021 Trong đó, diện tích trồng lúa 71.007 ha, giảm 1,1% (-783 ha);rau màu va cây hang năm các loại 11.822 ha, tăng 0,2% (+34 ha) Năng suất lúa

vụ Xuân đạt 69,45 tạ/ha, giảm 0,1% (-0,06 tạ/ha); sản lượng thóc đạt 493.175 tan,giam 1,2% (-5.841 tan) so voi vu Xuan nam 2021

Vụ Mua 80.888 ha cây hang năm các loại, giảm 1,0% (-850 ha) so với vu

Mùa năm trước Trong đó, diện tích trồng lúa 72.002 ha, giảm 1,5% (-1.119 ha);rau màu và cây hàng năm các loại 8.886 ha, tăng 3,1% (+269 ha) Năng suất lúa

vụ Mùa bình quân toàn tỉnh đạt 52,89 tạ/ha, tăng 1,7% (+0,89 tạ/ha); sản lượng

Trang 26

thóc đạt 380.854 tấn, tăng 0,2% (+644 tấn) so với vụ Mùa năm 2021

Hình 3: Sản lượng một số cây hàng nam chủ yếu

thóc cả năm dat 874.029 tan, giảm 0,6% (-5.197 tắn) so với năm 2021

Nhiều mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao

gắn với xây dựng thương hiệu gạo Nam Định hình thành qua đó giải quyết thị trường

tiêu thụ, nâng cao năng suất và chất lượng gạo trên địa bàn tỉnh

Căn cứ kết quả điều tra diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Xuân năm 2022của các huyện, thành phố và sau khi kiểm tra, tổng hợp; Cục Thống kê tỉnh Nam Dinhthông báo chính thức diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Xuân năm 2022 của các

huyện, thành phố như sau:

Trang 27

9 Giao Thuy 76,85 7.005 76,60 53.658 99.67

10 Hai Hau 75,69 9.993 75,60 75.547 99.88

Rau màu và cây hàng năm các loại gieo trồng 30.150 ha, tăng 0,8% (+224 ha)

so với năm 2021 Trong đó, diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác 2.935 ha,

tăng 1,1% (+31 ha); cây lấy củ có chất bột 3.143 ha, giảm 5,1% (-168 ha); cây có hạtchứa dầu 5.508 ha, giảm 1,4% (-81 ha); cây rau, đậu, hoa các loại 17.126 ha, tang

1,8% (+305 ha); cây hàng năm khác 1.282 ha, tăng 15,7% (+174 ha) so với năm

2021 Thời tiết năm 2022 diễn biến thất thường, mưa nhiều, gây ảnh hưởng đếnchất lượng các loại rau màu Ngành Nông nghiệp tỉnh chủ động bám sát kế hoạch,tích cực hướng dẫn người dân chăm sóc các loại cây trồng, tập trung thực hiện tái cơcấu nông nghiệp, đưa các loại rau màu có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy,nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Nhiều mô hình sản xuất theo hướng hữu

cơ3, an toan được xây dựng dé cung cap cho các cửa hang thực phẩm sạch trên địa

bàn tỉnh đem lại hiệu quả kinh tẾ cao

Trang 28

Cây lâu năm: Năm 2022, toàn tỉnh sơ bộ trồng 6.704 ha cây lâu năm, tăng

0,4% (+31 ha) so với năm 2021; trong đó diện tích nhóm cây ăn quả 4.222 ha, tăng

0,4% (+17 ha); diện tích nhóm cây lấy quả chứa dầu 39 ha, tăng 2,6% (+1 ha); điện

tích nhóm cây gia vị, dược liệu lâu năm 412 ha, giảm 1,9% (-8 ha); diện tích nhóm cây lâu năm khác I.993 ha, tăng 1,0% (+20 ha).

Chăn nuôi và thú y: Chăn nuôi gia cầm phát triển; dịch bệnh trên đàn vậtnuôi kiểm soát tốt Tuy nhiên, ngành chăn nuôi trong năm gặp nhiều khó khăn dogiá thức ăn ở mức cao ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của người chăn

nuôi.

