1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo môn tâm lý học nghề nghiệp tình cảm của người lao Động phát triển nghề nghiệp

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG - PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
Tác giả Hồ Xuân Minh, Trương Trần Kim Thoa, Nguyễn Phan Mai Hân, Khúc Khánh Ngọc, Bùi Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Yến Nhi, Trần Thị Tố Uyên
Người hướng dẫn Tiến sĩ Tô Nhi A
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Tâm lý học nghề nghiệp
Thể loại Báo cáo môn
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,17 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (6)
    • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (6)
      • 1.1. Tính quan trọng (6)
      • 1.2. Tính mới (7)
      • 1.3. Liên hệ bản thân (7)
    • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (7)
      • 2.1. Mục tiêu chính (7)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (8)
    • 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (8)
    • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (8)
      • 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu (8)
      • 4.2. Phương pháp phỏng vấn (8)
    • 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (9)
    • 6. HƯỚNG ÁP DỤNG CỦA TIỂU LUẬN (9)
    • 7. HẠN CHẾ CỦA BÀI TIỂU LUẬN (9)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (10)
    • 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN (10)
      • 1.1. Cơ sở lý thuyết (10)
      • 1.2. Cơ sở thực tiễn (14)
    • 2. HIỆN TRẠNG (18)
      • 2.1. Thu thập số liệu từ bài báo (18)
      • 2.2. Đánh giá hiện trạng (22)
      • 2.3. Kết luận (27)
    • 3. GIẢI PHÁP (28)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN (32)

Nội dung

Chúng tôi sẽ phân tíchnhững yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và sựquan tâm đến tình cảm của người lao động từ phía doanh nghiệp, cũng nhưnhững lợi ích

NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm ổn định của con người đối với sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển quá trình cảm xúc trong những điều kiện xã hội.

1.1.1 Dưới góc độ của tâm lý

Tình cảm người lao động là phản ánh cảm xúc, thái độ về nghề nghiệp, môi trường làm việc, đồng nghiệp, lãnh đạo và tổ chức, tác động đến hiệu suất, mức độ gắn kết cũng như sự thỏa mãn trong công việc Điểm mấu chốt nằm ở hai loại tình cảm trái ngược nhau: tích cực và tiêu cực Tình cảm tích cực bao gồm sự hài lòng, say mê, gắn bó, tin tưởng vào ban lãnh đạo, được tôn trọng và thể hiện bản thân Trong khi đó, tình cảm tiêu cực lại biểu hiện ở sự bất mãn, căng thẳng, lo lắng, tức giận, cảm thấy căng thẳng, bị cô lập và đánh giá thấp tại nơi làm việc.

Hướng đến yếu tố xác lập mục tiêu, sự sẵn sàng và lòng trung thành, khái niệm về sự cam kết gắn bó của Atak (2011) cho rằng, đó là một thái độ liên quan đến lòng trung thành của người lao động với doanh nghiệp, hay nói chính xác là tình cảm của người lao động đối với tổ chức Từ đó, người lao động sẽ chủ động cụ thể hóa các mục tiêu chung của doanh nghiệp thành mục tiêu cá nhân và sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch thực hiện chung của doanh nghiệp để đạt được những thành quả và mục tiêu đó Kết quả của chính sự cam kết gắn bó đó là những thành công, mục tiêu đạt được của doanh nghiệp, cũng là

“trái ngọt”, thành tựu của mỗi cá nhân tham gia trong quá trình phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Tình cảm người lao động được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau như cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, Những cảm xúc vui vẻ, buồn bã, tức giận, lo lắng, stress, Các hành vi được biểu hiện ra bên ngoài như hăng hái làm việc, lơ là công việc, nghỉ việc, Một số suy nghĩ thể hiện tình cảm người lao động có thể bàn tới là suy nghĩ tích cực, tiêu cực về công việc, đồng nghiệp, Tất cả đều là các phương thức thể hiện của tình cảm người lao động.

Các yếu tố tác động đến tình cảm người lao động là: yếu tố cá nhân (tính cách, giá trị, nhu cầu, động lực), yếu tố công việc (mức yêu cầu công việc, kiểm soát công việc, ý nghĩa công việc) và yếu tố tổ chức (văn hóa tổ chức, phong cách lãnh đạo, hỗ trợ của tổ chức).

