1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp dự án khởi nghiệp phát triển ứng dụng di động mobile app thử đồ thông minh trực tuyến tif closet ứng dụng tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng

11 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng TIF Closet - Thử đồ thông minh trực tuyến
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 536,34 KB

Nội dung

Theo Kotler 1988 phân tích thị trường là quá trình thu thập, xử lý và đánh giá các thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh của một cách cụ thể, có hệ thống để đưa ra cá

Trang 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các khái niệm về công nghệ

2.1.1 Khái niệm về công nghệ số

Khái niệm về công nghệ số không phụ thuộc vào một cá nhân cụ thể Nó được định nghĩa bởi sự phát triển của ngành công nghiệp và cộng đồng chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông Định nghĩa về công nghệ số thường được xây dựng dựa trên việc

áp dụng và tiếp xúc với sự phát triển của các công nghệ số, từ máy tính đến internet, trí tuệ

nhân tạo và các ứng dụng công nghệ khác

Công nghệ số là quá trình chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số thông qua áp dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT) vào quá trình làm việc của công ty, doanh nghiệp Quá trình này thay đổi cách thức hoạt động, quản lý, quy trình công việc và văn hóa trong công ty (Trang

thông tin điện tử Phường Đông Hải - TP.Thanh Hóa, 2022)

2.1.2 Khái niệm về AR

Thực tế tăng cường (AR) là sự tích hợp nội dung thông tin kỹ thuật số vào môi trường của người dùng trong thời gian thực và người dùng sẽ trải nghiệm công nghệ AR trên môi trường thật (Gillis, 2024) Theo trang thông tin của Microsoft (2022), AR được kết hợp ba tính năng: sự tích hợp giữa thế giới kỹ thuật số và vật lý, tương tác được thực hiện trong thời gian thực và nhận dạng 3D chính xác các vật thể ảo và thực

AR được chia thành 2 loại bao gồm: AR có điểm đánh dấu và AR không có điểm đánh dấu

- AR có điểm đánh dấu: hoạt động dựa vào việc nhận dạng các điểm đánh dấu trên hình ảnh, video, để xác định các đối tượng đã được lập trình trong thiết bị hoặc ứng dụng AR (Microsoft, 2022)

- AR không có điểm đánh dấu: Bằng cách áp dụng thuật toán nhận dạng, thiết bị sẽ phân tích màu sắc, kiểu dáng và các đặc điểm tương tự để nhận diện đối tượng, thay vì phải dựa vào các điểm đánh dấu Sau đó, thông tin về thời gian, gia tốc kế, GPS và la bàn được sử dụng để định vị và căn chỉnh hướng di chuyển Máy ảnh sẽ được sử dụng để hiển thị hình

Trang 2

ảnh của mọi vật thể hoặc đối tượng mà bạn quan tâm trong thế giới thực xung quanh (Microsoft, 2022)

2.1.3 Khái niệm về AI

Theo phát biểu của John McCarthy (2007) khi được hỏi về AI - Trí thông minh nhân tạo

là gì? - “Đó là khoa học và kỹ thuật chế tạo ra những cỗ máy thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh và sử dụng chúng để hiểu trí thông minh của con người”

AI được phát triển dựa trên lĩnh vực khoa học máy tính (computer science), học máy (machine learning), toán học, tâm lý học, ngôn ngữ học, triết học và nhiều lĩnh vực khác (Rice University, 2023) Ngày nay AI được ứng dụng rộng rãi và dễ dàng nhận thấy ở các chức năng nhận dạng giọng nói, dịch vụ khách hàng, thị giác máy tính, công cụ đề xuất, giao dịch chứng khoán tự động, (IBM, 2023a)

2.1.3 Khái niệm về giao thức bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) / TLS (Transport Layer Security)

Secure Sockets Layer là một giao thức được phát triển bởi Netscape Communications Corporation nhằm bảo mật các kết nối giữa máy khách và máy chủ qua internet, đồng thời giao thức này cho phép máy khách xác thực danh tính của máy chủ (IBM, 2023b) Tuy nhiên SSL là công nghệ cũ và có một số lỗi bảo mật nên TLS (Transport Layer Security)

là một giao thức được phát triển dựa trên giao thức SSL để khắc phục (Rublon, 2023)

Chính vì vậy ngày nay, các giao thức SSL không còn được đề xuất sử dụng Tuy vậy các thuật ngữ SSL thường được sử dụng để mô tả kết nối TLS Trong hầu hết các trường hợp,

cả thuật ngữ SSL và SSL/TLS đều chỉ giao thức TLS và chứng chỉ TLS (Amazon Web Services, 2023)

