Trên cơ sở các các nhiệm vụ được ĐHQGHN giao, Ban QLDA Trường Đại học Việt Nhật ĐHVN đã tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án, tiêu biểu là: Dự án Phát triển các Đại học Q
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước
sử dụng ngân sách nhà nước
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực QLDA ĐTXD được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như: sách, các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, Luận án tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ,… Các nghiên cứu trong lĩnh vực này khá đa dạng và phong phú, tiêu biểu có một số công trình như sau:
Ngô Quang Minh, 2015 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội Luận văn
Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã có những đánh giá rất chi tiết về các hoạt động ĐTXD công trình trên địa bàn huyện Mê Linh trong thời gian vừa qua Tác giả đã tổng kết được những kết quả đạt được và nêu, ra các mặt hạn chế của công tác quản lý hoạt động ĐTXD bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp huyện Mê Linh có cơ sở để quản lý hiệu quả hơn đối với hoạt động này Đỗ Thị Hải Yến, 2015 Quản lý các dự án công nghệ thông tin tại Cục
Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã hệ thống, làm rõ những lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý các dự án công nghệ thông tin Luận văn đã phân tích rõ về thực trạng, các hạn chế về công tác quản lý các dự án Công nghệ thông tin tại Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLDA
Lê Anh Tuấn, 2017 Quản lý dự án Đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã nêu được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về các dự án ĐTXD dựng bằng nguồn vốn NSNN, đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án ĐTXD, phân tích, đánh giá thực trạng, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý các dự án ĐTXD
Lại Thị Duyên, 2017 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn quận Hà Đông - Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLDA sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn quận Hà Đông trong giai đoạn chuẩn bị dự án và thực hiện dự án Tuy nhiên nội dung Luận văn mới chỉ phân tích một số nội dung cơ bản về cơ sở lý luận, thực trạng công tác QLDA sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn quận Hà Đông
Nguyễn Đình Tuấn Vũ, 2019 Hoàn thiện công tác quản lý dự án Đầu tư tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai Luận văn Thạc sĩ
Trường Đại học Thủy lợi Tác giả chỉ ra rằng, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, chất lượng và hiệu quả xây dựng công trình chưa cao là do những yếu kém trong QLDA đầu tư từ khâu tổ chức quản lý, xây dựng quy trình quản lý hoặc thậm chí là chất lượng đội ngũ cán bộ QLDA ĐTXD
Vũ Thị Quỳnh Hương, 2019 Quản lý dự án Đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN tại Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng - Văn phòng Quốc hội
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý dự án xây dựng; khái niệm, nội dung quản lý dự án; các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN Phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLDA ĐTXD tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng - Văn phòng Quốc hội thời gian qua, từ thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng - Văn phòng Quốc hội trong thời gian tới
Nguyễn Khắc Mạnh, 2020 Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng chuyên ngành của Tổng cục Hải quan Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác QLDA ĐTXD chuyên ngành Phân tích công tác QLDA ĐTXD trên cơ sở các nội dung về: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, nghiệm thu, thanh quyết toán dự án và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án Với những nghiên cứu cụ thể thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA ĐTXD tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành của Tổng cục Hải quan
Nông Thị Thanh Nga, 2020 Hoàn thiện công tác Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng Thành phố Bắc Kạn
Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tác giả đã phân tích, đánh giá về thực trạng QLDA ĐTXD từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm
2017 -2019, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA ĐTXD tại cho giai đoạn 2020 - 2025
Phạm Văn Nghĩa, 2021 Tăng cường quản lý các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Tạp chí Tài chính, số 748 Kỳ 1 tháng 03/2021, trang 116-118 Bài viết nghiên cứu tình hình quản lý các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN giai đoạn từ năm 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, qua đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN
Có thể thấy rằng, công tác QLDA ĐTXD là nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra Do vậy, việc quản lý dự án sẽ giúp cho dự án triển khai thực hiện một cách an toàn, ít rủi ro và đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án Từ đó, có thể nhận xét về các nghiên cứu đã công bố nêu trên như sau:
Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
- Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất
- Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, “dự án” được hiểu là “Điều có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động” Như vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyển động, hành động
- Theo tác giả Phan Hồng Giang, 2012 Giáo trình bài giảng môn Quản lý dự án Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN Dự án
“là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới”
- Theo tác giả Nguyễn Quốc Duy, 2012 Chuyên đề Quản trị dự án
Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Dự án “là một nỗ lực phức tạp, không thường xuyên, mang tính chất đơn nhất được thực hiện trong điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, ngân sách, nguồn lực và các tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”
- Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 Dự án “bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các dự án, đề án đầu tư phát triển khác”
Tóm lại, dự án là một tập hợp các hoạt động, nhiệm vụ được sắp xếp một cách phù hợp, có liên quan đến nhau được thực hiện bằng những nguồn lực nhất định trong khoảng thời gian xác định và có thời hạn bắt đầu, kết thúc được tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
1.2.1.2 Dự án đầu tư xây dựng
- Theo Từ điển Tiếng Việt, “đầu tư là bỏ công sức, tiền bạc vào việc gì đó để có được lợi ích”
- Theo tác giả Nghiêm Văn Dĩnh, 2019 Tổ chức Quản lý thực hiện dự án Trường Đại học Giao thông Vận tải:
