1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tt tieng viet nghiên cứu Đa dạng một số họ lưỡng cư Ở việt nam và tình trạng nhiễm nấm của chúng

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đa dạng một số họ lưỡng cư Ở Việt Nam và tình trạng nhiễm nấm của chúng
Tác giả Nguyễn Văn Thịnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo, GS.TS. Thomas Ziegler
Trường học Học viện Khoa học và Công nghệ
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 665,71 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của luận án + Đánh giá được mức độ đa dạng thành phần loài lưỡng cư thuộc các họ Cóc tía Bombinatoridae, Cóc mắt Megophryidae, Ếch cây Rhacophoridae và Cá cóc Salam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

1 Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Thiên Tạo

Viện nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2 Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS Thomas Ziegler

Trường Đại học Cologne, Đức

Phản biện 1: PGS.TS Lưu Quang Vinh

Phản biện 2: PGS.TS Trần Đức Hậu

Phản biện 3: PGS.TS Lê Đức Minh

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi…… giờ… , ngày……tháng… năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1 Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ

2 Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận án

Lưỡng cư (Amphibia) là lớp động vật có số lượng loài rất đa dạng với khoảng 8.700 loài phân bố rộng trên thế giới ngoại trừ vùng Bắc cực và Nam cực Theo Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên, tính đến tháng 12/2023 đã có 7.486 loài lưỡng cư được đánh giá phân hạng bảo tồn, trong

đó 36 loài được ghi nhận đã tuyệt chủng và 2 loài đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên, 722 loài xếp hạng Cực kì nguy cấp, 1.144 loài Nguy cấp, 406 loài Sẽ nguy cấp, 740 loài Gần bị đe dọa, 3.291 loài Ít quan tâm và 1.145 loài Thiếu dữ liệu để đánh giá

Khu hệ lưỡng cư của Việt Nam đa dạng về thành phần loài với nhiều loài mới được mô tả hàng năm Đến năm 2009, số lượng loài lưỡng cư ghi nhận đã tăng lên 186 loài và gần đây nhất số lượng loài lưỡng cư ghi nhận

đã tăng lên 295 Đặc biệt, có khoảng hơn 70 loài mới được mô tả dựa trên

bộ mẫu thu ở Việt Nam kể từ năm 2010 cho đến nay đến nay

Chytridiomycosis (Chytrid) là một bệnh truyền nhiễm do một chủng

nấm có tên khoa học là Batrachochytrium dendrobatidis (Bd), gây bệnh

trên các loài thủy sinh, dẫn đến sự suy giảm quần thể nhanh chóng hoặc tuyệt chủng của ít nhất khoảng 200 loài lưỡng cư Gần đây phát hiện ra

thêm một chủng nấm mới có tên khoa học là Batrachochytrium

salamandrivorans (Bsal)

Nhằm cung cấp thông tin về tình trạng nhiễm nấm gây bệnh cũng như đưa ra các giải pháp, dự báo, phòng chống, từ đó giảm thiểu hậu quả của chúng trong tương lai là hết sức cấp bách Trên cơ sở tính cấp thiết của

các vấn đề nghiên cứu, chúng tôi thực hiện Đề tài “Nghiên cứu đa dạng

một số họ lưỡng cư ở Việt Nam và tình trạng nhiễm nấm của chúng”

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

+ Đánh giá được mức độ đa dạng thành phần loài lưỡng cư thuộc các

họ Cóc tía (Bombinatoridae), Cóc mắt (Megophryidae), Ếch cây (Rhacophoridae) và Cá cóc (Salamandridae) ở Việt Nam

+ Đánh giá được tình trạng nhiễm nấm gây bệnh trên các loài lưỡng cư thuộc các họ Cóc tía, Cóc mắt, Ếch cây và Cá cóc ở Việt Nam

3 Các nội dung nghiên cứu chính của luận án:

- Đánh giá đa dạng thành phần loài lưỡng cư thuộc các họ: Cóc tía, Cóc

mắt, Ếch cây và Cá cóc tại KVNC

Trang 4

Theo thống kê của Amphibiaweb thì giai đoạn từ 2005 đến 2022 thì có khoảng 2.749 loài lưỡng cư được mô tả mới cho khoa học

