1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối kì môn tâm lý học sự phát triển cấu trúc tâm lý của sigmund freud

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Phát Triển Cấu Trúc Tâm Lý Của Sigmund Freud
Tác giả Nguyễn Ngựt Mỹ Đức, Trương Lệ Dung, Phạm Khánh Giang, Trần Khánh Huyền Trân
Người hướng dẫn ThS. Phạm Hải Lâm
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Báo cáo cuối kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 6,76 MB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu màtâm lý học phát triển hướng tới là các quy luật phát triển tâm lý của con người, sự phát triển trong đời sống tâm lý từ lúcsinh ra đến lúc trưởng thành và tàn lụi,

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM KHÁNH GIANG – 32300026 TRẦN KHÁNH HUYỀN TRÂN – 32300108

LỚP 23030202

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12/2023

Trang 2

2.1 ĐÔI NÉT VỀ TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

2.2 CÁC NHÂN VẬT TIỀN PHÁT TRIỂN

3.3 SỰ PHÁT TRIỂN VỀ NHÂN CÁCH

3.3.3 Siêu ngã (Siêu tôi) – The Superego 3.4 PHÁT TRIỂN TÂM TÍNH DỤC

3.4.1 Giai đoạn môi miệng (Oral stage) 3.4.2 Giai đoạn hậu môn (Anal stage) 3.4.3 Giai đoạn dương vật tượng trưng (Phallic stage)

3.4.4 Giai đoạn ẩn tàng (Latent period) 3.4.5 Giai đoạn phát dục (Genital stage) TÓM LẠI

CẢM NHẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Chẳng ai có thể hiểu hết thế giới tâm lý học, nó là một phạm trù rộng lớn được quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử phát triển của nhân loại Do đòi hỏi của thực tiễn giáo dục trẻ em, việc nghiên cứu về sự phát triển của đời sống tâm lý con người được ra đời khá sớm và đã tích lũy được nhiều thành tựu to lớn

về mặt lý luận và thực tiễn Qua đó cho thấy tâm lý học phát triển mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp mỗi cá nhân “ hiểu mình, biết người”, tự tạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc.

Trang 5

CÂU HỎI

Trải nghiệm đầu đời có ảnh hưởng gì đến phát triển tâm lý và

xã hội của trẻ em?

Tại sao một số trẻ em phát triển khả năng xã hội tốt hơn so với những trẻ khác?

Tâm lý của tuổi mới lớn?

Những biến cố trong cuộc đời mà một cá nhân đã phải trải qua ảnh hưởng thế nào đến quá trình phát triển tâm lý?

Tại sao trẻ em phát triển theo các giai đoạn khác nhau?

Trang 6

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - SỰ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC TÂM LÝ

Trang 7

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mọi sự vật đều phát triển theo thời gian và đời sống tâm lýcon người cũng thay đổi, phát triển Đối tượng nghiên cứu màtâm lý học phát triển hướng tới là các quy luật phát triển tâm

lý của con người, sự phát triển trong đời sống tâm lý từ lúcsinh ra đến lúc trưởng thành và tàn lụi, những biến đổi củacác quá trình, thuộc tính hay phẩm chất tâm lý trong sự hìnhthành nhân cách của con người với tư cách là một thành viêncủa xã hội loài người ở các giai đoạn phát triển khác nhau.Nghiên cứu về cách thức và lý do tại sao con người thay đổitrong suốt cuộc đời của họ từ đó rút ra quy luật chung từ sựphát triển của tâm lý theo lứa tuổi, những nhân tố tác độngđến quá trình đó hay so sánh sự khác nhau qua từng giaiđoạn

