ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐỖ THẾ ANH THựC HàNH QUYềN CÔNG Tố CủA VIệN KIểM SáT NHÂN DÂN TRONG KHởI Tố, ĐIềU TRA CáC Vụ áN Về TộI VI PHạM QUY ĐịNH Về THAM GIA GIAO THÔ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
ĐỖ THẾ ANH
THựC HàNH QUYềN CÔNG Tố CủA VIệN KIểM SáT NHÂN DÂN TRONG KHởI Tố, ĐIềU TRA CáC Vụ áN Về TộI VI PHạM QUY ĐịNH Về THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯờNG Bộ
(Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hải D-ơng)
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGÀNH LUẬT
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
ĐỖ THẾ ANH
THựC HàNH QUYềN CÔNG Tố CủA VIệN KIểM SáT NHÂN DÂN TRONG KHởI Tố, ĐIềU TRA CáC Vụ áN Về TộI VI PHạM QUY ĐịNH Về THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯờNG Bộ
(Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hải D-ơng)
Chuyờn ngành: Luật Hỡnh sự và Tố tụng hỡnh sự (Định hướng ứng dụng)
Mó số: 8380101.03
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGÀNH LUẬT
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THU HẠNH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Đề án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Đề án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Đề án
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đỗ Thế Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài đề án tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các thầy cô trong Khoa Tư pháp hình sự, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là sự dẫn dắt, hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Trần Thu Hạnh đối với tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hải Dương, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương đã cung cấp số liệu để tôi có thể sử dụng, phân tích trong Đề án
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn
bên tôi và ủng hộ tôi hết mình trong thời gian học tập
Tác giả
Đỗ Thế Anh
Trang 5THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG KHỞI TỐ,
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 8 1.1 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố trong khởi tố,
điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ 8
1.1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các
vụ án hình sự 8 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ 11 1.1.3 Đặc điểm của thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra
các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ 14
1.2 Các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố
trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ 16
1.2.1 Quy định của Bộ luật hình sự và Luật Giao thông đường bộ 16 1.2.2 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thực hành quyền công
tố trong khởi tố, điều tra các vụ án hình sự 19 1.2.3 Các quy định liên quan trực tiếp tới nội dung giải quyết vụ án
về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 20
Tiểu kết Chương 1 27
Trang 6Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG KHỞI TỐ, ĐIỀU
TRA CÁC VỤ ÁN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 28
2.1 Thực tiễn thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2023 28
2.1.1 Tình hình vi phạm và tội phạm về vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2023 28
2.1.2 Kết quả thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2023 30
2.1.3 Một số hạn chế trong thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2023 và nguyên nhân 32
2.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 36
2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 36
2.2.2 Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 39
Tiểu kết Chương 2 46
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự CQĐT Cơ quan điều tra KSV Kiểm sát viên Nxb Nhà xuất bản THQCT Thực hành quyền công tố VKSND Viện kiểm sát nhân dân
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số liệu tình hình xử lý các vụ án tai nạn giao
Bảng 2.2
Số vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ và số vụ
án hình sự trên địa bàn tỉnh Hải Dương được đưa ra truy
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2022 toàn quốc xảy ra 2.865.684
vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử phạt 4.124,65 tỷ đồng; tước 388.141 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 614.520 phương tiện các loại Bên cạnh đó thống kê cũng cho thấy có tới 11.450 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người Trong đó, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý 169 vụ với 2.836 đối tượng có hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy xe thành đoàn với tốc độ cao, có dấu hiệu đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng Công
