1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định

199 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 56,33 MB

Nội dung

Cần có một hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất thể hiện đầy đủ nội dung tích hợp và lồng ghép cácyếu tổ liên kết vùng và BĐKH, đảm bảo đưa đất đai vào phát triển một cách bền vững.Nghiên cứu h

Trang 1

CƠ SỞ KHOA HỌC HOÀN THIEN BỘ CHÍ TIÊU

SỬ DUNG DAT TRONG QUY HOẠCH TÍNH CÓ TÍNH DEN MOI LIÊN KET VUNG VA BIEN DOI KHÍ HẬU,

AP DUNG CHO TINH NAM DINH

LUAN AN TIEN Si QUAN LY DAT DAI

Hà Nội - 2021

Trang 2

CƠ SỞ KHOA HỌC HOÀN THIEN BỘ CHỈ TIEU

SỬ DUNG DAT TRONG QUY HOẠCH TINH CÓ TÍNH DEN MOI LIEN KET VUNG VA BIEN DOI KHÍ HẬU,

ÁP DUNG CHO TÍNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 9850103.01

LUẬN AN TIEN SĨ QUAN LÝ DAT DAI

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

1 GS.TS Nguyén Cao Huan

2 TS Thái Thi Quỳnh Như

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Cao Huan và

TS Thái Thị Quỳnh Như.

Trong luận án, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên cứu

khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận án này là

trung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nào Tôi xin chịu trách

nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hà Nội ngày — tháng năm 2021

NGHIÊN CỨU SINH

Vũ Lệ Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Công trình nghiên cứu này là luận án tiến sĩ chuyên ngành Quan ly dat đai, được

thực hiện tại Khoa Dia lý, Trường Dai học Khoa học Tự nhiên Đây cũng là khóa đào

tạo tiễn sĩ về Quan lý đất đai lần đầu tiên tại ĐHQG Hà Nội (khóa 2016-2019)

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Cao Huan và TS Thái Thị Quynh Như, ngườihướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong

công tác nghiên cứu và hoàn thiện luận án.

Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu từ phía Ban Lãnh đạo Khoa

Địa lý, các thầy, cô giáo bộ môn Quản lý đất đai, bộ môn Công nghệ và Thông tinđất đai, khoa Địa lý, Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,

nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ và giúp

đỡ tận tình từ Lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo Khoa Quản lý đất đai - Trường Đạihọc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinhphí, động viên tinh thần tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án

Ngoài ra, tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các nhà khoa

học ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Đất đai, Tổng

cục Quản lý đất đai, Hội Trắc địa Bản đồ và Viễn thám, Viện Tài nguyên và Môi

trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin cảm ơn các cán bộ tại UBND tỉnh Nam

Dinh, Sở Tài nguyên và Môi trường tinh Nam Định, Sở Xây dựng tỉnh Nam Dinh,

Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định đã cung cấp nhiều tài liệu hữu ích về khu vực

nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ từ đề tài BĐKH.09/16-20, đề tài TNMT.2018.01.04

hỗ trợ tôi về cơ sở dữ liệu dé hoàn thành luận án này

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè, đồngnghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án

Xin trân trọng cảm on!

Hà Noi, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận án

Vũ Lệ Hà

Trang 5

2 MỤC TIEU VÀ NOI DUNG NGHIÊN CỨU -:: :¿+c-++:+c-++: 3

3 PHAM VI NGHIÊN CỨU -¿-22¿¿22++++2EE++2EEEtttrErtrtrrrtrrrrrrrrrrrrer 4

4 CÁC LUẬN DIEM BẢO VỆ, ccc 2 treo 4

5 NHUNG DIEM MỚI CUA LUẬN ÁN ¿¿52cc2ccccsrrrsrrrrsrrrvee 4

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẼN -¿-c¿25c+vsvcrvesrrrer 4

7 CƠ SỞ DU LIEU THỰC HIỆN LUẬN ÁN 2-2 52+c+csscxcrseee 5

8 CAU TRUC LUAN AN 0100577 5Chương 1 CO SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan - 2-22 + s+zs+ss+: 6

1.1.1, Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đI c-ccc55e- 61.12 Tổng quan về liên kết 772277 8

1.1.3 Tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất

và quy hoạch sử dụng đi 2-5: 5c SE EtEEỀEEE 1112121221211 211011.1121 re 11

1.1.4 Các nghiên cứu về bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch có gan

với liên kết vùng và yếu tô biến đồi khí hậu - +: + + +Ee+eEeEEEeErrrrerkees 13

1.1.5 Tổng quan các công trình về khu vực nghiên CỨU -c2cz+sscsa 201.1.6 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan

và định hướng các vấn đề CAN QUAN tÂIH: 2-©5+©52+ce+£++£EeEE+EeEEerkerrerrerrsee 211.2 Co sở lý luận về quy hoạch sử dụng dat có tính đến mối liên kết vùng

và biến đổi khí hậu : 2¿-222+222++222122211271112211122111221112112111.12 re 22

1.2.1 Quy hoạch sử dụng đất - 555 SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE tre 22

1.2.2 Liên kết vùng trong quy hoạch sử dụng đấtt -csccccccccccscceei 241.2.3 Biến đổi khí hậu và sự ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất 30

1.2.4 Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch qua các thời Kỳ ‹ 38

1.3 Thực trạng QHSDD trong LKV và BDKH ở Việt Nam - 39

1.3.1 Thực trạng LKV trong QHSDD tại Việt N@T1 S5 5SS<<<+sS2 39 1.3.2 Thực trạng QHSDD thích ứng với BĐKH tại Việt Nam - 41

Trang 6

1.4 Kinh nghiệm trên thế giới về quy hoạch sử dụng đất có tính đến liên kết vùng

và biến đổi khí hậu -: ©22¿+22++222++2221122211222112221122111211211 1 re 4I1.5 Cách tiếp cận, phương pháp và các bước nghiên cứu -¿ zs- 44

1.5.1 Cách tiếp cận nghiÊH CỨM - - + se +ttềEEEKEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrkrree 44

1.5.2 Phương pháp nghién CUU cv kiệt 46

1.5.3 Các bước nghiên cứu thực hiện luận AN .ccccscssseexssessees 50

Tid Ket CHUNG 008 NNnnn nhe eaeeaaO.Ả 52Chuong 2 XAC DINH BO CHi TIEU SU DUNG DAT TRONG

QUY HOẠCH TÍNH CÓ TÍNH DEN MOI LIEN KET VUNG

VA BIEN DOI KHÍ HẬU VUNG DONG BANG SONG HÒNG 53

2.1 Các yếu tố anh hưởng đến quy hoạch sử dung đất có tính đến liên kết vùng

và biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng - 2-22 5c ©5225z2cxcce2 53

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất có tính đếnliên kết vùng và biến đổi khí hậu vùng Đông bằng sông Hồng - 53

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch sử dung đất có tinh

đến liên kết vùng và biến đổi khí hậu vùng Đông bằng sông Hồng - 59

2.1.3 Những loi thé và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

ảnh hưởng tới sử dụng đất vùng Đồng bằng sông HNng 2-2-5252 ©5sc: 64

2.1.4 Xác định các yếu to liên kết vùng của Dong bằng sông Hong

ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đÌất 5-5-5 ct+E+EEEeEteEEEErerrrrrrrerreeo 68

2.1.5 Các yếu tổ Biến đổi khí hậu anh hưởng đến sử dung dat và quy hoạch

sử dụng dat các tinh vùng Dong bằng sông Hông ©22-52ccsccccccccccscsee 83

2.2 Xây dựng bộ chỉ tiêu sử dụng dat trong quy hoạch tỉnh có tính đến các yếu tố

liên kết vùng và biến đổi khí hậu các tinh vùng Đồng bằng sông Hồng 88

DU N» ch an 88

2.2.2 Bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến các yếu tổ

liên kết vùng và biến đổi khí hậu các tỉnh vùng Đông bằng sông Hồng 90

2.2.3 Tinh ưu việt của bộ chỉ tiêu mới đỀ XHẤT - 5c SteEEeEv+terexereeree 99

07871.) i00 ïnnnn nen Â Ô 101

Chương 3 XÁC ĐỊNH CÁC CHÍ TIỂU SỬ DỤNG DAT KHU CHỨC NĂNG

VÀ KHU THICH UNG BIEN DOI KHÍ HẬU PHỤC VỤ ĐỊNH HUONG

SỬ DUNG DAT TINH NAM ĐỊNH GIAI DOAN 2021-2030 102

3.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường ảnh hưởng tới

sử dụng đất tỉnh Nam Định -2- + ©5¿+S2+EE£EEEEEE2E12E12712112112117121 211 1c 102

3.1.1 Điều kiện tự nhiÊN - 2-5-5 SEE‡EÉEEEEEEEEEEEE11111E1111211 1.1 cxe 102

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã NOi cescesceccesscescessessesssessessesseessessessessessessessesssesseeses 108

3.1.3 Đánh gia chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nam Định 111

il

Trang 7

3.2 Đánh giá liên kết vùng của tỉnh Nam Định ảnh hưởng tới quy hoạch

sử dụng đẤt -cs tk 2112112712112111111111121111111111.111111211 1111 ee 113

3.2.1 Phân vùng kinh KẾ - + ++5e+Et+k‡EE‡EEEEEEE 1112112111111 cxe 1133.2.2 Liên kết trong nông nghiỆ: -©2-5++cs+E2+E£ES+EeEerkerkerrrrrerree 114

3.2.3 Liên kết vùng trong phát triển giao thông đảm bảo nhu cau di lại

và vận chuyển hàng hóa cua tỉnh với các tinh Khác .-.««« <<+++sss++ 115

3.2.4 Liên kết trong phát triển công nghiệp -+ +©5c©cecs+c+ccczxcsez 1163.2.5 Liên kết vùng trong phát triển du lịch: +55 xece+cs+czczxecsee 116

3.2.6 Liên kết vùng trong phát triển đô thị 2-2 z+ce+cs+cxerxezrzrsereee 1173.2.7 Đánh giá chung về liên kết vùng của Nam Định - 5-5: 118

3.3 Đánh giá ảnh hưởng của biến đồi khí hậu và nước biên dâng tới sử dụng đất

AiNi ¿1800/89/11 0112755 5 119

3.3.1 Các yếu tố gây biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sử dung dat

tỉnh Nam TDỊTÌ, - << 1 E11 KT KĐT KĐT kg gưy 119

3.3.2 Ảnh hưởng của nước biển dâng tới sử dụng đất ở tỉnh Nam Định 1223.4 Đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

giai đoạn 2010 - 2020 c1 21223111111 112 119111111 1111111 1 T1 HH TH HT 124

3.5 Đề xuất chỉ tiêu khu chức năng sử dụng dat và khu thích ứng biến đổi khí hậu

trong quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2030 -: 5+ -s++<+>+<+2 126

3.5.1 Quan điểm sử dụng đất có tính đến liên kết vùng và thích ứng

28225 38.180-7 000000n8Ẻ8Ẻ8e® 126

3.5.2 Dé xuất các khu chức năng sử dụng dat và khu thích ứng BĐKHphục vụ định hướng sử dụng đất cho tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2030 127

3.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm ứng dụng bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong

quy hoạch tỉnh có tính đến liên kết vùng và biến đổi khí hậu - 137

3.6.1, Gidi PREP CHUNG naeằ« 137

3.6.2 Giải pháp cho tinh Nam Định khi xây dung hop phan phân bồ

và khoanh vung SDD trong quy NOdch tĨnH ccsc se +seseeeeereereeersserrerrs 139

Tid két ChWONG 0808 00nnnnẺ8n nen eAHẬUA 140

KET LUẬN, KIÊN NGHỊ, - 2-2 s£ 5< ©SsSs£SsEssEsstssesserssrssessersersee 142

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN s-s<©c<sscsseEseEssEssesserserserssrrsrrssre 144

TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-s< se s£©EssEsseSvssezssersseersserssee 145

PHỤ LỤC

1H

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Social Network Analysis

ANP

(Phuong phap phan tich mang)

BDKH Biến đồi khí hậu

CNH-HDH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CTR Chất thải rắn

DBSH Đồng bang sông Hồng

DDSH Da dang sinh hoc

ĐKTN Điều kiện tự nhiên

DITN Diện tích tự nhiên

DTTT D6 thi trung tam

IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change

(Ban Liên chính phủ về biên đôi khí hau)

KCN Khu công nghiệp

KTTD Kinh té trong diém

KTXH Kinh tế xã hội

LKV Liên kết vùng

NBD Nước biển dâng

NCS Nghiên cứu sinh

QHSD Quy hoach su dung

QHSDD Quy hoach str dung dat

RCP Representative Concentration Pathways

(Đường nông độ khí nha kính đại diện)

SDD Su dung dat

TN-KT-XH Tự nhiên - kinh tế - xã hội

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

iv

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1 Bộ tiêu chí và chỉ tiêu lồng ghép yếu tổ sinh thái cảnh quan

trong quy hoạch sử dụng dat ccscccsscesssssesssesssessssssesssecssecsecssecssscssessecssessseesecasecsees 14Bảng 1.2 Khung pháp lý chung hỗ trợ việc tích hợp sạt lở đất vào quy hoạch

AG td 0 ¬aa Ô 17

Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu được đưa vào quy hoạch sử dụng đất tại Đức 17Bảng 1.4 Hệ thống chỉ tiêu về biến đổi khí hậu đưa vào quy hoạch sử dụng đất I9

Bang 1.5 Các vụ phun trào núi lửa lớn trong năm Qua 5 555552 2s £s<+e+ss+ 31

Bang 1.6 Du bao thay đổi nhiệt độ trung bình bề mặt và mức nước biển dâng

trung bình toàn cầu vào giữa và cuối thế kỉ 21 -¿©++z+2E++e+£rxestrrxerrrrscee 33