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nêu sơ lược tình hình nghiên cứu theo hướng của đề tài ở các nước liền kề về địa lý hành chính với Việt Nam:

Ở Trung Quốc: Zhao & Adler (1993) ghi nhận có 274 loài lưỡng cư

Yang & Rao (2008) mô tả 115 loài lưỡng cư ghi nhận ở tỉnh Vân Nam Số lượng loài lưỡng cư của Trung Quốc đã tăng lên đến 370 loài trong công bố của Hiện nay ở Trung Quốc đã ghi nhận 590 loài cho nước này

Ở Lào: Số lượng loài lưỡng cư tăng từ 58 loài trong công bố của

Stuart et al (1999) lên khoảng 120 loài vào thời điểm hiện tại (tháng 12/2023)

Ở Cam-pu-chia: Ohler et al (2002) ghi nhận 34 loài; Grismer et al

(2008) ghi nhận 41 loài Stuart et al (2006) ghi nhận 30 loài ở khu vực miền núi thuộc phía Đông Cam-pu-chia, giáp ranh với Việt Nam và Hartmann et al (2013) ghi nhận 22 loài ở khu vực Tây Bắc Cam-pu-chia Hiện nay Cam-pu-chia ghi nhận khoảng 152 loài lưỡng cư (tháng 12/2023)

1.2 Lược sử nghiên cứu về đa dạng loài lưỡng cư ở Việt Nam

1.2.1 Các nghiên cứu về thành phần loài

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáng và cs (2009) về lưỡng cư ở Việt

Nam đã có lịch sử khá lâu đời Cuốn sách Les Batraciens de l’Indochine đã

mô tả 171 loài và phân loài lưỡng cư ở khu vực Đông Dương

Năm 1977, Đào Văn Tiến đã công bố khóa định loại 87 loài lưỡng

cư Nghiên cứu của Trần Kiên và cs (1981) đã thống kê thành phần loài động vật Miền Bắc Việt Nam (1955-1976) trong đó có 69 loài lưỡng cư Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận 82 loài lưỡng cư Nguyễn Văn Sáng và cs (2005) thống kê có 162 loài lưỡng cư Danh lục có

hệ thống và gần đây nhất của Nguyen et al (2009) đã ghi nhận tổng số 176 loài lưỡng cư ở Việt Nam

Trang 5

3

Các nghiên kể từ 2015 đến nay có 38 loài lưỡng cư mới ghi nhận và

mô tả với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam

Ở khu vực Tây Bắc: Phạm Văn Anh và cs (2017) ghi nhận 16 loài

thuộc 12 giống, 6 họ, 1 bộ ở khu vực đèo Pha Đin thuộc tỉnh Điện Biên và Sơn La Nguyễn Quảng Trường và cs (2017) nghiên cứu thành phần lưỡng

cư ở khu vực Mường Bang, Phù Yên (Sơn La) ghi nhận 22 loài thuộc 15 giống, 6 họ, 1 bộ Nghiên cứu của Trần Văn Huy và cs (2018) đã ghi nhận

2 loài ếch suối mới nâng tổng số loài được ghi nhận cho tỉnh Lai Châu lên

24 loài Phạm Văn Nhã và cs (2018) đã ghi nhận 12 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ và 1 bộ tại khu vực rừng Tông Lạnh, huyện Thuận Châu (Sơn La) Phạm Văn Anh và Nguyễn Quảng Trường (2019) đã công bố thành phần 14 loài lưỡng cư thuộc 6 họ ở khu vực Rừng xã Pú Bẩu, huyện Sông

Mã (Sơn La) Phạm Văn Anh và cs (2019) đã ghi nhận thành phần và đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của 36 loài lưỡng cư ở khu vực xã Mường Do, huyện Phù Yên (Sơn La) Phạm Văn Anh và cs (2022) đã ghi nhận thành phần của 43 loài lưỡng cư ở khu vực Khu BTTN Sốp Cộp, huyện Phù Yên (Sơn La)

