1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận pháp luật đại cương tội giết người trong luật hình sự việt nam

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam
Tác giả Đinh Thiện Vinh, Trần Ngọc Minh, Trần Trung Nghĩa, Nguyễn Quang Nhơn, Nguyễn Quốc Trung
Người hướng dẫn ThS. Lê Văn Hợp
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Pháp luật Đại cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Từ thời tiền lịch sử cho đến ngày nay, hành vi giết người đã gây ra những hậu quả đáng thương và tàn khốc, khiến cho hàng triệu người mất đi cuộc sống và gây tổn thương không thể nào quê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

- 🙥 ❖🙤 🙧 🙤

-TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ Nguyễn Quang Nhơn 23119184 Nguyễn Quốc Trung 23119220

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT

Trang 4

2.2 Mặt chủ quan của tội

Trang 5

2.2.4. Độ tuổi của tội phạm giết người :

Trong lịch sử nhân loại, vấn đề giết người đã luôn là một trong những đề tài đen tối và đáng lo ngại nhất Từ thời tiền lịch sử cho đến ngày nay, hành vi giết người đã gây ra những hậu quả đáng thương và tàn khốc, khiến cho hàng triệu người mất đi cuộc sống và gây tổn thương không thể nào quên được cho gia đình và xã hội.

Và hiện nay, thì đã có biết bao nhiêu vụ giết người gây sốc được lan truyền rộng rãi trên mạng ,và nguyên nhân của vụ giết người chủ yếu liên quan đến tình yêu , tiền bạc và bất đồng trong các mối quan hệ cá nhân Vấn đề này không chỉ đặt ra những câu hỏi về đạo đức và nhân cách, mà còn yêu cầu chúng ta xem xét kỹ lưỡng về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp ngăn chặn hành vi giết người Hơn khác ,hành vi giết người không chỉ là một hành động đáng lên án , mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định và phát triển

Trang 6

của xã hội Nó tạo ra một môi trường đầy căng thẳng, lo lắng và sợ hãi, khiến người dân sống trong tình trạng bất an và không tin tưởng vào sự an toàn cá nhân và cộng đồng

Và bây giờ, tệ nạn này đã ngày càng nguy hiểm hơn bao giờ hết, được thực viện ở dưới mọi hình thức vô cùng tinh vi, và ấn tượng nhất là cách họ thực hiện, đã để lại một cái nhìn gì đó không thể nào quên được ,một ấn tượng xấu cho xã hội về sau này Đa phần , những tên tội phạm giết người thường đi kèm với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng con người ,không những gây nên đau thương tàn khóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự an toàn xã hội, gây tâm lí hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân , là một hành động đáng lên án , cần có biển pháp khắc phục ngay lập tức

Trước tình hình diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay ,thì việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ,tiến tới đẩy lùi vấn nạn nguy hiểm này trong thời gian tới

Trong khuôn khổ giới hạn của bài thuyết trình, để góp phần đấu tranh và phòng chống tội phạm, cũng như việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm giết người, nhóm chúng em đã thống nhất chọn đề tài: “Tội phạm giết người theo Luật hình sự Việt Nam”.

2 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiêm cứu : Tình trạng phạm tội giết người trong giai đoạn hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: ở Việt Nam

3 Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:

Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở các quy định của Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam, có sự kết hợp phân tích 3 vụ án phạm

Trang 7

tội giết người thực tế để phân tích, đánh giá, từ đó kiến nghị và nêu ra các giải pháp để hạn chế nhằm hoàn thiện vấn đề Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam

Để hoàn thành đề tài tiểu luận này nhóm chúng em đã sử dụng một số phương pháp: phương pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh.

4 Bố cục:

Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính: Chương 1: Lý luận chung về tội giết người

Chương 2: Thực trạng tội phạm giết người tại Việt Nam hiện nay

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN1 Khái niệm tội phạm:

Trang 8

1.1 Khái niệm tội phạm:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

1.2 Phân loại tội phạm:

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Trang 9

[Khái niệm và phân loại tội phạm] Truy cập ngày 13/12/2023, https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/khai-niem-ve-toi-pham-duoc-phap-luat-quy-dinh-nhu-the-nao-toi-pham-it-nghiem-trong-hien-nay-duoc-qu-32210.html

2 Cấu thành tội giết người:

Căn cứ quy định “Điều 123 Tội giết người” thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội giết người cụ thể như sau:

2.1 Mặt khách quan của tội phạm:

- Về hành vi: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng hành vi khác nhau là hành vi hành động và hành vi không hành động, cụ thể như sau:

+ Đối với hành vi hành động: Người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

+ Đối với hành vi không hành động: Người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

- Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục đích của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là nằm ngoài mục đích của người phạm tội) 2.2 Mặt chủ quan của tội phạm:

- Về lỗi:

Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp:

+ Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

+ Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra - Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.

2.3 Mặt khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

Trang 10

3 Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội phạm giết người:

3.1 Hình phạt đối với tội phạm giết người:

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội giết người bị xử lý như sau:

- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Giết 02 người trở lên; + Giết người dưới 16 tuổi; + Giết phụ nữ mà biết là có thai;

+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; + Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; + Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; + Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; + Thực hiện tội phạm một cách man rợ; + Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; + Thuê giết người hoặc giết người thuê;

Trang 11

- Đối với tội giết người, trường hợp người chuẩn bị phạm tội vẫn được xem là có tội và có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

3.2 Một số trường hợp đặc biệt của tội phạm giết người:

3.2.1 Giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh:

Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:

- Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm - Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh và phải xuất phát từ nguyên nhân do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì vẫn bị phạt tù Mức phạt cao nhất lên đến 07 năm tù giam.