+ Dự án đầu tư “là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định Những dự án đầu tư phải thông qua hoạt động xây dựng mới thực hiện được mục đích đầu tư được gọi là dự án đầu tư xây dựng công trình”
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình “là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ trốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định”
- Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2009
Cẩm nang hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án nguồn vốn ODA do ADB tài trợ tại Việt Nam Dự án ĐTXD công trình “là dự án đầu tư liên quan đến việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ”
- Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Dự án đầu tư xây dựng “là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định”
Tóm lại, dự án đầu tư xây dựng là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được xác định nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu nhất định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực Theo góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, thiết bị, nhân lực,… nhằm tạo ra sản phẩm mới hay các kết quả về tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài
1.2.1.3 Dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước “là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” hay Vốn NSNN có nghĩa là tất cả các nguồn vốn khác nhau của Nhà nước dựa trên các khoản thu, chi trong quỹ NSNN để đầu tư vào một dự án công nào đó Những khoản thu, chi này của Nhà nước đều được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm cụ của nhà nước
Trong thực tế, hoạt động NSNN là hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước, hoạt động này rất đa dạng và phong phú, được tiến hành hầu hết trên các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể KT-XH
Thu ngân sách Nhà nước bao gồm “các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật” Chi ngân sách Nhà nước bao gồm “các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” Như vậy, toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản do Chính phủ vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi NSNN và các khoản viện trợ của các tổ chức nước ngoài là vốn NSNN
Các hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định Đằng sau những hoạt động thu chi tài chính đó chứa đựng nội dung KT-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Để đảm bảo chất lượng cho quá trình nghiên cứu, các dữ liệu sử dụng phải đầy đủ, chính xác và khách quan Các thông tin, số liệu liên quan được dùng cho việc phân tích, đánh giá về công tác QLDA ĐTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN được thực hiện từ năm 2019-2022 Đối với dữ liệu về cơ sở lý luận được lấy từ các nguồn như: các Bộ Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các Nghị định của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một số Văn bản hướng dẫn của các Bộ, ban ngành có liên quan về công tác QLDA ĐTXD Ngoài ra tác giả còn tham khảo các nguồn khác gồm sách, giáo trình bài giảng, bài báo trên các tạp chí, Luận văn Thạc sĩ,… về chủ đề QLDA ĐTXD
Tác giả đã sử dụng các số liệu thu thập được làm số liệu nghiên cứu như: các Báo cáo quyết toán thu, chi của Ban QLDA Trường ĐHVN; báo cáo tổng hợp tình hình giải ngân các gói thầu của Phòng Hành chính - Tổng hợp; Báo cáo tổng hợp về kết quả lựa chọn nhà thầu của Phòng Phát triển dự án; Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 và Kế hoạch phát triển ĐHQGHN giai đoạn 2021-2025; Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng ĐHQGHN,… Trên cơ sở đó, tác giả sẽ phân tích, đánh giá về thực trạng thực hiện công tác QLDA ĐTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN giai đoạn 2019-2022 ở Chương 3 và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLDA ĐTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN tại Chương 4.
Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu
2.2.1 Phương pháp thống kê, mô tả
Thống kê mô tả giúp người đọc hiểu được tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về các thông số của dữ liệu, các
Tất cả các số liệu thống kê mô tả là các thông số đo lường xu hướng tập trung hoặc là các thông số đo lường biến động, hay còn được gọi là các thông số đo lường sự phân tán của dữ liệu Các thông số đo lường xu hướng tập trung xác định giá trị trung bình hoặc giá trị nằm ở giữa của các tập dữ liệu Trong khi đó, các thông số đo lường biến động tập trung vào sự phân tán dữ liệu Cả hai loại thông số này đều có thể sử dụng nhằm giúp mô tả được tính chất của dữ liệu đang được phân tích
Phương pháp mô tả được tác giả sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được thông qua việc tóm tắt đơn giản bằng sơ đồ, bảng biểu, cùng với việc kết hợp phân tích Qua đó, phân tích định lượng về số liệu trong luận văn Có rất nhiều kỹ thuật được tác giả sử dụng trong luận văn như: Biểu diễn dữ liệu bằng sơ đồ trong đó các sơ đồ mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng biểu
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhiều trong chương 3, bằng các bảng biểu, hình vẽ nhằm làm nổi bật kết quả hoàn thành các hạng mục của dự án, việc sử dụng nguồn vốn dự án Luận văn đã minh chứng cho các luận điểm đưa ra và đánh giá thực trạng công tác QLDA ĐTXD
2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng trong tất cả các Chương của Luận văn
Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm, các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về QLDA ĐTXD Mặt khác dựa trên các dữ liệu thô thứ cấp, phương pháp này còn được sử dụng để đánh giá các vấn đề về thực trạng QLDA ĐTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN Số liệu thu thập sẽ được chọn lọc và nhập vào bảng tính của phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu có liên quan tới các nội dung trong công tác QLDA ĐTXD Kết quả phân tích được tổng hợp có hệ thống theo sơ đồ và bảng biểu
Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm đưa ra các đánh giá, nhận xét khái quát cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn của vấn đề
Tại Chương 1, trên cơ sở phân tích nội dung chủ yếu của các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung Luận văn mà tác giả đã nêu, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp một số kết quả nghiên cứu chủ yếu và nhận định về khoảng trống nghiên cứu
Tại Chương 3, trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác QLDA ĐTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá về công tác này tại Ban QLDA Trường ĐHVN, từ đó nêu ra các mặt còn hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế
Tại Chương 4, trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận về định hướng phát triển và hoàn thiện công tác QLDA ĐTXD cũng như xu hướng quản lý trong lĩnh vực QLDA, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA ĐTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN
Phương pháp này cần phải đảm bảo một số điều kiện có thể so sánh được của số liệu về không gian, nội dung và tính chất Tùy mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh cụ thể là về thời gian hoặc không gian Kết quả so sánh nhằm đánh giá mức độ tăng, giảm và đưa ra các kết luận về thực trạng QLDA ĐTXD, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể
Trong Luận văn, tác giả thu thập các số liệu tại Ban QLDA Trường ĐHVN từ năm 2019-2022 và tiến hành so sánh theo chiều ngang để biết được sự biến động của các chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh chủ yếu ở Chương 3 của Luận văn với mục tiêu phân tích rõ về thực trạng công tác QLDA ĐTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN, qua đó có cái nhìn rõ hơn về xu hướng quản lý trong lĩnh vực QLDA ĐTXD.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT
Tổng quan về Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
3.1.1 Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) tiền thân là Viện Đại học Đông Dương được thành lập năm 1906 đặt trụ sở tại số 19 phố Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (thời Pháp thuộc là phố Boulevard Bobillot)
Năm 1945, trên cơ sở Đại học Đông Dương, Trường Đại học Quốc gia Việt Nam được thành lập, khai giảng khoá đầu tiên vào ngày 15/11/1945 dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Trụ sở của Trường vẫn đặt tại số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội
Ngày 10/12/1993, tại Nghị định số 97/CP của Chính phủ, ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội ĐHQGHN hoạt động theo Quy chế về Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 05/9/1994
Tính đến nay, cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN bao gồm 36 đơn vị, trong đó: Cơ quan ĐHQGHN (Văn phòng, 09 Ban chức năng và Khối Văn phòng Đảng - Đoàn thể) và 35 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, gồm: 09 trường đại học thành viên; 02 trường trực thuộc; 01 Khoa trực thuộc và 02 Trung tâm đào tạo môn chung; 05 Viện nghiên cứu khoa học thành viên; 02 Viện nghiên cứu khoa học trực thuộc; 14 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc; 08 tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặc biệt (01 Trung tâm, 02 Văn phòng, 02 Quỹ phát triển, 03 Câu lạc bộ Ngoài ra bên trong các trường đại học thành viên của ĐHQGHN còn có 04 trường Trung học Phổ thông (THPT) gồm (Trường THPT chuyên Ngoại Ngữ; Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên; THPT chuyên Khoa học Xã hội và nhân văn; Trường THPT Khoa học Giáo dục) và 01 Trường THCS (Trường THCS Ngoại Ngữ)
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, hiện nay quy mô đào tại ĐHQGHN không ngừng tăng để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhân lực với gần 55.000 các hệ đào tạo (trong đó có khoảng 5.900 bậc THPT, THCS; khoảng 40.000 sinh viên hệ chính quy, khoảng 9.000 học viên cao học và nghiên cứu sinh) và gần 995 sinh viên quốc tế Các chỉ số về phát triển đội ngũ cán bộ không ngừng tăng lên đã góp phần gia tăng chỉ số xếp hạng đại học, tiêu biểu là khoảng 2.500 cán bộ khoa học, gần 1.400 giảng viên thỉnh giảng, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học/giảng viên cơ hữu đạt 65%; tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ đạt 61%; tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư trên tổng số giảng viên cơ hữu có thời điểm đạt 19,8%; tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư/cán bộ khoa học đạt 19%
Những thành quả trên các mặt hoạt động đã giúp ĐHQGHN tiếp tục có bước chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, khẳng định danh tiếng, xác lập vị trí đại học hàng đầu Việt Nam và ghi danh vào nhóm các trường đại học có vị thế cao trong khu vực và thế giới Vị trí xếp hạng của ĐHQGHN trong các bảng xếp hạng uy tín thế giới luôn được duy trì và gia tăng ĐHQGHN liên tục xếp vị trí số 1 Việt Nam và nằm trong nhóm 801-1000 thế giới theo các bảng xếp hạng Times Higher Education (THE), QS Một số lĩnh vực của ĐHQGHN nằm trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu thế giới Cũng theo xếp hạng của THE, các chỉ số về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế của ĐHQGHN đứng đầu trong nhóm các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam Đặc biệt, mới đây nhất, ĐHQGHN được xếp vào nhóm 101-150 các cơ sở giáo dục đại học dưới 50 năm thành lập có chất lượng hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS Đặc biệt, với sứ mệnh là đại học tiên phong trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, ĐHQGHN đã phối hợp với các đơn vị đối tác xây dựng và phát triển các nền tảng hỗ trợ hệ thống giáo dục quốc dân; lan tỏa, phát triển văn hóa chất lượng; cầu nối giữa người học và các nhà tuyển dụng như: Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học, hênh chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp, kênh đào tạo tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nền tảng kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp,…
3.1.2 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: VJU – Project Management Department; viết tắt là VJU-PMD) tiền thân là Ban Quản lý Trường Đại học Việt Nhật được thành lập theo Quyết định số 2589/QĐ-ĐHQGHN ngày 30/7/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 14/10/2016, trên cơ sở triển khai các các nhiệm vụ được giao, Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định số 3170/QĐ-ĐHQGHN đổi tên Ban Quản lý Trường Đại học Việt Nhật thành Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
3.1.2.2 Vị trí pháp lý, chức năng và nhiệm vụ
Ban QLDA Trường ĐHVN là đơn vị phục vụ, dịch vụ trực thuộc ĐHQGHN, hoạt động theo cơ chế đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Ban QLDA Trường ĐHVN chịu sự quản lý trực tiếp của ĐHQGHN, có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, các quy định, chính sách của Nhà nước và quy định của ĐHQGHN
Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của Nhà tài trợ nước ngoài và các dự án liên quan khác do Giám đốc ĐHQGHN giao
Chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị dự án: Dự án Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQGHN; Dự án ĐTXD Trường ĐHVN;