2.1.4 Khái niệm về ứng dụng di động (Mobile app)

Theo thông tư số 05/VBHN-BCT khoản 1 điều 3 giải thích rằng: “Ứng dụng di động là ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở

dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.” (Bộ Công Thương, 2022)

Theo Techtarget - Công ty công nghệ của Hoa Kỳ định nghĩa, ứng dụng di động là một ứng dụng phần mềm được phát triển đặc biệt để sử dụng trên các thiết bị điện toán không

Trang 3

dây, nhỏ như điện thoại thông minh và máy tính bảng, thay vì máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay Chúng được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình và bộ khung khác nhau, đồng thời có thể được tải xuống và cài đặt từ các cửa hàng ứng dụng như Apple App Store, Google Play (Hanna & Wigmore, 2023)

2.1.5 Khái niệm ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động

Theo thông tư số 59/2015/TT-BCT khoản 3 điều 3: “Ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến.” (Bộ Công Thương, 2015)

2.2 Các khái niệm liên quan đến yếu tố Marketing

2.2.1 Phân tích thị trường

Theo Porter (1985) phân tích thị trường là việc nghiên cứu và đánh giá sự cạnh tranh của ngành hoặc của một thị trường cụ thể, bao gồm quá trình xem xét các yếu tố cạnh tranh như: Giá cả, sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ, kênh phân phối, sự tập trung đối thủ trực tiếp, sự đe dọa của đối thủ tiềm ẩn và sức mạnh của các nhà cung cấp

Theo Kotler (1988) phân tích thị trường là quá trình thu thập, xử lý và đánh giá các thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh của một cách cụ thể, có hệ thống để đưa

ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, có tính chiến lược Để thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác và hiệu quả, quá trình này cần có sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong công ty

Trang 4

2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Khái niệm phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích cạnh tranh là một công cụ có thể sử dụng để tìm hiểu xem doanh nghiệp đang hoạt động tốt ở đâu, cần cải thiện ở đâu và cần đi trước xu hướng nào (Guide, 2023)

Vai trò của phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiểu được thị trường hay sân chơi của doanh nghiệp là gì: Có những đối thử nào, cạnh tranh ra sao, đặc điểm điểm ngành, xu hướng, cơ hội hay thách thức của doanh nghiệp

So sánh tương quan được với đối thủ: Bản thân doanh nghiệp có điểm mạnh gì, điểm yếu

gì, đối thủ chưa làm tốt hay làm tốt điều gì, có thể học tập hay cạnh tranh gì với đối thủ

Tìm kiếm được cơ hội ngách trên thị trường và là cơ sở để xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động chắc chắn

2.2.3 Phân tích SWOT

Khái niệm phân tích SWOT

Theo Thư Viện Pháp Luật: “Phân tích SWOT là một công cụ quản lý chiến lược được sử dụng để đánh giá tình hình hiện tại của một tổ chức, dự án hoặc cá nhân trong một ngữ cảnh cụ thể” (Thư Viện Pháp Luật, 2023)

Trong đó, SWOT là viết tắt của bốn yếu tố:

- Strengths (Sức mạnh): Là những điểm mạnh, lợi thế, hoặc khả năng xuất sắc của doanh nghiệp Sức mạnh có thể liên quan đến tài sản, kỹ năng, nguồn lực, danh tiếng, hoặc bất kỳ yếu tố tích cực nào có thể giúp đạt được mục tiêu

- Weaknesses (Yếu điểm): Đây là những điểm yếu, điểm hạn chế của doanh nghiệp Yếu điểm có thể liên quan đến thiếu kỹ năng, nguồn lực hạn chế, hoặc bất kỳ yếu tố tiêu cực nào có thể gây trở ngại cho mục tiêu

- Opportunities (Cơ hội): Là tình hình hoặc các yếu tố mà môi trường bên ngoài có thể gây tác động tích cực đến doanh nghiệp Cơ hội có thể liên quan đến thị trường mới, thay đổi xu hướng, sự tăng trưởng, hoặc sự thay đổi trong quy định

Trang 5

- Threats (Rủi ro): Là tình hình hoặc các yếu tố mà môi trường bên ngoài có thể gây tác động tiêu cực đến doanh nghiệp Rủi ro có thể liên quan đến cạnh tranh mạnh, sự suy giảm thị trường, biến đổi công nghệ, hoặc các vấn đề về pháp lý

