1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa tổ chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm theo đạo Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh

251 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Do đó, nghiên cứu về văn hóa tổ chức, ứng xử trong hoạt động mưu sinh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và nhận địnhmột cách toàn diện hơn về định hướng phát triển kinh tế cộng đồng tộc người

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRƯỜNG DAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN

NGUYEN THỊ THOA

VĂN HÓA TỎ CHỨC VÀ ỨNG XỬ TRONG HOẠT

ĐỘNG MUU SINH CUA NGƯỜI CHAM THEO ĐẠO

ISLAM Ở THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - NĂM 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

NGUYEN THI THOA

VAN HOA TO CHUC VA UNG XU TRONG HOAT DONG MUU SINH CUA NGƯỜI CHAM THEO ĐẠO

ISLAM Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Ngành: Van hóa hoc

Mã số: 9229040

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC

GS.TS.NGND NGÔ VĂN LỆPBĐL 1: PGS.TS LÂM NHÂNPBĐL 2: PGS.TS PHAN QUOC ANHPHẢN BIỆN 1: PGS.TS TRƯƠNG VĂN MÓNPHAN BIEN 2: TS PHU VAN HAN

PHAN BIEN 3: TS NGUYEN DE

THANH PHO HO CHi MINH - NAM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình khoa học do bản thân tôi nghiên cứu

và thực hiện Các thông tin, sô liệu và kêt quả nghiên cứu trong luận án này là trung

thực Các thông tin trích dẫn trong luận án được chúng tôi ghi chú rõ nguồn gốc

TP.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Tac giả luận án

Nguyễn Thị Thoa

Trang 4

LOI CAM ONTrong bối cảnh hội nhập cùng với sự giao lưu kinh tế, văn hóa diễn ra mạnh

mẽ, tộc người Chăm theo đạo Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh ít nhiều cũng bị tácđộng bởi quy luật phát triển chung của kinh tế, văn hoá, xã hội Trước tình hình đó, ý

tưởng nghiên cứu sâu về văn hóa tô chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh của tộc

người nay được chúng tôi quan tâm và định hướng thực hiện.

Khi chọn đề tài “Văn hóa tổ chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh củangười Chăm theo đạo Islam ở Thành pho Hồ Chi Minh” dé làm luận án tốt nghiệp,chúng tôi đã gặp không ít khó khăn về phương pháp nghiên cứu, phương hướng thựchiện, nguồn tài liệu Tuy nhiên, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý

thầy cô công tác ở các phòng/khoa tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM để hoàn

thành chương trình học tập và hoàn tất các thủ tục cần thiết để bảo vệ luận án

Xin cám ơn sâu sắc Khoa Văn hóa học Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;cám ơn quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ, cung cấp kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện,

giúp đỡ đề tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS.NGND Ngô Văn Lệ - người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo cũng như luôn động viên để tôi có

động lực hoàn thành luận án.

Mặc dù bản thân chúng tôi đã đồ nhiều công sức dé sưu tam tư liệu, cỗ gắng trìnhbay một cách ngắn gọn và day đủ nhất nhưng chắc chan sẽ còn nhiều thiếu sót, chúngtôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các nhà nghiên cứu và các ban dé

luận án được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã khích lệ, động viên

và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án

Xin chân thành cám ơn./.

TP.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thoa

Trang 5

Quy ước viết tắt

STT | Chữ viét tat | Chữ viết đây đủ

1 CNH Cong nghiép hoa

2 DBSCL Dong bang song Cuu Long

3 DH Dai hoc

4 ĐHQG-HCM | Dai học Quốc gia Thanh phố Hồ Chí Minh

5 HDH Hién dai hoa

6 KCN Khu công nghiệp

7 KCX Khu chế xuất

8 KHXH&NV Khoa học Xã hội va Nhân van

9 THPT Trung học phô thông

10 TP Thành phô

11 TP.HCM Thành phô Hồ Chi Minh

12 TNTN Tài nguyên thiên nhiên

Trang 6

MUC LUC

MỞ DAU ussssssssssssssssescssssssssssssssssessssssessssssssssessssnssesssscssssneessssssessnssessssessssseesssnesessneeesssee 1

1 Ly do chon 01 1

2 Lich sử nghiên cứu vấn Aé ccsscsscssssscessescessessesssssssessessessessessssssssssussessesseesesssssssssseceeess 2

2.1 Nghién ctu trong NuOC 2

2.2 Tài liệu tiếng nước Ngoai cecceccccecscssssecsessessessessesscsscsecsessessesscsscsscsesseesessessesseseease 82.3 Khoảng trong nghiên COU ccccccceccescsssseesessessessessessessessssessessessessssesseseesessessesseaess 11

3 Mục tiêu nghiÊn CỨU o- s5 6 5 9 9 9.99 9.9 9 T0 000000000 000008006 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU -e-s-ssesessssese se EssessesseEssvssessessersersssse 124.1 Đối tượng nghiên CỨU 2- 2£ 2 E+SE+SE2EE2EEEEEE2E1211271717112111171711 2111111 ce 12

4.2 Pham vi nghién CUU na O- 13

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu -.s se<s< se sesessessessessesesesesse 13

5.1 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 5c 32213211351 1391 1E E151 11.1111 Errr 13

5.2 Nguồn tài liệu nghiên cứu - 2 s+SE+SE+E£+E2EEEEEEEEEEEEEEE121121221 21111 xe 16

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu scsccsssessescessessssssessesssssessessesssessesseesees 16

6.1 Câu hỏi nghiÊU CỨU - - 2c 32.1 221132113111931 1 111 111 17 11 11 1 11H TH TH TH ng TH nệt 16

6.2 Giả thuyết nghiên cứu - 2-52 + £+EE£EE£EEEEEE2EE2E12717112112117171.211 211111 ce 17

7 Những đóng góp mới của luận AN o ó6 5% 999 59 9.969 999.99699499558698846 996 18

8 BO Cục luận áï o s6 %9 9% 99 9 999 9 9 9 0 5 90005 99020 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA CƠ SO THUC TIEN . - 21

1.1 Co Sở lý Tuận 0 0G 65G G96 S9 9.9 9 99.99.900.000 0.0009 0009 0090004906 21

1.1.1 Những khái niệm liên qua1n - ó5 2332333 *2EE*EEEEEEsrkEkrrrrrrrerrrrserree 21

1.1.1.2 Khái niệm văn NOA UN XỨ HH nh kg như 22 1.1.1.3 Khai niệm mưu sinh và hoạt đỘng HƯU SIHÏ, So Ăn hiesisesereree 23

Trang 7

1.1.2 Hướng tiếp cận lý thuyẾT ¿- ¿+ SE+SE+EE‡EE2E2EEEEEEEEEEEE12112117121 11111 xe, 261.1.2.1 Thuyết các chuẩn mực văn NOG - 5-5 ScSt‡Ek‡EEESEEEEEEEEEErkerkerkerkrrres 261.1.2.2 Lý thuyết tiếp cận vốn sinh kế của DF]ID - ¿+ ©ce+cxe+cxe+zeerxesrxesrxee 281.1.2.3 Lý thuyết về vốn xã hội ¿5© ©E+SE‡EE2EE+EEEEEEEEEEEEEEEEE111111111 1111111 xe 31

1.1.2.4 Vein dung CONG 8n @006 33

1.2 Co ác 0n 34

1.2.1 Tổng quan về người Chăm Islam ở TP.HCM -.s- «se sesssssesseessses 34

1.2.1.1 Sự hình thành cộng đồng người Chăm Islam ở Sài Gòn - TP.HCM 341.2.1.2 Sự phân bố dân cư người Chăm Islam ở TP.HCM -: -:©-5:-: 38

1.2.2 Các đặc điểm văn hoá, mưu sinh của người Chăm IsÏam «- 421.2.2.1 Dec Giém VGN NOG nố 42

1.2.2.2 Đặc điỂm MUU SIND o-c< << < sẻ €9 E99 S993 9 9 8915 95151661959 43Tiéu ket CHUONG em nh 54

CHUONG 2: VAN HOA TO CHUC TRONG HOAT DONG MUU SINH CUA

NGƯỜI CHAM THEO DAO ISLAM Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH 562.1 Nhận diện về các loại vốn mưu sinh «5s s se s2 s2 4S 4s se sesess se 562.1.1 Vốn con người - - + s s+S++E+E+E£EEEEEEE191121121121111111111111 1.1111.111 1y 562.1.2 Vốn xã hộii 2-©2¿22212x92E221221E212112212717171121121111711211111121 211.11 59

2.1.3 (0 aẽ.ââầ'2 622.1.4 VOn Vat on o4 66

"(ni o8 6 7 68

2.2 Các hình thức tổ chức trong hoạt động mưu SITH s-< 5< se < 5s s5 5+ ssessse# 702.2.1 Tổ chức mưu sinh theo địa bàn cư trú . 2-2 2 2+£c£xezxerxerxsreee 70

2.2.1.1 Khu vực nội thann <3 1E 111K KTS KT kg ren 71

2.2.1.2 Khu vc gai thanh nan .ốố.ốố.ố 74

2.2.2 Tổ chức mưu sinh theo nhóm nghé c.ccecceeseeseessessesseessesseesesseessessesseesessesseeseens 77

Trang 8

2.2.2.1 NhOm nghề lao động tay CHAN -.e-ee-eccse sec cseessessEsẻSseEsEsEEeEteEseEseEsetsersetsesse 772.2.2.2 Nhóm nghề lao động tri ÓC ‹«-.e-.eeeeeeseeeeeseeeeee se se sEESESSES9ESSEsEEsEsEESEEeEseEsetseEsersetsee 842.3 Đặc điểm cơ bản của văn hoá tổ chức trong hoạt động mưu sinh -.«««« 882.3.1 Tính cộng đồng -:- ¿+2 2+2 E9 191121121121111111111111 11.11.1111 1.c1y 88

2.3.2 § nh 5445 92

2.4 Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn hoá tô chức trong hoạt động mưu sinh của người

Chăm Islam ở TÌP.HHCNM csc << 53099350895 885389568838838888883004388468868806000800080508466 95

2.5 So sánh văn hoá tổ chức trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở

TP.HCM với người Chăm Islam ở An Giang s5 + xe seeeeeesereessee 98

Tiéu ket CHUONG 2 sessecseecressnecsnessnssnssenscsnsssssenscsnscsuscsscsnscenscsucsnssenscsuscsscenscenscesscsssensessees 101

CHUONG 3: VAN HOA UNG XU TRONG HOAT DONG MUU SINH CUA

NGƯỜI CHAM THEO DAO ISLAM Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH 103

3.1 Ứng xử với môi trường tự nhiên s-se s2 se se ssss£ssessssesessezsezssessesse 103

3.1.1 Tan dụng môi trường tự nhiÊñ 2c 32+ 33331133 E£2EESEEEEeeeeseereserersee 103

3.1.2 Ứng phó với môi trường tự nhiên - ¿2 2 +2 £2E£+E£+E££E£EEeEE+EEzEEzErxers 106

3.2 Ứng xử trong các mối quan hệ xã hội .s s- se ss©ssesssessessessessessessesse 1073.2.1 Ứng xử trong gia đình - 2 s xe*E£+EEEEEEEEEEEE2112117121121111 11.1111 crk 107

