1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh Nam Định

62 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Tại Chi Cục Thuế Huyện Nam Trực Tỉnh Nam Định
Tác giả Triệu Thị Minh Hoa
Trường học Trường Đại Học Nam Định
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 14,69 MB

Nội dung

Dưới đây là một vai đặc điểm tiêu biéu của thuế: Thuế mang tính bắt buộc: Tính bắt buộc của thuế thể hiện đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyêngiao tài sản của họ cho Nhà nước k

Trang 1

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Phân mở dau

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là nhân tố vô cùng quan trọng đối với kinh tế của một quốc gia Thuế lànguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước (NSNN) mà thông qua đó Chính phủ chitiêu cho các công trình công cộng, cải thiện hệ thống an sinh xã hội Thuế là một trongnhững công cụ hữu hiệu Nhà nước sử dụng dé điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phan

phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Qua những vai trò quan trọng trên,

có thé thay được việc quản lý thu thuế sao cho hiệu quả từ đó làm tăng thu cho ngânsách, đồng thời đảm bao công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của người dân là vô cùng

cân thiệt va rat được quan tâm.

Trên con đường phát triển đất nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nền kinh tếnước ta nói chung vẫn còn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức Sự biếnđộng của giá dầu thế giới trong những thời kì gan đây đã tao nên su anh hưởng tớihoạt động xuất nhập khẩu, từ đó gây nên sự giảm sút trong nguồn thu và dự báo gâybiến động giá cả hàng hóa trên thị trường Việc áp dụng các chính sách thắt chặt tài

chính, tiền tệ nhằm 6n định nền kinh tế cũng đồng thời đem lại những ảnh hưởng

không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các tô chức, cá nhân.

Những năm gan đây nhiều văn bản pháp luật, nghị định, thông tư do Nhà nước

ban hành đã giúp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiểu biết cho cả đối tượng

nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, từ đó tác động trực tiếp tới số thu của Ngân sáchtrên từng địa bàn Cũng để thực hiện mục tiêu hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà

nước, nâng cao công tác quản lý thu thuê là một nhiệm vụ cân thiết.

Tỉnh Nam Định là địa phương có diện tích rộng Thời gian gần đây, địa phươngđang được đầu tư phát triển và đang dần có thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài Trong

đó, huyện Nam Trực là một huyện nôi lên với những khởi sắc đáng tự hào đã gópphần vào sự phát triển chung của cả tỉnh Công tác quản lý thu thuế trong suốt thờigian vừa qua tại Chi cục Thuế huyện Nam Trực đã được nâng cao rõ rét, có sự tăngdần trong số thu ngân sách qua các năm, điều này được lý giải một phần bởi chínhsách thuế hợp lý, từ đó tới những thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh; có sựcải cách, hiện đại hóa trong hệ thống quản lý thu thuế; chất lượng đội ngũ công chức

1

Trang 2

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

thuế có sự chuyên biến mạnh mẽ, tăng hiệu quả trong quản lý thu thuế Tuy nhiên,

trong quá trình tổ chức quản lý thu thuế van còn tồn tại nhiều van đề về quy trình cũng

như cách thức tô chức

Nhận thấy những vấn đề trên nên được nghiên cứu, bàn luận và cân nhắc khắcphục bằng các giải pháp đề ra, em đã chọn đề tài chuyên đề thực tập là: “Hoàn thiệncông tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh Nam Định”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Từ việc hệ thống hóa lý luận về quản lý thu thuế trên địa bàn huyện trực thuộctỉnh; phân tích thực trạng của quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Nam Trực,tỉnh Nam Định những năm vừa qua, trong đó nhấn mạnh vào công tác quản lý thuthuế; luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hướng tới tăng cường quản

lý thu thuế ở Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh Nam Định

2.2 Mục tiêu cụ thé

Đầu tiên, luận văn làm rõ những cơ sở lý luận về thuế, quản lý thuế và quản lýthu thuế

Tiếp theo, luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý thu thuế trên địa bàn

huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.

Cuối cùng, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý thu thuế,

đảm bảo mục tiêu ngân sách được thực hiện.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong chuyên đề thực tập này, đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý thu thuếtại Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.

Trang 3

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu 03 năm từ năm 2015 đến năm 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập này, những phương pháp nghiên cứu sau

đây sẽ được sử dụng:

Phương pháp thu thập dit liệu:

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được trong 03 năm 2015, 2016

và 2017 của Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh Nam Định Nguồn thông tin này làchính thống từ phía Chi cục Thuế nên có độ tin cậy rất cao

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:

Những nhận xét, đánh giá và bàn luận trong chuyên đề này được xem xét nghiêncứu trong xu hướng phát triển đi lên của tình hình kinh tế - xã hội Trên nền tảng củaphương pháp tư duy này, số liệu sẽ được thống kê và tổng hợp, tiếp đến sử dụngphương pháp so sánh dé đưa ra những phân tích chung, các đánh giá cụ thé về tìnhhình nguồn thu trên địa bàn huyện Từ đó luận văn đem lại cái nhìn tong quan vànhững nhận định cụ thể về công tác quản lý thu thuế của Chỉ cục

5 Kết cấu của luận văn

Không kế đến danh mục bảng biểu, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài liệutham khảo, chuyên đề thực tập bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế tại các cơ quan thuế

Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh

Nam Định.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Nam

Trực tỉnh Nam Định.

Trang 4

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Chương 1: Cơ sở lý luận về quan lý thu thuế

tại các cơ quan thuê

1.1 Một số van đề cơ bản về thuế

1.1.1 Khái niệm về thuế

Thuế trên thực tế đã tồn tại từ khi các Nhà nước hình thành, song các lý luận

về kinh tế của thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối khái niệm vềthuế Theo các nhà kinh điền thì thuế được quan niệm rất đơn giản Các - Mác đã chirõ: “Đề duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có những sự đóng góp của những

người công dân của Nhà nước đó là thuê mã ”.

Sau này khái niệm về thuế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn Trongcuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và Bryan Lowes cho

rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận

được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chỉ tiêu về hàng hóa

và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”

Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn “Kinh

tế học” của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy như sau: “Thuế là một khoảnchuyền giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyền giao bằng hàng hóa, dịch vụ) của cáccông ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhậnđược một cách trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải làtiền phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”

Một định nghĩa về thuế được cho là tương đối cổ điển đó là: “Thuế là một

khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công

dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi

tiêu của Nhà nước”.

Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta định nghĩa: “Thué là hình thức phânphối và phân phối lại tong sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhăm hình thànhcác quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước đề đáp ứng các nhu cầu chỉ tiêu cho việc thực

hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Trang 5

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Thuế, ở góc độ của người nộp thuế, là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổchức hay cá nhân có nghĩa vụ thực hiện dé dap ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước dé

Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ.

Ở góc độ kinh tế học, thuế có thể được coi là một biện pháp đặc biệt Nhà nướcchuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công bằng cách sử dụngquyền lực của mình Việc này nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà

nước.

Theo nghĩa rộng, thuế là một hình thức trích nộp bắt buộc đặc biệt do nhữngngười nộp thuế đóng góp Tuy nhiên, quan niệm như vậy về thuế vẫn chưa thực sựđầy đủ Thật vậy, ngày nay không chỉ có thuế là hình thức trích nộp bắt buộc duy nhấtnhư trước đây nữa Do đó, trước tiên cần phải phân biệt giữa thuế và những hình thứctrích nộp bắt buộc khác không có tính chất thuế, đồng thời xác định rõ bản chất của

thuê.

Tiếp đó, dé khái niệm về thuế được đưa ra một cách đầy đủ nhất, cần phải dựatrên cơ sở nghiên cứu các phương thức phân loại thuế và các cơ chế chung của việcđánh thuế Có những khái niệm cơ bản về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng gópmang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước;

Thuế là khoản hình thành trong quá trình phân phối bao gồm phân phối lại sản phẩm

xã hội, phân phối lại thu nhập quốc dân

Như vậy nhìn chung có thé hiéu rằng: Thuế là một khoản chuyên giao thu nhậpbắt buộc từ các thé nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo các mức độ mà pháp luật

quy định.

