1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển thị trường điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
Tác giả Lâm Ngọc Dương
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Hồng Điệp
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,59 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA DOANH NGHIỆP (14)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (14)
      • 1.1.1. Công trình nghiên cứu đã công bố (14)
      • 1.1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu (18)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường điện của doanh nghiệp (20)
      • 1.2.1. Một số khái niệm có liên quan (20)
      • 1.2.2. Vai trò phát triển thị trường điện của doanh nghiệp (22)
      • 1.2.3. Mục tiêu phát triển thị trường (22)
      • 1.2.4. Nội dung phát triển thị trường điện (23)
      • 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường điện của doanh nghiệp (30)
      • 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá công tác phát triển thị trường điện của các nhà máy điện . 23 1.3. Kinh nghiệm quản lý phát triển thị trường điện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và bài học (33)
  • CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp (38)
    • 2.2. Các phương pháp xử lý, phân tích số liệu (39)
      • 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả (39)
      • 2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp (40)
      • 2.2.3. Phương pháp so sánh (40)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM (41)
    • 3.1. Khái quát về thị trường điện Việt Nam (41)
      • 3.1.1. Giới thiệu về hệ thống điện quốc gia của Việt Nam (41)
      • 3.1.2. Tổng quan về Thị trường điện (43)
      • 3.2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (46)
      • 3.2.2. Thị phần của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (49)
    • 3.3. Phân tích thực trạng phát triển thị trường điện của PV Power (51)
      • 3.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy phát triển thị trường điện của Tổng công ty (51)
      • 3.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển thị trường điện của Tổng công ty (54)
      • 3.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện phát triển thị trường điện của Tổng công ty (60)
      • 3.3.4. Thực trạng hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý tham gia, phát triển thị trường điện cạnh tranh của Tổng công ty (70)
    • 3.4. Đánh giá các kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân (73)
      • 3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc (73)
      • 3.4.2. Những hạn chế (76)
      • 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế (78)
  • CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM (81)
    • 4.1. Bối cảnh và định hướng phát triển thị trường điện của PV Power (81)
      • 4.1.1. Bối cảnh phát triển thị trường điện của PV Power (81)
      • 4.1.2. Định hướng hoàn thiện phát triển thị trường điện của Tổng công ty (85)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện phát triển thị trường điện của Tổng công ty (88)
      • 4.2.1. Giải pháp đối với công tác đầu tƣ xây dựng các nhà máy điện để phát triển nguồn (0)
      • 4.2.2. Giải pháp đối với công tác lập kế hoạch phát triển thị trường điện của Tổng công ty (90)
      • 4.2.3. Giải pháp đối với công tác triển khai kế hoạch phát triển thị trường điện của Tổng công ty (91)
      • 4.2.4. Giải pháp đối với công tác kiểm tra, giám sát (95)
    • 4.3. Các kiến nghị (96)
      • 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, các cấp thẩm quyền (96)
      • 4.3.2. Kiến nghị với các đơn vị đầu mối cung cấp nhiên liệu (97)
  • KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 89 (99)

Nội dung

Việc phát triển thị trường điện đã được PV Power tập trung thực hiện trong giai đoạn vừa qua, tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế trong quá t

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA DOANH NGHIỆP

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Công trình nghiên cứu đã công bố

Việc nghiên cứu phát triển thị trường điện tại Việt Nam đã được các cấp Chính phủ và một số tác giả nghiên cứu tại các luận án, luận văn khoa học trong giai đoạn trước đây Trong quá trình nghiên cứu và tham khảo, tác giả luận văn này đã tìm kiếm và tiếp xúc đƣợc một số nội dung nghiên cứu ở cấp quốc gia và đề tài khoa học luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, với các nội dung sơ bộ nhƣ sau:

- Nghiên cứu về phát triển tổng thể ngành điện Quốc gia đã đƣợc Bộ Công Thương lập, Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ

2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) Trong đó đã nghiên cứu và quy định về chiến lược phát triển ngành điện của Việt Nam với định hướng và phương phát triển về: quy mô tổng công suất các nhà máy điện, loại hình nhà máy điện, phát triển lưới điện và đường truyền tải, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, với tổng phụ tải hàng năm tăng khoảng 8,6 ÷ 9,1% trong giai đoạn hiện nay

- Đối với việc nghiên cứu về phát triển thị trường điện nói chung của Việt Nam: + Tác giả Nguyễn Hoài Nam, trong Luận án Tiến sỹ Kinh tế phát triển về đề tài

Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam (năm 2018) đã hệ thống lại các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường điện, khảo cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường điện; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường điện tại Việt Nam, chỉ ra các kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này Các hạn chế được chỉ ra bao gồm: việc tăng trưởng nhu cầu phụ tải chƣa mang tính bền vững; việc sản xuất và cung ứng nguồn điện chƣa ổn định và có mức dự phòng hợp lý; sự tham gia của các doanh nghiệp vào thị trường phát điện còn hạn chế; các nguồn năng lƣợng tái tạo có tỷ trọng thấp và chƣa phát triển đúng tiềm năng; và việc quản lý vận hành thị trường điện cạnh tranh còn bộc lộ một số hạn chế Nguyên nhân của các hạn chế bao gồm: Việc dự phòng công suất phát điện của hệ thống điện Việt Nam còn ở mức thấp; còn tồn tại nhiều khó khăn, chƣa khuyến khích việc đầu tƣ vào sản xuất điện; cơ chế quản lý của các cấp thẩm quyền còn chƣa chặt chẽ, đầy đủ, cơ chế quản lý giá điện chƣa hợp lý

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển thị trường điện tại Việt Nam đến năm 2030 Các giải pháp phát triển thị trường điện tại Việt Nam được đưa ra xét đến các dự báo liên quan tới tăng trưởng kinh tế, xu hướng phát triển thị trường điện, và hướng đến việc khắc phục các nguyên nhân gây ra những hạn chế đối với sự phát triển thị trường điện tại Việt Nam, bao gồm: đảm bảo nguồn cung điện năng thông qua thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất điện; gia tăng nguồn cung điện năng từ năng lƣợng tái tạo; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch thị trường; và việc điều chỉnh, hoàn thiện các cơ chế chính sách trong công tác quản lý thị trường, khuyến khích đầu tư

+ Tác giả Nguyễn Thành Sơn, trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế về đề tài Xây dựng và phát triển thị trường Bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (năm 2014) đã nghiên cứu về việc phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh của Việt Nam Trong đó tác giả đã phân tích tổng quan về thị trường điện, điều tiết của Nhà nước đối với thị trường điện; nghiên cứu các mô hình tổ chức thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam, cấu trúc và cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, kinh nghiệm xây dựng phát triển thị trường điện cạnh tranh của các nước trên thế giới Đồng thời tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường điện hiện nay và sự cần thiết phải xây dựng, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam

Trong đó, tác giả đã chỉ ra các tồn tại của thị trường điện trong giai đoạn nghiên cứu theo các khía cạnh: i) Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thị trường điện: cá chủ thể có mối quan hệ chƣa thực sự minh bạch; và ii) Việc đầu tƣ phát triển lưới điện truyền tải chưa đồng bộ so với nhu cầu phụ tải ngày càng tăng của quốc gia Các nguyên nhân tồn tại được chỉ ra bởi việc tổ chức thị trường đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, chƣa hoàn toàn đảm bảo tính cạnh tranh bởi các đơn vị quản lý thị trường và các đơn vị vận hành mua bán điện, truyền tải, là các đơn vị trực thuộc EVN, trong khi EVN cũng sở hữu các nhà máy điện cạnh tranh cùng các đơn vị phát điện độc lập khác

Trên cơ sở phân tích thực trạng thị trường điện, các tồn tại của thị trường, tác giả đã đề xuất phương án tái cấu trúc ngành điện Việt Nam với mô hình và giải pháp xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, cơ bản bao gồm: i) Mở rộng quy mô thị trường bằng cách đa dạng hóa các chủ thể tham gia thị trường, huy động vốn đầu tư, giảm giá thành sản xuất và kinh doanh; ii) Tách biệt hoạt động của các khâu mua bán điện, điều độ thị trường điện, truyền tải điện và phát điện; giữa các khâu do Nhà nước quản lý và doanh nghiệp thực hiện; iii) Tách biệt các khâu cung cấp dịch vụ độc quyền với các khâu sẽ hoạt động cạnh tranh nhằm đảo bảo tính công bằng, minh bạch

+ Tác giả Lê Thị Thúy Hằng, trong Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật điện về đề tài

Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam (năm 2017) đã nghiên cứu về tổng quan thị trường điện tại Việt Nam, lộ trình phát triển thị trường điện, và phát triển thị trường bán buôn điện tại Việt Nam Trong đó tác giả nêu về các khái niệm, cơ chế chào giá và nguyên tắc vận hành thị trường điện và thị trường bán buôn điện tại Việt Nam; đánh giá các thuận lợi và khó khăn khi bắt đầu vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam

Trên cơ sở đó, tác giả đã nghiên cứu nguyên tắc vận hành, chiến lƣợc chào giá vận hành của nhà máy điện trên thị trường trong các trường hợp: nhà máy có chi phí sản xuất lớn, nhà máy có chi phí sản xuất thấp, trong các trường hợp được giao sản lƣợng điện hợp đồng Qc Tác giả cũng nghiên cứu cách tính toán thanh toán trong thị trường điện và thị trường bán buôn điện tại Việt Nam (có áp dụng phương pháp tính toán thanh toán cho NMĐ cụ thể là Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 4) để đảm bảo tối ƣu hiệu quả, bằng phần mềm Excel