3.2.2 Ứng xử với người đồng đạo -¿- ¿2+ 22+22E 22x 2212211221221 E1.eEEcrkrrred 1103.2.3 Ứng xử với người ngoại đạo -©2¿-52+22x22x21221211 2211271211112 ke 1123.2.4 Ứng xử với chính quyền các cấp -¿- + 5+ £+2£+EE£EEtEESEEEEEerkerrerrkrree 1153.3 Ứng xử trong kinh doanh s-s-sss2s£s£©s£ s£ s£Ss£S£ES£Es£EsEs£Ss£Sz£ssess£ssesersee 119

3.3.1 Ứng xử với khách hàng - 2© £+E£+EE£+EE£EEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrrkerred 1193.3.2 Ung xử giữa các tiểu thuong eceeccecesscssessessessscssessessesssessessesseessessessessesseesseess 1253.4 Ảnh hưởng của Tôn giáo đến văn hoá ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người

Cham Islam 000x000 = 127

Trang 9

3.5 So sánh văn hoá ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở

TP.HCM và người Chăm miền TTung s-s- s2 ssss£s££s£ se s£ss£ssessessesseseese 129Tiểu kết chương 3 - ¿5S St SE 1E 1211211215 211111111111 1111.1111111 11111 11 re 137

CHƯƠNG 4: XU HƯỚNG PHAT TRIEN HOẠT DONG MUU SINH CUA

NGƯỜI CHAM THEO DAO ISLAM Ở TP.HCM -.5 5 5 s2 s2 se cse= 140

4.1 Nhận diện một số yếu té trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam 140

4.2.1 Những thuận lỢI - c2 3213231291121 9111 1111119 1 H1 1x TH HH ng rkg 141

4.2.2 Những hạn chẾ ¿- ¿+ £++E+Ek£EE£EE22E12E127171121121127171121121111 11.1 1E xe 142

4.2.3 Những cơ hỘII - kh 9 HH TH HH HH TT Thu HH Hàng 144 4.2.4 Những thách thre - 6 5 2s 3 HT TH HH HH TT Thu HH Hàng 146

4.2 Xu hướng hoạt động mưu Simh do ó5 6 9 9 9 99 994 9699.09.0090 5148

4.2.1 Loại bỏ một số nghề truyền thong ceeeeecesseesessesseeseesessesseeseessessesseeseessesses 148

4.2.2 Linh hoạt, thích nghi, hội nhập - c2 32t 3+3 Evkrsrirsrrrrerrrrrxee 152

0009015 172TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 5° 22s s2 £ss£Es£EsEsEssessetsersrssrsserssrsee 177

Trang 10

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Muu sinh là hoạt động tất yếu, xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người dé

tồn tại và phat triển Do đó, mưu sinh cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng taonên văn hóa của một cộng đồng tộc người Trong thực tế, vấn đề mưu sinh của mỗi

cộng đồng tộc người đều có sự thay đổi bởi quá trình vận động, phát triển của tự nhiên

và xã hội Đặc biệt, trong bối cảnh 4.0, van đề mưu sinh của tộc người càng được quan

tâm và thúc day phát triển một cách phù hợp dé bắt kip dong chảy của thời đại Trong

đó, tô chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh của một tộc người nói chung là nhữngyếu tố quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc kết nối cộng đồng, bảo tồn văn hóa, định

hình xu hướng phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai Do đó, nghiên cứu về văn hóa

tổ chức, ứng xử trong hoạt động mưu sinh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và nhận địnhmột cách toàn diện hơn về định hướng phát triển kinh tế cộng đồng tộc người

Người Chăm theo đạo Islam (sau đây được viết tắt là người Chăm Islam) là một

trong những tộc người có nét văn hoá độc đáo, riêng biệt ở TP.HCM Cùng với người

Việt, Hoa, Khmer và một số tộc người khác, người Chăm Islam khăng định vị thế của

cộng đồng mình khi đóng góp cho TP.HCM nói riêng, đất nước Việt Nam nói chungnhững nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt va rất nồi bật

Về phương diện mưu sinh, ở mặt bằng chung, người Chăm Islam ở TP.HCM

hiện nay kiếm sống bằng nhiều cách thức khác nhau chủ yếu thiên về lao động tự donhư buôn bán, công nhân, bảo vệ, xe ôm Những nghề nghiệp này thiên về sử dụngsức lao động là chủ yếu Chỉ có một bộ phận nhỏ người Chăm Islam đã tận dungnhững thế mạnh vốn có của dân tộc mình là truyền thống kinh doanh, buôn bán dé làmgiàu Trong đó, một số người có tư duy nhạy bén, chiến lược rõ rang, nắm bắt được xuhướng, họ đã phát triển kinh tế một cách có quy mô, trở thành những doanh nhân giàu

có, thành đạt, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội vận hành và phát triển theo xu hướng “chuyên đổi số”,văn hoá tổ chức, ứng xử của người Chăm Islam được nhận diện ra sao và ảnh hưởngnhư thế nào đối với hoạt động mưu sinh là những vấn đề chúng tôi quan tâm, nghiên

Trang 11

cứu Trong đó, chúng tôi cũng cho rằng hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ởTP.HCM hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần làm rõ.

Thứ nhất, người Chăm Islam vốn có truyền thống kinh doanh, buôn bán từ lâuđời lại đang sinh sống ở một trong những thành phố năng động và phát triển nhất cảnước như TP.HCM nhưng đến nay tình hình kinh tẾ, xã hội của họ thực sự chưa cónhiều khởi sắc, chưa có những thành tựu đáng ké

Thứ hai, nhận điện những thuận lợi, điểm hạn chế; những cơ hội, thách thứccũng như tư duy, chiến lược trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ởTP.HCM hiện nay cũng là các yếu tố cần được quan tâm, chú ý

Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập và hướng tới ứng dụng “chuyên đổi số” trongmọi lĩnh vực, người Chăm có xu hướng tô chức, ứng xử trong hoạt động mưu sinh nhưthé nào dé đáp ứng nhu cau phát triển hiện tại cũng như trong tương lai ở một thànhphố năng động nhất cả nước như TP.HCM?

Trên thực tế, văn hoá tổ chức, ứng xử là những yếu tố rất quan trọng, góp phần

lý giải những điều cần tìm hiểu, làm rõ trong hoạt động mưu sinh của người ChămIslam ở TP.HCM Dé làm rõ những van đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Van hóa tổ

chức và ung xu trong hoạt động mưu sinh của người Chăm theo dao Islam ở TP.HCM ”

làm luận án Tiên sĩ chuyên ngành Văn hóa học.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Nghiên cứu trong nước

Những công trình nghiên cứu về người Chăm nói chungNhững công trình của các tác giả trong nước tìm hiểu, nghiên cứu về ngườiChăm rất phong phú, đa dạng, thê hiện ở tất cả lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, tínngưỡng Đây là các nguồn tài liệu bổ ích dé chúng tôi làm cơ sở, nền tảng nghiên cứu

luận án nảy.

Những nghiên cứu về người Chăm Islam ở miền Nam từ năm 1975 trở về trước

có các công trình tiêu biểu như: Maspero G.L (1928) với công trình “Vương quốcChampa” (bản dịch của Đào Từ Khải) bàn luận về lịch sử hình thành và các thé chếchính trị của Vương quốc Champa (tiền thân của người Chăm) Vào đầu thập niên 50của thé ky XX, tác giả Dương Tan Phát nghiên cứu về “Bộ luật hôn nhân Chàm”

Trang 12

(1950) đề cập đến vấn đề hôn nhân của tộc người Chàm (người Chăm) Sau đó,Nguyễn Khắc Ngữ cho ra đời công trình nghiên cứu về “Madu hệ Chàm” (1967).Trong tác phâm này, ông quan tâm đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình vàtrong cộng đồng người Chăm Năm 1974, học giả Nguyễn Văn Luận viết về “Người

Chàm Hỏi giáo ở miễn Tây Nam phan Việt Nam” Vào năm 1975, Mah Mod hoàn

thành công trình nghiên cứu với tựa đề “Đặc điểm gia đình, thân tộc và xã hội củađồng bào Cham”

Giai đoạn này, đáng chú ý là công trình “Người Chàm Hoi giáo ở miễn Tây

Nam phần Việt Nam” của Nguyễn Văn Luận Ông đã đề cập các khía cạnh liên quan

đến đời sông, xã hội người Chăm, trong đó khái quát rat rõ về van đề tổ chức xã hội, tổ

chức đời sống cá nhân trong cộng đồng tộc người Chăm ở Sài Gòn Công trình trên

cũng nghiên cứu khá chỉ tiết về quá trình hình thành cộng đồng người Chăm Islam ởSài Gòn, bao gồm cả những mốc thời gian từ thời kỳ Vương quốc Champa; những

cuộc đi tản sang các quốc gia khác do chiến tranh; những cuộc hồi hương, trở về An

Giang (Việt Nam) sinh sống: quá trình người Chăm từ An Giang lên Sài Gòn buôn bán

để mưu sinh và dần hình thành các cụm dân cư sinh sống lâu dài tại thành phố này

Thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều tác giả đã ra mắt các công trình nghiên cứu

về cộng đồng người Chăm với nhiều góc nhìn khác nhau Tiêu biểu thời kỳ này cóNguyễn Dé (1990) với khóa luận tốt nghiệp đề tài “Giới thiệu văn hóa người Chăm cưtru ở TP.HCM”; năm 1991, nhóm tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Van Dốp

có công trình “Van hóa Cham”; năm 1993, Phan Văn Dốp tiếp tục nghiên cứu về lĩnh

vực tôn giáo của người Chăm qua luận án phó tiến sĩ Khoa học lich sử với dé tài “Tngiáo của người Chăm ở Việt Nam” Giữa thập niên này có tác phẩm “Văn hóa

Champa” của Ngô Văn Doanh (1994); Ngô Văn Lệ (1995) có bài tham luận “ăn hóa

Chăm nhìn từ khía cạnh tôn giáo ” Noi về những tinh hoa văn hóa của người Chăm có

bài viết “Bán sắc văn hóa Chăm ở Nam bộ” của Phú Văn Hắn (1995) Năm 1999,

nhóm tác giả Phan Văn Dốp, Nguyễn Việt Cường ra mắt bài viết “Người Chăm ởĐBSCL” (trong tập sách Vấn đề dân tộc ở ĐBSCL) Nghiên cứu về những nếp sốngcủa người Chăm ở TP.HCM có thé kể đến loạt bài viết của Nguyễn Đức Toàn gồm:

“Ảnh hưởng nếp sống đô thị trong tập tục của người Cham Islam tại TP.HCM”(1999), “So sánh tập tục cộng đông người Chăm Bani với cộng dong người Chăm

Trang 13

Islam” (2000) Các bài viết này cho thấy được bức tranh tổng thé về tập tục ngườiChăm trong bối cảnh là môi trường đô thị và những ảnh hưởng qua lại trong môitrường sống này Những phong tục, tập quán, tôn giáo cũng là một trong những yếu tố

quan trọng tạo nên những nét văn hóa đặc thù của mỗi tộc người, trong đó không ngoại

trừ các phương thức mưu sinh.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trước năm 2000 thường thiên vềnghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn hoá, xã hội; mô tả những phong tục tập

quán của các nhóm người Chăm ở Việt Nam Các công trình như những mảnh ghép

cho thấy bức tranh toàn cảnh trong xã hội người Chăm qua các thời kỳ, trong đó tôn

giáo luôn là yếu tô có vai trò ảnh hưởng và tác động khá sâu sắc đến mọi khía cạnh đời

sông và văn hoá của tộc người nay

Từ những năm 2000 cho đến nay, hoạt động nghiên cứu về người Chăm, nhất là

góc nhìn Dân tộc học được nhiều học giả tìm hiểu, nghiên cứu hơn bao gid hết Nói về

nghề truyền thống của người Chăm ở TP.HCM (khu vực phường 1, quận 8) có thé kế

đến công trình “Nghề dệt Chăm truyền thong” do Tôn Nữ Quỳnh Trân làm chủ biên

(2001) Trong công trình nay, những tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật dệt của người