an các địa phương đã khởi tố 11 vụ, 68 đối tượng (3 vụ tổ chức đua xe trái phép, 15 đối tượng; 1 vụ đua xe trái phép, 2 đối tượng; 5 vụ gây rối trật tự công cộng, 47 đối tượng; 2 vụ chống người thi hành công vụ, 2 đối tượng); xử
lý hành chính 157 vụ [52] Riêng 9 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 8.335 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.765 người, bị thương 5.802 người [53] Các vi phạm về trật tự an toàn giao thông còn diễn ra phổ biến, những diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật về
an toàn giao thông hiện nay ngày càng tăng với những hành vi tụ tập sử dụng
xe mô tô, gắn máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, bốc đầu, không đội mũ bảo hiểm… tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, mất trật tự an toàn giao thông
Có thể nói rằng, tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ xảy ra ngày một phức tạp cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi cần phải có những biện pháp tích cực để xử lý hiệu quả các tội phạm về giao thông, đặc biệt là tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Quá trình khởi tố, điều tra, xét xử loại tội phạm này cũng đòi hỏi trách nhiệm tiến hành tố tụng của các cơ quan chức năng, trong đó VKSND đóng một vai trò hết sức quan trọng Thực tế hiện nay cho thấy trong khi số lượng các vụ tai
Trang 10nạn giao thông nghiêm trọng vẫn có chiều hướng gia tăng, nhưng tỷ lệ các vụ tai nạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự lại có chiều hướng giảm Nhiều trường hợp do vai trò THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ còn hạn chế, do khả năng phân tích, đánh giá chứng cứ chưa tốt, chưa đánh giá đúng diễn biến vụ tai nạn, xác định nguyên nhân vụ tai nạn, lỗi và trách nhiệm của các bên có liên quan… chưa chính xác Việc áp dụng các biện pháp xử lý với người phạm tội
do vậy cũng chưa đúng với tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả mà họ
đã gây ra cho nạn nhân và xã hội Điều này cho thấy cần nghiên cứu làm rõ hơn vai trò THQCT của Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra các vụ án liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật
Bởi những phân tích ở trên, học viên lựa chọn đề tài “Thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong khởi tố, điều tra các vụ án
về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương)” để nghiên cứu với tư cách là đề tài của đề
án tốt nghiệp chương trình cao học Luật Hình sự và tố tụng hình sự theo định hướng ứng dụng
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, tình trạng vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, đòi hỏi các vi phạm đến mức bị coi là tội phạm cần phải được khởi tố, điều tra, theo quy định của pháp luật Chính vì vậy mà đã có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề lĩnh vực này
Có thể phân loại thành các nhóm vấn đề sau:
Trang 11Thứ nhất, các nghiên cứu chung về THQCT trong khởi tố, điều tra vụ
án hình sự, điển hình như: Lê Hữu Thể (2008), “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra”, Nxb Tư pháp;
Nguyễn Hải Phong (2014), “Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố
trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia; Đàm Quang Ngọc (2021), “Chức năng công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và Đức”, Luận án tiến sĩ luật học
(Trường Đại học Luật Hà Nội); Nguyễn Đình Quang (2018), “Một số bài học
rút kinh nghiệm về tăng cường trách nhiệm công tố chống oan sai và bỏ lọt tội phạm”, Tạp chí Kiểm sát (số 3); Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Phong
(2018), “Một số nội dung cần lưu ý khi thực hành quyền công tố trong giai
đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm”, Tạp chí Kiểm sát (số 6); Hoàng Thị
Quỳnh Anh, Hoàng Anh Tuyên (2018), “Nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân”, Tạp chí Kiểm sát (số 11); Hoàng Mạnh Hùng (2009),
“Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, tăng cường trách nhiệm của
Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với hoạt động điều tra”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 10)
Thứ hai, các nghiên cứu về tội vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong nhóm này đáng kể nhất là các bài báo trao đổi về
những vướng mắc trong áp dụng quy định của luật hình sự về tội vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ Như các bài viết của tác giả Lê
Đăng Doanh (2018), “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
- Một số quy định mới và những vấn đề đặt ra khi hướng dẫn áp dụng trong thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 18); Đinh Công Thành (2018), “Bình luận quy định tội phạm về tham gia giao thông đường bộ trong Bộ luật hình
sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát (số 3); Cao Việt Cường (2014), “Một số kiến
Trang 12nghị nhằm hoàn thiện quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, Tạp chí Tòa án
nhân dân (số 4); Lê Văn Luật (2011), “Xác định lỗi khi định tội danh và quyết
định hình phạt với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” Tạp chí Tòa án nhân dân (số 16)
Đặc biệt, trong nhóm thứ hai này, có rất nhiều bài viết theo hướng phân tích, bình luận về việc có thể hay không thể coi một trường hợp vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là tội phạm, cho thấy ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lí hình sự đối với hành vi này là không
hề đơn giản và nhận được nhiều sự quan tâm của người nghiên cứu Chẳng hạn trường hợp vụ án Từ Minh Q nhận được các bình luận của Hoàng Minh
Sơn (2015), “Từ Minh Q phạm tội “vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 202 BLHS”, Tạp chí Tòa án
nhân dân (số 6), và Đỗ Thanh Xuân (2015), Về bài viết: "Từ Minh Q có
phạm tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"
theo khoản 1 Điều 202 BLHS, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 9) Hay trường hợp ví dụ được mã hoá là Nguyễn Văn A nhận được các bình luận của
Nguyễn Văn Lam, (2010), “Về bài “Có cần xử lý Nguyễn Văn A về tội vi
phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ không?”, Tạp chí Tòa
án nhân dân (số 2); Ngô Thị Trang (2010), “Cần phải xử lý Nguyễn Văn A về
tội “vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ”, Tạp chí Tòa
án nhân dân (số 3); Trần Văn Trung (2010), “A phạm tội cản trở giao thông
đường bộ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 203 của BLHS”, Tạp chí Tòa
Trang 13định về diều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202, BLHS)”, Tạp
chí Tòa án nhân dân (số 23); Nguyễn Xuân Hùng (2007), “Quyết định
768/2006/QĐBCA về phân công trách nhiệm và quan hệ công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông của Lực lượng cảnh sát nhân dân có phù hợp với BLTTHS và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 2); Nguyễn Trung
Hưng, (2007), “Một số vướng mắc trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự
người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ (Điều 202 BLHS)”, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 12)…
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nêu trên chưa nghiên cứu sâu, trực
tiếp về “Thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” và cũng chưa có công trình
nào nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương Vì vậy có thể coi ĐATN của học viên là công trình nghiên cứu đầu tiên về đề tài ở cách tiếp cận như vậy
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích, đề án tốt nghiệp được triển khai nhằm góp phần đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, bảo đảm xác định sự thật của vụ án, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
Về nhiệm vụ, đề án tốt nghiệp hệ thống lại một số vấn đề lý thuyết và đánh giá pháp luật quy định về THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; xác định các tồn tại, hạn chế của pháp luật về THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
đề án tốt nghiệp chỉ ra nguyên nhân để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Trang 144 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án: Đề án tốt nghiệp tập trung nghiên cứu pháp luật và áp dụng pháp luật về THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Phạm vi nghiên cứu của đề án:
Về mặt không gian: việc khảo sát thực tiễn được tiến hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Về mặt thời gian: đề án tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2019-2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đề án tốt nghiệp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích luật để phân tích các quy định của pháp luật hiện hành;
- Phương pháp phân tích tình huống để phân tích việc áp dụng các quy định của pháp luật và các phương thức giải quyết trong một vụ án cụ thể;
- Phương pháp so sánh, tổng hợp, và các phương pháp nghiên cứu khác của
khoa học pháp lý cũng được sử dụng trong quá trình triển khai đề án tốt nghiệp
6 Những đóng góp mới của đề án tốt nghiệp
Đề án tốt nghiệp có những đóng góp mới sau đây:
- Góp phần hoàn thiện lý luận về THQCT trong khởi tố, điều tra nói chung và lý luận về THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng
- Chỉ ra những bất cập, hạn chế trong THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2023 và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó
- Đặc biệt là, đề án đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và
Trang 15nâng cao hiệu quả THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
7 Bố cục của Đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề án tốt
nghiệp có 02 chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công
tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố
trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
Trang 16Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [35] Cụ thể hơn, Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy định chức năng của VKSND
như sau: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [38]
Viện kiểm sát không chỉ có chức năng “kiểm sát” như tên gọi của cơ quan này mà còn có chức năng THQCT - thực hiện việc buộc tội của Nhà nước Đây là chức năng vô cùng quan trọng, trên thế giới nhiều quốc gia gọi thẳng tên cơ quan thực hiện chức năng này là cơ quan công tố và coi đây là chức năng duy nhất Điều đó cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của THQCT trong xã hội nói chung và trong lĩnh vực tư pháp nói riêng
1.1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các
vụ án hình sự
Theo “Hán Việt Tân từ điển” của tác giả Hoàng Thức Trâm, “việc lên
án kẻ phạm tội do cơ quan công an sau khi đã tra xét và đã đưa kiện tại toà án
sử dụng cái quyền ấy gọi là công tố quyền” [46] Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, “công tố” là việc quan kiểm sát đã xem xét hình sự rồi, bèn thay mặt quốc gia để buộc tội trước toà án, thế gọi là công tố (prononcer le réquisitoire) [1] Ở đây, Đào Duy Anh không chỉ dựa trên nghĩa Hán Việt mà
mà còn có sự tham khảo nghĩa của từ này dựa trên cụm từ “prononcer le
Trang 17réquisitoire” mà “prononcer” trong tiếng Pháp là công bố, tuyên bố, còn
“réquisitoire” có nghĩa là buộc tội nên cụm từ tiếng Pháp này được hiểu là công bố việc buộc tội Còn theo Black's Law Dictionary (8th ed 2004) thì
định nghĩa prosecution (truy tố) là: The commencement and carrying out of
any action or scheme, a criminal proceeding in which an accused person is tried - also termed criminal prosecution, tạm dịch là “việc bắt đầu thực hiện
và triển khai thực hiện bất kỳ hành động hoặc kế hoạch nào hay một thủ tục tố
tụng hình sự trong đó có bị cáo bị xét xử nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo đó” [54]
Hiện trong các văn bản pháp luật không có khái niệm định nghĩa về quyền công tố là gì nhưng có một cách hiểu chung được nhiều người thừa nhận đó là: quyền của Nhà nước buộc tội đối với người phạm tội
Vậy thực hành quyền công tố là gì? Có thể nói THQCT là một quyền
hiến định (được quy định trong Hiến pháp) và trao cho một cơ quan chuyên môn đó là VKSND đảm nhiệm vai trò cũng như các quyền năng của mình từ khâu giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đến kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, xem xét vụ án hình sự sau đó đến giai kết thúc
khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật Tóm lại, chức năng THQCT được VKSND thực hiện từ khi có tội phạm được phát hiện và kết thúc khi bản
án có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp có căn cứ do pháp luật cho rằng áp dụng quyền công tố không còn phù hợp) nhằm buộc tội nhân danh Nhà nước đưa người phạm tội ra trước Toà án với các chứng cứ và lập luận để bảo vệ nội dung buộc tội trước Toà Nếu không có việc cơ quan tố tụng mà ở đây là Viện kiểm sát THQCT thì Toà án sẽ không có đối tượng xét xử, vì vậy có thể nói đây cũng là tiền đề xét xử [38] Giữa các quốc gia trên thế giới, khái niệm công tố và mô hình cơ quan công tố có thể không thống nhất nhưng đều có điểm chung đó là thể hiện tính chất quyền lực của Nhà nước, thể hiện cho ý
Trang 18chí chung của Nhà nước nhằm buộc tội những hành vi nguy hiểm cho cộng đồng và quyền này cũng mang tính đặc thù là chỉ xuất hiện trong lĩnh vực tư pháp hình sự [51, Điều 3]
Tại Việt Nam, nội hàm THQCT đã được làm rõ thông qua quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 như sau:
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi
tố, điều tra, xét xử vụ án hình sự [38]
Trong phạm vi của đề án này, học viên chỉ tập trung nghiên cứu THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án hình sự Theo đó, nội dung THQCT trong khởi tố, điều tra các vụ án hình sự gồm:
Về thực hành quyền công tố trong khởi tố các vụ án hình sự Trong giai
đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền xác định vụ việc nào đó
có dấu hiệu phạm tội hình sự hay không và ra các quyết định là tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định không
khởi tố hay khởi tố vụ án hình sự và đưa vụ án vào giai đoạn tiếp theo
THQCT trong khởi tố các vụ án hình sự là việc cơ quan tiến hành tố tụng mà