- Đối với việc nghiên cứu về phát triển thị trường điện tại một đơn vị cụ thể: Tác giả Ngô Minh Đoàn, trong Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật về đề tài Nghiên cứu thị trường điện bán lẻ cạnh tranh – Áp dụng cho Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (năm 2019) đã nghiên cứu về tổng quan thị trường điện Việt Nam, sự cần thiết phải xây dựng thị trường điện cạnh tranh, nghiên cứu thị trường điện tại một số quốc gia trên thế giới, và giới thiệu mô hình thị trường điện cạnh tranh phát triển theo các cấp độ theo chiến lược thị trường điện của Việt Nam Luận văn cũng đề xuất mô hình vận hành thị trường bán lẻ điện và tính toán chi phí vận hành thị trường bán lẻ điện với quy mô giới hạn ở khu vực Điện lực Nam Sông Hương trực thuộc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc đã đƣa ra phương pháp vận hành phân phối điện bằng phương pháp thống kê và phân tích xu hướng dựa trên những số liệu thực tế tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Điện lực Nam Sông Hương; là cơ sở để định giá giá bán lẻ điện trong thị trường bán lẻ điện giai đoạn thử nghiệm 2021 – 2023 và từ năm 2023

- Nghiên cứu về việc tham gia chào giá vận hành của nhà máy điện trên thị trường điện cạnh tranh:

Tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, trong Luận án Tiến sỹ Kỹ thuật về đề tài Kỹ thuật dự báo trong vận hành thị trường điện Việt Nam (năm 2020) đã nghiên cứu về các phương pháp dự báo thị trường, các kỹ thuật xử lý chuỗi dữ liệu, các yếu tố tác động đến các mô hình dự báo phụ tải ngắn hạn Trên cơ sở việc nghiên cứu các mô hình dự báo đang được sử dụng trên thế giới, tác giả đã xây dựng phương pháp sử dụng Biểu đồ phụ tải chuẩn hóa đơn vị (SLP) làm bộ dữ liệu đầu vào; đề xuất phương pháp kết hợp xây dựng đường cong hồi quy bằng giải thuật huấn luyện SVR để ƣớc lƣợng, xử lý các vấn đề thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, dự báo phụ tải điện Trên cơ sở đó đã xây dựng giải thuật mới là Mô hình kết hợp SLP và SVR làm hàm dự báo; nghiên cứu và thử nghiệm kỹ thuật dự báo bằng các mô hình tiên tiến (SARIMA, Neural Network, Support Vector Regression, Random Forest để xây dựng các giải thuật để dự báo phụ tải theo từng tháng/ năm, ngày và từng chu kỳ (24/48 chu kỳ) trong ngày, qua đó phân tích và nghiên cứu dự báo cho vận hành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam Nghiên cứu cũng đã có phân tích sự tác động của các điều kiện hợp đồng CFD và giá thị trường đến các kết quả dự báo sản lượng điện hợp đồng Qc để hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro và tận dụng các biến động của thị trường để mang về lợi nhuận cao nhất

Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả dự báo đƣợc đánh giá là có độ sai số thấp (kết quả dự báo đã đƣợc kiểm chứng với hệ thống dữ liệu của 05 Tổng công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

1.1.2 Kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Thị trường điện cạnh tranh Việt Nam là thị trường được thành lập và vận hành trong khoảng thời gian ngắn, việc nghiên cứu cần có nhiều trải nghiệm thực tế và chuyên sâu về chuyên ngành, do vậy chƣa có nhiều đề tài/ luận án, luận văn nghiên cứu; tác giả luận văn chỉ mới tra cứu đƣợc một số luận văn, luận án với các nội dung nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phát triển thị trường điện, tham gia thị trường điện của các nhà máy điện đã nêu ở trên

Cơ sở lý luận về phát triển thị trường điện của doanh nghiệp

1.2.1 Một số khái niệm có liên quan

- Khái niệm điện năng: Điện năng là khái niệm dùng để chỉ năng lƣợng dòng điện hoặc công của dòng điện sản sinh Kể từ khi đƣợc tạo ra cho đến nay, điện năng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống cũng nhƣ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người Nhờ có điện năng các thiết bị mới có thể hoạt động Từ đó nâng cao chất lƣợng cuộc sống, hiệu suất công việc đồng thời tiết kiệm tài nguyên, thời gian cùng công sức lao động

- Khái niệm thị trường: Thị trường là một phạm trù kinh tế, gắn liền với nhu cầu trao đổi hàng hóa của con người Về khái niệm thị trường nói chung, thị trường là quá trình người mua, người bán tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hóa mua bán, hay nói cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ Đối với sản phẩm điện năng trên thị trường, là loại hàng hóa có tính đặc thù, đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, và là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Điện năng là loại sản phẩm vô hình, không thể nhìn thấy đƣợc, không thể dự trữ, tồn kho để sử dụng dần với quy mô lớn nhƣ các loại hàng hóa thông thường khác Quá trình sản xuất điện năng và truyền tải, tiêu thụ phải được thực hiện đồng thời để đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật trong vận hành, sản xuất, đảm bảo giữ việc ổn định liên tục lưới điện cho toàn bộ hệ thống điện Đồng thời, về mặt chất lƣợng sản phẩm, các nguồn điện khi đã đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để phát lên lưới (qua hệ thống trạm biến áp), đều có chất lượng như nhau, không có sự chênh lệch về mẫu mã, hình thức, chất lƣợng sản phẩm giữa các nhà sản xuất (nhà máy điện) như các sản phẩm thông thường khác

Nhƣ vậy, với các đặc thù về sản phẩm điện năng nói trên, cùng các khái niệm kinh tế liên quan đến thị trường, có thể hiểu chung nhất về khái niệm thị trường điện nhƣ sau:

- Khái niệm thị trường điện: Thị trường điện là nơi các nhà cung ứng điện năng và sử dụng điện gặp nhau, được xác định bằng giá mua điện trên thị trường, nhằm thỏa mãn các lợi ích kinh tế của người mua và người bán Sản phẩm điện năng được sản xuất và tiêu thụ đồng thời cùng thời điểm, các nhà sản xuất cạnh tranh nhau về giá bán và thời điểm phát điện, không có sự cạnh tranh về chất lƣợng, mẫu mã, hình thức sản phẩm

1.2.1.2 Phát triển thị trường điện của doanh nghiệp sản xuất điện Đối với khái niệm phát triển thị trường (Market Development Strategy) thông thường trong kinh tế, được hiểu là toàn bộ các chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp nhằm mục đích xác định và phát triển các sản phẩm hiện tại sang các thị trường mới Chiến lược này sẽ nhắm vào các đối tượng khách hàng tiềm năng mới mà không nằm trong phân khúc hiện tại

Với đặc thù của sản phẩm điện năng nêu trên khác biệt với các loại hình sản phẩm thông thường khác, đối với thị trường điện của các quốc gia chỉ có một đơn vị mua buôn duy nhất, việc phát triển thị trường điện là nhiệm vụ và mục tiêu chung của các thành phần tham gia hệ thống, bao gồm: Các cấp quản lý Nhà nước có trách nhiệm ban hành các chính sách nhằm tạo môi trường sản xuất, kinh doanh điện thuận lợi, khuyến khích các thành phần tham gia thị trường phát triển việc đầu tư, sản xuất điện để tăng nguồn cung điện; Đơn vị quản lý điều tiết vận hành thị trường thực hiện công tác điều tiết về kỹ thuật/ kinh tế để vận hành ổn định, liên tục toàn bộ thị trường điện; Đơn vị mua bán điện (duy nhất) sẽ thực hiện kinh doanh điện có hiệu quả, thực hiện điều tiết hài hòa việc mua điện của các đơn vị sản xuất và phân phối bán điện cho các hộ tiêu thụ nhỏ lẻ (các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,

…); Các đơn vị sản xuất điện thực hiện công tác đầu tƣ và sản xuất điện để ngày càng tăng trưởng, phát triển về quy mô, tăng nguồn cung điện cho hệ thống điện

Do vậy, khái niệm phát triển thị trường đối với các doanh nghiệp sản xuất điện đƣợc hiểu nhƣ sau:

Phát triển thị trường điện đối với các doanh nghiệp sản xuất điện là toàn bộ các công việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, giám sát thực hiện kế hoạch của đơn vị nhằm mục tiêu: i) Đẩy mạnh công tác đầu tƣ xây dựng các dự án điện mới nhằm phát triển nguồn cung, tăng quy mô sản xuất, tăng tổng công suất các nhà máy phát điện của doanh nghiệp trên thị trường; và ii) Thực hiện công tác sản xuất và kinh doanh điện đối với các nhà máy điện đã đƣa vào sản xuất, đảm bảo phát tối đa sản lƣợng trên cơ sở tối ƣu lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh Trên đây chính là quan niệm phát triển thị trường điện của doanh nghiệp sản xuất điện mà tác giả làm căn cứ để tiếp cận nghiên cứu luận văn này

1.2.2 Vai trò phát triển thị trường điện của doanh nghiệp

Thứ nhất, việc phát triển nguồn cung thông qua việc lập dự án, đầu tƣ xây dựng các nhà máy điện mới có hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển tăng tổng công suất và phát triển đa dạng các loại hình các nhà máy điện của doanh nghiệp; tăng sản lượng điện phát, tăng nguồn cung điện cho thị trường, đảm bảo mục tiêu an ninh năng lƣợng quốc gia Việc xác định quản lý chặt chẽ ngay từ giai đoạn lập dự án, đầu tƣ xây dựng ban đầu sẽ giúp công tác lập dự án đầu tƣ, và triển khai đầu tƣ xây dựng nhà máy điện đảm bảo tính tiết kiệm chi phí đầu tư; đồng thời việc đàm phán các thông số/chỉ tiêu thị trường điện cho NMĐ đảm bảo hiệu quả