Chăm được nhóm tác giả tìm hiểu và mô tả rất tỉ mi, chỉ tiết cho thấy những giá trị đặcsắc trong nghé dét vải thủ công của cộng đồng người Chăm Đặc biệt, công trình chothay những trăn trở khi nghề dét của người Chăm ngày càng mai một do nhiều yếu tốchủ quan và khách quan tác động Cụ thể, những sản phẩm mang tính công nghiệp vớinhiều chất liệu mới, kiểu mẫu lạ, bắt mắt, chi phí rẻ đã thâm nhập vào thị trườngmay mặc ở TP.HCM Do đó, lĩnh vực dệt thủ công truyền thống rất khó có điều kiện

dé cạnh tranh với lĩnh vực dệt công nghiệp đang phát triển rằm rộ

Tính đến năm 2002, trong công trình “Champa tổng mục lục các công trìnhnghiên cứu ” của Nguyễn Hữu Thông (cb) đã thống kê và cho thấy có tới 2.278 côngtrình, bài viết tìm hiểu về người Chăm trong và ngoài nước đã được xuất bản (NguyễnHữu Thông, Tôn Nữ Khánh Trung, Trần Đình Hằng, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Lê AnhTuấn, Lê Chí Xuân Minh, 2002, tr.414) Điều này cho thấy nghiên cứu về mọi khíacạnh trong đời sống, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Chăm ở Việt Nam nóichung đã và đang được rất nhiều học giả đặc biệt quan tâm, chú ý

Trang 14

Năm 2003, trong luận án tiễn sĩ, tác giả Trần Ngọc Khánh đã đề cập đến “Hoavăn thổ cẩm của người Chăm ”, nói về nét độc đáo trong nghệ thuật tạo hình trên chấtliệu vải truyền thống của người Chăm vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận mà khôngmột tộc người nào bắt chước được Bởi thông qua hoa văn thô câm, người Chăm miềnTrung đã phản ánh rõ nét văn hóa, môi trường sống, phong tục, tập quán của cộngđồng mình Cũng trong năm 2003, Bá Trung Phụ có công trình “Gia đình hôn nhâncủa người Cham ở Việt Nam”, mô tả các van đề liên quan đến những phong tục, tậpquán, hôn nhân; cấu trúc của một gia tộc người Chăm; cách đặt tên con cái; vai trò

người phụ nữ

Đề cập đến môi trường tự nhiên, xã hội ở miền Tây Nam bộ nói chung và vùng

đất An Giang nói riêng, nhà sưu khảo Sơn Nam (2005) có các công trình biên khảo:

“Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử dat An Giang”, hay “Dat Gia Dinh, Bến Nghéxưa và người Sai Gon” (2005) và “Lịch sử khẩn hoang miễn Nam” (2005) Trong cáccông trình này, ông đề cập đến lịch sử sinh tồn của người Chăm cùng với những tộc

người khác ở vùng đất Nam bộ Ngoài ra, tác giả cũng lý giải một số nguyên nhân di

cư của người Chăm từ vùng đất An Giang tỏa đến các vùng đất khác sinh sống, trong

đó có Sài Gòn - TP.HCM Tiếp đó, năm 2006, Phan Văn Dốp và Nguyễn Thị Nhunggiới thiệu công trình “Cộng đồng người Chăm Islam ở Nam bộ trong quan hệ giới vàphát triển” Giai đoạn này, chuyên gia nghiên cứu về người Chăm Phú Văn Han cũngcông bố hàng loạt công trình, bài viết (có công trình ông đóng vai trò chủ biên) như:

“Đời sống, văn hóa - xã hội người Chăm ở TP.HCM” (2005); “Hiện trạng nghiên cứu

người Chăm Nam bộ trong lĩnh vực KHXH” (2006).

Năm 2011, Phan Văn Dốp và Vương Hoàng Trù ra mắt công trình “NgườiChăm ở Sài Gòn - TP.HCM” với bộ 100 câu hỏi đáp về Gia Định - Sài Gòn(TP.HCM) Tác phẩm phác thảo 100 câu hỏi và đáp về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,

xã hội của người Chăm ở TP.HCM giai đoạn đầu thế kỷ XXI Năm 2013, tác giả VõThị Mỹ có bài nguyên cứu “Văn hoá tổ chức cộng đông của người Chăm ở Nam bộ”

khắc hoạ những biểu hiện trong văn hoá tô chức gia đình — dòng tộc, nơi cư trú, tôngiáo, nghề nghiệp Những điều này chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mỗithành viên trong cộng động Theo tác giả, văn hoá tổ chức cộng đồng người Chăm

Trang 15

Nam bộ có những đặc trưng riêng, được cộng đồng người Chăm cùng chia sẻ, chấp

nhận và ứng xử theo các giá trị đó.

Năm 2013, tác giả Phú Văn Han tiếp tục cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu

về người Chăm ở các lĩnh vực khác nhau Điển hình “Văn hóa người Chăm ởTP.HCM” (2013); năm 2014, ông viết về “Tình hình nghiên cứu người Chăm tronglĩnh vực KHXH&NV” Trong các tác phẩm trên của Phú Văn Han, tiêu biểu là côngtrình “Van hóa người Chăm ở TP.HCM” (2013) Day là một công trình mô tả thực tế

VỀ sự phân bé dân cư; các phong tục, tập quán; văn hóa cư trú, văn hóa trang phục, văn

hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội của người Chăm.

Từ năm 2016 trở về sau, nghiên cứu về văn hoá, xã hội người Chăm được rất

nhiều học giả quan tâm và công bố qua các công trình nghiên, bài báo khoa học, Vlog

cá nhân (của chuyên gia) Dién hình, năm 2016, Gru Hajan có bài viết trên Vlog

“Quá trình hình thành cộng đồng người Chăm ở TP.HCM” được giới thiệu trên trangVlog gruhajan.wordpress.com Với bài viết này, Gru Hajan cũng cho thấy sự hình

thành cộng đồng người Chăm và môi trường sống của họ ở Sài Gòn thời Pháp thuộc.Song song đó, tác giả cũng liệt kê những địa điểm người Chăm sinh sống ở Sài Gòn

giai đoạn trước năm 1975 và TP.HCM hiện nay Qua đó, chúng ta thấy được môitrường sống của người Chăm cũng như các hình thức ứng xử của họ với môi trường tựnhiên, xã hội ở TP.HCM có nhiều nét khác biệt so với những tộc người khác cùng sinh

sông tại đây

Từ 2016 tới nay, văn hoá, xã hội người Chăm cũng được giới thiệu với tần suấtdày đặc trên các trang tin của nhiều cơ quan báo chí chính thống như: “Cuộc sống của

người Chăm trong chung cu ở Sai Gon” (trang tin vnexpress.vn phát hành ngày 20/08/2017); “Làng Chăm giữa lòng Sai Gon” (trang tin petrotimes.vn phát hành ngày

28/12/2017); “Có một làng Chăm ở giữa Sai Gon (baodantoc.vn phát hành ngày

15/10/2018); Tín ngưỡng của người Chăm Hoi giáo tại TP.HCM” (baodantoc.vn phát

hành ngày 06/10/2021); “Văn hoá trong trang phục truyền thong dân tộc Cham Islam”

(trang tin nhandan.vn phát hành ngày 06/12/2021); “Cán bộ, hội viên phụ nữ Chăm

Islam TP.HCM tích cực, nổi lực tham gia các phong trào, công tác an sinh xã hội”

(trang tin Thanh uỷ TP.HCM: hemvpv.org.vn phát hành ngày 05/07/2022) Những

bai viết trên các trang tin của nhiêu cơ quan báo chí chính thông thường thiên vê một

Trang 16

góc nhìn nhỏ trong đời sống, xã hội người Chăm Islam hoặc đưa những thông tin thời

sự, theo dòng sự kiện Điều này cho thấy những vấn đề liên quan đến người Chăm

cũng luôn được Nhà nước và các cơ quan sự nghiệp truyền thông quan tâm, chú ý

Năm 2021, Vũ Thu Hiền với công trình luận án Tiến sĩ “Khai thác giá trị văn

hóa Chăm ở An Giang trong phát triển du lịch” Đây là một công trình chủ yếu

nghiêng về phương diện khai thác các tài nguyên văn hoá để ứng dụng vào phát triển

du lịch của người Chăm Islam ở An Giang Đây cũng là tài liệu để chúng tôi có thểtham khảo nhằm so sánh, đối chiếu về vấn đề phát triển kinh tế của người Chăm Islam

ở An Giang và người Chăm Islam ở TP.HCM.

Những công trình nghiên cứu về mưu sinhNhững công trình nghiên cứu về hoạt động mưu sinh chủ yếu thiên về nhữngkiểu chọn lựa, cách tiếp cận mưu sinh của cư dân một địa phương, một khu vực hoặcmột tộc người hay một trường hop cụ thé nào đó Điển hình, trong công trình nghiêncứu về Xã hội học “Khinh — trọng, một quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu triết học

và Xã hội học ”, tác giả Tô Duy Hợp cùng các cộng sự (2007) đã tìm hiểu, phân tích vềcác động lực cũng như sự lựa chọn các mô hình sinh kế phù hợp để phát triển trên cơ

sở lý thuyết “Khinh - Trọng” Đối với mô hình này, tác giả chú trọng vào sự chọn lựanăm nguồn lực sinh kế cũng như tác động đối với những nguồn lực đó Năm 2008,Nguyễn Văn Sửu có bài nghiên cứu “Tac động cua công nghiệp hoá và đô thị hoá đến

sinh kế nông dân Việt Nam: Trường hợp một làng ven đô Hà Nội (đăng trong Kỷ yêu

hội thảo quốc tế Việt Nam lần thứ 3) Bài nghiên cứu hướng đến các vấn đề phát triểnkinh tế của người dân vùng ven đô Hà Nội trong thời kỳ hội nhập cùng những ảnh

hưởng của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá.

Nói về mưu sinh của tộc người, nhiều tác giả đã cho ra đời công trình nghiên

cứu về các tộc người khác nhau và ứng dụng nghiên cứu trong những bối cảnh khácnhau Điển hình, Bùi Thị Minh Hà, Nguyễn Hữu Thọ (2013) có bài viết “Sứ dụng

khung sinh kế bên vững dé phân tích sinh kế của cộng dong dân tộc xã Vân Lăng,

huyện Dong Hy, tỉnh Thái Nguyên”; Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016) có bài nghiên cứu

“Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bên vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người

Mạ ở vường Quốc gia Cát Tiên Năm 2017, Ngô Thị Phương Lan (cb) có công trình

“Sinh kế tộc người trong bối cảnh Việt Nam đương dai” Công trình giới thiệu một số

Trang 17

lý thuyết về sinh kế và phân tích về các lý thuyết này, đồng thời công trình cũng đưa ramột số khái niệm, định nghĩa về tộc người và sinh kế tộc nguoi.

