1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học cây thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), sung thằn lằn (Ficus pumila) và sao đen (Hopea odorata)

306 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát thành phần hóa học cây thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), sung thằn lằn (Ficus pumila) và sao đen (Hopea odorata)
Tác giả Nguyễn Ngọc Chí
Người hướng dẫn GS. TS. NGUYÊN DIỆU LIÊN HOA
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hóa Hữu cơ
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 306
Dung lượng 81,64 MB

Nội dung

Hoạt tính ức chế a-glucosidase của các hợp chất phân lập từ cây thành ngạnh nam Bảng 3.4.2.. Ngoài ra, các phương pháp thử hoạttính sinh học hiện nay có thé thực hiện rộng rãi cũng làm c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC TU NHIÊN

NGUYEN NGỌC CHÍ

KHẢO SÁT THÀNH PHAN HÓA HỌC CAY THÀNH NGẠNH NAM

(Cratoxylum cochinchinense), SUNG THAN LAN (Ficus pumila)

VA SAO DEN (Hopea odorata)

Tp Hồ Chí Minh — Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRUONG DAI HOC KHOA HOC TU NHIEN

NGUYEN NGOC CHI

KHAO SAT THANH PHAN HOA HOC CAY THANH NGANH NAM

(Cratoxylum cochinchinense), SUNG THAN LAN (Ficus pumila)

VA SAO DEN (Hopea odorata)

Ngành: Hóa Hữu co

Mã số ngành: 62440114

Phản biện 1: PGS.TS Tran Hùng

Phản biện 2: PGS.TS Lê Tiến Dũng

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết Phản biện độc lập 1: PGS.TS Trần Trọng Tuân

Phản biện độc lập 2: TS Dương Thúc Huy

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS TS NGUYÊN DIỆU LIÊN HOA

Tp Hồ Chí Minh — Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án tiến sĩ ngành Hóa Hữu co, với đề tài “Khảo sát thành phanhóa học cây thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), sung than lan (Ficus

pumila) và sao đen (Hopea odorata)” là công trình khoa hoc do tôi thực hiện dưới

sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Diệu Liên Hoa.

Những kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn trung thực, chính xác và khôngtrùng lắp với các công trình đã công bồ trong và ngoài nước

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Ngọc Chí

ili

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực hiện luận án này, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:

GS.TS Nguyễn Diệu Liên Hoa đã tận tâm hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cầnthiết dé tôi có thé hoàn thành luận án này một cách tốt nhất

Quý thầy cô bộ môn Hóa Hữu cơ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, HCM đã hướng dẫn tôi hoàn thành các học phan trong chương trình dao tạo nghiên

ĐHQG-cứu sinh.

Các thầy cô, các bạn học viên cao học và sinh viên trong Phòng thí nghiệm Hợpchất Tự nhiên và Hóa được đã đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện luận án

Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về

dao tạo và học vụ dé tôi có thê hoàn thành việc bảo vệ luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã hỗ trợ,

động viên tôi trong suôt quá trình học tập và nghiên cứu.

Nguyễn Ngọc Chí

IV

Trang 5

1.4.2 Hoạt tính kháng oxy hóa với thuốc thử DPPH

1X XI XIV

24

29

29

29 30

34

36

36 37 38 38 38

39

Trang 6

2.3.1 Ly trích, điều chế cao và phân lập chất 392.3.2 Xác định cầu trúc 39

2.3.3 Thử nghiệm hoạt tính sinh học 40

2.3.3.1 Thử hoạt tính ức chế a-glucosidase 402.3.3.2 Thử hoạt tính kháng oxy hóa với thuốc thử DPPH 412.4 Quy trình phân lập chat 41

2.4.1 Cây thành ngạnh nam 41

2.4.1.1 Phan lập chat từ cao ø-hexan Al2.4.1.2 Phan lap chat tir cao ethyl acetat 442.4.1.3 Phan lap chat tir cao methanol 462.4.2 Cay sung than lan 46

2.4.2.1 Phan lập chat từ cao ethyl acetat 462.4.2.2 Phan lập chất từ cao methanol 49

2.4.3 Cây sao đen 49

2.4.3.1 Phân lập chất từ cao ethyl acetat 492.4.3.2 Phân lập chất từ cao methanol 52

2.5 Nơi thực hiện luận án 52

CHUONG 3 KET QUA VA BIEN LUAN 543.1 Thanh phần hóa học của vỏ cây thành ngạnh nam 54

3.1.1 1,3,7-Trihydroxy-2,4-di(3-methylbut-2-enyl)xanthon (TNN78) 54 3.1.2 Cratocochinon A (TNN87) 56 3.1.3 Cratocochinon B (TNN88) 59

3.1.4

1,3,7-Trihydroxy-2-(2-hydroxy-3-methylbut-3-enyl)-4-(3-methylbut-2-enyl)xanthon (TNN89) 61

3.1.5 Cochinchinon A (TNN11) 63 3.1.6 Cochinchinon I (TNN90) 65 3.1.7 Cratoxylumxanthon B (TNN91) 67 3.1.8 Cratoxanthon A (TNN23) 68 3.1.9 Cratoxanthon F (TNN92) 70 3.1.10 Cochinchinon G (TNN83) 72 3.1.11 7-Geranyloxy-1,3-dihydroxyxanthon (TNN28) 74 3.1.12 Cochinxanthon A (TNN93) 75 3.1.13 Prunifloron S (TNN94) 77 3.1.14 8-Deoxybangangxanthon A (TNN95) 79 3.1.15 2,8-Dihydroxy-1-methoxyxanthon (TNN96) 81

vi

Trang 7

3.1.16 a-Mangostin (TNN76) 82 3.1.17 6-Hydroxycalabaxanthon (TNN97) 84 3.1.18 12a-Mangostanin (TNN98) 85 3.1.19 Mangostenol (TNN99) 87 3.1.20 Garcinon B (TNN100) 89 3.1.21 Vismiaquinon C (TNNS52) 90 3.1.22 7,13(£)-Labdadien-15-ol (TNN101) 92 3.1.23 (13£,17E)-Polypoda-7,13,17,21-tetraen-3B-ol (TNN61) 93

3.1.24 6-Tocotrienol (TNN58) 95

3.2 Thanh phan hóa học của thân cây sung than lan 97

3.2.1 Acid 2,7-dimethyl-2E,4E-octadienedioic (STL59) 97 3.2.2 (6S,9R)-Vomifoliol (blumenol A, STL60) 99 3.2.3 (6S)-Dehydrovomifoliol (STL61) 100 3.2.4 Acid phaseic (STL62) 101 3.2.5 Plumericin (STL63) 104 3.2.6 Methyl (2a,3B)-2,3-dihydroxy-olean-12-en-28-oat (STL64) 106 3.2.7 6-Hydroxy-2-(2-phenylethyl)chromon (STL65) 109 3.2.8 6,7-Dimethoxy-2-(2-phenylethyl)chromon (STL66) 111 3.2.9 6,7-Dimethoxy-2-[2-(4-methoxypheny])ethyl)]chromon (STL67) 113 3.2.10 Bergapten (STL50) 114 3.2.11 4-Hydroxybenzaldehyd (STL68) 115 3.2.12 Acid 4-hydoxybenzoic (STL69) 116 3.2.13 Methyl 4-hydroxybenzoat (STL70) 117