Hình 4: Tốc độ tăng số lượng gia súc, gia cằm cuối tháng 12/2022 so với cùng thời điểm năm trước

A 0.6% Vv 14, Y 185 A 18%

Thời điểm cuối thang 12/2022, đàn trâu ước có 7.773 con, tăng 0,6% (+47 con);dan bò 27.626 con, giảm 1,4% (-385 con) so với cùng thời điểm năm 2021

Đàn lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ) 629.315 con, giảm 1,8% (-11.735 con);

sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tháng 12/2022 ước đạt 12.522 tắn, tăng 1,2% (+147tan)so với cùng thời điểm năm trước

Đàn gia cầm 9.633 nghìn con, tăng 1,8% (+166 nghìn con); trong đó đàn

gà 6.959 nghìn con, tăng 1,6% (+107 nghìn con) so với cùng thời điểm năm 2021

Trang 29

Biểu 2.1: Sản phẩm chăn nuôi năm 2022

Tắn

Thực hiện Ước tính Năm 2022 so với

năm 2021 năm 2022 năm 2021(%)

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 195.609 197.251 100,8

Trong đó:

Thịt trâu 879 895 101,8

Thịt bò 2.940 2.958 100,6

Thịt lợn 150.470 149.150 99,1

Thit gia cam 32.361 34.993 108,1

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2022 ước đạt 197.251 tấn, tăng

0,8% (+1.642 tan) so với năm 2021 Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng149.150 tấn, giảm 0,9% (-1.320 tấn); sản lượng thịt gia cầm các loại xuất chuồng34.993 tan, tăng 8,1% (+2.632 tan) Sản lượng trứng gia cầm 454.099 nghìn quả,tăng

9,8% (+40.401 nghìn quả) so với năm 2021.

* Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi: Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 20/01/2022, bệnhphát sinh ở 02 hộ chăn nuôi tại 02 huyện Trực Ninh và Giao Thủy Tổng số lợn

mac bệnh, tiêu hủy là 16 con, tổng trọng lượng tiêu hủy 545 kg

Ngày 11/5/2022, bệnh phát sinh ở 01 hộ chăn nuôi tại thị tran Ninh Cường

- Trực Ninh với số lợn mắc bệnh, tiêu hủy là 01 con, tổng trọng lượng tiêu hủy

70 kg Đến nay, không phát sinh thêm lợn ốm, chết do dịch tả lợn Châu Phi.Ngành Nông nghiệp tỉnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra phối hợp với cácđịa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên dan gia súc, gia cầm, tíchcực hướng dẫn các hộ chăn nuôi phòng chống dịch bệnh, áp dụng khoa học kỹ

thuật vào chăn nuôi, đề ra những giải pháp phù hợp dé thúc day ngành chăn nuôi

trên địa ban tỉnh phát trién

Trang 30

là rừng ngập mặn phân bố ở vùng ven biển huyện Nghĩa Hung (1.162 ha), Giao Thủy

(1.808 ha),

Hải Hậu (56,1 ha) Lực lượng kiểm lâm kết hợp với chính quyền địa phương

và các lực lượng có liên quan thường xuyên tuyên truyền các chính sách pháp luậtcủa Nhà nước trong công tác quản ly, bảo vệ và phát trién rừng; hướng dẫn người dân

khai thác sử dụng các nguồn lợi từ rừng một cách có hiệu qua

Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ đạt 4.602 m3, tăng 0,5% (+24 m3); sản lượng củi khai thác 12.338 ste, tăng 0,8% (+103 ste) so với năm 2021 Sản lượng gỗ và

lâm sản khai thác trên địa bàn tinh không lớn, chủ yếu được khai thác từ diện tích cây

phân tán.

c Thuỷ sản

Sản xuất thuỷ sản năm 2022 duy trì ôn định Các phương tiện tàu thuyềnđược tăng cường đầu tư, nâng cấp để vươn khơi khai thác xa bờ Nuôi trồng thủysản phát triển các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao; hình thành vùng nuôitập trung, ứng dụng công nghệ cao tạo chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu

dùng.