1.1.2 Đặc điểm của thuế

Khái niệm về thuế có thể khác nhau bởi vì được đưa ra dựa trên những cáchtiếp cận khác nhau Tuy vậy, bao giờ cũng tồn tại những đặc điểm nhất định ở thuế.Chúng ta có thể nhận diện thué trong tài chính dựa vào các đặc điểm của nó Dưới đây

là một vai đặc điểm tiêu biéu của thuế:

Thuế mang tính bắt buộc:

Tính bắt buộc của thuế thể hiện đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyêngiao tài sản của họ cho Nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh

Trang 6

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

toán đù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng Các cơ quan thu thuế không được phép

lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế khi thay mặt Nhà nước thựchiện các hành vi nhất định, cơ quan thuế cũng không được có sự phân biệt đối xử đối

với người nộp thuế Đặc tính này là một trong những dấu hiệu quan trọng dé có théphân biệt thuế với các hình thức động viên tài chính khác của Ngân sách Nhà nước

Có nhà kinh tế học cho rằng: “Thuế khác với đa số những khoản chuyền giaotiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyền giao đó là tựnguyện thì thuế lại là bắt buộc”

Có những lý do sau dé giải thích cho của việc chuyền giao thu nhập: Thứ nhất,hình thức chuyền giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn với lợi ích cụ thể củangười nộp thuế, do đó không thé sử dụng phương pháp tự nguyện trong việc chuyểngiao Nhà nước dé đảm bảo nhu cau chi tiêu công cộng, phải sử dụng quyên lực chínhtrị để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phải chuyền giao Thứ hai, có thể thấy rằngtrong xã hội hiện đại, nhu cầu sử dụng hàng hóa công cộng của người dân đang tăngdần Rõ ràng là phần lớn nguồn cung của những hàng hóa này đến từ Nhà nước Vìthé mà, thu nhập về hàng hóa công cộng từ những người thụ hưởng phải đủ dé bù đắpchi phí bỏ ra, có thỏa mãn được điều này thì mới có thể duy trì hoạt động cung cấp

hàng hóa công cộng Tuy nhiên phải bàn tới rằng, hàng hóa công cộng không thể

phân bồ theo khẩu phan dé sử dụng, và những người thụ hưởng nó cũng không muốn

sử dụng theo khẩu phan Bên cạnh đó, một đặc điểm của hàng hóa công cộng là không

có tính cạnh tranh và không thé bù đắp chi phí bằng cách đem trao đổi trực tiếp trên

thị trường Chính vì vậy đã xuất hiện những “người ăn không”, đó là những ngườikhông tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng hàng hóa công cộng Do đó, dé buộc tat

cả mọi người, bao gồm cả “những kẻ ăn không” phải chuyền giao thu nhập của mìnhsang khu vực công, Nhà nước đã sử dụng thuế Phương pháp này đồng thời duy trì

và đảm bảo việc cung cấp hàng hóa công cộng Tuy nhiên, tính bắt buộc của thuếkhông có nội dung hình sự, nghĩa là hành động đóng thuế cho Nhà nước không phải

là hành động xuất hiện khi có biểu hiện phạm pháp, mà hành động đóng thuế là hànhđộng thực hiện nghĩa vụ của người công dân Từ đặc trưng này, thuế không giống như

các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách Nhà nước như phí, lệ phí, công

trái, hoặc hình thức phạt băng tiền

Thuê gan liên với quyền lực của Nhà nước:

6

Trang 7

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Ở mọi đất nước, thuế đều gan liền với quyền lực của Nhà nước Tại Việt Nam,Luật thuế có thé được quy định, sửa đôi hoặc bãi bỏ bởi Quốc hội

Đặc điểm này thể hiện thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao Đểbắt buộc các công dân “tự nguyện” nộp thuế thì Nhà nước phải sử dụng đến quyềnlực của mình, quyền lực ấy được thể hiện bằng luật pháp Nhà kinh tế học Joseph E.Stiglitz nói rằng: “Việc chuyền giao bắt buộc này giống như là ăn trộm, chỉ có mộtđiểm khác chủ yếu là: trong khi cả hai cách chuyển đều là không tự nguyện, thì cáchchuyên qua Chính phủ có mang tắm áo choàng hợp pháp và sự tôn trọng do các quá

trình chính tri ban cho”.

Mang tinh không hoàn trả trực tiếp:

Thuế không phải là khoản phải trả khi người nộp thuế đã nhận được một lợiích hay quyền lợi cụ thé nào từ phía Nhà nước Sự chuyền giao thu nhập thông quathuế không mang tính chất đối giá Như vậy tóm lại, các khoản thuế đã nộp cho Nhànước sẽ không được dùng phục vụ trực tiếp cho người nộp thuế

1.1.3 Chức năng của thuế

Chức năng của một phạm trù kinh tế phản ánh bản chất sự tác động của nó

Có ý kiến cho răng: “Thuế không những là một phạm trù kinh tế, mà còn làphạm trù tài chính Do đó, thuế không chỉ mang trong mình những thuộc tính chungvốn có của các quan hệ tài chính, mà còn biểu hiện những đặc trưng, hình thức vận

động và các chức năng riêng có bắt nguôn từ tông thê các môi quan hệ tài chính”.

Cho đến nay trên các sách báo kinh tế trong nước cũng như trên thế giới cũngchưa có sự thống nhất trong việc đưa ra số lượng các chức năng của thuế và tên gọicủa chúng Có tác giả đưa ra hai chức năng của thuế là chức năng ngân khé và chức

năng kinh tế Người khác lại cho rằng thuế có ba chức năng: ngân khó, kiểm tra và

phân phối thu nhập, trong đó chia chức năng phân phối thu nhập thành nhiều chứcnăng nhỏ hơn bao gồm cả nội dung kích thích kinh tế Trong chức năng kinh tế củathuế, một số tác giả lại chia chức năng này thành các tiêu chức năng và chúng lại đượcxem xét với tư cách là một chức năng độc lập: điều chỉnh, kích thích, phân phối thunhập và chức năng ngân khó Một số tác giả khác còn đưa ra chức năng xã hội củathuế với tư cách là một chức năng độc lập phản ảnh bản chất xã hội của thuế

Trang 8

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Cũng cần phải nhận xét rằng, từ các chức năng kể trên, căn cứ vào nội dung cóthê gộp chúng thành một số chức năng cơ bản, bởi vì cùng một chức năng nhưngchúng có thé được gọi với những tên khác nhau Chang hạn, chức năng điều chỉnh cóthé được gọi là chức năng kinh tế hoặc chức năng kích thích; chức năng ngân khố

thỉnh thoảng được gọi là chức năng thu ngân sách.

Với quan niệm như vậy, soi rọi vào quá trình ra đời, tôn tại và phát triên của

thuế, chúng ta thấy thuế có những chức năng cơ bản sau:

Thuế la nguôn thu chú yếu của NSNN:

Ngay từ lúc phát sinh thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện động viênnguồn lực tài chính cho Nhà nước Người ta gọi công dụng này là chức năng huy động

nguôn lực tài chính của thuê hay còn là vai trò lịch sử của thuê.

Đây là chức năng cơ bản của thuê, đặc trưng cho tât cả các Nhà nước.

Ngân sách nhà nước của Nhà nước được hình thành nhờ có chức năng huy

động nguồn lực tài chính này, từ đó đảm bao sự tổn tại và duy trì của Nhà nước Daycũng là chức năng quan trọng tạo ra những tiền đề để Nhà nước có thể tiến hànhphân phối lại tổng sản phâm xã hội và thu nhập quốc dân Những tiền đề khách quannày đã giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế Nói cách khác, chức năng điều tiết kinh

tế của thuê đã được xuất hiện tự động thông qua quá trình huy động tập trung nguồnlực thông qua thuế

Thuế là công cụ để điều tiết vĩ mô nén kinh tế:

Tốc độ chỉ tiêu công ngày càng lớn do việc tăng cường các chức năng kinh tế

xã hội của Nhà nước Điều này dẫn tới hậu quả tất yếu là cần thiết phải tăng nguồnlực tài chính Nhà nước, tức nguồn thu thuế Khi nhu cầu về ngân sách tăng thì cầnthiết phải có sự tăng cường các chức năng của thuế Chính trong quá trình này màchức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính và chức năng điều tiết kinh tế củathuế đã được sử dụng

Nhà nước đã thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội trên qui mô cảnước thông qua thuế bằng cách như: mở rộng/thắt chặt chính sách tiền tệ, mở rộnghoặc thu hẹp nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư, đây nhanh hoặc làm chậmlại chu kỳ khủng hoảng kinh tế,

Trang 9

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Có thé thấy chức năng điều tiết nền kinh tế của thuế được thé hiện qua sự biểuhiện của các quy định, các hình thức thu thuế, cách xác định đối tượng chịu thuế vàđối tượng nộp thuế, cách xây dựng thuế suất, cơ sở thuế và việc sử dụng linh hoạt các

ưu đãi, miễn giảm thuế Thông qua những quy định này về thuế, Nhà nước có thé kíchthích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, từ đó phù hợp với lợi ích của xã

hội.