Nam 2017, Dinh Thi Ha Giang ra mat Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuấtgiải pháp tăng cường tinh bên vững cho hoạt động sinh kế của cộng đông cư dân tại

vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” Đỗ Hải Yến (2018) có luận án tiễn sĩ “Biếnđổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội trong bối

cảnh phát triển du lịch ” Tác giả cho rằng, về phương diện vật chất, văn hóa mưu sinhđược biểu hiện qua: Nghề nghiệp việc làm, công cụ, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm

mưu sinh, phương thức mưu sinh Về phương điện tinh than, văn hóa mưu sinh thé

hiện trong sinh hoạt tín ngưỡng, thờ cúng, nghi thức hành lễ

Nói về mưu sinh bền vững và ứng dụng vào phát triển kinh tế, nhiều tác giả đã

nghiên cứu và công bồ tại các công trình luận văn, luận án; hội thảo, hội nghị; bai báokhoa học Điền hình, năm 2016, tác giả Trần Thiên Hương thực hiện Luận văn thạc sĩ

“Nguôn sinh kế của người dân vùng ven đô: Thực trạng và giải pháp” Năm 2017, LêTấn Hiển cũng thực hiện luận văn thạc sĩ “Phat triển kinh tế bén vững cho dong bao

dân tộc thiểu số trên địa ban huyén Konplông, tỉnh Kon Tum” Trong công trình

nghiên cứu, tác giả tìm các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộcthiểu số trên địa bàn huyện Konplông Đồng thời, nghiên cứu khả năng tiếp cận cácnguồn lực sinh kế của đồng bào huyện này Năm 2020, Phạm Thuý Liên thực hiệnLuận án Tiến sĩ Kinh tế với đề tài “Sinh kế giảm nghèo bên vững vùng Đông bằngsông Cửu Long” Trịnh Thị Hạnh (2021) có bài nghiên cứu “Phát triển bên vững dướigóc nhìn của khung sinh tế” Mới đây, năm 2022, Lư Thuý Liên thực hiện công trìnhluận án Tiến sĩ Dân tộc học “Sinh kế thích ứng của cư dân tái định cư ở thành phố DaNang trong qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoa”

2.2 Tài liệu tiéng nước ngoài

Những tài liệu viết về người Chăm bằng tiếng nước ngoài, chúng tôi chủ yếutìm được các công trình đã công bố từ rất lâu, thậm chi đã hơn một thé kỷ Về nội

dung, hau hết các công trình này đều nói về lịch sử vương quốc Champa (tiền thân của

người Chăm) Điển hình, năm 1881, E Aymonier nghiên cứu và công bố công trình

“Lich sử Vương quốc Champa”

Trang 18

Sang thế kỷ XX, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về Vương quốcChampa, chủ yếu tập trung vào lịch sử, tôn giáo của vương quốc này Giai đoạn này có

L Font (1901) với công trình “Nghiên cứu về tôn giáo của dân tộc Champa cổ”.Những năm thập niên 20 của thế kỷ XX có G Maspero công bố công trình “ương

quốc Champa”

Về thực trạng hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam, chúng tôi chưa tiếp

cận được tài liệu ngoại văn nào viết về lĩnh vực này Tuy nhiên, riêng lý thuyết về hoạtđộng mưu sinh, chúng tôi đã tiếp cận được một số công trình của các học giả, tô chức

ở nước ngoài Đây là những công trình được nghiên cứu một cách quy mô và đã công

bố rộng rãi trên thế giới Các công trình cung cấp các khái niệm về mưu sinh, mưu

sinh bền vững và một số khung lý thuyết có thé áp dụng đối với việc tìm hiểu hoạt

động mưu sinh của người Chăm ở TP.HCM.

Cụ thể, vào năm 1991, Robert Chambers và Gordon Conway có tác phẩm

“Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21st century” (Muu sinh

bền vững ở nông thôn: Những khái niệm thiết thực trong thé ky 21) Các tác giả chorằng hoạt động mưu sinh bao gồm các khả năng, tài sản (dự trữ, tài nguyên, yêu cầu vàquyên tiếp cận) và các hoạt động can thiết cho phương tiện sinh sống Muu sinh bềnvững có thé đối phó và phụ thuộc sau căng thăng và cú sốc, duy trì hoặc nâng cao khảnăng và tài sản của mình; cung cấp các tài sản mưu sinh bền vững cho các thế hệ tiếptheo, đóng góp lợi ích ròng cho hoạt động mưu sinh ở cấp địa phương và toàn cầucũng như ngắn hạn, dài hạn (tr.6)

Nói về hoạt động mưu sinh, tổ chức Deparment for International Development(DFID) đã công bố nhiều công trình nghiên cứu, bao gồm cả sinh kế bền vững(sutainable livelihoods), sinh kế đô thi (urban livelihoods), sinh kế nông thôn (rurallivelihoods) Có thé liệt kê các công trình của tổ chức này như: “Sustainable Rural

Livelihoods — What Contribution Can We Make?” (1998), “Sustainable Livelihoods

Guidance Sheets” (1999), “Meeting the Challenge of Poverty in Urban Areas”

(2000), “Meeting the Challenge of Poverty in Urban Areas” (2001) Trong đó, nồi bat

là công trình “Sustainable livelihoods guidance sheets” (Bảng hướng dẫn về sinh kếbền vững) Trong công trình nghiên cứu này, DFID đưa ra khung phân tích về mưusinh bền vững, trong đó mô tả rất rõ về quá trình chuyển đổi phương thức mưu sinh,

Trang 19

những yếu tổ tác động và ảnh hưởng qua lại trong quá trình mưu sinh; những năng lực,chiến lược mưu sinh Tổ chức này cũng đưa ra khung tiếp cận mưu sinh gồm nămloại vốn : Vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tự nhiên và vốn tài chính

Khung phân tích về sinh kế bền vững của DFID đã được nhiều tác giả sau đódẫn lại và phân tích cũng như áp dụng phân tích Điển hình, năm 1999, CarolineAshley va Diana Carney ra mắt công trình “Sustainable livelihoods: Lessons fromearly experience” (Sinh kế bền vững: Những bài hoc kinh nghiệm dau tiên) Chúng tôixem đây là một tài liệu bổ ích khi tham khảo, tiếp cận và tìm hiểu về lĩnh vực mưusinh nói chung Tuy không nghiên cứu cụ thê về bất cứ quốc gia, tộc người nào nhưngcông trình lại cho thấy lý thuyết dé tiếp cận van dé sinh kế nói chung là rất khoa học,phù hợp với mọi chủ thể, không gian, thời gian

Theo Caroline Ashley và Diana Carney (1999) : “Sinh kế bên vững là cách tưduy về mục tiêu, phạm vi và ưu tiên phát triển nhằm tăng cường tiến bộ trong xoá đóigiảm nghèo ” (tr.10) Các tác giả cũng cho rang việc tiếp cận sinh kế bền vững là làm

sao để tạo sự đa dạng, nồi bật những mục tiêu mà những người nghèo họ khao khát đạtđược Đồng thời, họ cũng đưa ra các chiến lược và áp dụng chiến lược dé đạt được những

mục tiêu đó Trong công trình này, các tác giả cũng phân tích một số chiến lược sinh kếdựa trên khung lý thuyết tiếp cận mưu sinh của DFID

Năm 2001, Lasse Krantz có công trình “The Sustainable livelihoods approach

to poverty reduction” (Phương pháp sinh kế bền vững dé giảm nghèo) Day là công

trình mang tính tông hợp, phân tích và đánh giá về vấn đề sinh kế nói chung Điển

hình, trong công trình này, Lasse Krantz dẫn lại và phân tích khái niệm mưu sinh của

một số tác giả đã nghiên cứu trước đó Tác giả cũng phân tích khá nhiều khung sinh kế

của các học giả, tô chức đã nghiên cứu và công bó Đặc biệt, Lasse Krantz cũng phân

tích điểm mạnh, điểm yếu từ các cách tiếp cận của DFID Tác phẩm nay đưa ra nhữngvan đề mang tính nền tang dé chúng tôi có sự chọn lọc và áp dụng hiệu quả hơn đối

với những vấn đề liên quan tới sinh kế bền vững

Năm 2002, Carole Rakoli, Tony Lloyd Jones biên soạn công trình “Urban

Livelihoods: A People — centred Approach to Reducing Poverty” (Sinh kế đô thị: Cáchtiếp cận lay con người làm trung tâm dé giảm nghèo) Công trình là tập hợp các bài

Trang 20

2.3 Khoảng trồng nghiên cứu

Những mảnh ghép tài liệu trong và ngoài nước cho thấy một bức tranh toàncảnh trong hoạt động nghiên cứu về người Chăm, về mưu sinh là khá phong phú, đadang Tuy vậy, bức tranh toàn cảnh này vẫn còn những khoảng trống dé chúng tôi gópphan lap day

Cu thé, đối với khoảng trống nghiên cứu ngoài nước, hầu hết các công trình

nghiên cứu về sinh kế bền vững và các chiến lược trong hoạt động mưu sinh Các công

trình này cho thấy những khái niệm, chiến lược trong hoạt động mưu sinh khá chỉ tiết,phù hợp với mọi không gian và thời gian, nhất là liên quan đến những ứng dụng thực

tế trong cuộc sống của người dân Tuy vậy, chưa có công trình nghiên cứu về lĩnh vực

văn hoá tổ chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh của tộc người nói chung, đặc biệt

là đối với người Chăm Islam ở TP.HCM

Đối với các công trình nghiên cứu tại Việt Nam: Các nghiên cứu về ngườiChăm khá đa dạng, phong phú ở nhiều lĩnh vực và nhiều góc độ cũng như cách tiếpcận khác nhau Trong đó, các công trình nghiên cứu về người Chăm Islam được nhiềutác giả nghiên cứu thiên về lĩnh vực Dân tộc học, Xã hội học Những nghiên cứu vềngười Chăm Islam ở góc nhìn Văn hoá học có phần hạn chế hơn

Ở lĩnh vực hoạt động mưu sinh, phần lớn các nghiên cứu dựa trên tiếp cận hoạtđộng mưu sinh ở từng khía cạnh của vấn đề xoá đói, giảm nghèo cho người dân, dântộc thiểu số ở nông thôn, vùng ven đô Các nghiên cứu tiếp cận hoạt động mưu sinhhầu như đã bao quát ở các góc độ nguồn lực, đặc điểm môi trường sống va đặc điểm

cộng đồng dân cư đối với lựa chọn phương thức mưu sinh Tuy vậy, các nghiên cứu

hầu như chưa tiếp cận về mặt văn hoá tổ chức, ứng xử trong hoạt động mưu sinh đặttrong bối cảnh hiện nay, nhất là trong xu hướng “chuyên đổi số” đang diễn ra cực kỳ

Trang 21

mạnh mẽ Đặc biệt, ở TP.HCM, các công trình nghiên cứu hầu hết tiếp ở lĩnh vực đờisống, văn hoá, xã hội, chưa đề cập nhiều đến khía cạnh văn hoá tổ chức và ứng xử

trong hoạt động mưu sinh của tộc người nói chung, người Chăm Islam nói riêng Do

đó, khoảng trống về văn hóa tô chức va ứng xử trong hoạt động mưu sinh của tộcngười Chăm Islam như một mảnh đất “màu mỡ” dé chúng tôi thuận lợi khai thác

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Luận án nghiên cứu về văn hoá tổ chức, ứng xử trong hoạt

động mưu sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM Thông qua các đặc điểm trong tôchức, ứng xử, luận án lý giải những yếu tố tác động đến hoạt động, thực trạng mưusinh của người Chăm Islam ở TP.HCM trong bối cảnh hiện nay, xu hướng tương lai

Từ đó, tìm hiểu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tiếp cận nhằm góp phần nhận diện

và phát triển kinh tế người Chăm Islam ở thành phố này

Mục tiêu cụ thểThứ nhất: Luận án phân tích, đánh giá những thực trạng, đặc điểm mưu sinh

của người Chăm Islam ở TP.HCM hiện nay thông qua các phương thức mưu sinh, các

biểu hiện về văn hóa tổ chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh Từ đó, tìm ranhững giá trị văn hóa của người Chăm trong hoạt động mưu sinh và phát triển kinh tế

ở TP.HCM.