Sản lượng thuỷ sản tháng 12/2022 ước đạt 15.049 tan, tăng 4,9% (+707 tan) sovới cùng kỳ năm 2021; trong đó: Thuỷ sản khai thác 4.291 tấn, tăng 2,2% (+94

tan);thuy sản nuôi trồng 10.758 tan, tăng 6,0% (+613 tan)

Hình 5: Sản lượng thủy sản năm 2022

128.77/án i 187.318 \ 58.541 tán

y

& 6,3 4 „ A 1,9

Tinh chung năm 2022, sản lượng thuỷ san ước đạt 187.318 tấn, tăng 4,9%

(+8.745 tắn) so với năm trước; trong đó: Thuy sản khai thác 58.541 tấn, tăng 1,9%(+1.100 tấn); thuỷ sản nuôi trồng 128.777 tấn, tăng 6,3% (+7.645 tấn).Sản xuất giống thuỷ sản được mở rộng Số lượng con giống năm 2022 ước

đạt 15.412 triệu con, tăng 8,5% (+1.209 triệu con) so với năm 2021 Trong đó:

Trang 31

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 1.065.029 người, bao gồm 337.484

người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 5,3% so với năm

trước, chiếm 31,7% tông số; khu vực công nghiệp và xây dựng 426.243 người, tăng7,5%, chiếm 40,0%; khu vực dịch vụ 301.302 người, tăng 3,8%, chiếm 28,3%.Chuyên dịch lao động tiếp tục theo xu hướng từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với tỷ trọng lao động tương ứng

trong các khu vực năm 2021 là: 34,2%; 38,0%; 27,8%.

2.1.3.2 Đời sống dân cư

Năm 2022, tình hình đời sống các tang lớp dân cư trên dia bàn tỉnh nhìn chung

ổn định, không có hộ thiếu đói Kinh tế dan hồi phục, hoạt động sản xuất kinh doanhđược day mạnh; các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội được các cấp, các ngành quan tâm và đảm bảo; giá cả các mặt

Trang 32

hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt đáp ứng nhu câu của nhân dân trong

tỉnh.

Mức sống dân cư: Thu nhập bình quân một người một tháng theo giá hiện

hành năm 2022 đạt 5.100 nghìn đồng, tăng 15,6% so với năm 2021 (687 nghìn đồng)

Trong đó, khu vực thành thị 6.495 nghìn đồng, tăng 16,2%; khu vực nông thôn 4.957 nghìn đồng, tăng 15,0% so voi năm trước.

2.2 Thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 diễn ra trong điều kiện thời tiếttương đối thuận lợi Năng suất các loại cây trồng đạt khá; chăn nuôi phát triển 6n định,dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát Ngành thủy sản duy trì mức tăng khá, sảnlượng và hiệu quả kinh tế nâng lên Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủysản gặp nhiều khó khăn do giá vật tư dau vào tăng cao

a Sản xuất nông nghiệp

Trồng trot: Năm 2022, điện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 173.159 ha,giảm 1,0% (-1.678 ha) so với năm 2021 Diện tích gieo trồng cả năm giảm do điệntích gieo trồng ba vụ đều giảm so với năm trước

Tỉnh chung cả năm 2022: Diện tích gieo trồng lúa đạt 143.009 ha, giảm 1,3%

(-1.902 ha) so với năm trước chủ yếu do chuyên đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sửdụng đất Năng suất lúa cả năm đạt 61,12 tạ/ha, tăng 0,7% (+0,45 tạ/ha); sản lượngthóc cả năm đạt 874.029 tan, giảm 0,6% (-5 197 tan) so với năm 2021 Nhiều mô hìnhliên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao gắn với xây dựng thương

hiệu gạo Nam Định hình thành qua đó giải quyết thị trường tiêu thụ, nâng cao năng

suất và chất lượng gạo trên địa bàn tỉnh

Chăn nuôi và thi y: Chăn nuôi gia cam phat triên; dịch bệnh trên dan vật nuôi kiêm soát tôt Tuy nhiên, ngành chăn nuôi trong năm gặp nhiêu khó khăn do giá thức

ăn ở mức cao ảnh hưởng trực tiêp dén chi phí sản xuât của người chăn nuôi.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2022 ước đạt 197.251 tan, tăng0,8% (+1.642 tan) so với năm 2021 Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng149.150 tan, giảm 0,9% (-1.320 tan); sản lượng thịt gia cầm các loại xuất chuồng34.993 tan, tăng 8,1% (+2.632 tan) Sản lượng trứng gia cầm 454.099 nghìn quả, tăng

9,8% (+40.401 nghìn quả) so với năm 2021.

b Lâm nghiệp

Trang 33

Năm 2022, tỉnh hoàn thành kế hoạch trồng 1,2 triệu cây phân tán các loại Đây

là những cây bản địa, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương Cây phân tántrồng tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo

Tính chung năm 2022, sản lượng thuỷ sản ước dat 187.318 tấn, tăng 4,9%

(+8.745 tan) so với năm trước; trong đó: Thuỷ sản khai thác 58.541 tan, tăng 1,9%(+1.100 tan); thuỷ sản nuôi trồng 128.777 tan, tăng 6,3% (+7.645 tan)

Doanh nghiệp , tổ chức nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

Số Hợp Tác Xã Phân Theo Huyện / Thành Phố

Số Trang Trại Phân Theo Huyện Thành Phó

Trang 34

Huyện Xuân | 28 45 24 36 27

Truong

Huyén Giao | 213 163 184 103 100 Thuy

Huyện Hải Hậu | 65 45 53 24 23

-Số lao động trong hợp tác xã phân theo huyện thành phố

2015 2017 2018 2019 2020

TONG SO 8490 6421 6033 5810 5387

Tp Nam Dinh 647 576 503 427 375 Huyện Mỹ Lộc 109 54 65 83 205 Huyén Vu Ban 1102 810 791 996 634

Huyén Xuan | 591 653 603 620 509 Truong

Huyén Giao | 421 305 256 242 239 Thuy

Huyện Hải Hậu | 1366 567 663 698 672

Trang 35

Số Trang Trại Năm 2021 Phân Theo Ngành Hoạt Động Và Phân Theo HuyệnThành Phố

Tổng Trang Trại Trang Trang Trại Trang

Trồng Trọt Trại Nuôi Trồng Trại Khác

Huyện Hai Hậu | 23 13 10

Một số doanh nghiệp tiêu biểu

1.Công ty Cổ phan Muối và Thương mại Nam Định (thành phố Nam Định

-Công ty chuyên sản xuất muối sạch theo phương pháp truyền thống Hiệnnay, Công ty dang sở hữu 11 sản phẩm Trong đó, có 5 sản phẩm đã được công nhận

là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt hạng 4 sao Đặc biệt, có 1 sản phẩm đã xuất khâu đi

Nhật Bản.

Trang 36

Trung bình, mỗi năm Công ty xuất bán sang thị trường Nhật Bản khoảng 100tấn muối sạch thương hiệu NADISALT Ngoài ra, thời gian qua đã có một số sảnpham OCOP tiêu biểu của tinh đã xuất khâu sang nhiều nước trên thé giới Điển hình

là sản phâm ngao sạch Lenger được thị trường khó tính ở các nước châu Âu, Mỹ, HànQuốc, Nhật Bản ký hợp đồng tiêu thụ thường xuyên Sản phẩm cá bống bớp Nghĩa

Hưng được đón nhận rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước như: Hà Nội, Quảng

Ninh, Hải Phòng và Trung Quốc

2 Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại và Vận tải Minh Hằng (CCN xã

Quang Trung)

-Ở huyện Vụ Bản, sản phẩm Trà tươi hương chanh mật ong S24 của Công tyTNHH Sản xuất, Thương mại và Vận tải Minh Hằng (CCN xã Quang Trung) là sản

đầu tiên của huyện được xếp hạng OCOP 4 sao

Ông Bùi Văn Chỉnh, Phó Giám đốc Công ty cho biết, từ năm 2020 công tyđược chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện, các đơn vị tư vấn, hướng dẫnhoàn thiện sản pham theo tiêu chi, qua đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ý nghĩaChương trình, từ đó cải tiến quy trình sản xuất, thay đổi kiểu dang, mẫu mã, xây dựng

website tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại

các Hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh

Đề bảo đảm chất lượng sản phẩm, toàn bộ nguyên liệu đầu vào được Công ty

ký kết hợp đồng thu mua 6n định với các đơn vị sản xuất Trung bình mỗi tháng,Công ty tiêu thụ từ 15-20 tan nguyên liệu đầu vào; sản xuất trên 20 nghìn sản phẩmcác loại Đến nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty được mở rộng; đượcnhiều doanh nghiệp uy tín như: Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam tạitỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên; Công ty TNHH LG Display Việt Nam tại Hải Phòng

lựa chọn cho công nhân sử dụng.

Những tháng đầu năm 2022, doanh thu của Công ty trên 10 tỷ đồng, tạo việc

làm 6n định cho 15 lao động với mức thu nhập từ 6-7 triệu đồng/người/tháng Năm

2022, Công ty phan dau đạt doanh thu khoảng 60 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm

2021

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w