Tâm lý học phát triển là một nhánh của tâm lý học tập trungvào cách các cá nhân tăng trưởng và phát triển trong suốtcuộc đời của họ Lĩnh vực này xem xét các khía cạnh khácnhau của sự phát triển của con người, bao gồm phát triển thểchất, nhận thức, xã hội, cảm xúc và đạo đức Các nhà tâm lýhọc phát triển nghiên cứu các quá trình và giai đoạn pháttriển từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi già, khám phá cách các cánhân có được các kỹ năng mới, hình thành các mối quan hệ

và điều hướng những thách thức của các giai đoạn cuộc sốngkhác nhau

Tâm lý học phát triển cung cấp kiến thức về cách con ngườiphát triển trong suốt cuộc đời của họ Lĩnh vực này có ứngdụng rộng rãi trong các lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc sứckhỏe và phát triển kinh tế

Đối với lĩnh vực giáo dục, tâm lý học phát triển có thể giúphiểu rõ về phát triển tâm lý của học sinh có thể giúp giáoviên và nhân viên giáo dục nắm bắt và hỗ trợ hiệu quả hơncho những học sinh có nhu cầu đặc biệt Từ đó định hìnhchương trình học tập dựa trên khả năng phát triển của họcsinh ở mỗi giai đoạn tuổi

Đối với lĩnh vực y tế, những hiểu biết về phát triển tâm lýgiúp các chuyên gia hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách tiếpcận điều trị các vấn đề tâm lý

Trang 8

Chính vì những lý do trên, nhóm đã quyết định lựa chọn Tâm

lý học phát triển là đề tài nghiên cứu Cụ thể hơn là Sự pháttriển cấu trúc tâm lý của Sigmund Freud

Trang 9

2 TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

2.1 ĐÔI NÉT VỀ TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

Tâm lý học phát triển là nghiên cứu khoa học về cách thức và lý

do tại sao con người thay đổi trong suốt cuộc đời của họ Banđầu, định hướng nghiên cứu của những nhà khoa học là về trẻ

sơ sinh và trẻ em Sau này, lĩnh vực này phát triển và mở rộng.Các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển củatuổi vị thành niên và sự phát triển của người lớn, sự lão hóa và

cả toàn bộ tuổi già Lĩnh vực này thường tập trung vào việc làmthế nào và tại sao những thay đổi nhất định (nhận thức, xã hội,trí tuệ, nhân cách) trong cuộc đời con người xảy ra theo thờigian

Tâm lý học phát triển quan tâm đến quá trình phát triển củacon người thông qua những ảnh hưởng của tự nhiên, sự nuôidưỡng lên quá trình phát triển của con người và các quá trìnhthay đổi trong bối cảnh theo thời gian

Ngoài ra, tâm lý học phát triển liên quan đến nhiều lĩnh vực,chẳng hạn như tâm lý học giáo dục, tâm lý học trẻ em, tâm lýhọc phát triển pháp y, sự phát triển của trẻ em, tâm lý họcnhận thức, tâm lý học sinh thái và tâm lý học văn hóa Các nhàtâm lý học phát triển có ảnh hưởng từ thế kỷ 20 bao gồm UrieBronfenbrenner, Erik Erikson, Sigmund Freud, Jean Piaget,Barbara Rogoff, Esther Thelen và Lev Vygotsky

Có rất nhiều nhà lý thuyết đã đóng góp sâu sắc vào lĩnh vựctâm lý học này Một trong số đó, Sigmund Freud, người có kháiniệm phát triển, ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của côngchúng (Hogan, 2000) cha đẻ của học thuyết Phân tâm học(Psychoanalysis) đã đưa đề xuất về Phát triển tâm lý tính dục

2.2 CÁC NHÂN VẬT TIỀN PHÁT TRIỂN

Jean-Jacques Rousseau và John B Watson thường được coi làngười cung cấp nền tảng cho tâm lý học phát triển hiện đại

2.2.1.Jean-Jacques Rousseau

Jean-Jacques Rousseau sinh ngày 28tháng 6 năm 1712 tại Geneva, Thụy Sĩ -mất ngày 2 tháng 7 năm 1778 tạiErmenonville, Pháp Ông là một nhàtriết học, nhà văn và nhà lý luận chính