Tình cảm người lao động đóng vai trò tối quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến hiệu suất và hiệu quả công việc, sự gắn bó với doanh nghiệp và sự phát triển của tổ chức Ngoài ra, tình cảm người lao động còn là chìa khóa cốt lõi tác động trực tiếp đến con đường phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân.

1.1.2 Dưới góc độ của quản trị

Thuyết Nhu cầu thuộc về

Thuyết Nhu cầu thuộc về là một phần quan trọng trong tháp nhu cầu của Maslow, đề cập đến mong muốn được kết nối, được yêu thương, được tôn trọng và được là một phần của một nhóm Nhu cầu này đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tâm lý và hành vi của con người, đặc biệt là trong môi trường công sở Trong thực tế, hạnh phúc với cuộc sống phần lớn là kết quả từ việc một người có bao nhiêu mối quan hệ và mức độ hài lòng của họ với những mối quan hệ đó Mặc dù con người ta có thể cho rằng tiền bạc khiến họ hạnh phúc nhưng có lẽ việc được là một phần trong các mối quan hệ vui vẻ, bền lâu lại có ảnh hưởng lớn lao hơn lên niềm hạnh phúc trong họ Trong môi trường làm việc, khi nhu cầu thuộc về được đáp ứng, người lao động sẽ cảm thấy an toàn, gắn bó, được trân trọng và có động lực phát triển.

Họ sẽ có xu hướng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và cống hiến hết mình cho tổ chức. Ngược lại, khi con người ta bị “loại” ra khỏi các nhóm xã hội hoặc khi các mối quan hệ tan vỡ, trong họ sẽ tràn ngập những cảm xúc tiêu cực Tương tự như việc bị loại khỏi nhóm xã hội, sự cô lập trong môi trường làm việc cũng có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ Khi một cá nhân cảm thấy bị cô lập, họ có thể trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực như: Lo lắng về vị trí công việc, sợ bị đánh giá thấp; cảm giác thiếu kết nối, bị xa lánh và không có ai để giúp đỡ những khó khăn gặp phải; ghen tỵ với thành công của đồng nghiệp, hoặc cảm giác bị đối xử bất công, Những cảm xúc tiêu cực này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc của cá nhân Lo âu và trầm cảm có thể khiến họ mất tập trung, giảm năng suất và thậm chí dẫn đến căng thẳng và kiệt sức Cảm giác cô đơn và ghen tỵ có thể khiến họ trở nên xa cách với đồng nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng hợp tác và giao tiếp trong công việc.

Thuyết trao đổi xã hội

Lý thuyết Trao đổi Xã hội của George C Homans cung cấp một góc nhìn quan trọng để hiểu được mối quan hệ giữa tình cảm của người lao động và môi trường làm việc Lý thuyết này cho rằng con người có xu hướng trao đổi với nhau dựa trên nguyên tắc lợi ích và chi phí Trong mối quan hệ lao động, người lao động và tổ chức cũng tham gia vào một mối quan hệ trao đổi như vậy.

Người lao động cung cấp cho tổ chức sức lao động, thời gian, sự cống hiến và lòng trung thành Đổi lại, họ mong đợi nhận được lợi ích từ tổ chức như mức lương, chế độ đãi ngộ, cơ hội phát triển, môi trường làm việc và sự quan tâm. Mức độ hài lòng của người lao động với công việc được hình thành dựa trên mức độ cân bằng giữa lợi ích mà họ nhận được và chi phí mà họ phải bỏ ra Khi lợi ích cao hơn chi phí, người lao động sẽ có cảm xúc tích cực như vui vẻ, hứng khởi, gắn bó và cống hiến Ngược lại, khi lợi ích thấp hơn chi phí, họ sẽ có cảm xúc tiêu cực như lo lắng, thất vọng, bực bội và thậm chí là oán giận

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động, bao gồm mức lương, đãi ngộ, cơ hội thăng tiến, môi trường, sự quan tâm và coi trọng từ lãnh đạo và đồng nghiệp, Bằng cách áp dụng Lý thuyết Trao đổi Xã hội hiệu quả, doanh nghiệp có thể xây dựng được một lực lượng lao động gắn bó, cống hiến và có cảm xúc tích cực với công việc Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thị trường lao động.

