Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để
Trang 1TRƯỜNG: ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- - -
-TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THANH NGỌC
Sinh viên thực hiện :NGUYỄN VĂN BÌNH
MSSV : 12101023
Lớp : Công nghệ thông tin - K18
LĐ 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU _ _1 NỘI DUNG _ 3 Chương 1: Giáo dục pháp luật là gì? 3
1 Khái niệm giáo dục pháp luật 3
2 Mục đích giáo dục pháp luật _4
3 Nội dung giáo dục pháp luật _5
4 Hình thức giáo dục pháp luật 6
5 Phương pháp giáo dục pháp luật 8 Chương 2: Vấn đề giáo dục hiệu quả ý thức pháp luật _9
1 Ý thức pháp luật là gì? _9 1.1 Khái niệm ý thức pháp luật 9 1.2 Đặc điểm ý thức pháp luật 10
2 Thực trạng ý thức pháp luật của người dân hiện nay _10
3 Giải pháp khắc phục, nâng cao ý thức pháp luật 13
1 Giáo dục ý thức pháp luật của người dân trong dịch Covid-19 _14 KẾT LUẬN _16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3MỞ ĐẦU
Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý Nhà nước, quản lý xã hội Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Phổ biến, giáo dục pháp luật còn góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của mọi thành viên trong
xã hội trong đó có học sinh, sinh viên Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội
1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có
1
Trang 4ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản
lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật Nhận thức được vai trò quan trọng của việc giáo dục pháp luật cho người dân, em chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật”
để nghiên cứu, hiểu biết sâu hơn về giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật của người dân hiện nay
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu giúp cho em bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tự mình đọc các tài liệu, xử lý tài liệu, sắp xếp các ý tưởng thành một văn bản để chứng minh một vấn đề được đặt ra Qua đó nâng cao trình độ hiểu biết của mình về giáo dục pháp luật, có được một số kinh nghiệm để sau này tiếp tục thực hiện những đồ án khác một cách hiệu quả hơn
2.2Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài có ba nhiệm vụ:
- Giải thích giáo dục pháp luật là gì?
- Vấn đề giáo dục hiệu quả ý thức pháp luật trong đời sống?
- Liên hệ thực tiễn vấn đề giáo dục ý thức pháp luật
3 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu như kết hợp phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
4 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài bao gồm 3 chương và các mục:
2
Trang 5Chương I: Giáo dục pháp luật là gì?
1 Khái niệm giáo dục pháp luật
2 Mục đích giáo dục pháp luật
3 Nội dung giáo dục pháp luật
4 Hình thức giáo dục pháp luật
5 Phương pháp giáo dục pháp luật
Chương II: Vấn đề giáo dục hiệu quả ý thức pháp luật
1 Ý thức pháp luật là gì?
1.1 Khái niệm ý thức pháp luật
1.2 Đặc điểm ý thức pháp luật
2 Thực trạng ý thức pháp luật của người dân hiện nay
3 Giải pháp khắc phục, nâng cao ý thức pháp luật
Chương III: Liên hệ thực tiễn vấn đề giáo dục ý thức pháp luật
1 Ý thức pháp luật của người dân trong đại dịch Covid-19
NỘI DUNG Chương 1: Giáo dục pháp luật là gì?
