1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.

238 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro Ngân hàng
Tác giả Nguyễn Đức Trung, Lê Hà Diễm Chi, Nguyễn Minh Nhật, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Minh Châu, Hồ Thị Ngọc Tuyền, Trần Kim Long
Người hướng dẫn Nguyễn Đức Trung, Lê Hà Diễm Chi
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị rủi ro
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 4,73 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG (3)
    • 1.1. Tổng quan về rủi ro (13)
      • 1.1.1. Khái niệm về rủi ro (13)
      • 1.1.2. Phân loại rủi ro (15)
    • 1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (20)
      • 1.2.1 Rủi ro tín dụng (20)
      • 1.2.2. Rủi ro hoạt động (20)
      • 1.2.3 Rủi ro thị trường (21)
      • 1.2.4. Rủi ro thanh khoản (22)
    • 1.3 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh của ngân hàng (23)
    • 1.4. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng (25)
      • 1.4.1. Khái niệm quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro trong kinh (25)
      • 1.4.2. Một số nguyên tắc trong quản trị rủi ro trong ngân hàng (27)
      • 1.4.3. Quy trình quản trị rủi ro trong ngân hàng (29)
      • 1.4.4. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro trong ngân hàng (32)
    • 1.5. Hiệp ước Basel (37)
      • 1.5.1. Sự cần thiết của các quy định ngân hàng (37)
      • 1.5.2. Hiệp ước Basel I (37)
      • 1.5.3. Hiệp ước Basel II (40)
      • 1.5.4 Hiệp ước Basel III (42)
  • CHƯƠNG 2 QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (4)
    • 2.1. Tổng quan về rủi ro thị trường (51)
      • 2.1.1. Khái niệm rủi ro thị trường (51)
      • 2.1.2. Các loại rủi ro thị trường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (54)
    • 2.2. Các công cụ xác định hạn mức rủi ro thị trường (60)
      • 2.2.1. Giá trị rủi ro – VaR (Value at Risk) (60)
      • 2.2.2. Các phương pháp xác định giá trị chịu rủi ro - VaR (62)
      • 2.2.3. Hậu kiểm giá trị rủi ro (Backtesting VaR) (69)
      • 2.2.4. Kiểm định sức chịu đựng rủi ro – Stress test (69)
    • 2.3. Đo lường rủi ro thị trường (71)
      • 2.3.1. Phương pháp đo lường chuẩn hóa (Standardized methodology) (71)
      • 2.3.2. Phương pháp mô hình nội bộ (Internal Model Approach) (85)
      • 2.3.3. Phương pháp nội bộ nâng cao (86)
    • 2.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro thị trường (87)
      • 2.4.1 Các nguyên tắc chung (87)
      • 2.4.2 Một số biện pháp phòng ngừa (88)
  • CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG (4)
    • 3.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng (95)
      • 3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng (95)
      • 3.1.2. Đặc trưng của rủi ro tín dụng (95)
    • 3.2. Ước tính vốn cho rủi ro tín dụng (97)
      • 3.2.1. Ước tính tính vốn kinh tế cho rủi ro tín dụng (97)
      • 3.2.2. Ước tính vốn pháp lý cho rủi ro tín dụng (99)
    • 3.3. Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng (104)
      • 3.3.1. Mô hình đo lường xác suất vỡ nợ (PD) (104)
      • 3.3.2. Mô hình tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD) (106)
      • 3.3.3. Các công cụ khác (109)
    • 3.4. Đo lường rủi ro danh mục tín dụng (116)
    • 3.5. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng (120)
      • 3.5.1 Nguyên tắc chung (120)
      • 3.5.2 Các biện pháp phòng ngừa (123)
  • CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG (4)
    • 4.1 Tổng quan về rủi ro hoạt động (129)
      • 4.1.1 Khái niệm (129)
      • 4.1.2 Phân loại (130)
        • 4.1.2.1 Rủi ro tài sản vật chất (130)
        • 4.1.2.2 Rủi ro con người (130)
        • 4.1.2.3 Rủi ro pháp lý (131)
        • 4.1.2.4 Rủi ro gian lận (131)
        • 4.1.2.5 Rủi ro công nghệ (132)
      • 4.1.3 Đặc trưng của rủi ro hoạt động (133)
    • 4.2. Các công cụ quản trị rủi ro hoạt động (134)
      • 4.2.1 Phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản (135)
      • 4.2.2. Phương pháp chuẩn hóa (138)
      • 4.2.3. Phương pháp nâng cao (141)
    • 4.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động (146)
      • 4.3.1 Nguyên tắc chung (146)
      • 4.3.2 Các biện pháp phòng ngừa (149)
  • CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN (4)
    • 5.1. Tổng quan về rủi ro thanh khoản (155)
      • 5.1.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản (155)
      • 5.1.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại (157)
      • 5.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại156 (158)
      • 5.1.4 Hậu quả của rủi ro thanh khoản (161)
      • 5.1.5 Phân loại rủi ro thanh khoản (163)
      • 5.1.6. Đặc trưng của rủi ro thanh khoản (164)
    • 5.2. Đo lường rủi ro thanh khoản (166)
      • 5.2.1 Đo lường rủi ro thanh khoản nguồn vốn (funding liquidity risk) (167)
      • 5.2.2 Đo lường rủi ro thanh khoản thị trường (189)
    • 5.3. Ước tính chi phí thanh khoản (194)
    • 5.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản (195)
      • 5.4.1 Nguyên tắc chung (195)
      • 5.4.2. Biện pháp phòng ngừa (199)
  • CHƯƠNG 6: VỐN KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ (5)
    • 6.1. Định nghĩa về vốn kinh tế (0)
    • 6.2. Ước tính vốn kinh tế cho các loại rủi ro trong ngân hàng (0)
      • 6.2.1. Phương pháp tiếp cận (0)
      • 6.2.2. Ước tính vốn kinh tế cho các loại rủi ro riêng lẻ (0)
    • 6.3. Uớc tính vốn kinh tế tổng thể cho ngân hàng (0)
      • 6.3.1. Mối tương quan giữa các loại rủi ro (0)
      • 6.3.2. Ước tính vốn kinh tế tổng thể (0)
    • 6.4. Phân bổ vốn kinh tế (0)
      • 6.4.1. Nguyên tắc phân bổ vốn kinh tế (0)
      • 6.4.2. Các phương pháp phân bổ vốn kinh tế (0)
    • 6.5. Thang đo hiệu suất điều chỉnh rủi ro (0)
      • 6.5.1. RaROC (0)
      • 6.5.2. Chỉ số SVA (0)
      • 6.5.3. So sánh RaROC và SVA (0)
      • 6.5.4. Hệ thống định giá dựa trên rủi ro (Risk-based Pricing) (0)

Nội dung

Không chỉ dừng lại ở góc độ lý thuyết, quyểnsách còn cung cấp các ví dụ, tình huống để người đọc có thể hiểu rõ hơn những nộidung mang tính kỹ thuật trong hoạt động quản trị rủi ro của n

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG

Tổng quan về rủi ro

1.1.1 Khái niệm về rủi ro

Sự không chắc chắn (Uncertainty)

Sự không chắn chắc đề cập đến một tình huống có nhiều lựa chọn thay thế dẫn đến một kết quả cụ thể, nhưng xác suất của kết quả đó là không biết được Điều này là do không đủ thông tin hoặc kiến thức về tình trạng hiện tại nên khó để xác định hoặc dự đoán kết quả hoặc sự kiện trong tương lai Trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và không thể đoán trước như ngày nay, sự không chắc chắn là một thực tế không thể tránh khỏi đối với các tổ chức thuộc mọi quy mô và ngành nghề Một sự thay đổi đột ngột trong chính sách của chính phủ, suy thoái kinh tế, thiên tai, biến động thị trường, đổi mới công nghệ … là một vài ví dụ về sự không chắc chắn, vì kết quả ảnh hưởng của nó rất khó đoán trước Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành công đã học cách vượt qua những sự không chắc chắn và thậm chí phát triển mạnh mẽ sau khi vượt qua những sự việc đó Sự không chắc chắn không thể đo lường được và do đó chúng ta không thể loại bỏ nó, nhưng chúng ta có thể giảm bớt giá trị rủi ro của sự không chắc chắn Ví dụ một công ty có doanh thu bằng ngoại tệ, để giảm thiểu tác động của của tỷ giá hối đoái đến thu nhập, công ty có thể vay bằng chính loại ngoại tệ đó Hoặc kế hoạch được lập cẩn thận, kỹ lưỡng sẽ hạn chế các quyết định có nhiều sự không chắc chắn.

Theo Crouhy và cộng sự (2014), tương lai không thể đoán trước được, đó là sự không chắc chắn Chẳng hạn như việc chưa có ai thành công trong dự báo một cách chính xác về thị trường chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cả hàng hóa - hoặc các sự kiện tín dụng, hoạt động, hệ thống … Tuy nhiên, hạn chế những rủi ro gia tăng bên trong sự không chắc chắn là điều có thể quản lý được Quan điểm này hàm ý rủi ro là những kết quả (tích cực hoặc tiêu cực) xảy ra trong sự không chắc chắn, hoặc rủi ro là tập hợp con của sự không chắc chắn, những cái mà có thể được định lượng được Một số khác cho rằng rủi ro là khả năng thua lỗ do sự tương tác với sự không chắc chắn Sự tương tác này phát sinh từ giá trị rủi ro (exposure) của các doanh nghiệp tài chính với tính ngẫu nhiên của sự không chắc chắn Giá trị rủi ro là mức độ mà doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động tiêu cực đến thu nhập Ví dụ, giá trị rủi ro đối với sự biến động của tỷ giá hối đoái đó là quy mô doanh thu bằng ngoại tệ; Hoặc mức độ nhạy cảm với lãi suất có thể được đo lường bằng quy mô nợ nhạy cảm với sự biến động của lãi suất thị trường Trong tài chính, rủi ro được xác định bởi sự không chắc chắn có hậu quả bất lợi đối với thu nhập hoặc tài sản hoặc sự không chắc chắn chỉ liên quan đến kết quả tiêu cực.

Như vậy, rủi ro và sự không chắc chắn là hai khái niệm thường gặp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính và quản trị Mặc dù hai khái niệm này thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng thật ra chúng đại diện cho các khái niệm riêng biệt với những hàm ý khác nhau.

Vai trò của rủi ro trong các quyết định.

Trong một thế giới đầy bất ổn, chúng ta coi rủi ro là bao gồm cả khả năng mang lại cả cơ hội thu được lợi nhuận cũng như khả năng thua lỗ Hình 1.1 là sơ đồ Venn về mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận, sẽ giúp chúng ta hình dung khả năng mang lại lợi nhuận từ những cơ hội đầu tư có rủi ro Đối với doanh nghiệp và cá nhân, rủi ro là một yếu tố được cân nhắc trong mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cùng với mong muốn giảm thiểu những nguy hiểm liên quan đến thất bại, phá sản hoặc những hậu quả bất lợi khác Vòng tròn bên phải của hình 1.1 thể hiện sự giảm thiểu các hậu quả bất lợi dẫn đến sự thất bại, phá sản Vòng tròn bên trái thể hiện cơ hội tối đa hóa giá trị tài sản khi rủi ro xảy ra Giống như hầu hết các sơ đồ Venn, hai vòng tròn giao nhau để tạo ra tập hợp các cơ hội mà mức độ rủi ro được chấp nhận (Vòng tròn bên trái) để thu được lợi nhuận cao nhất (Vòng tròn bên phải) Khu vực giao nhau là tập hợp mà tại đó rủi ro là tối thiểu và giá trị là tối đa.

Hình 1.1: Sơ đồ Venn về mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận.

Nguồn: Etti và cộng sự (2006)

1.1.2.1 Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ

Rủi ro thuần túy (Pure Risk)

Rủi ro thuần túy là rủi ro mà tất cả các kết quả có thể xảy ra đều ảnh hưởng tiêu cực theo một cách nào đó Ví dụ tai nạn xe cộ, trộm tài sản hoặc động đất là rủi ro thuần túy, bởi khi xảy ra đều gây nên thiệt hại, hoặc may mắn là không có thiệt hại nào xảy ra, tuy nhiên không hề có một cơ hội lợi ích nào Rủi ro thuần túy còn gọi là rủi ro tuyệt đối, bởi chỉ có hai kết quả có thể xảy ra: không thay đổi hoặc thay đổi tiêu cực.

Rủi ro thuần túy có những đặc trưng như khả năng (xác suất) xảy ra nhỏ, kết quả nghiêm trọng và tác động tức thời Chẳng hạn xem xét rủi ro thuần túy như động đất, trộm xe hoặc tai nạn Những rủi ro này có khả năng xảy ra tương đối nhỏ, đều gây hậu quả nghiêm trọng và tác động tức thời Hầu như có vô số rủi ro thuần túy xung quanh chúng ta, khả năng chúng ta bị ngạt khi uống nước, bị nghẹt thở khi ăn viên kẹo… rủi ro như vậy có một khả năng rất nhỏ để có thể xảy ra, nhưng nó vẫn có khả năng Chúng ta thường bỏ qua những rủi ro thuần túy vì những cơ hội nhỏ bé đó.

Trong tài chính, rủi ro thuần túy là một tình huống chỉ có thể kết thúc bằng thua lỗ Khi bạn mua hợp đồng bảo hiểm tài sản, cả bạn và công ty bảo hiểm đều hy vọng rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với tài sản được bảo hiểm Nếu bất cứ điều gì xảy ra dẫn đến việc bảo hiểm phải thực hiện bồi thường, điều đó có nghĩa là đã có điều tồi tệ xảy ra với tài sản của bạn Công ty bảo hiểm sẽ mất tiền chi trả cho yêu cầu bồi thường và bạn cũng sẽ mất tiền vì hầu hết các khoản thanh toán bảo hiểm không thể bù đắp

Tối đa hóa giá trị Tối thiểu hóa thất bại được tất cả những tổn thất Không có trường hợp nào mà bảo hiểm sẽ chi trả vì điều gì tốt đẹp xảy ra, bảo hiểm chỉ trả tiền khi điều xấu xảy ra Điều này giải thích tại sao rủi ro thuần túy là bản chất của bảo hiểm.

Rủi ro thuần túy tập trung trong 3 dạng.

Rủi ro thuần túy tài sản (Property Pure Risk) là rủi ro mà chủ sở hữu tài sản phải đối mặt với khả năng tổn thất cả trực tiếp và gián tiếp (hậu quả về sau) Những thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp, lũ lụt là những ví dụ cho loại rủi ro thuần túy tài sản Nếu ô tô bị hư hỏng do va chạm thì tổn thất trực tiếp là chi phí sửa chữa Nếu một công ty gặp hỏa hoạn trong kho, tổn thất trực tiếp là chi phí xây dựng lại và thay thế hàng tồn kho Tổn thất gián tiếp hay hậu quả là những tổn thất phi vật chất như tổn thất kinh doanh, ví dụ, một công ty mất khách hàng vì con phố mà công ty kinh doanh đang bị đào bới thi công công trình.

Rủi ro thuần túy cá nhân (Personal Pure Risk): hầu như hậu quả tài chính khi rủi ro xảy ra cuối cùng đều do con người gánh chịu nên có thể nói rằng tất cả các rủi ro đều mang tính chất cá nhân Tuy nhiên, một số rủi ro có tác động trực tiếp hơn đến cuộc sống cá nhân của mọi người Đối mặt với nguy cơ tử vong sớm, bệnh tật, khuyết tật, thất nghiệp và tuổi già phụ thuộc là những ví dụ về rủi ro thuần túy cá nhân Tổ chức cũng có thể gặp tổn thất từ rủi ro thuần túy cá nhân khi những sự kiện này xảy ra và ảnh hưởng đến nhân viên công ty Ví dụ, các chương trình hỗ trợ xã hội và chế độ hưu trí hoặc y tế do người sử dụng lao động tài trợ có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi tự nhiên hoặc do con người tạo ra, đây cũng là một loại rủi ro thuần túy cá nhân.

Rủi ro thuần túy trách nhiệm (Liability Pure Risk) liên quan đến việc nhận trách nhiệm về những thiệt hại đối với thân thể hoặc tài sản của người khác Tai nạn ô tô, gây thương tích, gây thiệt hại tài sản cho người khác là những ví dụ về rủi ro thuần túy liên quan đến trách nhiệm pháp lý Rủi ro trách nhiệm có thể xảy ra do tổn thất thảm khốc hoặc do tổn thất do tai nạn Trách nhiệm sản phẩm là một ví dụ minh họa: một công ty có trách nhiệm bồi thường cho những người bị thiệt hại do cung cấp sản phẩm bị lỗi, gây thiệt hại cho cá nhân tiêu dùng hoặc công ty khác sử dụng nó như đầu vào nguyên liệu.

Rủi ro đầu cơ (Speculative risk)

Rủi ro đầu cơ là rủi ro tồn tại khi ba khả năng có thể xảy ra: thiệt hại, có lợi, không thay đổi Khái niệm này cho thấy rủi ro đầu cơ xảy ra trong đó có một số kết quả là có lợi, mang ý nghĩa tích cực, không như rủi ro thuần túy gần như kết quả là tiêu cực Ví dụ, rủi ro trong đầu tư chứng khoán hoặc kinh doanh mạo hiểm là rủi ro đầu cơ Xem xét cụ thể trong trường hợp đầu tư vào thị trường chứng khoán, một khả năng là nhà đầu tư gặp rủi ro thua lỗ một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư ban đầu của họ, một khả năng là nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ giá cổ phần nắm giữ tăng giá trị, và khả năng khác là danh mục chứng khoán của nhà đầu tư không thay đổi giá trị, hay gọi là hòa vốn Như vậy, nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán gặp một tình huống mà có ba kết quả có thể xảy ra: thua lỗ, có lãi và hòa vốn.

Từ hiểu biết về rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ, chúng ta hiểu được tại sao hoạt động bảo hiểm chỉ thực hiện đối với rủi ro thuần tuý và không thực hiện đối với rủi ro đầu cơ Từ đó có thể nhận định rằng rủi ro thuần tuý là rủi ro có thể được bảo hiểm, còn rủi ro đầu cơ là rủi ro không được bảo hiểm Khi mua bảo hiểm, rủi ro đã được chuyển nhượng sang công ty bảo hiểm và để thực hiện sự chuyển những tổn thất tài chính này, người ta phải trả một khoản phí nhất định, đó là phí bảo hiểm Đối với rủi ro đầu cơ trong thay đổi giá hàng hoá, nguyên vật liệu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán…, người ta có thể chuyển giao các rủi ro này cho chủ thể khác thông qua các hợp đồng dài hạn hoặc thiết lập vị thế phòng vệ (hedging) bằng các công cụ phái sinh như hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn

1.1.2.2 Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống

Rủi ro hệ thống (Systematic risk)

Rủi ro hệ thống là một phần của rủi ro tổng thể gây ra bởi các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của một công ty hoặc cá nhân cụ thể, là các yếu tố bên ngoài tổ chức gây ra Những biến động của thị trường như lạm phát, tỷ giá, suy thoái, chiến tranh, động đất, sóng thần, bão, lốc xoáy, bệnh tật, các hành động của ngân hàng Trung ương trong thay đổi chính sách lãi suất, thay đổi chính sách kinh tế và tài chính … là những ví dụ về rủi ro hệ thống Rủi ro hệ thống còn được gọi rủi ro thị trường, đề cập đến những rủi ro không thể tránh khỏi có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính và khiến giá trị cũng như giá cả của các khoản đầu tư thay đổi Bởi vì điều kiện kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, chính sách, sức mua và việc làm nên các nhà kinh tế thường nhận thức được những mối đe dọa thường trực đối với tất cả các loại chứng khoán Rủi ro hệ thống là thuật ngữ mà các nhà kinh tế sử dụng để mô tả tính dễ bị tổn thương nội tại này của thị trường tài chính Không giống như các loại rủi ro tài chính khác, rủi ro hệ thống có phạm vi rộng và liên tục Hơn nữa, rủi ro hệ thống tác động đến thị trường tổng thể, vì vậy hầu hết các cá nhân và tổ chức quan tâm đến thị trường đều thấy được tác động của nó Các yếu tố bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức gây ra rủi ro hệ thống hơn là hành động của một công ty hoặc cá nhân cụ thể Và do đó, rủi ro hệ thống là rủi ro không thể đa dạng hóa, nghĩa là không thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục.