Thứ hai: Luận án lý giải mỗi liên hệ giữa văn hoá tô chức, ứng xử với hoạtđộng mưu sinh nhằm tim ra những nguyên nhân tác động đến sự thuận lợi hoặc hạnchế trong phát triển kinh tế của người Chăm Islam ở TP.HCM Từ đó, rút ra vài nhậnxét, kiến nghị cho sự phát triển kinh tế, xã hội của người Chăm Islam ở TP.HCM

trong bối cảnh hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa tổ chức và ứng xử trong hoạt động

mưu sinh với khách thể là người Chăm Islam ở TP.HCM Các phương thức mưu sinh

cụ thê được xem xét phân tích trong luận án gồm kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, bảo vệ,

xe ôm, công nhân Lý do, đây là các phương thức mưu sinh chủ yếu, phổ biến của

Trang 22

Về thời gian, luận án tìm ra những đặc điểm riêng biệt của các phương thức

mưu sinh mà người Chăm đã vận dụng trong quá trình sinh sống, phát triển kinh tế ở

TP.HCM trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, chúng tôi mở rộng thêm từ mốc thời

gian người Chăm Islam di cư từ An Giang đến Sài Gòn — TP.HCM Mục đích là tìm

hiểu thêm những yếu tố tác động đến văn hoá tô chức và ứng xử trong hoạt động mưusinh, phát triển kinh tế của người Chăm Islam ở thành phố này

Vé không gian, luận án nghiên cứu về văn hoá tô chức và ứng xử trong hoạt

động mưu sinh của cộng đồng người Chăm Islam tại TP.HCM; trong đó, chúng tôi

khảo sát, phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu chuyên sâu ở những quận, huyện có sốlượng người Chăm Islam sinh sống đông nhất như phường | và phường 2, quận 8;phường 15 và phường 17, quận Phú Nhuận; phường Cầu Kho, quận 1 Chúng tôi mởrộng nghiên cứu thêm ở khu vực ngoại thành — nơi tập trung nhiều người Chăm Islammới di cư từ An Giang lên trong thời gian gần đây như ở ấp 5 (xã Phong Phú, huyệnBình Chánh), ấp Bến Do 2 (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi)

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận:

+ So sánh, đối chiếu: Người Chăm Islam ở TP.HCM da phần đến từ An Giang

và nguồn gốc xa xưa là người Chăm ở miền Trung từ thời Vương quốc Champa Do

đó, chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu một số cách thức trong hoạt động mưu sinh củangười Chăm Islam ở TP.HCM với người Chăm Islam ở An Giang và ở miền Trung dé

thấy được sự tương đồng hay khác biệt và cả nguyên nhân của những sự khác biệt

Mục đích so sánh là để tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm mưu sinh, nhữngkiểu tư duy và chiến lược dé phát triển kinh tế của người Chăm ở những nơi khác Đặcbiệt, chúng tôi muốn tìm hiểu người Chăm miền Trung và An Giang có chiến lực mưusinh như thé nào và người Chăm TP.HCM có chiến lược gi dé phát triển? Trên cơ sở

Trang 23

này, chúng tôi sẽ đề xuất một số góp ý phù hợp với đặc trưng của người Chăm Islam ở

TP.HCM hiện nay.

+ T iép cận liên ngành: Luận án có đặc thù là từ góc nhìn Van hóa học với đối

tượng nghiên cứu là văn hoá tô chức, ứng xử nhưng khách thể nghiên cứu lại liên quanđến tộc người (người Chăm Islam) và vấn đề liên quan đến kinh tế (hoạt động mưusinh) nên chúng tôi vận dụng hướng tiép cận liên ngành dé nghiên cứu đối tượng.Trong đó, chúng tôi tìm các tài liệu liên quan đến các chuyên ngành như Nhân học,Dân tộc học, Xã hội học, Lịch sử học, Kinh tế học dé có những góc nhìn đa dạng hơn

Cu thé, ở góc độ Lịch sử học, kế thừa những công trình của các nhà nghiên cứu di

trước, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu về quá trình hình thành cộng đồng người ChămIslam ở Sài Gòn - TP.HCM Đây là một trong những nền tảng cơ bản dé hình thànhvăn hóa tô chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam tại thànhphố này

Khi tiếp cận nghiên cứu từ góc độ Nhân học, Dân tộc học, chúng tôi hiểu biết

thêm về những vấn đề liên quan đến đời sống, văn hóa, xã hội, tôn giáo cùng nhữngbiểu hiện trong tổ chức, ứng xử của tộc người này Từ góc độ Kinh tế học, chúng tôi

tìm hiểu, phân tích và nhận diện những thuận lợi, hạn chế, cơ hội, thách thức (bằngcông cụ SWOT) để tìm ra những điểm nghẽn và kiến nghị tháo gỡ, góp phần phát triểnkinh tế cho cộng đồng người Chăm Islam ở TP.HCM trong bối cảnh hiện nay

Việc tiếp cận liên ngành giúp chúng tôi tổng hợp được những kết quả phân tích

của các nhà nghiên cứu đi trước (từ nhiều chuyên ngành) và kết hợp với quá trình quan

sát, phỏng van, tìm hiéu thức tế của chúng tôi (phương pháp định tính) dé có cái nhìntong thé, khái quát, đa chiều về đối tượng mình hướng đến dé nghiên cứu

+ Tổng hợp, hệ thống: Chúng tôi sử dụng các lý thuyết đã nêu trong luận án để

áp dụng trong quá trình nghiên cứu Ngoài ra, do chúng tôi sử dụng cách tiếp cận liênngành như tìm hiểu sự hình thành của người Chăm ở TP.HCM (Lịch sử học), điền dã

tại các khu vực người Chăm Islam sinh sống ở TP.HCM (Dân tộc học), điều tra (Xã

hội học) nên cần phải tổng hợp, hệ thống lại dé có cái nhìn tổng thé, khái quát hơn.Sau khi hệ thống từ các dữ liệu liên ngành, chúng tôi có co sở dé phân tích, nhận diện

về văn hoá tô chức, ứng xử trong cộng đồng người Chăm Islam ở TP.HCM

Trang 24

Về quan sát: Chúng tôi quan sát thực tế một số phương thức mưu sinh hằng

ngày của người Chăm Islam; quan sát tổ chức sinh hoạt trong tháng Chay Ramadan,những giờ cầu nguyện trong ngày; cách thức tổ chức sinh hoạt ở các Thánh đường, lớp

học chữ Qur’an Uu tiên quan sát nhiều ở những nơi người Chăm Islam tập trung

buôn bán ở khu trung tâm TP, những con hẻm nhỏ, khu vực ngoại thành; quan sát môi

trường sống (nhà ở, cách thức sinh hoạt ); quan sát cách thức người Chăm Islam hoạt

động mưu sinh theo xu hướng “chuyền đổi số”

Về tham dự: Chúng tôi tham dự một số buổi họp do chính quyền các cấp tổchức dành cho người Chăm Islam trên địa bàn TP.HCM; theo chân chính quyền các

cấp di tặng quà, thăm hỏi người dân trong cộng đồng; theo chân một số du khách

người Islam dé tìm hiểu cách thức họ tiêu dùng hàng hoá, am thực ở TP.HCM

+ Phỏng vấn sâu: Chúng tôi phỏng vấn tổng cộng 30 người, bao gồm người

Chăm Islam, đại diện chính quyền các cấp, du khách nước ngoài, những người Kinhsống gần cộng đồng người Chăm Cụ thể, để nhận diện những biểu hiện trong văn

hoá tô chức, ứng xử của người Chăm Islam ở TP.HCM, chúng tôi tập trung phỏng vansâu những người đứng đầu trong cộng đồng Chúng tôi cũng phỏng van, tìm hiểu từ

chính quyền cấp cơ sở tại văn phòng UBND các phường/quận; một số cơ quan, đoànthé và các thánh đường Islam về tình hình sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tôn giáo củangười Chăm? Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa trong cộng đồng người Chăm?Định hướng phát triển các lĩnh vực trong cộng đồng người Chăm Islam?

Trong quá trình khảo sát thực tế tại những khu vực có đông người Chăm sinh

sông trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi cũng thực hiện những cuộc phỏng van đối với

nhiều cá nhân Đối tượng phỏng vấn là các tiêu thương, người buôn bán nhỏ lẻ và cảnhững người lao động tự do trong cộng đồng tộc người này

Đồng thời, chúng tôi cũng tiễn hành phỏng vấn một số doanh nhân thành đạt

trong cộng đồng người Chăm dé tìm hiểu các chiến lược trong phát triển kinh doanh,

Trang 25

buôn bán của họ Mục đích là chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về vấn đề dung hòa giữamưu sinh và tôn giáo Bởi đối với những người Chăm có nền tang kinh tế ổn định, cótiềm năng phát triển, cả sinh hoạt hang ngày và niềm tin tôn giáo đều không khác với

số đông, vậy họ thành công có phải là do khéo cân bằng giữa hoạt động mưu sinh vàtôn giáo? Bí quyết thành công của bộ phận người Chăm Islam thành đạt này cần được

khai thác và lan tỏa nhằm đưa ra định hướng khách quan hơn đối với hoạt động mưu

sinh và phát triển kinh tế của người Chăm Islam giai đoạn hiện nay

5.2 Nguôn tài liệu nghiên cứu

Quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm, thu

thập tài liệu về các khái niệm, ly thuyét lién quan đến van hoá tổ chức, ứng xử; hoạt

động mưu sinh của người Chăm Islam, người Chăm và văn hóa Chăm tại: Thư viện

ĐH KHXH&NV, DHQG-HCM; Thư viện KHXH; Thư viện Tổng hợp TP.HCM, các

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, II; các viên nghiên cứu như Viện Khoa học Xã hội vùng

Nam bộ, các trang mạng điện tử có độ tin cậy cao.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản, thông

tin, số liệu của cơ quan nhà nước cung cấp có liên quan đến đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã có những chuyên khảo sát, phỏng van,

chụp ảnh thực tế cộng đồng người Chăm Islam ở TP.HCM để thu thập các thông tin

làm nguồn tư liệu.

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiéu cứu

Luận an đưa ra ba câu hỏi chính

Thứ nhất: Văn hoá tổ chức trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ởTP.HCM hiện nay như thế nào?

Thứ hai: Văn hoa ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở

TP.HCM hién nay như thế nào?

Thứ ba: Xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động mưu

sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM là gì?

Trang 26

6.2 Giả thuyết nghiên cứu

Chúng tôi xây dựng ba giả thuyết nghiên cứu dựa trên ba câu hỏi nghiên cứu đã

đặt ra.