Thuyết 2 nhân tố của Herzberg

Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg là nền tảng quan trọng để nghiên cứu tình cảm người lao động Lý thuyết này phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến động lực và sự hài lòng của người lao động thành hai nhóm chính: nhóm nhân tố duy trì và nhóm nhân tố động viên.

Nhóm nhân tố duy trì bao gồm các yếu tố bên ngoài công việc như mức lương, chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên Nhóm nhân tố này có khả năng giảm thiểu sự bất mãn của người lao động nhưng không trực tiếp tạo ra sự hài lòng Khi những yếu tố này ở mức độ thấp, người lao động sẽ cảm thấy không hài lòng, tuy nhiên khi được cải thiện, mức độ hài lòng của họ cũng chỉ ở mức trung bình.

Nhóm nhân tố động viên bao gồm các yếu tố bên trong công việc như bản thân công việc, cơ hội thăng tiến, sự công nhận, trách nhiệm Nhóm nhân tố này trực tiếp tạo ra sự hài lòng và kích thích động lực của người lao động Khi những yếu tố này được đáp ứng tốt, người lao động sẽ cảm thấy hài lòng và có động lực làm việc hiệu quả hơn. Ứng dụng Lý thuyết hai nhân tố vào nghiên cứu tình cảm người lao động mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như: Hiểu rõ hơn về yếu tố tác động đến tình cảm của người lao động, từ đó có định hướng cải thiện phù hợp; nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự, tạo môi trường làm việc tích cực, thu hút và giữ chân nhân tài, tăng cường động lực và sự gắn bó của người lao động, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp; …

Cơ sở lý thuyết về các nghiên cứu, phát hiện về tình cảm của người lao động cung cấp nền tảng quan trọng cho việc định hướng phát triển nghề nghiệp, cụ thể:

HIỆN TRẠNG

2.1 Thu thập số liệu từ bài báo

Trong thời đại công nghệ phát triển với nhịp sống hối hả và áp lực công việc ngày càng tăng cao, vấn đề về tình cảm của người lao động và phát triển nghề nghiệp đang trở thành một trong những thách thức đáng ngại của xã hội hiện đại Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và cách tiếp cận mới trong làm việc không chỉ tạo ra những cơ hội mới mà còn mang lại những áp lực và căng thẳng đối với người lao động Đồng thời, sự thay đổi về giá trị và quan niệm về công việc và cuộc sống cũng đang tác động mạnh mẽ đến sự cảm nhận và phát triển của mỗi cá nhân Trong bối cảnh này, việc thấu hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến tình cảm và sự phát triển nghề nghiệp của người lao động trở nên cực kỳ quan trọng để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và bền vững.

Thực trạng về vấn đề tình cảm của người lao động và phát triển nghề nghiệp có thể thấy rõ qua các nghiên cứu và thống kê, cũng như là thông qua các báo cáo và phản ánh từ thực tế hàng ngày Sau đây là một nghiên cứu về tình cảm và sự hài lòng tại nơi làm việc Nghiên cứu này là của Gallup và ông đã chỉ ra rằng trong năm 2021 chỉ có 36% người lao động trên toàn thế giới cảm thấy hài lòng với công việc của mình Mặc dù số liệu này có thể thay đổi tùy theo vùng lãnh thổ và ngành nghề, nhưng đây cũng là một chỉ số cảnh báo về thực trạng không hài lòng của người lao động đối với công việc của mình Theo Cục thống kê lao động Mỹ, thời gian trung bình một người làm việc nhận lương thường gắn bó với chủ lao động có xu hướng giảm nhẹ từ 4,6 năm (tháng 1/2014) còn 4,2 năm (tháng 1/216) Tại Việt Nam, trong báo cáo phân tích chuyên sâu "Employer of Choice 2023 - Nhà tuyển dụng yêu thích 2023" do Career Viet công bố, bà Trần Liên Phương cho biết rằng trong năm 2023, mức độ hài lòng đối với công việc giảm dần, cụ thể là 3.9/5 điểm Ngoài ra, tỷ lệ nhảy việc có xu hướng tăng trong những năm gần đây với khoảng 70% người lao động có thói quen chuyển việc theo chu kỳ 18 tháng, và 75% người lao động có ý định nhảy việc trong 6 tháng tới (theo Báo cáo Thị trường lao động và xu hướng tìm việc, lương thưởng phúc lợi 2023 của Việc Làm 24h)