3.2.14 Acid 4-hydroxy-3-methoxybenzoic (STL71) 118

3.3 Thành phần hóa học của vỏ cây sao den 120

3.3.1 trans-Resveratrol-10-C-B-glucopyranosid (SD28) 120 3.3.2 Hopeafuran (SD29) 122 3.3.3 Malibatol A (SD2) 125 3.3.4 Ampelopsin A (SD30) 126 3.3.5 Heimiol A (SD31) 128 3.3.6 Vaticahainol B (SD32) 130 3.3.7 Vaticahainol A (SD33) 132 3.3.8 Parviflorol (SD34) 134 3.3.9 Diptoindonesin D (SD35) 137

vil

Trang 8

Danh mục công trình đã công bố

Tài liệu tham khảo

169

169 169

175

176

177 178

Trang 9

DANH MỤC CHU VIET TAT

Ara Arabinosyl

br Broad, rong

'H-'H_ COSY 'H-'H Correlation spectroscopy, phô tương quan proton-proton

cs Cong su

d Doublet, mũi đôi

DEPT Distortionless enhancement by polarization transfer

DPPH 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl

DMSO Dimethyl sulfoxide

dnc Diém nong chay

DTD Dai thao đường

ECso Effective concentration 50%, nồng độ hiệu quả 50%

ESI-MS Electrospray ionization mass spectrometry

Khối phố ion hóa bang kỹ thuật phun điện

Gai Galactopyranosyl

Glc Glucopyranosyl

HCTN Hợp chất tự nhiên

HMBC Heteronuclear multiple bond correlation

Tương quan dị nhân đa liên kết

HR-ESIMS High resolution electrospray ionization mass spectrometry

Khối phổ phân giải cao ion hóa bằng kỹ thuật phun điện

HSQC Heteronuclear single quantum correlation

Tuong quan di nhan don luong tt

ICso Half maximal inhibitory concentration, nồng độ ức chế 50%

FT-IR Fourier transform infrared, (quang phổ) hồng ngoại biến đổi Fourier

J Kí hiệu của hằng số ghép cặp (tính bằng Hz)

m Multiplet, mũi đa

MIC Minimal inhibitory concentration, nong độ ức chế tối thiểu

m/z Mass-to-charge ratio

NMR Nuclear magnetic resonance, cộng hưởng từ hat nhân

NOE Nuclear Overhauser effect, hiệu ứng Overhauser hạt nhân

NOESY Nuclear Overhauser effect spectroscopy

pd Phan doan

PNPG 4-Nitrophenyl-B-D-glucopyranoside

1X

Trang 10

q Quartet, mũi bốn

quint Quintet, mũi năm

Rha Rhamnopyranosyl

RP Reversed Phase, pha đảo

Re Retardation factor, ratio to front

S Singlet, mũi don

SCso Half maximal scavenging concentration, nồng độ bắt giữ 50%

Trang 11

Bang 3.1.5 Số liệu phô !H và !3C NMR của cochinchinon A (TNN11)

Bảng 3.1.6 Số liệu phổ !H và !3C NMR của cochinchinon I (TNN90)

Bảng 3.1.7 Số liệu phố !H và °C NMR của cratoxylumxanthon B

(TNN91)

Bang 3.1.8 Số liệu phô 'H và °C NMR của cratoxanthon A (TNN23)

Bang 3.1.9 Số liệu phô 'H và °C NMR của cratoxanthon F (TNN92)

Bang 3.1.10 Số liệu phổ !H va 13C NMR của cochinchinon G (TNN82)

Bang 3.1.11 Số liệu phố !H và !3C NMR của

7-geranyloxy-1,3-dihydroxyxanthon (TNN28)

Bang 3.1.12 Số liệu phố !H và '3C NMR của cochinxanthon A (TNN93)

Bang 3.1.13 Số liệu phô !H, °C NMR và tương quan HMBC của

3C NMR của ơ-mangostin (TNN76) 3C NMR của 6-hydroxycalabaxanthon

3C NMR của 120-mangostanin (TNN98) 3C NMR của mangostenol (TNN99)

3C NMR của garcinon B (TNN100) 3C NMR của vismiaquinon C (TNN52) 3C NMR của 7,13(E)-labdadien- 1 5-ol

64

66 67

69 71 73

75

76 78 80

82

83

85

86 88 89 91 92 94 95

Trang 12

Số liệu phổ 'H và !3C NMR của (6S,9R)-vomifoliol (STL60)

Số liệu phé !H và '3C NMR của (S)-dehydrovomifoliol

Bang 3.2.10 Số liệu phô !H và !3C NMR của bergapten (STL50)

Bang 3.2.11 Số liệu phổ 'H và '3C NMR của 4-hydroxybenzaldehyd

Số liệu phô !H và '3C NMR của malibatol A (SD2)

Số liệu phô 'H và '3C NMR của ampelopsin A (SD30)

Số liệu phổ !H và !3C NMR của heimiol A (SD31)

Số liệu phổ !H và !°C NMR của vaticahainol B (SD32)

Số liệu phổ !H và !3C NMR của vaticahainol A (SD33)

Số liệu phố 'H, °C NMR và tương quan HMBC của parviflorol

138

Trang 13

Bang 3.3.10 Số liệu phố 'H và !'°C NMR của diptoindonesin G (SD36)

Bảng 3.3.11a Số liệu phổ !H, °C NMR và tương quan HMBC của

Bang 3.3.14 Số liệu phổ !H và !3C NMR của hopeaphenol (SD1)

Bang 3.3.15 Số liệu phố 'H và '3C NMR của grandiphenol A (SD40)

Bang 3.3.16 Số liệu phố 'H, !3C NMR và tương quan HMBC của

Bang 3.3.19 Số liệu phổ 'H và '3C NMR của acid 4-hydoxybenzoic (SD44)

Bảng 3.4.1 Hoạt tính ức chế a-glucosidase của các hợp chất phân lập từ

cây thành ngạnh nam

Bảng 3.4.2 Hoạt tính ức chế a-glucosidase của các hợp chat phân lập từ

cây sung thăn lăn

Bảng 3.4.3 Hoạt tính ức chế a-glucosidase của các hợp chất phân lập từ

cây sao đen

Bảng 3.4.4 Hoạt tính kháng oxy hóa với thuốc thử DPPH của TNN78,

TNN76 và TNN61 từ vỏ cây thành ngạnh nam

Bảng 3.4.5 Hoạt tính kháng oxy hóa với thuốc thử DPPH của các hợp chất

phân lập từ cây sao đen

165

166

167

168

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Lá, hoa và trái thành nganh nam (Cratoxylum cochinchinense) 4