Cần tránh nhầm lẫn giữa rủi ro hệ thống (systematic risk) và rủi ro có tính hệ thống (systemic risk) vì sự tương tự nhau trong thuật ngữ và khái niệm Trong khi rủi ro hệ thống đề cập đến rủi ro đang diễn ra liên quan đến thị trường tổng thể, thì rủi ro có tính hệ thống đề cập đến khả năng một ngành, khu vực thị trường, công ty, tổ chức tài chính hoặc nền kinh tế có thể sụp đổ và các vấn đề kinh tế này có khả năng lan rộng ra Về cơ bản, nếu một sự kiện đơn lẻ có thể gây ra vấn đề kinh tế lớn hơn nhiều thì đó là rủi ro hệ thống, còn nếu rủi ro xảy ra thường xuyên và lan rộng thì đó là rủi ro mang tính hệ thống Ví dụ: một ngân hàng khi gặp rủi ro thanh khoản, không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng, điều này có khả năng khiến các ngân hàng khác trong hệ thống gặp phải hiện tượng rút tiền hàng loạt (Bank-run) Khi đó, rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng trở thành rủi ro có tính hệ thống Hoặc một công ty lớn, có quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân trong toàn bộ nền kinh tế, lại tuyên bố phá sản Khi đó, toàn bộ thị trường tài chính có thể gặp thách thức, khiến việc phá sản của công ty lớn này trở thành rủi ro có tính hệ thống Thị trường có thể phụ thuộc vào sự thành công của các công ty lớn và sự sụp đổ của một trong những công ty này có thể gây ra một chuỗi thách thức liên quan đến rủi ro cho tất cả những công ty, những người liên quan.

Rủi ro phi hệ thống (Unsystematic risk)

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Hoạt động kinh doanh ngân hàng vốn luôn tiềm ẩn rất nhiều loại rủi ro Trong đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phổ biến và luôn được sự quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý ngân hàng Theo Uỷ ban Basel, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng của ngân hàng hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng các cam kết đã thoả thuận Theo cách định nghĩa của Uỷ ban Basel, rủi ro tín dụng không chỉ bao gồm rủi ro tín dụng truyền thống (xảy ra khi bên đi vay không thể trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho bên cho vay) mà có thêm rủi ro đối tác (conterparty risk) (rủi ro này xảy ra khi đối tác của ngân hàng không thể thanh toán đúng hạn hoặc không có khả năng thanh toán) Rủi ro đối tác có thể xảy ra trong nhiều trường hợp như ngân hàng mua trái phiếu và bên phát hàn trái phiếu mất khả năng trả nợ khi trái phiếu đến hạn Hoặc vì lo sợ các khoản vay của ngân hàng có thể vỡ nợ nên ngân hàng đã mua hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng với một công ty bảo hiểm để giảm thiểu tổn thất khi có rủi ro vỡ nợ Tuy nhiên, khi các khoản vay ngân hàng vỡ nợ thì công ty bảo hiểm (tức đối tác của ngân hàng) mất khả năng thanh toán số tiền đã cam kết với ngân hàng trước đó.

Trong khuôn khổ của cuốn sách này, rủi ro tín dụng được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng (tức người đi vay) không thể thực hiệnn nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn Việc định lượng rủi ro tín dụng ở chương 3 dành cho rủi ro tín dụng riêng lẻ (1 khoản vay) hoặc rủi ro danh mục tín dụng (của nhiều khoản vay) và không đề cập tới rủi ro đối tác.

Rủi ro hoạt động là loại rủi ro xuất phát từ quá trình hoạt đông, cung cấp dịch vụ của ngân hàng mà nguyên nhân chủ yếu đến từ con người, hệ thống, quy trình, các sự kiện khách quan bên ngoài dẫn đến thiệt hại, tổn thất cho ngân hàng Theo Ủy ban

Basel (2008), ngân hàng phải đối mặt với tổn thất khi rủi ro hoạt động xảy ra do lỗi của con người, quá trình vận hành hệ thống trục trặc, quy rình chưa đầy đủ hoặc do các nguyên nhân khách quan khác Rủi ro hoạt động, theo Bessis (2015), là những trục trặc của hệ thống thông tin, hệ thống báo cáo, các quy tắc giám sát rủi ro nội bộ và các thủ tục được thiết kế để thực hiện các hành động khắc phục kịp thời Ví dụ cho rủi ro hoạt động có thể kể đến như là nhân viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc hạch toán sai đơn vị tiền tệ dẫn đến tổn thất cho ngân hàng Như vậy, loại rủi ro này gắn liền với việc thực hiện nghiệp vụ của tổ chức, cách thức ngân hàng vận hành hoạt động.

Rủi ro hoạt động, mặc dù ngành nghề nào cũng phải đối mặt, nhưng ngân hàng là tổ chức phải đối mặt thường xuyên hơn do đặc thù cung cấp dịch vụ Đặc trưng dịch vụ ngân hàng là quá trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng không tách rời với quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng Trong quá trình cung cấp dịch vụ, nhân viên, máy móc thiết bị, quy hệ thống công nghệ thông tin, máy móc thiết bị xảy ra hư hỏng hoặc quy trình vận hành không đồng bộ đều có thể tạo ra thiệt hại cho ngân hàng.

Rủi ro hoạt động gây ra tổn thất cho ngân hàng, do đó, các cơ quan quản lý cũng ban hành quy định về vốn bù đắp cho rủi ro hoạt động (Bessis, 2015) Việc bổ sung rủi ro hoạt động vào trong quy định giám sát hoạt động ngân hàng gắn với trụ cột về vốn đã làm cho các cơ quan quản lý ngân hàng ở các quốc gia chú trọng nhiều hơn đến rủi ro hoạt động của ngân hàng.

Rủi ro thị trường là rủi ro mà những thay đổi về giá và lãi suất trên thị trường tài chính sẽ làm giảm giá trị của chứng khoán hoặc danh mục đầu tư Rủi ro về giá có thể được phân tách thành thành phần rủi ro thị trường chung (rủi ro mà toàn bộ thị trường sẽ giảm giá trị) và thành phần rủi ro thị trường cụ thể, dành riêng cho giao dịch tài chính cụ thể đang được xem xét Trong hoạt động giao dịch, rủi ro phát sinh cả từ các vị thế mở (không phòng hộ) và từ mối tương quan không hoàn hảo giữa các vị thế thị trường nhằm mục đích bù trừ lẫn nhau Các thông số thị trường dao động ngẫu nhiên được gọi là “yếu tố rủi ro”: chúng bao gồm tất cả lãi suất, chỉ số vốn cổ phần hoặc tỷ giá hối đoái Rủi ro thị trường phụ thuộc vào khoảng thời gian cần thiết để bán tài sản vì mức độ biến động của thị trường có xu hướng rộng hơn trong thời gian dài hơn Thời gian thanh lý thấp hơn đối với các công cụ dễ dàng giao dịch trên thị trường hoạt động và dài hơn đối với các công cụ ngoại lai được giao dịch trên cơ sở song phương (qua quầy) Rủi ro thị trường là rủi ro về giá đối với các công cụ được giao dịch Các công cụ không được giao dịch trên các thị trường có tổ chức được đánh giá theo thị trường vì lãi hoặc lỗ của chúng được tính là các biến thể của giá trị cho dù việc bán hàng có được thực hiện hay không Rủi ro thị trường được giới thiệu cụ thể, chi tiết hơn ở chương 2 giáo trình này.

Rủi ro thanh khoản là một loại rủi ro phổ biến, dùng để phản ánh tình trạng tổ chức mất khả năng chi trả ngay lập tức các nghĩa vụ tài chính phát sinh của tổ chức. Rủi ro thanh khoản đề cập đến những khó khăn tiềm tàng mà đơn vị có thể gặp phải trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn do không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không gánh chịu một khoản lỗ đáng kể (Bessis, 2015) Đây là loại rủi ro mà các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt do các khoản nợ của ngân hàng có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với các tài sản mà ngân hàng nắm giữ.

Khi phân loại, rủi ro thanh khoản được chia làm hai loại, gồm rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường (Vento & La Ganga, 2009) Trong đó, rủi ro thanh khoản nguồn vốn đề cập đến việc ngân hàng không có đủ khả năng huy động vốn để đáp ứng nghĩa vụ tài chính phát sinh Rủi ro thanh khoản thị trường gắn với hoạt động bán các loại tài sản ở mức giá phù hợp trên thị trường Nói cách khác, rủi ro thanh khoản thị trường liên quan đến việc đơn vị không có khả năng thực hiện các giao dịch ở mức giá thị trường hiện hành do độ sâu thị trường không đủ hoặc bị gián đoạn.

Rủi ro thanh khoản xảy ra thường gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ ở một ngân hàng mà còn cả hệ thống ngân hàng Xét ở ngân hàng riêng lẻ, việc không đảm bảo khả năng thanh khoản, khách hàng có thể mất niềm tin vào ngân hàng, ảnh hưởng đến danh tiếng, thậm chí phá sản Khi một ngân hàng mất khả năng thanh khoản, khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng có thể gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt, tạo ra sự bất ổn cho cả hệ thống ngân hàng Những hậu quả khi xảy ra rủi ro thanh khoản tương đối lớn đối với ngân hàng và hệ thống ngân hàng, do đó, cơ quan quản lý thường ban hành các quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng và niềm tin của các chủ thể vào các định chế tài chính.

Đặc trưng của hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong hệ thống các định chế tài chính bởi đây là tổ chức cung cấp đa dạng bậc nhất các dịch vụ tài chính ngân hàng (Rose, 2004) Ngân hàng là định chế thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng với mục tiêu lợi nhuận, có các đặc trưng chủ yếu như sau:

Thứ nhất, ngân hàng là trung gian tài chính cung cấp đa dạng nhất các dịch vụ tài chính - ngân hàng với mục tiêu lợi nhuận.Sản phẩm dịch vụ cốt lõi của ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ tài chính - tiền tệ, trong đó hoạt động truyền thống chủ yếu là huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán (Rose, 2004) Với vai trò trung gian tài chính, ngân hàng huy động nguồn tiền từ các thành phần trong nền kinh tế để cung cấp dịch vụ thanh toán và đặc biệt là cấp tín dụng đến các chủ thể thiếu trong nền kinh tế Hoạt động cốt lõi gồm huy động vốn, cấp tín dụng đều là những hoạt động có liên quan sâu rộng đến các chủ thể nhưng cũng chịu ảnh hưởng bởi tình trạng nền kinh tế Trong quá trình luân chuyển vốn từ chủ thể thừa sang chủ thể thiếu, ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản để gia tăng nguồn thu cũng như hỗ trợ quá trình điều hành chính sách tiền tệ của cơ quan quản lý Không chỉ vậy, ngân hàng ngày càng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng trên thị trường như bảo lãnh, đầu tư, kinh doanh ngoại hối, Cùng với hội nhập kinh tế, hoạt động của các ngân hàng thương mại gắn kết chặt chẽ với hệ thống lưu thông tiền tệ, hệ thống thanh toán trong nước và có kết nối quốc tế sâu rộng Chính sự phát triển không ngừng của sản phẩm, dịch vụ tài chính

- tiền tệ mà ngân hàng cung cấp cũng làm cho ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn, buộc các ngân hàng phải không ngừng nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Thứ hai, do là trung gian tài chính nên bảng cân đối kế toán của ngân hàng có sự khác biệt so với các tổ chức sản xuất kinh doanh khác trong nền kinh tế Nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng sử dụng để hoạt động là các khoản tiền gửi của khách hàng.Ngân hàng khi huy động cam kết hoàn trả bất kỳ khi nào người gửi tiền có nhu cầu.Sau đó, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động này để hình thành nên các loại tài sản.Theo Bessis (2015), các tài sản của ngân hàng theo chuẩn mực kế toán được chia thành 4 loại gồm: (1) tài sản tài chính theo giá trị hợp lý dựa trên lãi lỗ, (2) các khoản cấp tín dụng và phải thu, (3) các khoản đầu tư nắm giữ đến khi đáo hạn và (4) tài sản sẵn sàng để bán Tài sản tài chính theo giá trị hợp lý là tất cả các công cụ mà ngân hàng mua nhằm mục đích sinh lời dựa trên sự biến động của giá trong ngắn hạn Giá trị của loại tài sản này được xác định dựa trên cơ sở hợp lý tùy thuộc vào thị trường của loại tài sản hoạt động như thế nào Đây là loại tài sản mà giá của nó biến động theo diễn biến trên thị trường và làm cho ngân hàng gặp phải một số rủi ro liên quan. Loại tài sản thứ hai là các khoản cấp tín dụng và phải thu - loại tài sản hình thành dựa trên hợp đồng thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, không được niêm yết, giao dịch trên thị trường Các khoản cấp tín dụng mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng mà ngân hàng không thể triệt tiêu hoàn toàn Các khoản đầu tư nắm giữ cho đến khi đáo hạn là các tài sản tài chính mà ngân hàng sẽ nắm giữ để hưởng các khoản sinh lời theo thỏa thuận khi đến hạn Những tài sản tài chính còn lại không thuộc các nhóm trên là các tài sản sẵn sàng để bán Với việc nắm giữ các loại tài sản tài chính kết hợp với đặc điểm hoạt động chủ yếu đến từ nguồn vốn huy động làm cho hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro Đặc trưng hoạt động này của ngân hàng làm cho hoạt động của ngân hàng chịu sự ảnh hưởng lớn bởi quá trình điều hành kinh tế vĩ mô của quốc gia và biến động kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu trong quá trình hội nhập.

Thứ ba, hoạt động ngân hàng là hoạt động có tính hệ thống cao.Trung gian tài chính hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở niềm tin của các chủ thể trong nền kinh tế Khi các thành phần trong nền kinh tế tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, nguồn vốn sẽ được luân chuyển hiệu quả từ nơi thừa sang nơi thiếu cũng như ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả, ổn định Tuy nhiên, khi xảy ra những tình huống bất thường, những rủi ro khó lường trước được, niềm tin của công chúng bị khủng hoảng, ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thua lỗ, thậm chí phá sản Sự đổ vỡ của một ngân hàng có thể kéo theo sự bất ổn định của cả hệ thống ngân hàng do hiện tượng rút tiền hàng loạt Nếu không xử lý phù hợp, niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng bị khủng hoảng nghiêm trọng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội do sự tắc nghẽn trong luân chuyển vốn Do đó, giữa các ngân hàng luôn tồn tại sự hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hoạt động Các ngân hàng tham gia hỗ trợ nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ nhằm tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ cũng như đảm bảo an toàn hoạt động Tuy nhiên, mỗi ngân hàng là một chủ thể kinh doanh theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên giữa các ngân hàng vẫn tồn tại sự cạnh tranh để đảm bảo thị phần và vị thế trên thị trường.

Thứ tư, hoạt động ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý.

Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong hệ thống các định chế tài chính, có mối quan hệ sâu rộng với các chủ thể trong nền kinh tế nhưng lại phải đối mặt với nhiều rủi ro, có thể gây ra bất ổn không chỉ cho một ngân hàng mà còn cả hệ thống tài chính - ngân hàng Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định của hệ thống, ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý trong quá trình hoạt động Ngay từ khi thành lập, các ngân hàng phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh về vốn, nhân sự, công nghệ v.v Trong suốt quá trình kinh doanh, các ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cơ quan quản lý, bao gồm các quy định về quản trị các loại rủi ro của ngân hàng Thông qua quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, cơ quan quản lý ngân hàng như ngân hàng trung ương ở các quốc gia.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

1.4.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro (Risk management): là quá trình xác định, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, từ đó tìm ra biện pháp kiểm soát và khắc phục hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh để sử dụng tối ưu các nguồn lực.

Quản trị rủi ro đòi hỏi rủi ro của một tổ chức tài chính phải được xác định, đánh giá và kiểm soát Quản trị rủi ro giải quyết sự kết hợp giữa rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động Các biện pháp quản trị rủi ro hợp lý xác định ai phải chịu trách nhiệm về những rủi ro này và cách thực hiện các quy trình rủi ro (Bessis, 2015). Đơn vị sẽ phải chịu một số rủi ro tài chính khi đưa ra quyết định đầu tư Những rủi ro tài chính này có thể dưới hình thức lạm phát đáng kể, biến động thị trường vốn, suy thoái, phá sản, v.v Vì vậy, quản trị rủi ro là một kỹ thuật cần thiết để các nhà đầu tư và nhà quản lý quỹ giảm thiểu và hạn chế rủi ro đầu tư của họ gặp phải những loại rủi ro này Hoạt động đầu tư có thể bị ảnh hưởng nặng nề khi quản trị rủi ro không được xem xét thích đáng khi đưa ra quyết định đầu tư trong thời kỳ bất ổn tài chính của nền kinh tế Các loại tài sản khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau Ví dụ, tiền gửi được xem là một khoản đầu tư ít rủi ro hơn Ngược lại, đầu tư cổ phiếu được coi là một hoạt động mạo hiểm gặp nhiều rủi ro hơn Các nhà đầu tư cổ phiếu và nhà quản lý quỹ thường đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ nhằm giảm thiểu rủi ro trong khi thực hiện quản trị rủi ro.

Cơ cấu quy trình quản trị rủi ro có thể hỗ trợ giảm thiểu rủi ro nếu một tổ chức thiết lập công tác quản trị rủi ro như một quy trình liên tục, có kỷ luật nhằm xác định và quản lý các vấn đề rủi ro như lập kế hoạch, tổ chức, lập ngân sách và kiểm soát chi phí Những doanh nghiệp khi đã coi trọng công tác quản trị rủi ro thì sẽ thường sẽ không gặp phải những tình huống xấu bất ngờ.

1.4.1.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

Quản trị rủi ro là một quá trình có vai trò quan trọng vì nó cung cấp cho ngân hàng những công cụ cần thiết để xác định đầy đủ và xử lý các rủi ro tiềm ẩn Khi ngân hàng đã xác định được rủi ro thì việc giảm thiểu rủi ro trở nên dễ dàng Ngoài ra, quản trị rủi ro còn cung cấp cho ngân hàng cơ sở để họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức, hoạt động vì những mục đích nhất định, trong đó tối đa hóa là lợi nhuận và giảm thiểu tổn thất tối Để đạt được mục tiêu cần có sự kết nối giữa các cá nhân, phòng ban, bộ phận, đòi hỏi phải có sự phân công rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của từng người, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đơn vị trong ngân hàng; Đảm bảo sự phối hợp, kiểm soát giữa các cá nhân, đơn vị, tổ chức một cách hiệu quả và an toàn nhất, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra Vì vậy, cần có người quản trị hoặc bộ phận quản lý xác định mục tiêu, chính sách, quy trình, quy định, vận hành, kiểm tra, kiểm soát hiệu quả công việc của toàn bộ hệ thống ngân hàng Đối với một ngân hàng, đánh giá và quản lý rủi ro là cách tốt nhất để chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra trong quá trình phát triển và tăng trưởng, từ đó giảm thiểu tổn thất, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng phải mang lại lợi nhuận cao nhất.

Yêu cầu đa dạng hóa, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng thương mại và chất lượng sản phẩm, dịch vụ đang được đặt ra ngày càng bức thiết Khi tiến hành hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh như tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, thị trường tài chính,ngân hàng thương mại cần phải hiểu rõ các nguyên tắc, phương pháp cạnh tranh và nắm bắt diễn biến thị trường để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mà xã hội và thị trường mong muốn, giành được thế thắng trong cạnh tranh nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc rủi ro có thể gia tăng, tổn thất khó có thể xảy ra đột ngột Công tác quản trị rủi ro cũng góp phần hạn chế điều này Vì vậy, để cạnh tranh trên thị trường tài chính và thị trường sản phẩm, dịch vụ, các ngân hàng thương mại phải thường xuyên đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý điều hành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô kinh doanh, nhưng đồng thời kịp thời áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả và phù hợp.

Ngoài ra, quản trị rủi ro giúp các ngân hàng thương mại theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ nói chung và sự mở cửa hoạt động ngân hàng nói riêng Quá trình này mang lại nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức, trong đó có những rủi ro mới có thể phát sinh Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng, thị trường ngày càng phát triển, diễn biến kinh tế vĩ mô cũng ngày càng phức tạp và khó lường, những vấn đề xã hội khác cũng có những chuyển biến tích cực, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cũng phát sinh cần phải giải quyết Thêm vào đó, quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh và các biến động chính trị cũng diễn biến khó lường, gây ảnh hưởng đến môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng của ngân hàng thương mại, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần tập trung đưa ra các biện pháp mới để quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

1.4.2 Một số nguyên tắc trong quản trị rủi ro trong ngân hàng

Có hàng loạt nguyên tắc quản lý rủi ro ngân hàng nhưng về cơ bản có 9 nguyên tắc quản trị rủi ro Các ngân hàng thương mại dựa vào điều này để xây dựng chính sách quản trị rủi ro ngân hàng của riêng mình (Phí Trọng Hiển, 2005). ôNguyờn tắc số 1: chấp nhận rủi ro Cỏc nhà quản lý ngõn hàng cần chấp nhận rủi ro ở mức chấp nhận được nếu mong muốn nhận được thu nhập phù hợp từ hoạt động nghề nghiệp của mình Tất nhiên, đối với từng hoạt động cụ thể, sau khi đánh giá mức độ rủi ro, các ngân hàng thương mại cần xây dựng chiến lược “phòng ngừa rủi ro”; Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là điều không thể, bởi rủi ro ngân hàng - là sự tồn tại khách quan vốn có trong hoạt động ngân hàng.

Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên trong quy trình quản lý rủi ro đối với nhà quản trị ngân hàng là xác định “những rủi ro cho phép” Chấp nhận mức độ và loại rủi ro ngân hàng là điều kiện quan trọng để điều chỉnh những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro.

Nguyên tắc số 2: quản lý rủi ro cho phép.Nguyên tắc này yêu cầu phần lớn các rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng được quy định trong quá trình quản lý, bất kể hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy, nhà quản trị ngân hàng mới có thể sử dụng tất cả “vũ khí” và “nghệ thuật” của mình để điều tiết chúng Ngoài ra, những rủi ro không thể “điều chỉnh” được cần phải chuyển giao cho các công ty bảo hiểm bên ngoài.

Nguyên tắc số 3: Quản lý rủi ro cá nhân một cách độc lập Một trong những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết quản lý rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập với nhau và tổn thất do một loại rủi ro nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây ra không nhất thiết sẽ làm tăng rủi ro và xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác Nói cách khác, về nguyên tắc, tổn thất đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây ra khá độc lập với nhau và quá trình quản lý chúng cần phải được quy định riêng biệt, không thể kết hợp các loại rủi ro khác nhau thành một nhóm để đưa ra cùng một phương pháp thực hiện.

Nguyên tắc số 4: Sự phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức thu nhập.

Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản lý rủi ro Trong quá trình hoạt động, ngân hàng chỉ được phép chấp nhận loại, mức độ rủi ro và tổn thất khi chúng xảy ra không được cao hơn mức thu nhập phù hợp Điều đó có nghĩa là tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức lợi nhuận kỳ vọng cần phải được loại bỏ.

Nguyên tắc số 5: Sự phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính.Giá trị tổn thất mà ngân hàng dự kiến từ các rủi ro phải phù hợp với lượng vốn mà ngân hàng có thể dành cho các tổn thất khi chúng xảy ra Khi rủi ro xảy ra sẽ dẫn đến mất thu nhập, làm giảm tiềm năng lợi nhuận và tốc độ phát triển trong tương lai của ngân hàng Vì vậy, giá trị tổn thất phải phù hợp với mức vốn dự trữ của ngân hàng và ngân hàng phải xác định mức (dự báo) phù hợp, bao gồm cả những rủi ro không thể chuyển giao cho đối tác hoặc không thể chuyển giao cho đối tác là các công ty bảo hiểm bên ngoài.

Nguyên tắc số 6: Hiệu quả kinh tế Mục đích cơ bản của quản lý rủi ro ngân hàng là điều chỉnh các tác động tiêu cực của rủi ro khi chúng xảy ra Cùng với đó, chi phí điều tiết của ngân hàng phải thấp hơn giá trị tổn thất do các rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức cao nhất khi chúng xảy ra.

Nguyên tắc số 7: Thời gian hợp lý Hoạt động ngân hàng tồn tại càng lâu thì biên độ rủi ro càng lớn, khả năng điều chỉnh các tác động tiêu cực của nó càng cao và tính kinh tế của việc quản lý rủi ro càng thấp Khi bắt buộc phải thực hiện các hoạt động này, ngân hàng phải đảm bảo có một mức thu nhập bổ sung cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn để bù đắp chi phí nhằm điều tiết tác động của rủi ro trên thị trường. nếu chúng xảy ra.

QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

Tổng quan về rủi ro thị trường

2.1.1 Khái niệm rủi ro thị trường.

Rủi ro thị trường (RRTT) là rủi ro bị thua lỗ do các biến động bất lợi của thị trường, làm giảm giá trị của các vị thế mà những người đầu tư trên thị trường nắm giữ. Các thông số thị trường thay đổi ngẫu nhiên được gọi là “các yếu tố rủi ro” Các yếu tố rủi ro này bao gồm lãi suất, chỉ số vốn chủ sở hữu hoặc tỷ giá hối đoái RRTT phụ thuộc vào khoảng thời gian cần thiết để bán tài sản vì mức độ biến động thị trường có xu hướng rộng hơn trong thời gian dài hơn Thời gian thanh lý ngắn hơn đối với các công cụ được giao dịch dễ dàng trên thị trường và dài hơn đối với các công cụ không phổ thông được giao dịch trên cơ sở song phương (qua quầy) Do đó, RRTT có liên quan đến rủi ro về giá đối với các công cụ được giao dịch. Đối với ngân hàng, RRTT cho những giao dịch tự doanh trên tài sản và nợ (và các công cụ phái sinh) thay vì giữ chúng cho mục đích đầu tư dài hạn, cấp vốn hoặc phòng ngừa rủi ro Theo ủy ban giám sát Basel (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS), RRTT phát sinh từ những thay đổi bất lợi về giá trị của các trạng thái hoặc các danh mục tài sản do những thay đổi trong giá cả thị trường, lãi suất hay tỷ giá Khi thực hiện giao dịch cho chính mình, các ngân hàng xem xét tác động của RRTT trực tiếp đối với trạng thái trong sổ kinh doanh của ngân hàng cũng như trong mối liên hệ với vai trò của ngân hàng như là một trung gian tài chính cho các khách hàng.

Trong ngân hàng, sự thay đổi các danh mục tài sản, ngoài việc bắt buộc phản ánh trên bảng cân đối kế toán, nó còn được ghi nhận tại sổ kinh doanh và sổ ngân hàng.Giao dịch trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng phải được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán, đảm bảo theo quy định của NHNN và cần được kiểm tra thường xuyên để chuyển đổi vị trí ghi nhận khi giao dịch đó không còn đủ điều kiện để ghi nhận ở Sổ kinh doanh hoặc Sổ ngân hàng nữa.

Sổ kinh doanh (Trading book)

Sổ kinh doanh ghi nhận các giao dịch trên thị trường vốn, và chịu RRTT Các vị thế giao dịch được nắm giữ trong một khoảng thời gian ngắn hạn nhằm mục đích hưởng lợi từ các biến động giá dự kiến Sổ kinh doanh ghi nhận những giao dịch bao gồm các tài sản, nợ phải trả và hợp đồng phái sinh có thể được mua hoặc bán nhanh chóng trên các thị trường tài chính có tổ chức, chẳng hạn như vị thế mua (Long position) và vị thế bán (Short position) trái phiếu, hàng hóa, ngoại hối, chứng khoán vốn, hoán đổi lãi suất và quyền chọn Ngoài ra, với việc chứng khoán hóa các khoản vay ngân hàng ngày càng tăng (ví dụ: thế chấp), khiến ngày càng nhiều tài sản trở nên có tính thanh khoản hơn và có thể giao dịch được (ví dụ: chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp) Thông qua những danh mục được ghi nhận ở đây, cho thấy một phần thu nhập ngoài lãi và chi phí ngoài lãi của ngân hàng đến từ Sổ kinh doanh.

Theo quy định của NHNN Việt Nam, Sổ kinh doanh là danh mục ghi nhận các trạng thái của giao dịch tự doanh; Giao dịch để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành công cụ tài chính; Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro của các giao dịch tự doanh của ngân hàng; Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.

Chúng ta hãy tham khảo cách ghi nhận ở Sổ kinh doanh của Vietcombank Tại Vietcombank từ 1/1/2021 đến 30/06/2021, Sổ kinh doanh được phân theo 4 danh mục: (1) Danh mục ngoại hối bao gồm giao dịch tự doanh ngoại tệ các giao dịch mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch có thể đối ứng với các giao dịch này đối với các loại đồng tiền: USD và các loại ngoại tệ khác theo quy định của Vietcombank;

(2) Danh mục giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán do Ngân hàng Phát triển phát hành;

(3) Danh mục phái sinh bao gồm các sản phẩm phái sinh thực hiện nhằm mục đích kinh doanh và phòng ngừa rủi ro cho các giao dịch của sổ kinh doanh của ngân hàng;

(4) Danh mục phái sinh giá cả hàng hóa bao gồm việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa cho khách hàng và thực hiện các giao dịch để cân bằng rủi ro với giao dịch đã thực hiện với khách hàng trên thị trường quốc tế.

Hoặc các danh mục ghi trong Sổ kinh doanh của ngân hàng HSBC và Techcombank từ 1/1/2021 đến 30/6/2021 được liệt kê khá cụ thể như bảng 2.1.

Bảng 2.1 Danh mục thuộc sổ kinh doanh của HSBC

Nguồn: Báo cáo công bố thông tin về tỷ lệ an toàn vốn 30.06.2021 của HSBC

Sổ ngân hàng (Banking book)

Sổ ngân hàng đề cập đến các giao dịch thuộc hoạt động kinh doanh chính của NHTM, cụ thể là cho vay và tiền gửi Nó bao gồm tất cả các tài sản và nợ, không đến từ giao dịch tự doanh của ngân hàng và chúng thường được giữ cho đến khi đáo hạn, ví dụ như cổ phiếu chưa được niêm yết, bất động sản Ngoài ra, các tài sản và nợ phải trả trên Sổ ngân hàng tương đối là kém thanh khoản và được nắm giữ trong thời gian lâu hơn (chẳng hạn như các khoản vay tiêu dùng và thương mại, tiền gửi bán lẻ và chi nhánh) Các tài sản trong Sổ ngân hàng được ghi nhận theo nguyên giá hoặc theo giá trị hợp lý và đây là những tài sản tạo ra thu nhập lãi và cả phát sinh ra chi phí lãi cho ngân hàng.

Theo quy định của NHNN Việt Nam, Sổ ngân hàng là danh mục ghi nhận trạng thái của: Giao dịch mua lại (repo), giao dịch mua lại đảo ngược (reverse repo); Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các khoản mục của Bảng cân đối tài sản (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng, trừ các giao dịch đã phân loại vào Sổ kinh doanh); Giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản; Các giao dịch còn lại không thuộc sổ kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.2 Một số khác biệt chủ yếu giữa Sổ ngân hàng và Sổ kinh doanh

TÀI SẢN Tiền mặt Cho vay TSCĐ và thiết bị Tài sản kém thanh khoản khác

NỢ PHẢI TRẢ Tiền gửi Các khoản nợ phải trả dài hạn Vốn chủ sở hữu

Trái phiếu Hàng hóa Ngoại hối Phái sinh Chứng khoán vốn

Chúng ta tham khảo bảng 2.3 thể hiện những tài sản được ghi nhận trên sổ kinh doanh, Sổ ngân hàng của Techcombank ngày 30/6/2021.

2.1.2 Các loại rủi ro thị trường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

RRTT đối với ngân hàng bao gồm các loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro giá cổ phiếu, rủi ro giá hàng hóa

2.1.2.1 Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk)

Rủi ro lãi suất là sự không chắc chắn xuất phát từ những thay đổi của lãi suất.Khi lãi suất thị trường thay đổi, sẽ làm thay đổi giá trị của trái phiếu và thay đổi hình dạng của đường cong lãi suất Đối với ngân hàng, rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị tài sản, giá trị nợ phải trả, giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của ngân hàng Cụ thể, ở ngân hàng các danh mục phát sinh chịu tác động bởi rủi ro lãi suất như: Kinh doanh trái phiếu; Kinh doanh ngoại hối; Hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ chéo phục vụ khách hàng; Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, giá trị của tài sản nhạy cảm lãi suất, giá trị các khoản nợ nhạy cảm lãi suất.…

Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tài sản, nợ phải trả và các khoản mục ngoại bảng và do đó có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Nếu ngân hàng tin tưởng mạnh mẽ rằng lãi suất sẽ di chuyển theo một hướng nhất định nào đó trong tương lai, họ sẽ thiết lập một cơ cấu tài sản và nợ theo hướng của lãi suất, và điều này sẽ đem lại hiệu quả hoạt động tốt cho ngân hàng Giả sử khi lãi suất dự kiến tăng, ngân hàng sẽ thiết kế tài sản nhạy cảm lãi suất có giá trị lớn hơn so với giá trị các khoản nợ nhạy cảm lãi suất, và làm ngược lại khi dự kiến lãi suất giảm.

Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng đến trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng Những thay đổi về lãi suất cũng ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng thông qua sự thay đổi thu nhập từ lãi và chi phí nhạy cảm với lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần (NII) của ngân hàng Trong các nghiên cứu thực nghiệm đa phần cho thấy rủi ro lãi suất làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Dễ dàng nhận thấy tác động tiêu cực của sự thay đổi lãi suất đến lợi nhuận ngân hàng khi ngân hàng sử dụng các khoản huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn Trong trường hợp này nếu lãi suất của ngân hàng không hoàn toàn linh hoạt, ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro về rủi ro định giá lại (Predicting risk) và bởi đường cong lãi suất Khi đó rủi ro lãi suất ngắn hạn sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Rủi ro lãi suất quá lớn có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với nguồn vốn hiện tại và/hoặc thu nhập trong tương lai của ngân hàng nếu không được quản lý một cách thích hợp Khi lãi suất thay đổi, giá trị hiện tại và giá trị thời gian của các dòng tiền trong tương lai thay đổi Điều này làm thay đổi giá trị cơ bản của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục ngoại bảng của ngân hàng và do đó thay đổi giá trị kinh tế của nó.

2.1.2.2 Rủi ro ngoại hối (Foreign Exchange Risk)

Rủi ro ngoại hối là những tổn thất về tiền tệ phát sinh từ các trạng thái ngoại tệ chưa được bù trừ toàn bộ hoặc một phần Rủi ro ngoại hối là kết quả của những tương quan không hoàn hảo trong biến động giá tiền tệ cũng như những thay đổi trong lãi suất quốc tế Các khoản lỗ lớn tiềm ẩn có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh của một công ty so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài Đối với ngân hàng, rủi ro ngoại hối là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá, giá vàng trên thị trường khi ngân hàng có trạng thái ngoại tệ, trạng thái vàng Cụ thể các danh mục phát sinh chịu tác động bởi rủi ro ngoại hối là tất cả các giao dịch mua, bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng và các giao dịch đối ứng với giao dịch này (không bao gồm các giao dịch mua bán ngoại hối với mục đích để phòng ngừa rủi ro cho khoản mục tài sản - cho vay khách hàng của ngân hàng), ví dụ như các giao dịch ngoại hối; các khoản mục tài sản nợ, tài sản có bằng ngoại hối; các sản phẩm phái sinh của các giao dịch ngoại hối; các khoản mục nợ có mà dòng tiền được xác định dựa vào tỷ giá…

Các công cụ xác định hạn mức rủi ro thị trường

Các NHTM thiết lập hệ thống hạn mức về rủi ro thị trường ở các danh mục chịu RRTT Các công được sử dụng phổ biến mà chúng ta tìm hiểu trong giáo trình này như giá trị chịu rủi ro (Value at Risk), Hậu kiểm VaR (Backtesting VaR), kiểm định sức chịu đựng rủi ro (Stress test)

2.2.1 Giá trị rủi ro – VaR (Value at Risk)

Giá trị rủi ro -VaR ước tính giá trị tổn thất với một xác suất xảy ra nhất định Ví dụ, một danh mục tài sản của ngân hàng có VaR trong một ngày là 50 triệu đồng với mức tin cậy được xác lập bởi ban lãnh đạo là 95% Điều này được hiểu là có 95% xác suất xảy ra để danh mục này lỗ dưới 50 triệu đồng và 5% khả năng để danh mục lỗ trên 50 triệu đồng vào một ngày bất kỳ nào (Hình 2.1).

Hình 2.1: Giá trị VaR trên đồ thị phân phối xác suất của một danh mục

Nguồn: Crouhy và cộng sự (2014)

Nhược điểm của cách tính VaR

VaR là một mô hình phổ biến trong việc xác định giá trị chịu ro nhưng nó có một số nhược điểm.

- Đầu tiên, có nhiều phiên bản VaR khác nhau được sử dụng trong thực tế.

- Thứ hai, VaR được xác lập dựa vào kỳ dữ liệu tính toán và độ tin cậy mà nhà quản lý rủi ro đưa ra, do đó nó có thể thay đổi giá trị khi điều chỉnh số kỳ quan sát hoặc mức độ tin cậy.

- Thứ ba (và có lẽ là thách thức quan trọng nhất), VaR nhằm xác định mức ngưỡng tổn thất Nó đo lường mức tổn thất lớn nhất tại một điểm giới hạn xác định, không phải độ lớn phần đuôi rủi ro (phần đuôi của phân phối như Hình 2.1) Vì lý do này, một số nhà quản lý rủi ro (và các cơ quan quản lý) đã chuyển sang sử dụng phương pháp phân tích kịch bản (Scenario Analysis), kiểm tra căng thẳng (Stress VaR) và tổn thất kỳ vọng (Expected Shortfall) Các công cụ ước tính mức độ tổn thất rủi ro tổng hợp này được thay thế cho VaR từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, khi phát hiện ra hạn chế của VaR trong thị trường căng thẳng và bỏ qua các tổn thất có giá trị lớn.

- Thứ tư, VaR là một thước đo dự đoán tổn thất hiệu quả cho các vị thế thanh khoản cao, trong các trường hợp thị trường bình thường, trong một khoảng thời gian ngắn VaR ít hiệu quả hơn trong các trường hợp thị trường không bình thường, vị thế kém thanh khoản và trong một khoảng thời gian dài.

Tuy nhiên, VaR vẫn là một thước đo rủi ro danh mục rất có giá trị Bởi các lý do:

- VaR tính toán đơn giản và dễ hiểu, ngay cả đối với những người không thông thạo về thống kê Nó gộp rủi ro thành một con số duy nhất, VaR cũng cung cấp cho nhà quản trị theo dõi rủi ro của danh mục đầu tư theo thời gian một cách thuận tiện nhất.

- VaR tập trung đo lường tổn thất, khắc phục nhược điểm khi xem xét rủi ro bằng phương sai hay độ lệch chuẩn.

- VaR là thước đo cực kỳ hữu ích để tính toán vốn kinh tế (Economic Capital) bù đắp rủi ro, từ đó tính toán lợi tức vốn đã điều chỉnh theo rủi ro (RAROC).

- VaR tính toán tổn thất cho nhiều loại danh mục tài sản khác nhau (ví dụ: cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai, quyền chọn, v.v.) Trước VaR, các nhà quản lý rủi ro thường phải đánh giá các loại tài sản khác nhau trong một cách riêng biệt Ví dụ, đối với trái phiếu trong danh mục đầu tư, họ có thể đã xem xét mức độ nhạy cảm của lãi suất, và đối với cổ phiếu, họ có thể đã xem xét mức độ tiếp xúc với các ngành khác nhau.

2.2.2 Các phương pháp xác định giá trị chịu rủi ro - VaR

2.2.2.1 Phương pháp tham số (Parametric Method)

Phương pháp tham số hay còn được gọi là phương pháp Delta-Normal Phương pháp Delta-Normal thực hiện theo các giả định, và các giả định này như là một nhược điểm của phương pháp Delta-Normal:

 Các nhân tố rủi ro có phân phối chuẩn (Normal distribution), do đó tỷ suất sinh lời của danh mục cũng có phân phối chuẩn.

 Độ nhạy của các vị thế tài sản đối với rủi ro là hằng số cho những độ lệch chuẩn nhỏ.

Các bước thực hiện trong phương pháp như sau:

- Xác định các tham số thống kê của các tài sản trong danh mục: giá trị trung bình (Mean), phương sai (Variance), hiệp phương sai (Covariance) hoặc hệ số tương quan (Correlation) của các nhân tố rủi ro.

- Tính lợi nhuận bình quân của danh mục

- Xác định độ tin cậy để tính độ lệch chuẩn� bằng cách tra bảng Ví dụ, độ tin cậy 95%, độ lệch chuẩn là −1,65�; Độ tin cậy 99%, độ lệch chuẩn là −2,33� (Hình 2.2)

Hình 2.2: Độ lệch chuẩn của phân phối chuẩn

Nguồn: Crouhy và cộng sự (2014)

Sau đó, VaR tính theo phương pháp tham số Delta.VaR được xác định:

����� ��� = ��+Độ�ệ�ℎ �ℎ�ẩ� (ứ�� �ớ�độ��� �ậ�) Chúng ta hãy tham khảo một ví dụ cho phương pháp Delta-Normal.