Bên cạnh đó, theo Báo cáo Lương và thị trường lao động năm 2024 do Navigos Search công bố, cuộc khảo sát được thực hiện trên 4000 ứng viên từ 550 doanh nghiệp tại Việt Nam, yếu tố hàng đầu (nếu không được đáp ứng) dẫn đến người lao động phải nghỉ việc, đó là lương (70.1%) Tiếp đến là văn hóa công ty chiếm 35.7% và cơ hội thăng tiến trong công việc (35.5%) Có thể thấy rằng, người lao động ngày càng đề cao những giá trị liên quan đến sức khỏe tinh thần và văn hóa làm việc Người lao động dành trung bình 8 tiếng mỗi ngày cho công việc tại doanh nghiệp, do đó văn hóa tại doanh nghiệp cũng có sức ảnh hưởng lớn tới tình cảm của người lao động Doanh nghiệp có văn hóa tích cực tạo động lực cho người lao động gắn bó hơn với công việc, làm việc năng suất, hiệu quả.

Ngược lại, một môi trường có văn hóa tiêu cực chính là sự áp lực đè nặng lên tinh thần của nhân viên, dẫn đến sự chán nản, nghỉ việc Ngoài ra, yếu tố “sếp quản lý trực tiếp” cũng chiếm vị trí cao với tỷ lệ 35.2% Một người lao động làm việc chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi người quản lý, yếu tố này cho thấy rằng người lao động có được thoải mái làm việc, tự do sáng tạo trong khả năng của mình hay không Một người quản lý cởi mở luôn muốn tiếp thu ý kiến từ nhân viên, từ đó người lao động có cơ hội đóng góp ý kiến của mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, cùng với sự gia tăng về số lượng và đa dạng trong các công việc đòi hỏi lao động trí óc, mức độ tri thức và trình độ chuyên môn của người lao động cũng phải được nâng cao tương ứng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc.

Do đó, tình trạng căng thẳng, stress trong công việc là phản ứng phổ biến mà người lao động có thể gặp phải do tần suất và yêu cầu công việc ngày càng tăng Theo khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022 của Anphabe, có tới 42% người đi làm thường xuyên đến rất thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì căng thẳng liên quan đến công việc.

Mức thu nhập là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình cảm của người lao động Có thể thấy, hầu hết người lao động chọn đi làm bởi vì một mục đích chính - tạo ra thu nhập để phục vụ những nhu cầu thiết yếu, nuôi sống bản thân.

Do đó, khi ứng tuyển một vị trí, điều mà người lao động quan tâm hơn hết chính là mức lương - là yếu tố hàng đầu để người lao động lựa chọn ở lại lâu dài với doanh nghiệp Tại hội nghị công bố kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào ngày 8-8-2023 cho biết rằng chỉ có gần 30% người lao động hài lòng với tiền lương và thu nhập hiện tại Ngoài ra, cuộc khảo sát chỉ ra rằng, mức tiền lương cơ bản chỉ tăng 8,4% trong khi mức chi tiêu lại tăng 19% Điều này dẫn đến tỷ lệ người lao động có thu nhập không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng Do đó, người lao động có xu hướng tăng cường làm thêm giờ, khảo sát cho thấy 52,3% người lao động làm thêm giờ, số tiền nhận được trung bình

1,35 triệu đồng/người/tháng Tuy nhiên, làm thêm giờ khiến người lao động tốn thời gian, sức khỏe, không có thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến người lao động bị mệt mỏi, căng thẳng, dễ cảm thấy không hài lòng với doanh nghiệp.