Bảng 1.7 Nội dung cụ thể của các bước thực hiện điều tra và phân tích

trong chu trình Delphi áp dụng xây dựng bảng chỉ tiêu sử dụng đất

01901158908/841919)05)): 000110717577 48

Bảng 1.8 Giải thích mức độ đồng thuận và mức độ tin cậy liên quan

với hệ số Kendall’ s(W) ccccsscsscessessessessessesssssessessessesssessessessusssessessessnsssessessessessseeses 49Bang 1.9 Nguồn đánh giá mâu thuẫn và ưu tiên theo thang do Likert 49Bảng 2.1 Diện tích cây lương thực có hạt theo địa phương tính đến 31/12/2019 58Bảng 2.2 Hiện trạng rừng các tinh vùng DBSH đến 31/12/2019 -. - 58Bang 2.3 Dân số, mật độ và ty lệ tang dân số tự nhiên năm 2019

cdc tinh ving 9055150017077 60

Bang 2.4 Số trường phô thông theo địa phương tại vùng DBSH61

Bang 2.5 Tổng sản pham vùng DBSH năm 2017 và 2018 theo giá hiện hành 62

Bang 2.6 Chỉ số sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành phố DBSH

NAM 2017 Va 2018 11 63

Bang 2.7 Giá trị một số mặt hàng xuất khâu năm 2019 của vùng ĐBSH 68

Bảng 2.8 Diện tích, sản lượng lương thực và thủy sản phân theo vùng

B100 1020200112938 68Bảng 2.9 Số trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất năm 2019 - 69Bảng 2.10 Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

có đến 01/01/2017 phân theo ranh giới hành chính tinh vùng ĐBSH 73Bảng 2.11 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép tính đến

ngày 31/12/20016 (có tính lũy kế các dự án còn hiệu lực) vùng ĐBSH 74Bang 2.12 Chỉ số phát triển công nghiệp năm 2020 -2- ¿5+2 75Bảng 2.13 Diện tích một số loại đất nông nghiệp vùng ĐBSH tính đến

ngày 31/12/2005 và 31/12/2010 -¿ +-©-++2+++E+++EExtSEESEEEtEExrtrkrerkrerrrrrrrree 78

Trang 10

Bang 2.14 Diện tích một số loại đất lâm nghiệp vùng DBSH tính đến

ngày 31/12/2005 và 31/12/20 14 -¿- 2¿-++++++2+++EE2EEE2EE22AE22E 221212221 2Excrrree 80

Bang 2.15 Nguy cơ ngập do nước biên dâng tại các tỉnh giáp biển

lién két ving Va BD KH Ẻ 5-1 96Bảng 3.1 Thống kê dân số các năm 2005 - 2010 - 2015 - 2019 -: 110Bảng 3.2 Thống kê diện tích và năng suất cây lương thực có hạt của các

tinh vùng Đồng bằng sông Hồng - ¿- ¿2° SE EỀEE+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrei 114Bảng 3.3 Thống kê diện tích và sản lượng thủy sản các tỉnh

vùng Đồng bằng sông Hồng 2019 - 2-2 ©5£+E£EE£EEEEE2EEEEEEEEEEErrkrrrkerrees 115Bảng 3.4 Phân mức diện tích, khu vực đất bị ảnh hưởng BĐKH

vùng ven biển thuộc tỉnh Nam Định - - + + Ek+E+E£EEEE+EEEEksEeErrrrerererxee 120Bảng 3.5 Phân mức diện tích, khu vực đất bị ảnh hưởng BĐKH

của các địa bàn đồng bằng thuộc tỉnh Nam Định - «5+ +25 << + << ssc<+ss 121Bảng 3.6 Loại đất bị ngập theo kịch bản NBD trung bình đến 2050 Nam Định 122Bảng 3.7 Tổng hợp diện tích bị nhiễm mặn vùng ven biển tinh Nam Định 123Bảng 3.8 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch

sử dụng đất kỳ đầu của tỉnh -¿- + 2 +2 +E£EEE SE 121121121121 71 711111, 125Bang 3.9 Dinh hướng sử dụng đất đến năm 2030 tỉnh Nam Định 127

Bang 3.10 Danh mục các khu công nghiệp xây dựng và thực hiện năm 2030 130

Bang 3.11 Bảng định hướng đất cụm công nghiệp giai đoạn 2030 131

VI

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mùa đông tháng 12, 1, 2 năm 1991 thấp hơn giai đoạn 1984-1990

sau vụ phun trào Pinatubo 1Ø - + s- + + + x19 1910 19111911 ng ng re 30

Hình 1.2 Sự thay đôi nhiệt độ trung bình thế giới đến năm 2100

theo các kịch bản - + 2111131122331 1 11112923 111 1n ng ng ve neg 32

Hình 1.3 Quy trình nghiÊn CỨU - c2 2213113113 1151551355121 11x rrkrrr 51

Hình 2.1 Bản đồ hành chính vùng ĐBSH - 2-2 252 +Ee£EeEEeEEeEzErrerreeg 55Hình 2.2 Mô hình số độ cao DEM vùng DBSH - 2 2 s+£x+2zz+£z+cxeẻ 56Hình 2.3 Cơ cau GRDP theo giá hiện hành của ĐBSH năm 2018 - 62Hình 2.4 Kịch bản gia tăng nhiệt độ các tỉnh Đồng bang sông Hồng 83Hình 2.5 Điểm trung bình nhóm tiêu chí TN - KT - XH đối với

đất nông nghiỆp -2-5¿ 2+2 EE‡EEEE2E12E171211211717112112111111.111 111111111 xe 93

Hình 2.6 Điểm trung bình nhóm tiêu chí TN - KT- XH đối với

đất phi nông nghiỆp - 2-2-2 E£+E2+EE£EEEEEEEE12E127171121121121171.111 2111111111 re 93Hình 2.7 Điểm trung bình nhóm tiêu chí liên quan liên kết vùng 93Hình 2.8 Điểm trung bình nhóm tiêu chí liên quan BĐKH - 93Hình 3.1 Bản đồ thô nhưỡng tỉnh Nam Định106

Hình 3.2 Mối liên hệ giữa tinh Nam Định với các vùng kinh tế - 112Hình 3.3 Bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn trên các sông năm 2020

Trang 12

MỞ DAU

1 TINH CAP THIẾT

Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là công cụ hữu hiệu dé điều tiết các quan

hệ đất đai, đảm bảo nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế và 6n định xã hội.QHSDĐ vừa mang tính tích hợp, vừa mang tính điều phối đất đai, có vai trò khoanhvùng và phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực QHSDĐ là quy hoạch nền dé cácngành, lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp vớinhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

Bộ chỉ tiêu sử dụng đất là căn cứ quan trong cho việc phân bổ đất đai trongQHSDD ở bat ky cap nào Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam chủ yếutập trung đến việc phân bổ các loại đất Mặc dù phân vùng chức năng sử dụng đất

theo không gian đã được dé cập, tuy nhiên chưa rõ về cơ sở lý luận và phương phápluận dẫn đến chưa đảm bảo tính liên kết trong sử dụng đất, chưa phát huy được thế

mạnh cũng như đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các vùng Cho đến nay pháp luật

về dat đai vẫn chưa có quy định hướng dẫn chi tiết về liên kết giữa các địa phương

trong QHSDĐ; việc liên kết vùng (LKV) trong QHSDĐ cũng chưa được đề cập như

một nội dung bắt buộc trong việc đánh giá và lập các quy hoạch Luật đất đai 2013

(đã được sửa đổi bởi Luật Sửa đôi, bố sung một số điều của 37 Luật liên quan đến

quy hoạch) quy định “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc

thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải

thé hiện nội dung sử dung đất của cấp xã” [25] mà chưa xác định liên kết vùng

trong quy hoạch sử dụng dat cấp tinh Cùng với đó, phân bổ không gian sử dụng đất

thiếu thống nhất giữa các tỉnh, vùng; thiếu tính liên kết ngay từ khâu xác định mục

tiêu ưu tiên quỹ đất cho phát triển dẫn đến tình trạng sử dụng đất dàn trải cho cùngmột mục đích sử dụng (các khu công nghiệp, đất xây dựng khu sân bay, cảng

bién, ), gây ra tình trang sử dụng đất lãng phí, kém hiệu qua và có sự chồng lấn,

tranh châp vê nguôn lực đât đai giữa các mục tiêu phát triên.

Trang 13

Biến đổi khí hậu là hiện tượng tự nhiên đang xảy ra ở quy mô toàn cầu, khuvực và từng quốc gia, trong đó có Việt Nam Biến đổi khí hậu (BĐKH) có nhữngtác động tiềm tàng (kế cả tích cực và tiêu cực) đến các lĩnh vực, khu vực và các

cộng đồng khác nhau, trong đó có việc sử dụng tài nguyên đất Dưới tác động của

BDKH, đất nông nghiệp có thé bị giảm dan (do ngập tng, do sa mạc hóa, nhiễm

mặn ) Đối với đất phi nông nghiệp, BDKH gay ra các hiện tượng bão, lũ, hạn

hán, xâm nhập mặn gây khó khăn trong việc sử dụng đất ở, đất khu công nghiệp,đất giao thông, đất thủy lợi, y tế, và khó khăn trong quá trình xây dựng các côngtrình Chính vì vậy, khi xây dựng các phương án QHSDĐ cần được lồng ghép vớicác chỉ tiêu về BDKH, cần nghiên cứu, khoanh định rõ trên bản đồ QHSDĐ cáckhu vực sẽ bi ảnh hưởng bởi BĐKH; đề xuất phương án sử dụng đất cụ thể chotừng vùng, từng khu vực, từng khoanh đất phù hợp trong điều kiện BĐKH Có thêthấy răng, cần thiết phải thực hiện tích hợp, lồng ghép các yếu tố liên kết vùng vàBĐKH trong QHSDĐ một cách thống nhất

Việc lồng ghép các yếu tố BĐKH đã được thực hiện trong một số phương ánQHSDD nhưng chưa có một cơ sở khoa học và cách thức lồng ghép chính thức,thống nhất trong toàn quốc

Với những phân tích trên, có thê thấy rằng, cần thiết phải thực hiện tích hợp, lồng

ghép các yếu tô liên kết vùng và BĐKH trong QHSDĐ một cách thống nhất Cần có

một hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất thể hiện đầy đủ nội dung tích hợp và lồng ghép cácyếu tổ liên kết vùng và BĐKH, đảm bảo đưa đất đai vào phát triển một cách bền vững.Nghiên cứu hoàn thiện bộ chỉ tiêu (theo từng tiêu chí) sử dụng đất trong quy hoạch củacác cấp, là cơ sở dé hướng dẫn địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dungđất phù hợp, đảm bảo tính hợp lý và bền vững (dài hạn) của phương án quy hoạch, hạnchế việc điều chỉnh phương án quy hoạch đã được phê duyệt

Đồng băng sông Hồng (ĐBSH) là vùng đóng vai trò quan trọng trong pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH có nhiều điểmchung về địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên nên có tiềm năng dé thúc dayliên kết vùng trong sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách bền vữngtrong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay Tỉnh Nam Định đóng vai trò trung tâmvùng Nam Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng

trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, có vị trí

rất thuận lợi dé kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận

Là một tỉnh giáp biển nên Nam Định là một trong số các tỉnh bị tác động nặng nềcủa BDKH Dé bảo đảm phát triển bền vững, tỉnh Nam Định cũng như các tinhthuộc vùng DBSH, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất theo vùng dựa trênliên kết vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu bằng lý luận và thực tiễn để hoàn

Trang 14

thiện thành phần quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh, thực hiện đúng cácquy định của pháp luật quy hoạch và pháp luật đất đai hiện hành, bảo đảm chấtlượng quy hoạch trong thời kỳ tiếp theo.

Dựa vào các căn cứ trên, đề tài luận án được lựa chọn “Cơ sở khoa học hoànthiện bộ chỉ tiêu sử dụng dat trong quy hoạch tỉnh có tính đến moi liên kết vùng

và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định” là thực sự cần thiết

2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác lập cơ sở khoa học và đề xuất bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạchtỉnh có tính đến mối liên kết vùng và BĐKH

- Ứng dụng xây dựng bộ chỉ tiêu sử dụng đất khu chức năng và khu thích ứng

BĐKH phục vụ định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030

2.2 Nội dung nghiên cứu

a Nghiên cứu tổng quan và xác lập cơ sở lý luận về QHSDD vùng DBSH cótính đến liên kết vùng và BĐKH.

b Xác định bộ chỉ tiêu SDD trong quy hoạch tinh của vùng Đồng bang sông Hồng:

- Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các yếu tố liên kết vùng vàBiến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sử dụng đất

- Đề xuất bộ chỉ tiêu sử dụng dat trong quy hoạch tỉnh vùng DBSH có tính đếncác yếu tô liên kết vùng và BĐKH

c Áp dụng xây dựng bộ chỉ tiêu sử dụng đất khu chức năng và khu thích ứng

BDKH phục vụ định hướng sử dung đất tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030

d Đề xuất một số giải pháp nhằm ứng dụng bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quyhoạch tỉnh có tính đến LKV và BĐKH

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Cơ sở khoa học để xác định bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy

Câu hỏi 4: Các yêu tố BĐKH nào ảnh hưởng tới sử dung đất và QHSDĐ?

Câu hỏi 5: Bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh bao gồm những chỉ

tiêu nào?

Câu hỏi 6: Bộ chỉ tiêu sử dụng đất khu chức năng và khu thích ứng BDKH củatỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2030 gồm những chỉ tiêu nào?