1 Khái niệm giáo dục pháp luật
Trước hết giáo dục pháp luật đó là một nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục của nhà nước Do đó, nhà nước cần thực hiện việc tổ chức, quản lý, đánh giá kết quả lĩnh vực hoạt động này Giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính kịp thời, sát thực và phù hợp cả về phương diện nội dung, hình thức
và đối tượng Tuy nhiên, dưới góc độ tổng quan cần gắn việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thiết chế chính trị xã hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình Kết nối việc phổ biến, giáo dục pháp luật với
3
Trang 6công tác giáo dục truyền thống lịch sử và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Đặc biệt, cần gắn giáo dục pháp luật với quá trình thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của từng vùng, miền địa phương và an sinh xã hội Tóm lại, giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định để
từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật
2 Mục đích giáo dục pháp luật
Mục đích của giáo dục pháp luật được xem xét trên nhiều góc độ tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục cũng như hình thức giáo dục Nhìn chung, mục đích giáo dục có thể mang tính lâu dài hoặc trước mắt nhưng đều hướng tới ba vấn đề cơ bản:
Một là giáo dục pháp luật nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý,
sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể (với tính cách là đối tượng nhận thức hay là đối tượng của giáo dục) Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục pháp luật bởi lẽ sự hiểu biết pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển của tư duy pháp lý, định hướng các hành vi của chủ thể trên thực tế Tri thức pháp luật tạo nên cơ sở khẳng định lòng tin vào các giá trị của pháp luật, các chuẩn mực pháp lý cần thiết giúp cho các chủ thể chủ động xác lập hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi Tri thức pháp luật không thể là sự hiểu biết đơn giản, phiến diện về một số khía cạnh pháp luật nào đó mà nó mang tính hệ thống, logíc Do đó, giáo dục pháp luật là hoạt động có vai trò quan trọng đối với quá trình mở
4
Trang 7rộng khối lượng tri thức pháp lý, nâng cao khả năng hiểu biết pháp luật một cách toàn diện, thống nhất đối với chủ thể
Hai là giáo dục pháp luật nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật Để hình thành lòng tin và đem lại thái độ đúng đắn, tích cực đối với pháp luật ở mỗi người cần phải giải quyết nhiều vấn đề
có liên quan, trong đó giáo dục pháp luật là hoạt động cơ bản Chúng ta biết rằng lòng tin vào pháp luật là lòng tin vào công lý, lẽ công bằng được tạo lập bởi chính pháp luật Lòng tin chỉ có giá trị đích thực khi nó đem lại thái độ chủ động trong xử sự phù hợp với pháp luật và được hình thành trên tri thức pháp luật cần thiết (nếu không sẽ là niềm tin mù quáng, phản tác dụng) Giáo dục pháp luật không đơn thuần chỉ là để hiểu biết về các quy định của pháp luật mà cao hơn nữa là để pháp luật được “sống” trong tư duy, hành vi của mọi người, để khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn ở mỗi người đối với pháp luật Cần giáo dục tình cảm công bằng, khoan dung, ý thức trách nhiệm, thái độ không khoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật, pháp chế
Ba là giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực Tri thức pháp luật không thể là những nội dung lý luận đơn thuần mà nó phải được hiện thực hóa thông qua các hoạt động pháp
lý thực tiễn Mục đích của giáo dục pháp luật không chỉ cung cấp những kiến thức lý luận hoặc các quy định pháp luật cụ thể mà quan trọng hơn là tạo lập được thói quen xử sự theo pháp luật ở mỗi loại chủ thể trong xã hội Thói quen này được hình thành không phải là thụ động, vô thức mà dựa trên nền tảng của động cơ về hành vi hợp pháp, tích cực Trên thực tế, để có thói quen xử sự hợp
5
Trang 8pháp không những đòi hỏi con người phải tích lũy lượng kiến thức pháp lý cần thiết mà còn trải qua quá trình chuyển hoá chủ quan về mặt tâm lý
3 Nội dung giáo dục pháp luật
Để hoạt động giáo dục pháp luật được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả cần xác định nội dung cơ bản, phù hợp với đối tượng giáo dục, loại hình và cấp độ giáo dục Theo nguyên lý chung thì nội dung và mục đích của giáo dục
có quan hệ hữu cơ với nhau, vì vậy giáo dục pháp luật phải nhằm định hướng
cả về tri thức, tình cảm và hành vi cho đối tượng giáo dục Nhìn chung, nội dung của giáo dục pháp luật tương đối rộng, mang tính đặc thù riêng cho từng chương trình đào tạo Chẳng hạn, kiến thức lý luận về pháp luật, các quy định pháp luật hiện hành, các thông tin về thực hiện, bảo vệ pháp luật, các số liệu