Cụ thé, giả thuyết thứ nhất, đối với văn hoá tô chức trong hoạt động mưu sinhcủa người Chăm Islam Hiện nay người Chăm Islam tổ chức mưu sinh thiên về sử

dụng sức lao động là chủ yếu, những người lao động trí óc chiếm số lượng nhỏ Do

vậy, kinh tế của họ còn nhiều khó khăn, chưa thực sự phát triển, mức sống cộng đồngchưa cao Lý giải cho vấn đề này có thê giả thuyết bằng các nguyên nhân: Thứ nhất,

tín ngưỡng Islam có lẽ đã ảnh hưởng cũng như chi phối sâu sắc đối với sự phát triển

kinh tế của người Chăm Sự ảnh hưởng này cũng thê hiện ở nhiều khía cạnh như giaotiếp, ứng xử; tư duy, chiến lược trong hoạt động mưu sinh, phát triển kinh tế của họ.Phải chăng sự ảnh hưởng và chỉ phối của tín ngưỡng Islam đã phần nào khăng định

người Chăm Islam hiện nay ở TP.HCM phát triển kinh tế không (hoặc chưa) 6n định.

Thứ hai, giáo dục ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược mưu sinh, phát triển kinh tếcủa người Chăm Islam Bởi phan lớn trẻ em người Chăm Islam vừa học kinh Qur’anvừa theo chương trình phổ thông nói chung của ngành giáo dục Việt Nam Trong khi

đó, đối với một TP là đầu tàu kinh tế phía Nam, giáo dục và phát triển tri thức luôn cần

được ưu tiên hàng đầu Việc người Chăm chưa đầu tư nhiều cho giáo dục cũng đã

phần nào hạn chế sự phát triển khả năng, tư duy của mỗi cá nhân và khả năng pháttriển kinh tế của cả cộng đồng

Giả thuyết thứ hai, về văn hoá ứng xử, người Chăm Islam là một cộng đồng

“khép kín” trong thành phố “mở” Sự khép kín này khiến họ ít giao lưu, tiếp xúc, nhất

là về mặt giao thương kinh tế với người ngoài cộng đồng Bên cạnh đó, do ảnh hưởngcủa tín ngưỡng Islam, đặc biệt là năm hành vi tôn giáo luôn là tôn chỉ, mục đích sống

khiến phần lớn người Chăm mưu sinh một cách thụ động, chưa đưa ra những ý tưởng

và chiến lược phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ Và dé thay đổi lối tư duy, ứng xử

dé hoà nhập với dòng chảy chung của thời hội nhập, người Chăm cần có sự cân bằng

giữa phát triển kinh tế và bản sắc văn hoá gắn với tôn giáo

Giả thuyết thứ ba, về chiến lược và xu hướng phát triển kinh tế: Nếu người

Chăm miền Trung có chiến lược phát triển các làng nghề, người Chăm An Giang cũng

có chiến lược tận dụng môi trường sông nước và kết hợp thánh đường Hồi giáo dé xây

Trang 27

dựng các tour tuyến du lịch thu hút khách trong và ngoài nước, thì người Chăm ởTP.HCM van đang cô gắng tìm ra những giá trị văn hoá của cộng đồng dé khai thác vàphát triển

7 Những đóng góp mới của luận án

Luận án đóng góp những thông tin mới về văn hoá tổ chức, ứng xử trong hoạtđộng mưu sinh của cộng đồng người Chăm Islam ở TP.HCM trong bối cảnh thế giới

hội nhập.

Đóng góp về thực tiễn

Luận án góp thêm một góc nhìn mang tính thực tế về văn hoá tổ chức và ứng xử

trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM thông qua các đợt khảo

sát điền đã, phỏng vấn người thật, việc thật

Kết quả của nghiên cứu luận án sẽ góp thêm vào nguôn tài liệu tham khảo cho

lĩnh vực văn hóa tộc người chuyên ngành Văn hóa học, Dân tộc học.

Luận án có cái nhìn mới mẻ, những kiến nghị phù hợp thực tế dé góp phần nhậndiện cũng như phát triển kinh tế người Chăm ở hiện tại cũng như xu hướng trongtương lai; góp phần về định hướng phát triển kinh tế cộng đồng người Chăm nhằm

phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Chăm trong bối cảnh CNH, HĐH ở

TP.HCM.

8 Bô cục luận án

Ngoài phân mở đâu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia làm

ba chương.

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Nội dung của chương 1, phan cơ sở lý luận sẽ giới thiệu các khái niệm liênquan và những lý thuyết được đề cập trong luận án như khái niệm văn hóa, khái niệm

Trang 28

mưu sinh, khái niệm văn hóa mưu sinh; khái niệm tộc người và văn hóa tộc người;

khái niệm tổ chức, văn hoá tô chức; ứng xử, văn hoá ứng xử Bên cạnh đó, chúng tôi

cũng giới thiệu các lý thuyết liên quan và được áp dụng trong luận án như khung sinh

kế tiếp cận các nguồn lực mưu sinh của DFID

Phần cơ sở thực tiễn, chúng tôi mô tả quá trình hình thành cộng đồng người

Chăm ở Sài Gòn - TP.HCM; sự phân bố dân cư, đặc trưng văn hoá, đặc điểm mưu

sinh; sự chuyền đổi phương thức mưu sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM

Chương 2 Văn hóa tổ chức trong hoạt động mưu sinh của người Chămtheo đạo Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần trong chương 2 sẽ tìm hiểu các nguồn lực mưu sinh và tìm hiểu cáchngười Chăm Islam ở TP.HCM nhận thức và tận dụng các nguồn lực này như thế nào

Về cơ sở các loại vốn mưu sinh, chúng tôi sử dụng năm loại vốn chính là con người,kinh tế, xã hội, vật chất và tự nhiên theo lý thuyết của DFID

Nội dung chính của chương này là tìm hiểu cách thức tô chức trong hoạt động

mưu sinh của người Chăm Islam như tổ chức theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp;

những biểu hiện trong tổ chức mưu sinh; sự ảnh hưởng của tôn giáo Islam đối với vănhoá tổ chức của người Chăm Islam

Trong quá trình nghiên cứu về văn hóa tô chức của người Chăm Islam, chúng

tôi cũng nêu ra các thực trạng trong mưu sinh của họ Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm

hiểu, so sánh tổ chức trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM với

người Chăm An Giang.

Chương 3 Văn hóa ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm

theo đạo Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung của chương 3 chú trọng phân tích những khía cạnh ứng xử trong đời

sông xã hội như: Ứng xử giữa những người trong gia đình; ứng xử người đồng đạo,

ứng xử với người ngoại đạo, ứng xử với chính quyền các cấp; ứng xử với khách hang,ứng xử với nội bộ các tiêu thương Chăm Islam

Cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu, so sánh văn hoá ứng xử của người ChămIslam ở TP.HCM và người Chăm miền Trung: những ảnh hưởng của văn hoá ứng xử

tới hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM.

Trang 29

Chương 4: Xu hướng phát triển hoạt động mưu sinh của người Chăm theođạo Islam ở TP.HCM Ở chương này, chúng tôi nhận diện một số yếu tố trong hoạt

động mưu sinh của người Chăm Islam gồm: các điểm thuận lợi, điểm hạn ché, những

cơ hội và thách thức thông qua công cụ SWOT (Strengths — những thuận lợi;

Weaknesses — những hạn chế; Opportunities — những cơ hội; Threats — những thách

thức) Bởi trên thực tế mưu sinh nếu đứng ở góc nhìn Kinh tế học sẽ thấy rõ được

những ưu, nhược điểm cũng như có thể tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách đối vớiphát triển kinh tế của con người nói chung, người Chăm Islam nói riêng Song song,chúng tôi tìm hiểu một số xu hướng phát triển trong hoạt động mưu sinh của người

Islam ở TP.HCM.

Trang 30

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THUC TIEN

1.1 Cơ sở lý luận

Phân cơ sở lý luận của chương này sẽ tìm hiệu về các khái niệm liên quan, các

lý thuyết cũng như hướng tiếp cận lý thuyết được áp dụng trong luận án

1.1.1 Những khái niệm liên quan

Luận án nghiên cứu về văn hóa tô chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh

của người Chăm Islam nên có những khái niệm liên quan như sau: Khai niệm văn hoa

tổ chức, khái niệm văn hoá ứng xử, khái niệm mưu sinh và khái niệm hoạt động mưu

sinh.

1.1.1.1 Khái niệm văn hoá tổ chức

Nhiều tác giả cho rang văn hóa tổ chức đề cập đến những van đề riêng của mỗi tôchức Ví dụ một cơ quan, doanh nghiệp đều có văn hóa tô chức khác nhau thông qua bộquy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Như vậy, văn hóa tô chức hướng tớinhững điều riêng biệt nhằm phân biệt giữa tô chức này với tổ chức khác

Trong cộng đồng tộc người, văn hóa tổ chức được hiểu là chung một tín ngưỡng,

hướng đến một tôn chỉ, mục đích cụ thể Định nghĩa về văn hóa tô chức, Tunstall (1983)cho răng:

“Van hóa tổ chức có thé được mô tả như một tập hợp chung các tín ngưỡng,thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách thức hoạt độngriêng của từng tổ chức Các mặt đó quy định mô hình hoạt động của tổ chức vàcách ứng xử của các thành viên trong tổ chức đó” (tr.25)

Trong khi đó, có tác giả nhận định các tiêu chuẩn về giá trị, tín ngưỡng, cách cư

xử của con người với con người là các yếu tố cơ bản dé hình thành văn hóa tổ chức Về

mặt nay, Adrian Furnham (1997) cho rằng: “Nói đến văn hóa tổ chức là nói đến các

tiêu chuẩn, gid trị, tín ngưỡng, cách cư xử được thể hiện qua việc các thành viên

tương tác với nhau để làm việc ” (tr.555)

Elliott Jaques (1952) thì định nghĩa: Văn hóa tổ chức là thói quen, cách nghĩ

truyền thông và cách làm việc trong tô chức được chia sẻ bởi tat ca các thành viên

Trang 31

trong tổ chức (tr.6) Adrew Pettgrew (1979) cho răng “văn hóa tổ chức là hệ thong

những ý nghĩa chung được chấp nhận rộng rãi bởi những người lao động trong thời

gian nhất định ” (tr.574) Chúng tôi cho rằng, mỗi khái niệm, mỗi định nghĩa, các tác giả

đều đứng từ một góc nhìn riêng Các khái niệm của Tunstall, Adrian Furnham thì vănhoá tô chức có phần nghiêng về các hành vi ứng xử, tức là có liên quan mật thiết đếnvăn hoá ứng xử Trong khi khái niệm của Elliott Jaques và Adew Pettgrew lại thiên vềcách làm việc mang tính hệ thống của một tô chức Ở góc nhìn chung, văn hoá tô chứccủa các tác giả đều hướng tới những giá trị chung, những ý nghĩa chung và cả những

quy tắc chung của một tổ chức mà các thành viên trong đó cần hướng tới như một chuẩn

mực nhất định.