Hình 1.2 Lá và trái sung than lan (Ficus pumila) 18

Hình 1.3 Cây và trái sao đen (Hopea odorata) 29

Hình 1.4 Phản ứng thủy phân enzym a-glucosidase với chất nền p-NPG 37

Hình 1.5 Phản ứng giữa DPPH và một chất kháng oxy hóa 37

Hình 3.1 Tương quan HMBC trong TNN87 58

Hình 3.2 Tương quan HMBC trong TNN88 60

Hình 3.3 Độ dich chuyén hóa hoc của một số carbon thơm trong TNN28 74

và TNN82

Hình 3.4 Tương quan HMBC trong TNN94 78 Hình 3.5 Tương quan HMBC trong TNN99 88 Hình 3.6 Tương quan HMBC trong STL59 98 Hình 3.7 Tương quan HMBC trong STL62 103 Hình 3.8 Tương quan HMBC va COSY trong STL63 105 Hình 3.9 Tương quan HMBC trong STL65 110

Hình 3.10 Tương quan HMBC trong STL66 112 Hình 3.11 Tương quan HMBC trong SD28 121 Hinh 3.12 Tuong quan HMBC trong SD29 124 Hình 3.13 Tương quan HMBC trong SD32 131 Hinh 3.14 Tuong quan HMBC trong SD34 135 Hình 3.15 Tương quan HMBC trong SD35 138 Hinh 3.16 Tuong quan HMBC trong SD37 143

Hình 3.17 Tương quan COSY va NOE trong SD37 143

Hình 3.18 Số liệu phô 1D NMR của SD38 và hopeahainol A 146

Hình 3.19 Tương quan HMBC trong SD38 147

Hình 3.20 Tương quan HMBC trong SD39 150

Hình 3.21 Tương quan HMBC trong SD41 158

XIV

Trang 15

Quy trình phân lập chất từ cao EtOAc của vỏ cây sao đen

Quy trình phân lập chất từ cao MeOH của vỏ cây sao đen

Trang 16

MỞ ĐẦU

Hợp chất tự nhiên (HCTN) đóng vai trò quan trọng trong đời sông con người, được

sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hương liệu, mỹ phẩm, thực phẩm, phammàu, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là làm thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng.Ngoài ra, HCTN còn được dùng làm chất dẫn hoặc phân tử mẫu cho tổng hợp và bántổng hợp nhiều hợp chất khác, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên 80% dân số thé giới sử dụng thuốc cónguồn gốc từ thảo mộc trong chăm sóc sức khỏe ban dau [1] Trong 175 hợp chất cókhối lượng phân tử nhỏ được phê duyệt làm thuốc trị ung thư, 49% là HCTN hoặc cónguồn gốc trực tiếp từ HCTN và 75% không phải là chat tong hợp [2] Sự phát triểnmạnh mẽ các kỹ thuật sắc ký giúp cho việc phân lập HCTN trở nên nhanh chóng vàhiệu quả Đồng thời, sự phát triển vượt bậc của các kỹ thuật phô nghiệm, đặc biệt phôNMR một chiều và hai chiều, làm cho việc xác định cấu trúc trở nên nhanh chóng và

dễ dàng hơn nhiều và chỉ cần lượng nhỏ mẫu Ngoài ra, các phương pháp thử hoạttính sinh học hiện nay có thé thực hiện rộng rãi cũng làm cho việc thử hoạt tính sinhhọc dan trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các nhà nghiên cứu HCTN nhằm tìm

ra các hợp chất có thé ứng dung trong lĩnh vực được phẩm và thực pham chức năng

Thực vật cung cấp nhiều HCTN đa dạng về cấu trúc hóa học và phong phú vềnhóm chất với nhiều hoạt tính sinh học lý thú, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong

việc nghiên cứu tìm kiếm thuốc mới hoặc các chất dẫn cho ngành công nghiệp dược.

HCTN và các chất dẫn xuất có nguồn gốc từ thực vật bậc cao đại diện cho khoảng25% tổng số các loại thuốc được sử dung trong lâm sang [3]

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật đa dạng lênđến 12.000 loài [4], trong đó có nhiều loài là cây thuốc được sử dụng rộng rãi trongdân gian đề trị bệnh và có nhiều cây dược liệu được xếp vào danh sách quý hiếm trênthé giới Đây thực sự là một nguồn nguyên liệu đầy tiềm năng dé nghiên cứu khámphá ra các hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh và an toan, phát triển nhiều loại sản

phâm từ thiên nhiên phục vụ nhu câu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Trang 17

Họ Mang cụt (Clusiaceae), Dâu tằm (Moraceae) và Dau (Dipterocarpaceae) là ba

họ thực vật lớn, đa dạng về số lượng loài, phân bố chủ yếu ở các nước miền nhiệt đới,trong đó có Việt Nam Các nghiên cứu về hoá thực vật trước đây cho thấy các hợpchất có trong ba họ này rất đa dạng về cấu trúc hóa học, đại diện cho nhiều nhómHCTN và có nhiều hoạt tính sinh học lý thú Ba loài cây thành ngạnh nam(Cratoxylum cochinchinense, họ Mang cụt), sung than lan (Ficus pumila, họ Dâu tam)

và sao đen (Hopea odorata, họ Dầu) đã thu hút sự chú ý và được chon làm đối tượngnghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới Tuy nhiên, theo tải liệu thu thậpđược, ở Việt Nam chưa có nhiều công bó về thành phần hóa học và tác dụng dược lýcủa ba loài này Chính vì thế, việc nghiên cứu sâu về hóa học sẽ góp phần cung cấpthông tin khoa học về thành phần hóa thực vật của ba loài này ở nước ta, làm cơ sởcho các nghiên cứu về dược tính, từ đó góp phần định hướng khai thác hiệu quả baloài cây thuốc này, phát triển thành các sản phẩm dược có giá trị

Bệnh dai tháo đường (DTD) hiện đã trở thành một căn bệnh toàn cầu với tỉ lệ mắcbệnh gia tăng nhanh chóng Năm 2021, ước tính có 537 triệu người trưởng thành mắcbệnh DTD và con 36 nay dự kiến lên đến 643 triệu người vào năm 2030 và 783 triệu

người vào năm 2045 Đã có 6,7 triệu người tử vong vì DTD vào năm 2021, nghĩa là

cứ 5 giây thì có một người chết vì căn bệnh này [5] Ở Việt Nam ước tính có khoảng

5 triệu người mắc bệnh và số người mac bệnh cũng tăng nhanh Bệnh DTD loại 2,còn gọi là DTD không phụ thuộc insulin, là dạng DTD pho bién nhat, chiém hon 90%các trường hợp bệnh Bệnh gây ra do cơ thé giảm tiết insulin tương đối ở tế bào củatuyến tụy và hình thành sự kháng insulin ở tế bào, dẫn đến tình trạng tăng đườnghuyết Nếu không được điều tri, có thé gây biến chứng lâu dài nghiêm trọng về than

kinh, võng mạc, thận và tim mạch Một trong những cách hiệu quả dé kiểm soát

đường huyết trong máu là ức chế hoạt động của a-glucosidase trong hệ tiêu hóa Day

là một xúc tác quá trình thủy phân liên kết a-glycosid của oligosaccharid, giải phóngmonosaccharid hấp thu vào máu Các loại thuốc hiện có như acarbose, miglitol vàvoglibose, mặc đù hiệu quả lâm sàng cao, thường gây tác dụng phụ bất lợi như viêmgan, tiêu chảy, đầy hơi Do đó, việc tìm kiếm các ứng cử viên thuốc thay thé dé kiểm

Trang 18

soát mức đường huyết là cần thiết.