Trang 15

3 PHAM VI NGHIÊN CUU

a) Pham vi không gian

Nghiên cứu xác định bộ chi tiêu sử dụng dat cấp tinh có tính đến liên kếtvùng và BĐKH được tập trung cho vùng Đồng bằng sông Hồng và áp dụng cho

Đề tài tập trung vào các nội dung chính:

- Cơ sở lý luận và phương pháp xác định bộ chỉ tiêu SDĐ trong quy hoạch tỉnh

có tính đến LKV và BĐKH

- Xác định bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến LKV và BĐKH

- Áp dụng bộ chỉ tiêu đã đề xuất xác định chỉ tiêu sử dụng đất khu chức năng

và khu thích ứng BDKH phục vụ định hướng SDD trong quy hoạch tỉnh Nam Dinh giai đoạn 2021- 2030

4 CÁC LUẬN DIEM BẢO VỆ

Luận điểm 1: Bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến LKV và

BĐKH đảm bảo tính khoa học và tính đầy đủ, thuộc 3 nhóm tiêu chí: Tiêu chí Tựnhiên, Kinh tế - xã hội gồm 25 chỉ tiêu mục đích sử dụng đất; tiêu chí liên kết vùnggồm 08 chỉ tiêu khu chức năng và 02 chỉ tiêu khu chức năng do QHSDD cấp quốcgia phân bổ; tiêu chí thích ứng với BĐKH gồm 5 khu vực thích ứng

Luận điểm 2: Định hướng SD đất theo các khu chức năng và khu thích ứngBDKH phục vụ lập quy hoạch tỉnh Nam Định được xác định phù hop với thực tiễn,đảm bảo phân bổ và khoanh vùng dat đai đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH gắn

với bảo vệ môi trường của địa phương.

5 NHỮNG DIEM MỚI CUA LUẬN ÁN

- Đã đề xuất được bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối

LKV va BĐKH cho các tinh vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Xây dựng được bộ chỉ tiêu sử dụng đất khu chức năng và khu thích ứngBĐKH phục vụ định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIEN

6.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện bộ chỉ tiêu và quy

trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến liên kết

vùng và BĐKH.

Trang 16

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp tăng cường năng lực công tác quản lý Nhà nước

trong lĩnh vực đất đai đặc biệt là công tác lập và điều chỉnh QHSDĐ

- Góp phần nâng cao chất lượng (mức độ chính xác, tính khả thi) của phương

án khoanh vùng và phân bồ đất đai trong quy hoạch tinh; đảm bảo khai thác tốt tiềmnăng đất đai, sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, bền vững và thích ứng với BĐKH

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tácQHSDD phục vụ quản lý dat dai theo hướng lồng ghép liên kết vùng và BĐKH

- Là cơ sở khoa học giúp UBND tỉnh Nam Định tham khảo nhằm xâydựng phương án khoanh vùng và phân bổ đất đai trong quy hoạch tỉnh giai

đoạn 2021 - 2030.

7 CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC HIỆN LUẬN ÁN

- Cơ sở dir liệu được nghiên cứu sinh thu thập trong quá trình thực hiện luận

án và các đề tài nghiên cứu khoa học với tư cách là chủ trì Đề tài nghiên cứu khoahọc cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng phương án QHSDĐ cấp tỉnh

có tính đến các yếu tổ BĐKH và liên kết vùng”; thành viên chính của đề tài khoahọc công nghệ cấp quốc gia: “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất đổi mới phươngpháp luận và ứng dụng công nghệ trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtnhằm quản lý, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững”; tài liệu, số liệu doNCS thực hiện điều tra thông qua phiếu điều tra xã hội học (253 phiếu), bảng hỏi,

khảo sát thực địa.

- Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố: Hệ thống tư liệu sách, báo,báo cáo khoa học, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến

QHSDD, BĐKH và liên kết vùng sử dụng trong luận án được thé hiện trong danh

mục tài liệu tham khảo và được trích dẫn rõ ràng.

- Các loại bản đồ: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ QHSDĐ, bản đồ ảnhhưởng của BĐKH tới sử dụng đất, bản đồ phân vùng đất đai, bản đồ hành chính

được thu thập và cho phép sử dụng từ các đề tài nghiên cứu khoa học khác

8 CÁU TRÚC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo luận án bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Xác định bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đếnmối liên kết vùng và BĐKH ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Chương 3: Xác định bộ chỉ tiêu sử dụng đất khu chức năng và khu thích ứngbiến đổi khí hậu phục vụ định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất

a) Các công trình nghiên cứu trên thế giớiTheo FAO (1993) QHSDĐ là hệ thống đánh giá tiềm năng đất và nước, tính

thay đổi trong sử dụng đất và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực

hiện các sự lựa chọn sử dụng đất tốt nhất Mục đích của QHSDĐ là lựa chọn vatriển khai các cách thức sử dụng đất đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của conngười trong khi vẫn gìn giữ được các nguồn tài nguyên cho tương lai [60]

FAO đã có những nghiên cứu hướng dẫn về QHSDĐ từ những năm 1990.Trong cuốn sách “Guideslines for land use planning” (1993), hệ thống QHSDĐchung của các nước được FAO tổng hợp chủ yếu bao gồm: quy mô quốc gia, quy

mô vùng và quy mô địa phương QHSDĐ cấp tỉnh được coi thuộc quy mô vùng, có

mối liên hệ hai chiều với quy mô quốc gia và địa phương Theo FAO, QHSDĐnhằm tạo nên việc sử dụng đất tốt nhất băng cách [60]:

- Phân tích các nhu cầu hiện tại và tương lai, phân tích rõ bối cảnh sử dụng đất

và đánh giá một cách có hệ thống về khả năng có thể đáp ứng nhu cầu của đất nước

và địa phương;

- Lam rõ những van đề của thực tiễn trong sử dung đất;

- Xác định và giải quyết các mâu thuẫn cạnh tranh sử dụng đất, giữa các nhu

cầu của cá nhân và cộng đồng, giữa nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai;

- Tìm các phương án bền vững và lựa chọn phương án sử dụng dat tốt nhất

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên đất đai ngày càng trở nên hạn hẹp thì lựa

chọn sử dung đất bền vững đã trở thành mục tiêu cần thiết ở tat cả các quốc gia va

vùng lãnh thổ trên thế giới Các công trình nghiên cứu về QHSDĐ tập trung theohướng bền vững, phân vùng chức năng cho định hướng quy hoạch (tổng thể)không gian và ứng dụng công nghệ cho lựa chọn sử dụng đất hợp lý ở các quy mô,trong đó có cấp tỉnh

Châu Âu là khu vực đi đầu trong xây dựng các nguyên lý về QHSDĐ bềnvững và phát triển các nghiên cứu ứng dụng theo hướng này Lier và cộng sự (1994)công bố ấn phẩm về QHSDĐ bền vững, trong đó trình bày những lý luận chung và

áp dụng cho một số khu vực cụ thể tại Hà Lan [76] Herrmann và Osinski (1999)thực hiện nghiên cứu QHSDĐ bền vững dựa trên công nghệ GIS và mô hình hóa, ápdụng điển hình cho khu vực nông thôn Baden-Wuerttemberg thuộc miền nam nước

Đức [66] Pašakarnis và cộng sự (2010) dựa trên quan điểm phát triển bền vững đã

tiến hành phân tích định hướng phát triển nông thôn và những thách thức đối vớichiến lược sử dụng đất ở khu vực Đông Âu [85]

Trang 18

Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về QHSDĐ tập trung

về ứng dụng công nghệ GIS cho việc phân vùng chức năng và QHSDĐ quy mô cấp

vùng, tỉnh, quy hoạch không gian sử dụng đất đô thị như các nghiên cứu của Zhang

Y.J., Li A.J., Fung T (2012), Theodor J.Stewart, Ron Janssen (2014), Zolkafli A.,

Yan Liu, Brown G (2017)

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài cho thay trongQHSDĐ cấp vĩ mô, trong đó có cấp vùng, cấp tỉnh cần chú trọng vấn đề phânvùng và liên kết không gian gan với mục tiêu sử dụng đất bền vững, đồng thời cần

ứng dụng công nghệ nhằm hỗ trợ lựa chọn được phương án (kịch bản) sử dụng đất

tốt nhất

b) Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong các hoạt động về quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai thì QHSDĐđóng vai trò rất quan trọng vì đây là một trong những công cụ chính của quản lý đấtđai, có tác động to lớn đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương

Trong điều kiện của Việt Nam với đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước cóvai trò và trách nhiệm chính trong công tác QHSDĐ QHSDD là hệ thống các biệnpháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tô chức sử dụng và quản lý đất

đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ

đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngảnh) và tô chức sử dụng như tư liệusản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai

và môi trường (Chu Văn Thỉnh, 2000 [30]; Đoàn Công Quỳ, Nguyễn Thị Vòng,

2005 [49]) Ở góc độ bao quát, theo tác giả Tôn Gia Huyên (2010) “quy hoạch sửdụng đất là việc phân bổ lại nguồn lực đất đai quốc gia trong giới hạn không gian vàthời gian xác định với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường củađất đai, bảo vệ tốt hệ sinh thái và bền vững về môi trường” [20]

Mục tiêu của QHSDĐ là hướng tới sử dụng đất bền vững cả về kinh tế, xã hội

và môi trường, QHSDĐ phải dam bảo phân bổ đất dai và t6 chức sử dung đất vàocác mục đích sử dụng sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế

- xã hội của đất nước và địa phương đối với từng giai đoạn [48] Trong những nămgần đây công nghệ tin học bắt đầu được ứng dụng trong lập quy hoạch sử dụng đất,CSDL đất đai có vai trò hỗ trợ đắc lực cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất nhằm xây dựng được các phương án sử dụng đất hợp lý đáp ứng mục tiêu phát

triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của từng địa phương và cả nước [40]

Trong hệ thống QHSDĐ của Việt Nam, QHSDD cấp tỉnh vừa mang tính địnhhướng chiến lược sử dung đất tầm vĩ mô cho địa bàn tỉnh, vừa phân bổ sử dụng dat

cho các ngành và các đơn vị hành chính cấp huyện Vi vậy, QHSDD cấp tỉnh có vai

Trang 19

trò quan trọng nhằm thiết lập cơ cấu sử dụng đất dai hợp lý trên địa bàn tỉnh phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

1.1.2 Tổng quan về liên kết vùng

a) Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Liên kết vùng là van đề được các nước quan tâm, đặc biệt trong phát triển KT

- XH, phòng chống thiên tai trong bối cảnh BDKH va NBD, nhưng trong lĩnh vực

sử dụng đất lại rất khiêm tốn Trong khoa học vùng, vấn đề liên kết nội vùng và liênkết ngoại vùng, hay gọi chung là liên kết vùng đã được chú ý nghiên cứu cả về lý

thuyết cũng như thực tiễn, làm cơ sở dé xây dựng các quy hoạch phát triển vùng ởcác nước trên thé giới Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng

đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) [88], trong tác phẩm "Nhữngnguyên lý kinh tế học", ông đã luận chứng về các liên kết theo cách tiếp cận tính lantỏa dựa vào lý thuyết về “cực tăng trưởng” Quan điểm của ông là thiết lập các vùng

có các ngành với các doanh nghiệp lớn có sức hút mạnh, tức là tập trung các hoạt

động kinh tế ở những khu vực năng động nhất tạo nên "cực tăng trưởng" của vùng

Camagmi (2002) [56] cũng cho rằng, một vùng được cho là có lợi thế tuyệt đối

khi vùng sở hữu các tài sản công nghệ, xã hội, thé chế, ha tang ưu việt hơn các vùng

khác Những nguồn lực này sẽ là nguồn lực xác lập cau trúc kinh tế, phân bố lại các

hoạt động kinh tế cho cả vùng, quốc gia và quốc tế

Ủy ban Châu Âu - EC (1999) [59], cũng nêu ý tưởng về khả năng cạnh tranh

của vùng là: mặc dù trên thực tế các doanh nghiệp có sức cạnh tranh khác nhau,

nhưng có đặc điểm chung là yêu tố vùng (địa phương) có ảnh hưởng đến khả năngcạnh tranh của tat cả các doanh nghiệp ở đó Những nguồn lực này chi phối cácdoanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả, khả năng đổi mới, sự linh hoạt và năng

động của các doanh nghiệp.

Về liên kết cụm ngành, Porter M [89] cho rằng “cụm ngành là một nhómcác công ty liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một lĩnh vực cụ thể, quy tụ

trong một khu vực địa lý, được kết nối với nhau dựa vào những khía cạnh tươngđồng và bé sung”

Tăng trưởng theo không gian: Theo quan điểm của nhà địa lý học người NgaNikolay Baransky (1960) [81] cho rằng, phân công lao động theo lãnh thé là hìnhthức không gian của phân công xã hội Điều kiện tất yếu của phân công theo vùng

là một vùng lao động sản xuất chuyên canh, sản phâm được cung cấp cho một vùngkhác Với những giả thiết đó và các nhà địa lý kinh tế khác đã nghiên cứu các môhình trao đổi liên vùng Sau đó, lý thuyết này được phát triển dựa theo quan điểmmới là “Phát triển kinh tế cần phải tập trung (mất cân đối); còn xã hội thì tiến đến

hội tụ (phát triển đồng đều)” Eli Heckscher và Bertil Ohlin của Thụy Dién là hai

Trang 20

người đầu tiên xây dựng mô hình Heckscher - Ohlin, đây là mô hình toán phân cônglao động quốc tế, dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên

cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia đó Mô hình dựa vào lý luận về lợithế so sánh của David Ricardo Sau đó dựa vào mô hình này có sự điều chỉnh theohướng, một vùng sẽ tập trung vào sản xuất loại hàng hóa mà nó có nhiều nhân tốthuận lợi san có nhất, bởi làm như vậy sẽ đưa chi phí sản xuất rẻ hơn (dẫn theo

Edward E., 1995) [75].