Trang 10

trị gốc Thụy Sĩ Tuy ông là nhà triết học hiện đại ít họcthuật nhất nhưng ông lại là người có ảnh hưởng nhất vềnhiều mặt Vào giữa thế kỷ 18, Jean Jacques Rousseau đã

mô tả ba giai đoạn của sự phát triển: trẻ sơ sinh (giai đoạnphôi thai), Puer (thời thơ ấu) và thanh niên trong Emile:Hoặc, về giáo dục

2.2.2 John B Watson

John B Watson sinh ngày 9 tháng 1 năm

1878 tại Greenville (Nam Carolina, Hoa Kỳ)

và mất vào ngày 25 tháng 9 năm 1958 tạiNew York Ông là một nhà tâm lý học người

Mỹ đã thành lập trường phái tâm lý học vềhành vi Watson đã thúc đẩy một sự thayđổi trong tâm lý học thông qua bài luậnPsychology as the Behaviorist Views it,được trình bày tại Đại học Columbia vàonăm 1913 Watson đã tạo tiền đề cho chủnghĩa hành vi, chủ nghĩa này nhanh chóngthống trị tâm lý học Trong khi chủ nghĩa hành vi bắt đầu mất điảnh hưởng sau năm 1950, nhiều khái niệm và nguyên tắc vẫnđược sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay

3 SIGMUND FREUD

Sigmund Freud sinh vào ngày 6 tháng 5năm 1856 tại một thị trấn tên là Freiberg ởMoravia - nơi ngày nay được gọi là Cộnghòa Séc và mất vào ngày 23 tháng 9 năm

1939 tại Luân Đôn, Anh Ông là một bác sĩ

về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo

Là người khai sinh ra Phân tâm học, Freudcho mình là một người có trí tuệ uyên bác.Ông đã tiên phong trong các kỹ thuật mới

để hiểu về hành vi của con người, vànhững nỗ lực của ông đã đưa ra một họcthuyết về tính cách và tâm lý trị liệu toàn diện nhất từng đượcphát triển Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết phân tâm họccủa ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánhhiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các

Trang 11

phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằngông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20

3.1 PHÂN TÂM HỌC

Phân tâm học không phải một chuyên ngành chính thống củatâm lý học, là một tập hợp các lý thuyết và kỹ thuật trị liệu liênquan đến việc nghiên cứu tâm trí vô thức, cùng tạo thành mộtphương pháp điều trị các rối loạn tâm thần, một phương pháplâm sàng để điều trị bệnh lý tâm thần thông qua đối thoại giữabệnh nhân và nhà tâm lý học Sigmund Freud khai sinh phântâm học nhằm giải mã mối quan hệ giữa vô thức và ý thức, bảnnăng và những phản xạ có điều kiện Theo Freud, phân tâm học

là một phương pháp điều trị y tế dành cho những người mắccác bệnh tâm lý Phương pháp này là một quá trình trao đổibằng lời nói giữa bác sĩ và bệnh nhân (hay còn gọi là ngườiđược phân tâm - l'analysé) Năm 1899, ông đã xuất bản cuốn

“The Interpretation Of Dreams” (Giải mã giấc mơ) khởi xướngviệc nghiên cứu tâm trí xung quanh con người hay phân tâmhọc

Thuyết phân tâm học cho rằng tính cách chủ yếu được thiết lậpvào lúc trẻ năm tuổi Những trải nghiệm trước khoảng thời giannày đóng một vai trò lớn trong sự phát triển tính cách và tiếptục gây ảnh hưởng đến hành vi trong cuộc sống về sau

Mỗi giai đoạn phát triển được đánh dấu bằng các xung đột giúptạo nên sự trưởng thành hoặc kìm hãm sự phát triển, tùy thuộcvào cách chúng được giải quyết Nếu những giai đoạn tâm lýtính dục này được vượt qua thành công, nhân cách của mộtngười sẽ phát triển khỏe mạnh

Đánh giá học thuyết phân tâm học của S Freud dưới góc độ 14tâm lý học và triết học thì có những đóng góp và hạn chế nhưsau:

Trang 12

trọn vẹn về nhân cách, nó đầy đủ và cho phép giải quyết nhiềuvấn đề tâm lý có ứng dụng thực tế mà đến nay vẫn còn đượcứng dụng Ông còn được đánh giá cao khi là người đã khám phá

ra một lĩnh vực nghiên cứu mới của tâm lý học: vô thức Cócông lớn trong việc nghiên cứu động lực hành vi của con người

là động cơ vô thức

Về nhận thức: Học thuyết của Freud không chỉ là thuyết khoahọc đầu tiên về hành vi con người, mà còn chứng tỏ là mộttrong những cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất của conngười phát triển Trong một khuôn khổ lý luận của học thuyết,

S Freud cung cấp một cấu trúc nhân cách và cấu trúc này baogồm một nhận thức về những ảnh hưởng quan trọng trên hành

vi được bắt nguồn từ thực tế, xã hội và sinh vật học Học thuyết

S Freud là sự khám phá quả là quá mênh mông, là đòn bẩy, vàđộng cơ kích thích cho sự phát triển của nhiều học thuyết khác

và sản sinh một số lượng khổng lồ các cuộc nghiên cứu

Như vậy có thể thấy rằng: S Freud “là một người mà tên tuổimãi mãi đứng cùng hàng với những tên tuổi như Darwin,Copernic, Newton, Marx và Einstein; một người đã thực sự làmbiến đổi cách thức chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống

và của xã hội con 15 người” “Phân tâm học đã và mãi mãi vẫn

là sự sáng tạo độc đáo của S Freud Sự khám phá, thăm dò,nghiên cứu và thường xuyên xét duyệt lại của ông là sự nghiệp

cả đời của một bậc thầy Vì thế, thật là một bất công rõ rànghay một sự xúc phạm dễ dàng khi ca ngợi, hay ít ra là nhắc đếnphân tâm học mà không quá coi trọng S Freud”

b Hạn chế

Bên cạnh những đóng góp không thể phủ nhận của học thuyếtphân tâm học của S Freud Thì học thuyết phân tâm của ôngcũng có rất nhiều những hạn chế nhất định

Đó là: S Freud đã quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong conngười, không thấy được mặt bản chất trong ý thức tâm lý củacon người, không thấy được bản chất xã hội – lịch sử của cáchiện tượng tâm lý người Hơn nữa, những quan điểm của S.Freud khó được chứng minh bằng thực nghiệm, đồng nhất tâm

lý trẻ em với tâm lý người lớn, tâm lý người bệnh và tâm lưngười thường

Trang 13

Một hạn chế khác đó là những thuật ngữ của S Freud thiếuchính xác Chúng có khuynh hướng và những khái niệm tươngđối khái quát với quá nhiều ý nghĩa Freud quá chú trọng đếncăn bản sinh vật của hành vi, tin rằng những bản năng củaxung động bản năng chịu trách nhiệm tối thượng cho toàn bộnhững hành động Nếu đứng trên góc độ triết học để đánh giáhọc thuyết phân tâm học và cấu trúc nhân cách của S Freud thì

nó không có đóng góp gì, thậm chí là trái với luận điểm chủnghĩa Mác S Freud lấy vô thức làm cơ sở khoa học để xây dựngkhoa học tâm lý và lấy vô thức để giải thích mọi hiện tượng xãhội là điều không thể chấp nhận được

Nhìn từ góc độ y học thì lý luận của S Freud là không vữngchắc, nó mới chỉ là giả thuyết trong lĩnh vực y học mà thôi.Luận điểm xuất phát chính của ông là tình dục tuổi trẻ Ông cho

đó là nguyên nhân của nhiều bệnh Luận điểm này không xácđáng và mang tính chủ quan

3.2 SỰ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC TÂM LÝ

Theo Lý thuyết tâm lý của Freud, tâm trí của con người gồm haithành phần chính: tâm trí có ý thức và vô thức Tâm trí có ýthức là những điều con người nhận thức được hoặc dễ dàngnhận thức, là phần nổi của tảng băng trôi Ngược lại, tâm trí vôthức là những gì nằm ngoài nhận thức nhưng ảnh hưởng đếnhành vi của con người, là phần chìm của tảng băng trôi Mộttrong những lý thuyết quan trọng nhất của Freud là Lý thuyếtNhân cách, được ông đề xuất vào năm 1920 Trong đó, ông giớithiệu các khái niệm về cái nó, cái tôi, cái siêu tôi