Thứ hai, công tác phát triển thị trường đối với các nhà máy điện đã đưa vào sử dụng chính là việc quản lý các khâu chuẩn bị sẵn sàng nguồn nguyên, nhiên liệu, quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, định kỳ, nhằm giúp các nhà máy điện đảm bảo an toàn, khả dụng, vận hành sản lƣợng tối đa, tăng nguồn cung cho thị trường, đồng thời mang loại doanh thu, lợi nhuận đạt hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp

1.2.3 Mục tiêu phát triển thị trường

Mục tiêu phát triển thị trường điện nhằm mục đích:

- Nhằm tăng quy mô, tổng công suất các nhà máy điện, tăng sản lƣợng sản xuất tại các nhà máy điện của doanh nghiệp

- Đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí trong công tác đầu tƣ xây dựng nhà máy, và trong công tác bảo dƣỡng sửa chữa, quản lý vận hành nhà máy điện

- Đảm bảo chủ động sẵn sàng các điều kiện về khả dụng máy móc, nguyên liệu/ nhiên liệu, tài chính, nhân sự, … để vận hành nhà máy điện thường xuyên, liên tục

- Đảm bảo công tác chào giá vận hành trên thị trường điện của nhà máy điện đạt sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận tối ƣu trong công tác sản xuất kinh doanh điện

- Chuẩn bị sẵn sàng định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh điện, phù hợp với định hướng phát triển năng lượng của thế giới, của quốc gia, và các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính phủ

Như vậy, phát triển thị trường điện đối với nhà máy điện có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điện của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao quy mô, công suất sản xuất điện, đa dạng hóa các loại hình nhà máy điện; tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có về nguyên/ nhiên liệu, công suất và mức độ khả dụng của các máy móc thiết bị nhà máy, vận hành nhà máy điện đảm bảo ổn định và hiệu quả tối đa trên thị trường Việc phát triển thị trường điện là yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp tăng tối đa doanh thu, lợi nhuận, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện Đối với Tổng công ty sở hữu nhiều doanh nghiệp phát điện, mục tiêu phát triển thị trường điện là việc quản lý các đơn vị thành viên, các công ty con đạt được các mục tiêu nêu trên; ngoài ra Tổng công ty với vai trò là một Genco (tổng công ty phát điện) trong hệ thống điện của Việt Nam, còn quản lý để phát triển thị trường điện của Tổng công ty thêm nhiều nhà máy điện, với nhiều loại hình nhà máy điện phù hợp các chủ trương chuyển dịch năng lượng của thế giới, của Nhà nước, Chính phủ, để đảm bảo mục tiêu, chiến lƣợc phát triển bền vững của Tổng công ty

1.2.4 Nội dung phát triển thị trường điện

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Các tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố chính thức đƣợc gọi là tài liệu, số liệu thứ cấp (gọi chung là dữ liệu) Số liệu thứ cấp chỉ cung cấp các thông tin mô tả về tình hình, về quy mô của sự vật, hiện tƣợng, vấn đề, chứ không thể hiện các mối liên hệ bên trong của sự vật, vấn đề đang nghiên cứu Thu thập dữ liệu thứ cấp là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đề tài

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thập thông tin, tài liệu cho đề tài nghiên cứu Quá trình thu thập thông tin thứ cấp đƣợc thực hiện nhƣ sau:

 Bước 1 - Xác định dữ liệu thu thập để phục vụ cho đề tài:

Dữ liệu thu thập để phục vụ đề tài là các nguồn dữ liệu về tình hình hệ thống điện Việt Nam, dữ liệu về các chủ trương phát triển thị trường điện của Nhà nước, Chính phủ; các dữ liệu từ đơn vị quản lý vận hành trực tiếp hệ thống điện, liên quan đến nhu cầu phụ tải, giá điện thị trường, sản lượng điện hợp đồng, giá điện hợp đồng, … của toàn bộ thị trường, của các nhà máy điện trên thị trường nói chung, và của PV Power nói riêng trong hàng năm, tháng, ; và các dữ liệu, các chỉ tiêu SXKD liên quan đến công tác quản lý SXKD, quản lý phát triển thị trường điện của PV Power

 Bước 2 - Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong và bên ngoài:

Tác giả thu thập từ nội bộ Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam và các chi nhánh, đơn vị thành viên của Tổng công ty, và các thông tin từ thị trường điện, hệ thống điện quốc gia, các thông tin từ các cấp quản lý Nhà nước và đơn vị khác có liên quan, là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu quản lý phát triển thị trường điện của

 Bước 3 - Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp:

Sau khi xác định các loại dữ liệu, nguồn thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu nhƣ sau:

- Đối với các dữ liệu thu thập từ nội bộ Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên: Lập danh sách tài liệu cần thu thập; gặp người quản lý/ chuyên viên các Ban chuyên môn Tổng công ty, liên hệ người quản lý/ chuyên viên các Phòng chuyên môn của các Chi nhánh, đơn vị thành viên đề xuất mƣợn một số tài liệu theo danh sách Sau khi đƣợc chấp thuận, và gửi tài liệu (file mềm), sẽ mang in tài liệu, ghi chép và lưu trữ lại những nội dung có liên quan đến việc nghiên cứu

- Đối với các dữ liệu thu thập từ nguồn bên ngoài:

• Lên mạng internet, sử dụng các công cụ tìm kiếm (google) để tìm các bài viết trên các website, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ có nội dung liên quan đến công tác quản lý phát triển thị trường điện nói chung và của các nhà máy điện/ đơn vị quản lý nhà máy điện nói riêng

• Lựa chọn và đọc tóm tắt tài liệu để lựa chọn những ý chính phục vụ cho công tác nghiên cứu luận văn

 Bước 4 - Nghiên cứu chi tiết dữ liệu:

Tác giả xem lại mục tiêu nghiên cứu, các nội dung tổng thể và chi tiết cần nghiên cứu; xác định nội dung, mức độ chi tiết và mức độ chính xác của dữ liệu đã thu thập, qua đó chọn lọc các dữ liệu chính xác và sát với nội dung cần nghiên cứu, sau đó đƣa nội dung dữ liệu vào đề tài để phân tích phù hợp.

Các phương pháp xử lý, phân tích số liệu

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả làm phương pháp chủ yếu để nghiên cứu, phân tích các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được Phương pháp thống kê mô tả sẽ bao gồm việc thu thập số liệu, cùng các tính toán, đồ thị và hình biểu diễn, sẽ nhận biết các đặc trƣng khác nhau để đánh giá một cách tổng quát và chi tiết đối tƣợng đề tài nghiên cứu

Luận văn đã thu thập các dữ liệu từ các nhà máy điện và cơ quan Tổng công ty trong các năm gần đây, các dữ liệu từ thị trường điện; tóm tắt và thống kê các chỉ tiêu cần thiết phục vụ nghiên cứu; phân tích và đánh giá, mô tả tình hình thực hiện quản lý phát triển thị trường điện của các nhà máy điện và cơ quan Tổng công ty Qua đó nắm đƣợc các kết quả cũng nhƣ các hạn chế của công tác phát triển thị trường điện, và đề xuất các phương án hoàn thiện, phát huy hiệu quả công tác phát triển thị trường điện của Tổng công ty

2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Ngoài các tài liệu đƣợc cung cấp từ Tổng công ty và các đơn vị thành viên, các tài liệu thứ cấp khác, tác giả còn thu thập đƣợc từ các tài liệu báo cáo đã đƣợc xuất bản trên các tạp chí, sách báo, internet Qua việc tham khảo và kế thừa các đề tài nghiên cứu khác đã đƣợc công bố, tác giả có thêm cơ sở để nhận định, đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu của công tác phát triển thị trường điện tại Tổng công ty, đồng thời dựa vào các số liệu thu thập đƣợc, phân tích để hoàn thiện các nhận định và đánh giá

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc phân loại, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu, so sánh và đánh giá phù hợp Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả nghiên cứu xử lý số liệu dưới dạng bảng biểu trên phần mềm Excel và thống kê theo từng năm

Trong đề tài nghiên cứu, phương pháp so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động quản lý phát triển thị trường điện của Tổng công ty và các nhà máy điện Phương pháp so sánh nhằm mục đích đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu qua từng năm/ từng giai đoạn của nhà máy điện và của toàn Tổng công ty, qua đó có thể đánh giá đƣợc tình hình thay đổi/ biến động của từng chỉ tiêu; kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả và phân tích, tổng hợp nêu trên, sẽ đánh giá vấn đề mang tính toàn diện, cụ thể và chính xác hơn Các phương pháp xử lý, phân tích số liệu trên được tác giả sử dụng chủ yếu trong nội dung Chương 3, đánh giá thực trạng phát triển thị trường điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, khi đánh giá, so sánh tình hình giao kế hoạch phát triển thị trường điện, các kết quả thực hiện việc phát triển thị trường điện tại các đơn vị nhà máy điện và Tổng công ty.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

Khái quát về thị trường điện Việt Nam

3.1.1 Giới thiệu về hệ thống điện quốc gia của Việt Nam

Khái niệm Hệ thống điện Quốc gia đƣợc quy định tại Khoản 10 - Điều 3 - Luật Điện lực số 28/2004/QH 11 ngày 14/12/2004: “Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước”

Theo đó, Hệ thống điện quốc gia bao gồm 03 khâu chính: sản xuất điện, truyền tải điện, và phân phối điện; đƣợc liên kết chặt chẽ với nhau, chịu sự quản lý và điều hành của Cục Điều tiết Điện lực (thuộc Bộ Công Thương), Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia A0 (thuộc EVN), và các cơ quan khác có liên quan, từ khâu sản xuất điện năng đến khâu phân phối điện cho các hộ tiêu thụ, đảm bảo toàn hệ thống hoạt động ổn định, có hiệu quả