Nhà kinh tế học người Pháp Francois Peroux (1955) [88] đã luận chứng về liên

kết và lan tỏa dựa vào lý thuyết về “cực tăng trưởng” Quan điểm của Perroux là thiếtlập các vùng có các ngành với các doanh nghiệp lớn có sức hút mạnh, năng động nhất

sé tạo nên “cực tăng trưởng” của vùng Các cực tăng trưởng này có sức lan tỏa, thu hút các dòng hàng hóa, nguyên liệu và lao động từ các vùng khác Nhờ đó tạo ra các

mạng lưới buôn bán, các chuỗi sản xuất Khái niệm cực tăng trưởng của Perroux cóhạn chế là chỉ đề cập đến không gian kinh tế có tính trừu tượng chứ không phải làkhông gian dia lý cụ thé và đôi lúc hai loại không gian này không đồng nhất

Bên cạnh những mô hình liên kết được nêu trên cũng còn một số mô hình lýthuyết khác, song tựu chung lại có thê thấy tồn tại hai mô hình phát triển không giankhác nhau liên quan đến việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế liên vùng

b) Các công trình nghiên cứu khoa học về liên kết vùng ở Việt Nam

Lý luận về liên kết vùng cũng được nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khácnhau quan tâm nghiên cứu Hồ Bá Thâm (2011) [27] cho rằng khái niệm “phát triểnvùng/liên vùng” trở thành khái niệm khoa học trong khoa học phát triển và cũng làcủa khoa học khu vực học (Nam bộ học, Tây Nguyên học ) Khái niệm này kếthợp giữa khái niệm vùng và khái niệm phát triển, mà vùng là chỉ sự đồng nhấttương đối giữa 4 loại tiêu chí (lãnh thé, tự nhiên, văn hóa, kinh tế), như (i) tínhtương đối đồng nhất về hình thái lãnh thé, (ii) có đặc trưng chung về điều kiện tựnhiên, (iii) có sắc thái riêng về văn hóa xã hội, (iv) có lợi thế so sánh riêng về kinh

tế, tạo nên sắc thái riêng phân biệt giữa các vùng Từ đó, cần nhìn nhận cơ cấu pháttriển vùng, chức năng biến đối, phát triển vùng trong tiến trình biến đổi Phát triển

vùng là phát triển tổng hợp - phức hợp - liên ngành như một chỉnh thể địa phương

- khu vực và nhiều cấp độ

Về phương diện liên kết kinh tế, tác giả Nguyễn Văn Huân (2009) [19] cho

rằng “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động

do các chủ thé kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ

trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên thamgia nhằm thúc đây sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất Đượcthực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình dang, cùng có lợi thông qua hop

Trang 21

đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà

nước Không giới hạn ở liên kết kinh tế, về phương diện lý thuyết, liên kết phát triểnnội vùng và liên vùng dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánhkhác nhau là tiền đề nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vùng nói chung và đầu tưcông nói riêng Liên kết phát triển kinh tế là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thịtrường với các chuỗi ngành hàng được bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất

định, tạo nên các cực tăng trưởng.

Theo tác giả Lê Thé Giới (2008) [17], sự hợp tác và liên kết vùng là hoạt động

rất phức tạp và đa dạng, được triển khai giữa nhiều chủ thể, trong nhiều lĩnh vực và

ở nhiều mức độ hợp tác khác nhau Trong mỗi mối quan hệ hợp tác và liên kết

vùng, tùy vào mục tiêu liên kết và khả năng chia sẻ các nguôồn lực và năng lực cốtlõi của các chủ thé mà quá trình hợp tác có thé được triển khai theo phạm vi, quy

mô và thời hạn khác nhau Vì thế, khó có thể có một mô hình đáp ứng hoàn hảo cácyêu cầu của mọi mối quan hệ hợp tác vùng Với sự phát triển nhanh chóng và vớinhiều hình thức sinh động của thực tiễn các mối quan hệ hợp tác trong nội bộ vùng

và liên vùng, việc vận dụng lý thuyết liên kết vùng ngày càng đem lại những kếtquả khả quan Tác giả cũng đã đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn của hợp tác vùng,

trong đó xác định: Nhu cầu của mọi sự hợp tác đều dựa trên hai điều kiện cơ bản là

sự tương đồng và sự khác biệt Mọi chủ thé kinh tế (vùng kinh tế, địa phương, các

tổ chức kinh doanh) chỉ xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác trong quá trình phát

triển khi yêu cầu về hiệu quả buộc họ phải biết sử dụng các nguồn lực của mình vàcủa các đối tác một cách thông minh

Tác giả Lê Bá Thảo có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về liên kết vùngtrên quan điềm dia lý và tổ chức lãnh thé Các công trình tiêu biểu: “Việt Nam - lãnhthổ và các vùng địa lí" (1998) [29]; "Tổ chức lãnh thé Đông bằng sông Hong và cáctuyến trọng điểm" (1992-1994) [28]; "Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thé ViệtNam” (1996) [29] là những công trình liên quan đến tô chức lãnh thé và các van đề

môi trường Lê Bá Thảo đã đưa ra hệ thống quan niệm về vùng và phân vùng Kếtquả nghiên cứu làm rõ mối quan hệ các vùng trong cả nước, giúp Chính phủ phân

chia vùng, khu kinh tế, nhằm khai thác tốt hơn khả năng ở các vùng, các khu nàytrong mối quan hệ chung của hệ thống vùng cả nước

Như vậy, thực tế cho thay van đề về cách phân vùng lãnh thé - kinh tế và liênkết vùng, đặc biệt là liên kết kinh tế đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiềunhà khoa học trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam và kết quả của nó có giá trị đónggóp vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Tuy nhiên, thực tế liên kếtvùng ở Việt Nam đến nay chưa đưa lại kết quả như mong muốn và việc liên kếtgiữa các địa phương van chỉ là hình thức, thể hiện cụ thé ở hai đặc trưng chính: thứ

10

Trang 22

nhất, mô hình liên kết vùng được áp dụng đại trà trên toàn quốc; thứ hai, các công

việc cụ thể của liên kết vùng thường chỉ là các cuộc họp, các vấn đề hợp tác, liên

kết chi được bàn thảo mà ít được triển khai thành kết quả cụ thể Trong trường hopliên kết vùng không đem lại hiệu quả thiết thực thì việc dừng các mô hình liên kếtvùng không hiệu quả cũng có thê tránh lãnh phí cho đất nước Việc cảnh báo những

mô hình thất bại cũng là một trong những chức năng của khoa học, cũng như cácnước trên thế giới, LKV ở Việt Nam trong SDD rất ít hoặc chưa được đề cập đến

trong QHSDD.

1.1.3 Tổng quan về ảnh hưởng của biến doi khí hậu đến sử dung đất và quyhoạch sử dụng đất

a) Tình hình nghiên cứu trên thé giới

Đối với các quốc gia đang phát triển và chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp,BĐKH sẽ đe dọa đến dân số và phát triển kinh tế của các quốc gia này Năm 2011,AlizaFleischer đã nghiên cứu “Dua công nghệ nông nghiệp dé ứng phó với biếnđổi khí hậu” và chỉ ra rằng sự kết hợp của các loại cây trồng và công nghệ có vaitrò quan trọng trong việc hoạch định các kế hoạch dài hạn dưới tác động củaBDKH Dé giảm thiểu tác động của BĐKH nhiều nghiên cứu đã tiến hành xác

định các khu vực dễ bị tổn thương do BDKH và những giải pháp thích ứng như

tiếp cận với hệ thống thủy lợi, cây trồng chịu hạn Đồng thời các nghiên cứu cũngchỉ ra rằng: Các mô hình sử dụng đất kết hợp và các dịch vụ sinh thái sẽ tác độngtích cực đến khả năng ứng phó với BĐKH Nông nghiệp và BĐKH được đặc trưngbởi mối quan hệ nhân quả phức tạp [51], trong quá trình sản xuất nông nghiệp mộtlượng lớn khí thải đang ảnh hưởng trở lại hệ thống khí hậu Bằng các mô hìnhkhảo sát MassimilianoAgovino và cộng sự đã chứng minh các giả thuyết về mốiquan hệ hai chiều tiêu cực giữa nông nghiệp và BĐKH và những hệ quả quanghiên cứu “Nông nghiệp, BDKH va tính bền vững: Trường hợp EU-28” Do vậy,

để có nền sản xuất nông nghiệp bền vững cần quan tâm đến các yếu tô có thê tác

động trở lại với khí hậu.

BĐKH đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực và sẽ tiếp tục trong tương lai,

trong đó ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị Nghiên cứu của nhóm tác giả QiLu, BinChang đã khám phá tác động của BĐKH đối với sự tăng trưởng đô thị ở London

Ni-thông qua các mô hình Markov Dựa trên lượng mưa dự báo của mô hình

DownScaling, khả năng ngập lụt trong tương lai của hệ thống đô thị được đưa ra.Đây được đưa vào với vai trò là các yếu tố hạn chế để mô phỏng thay đổi sử dụngđất năm 2030 và 2050 và trở thành cơ sở cho các hoạch định phân bố đất đai [78]

Năm 2018, nghiên cứu “Thích ứng BĐKH đô thị: Khám phá các tác động của các kịch bản che phủ trong tương lai” của Jeremy G.Carter nghiên cứu phân tích hai

11

Trang 23

kịch bản được liên kết với quá trình thu hẹp, mở rộng đang hình thành ở các thành

phố trên thế giới [57] Khi đô thị mở rộng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, dân sốdan đến những thay đổi trong sử dụng đất và gây áp lực cho hệ thống kết cấu hatầng, cơ sở hạ tầng xanh tạo bất lợi đến khả năng thích ứng Do đó với các quá trình

mở rộng phát triển hay thu hẹp của các thành phó, việc bảo vệ, tăng cường cơ sở hạtầng xanh có tác động mạnh mẽ trong việc duy trì và tăng khả năng thích ứng, kiểmsoát các rủi ro liên quan đến khí hậu

b) Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH tại Việt Nam

Trước những biểu hiện về BĐKH ngày càng rõ nét, các nghiên cứu về thiên tai

và BDKH đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học, các tổ

chức nghiên cứu trong và ngoài nước Hiện đã có rất nhiều công trình đề cập đếnảnh hưởng của BDKH đến các lĩnh vực phát triển KT - XH như an ninh, quốcphòng, bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển nông nghiệp, các vấn đề xã hội (bao gồmvấn đề lao động, việc làm, nghéo đó!), phat triển dịch vụ và du lịch

Trong báo cáo: “BĐKH và an ninh quốc gia”, Nguyễn Đình Hoé và NguyễnNgọc Sinh cho răng có 4 đe dọa của BDKH đối với an ninh quốc gia, đó là: (1)Thiếu nước và tranh chấp nguồn nước tại các dòng sông xuyên biên giới; (2) Giảm

năng suất nông nghiệp, biến động dịch bệnh, nghèo đói va mat ôn định xã hội; (3)

Ti nạn môi trường trong nước và quốc tế; (4) Sự xâm nhập của các sinh vật lạ

Trong “BDKH và da dạng sinh học”, Võ Quý (2008) đã chỉ rõ BĐKH có thégây hại trầm trọng cho đa dạng sinh học của Việt Nam Ông cho rằng tại 2 vùngĐồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng và đất venbiển sẽ chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất Khi nước biển dâng cao, khoảng 50% cáckhu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng

Trong báo cáo: “BDKH và nông nghiệp bền vững, an toàn lương thực”, LêVăn Khoa (2008) cho rang các vùng đất dốc trên cả nước sẽ có nguy cơ bị xói mònnặng nề, độ phì nhiêu suy giảm thậm chí mat khả năng sản xuất BDKH làm tăng

nguy cơ sâu bệnh và do đó tăng lượng hoá chất bảo vệ thực vật được dùng trong

nông nghiệp, từ đó gây ra hệ luy ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nông sản và

an toàn thực phẩm

Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2011), đã thực hiện nghiên cứu: “Đánh

giá và dự báo những tác động của BĐKH đến van dé lao động, việc làm và các van

đề xã hội”, nghiên cứu đã làm rõ những tác động của BĐKH đến lao động, việclàm, nghèo đói Phát triển lý luận và phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đếnlao động, việc làm, nghèo đói cũng như xu hướng ảnh hưởng của BĐKH đến laođộng và việc làm ở Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chính sách nhămgiảm thiểu và ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực này.

12

Trang 24

Trần Thục - Huỳnh Thị Lan Hương - Đào Mai Trang (2012) trong công trình

“Tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” đã đề cập đến cácnội dung sau: (i) Khái quát về BĐKH ở Việt Nam; Gi) Khái niệm về tích hợpBĐKH (định nghĩa tích hợp, sự cần thiết phải tích hợp BĐKH, thực trạng tích hợpBDKH ở Việt Nam, những lợi ích và rào cản trong tích hợp van đề BĐKH trong lậpquy hoạch kế hoạch phát triển); (iii) Một số van đề tích hợp BĐKH vào chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội: các nguyên tắc khi tiến hành tíchhợp; các hoạt động hỗ trợ tích hợp (tăng cường năng lực thé chế và nguồn lực, tăng

cường sự hợp tác giữa các bộ/ngành, xác định cơ quan tích hợp, chia sẻ thông tin,

mối quan hệ cam kết); các bước tích hợp van đề BĐKH; (iv) Quy trình tích hợp vấn

đề BDKH trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

1.1.4 Các nghiên cứu về bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch có gắn với liênkết vùng và yếu to bién doi khí hậu

1.1.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Ngày nay, các phương án quy hoạch sử dụng đất đều hướng tới quy hoạch bềnvững, có nghĩa nó cân băng hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường.Ngoài ra, ở các cấp khác nhau, các phương án quy hoạch còn tính đến liên kết vùng

và BĐKH Đề xây dựng được phương án quy hoạch phù hợp cần dựa trên mỗi quan

hệ tổng hợp của các tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường

Trong quy trình của Zhang, quá trình quy hoạch sử dụng đất và giải quyết xung

đột đất đai bao gồm 3 bước chính bao gồm: (1) Chuẩn bị dữ liệu (2) Phân bé dat dai

(3) Thảo luận, dé xuất Trong bước (2) để phân bồ được các mục dich sử dụng đất,

các chỉ tiêu cần được đưa ra đánh giá (Zhang, Li, & Fung, 2012) Các chỉ tiêu này cóthé được sử dụng dé phát triển các mục đích cụ thé Trong nhiều nghiên cứu các nhàquy hoạch đã sử dụng các bộ tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường dé đề xuất cácchiến lược phát triển bền vững cho tương lai Qua các nghiên cứu, các nhà khoa họccho rằng, quy mô của số tiêu chí cần được giới hạn Một bộ có số lượng lớn tiêu chí

sẽ gây nhầm lẫn cho người ra quyết định, hoặc nếu quá ít tiêu chí, không thể đủ đểcung cấp các thông tin cần thiết phục vụ quy hoạch sử dụng đất Các tiêu chí này còn

có vai trò quan trọng dé xác định các kịch bản quy hoạch sử dụng dat, việc không xácđịnh chính xác các kịch bản sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến giai đoạn ra quyết

định và phê duyệt dự án quy hoạch (Tugnoli et al., 2013).