Thuế là công cụ để thực hiện công bằng xã hội:

Thuế có chức năng phân phối thu nhập đối với các tầng lớp khác nhau trong

xã hội dé đảm bảo sự phân phối công bang hợp lý Công bằng ngang thé hiện khinhững người có khả năng ngang nhau trong việc gánh chịu thuế cần phải đóng mộtkhoản thuế ngang nhau Trong khi đó, công bằng dọc là những người có khả năng

không ngang nhau cần phải được đóng những khoản thuế khác nhau, với tương quanhợp lý đến khả năng của họ

1.1.4 Phân loại thuế

Thuê được chia ra làm nhiêu loại, tùy vào cách thức phân loại mà sẽ có nhiêu

loại thuê khác nhau.

Phân loại theo cơ sở tính thuế:

Thuế được chia làm 03 loại khi được phân chia dựa vào cơ sở tính thuế:

Thu nhập: Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thunhập nhận được Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN); Thuế thu nhập doanhnghiệp (Thuế TNDN)

Tiêu dùng: Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thunhập được mang tiêu dùng trong hiện tại Ví dụ: Thuế giá tri gia tang (Thué GTGT);Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất khẩu; Thuế nhập khẩu.

Tài sản: Thuê tài sản là các loại thuê có đôi tượng chịu thuê là giá trị tài sản.

Ví dụ: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Phân loại theo phương thức đánh thuế:

Trang 10

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của ngườinộp thuế Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế sử dụngđất nông nghiệp; Thuế sử dụng dat phi nông nghiệp

Ưu điểm của thuế trực thu là tạo công bằng dọc Nhược điểm là chi phí quan

lý lớn; dễ gây ra phản ứng từ phía người nộp thuế va số thu động viên vào Ngân sách

thường chậm.

Thuế gián thu: Là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản củangười nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ Vídụ: Thuế giá tri gia tang; Thuế tiêu thụ đặc biệt;

Ưu điểm của thuế gián thu là tạo công bằng theo chiều ngang; chi phí quản lý thấp hơn thuế trực thu; ấn trong giá hàng hóa dịch vụ từ đó đem lại nguồn thu ôn định

và đối tượng chiu thuế rộng Bên cạnh đó, thuế gián thu có nhược điểm là không tạođược công bằng dọc

1.2 Quản lý thu thuế tại co quan thuế

1.2.1 Khái niệm quản lý thuế

Theo tài liệu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội — Ban Công tác đại biểu thì:

“Quan ly nhà nước đối với nền kinh tế được hiểu là sự tác động có tô chức và bằngquyên lực của Nhà nước tới nền kinh tế, qua đó sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lựckinh tế trong và ngoài nước Mặt khác, quản lý tài chính công là một quá trình mà ở

đó Nhà nước sẽ hoạch định, xây dựng các chính sách, chế độ, đồng thời sử dụng cáccông cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động tới các hoạt động của tài chínhcông, làm cho chúng vận động phù hợp với những yêu cầu khách quan của nền kinh

tế - xã hội, từ đó hướng tới mục tiêu là thực hiện tốt nhất các chức năng do Nhà nước

đảm nhận”.

Có thé thấy rõ ràng rằng, quản lý thuế là một nội dung của quản lý nhà nước

về kinh tế Ngoài ra, nó là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính công Do vậy,khái niệm quản lý thuế cũng có một số nét tương đồng với hai khái niệm trên

Trong cuốn “Tài chính công” của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ ChíMinh thì: “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu

NSNN thực hiện” “Đó là những hoạt động thường xuyên của cơ quan thu hướng

về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định”

10

Trang 11

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Với quan niệm như vậy, quản lý thuế là quản lý thu thuế Nó bao gồm xây dựng kếhoạch thu thuế, tổ chức các biện pháp hành thu và tổ chức bộ máy ngành thuế Tuynhiên, thực tế cho thấy quản lý thuế không đồng nghĩa với quản lý thu thuế

Quản lý thuế là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ và phươngpháp thích hợp tác động lên đối tượng của quản lý thuế làm cho chúng vận động phùhợp với mục tiêu đặt ra Trong hoạt động quản lý, cần phải xác định chính xácnhững vấn đề về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản

lý, mục tiêu quản lý Đầu tiên, có thể thấy rằng Nhà nước chính là chủ thể quản lýthuế và cả quản lý thu thuế Nhà nước có thé là cơ quan lập pháp, co quan hành pháp hoặc cơ quan tư pháp Đối tượng quản lý là những quan hệ phát sinh trước, trong vàsau quá trình tổ chức thu nộp thuế cho Nhà nước Các quan hệ này rất đa dạng vàphức tạp, bởi vì nó có thê diễn ra giữa cơ quan thuế với người nộp thuế, giữa ngườinộp thuế với nhau, giữa các cơ quan thuế, hoặc thậm chí là trong và ngoài nước, Sựphức tạp này cho thay van dé đòi hoi cần có sự thích hợp trong phương pháp quản lý

thuê.

Như vậy, tổng quan có thé thấy, quan lý thu thuế năm trong quan lý thuế Nếunhư quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ bao trùm của cơ quan thuế hướng vềphía đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định,thì quản lý thu thuế là hoạt động quản lý theo quy trình bao gồm: Đăng ký thuế; Kêkhai và tính thuế; Tổ chức thu thuế; Quản lý thu nợ thuế; Kiểm tra thanh tra thuế và

Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

1.2.2 Nguyên tắc quản lý thuế

Xét trong phạm vi thời gian nghiên cứu của chuyên đề, theo các văn bản pháp

luật thì các nguyên tắc về quản lý thuế là:

Một là, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Dé là nghĩa vụ và quyền lợi củamọi tô chức, cá nhân khi nộp thuế theo quy định của pháp luật Cơ quan, tổ chức, cánhân đều phải có trách nhiệm tham gia quản lý thuế

Hai là, việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật và các quy

định khác có liên quan.

Ba là, cần thiết có sự công khai, minh bạch và bình dang trong quản lý thuế.Đồng thời phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế

11

Trang 12

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Bốn là, áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế Có thé sử dung co

chế quản lý rủi ro trong các hoạt động như: thu thập thông tin dit liệu về người nộpthuế; tạo dựng các bộ chỉ tiêu đánh giá quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luậtcủa người nộp thuế; Cần thiết phải ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ dé đánh

giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ thuế và cần có sự phụ hợp trong việc lựa chọn đối

tượng kiểm tra, thanh tra sao cho đem lại kết quả tối ưu nhất

Năm là, khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu, cần áp dụng biện pháp ưu tiên nếu như người nộp thuế đáp ứng được các tiêuchí đề ra: hai năm liên tục không có sự vi phạm pháp luật về thuế và hải quan; Thựchiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật; Áp dụng thực hiện thuếđiện tử; Tuân thủ đúng theo pháp luật về kế toán và thống kê;

Do quản lý thu thuế là hoạt động năm trong quản lý thuế, nên quản lý thu thuếcũng được áp dụng những nguyên tắc nêu trên trong luật định

1.2.3 Nội dung quản lý thuế

Quản lý thu thuế là một phần của quản lý thuế Quản lý thuế là hoạt động quản

lý tài chính nhà nước trên lĩnh vực thuế nên nội dung của quản lý thuế rất phong phú,

đa dạng Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào thé chế và cách tô chức bộ máy nhà nước

Vì vậy, nội dung quản lý thuế ở mỗi nước sẽ có những nét khác nhau nhất định TheoLuật tại thời điểm nghiên cứu của luận văn, theo trình tự thời gian, nội dung quản lýthuế được quy định bao gồm:

Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

Quản lý thông tin về người nộp thuế

Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Giải quyét khiêu nại, tô cáo về thuê.