Nguồn: Tự xây dựng Hình 3.1 : Sơ đồ vận hành hệ thống điện Quốc gia

Nguồn: Tự xây dựng Hình 3.2 : Mô hình tổ chức các khâu SXKD của ngành điện

 Về khâu sản xuất điện (nguồn điện)

Về quy mô nguồn điện, tính đến cuối năm 2022, tổng công suất lắp đặt nguồn của hệ thống điện Việt Nam đạt khoảng 77.800 MW Về sản lƣợng điện phát, trong năm 2022 tổng sản lƣợng điện phát và tiêu thụ (tổng nhu cầu phụ tải) của hệ thống điện Việt Nam là 268,2 tỷ kWh Hệ thống điện Việt Nam đứng đầu trong khu vực ASEAN về quy mô

Về cơ cấu chủ sở hữu, EVN đang sở hữu/ nắm cổ phần chi phối tại 03 Tổng công ty phát điện (Genco 1, Genco 2, Genco 3) và 9 công ty thủy điện/ nhiệt điện lớn với tổng công suất 29.901 MW (chiếm 38,4%) Phần còn lại là các nhà máy điện được sở hữu bởi các Tổng công ty/ Tập đoàn Nhà nước (Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 4.210 MW (chiếm 5,4%), Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, …), các nhà máy điện thuộc nhà đầu tư nước ngoài, và các đơn vị tƣ nhân khác

3.1.2 Tổng quan về Thị trường điện

Việc xây dựng và phát triển thị trường điện là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam, quy định trong Luật Điện lực năm 2004; và đƣợc cụ thể hóa tại Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam Theo đó, ngành điện chuyển dần sang cơ chế thị trường điện cạnh tranh với lộ trình phát triển theo 3 cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005- 2014); Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022); Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022)

Nguồn: Tự xây dựng Hình 3.4 : Các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam

Trong đó, các khái niệm về thị trường điện được quy định như sau: o Thị trường phát điện cạnh tranh: Là cấp độ đầu tiên của thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam Trong giai đoạn này, chỉ có cạnh tranh trong khâu phát điện, chƣa có cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ điện Các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh bán điện cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN ) theo 2 hình thức song song: theo hợp đồng mua bán điện và theo hình thức mua bán giao ngay trên thị trường Khách hàng sử dụng điện chƣa có cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương hàng năm sẽ quy định tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán qua hợp đồng và điện năng giao dịch trên thị trường giao ngay o Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Thị trường cho phép các đơn vị bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán điện Khách hàng lớn và các công ty phân phối điện đƣợc quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện thông qua thị trường hoặc từ các đơn vị bán buôn Các đơn vị bán buôn điện cạnh tranh mua điện từ các đơn vị phát điện và cạnh tranh bán điện cho các đơn vị phân phối và khách hàng lớn Chƣa có cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện, khách hàng sử dụng nhỏ chƣa có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp điện o Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Sự cạnh tranh diễn ra ở cả 3 khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ điện Khách hàng trên cả nước được lựa chọn đơn vị bán điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc mua điện trực tiếp từ thị trường Các đơn vị bán lẻ điện cũng cạnh tranh mua điện từ các đơn vị bán buôn, các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện Sau một thời gian dài Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và các tổ chức liên quan đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cũng như đào tạo, tập huấn cho các đơn vị tham gia thị trường, đến ngày 01 tháng 7 năm 2011 thị trường phát điện cạnh tranh đã bắt đầu vận hành thí điểm, và vận hành chính thức trong năm 2012

Theo nội dung Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2013 Quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam, các cấp độ thị trường điện được điều chỉnh so với Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006, nhƣ sau:

Hình 3.5 : Các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam (điều chỉnh)

Tuy nhiên theo thực tế triển khai, ở thời điểm hiện tại (năm 2022/2023), thị trường điện Việt Nam triển khai chậm so với lộ trình được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, vẫn đang trong giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh (cấp độ 1), và nghiên cứu của tác giả đối với việc phát triển thị trường điện tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là đang tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý phát triển, tham gia thị trường điện cạnh tranh trong giai đoạn này, và chuẩn bị các bước để kịp thời tham gia các thị trường điện cạnh tranh trong giai đoạn tiếp theo Biểu đồ minh họa cụ thẻ nhƣ sau:

Hình 3.6 : Các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam (thực tế hiện tại)

Theo quy định tại Thông tƣ số 28/2018/TT-BCT ngày 27/9/2018 của Bộ Công Thương về việc Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, Nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW bắt buộc tham gia thị trường điện Nhà máy điện có công suất đặt đến 30 MW, đấu nối lưới điện cấp điện áp từ 110 kV trở lên, được quyền lựa chọn tham gia thị trường điện Các nhà máy điện không tham gia thị trường điện bao gồm: Nhà máy điện BOT; Nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy điện; Nhà máy điện tuabin khí có các ràng buộc phải sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu khí để đảm bảo lợi ích quốc gia; Nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lƣợng lên hệ thống điện quốc gia

Tính đến cuối tháng 12/2022, có 108 nhà máy điện tham gia trực tiếp chào giá trên thị trường điện cạnh tranh quốc gia, với tổng công suất lắp đặt 30.937 MW, chiếm 38 % tổng công suất toàn hệ thống

Trên thị trường điện cạnh tranh, các nhà máy điện sẽ thực hiện chào giá để vận hành theo các chu kỳ (48 chu kỳ trong 1 ngày, mỗi chu kỳ 30 phút) Hệ thống điều độ do đơn vị quản lý thị trường (Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia – A0) sẽ khớp lệnh chào giá của các NMĐ trên cơ sở tổng nhu cầu phụ tải (nhu cầu dùng điện), khả năng cung cấp của các nguồn điện (nhà máy điện), khả năng truyền tải, giá điện, … theo nguyên tắc xếp lớp, và ra lệnh điều độ cho các NMĐ vận hành trong từng chu kỳ Doanh thu các NMĐ sẽ đƣợc tổng hợp vào cuối tháng để Công ty Mua bán điện (EPTC, thuộc EVN) thanh toán tiền điện

3 2 Khái quát về phát triển thị trường điện của PV Power

3.2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (Tên giao dịch bằng tiếng Anh: PETROVIETNAM POWER CORPORATION, Tên viết tắt bằng tiếng Anh: PV POWER), tiền thân là Công ty TNHH một thành viên, đƣợc thành lập theo Quyết định số 1468/QĐ-DKVN ngày 17/5/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tổng công ty đƣợc cổ phần hóa theo Quyết định số 1977/QĐ-TTg ngày 8/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam)

Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty bao gồm: Sản xuất và kinh doanh điện năng, Quản lý xây dựng và vận hành các nhà máy điện, xuất nhập khẩu năng lƣợng, nhiên liệu cho sản xuất kinh doanh điện, Đầu tƣ xây dựng mới các dự án điện độc lập, Kinh doanh các sản phẩm tro, xỉ, phế liệu, Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, vận hành, đào tạo nguồn nhân lực, sửa chữa bảo dƣỡng phục vụ sản xuất kinh doanh điện, Cung cấp dịch vụ quản lý dự án cho các dự án điện, dịch vụ tƣ vấn cho các công trình, …

Một số cột mốc trong quá trình hình thành, phát triển Tổng công ty:

Ngày 17/05/2027: Thành lập Công ty Mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Tháng 8/2009 khánh thành nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1, tỉnh Đồng Nai; Tháng 11/2011 khánh thành nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai; Tháng 9/2013 khánh thành nhà máy thủy điện Hủa Na, tỉnh Nghệ An; Tháng 8/2014 khánh thành nhà máy thủy điện Đakđrinh, tỉnh Quảng Ngãi; Tháng 12/2015 nhận bàn giao nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1

Ngày 31/01/2018 bán đấu giá công khai thành công (IPO) 468.374.320 cổ phần (chiếm 20% vốn điều lệ); Ngày 01/7/2018 Tổng công ty chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần; Ngày 31/8/2018 trở thành công ty đại chúng; Ngày 14/01/2019 mã cổ phiếu POW chính thức giao dịch trên sàn HOSE Ngày 06/05/2021, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings công bố xếp hạng tín nhiệm quốc tế lần đầu đối với PV Power ở mức “BB” với triển vọng tích cực

Phân tích thực trạng phát triển thị trường điện của PV Power

3.3.1 Thực trạng tổ chức bộ máy phát triển thị trường điện của Tổng công ty

Công tác phát triển thị trường điện của Tổng công ty và các nhà máy điện đƣợc thực hiện từ khâu đầu tƣ xây dựng nhà máy điện, mua sắm nhiên liệu (đối với nhà máy nhiệt điện), tích nước (đối với nhà máy thủy điện), đàm phán sản lượng hợp đồng Qc, nghiên cứu thị trường, bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, chào giá vận hành, thanh toán tiền điện, … của nhà máy điện; bao gồm công tác giám sát, quản lý của Tổng công ty

Trong đó bộ máy quản lý phát triển, tham gia thị trường điện cạnh tranh và vai trò từng bộ phận trực tiếp thực hiện cơ bản nhƣ sau:

 Đại hội đồng cổ đông Tổng công ty

- Quyết định, thông qua chủ trương triển khai tìm kiếm cơ hội đầu tư, phê duyệt dự án đầu tƣ các dự án nhà máy điện để phát triển nguồn cung điện Chỉ đạo tổ chức thực hiện đầu tƣ xây dựng dự án, thông qua quyết toán dự án sau khi hoàn thành công tác nghiệm thu đƣa vào sử dụng nhà máy

- Thông qua, giao nhiệm vụ triển khai KH SXKD (bao gồm KH thị trường điện) hàng năm của toàn Tổng công ty và các nhà máy điện tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên hàng năm