Ví dụ 2.1: Giả sử ngân hàng có danh mục P gồm tài sản A và tài sản B Tỷ suất sinh lời theo ngày của tài sản A là �� = 0,05% và của tài sản B là �� = 0,03%; Độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời tài sản A là �� = 1,46%, của B là �� = 1,15% Hiệp phương sai của tài sản A và B là Cov(A,B) = 0,02605% Tỷ trọng tài sản A trong danh mục P là 65% và 35% là tài sản B Ban quản trị ngân hàng xác định độ tin cậy là 99%.

Với các dữ liệu như trên, tỷ suất sinh lời trung bình của danh mục � � được xác định:

� � e%*0,05% + 35%*0,03% = 0,00043 Độ lệch chuẩn trung bình của danh mục��:

�� = 0,00022479 = 0,015 Độ tin cậy 99%, tra bảng được độ lệch chuẩn−2,33 ∗ 0,015 =− 0,0349

Delta.VaR = 0,00043−0,03493 =−0,0345 Delta.VaR bằng 0,0345 nghĩa là với độ tin cậy 99%, tỷ suất sinh lời của danh mục P sẽ không giảm quá 3,45% trong 1 ngày Nếu chúng ta muốn tính VaR cho 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm thì chúng ta chỉ cần nhân VaR của 1 ngày với căn bậc hai của khoảng thời gian ta mong muốn (điều này là do độ lệch chuẩn của lợi nhuận có xu hướng tăng theo căn bậc hai của thời gian) Chẳng hạn, chúng ta muốn tính VaR của danh mục P trong 30 ngày, khi đó Delta.VaR 30 ngày sẽ là3,45% ∗ 30= 18,9%.

Qua ví dụ trên cho thấy, việc tính Delta.VaR rất dễ dàng và chính điều này đã giải thích lý do tại sao mô hình Delta-Normal trở thành một lựa chọn phổ biến khi mô hình VaR lần đầu tiên được giới thiệu Ngày nay, các mô hình Delta-Normal hiếm khi được sử dụng bởi giả định phân phối chuẩn, nhưng chúng vẫn là một điểm khởi đầu tuyệt vời khi tìm hiểu về các mô hình VaR Bằng cách hiểu ưu và nhược điểm của mô hình Delta-Normal, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của các mô hình VaR phức tạp hơn.

2.2.2.2 Phương pháp dữ liệu quá khứ (Historical Method)

Phương pháp VaR dựa vào dữ liệu quá khứ Historical VaR là một phương pháp tính VaR phi tham số Phương pháp luận này dựa trên cách tiếp cận rằng lợi nhuận trong quá khứ biểu thị ước đoán lợi nhuận trong tương lai Hay nói cách khác, phương pháp Historical VaR giả định quá khứ sẽ được lặp lại ở tương lai Giả định này lại cũng chính là nhược điểm của phương pháp Historical VaR.

Đo lường rủi ro thị trường

Theo Saunders và Cornett (2010) việc đo lường RRTT giúp các NHTM những lợi ích như:

Thông tin quản lý Đo lường RRTT cung cấp cho ban quản lý cấp cao của ngân hàng những thông tin về mức độ rủi ro mà các nhà giao dịch ngân hàng gặp phải Sau đó, ban quản lý có thể so sánh mức độ rủi ro này với nguồn vốn của ngân hàng. Đặt giới hạn Đo lường RRTT xem xét RRTT trong danh mục đầu tư của nhà giao dịch, điều này sẽ dẫn đến việc thiết lập các giới hạn vị thế hợp lý về mặt kinh tế cho mỗi nhà giao dịch trong từng lĩnh vực giao dịch.

Phân bổ nguồn lực Đo lường RRTT liên quan đến việc so sánh lợi nhuận với RRTT trong các lĩnh vực giao dịch khác nhau, điều này có thể cho phép xác định các lĩnh vực có lợi nhuận tiềm năng lớn nhất trên mỗi đơn vị rủi ro mà có thể hướng nhiều vốn và nguồn lực hơn vào đó. Đánh giá hiệu suất.Đo lường RRTT, có liên quan đến việc xem xét tỷ lệ rủi ro lợi nhuận của các nhà giao dịch, điều này có thể cho phép áp dụng hệ thống thưởng (bồi thường) hợp lý hơn Nghĩa là, những nhà giao dịch có lợi nhuận cao nhất có thể đơn giản là những người phải chịu rủi ro lớn nhất Không rõ liệu họ có nhận được mức bồi thường cao hơn so với các nhà giao dịch có lợi nhuận thấp hơn và mức độ rủi ro thấp hơn hay không.

Quy định Với việc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International

Settlements - BIS) và Cục Dự trữ Liên bang hiện đang điều chỉnh RRTT thông qua các yêu cầu về vốn, các tiêu chuẩn của khu vực tư nhân rất quan trọng, vì có thể các cơ quan quản lý sẽ định giá quá cao một số rủi ro Việc đo lường RRTT do ngân hàng thực hiện có thể được sử dụng để chỉ ra những khả năng phân bổ sai nguồn lực do quy định an toàn Kết quả là, trong một số trường hợp, cơ quan quản lý cho phép các ngân hàng sử dụng mô hình (nội bộ) của riêng họ để tính toán yêu cầu về vốn.

2.3.1 Phương pháp đo lường chuẩn hóa (Standardized methodology)

Năm 1993 Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) lần đầu tiên đưa ra những tiêu chí áp đặt về vốn đối với danh mục đầu tư của ngân hàng J P Morgan Chase, nhằm đo lường và điều chỉnh mức độ rủi ro thị trường của ngân hàng này Sau khi tinh chỉnh các đề xuất ban đầu này trong nhiều năm, BIS (bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang) đã quyết định phương pháp cuối cùng để đo lường rủi ro thị trường và dự trữ vốn cần thiết mà một ngân hàng cần nắm giữ để chống chọi và tồn tại trước những tổn thất do RRTT là phương pháp đo lường chuẩn hóa (Standardized methodology) Mức vốn yêu cầu cho RRTT theo mô hình chuẩn hóa là mức vốn yêu cầu tăng thêm ngoài mức vốn tối thiểu bắt buộc ngân hàng phải nắm giữ vì mục đích rủi ro tín dụng Chúng ta tìm hiểu phương pháp đo lường chuẩn hóa theo BIS cho chứng khoán có thu nhập cố định, ngoại hối và cổ phiếu.

(1)-Chứng khoán có thu nhập cố định Đo lường RRTT theo mô hình đo lường chuẩn hóa của BIS đối với danh mục chứng khoán đầu tư có thu nhập cố định hoặc danh mục chứng khoán nợ, chúng ta xem qua ví dụ điển hình do BIS cung cấp, được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng A trong bảng 2.6 liệt kê các loại chứng khoán TCTD đang nắm giữa và rủi ro trong tài khoản giao dịch của TCTD TCTD nắm giữ các vị thế mua và bán trong cột (3), chất lượng của chứng khoán nợ thể hiện ở cột (2), với kỳ hạn từ tháng đến hơn

20 năm, cột (1) Cột vị thế (cột 3) có giá trị dương thể hiện vị thế mua (Long position), giá trị âm thể hiện vị thế bán (Short position) Để đo lường RRTT của danh mục đầu tư giao dịch này, BIS sử dụng hai khoản phí: (i) phí rủi ro cụ thể, cột (4) và (5), và (ii) phí rủi ro thị trường chung, cột (6) và (7).

Phí cho rủi ro cụ thể nhằm định lượng giá trị rủi ro do suy giảm chất lượng thanh khoản hoặc rủi ro tín dụng của danh mục đầu tư giao dịch trong thời gian nắm giữ của các TCTD Như cột (4) trong phần A của Bảng 2.6 chỉ ra, Trái phiếu Kho bạc (Treasury Bond) có trọng số rủi ro bằng 0, trong khi trái phiếu xếp hạng thấp (Junl bond) vị thế mua có trọng số rủi ro 800% (ví dụ Nợ doanh nghiệp “Không đủ tiêu chuẩn” (Non Qual) kỳ hạn 10 đến 15 năm); Nợ doanh nghiệp “đủ chuẩn” (Qual Corp) có trọng số rủi ro 25% hay 100% hay 160% tùy kỳ hạn Cột (5) phí cho rủi ro cụ thể được tính bằng cách nhân giá trị tuyệt đối của tất cả các vị thế mua và bán trong cột (3) với trọng số rủi ro cụ thể cột (4) Giá trị trong cột (5) thể hiện giá trị rủi ro cụ thể hoặc phí yêu cầu cho mỗi công cụ Tổng các phí rủi ro riêng lẻ cho tổng cộng của phí rủi ro cụ thể là $229.00.

Trọng số rủi ro thị trường chung, cột (6), phản ánh tích số của thời lượng (duration) được điều chỉnh và các cú sốc lãi suất dự kiến cho mỗi thời gian đáo hạn (maturity) Trọng số trong Bảng 2.6 dao động từ 0% đối với Trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 0 đến 1 tháng, đến 6% đối với chứng khoán nợ doanh nghiệp đủ chuẩn kỳ hạn dài (hơn 20 năm) Giá trị chứng khoán nợ dương hoặc âm của các vị thế trong mỗi công cụ, cột (3), được nhân với Trọng số rủi ro thị trường chung, cột (6), để xác định phí rủi ro thị trường chung cho từng chứng khoán, cột (7) Tổng hợp những phí rủi ro riêng lẻ sẽ cho tổng mức RRTT chung là $66.00, chính là tổng phí rủi ro yêu cầu cho RRTT chung của toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán có thu nhập cố định.

Bù đắp theo chiều dọc (Vertical Offsets)

Mô hình đo lường chuẩn hóa RRTT của BIS dựa theo giả định rằng các vị thế mua và bán, trong cùng một nhóm đáo hạn (same maturity/same time band) nhưng ở các công cụ khác nhau, không thể bù đắp hoàn hảo cho nhau Do đó, khoản phí rủi ro thị trường chung là $66 có xu hướng đánh giá thấp rủi ro lãi suất hoặc rủi ro về giá Ví dụ: TCTD bán $1,500 trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ (Treasury), kỳ hạn 10 đến 15 năm, với mức phí RRTT chung là $67.50 và mua $1,000 trái phiếu kho bạc xếp hạng thấp (Junk treasury) kỳ hạn 10 đến 15 năm, với phí rủi ro chung là $45 Tuy nhiên, thực tế là lãi suất trái phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc xếp hạng thấp không biến động hoàn toàn giống nhau Vì thế, dựa vào rủi ro cơ bản (Basis risk), chúng ta không thể giả định rằng vị thế bán $45 trái phiếu kho bạc xếp hạng thấp (Junk treasury) được phòng ngừa rủi ro tương đương với giá trị rủi ro của trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ (Treasury), cũng là $45 Lập luận tương tự khi TCTD mua $2,500 trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 3 đến 4 năm (với phí rủi ro thị trường chung là $56.25) và bán $2,000 trái phiếu doanh nghiệp đủ chuẩn, kỳ hạn 3 đến 4 năm (với phí rủi ro là $45) Để giải quyết vấn đề này, BIS yêu cầu một chi phí vốn bổ sung cho rủi ro cơ bản, được gọi là các khoản bù đắp theo chiều dọc (Vertical Offset) hoặc hệ số vốn yêu cầu để bù đắp rủi ro do khớp trạng thái (Hệ số không được phép - Disallowance factors) Những tính toán này trình bày trong mục 2 bảng B ở bảng 2.6.

Trong bảng B, cột (1) liệt kê các kỳ hạn chứng khoán nợ ngân hàng nắm giữ, bao gồm cả vị thế mua và vị thế bán Cột (2) và (3) liệt kê các khoản phí rủi ro thị trường chung, được lấy từ cột (7) của bảng A Cột (4) là chênh lệch (hay còn gọi là số dư -Residual) giữa cột (2) và cột (3) Cột (5) thể hiện giá trị nhỏ nhất của phí rủi ro cho từng khoảng thời gian (hoặc khoản bù đắp) Cột (6) tỷ lệ vốn yêu cầu để bù đắp rủi ro do khớp trạng thái (hay tỷ lệ không cho phép -Disallowance) theo quy định của BIS là 10% của vị thế $45 trong trái phiếu doanh nghiệp để phòng ngừa rủi ro và $45 của vị thế trái phiếu kho bạc Điều này dẫn đến một khoản vốn bổ sung là $4,50 ($45 × 10 phần trăm) Tổng phí cho tất cả các khoản bù đắp theo chiều dọc là $9,00.

Bù đắp theo chiều ngang trong cùng kỳ hạn (Horizontal Offsets within Time Zones)

Danh mục chứng khoán nợ được chia thành ba vùng theo thời gian đáo hạn: vùng 1 (1 tháng đến 12 tháng), vùng 2 (trên 1 năm đến 4 năm) và vùng 3 (trên 4 năm đến 20 năm trở lên) Một lần nữa, do rủi ro cơ bản (tức là mối tương quan không hoàn hảo giữa lãi suất đối với chứng khoán có kỳ hạn khác nhau), các vị thế bán và vị thế mua có kỳ hạn khác nhau trong những vùng này, sẽ không phòng hộ một cách hoàn hảo (perfectly hedge) với nhau Điều này dẫn đến việc bổ sung bằng hệ số vốn yêu cầu để bù đắp rủi ro do khớp trạng thái (Disallowance factor) (theo chiều ngang) là 40% (vùng 1), 30% (vùng 2) và 30% (vùng 3) Phần 3 của phần dưới cùng trong Bảng 2.6 trình bày những tính toán này Các khoản bù đắp theo chiều ngang được tính bằng cách sử dụng tổng phí rủi ro thị trường chung từ các vị thế mua và bán trong mỗi kỳ hạn, cột (2) và (3) Giống như các khoản bù trừ theo chiều dọc, giá trị nhỏ nhất trong hai giá trị: vị thế mua và ví thế bán là giá trị bù trừ (Offsets) cột (5) Ví dụ: tổng phí của vùng 1 cho các vị thế mua bằng $26 và cho các vị thế bán ($52.50), giá trị bù trừ là $26 Tỷ lệ vốn yêu cầu để bù đắp rủi ro do khớp trạng thái 40% trên giá trị bù được tính bằng $26×40% = $10.40 Lặp lại cách tính này cho 2 vùng tiếp theo (vùng 2 và vùng 3), sẽ tạo ra các khoản phí bổ sung (bù đắp theo chiều ngang) với tổng trị giá là

Bù đắp ngang giữa các vùng kỳ hạn (Horizontal Offsets between Time Zones)

Cuối cùng, do lãi suất của nợ kỳ hạn ngắn và nợ kỳ hạn dài không dao động hoàn toàn cùng nhau nên số dư giữa vị thế mua và vị thế bán ở mỗi vùng chỉ có thể phòng ngừa một phần thông qua vị thế bù trừ ở vùng khác Mục 4 của bảng B bảng 2.8 trình bày các khoản bù trừ hoặc hệ số vốn yêu cầu để bù đắp rủi ro do khớp trạng thái tổng hợp cuối cùng giữa các vùng kỳ hạn Cụ thể, sau khi so sánh vị thế mua và vị thế bán ở vùng 1 và vùng 2 (so sánh $-26,50 và $23.75), chênh lệch là $2.75 được đem qua so sánh với số dư từ vùng 3 ($68.75) Tỷ lệ vốn yêu cầu để bù đắp rủi ro do khớp trạng thái lần lượt là 40% đối với các vùng liền kề (adjacent zone) và 150% đối với các vùng không liền kề (nonadjacent zone) Các khoản phí bổ sung giữa các vùng kỳ hạn tổng cộng là $13.62.

Tổng các khoản phí rủi ro cụ thể ($229), phí RRTT chung ($66) và rủi ro cơ bản hoặc phí vốn yêu cầu để bù đắp rủi ro do khớp trạng thái ($9.00 + $53.16 + $13.62) tạo ra tổng phí vốn là $370.78 cho danh mục đầu tư giao dịch có thu nhập cố định này.

Bảng 2.6 Tính toán rủi ro thị trường theo ví dụ của BIS (Danh mục chứng khoán nợ)

Bảng A: Các loại chứng khoán và phí rủi ro (Risk charge)

Rủi ro cụ thể (Specific Risk)

RRTT chung (General Market risk) (4)

Phần dư rủi ro chung

Bảng B: Tính toán phí vốn

2 Bù đắp dọc cho những công cụ cùng kỳ hạn (Vertical Offsets within Same Time Bands )

Tỷ lệ bù đắp do khớp trạng thái

3 Bù đắp ngang cho những công cụ cùng kỳ hạn (Horizontal Offsets within Same Time Bands)

4 Bù đắp ngang giữa các vùng kỳ hạn (Horizontal Offsets between time zones) Vùng

Không được phép theo chiều dọc (Vertical Disallowances) 9.00Không được phép theo chiều ngang (Horizontal Disallowances)

Bù đắp ngang trong cùng vùng kỳ hạn 53.16

Bù đắp ngang giữa các vùng kỳ hạn 13.62

Số dư rủi ro thị trường chung sau tất cả bù trừ 66.00 TOT

(2)- Rủi ro tỷ giá hối đoái

Mô hình đo lường chuẩn hóa yêu cầu TCTD tính toán rủi ro ròng của trạng thái từng ngoại tệ và sau đó chuyển đổi số tiền này thành đô la theo tỷ giá hối đoái giao ngay hiện tại Ví dụ điển hình của BIS được trình bày trong Bảng 2.7, giả sử TCTD có vị thế mua ròng (tương đương một triệu đô la) 50 yên, 100 euro và 150 đô la trong khi vị thế bán 20 đô la Úc và 180 đô la franc Thụy Sĩ Tổng vị thế mua tiền tệ của TCTD này là 300 USD và tổng vị thế bán là 200 USD Khung tiêu chuẩn hóa BIS áp đặt yêu cầu về vốn bằng 8% giá trị tuyệt đối tối đa của các vị thế mua hoặc vị thế bán tổng hợp. Trong ví dụ này, 8% nhân 300 triệu USD bằng 24 triệu USD Phương pháp tính toán phí rủi ro ngoại hối này giả định một số phần bù trừ rủi ro tiền tệ bằng cách nắm giữ các vị thế mua hoặc bán đối lập bằng các loại tiền tệ khác nhau.

Bảng 2.7 Đo lường rủi ro tỷ giá theo phương pháp đo lường chuẩn hóa của

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Tổng quan về rủi ro tín dụng

3.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Thuật ngữ ‘tín dụng’ có nguồn gốc từ một từ Latin “credere” có nghĩa là niềm tin hay sự tin tưởng Tín dụng là một thoả thuận giữa hai bên, trong đó một bên nhận tài sản có giá trị và cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ vào thời gian sau đó Bên cấp tín dụng phải hiểu rõ về tính cách, uy tín và điều kiện tài chính của bên nhận tín dụng Thông thường, bên cấp tín dụng không thể chắc chắn về khả năng trả nợ của bên nhận tín dụng Do đó, rủi ro tín dụng luôn tồn tại.

Rủi ro tín dụng là xác suất bên nhận tín dụng không thể trả nợ cũng như không thể thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ những nguyên nhân như không tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng, tổn thất từ khoản vay vượt quá tổn thất đã được dự tính tại thời điểm vỡ nợ…

Rủi ro tín dụng xuất hiện ở cả đối tượng cá nhân và doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp (chỉ trừ một số doanh nghiệp nhỏ giao dịch mua bán trả tiền ngay lập tức) đều có nguy cơ chịu rủi ro tín dụng Cần lưu ý rủi ro tín dụng của doanh nghiệp và cá nhân khác với rủi ro tín dụng của ngân hàng Rủi ro tín dụng của doanh nghiệp và cá nhân xuất phát từ việc mua bán trả chậm như một cá nhân hoặc một doanh nghiệp cung cấp một dịch vụ cho khách hàng và khách hàng có 30 ngày để trả phí Rủi ro tín dụng sẽ xuất hiện nếu trong vòng 30 ngày khách hàng không trả phí cho cá nhân hoặc doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp xuất phát từ các hoạt động thương mại nên còn được gọi là tín dụng thương mại (credit trade) Tuy nhiên, rủi ro tín dụng được đề cập trong chương học này là rủi ro tín dụng ngân hàng.

3.1.2 Đặc trưng của rủi ro tín dụng

Ngân hàng không thể tránh được rủi ro tín dụng, do đó, luôn phải có phương pháp để quản lý loại rủi ro này Các ngân hàng phải lượng hoá rủi ro tín dụng bởi việc lượng hoá được rủi ro sẽ giúp cho việc quản lý rủi ro tín dụng dễ dang hơn Để đo lường rủi ro tín dụng, các chuyên viên tín dụng sẽ xây dựng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng Việc xây dựng các mô hình này dựa vào các đặc trưng của rủi ro tín dụng (vốn phức tạp hơn nhiều so với rủi ro thị trường) Phân bổ lợi nhuận và tổn thất danh mục tín dụng (portfolio profit and loss distribution) có thể rất khó ước tính bởi những lý do sau:

- Hầu hết rủi ro tín dụng không thể trao đổi hay mua bán nên không có giá cả thị trường để tham chiếu Vì vậy, việc xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng trở nên phức tạp.