Ở khu vực Đông Bắc: Pham et al (2017) ghi nhận bổ sung 2 loài Ếch

cây Rhacophorus kio và R rhodopus) cho tỉnh Hà Giang, đưa tổng số loài

lưỡng cư ghi nhận ở tỉnh này lên 54 loài và bò sát lên 57 loài Lương Mai Anh và cs (2019) nghiên cứu ở Khu BTTN Thần Sa-Phượng Hoàng (Thái Nguyên), đã ghi nhận 16 loài lưỡng cư trong đó ghi nhận 4 loài phân bố mới cho tỉnh này, nâng tổng số loài lưỡng cư ghi nhận cho khu bảo tồn này lên 26 loài lưỡng cư Pham et al (2020) đã ghi nhận 27 loài lưỡng cư, trong

đó có 10 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở khu vực biên giới giáp ranh Trung Quốc thuộc huyện Hải Hà (Quảng Ninh) Luong et al (2022) đã nghiên cứu và ghi nhận 32 loài lưỡng cư phân bố ở Khu BTTN Bản Thi-Xuân Lạc trong đó ghi nhận bổ sung 8 loài cho tỉnh Bắc Kạn

Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ: Ziegler et al (2015) nghiên cứu khu

hệ lưỡng cư, bò sát ở Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh đã ghi nhận 22 loài lưỡng cư thuộc 7 họ, 2 bộ Lê Trung Dũng và cs (2016) công bố danh sách thành phần loài lưỡng cư ở KBTTN Đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) với 17 loài thuộc 11 giống, 6 họ và 1 bộ Hoàng và cs (2022) đã ghi nhận vùng phân bố mới của loài Ngóe nước lợ Fejervarya moodiei ở 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình

Trang 6

4

Phân vùng núi cao Bắc Trường Sơn: Đậu Quang Vinh và cs (2016)

ghi nhận 6 loài thuộc 5 giống Êch cây ở KBTTN Pù Luông (Thanh Hóa) Nguyen et al (2016) ghi nhận 16 loài lưỡng cư tại KBTTN Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) Ông Vĩnh An và cs (2016) ghi nhận 9 loài thuộc 4 giống Ếch cây ở KBTTN Pù Huống (Nghệ An) Đỗ Văn Thoại và cs (2017) ghi nhận bổ sung 2 loài thuộc họ Megophridae ở tỉnh Nghệ An Phạm Thế Cường và cs (2019) đã nghiên cứu ở khu vực Rừng phòng hộ Động Châu (Quảng Bình) ghi nhận 30 loài lưỡng cư

Phân vùng núi cao Trung Trường Sơn: Dương Đức Lợi và cs (2016)

cung cấp danh sách 9 loài lưỡng cư thuộc họ Ranidae ở tỉnh Bình Định Nguyễn Thành Luân và cs (2016) ghi nhận bổ sung 5 loài Cóc lá nhỏ Leptobrachela cho VQG Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế), nâng tổng số loài ghi nhận được lên 51 loài Nghiên cứu của Do et al (2018) ghi nhận bổ sung 8 loài lưỡng cư nâng tổng số loài của tỉnh Phú Yên lên 33 loài Phạm Hồng Thái và cs (2019) đã cập nhập danh sách 19 loài lưỡng cư nâng tổng số loài lên 52 thuộc 8 họ, 2 bộ ở KBTTN Bà Nà-Núi Chúa (Đà Nẵng)

Phân vùng núi cao Nam Trường Sơn: Nguyễn Thành Luân và cs

(2017) bước đầu công bố thành phần loài lưỡng cư ở KBTTN Hòn Bà (Khánh Hòa) với 35 loài thuộc 6 họ, 12 giống Cao Tiến Trung và cs (2019) ghi nhận 6 loài thuộc họ Ranidae ở KBTTN Núi Ông (Bình Thuận)

Phân vùng đồng bằng sông Cửu Long: Goodall & Faithfull (2010)

ghi nhận 8 loài lưỡng cư ở VQG U Minh Thượng (Kiên Giang)

Phân vùng ven biển Miền Nam: Poyarkov (2011) đã thống kê được

11 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, 2 bộ ở VQG Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)

Khu vực Tây Nguyên: Một số nghiên cứu tiêu biểu tại các tỉnh Lâm

Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, được trình bày chi tiết trong luận án