Vai trò của phân tích SWOT

Xác định được sức mạnh và yếu điểm giúp doanh nghiệp tập trung tận dụng các điểm mạnh

và khắc phục yếu điểm để nâng cao hiệu suất và khả năng cạnh tranh

Xác định được các cơ hội mới ở môi trường xung quanh giúp doanh nghiệp có thể nắm cơ hội chính xác và tận dụng triệt để hơn trong việc phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường hoặc tạo ra các đối tác chiến lược

SWOT còn giúp doanh nghiệp nhận biết và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn từ đó đưa ra kế hoạch để đối phó với chúng, bao gồm việc thực hiện biện pháp an ninh thông tin hoặc chuẩn bị cho các tình huống xấu

SWOT cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng điều chỉnh chiến lược hiện có giúp doanh nghiệp đưa ra định hướng, mục tiêu phù hợp với nguồn lực hiện tại và đạt được hiệu suất tốt hơn

2.2.4 Khách hàng mục tiêu

Theo Kotler (1988), khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng tiềm năng mà một sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp hướng đến để phục vụ và tối ưu hóa các giá trị cho họ, thông qua các bước như sau:

- Bước 1: Phân tích thị trường: xu hướng thị trường, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thị trường

- Bước 2: Xác định các phân khúc khách hàng tiềm năng, bao gồm các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, nhu cầu, v.v…

- Bước 3: Đánh giá tiềm năng của từng phân khúc khách hàng dựa trên các yếu tố như số lượng, sự phân bố, nhu cầu, sức mua, v.v…

- Bước 4: Xác định khách hàng mục tiêu - chọn ra đối tượng khách hàng có tiềm năng cao nhất và tập trung các hoạt động tiếp thị vào nhóm khách hàng này

Trang 6

2.2.5 Hành trình khách hàng B2B

Theo hành trình mua của khách hàng B2B, quá trình mua của khách hàng bao gồm 3 giai đoạn chính (HubSpot, 2023):

- Giai đoạn nhận thức (Awareness): Khách hàng tiềm năng đã nhận thức được vấn đề và bắt đầu tự tìm hiểu vấn đề của chính doanh nghiệp

- Giai đoạn cân nhắc (Consideration): Khách hàng tiềm năng đã xác định rõ được vấn đề mình gặp phải và bắt đầu nghiên cứu giải pháp, tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề đó

- Giai đoạn quyết định (Decision): Khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng mua hàng hoặc chính thức bắt đầu quá trình mua hàng (Khách hàng B2B sẽ liệt kê danh sách dài các nhà cung cấp dịch vụ/sản phẩm đang có trên thị trường, sau đó nghiên cứu đâu là nhà cung cấp phù hợp Họ bắt đầu so sánh, đánh giá, thu hẹp danh sách mà mình đã liệt kê Cuối cùng lựa chọn ra một nhà cung cấp/sản phẩm phù hợp

2.2.6 Bộ nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu (Brand identity) bao gồm các hình thức được một công ty áp dụng

để nhận diện công ty hoặc định vị sản phẩm của công ty đó (Kotler, 1988)

Cụ thể theo trang Brands Vietnam (2022a) bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố sau:

- Tên thương hiệu

- Logo thương hiệu

- Tagline/Slogan thương hiệu

- Màu sắc, kiểu chữ thương hiệu

- Bộ nhận diện thương hiệu online: website, mạng xã hội,

- Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời: Billboard, banner,

- Các ấn phẩm quảng cáo khác

2.2.7 Khái niệm mô hình kinh doanh B2B (Business To Business)

Theo TechTarget: “B2B (viết tắt của từ Business To Business) là sự trao đổi sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin giữa các doanh nghiệp, chứ không phải giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) Giao dịch B2B được thực hiện giữa hai công ty, chẳng hạn như nhà bán buôn và nhà bán lẻ trực tuyến Trong hầu hết các mô hình kinh doanh B2B, mỗi tổ chức

Trang 7

đều được hưởng lợi theo một cách nào đó và thường có quyền đàm phán tương tự.” (Rosencrance, 2021)

2.2.8 Khái niệm mô hình kinh doanh B2C (Business To Customer)

Theo TechTarget: “B2C (viết tắt của từ Business To Customer), là mô hình bán lẻ trong

đó sản phẩm hoặc dịch vụ chuyển trực tiếp từ doanh nghiệp đến người dùng cuối đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích sử dụng cá nhân B2C thường đề cập đến các doanh nghiệp thương mại điện tử , sử dụng nền tảng trực tuyến để kết nối sản phẩm của họ với người tiêu dùng” (Barney & Chai, 2023)