12

Trang 13

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Trên đây là những nội dung của quản lý thuế theo luật định và cũng dựa trên

thông lệ quốc tế Ngoài ra, nội dung quản lý thuế có thể được xây dựng dựa trên chutrình thu NSNN, cụ thê bao gồm: Lập dự toán (Xây dựng kế hoạch thu); Thực hiện kếhoạch (Triển khai hành thu); Quyết toán, thanh tra, kiểm tra

Năm trong quản lý thuế, nội dung quản lý thu thuế bao gồm các một vài nộidung tương tự trong nội dung quản lý thuế Đối tượng nộp thuế vốn rat đa dạng Đó

có thé là cá nhân, là hộ gia đình hoặc là một tổ chức kinh tế Với mỗi đối tượng nộpthuế khác nhau thì quản lý thu thuế cũng có nét khác biệt nhất định Tuy nhiên, nhữngnội dung chủ yếu của quản lý thu thuế mà các nước trên thế giới đều triển khai thựchiện cho các đối tượng nộp thuế khác nhau gồm:

Đăng ký thuế

Kê khai và tính thuế

Tổ chức thu thuế

Quản lý thu nợ thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế

Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuếĐăng ký thuế

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộpthuế theo mẫu quy định và thực hiện thủ tục nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế débat đầu nghĩa vụ về thuế với nhà nước theo các quy định của pháp luật Đăng ký thuế

là nội dung đầu tiên của quy trình quản lý thuế Thông qua hoạt động này, cơ quanthuế sẽ nam bắt được những thông tin ban đầu của đối tượng nộp thuế như tên đầy đủ,địa chỉ, ngày sinh, điện thoại, email va từ đó tiễn hành những hoạt động quản lý cụ

thê.

Tùy từng nước, đối tượng đăng ký thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quanchịu trách nhiệm Trong thời gian sớm nhất đối tượng đăng ký thuế sẽ nhận được giấychứng nhận đăng ký thuế có mã số thuế riêng Mã số thuế là một dãy các chữ số được

mã hóa theo một nguyên tac thống nhất dé cấp cho từng đối tượng nộp thuế Ở một

sô nước, mã sô thuê còn gôm cả các ký tự alpha Mã sô thuê cũng bao gôm chữ sô đê

13

Trang 14

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

kiểm tra Mã số thuế dé nhận biết, xác định từng người nộp thuế và có quy định khác

nhau g1ữa các nước.

Tại thời điểm nghiên cứu của luận văn, hoạt động đăng ký thuế được tiễn hànhdựa trên những quy định rõ ràng của luật pháp, bao gồm: “Đối tượng đăng ký thuế;Thời hạn đăng ký thuế; Hồ sơ đăng ký thuế; Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế; Tráchnhiệm của cơ quan thuế, công chức thué trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế; Cấpgiấy chứng nhận đăng ký thuế; Thay đổi thông tin đăng ký thuế; Sử dụng mã số thuế;Cham dứt hiệu lực mã số thuế”

Kê khai và tính thuế

Cả cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế đều có thé thực hiện việc tính thuế Tùyđiều kiện từng nước, van đề này được quy định khác nhau Và đôi khi trong một nước,

cơ quan thuế vừa dé cho đối tượng nộp thuế tự tính thuế, vừa áp dụng ấn định thuếcho những đối tượng nhất định Các tổ chức và cá nhân có thé nộp thuế tại kho bạcnhà nước hoặc cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế, cũng có thê là các

tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu, ngoài ra còn có ngân hàng thươngmại, các tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ khác theo quy định của pháp luật

Các quy định về khai thuế, tính thuế bao gồm: Nguyên tắc khai thuế và tínhthuế; Hồ sơ khai thuế; Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế; Gia hạn nộp hồ sơ khai

thuế; Khai bổ sung hồ sơ khai thuế; Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức

quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế

Tổ chức thu thuế

Hiện nay có hai cách thức thu thuế chính đối với cơ quan thuế là thu trực tiếp

và thu gián tiếp

Ở các nước phát triển, hệ thống thanh toán hiện đại, việc khai thuế và nộp thuếđược thực hiện qua mạng Điều này giúp giảm bớt nhân lực của ngành thuế và cũngtạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm thiểu thời gian giao dịch trực tiếp với cơ quanthuế

Ở nhiều nước hệ thống thanh toán kém hiện đại, cơ quan thuế tiếp nhận tờ khaithuế trực tiếp và thu nộp thuế trực tiếp bằng tiền mặt nên áp lực công việc đè nặng lên

cơ quan thuê Việc tiêp nhận và xử lý hô sơ tôn rât nhiêu thời gian và nhân lực.

14

Trang 15

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Vì vậy, khai thuế điện tử và nộp thuế qua mạng là tiêu chí phan dau của tat cả

các cơ quan thuê các nước.

Theo luật định, có các quy định sau về hoạt động nộp thuế: “Thời hạn nộp thuế;Đồng tiền xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản thuế nộp ngân sáchnhà nước; Địa điểm và hình thức nộp thuế; Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậmnộp, tiền phạt; Xác định ngày đã nộp thuế; Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạtnộp thừa; Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện; Gia hạn nộp thuế;Thẩm quyền gia hạn nộp thuế; Hồ sơ gia hạn nộp thuế; Tiếp nhận và xử lý hồ sơ giahạn nộp thuế”

Quán lý thu nợ thuế

Quan lý thu nợ thuế là công việc đòi hỏi khá nhiều nguồn lực của cơ quan thuế.Đây là hoạt động của cơ quan quan lý thuế nhằm đảm bảo huy động day đủ và kịp

thời sô tiên thuê cho ngân sách nhà nước.

Quản lý thu nợ thuế gồm các công việc như gửi thông báo nợ thuế, tính phạtchậm nộp, thông báo số tiền phạt chậm nộp, phân tích tình trạng nợ thuế, tổng hợp,phân loại nợ, lập kế hoạch thu nợ, thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế,báo cáo kết quả thu nợ Các công việc này nếu thực hiện thủ công sẽ tiêu tốn rất nhiềuthời gian của cơ quan thuế nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ thuế

là một nhu cầu khách quan Cơ quan thuế các nước có thể sử dụng các phần mềmquản lý nợ hiện đại dé tiện phục vụ công tác quan lý thu nợ và cưỡng chế thuế

Các biện pháp cưỡng chế thuế được quy định cụ thé trong luật thuế từng nước.Các biện pháp cưỡng chế thuế truyền thống gồm có trích tiền từ tài khoản của đốitượng nộp thuế, yêu cầu phong tỏa tài khoản, khấu trừ một phan tiền lương hoặc thunhập, kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sửdụng hóa đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh, Ở nhiều nước, trong cơ cấu tô chứccủa cơ quan thuế có phòng chức năng riêng thực hiện quản lý thu nợ thuế Phòng chức

năng này có các nhiệm vụ như:

Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

15

Trang 16

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách đối tượng nợ thuế và thực hiện phân loại nợ thuế, phân tích tình trạng nợ thuế của từng đối tượng nộp thuế (DTNT).

Thu thập thông tin về người nộp thuế dé phân tích nghiên cứu va dé xuất biệnpháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp

kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phat,

Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ, nghiên cứu

đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ

Kiểm tra, thanh tra thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế được thực hiện bởi cơ quan thuế Đây là hoạt động

giám sát đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đề phát sinh nghĩa vụ thuế và tìnhhình thực hiện, chấp hành thuế Từ đó giúp đảm bảo pháp luật thuế được thực thi

nghiêm chỉnh.

Kiểm tra, thanh tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu

liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thué,

xác minh và thu thập chứng cứ dé xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế

Kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của

người nộp thuế Thông qua hoạt động kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, có thể

đánh giá đầy đủ và chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế Kiểm tra tạitrụ sở của người nộp thuế được quy định cụ thê trong các trường hợp khác nhau ở

từng nước.