Số loài mới cung cấp dẫn liệu cho khoa học và ghi nhận cho Việt Nam mới tăng lên rõ rệt trong thời gian qua, số loài ghi nhận vào năm 2009

là 176 loài, đến tháng 12 năm 2023 có khoảng 301 loài

Các nghiên cứu về các họ Cóc tía, Cóc mắt, Ếch cây và Cá cóc ở Việt Nam

Các nghiên cứu về họ Cóc tía ở Việt Nam

Họ cóc tía ghi nhận một loài duy nhất phân bố ở Việt Nam Bombina

microdeladigitora Liu, Hu & Yang, 1960

Trang 7

5

Gần đây đã xác nhận loài Cóc tía phân bố ở Việt Nam và Nam Trung

Quốc là loài Bombina microdeladigitora, còn loài Bombina maxima được

coi là đặc hữu của miền trung Trung Quốc

Hiện nay mới chỉ ghi nhận loài B microdeladigitora phân bố ở vùng

núi cao miền Bắc (cụ thể các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang), do đó cần có những nghiên cứu tiếp theo về loài này ở Việt Nam

Các nghiên cứu về họ Cóc mắt ở Việt Nam

Họ Cóc mắt đã ghi nhận 68 loài thuộc 9 giống phân bố ở Việt Nam:

Leptobrachella, Leptobrachium, Oreolalax, Atympanophrys, Boulenophrys,

Brachytarsophrys, Ophryophryne, Xenophrys

Nghiên cứu từ năm 2015 đến nay có 20 loài mới cho khoa học được

phát hiện và mô tả với mẫu chuẩn ở Việt Nam bao gồm: Giống Leptobrachella (13 loài), Giống Boulenophrys (5 loài), Giống Xenophrys (1 loài)

Ngoài ra, có 9 loài được ghi nhận phân bố mới cho Việt Nam gồm:

Leptobrachella aerea, L eos, L melica, L minima, L niveimontis, L yingjiangensis, L shiwandashanensis, Leptobrachium lunatum, Atympanophrys gigantica, Boulenophrys daweimontis và Ophryophryne synoria

Orlov et al (2015) đã mô tả 1 loài mới cho khoa học, Megophrys

latidactyla với mẫu chuẩn được thu tại KBTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An loài

này có đặc điểm hình thái tương đồng với loài Megophrys

papebralespinosa Tuy nhiên Wu et al (2019) dựa trên dữ liệu hình thái và

sinh học phân tử đã đề xuất loài Megophrys latidactyla nên được coi là tên đồng nghĩa của loài M papebralespinosa, biến đổi hình dạng màng bơi có thể

do biến đổi về mùa sinh sản của loài

Mahony et al (2017) chia giống Megophrys thành 7 phân giống:

Atympanophrys, Brachytarsophrys, Megophrys, Ophryophryne, Xenophrys, Pelobatrachus, Panophrys Trong đó, Việt Nam có đại diện của 5 phân giống: Atympanophrys, Brachytarsophrys, Ophryophryne, Xenophrys, Panophrys

Giống Megophrys chỉ phân bố ở In-đô-nê-xi-a và Pelobatrachus chỉ phân bố ở

Xinh-ga-po, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin

Nghiên cứu của Mahony et al (2018) về phân tích sinh học phân tử

của các quần thể loài Xenophrys major đã chỉ ra rằng các mẫu vật ở Việt Nam được định loại lại là loài X maosonensis Loài X major chỉ phân bố ở

khu vực Đông Bắc Ấn Độ

nhiên, việc phân loại học vẫn còn nhiều bàn luận, do đặc điểm hình

thái tương đồng Dựa vào mối quan hệ phát sinh loài và dữ liệu hình thái

Trang 8

6

Các nghiên cứu về họ Ếch cây ở Việt Nam

Nghiên cứu của Smith (1924) đã đánh giá đa dạng các loài lưỡng

cư ở khu vực cao nguyên Langbian và mô tả 6 loài Ếch cây mới cho Việt

Nam gồm: Rhacophorus annamensis, R calcaneus, Kurixalus gryllus,

Thelodemar laeve, Feihyla palpebralis và F vittata

Theo Bourret (1937) mô tả 4 loài Ếch cây mới bao gồm: Philautus

maosonensis, Zhangixalus dorsoviridis, Gracixalus gracilipes, Theloderma bicolor

Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài: Hiện nay ghi nhận phân bố của 86 loài thuộc 13 giống ở Việt Nam