Ở nước Nga, bộ tiêu chí và chỉ tiêu lồng ghép yếu tổ sinh thái cảnh quan trong

quy hoạch sử dụng đất trong các nghiên cứu của Varlamov (1999), Volkov (2001)

được xây dựng dựa trên ba trụ cột là kinh tế, xã hội, sinh thái (môi trường) (Volkov,2001; Varlamov A A, 1999), trong đó các tiêu chí về kinh tế và sinh thái được chú

trọng hơn (bảng 1.1):

13

Trang 25

Bảng 1.1: Bộ tiêu chí và chỉ tiêu lồng ghép yếu tố sinh thái cảnh quan

trong quy hoạch sử dụng đấtCác tiêu chí Các chỉ tiêu sử dụng đât

- Kinh tế: Đảm bảo sử | - Đất trồng trọtdụng đất cho phát triển các | - Đất đồng cỏ và bãi chăn thả dùng cho chăn nuôi

ngành kinh tế của lãnh thổ - Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp

(các công trình xây dựng, công nghiệp, giao

thông, phát triển đô thị, )

- Xã hội: Dam bao sử | - Đất cho mục dich phát triển các khu dân cưdụng đất cho xây dựng các khu | - Dat cho xây dựng hạ tang xã hội

dân cư và hạ tâng xã hội

- Sinh thái (môi trường): | - Dat rừng

Sử dụng dat đảm bảo 6n định | - Dat đầm lay

sinh thái lãnh thổ hướng tới tự | - Đất ngập nước

tái tạo cảnh quan - Đất có chế độ sử dụng đặc biệt: đất các cảnh

quan, hệ sinh thái đặc thù; đất bảo tồn thiên nhiên;

đất lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh; đất khunghỉ dưỡng và du lịch; đất dai cây xanh bảo vệ

nguôn nước, khu vực ven bờ,

Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí, chỉ tiêu sử dụng đất lồng ghép yếu tố sinh

thái cảnh quan trong các nghiên cứu của Barlamov, Volkov dựa trên bộ chỉ tiêu sử

dụng đất hiện có tại Nga đồng thời dựa vào phân vùng sinh thái cảnh quan (phânvùng sinh thải cảnh quan nông nghiệp), phân vùng chức năng sử dụng đất, trong đóxác định rõ các vùng đất có chế độ sử dụng đặc biệt Việc xác định diện tích cụ thécủa các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp đơn vị hành chính và

xí nghiệp nông nghiệp trên cơ sở xác lập cơ cau sử dụng các loại đất hợp lý, hài hòacác lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường nhưng phải đảm bảo tiêu chí quan trọng nhất

đó là ôn định sinh thái lãnh thổ

Ngoài lồng ghép các yếu tô cảnh quan, một số nghiên cứu của Varlamov(1999) đã đưa ra các chỉ tiêu sử dụng đất có tính đến ảnh hưởng của BĐKH và liênvùng trong quy hoạch sử dụng đất: đất mặn hóa, đất bị ngập lụt, đất bị đầm lầy hóa,đất bị ảnh hưởng bởi xói mòn do nước và gió (Varlamov A A, 1999),

Mối quan tâm ngày càng tăng về quản lý tài nguyên đất và sự suy giảm chấtlượng đất đã dẫn đến việc nhận thức các vấn đề chính sách và quy hoạch sử dụngđất đang được giải quyết thỏa đáng Do vậy, vấn đề được quan tâm hiện nay đó là

14

Trang 26

câu hỏi làm thé nao dé tích hợp các khía cạnh kinh tế sinh thái và kinh tế xã hộitrong sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất Việc xây dựng và vận hành phương phápphân tích chính sách và lập kế hoạch sử dụng đất tích hợp thông tin kinh tế nông

nghiệp có thé hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xây dựng và đánh giá các lựachọn chính sách ở cấp tiêu vùng (Mohamed, Sharili, & van Keulen 2000)

Trong nghiên cứu của Sharareh (Pourebrahim et al., 2010), ANP được sử dụng

để xác định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quan trọng nhất đối với quy hoạchvùng ven biển Đây là khu vực cận biên giữa đất liền và biên Những khu vực này

có giá trị môi trường, nhưng sự phát triển quá mức gây áp lực lên hệ sinh thái của

họ và mang lại vô số thách thức (Naiatinasab, Karbassi, & Ghoddousi, 2015) Cụthé, trong tiêu chí kinh tế: các chỉ tiêu bao gồm thu nhập, pháp lý và kế hoạch hiệntại Trong tiêu chí xã hội, Sharareh sử dụng 4 chi tiêu như: khả năng tiếp cận,

khoảng cách đến các cơ sở dịch vụ, cấu trúc dân cư, việc làm Còn đối với tiêu chí

môi trường: hiện trạng sử dụng đất, quá trình toàn cầu hóa, khoảng cách đến nguồn

ô nhiễm, chất lượng nước, khoảng cách đến khu vực rủi ro, khu vực có giá tri cao.Qua quá trình phân tích mạng, các chỉ tiêu quan trọng nhất được trích xuất, trong

đó, vấn đề pháp lý về kế hoạch hiện tại, cơ cấu dân số, khoảng cách đến các tiện ích

có vai trò quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất Trong khi các nghiên cứu trướcđây tập trung vào các tiêu chí định hướng trên đất liền và chưa xem xét các tươngtác với môi trường biên liền kề Do đó, cần đưa ra các tiêu chí và đánh giá tầm quantrọng của việc tích họp các tiêu chí trên biển và đất liền Việc này có thể thực hiệnbởi sự kết hợp của phương pháp phân tích mang ANP, logic mờ và mô hình raquyết định [99]

Bên cạnh việc tích hợp yếu tố kinh tế, việc sử dụng các chỉ tiêu xã hội trongquy hoạch góp phần tăng tính bền vững của phương án quy hoạch Theo nhiềunghiên cứu, chỉ số xã hội là một tập công cụ đo lường các biến có liên quan đếnviệc làm, chống đói nghèo,cải thiện điều kiện sống và việc làm, phát triển nguồnnhân lực (Moiiord, 2007) Trong phân bổ chỉ tiêu phát triển rừng, Nana O.Bonsu đãchỉ ra 5 nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng như: loại hình sởhữu rừng, dân số trong khu vực, nhu cầu

Bên cạnh yếu tố xã hội, thì yếu tố môi trường cũng đang ngày nhận đượcnhiều sự quan tâm Các cơ quan quản lý đất đai đang phải đối mặt với thách thứctrong việc kết hợp các yếu tố môi trường vào phương án quy hoạch Đô thị hóanhanh chóng mang lại rủi ro tiềm tàng cho hệ sinh thái đô thi Do đó, điều quantrong là phải chứng minh quy hoạch sử dụng đất giúp xác định các cơ hội dé điều

15

Trang 27

chỉnh sử dụng đất bền vững Để điều chỉnh sử dụng đất bền vững, việc xây dựngmột khung quy hoạch sử dụng đất dựa trên Đánh giá rủi ro môi trường (ERA) là rất

quan trọng Trong nghiên cứu của Qian Li (Q Li, Yu, Jiang, & Guan, 2019), quy

trình phân cấp phân tích được sử dụng để xác định trọng số cho các chỉ số khácnhau và tiếp tục thực hiện phân tích xếp chồng không gian dé tạo ra một bản đồ rủi

ro Các chỉ số được lựa chọn là địa hình, thủy văn, hệ sinh thái, sử dựng đất và giao

thông Bản đồ rủi ro trước tiên được so sánh với bản đồ các đường kiểm soát sinh

thái hiện có dé đảm bảo độ tin cậy của ERA, sau đó được áp dụng dé thiết lập sự

cần thiết và ưu tiên của các biện pháp sử dụng đất đối với bốn loại sử dụng đất khácnhau: trữ lượng tự nhiên, không gian xanh, khu đô thị, và đất dự phòng Kết quả xácnhận đã khăng định rằng phương pháp ERA được đề xuất có thê cung cấp nhữngthông tin về rủi ro môi trường trong khu vực nghiên cứu

Trong nhiều thập kỷ qua, BĐKH là một trong những mối quan tâm chính liênquan đến sức khỏe trái đất BĐKH không chỉ liên quan đến khí hậu, tiêu thụ nănglượng, khí thải nhà kính mà còn ảnh hưởng đến sự thay đổi của hệ sinh thái, tàinguyên, cuộc sống con người Trong nghiên cứu của G.H.Huanga, tác giả đã lậpxây dựng mô hình lập trình đa biến trong việc lập kế hoạch sử dụng đất thích ứngvới BĐKH Nhiều lĩnh vực được xem xét bao gồm nông nghiệp, rừng, bảo tồn môitrường sống hoang dã, bảo tồn đất ngập nước Thông qua việc phân tích và lập kếhoạch hệ thống hiệu quả, các nhà quản lý có thể xây dựng được các mô hình sửdụng đất thích ứng với BĐKH (Huang, Cohén, Yin, & Bass, 1998)

Ở Châu Âu việc tích hợp các nguy cơ, tai biển thiên nhiên trong quy hoạch đôthị được thực hiện ở hầu hết các quốc gia Nguyên nhân do nhiều quốc gia đang đôthị hóa mạnh, phát triển tự phát đô thị đã xảy ra trong nhiều thập kỷ và còn tăng lêntrong tương lai Ngoài ra, biến đồi khí hậu được dự đoán làm thay đổi lượng mưa ở

châu Âu và nguy cơ sạt lở ngày càng khó lường (IPCC, 2014) [71], Nói chung tác

động của biến đổi khi hậu đến châu lục này ngày mạnh mẽ và trở nên nghiêm trọnghơn ở thế kỉ 21 (Schlögl & Matulla, 2018) Vì vậy, kiểm soát sự phát triển đô thị ởkhu vực có nguy cơ sat lở đóng vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch Déxác định điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách, pháp luật giữa các quốc gia ở Châu

Âu, EuroGeoSurveys (EGS) đã đánh giá tác động thực sự của sạt lở đất tới các quốc

gia khác nhau, từ đó đề xuất khung pháp lý chung hỗ trợ việc tích hợp sạt lở đất vào

quy hoạch đô thị (Mateos et al., 2020) Cụ thé khung pháp lý gồm 3 nội dung: (1)Đánh giá rủi ro trượt lở sơ bộ, (2) Xây dựng bản đồ nguy cơ lở đất, (3) Lập kế

hoạch quản lý sạt lở.

16

Trang 28

Bảng 1.2: Khung pháp lý chung hỗ trợ việc tích hợp sạt lớ đất

vào quy hoạch đô thị (Mateos et al., 2020)

Nội dung Nhiệm vụ thực hiện

Đánh giá rủi ro trượt + Mô tả các vụ sạt lở đất trong quá khứ

lở sơ bộ + Thống kê dữ liệu sạt lở

+ Nhận dạng khu vực có nguy cơ sạt lở

Xây dựng bản đồ + Tích hợp dựa trên các dữ liệu đầu vào: hiện trạng,nguy cơ lở đất nguy cơ trượt lở,

+ Xây dựng bản đồ lưu lượng dòng chảy, trượt lở đất đá

Lập kế hoạch, thực + Lên kế hoạch quản lý rủi ro, phòng ngừa

hiện quản lý sạt lở + Giám sát việc phê duyệt quy hoạch đô thị

+ Phát triển chiến lược giảm thiểu trượt lở ở các khu

vực d6 thị trước đó.

Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH, tại Bồ Đào Nha, lở đất được

xem xét trực tiếp trong luật bảo tồn sinh thái quốc gia, một số các mối nguy hiém tựnhiên phải được tính toán bao gồm: lở đất, lũ lụt, xói mòn bờ biển và xói mòn đất.Trong luật này, các khu vực được xác định là dễ bị sạt lở bị hạn chế mạnh cho cácmục dich phát trién

Tại Đức, trong Điều 5 khoản 2 của bộ luật xây dựng khang định: các yếu tốquy hoạch không gian phải tính đến BĐKH Cụ thé, quy hoạch sử dụng đất cấp địa

phương phải giải quyết được các vấn đề khí hậu (Wende, Huelsmann, Marty,

Penn-Bressel, & Bobylev, 2010) [97] Ở các cấp độ cao hơn, yếu tố về sinh thái cảnhquan và liên kết vùng cũng được thiết lập trong chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất Một

số chỉ tiêu được thé hiện ở bang 1.3:

Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu được đưa vào quy hoạch sử dụng đất tại Đức

Yếu tô Chỉ tiêu

Dat khu vực bị hạn chê đê bảo vệ môi trường

Đất dành cho không gian xanh, khu thé thao, giải trí

Sinh thái Dat rừng

Dat phục vụ bảo ton, phát trién tự nhiên và cảnh quan

Dat dành cho việc xử lý chất thai

Liên kết vùng Dat phục vụ cho vận tải

Đất cho cơ sở hạ tầng để cung cấp hàng hóa và dịch vụ công

cộng

BĐKH Dat phuc vu kiểm soát lũ lụt va thoát nước

Nguồn: (Pahi-Weber & Henckei, 2008)

17

Trang 29

Tại Dan Mạch, cho đến năm 2007, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được tôchức theo hệ thống phân cấp hành chính Quy hoạch cấp quốc gia được thực hiện

bởi bộ Môi trường Quy hoạch vùng được thực hiện bởi các tỉnh Quy hoạch chi tiết

được thực hiện ở cấp địa phương Theo đó, các phương án quy hoạch phải đảm bảohài hòa lợi ích quốc gia với vấn đề môi trường, thiên nhiên Trong nội dung quyhoạch vùng, một số chỉ tiêu sử dung đất cấp vùng gan với sinh thái cảnh quan, bao

gồm: đất ngập nước, đất bảo tồn thiên nhiên, đất cho xử lý chất thải (Helka-Liisa

Hentilã & Soudunsaari, 2008).

1.1.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Theo từ điển Tiếng Việt [18] chỉ tiêu được hiểu là mức định ra để thực hiệnhoặc mức biéu hiện của một chức năng

Trong xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu kế hoạch là sự lượng hoá ý đồ kế hoạch

thành một con số cần phan đấu dat đến tại một thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch

Đề tai “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất phục

vụ công tác quản lý đất dai trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, hộinhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” [1] do (Hoàng Thị Vân Anh, 2011) làm chủnhiệm đã đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất và hệ thống chỉ tiêu sử dụng

đất theo Luật đất đai 2003 và theo quy định của Nghị định 69/2009/NĐ-CP, đưa ra

một số đề xuất về hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất các cấp, trong đó hệ thống chỉ tiêu

quy hoạch sử dụng đất quốc gia gồm 10 loại đất theo mục đích sử dung và phân bổ

đến các vùng kinh tế - xã hội Đề tài cũng đề xuất cần phân vùng cụ thể các khu vựcđất theo chức năng sử dụng đến các huyện và liên huyện Tuy nhiên việc lồng ghépcác yếu tố liên kết vùng và BĐKH trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia chưa được

đề cập, đề xuất phân vùng chức năng theo khoanh định không gian các mục đích sử

dụng đất là chính, chưa có phương pháp luận cụ thé

Nghiên cứu “Cơ sở khoa học lập quy hoạch sử dụng đất theo vừng lãnh thổViệt Nam” [32] trong khuôn khô đề tai NCKH do (Pham Thi Minh Thủy, 2012) làmchủ nhiệm đã phân tích cơ sở lý luận và nêu nhu cầu cần thiết lập quy hoạch sửdụng đất theo vùng lãnh thổ, kinh nghiệm của một số nước trên thé giới trong quy

hoạch sử dụng đất nói chung và vùng lãnh thổ nói riêng; thực trạng công tác quy

hoạch sử dung đất ở nước ta hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoànthiện công tác quy hoạch sử dung đất như: không bổ trí các khu đô thị, khu dân cưnông thôn, khu công nghiệp bám sát các trục đường cao tốc, quốc lộ; ưu tiên đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo để tạo điều

kiện thu hút nguồn lực nhằm giảm áp lực sử dụng đất ở các vùng đồng bằng: quyhoạch sử dụng đất phải được xây dựng dựa trên tầm nhìn dài hạn, dự báo hai chiều

18

Trang 30

cả vê nhu câu sử dụng cho các mục đích và những biên động về diện tích, chat

lượng nguồn tài nguyên đất do những tác động tự nhiên của con người gây ra

Chương trình Hợp tác Việt Nam - Thuy Điền về Tăng cường Năng lực Quản

lý Đất đai và Môi trường (SEMLA) tại Bộ TNMT đã bắt đầu rà soát lại các mô hìnhquy hoạch sử dụng đất tổng hợp đã được xây dựng và thử nghiệm tại 6 tỉnh trongnăm 2007 và xác định các nội dung ứng phó, giảm nhẹ BĐKH có thé được đưa vào

quy hoạch cũng như các bước tiến hành cụ thé trong quy trình lập QHSDĐ (TruongQuang Hoc, Per Bertilsson and Jonas Noven, 2007) Theo đó Chương trình đã đề

xuất đưa các chỉ tiêu về BĐKH vào QHSDD vào tất cả các bước được thê hiện

- Bô sung các chỉ tiêu về thích ứng và giảm nhẹ tác động của

BĐKH (trên cơ sở kế hoạch hành động của Bộ TNMT và của

Việt Nam)

- Sử dụng các phân tích về khả năng bị tổn thương từ biến đổi

khí hậu và sử dụng các phân tích này trong việc xác định các mục tiêu của QHSDĐ

2 Khảo sát thu thập

dé liệu, phân tích

xu thế

- Bồ sung các chỉ tiêu về BĐKH khi thu thập thông tin môi

trường từ các cơ sở dt liệu và từ người dân địa phương, vi du:

về thay đổi nhiệt độ, về nguồn nước, về hạn hán, lũ lụt, v.v

- Thu thập thông tin từ các mô hình dự báo hiện có tại Việt

Nam

3 Đánh giá tiềm năng

đất đai và xây dung

phương án quy hoạch

Khi đánh giá tiêm năng đât đai, bổ sung thêm các định

hướng/giới hạn về sử dụng đất đã được quy định tại các chiến

lược ứng phó với BĐKH cũng như khả năng bảo vệ/thích ứng

thông qua việc điều tiết sử dụng đất

4 Thâm định phương

án quy hoạch và lựa

chọn phương án tối ưu

Sử dụng các tiêu chí về BĐKH dé đánh giá các phương án quy

hoạch, ví dụ: phương án nảo là phương án có độ thích ứng cao

nhất với các tác động của biến đổi khí hậu, cũng như tác động từ quy hoạch trở lại đối với BDKH (vi dụ: các hoạt động góp phan

làm gia tăng tích tụ nhiệt, sử dụng nước, gây ô nhiễm, v.v )

Xây dựng các quy định khả thi về giới hạn sử dụng đất để áp

dụng cho các khu vực có nguy cơ cao

3 Đánh giá tiềm năng

- Bô sung thêm các tiêu chí về BĐKH trong kế hoạch giám sát

- Nếu có thé, b6 sung thêm kinh phí cho việc áp dụng các biện

pháp thích ứng với BDKH trong kinh phi thực hiện QHSDD

19

Trang 31

Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất đổi mới phương pháp luận vàứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm góp

phần quản lý, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững” do (Nguyễn Đắc Nhẫn,2019) [21 làm chủ nhiệm, NCS trực tiếp tham gia với tư cách thành viên chính đã

đề xuất bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp(cấp Quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện), trong đó đã tông hợp các chỉ tiêu sử dụng đấtcấp quốc gia và cấp tỉnh có tính chất liên vùng (đất chuyên trồng lúa nước, đấtrừng phòng hộ, đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất khu công nghiệp, đất

phát triển hạ tầng, đất danh lam thắng cảnh; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất khu

kinh tế, đất khu công nghệ cao; đất đô thị; đất khu du lịch), các chỉ tiêu có yếu tốBĐKH (đất chuyên trồng lúa nước; đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên; đất pháttriển hạ tang; đất khu du lịch) Đồng thời dé tai cũng đề cập đến các chỉ tiêu sửdụng đất cấp quốc gia theo khu chức năng (đất khu kinh tế, đất khu công nghệcao; đất đô thị; đất khu du lịch) Tuy nhiên cách thiết lập các chỉ tiêu này chủ yếu

vẫn dựa trên cơ sở thực tiễn ảnh hưởng lan tỏa của các loại đất này đến khu vực,

địa phương lân cận Các chỉ tiêu sử dụng đất gắn với sinh thái cảnh quan chưađược quan tâm Mặc dù phân vùng chức năng sử dụng đất theo không gian trong

quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đã được đề cập tuy nhiên chưa rõ về cơ sởkhoa học và phương pháp phân vùng chức năng để đáp ứng mục tiêu phát triển

bền vững Các tiêu chí và chi tiêu sử dụng dat trong phân bé nguôn lực đất đai cho

cấp vùng cũng chưa được đề cập

1.1.5 Tổng quan các công trình về khu vực nghiên cứu

Tổng hợp các công trình đã được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu có thể thấy

2 nhóm chính sau: Nhóm nghiên cứu thứ nhất nghiên cứu về tiềm năng đất đai, thựctrạng sử dụng đất, tích tụ đất ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất: Nghiên cứu sửdụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định [22], Đánh giátiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải

Hậu, tỉnh Nam Dinh [44] Nhóm nghiên cứu thứ 2 nghiên cứu các tác động của

BĐKH đến sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm bố trí sử dụng đất dai

thích nghi với BDKH: Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến tàinguyên đất vùng Đồng bằng sông Hồng và đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó”[2] Những nghiên cứu về liên kết vùng của tỉnh Nam Định còn rất hạn chế, đặc biệt

là liên kết vùng và BĐKH trong quy hoạch sử dụng đất Đề tài nghiên cứu khoa học

“Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất đổi mới phương pháp luận và ứng dụng côngnghệ trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm góp phần quản lý, sửdụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững” [21] cũng đã bước đầu nghiên cứu về vấn

đề liên kết vùng và BĐKH trong quy hoạch sử dụng đất, áp dụng tại tỉnh Nam Định

20

Trang 32

1.1.6 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan và định hướngcác van đề can quan tâm

Qua tổng hợp khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liênquan đến QHSDD có tính đến các yếu tố liên kết vùng và bối cảnh BĐKH, có thêrút ra một số kết luận sau:

- Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến một số nội dung cơ sở lýluận về QHSDĐ; Phân tích co sở lý luận về vùng, chính sách phát triển vùng, liênkết vùng; Phân tích đánh giá biểu hiện của BĐKH và thiên tai, tác động của BĐKHđến kinh tế-xã hội và đặc biệt những tác động của BDKH tới sử dụng đất và quy

hoạch sử dụng đất, các giải pháp ứng phó và thích nghi với BĐKH khi thực hiện

phân bồ và khoanh vùng mục đích sử dụng đất Đối với Việt Nam, đã có nhiều côngtrình nghiên cứu về BDKH, các nghiên cứu đã tập trung làm rõ: các hiện tượngthiên tai, biểu hiện, nguyên nhân và tác động của nó tới cộng đồng và tới việc sửdụng dat, từ đó đề xuất giải pháp tong thé cũng như chỉ tiết nhằm sử dụng đất thíchứng với biến đối khí hậu

- Trong các nghiên cứu của Việt Nam cũng như của nước ngoài chưa có công

trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về mối liên kết giữa quy hoạch

sử dụng đất và quy hoạch vùng có tính đến ảnh hưởng của BDKH Các công trìnhkhoa học đều nghiên cứu về những van đề riêng biệt hoặc chi dé cập đến mối liên

kết hoặc giữa vùng lãnh thổ và sử dụng đất; hoặc ảnh hưởng của BĐKH đến sửdụng đất Chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính lý luận cơ bản về mối liênkết vùng được tinh trong QHSDĐ, cơ chế chính sách dé tăng cường các yếu tố liênkết vùng trong sử dụng đất và QHSDĐ

- Chương trình SEMLA cũng đã đề xuất cần thiết xác định các chỉ tiêu liênquan đến BĐH ảnh hưởng đến QHSDĐ nhưng chưa đề xuất các chỉ tiêu cụ thê

- Về các chỉ tiêu sử dung đất trong quy hoạch sử dụng dat, hiện cũng chưa cócông trình nghiên cứu sâu nào đưa ra luận cứ xây dựng bảng chỉ tiêu sử dụng đất,

đặc biệt bảng chỉ tiêu sử dụng đất có tính đến mối liên kết vùng và BĐKH Đề tàicấp nhà nước do TS Nguyễn Đắc Nhẫn chủ trì cũng đã đưa ra những luận cứ xác

định chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có các yếu tố ảnhhưởng của BĐKH nhằm bố tri sử dung đất một cách hop lý, giảm thiểu tác động củaBĐKH, mang lại hiệu quả sử dụng đất; Chưa có nghiên cứu sâu về cơ chế, chínhsách ứng phó với BĐKH trong sử dụng đất và QHSDĐ

- Đối với địa bàn nghiên cứu là tỉnh Nam Định hiện cũng chưa có các côngtrình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất củatỉnh có tính đến mối liên kết vùng (vùng ĐBSH) trên cơ sở phân vùng các khu chức

năng sử dụng đất va các yếu tố ảnh hưởng của BDKH

21

Trang 33

- Từ nhận xét trên, các vấn đề cần được giải quyết trong luận án liên quan đến

cơ sở khoa học và xác định bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh ở vùng

Đồng bang sông Hong và được thê hiện như thé nào ở những nơi chịu ảnh hưởngmạnh của BĐKH va NBD như tinh Nam Định và các giải pháp mang tính quyếtđịnh đến việc thực hiện QHSDĐ có tính đến LKV và BĐKH

1.2 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng dat có tính đến mối liên kết vùng và

biến doi khí hậu

1.2.1 Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết câu hạ tang, sử dụng tài nguyên và bao

vệ môi trường trên lãnh thô xác định dé sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đấtnước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định Quy hoạch vùng làquy hoạch cụ thê hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian cáchoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thông đô thị và phân bố dân cưnông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sửdụng tài nguyên va bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh (Luật Quy hoạch

số 21/2017/QH14) [24]

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bé và khoanh vùng đất đai theo khônggian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo

vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu

sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vịhành chính trong một khoảng thời gian xác định (Luật đất đai 2013) [23]

Môi quan hệ của QH cấp tỉnh với các loại quy hoạch, cấp quy hoạch va cấpvùng: Quy hoạch tổng thé quốc gia là cơ sở dé lập quy hoạch vùng, quy hoạch tinh.Quy hoạch tỉnh phải phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch cấp quốc gia Trường hợpquy hoạch giữa các tỉnh có mâu thuẫn với nhau thì phải điều chỉnh và thực hiện theoquy hoạch cao hơn Trường hợp quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với quy hoạch vùngthì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch vùng và quy hoạch cấp quốc gia

Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh (Luật quy hoạch, 2017) [24].