Các nghiên cứu cũng cho thấy căng thắng (stress) oxy hóa đóng một vai trò quantrong trong sự phát sinh bệnh DTD, làm gia tăng sản xuất các gốc tự do hoặc làm suygiảm chất kháng oxy hóa trong cơ thể, có thể gây hại cho protein, lipid màng, acidnucleic, và do đó làm gián đoạn tín hiệu bình thường của tế bào [6] Hệ quả là tăngkháng insulin, rối loạn chức năng tế bào ÿ, rối loan dung nap glucose, dẫn đến DTD[7] Trước đây đã có báo cáo việc điều trị bằng chất kháng oxy hóa giúp ngăn chặnđược tình trạng kháng insulin do tăng đường huyết in vivo [8] Do đó, liệu pháp khángoxy hóa có thé là một cách tiếp cận thú vị dé ngăn ngừa bệnh DTD và các biến chứng

Các thử nghiệm hoạt tính sinh học trước đây cho thấy hợp chất phenol thường cókhả năng ức chế a-glucosidase và kháng oxy hóa Theo các tài liệu thu thập được từ

cơ sở dir liệu SciFinder, ba loài cây khảo sát trong luận án này đều chứa nhóm hợpchat phenol: với cây thành ngạnh nam chủ yếu là xanthon, với cây sung than lan là

flavonoid va với cây sao đen là stilbenoid Do đó, luận án này sẽ đánh giá hai hoạt

tính nêu trên của các hợp chất phân lập được.

Mục tiêu của luận án này là phân lập và xác định cấu trúc các HCTN có trong câythành nganh nam, sung than lằn và sao đen nhằm khảo sát thành phần hóa học của baloài cây này, đồng thời khảo sát hoạt tính ức chế a-glucosidase và kháng oxy hóa vớithuốc thử DPPH của các hợp chất phân lập được

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin khoa học về thành phan hóa thực vật vahoạt tính sinh học của ba loài cây khảo sát, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho

việc sử dụng hợp lý ba loài cây nay dé phục vu sức khỏe cộng đồng.

Trang 19

Chương 1 TỎNG QUAN1.1 Tổng quan về cây thành ngạnh nam

1.1.1 Đặc điểm thực vật và phân bố [9, 10]

Thành ngạnh nam có tên khoa học là Crafoxylum cochinchinense (Lour.) Blume, thuộc họ Mang cụt hay ho Bứa (Clusiaceae hay Guttiferae).

Hình 1.1 Lá, hoa và quả thành ngạnh nam (Crafoxylum cochinchinense)

(Nguồn ảnh: Đặng Văn Sơn, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam)

Thành ngạnh nam là loại cây gỗ cao 10-15 m, có gai; vỏ màu trăng trắng Cành

non nhăn Lá có phiến xoan ngược, đỉnh ta hay nhọn nhọn, mỏng, mặt trên nâu tươi

vàng vàng, mặt dưới mốc trang; cuống 2-5 mm Hoa mọc ở nách lá hay đỉnh cành,thành cụm 1-4 hoa, đỏ điều, không lông, cong dai băng cuống lá; cánh hoa hẹp, dài 9

mm, không váy tiết; tiêu nhụy họp thành ba bó Quả nang hình bầu dục, dài bằng hai

đài, 12 mm; hạt dai 8 mm, có cánh Mùa ra hoa tháng 5-7.

Thành ngạnh nam mọc phô biến ở Nam Trung Quốc va ở khu vực Đông Nam A,bao gồm các nước như Việt Nam, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Malaysia vàIndonesia Cây rất dễ thích nghi và có khả năng phát tiền tốt trên những vùng đất khôcan Ở nước ta, cây có thể được tìm thay ở Sơn La, Lạng Sơn, Vinh Phúc, Thừa ThiênHuế, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Phước

Trang 20

1.1.2 Công dụng

Gỗ màu hồng, nặng, dẻo, tốt, dùng trong xây dựng nhà cửa hoặc làm đồ gia dụng

Rễ và vỏ dùng trị cảm mạo, phát sốt, tiêu chảy, đau bụng đầy hơi, ho khản cổ.Nhánh trị bệnh da, ghẻ ngứa, phỏng, vết thương [9] Nhựa trích từ vỏ dùng trị ngứa,ghé, các van đề về răng miệng Lá dùng trị đau da dày, lở ngứa Lá non dùng làm tràthảo mộc giúp phòng cảm nắng và bệnh ly [10] Quả non thường được dùng làm gia

vị đi kèm món ăn [11].

Ở Malaysia, vỏ dùng làm thuốc tốt trị ho Lá sắc uống giúp trị đầy bụng, ăn khôngtiêu Ở Trung Quốc, cây được dùng dé trị bệnh vàng da, tiêu chảy, phù thủng, cảmlạnh và khản tiếng [12] Ở Thái Lan, nước sắc từ rễ và thân dùng làm thuốc lợi tiêu

[13].

1.1.3 Thành phần hóa học

Theo tài liệu thu thập được, đã có 31 công trình công bố về thành phần hóa học

của rễ, thân, vỏ, nhựa, nhánh, quả và lá cây thành nganh nam [13-43].

Kết quả nghiên cứu hóa thực vật cho thấy loài cây này chứa nhiều hợp chất phenol

thuộc nhóm xanthon, benzophenon, flavonoid, biflavonoid, anthraquinon,

dihydroanthracenon, tocotrienol, trong đó xanthon là nhóm hợp chất chính Ngoài ra,

cây còn chứa triterpenoid.