 Hội đồng quản trị Tổng công ty

Rà soát KH SXKD (bao gồm KH thị trường điện) hàng năm của toàn Tổng công ty và các nhà máy điện do Tổng giám đốc trình, trình ĐHĐCĐ phê duyệt/thông qua; Chỉ đạo Tổng giám đốc triển khai, đồng thời thực hiện việc kiểm soát/kiểm tra và đánh giá việc triển khai kế hoạch đầu tƣ xây dựng, kế hoạch vận hành thị trường điện (và KH SXKD) của Tổng giám đốc

Trực tiếp chỉ đạo các Ban chuyên môn, các đơn vị thành viên triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch thị trường điện/KH SXKD Tổng công ty và các chi nhánh Thực hiện công tác kiểm soát/kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tƣ xây dựng, kế hoạch thị trường điện/KH SXKD tại các đơn vị thành viên là công ty cổ phần

 Ban Kinh tế Kế hoạch

Là Ban đầu mối chủ trì việc rà soát, thẩm định kế hoạch thị trường điện/KH SXKD tại các chi nhánh, các đơn vị cổ phần, và toàn Tổng công ty Chủ trì công tác giám sát, kiểm soát, kiểm tra thực hiện kế hoạch thị trường điện/KH SXKD tại các đơn vị thành viên

 Ban Quản lý dự án Điện

Thực hiện nhiệm vụ tổ chức triển khai các khâu đầu tƣ xây dựng nhà máy điện (trong thời điểm hiện tại là công tác đầu tƣ xây dựng NMĐ Nhơn Trạch 3&4 (công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tƣ 1,5 tỷ USD) theo kế hoạch nhiệm vụ hàng năm đƣợc Tổng công ty giao Bao gồm việc tổ chức các công tác: đền bù giải phóng mặt bằng, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, xây dựng và lắp đặt các hạng mục công trình, thiết bị, các hạng mục phụ trợ, …

Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cơ hội, xúc tiến đầu tƣ các dự án nhà máy điện, xem xét tính hiệu quả để quyết định đầu tƣ các nhà máy điện Trong giai đoạn hiện tại, PV Power đang tìm kiếm cơ hội để đầu tƣ các dự án điện NLTT (điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, …) và các dự án điện khí LNG, theo chủ trương phát triển của ngành điện, đƣợc Bộ Chính trị, Chính phủ chỉ đạo

Là Ban chủ trì thực hiện các công tác liên quan đến đầu vào phục vụ việc phát triển, tham gia thị trường điện tại các nhà máy điện thuộc chi nhánh: ký hợp đồng, kiểm soát các hợp đồng mua bán điện PPA, hợp đồng mua bán khí GSA, đàm phán và làm việc với A0/EVN về sản lƣợng điện hợp đồng Qc hàng năm, …

Trực tiếp theo dõi, kiểm soát, kiểm tra về tổng thể việc phát triển, tham gia thị trường điện tại các nhà máy điện của các chi nhánh, các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty

 Các Ban Kỹ thuật, Ban Đầu tư – Xây dựng, Ban An toàn – Sức khỏe – Môi trường, Chi nhánh Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Điện lực Dầu khí, Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí

Thực hiện các công tác theo dõi, kiểm tra, triển khai các bước đầu tư xây dựng, công tác bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, định kỳ, khắc phục sự cố, bất thường xảy ra đối với các hạng mục máy móc thiết bị, công trình xây dựng tại các nhà máy điện, để đảm bảo việc vận hành thường xuyên, liên tục

 Chi nhánh Công ty Cung ứng Nhiên liệu Điện lực Dầu khí

Tìm kiếm, lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng mua bán than, mua bán dầu; điều tiết việc cung cấp than cho nhà máy điện than, cung cấp dầu cho nhà máy điện than và nhà máy điện khí

 Chi nhánh Công ty Cung ứng Nhiên liệu Điện lực Dầu khí

Tìm kiếm, lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng mua bán than, mua bán dầu; điều tiết việc cung cấp than cho nhà máy điện than, cung cấp dầu cho nhà máy điện than và nhà máy điện khí

 Các nhà máy điện Đối với các đơn vị là chi nhánh, sẽ phối hợp các Ban chuyên môn, Tổng công ty và các đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ, thực hiện các thủ tục để triển khai công tác liên quan đến đầu vào phục vụ việc phát triển, tham gia thị trường điện tại các nhà máy điện: ký hợp đồng, kiểm soát các hợp đồng mua bán khí GSA, hợp đồng mua bán điện PPA, đàm phán và làm việc với A0/EVN về sản lƣợng điện hợp đồng Qc hàng năm, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên/ định kỳ, khắc phục sự cố, điều tiết nguồn nhiên liệu, … Các nhà máy điện sẽ trực tiếp thực hiện công tác đánh giá, phân tích tình hình nhà máy, thị trường điện, qua đó thực hiện công tác chào giá vận hành nhà máy, thanh toán doanh thu định kỳ hàng tháng, và các công việc khác liên quan trực tiếp đến việc tham gia thị trường điện cạnh tranh Đối với các đơn vị công ty cổ phần, sẽ trực tiếp thực hiện toàn bộ công việc từ việc ký hợp đồng, chuẩn bị nhiên liệu đầu vào, hợp đồng PPA, tổ chức công tác bảo dƣỡng sửa chữa nhà máy điện, đàm phán Qc, chào giá vận hành, thanh toán doanh thu thị trường điện, … Tổng công ty sẽ có trách nhiệm giám sát và đôn đốc việc triển khai của đơn vị đảm bảo hiệu quả tối ƣu

3.3.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển thị trường điện của Tổng công ty

Đánh giá các kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân

3.4.1 Những kết quả đạt được

Về mặt đánh giá tổng thể, quá trình đầu tƣ xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà máy để phát triển nguồn cung đã đƣợc Tổng công ty thực hiện đảm bảo chất lƣợng; ngoài các yếu tố khách quan ảnh hưởng thì tiến độ triển khai cơ bản yêu cầu Sau quá trình đầu tƣ xây dựng, các nhà máy điện của Tổng công ty đã chủ động tiếp nhận công nghệ, thực hiện công tác vận hành, bảo dƣỡng sửa chữa các hạng mục nhà máy đảm bảo thuần thục, thực hiện công tác chào giá vận hành có hiệu quả cao trên thị trường điện, mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn, góp phần đẩy mạnh việc phát triển thị truòng cho Tổng công ty trong giai đoạn vừa qua

Cụ thể các ƣu điểm, các mặt tích cực trong công tác tham gia, phát triển thị trường điện của các nhà máy điện, và công tác quản lý của Tổng công ty như sau:

 Việc ban hành các quy trình, quy định

- Các quy chế, quy trình, quy định đã đƣợc ban hành để thực hiện, bao gồm toàn bộ công tác lập kế hoạch, công tác triển khai kế hoạch, công tác giám sát, kiểm tra, Quy chế, quy trình đã quy định rõ về nhiệm vụ của từng bộ phận chuyên môn trong việc thực hiện công tác SXKD nói chung và công tác quản lý việc tham gia, phát triển thị trường điện của các nhà máy điện và của toàn Tổng công ty nói riêng

 Công tác lập kế hoạch phát triển thị trường điện

- Việc lập kế hoạch tham gia, phát triển thị trường điện của các nhà máy điện đã đƣợc thực hiện định kỳ hàng năm, với đầy đủ các nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản cần thiết Các chỉ tiêu đƣợc giao rõ ràng cho từng tháng, từng quý, cả năm, với đầy đủ các đầu mục tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận cần thiết

- Quá trình lập kế hoạch đã đƣợc xây dựng từ cấp trực tiếp thực hiện (các đơn vị nhà máy điện), báo cáo cấp Tổng công ty; đƣợc các Ban chuyên môn Tổng công ty thẩm định qua nhiều giai đoạn, nhiều lần tổ chức họp giữa các bên để yêu cầu điều chỉnh/ bổ sung, hoàn thiện và báo cáo các cấp thẩm quyền (HĐQT Tổng công ty, Tập đoàn Dầu khí (cổ đông sáng lập và chi phối), và ĐHĐCĐ Tổng công ty) phê duyệt/thông qua

- Quá trình lập kế hoạch đã đánh giá, xem xét đến các mặt cụ thể, các điều kiện của nhà máy điện, điều kiện thi công xây dựng (đối với các dự án đầu tƣ xây dựng mới) trong năm kế hoạch; đánh giá và dự báo tình hình thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến việc chào giá vận hành của nhà máy điện trên thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác triển khai đầu tư xây dựng nhà máy điện; và thực hiện việc lập kế hoạch một cách có cơ sở, mang tính khoa học, và cơ bản đầy đủ các nội dung chỉ tiêu cần thiết

 Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch

- Công tác tổ chức triển khai đầu tƣ xây dựng là thế mạnh của PV Power trong giai đoạn vừa qua Các CBCNV với kinh nghiệm đầu tƣ các NMĐ khí Nhơn Trạch

1, Nhơn Trạch 2, NMĐ Cà Mau 1&2, thủy điện Hủa Na, Đakđrinh, giúp PV Power thực hiện công tác tổ chức đầu tƣ xây dựng đảm bảo đúng các quy định, đáp ứng yêu cầu chất lƣợng đề ra Tuy nhiên trong triển khai công tác đầu tƣ phát triển các nhà máy điện mới trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, Tổng công ty không thực hiện công tác đầu tƣ mới do không đƣợc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (công ty Mẹ) chấp thuận đầu tƣ mới Từ giai đoạn năm 2020 PV Power đã có kế hoạch đầu tƣ dự án để bổ sung công suất (NMĐ Nhơn Trạch 3&4), tuy nhiên công tác triển khai còn chậm tiến độ cơ bản do yếu tố khách quan dịch bệnh Covid 19