Thanh tra thuế thường được thực hiện đối với các doanh nghiệp có ngành nghềkinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng Hàng năm sẽ có kế hoạch thanh trađược lập ra, từ đó cơ quan thuế sẽ thực hiện việc thanh tra thuế Cơ sở dé lập ra những

kế hoạch này là phân tích thông tin của người nộp thuế, từ đó đưa ra danh sách những

người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Kế hoạch thanh tra gồm chứa các nội dung: đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra,loại thuế thanh tra, thời gian dự kiến Ngoài ra, khi cơ quan thuế phát hiện có dấu hiệu

16

Trang 17

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

vi phạm pháp luật về thuế hoặc dé giải quyết khiếu nại tố cao, hoạt động thanh tra

vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế; Nhiệm vụ,

quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công

chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế Hoạt động thanh tra thuế được quy định

rõ ràng về các vấn đề: Các trường hợp thanh tra thuế; Quyết định thanh tra thuế; Thời

hạn thanh tra thuế; Nhiệm vu, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra

thuế; Nhiệm vụ, quyền han của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh trathuế; Nghĩa vụ và quyên hạn của đối tượng thanh tra thuế; Kết luận thanh tra thuế”

Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Toàn bộ các hoạt động trợ giúp từ phía cơ quan thuế tới các cá nhân, tổ chức

dé họ hiểu chính sách, pháp luật thuế và có ý thức tuân thủ pháp luật thuế được gọi làdịch vụ hỗ trợ người nộp thuế Cơ quan thuế có thể sử dụng các hình thức, phươngtiện khác nhau dé cung cấp, truyền bá thông tin pháp luật tới người dân Từ đó màmọi người hiểu rõ được bản chất, ý nghĩa của việc nộp thuế, đồng thời năm bắt đượcquyền và nghĩa vụ của mình Nam trong dich vu hỗ trợ người nộp thuế là các dịch vụ:giải thích pháp luật, tư vấn và hỗ trợ việc chuẩn bị kê khai, tính thuế và xác định nghĩa

vụ thuê.

Đề tuyên truyền về chính sách thuế một cách hiệu quả đến người nộp thuế vàcác tầng lớp dân cư, co quan thuế có thé sử dụng nhiều phương thức khác nhau Cácbiện pháp tuyên truyền kịp thời còn giúp người nộp thuế có thể cập nhật thường xuyênthông tin về thuế khi có những sửa đổi, bồ sung về chính sách Ngôn ngữ tuyên truyền cần đơn giản, dé hiểu dé phù hợp với nhiều người nộp thuế khác nhau trong các tang

lớp dân cư khác nhau.

Nội dung hoạt động tuyên truyên về thuê có thê bao gôm các vân đê sau:

- Tuyên truyên giải thích vê bản chât, vai trò của thuê, các lợi ích xã hội có

được từ việc sử dụng tiên thuê.

17

Trang 18

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

- Tuyên truyền phổ biến nội dung các chính sách, pháp luật về thuế

- Phô biên các vân đê liên quan đên nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan thuê, của người nộp thuê và các tô chức, cá nhân khác trong xã hội, trong việc cung câp

thông tin và phối hợp trong việc thực hiện các luật thuế

- Phổ biến các thủ tục, quy định về việc xử lý các vi phạm pháp luật thuế

- Tuyên đương khen thưởng người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế

Hỗ trợ người nộp thuế tức là việc hướng dẫn, giải thích, tư vẫn cho người nộpthuế hiểu rõ van đề liên quan đến chính sách, chế độ thuế đã được quy định Nếu nhưhoạt động tuyên truyền thuế thường được thực hiện theo ý muốn chủ quan của cơquan thuế thì các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thường được thực hiện theo nguyệnvọng và yêu cầu từ phía người nộp thuế Khi người nộp thuế có vướng mắc trong quá

trình kê khai, tính thuế, quyết toán thuế hoặc các vấn đề liên quan khác, họ có thể đề

nghị cán bộ thuế tư vấn

Hoạt động hỗ trợ người nộp thuế có thé bao gồm các nội dung sau đây:

- Hướng dẫn, tư van các nội dung về chính sách, chế độ thuế

- Hướng dẫn, tư van các thủ tục, quy trình chấp hành nghĩa vụ thuế như thủ tụcđăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, xin miễn giảm thuế,

- Hướng dẫn tư van cách lập các mẫu biểu báo cáo về thuế.

- Tư vân các vân đê liên quan đên thuê như kê toán, cách sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ,

- Hướng dân và cung câp các thông tin cảnh báo về các trường hợp trôn thuê,

gian lận thuế, các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế

- Giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của

người nộp thuê.

Như vậy, trên đây là tất cả những nội dung chính trong hoạt động quản lý thuếnói chung và quản lý thu thuế nói riêng Quy trình trên được thực hiện với nhữngnguyên tắc, quy định rõ ràng theo các văn bản pháp luật nhằm hướng tới mục tiêuchung là duy trì ồn định và tăng thu ngân sách

18

Trang 19

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Dé dam bao cho quy trình quản lý thuế cũng như quản lý thu thuế diễn ra thuậnlợi và đạt được hiệu quả tối ưu, những công cụ quản lý sau đây đã được sử dụng bởicác cơ quan có thâm quyền:

Pháp luật

Pháp luật là công cụ quản lý thuế có tính định hướng và điều tiết quan trọngnhất

Ý nghĩa của công cụ pháp luật: Pháp luật được đề ra dé điều chỉnh các quan

hệ kinh tế và tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu đề hướng tới những mục tiêu quan trọng làtăng trưởng kinh tế bền vững và dam bao sự bình dang trong quyên lợi và nghĩa vụ vềthuế giữa các chủ thể kinh tế

Nội dung của công cụ pháp luật: Thẻ hiện chủ yếu ở các văn bản quy phạm doQuốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân ban hành

Đó có thể là Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, Luật Hải quan, các văn bản dưới Luật,

Kế hoạch

Kế hoạch là một công cụ không thé thiếu trong quản lý thuế Kế hoạch là cơ

sở khởi đầu cho nội dung và quy trình của quản lý thuế

Y nghĩa của công cu kế hoạch: Việc lên kế hoạch trong ngắn hạn, trung hạn vàdài hạn sẽ giúp đánh giá và so sánh được chất lượng hiệu quả của quản lý thuế quacác giai đoạn khác nhau Từ đây mà cơ quan quản lý có thé rút ra kinh nghiệm và

nâng cao công tác nghiệp vụ.

Nội dung kế hoạch: Các số liệu, nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi phải thực hiện thôngqua các Nghị quyết, công văn, cam kết của từng cấp.

Chính sách

Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định vàđạt được các kết quả hợp lí Một chính sách là một tuyên bố về ý định và được thực

hiện như một thủ tục hoặc giao thức.

Những chính sách chủ yếu tác động tới quản lý thuế: chính sách tiền tệ, chính

sách tài khóa, chính sách thuê,

19

Trang 20

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Công cụ bổ trợ khác

Ngoài 03 công cụ chủ yếu nêu trên, quản lý thuế còn sử dụng những công cụ

bồ trợ khác nhằm duy trì tính hiệu quả của hoạt động Những công cụ bồ trợ có thénhắc tới là: Phương pháp hành chính; Phương pháp kinh tế; Phương pháp giáo dục

1.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế

Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả quản lý thuế

Theo Adam Smith có 04 nguyên tắc cơ ban dé xây dựng hệ thống thuế hiệuquả: Thuế phải được huy động phù hợp với khả năng và sức lực của dân cư; Mức thuế

và thời hạn thanh toán cần phải được xác định chính xác; Thời gian thu thuế phải đượcquy định thuận lợi đối với người nộp thuế; Các chi phi dé tổ chức thu nộp thuế phảithấp nhất

Hiện nay, khi xem xét một cơ quan thuế hoạt động có hiệu quả hay khôngngười ta thường so sánh thực tế hoạt động của cơ quan thuế với các thông lệ quốc tếtốt nhất Theo tổng hợp của các tổ chức quốc tế (WB, IMF ), co quan thuế được coi

là hoạt động hiệu quả khi các nội dung quan lý thuế có đầy đủ các yếu tổ sau:

vẻ đăng ky thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế:

Sử dụng mã số thuế duy nhất, có tính toàn vẹn cao, thường là các con số đơngiản; duy trì cơ sở dữ liệu đăng ký thuế đầy đủ, chính xác và tin cậy; đơn giản hóa cácnội dung kê khai, bao gồm các tờ khai điền sẵn; theo dõi kịp thời và đưa ra các biệnpháp phù hợp đối với những trường hợp không kê khai; cung cấp và tăng cường sửdụng các hình thức kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử đối với các sắc thuế chính; sửdung phần mềm đánh giá rủi ro tự động dé đánh giá tat cả các đề nghị hoàn thuế giátrị gia tăng theo các tiêu chí rủi ro; thanh toán hoàn thuế hợp lệ, bù trừ các khoản đãkhấu trừ với các nghĩa vụ thuế khác trong khung thời gian hợp lý; sử dụng hệ thống

kế toán thuế tự động và đảm bảo hạch toán kip thời, chính xác các khoản thanh toán

và giao dịch khác cho người nộp thuế

vẻ quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Tăng cường áp dụng khấu trừ tại nguồn; quản lý các khoản nợ theo số tiền, tuổi

nợ và trường hợp có khả năng thu nợ; xóa nợ đôi với các khoản nợ khó thu; sử dụng