Trong phạm vi luận án này, chúng tôi cho răng văn hóa tổ chức của một cộngdong tộc người là những giá trị chung, vận hành theo nhiều quy tắc nhất định mà mỗithành viên trong cộng dong déu lấy đó làm chuẩn mực và tuân theo Đỗi với ngườiChăm Islam ở TP.HCM, văn hoá tổ chức được thé hiện rõ ràng qua tính cộng đồng(những giá trị chung) và tinh tự quản (những quy tắc, những chuan mực nhất định và bắt

buộc các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng phải tuân theo) Thông qua tính cộng đồng,

tính tự quản, văn hoá tổ chức trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam cũngluôn đi theo những quy tắc, chuẩn mực nhất định

1.1.1.2 Khai niệm văn hóa ứng xử

Tác giả Nguyễn Viết Chức (2001) nhận định: “Văn hóa ứng xử bao gồm cách

thức quan hệ, thái độ và hành động cua con người đối với môi trường thiên nhiên, đối

với xã hội và đối với người khác ” (tr.54) Trong khi đó, tác giả Đình Quang (1999) cho

rằng là “todn bộ các nhân tô văn hóa được chủ thể ứng xử chọn lọc, sử dụng và biểu

hiện trong hoạt động ung xử, thể hiện bản sắc ứng xử của chủ thể đó nhằm tạo nênnhững giá trị, khuôn mẫu ứng xử” ( tr.139)

Với Phạm Vũ Dũng (2002) thì định nghĩa: “Văn hóa ứng xử là hệ thống tỉnhtuyển những nếp ứng xử, khuôn mau ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong moi quan hệ ứng

xử giữa con người và các đối tượng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếpsống, tâm lý” (tr.27) Tác giả Nguyễn Thanh Tuan (2008) cũng cho rằng: “Van hóa ứng xửcủa con người là kết quả hoạt động của con người trong quá trình thích nghỉ và biến

doi hoàn cảnh sông mà con người vừa là sản phẩm cua hoàn cảnh, vừa là chủ thé sáng

Trang 32

tạo ra hoàn cảnh sống của chính no” (tr.22)

Văn hóa ứng xử biểu hiện ở hai lĩnh vực trong đời sống xã hội: Ứng xử với môi

trường tự nhiên, ứng xử với môi trường xã hội Trong luận án này, chúng tôi hướng tới

ứng xử với môi trường xã hội bởi những yếu tô xã hội có tác động và ảnh hưởng rat lớnđến mưu sinh của người Chăm Islam nói riêng và những tộc người khác ở TP.HCM nói

chung.

Trong ứng xử với môi trường xã hội, chúng tôi cho rằng các mối quan hệ xã hội

là rất quan trọng để tạo ra được tương tác xã hội và phát triển kinh tế Ngoài ra, ở môitrường đô thị, kinh doanh, buôn bán là những ngành nghề chính yếu của người ChămIslam cũng như các tộc người khác Do đó, trong phạm vi luận án này, chúng tôi nhấn

mạnh về văn hóa ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở khía cạnh

ứng xử với người đồng đạo, người ngoại đạo; ứng xử với chính quyền các cấp; với

khách hàng, với nội bộ các tiêu thương; với các nguôn lực mưu sinh.

1.1.1.3 Khai niệm mưu sinh và hoạt động mưu sinh Muu sinh

Trong một công trình của mình, Hồ Chí Minh từng đưa ra một định nghĩa cóliên quan đến mưu sinh va văn hoá Đây là hai phạm trù không thé tách rời trong quá

trình hoạt động và sinh sống của con người Người khăng định:

“Vi lẽ sinh ton cũng như mục đích của cuộc song, loài người mới sang tao

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, ton giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về

mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát

mình đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức

sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loại người đã sản sinh ra nhằm

tích ứng với nhu câu đời sống và đòi hỏi của sự sinh ton” (Hồ Chí Minh,

1995, Tập 3, tr.341).

Trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh (2000), ông cho rằng muu sinh làlam ăn (tr.460) Từ điển Tiếng Việt 2011 cho răng “miu sinh” là “tim cách sinh

sống” (tr.681)

Trang 33

Hoạt động mưu sinh

Hoạt động mưu sinh hay phương thức mưu sinh, cách thức mưu sinh được

nhiều tác giả trong nước coi như một cum từ đồng nghĩa với sinh kế (livehood) Trong

Từ điền tiếng Việt (2011) giải thích “sinh kế” là “việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”

(tr.1064) Với cách giải thích này thì sinh kế cũng đồng nghĩa với hoạt động mưu sinh

Tác giả Ngô Thị Phương Lan cũng đồng nghĩa “sinh kế” với cụm từ “cách thức mưusinh”, “phương thức mưu sinh” Cụ thể, trong công trình nghiên cứu “Sinh kế tộc

người trong bối cảnh Việt Nam đương đại”, tác giả Ngô Thị Phương Lan (2017) cho

rang: “Sinh kế hay còn gọi là phương thức mưu sinh là khải niệm dùng để chỉ tất cả

cách con người có được những sản phẩm phục vụ cho nhu câu sinh ton của mình”

(tr.15) Hoặc ở khía cạnh sinh kế tộc người, tác giả Ngô Thị Phương Lan (2017) nhậnđịnh: “Sinh kế tộc người chính là cách thức mưu sinh của các nhóm người, các cộngdong người có những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ÿ thức tự

giác tộc người, thé hiện bằng một tộc danh chung” (tr.4)

Tương tự, Vũ Trường Giang (2020) cũng cho rằng: Sinh kế là “hoạt động kiếm

sống” của con người thông qua việc sử dụng các nguồn lực (con người, tự nhiên, vậtchất, tài chính, xã hội ) Khi hoạt động sinh kế thích ứng, hoặc tránh được các tácđộng tiêu cực từ môi trường dễ bị tổn thương, đồng thời bao đảm duy trì, phát triển

được các nguồn lực trong cả hiện tại và tương lai thì được coi là sinh kế bền vững (Tạp

chí điện tử Ly luận và chính tri).

Theo Vũ Thị Hạnh (2016): Khái niệm phương thức mưu sinh, ta hiểu là cáchthức ma con người lao động dé thích ứng với các điều kiện tự nhiên, xã hội có đượccác giá trị vật chất, tinh thần dé thỏa mãn nhu cầu Khái niệm này được sử dụng phôbiến trong nghiên cứu dân tộc học đặc biệt để chỉ ra những hoạt động cơ bản, nên tảnghình thành tư duy, sản pham vật chất và tinh thần của tộc người đó Bởi trong quá trình

thực hiện phương thức mưu sinh, rất nhiều giá trị được hình thành nhờ sự vận động,

phát triển trong nhu cầu đáp ứng sinh lý, thé trạng (tr.78)

Sinh kế (Livelihood) được sử dụng rộng rãi trên thế giới Những nghiên cứucủa các tác giả nước ngoài thường có liên quan đến lĩnh vực xoá đói giảm nghèo ở cácquốc gia, lãnh thé kém phát triển Tại các nghiên cứu này, các tác giả sử dụng thuật

Trang 34

ngữ sinh kế bền vững (Sustainable livelihood) Điền hình, năm 1991, Robert Chambers

va Gordon Conway (1991) ra mắt một công trình nghiên cứu về sinh kế bền vững

“Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21st century” (Sinh kế bền

vững ở nông thôn: Các khái niệm thực tế trong thé ky 21) Các tác giả cho rằng: Sinh

kế được định nghĩa là dự trữ và lưu chuyền lương thực, tiền mặt một cách đầy đủ để

đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người Sinh kế liên quan đến quyền sở hữu hoặc

quyền sử dụng hợp pháp đối với các nguồn tài nguyên và các hoạt động tìm kiếm thunhập, bao gồm dự trữ và tài sản để bù dap rủi ro, dap ứng các trường hợp dự phòng Các tác giả đưa ra dẫn chứng, một hộ gia đình có thể được tạo điều kiện dé đạt được

an ninh sinh kế bền vững bằng nhiều cách - thông qua quyền sở hữu đất đai, vật nuôi

hoặc cây cối; quyền chăn thả, đánh bắt cá, săn bắn hoặc hái lượm; thông qua việc làm

ôn định với chế độ đãi ngộ tương xứng; hoặc thông qua các chương trình hoạt động

khác nhau (tr.5).

Robert Chambers và Gordon Conway cũng cho rằng sinh kế bền vững là khi cóthê đương đầu và phục hồi sau những căng thăng và cú sốc, duy trì hoặc nâng cao khảnăng và tài sản của mình, đồng thời không làm suy yếu cơ sở tài nguyên thiên nhiên

Sinh kế bền vững bao gồm các khả năng, tài sản (cả nguồn lực vật chất và xã hội) vàcác hoạt động cần thiết dé tạo ra phương tiện song (tr.5) Khái niệm nay cũng được tổchức DFID đồng tình và dẫn lại khi tiến hành phân tích khung tiếp cận các nguồn lực

sinh kế trong công trình “Sustainable livelihoods guidance sheets” (Bảng hướng dan

Trang 35

Trong bối cảnh luận án này, chúng tôi xác định hoạt động mưu sinh không chỉ làcác phương thức đề duy trì cuộc sống, mà còn là phải xác định và phát huy được nguồnlực và khả năng của con người dé tham gia vào quá trình sản xuất và phát triển kinh tế.Thông qua văn hoá tổ chức, văn hoá ứng xử và dựa vào bối cảnh, cách thức cùng những

biểu hiện văn hoá đặc trưng của tộc người Chăm Islam ở TP.HCM, chúng tôi cho rằnghoạt động mưu sinh của một tộc người không đơn thuan là các cách thức làm ăn, kiếm

sống mà còn là những tư duy, chiến lược và nhận định xu hướng nhằm cải thiện chấtlượng các loại vốn mưu sinh (con người, vật chất, tự nhiên, xã hội, tài chính) để phát

triển kinh tế, xã hội.

1.1.2 Hướng tiếp cận lý thuyết

1.1.2.1 Thuyết các chuẩn mực văn hóa

Trên thực tế, cả những mối tương tác giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và xãhội cũng sẽ dựa trên yếu tố là chuẩn mực văn hóa Chuẩn mực văn hóa quy định conngười sống trong xã hội đó phải có cách ứng xử phù hợp với giá trị của cộng đồng tộc

người mình.

Thuyết các chuẩn mực văn hóa của Alexander Thomas (1939) dựa trên những

nghiên cứu, tông hợp về các hành vi ứng xử của con người với tư cách là thành viên xãhội Ông cho rằng khái niệm văn hóa là một hệ thống định hướng một cách có ý nghĩa

va co giá tri đối với những thành một quốc gia hay dân tộc; hoặc một cộng đồng văn

hóa nhất định Các chuẩn mực văn hóa là toàn bộ những đặc trưng quan trọng trong ứng

xử của các thành viên trong xã hội đó (tr.2) Thomas cũng đưa ra khái luận văn hóa theo

chuẩn mực qua khung tiêu chuẩn sau đây:

- Tiêu chuẩn văn hóa mô tả sự cảm nhận, lối tư duy, các gia tri cốt lõi cũng nhưnhững hành vi mà hau hết các thành viên của một nền văn hóa xem là hiển nhiên, bìnhthường và bắt buộc

- Hành vi của mình cũng như của người khác đều được quy định và đánh giádựa trên các tiêu chuẩn văn hóa nói trên

- Tiêu chuẩn văn hóa có nhiệm vụ điều chỉnh và xử lý các tình huéng cũng như

cách ứng xử với mọi người trong xã hội.

Trang 36

Như vậy, với khung tiêu chuẩn trên, ta có thé hiểu rằng, dé định hình được

một nền văn hoá, trước mặt là phải nhận định về mặt nhận thức (cảm nhận, lối tư duy),

chính từ nhận thức sẽ quy định đến hành động mà cụ thê ở đây là yếu tố tổ chức (hành

vi đều được quy định dự trên các tiêu chuẩn văn hoá) và từ tổ chức sẽ định hình xuhướng ứng xử trong xã hội (cách ứng xử nếu vượt ra khỏi phạm vi cho phép thì đều bị

xã hội dao thải, con người phải có sự điều chỉnh từ từ, dé dần thích nghi một cách phù

hợp) Theo logic, dé nhận diện chuẩn mực van hoá nói chung phải đi từ nhận thức, tổ

chức và cuối cùng là ứng xử

Chúng tôi áp dụng khung lý thuyết này vào luận án là bởi vấn đề tô chức, ứng

xử của người Chăm hay bất kỳ tộc người nào cũng đã có một nền văn hóa mà bản thân

họ xem là điển hình, chuân mực và bắt buộc tuân theo (ví dụ các quy tắc trong tôn

giáo, quy tắc ứng xử trong hoạt động mưu sinh giữa con người với con người) Đây là

những điều cần thiết và cũng là nền tang dé chúng tôi tìm hiểu văn hóa tổ chức và ứng

xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam có đặc điểm gì và quy luật pháttriển ra sao Trong khi đó, tôn giáo Islam đối với người Chăm trên cả nước nói chung,TP.HCM nói riêng được coi là tôn chỉ cho mục đích sống bao gồm tất cả vấn đề sinh

hoạt và hành vi ứng xử.