2.2.9 Khái niệm mô hình kinh doanh Business Model Canvas

Là một mô hình do Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur (2010) đã sáng tạo ra, được các chủ doanh nghiệp và những nhà quản lý ứng dụng rộng rãi nhằm mục đích phát triển

và quản lý chiến lược kinh doanh của mình Các yếu tố cần phân tích trong Business Model Canvas bao gồm:

- Khách hàng mục tiêu – Customer Segment: Doanh nghiệp cần xác định và mô tả cụ thể nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và phục vụ Có nhiều loại phân khúc khách hàng khác nhau như: Thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market)

- Mục tiêu giá trị – Value Propositions: Mục tiêu giá trị là lý do mà khách hàng chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một doanh nghiệp thay vì đối thủ của họ Để xác định được mục tiêu giá trị của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp xác định khách hàng đang cần được đáp ứng nhu cầu nào? Chúng ta đang đưa ra những giải pháp nào đối với nhu cầu của từng phân khúc khách hàng khác nhau?

- Các kênh phân phối – Channels: Là các kênh để doanh nghiệp giao tiếp và phân phối sản phẩm/dịch vụ của mình đến phân khúc khách hàng, qua đó mang lại các mục tiêu giá trị cho khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của họ Để làm được điều này, doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Khách hàng mong muốn được tiếp cận qua kênh nào? Kênh nào hoạt động tốt và hiệu quả về chi phí?

- Quan hệ khách hàng – Customer Relationships: Là cách mà doanh nghiệp muốn thiết lập mối quan hệ khác nhau với từng phân khúc khách hàng cụ thể nhằm giữ chân khách hàng cũ, tăng ý định mua lại của họ hoặc thu hút thêm các khách hàng tiềm năng

Trang 8

- Dòng doanh thu – Revenue Streams: Thể hiện số tiền mà doanh nghiệp kiếm được từ các phân khúc khách hàng của mình, có thể là doanh thu từ các thanh toán 1 lần hoặc doanh thu định kỳ từ các khoản thanh toán liên tục Nếu ví khách hàng là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng doanh thu chính là các động mạch của nó

- Nguồn lực chính – Key Resources (KR): Để một mô hình kinh doanh hoạt động, cần

mô tả các nguồn lực quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần phải có Chính những tài nguyên này giúp doanh nghiệp tạo ra hàng hóa và mục tiêu giá trị, tiếp cận thị trường và duy trì quan hệ khách hàng, tạo ra doanh thu

- Hoạt động chính – Key Activities (KA): Cũng như KR, doanh nghiệp cần xác định các hoạt động quan trọng nhất mà công ty phải làm để vận hành được mô hình kinh doanh của mình Nói cách khác, doanh nghiệp cần xác định rằng: Cần sử dụng các nguồn lực chính như thế nào để tạo ra được mục tiêu giá trị cho khách hàng, tạo ra kênh phân phối và thiết lập mối quan hệ với khách hàng, từ đó tạo ra doanh thu

- Đối tác chính – Key Partnerships (KP): Là các nhà cung cấp tài nguyên, các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt, tiếp cận thị trường rộng rãi hơn và có thể phát triển mạnh hơn

- Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS): Mô tả tất cả các chi phí cần thiết để đáp ứng cho một mô hình kinh doanh có thể hoạt động trơn tru

2.3 Các khái niệm về tài chính

2.3.1 Dòng doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.” (Bộ Tài chính, 2001)

2.3.2 Chi phí cố định (Fixed cost)

Theo Thư Viện Pháp Luật (2024): “Định phí hay còn gọi là chi phí cố định là những khoản chi phí sẽ không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp Định phí thường là những khoản chi phí đầu tư cho cơ sở cấu trúc hạ tầng để tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh như: khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê tài sản, tiền lương nhân viên và cán bộ

Trang 9

quản lý, chi phí nghiên cứu và đào tạo, thiết bị máy móc, các khoản bảo hiểm chống cháy, chống trộm.”