20

Trang 21

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

phần mềm đánh gia rủi ro tự động dé xác định thứ tự ưu tiên các trường hợp nợ thuế,

từ đó đưa ra biện pháp hiệu quả nhất trong việc thu nợ

Về quản lý thông tin người nộp thuế:

Hệ thống thông tin về người nộp thuế phải đảm bảo chính xác, trung thực, đầy

đủ và bao gồm các thông tin cơ bản như: Thông tin đăng ký thuế, kê khai thuế, nộpthuế, quyết toán thuế, tài khoản của người nộp thuế; thông tin kết quả sản xuất - kinhdoanh; thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế; thông tin khác liên quan đếnquá trình hoạt động, giao dịch của người nộp thuế Thông tin về người nộp thuếphải thu thập, khai thác từ nhiều kênh, nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khácnhau (từ người nộp thuế, nội bộ cơ quan quản lý thuế, các cơ quan nhà nước và các tổ

chức, cá nhân có liên quan).

Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế:

Thanh tra thuế trên cơ sở phân tích và quản lý rủi ro, gồm: Thu thập, phân tíchthông tin liên quan đến rủi ro từ các nguồn bên trong và bên ngoài; xác định, đánhgiá, xếp hạng rủi ro trong khuôn khổ phân loại người nộp thuế, các sắc thuế chính,các nghĩa vụ thuế chính; quản lý các rủi ro chính thông qua việc xây dựng và thực thi

kế hoạch nâng cao sự tuân thủ

Các tiêu chí của quản lý thuế theo OECDPhương diện đối với người nộp thuế:

Đảm bảo tính tuân thủ của ĐTNT.

Áp dụng pháp luật về thuế một cách công bằng, đáng tin cậy và minh bạch

Giảm thấp chỉ phí tuân thủ cho ĐTNT

Đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận hệ thốngPhương diện cán bộ công chức thuế:

Truyền đạt và đề cao các tiêu chuẩn đạo đức với nhân viên

Nhận biết và giải quyét các xung đột về lợi ích giữa nhiệm vụ chung và công việc riêng của cá nhân.

21

Trang 22

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Dựa vào những tiêu chí công băng, dựa vào giá trị mà tuyển dụng và khuyến

khích nhân viên, bảo vệ công chức chống lại sự sa thải độc đoán

Tao cơ hội đê nhân viên, công chức thuê tiép cận với những van đê thuê phức

tạp phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa, từ đó nhằm nâng cao tiêu chuẩn nghiệp vụ

Duy trì và thu hút sự cạnh tranh trong công việc bằng cách trả lương thưởng

thỏa đáng.

Phương điện lập pháp:

Áp dụng chính sách thuế một cách công bằng và kiên quyết

Khuyến khích sự chia sẻ công bằng về quyền đánh thuế trong các hiệp địnhthuế và thúc đây sự phát triển của luật thuế trong nước

Đối với các công dân từ các nước khác, không khuyến khíc thúc đây hành động

Phương điện quản lý chung và linh hoạt điều hành:

- _ Liên quan đến quản lý:

Chủ động trao đổi thông tin với các bên ký kết hiệp định, với ĐTNT

Chủ động cung cấp thông tin nhận được từ các hoạt động kiểm toán thườngxuyên cho các bên ký kết hiệp định

Thông báo cho người nộp thuế những thủ tục của hiệp định và kết quả đàm

phán.

22

Trang 23

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Ủng hộ nguyên tắc giao dịch độc lập và những hướng dẫn của OECD về giáchuyền nhượng

- _ Tiêu chí linh hoạt trong điều hành và quan lý:

Thường xuyên nhìn nhận thực tiễn về quản lý, từ đó góp phần đưa ra những đềxuất phù hợp với sự thay đổi của môi trường thuế cả trong và ngoài nước

Duy trì tính hiệu quả và nhanh chóng trong việc trao đổi các thông tin khi có

sự thay đổi luật thuế hay các vấn đề thuế mới phát sinh

Chỉ tiêu đánh giá quản lý thuế theo Quyết định 688Theo như bài phỏng van trên Tạp chí Tài chính, ông Bùi Văn Nam — Tổng cụcTrưởng Tổng cục Thuế cho biết: “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-

2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu rất cao cho ngành thuế.Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm là hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế cả vềphương pháp quản lý, thủ tục hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, cơ sởvật chất phục vụ người nộp thuế; phấn dau đến năm 2020, Việt Nam trở thành mộttrong 4 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á có mức độ thuận lợi về thuế; trên 80%

số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp

Đề thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược đã đề ra, ngành thuế đã nghiêncứu ban hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế Có thể hiểu một cáchđơn giản, chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế là hệ thống các chỉ tiêu định tính vàđịnh lượng được kết hợp chặt chẽ với nhau dé xác định hiệu lực, hiệu quả hoạt độngcủa cơ quan thuế theo từng năm, từng giai đoạn; theo dõi và đánh giá sự tiến bộ trong

việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và đài hạn của cơ quan thuế; kip thời

phát hiện những tổn tại hạn chế trong thực tiễn công tác quản lý thuế, từ đó dé ranhững giải pháp khắc phục, tiến tới xây dựng một nền quản lý thuế tiên tiến, hiện đại.”

Cu thé trích từ quyết định, luận văn liệt kê những nội dung chính sau:

Nhóm chỉ số đánh giá cấp độ chiến lược:

- _ Chỉ số thực hiện nhiệm vụ thu NSNN:

Tổng thu nội địa trên GDP

Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trên tổng thu NSNN

Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trên dự toán pháp lệnh được giao

- Chi số hiệu quả sử dụng chi phí:

23

Trang 24

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Tổng chi phí thường xuyên của ngành thuế trên tong thu nội địa do ngành

thuế quản lý

Tổng chi phí thường xuyên của ngành thuế trên tổng số cán bộ thuế

Chỉ số tuân thủ của người nộp thuế (NNT):

Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp.

Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp

Số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp

Sự hài lòng của NNT.

Nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động:

Chỉ số hoạt động chung:

Số NNT bình quân trên một cán bộ thuế

Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trừ thu từ dầu, thu tiền sử dụng đấttrên tổng số cán bộ của cơ quan thuế

Sự hài lòng của NNT.

Chỉ số tuyên truyền hỗ trợ:

Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại co quan thuế trên số cán bộ của

Chỉ số thanh tra, kiểm tra:

Ty lệ doanh nghiệp đã thực hiện thanh tra, kiểm tra

Ty lệ doanh nghiệp thanh tra/kiém tra phát hiện có sai phạm

Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra/kiém tra.

24

Trang 25

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh

tra, kiểm tra

Tỷ lệ số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngànhthuế quản lý.

Sự hài lòng của NNT đối với công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

- Chi số quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Ty lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế

Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ

có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước

Ty lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh

Tỷ lệ hồ sơ gian hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn

- Chi số khai thuế, hoàn thuế:

Ty lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt

động.

Số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế

Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp

Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp

Số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp

Số hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phảigiải quyết

Sự hài lòng của NNT đối với công tác quản lý khai thác, hoàn thuế của cơ

quan thuế.

- Chi số phát triển nguồn nhân lực:

Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 04 chức năng quản lý thuế

Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên.

Số cán bộ giảm hàng năm trên tổng số cán bộ của co quan thuế

Số cán bộ được tuyển dụng mới trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế.

Số cán bộ bị kỷ luật trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế.