cụ thể ở đây là cơ quan được trao quyền công tố tức là VKSND thực hiện việc buộc tội với việc phê chuẩn những quyết định mang tính chất buộc tội gián tiếp như bắt, giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ Nội dung
THQCT trong khởi tố các vụ án hình sự chưa nhiều trong giai đoạn này, được quy định cụ thể tại BLTTHS, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Về thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án hình sự, được hiểu
là việc cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể ở đây là cơ quan có quyền công tố
Trang 19tức là VKSND thực hiện hành vi tố tụng của mình sau giai đoạn khởi tố mà
cụ thể là sau khi xác định có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự (sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự) và được thể hiện tại các quy định của BLTTHS cũng như Điều 15 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát điều tra
vụ án hình sự Nội dung THQCT trong điều tra các vụ án hình sự chủ yếu là các hoạt động phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ một số biện pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc, đưa ra yêu cầu điều tra [38], [40]
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Tội phạm là một phạm trù của khoa học pháp lý hình sự và cũng là một thuật ngữ pháp lý trọng tâm của pháp luật hình sự, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ (những hành vi nguy hiểm này là những hành vi bị luật hình sự cấm)
và do chủ thể có trách nhiệm hình sự thực hiên mà chủ thể đó có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại và hành vi phạm tội đó phải thoả mãn tính chất có lỗi, có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trước tiên được quy định trong luật hình sự (đặc điểm về hình thức), thoả mãn tiêu chí của một tội phạm đó là có tính nguy hiểm cho xã hội (đặc điểm về nội dung), xâm phạm các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ thông qua các quy định trong
luật hình sự mà cụ thể ở đây là xâm phạm trật tự an toàn đường bộ, do chủ thể
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (chủ thể là cá nhân) và những hành
vi vi phạm này đều có lỗi
Theo đó, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được
hiểu như sau: “Tội vi phạm quy định về tham gia phương tiện giao thông
Trang 20đường bộ là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
có lỗi vô ý, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ”
Tội phạm này có đặc điểm như sau:
Thứ nhất, về khách thể của tội phạm: tội phạm xâm phạm trật tự, an
toàn công cộng mà cụ thể là xâm phạm trật tự, an toàn giao thông nói chung
và trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng, xâm phạm vào những quy định về an toàn giao thông đường bộ, là những quy định đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo giao thông được thông suốt, được tiến hành bình thường, bảo
vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác
Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm:
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan cảu tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về
an toàn giao thông đường bộ - những quy định mà người tham gia giao thông phải chấp hành để tránh gây thiệt hại cho người khác, có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc về tài sản Những quy định này có thể có tính bắt buộc đối với tất cả những người tham gia giao thông như quy định về chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ hoặc cho đối tượng tham gia giao thông cụ thể như quy định về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe Như vậy, dấu hiệu hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ đòi hỏi phải xác định chủ thể tham gia giao thông đường bộ đã không chấp hành quy định cụ thể của pháp luật giao thông đường bộ Ở đây cần chú ý, hành vi vi phạm này chỉ có thể xảy ra trên “đường bộ” gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Trang 21được quy định có thể là: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Hậu quả trên đây đòi hỏi phải có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của tội phạm
Thứ ba, về chủ thể của tội phạm, chủ thể của tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ được Điều 260 BLHS quy định là “người nào”
- phải là cá nhân Cá nhân ở đây bao gồm “người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ” (Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008) Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định pháp nhân hay loại chủ thể là máy móc, robot tự gây tai nạn giao thông mặc dù trên thế giới có rất nhiều nước áp dụng công nghệ AI vào vận hành xe tự động không người lái và tai nạn giao thông đường bộ do lỗi kỹ thuật, phần mềm gây ra