Định phí có các đặc điểm sau (Thư Viện Pháp Luật, 2024):

- Khi mức độ hoạt động thay đổi trong một khoảng thời gian cụ thể thì tổng định phí không đổi

- Khi mức độ hoạt động thay đổi thì định phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi theo

- Định phí có thể tồn tại ngay cả khi doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một thời gian

2.3.3 Thời gian hoàn vốn

Khái niệm thời gian hoàn vốn (PP): “Thời gian hoàn vốn là thời gian (tính bằng năm, tháng) cần thiết để chủ đầu tư thu hồi lại khoản đầu tư ban đầu của dự án” (Phạm Xuân Giang, Nguyễn Ngọc Thức, & Huỳnh Đạt Hùng, 2022)

Các bước tính thời gian hoàn vốn: Đối với dự án có nguồn thu biến đổi qua các năm thì cách tính thời gian hòa vốn sẽ được thực hiện qua các bước sau (1Office, 2022):

- Bước 1: Xác định dòng tiền tích lũy theo từng năm bằng cách cộng dồn vốn bỏ ra với thu nhập từ đầu tư mang lại qua các năm

- Bước 2: Cộng dồn dòng tiền tích lũy và dừng lại ở năm bắt đầu có tổng dương (vì tại

một thời điểm trong năm này đã bắt đầu hoàn vốn)

- Bước 3: Tính thời điểm hoàn vốn theo công thức sau: Thời gian hoàn vốn (năm) = Năm trước năm hoàn vốn + Số tiền còn thiếu/Dòng tiền năm hoàn vốn

Vai trò của việc phân tích hoà vốn

Theo tác giả Mitchell (2023) đã chia sẻ trên Investopia, việc phân tích hoà vốn là cần thiết cho một dự án kinh doanh, mang lại những lợi ích như:

- Tìm kiếm chi phí còn thiếu: Phân tích hòa vốn giúp phát hiện ra những chi phí mà doanh nghiệp có thể không lường trước được, từ đó xác định được các cam kết về tài chính của doanh nghiệp

- Đặt mục tiêu: Doanh nghiệp sẽ xác định được chính xác mục tiêu nào cần đạt được để kiếm được lợi nhuận sau khi phân tích điểm hòa vốn từ đó định giá sản phẩm hợp lý

- Đảm bảo kinh phí: Thông thường, một dự án sẽ cần sử dụng phân tích hòa vốn để đảm bảo nguồn vốn và cho các nhà đầu tư thẩm định được kế hoạch kinh doanh đó

Trang 10

2.3.4 Hiệu giá thuần (NPV)

Khái niệm hiệu giá thuần (NPV): “Hiện giá thuần của dự án là hiệu số của hiện giá ngân lưu vào với hiện giá ngân lưu ra trong suốt vòng đời dự án, cũng tức là hiện giá của ngân lưu ròng” (Phạm Xuân Giang, Nguyễn Ngọc Thức, & Huỳnh Đạt Hùng, 2022)

Ý nghĩa chỉ số:

- NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư khi quy các dòng tiền vào (thu) và ra (chi) về thời điểm hiện tại

- Nếu NPV > 0 (NPV mang giá trị dương) có ý nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà đầu tư, cũng tức là dự dự án đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra và

có lợi nhuận tính theo thời giá hiện tại Ngược lại, nếu NPV<0 (NPV mang giá trị âm) có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho nhà đầu tư

2.3.5 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Khái niệm tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiệu giá thuần NPV bằng không (0) Nói cách khác đó là tỷ suất lợi nhuận gộp hàng năm dự kiến sẽ kiếm được từ một dự án hoặc khoản đầu tư (CFI, 2023)

Ý nghĩa

- Xét trên phương diện sinh lời, IRR phản ánh khả năng sinh lời tối đa của một dự án

- Trong việc lập ngân sách vốn, các nhà lãnh đạo cấp cao muốn biết lợi nhuận ước tính

từ những khoản đầu tư đó thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một phương pháp cho phép nhà đầu tư so sánh và xếp hạng các dự án dựa trên lợi nhuận dự kiến của chúng Khoản đầu tư

có tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất sẽ được ưu tiên thực hiện

2.4 Các khái niệm về rủi ro

2.4.1 Rủi ro dự án

Là một sự kiện không chắc chắn mà nếu nó xảy ra sẽ ảnh hưởng đến ít nhất một trong các mục tiêu của dự án Mục tiêu có thể bao gồm phạm vi, thời gian, chi phí và chất lượng (Moreno-Monsalve, Diez-Silva, Diaz-Piraquive, & Pérez-Uribe, 2020)

Rủi ro thường bao gồm 2 thành phần: Xác suất xảy ra sự kiện đó, Mức độ tác động nếu sự kiện đó xảy ra và có thể lượng hoá như sau (Lê Văn Lâm, 2011):

Rủi ro = f (xác suất, tác động) = Xác suất xuất hiện × Tác động

Ngày đăng: 01/10/2024, 09:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w