Mối quan hệ cụ thể về nội dung khoanh vùng và phân b6 sử dụng đất trong

QH tỉnh với QH cấp vùng và các tỉnh khác trong vùng như sau:

- Nội dung quy hoạch tỉnh thé hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở

quy hoạch cấp quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạchvùng; định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân b6 nguồn lực cho các hoạtđộng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện

và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện

22

Trang 34

- Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, bao gồm đô thị cấp quốc gia, cấpvùng đã được xác định trong quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển

đô thị tỉnh ly và các thành phó, thị xã, thị trấn trên địa bàn; phương án phát triển

hệ thống khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu dulịch; khu nghiên cứu, dao tạo; khu thé duc thé thao; khu bảo tồn, khu vực cần

được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và

đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc

gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển các cụm công nghiệp;phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuấtnông nghiệp tập trung; phương án phân bố hệ thống điểm dân cư; xác định khuquân sự, an ninh; phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó

khăn, những khu vực có vai trò động lực;

- Phương án phát triển mạng lưới giao thông, bao gồm mạng lưới đường caotốc, quốc lộ, đường sắt; các tuyến đường thủy nội địa và đường hàng hải; các cảngbiển, sân bay quốc tế, quốc gia; mạng lưới đường bộ, đường thủy liên tỉnh đã đượcxác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới

đường tỉnh;

- Phương án phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm các công trình cấp điện vàmạng lưới truyền tải điện đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quyhoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối;

- Phuong án phát triển mạng lưới viễn thông, bao gồm các tuyến viễn thôngquốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quyhoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn

thông của tỉnh;

- Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước, bao gồm mạng lưới thủylợi, mạng lưới cấp nước quy mô vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch

cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới thủy lợi, cấp nước liên huyện;

- Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, bao gồm các khu xử lý chất thảinguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quyhoạch vùng trên địa bàn; các khu xử lý chất thải liên huyện;

- Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm các dự án hạ tầng xãhội cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc

gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các thiết chế văn hóa, thé thao, du lịch, trung tâm

thương mại, hội chợ, triển lãm và các công trình hạ tầng xã hội khác của tỉnh (Luật

quy hoạch, 2017) [24].

23

Trang 35

1.2.2 Liên kết vùng trong quy hoạch sử dụng đất

1.2.2.1 Quan niệm về vùng và phân vùng

a Quan niệm về vùngTrên cơ sở phân tích các quan niệm về vùng theo các góc độ khác nhau như:

- Vùng là phần đất đai, hoặc là không gian tương đối rộng có những đặcđiểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh”(Từ điển Tiếng Việt 2008) [18] Trong khái niệm này vùng chưa được xác định rõràng về mặt ranh giới và chưa đề cập đến các hoạt động của vùng

- Vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt

động như một hệ thống, có quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạonên nó và có mối quan hệ chat lọc với khoảng không gian bên ngoài” (Lê Bá Thảo

1998) [29] Như vậy, vùng được xem xét ở trạng thái động, không chỉ trong vùng

mà còn ngoài vùng

Dưới góc độ quản lý phát triển kinh tế, vùng là một khái niệm không gian, làhình thức kết cấu của vùng đất chiếm một không gian nhất định trên mặt đất dựa vàocác điều kiện vật chất khác nhau (Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Phú, 2006) [31]

Theo quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên, phòng tránh thiên tai và bảo vệmôi trường, vùng là một bộ phận của lãnh thổ, có một sắc thái đặc thù nhất định, có

những đặc điểm tương đồng và các mối liên kết với nhau theo một số quy luật đặc

thù tuỳ theo mục tiêu của hệ thống phân vùng, hoạt động như một hệ thống do cónhững mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũngnhư những mối quan hệ có chọn lọc và với các không gian các cấp bên ngoài (Đặng

Văn Bào, 2015) [4].

Vùng là một lãnh thé tương đối đồng nhất, có ranh giới xác định, bao gồm các

bộ phận cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo sự tồn tại vàphát triển của bản thân lãnh thô đó cũng như giữa nó với các lãnh thổ khác [45]

Với việc giải thích làm rõ hơn, tác giả luận án đã lựa chọn định nghĩa về vùng

theo Luật Quy hoạch (2017) Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia bao gồmmột số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận gắn với một số lưu vực sông

hoặc có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, dân cư, kếtcấu hạ tầng và có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau[24].Trong nghiên cứu lãnh thổ, vùng phải hội tụ được các nhân tố: Nhóm các nhân

tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên thiên

nhiên, ; Nhóm nhân tố kinh tế: kết cấu hạ tầng, hoạt động sản xuất ; Nhóm nhân

tố xã hội: dân số, dan cư, văn hóa, lịch sử, kiến trúc ; Nhóm nhân tố con người: Conngười có khả năng thực hiện các mối quan hệ trong và ngoài vùng, có vai trò quyết

định sự phát triển của vùng; Nhóm nhân tố thể chế chính sách: Thẻ hiện vai trò của

24

Trang 36

nhà nước trong việc xây dựng và phát triển vùng nói riêng và quản lý lãnh thổ quốcgia nói chung theo những mục tiêu nhất định; các hoạt động kinh tế xã hội phát triển

trong khuôn khổ cho phép nhằm phát huy được tiềm năng và thế mạnh của vùng

b Phân vùng

Phân vùng là việc phân chia một lãnh thổ lớn thành những lãnh thổ riêngbiệt, có tính đồng nhất tương đối về các yếu tố thành tạo, phục vụ cho những mụctiêu nhất định Phân vùng có thé là phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân

vùng địa lý, phân vùng môi trường Các đặc tính của phân vùng là: Tính toàn vẹn

lãnh thổ (không lặp lại); Tính ước định ranh giới (có thé xác định hoặc không); và

tính chủ quan trong phân vùng.

1.2.2.2 Liên kết vùng trong sử dụng đất

a Quan niệm về liên kết vùng

Liên kết vùng là sự thiết lập các mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương trongvùng lãnh thổ với không gian, thời gian nhất định, với các mối quan hệ liên kết giữacác chủ thê nhất định và theo những thỏa thuận đã được ký kết để sử dụng một cáchhop lý các nguồn lực phát triển nhằm hướng tới sự phân bé lợi ích hợp lý và cùngchia sẻ rủi ro, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cao và phát triển bền vững [45]

Liên kết vùng có hai loại: Liên kết ngoại vùng và liên kết nội vùng Đây là

một giải pháp dé phát triển toàn diện lãnh thé

Liên kết vùng được hiểu theo hai khía cạnh: (i) liên kết về không gian; (ii) liênkết giữa các lĩnh vực (chang hạn sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, môi trường ).Trên thế giới, liên kết vùng giúp hình thành đối thoại về chính sách, nhằm đảm bảo

sự kết hợp tốt giữa chính sách kinh tế vĩ mô với đặc trưng của địa phương (việnQuốc tế về Môi trường và Phát triển - ITED, 2012) Cơ sở dé thực hiện liên kết vùng

là lợi thế so sánh của từng vùng cụ thể Lợi thế so sánh không chỉ ở điều kiện tựnhiên, tài nguyên thiên nhiên, mà còn ở điều kiện công nghệ, lao động tạo nên sựkhác biệt giữa các vùng, do đó có thê thực hiện phân công lao động giữa các vùng,

tạo nên tính chuyên môn hóa và cạnh tranh trên cơ sở lợi thế so sánh và lợi thế cạnhtranh của vùng Chính sự khác biệt trong lợi thế so sánh và phân công lao động tạo

nên sự khác biệt sản pham về giá thành, chất lượng và quy mô sản xuất mà thúc đây

sự liên kết địa phương trong phát triển vùng

Việc liên kết vùng giúp các địa phương giảm tải được các chỉ phí và tiêu hao

nguồn lực, có thể thực hiện được các công trình, dự án lớn mà từng địa phương riêng

lẻ không thể làm được Việc chia sẻ quyền lợi và tránh nhiệm giữa các địa phương vàcác ngành Trong sử dụng đất, LKV đảm bảo sự cân băng không gian cho các mục đích

sử dụng đất, đảm bảo đất đai được đưa vào sử dụng hiệu quả, hợp lý, tránh tình trạng

chồng lắn, dư thừa một mục đích sử dụng nhưng lại thiếu cho các mục đích khác

25

Trang 37

b Nội dung liên kết vùng trong sử dụng đất:

- Liên kết vùng trong sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp: chủ yêu hình

thành các khu vực chuyên canh như lúa, cây lương thực, nuôi trồng thủy sản dé tạo

ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao với việc ứng dụng công nghệ tiên tiếnphục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

+ Liên kết vùng trong sử dụng đất cho đảm bảo an ninh lương thực

Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam

Lúa là cây lương thực chính, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất và phân bố rộngkhắp Tiếp theo là ngô và sắn, hai loại này đang có xu hướng tăng ở đồng bằngSông Hồng (ĐBSH), ĐBSCL, Tây Nguyên (TN), Bắc Trung Bộ (BTB) và duyên

hải Nam Trung Bộ (DHNTB) Cây lương thực quan trong thứ tư là khoai lang có

xu hướng giảm ở hầu hết các vùng Ngoài ra còn những cây lương thực, thực

phẩm lay củ và lấy hạt khác (khoai tây, khoai môn, khoai mỡ, ) nhưng chiếm tỉ

trọng không nhiều Việt Nam hiện đã đạt được ANLT trên phạm vi quốc gia Việc

đảm bảo ANLT của Việt Nam không còn đáng lo ngại, bởi lượng lương thực dự

trữ quốc gia đủ lớn dé giải quyết và khắc phục các tình huống có thé xảy ra Da sốngười dân không còn đói về lương thực Tuy nhiên, để đảm bảo được ANLT ở cấp

hộ gia đình trên phạm vi cả nước vẫn đang còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở TN,trung du (TD) và miền núi phía Bắc (MNPB) Con một bộ phận nhỏ ở các khu vựcvùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, điều kiện sản xuất lương thực còn khókhăn và không hiệu quả nên vẫn còn thiếu lương thực và còn nghèo Hiện nay,

Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình ANLT, tiến tới giải quyết triệt

để tình trạng nghèo đói Tìm kiếm các giải pháp khắc phục những khó khăn còn

tồn tại dé dam bảo ANLT quốc gia ôn định và bền vững

Đề đảm bảo an ninh lương thực, chúng ta cần có những giải pháp cả vĩ mô và

vi mô, từ những giải pháp trong sản xuất, chế biến nông sản, cung ứng các sảnpham vật tư nông nghiệp cho đến việc lưu thông nông sản hàng hóa

+ Liên kết vùng trong sử dụng đất cho phát triển cây lâu nămMột trong những hạn chế hiện nay là phát triển ạt cây ăn quả, cây lâu năm,

không theo quy hoạch và thiếu tính liên kết vùng Cụ thể:

Bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cam bù Hương Sơn tại Hà Tĩnh Theo

thống kê, đến vụ cam 2017, toàn tỉnh có hơn 3.377ha cho quả, tăng 45% so với năm

2016 Tuy nhiên, việc người dân 6 ạt mở rộng diện tích trồng cây có múi đã và đang

đặt ra nhiều thách thức trong công tác quan lý nguồn giống, tiêu thụ sản phẩm, gâymat cân bằng sinh thái, độ che phủ của rừng: tình trang phát triển ồ ạt cây cà phê,

cao su, hô tiêu ở Tây Nguyên, gây mât cân băng cung - câu

26

Trang 38

Vùng Nam Bộ: Năng suất, sản lượng các loại quả ở Nam bộ có chiều hướng

tăng lên Tuy nhiên, sản xuất cây ăn quả ở Nam bộ vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập,

hạn chế như: sản xuất manh mún còn phô biến, vườn cây có năng suất, chất lượng,hiệu quả thấp còn chiếm tỷ lệ cao do việc phát triển sản xuất theo phong trào, khôngtheo quy hoạch dẫn đến tình trạng trồng rồi chặt

Mối liên kết giữa sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ chưa đượchình thành; doanh nghiệp chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chưa đầu tư,khuyến khích nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn nhà thu mua yêu cầu; chưa đầu tưxây dựng vùng nguyên liệu, hướng dẫn sản xuất và bao tiêu sản phẩm Hầu hết sảnphẩm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta chưa có các nhà máy chế biến trình độcao, máy móc hiện đại nên sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc sơ

chế, chất lượng và giá cả kém sức cạnh tranh

Cung - cầu mat cân đối: Một số sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, vẫn trong tình

trạng cung - cầu chưa ôn định, nhiều năm cung lớn hơn cầu Những năm được mùa,khi rớt giá lại xảy ra tình trạng chặt cà phê chuyên sang cây trồng khác và ngược lại

+ Liên kết vùng trong sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sảnTheo báo cáo của Tổng cục Thủy sản [38], cả năm 2017, tổng sản lượng thủy

sản đạt hơn 7,28 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2016, bao gồm sản lượng thủy sảnkhai thác dat gần 3,42 triệu tan, tăng 5,7%; sản lượng thủy sản nuôi trồng trên 3,86

triệu tấn, tăng 5,5%; diện tích nuôi trồng 1,1 triệu ha Tỷ trọng sản lượng nuôi trồngchiếm 53,0% tổng sản lượng (năm 2016 là 54,2%)

Mặc dù thời gian qua, ngành thủy sản nước ta đã phát triển liên tục và đóng

góp lớn trong kim ngạch xuất khâu hàng hóa của cả nước Việc phát huy thế mạnh

và tiềm năng của vùng chưa đạt như mong muốn Tốc độ tăng trưởng cao nhưngchưa bền vững Nuôi trồng thủy sản còn tiềm ân nhiều rủi ro, nhiều dịch bệnh, ônhiễm môi trường chưa được kiểm soát Giá cả các mặt hàng thủy sản biến độngbất lợi và khó lường Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng này là thiếutính liên kết của các địa phương trong sản xuất nguyên liệu với chế biến tiêu thụ và

trong không gian quy hoạch vùng nói chung và lĩnh vực thủy sản vùng nói riêng.