Các nghiên cứu từ năm 2015 đến nay có 18 loài mới cho khoa học được phát hiện và mô tả với mẫu chuẩn ở Việt Nam

Pyron & Wein (2011) đã phân tích quan hệ di truyền của các loài lưỡng cư trên thế giới dựa trên hơn 2800 loài

Yu et al (2019) đã mô tả loài mới Zhangixalus pachyproctus dựa trên sinh học phân tử nhóm loài đồng hình Z smaragdinus, khẳng định loài Z

smaragdinus không có phân bố ở phía Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam

Li et al (2019) cho thấy các loài trong giống Rhacophorus sensu lato được phân thành ba giống riêng biệt gồm: Rhacophorus sensu stricto,

Leptomantis và Zhangixalus Trong đó có hai giống: Rhacophorus sensu

stricto và Zhangixalus phân bố ở Việt Nam

Theo Nguyen et al (2020) đã đánh giá quan hệ di truyền của các loài

Ếch cây thuộc giống Kurixalus và Gracixalus, cung cấp thông tin đề xuất loài Gracixalus waza là tên đồng danh của loài G nonggangensis

Dubois et al (2021) đã đánh giá lại mối quan hệ di truyền của các

loài lưỡng cư trên thế giới Nghiên cứu đã đề xuất tách giống Vampyrius từ giống Rhacophorus với một loài duy nhất là V vampyrus

Các nghiên cứu về họ Cá cóc ở Việt Nam

Ở Việt Nam ghi nhận 2 giống là Paramesotriton và Tylototriton với

9 loài; giống Paramesotriton gồm 2 loài: Giống Tylototriton ghi nhận 7 loài phân bố ở miền Bắc từ Hà Giang đến Kon Tum: T anguliceps, T

ngoclinhensis, T pasmansi, T sparreboomi, T thaiorum, T vietnamensis,

T ziegleri Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Zang et al (2018) đã giải mã toàn bộ hệ gen ty thể của loài

Paramesotriton deloustali tại Việt Nam và ghi nhận vùng phân bố của loài

này từ Trung Quốc

Bernardes et al (2020) dựa vào nghiên cứu hình thái và phân tích di

Trang 9

7

truyền trên gen ty thể đã mô tả 2 loài mới tên là Tylototriton pasmansi và T

sparreboomi trong nhóm loài T asperrimus phức tạp ở Việt Nam

Poyarkov et al (2021) mô tả loài Tylototriton thaiorum tại Nghệ An, trước đây ghi nhận nhầm lẫn với loài T notialis (loài đặc hữu của Lào)

Phùng Mỹ Trung và cs (2023) phát hiện loài mới có tên Cá cóc

ngọc linh Tylototriton ngoclinhensis tại khu vực núi Ngọc Linh (Kon Tum)

1.3 Lược sử nghiên cứu về bệnh nấm trên các loài lưỡng cư

1.3.1 Tình trạng nhiễm nấm trên các loài lưỡng cư trên thế giới

Bệnh nấm Chytridiomycosis (Chytrid) ở lưỡng cư do 2 chủng nấm

Batrachochytrium gây ra đó là: Batrachochytrium dendrobatidis (Bd) và Batrachochytrium salamandrivorans (Bsal)

Năm 2014, một chủng nấm ký sinh gây bệnh trên lưỡng cư khác

ngoài Batrachochytrium dendrobatidis đã được biết đến từ châu Á và châu

Âu, đó là Batrachochytrium salamandrivorans Martel et al (2014) cho

thấy ảnh hưởng của nấm gây ra sự suy giảm số lượng của loài

Paramesotriton deloustali ở Hà Lan vào năm 2013

Theo Rodriguez et al (2014) giả thuyết rằng mầm mống của dịch bệnh được ghi nhận ở Châu Mỹ Latinh