- Thông tin công chúng về chất lượng tín dụng rất hiếm, dẫn tới việc thiếu dữ liệu về rủi ro tín dụng Do đó, việc thống kê và xây dựng mô hình khó khăn hơn. Ngoài ra, hiện tượng bất cân xứng thông tin (informational asymmetries) làm cho người mua những sản phẩm tín dụng bất lợi hơn so với người khởi tạo.

- Phân bổ thu nhập và tổn thất danh mục tín dụng thông thường phân phối lệch (skewed distribution) với đuôi trái dày (fat lower tail) và là phân phối lớn cho tổn thất lớn Với đặc điểm độ lệch của phân phối như vậy rất khó để đo lường. Tuy nhiên, việc đo lường độ lệch này rất quan trọng vì vốn kinh tế (economic capital) cho để bù đắp cho rủi ro một danh mục tín dụng rất nhạy cảm với xác xuất của tổn thất lớn Hay nói cách khác, hình dáng đuôi trái của phân phối thu nhập và tổn thất của danh mục cũng sẽ quyết định vốn kinh tế.

- Mức độ phụ thuộc giữa rủi ro các khoản vay trong danh mục tín dụng cũng quyết định độ lệch của phân phối rủi ro tín dụng, tuy nhiên, mức độ phụ thuộc này cũng rất khó để đo lường chính xác.

Mô hình đo lường rủi ro tín dụng có cùng chung mục đích cơ bản với mô hình đo lường rủi ro thị trường, đều dựa trên phân phối lãi lỗ trong một khoảng thời gian và được sử dụng để quản lý hoạt động kinh doanh Đối với rủi ro thị trường, phân phối lãi lỗ có thể đo lường trực tiếp từ thị trường và dựa trên dữ liệu quá khứ Ngược lại, mô hình đo lường rủi ro tín dụng phức tạp hơn khi phải được xây dựng ngay từ khi hình thành danh mục, với nguồn thông tin và dữ liệu không đầy đủ, và sử dụng phương pháp chuyên biệt phức tạp.

Ước tính vốn cho rủi ro tín dụng

Chức năng quan trọng của vốn ngân hàng là “tấm đệm” an toàn giúp bảo vệ ngân hàng trước các sự cố gây ra tổn thất lớn (như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro thanh toán …).

Có nhiều cách định nghĩa về vốn ngân hàng, khi nói đến vốn ngân hàng thì thống thường có 2 cách thuật ngữ phổ biến được sử dụng để nói về vốn ngân hàng là vốn kinh tế (economic capital) và vốn pháp lý (regulatory capital) Trong nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp ước tính vốn kinh tế và vốn pháp lý bù đắp cho rủi ro tín dụng.

3.2.1 Ước tính tính vốn kinh tế cho rủi ro tín dụng Để quản lý rủi ro, các ngân hàng cần chuẩn bị sẵn vốn để bù đắp những tổn thất cho các các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh Thuật ngữ vốn kinh tế được dùng để chỉ lượng vốn được ước tính để bù đắp cho rủi ro ngân hàng với một mức độ tin cậy nhất định Thông thường, để ước tính vốn kinh tế bù đắp rủi ro, các ngân hàng sẽ áp dụng phương pháp tính giá trị chịu rủi ro (Value at risk_VaR) ở một mức độ tin cậy Ở đây, giá trị chịu rủi ro có thể hiểu là mức tổn thất thấp của danh mục tài sản mà các ngân hàng cần phải chuẩn bị trước các biến cố rủi ro ở các mức độ tin cậy (ví dụ như khoảng tin cậy 95% hay 99%) với giả định rằng danh mục tài sản của ngân hàng có phân phối chuẩn Các mô hình đo lường vốn kinh tế được xây dựng dựa trên việc tính xác suất rủi ro có thể xảy ra và giá trị tổn thất của những rủi ro đó Có 2 loại tổn thất : tổn thất dự kiến (expected loss) và tổn thất ngoài dự kiến (unexpected loss) Tổn thất dự kiến là giá trị tổn thất có thể ước tính được trong một khoảng thời gian nhất định Tổn thất ngoài dự kiến là khả năng tổn thất thực tế vượt tổn thất dự kiến, hay nói cách khác, việc ước tính tổn thất ngoài dự kiến là đo lường sự không chắc chắn trong việc đo lường tổn thất ước tính.

Dựa vào hình vẽ 3.1, có thể thấy đo lường vốn kinh tế là đo lường phần đuôi của ước tính dự kiến ở một mức độ tin cậy nhất định Các ngân hàng sẽ tự lựa chọn độ tin cậy riêng cho ngân hàng của mình trong một khoảng thời gian Độ tin cậy này còn đo lường xác suất ngân hàng gặp rủi ro thanh toán (solvency risk) Nếu độ tin cậy càng cao thì xác suất xảy ra rủi ro thanh toán của ngân hàng càng thấp Ví dụ: Nếu ngân hàng chọn độ tin cậy là 99.97% thì có nghĩa là có xác suất 3% ngân hàng này sẽ gặp rủi ro thanh toán trong vòng 12 tháng tới.

Khi rủi ro tín dụng xuất hiện, chắc chắn sẽ có tổn thất từ việc khách hàng không thể trả nợ đúng hạn Tổn thất từ rủi ro tín dụng có thể được đo lường từ các tham số sau: xác suất vỡ nợ (probability of default – PD) trong một khoảng thời gian xác định, tỷ trọng tổn thất ước tính (loss given default – LGD) và giá trị tổn thất ước tính tại thời điểm vỡ nợ (exposure at default - EAD) Từ đó, hình thành công thức ước tính tổn thất dự kiến cho rủi ro tín dụng như sau:

Expected losses (Tổn thất dự kiến) = PD(%) x LGD(%) x EAD.

Các tham số PD và LGD có thể ước tính dựa vào dữ liệu lịch sử của các khoản vay tại ngân hàng Để xác định tham số PD, các ngân hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của riêng ngân hàng để định kỳ đánh giá về xác suất vỡ nợ của các ngân hàng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng chi tiết để đánh giá chính xác xác suất vỡ nợ của từng khoản vay và hệ thống đo lường này cần được hiệu chỉnh với một hệ thống đo lường của các tổ chức tín nhiệm bên ngoài Ví dụ: Một ngân hàng xây dựng một hệ thống thang đo 10 cấp bậc, tương đương với 10 mức xếp hạng của công ty S & P (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1 Xếp hạng khoản vay theo hệ thống tín dụng nội bộ

AA A BBB+ BBB BB+ BB B+ B CCC D

Tham số LGD được phân loại theo từng dạng khoản vay với những nhân tố cần được xem xét như sau: loại khoản vay (loan type), loại tài sản đảm bảo của khoản vay, giá trị tài sản đảm bảo của khoản vay, bảo lãnh khoản vay hoặc bảo hiểm tín dụng cho khoản vay.

3.2.2 Ước tính vốn pháp lý cho rủi ro tín dụng

3.2.2.1 Ước tính vốn pháp lý bù đắp rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn

Theo quy định của Basel, vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn cấp 1 (nguồn vốn chính) và vốn cấp 2 (nguồn vốn thứ cấp) trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ giữa nguồn vốn này (bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2) trên tài sản tính theo rủi ro tín dụng (credit-risk adjusted assets) phải lớn hơn hoặc bằng 8%:

Tài sản ngân hàng sẽ bao gồm tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng Theo quy định của hiệp ước Basel II, tài sản nội bảng ngân hàng được phân loại thành 5 nhóm với hệ số rủi ro tín dụng lần lượt: 0%, 20%, 50%,100% và 150% Cách phân loại này khác với quy định hệ số rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel I áp dụng cho tất cả các loại tài sản ngân hàng là 100%.

Ví dụ 3.1:Ngân hàng Toàn Cầu có danh mục tài sản nội bảng và hệ số rủi ro tín dụng như bảng 3.2 Tổng giá trị tài sản tính theo rủi ro tín dụng sẽ được tính như sau:

Tổng giá trị sổ sách của tài sản nội bảng là 55 + 100 + 200 + 150 + 80 = 585 (tỷ đồng).

Nếu chỉ tính tài sản nội bảng thì mức vốn tối thiểu ngân hàng cần có để bù đắp rủi ro tín dụng sẽ là 8% x 390 = 31,2 (tỷ đồng).

Bảng 3.2 Danh mục tài sản của ngân hàng Toàn Cầu (Đơn vị: Tỷ đồng)

Tài sản Giá trị sổ sách

Hệ số rủi ro tín dụng Tài sản nội bảng

Khoản phải đòi tổ chức tín dụng trong nước có thời hạn ban đầu dưới 3 tháng được xếp hạng BBB- 100 20%

Khoản phải đòi tổ chức tín dụng trong nước có thời hạn ban đầu trên 3 tháng được xếp hạng A+ 200 50%

Khoản cho vay bằng bất động sản có tỷ lệ đảm bảo

Khoản phải đòi đối với doanh nghiệp mới thành lập chưa được 1 năm 80 150%

Tài sản ngoại bảng Hệ số chuyển đổi

Bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá 40 50

Trong trường hợp, danh mục tài sản bao gồm tài sản ngoại bảng Theo quy định của hiệp ước Basel, giá trị tài sản ngoại bảng theo rủi ro tín dụng được hiểu rằng khi có rủi ro tín dụng xảy ra khi khoản mục ngoại bảng này sẽ được chuyển đổi thành khoản vay (nội bảng) có giá trị bằng bao nhiêu Giả sử ngân hàng Toàn cầu có một khoản bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá có trị giá là 40 tỷ đồng và hệ số chuyển đổi là 50% Tài sản ngoại bảng này tương đương với tài sản nội bảng có giá trị: 40 x 50% 20 (tỷ đồng).

Giả sử hệ số tín dụng áp dung cho khoản bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá là 100% Lúc này, tổng giá trị tài sản (nội bảng và ngoại bảng) tính theo rủi ro tín dụng: (55 x 0%) + (100 x 20%) + (200 x 50%) + (150 x 100%) + (80 x 150%) + (40 x 50%x100%) = 410 (tỷ đồng).

Mức vốn tối thiểu (hoặc vốn pháp lý) theo Basel I, ngân hàng cần có để bù đắp cho rủi ro tín dụng có thể xảy ra với toàn bộ danh mục tài sản (bao gồm tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng) của ngân hàng Toàn Cầu là: 8% x 410 = 32,8 (tỷ đồng).

Hộp 3.1 Tài sản tính theo Rủi ro tín dụng ngày 30/6/2023

3.2.2.2 Ước tính vốn pháp lý bù đắp rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ

Phương pháp tính này được áp dụng trong trường hợp các khoản vay và khách hàng vay tại ngân hàng hầu hết không được xếp hạng với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập Thay vào đó, ngân hàng sẽ tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Vốn tối thiểu bù đắp rủi ro tín dụng của từng khoản vay (khoản vay thứ i) được tính dựa trên 5 biến chính:

Vốn tối thiểui= f(PDi, LGDi, EADi, Mi, Ri)

PDi : Xác suất vỡ nợ của khoản vay trong vòng 1 năm kế tiếp.

LGDi : Tỷ lệ tổn thất của khoản vay thứ i khi xảy ra sự cố vỡ nợ.

EADi : Giá trị của khoản vay thứ i tại thời điểm vỡ nợ (hoặc tổng dư nợ tại thời điểm vỡ nợ).

Mi : Kỳ hạn của khoản vay.

Ri : Hệ số tương quan giữa khoản vay thứ i và nền kinh tế.

Giả định cho mô hình xác định vốn tối thiểu theo hiệp ước Basel II là tổn thất của khoản vay có phân phối chuẩn (như hình 3.2)

Hình 3.2 Phân phối tổn thất của khoản vay

Dự phòng rủi ro (hay dự phòng tổn thất) được chuẩn bị sẵn trong trường hợp rủi ro vỡ nợ xảy ra với khoản vay Do đó, dự phòng rủi ro cũng chính là tổn thất dự kiến(Expected loss_EL), trong đó EL = PD x LGD Bên cạnh đó, ngân hàng cần có một lượng vốn để bù đắp cho những tổn thất ngoài dự kiến và mức vốn tối thiểu cần ước tính này được xem là tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected loss_UL) Dự phòng rủi ro cộng với vốn tối thiểu đủ bù đắp cho những tổng tổn thất xảy ra cho ngân hàng với độ tin cậy 99.9%, nghĩa là trong 1000 năm thì chỉ có thể 1 năm nào đó ngân hàng không đủ vốn để bù đắp rủi ro Do đó, giá trị chịu rủi ro (VaR) của toàn bộ khoản vay tại độ tin cậy 99.9% sẽ bằng tổn thất dự kiến cộng với tổn thất ngoài dự kiến:

VaRloan= ELloan+ ULloan= Dự phòng rủi ro + vốn tối thiểu

Hay: Vốn tối thiểu = VaRloan- ELloan.

ELloan = PD x LGD (PD: xác suất vỡ nợ trung bình trong điều kiện kinh tế trung bình)

VaRloan = PDA x LGD (PDA: xác suất vỡ nợ trong điều kiện kinh tế khó khăn (adverse economic conditions)

Theo hiệp ước Basel, PDA thể hiện tương quan có trọng số giữa xác suất vỡ nợ trung bình và xác suất vỡ nợ 99.9% và được tính như sau:

N(.): Mật độ xác suất chuẩn

G(.): Phân phối tích luỹ chuẩn nghịch đảo

R: Tương quan rủi ro vỡ nợ của khoản vay và được xác định theo công thức

Khoản vay có kỳ hạn càng dài thì xác suất vỡ nợ càng lớn, do đó, vốn tối thiểu cần được nhân với hệ số điều chỉnh kỳ hạn:

Hệ số điều chỉnh kỳ hạn = 1+(�−2.5)� 1−1.5�

Trong đó: b là độ dốc của đường hồi quy thể hiện rủi ro vỡ nợ tăng lên khi kỳ hạn khoản vay kéo dài.

Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng

3.3.1 Mô hình đo lường xác suất vỡ nợ (PD)

Mô hình được xây dựng trên một số giả thuyết như sau:

- Mô hình tín dụng được xây dựng để phân tích 1 danh mục cho vay gồm 1000 khoản vay trong khoảng thời gian 1 năm (hay nói cách khác, thời hạn vay của khoản vay là 1 năm) Các khoản vay này được cấp cho nhiều doanh nghiệp khác nhau.

- Chất lượng của các khoản vay này là như nhau nên xác suất vỡ nợ của các khoản vay là như nhau.

- Xác suất vỡ nợ của các khoản vay đều là 10% và xác suất này cũng không thay đổi khi các điều kiện kinh tế thay đổi.

- Các doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau nên sự cố vỡ nợ của 1 doanh nghiệp sẽ không liên quan hay ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác Do đó, biến cố vỡ nợ của các khoản vay sẽ hoàn toàn độc lập.

- Nếu như có doanh nghiệp vỡ nợ thì doanh nghiệp có thể bán tài sản đảm bảo để trả nợ Ở đây, giả sử tỷ lệ phục hồi của 1 khoản vay vỡ nơ là 50% giá trị khoản vay. Mỗi khoản vay trị giá $1000.

- Lãi suất cho vay là 6.5%/năm.

Giá trị của danh mục cho vay (bao gồm 1000 khoản vay trị giá $1.000) là:

= 1000 x $1000 = $1.000.000. Đối với 1 khoản vay: Sau 1 năm cho vay, nếu không có sự cố vỡ nợ thì số tiền thu về là $1.065 (= $1000 + $65), trong đó tiền lãi vay là $65 (= $1000 x 6.5%).

Nếu có sự cố vỡ nợ xảy ra thì số tiền thu hồi nợ là 50% giá trị khoản vay (tức là $500) và số tiền bị mất đi, không thể thu hồi được là $500.

Như vậy, sau 1 năm số tiền thu về từ 1 danh mục cho vay sẽ là:

Thu nhập = Số khoản vay không vỡ nợ x $1.065 + Số khoản vay vỡ nợ x

Vì xác suất vỡ nợ là 10% nên cứ 1000 khoản vay thì có 10 khoản vay sẽ vỡ nợ.

Thu nhập trung bình của 1 danh mục cho vay sẽ là: 990 x $1.065 + 10 x

Vấn đề chúng ta cần nghiên cứu là trong trường hợp xấu xảy ra, tức là có nhiều khoản vay vỡ nợ thì ngân hàng sẽ làm gì nếu như số khoản vay vỡ nợ nhiều hơn dự đoán (tức là tỷ lệ vỡ nợ trên 1%)? Chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi dựa trên việc phân tích phân phối thu nhập và tổn thất. Đối với 1 khoản vay thì chỉ có 2 xác suất xảy ra: vỡ nợ và không vỡ nợ Do đó, phân phối xác suất vỡ nợ của khoản vay là phân phối nhị phân hay phân phối Bernoulli Tương tự, phân phối xác suất vỡ nợ của 1 danh mục cho vay cũng sẽ là phân phối nhị phân hay phân phối Bernoulli.

Nếu xác suất vỡ nợ là 0.01 thì xác xuất không vỡ nợ là 0.99 Áp dụng công thức Bernoulli có thể tính được xác suất vỡ nợ của k khoản vay trong 1000 khoản vay như sau:

Hình 3.3 Phân phối xác xuất vỡ nợ

Hình 3.4 Phân phối thu nhập từ khoản vay

Phân phối xác suất vỡ nợ và phân phối thu nhập khá là đối xứng Đối với phân phối nhị phân, khi mẫu đủ lớn thì phân phối sẽ trở thành phân phối chuẩn Với số lượng khoản vay là 1000 thì kích cỡ mẫu đủ lớn, do đó, phân phối của thu nhập và tổn thất sẽ có thể đối xứng Tuy nhiên, thực tế, phân phối tổn thất tín dụng từ danh mục lại bất đối xứng bởi các khoản vay không hoàn toàn độc lập.

Có 4 yếu tố chính trong việc xác định rủi ro tín dụng:

1 Xác xuất vỡ nợ (Probability of default)

2 Mức độ tương quan giữa các khoản nợ (Dependence)

3 Tổn thất tại thời điểm vỡ nợ (Exposure at default)

4 Tỷ lệ phục hồi của khoản nợ khi sự cố vỡ nợ xảy ra (Recovery) Trong đó, Recovery = 1 – LGD.

3.3.2 Mô hình tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD)

Ngay cả khi xác suất vỡ nợ cao thì tổn thất của doanh nghiệp gây ra có thể thấp do tỷ lệ thu hồi nợ (recovery rate) của doanh nghiệp cao Nếu một khoản vay có tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, và tài sản này được bán ở mức giá cao hơn giá trị khoản vay thì tổn thất do sự cố vỡ nợ dường như bằng không Bảng 3.3 liệt kê tỷ lệ tổn thất ước tính (loss given default) của trái phiếu doanh nghiệp ở các mức xếp hạng tín nhiệm khác nhau Ngay cả khi trái phiếu được xếp hạng thấp (nghĩa là xác suất vỡ nợ cao) thì tỷ lệ tổn thất vẫn có thể thấp Đó là do tỷ lệ tổn thất rất thấp so với mức 100%. (Tỷ lệ tổn thất = 1- tỷ lệ thu hồi nợ).

Bảng 3.3 Tỷ lệ tổn thất ước tính tinh theo hạng mức tín nhiệm dành cho trái phiếu doanh nghiệp

Số năm sau khi phát hành trái phiếu

(Nguồn: S&P) Những công cụ nợ khác nhau có tỷ lệ thu hồi nợ khác nhau Những công cụ nợ được xếp hạng cao thường có tỷ lệ thu hồi nợ cao hơn so với những công cụ nợ được xếp hạng thấp.

Những công cụ nợ khác nhau có tỷ lệ thu hồi nợ khác nhau Những công cụ nợ được xếp hạng cao thường có tỷ lệ thu hồi nợ cao hơn so với những công cụ nợ được xếp hạng thấp.

Các mô hình tín dụng thường giả định tỷ lệ tổn thất ước tính Uỷ ban Basel đánh giá tỷ lệ tổn thất ước tính cần được ấn định ở mức 45% đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo là tài sản sản hữu hình hoặc tài sản đảm bảo không phải là bất động sản Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo là các khoản phải thu thì tỷ lệ tổn thất ước tính được ấn định là 40% Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng thực tiễn cho thấy tỷ lệ tổn thất được đưa ra như vậy là quá cao cho các khoản vay Cụ thể, một nghiên cứu của Citibank bao gồm 831 khoản vay doanh nghiệp bị vỡ nợ (defaulted corporate loans) và 89 khoản vay dựa trên tài sản (asset-based loans) trong giai đoạn 1970-1993 cho thấy tỷ lệ thu hồi nợ là 79% tức tỷ lệ tổn thất tương đương 21% Tương tự, báo cáo của công ty xếp hạng Fitch cho thấy tỷ lệ thu hồi nợ là 82% (tức tỷ lệ tổn thất là 18%) và báo cáo của công ty xếp hạng Moody’s cho thấy tỷ lệ thu hồi nợ là 87% (tức tỷ lệ tổn thất là 13%).