- Công tác tham gia thị trường điện là lĩnh vực mới đối với các nhà máy điện vừa hoàn thành đầu tƣ xây dựng, tuy nhiên đã đƣợc các đơn vị tiếp cận rất nhanh, thực hiện tốt ngay từ thời điểm bàn giao nhà máy đƣa vào sử dụng; qua quá trình thực tế triển khai càng có nhiều kinh nghiệm, đƣợc trải qua công tác đào tạo, hoàn thiện trình độ chuyên môn, qua đó thực hiện tốt công tác vận hành, sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo thị trường

 Công tác kiểm tra giám sát

- Các báo cáo của các đơn vị được thực hiện thường xuyên hàng tháng, quý, năm theo các chuyên ngành, theo các quy định báo cáo của Tổng công ty Công tác giám sát thường xuyên được các cấp Tổng công ty thực hiện theo báo cáo của đơn vị Trường hợp có bất thường hoặc cần có chỉ đạo để hoàn thiện việc phát triển thị trường điện, việc SXKD của đơn vị, Tổng công ty sẽ tổ chức cuộc họp để thống nhất, chỉ đạo phương án, hoặc có văn bản yêu cầu đơn vị hoàn thiện công tác SXKD

- Công tác kiểm tra định kỳ theo quy trình quản lý kế hoạch đƣợc thực hiện đầy đủ định kỳ hàng năm, trực tiếp tại đơn vị nhà máy điện; và thực hiện kiểm tra trực tiếp từng chuyên ngành theo yêu cầu cần thiết của công việc (trừ giai đoạn dịch bệnh Covid-19 không thể thực hiện công tác kiểm tra do yêu cầu phòng tránh dịch bệnh)

- Qua theo dõi, kiểm tra, Tổng công ty và các đơn vị nhà máy điện đã kịp thời phát hiện nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục trong việc triển khai SXKD, công tác quản lý tham gia, phát triển thị trường điện của các nhà máy điện và của Tổng công ty; đề xuất và chỉ đạo thực hiện các phương án, biện pháp khắc phục giải quyết tồn tại, hoặc các biện pháp tăng cường hiệu quả trong công tác phát triển thị trường điện, công tác sản xuất kinh doanh

 Trong công tác đầu tƣ xây dựng dự án để phát triển nguồn cung

- Trong quá trình thực hiện công tác đầu tƣ xây dựng, tại một số nhà máy điện có sự chênh lệch giữa tổng mức đầu tƣ ban đầu (khi dự án đầu tƣ đƣợc phê duyệt để triển khai) và tổng mức đầu tƣ thực tế thực hiện Việc tăng tổng mức đầu tƣ, mặc dù nhiều khoản chi phí đƣợc EPTC/EVN chấp thuận đƣa vào giá điện trong giai đoạn vận hành, tuy nhiên còn một số khoản không đƣợc chấp thuận, do vƣợt định mức quy định

 Trong công tác lập kế hoạch

- Theo quy định tại Thông tƣ số 45/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, sản lượng điện Qc các nhà máy điện cho năm kế hoạch tiếp theo phải đƣợc đàm phán giữa nhà máy điện và EPTC/EVN Tuy nhiên thực tế từ trước đến nay, công tác đàm phán Qc năm kế hoạch tại các nhà máy điện chƣa thực sự đƣợc đàm phán công bằng và có hiệu quả theo quy định, mà chủ yếu được Bộ Công Thương quyết định trên cơ sở kế hoạch thị trường do A0/EVN tính toán và trình phê duyệt Do đó trong nhiều trường hợp, các nhà máy phải chấp nhận việc kém hiệu quả hơn do các quyết định chƣa phù hợp với tình hình thực tế tại nhà máy điện (giao Qc thấp hoặc cao quá, việc phân bổ Qc giữa các tháng chƣa phù hợp so với phân bổ nguồn lực của nhà máy điện, …)

- Do tính phức tạp của thị trường điện, chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan khó dự đoán trước, công tác dự báo còn chưa sát với thực tế đối với việc đánh giá về thời tiết, giá điện, giá dầu, giá khí, do vậy có sự khác biệt lớn trong thực tế thực hiện và công tác lập kế hoạch

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

Bối cảnh và định hướng phát triển thị trường điện của PV Power

4.1.1 Bối cảnh phát triển thị trường điện của PV Power

- Trong giai đoạn dịch bệnh Covid (năm 2020, 2021), mức tăng tổng phụ tải thị trường điện giảm mạnh, chỉ đạt 3,1%/ năm Hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã đƣợc khống chế trên thế giới và ở Việt Nam, nền kinh tế đƣợc phục hồi, đặc biệt là việc phục hồi của các ngành sản xuất, làm tăng nhu cầu phụ tải hệ thống điện Dự kiến trong giai đoạn 2021 ÷ 2025, theo kịch bản phụ tải cơ sở, tốc độ tăng trưởng phụ tải toàn thị trường khoảng 9,08%/năm, và giai đoạn từ năm 2026 ÷ 2030, tốc độ tăng trưởng phụ tải khoảng 7,95%/năm Theo đó, đặt ra nhiều thách thức trong công tác đầu tƣ xây dựng các nhà máy điện mới, công tác vận hành, cung ứng điện năng; gây áp lực về nguy cơ thiếu điện cho sản xuất, sinh hoạt lên toàn hệ thống, đặc biệt là trong các giai đoạn thời tiết xảy ra hiện tƣợng Elnino Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để PV Power triển khai đầu tƣ các nhà máy điện mới; thực hiện công tác vận hành các nhà máy điện hiện có của PV Power phát huy tối đa công suất, vận hành với giá điện cao hơn, và có hiệu quả hơn

Quy mô tổng công suất các nhà máy điện theo nội dung dự thảo Chiến lƣợc phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2050 (Quy hoạch Điện VIII) nhƣ sau:

+ Tổng công suất các nhà máy điện đến năm 2030 khoảng 150.489 MW, đến năm 2050 khoảng (490.529 ÷ 573.129) MW

+ Tổng sản lượng điện thương mại toàn thị trường hàng năm đến năm 2030 khoảng 505,2 tỷ kWh, đến năm 2050 khoảng (1.114 ÷ 1.255) tỷ kWh

(Hiện tại, tính đến cuối năm 2022, tổng công suất các nhà máy điện trên hệ thống điện của Việt Nam khoảng 77.800 MW; tổng sản lượng điện thương mại năm

- Tình hình xung đột chính trị, chiến tranh và cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng leo thang, tình trạng lạm phát và khủng hoảng kinh tế xảy ra trên toàn cầu trong giai đoạn hiện tại sẽ còn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Các vấn đề nêu trên sẽ gây ảnh hưởng đứt gãy chuỗi cung ứng và sản xuất - tiêu dùng, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng tại các quốc gia trên thế giới Trong đó sẽ ảnh hưởng cụ thể đến các nhà máy điện cơ bản nhƣ sau:

+ Làm giảm nguồn cung, tăng giá nhiên liệu khí, than, dầu, ảnh hưởng đến việc vận hành có hiệu quả các nhà máy điện

+ Tăng chi phí đầu tƣ xây dựng, máy móc thiết bị, bảo dƣỡng sửa chữa, … các nhà máy điện

+ Tăng lãi suất vay, làm tăng chi phí tài chính, giảm cơ hội tiếp xúc với các nguồn vốn vay/vốn vay giá rẻ phục vụ đầu tƣ xây dựng, vận hành các nhà máy điện

- Các nguồn nhiên liệu phục vụ vận hành nhà máy nhiệt điện của Việt Nam (khí, than) đang ngày càng cạn dần: nguồn khí không cung cấp đủ cho các nhà máy điện khí vận hành công suất tối đa theo thiết kế (đối với PV Power, nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1, NMĐ Cà Mau 1&2 không đủ khí để vận hành công suất tối đa, thậm chí NMĐ Nhơn Trạch 1 chỉ vận hành đƣợc 20 – 50% công suất thiết kế); nguồn than thiếu hụt từ mỏ, trong năm 2022 TKV không đủ than cấp cho các nhà máy điện than hoạt động theo công suất thiết kế và theo nhu cầu của thị trường điện (than trong nước chỉ đủ cấp cho gần 30% nhu cầu sản xuất điện), đặc biệt với các loại than trộn chất lƣợng cao

Trong khi đó, tiềm năng xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và lớn (> 50MW, 100MW) đã cơ bản không còn nhiều (hiện tại, tính đến cuối năm 2023 tổng công suất nhà máy thủy điện đã xây dựng và vận hành là 22.544 MW/tổng công suất nguồn thủy điện tiềm năng tính toán trên toàn lãnh thổ Việt Nam là 23.000 ÷ 25.000 MW),

Do vậy, với tốc độ tăng phụ tải điện trong giai đoạn hiện nay, áp lực trong việc đảm bảo nguồn điện cho sinh hoạt và cho các ngành sản xuất là vô cùng lớn

- Về xu thế phát triển hệ thống điện, theo nội dung Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, và Quy hoạch điện VIII (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm

2045), sẽ ƣu tiên phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) nhằm tiết kiệm nguồn lực, nguồn nguyên/nhiên liệu, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch; đồng thời phát triển nguồn điện sử dụng khí LNG để đảm bảo linh hoạt, bổ sung nguồn nhập khẩu nhiên liệu khí trong khi các mỏ khí của Việt Nam đang vào giai đoạn suy giảm khí

- Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, với việc bám sát các chủ trương, định hướng tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị nêu trên, một số nguyên tắc phát triển điện lực cơ bản của Việt Nam được định hướng như sau:

+ Đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lƣợng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, …) với giá thành hợp lý, gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện

+ Ƣu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng các phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, …

+ Khai thác tối đa tiềm năng loại hình thủy điện trên cơ sở bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và an ninh nguồn nước Đẩy mạnh phát triển các loại hình thủy điện tích năng, thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước Nghiên cứu các loại hình năng lƣợng khác nhƣ địa nhiệt, sóng biển, …