Tỷ lệ cán bộ thuế đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở

25

Trang 26

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Như vậy, với hệ thống các chỉ tiêu từ cấp độ chiến lược tới cấp độ cơ sở nêutrên, ngành thuế đã có công cụ để theo dõi và giám sát việc thực hiện mục tiêu chiếnlược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế, từ đó giúp giữ vững định hướng và hoànthành mục tiêu đặt ra Từ việc sử dụng thông tin nội bộ, ngành thuế có thê kết hợp

thông tin nội ngành với những ý kiến đánh giá của người nộp thuế Đây là một cách

đổi mới phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động, đem lại sự chính xác, khách quan

và minh bạch hơn Sự phát triển tích cực này cũng cho thấy những có gắng, nỗ lựccủa ngành thuế trong việc tiếp cận phương pháp quản lý thuế tiên tiến, hiện đại củacác nước phát trién

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quan lý thuế

Các nhân tổ tác động đến quản lý thuế nói chung và quan lý thu thuế nói riêngrất đa dạng, phong phú Nó có thể là nhân tố trực tiếp, gián tiếp, nhân tố trong nước,nhân tố từ nước ngoài Tổng hợp lại, ta có thê kê đến các nhân tố sau:

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, nhân tô thuộc Chính phủ, Quốc hội:

Nhờ các văn bản quy phạm phát luật, các định hướng về chính sách mà Chínhphủ và Quốc hội có thể tác động đến quản lý thuế Điều này cũng bị phụ thuộc bởi thểchế chính trị và mô hình nhà nước Thông thường, các quốc gia sẽ dé dang đạt đượccác mục tiêu đề ra trong quản lý thuế nếu như các quốc gia đó có tình hình chính trị6n định, ít có sự tham nhũng quan liêu trong bộ máy hành chính Đối với mô hình nhànước, một đất nước có mô hình nhà nước thống nhất sẽ có những khác biệt nhất địnhđối với một dat nước có mô hình nhà nước liên bang trong van đề tô chức của cơ quanthuế Bên cạnh công cụ pháp luật, quản lý thuế còn bị tác động bởi các chính sáchkinh tế Ví dụ, các giải pháp tăng quản lý kinh tế xã hội như quản lý, giám sát chặtchẽ hoạt động đầu tư, hoạt động của thị trường chứng khoán, đây mạnh triển khaithanh toán không dùng tiền mặt, sẽ có tác động tích cực tới quản lý và giám sát thunhập, gián tiếp đem lại sự thuận lợi cho công tác quản lý thuế Bởi vì các văn bảnpháp luật là cơ sở pháp lý dé hướng dẫn các tô chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế,

và là căn cứ kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm, nên cần thiết phải có sự rõràng, minh bạch, không chồng chéo trong hệ thống các văn bản này

26

Trang 27

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Có thé nói, Chính phủ, Quốc hội tác động đến quản lý thuế và quan lý thu thuế

ở tầm vĩ mô, thiết lập nền tảng cho quản lý thuế Vì vậy đây là nhân tố vô cùng quan

trọng.

Thứ hai, nhân tô thuộc cơ quan thuế:

Theo nhận định của các nhà kinh tế học: “Quản lý thuế hay quản lý thu thuếđều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhân tố thuộc cơ quan thuế Nhân tố này bao gồmkhông chỉ cơ cau tô chức bộ máy ngành thuế, cơ chế quản lý thuế mà còn gồm cả độingũ cán bộ công chức ngành thuế

Cơ cầu tổ chức bộ máy ngành thuế:

Nói chung, cơ quan thuế ở các nước trên thé giới đều được tô chức thành một

hệ thống, bao gồm nhiều cấp Ở nhiều nước, hệ thống đó không hoàn toàn phù hợpvới hệ thống chính quyền nhà nước và bao gồm: cơ quan thuế trung ương, cơ quanthuế vùng và cơ quan thuế các địa phương thuộc vùng (hệ thống thuế Thụy Điền, NhậtBan, Hàn Quéc ) Ở một số nước khác, hệ thống ngành thuế lại được tổ chức hoàntoàn phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nước và bao gồm: cơ quan thuế trungương, cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố và cơ quan thuế cấp quận huyện (hệ thốngthuế Trung Quốc, Việt Nam ) Ở từng cấp, bộ máy cơ quan thuế có thê được tô chức

theo các mô hình sau:

Mô hình tô chức theo sắc thuế:

Trong mô hình này, các phòng ban riêng biệt được thành lập dé quản lý một

số loại thuế cụ thể Do vậy, mỗi phòng ban phải thực hiện tất cả các chức năng, cácnghiệp vụ dé quản lý các loại thuế mà nó được phân công Có thé nói, đây là “môhình quản lý khép kín” đối với mỗi loại thuế

Từ thực tế tô chức theo sắc thuế ở các quốc gia đã chỉ rõ, mô hình này có những

ưu điểm chính là Nó xác định rõ ràng trách nhiệm của các cán bộ quản lý trong mỗi

bộ phận, phòng ban đến sự phát triển và hoàn thiện của từng sắc thuế Do quản lýkhép kín trong một phòng nên người ta có thê kịp thời và dễ dàng phát hiện ra nhữngbat hợp lý trong từng sắc thuế dé từ đó có những điều chỉnh, sửa đôi cho kịp thời Môhình này tỏ ra thích hợp trong điều kiện người ta sử dụng các vấn đề nghiệp vụ cụ thé

và quy trình quản lý khác nhau cho mỗi sắc thuế

27

Trang 28

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Tuy nhiên, mô hình tô chức theo sắc thuế cũng có một số hạn chế chủ yếu: Do

không có sự chuyên môn hóa trong từng nghiệp vụ cụ thé nên hiệu quả của công tác

quản lý thu thuế không cao Hơn nữa, ở phòng nào cũng có các bộ phận nghiệp vụnhư nhau, thực hiện các công việc như nhau nên biên chế quản lý thường lớn, dẫn đếnchi phí quản lý thuế cao Xét về phía đối tượng nộp thuế, họ có thé gặp phải nhữngphiền hà và tốn nhiều thời gian do việc phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra từ các phòngban khác nhau, đến kiêm tra cùng một hệ thống số sách, chứng từ phục vụ cho côngtác thu nộp nhiều loại thuế khác nhau, bởi vì trên thực tẾ, một đối tượng nộp thuế có thể phải nộp nhiều loại thuế khác nhau Do tất cả các chức năng, nghiệp vụ quản lýmột loại thuế được khép kín trong một phòng ban riêng biệt nên dễ tạo ra một sự thốngnhất giữa các cán bộ trong nội bộ phòng đó để thông đồng với đối tượng nộp thuếtrong việc trốn lậu thuế Giữa các phòng lại không có một sự liên kết nào, do vậynhững hiện tượng này rất khó được phát hiện và xử lý

Từ những phân tích trên đây, chúng ta thấy, mô hình này nên áp dụng ở cơ

quan thuế trung ương Vì nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan này là nghiên cứu, đưa ranhững đề nghị về cải tiễn, sửa đổi hoặc ban hành một chính sách thuế mới Với nhữngnhiệm vu này, mô hình tô chức theo sắc thuế là phù hợp Còn đối với các cơ quanthuế địa phương, nhiệm vụ chủ yếu của họ là quản lý thu thuế, trực tiếp tiếp xúc vớicác đối tượng nộp thué thì mô hình này sẽ không mang lại những hiệu quả thiết thực

Mô hình tổ chức theo chức năng:

Theo mô hình này, trong một cơ quan thuế, người ta tổ chức ra các phòng ban

chức năng riêng rẽ, mỗi phòng ban thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên

quan đến tat cả các sắc thuế Mô hình này có một số ưu điểm Do mỗi phòng ban đượcchuyên môn hóa thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thé trong quy trình quản lýthuế nên buộc họ phải có những mối quan hệ theo dây chuyền với nhau Vì thế, môhình này, có thê khắc phục được những nhược điểm của mô hình tổ chức theo sắcthuế Ở các nước dang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, những nơi ma

tính tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế của người dân và của các tổ chức kinh tế chưa

cao, mô hình tổ chức theo chức năng có thể giúp giảm đáng kể tinh trạng trốn lậu thuế

và những thất thoát trong công tác quản lý thu thuế

Tuy nhiên van còn tồn tại một vài hạn chế trong mô hình tô chức theo chức

năng Đề có được thông tin đầy đủ về đối tượng nộp thuế, các phòng ban chức năng

28

Trang 29

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

cần phải kết hợp với nhau, tập hợp thông tin về đối tượng nộp thuế đó Điều này làmgiảm tính thời sự của những thông tin về một đối tượng nộp thuế, từ đó làm giảm hiệu

lực của việc cung cấp các dịch vụ cho đối tượng nộp thuế Vấn đề này càng trầm trọnghơn khi giữa các phòng ban chưa thực hiện việc nối mạng hệ thống máy tính với nhau

hoặc vận hành hệ thong máy tính không tương thích

Mô hình tô chức theo đối tượng nộp thuế:

Theo mô hình này, đối tượng nộp thuế được chia thành các nhóm, dựa trên

quy mô hoạt động, hình thức sở hữu, hoặc ngành kinh tế Mỗi phòng ban chịu tráchnhiệm quản lý và cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm đối tượng nộpthuế Mô hình này có lịch sử tồn tại lâu dài ở các nước Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Úc và phù hợp với những quốc gia công nghiệp hóa, những quốc gia mà cơ quanthuế đã có đủ bề dày kinh nghiệm trong quản lý thuế

Ưu điểm chính của mô hình tô chức theo đối tượng nộp thuế là: Nâng cao đượctrách nhiệm của các phòng ban trong việc quản lý thuế đối với đối tượng được giao.Khác với mô hình quản lý theo sắc thuế, mô hình này làm giảm được sự phiền hà chocác đối tượng nộp thuế do có quá nhiều bộ phận khác nhau cùng đến kiểm tra mộtđối tượng nộp thuế, có thé cung cấp kịp thời được những thông tin về các đối tượngnộp thuế Mỗi nhóm đối tượng nộp thuế có những tính chất, đặc điểm kinh doanhgiống nhau, nên nghĩa vụ thuế cũng giống nhau Do vậy, mô hình này còn cho phépthực hiện chuyên môn hóa theo đối tượng, kết hợp với chuyên môn hóa theo sắc thuế,

vì thế nâng cao được hiệu quả của công tác quan lý thuế

Những nhược điểm của mô hình tô chức theo đối tượng nộp thuế là: Có thélàm tăng chỉ phí quản lý thuế Nạn tham nhũng và những tiêu cực có thê phát sinh, domỗi đối tượng nộp thuế chỉ liên hệ với một phòng ban cụ thể Đội ngũ cán bộ quản lýthuế đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao vì họ phải tiếp xúc và phải giải đáp đượckịp thời các vấn đề liên quan đến tất cả các sắc thuế mà đối tượng nộp thuế đưa ra.

Chọn lựa mô hình nào trong số các mô hình trên tùy thuộc vào đặc điểm kinh

tế chính trị xã hội từng nước Tuy nhiên cơ cầu bộ máy ngành thuế vẫn có thể kết hợp

sử dụng nhiều mô hình tổ chức cùng một lúc

Đội ngũ cán bộ quản lý thuế và quản lý thu thuế:

29

Trang 30

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Dé có được cơ sở nền tảng cho quản lý thu thuế tốt, cần thiết phải tác động tớiyếu t6 con người — đó là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thuế tinh giản, có trình độ,

có đạo đức Tat yếu răng cần phải xây dựng nguồn nhân lực hiệu quả trong bộ máyngành thuế Xây dựng nguồn nhân lực gồm có các công việc phân tích đánh giá nhucầu về nhân lực, tuyên dụng, bố trí nguồn nhân lực, đánh giá nguồn nhân lực, chế độđãi ngộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đề đem lại hiệu quả cao nhất trong việcxây dựng đội ngũ cán bộ, các cơ quan thuế cần phải kết hợp với các nhân tố khác, nhưnâng cao mô hình tổ chức bộ máy ngành thuế, cơ chế quản lý thuế và khả năng ứngdụng khoa học công nghệ vào quản lý Có một vài tiêu thức được sử dụng để đánh giá

so sánh nguồn nhân lực trong ngành thuế là: tỷ lệ số lượt NNT được giải đáp vướngmắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, Sự hài lòng củaNNT đối với công tác quan lý khai thác, hoàn thuế của cơ quan thuế, Số cán bộ đượctuyển dung mới trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế,

Cơ chế quản lý thuế:

Cơ chế quản lý thuế quyết định sự vận hành của bộ máy ngành thuế Có hai

cơ chế quản lý thuế phổ biến trên thế giới:

Cơ chế quản lý cơ quan thuế tính thuế và thông báo thuế: Khi thực hiện cơ chếnày, cơ quan thuế đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm tính thuế và yêu cầu đối tượng nộpthuế theo thông báo của cơ quan thuế Phương thức này có ưu điểm là cơ quan thuế hoàn toàn chủ động công việc Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là người nộp thuế

thụ động, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế không được đề cao, lãng phí nguồn

nhân lực của cơ quan thuế Đồng thời cơ chế này có thé tạo nên những hiện tượng tiêucực khi có sự lệ thuộc vào cơ quan thuế Vì Vậy, cơ chế này chỉ phù hợp ở những nước

có nền kinh tế kém phát triển, đối tượng nộp thuế ít, trình độ của đối tượng nộp thuế

hạn chế nên khó có khả năng tự tính thuế

Cơ chế quan lý tự kê khai — tự nộp thuế: Đây là cơ chế mà đối tượng nộp thuế

phải tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế Cơ quan thuế sẽ không can thiệp vào việc thực

hiện nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế Tuy nhiên, cơ quan thuế vẫn có trách nhiệm

trong các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn đối tượng nộp thuế hiểu rõ và

thực hiện nghĩa vụ thuế Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng tăng cường giám sát việcchấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế thông qua công tác thanh tra, kiểm tra Ưu

điểm của cơ chế này là làm tăng tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế

30

Trang 31

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Sinh viên Triệu Thị Minh Hoa

Người nộp thuế sẽ có được sự chủ động khi xác định số thuế phải nộp, thực hiện kê

khai, tính nộp, đồng thời chủ động yêu cầu cơ quan thuế hướng dẫn thực hiện pháp

luật thuế và cung cấp những thông tin tài liệu cần thiết liên quan đến việc thực hiệnnghĩa vụ thuế Cơ chế này cũng giúp cho cơ quan thuế không tốn kém nhiều về nguồnnhân lực Từ đó làm giảm bớt hiện tượng tham nhũng hối lộ Bên cạnh những ưuđiểm, cơ chế này còn tồn tại một nhược điểm quan trọng, đó là sự chưa phù hợp khi

áp dụng ở những nước chưa tiếp cận tới hệ thống quản lý thuế hiện đại

1.3.2 Nhân tố khách quan

Nhân tổ thuộc về đối tượng nộp thuế

Ý thức tuân thủ của người nộp thuế là một nhân tố quan trọng quyết định đếnhiệu quả quản lý thu thuế Trong quản lý thu thuế hiện đại thì ý thức tuân thủ củangười nộp thuế rất được quan tâm Vì vậy, quản lý thu thuế lúc này phải phối hợpphương pháp hành chính với phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục dé nângcao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế Đối tượng nộp thuế hiểu và có ýthức tôn trọng luật pháp thì làm giảm chi phí quản lý thuế, loại bỏ bớt hiện tượng trốnthuế và tránh thuế Vì vậy việc giáo dục để người dân tự nguyện tuân thủ luật pháptrở nên hết sức cần thiết Không chỉ dừng ở phương pháp giáo dục, cơ quan thuếcũng cần tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình, hỗ trợ vàgiải đáp các thắc mắc của người nộp thuế, tránh áp đặt các mệnh lệnh hành chínhmột cách máy móc lên người nộp thuế, đảm bảo công bằng, dân chủ cho mọi đốitượng nộp thuế Có thé nói đối tượng nộp thuế là nhân tổ trung tâm của quản lý thuthuế

Ở các nước đang phát triển, nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân chưa nhiều thithuế chủ yếu do các doanh nghiệp đóng góp Các nhân tố tác động đến ý thức tuân thủcủa doanh nghiệp có thể kế đến gồm quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu và môhình tổ chức sản xuất kinh doanh, thời gian hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh

doanh của doanh nghiệp.

Nhân tổ khác

Các nhân tố khác tác động đến quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế nóiriêng có thê kế đến là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ phát

31

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Số thu thuế dự toán năm từ năm 2015 đến 2017 tại Chỉ cục thuế huyện Nam - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh Nam Định
Bảng 2 Số thu thuế dự toán năm từ năm 2015 đến 2017 tại Chỉ cục thuế huyện Nam (Trang 41)
Bảng 3: Tình hình nộp tờ khai thuế trong tháng 12 các năm 2015, 2016 và 2017 trên - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh Nam Định
Bảng 3 Tình hình nộp tờ khai thuế trong tháng 12 các năm 2015, 2016 và 2017 trên (Trang 44)
Bảng 5: Số thu ngân sách dự toán và quyết toán năm 2016 trên địa bàn huyện Nam - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh Nam Định
Bảng 5 Số thu ngân sách dự toán và quyết toán năm 2016 trên địa bàn huyện Nam (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w