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Caselli và cộng sự (2008) về các khoản vay ở Ý với kích cỡ mẫu lớn (bao gồm 11.649 khoản vay) đã cho thấy tỷ lệ tổn thất trung bình và tỷ lệ tổn thất trung vị (median) là 54% và 56%, và độ lệch chuẩn là 0.43% (xem bảng 3.4) Tỷ lệ tổn thất đối với các khoản vay dành cho doanh nghiệp SME là 52% và tỷ lệ tổn thất đối với các khoản vay dành cho hộ gia đình là 55% Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phân tán lớn về tỷ lệ thu hồi nợ hay tỷ lệ tổn thất giữa các khoản vay ở những ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau.

Các nghiên cứu khác nhau sẽ ước tính tỷ lệ tổn thất khác nhau Sự khác biệt này xuất phát từ phương pháp ước tính tỷ lệ tổn thất LGD khác nhau Nhiều nghiên cứu sử dụng giá trái phiếu vào thời điểm vỡ nợ để đo lường tỷ lệ thu hồi nợ Ví dụ như công ty xếp hạng tín nhiệm Moody’s tính tỷ lệ thu hồi nợ dựa trên giá bán của trái phiếu vỡ nợ sau 30 ngày kể từ sự cố vỡ nợ xảy ra Việc xác định tỷ lệ thu hồi nợ dựa trên giá của công cụ nợ trước khi vỡ nợ chỉ được áp dụng khi có thị trường mua bán dành cho công cụ nợ Đối với những công cụ nợ khác không có thị trường mua bán thì không thể áp dụng cách tính này.

Bảng 3.4 Mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và tỷ lệ thu hồi nợ

Loại khoản vay Số lượng khoản vay

Tỷ lệ tổn thất trung bình

Tỷ lệ tổn thất trung vị Độ lệch chuẩn của tỷ lệ tổn thất Cho vay doanh nghiệp SME 6.034 51.80 0.52 0.52 0.41

Cho vay hộ gia đình 5615 48.20 0.55 0.68 0.43

Toàn bộ danh mục cho vay 11.649 100 0.54 0.56 0.43

Nguồn: Caselli và cộng sự, 2008.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tổn thất LGD không thể cố định và sẽ dao động tuỳ theo đặc điểm của doanh nghiệp và các điều kiện kinh tế vĩ mô, ngành, cấu trúc quyền ưu tiên thu hồi nợ (debt priority structure) và biện pháp xử lý khi sự cố vỡ nợ xảy ra.

Nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau cùng đưa ra một kết quả đồng thuận rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tài sản đảm bảo và tỷ lệ thu hồi nợ Hay nói cách khác, giá trị tài sản đảm bảo tăng thì tỷ lệ thu hồi nợ tăng và ngược lại Điều này cũng có nghĩa khi giá trị tài sản đảm bảo tăng thì tỷ lệ tổn thất giảm và ngược lại Ngoài ra, nghiên cứu của Altman (1989) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thu hồi nợ và mức tín nhiệm trước ngày vỡ nợ.

Đo lường rủi ro danh mục tín dụng

+ Các khoản vay trong danh mục hoàn toàn độc lập:

Nếu một danh mục tín dụng có n khoản vay tương đồng có cùng xác suất vỡ nợ và xác suất vỡ nợ của các khoản vay hoàn toàn độc lập thì phân phối xác suất vỡ nợ là phân phối nhị phân (hay phân phối Bernoulli) do khoản vay chỉ có thể rơi vào 1 trong

2 trạng thái: vỡ nợ hoặc không vỡ nợ.

Giả sử một danh mục có 2 khoản vay độc lập cùng có xác suất vỡ nợ là 10%.

Có 3 trường hợp có thể xảy ra: Không có khoản vay nào vỡ nợ, có 1 khoản vay vỡ nợ, có 2 khoản vay vỡ nợ. Đặt K là số khoản vay vỡ nợ của 1 danh mục.

Xác suất danh mục không có khoản vay nào vỡ nợ (tương ứng K = 0):

Xác suất danh mục có 1 khoản vay vỡ nợ (tương ứng K = 1):

Trong trường hợp này có 2 cách danh mục vỡ nợ: Khoản vay thứ nhất vỡ nợ và khoản vay thứ hai không vỡ nợ, hoặc khoản vay thứ nhất không vỡ nợ và khoản vay thứ hai vỡ nợ.

Xác suất danh mục có 2 khoản vay vỡ nợ (tương ứng K = 2):

Nếu danh mục tăng lên 3 khoản vay độc lập cùng có xác suất vỡ nợ là 10% Có

4 trường hợp có thể xảy ra: Không có khoản vay nào vỡ nợ, có 1 khoản vay vỡ nợ, có

2 khoản vay vỡ nợ, và có 3 khoản vay vỡ nợ.

Xác suất danh mục không có khoản vay nào vỡ nợ (tương ứng K = 0):

Xác suất danh mục có 1 khoản vay nào vỡ nợ (tương ứng K = 1):

Trong trường hợp này có 3 cách danh mục vỡ nợ: Khoản vay thứ nhất vỡ nợ và khoản vay thứ hai và thứ ba không vỡ nợ; hoặc khoản vay thứ hai vỡ nợ và khoản vay thứ nhất và thứ ba không vỡ nợ; hoặc khoản vay thứ ba vỡ nợ và khoản vay thứ nhất và thứ hai không vỡ nợ.

Xác suất danh mục có 1 khoản vay nào vỡ nợ (tương ứng K = 2):

Trong trường hợp này có 3 cách danh mục vỡ nợ: Khoản vay thứ nhất không vỡ nợ và khoản vay thứ hai và thứ ba vỡ nợ; hoặc khoản vay thứ hai không vỡ nợ và khoản vay thứ nhất và thứ ba vỡ nợ; hoặc khoản vay thứ ba không vỡ nợ và khoản vay thứ nhất và thứ hai vỡ nợ.

Xác suất danh mục có 1 khoản vay nào vỡ nợ (tương ứng K = 3):

Mở rộng ra cho danh mục có n khoản vay độc lập có cùng xác suất vỡ nợ Nếu như danh mục có k khoản vay vỡ nợ thì số cách kết hợp giữa k khoản vay cùng vỡ nợ sẽ là:

Nếu đặt p là xác suất vỡ nợ của 1 khoản vay thì xác suất k khoản vay trong danh mục n khoản vay vỡ nợ sẽ là:

+Các khoản vay trong danh mục tương quan với nhau

Trong đầu tư có một nguyên tắc là đa dạng hoá danh mục sẽ giúp giảm thiểu rủi ro Nếu nhà đầu tư chỉ chọn đầu tư 1 loại cổ phiếu thì họ sẽ gặp cả 2 loại rủi ro: rủi ro hệ thống (systematic risk) và rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk hay company- specific risk) Nếu danh mục đầu tư có thêm những loại cổ phiếu khác thì rủi ro phi hệ thống có thể loại trừ, giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng cho danh mục tín dụng Nếu rủi ro vỡ nợ của người đi vay A có quan hệ ngược chiều với rủi ro vỡ nợ của người đi vay B thì khi gộp chung những khoản vay này vào một danh mục tín dụng thì rủi ro của người cho vay (hay tổ chức tín dụng) sẽ được giảm thiểu.

Lý thuyết danh mục hiện đại (modern portfolio theory) ra đời để tối ưu một hoá danh mục dựa trên khung phân tích giá trị trung bình (mean) và phương sai (variance). Các nhà đầu tư sẽ luôn cố gắng tối đa hoá lợi nhuận kỳ vọng (expected return) được đại diện bởi biến giá trị trung bình (mean) và tối thiểu hoá rủi ro được đại diện bởi biến phương sai (variance) Lý thuyết danh mục hiện đại được xây dựng dựa trên giả thuyết giá trị trung bình và phương sai có phân phối chuẩn.

Giả sử một danh mục có n tài sản thì giá trị trung bình (Rp) và phương sai (p) của danh mục sẽ được tính như sau:

Rp: Giá trị lợi nhuận trung bình của danh mục

Ri: Giá trị lợi nhuận trung bình của tài sản thứ i trong danh mục

Xi: Tỷ trọng của tài sản thứ i trong danh mục

2i: Phương sai của lợi nhuận của tài sản thứ i

ij: Đồng phương sai của tài sản thứ i và tài sản thứ j

ij : Hệ số tương quan giữa nhuận tài sản thứ i và lợi nhuận tài sản thứ j, -

Bởi vì hệ số tương quan ij nằm trong khoảng [-1,1] nên nếu hệ số tương quan

ijcó giá trị âm thì vế thứ hai của phương trình (3.3) sẽ có giá trị âm Trong khi đó, vế thứ nhất của phương trình (3.3) có giá trị dương Tổng giá trị của 2 vế phương trình sẽ giảm đi khi một vế của phương trình của giá trị âm Hay nói cách khác, rủi ro của danh mục sẽ được giảm bớt khi giá trị của phương sai danh mục�� 2 giảm.

Bằng việc khai thác mối quan hệ tương quan giữa các tài sản trong cùng danh mục, nhà quản lý danh mục có thể giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận danh mục. Nhà danh mục sẽ tính toán tỷ trọng các tài sản (Xi) sao cho phương sai danh mục

� � nhỏ nhất tại mỗi mức giá trị lợi nhuận trung bình của danh mục.

Nhà khoa học Harry Markowitz (cha đẻ của lý thuyết danh mục hiện đại) đưa ra khái niệm đường biên hiệu quả (efficient frontier) Đường biên hiệu quả là tập hợp các điểm là các danh mục đầu tư mang lại lợi nhuận kỳ vọng cao nhất cho một mức rủi ro hay rủi ro thấp nhất cho một mức lợi nhuận nhất định.

Hình 3.6 Danh mục cho vay tối ưu Ở hình 3.6, B và C là những điểm trên đường biên hiệu quả mà ở đó danh mục cho vay được tính toán tỷ trọng các tài sản sao cho rủi ro thấp nhất.

Tỷ lệ Sharpe là một thước đó xem lợi nhuận thu được là bao nhiêu trên một đơn vị rủi ro khi đầu tư vào một tài sản Tỷ lệ này cũng là lợi nhuận trung bình nhà đầu tư đạt được vượt quá lợi nhuận phi rủi ro trên mỗi đơn vị rủi ro.

Tỉ lệ Sharpe = (Rp– Rf)/ σp

Rplà tỉ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư

Rflà tỉ suất lợi nhuận phi rủi ro σplà độ lệch chuẩn của tỉ suất lợi nhuận vượt quá của danh mục

Một danh mục đa dạng hoá cao sẽ có tỷ lệ Sharpe lớn hơn so với các danh mục đầu tư tương tự với mức độ đa dạng hoá thấp.

Danh mục tối ưu sẽ là giao điểm của đường biên hiệu quả và đường thẳng xuất phát từ cột lợi nhuận tại tung độ Rf, tức điểm D trong hình 3.5.

QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

Tổng quan về rủi ro hoạt động

Có khá nhiều khái niệm về rủi ro hoạt động tùy theo quan điểm quản trị của mỗi ngân hàng, mỗi quốc gia Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng thì rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các qui trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. Theo Kaplan Schweser (2020), rủi ro hoạt động đề cập đến các khoản lỗ tiềm ẩn do không đủ các quy trình nội bộ, lỗi của con người hoặc một sự kiện bên ngoài Rủi ro có thể liên quan đến các yếu tố như hệ thống máy tính không đủ, kiểm soát nội bộ không đầy đủ, quản lý không đủ năng lực, gian lận như cố ý làm sai lệch thông tin, sai lầm của nhân viên hoặc do các yếu tố ngoài ý muốn như thiên tai, hỏa hoạn.

Như vậy, rủi ro hoạt động được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất do sai sót trong các hoạt động nội bộ của ngân hàng Các sai sót này xảy ra khi quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc chưa chính xác, do còn người có trình độ chuyên môn hoặc đạo đức kém, do các hệ thống máy móc vận hành chưa thông suốt… Trong hoạt động của ngân hàng,nhân viên ngân hàng có thể cố tình gian lận hay vô tình mắc lỗi, ngân hàng thiếu hoặc mất những vị trí chủ chốt Rủi ro hoạt động có thể bị gây ra bởi công nghệ thông tin nếu chất lượng, phần mềm kém, dữ liệu thông tin không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thông tin không an toàn sẽ dễ gây ra các sai sót hoặc lỗ hổng an ninh hệ thống Một nguyên nhân khác là từ quy trình, hệ thống không đầy đủ, thiếu hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho nhân viên hoặc có nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thiệt hại cho ngân hàng Rủi ro này có thể xảy ra do các yếu tố bên ngoài như pháp luật, thiên tai, tội phạm, khủng bố.

4.1.2.1 Rủi ro tài sản vật chất

Rủi ro tài sản vật chất là những tổn thất gây ra bởi việc thiết kế quy trình không đầy đủ hoặc không hiệu quả, thiếu cập nhật thường xuyên, nhiều kẻ hở, không phù hợp dễ gây nhầm lẫn Ngoài ra, rủi ro tài sản vật chất còn xuất phát từ những sản phẩm bàn giao của hoạt động thuê ngoài không đạt yêu cầu theo cam kết và/ hoặc không phù hợp với mục tiêu, chiến lược và giá trị của ngân hàng.

Việc phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng thường gắn liền với tài sản vật chất Do đó, rủi ro này thường phát sinh khi tài sản cố định của ngân hàng bị phá hủy hoặc giảm giá trị do yếu tố khách quan lẫn chủ quan như cháy, mất điện, cướp, thiên tai…

Ví dụ như sóng thần, động đất gây thiệt hại hàng trăm tỷ JPY cho ngân hàng Nhật, vụ cháy ở Nam Đàn, Nghệ An năm 2011 tại Ngân hàng Agribank, các vụ cướp ngân hàng trong và ngoài nước; việc chậm tiếp quỹ khiến hàng loạt máy ATM bị tê liệt vào tháng 9/2011 tại Việt Nam.

Rủi ro con người xuất phát từ việc nhân viên nội bộ thực hiện các nghiệp vụ vượt quá thẩm quyền cho phép, không được ủy quyền hoặc không đúng chức năng được giao; công việc bị quá tải hoặc thiếu nhân lực chủ chốt so với định biên dẫn tới công việc hoàn thành chậm tiến độ, nhân viên phải chịu nhiều áp lực hơn, dễ tạo ra sai sót trong quá trình thực hiện; thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực trình độ nghiệp vụ không đáp ứng được yêu cầu công việc; không được đào tạo đầy đủ sẽ không nắm vững được các công việc cần thực hiện dẫn tới làm sai bước hoặc gây chậm trễ trong xử lý công việc.

Nguyên nhân sâu xa hơn có thể đến từ việc bộ máy lãnh đạo không thu hút,phát triển và duy trì nguồn vốn chất xám; Các chương trình sáng kiến không đạt hiệu quả trong việc thu hút, phát triển và duy trì đội ngũ cán bộ nòng cốt; Việc phân công chức năng, nhiệm vụ cho bộ máy nhân sự thiếu rõ ràng, phù hợp; Chính sách khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên chưa hiệu quả.

Ngoài ra, sự suy giảm giá trị đạo đức của con người dần phát sinh dẫn đến gian lận, thiếu tính minh bạch Ví dụ tổ trưởng tổ kế toán tại một điểm giao dịch của ngân hàng thương mại cổ phần biển thủ 7 tỉ đồng vì cá độ bóng đá.

Rủi ro pháp lý có thể gây ra những tổn thất khi ngân hàng gặp phải những trở ngai về rào cản pháp lý, không nắm rõ hay cập nhật kịp thời những thay đổi các quy định về pháp lý trong các hoạt động có liên quan đến nước ngoài, có thể bị buộc tội trong quan hệ với khách hàng, tham gia vào những hợp đồng vô hiệu Ngoài ra, ngân hàng có thể chịu rủi ro khi phải gánh chịu những thiệt hại do sai sót của các cơ quan chức năng…Ví dụ ngân hàng Citibank mất 500 triệu USD vì chuyển nhầm cho khách hàng và thua kiện nên không đòi được tiền chuyển nhầm Năm 2010, do thu phí ngoại tệ sai, ngân hàng Agribank thua kiện Năm 2019, cơ quan quản lý doanh nghiệp Úc đã đệ đơn kiện ANZ với cáo buộc cố ý phạm luật khi thu phí chuyển tiền giữa các tài khoản của khách hàng trong hơn một thập lỷ qua Sau khi thua kiện, ngân hàng ANZ tại Úc mất gần 700 triệu đô để bồi thường khách hàng Trong giai đoạn từ năm 2019, việc hủy, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được sử dụng trong quan hệ thế chấp tại TCTD đã ảnh hưởng đến quyền xử lý tài sản đảm bảo của TCTD khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Rủi ro gian lận có thể đến từ nội bộ và bên ngoài.

Rủi ro phát sinh từ cán bộ nhân viên có hành vi gian lận, lừa đảo, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, biển thủ công quỹ để trục lợi cá nhân hoặc cấu kết, thông đồng với đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho ngân hàng Điển hình là Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như xảy ra tại VietinBank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam Bằng việc lợi dụng quyền hạn của mình, bà Như đã Đánh tráo hồ sơ mở tài khoản, giả chứng từ để chuyển tiền rút tiền, Dùng hồ sơ giả để vay tiền, chiếm đoạt tài sản hơn 4.911 tỷ Việt Nam đồng.

Rủi ro phát sinh từ các đối tượng gian lận bên ngoài hoặc phối hợp với bên trong ngân hàng nhằm truy cập, sử dụng tài sản trái phép hoặc trộm cắp tài sản hữu hình của ngân hàng Ví dụ khách hàng cố tình lừa đảo thông qua việc thế chấp tài sản không đủ tiêu chuẩn (tài sản phi pháp, bị làm giả); cung cấp báo cáo tài chính không trung thực, cấu kết với ngân hàng để cố tình vi phạm nhằm mục đích trục lợi cho đôi bên Ví dụ việc một nhóm khách hàng rửa hàng tỷ USD tiền bẩn qua ngân hàng Mỹ trong suốt thời gian dài mới được phát hiện năm 2017.

Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính Rủi ro về công nghệ có thể gây nên hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống đáng kể và là nguyên nhân tiềm ẩn của sự phá sản ngân hàng trong tương lai. Đồng thời, rủi ro trong việc phát triển hệ thống và vận hành, công suất của hệ thống không phù hợp với thực tế hoạt động gây lãng phí hoặc quá tải hệ thống, tạo ra lỗi tích hợp từ vận hành hệ thống, thậm chí tạo ra nhiều lỗ hổng về an ninh và bảo mật hệ thống Rủi ro bảo mật có lẽ là rủi ro lớn nhất và đáng quan ngại nhiều nhất cho các ngân hàng.

Rủi ro công nghệ có thể đến từ những thông tin không đầy đủ, chính xác các giao dịch khi được ghi nhận, xử lý và báo cáo giữa các hệ thống; thông tin nhận được không cập nhật và thiếu độ tin cậy hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định.

Ngoài ra, rủi ro còn đến từ công tác quản lý truy cập và bảo mật thông tin không hiệu quả, sử dụng dữ liệu không đúng mục đích.

Trên thực tế, không thể giảm thiểu rủi ro công nghệ thông qua các giải pháp kỹ thuật đơn lẻ bởi tội phạm công nghệ sẽ luôn tìm cách kiếm lợi từ những sai lầm và sự bất cẩn là một phần của hành vi con người Hơn nữa, thông tin có thể bị mất, tiết lộ hoặc bị làm hỏng bởi nhiều phương tiện khác ngoài tội phạm mạng Do đó, cần có sự kết hợp từ nhiều giải pháp quản lý rủi ro khác Ví dụ điển hình của rủi ro công nghệ là một nhóm tin tặc Triều Tiên đã thâm nhập các ngân hàng trên toàn thế giới với một loạt các cuộc tấn công liên tục, và đã cố gắng để ăn cắp ít nhất 1,1 tỷ USD trong vòng

Ngoài các loại rủi ro trên, trong thực tế có nhiều cách thức phân loại rủi ro khác nữa, điều này tùy thuộc vào quy mô, cách thức quản trị của từng ngân hàng…nên cách thức nhận diện không hoàn toàn giống nhau Do hệ thống ngân hàng Việt Nam với các nghiệp vụ còn hạn chế nên có nhiều loại rủi ro mà chưa được các ngân hàng đề cập đến.