Dự án ĐTXD Khu ký túc xá số 4 thuộc Dự án ĐTXD Ký túc xá sinh viên (QG-HN05),… Đầu mối làm việc với các đối tác thuộc Chính phủ Nhật Bản; các Bộ, ban, ngành và đơn vị có liên quan ở trong và ngoài ĐHQGHN nhằm xúc tiến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho Trường Đại học Việt Nhật
Thực hiện các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ, tư vấn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật và của ĐHQGHN; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc ĐHQGHN giao
* Về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA Trường ĐHVN gồm: Lãnh đạo Ban; Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Phát triển dự án; Phòng Quản lý dự án
Lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN gồm Trưởng ban và không quá
02 Phó Trưởng ban Trưởng ban chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc ĐHQGHN về các hoạt động của Ban Phó ban giúp việc cho Trưởng ban, được thay mặt Trưởng ban chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban
Trưởng ban, Phó Trưởng Ban do Giám đốc ĐHQGHN quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm
Các phòng chức năng: Các phòng chức năng trực thuộc Ban QLDA Trường ĐHVN có nhiệm vụ thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được Trưởng ban giao Đứng đầu phòng chức năng là trưởng phòng Giúp việc trưởng phòng chức năng có 01 phó phòng Trưởng phòng, phó trưởng phòng chức năng trực thuộc do Trưởng ban quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm
Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA Trường ĐHVN như sau:
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA Trường ĐHVN
(Nguồn: Phòng Phát triển dự án Ban QLDA Trường ĐHVN, năm 2022)
Nhân sự của Ban Quản lý bao gồm đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) và người lao động do ĐHQGHN quy định Trên cơ sở xác định vị trí việc làm và mô tả công việc, Trưởng Ban tổ chức xây dựng Đề án vị trí việc làm, kế hoạch tuyển dụng hằng năm và trình Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt, việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức và người lao động thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN
Số lượng cán bộ viên chức, người lao động thực tế hiện nay đang làm
Phòng Phát triển dự án Phòng Hành chính
Phòng Quản lý dự án
Phó Trưởng Ban việc tại Ban QLDA Trường ĐHVN và theo Quyết định phê duyệt vị trí việc làm của ĐHQGHN như sau:
Bảng 3.1 Thông tin về tình hình nhân sự tại Ban QLDA Trường ĐHVN
(theo vị trí việc làm)
Nhân sự thực tế Chức vụ
Phó Trưởng Ban 01 Phó Trưởng ban
Trưởng phòng/ Kế toán trưởng 01 01 Phụ trách Phòng/
Phụ trách kế toán Chuyên viên hành chính, nhân sự kiêm thủ quỹ 01 01 Chuyên viên
Kế toán viên 02 01 Chuyên viên
3 Phòng Phát triển dự án 03 05
4 Phòng Quản lý dự án 03
(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp Ban QLDA Trường ĐHVN, năm 2022) 3.1.2.4 Một số kết quả hoạt động của Ban QLDA Trường ĐHVN
Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
* Về công tác Tài chính - Kế toán Đã tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn, ngắn hạn phục vụ các hoạt động của Ban Lập dự toán, theo dõi việc chấp hành dự toán và quản lý nguồn thu, thanh quyết toán tài chính của Ban hàng năm theo quy định của ĐHQGHN và quy định hiện hành
Thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán hiện hành và quản lý, theo dõi Đầu tư cơ sở vật chất Thực hiện việc tính lương, các khoản thù lao khác và quản lý theo dõi, quyết toán thuế thu nhập các nhân, thực hiện báo cáo thuế theo định kì quy định của nhà nước và kiểm soát hồ sơ, chứng từ, theo dõi nguồn kinh phí, thanh toán, rút tiền kinh phí tại kho bạc và ngân hàng, thực hiện quản lý, thanh toán đúng hạn, đúng quy định
3.2 Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
3.2.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch vốn và kế hoạch tiến độ dự án 3.2.1.1 Công tác lập kế hoạch vốn
Thiếu vốn hoặc không bố trí vốn kịp thời là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ dự án và có thể phát sinh kinh phí cho các dự án Nhận thức được tầm quan trọng đó, Lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN đã hết sức quan tâm và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, để triển khai công tác lập kế hoạch vốn, Ban QLDA Trường ĐHVN đã xây dựng một bộ phận chuyên trách gồm các cá nhân có kinh nghiệm và năng lực thuộc các phòng chuyên môn để thực hiện
Trước khi triển khai lập kế hoạch vốn cho một dự án cụ thể hoặc kế hoạch vốn hằng năm của Ban QLDA Trường ĐHVN, Lãnh đạo Ban QLDA của Ban nhằm: xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên trong kế hoạch đầu tư đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối vốn cho dự án; đánh giá khả năng thực hiện và tiến độ giải ngân của từng hạng mục công việc, từng dự án cụ thể,… để bản kế hoạch đưa ra có tính khả thi cao, đảm bảo bám sát mục tiêu và tiến độ của dự án
Trong quá trình lập kế hoạch vốn, Ban QLDA Trường ĐHVN luôn chú trọng đến các quy định của Nhà nước cũng như các hướng dẫn của ĐHQGHN Tính đến nay, Ban QLDA Trường ĐHVN đã được ĐHQGHN bố trí số vốn cụ thể như sau:
Bảng 3.2 Tổng hợp các nguồn vốn Ban QLDA Trường ĐHVN quản lý
STT Thời gian giao vốn Đơn vị
Số vốn đƣợc giao (triệu đồng) Tổng
Chi thường xuyên, không thường xuyên
Chi dự án đầu tư Chi khác
(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp Ban QLDA Trường ĐHVN, năm 2022)
Theo số liệu bảng trên thấy rằng, trong giai đoạn 2019-2022, mặc dù công tác lập kế hoạch vốn đã có kết quả khá tốt và đã được ĐHQGHN bố trí vốn để Ban QLDA Trường ĐHVN chủ động sử dụng cho các hoạt động của Ban, tuy nhiên công tác lập kế hoạch vốn vẫn còn một số hạn chế, cụ thể: kế hoạch còn phải điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch vốn của ĐHQGHN; công tác lập kế hoạch vốn chưa xét hết đến các yếu tổ ảnh hưởng, rủi ro; kế hoạch vốn lập còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài do phải chờ cơ quan có thẩm quyền xem xét, kiểm tra và thẩm định trước khi bố trí,… Từ đó, vốn bố trí chưa kịp thời (cụ thể từ năm 2021-2022, Ban QLDA Trường ĐHVN không được bố trí thêm nguồn vốn cho các hoạt động chi dự án đầu tư) dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao và ảnh hưởng đến các hoạt động của Ban nói chung và công tác QLDA ĐTXD nói riêng, do vậy, trong thời gian tới Ban QLDA Trường ĐHVN cần có các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục các tồn tại nêu trên
3.2.1.2 Công tác lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án
Lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý dự án Với mỗi dự án cụ thể, kế hoạch đưa ra phù hợp sẽ giúp tổ chức quản lý dự án sử dụng tối ưu các nguồn lực để mang lại hiệu quả nhất về kinh tế, góp phần đưa dự án hoàn thành đúng thời gian
Việc lập kế hoạch tiến độ cho dự án nhằm đưa ra bức tranh tổng quan về dự án cũng như có định hướng chung để quản lý Thông qua bản kế hoạch, dự đoán và ngăn chặn rủi ro, dự toán các chi phí và các vấn đề khác liên quan
Tại Ban QLDA Trường ĐHVN, công tác lập kế hoạch tiến độ được thực hiện do bộ phận kế hoạch thuộc Phòng Phát triển dự án chủ trì Trước khi lập kế hoạch, tiến độ cho dự án, Ban QLDA Trường ĐHVN thường tổ chức các cuộc họp giữa bộ phận lập kế hoạch và các phòng nghiệp vụ của Ban để thu thập các thông tin có liên quan và cùng nhau phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, các công việc dự kiến triển khai thực hiện,…
Sau khi dự thảo xong bản kế hoạch, bộ phận lập kế hoạch sẽ báo cáo, xin ý kiến Lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN nhằm hoàn thiện kế hoạch trước khi triển khai thực hiện tới các bộ phận và các bên có liên quan
Trong quá trình thực hiện, hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc hàng quý hoặc hàng năm, bộ phận giám sát, quản lý dự án sẽ theo dõi, đánh giá tình hình triển khai thực tế so với kế hoạch, tiến độ đã lập để cập nhật, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp Cụ thể, qua theo dõi, giám sát nhận thấy:
+ Đối với Dự án WB, thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 59 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 16 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 là đối với dự án nhóm
A, thời gian thẩm định không quá 40 ngày, tuy nhiên theo thực tế, thời gian thẩm định dự án kéo dài hơn 4 tháng Chi tiết kế hoạch tiến độ và tình hình thực hiện cụ thể như sau:
Hình 3.2 Kế hoạch tiến độ dự kiến thực hiện dự án WB
(Nguồn: Phòng Phát triển dự án Ban QLDATrường ĐHVN, năm 2022)
Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV
2 Lập đề xuất dự án
Lập đề xuất dự án 1,0
Phê duyệt đề xuất dự án 1,0
3 Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre
Lựa chọn nhà thầu lập Pre FS 0,3
Lập và xin ý kiến các bên Pre FS 1,0
Bộ Kế hoạch & Đầu tư thẩm định Pre FS 2,0
Hoàn thiện Pre FS; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Pre FS 1,0
4 Khảo sát địa chất tỷ lệ 1/500
Lựa chọn nhà thầu khảo sát 1,5
Tổ chức Khảo sát địa chất 0,5
Phê duyệt Khảo sát địa chất 0,2
5 Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS)
Công tác chuẩn bị lập FS 2,0
Lựa chọn nhà thầu lập FS 1,5
Tổ chức lập và xin ý kiến các bên FS 3,0
Bộ Xây dựng thẩm định FS 1,5
Hoàn thiện FS; trình ĐHQGHN phê duyệt FS 4,5
6 Lập, thẩm định, phê duyệt TK BVTC và dự toán 18,0
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC SỐ
Hình 3.3 Tiến độ thực tế thực hiện dự án WB (Nguồn: Phòng Phát triển dự án Ban QLDA Trường ĐHVN, năm 2022)
+ Đối với Dự án JICA, thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 là đối với dự án nhóm A, thời gian thẩm định không quá 45 ngày, tuy nhiên theo thực tế, thời gian thẩm định đã kéo dài hơn 4 tháng Chi
Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV
2 Lập đề xuất dự án
Lập đề xuất dự án 1,0
Phê duyệt đề xuất dự án 1,0
3 Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre
Lựa chọn nhà thầu lập Pre FS 0,3
Lập và xin ý kiến các bên Pre FS 1,0
Bộ Kế hoạch&Đầu tư thẩm định Pre FS 2,0
Hoàn thiện Pre FS; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Pre FS 1,0
4 Khảo sát địa chất tỷ lệ 1/500
Lựa chọn nhà thầu khảo sát 1,5
Tổ chức Khảo sát địa chất 0,5
Phê duyệt Khảo sát địa chất 0,2
5 Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS)
Công tác chuẩn bị lập FS 2,0
Lựa chọn nhà thầu lập FS 1,5
Tổ chức lập và xin ý kiến các bên FS 3,0
Bộ Xây dựng thẩm định FS 4,5
Hoàn thiện FS; trình ĐHQGHN phê duyệt FS 5,5
6 Lập, thẩm định, phê duyệt TK BVTC và dự toán 20,0
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC SỐ
Hình 3.4 Kế hoạch tiến độ dự kiến thực hiện dự án JICA
(Nguồn: Phòng Phát triển dự án Ban QLDA Trường ĐHVN, năm 2022)
Hình 3.5 Tiến độ thực tế thực hiện dự án JICA (Nguồn: Phòng Phát triển dự án Ban QLDA Trường ĐHVN, năm 2022)
Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III
2 Khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500
Lựa chọn nhà thầu khảo sát 1,0
Thẩm định Khảo sát địa hình 2,0
Phê duyệt Khảo sát địa hình 1,0
3 Lập nhiệm vụ quy hoạch 1/500
Lập và xin ý kiến các bên về NVQH 6,0
Bộ Xây dựng thẩm định NVQH 2,0
Bộ Xây dựng phê duyệt NVQH 1,0
4 Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre
Công tác chuẩn bị lập Pre FS 8,0
Lựa chọn nhà thầu lập Pre FS 3,0
Lập và xin ý kiến các bên Pre FS 9,0 ĐHQGHN thẩm định Pre FS 1,0
Bộ Kế hoạch&Đầu tư thẩm định Pre FS 1,5
Hoàn thiện Pre FS; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Pre FS 4,0
Thi công dọn dẹp mặt bằng 1,3
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC SỐ
Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV
2 Khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500
Lựa chọn nhà thầu khảo sát 1,0
Thẩm định Khảo sát địa hình 2,0
Phê duyệt Khảo sát địa hình 1,0
3 Lập nhiệm vụ quy hoạch 1/500
Lập và xin ý kiến các bên về NVQH 7,0
Bộ Xây dựng thẩm định NVQH 4,0
Bộ Xây dựng phê duyệt NVQH 1,0
4 Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre
Công tác chuẩn bị lập Pre FS 8,0
Lựa chọn nhà thầu lập Pre FS 3,0
Lập và xin ý kiến các bên Pre FS 9,0 ĐHQGHN thẩm định Pre FS 1,0
Bộ Kế hoạch&Đầu tư thẩm định Pre FS 4,7
Hoàn thiện Pre FS; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Pre FS 6,0
Thi công dọn dẹp mặt bằng 1,3
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC SỐ
Từ thực trạng trên thấy rằng công tác lập kế hoạch tiến độ tại Ban QLDA Trường ĐHVN vẫn còn một số hạn chế, cụ thể: kế hoạch còn phải cập nhật điều chỉnh; công tác lập kế hoạch tiến độ còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài không lường hết được do có nhiều bên cùng tham gia thực hiện,… ngoài ra còn phụ thuộc vào năng lực của các cán bộ lập kế hoạch và trình độ của các cán bộ lập dự án ĐTXD Do vậy, trong thời gian tới, Ban QLDA Trường ĐHVN cần phải có những giải pháp nhằm hạn chế các tồn tại như trên
3.2.2 Thực trạng công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu
Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