Một yếu tố khác không kém phần quan trọng khiến cho sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp tăng cao hơn, đó chính là sự an toàn lao động tại nơi làm việc Một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh giúp người lao động cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn với nơi làm việc của mình Từ đó tăng cường lòng tin của người lao động đối với doanh nghiệp và hài lòng hơn với việc làm của mình Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, cả nước xảy ra 7394 vụ tai nạn lao động, khiến 7553 người bị nạn Tuy con số vụ tai nạn đã giảm 4,2% so với năm 2022, nhưng số sự cố xảy ra và số người bị tai nạn vẫn còn nằm ở mức cao và đáng lo ngại Hiện nay, nhà nước ta đã ban hành những quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động khi gặp sự cố, cũng như quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động phải thực hiện khi xảy ra sự cố tai nạn lao động Do đó, các doanh nghiệp cũng đã kịp thời đưa ra nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động khi làm việc, đưa ra những phúc lợi đảm bảo quyền lợi cho người lao động Sự quan tâm đến an toàn lao động từ phía doanh cho thấy họ đánh giá cao sức khỏe và sự an toàn của người lao động

Cuộc sống của mỗi người lao động không chỉ xoay quanh công việc, mà luôn cần sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của mỗi người Một người lao động sẽ cảm thấy hạnh phúc và luôn hài lòng với công việc khi họ có vừa đủ thời gian hoàn thành công việc, vừa có đủ thời gian chăm lo đầy đủ cho cuộc sống cá nhân của họ Trên thực tế, theo Số liệu khảo sát của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) vào năm 2019 do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ, Việt Nam thuộc nhóm các nước có thời gian làm việc cao nhất thế giới và khu vực Tổng thời gian làm việc trong năm ở Việt Nam (đã trừ thời gian nghỉ lễ) là 2.320 giờ, cao hơn Indonesia 440 giờ, hơn Campuchia 184 giờ, hơn Singapore

Làm việc trung bình 176 giờ mỗi tháng, người lao động Việt Nam gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống Điều này dẫn đến hiệu suất làm việc giảm, tâm lý chán nản, căng thẳng Các dấu hiệu tiêu cực này làm suy giảm tình cảm của người lao động với công việc, gây ra sự mệt mỏi và tình trạng "cháy việc" Do vậy, họ có thể lựa chọn rời bỏ công việc mà không có sự chuẩn bị đầy đủ, tiềm ẩn rủi ro cho tương lai.

Tình cảm và phát triển nghề nghiệp cá nhân có một mối liên hệ sâu sắc. Cảm xúc, sự hài lòng và cam kết của một người lao động đối với công việc của mình có thể ảnh hưởng đến việc họ đặt ra các kế hoạch, mục tiêu cho sự phát triển nghề nghiệp của mình Đồng thời tạo nên một sự tương tác phức tạp giữa người lao động và tổ chức Việc đánh giá thực trạng của mối quan hệ giữa tình cảm và phát triển nghề nghiệp không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là chìa khóa để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của yếu tố con người đến thành công của tổ chức Từ tình cảm của người lao động đối với doanh nghiệp có thể dẫn đến sự cam kết và gắn bó với công ty, cũng như sự hài lòng trong công việc Các yếu tố bên ngoài cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường làm việc tích cực và truyền cảm hứng, việc nghiên cứu và đánh giá mối liên hệ giữa tình cảm và phát triển nghề nghiệp là cực kỳ quan trọng để xác định những bước tiến cụ thể trong quản lý nhân sự và chiến lược tổ chức.

2.2.1.Các yếu tố xuất phát từ cá nhân người lao động

Tinh thần tự nhận thức trách nhiệm và cống hiến từ chính người lao động cho thấy sự yêu mến đối với công việc và nơi làm việc, chủ động hoàn thành nhiệm vụ, mong muốn đóng góp, thể hiện niềm đam mê và khát vọng phát triển Ngược lại, người không đam mê công việc sẽ không có trách nhiệm và cống hiến, dẫn đến ít thành tích và đình trệ nghề nghiệp Đam mê công việc là động lực gắn kết người lao động với tổ chức, thúc đẩy họ học hỏi, phát triển, tận tâm cống hiến, tìm kiếm ý nghĩa trong công việc, yêu mến tổ chức và đóng góp cho sự phát triển chung.