4.1.3 Đặc trưng của rủi ro hoạt động

Các công cụ quản trị rủi ro hoạt động

Quản trị rủi ro hoạt động là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro hoạt động đến ngân hàng Có thể hiểu, quản lý rủi ro hoạt động là toàn bộ quá trình liên tục nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro hoạt động nhằm giảm thiểu tổn thất phát sinh và duy trì khả năng phục vụ khách hàng liên tục khi ngân hàng gặp phải các trường hợp như: mất tài liệu, cơ sở dữ liệu quan trọng; hệ thống công nghệ thông tin bị sự cố; các sự kiện bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai…).

Rủi ro hoạt động xảy ra có thể gây nên những ảnh hưởng tài chính (xác định trên cơ sở ước lượng tổng giá trị tổn thất về tài chính) hoặc ảnh hưởng phi tài chính (uy tín, danh tiếng, nghĩa vụ pháp lý phát sinh…).

Do đó, Ủy ban Basel đưa ra Khung quản lý rủi ro hoạt động dựa trên cơ sở các nguyên tắc đượ trình bày trong bảng 4.1.Trong hoạt động ngân hàng, triệt tiêu rủi ro là điều không thể, do vậy, điều phù hợp hơn là chấp nhận rủi ro và tìm cách hạn chế nó, và tìm kiếm lợi nhuận cũng chính từ hoạt động này Các nhà quản lý ngân hàng cần chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như muốn có được thu nhập phù hợp từ hoạt động kinh doanh của mình Do đó, ngân hàng phải xác định được mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được Điều này sẽ cho phép ngân hàng ra quyết định chấp nhận hay từ chối những hợp đồng khiến rủi ro của mình đi chệch khỏi mức đã xác định trước.

Bảng 4.1 Khung quản lý rủi ro hoạt động của Basel

1 Xác định rủi ro hoạt động/Quản lý/Chính sách

2 Chương trình giảm thiểu rủi ro:

- Chương trình bảo hiểm quốc tế

- Quản lý duy trì kinh doanh

3 Công cụ và kỹ thuật:

- Kiểm soát tự đánh giá

- Quản lý vấn đề rủi ro và báo cáo

- Phân tích rủi ro và báo cáo

- Quy trình của các dịch vụ mới

- Mất mát xác định trước

5 Trách nhiệm của các cá nhân và xử lý rủi ro

Vì vậy, để định lượng rủi ro, các ngân hàng có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp để tính toán chi phí vốn đối với rủi ro hoạt động với độ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần, gồm:Phương pháp chỉ số cơ bản – Basic Indicator Approach (BIA), Phương pháp chuẩn hóa - Standardised Approach (TSA) và Phương pháp đo lường nâng cao - Advanced Measurement Approaches(AMA).

Khi hoạt động của ngân hàng càng phức tạp thì cần áp dụng phương pháp có độ phức tạp cao hơn, khi đó, không được lựa chọn trở lại phương pháp đơn giản hơn một khi đã được sự chấp thuận của tổ chức giám sát cho sử dụng phương pháp tiên tiến hơn Tuy nhiên, nếu các ngân hàng được đánh giá là không đáp ứng đủ các tiêu chí của phương pháp nâng cao thì cần quay trở về phương pháp đơn giản hơn cho tới khi đáp ứng được các tiêu chí do tổ chức giám sát xác định.

4.2.1 Phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản

Phương pháp này tính toán chi phí vốn cho rủi ro hoạt động với một chỉ số rủi ro duy nhất (ví dụ: tổng thu nhập) cho toàn bộ ngân hàng Để tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với rủi ro hoạt động, ngân hàng lấy tổng thu bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất nhân với 0,15 (hệ số này do Ủy ban Basel qui định) Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần phi lãi , là thu nhập trước khi trích lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.

Phương pháp này dễ thực hiện và có thể áp dụng rộng rãi cho các ngân hàng. Tuy nhiên, chính sự đơn giản của nó đi kèm với nhược điểm là khả năng đáp ứng hạn chế cho các nhu cầu và đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp Đây là phương pháp phù hợp với các ngân hàng nhỏ hơn với phạm vi hoạt động kinh doanh đơn giản.

Yêu cầu về vốn,� ��� , theo phương pháp này được tính như sau:

��= tổng thu nhập ròng hàng năm (chỉ tính thu nhập lớn hơn 0) trong ba năm gần nhất

�= số năm mà tổng thu nhập ròng là số dương

�= 15% (do Ủy ban Basel đề xuất)

Ví dụ 4.1 Giả sử Ngân hàng Toàn Cầu có kết quả lợi nhuận ròng trong ba năm gần nhất như sau:

(tỷ đồng) Năm t-1 Năm t-2 Năm t-3

Vốn bù đắp cho rủi ro hoạt động cho ngân hàng ABC được xác định theo phương pháp BIA như sau:

Hộp 4.1: Tính toán vốn bù đắp rủi ro hoạt động của Techcombank tại ngày

Mức chỉ số kinh doanh BI trung bình 3 năm là:

(38,592,002 + 30,486,314 + 23,962,905)/3 = 31,013,740 triệu đồng Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động (Kor) theo quy định:

Phương pháp Tiếp cận Tiêu chuẩn hóa là một biến thể phức tạp hơn của phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản Phương pháp này sử dụng kết hợp các chỉ số tài chính và các ngành nghề kinh doanh của tổ chức để xác định phí vốn Theo phương pháp chuẩn hóa, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 lĩnh vực. Ngân hàng sẽ tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho mỗi lĩnh vực kinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương ứng theo qui định của Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS (xem bảng dưới đây) Lượng vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh.

Bảng 4.2 Tương quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh Hệ số (%)

Các hoạt động giao dịch đầu tư 18

Hoạt động ngân hàng bán lẻ 12

Hoạt động ngân hàng thương mại 15

Nguồn: Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa có khả năng phản ánh tốt hơn các cấu hình rủi ro khác nhau giữa các ngân hàng được phản ánh bởi các hoạt động kinh doanh rộng lớn của các ngân hàng. Động lực chính cho phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hóa là hầu hết các ngân hàng đều ở giai đoạn đầu của việc phát triển dữ liệu toàn công ty về tổn thất nội bộ theo ngành nghề kinh doanh và loại rủi ro Ngoài ra, do chưa có thể chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro các chỉ số và kinh nghiệm mất mát, do đó, các ngân hàng không phát triển dữ liệu mất mát nội bộ vào thời điểm thực hiện.

Một tính năng quan trọng cuối cùng của phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hóa là nó cung cấp các bước phát triển cơ bản trên một số ngành kinh doanh cơ bản, hướng tới các phương pháp tiếp cận phức tạp hơn và như vậy sẽ giúp khuyến khích phát triển quản lý rủi ro tốt hơn trong các ngân hàng.

Yêu cầu về vốn,� ��� , theo phương pháp này được tính như sau :

�� � là tổng thu nhập ròng hàng năm ngành nghề kinh doanh thứ� �ℎ

�� là các trọng tố beta cho ngành nghề kinh doanh� �ℎ

Ví dụ 4.2 Giả sử Ngân hàng Toàn Cầu có lợi nhuận ròng của các hoạt động kinh doanh trong ba năm gần nhất như sau:

Tổng thu nhập ròng (tỷ đồng) Năm t-1 Năm t-2 Năm t-3

Hoạt động giao dịch đầu tư 1.000 1.500 2.000

Vốn bù đắp rủi ro hoạt động Ngân hàng Toàn Cầu 1 được xác định như sau:

Ví dụ 4.3 Giả sử Ngân hàng Toàn Cầu có lợi nhuận ròng của các hoạt động kinh doanh trong ba năm gần nhất như sau:

Tổng thu nhập ròng (tỷ đồng) Năm t-1 Năm t-2 Năm t-3

Vốn bù đắp rủi ro cho Ngân hàng Toàn cầu được xác định như sau:

Phương pháp tiêu chuẩn hóa thay thế (Alternative Standardized Approach)

Theo Basel II, một ngân hàng có thể được phép sử dụng phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hóa thay thế (ASA) với điều kiện là ngân hàng đó có thể chứng minh có thể thiểu việc tính trùng đối với một số rủi ro nhất định Phương pháp ASA rất giống với cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa (TSA) ngoại trừ cách tính vốn cho hai lĩnh vực kinh doanh là hoạt động ngân hàng thương mại và hoạt động ngân hàng bán lẻ Sự khác biệt như sau:

• Đối với lĩnh vực ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ, tổng thu nhập ròng được thay thế bằng tích số của tổng dư nợ của các khoản cho vay, tạm ứng với hệ số nhân (quy ước là 0,035).

• Hệ số beta cho hoạt động ngân hàng bán lẻ và ngân hàng thương mại được quy định chung là 15%.

Yêu cầu về vốn đối với ngành kinh doanh ngân hàng thương mại (tương tự đối với hoạt động ngân hàng bán lẻ),���, được tính như sau :

• � �� là hệ số beta cho ngành kinh doanh ngân hàng bán lẻ (15%)

• � ��� là tổng dư nợ cho vay thương mại và ứng trước trung bình trong ba năm gần nhất

Ví dụ 4.4 Giả sử Ngân hàng Toàn Cầu có tổng dư nợ bình quân của các khoản cho vay và ứng trước trong ba năm gần nhất như sau:

Tổng dư nợ cho vay và ứng trước

Vốn bù đắp rủi ro cho Ngân hàng Toàn Cầu 3 được xác định như sau:

Theo phương pháp này, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương đương với mức rủi ro mà ngân hàng tính toán được bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng Khi thực hiện cách tiếp cận này, người giám sát sẽ ban hành các tiêu chuẩn định lượng và định tính để đảm bảo tính toàn vẹn của phương pháp đo lường, chất lượng dữ liệu và sự đầy đủ của môi trường kiểm soát nội bộ.Phương pháp đo lường nâng cao (AMA) cho phép các ngân hàng xây dựng các mô hình riêng để tính toán vốn cho rủi ro hoạt động Một phương pháp tiên tiến là nhà phân tích áp dụng phương pháp ước lượng dựa vào phân phối tổn thất (LossDistribution Approach – LDA) thường được sử dụng trong các kỹ thuật phân tích sự kiện bảo hiểm Nguyên tắc là sẽ phân giải các sự kiện rủi ro thành hai phần: tần suất xảy ra và phần chi phí (mức độ nghiêm trọng) Bằng cách này, chúng ta có thể xây dựng phân phối xác suất cho từng thành phần như sau.

Tần suất (Frequency)có đặc điểm là phân phối rời rạc, nhằm đếm số lượng sự kiện rủi ro hoạt động xảy ra trong một khoảng thời gian, thường được quy ước là một năm Trong mô hình rủi ro hoạt động, tần suất thường được mô hình bằng phân phối Poisson Poisson là phân phối tần suất đơn giản nhất, được xác định bởi một tham số duy nhất là lambda (�), đại diện cho cả giá trị trung bình và phương sai của phân phối. Theo thống kê của Ủy ban Basel (20080, phân phối Poisson được sử dụng bởi 90% các định chế tài chính, còn 10% còn lại sử dụng phân phối nhị thức.

Hình 4.1 Phân phối PoissonTrọng số (Severity)có đặc điểm là phân phối liên tục, không đối xứng và phần đuôi có dạng heavy-tailed distribution (là các phân phối xác suất mà phần đuôi của chúng không giảm theo tốc độ mũ, và không bị giới hạn theo hàm số mũ) Điều này phản ánh đặc tính quan trọng của rủi ro hoạt động: một lượng lớn sự cố xảy ra thường gây thiệt hại nhỏ và một số sự cố hiếm xảy ra nhưng gây thiệt hại rất lớn Phân phối phổ biến nhất được sử dụng để mô hình trọng số là phân phối lognormal (một dạng biến đổi log của phân phối chuẩn Gaussian) Bên cạnh đó, người ta cũng có thể sử dụng các phân phối có dạng heavy-tail khác như phân phối Weibull và phân phối generalized pareto distributions (GPD).

Hình 4.2 Các loại phân phối

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

Tổng quan về rủi ro thanh khoản

5.1.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản

Trước khi tìm hiểu về khái niệm RRTK, cần phải hiểu thế nào là thanh khoản. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, khái niệm “thanh khoản” được sử dụng theo nhiều góc tiếp cận khác nhau Nếu tiếp cận theo nghĩa hẹp gắn liền với tài sản, tính thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi tài sản đó thành tiền và ngược lại Một tài sản có tính thanh khoản cao khi tài sản đó được mua bán trên thị trường một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất có thể Nếu tiếp cận theo nghĩa rộng, gắn liền với hoạt động của các tổ chức, đặc biệt là NHTM, tính thanh khoản của một tổ chức được hiểu là khả năng tổ chức đó có đủ lượng tiền mặt hoặc tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nghĩa vụ chi trả khi đến hạn (Dultweiler, 2009, Bessis, 1999, Nguyễn Văn Tiến, 2005) Nói cách khác, NHTM được xem đảm bảo khả năng thanh khoản khi có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán vào thời điểm mà chúng phát sinh Khả năng thanh khoản của NHTM thể hiện phạm vi khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của NHTM tại thời điểm phát sinh, do đó, đây là yếu tố định tính đại diện cho sức mạnh tài chính của một NHTM (Dultweiler, 2009).

Một khái niệm thường bị nhầm lẫn với khả năng thanh khoản là khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là khái niệm phản ánh tình trạng NHTM có nhiều tài sản hơn nợ phải trả, hay giá trị vốn chủ sở hữu của NHTM là dương (Dultweiler, 2009).

Khả năng thanh khoản phản ánh việc NHTM có thực hiện được nghĩa vụ chi trả tức thời tại thời điểm mà nghĩa vụ phát sinh, còn khả năng thanh toán thường là đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong dài hạn của NHTM dựa trên tình trạng của vốn. Mặc dù khác nhau nhưng khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán có mối quan hệ với nhau Khả năng thanh toán ở trạng thái dương là tiền đề cho khả năng thanh khoản Tuy nhiên, do tính thanh khoản chỉ liên quan đến tiền mặt và các tài sản nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, nên vẫn sẽ tồn tại một NHTM có khả năng thanh toán khi vẫn sở hữu tài sản có giá trị cao, vốn chủ sở hữu dồi dào nhưng thiếu khả năng thanh khoản khi không có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng được tình trạng rút tiền ồ ạt của người dân Ví dụ vào năm 2003, NHTMCP ACB là một trong những NHTMCP tốt nhất tại Việt Nam, lợi nhuận của NHTM trong 9 tháng đầu năm đạt 170 tỷ đồng Tuy nhiên, với sự xuất hiện của tin đồn Tổng Giám đốc ACB bỏ trốn và bị bắt đã làm cho lượng lớn khách hàng đến rút tiền ồ ạt Trong một khoảng thời gian nắng trong tháng 10/2003, ACB phải thực hiện chi trả cho khách hàng số tiền lên đến 900 tỷ đồng Điều này đẩy ACB đến tình trạng không còn đủ lượng tiền mặt để chi trả cho khách hàng hay nói cách khác là không còn khả năng thanh khoản mặc dù khả năng thanh toán vẫn được đảm bảo.

5.1.1.2 Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Chủ đề RRTK được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, do đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về RRTK Theo Ủy ban Basel (2008), RRTK xuất hiện khi NHTM không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ chi trả đến hạn. RRTK của NHTM, theo Dultweiler (2009), có thể hiểu là biến cố bất thường mà NHTM thiếu khả năng thực hiện nghĩa vụ chi trả do không có đủ tiền hoặc các tài sản có tính thanh khoản NHTM gặp RRTK khi thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn, dẫn đến việc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để kịp thời đáp ứng nghĩa vụ nợ đó (Nikolaou, 2009).

Như vậy, RRTK của NHTM là biến cố NHTM không đủ tiền, hoặc không kịp chuyển đổi các tài sản ra thành tiền, phải huy động nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng yêu cầu thanh toán tại một thời điểm xác định RRTK của NHTM thường xả ra khi NHTM không thể thực hiện được ngay lập tức yêu cầu rút tiền của người gửi hoặc yêu cầu giải ngân từ khách hàng vay vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký trước đó.

5.1.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Việc nhận diện ngân hàng gặp RRTK có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, khách hàng và cả các cơ quan quản lý Theo Basel (2008), nhận diện RRTK có vai trò quan trọng bởi đây là bước mà các nhà quản trị nhận biết trước các nguy cơ tiềm ẩn RRTK Để nhận diện được rủi ro, nhà quản lý cần phải nắm được hoạt động của các phòng ban liên quan đến huy động vốn và sử dụng vốn trong ngân hàng Sự phối hợp giữa phòng quản lý thanh khoản và các phòng ban này là rất quan trọng trong việc đánh giá, đo lường thanh khoản Bên cạnh đó, người quản lý cần phải dự báo hay biết trước được khi nào và ở đâu những khách hàng lớn sẽ rút vốn hay gửi tiền Đối với khách hàng, việc xem xét các dấu hiệu nhận diện RRTK của ngân hàng giúp khách hàng có quyết định phù hợp về tài sản gửi tại ngân hàng Các cơ quan quản lý cũng nhanh chóng có sự can thiệp kịp thời nếu cần để đảm bảo an toàn cho ngân hàng gặp vấn đề nói riêng và hệ thống nói chung Các ngân hàng gặp RRTK thường có một hoặc một số dấu hiệu cảnh báo dưới đây:

Nhu cầu rút tiền của người gửi tiền gia tăng: Khi các chủ thể rút tiền ngày càng nhiều, đặc biệt là tất toán trước hạn các khoản tiền gửi có kỳ hạn là dấu hiệu cho thấy cầu thanh khoản của NHTM gia tăng, có thể dẫn đến RRTK cho NHTM Nguyên nhân có thể đến từ niềm tin của người gửi tiền dành cho NHTM đang sụt giảm hoặc họ tìm thấy kênh đầu tư sinh lời khác tốt hơn so với gửi tại NHTM Trường hợp của NHTM cổ phần Á Châu năm 2003 hay NHTM cổ phần Sài Gòn SCB vào cuối năm 2022 bị khách hàng rút tiền ồ ạt là dấu hiệu dễ nhận thấy về RRTK của NHTM.

Biến động thị giá cổ phiếu NHTM cũng là chỉ số dấu hiệu cho thấy những thay đổi về vị thế của NHTM trên thị trường Thị giá cổ phiếu là một trong những chỉ số phản ánh sức khỏe của công ty trong mắt các nhà đầu tư Việc Thị giá cổ phiếu NHTM liên tục sụt giảm khi nhà đầu tư nhận thấy những dấu hiệu bất ổn liên quan đến thanh khoản của NHTM. Áp dụng lãi suất suy động cao hơn thị trường: Khi một NHTM chấp nhận trả chi phí cao hơn gồm lãi suất huy động và lãi suất đi vay cao hơn hẳn so với thị trường thì đó là dấ u hiệu cho thấy sự bất thường trong thanh khoản của NHTM đó Phần chênh lệch lãi suất huy động hoặc đi vay so với thị trường chính là phần bù rủi ro mà các chủ thể cho vay đòi hỏi khi nhận thấy những bất thường trong thanh khoản của NH.

Bán lỗ tài sản: Đây cũng là dấu hiệu cho thấy NHTM đang gặp RRTK khi phải chấp nhận bán tài sản một cách vội vã, với giá trị thấp, thậm chí chịu lỗ để đổi lại lượng tiền mặt một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng thanh khoản Nếu tình trạng bán lỗ tài sản diễn ra thường xuyên, liên tục cho thấy NHTM đang phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản.

Khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với các hợp đồng tín dụng đã ký kết: NHTM không có đủ nguồn tiền để đáp ứng đầy đủ và đúng hẹn nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng vay cũng là dấu hiệu cho thấy NHTM đang phải đối mặt với RRTK. Không chỉ vậy, việc từ chối cấp tín dụng cho những khách hàng vay có xếp hạng tín nhiệm cao, uy tín và khả năng trả nợ tốt cũng là dấu hiệu cho thấy NHTM đang khó khăn thanh khoản.

Vay NHTW: NHTW được ví như là cứu cánh cuối cùng của NHTM Nếu một NHTM phải vay mượn NHTW thường xuyên, liên tục và với khối lượng lớn thì đây là dấu hiệu cho thấy những bất ổn trong khả năng đảm bảo thanh khoản của NHTM Ví dụ năm 2022, khi NHTM cổ phần Sài Gòn gặp RRTK do khách hàng rút tiền ồ ạt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nghiệp vụ cho vay để hỗ trợ SCB đảm bảo nghĩa vụ chi trả cho người gửi tiền, góp phần ổn định an toàn hoạt động của SCB và hệ thống NHTM.