Trải qua hơn 8 năm phát triển kể từ ngày thành lập đến nay, công tác QLDA ĐTXD tại Ban QLDA Trường ĐHVN ngày càng được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ ĐHQGHN giao Để đạt được kết quả đó, Lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN đã luôn quan tâm và chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các cán bộ viên chức, người lao động trong Ban QLDA Trường ĐHVN thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình đối với các công việc được giao, đặc biệt là công tác QLDA ĐTXD, do đó, nhiều gói thầu đã được hoàn thành đúng kế hoạch, đáp ứng mục tiêu đã đề ra, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu,… và góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả trong công tác QLDA ĐTXD của Ban QLDA Trường ĐHVN, cụ thể:
Thứ nhất, về công tác lập kế hoạch vốn: Các năm qua công tác lập kế hoạch vốn cơ bản là kịp thời và phù hợp, đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước và các hướng dẫn của ĐHQGHN
Trong giai đoạn năm 2019-2022, căn cứ vào chiến lược phát triển của ĐHQGHN, cũng như các nhiệm vụ ĐHQGHN đã giao Ban QLDA Trường ĐHVN đã phối hợp với các bên trong và ngoài ĐHQGHN triển khai thực hiện lập kế hoạch vốn cho dự án WB vay vốn Ngân hàng Thế giới và dự án JICA vay vốn của Chính phủ Nhật Bản, đây là hai dự án nhóm A có tổng số vốn đầu tư rất lớn (dự án WB là 123,18 triệu USD; dự án JICA khoảng 181,5 triệu USD) nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật hiện đại góp phần phát triển ĐHQGHN và Trường Đại học Việt Nhật Đối với giai đoạn chuẩn bị dự án, nguồn vốn cho 02 dự án nêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao bổ sung vào kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 Đối với giai đoạn thực hiện dự án, dự án WB đã được Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025
Về cơ bản công tác lập kế hoạch vốn tại Ban QLDA Trường ĐHVN trong các năm qua là phù hợp, đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước và các hướng dẫn của ĐHQGHN, phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của ĐHQGHN
Thứ hai, về công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu: Công tác lựa chọn nhà thầu cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch và không xảy ra khiếu kiện nào
Với vai trò là Chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị dự án đối với các dự án (dự án WB, dự án JICA,…), Ban QLDA Trường ĐHVN đã chủ động tổ chức triển khai các hoạt động đấu thầu theo đúng chức năng nhiệm vụ được ĐHQGHN giao, đảm bảo tuân thủ các quy định theo pháp luật về đấu thầu Toàn bộ 27 gói thầu đều lựa chọn được nhà thầu để ký kết hợp đồng, công tác lựa chọn nhà thầu cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch và không xảy ra khiếu kiện nào
Thứ ba, về công tác quản lý chất lượng các gói thầu: Cơ bản đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn của nhà nước
Mặc dù với số lượng nhân sự quản lý chất lượng tại Ban QLDA
Trường ĐHVN còn thiếu, tuy nhiên Lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN đã luôn tập chung chỉ đạo sát sao các phòng nghiệp vụ cũng như các cá nhân được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý chất lượng các gói thầu để công việc đạt hiệu quả, kết quả là 27/27 gói thầu trong giai đoạn năm 2019-2022 do Ban QLDA Trường ĐHVN quản lý cơ bản đảm bảo đúng mục tiêu đã đề ra, phần lớn các gói thầu được thực hiện đảm bảo chất lượng theo đúng hợp đồng đã ký kết và các quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước
Thứ tư, về công tác nghiệm thu, thanh toán các hợp đồng: Không để xảy ra sai phạm nào
Với sức ép giải ngân nguồn vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung vào kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 trước 31/12/2021, Lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN đã rất quan tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện đúng kế hoạch Ban QLDA Trường ĐHVN đã yêu cầu các cá nhân, các bộ phận có liên quan khẩn trương làm việc với các bên, xem xét đến các yếu tố, điều kiện để có giải pháp thực hiện Nhận thức được tầm quan trọng đó, căn cứ vào hợp đồng đã ký với các nhà thầu, bộ phận thanh toán đã lập kế hoạch giải ngân chi tiết theo hàng tháng để quản lý, theo dõi và thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên đến ngày 31/12/2021 với 27 hợp đồng đã ký kết, Ban QLDA Trường ĐHVN đã quyết toán hoàn thành được 24 hợp đồng;
02 hợp đồng giải ngân được 70% giá trị; 01 hợp đồng giải ngân được 40% giá trị Toàn bộ công tác nghiệm thu, thanh toán đều được kiểm tra chi tiết, không có sai phạm nào xảy ra và đã được Kho bạc nhà nước xem xét và chấp thuận
Thứ năm, về công tác giám sát, kiểm tra: Đã tiến hành thường xuyên và không phải xử lý các sai phạm
Về cơ bản công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động dự án tại Ban QLDA Trường ĐHVN là kịp thời Công tác này góp phần nâng cao hiệu quả vấn, các nhà thầu triển khai thực hiện công việc đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký Trong giai đoạn 2019-2022, toàn bộ 27 gói thầu Ban QLDA Trường ĐHVN quản lý không có gói thầu nào sai phạm dẫn đến phải xử lý
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được một số kết quả tốt trong công tác QLDA ĐTXD, song trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế đòi hỏi Ban QLDA Trường ĐHVN cần phải có các giải pháp khắc phục để hoàn thiện công tác QLDA ĐTXD tại Ban
Thứ nhất, công tác lập kế hoạch vốn còn phải điều chỉnh, do vậy, việc sử dụng nguồn vốn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng
Thứ hai, công tác lập kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án còn phụ thuộc vào chất lượng người lập và các yếu tố khách quan không lường trước được, dẫn đến kế hoạch phải điều chỉnh
Thứ ba, một số công việc trong quy trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu còn bị động, phải thuê đơn vị tư vấn thực hiện, do vậy có thể dẫn đến sai phạm về bảo mật thông tin trong quá trình tổ chức đấu thầu mà chủ đầu tư không rõ
Thứ tư, việc phối hợp giữa nhà thầu tư vấn với các bên có liên quan trong công tác quản lý chất lượng các gói thầu đôi khi chưa nhịp nhàng, chưa kịp thời dẫn đến hồ sơ phải sửa chữa làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án và chất lượng sản phẩm hợp đồng
Thứ năm, công tác nghiệm thu, thanh toán còn bộc lộ một số hạn chế, công tác lập hồ sơ còn chậm, việc lập hồ sơ nghiệm thu, thanh toán của các nhà thầu còn phụ thuộc vào năng lực các cán bộ thực hiện, nhân sự quản lý công tác thanh toán của Ban còn thiếu và phải kiêm nhiệm nhiều việc
Bối cảnh mới trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