Tính cam kết và sự tự hào:của cá nhân người lao động đối với công việc và tổ chức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Những người có tính cam kết cao thường tìm cách hỗ trợ và đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức một cách tích cực Và sự tự hào về công việc của người nhân viên với vị trí công việc hiện tại, và công ty mà họ đang làm việc thể hiện ở sự tự tin, vui vẻ và thoải mái trong công việc hàng ngày Không ai có thể đảm bảo cho một sự gắn bó lâu dài và càng không thể hiện sự tự hào ngay cả khi nó trái với xu hướng hay trào lưu chung mà đa số mọi người đang theo đuổi vì điều đó chỉ có ở những cá nhân có sự yêu thích đặc biệt với nó Điều này càng khơi gợi niềm cảm hứng trong công việc, giúp họ có thể phát huy hiệu quả năng lực và đam mê của mình

GIẢI PHÁP

Chìa khóa để dẫn đến thành công của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng để có thể bán được hàng, thu lợi nhuận, mà còn là sự hài hòa trong tất cả các mối quan hệ, chú trọng đến cả cảm xúc của nhân viên Một doanh nghiệp sẽ thành công khi coi người lao động là vốn quý, yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại của công ty Và xuất phát từ yêu cầu thực tế, nâng cao tình cảm, hỗ trợ cho việc định hướng cá nhân người lao động phát triển nghề nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện và áp dụng cái giải pháp sau cho vấn đề:

Chính sách lương thưởng và phúc lợi: Dựa trên hiệu quả công việc, hoàn thành các mục tiêu đề ra hoặc các đóng góp đặc biệt cho doanh nghiệp mà được hưởng những chính sách đãi ngộ phù hợp Có thể bao gồm các khoản phụ cấp,chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp đầy đủ cho người lao động, cùng các đãi ngộ ăn uống và hoạt động giải trí lành mạnh, Mức lương thưởng và phúc lợi hấp dẫn sẽ thu hút những ứng viên giỏi nhất đến với doanh nghiệp Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, giải trí… giúp người lao động thư giãn, gắn kết và tạo bầu không khí vui vẻ Giúp nhân viên cảm thấy thỏa mãn về nhu cầu vật chất và tinh thần, có nguồn tài chính để tái sản xuất mức lao động và phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác.

Môi trường làm việc bao gồm cơ sở vật chất tối ưu, không gian làm việc thoáng đãng và các khu vực thư giãn, tạo nên sự thoải mái, giảm căng thẳng và kích thích sáng tạo Văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và chuyên nghiệp với các giá trị cốt lõi rõ ràng, tầm nhìn phù hợp với đạo đức xã hội, thúc đẩy sự hợp tác và đoàn kết Nhân viên cần ý thức điều chỉnh không gian làm việc cá nhân để phù hợp sở thích, nhu cầu, từ đó gia tăng hiệu suất, đạt thành tựu công việc.

Phát huy vai trò của đội ngũ lãnh đạo: Vai trò của lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc điều hành và quản lý công việc Họ còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng, tạo dựng hình ảnh gương mẫu và định hình giá trị cốt lõi cho tổ chức Đồng hành, hỗ trợ trong các hoạt động làm việc của nhân viên; quan sát ghi nhận năng lực của nhân viên sẽ tạo dựng lòng tin giữa các cấp lãnh đạo cùng người lao động Khuyến khích chia sẻ và trình bày giữa nhân viên và các cấp lãnh đạo qua các buổi khảo sát, lấy ý kiến người lao động về các vấn đề liên quan đến công việc, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ…Không chỉ giúp họ cảm thấy được tôn trọng và còn tăng cao khả năng làm việc nhóm, mức độ ghi nhận tích cực của nhân viên đối với ban lãnh đạo.

Cải tiến, nâng cao chương trình đào tạo và khuyến khích nắm bắt cơ hội phát triển đối với người lao động: Cơ hội đào tạo và phát triển là những chương trình và hoạt động được thiết kế để giúp nhân viên học hỏi và phát triển kỹ năng, kiến thức và khả năng của họ Thông qua tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ cho người lao động Cập nhật chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ Giúp người lao động có kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng đúng yếu tố công việc mà doanh nghiệp yêu cầu, song song phát triển khả năng học hỏi và phát triển không ngừng của họ Người lao động được trang bị kiến thức vững vàng sẽ góp phần tăng chất lượng sản phẩm, hiệu quả lao động tăng cao sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc đầu tư vào đào tạo cho nhân viên là một chiến lược thông minh giúp tổ chức thu hút, giữ chân và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Khi người lao động tin rằng tổ chức sẵn sàng cung cấp đào tạo phù hợp, họ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, tin tưởng và đánh giá cao năng lực, từ đó tạo động lực để họ cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của tổ chức.