Do vậy, chuân mực văn hóa là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đốivới cộng đồng người Chăm Islam ở TP.HCM Họ mưu sinh bằng những phương thức

mà họ cho là cần thiết, là phù hợp với bản thân, với điều kiện gia đình nhưng bên cạnh

đó cũng phải phù hợp với chuân mực xã hội (các quy định trong cộng đồng) và điều đó

có những tác động tích cực hay hạn chế gì trong phát triển kinh tế của họ? Chúng tôi

sẽ áp dụng lý thuyết này trong chương 2 và chương 3 của luận án Cụ thể, trong

chương 2, chúng tôi nhấn mạnh về văn hoá tô chức trong hoạt động mưu sinh củangười Chăm Islam ở TP.HCM Và trước khi đi vào phân tích về văn hoá tô chức,chúng tôi sẽ mở rộng thêm về nhận diện một số vốn mưu sinh của người Chăm Islam

Trong chương 3 sẽ là những tiêu chuân liên quan đên ứng xử cũng như cách mà người

Trang 37

Chăm Islam họ thích nghi một cách từ từ dé dan phù hợp với dòng chảy xã hội ma

không bị xem là vượt quá khỏi phạm vi cho phép (không vượt ra khỏi ranh giới của

chuẩn mực văn hoa)

Đối với người Chăm Islam ở TP.HCM, các hành vi liên quan đến văn hoá tổ

chức được biểu hiện cụ thé ở tính cộng đồng Đó là lối tổ chức trong cộng đồng thể

hiện ở sợi dây liên kết các thành viên trong xã hội Tính cộng đồng của họ còn thê hiện

ở những hành vi tôn giáo, những hành vi này ảnh hưởng ra sao đến văn hoá tô chứctrong hoạt động mưu sinh Trên những tế, những hành vi này đều dựa trên những quyđịnh cũng như những tiêu chuan nhất định dé người Chăm Islam cùng hướng tới Bêncạnh đó, văn hoá tô chức của họ còn được biéu hiện qua tính tự quản Đó chính lànhững quy định nghiêm ngặt về mặt xã hội và có liên quan chặt chẽ với tôn giáo

Trong văn hoá ứng xử, mạng lưới các mối quan hệ xã hội là một trong nhữngđiểm nhấn cần nhận định trong xã hội người Chăm Islam Trong đó, các cách ứng xửnếu vượt ra khỏi phạm vi cho phép thì đều bị xã hội đào thải hoặc xử phạt Và người

Chăm Islam ở TP.HCM cũng luôn hướng tới cách thức ứng xử không vượt ra khỏi

phạm vi cho phép của cộng đồng mình Cụ thể như ứng xử với người đồng đạo nhưthé nao, với người ngoại đạo ra sao, với chính quyền các cấp có gì đáng chú ý Bêncạnh đó, ứng xử trong kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng tronghoạt động mưu sinh, phát triển kinh tế trong cộng đồng người Chăm Islam ở bối cảnh

hiện nay.

1.1.2.2 Lý thuyết tiếp cận vẫn sinh kế của DFID

Theo (DFID, 1999), phương pháp tiếp cận sinh kế được người dân quan tâm

hang dau Đó là làm cách nào dé có được sự hiểu biết chính xác và thực tế về thế mạnh

của mọi người (tài sản hoặc vốn góp) và cách họ nỗ lực dé chuyên đổi những điều nàythành kết quả sinh kế tích cực Qua nghiên cứu của mình, DFID đúc kết ra năm loạivốn mưu sinh gồm: Vốn con người (human capital), vốn xã hội (social capital), vốn tựnhiên (natural capital), von vat chat (physical capital), vốn tài chính (financial capital)

(DFID, 1999, muc 2.3).

Dựa theo khung lý thuyết cận sinh kế (xem sơ đồ tr.28), DFID phân tích sự

tương tác giữa năm loại vôn mưu sinh Cụ thê, trên thực tê năm loại vôn này có môi

Trang 38

tương tác, liên hệ chặt chẽ với nhau (hình lục giác trong khung tiếp cận sinh kế) Tức

là loại vốn này có mối liên hệ thúc day và chi phối loại vốn khác, có thé làm loại vốnkhác phát triển hoặc thụt lùi, trong đó vốn con người là trung tâm và đóng vai trò quantrọng, mang yếu tố quyết định Cụ thể, nếu một tộc người có được vốn về con ngườitốt (tri thức giáo dục, lực lượng lao động, có tư duy phát triển kinh tế) thì sẽ tạo ra

được dòng tiền tốt (vốn tài chính), thúc đây các vốn xã hội (tạo dựng được các mối

quan hệ ở khu vực chính quyền và tư nhân tốt) Từ đó, có nền tảng dé thúc đây và phát

triên các vôn vật chat (nhà ở, cơ sở vật chat ).

CÂU TRUC VA Eat

BIEN BOI

= -Chínhquyển /| @Ÿ ~ Tăng thu

BO! CANH cac cap nhap

TON THUONG - Khu vực / - Mức sống

- Sốc tư nhân g | tang

- Xu hướng CHIEN LƯỢC = - Biảm tình

- Mùa vụ MƯUSINH | /S trang dé bi

đổi (ở khu vực chính quyền các cấp, khu vực tư nhân) cùng với những thé thé, luật

pháp, chính sách, văn hoá có mối liên hệ, tương tác với nhau một cách chặt chẽ Tức

là việc tiếp cận mưu sinh không thể nằm ngoài những yếu tố về thể chế, luật pháp,

chính sách, văn hoá để định hình và tìm ra chiến lược mưu sinh và dé đạt được

những kết quả (cải thiện các vốn mưu sinh) như: Tăng thu nhập, tăng mức sống, cảithiện an ninh lương thực (gồm cả của cải, vật chất)

DFID cũng cho rằng không một loại tài sản nào tự nó đủ để mang lại tất cả kết

quả sinh kế đa dạng và phong phú mà mọi người tìm kiếm Họ phải tìm cách nuôi

Trang 39

dưỡng và kết hợp những tài sản họ có theo những cách sáng tạo đề đảm bảo sự tôn tại

Và đó chính là chiến lược sinh kế

Ở Việt Nam, cách tiếp cận sinh kế bền vững, nhất là khung phân tích sinh kếbền vững cua DFID, đã được nhiều học giả đề cập, nghiên cứu, thảo luận và phân tíchtại các hội thảo, hội nghị, các bài báo khoa học Điền hình, Trịnh Thị Hạnh (2021) cóphân tích về khung sinh kế bền vững của DFID Theo tác giả, các nguồn tài sản sinh

kế có mối quan hệ lẫn nhau tương hỗ và thúc đây, chi phối các nguồn lực khác pháttriển hoặc giảm đi Tác giả đi đến kết luận: “7iép cận phát triển bên vững dưới góc

nhìn của khung sinh kế là hướng đi cơ bản, quan trọng nhằm tìm ra giải pháp lâu dài,

cơ bản cho việc xóa đói, giảm nghèo và không ngừng nâng cao mức sống của người

thương, dựa trên tầm quan trọng của cơ chế và thể thế; về xu thế các hoạt động pháttriển, trong đó lấy con người làm trung tâm Trong nghiên cứu của mình, tác giả phântích năm loài vốn sinh kế và kiến nghị các phương pháp nằm tăng cường, nâng cao cácvốn sinh kế, góp phan nâng cao đời sông văn hoá, kinh tế của người Ma ở vườn quốc

gia Cát Tiên Tác giả Đinh Thị Hà Giang (2017) cũng sử dụng khung lý thuyết DFID

dé “nghiên cứu dé xuất giải pháp tăng cường tính bên vững cho hoạt động sinh kế củacộng dong cư dân tại vường quốc xa Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”

Thực tế cho thấy chiến lược mưu sinh dé ồn định cuộc sống và phát triển kinh

tế ở môi trường đô thị rat chú trọng van đề “biế người, biết ta” Chúng tôi muốn tìmhiểu năm loại vốn mưu sinh của người Chăm Islam hiện nay cụ thể được biểu hiện

trong vấn đề sinh tồn của cộng đồng người Chăm tại TP.HCM

Dù khung lý tuyết tiếp cận mưu sinh của DFID ra đời cách đây hơn 20 năm naynhưng chúng tôi cho răng khung phân tích này trong bối cảnh hiện nay vẫn là mộttrong những nghiên cứu phù hợp Vì dù ở thời đại nào, việc phát triển kinh tế của mỗi

Trang 40

đó có phù hợp với việc phát triển thực tế hiện nay hay không? Người Chăm có tận

dụng được những tiềm năng, lợi thế về các loại vốn sinh kế của cộng đồng, hoặc có

lãng phí những cơ hội mang lại từ các loại vốn sinh kế khác? Đó cũng là những nội

dung chúng tôi cần làm rõ nhằm làm cơ sở dé giải quyết những van dé đã dé cập trong

luận án.

1.1.2.3 Lý thuyết về vẫn xã hội

Theo lý thuyết của P Bourdieu (1986), vốn xã hội là một trong những yếu tố

quan trọng trong văn hoá tô chức và ứng xử của mỗi cộng đồng Ông cho răng vốn xãhội là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau.Những mối liên hệ này, ít nhiều đã được định chế hóa Có nghĩa là, vốn xã hội thực tếxuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hay gián tiếp Mối quan hệ gián tiếp có thểđược xem là thành viên của một tôn giáo hay đồng môn Nhờ vốn xã hội mà các cánhân, gia đình hay tổ chức có nhiều mối quan hệ và từ đó họ có những ưu thế nhấtđịnh Mạng lưới nay có giá tri như một loại vốn và việc mỗi cá nhân hay cộng độngvận dụng vốn này ra sao còn phụ thuộc vào khả năng của họ P Bourdieu cũng cho

rằng khối lượng vốn xã hội của một tác nhân cụ thể nào đó phụ thuộc vào mức độ liên

hệ rộng hay hẹp mà họ có thé huy động được trong thực tế, và dựa vào khối lượng vốn

của từng người mà họ có liên hệ Những mối quan hệ nay có thé chỉ tồn tại trong

trạng thái thực tẾ, trong các trao đôi mang tính vật chất hoặc mang tính biểu tượng.

Chính những vật chật hay biểu tượng này có thể giúp duy trì các mối quan hệ đó

Ngoài ra, những mối quan hệ nay cũng có thé được thiết chế hóa và đảm bảo bởi việc

áp dụng dưới một tên gọi chung (như tên của một gia đình, một giai cấp, hoặc một bộtộc ) Như vậy bat cứ ai nếu họ nỗ lực va chú tâm dé thu thập von xã hội thì họ sẽ

thực hiện được Và bât cứ ai cũng có thê sử dụng nguôn vôn xã hội đê áp dụng vào

Ngày đăng: 02/10/2024, 00:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w