Xanthon

Xanthon phân lập từ thành ngạnh nam khá đa dạng về cau trúc và có thể được chia

thành các nhóm: xanthon đơn giản, xanthon alkyl hóa, xanthon glycosid,

xanthonolignoid, bisxanthon và xanthon lồng

Trang 21

Xanthon đơn giản

Các xanthon đơn giản thường mang từ ba đến năm nhóm thế hydroxy hay methoxyvới khoảng 20 kiểu mẫu oxygen hóa Một số vi dụ minh họa là 1-methoxy-3,5-

dihydroxyxanthon (TNN1), 3,7-dihydroxyxanthon (TNN2), 4,7-dihydroxyxanthon (TNN3), 1,3,5,6-tetrahydroxyxanthon (TNN4), 1,3,6- trihydroxy-7-methoxyxanthon (TNNS5), 1,4-dimethoxy-2,7-dihydroxyxanthon (TNN6), 1-mcthoxy-3,7,8-trihydroxyxanthon (TNN7), 1,6-dihydroxy-2,5,8- trimethoxyxanthon (TNN8) và 1,5,6-trihydroxy-3,7-dimethoxyxanthon (TNN9), phân lập từ thân va lá [16, 22].

TNN5 OH H OH H H OH OCH3 H TNN6 OCH; OH H OCH3 H H OH H

TNN7 OCH; H OH H H H OH OH

TNN8 OH OCH3 H H OCH3 OH H OCH3

TNN9 OH H OCH; H OH OH OCH3 H

Xanthon alkyl hóa

Xanthon mang nhóm thé alkyl tim thấy phổ biến hơn xanthon don giản, thường cókiểu mẫu 1,3,5- hay 1,3,7-trioxygen hóa và 1,3,5,6- hay 1,3,6,7-tetraoxygen hóa vớimột, hai hay ba đơn vị 5C hoặc 10C Đơn vị 5C thường gặp nhất là nhóm isoprenyl

và đơn vi 10C là nhóm geranyl.

Hầu hết các nhóm alkyl gắn vào vị trí ortho hay para đỗi với nhóm hydroxy hay

methoxy trên khung xanthon, vi dụ như cochinchinon F (TNN10), cochinchinon A

(TNNI1) được phân lập từ rễ [31] và garcinon E (TNN12) từ cảnh [21].

Trang 22

TNNI10 TNNI TNNI12

Nhóm isoprenyl có thé bị hydrat hóa như trong cratoxylumxanthon D (TNN13) từ

vỏ [42] hay bị oxid hóa như trong cochinchinon S (TNN14) va bi khử như trong

cochinchinon M (TNN15) được tìm thay từ thân cây [17]

CHO.

TNN13 TNN14 TNNI5

Nhóm isoprenyl có thé đóng vòng với nhóm hydroxy ở vị tri ortho tạo thành vòng

sáu pyran như trong dimethyl-5'-hydroxy-4’,5'-dihydropyrano(2',3':1,2)xanthon (TNN16) và 3-Ó- methylmagostenon D (TNN17) phân lập từ cành [23] hay cratoxylumxanthon A (TNN18) từ thân cây [32].

6-hydroxy-3,7-dimethoxy-8-(2-oxo-3-methylbut-3-eny])-6',6'-Sự đóng vòng cũng có thể xảy ra để tạo thành vòng năm furan như trong

cratoxylumxanthon E (TNN19), cochinchinon P (TNN20) và cracochinxanthon A (TNN21) từ thân va lá [17, 22].

Trang 23

CHạOH |

TNN20 TNN21

Trong Luan an Tién si Héa hoc “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinhhọc cây diếp cá sudi Gymnotheca chinensis Decne va lá cây thành nganh trơn

Cratoxylon cochinchinense (Lour.) Blume ở Việt Nam” năm 2008 tại Viện Hóa học

các Hợp chất Thiên nhiên, Hà Việt Sơn phân lập ba xanthon isoprenyl hóa là

Nhóm geranyl cũng cho phan ứng tương tự nhóm isoprenyl, chang han cho phản

ứng cộng nước như trong cochinchinon M (TNN25) phân lập từ vỏ [17] hay phản

ứng đóng vòng với nhóm hydroxy ở vi tri ortho như trong cochinchinon J (TNN26)

tir qua [15] va cratoxanthon E (TNN27) tir ré [28].

Ọ OH

HO,

TNN25 TNN26 TNN27

Trang 24

Dây nhánh O-geranyl với nhóm geranyl gắn vào nhân xanthon qua liên kết ethercũng được tìm thấy, ví dụ như 7-geranyloxy-1,3,7-trihydroxyxanthon (TNN28) [35]

Các xanthon polyisoprenyl hóa có vòng B bị biến đổi thành dạng lồng

4-oxa-tricyclo[4.3.1.037]dec-2-on cũng được ghi nhận, đại diện là cochinchinon C

(TNN30), D (TNN31) [30] và cochinchinoxanthon A-D (TNN32-35) [27].

Bisxanthon

Một xanthon ở dạng dimer (bisxanthon) là cratoxyxanthon (TNN36) đã được tìm

thấy trong vỏ cây Hợp chất này hình thành do sự tạo liên kết giữa một vòng thơmcủa khung xanthon thứ nhất với đơn vị 5C của khung xanthon thứ hai [39]

Xanthonolignoid

Xanthonolignoid là một nhóm chất dẫn xuất của xanthon được tạo thành do sự kết

hợp giữa một đơn vi phenylpropan với một ortho-dihydroxyxanthon thông qua một

vòng 1,4-dioxan Nhóm hợp chất này ít gặp trong tự nhiên nhưng cũng được tìm thấy

Trang 25

trong vỏ cây nay như 5’-dimethoxycadensin G (TNN37) [39].

Trang 26

(TNN44), juglanin (TNN45), kaempferol-3-O-B-D-glucopyranosid (TNN46), rutin (TNN47), taxifolin (TNN48), (+)-dihydrokaempferol (TNN49), cùng với hai

biflavonoid là sciadopitysin (TNN50) và pancibiflavonol (TNNST) [18-20].

Ri R2 Ra Ra

TNN41 CH; H H H

TNN42 H OH OH OH

TNN43 H OH H OH TNN44 H OH OH O-B-Rha TNN45 H OH H O-a-L-Ara TNN46 H OH H O-B-D-Glc TNN47 H OH OH Ø-g-L-Rha(1—>6)-B-D-Glc

Năm 2017, Thu và cs phân lập được một pyrano-anthraquinon là vismiaquinon D (TNNS4) từ vỏ cây [41].

Trang 27

Năm 2009, Laphookhieo và cs ly trích và xác định cấu trúc ba chất dẫn xuất

dihydroanthracenon là vismion B (TNNS%), vismion E (TNN56) và vismion F

(TNNS57) từ quả [25] Sau đó, năm 2017, Ito va cs tìm thay TNNã7 từ cành [21]

Tocotrienol

Năm 1993, Bennett và cs khảo sát vỏ cây thu hái ở Singapore và phân lập được ba tocotrienol là 6-tocotrienol (TNNS8), 5-tocotrienol dimer (TNN59) và 5-(- tocotrienyl)-y-tocotrienol (TNN60) [14].