Trang 14

3.2.1 Vô thức

Những nhà học thuyết hành vi, nhân văn học và thuyết hiệnsinh tất cả đều tin rằng: (1) động cơ của con người và nhữngvấn đề của con người đến từ vô thức, nhưng theo họ thì ảnhhưởng của vô thức lên tư duy và hành vi của con người ít hơnrất nhiều so với Freud Và (2) vô thức không phải là cái lò nungthúc đẩy con người ứng xử như ta đang nhìn thấy hôm nay.Nhiều nhà tâm lý hiện đại đã không công nhận khái niệm vôthức là cần thiết Nhiều người đã từ bỏ không áp dụng kháiniệm vô thức này vào liệu pháp

3.2.1.1 Vấn đề vô thức trước S Freud

Trước S Freud các nhà tâm lý thường đồng hóa đời sống tâmlinh với đời sống ý thức Họ nghĩ rằng tất cả các hiện tượng tâmlinh đều ý thức Chẳng hạn như Descartes đã đồng hóa cái “Tôi”với một “vật suy tưởng”, một vật mà bản chất là suy tưởng.Như vậy tất cả những gì chúng ta gọi là vô thức đều được xếp

vô đời sống sinh lý

Theo quan điểm truyền thống thì ý thức là hạt nhân của kết cấutâm lý con người hay là cái làm nên kết cấu tâm lý của conngười, còn vô thức chỉ là dấu lặng của tâm hồn con người, là

Trang 15

thụ động, là cái không thể biết, là quá khứ đã bị chôn vùi không

vi của con người một cách có chủ định, bộc lộ ra ngoài bằng lờinói, suy nghĩ việc làm có chủ đích thì vô thức ẩn giấu bên trongsâu thẳm, nó được bộc lộ ra bên ngoài do sự dồn nén lâu ngày,ngoài sự chủ định của chủ thể và chủ thể không thể kiểm soátđược

Vô thức (cái ấy- Id) là khối bản năng, trong đó bản năng tínhdục giữ vị trí trung tâm, là một thùng năng lượng chứa đựngnhững khát vọng bản năng mù quáng Nguyên lý hoạt động của

nó là thỏa mãn ngay lập tức những khát vọng bản năng Theo

S Freud vô thức là những ham muốn hay những biểu tượng bịdồn nén, kiểm duyệt, đó là những hoạt động bản năng hoạtđộng theo nguyên tắc khoái cảm, tuy nhiên nó không biểu hiệntrực tiếp bằng hành động thường xuyên, nhưng lại ngấm ngầmchi phối, điều khiển hành vi con người

Với những hành vi ấy con người lại không thể điều khiển bằng ýthức của mình được Nó xuất hiện một cách bất ngờ, ngoài dựđịnh của chủ thể, mà người ta thường gọi là những hành vi sailạc như sự lãng quên, nói nhịu, lỡ lời, đọc sai, viết sai, hành vingẫu nhiên Vô thức chiếm một vị trí rất lớn so với ý thức, nóquyết định đời sống tinh thần của con người S Freud đã xem

vô thức như là một phần của tảng băng, không thể thấy được,không thể cảm nhận được và phần chính tâm linh của conngười được ẩn náu trong cõi vô thức ấy

Ngoài ra S Freud còn khẳng định, những ước mơ thèm khát,những dục vọng không được thỏa mãn bị dồn nén, tích tụ sẽ trởthành vô thức Vô thức được sinh ra trong quá trình dồn nén,tích tụ thèm khát, những dục vọng không được thỏa mãn ở đờisống thường nhật thì được giải tỏa trong giấc mơ Vì vậy giấc

mơ không gì khác hơn là sự biểu lộ phản ứng của những ý thứcchưa được thỏa mãn

Ngày đăng: 01/10/2024, 20:45