Bletz et al (2015) nghiên cứu sự xuất hiện rộng rãi của chủng nấm

gây bệnh Bd trong các quần thể lưỡng cư hoang dã ở Madagascar

Việc buôn bán sinh vật làm cảnh và các hoạt động khác của con

người cũng góp phần rất lớn vào việc phát tán chủng nấm Bd

1.3.2 Tình trạng nhiễm nấm trên các loài lưỡng cư ở Việt Nam

Nguyen et al (2013) đã khảo sát về mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng

của chủng nấm Bd đối với các loài Cá cóc tại Việt Nam Kết quả phân tích sự hiện diện của nấm Chytrid trong bệnh phẩm thu từ da của 19 mẫu của loài T

asperrimus và 104 mẫu của loài T vietnamensis bằng phản ứng (PCR)

Rowley et al (2013) đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm nấm Bd trên lưỡng cư ở

một số quần thể tại Ngọc Linh (Kon Tum)

Các nghiên cứu của Martel et al (2014) cũng đã phát hiện một số

quần thể của các loài thuộc giống Cá cóc sần Tylototriton ở Việt Nam bị nhiễm bệnh nấm Bd và Bsal

Năm 2020, Tapley et al đã nghiên cứu sự xuất hiện của chủng nấm

Bd và Bsal trên các loài lưỡng cư ở VQG Hoàng Liên (Lào Cai)

1.3.3 Cơ chế gây bệnh của chủng nấm trên các loài lưỡng cư

Bào tử chủng nấm Bsal có khả năng phá hủy tế bào da của Cá cóc

Trang 10

8

trưởng thành Các kỹ thuật sử dụng có thể kết hợp giữa quan sát bằng kính hiển

vi điện tử và kỹ thuật PCR định lượng (qPCR)

Chủng nấm Bsal tạo ra từ hai loại bào tử có khả năng lây nhiễm:

Loại di chuyển trùng roi và loại có màng bọc ở dạng bào tử

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Khảo sát thực địa được tiến hành từ tháng 05 năm 2017

đến tháng 08/2023 với 20 đợt khảo sát và 78 ngày thực địa

- Địa điểm: Khảo sát thực địa được thực hiện ở 10 tỉnh và phân tích

mẫu vật thu thập ở 14 tỉnh, hiện đang được lưu trữ tại IEBR và VNMN

2.1.2 Tư liệu nghiên cứu

- Dựa vào kết quả phân tích 234 mẫu vật: trong đó 2 mẫu được mô tả mới cho khoa học và 101 mẫu mới ghi nhận vùng phân bố cho tỉnh; trình tự gen

ND2 của 43 mẫu vật thuộc giống Tylototriton; trình tự gen ND2 của 15 mẫu vật và 16S của 9 mẫu vật thuộc giống Paramesotriton được sử dụng

trong phân tích di truyền; 848 mẫu nấm được thu trên các loài lưỡng cư

- Đánh giá giá trị bảo tồn của các loài lưỡng cư ở khu vực nghiên cứu dựa

trên: Nghị định 84/2021/NĐ-CP, Phụ lục CITES 2022, Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2024)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Khảo sát thực địa

Thời gian từ 09h:00-15h:00 với các loài Cóc tía và Cá cóc; Cóc mắt

và Ếch cây thu thập và đo đạc mẫu vật thời gian từ 18h:00-24h:00

Thu mẫu nấm dùng tăm bông quét và xoay tròn đều trên da ở mặt bụng, mặt dưới đuôi (đối với Cá cóc) và đùi của một số loài lưỡng cư

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- Với 28 chỉ tiêu về kích thước trên cả lưỡng cư có đuôi và không đuôi, được đo bằng thước kẹp Mitutoyo đơn vị đo với độ chính xác đến 0,1

có điều chỉnh

- Phần mềm PAST Hammer et al (2001) được để phân tích thống kê

và so sánh mức độ tương đồng và sai khác giữa các loài có sự tương đồng cao về hình thái ở Việt Nam

Trang 11

9

- Kiểm định ANOVA được sử dụng để so sánh giữa các quần thể của

loài Paramesotriton deloustali và giữa các loài thuộc giống Tylototriton tại

Việt Nam

- Phân tích sinh học phân tử được thực hiện tại Phòng bảo tồn Thiên nhiên-Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Phòng Hệ gen học miễn dịch, Viện Nghiên cứu hệ gen

- Mẫu tách chiết DNA được sử dụng bộ kit Qiagen, Đức Qui trình real-time PCR, mồi sử dụng cho từng họ là khác nhau; Mẫu vật sử dụng trong phân tích di truyền được trích dẫn nguồn tham khảo