Nhóm nghiên cứu của Harrison (1993 và 1999) phân lập được bốn triterpenoid từ

vỏ, bao gồm hai polypodan ít gặp trong tự nhiên là

(13£,17£)-polypoda-7,13,17,21-tetraen-3B-ol (TNN61) và (13E,17E)-polypoda-8(26),13,17,21-(13£,17£)-polypoda-7,13,17,21-tetraen-3B-ol (TNN62), cùng với một friedelan là friedelin (TNN63) và một lupan là lupeol (TNN64) [14, 35].

Nam 2017, nhóm nghiên cứu ở Myanmar tìm thấy bốn triterpenoid từ vỏ, bao gồm

hai ursan là ơ-amyrim (TNN65) và ơ-amyrenon (TNN66), cùng với hai lupan là TNN64 và lupenon (TNN67) [41].

12

Trang 28

Năm 2019, Yibing và cs phân lập được một friedelan là canophyllol (TNN68) từ

lá non thu hái ở Trung Quốc [29]

TNN63: R = CH3 TNN64: R = a-H, B-OH TNN65: R = a-H, B-OH TNN68: R = CH20H TNN67: R=O TNN66: R=O

1.1.4 Hoat tinh sinh hoc

Hoạt tính khang đái tháo đường

Năm 2018, Li va cs khảo sát khả năng ức chế hai loại enzym là PTP1B

(protein-tyrosine phosphatase 1B) và a-glucosidase của cao methanol từ rễ thu hái ở Trung

Quốc và 12 xanthon phân lập được từ cao này Kết quả cho thấy cao chiết và chấtphân lập đều có kha năng ức chế cả hai loại enzym Với PTP1B, giá trị ICso nam trongkhoảng 2,4-52,5 ¡M (chất đối chứng dương là acid ursolic có ICso = 15,5 uM) và vớia-glucosidase, ICso = 1,7-72,7 uM (chất đối chứng dương là deoxynojirimycin cóICso = 39,5 uM) Hai trong số các hợp chất thử nghiệm là cratoxanthon A (TNN69)

và y-mangostin (TNN70) có hiệu quả ức chế mạnh đối với PTPIB (TNN69 có ICs0

= 2,4 uM và TNN70 có ICso = 2,8 uM) và a-glucosidase (TNN69 có ICso = 4,8 uM

và TNN70 có ICso = 1,7 uM) [27].

Cũng trong năm 2018, nhóm của Li báo cáo về kha năng ức chế PTP1B của sáuxanthon lồng, cũng được phân lập từ rễ Trong các hợp chất này, TNN34, TNN35 vàcochinchinoxanthon (TNN71) có hoạt tính ức chế mạnh với các gia tri ICso tương

ứng là 76,3; 43,2 va 6,6 1M [28].

13

Trang 29

Năm 2019, Yibing va cs nghiên cứu hoạt tính khang dai thao đường in vitro va in

vivo của TNN68 Ở mô hình in vitro, TNN68 kích thích sự biểu hiện và vận chuyểncủa GLUT4 (glucose transporter 4) trong ống cơ L6 lên 2,6 lần thông qua việc kíchhoạt AMPK (adenosine monophosphate-activated protein kinase) Ở mô hình in vivo,TNN68 cai thiện nhiều thông số trao đổi chat như tăng đường huyết, không dung nạpglucose, khang insulin, tăng lipid máu và gan nhiễm mỡ cũng như phì đại tế bao mỡ

và tế bào đảo ở chuột KK-Ay [29]

Hoạt tính kháng oxy hóa

Năm 2006, Mahabusarakam và cs khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa với thuốc thửDPPH của 12 hợp chất phân lập từ rễ thu hái ở Thái Lan Kết quả cho thấy ba xanthon

là cochinchinon B (TNN72), celebixanthon (TNN73) và macluraxanthon (TNN74)

có hoạt tính ức chế DPPH mạnh hơn chất đối chứng dương là butylhydroxytoluen(ICso = 28,9 uM) với các giá trị ICso lần lượt là 9,4; 12,3 và 19,0 uM [30]

Nghiên cứu của Phuwapraisirisan và cs (2006) đã chứng minh hợp chấtdulcisxanthon B (TNN75) phân lập từ thân cây có khả năng bắt giữ gốc tự do DPPH

và ức chế sự peroxy hóa lipid khá mạnh Giá trị ICso lần lượt trong từng thử nghiệm

là 390 và 24 uM (chất đối chứng dương là curcumin có ICso = 130 và 6,8 WM) [13]

o on ZZ 0 On

HO O OH HO C}) oO C)

Ro Ry OH

TNN72: Ri =H, R2 = geranyl TNN73 TNN74 TNN75: Ri = geranyl, Ro =H

14

Trang 30

Hoạt tính gây độc tế bào

Nhóm nghiên cứu của Laphookhieo (2006) khảo sát hoạt tính gây độc tế bào củabảy xanthon phân lập từ rễ Các xanthon này đều không có khả năng gây độc cácdòng tế bào ung thu KB và BC Tuy nhiên năm xanthon là TNN11, TNN30, TNN73,ơ-mangostin (TNN76) và B-mangostin (TNN77) có khả năng ức chế mạnh tế bào ungthư phối NCI-H187 với giá trị ICso = 0,65-5,20 ug/mL (chất đối chứng dương làellipticin có ICso = 0,35 pg/mL) Trong đó TNN11 cho hoạt tính mạnh nhất với giá

trị ICso = 0,65 pg/mL [26].

Ba hợp chất TNN70, TNN71 va TNN76 phân lập từ than gây độc mạnh trên dòng

tế bào ung thư ruột kết HT-29 với giá trị EDso lần lượt là 5,8; 4,1 và 4,0 uM, mạnhhơn so với chất đôi chứng dương là paclitaxel (EDso = 10,0 uM) [25] Ngoài ra, hợpchất 1,3,7-trihydroxy-2,4-diisoprenylxanthon (TNN78) cũng từ thân có khả năng ứcchế nhân tố phiên mã NF-KB p65 với ICso = 2,9 uM (chất đối chứng dương là

rocaglamid có ICso = 0,075 uM) [38].

Mahabusarakam va cs (2008) thử nghiệm hoạt tinh gây độc tế bào của 12 xanthonphân lập từ rễ, cành và quả Trong số đó, năm hợp chat là TNN11, isocudraniaxanthon

B (TNN79), cudratricusxanthon E (TNN80), norathyriol (TNN81) và TNN28 có độc

tính đối với các dòng tế bào MCF-7, HeLa, HT-29, KB ở các mức độ khác nhau,

trong đó TNN28 gay độc hiệu quả với ICso = 0,32-0,45 g/mL [31].