Thứ tư, về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của chủ thể được quy định
là lỗi vô ý Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ không mong muốn gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả Nếu người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng phương tiện để giết người, gây thương tích hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng, còn sử dụng phương tiện giao thông sẽ được coi là thủ đoạn để thực hiện tội phạm
Thứ năm, về hình phạt Hiện nay, điều luật quy định 4 khung hình phạt
chính và 1 khung hình phạt bổ sung
Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ 30 triệu
Trang 22đồng đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc là hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm hoặc từ 07 năm đến 15 năm Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt nhẹ hơn khung cơ bản nhưng đây không phải là trường hợp quy định dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ Thực chất đây là cấu thành tội phạm cơ bản thức hai bên cạnh cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 1 Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
1.1.3 Đặc điểm của thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ vừa có đặc điểm chung giống với thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án khác, vừa
có đặc điểm riêng trong các giai đoạn khởi tố, điều tra tội phạm vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ
Về đặc điểm chung, đây là các hoạt động thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra Bao gồm các hoạt động tiêu biểu cho thực hành quyền công tố như:
- Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật;
- Phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can;
- Phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm tạm
- Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện
Về đặc điểm riêng:
Đặc điểm của thực hành quyền công tố trong khởi tố các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Trang 23Nếu chúng ta coi quy trình tố tụng hình sự là một chuỗi các bước kế tiếp nhau thì khởi tố chính là bước đầu tiên trong chuỗi hoạt động để đưa tội phạm ra xét xử trước pháp luật Nhiệm vụ của giai đoạn này chính là xác định
có hay có dấu hiệu của tội vi phạm pháp luật về tham gia giao thông đường bộ thông qua việc kiểm tra, xác minh nguồn tin báo tội phạm
THQCT trong khởi tố các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ có các đặc điểm sau: Thứ nhất, đây là hoạt động rất có ý
nghĩa trong việc không bỏ lọt tội phạm khi giai đoạn khởi tố của quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm này rất dễ bỏ lọt tội phạm vì cơ quan cảnh sát giao thông vừa có thẩm quyền xử lý hành chính, vừa có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự với tư cách là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự (nguyên nhân chủ quan), vì các vấn đề liên quan đến tỷ lệ thương tật và sự dàn xếp, thoả thuận giữa các bên (nguyên
nhân khách quan)… Thứ hai, THQCT trong khởi tố các vụ án về tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ gắn với quá trình và kết quả của rất nhiều hoạt động điều tra tại hiện trường như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám phương tiện, lấy sinh cung bị hại… do chứng cứ
chủ yếu là tại hiện trường và phương tiện) … Thứ ba, THQCT trong khởi tố
các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đòi hỏi yếu tố nhanh chóng, kịp thời để phục vụ yêu cầu đặc thù của hoạt động thu thập chứng cứ, cũng như trả lại hiện trường cho hoạt động giao thông Tuy nhiên, một số trường hợp giai đoạn khởi tố kéo dài do bị hại không hợp tác
trong việc giám định hoặc đợi kết quả giám định… Thứ tư, THQCT trong
khởi tố các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đòi hỏi Viện kiểm sát phải phối hợp với nhiều lực lượng như cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra, cơ quan giao thông công chính, tổ chức giám định tư pháp để nắm bắt đúng bản chất vụ án, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để sử dụng chứng cứ nhằm truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
Trang 24Đặc điểm của thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án về tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
Giai đoạn điều tra là tiền đề tiên quyết cho việc có truy tố hay không Thiếu giai đoạn này thì VKSND không có cơ sở để truy tố và từ đó cũng không có cơ sở để xét xử tội phạm về vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Ở giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền vừa phải thu thập mọi chứng cứ bao gồm cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội, các chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự THQCT trong điều tra các
vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có các điểm đáng chú ý sau: Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT khi đã có tương đối đầy đủ chứng cứ xác định hành vi phạm tội, bị can thường có nhân thân tốt, thực hiện tội phạm với lỗi vô ý Do đó Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam cũng không nhiều như trong các loại án khác Thời hạn điều tra có thể kết thúc sớm hơn khi đã có đủ các chứng cứ
từ giai đoạn truy tố chuyển sang Hoạt động thu thập chứng cứ chủ yếu là các hoạt động điều tra từ hiện trường, từ phương tiện đã thực hiện trong giai đoạn khởi tố Các hoạt động điều tra tiếp theo thường không nhiều và gắn với các hoạt động kết thúc điều tra Tuy nhiên, cũng có thể phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến giám định, định giá, xác định hỗn hợp lỗi và đặc biệt là giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Với những vấn đề phức tạp về chứng cứ như trên, THQCT, Viện kiểm sát phải chú trọng việc
đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội, quyết định việc gia hạn điều tra, gia hạn thời hạn tạm giam
1.2 Các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong
khởi tố, điều tra các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1.2.1 Quy định của Bộ luật hình sự và Luật Giao thông đường bộ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định
Trang 25tại Điều 260 BLHS với 05 khung hình phạt Trong đó, khung hình phạt cơ bản thuộc khoản 1, khung hình phạt dành cho trường hợp phạm tội chưa đạt thuộc khoản 4 và khung hình phạt quy định về áp dụng biện pháp tư pháp ở khoản 5 Cụ thể:
1 Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định
về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có
sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm:
Trang 26a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên
4 Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
5 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Điều 260 BLHS năm 2015 có 03 khung hình phạt, quy định các điểm (tình tiết) định khung, trong đó khoản 2 Điều 260 BLHS là có số tình tiết định khung nhiều nhất (7 điểm, từ điểm a đến điểm g), khoản 1 có 04 điểm và
khoản 3 có 03 điểm So với Điều 202 thì số khung hình phạt của Điều 260 không thay đổi BLHS năm 2015 loại bỏ mức độ hậu quả gây tổn thương cơ thể của 01 người dưới 61%, loại bỏ mức độ hậu quả tổn thương cơ thể của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%
và loại bỏ mức độ thiệt hại vật chất dưới 100.000.000 đồng làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này
Luật Giao thông đường bộ là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý các
vi phạm về tham gia giao thông đường bộ Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện
và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ điển hình như:
Trang 27đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy, điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định, điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dung, giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện
để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ, điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu
1.2.2 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong khởi tố, điều tra các vụ án hình sự
Quy định của BLTTHS về thực hành quyền công tố trong khởi tố các vụ
án hình sự: BLHS 2015 đã dành hẳn chương IX từ điều 143 đến điều 162 quy
định chi tiết về khởi tố, bên cạnh đó cũng có những điều khoản như 5, 18, 36,
37, 39, 40, 41, 42, 55, 56, 57, 74, 83, 95, 118, 125, 127, 164, 165, 166, 172,
178, 179, 180, 183, 223, 231, 236, 245, 320, 432, 433 cũng đã phần nào quy định những vấn đề liên quan đến khởi tố vụ án hình sự nói chung
Quy định của BLTTHS về thực hành quyền công tố trong điều tra các
vụ án hình sự: Vấn đề này được đề cập thông qua các quy định từ điều 35 đến
điều 46, điều 49, điều 51, điều 52 để chúng ta hiểu rõ về những người có thẩm quyền điều tra và để cho mọi công dân nắm được trình tự và những quy định xuyên suốt trong quá trình điều tra, pháp luật đã dành hẳn một chương là hương X - Những quy định chung về điều tra vụ án hình sự quy định từ điều
163 đến điều 178 Bên cạnh đó thì những quy định trong chương XVI và chương XVII quy định về Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và tạm đình chỉ
Trang 28điều tra và kết thúc điều tra từ điều 223 đến điều 235 và những điều luật như
vệ nội dung buộc tội đó tại phiên tòa nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân
THQCT là được bắt đầu khi nguồn tin về tội phạm được tiếp nhận, giải quyết và Viện kiểm sát có thẩm quyền sử dụng quyền năng của mình thuộc nội hàm THQCT để chứng minh tội phạm THQCT trong giai đoạn khởi tố nhằm góp phần xác định vụ việc nào đó có dấu hiệu phạm tội hình sự hay không Giai đoạn điều tra với các biện pháp điều tra, biện pháp ngăn chặn được áp dụng để tiến hành điều tra vụ án Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra,
Viện kiểm sát - cơ quan duy nhất có thẩm quyền truy tố sẽ dùng quyền lực được giao của mình để tiến hành đánh giá các tài liệu của vụ án hình sự do CQĐT chuyển đến, xác định các căn cứ pháp lý để ra quyết định cần thiết: quyết định truy tố bị can trước Tòa án, trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung hay đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ vụ án Sau đó sẽ chuyển qua giai đoạn xét xử
vụ án hình sự liên quan đến các tội phạm về vi phạm quy định giao thông đường bộ mà trong phạm vi Đề án này không đề cập đến
1.2.3 Các quy định liên quan trực tiếp tới nội dung giải quyết vụ án
về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Trước khi Bộ luật hình sự đầu tiên được ban hành thì vấn đề giải quyết
Trang 29các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ vẫn chưa được chú trọng Điều này thể hiện ở nội dung còn hạn chế của Bản sơ kết kinh nghiệm về đường lối xử lý tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn (Công văn số 949 – NCPL ngày 25/11/1968 của TAND tối cao) và cho đến ngày 25/11/1968 chính phủ mới ban hành Sắc luật số 3- SL/76 có quy định
“tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân" trong đó có đề cập đến tội này (Điều 9) Cho tới năm 1985 trên đà pháp điển hoá pháp luật hình sự thì lần đầu tiên tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mới được quy định trong đạo luật hình sự là BLHS năm
1985 tại Điều 186 với tên tội là “Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng”; cho tới lần ban hành BLHS vào năm 1999 thì Điều 202 BLHS năm 1999 đã sửa tên tội thành “Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải" và sau này được sửa thành tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” Cho tới BLHS năm 2015 thì tội phạm này đã hoàn thiện hơn tên gọi và các quy phạm bên trong tại Điều 260 BLHS năm 2015 với tên gọi “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”
Để áp dụng vào thực tiễn quy định của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì các bộ, ban ngành có liên quan đã ban hành một
số văn bản áp dụng, hướng dẫn thi hành liên quan đến loại tội phạm này Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì hệ thống quy định của pháp luật liên quan đã được hình thành Xếp theo thứ tự cao thấp về nguồn của văn bản, có thể thấy có các nhóm văn bản sau: (i) văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: Chỉ thị 10 ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 100/2019/NĐ-
CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Trang 30giao thông đường bộ và đường sắt (ii) văn bản mang tính chất liên bộ của các bộ ngành trung ương như Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013; Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017; (iii) văn bản do
Bộ Công an ban hành như Thông tư số 63/2020/TT-BCA về quy trình thụ lý, tiếp nhận nguồn tin, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; vấn đề bồi thường thiệt hại đối với các vụ án tai nạn giao thông có yếu tố nước ngoài…; Quyết định số 768/2006/QĐ-BCA ngày 20/6/2006 về quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các
vụ tai nạn giao thông của lực lượng cảnh sát nhân dân
Riêng VKSND tối cao đã có nhiều văn bản thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới loại án này, điển hình như Hướng dẫn số 25/HD-VKSNDTC ngày 02/06/2021 về trách nhiệm THQCT, kiểm sát việc giải quyết các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, đường thủy do các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thụ lý, giải quyết; Văn bản số 4094/VKSTC-V2 ngày 27/10/2022 về việc hướng dẫn một số vướng mắc trong giải quyết các vụ, việc vi phạm quy định về tham gia giao thông; Văn bản số 170/QĐ-VKSTC ngày 05/05/2012 về Quy chế tạm thời Công tác THQCT, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định
Qua phân tích, tổng hợp quy định từ các văn bản pháp luật nêu trên, có thể thấy pháp luật về THQCT trong khỏi tố, điều tra các tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ đạt được một số kết quả rất tích cực như:
Thứ nhất, đã quy định khá chi tiết các dạng, mức vi phạm về tham gia
giao thông đường bộ, giúp các nhà áp dụng phân định giữa xử lý hành chính
và xử lý hình sự, tạo cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự những hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