- Phương pháp nghiên cứu được phối hợp với các chuyên gia Bỉ được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số FWO.106NN.2015.02 và mã số 106.05-2019.334; Dự án (GOF3816N) của Quỹ Nghiên cứu-Flanders (FWO), Vương quốc Bỉ

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đa dạng thành phần loài trong 4 họ Cóc tía, Cóc mắt, Ếch cây và

Cá cóc

3.1.1 Danh mục các loài ghi nhận

Dựa vào kết quả phân tích 234 mẫu, chúng tôi đã ghi nhận 41 loài thuộc 4 họ, 2 bộ Trong đó 1 loài thuộc họ Cóc tía, 13 loài thuộc họ Cóc mắt, 19 loài thuộc họ Ếch cây, 8 loài thuộc họ Cá cóc (Bảng 3.1)

Trong đó, có 6 loài ở mức EN (Nguy cấp) thuộc SĐVN (2007); Có

8 loài thuộc Danh lục Đỏ IUCN (2024); Có 8 loài thuộc phụ lục II CITES 2022; Có 8 loài thuộc NĐ 84/2021/NĐ-CP

Trong danh sách thành phần loài ghi nhận các loài:

Brachytarsophrys cf feae (theo Poyarkov et al 2023; He et al 2024), Kurixalus cf bisacculus (theo Nguyen et al 2020, Mo et al., 2023), Raorchestes cf parvulus (theo Du et al., 2024), Rhacophorus cf napoensis

Li, Liu, Yu & Sun, 2022 (theo Li et al 2022; Nguyen et al 2024) là những loài có phân bố rộng ở Việt Nam và các nước lân cận cũng như có tình trạng phân loài còn nhiều phức tạp Nghiên cứu sinh vẫn đang tiếp tục thu thập dữ liệu hình thái và sinh học phân tử bổ sung, để có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về các nhóm loài phức tạp này

Trang 12

10

Bảng 3.1 Danh sách thành phần loài lưỡng cư ở khu vực nghiên cứu

(Ghi chú: * ghi nhận mới vùng phân bố; ** ghi nhận loài mới cho khoa học)

BỘ KHÔNG ĐUÔI ANURA Fischer von Waldheim, 1813

Họ cóc tía Bombinatoridae (Gray, 1825)

1 Cóc tía Bombina microdeladigitora (Liu, Hu & Yang, 1960) Lai Châu, Lào Cai

Họ cóc mắt Megophryidae (Bonaparte, 1850)

2 Cóc mắt lớn Atympanophrys gigantica (Liu, Hu & Yang, 1960) Lai Châu

3 Cóc mắt cao bằng Boulenophrys caobangensis (Nguyen, Pham, Nguyen,

4 Cóc mắt jingdong Boulenophrys jingdongensis (Fei & Ye, 1983)* Lào Cai,

Lai Châu

5 Cóc mắt đùi đỏ Boulenophrys rubrimera (Tapley, Cutajar, Mahony,

Nguyen, Dau, Nguyen, Luong & Rowley, 2017)* Lai Châu, Lào Cai

6 Cóc mày phê Brachytarsophrys cf feae (Boulenger, 1887) Cao Bằng

7 Cóc mày na hang Leptobrachella nahangensis (Lathrop, Murphy, Orlov & Ho,

8 Cóc mày đêm khuya Leptobrachella nyx (Ohler, Wollenberg, Grosjean, Hendrix,

9 Cóc mày sung Leptobrachella sungi (Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 1998) * Hà Giang

10 Ếch gai hàm sa pa Leptobrachium ailaonicum (Yang, Chen & Ma, 1983) * Lai Châu

Trang 13

11

13 Cóc núi miệng nhỏ Ophryophryne microstoma (Boulenger, 1903) Kon Tum, Lào Cai, Gia

Lai

14 Cóc mắt mẫu sơn Xenophrys maosonensis (Bourret, 1937) Vĩnh Phúc, Lào Cai,

Nghệ An

Họ ếch cây Rhacophoridae (Hoffman, 1932 (1858))