về xã hội học pháp luật, giáo dục mô thức hành vi pháp luật Các nội dung cơ bản này lại được thể hiện phù hợp với kết cấu của mỗi chương trình giảng dạy khác nhau, theo yêu cầu cụ thể khác nhau Hiện nay, nội dung của phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta được xác định gồm:
Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục,
y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức ; các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật
4 Hình thức giáo dục pháp luật
6
Trang 9Hình thức giáo dục pháp luật là cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động vào ý thức và tâm lý của các chủ thể Do nội dung giáo dục, đối tượng giáo dục khác nhau nên cần đa dạng hoá các hình thức giáo dục thì phương pháp giáo dục mới có hiệu quả Việc sử dụng một hình thức giáo dục pháp luật nào cho phù hợp và có hiệu quả trên thực tế tùy thuộc vào từng đối tượng và yêu cầu mục đích đặt ra Hơn nữa, việc lồng ghép các hình thức giáo dục pháp luật khác nhau cho cùng một đối tượng, chương trình cũng hết sức cần thiết Mặt khác, việc xã hội hoá các hình thức giáo dục pháp luật nhằm thúc đẩy, kích hoạt ý thức và khả năng tham gia của nhiều loại chủ thể đối với việc từng bước đưa pháp luật vào đời sống xã hội Trên thực tế, chúng ta không nên coi trọng hoặc xem nhẹ một hình thức nào đó của hoạt động giáo dục pháp luật Hiện nay, theo quy định của pháp luật các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta bao gồm:
Họp báo, thông cáo báo chí Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pano, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân
cư Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hoà giải ở cơ sở Lồng ghép trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hoá khác ở cơ sở Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân Dạy
7
Trang 10và học pháp luật trong nhà trường Phổ biến pháp luật thông qua tổ chức sinh hoạt “Ngày pháp luật” Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả Việc lựa chọn phương pháp giáo dục pháp luật thích hợp có tầm quan trọng đặc biệt Rõ ràng là không thể áp dụng các phương pháp như nhau cho các loại đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục hoàn toàn khác nhau được Tuy nhiên, cần nhận thấy là hoạt động giáo dục pháp luật có thể mang tính bắt buộc hoặc không bắt buộc Vì thế tính chất của các phương pháp giáo dục cũng cần phải được nghiên cứu cho phù hợp các đối tượng mới đem lại hiệu quả
5 Phương pháp giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật có các phương pháp sau đây:
Một là, tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng Các cơ quan đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung tổ chức phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Hai là, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng cụ thể Tập trung vào một số lĩnh vực pháp luật thiết yếu quan trọng.
phục vụ nhiệm vụ chính trị của các ngành, địa phương và đời sống thiết thực của Nhân dân Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật thực sự hấp dẫn, cuốn hút đảm bảo phù hợp với nhu cầu xã hội và
8
Trang 11từng nhóm đối tượng Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tập trung phổ biến giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử và thiết bị di động; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tập huấn pháp luật trực tuyến
Ba là, tổ chức triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở, phù hợp với đối tượng, địa bàn cụ thể gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Chương 2: Vấn đề giáo dục hiệu quả ý thức pháp luật
Như chúng ta đã biết, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thiết lập trật tự một xã hội an toàn văn minh và tốt đẹp, đảm bảo cho mọi hoạt động đời sống người dân Để phát huy được hiệu quả của pháp luật thì ý thức pháp luật của người dân chính là nhân tố quan trọng hàng đầu Hiện nay, việc người dân thể hiện ý thức pháp luật của mình có nhiều bước chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đời sống hiện nay, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế qua những hành vi của người dân mà nhu cầu phải có những giải pháp cụ thể để có thể giải quyết được vấn đề này Thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng của ý thức pháp luật Ý thức pháp luật tốt giúp chủ thể thực hiện đúng và nghiêm pháp luật Các chủ thể thực hiện đúng, nghiêm pháp luật sẽ giúp tạo nên ý thức pháp luật tốt cho các chủ thể khác
1 Ý thức pháp luật là gì?
1.1 Khái niệm ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thể hiện mối quan hệ giữa con người đối với pháp luật và
sự đánh giả về mức độ công bằng, bình đẳng; tính hợp pháp hay không hợp
9