3.2.2 Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

- Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3.2.3 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ:

Trang 12

Theo Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định như sau:

- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

[Hình phạt áp dụng đối với tội phạm giết người và một số trường hợp đặc biệt của tội phạm giết người] truy cập ngày 15/12/2023, https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/43357/toi-giet-nguoi-bi-xu-ly-the-nao-giet-nguoi-do-kich-dong-manh-co-di-tu-khong

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

2.1 Thực trạng về tội giết người ở Việt Nam hiện nay:

Với sự gia tăng chóng mặt của nền kinh tế, nhiều mặt đời sống của nhân dân dần được cải thiện, đời sống vật chất ngày một tốt hơn Nhưng kèm theo đó là những vấn nạn phát sinh ngày một nhiều thêm, đặc biệt nghiêm trọng là những mâu thuẫn có trong đời sống thường ngày có thể được giải quyết bằng những cách đơn giản chỉ với những lời nói, những hành động giảng hòa, thiện ý làm lành và xin lỗi đối phương lại trở thành những hành động xô xát không đáng có

Cụ thể rằng trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề giết người đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, có những diễn biến phức tạp ở nhiều độ tuổi khác nhau cùng với những hành vi mang tính chất man rợ, tàn bạo, thái độ sau khi gây án lạnh lùng gây nên rất nhiều nỗi sợ và hoang mang cho dư luận cũng như xã hội Thực trạng này vẫn ngày một gia tăng, thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt, thậm chí những vụ án không chỉ là mâu thuẫn giữa 2 người với nhau mà còn là giữa những tổ chức đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

Không chỉ với những thứ đơn giản như dao, gậy mà trong thời gian gần đây, số lượng đối tượng sử dụng súng, mã tấu, lựu đạn để giải quyết mâu thuẫn với nhau là cực kỳ nhiều, với bản tính hung hãn cùng với mâu thuẫn các đối tượng sẵn sàng ra tay bất cứ lúc nào mà không cần mảy may nghĩ đến hậu quả mình có thể nhận phải Máu lạnh, xem thường tính mạng con người là những gì có thể nói đến với những điều đã và đang len lỏi diễn ra trong đời sống thường ngày, những ngày vốn bình yên.

Trang 13

2.2 Những số liệu thống kê về tội giết người ở Việt Nam:

2.2.1 Tình hình tội phạm giết người 2022-2023:

Theo thống kê của Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình bày ở Kỳ họp Quốc hội khóa XV vào sáng ngày 8/11/2022 cho thấy, từ đầu năm 2022 sau khi đại dịch Covid-19 đã tạm thời được kiểm soát tốt, toàn quốc có hơn 40.700 vụ phạm tội về trật tự xã hội, trong đó đã làm chết 1.000 người, 9.000 người bị thương.

Đáng chú ý, tội phạm giết người lại có chiều hướng gia tăng khi loại tội phạm này tăng 13% và ghê rợn nhất số vụ giết người thân tăng gần 5% Một số con cực kì quan ngại đối với đất nước Việt Nam, một đất nước được đánh giá có an ninh trật tự hàng đầu thế giới Có thể thấy, đại dịch đi qua đã để lại nhiều hậu quả giáng thẳng vào kinh tế - xã hội làm cho tình hình tội phạm ngày một gia tăng

Đến hiện nay, tình trạng tội phạm giết người vẫn còn diễn biến phức tạp, tính từ đầu năm 2023 cả nước đã có rất nhiều vụ án giết người mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, theo lời của ông Lê Minh Trí – Viện trưởng Viện Kiếm sát nhân dân tối cao – phát biểu trong Kỳ họp Quốc hội khóa XV vào ngày 21/11/2023 đã thống kê con số tội phạm vẫn ngày một gia tăng khi số vụ giết người tăng hơn 12% so với Quý I của năm 2023 Các loại tội phạm gây nguy hiểm cho an ninh xã hội đang có chiều tăng một cách chóng mặt mặc dù các biện pháp đưa ra vô cùng chặt chẽ và nghiêm minh.

2.2.2 Khu vực địa lý của tội phạm giết người:

Cùng với sự phát triển của xã hội đã kéo theo rất nhiều tội phạm xuất hiện, phân tán ở khắp mọi nơi không chỉ còn tập trung chủ yếu ở những vùng đông dân cư hoặc thành thị Theo số liệu của ILSSA, vào năm 2007 tỉ lệ tội phạm giữa khu vực thành thị và nông là 67.6% - 32.4%, nhưng đến năm 2012 sự thay đổi về tỉ lệ lại có phần nghiên về nông thôn khi tỉ lệ tội phạm đô thị giảm chỉ còn 45.2% và nông thôn tăng lên đến 54.8% Tỉ lệ này cho thấy, không chỉ ở thành thị mà nông thôn đã và đang là nơi trở thành khu vực nóng của diễn biến tội phạm

Đô thị hóa có rất nhiều mặt tích cực, đã làm thay đổi diện mạo của nông thôn nhưng kèm theo đó sản sinh ra những loại tội phạm mới, phức tạp như giết người, cướp tài sản, một trong số đó là thảm sát chỉ vì tư thù cá nhân hoặc do mâu thuẫn về kinh tế Các loại tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện ngập, mại dâm, xem rượu bia là bạn cũng là một trong những nguyên nhân không hề nhỏ trong việc gia tăng loại tội phạm giết người

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w