15 Nhái cây chân mảnh Gracixalus gracilipes (Bourret, 1937) Lai Châu, Cao Bằng

16 Nhái cây sa pa Gracixalus sapaensis Matsui, Ohler, Eto & Nguyen, 2017 Lai Châu

17 Ếch cây tay-lơ Kurixalus cf bisacculus (Taylor, 1962) Lai Châu

18 Nhái cây hải nam Kurixalus hainanus (Zhao, Wang & Shi, 2005) Cao Bằng, Hà Giang

19 Ếch cây hồng kông Polypedates megacephalus (Hallowell, 1861) Cao Bằng, Hà Giang

21 Nhái cây tí hon Raorchestes cf parvulus (Boulenger, 1893) Lai Châu, Cao Bằng

23 Ếch cây he-len Rhacophorus helenae Rowley, Tran, Hoang & Le, 2012 Đồng Nai

24 Ếch cây ki-ô Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006* Cao Bằng, Bắc Kạn

25 Ếch cây óc-lop Rhacophorus orlovi Ziegler & Köhler, 2001* Hà Giang, Bắc Kạn

26 Ếch cây na pha Rhacophorus cf napoensis Li, Liu, Yu & Sun, 2022 Lai Châu

27 Ếch cây sần hà khẩu Theloderma hekouense Du, Wang, Liu & Yu, 2022* Cao Bằng

28 Ếch cây sần khôi Theloderma khoii Ninh, Nguyen, Nguyen, Hoang,

Siliyavong, Nguyen, Le, Le & Ziegler, 2022** Hà Giang

29 Ếch cây lưng xanh Zhangixalus dorsoviridis (Bourret, 1937) Lai Châu

Ngày đăng: 01/10/2024, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Tương quan hình thái giữa - Tt tieng viet nghiên cứu Đa dạng một số họ lưỡng cư Ở việt nam và tình trạng nhiễm nấm của chúng
Hình 3.1. Tương quan hình thái giữa (Trang 17)
Hình 3.2. Tương quan chiều dài cơ  thể giữa các loài Cá cóc thuộc giống - Tt tieng viet nghiên cứu Đa dạng một số họ lưỡng cư Ở việt nam và tình trạng nhiễm nấm của chúng
Hình 3.2. Tương quan chiều dài cơ thể giữa các loài Cá cóc thuộc giống (Trang 17)
Hình  3.3.  So  sánh  các  đặc  điểm  hình  thái  giữa  loài  P.  deloustali  và  P.  guangxiensis (trái trên); Phân tích PCA mô tả không gian hình thái giữa 2 loài - Tt tieng viet nghiên cứu Đa dạng một số họ lưỡng cư Ở việt nam và tình trạng nhiễm nấm của chúng
nh 3.3. So sánh các đặc điểm hình thái giữa loài P. deloustali và P. guangxiensis (trái trên); Phân tích PCA mô tả không gian hình thái giữa 2 loài (Trang 18)
Bảng 3.3. Thành phần loài lưỡng cư ghi nhận nhiễm nấm Bsal tại Việt Nam. - Tt tieng viet nghiên cứu Đa dạng một số họ lưỡng cư Ở việt nam và tình trạng nhiễm nấm của chúng
Bảng 3.3. Thành phần loài lưỡng cư ghi nhận nhiễm nấm Bsal tại Việt Nam (Trang 20)
Bảng 3.4. Tình trạng nhiễm nấm Bd và Bsal trên các loài Cá cóc thuộc giống Paramesotriton tại Việt Nam - Tt tieng viet nghiên cứu Đa dạng một số họ lưỡng cư Ở việt nam và tình trạng nhiễm nấm của chúng
Bảng 3.4. Tình trạng nhiễm nấm Bd và Bsal trên các loài Cá cóc thuộc giống Paramesotriton tại Việt Nam (Trang 21)
Bảng 3.5. Tình trạng nhiễm nấm Bd và Bsal trên các loài Cá cóc thuộc giống Tylototriton tại Việt Nam - Tt tieng viet nghiên cứu Đa dạng một số họ lưỡng cư Ở việt nam và tình trạng nhiễm nấm của chúng
Bảng 3.5. Tình trạng nhiễm nấm Bd và Bsal trên các loài Cá cóc thuộc giống Tylototriton tại Việt Nam (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w