+ Ƣu tiên phát triển tối đa các dự án nhiệt điện sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước

+ Phát triển nguồn điện sử dụng khí LNG ở quy mô phù hợp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu suất cao (chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu hydro sau 10 năm vận hành) Không phát triển nguồn điện sử dụng LNG mới sau năm 2035

+ Không xây dựng mới nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030; dừng hoạt động các nhà máy điện than hết đời sống kinh tế và công nghệ cũ (dự kiến sau 40 năm vận hành)

Giải pháp hoàn thiện phát triển thị trường điện của Tổng công ty

Với các định hướng hoàn thiện quản lý tham gia, phát triển thị trường điện của

PV Power nêu trên, Tổng công ty cần triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể nhƣ sau để hoàn thành tốt các định hướng phát triển:

4.2.1 Giải pháp đối với công tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện để phát triển nguồn cung điện mới

Công tác nghiên cứu đầu tư, quyết định chủ trương và thực hiện đầu tư xây dựng có vai trò rất quan trọng trong công tác phát triển thị trường điện của PV Power Việc đầu tƣ các nhà máy điện mới giúp Tổng công ty tăng quy mô nhà máy điện về tổng công suất và đa dạng các loại hình nhà máy điện theo đúng chủ trương của Nhà nước, Chính phủ, và phù hợp xu thế phát triển của thế giới Trong quá trình đầu tƣ xây dựng, việc xây dựng dự án có hiệu quả, giảm thiểu chi phí, thực hiện các chi phí đƣợc các cấp thẩm quyền chấp thuận về mặt pháp lý để đƣa vào giá điện thanh toán, sẽ đảm bảo hiệu quả cho nhà máy điện trong quá trình vận hành Do vậy, Tổng công ty cần có các phương án, giải pháp để thực hiện công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện, ngay từ các khâu nghiên cứu ban đầu đến khâu triển khai đầu tƣ phải đảm bảo đúng quy định, đảm bảo chất lƣợng, an toàn và tiến độ đề ra Theo đó, cần có các giải pháp cụ thể nhƣ sau:

- Thứ nhất, giải pháp và là vấn đề quan trọng nhất đối với việc đầu tƣ xây dựng là việc chuẩn bị sẵn sàng nguồn tài chính để triển khai đầu tƣ:

+ Đối với nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có) để đầu tƣ dự án, ngoài việc đẩy mạnh hiệu quả trong sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận, tăng vốn chủ sở hữu, Tổng công ty cần báo cáo ĐHĐCĐ/Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đƣợc giữ lại khoản lợi nhuân sau thuế để trích quỹ đầu tƣ phát triển, đầu tƣ dự án Ngoài ra cần có phương án tăng vốn điều lệ thông qua chào bán cổ phần ra công chúng để đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tƣ

+ Đối với nguồn vốn vay, Tổng công ty cần đẩy mạnh quan hệ, làm việc với các ngân hàng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước để vay vốn đầu tư dự án, vay vốn bắc cầu trong quá trình SXKD và đầu tƣ xây dựng, và vay vốn ECA (vốn vay tín dụng hỗ trợ nhập khẩu hàng hóa từ các nước phát triển) để đảm bảo đủ nguồn vốn vay cho hoạt động đầu tƣ

- Thứ hai, rà soát các quy trình, quy định trong công tác đầu tƣ xây dựng của

Tổng công ty và các đơn vị; điều chỉnh, hoàn thiện các quy trình, quy định để đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành, các quy định vừa mới thay đổi của Nhà nước/ Chính phủ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, trong lĩnh vực điện năng, môi trường, tài chính, …

- Thứ ba, quán triệt việc nâng cao năng lực, trình độ, kinh nghiệm của các cấp quản lý, chuyên viên phụ trách trực tiếp, gián tiếp công tác đầu tƣ xây dựng, đảm bảo đủ năng lực để triển khai các dự án lớn của Tổng công ty

- Thứ tư, tổ chức thực hiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu khảo sát, lập dự án đầu tƣ, thiết kế, lập dự toán, thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị, quản lý dự án, giám sát thi công, … đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai dự án

- Thứ năm, thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra công tác lập dự án, thiết kế, tổ chức thi công xây dựng lắp đặt thiết bị, … đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước/Chính phủ; đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn, giảm thiểu chi phí, đảm bảo hiệu quả Công tác kiểm tra kiểm soát từ cấp Tổng công ty phải đƣợc thực hiện thường xuyên, liên tục Trong quá trình kiểm tra, cần kiểm soát từng hồ sơ tài liệu cho từng gói thầu, từ khâu thuê tƣ vấn thiết kế, lập thiết kế, dự toán, đến khâu đấu thầu lựa chọn nhà thầu, triển khai gói thầu, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán,

… Kiểm tra rà soát đến đâu phải chắc chắn đến đấy, trường hợp có sai sót (không nghiêm trọng, không có dấu hiệu tiêu cực), cần yêu cầu hoàn thiện bổ sung các hồ sơ phù hợp, trường hợp đã kiểm tra hoàn thiện, có thể đánh giá hoàn thiện để làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này Tránh trường hợp để sai sót kéo dài, khó có cơ hội khắc phục, sẽ khó khăn trong khâu thanh toán/ quyết toán hạng mục, quyết toán dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đầu tư

- Thứ sáu, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để làm việc với EPTC/EVN để đảm phán sản lƣợng điện hợp đồng Qc, giá hợp đồng Pc, các nội dung khác của hợp đồng Mua bán điện PPA; thường xuyên rà soát các khoản mục chi phí trong đầu tư xây dựng, để đảm bảo các khoản mục chi phí hợp lý, hợp lệ để đƣa vào nội dung thanh toán của PPA, đảm bảo hiệu quả tối ƣu trong sản xuất kinh doanh của nhà máy điện

4.2.2 Giải pháp đối với công tác lập kế hoạch phát triển thị trường điện của Tổng công ty

- Thứ nhất, Thường xuyên theo dõi tình hình công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII của Chính phủ, qua đó chủ động thường xuyên rà soát, hoàn thiện Chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đến năm 2025, 2030 và định hướng đến năm 2040, làm cơ sở để triển khai chiến lược, phát triển Tổng công ty theo đúng định hướng, xu thế phát triển của ngành điện được các cấp thẩm quyền Nhà nước, Chính phủ quyết định

- Thứ hai, rà soát, hoàn thiện các bộ quy trình lập kế hoạch của Tổng công ty và các đơn vị/ nhà máy điện Trong đó đề cao công tác phối hợp giữa các đơn vị, Tổng công ty trong công tác xây dựng kế hoạch; yêu cầu việc chủ động của các đơn vị trong khâu thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình chất lượng các hạng mục công trình, máy móc, thiết bị, …, đối chiếu với các quy định trong công tác BDSC hạng mục, đối chiếu với tình hình thực tế đã thực hiện BDSC của hạng mục đó trong quá khứ, để việc xây dựng các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đƣợc phù hợp tình hình, và sẵn sàng bổ sung/ điều chỉnh phù hợp ngay trong quá xây dựng kế hoạch

Trong quá trình hoàn thiện các bộ quy trình lập kế hoạch, cần có các mẫu biểu phù hợp với phương án quản lý (các cơ chế giao nhiệm vụ, giao khoán, ủy quyền,

…) đối với các chi nhánh, đơn vị thành viên/nhà máy điện; quy định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng đơn vị, trách nhiệm triển khai và quy trình phối hợp Qua đó, tạo điều kiện để cho các đơn vị linh hoạt trong triển khai kế hoạch, việc triển khai và quyết định/ điều chỉnh không phải qua nhiều cấp gây mất thời gian; đồng thời việc giám sát, kiểm tra và quy trách nhiệm đƣợc cụ thể, gắn liền với hiệu quả và thành tích, cũng nhƣ các tồn tại (nếu có) trong quá trình triển khai công tác kế hoạch

- Thứ ba, đối với việc lập kế hoạch: Yêu cầu các đơn vị chủ động việc lập kế hoạch sát với thực tế, đúng nhu cầu và định hướng phát triển Theo đó, đơn vị cần thường xuyên nắm chắc tình hình chất lượng máy móc thiết bị, yêu cầu kỹ thuật trong bảo dƣỡng sửa chữa, tồn kho thiết bị, … để đề xuất nhiệm vụ và các chỉ tiêu thực hiện Các Ban chuyên môn, các đơn vị có liên quan phối hợp trong việc rà soát, thẩm định và đề xuất nhiệm vụ, các chỉ tiêu, đảm bảo việc lập/ phê duyệt kế hoạch thực sự là “kim chỉ nam” dẫn đường cho việc triển khai sản xuất kinh doanh của đơn vị/ nhà máy điện và toàn Tổng công ty trong năm kế hoạch, và trong giai đoạn triển khai chiến lƣợc của Tổng công ty

4.2.3 Giải pháp đối với công tác triển khai kế hoạch phát triển thị trường điện của Tổng công ty

Các kiến nghị

4.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, các cấp thẩm quyền

- Kiến nghị các cấp Chính phủ sớm chỉ đạo triển khai các nội dung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII), trong đó có các chủ trương, chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo (NLTT) cần lưu ý các vấn đề:

+ Chính sách ƣu tiên phát triển NLTT cần đƣợc xem xét ở nhiều góc độ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích, tránh ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, đặc biệt là chất lượng thiết bị các loại hình NMĐ khác, hưởng lớn đến hệ thống điện về lâu dài Việc hoàn toàn ƣu tiên phát triển NLTT có thể làm giảm mục tiêu khuyến khích đầu tƣ các loại hình NMĐ khác, có thể gây thiếu hụt nguồn, không đáp ứng phụ tải yêu cầu, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia

+ Chiến lƣợc khuyến khích/ ƣu tiên phát triển các loại hình NLTT, điện khí LNG, … (nếu có), chiến lược phát triển thị trường điện cũng như hệ thống TBA, ĐZ, … cần có lộ trình/ kế hoạch cụ thể, rõ ràng và mang tính lâu dài để các bên tham gia quản lý/ đầu tƣ trong lĩnh vực điện năng đƣợc biết và nắm rõ, để chủ động trong công tác đầu tư, tránh gây gián đoạn, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và kế hoạch đầu tư dài hạn của các nhà đầu tư Qua đó ảnh hưởng đến mục tiêu khuyến khích đầu tƣ trong lĩnh vực điện năng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng của hệ thống điện

- Kiến nghị các cấp Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, ban hành các chủ trương liên quan đến việc quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn khí LNG và các nhà máy công nghiệp tiêu thụ khí LNG tương ứng Đối với các nhà máy điện LNG: cần ban hành khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện LNG, các chủ trương khác liên quan đến công tác đầu tƣ xây dựng NMĐ khí LNG; có ý kiến chỉ đạo các để tạo điều kiện cho PV Power triển khai công tác đầu tƣ xây dựng NMĐ Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, NMĐ LNG Quảng Ninh đảm bảo tuân thủ các quy định, đáp ứng tiến độ, chất lƣợng yêu cầu

- Kiến nghị các cấp Chính phủ/Bộ Công Thương, EVN/A0 có phương án dứt điểm đối với việc tăng giá điện đầu ra phù hợp với việc tăng giá nguồn nhiên liệu đầu vào, tăng các khoản chi phí do lạm phát và thiếu nguồn cung do đứt gãy chuỗi cung ứng Đồng thời, có phương án phù hợp cho việc giao Qc cho các nhà máy điện nói chung trên thị trường và cho các nhà máy điện của PV Power đảm bảo hiệu quả cho các nhà đầu tƣ, khuyến khích việc đầu tƣ nhà máy điện

- Kiến nghị các cấp Chính phủ/Bộ Công Thương, EVN/A0 nghiên cứu, xem xét, chỉ đạo cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các bên cấp khí, điều độ hệ thống điện, và các NMĐ khí, để linh động trong việc giao sản lƣợng điện hợp đồng Qc, có thể tận dụng tối đa hiệu quả trong việc khớp nối giữa bao tiêu/cấp khí hàng năm cho các NMĐ và việc huy động vận hành các NMĐ, trong đó:

+ Giao sản lƣợng điện hợp đồng năm Qc của các nhà máy điện khí không thấp hơn sản lượng điện năng tương ứng với lượng khí bao tiêu theo quy định của Hợp đồng mua bán khí

+ Xem xét cơ chế linh hoạt để hỗ trợ các NMĐ khí, tránh trường hợp lượng khí cấp hàng tháng cho các NMĐ "lệch pha" so với Qc hàng tháng đã đƣợc giao đầu năm Khi đó có thể xảy ra tình huống giá thị trường cao NMĐ không đủ khí chạy Qc, giá thị trường thấp lại thừa khí vận hành, tuy nhiên nhà máy không thể chào giá vận hành do giá thị trường không đủ bù chi phí biến đổi nhiên liệu, trong khi vẫn phải đền bù chi phí khí bao tiêu cho chủ mỏ nước ngoài; dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực xã hội của quốc gia và ảnh hưởng đến hiệu quả các NMĐ

- Kiến nghị các cấp Chính phủ/Bộ Công Thương có chủ trương, phương án tổng thể cho việc tiêu thụ xỉ tại các nhà máy nhiệt điện than trên toàn quốc, tạo điều kiện để NMĐ Vũng Áng 1 thực hiện việc xử lý tro xỉ đúng yêu cầu, tiêu chuẩn về tài nguyên môi trường, đảm bảo việc vận hành nhà máy điện không bị gián đoạn bởi việc đầy tràn bãi xỉ

4.3.2 Kiến nghị với các đơn vị đầu mối cung cấp nhiên liệu

- Kiến nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/Tổng công ty Khí Việt Nam có phương án đảm bảo việc cấp khí cho các nhà máy điện khí của PV Power hoạt động thường xuyên, liên tục trên thị trường điện; đảm bảo lượng khí cấp đủ điều kiện để

A0/EVN/Cục Điều Tiết điện lực giao lƣợng Qc đủ để đảm bảo nhà máy vận hành có lãi, có hiệu quả trên thị trường

- Kiến nghị Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam có phương án đảm bảo nguồn than đầu vào về số lƣợng, chất lƣợng cho công tác vận hành các nhà máy điện than nói chung và nhà máy điện Vũng Áng 1 của PV Power nói riêng trong các giai đoạn tiếp theo.

Ngày đăng: 01/10/2024, 15:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Chính trị, 2020. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030
3. Nguyễn Tuấn Dũng, 2020. Kỹ thuật dự báo trong vận hành thị trường điện Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật dự báo trong vận hành thị trường điện Việt Nam
4. Ngô Minh Đoàn, 2019. Nghiên cứu thị trường điện bán lẻ cạnh tranh – Áp dụng cho Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế; Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thị trường điện bán lẻ cạnh tranh – Áp dụng cho Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế
5. Lê Thị Thúy Hằng, 2017. Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam; Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật điện, Trường Đại học Bạch khoa Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam
7. Nguyễn Thành Sơn, 2014. Xây dựng và phát triển thị trường Bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam; Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển thị trường Bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam
8. Quốc hội, 2004, 2012. Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; và các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Điện lực, Luật sửa đổi Điện lực Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004
12. Thủ tướng Chính phủ, 2023. Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính phủ, 2023. Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
13. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, 2020. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm 2021 ÷ 2025, chiến lược phát triển định hướng đến năm 2035 của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP, đƣợc ĐHĐCĐ PV Power thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm 2021 ÷ 2025
14. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.Quy chế quản lý công tác kế hoạch của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 759/QĐ-ĐLDK ngày 05/12/2022 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế quản lý công tác kế hoạch của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
16. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. các Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, Báo cáo quản trị, Báo cáo tài chính thường niên, định kỳ của Hợp nhất Tổng công ty, Công ty Mẹ, các Chi nhánh, đơn vị thành viên và của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam các năm 2019, 2020, 2021, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
2. Bộ Công Thương, 2018. Thông tư số 28/2018/TT-BCT ngày 27/9/2018 của Bộ công Thương Quy định Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Khác
6. Nguyễn Hoài Nam, 2018. Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam; Luận án tiến sỹ Kinh tế phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khác
9. Thủ tướng Chính phủ, 2006. Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về lộ trình và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam Khác
10. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam Khác
11. Thủ tướng Chính phủ, 2015. Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Khác
15. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, các văn bản quy định hiện hành của PV Power và các đơn vị thành viên liên quan đến công tác quản lý thị trường điện, công tác bảo dưỡng sửa chữa, công tác thương mại, lựa chọn nhà thầu, công tác kiểm tra giám sát Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.6 : Các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam (thực tế hiện tại) - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Hình 3.6 Các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam (thực tế hiện tại) (Trang 45)
Hình 3.5 : Các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam (điều chỉnh) - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Hình 3.5 Các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam (điều chỉnh) (Trang 45)
Bảng 3.1: Kế hoạch đầu tư xây dựng Tổng công ty giai đoạn 2020 ÷ 2022 - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng 3.1 Kế hoạch đầu tư xây dựng Tổng công ty giai đoạn 2020 ÷ 2022 (Trang 57)
Bảng 3.2 : Kế hoạch sản lượng điện toàn Tổng công ty giai đoạn 2020 ÷ 2022 - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng 3.2 Kế hoạch sản lượng điện toàn Tổng công ty giai đoạn 2020 ÷ 2022 (Trang 57)
Bảng 3.3 : Kế hoạch thị trường điện trong giai đoạn 2020 ÷ 2022 - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng 3.3 Kế hoạch thị trường điện trong giai đoạn 2020 ÷ 2022 (Trang 58)
Bảng kế hoạch thị trường điện trên của NMĐ Vũng Áng 1 cho thấy sản lượng - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng k ế hoạch thị trường điện trên của NMĐ Vũng Áng 1 cho thấy sản lượng (Trang 59)
Bảng 3.5 : Kế hoạch thị trường điện trong giai đoạn 2020 ÷ 2022 - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng 3.5 Kế hoạch thị trường điện trong giai đoạn 2020 ÷ 2022 (Trang 60)
Bảng 3.6 : Kết quả đầu tư xây dựng giai đoạn 2020 ÷ 2022 của PV Power - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng 3.6 Kết quả đầu tư xây dựng giai đoạn 2020 ÷ 2022 của PV Power (Trang 62)
Bảng 3.7 : Kết quả tham gia thị trường điện của NMĐ Nhơn Trạch 2 - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng 3.7 Kết quả tham gia thị trường điện của NMĐ Nhơn Trạch 2 (Trang 66)
Bảng 3.9 : Kết quả thực hiện SXKD, tham gia thị trường điện của NMĐ - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng 3.9 Kết quả thực hiện SXKD, tham gia thị trường điện của NMĐ (Trang 67)
Bảng 3.10 : Tổng hợp các đợt kiểm tra tình hình SXKD, phát triển thị trường tại - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng 3.10 Tổng hợp các đợt kiểm tra tình hình SXKD, phát triển thị trường tại (Trang 72)
Bảng 4.1 : Mục tiêu kế hoạch của PV Power đến 2025 và định hướng đến 2035 - Phát triển thị trường Điện của tổng công ty Điện lực dầu khí việt nam
Bảng 4.1 Mục tiêu kế hoạch của PV Power đến 2025 và định hướng đến 2035 (Trang 86)
w