Mối quan hệ với đồng nghiệp: Đây là yếu tố xuất phát từ chính người lao động Xu hướng chán nản, mất kết nối với công việc dẫn đến nghỉ việc tăng cao khi mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất đồng, mâu thuẫn gay gắt trong các mối quan hệ đồng nghiệp Chất lượng công việc được định hình giữa những người lao động với nhau Đồng nghiệp là những người mà chúng ta trực tiếp trao đổi thông tin, ý tưởng và thảo luận về công việc, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp tạo sự tin tưởng, ổn định, thoải mái trong việc kết nối và hợp tác làm việc với nhau Doanh nghiệp có thể thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí góp phần gia tăng tính đồng đội, làm việc nhóm, phát triển mối quan hệ của các nhân viên Giải quyết mâu thuẫn hiệu quả giữa doanh nghiệp với người lao động, giữa cá nhân với cá nhân để từ cơ sở mối quan hệ với nhau sẽ thắt chặt sự gắn bó với doanh nghiệp

Tại Vinamilk, chúng tôi cam kết xây dựng môi trường làm việc khuyến khích nhân viên không ngừng phát triển bản thân, phát huy tối đa giá trị và tiềm năng của họ Chúng tôi tin rằng khi mỗi cá nhân được trao quyền và hỗ trợ, họ có thể đạt được những thành tựu vượt trội, tạo ra sự khác biệt tích cực cho chính mình, cho công ty và cộng đồng.

Ngay từ khi gia nhập Vinamilk, người lao động đã được tham gia chương trình hội nhập và trải nghiệm cho nhân viên mới Thông qua các chương trình như Hành trình khám phá trang trại và nhà máy cho nhân viên mới, Cùng nhau xông pha bán hàng… nhân sự mới có thể hiểu rõ hơn về văn hóa công ty cũng như xây dựng tình yêu với thương hiệu.

Anh Đỗ Hồng Quảng - Nhân viên kỹ thuật cơ điện, tự động hóa và thực hiện dự án - cho biết, thu nhập ổn định từng là yếu tố anh cân nhắc khi quyết định gia nhập Vinamilk Nhưng chắc chắn lương thưởng không phải là điều quan trọng nhất giữ chân một nhân sự gần 2 thập niên.

Luôn mong muốn tìm ra giải pháp tối ưu, anh Quảng đề cao việc cởi mở với ý tưởng mới tại Vinamilk Gần đây, nhận thấy màng co bọc ngoài lốc Probi không đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, anh đã đề xuất loại bỏ lớp màng này Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ý tưởng được đưa vào thực hiện, ước tính giúp Vinamilk tiết kiệm hơn 40 tỷ đồng chi phí sản xuất và 202 tấn rác thải nhựa nếu vận hành với công suất thiết kế.

“Văn hóa làm việc tích cực, khuyến khích nhân viên chia sẻ ý tưởng với nhau Khi có một đề xuất mới, mọi người không lập tức nói không mà sẽ nghiên cứu cẩn thận, tìm mọi cách để có thể đưa một ý tưởng tốt thành hiện thực Đó chính là lý do níu chân tôi ở lại Vinamilk, dù nhận được nhiều lời mời với đãi ngộ tốt hơn”, anh Quảng chia sẻ.

Nâng cao tình cảm đối với người lao động là một quá trình lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ từ phía ban lãnh đạo doanh nghiệp và toàn thể nhân viên Hiệu quả của các biện pháp khích lệ phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm phong cách lãnh đạo, nguồn lực tài chính và văn hóa tổ chức Kết quả hướng đến không chỉ tăng năng suất lao động mà còn là chính sách để doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài.

Ngày đăng: 01/10/2024, 20:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w