Các hợp chất TNN11, TNN30, TNN71, TNN73, TNN77 và TNN79 được phânlập từ thân có độc tính mạnh đối với các dong tế bào A431 (ICso = 1,78-10,56 pg/mL)

và SKBR3 (ICso = 0,69-12,24 ug/mL), chất đối chứng đương trong thử nghiệm làetoposid (ICso = 22,14 pg/mL đối với A431 và 12,85 pg/mL đối với SKBR3) Đángchú ý là TNN71 cho hiệu quả ức chế sự phát triển của tế bào SKBR3 (ICso = 0,69ug/mL) mạnh hon doxorubicin (ICso = 1,32 pg/mL) Các hợp chất thử nghiệm đềucho hoạt tính yếu đối với dòng tế bào SW1353 [36]

Năm hợp chất phân lập từ quả là TNN28, TNN55, TNNS56, cochinchinon G(TNN82) và fuscaxanthon E (TNN83) đều cho hoạt tính gây độc dòng tế bao ung thư

15

Trang 31

phổi NCI-H187 với ICso = 1,19-20,61 g/mL, trong đó TNN5S có hoạt tính mạnh

Hoat tinh khang vi sinh vat

Năm 2008, Mahabusarakam va cs phát hiện TNN11, TNN77 va TNN79-81 có khả

năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC25923 va MRSASK1 với MIC = 16-128 pg/mL (TNN79 cho hoạt tính mạnh nhất với MIC = 16ug/mL), chất đối chứng là vancomycin với MIC = 1 pg/mL [31]

Mangiferin (TNN38) có tác dụng kháng virus Herpes va Varicella zoster, vi khuẩnStreptococcus, nam C albicans Hop chat này đã được bán ra thị trường làm thuốc

trị các bệnh mụn giộp, thủy đậu, dời leo, lở miệng, eczema [33].

Các hợp chất phân lập từ nhựa và qua được thử nghiệm hoạt tính khang namCandida albicans và kháng lại các vi khuẩn Gram dương như Bacillus subtilis, S

aureus, Enterococcus faecalis TISTR 459, S aureus khang methicillin ATCC43300,

E faecalis khang vancomycin ATCC51299 va vi khuẩn Gram âm như Salmonellatyphi, Shigella sonei va Pseudomonas aeruginosa Két qua cho thay TNN11, TNN79,

TNN28, TNN82, methyl ether celebixanthon (TNN84), cochinchinon L (TNN85)

đều có hoạt tính mạnh kháng vi khuẩn P aeruginosa (MIC = 4,7 ng/mL) Hai xanthonTNN74 và TNN76 ức chế mạnh nam C albicans (giá trị MIC lần lượt là 2,4 và 4,7

16

Trang 32

ug/mL) Riêng TNN76 kháng lại hầu hết các vi khuẩn Gram dương [15].

Bốn xanthon phân lập từ rễ là TNNII, TNN73, TNN77 và methylcelebixanthon (TNN86) đều thể hiện hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rétPlasmodium falciparum với ICso = 26-72 ug/mL (chất đối chứng là

5-O-dihydroartemisinin có ICso = 12,8 ug/mL) [26].

Tac dung bao vé té bao gan

Nam 2006, Hương va cs thăm dò tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao ethyl acetat

từ lá Ban đầu, hoạt tính kháng oxy hóa của cao được đánh giá thông qua khả năng

ức chế sự peroxy hóa lipid màng tế bào gan chuột in vitro Kết quả cho thay cao nay

có tác dụng kháng oxy hóa khá mạnh (67,9 %) Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiến hànhthử nghiệm in vivo trên thỏ dé xem xét tác dụng của cao chiết trên chức năng thanhthải độc của gan bằng phương pháp nghiệm lọc bromosulfonphtalein (BSP) Kết quảcho thấy, cao này có khả năng làm tăng mức độ thanh thải của gan

Đề hiểu rõ hơn về tác dụng của cao đối với tế bao gan, nhóm nghiên cứu đã tiếnhành thử nghiệm trên việc xem xét sự xuất hiện của lipid ác tính trong gan bị hủyhoại Sau 60 ngày gây bệnh, không thấy có sự xuất hiện của lipid ác tính ở thỏ bị

viêm gan do tác nhân CCl.

Những kết quả thử nghiệm này đã chứng minh rằng cao ethyl acetat từ lá có tácdụng bảo vệ gan tốt [20]

17

Trang 33

1.2 Tổng quan về cây sung thằn lằn

1.2.1 Đặc điểm thực vật và phân bố

Sung than lăn có tên khoa học là Ficus pumila L., thuộc họ Dau tằm, Moraceae

[4].

(Nguồn: Attps://www inaturalist.org/taxa/162972-Ficus-pumila)

Cây thuộc loại dây leo, mọc bò, rễ bám, có mang quả ở các cành dai Thân có mủ

trang, lá di dạng Ở các nhánh mọc bò, lá nhỏ, không cuống, đáy hình tim, lá be nâu

Lá ở các cành dài không có rễ bám thì mọc tự do và lớn hơn, có cuống dài, lá bẹ dài

1 cm và có lông Cụm hoa moc ở kẽ lá, hoa đực rất nhiều, mọc tụ tập ở gần đỉnh, bao

phấn hẹp Quả sung có cọng, hình chóp ngược, đầu bằng, đài 3-5 cm, dày 3 cm, nhẫn,

màu tím nâu khi chín, cùi nạc và mềm xốp Mùa hoa và quả: tháng 5-10 [4, 44-45]

Cây phân bố tự nhiên từ Trung Quốc đến Việt Nam, Lào và được trồng phổ biến

ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á Ở Việt Nam, cây mọc gần như khắp nơi,đồng bằng cũng như miền núi, trừ vùng núi cao trên 1500 m [44, 45]

1.2.2 Công dụng

Cây thường được trồng cho bám lên tường hay cây lớn dé làm cảnh và che mát.Tất cả các phần của cây đều được dùng đề chữa bệnh trong y học dân gian Quả dùnglàm mút và có tác dụng bồ thận, chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, ly lâu ngày, sa búi

tri, tắc tia sữa Thân, cành và lá chữa phong thấp, đau nhức, táo bón, tiêu độc, lợi sữa.

Rễ chữa đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau dây thần kinh tọa Nhựa mủ bôi ngoài

chữa mụn nhọt, ghẻ lở [4, 44-46].

18

Trang 34

Trong y học cô truyền Trung Quốc, thân va lá được dùng như một vi thuốc bổ và

điều tri sốt Ở Okinawa, Nhật Ban, lá duoc sử dụng trong đồ uống dé điều trị bệnhtiêu đường và cao huyết áp [46, 47]

Năm 2016, nhóm nghiên cứu của Han công bố đầu tiên về tám norsesquiterpenoid

từ thân thu hái ở Trung Quốc, bao gồm

(6S,7E)-6-hydroxy-4,7-megastigmadien-3,9-dion (STL4), vomifoliol (STL5), 3-oxo-a-ionon (STL6), trimethyl-3-(3-oxobut-1-enyl)cyclohex-2-enon (STL7), 4-megastigmen-3,9-dion (STL8), (62,7E,9R)-9-hydroxy-4,7-megastigmadien-3-on (STL9), vomifoliol acetat (STL10) va 8,9-dihydro-8,9-dihydroxymegastigmatrienon (STL11) [49].