Các địa phương chưa phát huy được thế mạnh của mình do đầu tư dàn trải, manh

mún và thiếu sự hỗ trợ phối hợp giữa cá địa phương trong vùng Vì vậy, đòi hỏi,ngành thủy sản cần có sự đầu tư thông qua việc liên kết vùng, nhằm khai thác triệt

dé thé mạnh và tiềm năng của tất cả các địa phương, đồng thời tạo ra sức mạnh tôngthể phát triển toàn diện ngành thủy sản

- Liên kết vùng trong sử dung đất cho xây dựng cơ sở hạ tang: (i) phát trién hệthống giao thông phục vụ cho giao lưu hàng hóa việc di lại của con người; (ii) phattriển hệ thong thủy lợi phục vu cho việc tưới tiêu trong nội và ngoại vùng, trong nội

tỉnh và ngoại tỉnh.

27

Trang 39

- Liên kết vùng trong sử dụng đất cho phát triển khu kinh tế, công nghiệp

Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế được hìnhthành, nhưng thiếu tính liên kết vùng Các khu công nghiệp và khu kinh tế của cácvùng kinh tế trọng điểm nhìn chung tuy có tạo thêm năng lực sản xuất mới, nhưngchưa tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp Mỗi khu kinh tế, khu côngnghiệp khu vực có tiềm năng, lợi thế riêng, nhưng chưa có sự phân tích sâu nhămđưa ra cơ chế phân công thu hút đầu tư và phát triển hop ly dé tạo nên lợi thế tổnghợp của toàn vùng Sự thu hút đầu tư theo hướng cạnh tranh tràn lan trên tất cả cáclĩnh vực đã phần nào làm triệt tiêu lợi thế của nhau và làm chệch hướng trong khai

thác tiềm năng sẵn có đối với phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong

vùng Mỗi vùng có nhiều thế mạnh, nhưng không có sự gắn kết mà mạnh địaphương nào thì địa phương đó làm Địa phương nào cũng muốn lấy nhân công giáTrẻ, cảng biển, sân bay làm lợi thế cho mình, tạo nên sự cạnh tranh không cầnthiết, làm suy yếu sức mạnh nội tại Do vậy, không có điểm nhắn, không phân chia

rõ ràng thế mạnh của từng địa phương, thiếu sự phân chia phát triển theo từng lĩnhvực, từng chuyên ngành, cần định hướng lại dé tận dụng các ưu thé

- Liên kết vùng trong sử dụng đất phát triển đô thịThực trạng phát triển đô thị hiện nay: Theo Cục hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xâydựng (2016) [13], hiện nay mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triểntrên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và

quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, các thành phó Hai Phòng, Đà Nang

và Huế; thành phố trung tâm cấp vùng như: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa

Bình, Nam Định, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Vũng

Tàu và Cần Thơ; các thành phó, thị xã trung tâm cấp tỉnh, bao gồm 5 thành phốtrung tâm quốc gia, khu vực và quốc tế, 12 đô thị là trung tâm cấp vùng đã kể trên

và các thành phó, thị xã tỉnh ly khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm cácthi tran huyện ly và các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị

trung tâm cấp tiêu vùng, bao gồm các thị tran là trung tâm các cụm khu dân cư nôngthôn hoặc là các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong các vùng ảnh hưởng của đô thị

lớn, cực lớn.

Một đặc điểm mang tính thiếu LKV cho phát trién đô thị Việt nam đó là thiếutính lồng ghép không gian giữa các địa phương, các vùng và các ngành, tính liên kếtcủa chính quyền: Việt Nam có nhiều tỉnh có quy mô nhỏ, sẽ hợp ly hơn nếu các tinh

có sự kết hợp ngoài ranh giới tỉnh Trong bối cảnh các tỉnh lân cận cạnh tranh lẫnnhau trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư không tồn tại khung cơ chế quản lý nhànước hay khuyến khích phối hợp nào, khiến trường hợp của Việt Nam càng phức

tạp hơn so với trường hợp điển hình về chia quyền quản lý Tình trạng này dẫn đến

28

Trang 40

một số hệ quả sau: Sử dụng nguồn vốn không hiệu quả và tốn kém giữa các tỉnh,

thành: để thể hiện sự ưu việt của mình, nhiều tỉnh sẽ cảm thấy đứng trước áp lựcphải đầu tư vào những công trình cơ sở hạ tang tiêu biểu như sân bay, cảng biển.Mặc dù trong nhiều trường hợp, xét trên khía cạnh chi phí, mạng lưới và hiệu quảthì sẽ hợp lý hơn nếu những công trình này chỉ cần số lượng ít hơn nhưng được kếthợp tốt dé phục vụ một diện tích bao phủ lớn hơn và có sự lồng ghép hiệu quả giữamột số tỉnh Các tỉnh, thành cạnh tranh dé thu hút vốn dau tư, thường là thông quanhững biện pháp phía cung dé thúc day kinh tế (như công bố các khu vực đầu tư

riêng, xây dựng cơ sở hạ tầng dựa trên các mục tiêu chủ quan hơn là nhu cầu dự báo

và nhiều biện pháp khác) Các tỉnh đang phát triển theo hướng tương đối độc lập lẫn

nhau mà không có sự phối hợp định hướng kinh tế chiến lược, các quy trình quyhoạch tong thé và đầu tư cơ sở hạ tang trong bối cảnh chung của cả khu vực, cho dùtrên thực tế, đây là quy mô hoạt động và kinh tế mà quá trình đô thị hóa và nhữngmối liên kết đô thị-nông thôn có khả năng đem lại

c Vai trò của liên kết vùng với QHSDĐ cấp tỉnh

QHSDĐ là việc bồ trí nguồn lực đất đai theo không gian, do đó các mục đích sửdụng đất cần được bó trí liên kết về mặt không gian một cách chặt chẽ dé đất được sử

dụng hiệu quả nhất phục vụ xã hội đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môitrường, tận dụng ưu thế các vùng lãnh thổ và khắc phục những hạn chế của vùng

Liên kết vùng đã tạo lợi thế động, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hộicác vùng Chăng hạn điển hình là các vùng miền núi, vùng có nhiều khó khăn, chủyêu là đồng bào dân tộc ít người đã chủ động khai thác, phát huy lợi thế về đất vàrừng, chuyền đôi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là tăng diện tích cây công nghiệp, cây ănquả có giá trị kinh tế cao hơn Chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệp chế biến, khaithác và chế biến khoáng sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và chú trọng phát triển dulịch sinh thái Trong khi khu vực ven bién lại tận dụng lợi thế về khai thác, nuôi trồngthủy sản, vận chuyên hàng hóa qua cảng biển hay hình thành các khu công nghiệpbiển Vì vậy, QHSDĐ cấp tinh cần phân bé sử dụng đất nhằm đáp ứng được mục tiêu

phát triển kinh tế, xã hội của vùng và các tỉnh trong vùng

Liên kết nội vùng (vùng và các tỉnh trong vùng) đã góp phần chủ động và từngbước phát huy tiềm năng, thế mạnh nội và ngoại vùng Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất

và quy mô diện tích của từng chỉ tiêu trong QHSDĐ cấp tỉnh cần đáp ứng được yêucầu sử dụng đất nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng và các tỉnh trong vùng

Liên kết vùng nhằm hoàn thiện và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng cơ sở hạtang Vì vậy, QHSDĐ cấp tỉnh cần phân bổ sử dụng dat cho từng chỉ tiêu về diệntích và không gian, nhằm xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng có sự liên kết giữa

vùng mình và các vùng khác, giữa tỉnh mình với các tỉnh khác trong vùng.

29

Ngày đăng: 21/05/2024, 02:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Khung pháp lý chung hỗ trợ việc tích hợp sạt lớ đất - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 1.2 Khung pháp lý chung hỗ trợ việc tích hợp sạt lớ đất (Trang 28)
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu được đưa vào quy hoạch sử dụng đất tại Đức Yếu tô Chỉ tiêu - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu được đưa vào quy hoạch sử dụng đất tại Đức Yếu tô Chỉ tiêu (Trang 28)
Bảng 1.5: Các vụ phun trào núi lửa lớn trong năm qua - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 1.5 Các vụ phun trào núi lửa lớn trong năm qua (Trang 42)
Hình 1.2. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình thế giới đến năm 2100 theo các kịch bản - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Hình 1.2. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình thế giới đến năm 2100 theo các kịch bản (Trang 43)
Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu (Trang 62)
Bảng 2.2. Hiện trạng rừng các tỉnh vùng DBSH đến 31/12/2019 - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 2.2. Hiện trạng rừng các tỉnh vùng DBSH đến 31/12/2019 (Trang 69)
Bảng 2.1. Diện tích cây lương thực có hạt theo địa phương tính đến 31/12/2019 - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 2.1. Diện tích cây lương thực có hạt theo địa phương tính đến 31/12/2019 (Trang 69)
Bảng 2.3: Dân số, mật độ và lực lượng lao động các tỉnh vùng ĐBSH - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 2.3 Dân số, mật độ và lực lượng lao động các tỉnh vùng ĐBSH (Trang 71)
Bảng 2.7: Giá trị một số mặt hàng xuất khẩu năm 2019 của vùng ĐBSH - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 2.7 Giá trị một số mặt hàng xuất khẩu năm 2019 của vùng ĐBSH (Trang 79)
Bảng 2.8: Diện tích, sản lượng lương thực và thủy sản - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 2.8 Diện tích, sản lượng lương thực và thủy sản (Trang 79)
Bảng 2.11: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép tính - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 2.11 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép tính (Trang 85)
Bảng 2.13: Diện tích một số loại đất nông nghiệp vùng ĐBSH tính đến ngày 31/12/2005 và 31/12/2019 - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 2.13 Diện tích một số loại đất nông nghiệp vùng ĐBSH tính đến ngày 31/12/2005 và 31/12/2019 (Trang 89)
Bảng 2.14: Hiện trạng rừng có đến 31/12 tính đến ngày 31/12/2008 và 31/12/2019 - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 2.14 Hiện trạng rừng có đến 31/12 tính đến ngày 31/12/2008 và 31/12/2019 (Trang 91)
Hình 2.4: Kịch ban gia tăng nhiệt độ các tinh Dong bang sông Hồng - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Hình 2.4 Kịch ban gia tăng nhiệt độ các tinh Dong bang sông Hồng (Trang 94)
Hình 2.5. Điểm trung bình nhóm tiêu chi Hình 2.6. Điểm trung bình nhóm tiêu chí TN- KT- XH đối với đất nông nghiệp TN- KT- XH đối với đất phi nông nghiệp - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Hình 2.5. Điểm trung bình nhóm tiêu chi Hình 2.6. Điểm trung bình nhóm tiêu chí TN- KT- XH đối với đất nông nghiệp TN- KT- XH đối với đất phi nông nghiệp (Trang 104)
Hình 2.7. Diém trung bình nhóm Hình 2.8. Diém trung bình nhóm tiêu chí liên quan đến liên kêt vùng tiêu chí liên quan BĐKH - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Hình 2.7. Diém trung bình nhóm Hình 2.8. Diém trung bình nhóm tiêu chí liên quan đến liên kêt vùng tiêu chí liên quan BĐKH (Trang 104)
Bảng 2.23: Chỉ tiêu sử dụng dat trong quy hoạch tỉnh có tính đến các yếu tố liên kết vùng và biến đối khí hậu - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 2.23 Chỉ tiêu sử dụng dat trong quy hoạch tỉnh có tính đến các yếu tố liên kết vùng và biến đối khí hậu (Trang 107)
Bảng 3.3: Thống kê diện tích và sản lượng thủy sản các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 2019 - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 3.3 Thống kê diện tích và sản lượng thủy sản các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 2019 (Trang 126)
Bảng 3.4: Phân mức diện tích, khu vực đất bị ảnh hưởng BĐKH vùng ven biển thuộc tỉnh Nam Định - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 3.4 Phân mức diện tích, khu vực đất bị ảnh hưởng BĐKH vùng ven biển thuộc tỉnh Nam Định (Trang 131)
Bảng 3.6: Loại đất bị ngập theo kịch bản NBD trung bình đến 2050 Nam Định - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 3.6 Loại đất bị ngập theo kịch bản NBD trung bình đến 2050 Nam Định (Trang 133)
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn trên các sông năm 2020 tỉnh Nam Định [2] - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn trên các sông năm 2020 tỉnh Nam Định [2] (Trang 135)
Bảng 3.8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dung dat trong kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của tỉnh - Luận án tiến sĩ quản lý đất đai: Cơ sở khoa học hoàn thiện bộ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh có tính đến mối liên kết vùng và biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Nam Định
Bảng 3.8 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dung dat trong kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của tỉnh (Trang 136)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w