Trong thời gian qua, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác vừa trải qua giai đoạn khó khăn về kinh tế do đại dịch Covid 19 xảy ra cùng với đó là những xung đột, mâu thuẫn giữa các nước như: Nga và Ukraine, Ấn Độ và Pakistan, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc,… đã kéo theo một loạt các khủng về tài chính, năng lượng, lương thực, hợp tác khoa học công nghệ, xuất nhập khẩu, thị trường lao động và đầu tư,…
Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, làm gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực dẫn đến sản xuất, kinh doanh bị trì trệ, làm đứt gãy nguồn “cung - cầu” lao động việc làm dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng,… khi đó nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng, thu không đủ chi, do vậy, nguồn vốn NSNN ĐTXD cơ sở vật chất, hạ tầng và mua sắm trang thiết bị cho ngành giáo dục nói chung và ĐHQGHN nói riêng cũng bị hạn chế,…
Ngoài ra, sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như cách mạng công nghệ 4.0 đã tác động ngày càng sâu sắc, nhiều chiều đến các quốc gia Công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số và làm thay đổi đời sống văn hóa, xã hội của con người cũng như cách con người tương tác, giao tiếp và kết nối với nhau, đặc biệt làm thay đổi phương thức quản lý của các tổ chức, cá nhân nhằm đạt được các kết quả tốt hơn Đối mặt với các tác động, ảnh hưởng nêu trên cũng như các nhân tố tiềm ẩn có thể xảy ra, nhằm giảm thiểu một số rủi ro cho dự án, cũng như chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để quản lý hiệu quả hơn nữa các dự án ĐTXD được ĐHQGHN giao quản lý, Ban QLDA Trường ĐHVN cần hoàn thiện công tác QLDA ĐTXD tại Ban là hết sức cần thiết.
Định hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
Ban Quản lý Trường Đại học Việt Nhật là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của ĐHQGHN, có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, các quy định, chính sách của Nhà nước và quy định của ĐHQGHN
Trong những năm qua, Ban QLDA Trường ĐHVN đã được ĐHQGHN giao triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chính gồm: (i) Là đầu mối làm việc với các đối tác thuộc Chính phủ Nhật Bản, các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan trong và ngoài ĐHQGHN nhằm xúc tiến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho Trường Đại học Việt Nhật; (ii) Thực hiện nhiệm vụ là Chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị dự án đối với các dự án: Dự án WB, dự án JICA, dự án KTX số 4,…
Trong thời gian tới các công việc sẽ tăng lên, đồng thời hiện nay bộ máy quản lý của Ban QLDA Trường ĐHVN còn nhiều biến động, một số vị trí chủ chốt còn thiếu Do vậy, để thực hiện các nhiệm vụ ĐHQGHN giao và nhằm chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, sẵn sàng nắm bắt những cơ hội trong thời kỳ công nghệ 4.0 để Ban QLDA Trường ĐHVN có thể quản lý tốt và hiệu quả các dự án trong thời gian tới, đặc biệt giai đoạn từ nay đến năm 2030, do vậy Ban QLDA Trường ĐHVN cần chú trọng hơn nữa trong việc định hướng các hoạt động của Ban, một trong các nội dung cần được định hướng đó là:
Một là, tiếp tục kiện toàn bộ máy trên cơ sở đề án vị trí việc làm được ĐHQGHN phê duyệt, nhằm phù hợp hơn trong thời kỳ công nghệ 4.0 đảm bảo tinh gọn, hiệu quả
Hai là, xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của Ban
Ba là, xây dựng, sửa đổi và ban hành một số quy chế, quy trình nhằm hướng dẫn, giám sát và quản lý để nâng cao chất lượng công việc, cụ thể: quy trình quản lý Văn thư lưu trữ; quy trình quản lý chất lượng công trình; quy trình nghiệm thu, thanh toán các hợp đồng; quy trình lựa chọn nhà thầu; quy chế phối hợp giữa các Phòng, Ban, đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN với Ban QLDA Trường ĐHVN; quy trình báo cáo, giám sát dự án,…
Bốn là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QLDA
Năm là, cải thiện hơn nữa công tác phối hợp với các Ban chức năng, các đơn vị thụ hưởng dự án thuộc ĐHQGHN và các Bên có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc
Sáu là, hướng tới là một Ban quản lý chuyên ngành để quản lý các dự án có nguồn vốn nước ngoài tại ĐHQGHN
Bảy là, chú trọng và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập kế hoạch, công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu, công tác quản lý chất lượng các gói thầu, công tác nghiệm thu thanh toán và công tác giám sát và kiểm tra,
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Trường Đại học Việt Nhật
4.3.1 Nâng cao năng lực bộ máy quản lý dự án
Chất lượng nhân lực là yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của dự án, đây là yếu tố chính quyết định đến hiệu quản công tác QLDA ĐTXD Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực bộ máy quản lý dự án như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách: Đội ngũ cán bộ chuyên trách là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tiến hành và quyết định chất lượng công việc Vì thế, lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN cần thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, kiện toàn đủ về số lượng, tốt về chất lượng và có nguồn dự trữ để đội ngũ cán bộ này luôn đáp ứng tốt yêu cầu công việc Làm tốt việc quy hoạch, sử dụng, đưa đi đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; chú trọng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực thực tiễn, nhất là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ chuyên trách Đồng thời, quan tâm đúng mức và giải quyết tốt chế độ, chính sách,… để cán bộ yên tâm công tác, tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, ra sức học tập để tự hoàn thiện bản thân, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Thứ hai, tăng cường công tác làm việc nhóm:
Làm việc nhóm nhằm giúp cho từng cá nhân, từng bộ phận phụ trách công việc phát hiện ra những sai sót để khắc phục, đồng thời, nâng cao tinh thần làm việc của mỗi thành viên, phát huy các ý tưởng nhằm đưa ra các giải pháp tốt nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận sẽ nâng cao hiệu quả trong công việc, tăng năng suất lao động
Thứ ba, xây dựng môi trường làm việc phù hợp:
Xây dựng môi trường làm việc phù hợp là một trong những nội dung hết sức quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu tại mỗi tổ chức Môi trường làm việc tốt thì mỗi cá nhân, cán bộ, viên chức và người lao động mới yên tâm làm việc tốt, phát huy hết thế mạnh và khả năng của mình trong công việc
Thứ tư, xây dựng chính sách sử dụng nhân sự hợp lý:
Xây dựng quy định về việc sử dụng cán bộ, viên chức và người lao động đảm bảo phù hợp với trình độ, năng lực Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, viên chức, đảm bảo đáp ứng về nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cũng như làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chính trị, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ
Ngoài ra cần đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức và người lao động hướng tới đánh giá dựa trên kết quả công việc
Thứ năm, nâng cao công tác tuyển dụng cán bộ:
Công tác tuyển chọn cán bộ, viên chức, người lao động phải công bằng, minh bạch Người được tuyển chọn phải đáp ứng về trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng
4.3.2 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch
Thực tiễn cho thấy, công tác lập kế hoạch có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả trong công tác QLDA ĐTXD Để hạn chế các tồn tại trong công tác lập kế hoạch tại Ban QLDA Trường ĐHVN, tác giả xin đề xuất một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN và cán bộ lập kế hoạch: Đối với lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch; thấy rõ việc nâng cao chất lượng công tác này là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phải được thể hiện rõ bằng văn bản Việc nâng cao chất lượng công tác kế hoạch phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung công việc và tình hình thực tiễn, bảo đảm tính khả thi cao; tổ chức thực hiện phải chặt chẽ, nghiêm túc; khắc phục triệt để tình trạng phó mặc cho cán bộ chuyên trách trong quá trình tiến hành công tác này Ngoài ra, cần thường xuyên tự quán triệt, học tập, tích lũy kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực thực tiễn trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát công tác lập kế hoạch Đối với cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác lập kế hoạch cần thường xuyên học tập, tích lũy kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực và bám sát thực tiễn, tình hình nhiệm vụ, kịp thời khắc phục những mặt yếu, tham mưu đúng, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định; nâng cao chất lượng nội dung, hình thức công tác lập kế hoạch:
Quy chế, quy định là hành lang pháp lý trong quá trình thực hiện; nội dung, hình thức phù hợp với thực tiễn không chỉ bảo đảm tính khả thi cao mà còn trực tiếp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch Vì vậy, thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định đối với công tác lập kế hoạch, bảo đảm tính khoa học, sự thống nhất là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN cần chỉ đạo sát sao, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện
Ngoài ra, xuất phát từ thực tiễn và nội dung cụ thể để vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác lập kế hoạch; tránh tình trạng dập khuôn máy móc trong quá trình thực hiện
Thứ ba, đổi mới phong cách, phương pháp trong công tác lập kế hoạch:
Lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, bồi dưỡng về phong cách, phương pháp làm việc cho đội ngũ cán bộ chuyên trách lập kế hoạch Cụ thể hóa các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách và phương pháp làm việc, giải quyết tốt các mối quan hệ với các bên có liên quan, để mỗi cán bộ làm công tác lập kế hoạch không ngừng nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch: Để nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, cần coi trọng và phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các cá nhân, các bộ phận và các bên có liên quan Ngoài ra, lãnh đạo Ban QLDA Trường ĐHVN cần nêu cao vai trò, trách nhiệm, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và có chủ trương, biện pháp phù hợp trong quy hoạch, thu hút, xây dựng, kiện toàn,… nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác kế hoạch Cán bộ lập kế hoạch phải luôn bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh đạo cấp trên; kịp thời báo cáo, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn
(nếu có), nhằm nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của dự án
4.3.3 Tăng cường chất lượng trong công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là nhằm tìm được nhà thầu có đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm và tài chính để triển khai thực hiện các công việc theo yêu cầu Để tăng cường chất lượng trong công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu cần chú trọng các vấn đề sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng theo đúng lộ trình theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các quy định hiện hành có liên quan Công khai, minh bạch tối đa thông tin trong đấu thầu
Thứ hai, tăng cường cử cán bộ chuyên môn liên quan đến công tác đấu thầu tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao về đấu thầu, nhất là về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đấu thầu qua mạng
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đi đôi với tăng cường công tác hậu kiểm về đấu thầu
Một số kiến nghị
* Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Một là, Tiếp tục xây dựng, điều chỉnh bổ sung hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về ĐTXD, đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và khả thi khi triển khai thực hiện
Hai là, Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành đảm bảo không chồng chéo nội dung quản lý Đổi mới hơn nữa việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho các địa phương trong việc QLDA ĐTXD
Ba là, Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án Kịp thời xử lý các vi phạm, thực hiện tốt chức năng giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư dự án
* Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội
Thứ nhất, ĐHQGHN quan tâm hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ như: quản lý dự án, đấu thầu, thanh quyết toán vốn đầu tư, hoàn công, lập kế hoạch,… cho cán bộ, viên chức và người lao động nhằm nâng cao trình độ, năng lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Thứ hai, Nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLDA ĐTXD, ĐHQGHN quan tâm hơn nữa trong việc thu xếp và cấp phát vốn cho các dự án ĐTXD, đảm bảo kịp thời, đầy đủ và phù hợp với kế hoạch tiến độ dự án
Thứ ba, Nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phối hợp cũng như phân cấp rõ quyền, trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện dự án ĐTXD trong ĐHQGHN, ĐHQGHN sớm nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh và ban hành các quy chế, quy định, cụ thể: Quy định phân công thực hiện nhiệm vụ QLDA ĐTXD trong ĐHQGHN; Quy định chi tiết về QLDA ĐTXD trong ĐHQGHN; Quy định phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận trong ĐHQGHN,… đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại ĐHQGHN.