(£,4R)-4-hydroxy-4,5,5-19

Trang 35

STL8 STL9 STL10 STLII

Năm 2018, nhóm của Han phân lập thêm 12 norsesquiterpenoid từ lá, trong đó có

một chất mới là 3,9-dihydroxydihydroactinidiolid (STL12) Trong số 11 hop chat dabiết, có sáu hop chat lần đầu được tim thay trong cây là 3œ-hydroxy-5,6-epoxy-7-

megastimen-9-on (STL13), 3,9-dihydroxy-5,7-megastigmadien-4-on (STL14),

9,10-dihydroxy-4,7-megastigmadien-3-on (STL15), glucopyranosid (STL16), roseosid (STL17) va (E)-4-[3'-(B-D-

acetoxycycloart-23-en-25-ol (STL20) và một euphan là

(23Z)-3B-acetoxyeupha-7,23-dien-25-ol (STL21) cùng với 18 triterpenoid đã biết [51, 52]

20

Trang 36

Sang năm 1999, nhóm của Kitajima công bố thêm bốn hợp chất mới từ quả, baogồm hai dammaran là 3B-acetoxy-(20R,22E)-20,24-dimethoxydammaran-22-en-25-

ol (STL22) và 3B-acetoxy-(20S,22E,245)-20,24-dimethoxydammaran-22-en-25-ol (STL23) và hai nordammaran là 3B-acetoxy-22,23,24,25,26,27-hexanordammaran- 20-on (STL24) và 3B-acetoxy-20,21,22,23,24,25,26,27-octanordammaran-20-on (STL25) [53].

STL22: Ri = OCHS, Ro = CH3

STL23: Ri = CH¡, Ra = OCH;

Cùng năm 1999, Ragasa va cs công bố một chat mới là neohopan (STL26) từ lá

thu hái tại Philippines [54] Một năm sau, Pistelli va cs (2000) tìm thay hợp chat

11a-hydroxy-B-amyrin (STL27) từ thân va 14 thu hái ở Italia [55].

21

Trang 37

Từ quả, Kitajima va cs (1998) phát hiện hai sterol mới là

(245)-stigmast-5-en-3B,24-diol (STL28) và (24S)-24-hydroxystigmast-4-en-3-on (STL29) cùng với bốnsterol đã biết [51]

Hai sterol khác là daucosterol (STL30) và taraxasterol (STL31) cũng được tìm

Kitajima va cs (1998) phân lập được năm flavonoid glycosid từ lá, bao gồm

astragalin (STL32), isoquercitrin (STL33), apigenin 6-neohesperidosid (STL34), kaempferol 3-robinobiosid (kaempferol 3-O-a-L-rhamnopyranosyl-(1—6)-B-D-

galactopyranosid, STL35), kaempferol 3-rutinosid (kaempferol

3-O-a-L-rhamnopyranosyl-(1—>6)-B-D-glucopyranosid) (STL36) với phần aglycon chủ yếu có

khung flavonol [52].

Ri R¿ Ra

STL32 H H O-B-D-Glc STL33 H OH O-B-D-Glc STL34 œ-L-Rha(I—›2)-j-p-Glc H H

STL35 H H_ O-a-L-Rha(1—6)-B-D-Gal

STL36 H H_ Ø-a-L-Rha(1—>6)-B-D-Glc

Từ thân và lá, nhóm nghiên cứu của Pistelli (2000) tìm thấy hai flavonoid glucosid

là rutin (STL37) và isorhamnetin-3-O-glucosid (STL38) cùng với tam flavonoid

khác bao gồm bốn flavon là chrysin (STL39), tricetin (STL40), apigenin (STL41) va

22

Trang 38

luteolin (STL42), ba flavanon là hesperetin (STL43), taxifolin (STL44), tetrahydroxyflavanon (STL45) và một isoflavon là 7,4-dimethoxy-5- hydroxyiscualavon (STL46) [55].

sTLb45 OH 4 H

Năm 2008, Leong và cs khảo sát lá thu hái ở Nhật Bản và thu được bốn flavonoidglycosid là STL34-37, tương tự kết quả nghiên cứu trước đó của nhóm Kitajima [56]

Năm 2018, nhóm nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

phân lập được bảy flavonoid glucosid từ lá thu hái tại Lâm Đồng, bao gồm STL32,

STL33, STL36, STL37, afzelin (STL47), quercitrin (STL48) và kaempferol sophorosid (STL49) [57].

3-O-Ri R:

STL47 H Rha STL48 OH Rha STL49 H — a-L-Rha(1—2)-f-D-Gle

Coumarin

Nam 1997, Juan va cs phân lập được hai furanocoumarin là bergapten (STL50) va oxypeucedanin hydrat (STLS51) từ lá [58].

23

Trang 39

Nhóm của Kitajima (1998) cũng tìm thấy một furanocoumarin là psoralen

(STL52) từ lá [52], còn nhóm của Pistelli (2000) phát hiện trong lá và thân hai coumarin là STL50 và scopoletin (STL53) [55].

Trang 40

glucose-6-phosphatase va phosphoenolpyruvat carboxykinase [60].

Hoat tinh khang oxy héa

Bồn flavonoid glycosid là STL34-37 có hoạt tinh mạnh trong thử nghiệm ức chếcác gốc tự do superoxid và DPPH, trong đó STL37 có hoạt tính mạnh nhất (ICso =

0,14 mM va SCso = 0,05 mM ứng với từng thử nghiệm) [56].

Năm 2009, nhóm nghiên cứu của Wang đánh giá khả năng kháng oxy hóa của cao

ethanol từ quả ở các nồng độ khác nhau bằng nhiều thử nghiệm in vitro như khả năngbắt giữ gốc tự do DPPH, khả năng khử sắt (FRAP), khả năng kháng oxy hóa tươngđương trolox (TEAC) và năng lực khử (reducing power) Kết quả cho thấy dịch tríchethanol-nước 80% có hàm lượng phenol tông cao nhất và có hoạt tính mạnh nhất [61]

Năm 2014, Noronha và cs khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của các cao ethanol từ

các bộ phận rễ, thân, lá và quả ở hai dạng tươi và khô Kết quả cho thấy thân cây tươithé hiện hoạt tính mạnh nhất trong thử nghiệm DPPH (ECso = 12,81 pg/mL) [62]

Hoạt tính kháng viêm

Hoạt tinh kháng viêm của sung than lăn thé hiện khá rõ trong các mô hình gâyviêm ở chuột bị sưng tai do xylen, sưng ngón chân do carrageenan và tính thắm thànhmach celiac do acid acetic băng Cao chiết từ các phần của cây có thé kích thích tinhthâm thấu của thành mạch celiac và ức chế sưng ở chuột bị cắt bỏ tuyến phụ hai bên,cho thấy tác dung kháng viêm không phụ thuộc vào trục đưới đôi - tuyến yên - tuyến

25

Ngày đăng: 02/10/2024, 00:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w