5.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Vấn đề về quản trị rủi ro thanh khoản là nhiệm vụ mà NHTM phải giải quyết hàng ngày bởi đặc điểm của NHTM là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đến từ huy động vốn để tài trợ cho các tài sản có thời hạn dài hơn Để đảm bảo khả năng thanh khoản, NHTM luôn có một lượng tiền dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức Vì lượng ngân quỹ này sinh lời rất thấp nên NHTM chỉ duy trì một lượng nhất định dựa trên kinh nghiệm quản lý ngân quỹ hàng ngày đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền thường xuyên của người gửi tiền mà không gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NH Trong trường hợp lượng tiền dự trữ thiếu hụt tạm thời, NHTM có thể huy động nhanh chóng bằng cách đi vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản Tuy nhiên, vẫn có nhiều nguyên nhân làm cho NHTM phải đối mặt với RRTK Dựa trên đặc điểm hoạt động của NHTM, có thể chia nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Cụ thể:

Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân gắn liền với đặc điểm không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ của NHTM NHTM hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn tiền huy động từ các chủ thể trong nền kinh tế Các khoản nợ này có tính thanh khoản cao bởi bất kỳ lúc nào người gửi tiền muốn rút tiền, NHTM đều phải đáp ứng ngay lập tức Trong khi đó, vì mục tiêu lợi nhuận, NHTM sử dụng phần lớn nguồn tiền này để kinh doanh vào những loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn như cho vay, đầu tư…Lượng tiền mặt mà NHTM thường được tối thiểu hóa để đảm bảo khả năng sinh lời Nếu xảy ra tình trạng khách hàng đột ngột đến rút tiền ồ ạt sẽ làm cho nhu cầu tiền mặt cao hơn khả năng NHTM có thể chi trả NHTM có thể lựa chọn bán tài sản nhưng chi phí để xử lý thường cao do tìm người mua phù hợp và phải bán với giá thấp do bị ép giá Như vậy, phần lớn tài sản tập trung vào các khoản nợ cấp tín dụng có tính thanh khoản thấp, lượng tiền dự trữ thanh khoản ít, trong khi khách hàng có nhu cầu rút tiền bất kể lúc nào NHTM đều phải đáp ứng ngay lập tức làm cho NHTM dễ gặp RRTK.

RRTK cũng có thể phát sinh từ các tài sản có, cụ thể là các khoản tín dụng của NHTM Khi ký kết hợp đồng tín dụng, NHTM đưa ra cam kết cho phép người vay có thể thực hiện giải ngân bất kỳ lúc nào trong thời hạn của hợp đồng Do đó, khi người vay đem chứng từ đề nghị giải ngân thì NHTM phải có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu khi khách hàng đề nghị giải ngân theo thỏa thuận hợp đồng nhưng NHTM không có đủ tiền đáp ứng, NHTM gặp RRTK.

Bên cạnh đó, hoạt động quản trị thanh khoản không được quan tâm đúng mực, hoặc làm chưa tốt có thể dẫn đến RRTK cho NH Cụ thể, NHTM dự trữ thanh khoản ở mức thấp, thiếu hợp lý, hoặc thiếu chính sách quản lý thanh khoản khoa học, chưa phù hợp với diễn biến thị trường cũng đẩy NHTM thiếu tài sản có tính thanh khoản cao để thực hiện nghĩa vụ chi trả Một nguyên nhân rất quan trọng khác đến từ NHTM chính là tình trạng hoạt động kinh doanh yếu kém, thua lỗ, gây mất niềm tin cho khách hàng.

Đo lường rủi ro thanh khoản

Ngân hàng muốn quản trị RRTK, theo Ủy ban Basel (2008), cần phải đo lườngRRTK sau khi nhận diện RRTK Việc đo lường RRTK giúp NHTM xác định được chiến lược quản trị RRTK phù hợp Trong đó, bước nhận diện RRTK có vai trò rất quan trọng, bởi đây là bước mà các nhà quản trị nhận biết trước các nguy cơ tiềm ẩn

RRTK Để nhận diện được rủi ro, nhà quản lý cần phải nắm được hoạt động của các phòng ban liên quan đến huy động vốn và sử dụng vốn trong ngân hàng Sự phối hợp giữa phòng quản lý thanh khoản và các phòng ban này là rất quan trọng trong việc đánh giá, đo lường thanh khoản Bên cạnh đó, người quản lý cần phải dự báo hay biết trước được khi nào và ở đâu những khách hàng lớn sẽ rút vốn hay gửi tiền Điều này giúp các nhà quản lý đo lường RRTK chính xác hơn, từ đó, lập kế hoạch để dự tính nhu cầu thanh khoản và đối phó tốt hơn với trạng thái thanh khoản của ngân hàng Sau đó, các nhà quản lý thanh khoản phài làm việc với hội đồng quản trị để xác định rõ mục tiêu và những ưu tiên liên quan đến thanh khoản Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược và công cụ quản trị RRTK.

5.2.1 Đo lường rủi ro thanh khoản nguồn vốn (funding liquidity risk)

Dựa trên việc phân loại RRTK thành RRTK nguồn vốn và RRTK thị trường, ở phần này sẽ trình bày các phương pháp được sử dụng để đo lường từng loại RRTK. Các phương pháp được trình bày trong phần 5.2.1 được tập hợp từ các nghiên cứu của Rose (2004), Bessis (2015), Saunder, & Cornett (2018), Miller (2019) cũng như các hướng dẫn từ Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.

5.2.1.1 Phương pháp tiếp cận cung cầu thanh khoản

Nguồn cung và cầu thanh khoản là 2 yếu tố quyết định trạng thái thanh khoản (net liquydity position_NLP) của NHTM tại một thời điểm xác định Nguồn cung vốn thanh khoản của NHTM tại thời điểm t (St) là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn, làm tăng khả năng chi trả của NHTM, bao gồm: tiền gửi của khách hàng, doanh thu từ bán các dịch vụ phi tiền gửi, các khoản thanh toán nợ của khách hàng, bán tài sản, vay từ thị trường tiền tệ và tiền mặt tại NH Nguồn cầu thanh khoản của NHTM tại thời điểm t (Dt) là số tiền mà NHTM cần có để thực hiện nghĩa vụ chi trả tức thì, bao gồm: khách hàng rút tiền từ tài khoản, cấp tín dụng, hoàn trả các khoản vay, các khoản chi trả bằng tiền liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh, thanh toán cổ tức bằng tiền Cầu thanh khoản phụ thuộc quan trọng vào lòng tin và việc ra quyết định gửi tiền của người gửi tiền và cho vay của các chủ nợ của NH NLP của NHTM tại thời điểm t được xác định như sau:

Dựa vào phương trình, có 3 khả năng có thể xảy ra đối NLP:

Thặng dư thanh khoản: Khi tổng cung thanh khoản lớn hơn tổng cầu thanh khoản, hay NLPt > 0 Trạng thái thanh khoản của NHTM thặng dư cho thấy NHTM đang sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả hoặc thiếu phương pháp, khả năng tiếp cận thị trường để sinh lời cho đồng vốn hoặc chưa quản lý tốt quy mô hoạt động trong bối cảnh tốc dộ tăng trưởng vốn quá nhanh Nếu NHTM ở trạng thái thặng dư thanh khoản, nhà quản trị NHTM cần quyết định xem các khoản tiền thặng dư cần đầu tư vào đâu để sinh lời cho tới khi cần sử dụng để đáp ứng thanh khoản trong tương lai.

Thâm hụt thanh khoản: NHTM ở trạng thái thâm hụt thanh khoản khi NLP t < 0 hay tổng cầu thanh khoản lớn hơn tổng cung thanh khoản Nhiệm vụ của nhà quản trị là xác định, lựa chọn nguồn cung thanh khoản để bổ sung thanh khoản, tính toán nguồn và chi phí cần phải bỏ ra để đảm bảo thanh khoản.

Cân bằng thanh khoản: Trạng thái thanh khoản tối ưu nhất của NHTM là trạng thái cân bằng, khi tổng cung thanh khoản bằng tổng cầu thanh khoản Tuy nhiên, trạng thái này rất khó để duy trì thường xuyên bởi các vấn đề thanh khoản đều xuất phát từ bên ngoài, chủ yếu là liên quan đến nhu cầu hoạt động của khách hàng Do phụ thuộc vào các quyết định rút tiền gửi, tiền vay từ phía khách hàng nên NHTM thường ở trạng thái bị động, phải thường xuyên, liên tục xử lý trạng thái thâm hụt thanh khoản hay thặng dư thanh khoản.

Sau khi xác định trạng thái thanh khoản, tùy thuộc vào trạng thái thanh khoản, NHTM cần có giải pháp phù hợp để hạn chế RRTK xảy ra Khi thanh khoản của NHTM ở trạng thái thặng dư, để hạn chế RRTK, các nhà quản trị cần thúc đẩy khả năng khai thác vốn NHTM thường sử dụng phần thặng dư để đầu tư hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng như giải pháp tình thế để đưa trạng thái thanh khoản về cân bằng Ngược lại, khi rơi vào tình trạng thâm hụt thanh khoản, NHTM sẽ bán các khoản dự trữ, đi vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng hoặc tìm đến kênh tái cấp vốn từ NHTW.

5.2.1.2 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Phương pháp tiếp cận vốn và sử dụng vốn là phương pháp dựa trên trạng thái thanh khoản hay đo lường khe hở thanh khoản của NHTM trong kỳ kế hoạch (Rose,2004).

Theo Rose (2004), khe hở thanh khoản được đo bằng độ chênh lệch giữa tổng vốn và sử dụng vốn Khe hở thanh khoản là sự khác biệt, tại tất cả các ngày trong tương lai, giữa tài sản và nợ phải trả của danh mục ngân hàng (Bessis, 2015) Dựa trên việc xác định khe hở thanh khoản, nhà quản trị sẽ thực hiện kiểm soát RRTK bằng cách phân bổ lượng tài trợ theo thời gian, tránh tài trợ quá nhiều và duy trì "đệm" tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao.

Phương pháp tiếp cận chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn, theo Rose (2004) bao gồm các bước như sau: (1) xác định nhu cầu vay vốn và lượng tiền gửi trong giai đoạn kế hoạch; (2) xác định thay đổi dự tính trong cho vay và tiền gửi trong giai đoạn kế hoạch; (3) ước tính trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng - thâm hụt hay thặng dư.

Có nhiều kỹ thuật thống kê khác nhau, dựa trên kinh nghiệm, đánh giá của nhà quản lý để xây dựng dự báo về cho vay và tiền gửi Một trong những kỹ thuật được Rose (2004) giới thiệu là mô hình dự báo thay đổi cho vay/tiền gửi thông qua hàm của các biến số kinh tế Ví dụ như thay đổi của cho vay trong kỳ kế hoạch sẽ là phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia, thu nhập dự tính theo quý, tốc độ tăng trưởng cung tiền hiện hành, chênh lệch giữa lãi suất cho vay cơ bản và lãi suất của các giấy tờ nợ ngắn hạn và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng Trong khi đó, thay đổi dự tính tổng tiền gửi trong kỳ kế hoạch là hàm của các biến gồm mức tăng trưởng thu nhập cá nhân, thu nhập dự tính từ tiền gửi trên thị trường tiền tệ, tỷ lệ tăng trưởng cung tiền hiện hành và lạm phát dự tính Sau khi dự báo được về cho vay và tiền gửi dựa trên hàm, yêu cầu thanh khoản ước tính được xác định theo công thức:

Mức thâm hụt hoặc thặng dự thanh khoản dự tính

= Thay đổi dự tính tổng tiền gửi - Thay đổi dự tính trong tổng cho vay (5.2) Để đo lường RRTK, cần chia thành nhu cầu thanh khoản mang tính chất ngắn hạn và nhu cầu thanh khoản dài hạn Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn thường xem xét mang tính tức thời hoặc trong 1 khoảng thời gian ngắn Để đo lường thanh khoản ngắn hạn,Bessis (2015) giới thiệu một số khái niệm về khe hở tài trợ, gồm: khe hở biên, khe hở tĩnh và động Khe hở tài trợ thông thường là khe hở tĩnh, được xác định dựa trên dòng tiền của tài sản và nợ hiện có Khe hở động là khi trong tính toán khe hở có bao gồm các khoản vay hoặc nợ mới Theo cách tiếp cận này, số dư tài sản và nợ phải trả thường tăng lên theo thời gian thay vì phân bổ theo khoảng chênh lệch tĩnh, do các khoản vay mới và nợ mới phát sinh đan chồng với các khoản vay và nợ hiện có Khe hở biên là sự khác biệt giữa hai thời điểm gần nhau của tài sản và nợ phải trả Nói cách khác, khe hở biên được tính bằng thay đổi tài sản trừ đi thay đổi nợ giữa t và t - 1 Khe hở biên dương có nghĩa là sự thay đổi của tài sản vượt quá sự thay đổi của nợ phải trả. Ngược lại, khe hở biên âm có nghĩa là tài sản thay đổi ít hơn nợ phải trả tại thời điểm đó Khe hở tích lũy là khoảng chênh lệch biên tích lũy, từ hôm nay đến ngày t, khớp với khoảng chênh lệch giữa số dư tài sản và nợ phải trả vào cùng ngày.

Phương pháp chênh lệch thanh khoản còn được sử dụng cho đo lường thanh khoản trong khoảng thời gian dài với các báo cáo được lập theo các mốc thời gian thường xuyên từ hàng tháng cho đến vài năm NHTM sẽ lập báo cáo khe hở thanh khoản dựa trên các chi tiết về phân bổ của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán Nhu cầu thanh khoản dài hạn thường mang tính chất thời vụ, chu kỳ và xu hướng Theo Rose (2004), để ước tính lượng tiền gửi và cho vay trong tương lai, có thể phân chia dự báo về tăng trưởng của tiền gửi và cho vay thành 3 bộ phận gồm phần xu hướng, phần mùa vụ và phần chu kỳ Trong đó, phần xu hướng: Dựa trên giá trị vào các thời điểm cuối năm, cuối quý, cuối tháng của tiền gửi và tiền vay trong khoảng thời gian đủ dài để xác định tỷ lệ tăng trưởng dài hạn bình quân, giúp ngân hàng xây dựng được đường xu thế Phần mùa vụ: Như đã phân tích hoạt động tiền gửi và cho vay có yếu tố mùa vụ nên phần này đo lường những thay đổi của tổng tiền gửi và cho vay trong những tuần, những tháng cố định dưới tác động của yếu tố thời vụ như tết, trung thu trên cơ sở so sánh với giá trị tại thời điểm cuối năm gần nhất Phần chu kỳ: đây là phần thể hiện sự sai lệch so với tổng lượng tiền gửi và cho vay dự tính, phụ thuộc vào tình trạng kinh tế trong năm.

5.2.1.3 Phương pháp tiếp cận cấu trúc quỹ

Phương pháp tiếp cận cấu trúc quỹ là phương pháp tập trung vào cầu thanh khoản để đánh giá RRTK của NH Nói cách khác, các nhà quản trị sẽ ước lượng dư trữ thanh khoản ở kỳ kế hoạch nhằm có biện pháp phù hợp Hai nhu cầu chính được xem xét trong cấu trúc quỹ là nghĩa vụ hoàn trả các khoản tiền gửi của khách hàng và giải ngân các khoản tín dụng đã ký kết hợp đồng Phương pháp đo lường RRTK dựa vào việc phân chia cơ cấu nguồn vốn huy động theo khả năng nguồn vốn này bị rút ra khỏi ngân hàng Dựa trên đặc điểm của từng loại nguồn vốn huy động, NHTM xác định yêu cầu thanh khoản phù hợp Các bước cụ thể được minh họa qua hình 5.2:

Hình 5.2: Các bước trong phương pháp tiếp cận cấu trúc quỹ

Bước 1: Dựa vào xác suất bị rút khỏi NHTM mà nguồn vốn của NHTM được chia thành 03 nhóm:

(1) Nhóm nguồn vốn nóng:là các khoản tiền gửi, tiền vay nhạy cảm với lãi suất hoặc khả năng cao bị rút khỏi NHTM trong kỳ kế hoạch.

Ước tính chi phí thanh khoản

Giáo trình của Miller (2018) đã trình bày rõ ràng về mô hình ước tính chi phí thanh khoản dựa trên dòng tiền chịu rủi ro CFaR hay còn gọi là thanh khoản có rủi roLaR LaR là thước đo mức độ thanh khoản của một danh mục tài chính hay là sự cạn kiệt thanh khoản ròng có thể xảy ra của một danh mục tài sản trong một tình huống rủi ỏ nhất định Thanh khoản rủi ro (LaR), Duttweiler (2011), là dòng tiền có khả năng bị rút ra tối đa trong khoảng thời gian cho trước ở một mức độ tin cậy xác định.

Dựa trên việc xem xét kịch bản căng thẳng được xác định trong điều kiện ảnh hưởng đến giá trị tài sản, Cont và cộng sự (2020) đã đề xuất công thức tính LaR như sau:

Thanh khoản có rủi ro = Nợ phải trả khi đáo hạn + Dòng ra ròng theo lịch trình + Dòng ra ròng của biên độ dao động + Dòng tiền dự phòng tín dụng

LaR là chỉ tiêu gắn liền với cầu thanh khoản hay phản ánh nhu cầu dòng tiền tối đa mà NHTM có thể phải đảm bảo Trường hợp LaR lớn hơn trạng thái hay vị thế thanh khoản hiện tại của danh mục tài sản, NHTM có thể gặp phải tình trạng thiếu hụt thanh khoản Do gắn liền với RRTK nên LaR chỉ dựa trên ước tính tổn thất về tiền mặt, thay vì tổn thất toàn bộ như các mô hình khác.

Tương tự như VaR, LaR đo lường nhu cầu dòng tiền tối đa có thể qua một khoảng thời gian nhất định ở một mức độ tin cậy nhất định Ví dụ: nếu LaR 99% trong một tháng là 5 triệu đô la, điều này có nghĩa là chỉ có 1% xác suất rằng nhu cầu dòng tiền sẽ lớn hơn 5 triệu đô la.

VỐN KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ

Ngày đăng: 29/09/2024, 18:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ Venn về mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận. - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 1.1 Sơ đồ Venn về mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận (Trang 15)
Hình 2.1: Giá trị VaR trên đồ thị phân phối xác suất của một danh mục - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 2.1 Giá trị VaR trên đồ thị phân phối xác suất của một danh mục (Trang 60)
Bảng 2.5: Suất sinh lời cổ phiếu Toàn Cầu sau khi sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Bảng 2.5 Suất sinh lời cổ phiếu Toàn Cầu sau khi sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao (Trang 66)
Hình 2.3: VaR và C.VaR trên đồ thị phân phối chuẩn - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 2.3 VaR và C.VaR trên đồ thị phân phối chuẩn (Trang 68)
Bảng B: Tính toán phí vốn - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
ng B: Tính toán phí vốn (Trang 76)
Bảng 2.8. Vốn yêu cầu cho rủi ro vốn theo phương pháp đo lường chuẩn hóa BIS - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Bảng 2.8. Vốn yêu cầu cho rủi ro vốn theo phương pháp đo lường chuẩn hóa BIS (Trang 81)
Hình 3.1. Vốn kinh tế - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 3.1. Vốn kinh tế (Trang 98)
Hình 3.2. Phân phối tổn thất của khoản vay - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 3.2. Phân phối tổn thất của khoản vay (Trang 102)
Hình 3.3. Phân phối xác xuất vỡ nợ - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 3.3. Phân phối xác xuất vỡ nợ (Trang 105)
Hình 3.4. Phân phối thu nhập từ khoản vay - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 3.4. Phân phối thu nhập từ khoản vay (Trang 106)
Hình 3.5. Giá trị thanh toán của quyền chọn mua trái phiếu và cổ phiếu tại thời điểm cuối năm - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 3.5. Giá trị thanh toán của quyền chọn mua trái phiếu và cổ phiếu tại thời điểm cuối năm (Trang 111)
Hình 3.6. Danh mục cho vay tối ưu - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 3.6. Danh mục cho vay tối ưu (Trang 119)
Bảng 4.1 Khung quản lý rủi ro hoạt động của Basel - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Bảng 4.1 Khung quản lý rủi ro hoạt động của Basel (Trang 135)
Hình 4.2. Các loại phân phối - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 4.2. Các loại phân phối (Trang 143)
Hình 5.1: Ảnh hưởng của các loại rủi ro trong hoạt động NHTM đến RRTK - Giáo trình Quản trị rủi ro Ngân hàng.
Hình 5.1 Ảnh hưởng của các loại rủi ro trong hoạt động NHTM đến RRTK (Trang 166)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w