1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam

100 2,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CERED Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục môi trường và phát triển DANIDA Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch DFID Cơ quan phát triển quốc tế Anh GDP Tổng thu nhập k

Trang 1

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Tam Hải đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện đề tài này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè luôn bên cạnh chăm sóc, động viên và tạo điều kiện tốt trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài này

Nha Trang, tháng 6 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Thanh Kiều

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái quát về sinh kế 3

1.1.1 Định nghĩa sinh kế 3

1.1.2 Khung sinh kế bền vững 3

1.2 Khái quát về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển 4

1.2.1 Đặc điểm của cộng đồng dân cư ven biển 4

1.2.2 Cấu trúc kinh tế của cộng đồng ven biển 6

1.3 Khái quát tình hình nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam 6

1.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sinh kế cộng đồng ven biển 7 1.4.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH ở Việt Nam 7

1.4.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các hoạt động sinh kế 9

1.5 Đánh giá tổn thương sinh kế 13

1.6 Sơ lược về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội xã đảo Tam Hải 15

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 17

2.1.1 Thời gian nghiên cứu 17

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 17

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1 Công cụ PRA 18

2.2.2 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) 19

2.2.3 Phân tích sinh kế thông qua chỉ số-chỉ báo 19

Trang 3

2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 23

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 23

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 24

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

3.1 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế-xã hội xã Tam Hải 25

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 25

3.1.2 Hiện trạng kinh tế-xã hội xã Tam Hải 27

3.2 Cơ sở cho các hoạt động sinh kế 29

3.2.1 Các nguồn lực tạo nên hoạt động sinh kế 29

3.2.2 Các hoạt động sinh kế 42

3.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các hoạt động sinh kế

của địa phương 54

3.3 Giải pháp phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương và ứng phó biến đổi khí

hậu 68

3.3.1 Giải pháp phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương 68

3.3.2 Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu 70

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 72

4.1 Kết luận 72

4.2 Đề xuất ý kiến 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CERED Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục môi trường và phát triển

DANIDA Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch

DFID Cơ quan phát triển quốc tế Anh

GDP Tổng thu nhập kinh tế quốc nội (Gross Domestic Product)

HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

HPI Chỉ số nghèo tổng hợp (Human Poverty Index)

LVI Chỉ số tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index)

MCD Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng

(Center for Marinelife Conservation and Community Development) MoNRE Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTN&MT)

N-L-NN Nông-Lâm-Ngư nghiệp

NN-PTNT Nông nghiệp-Phát triển nông thôn

NTTS Nuôi trồng thủy sản

PPP Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity)

QLMT & BTS Quản lý môi trường và Bệnh học thủy sản

SLF Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihood Famework) SRV Báo cáo quốc gia Việt Nam

TM-VT-DV Thương mại-Vận tải-Dịch vụ

TTCN-XD Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng

UBND Ủy ban nhân dân

UN Liên hiệp quốc(United Nations)

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

WB Ngân hàng thế giới (World Bank)

WWF Qũy bảo tồn thiên nhiên thế giới (World Wildlife Fund)

Trang 5

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Sự đóng góp của các nhân tố IPCC đến các hợp phần tổn thương chính 14

Bảng 2.2: Tần số tiếp cận thông tin 20

Bảng 2.3: Số phiếu và đối tượng điều tra 24

Bảng 3.1: Các yếu đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành 30

Bảng 3.2: Số hộ và dân số xã Tam Hải 31

Bảng 3.3: Dân số và lao động các thôn (n=96) 32

Bảng 3.4: Trình độ học vấn các hộ gia đình xã Tam Hải (n=96) 33

Bảng 3.5: Tỷ lệ tham dự các cuộc tập huấn của các hộ điều tra (n=96) 37

Bảng 3.6: Tình hình vay vốn của các hộ trong xã (n=96) 40

Bảng 3.7: Chi phí đầu tư đối với các hoạt động sinh kế (n=96) 40

Bảng 3.8: Khả năng tích lũy của người dân (n=96) 41

Bảng 3.9: Thu nhập từ các hoạt động sinh kế (n=96) 41

Bảng 3.10: Cơ cấu ngành nghề chính của các thôn trong xã (n=96) 43

Bảng 3.11: Thu nhập từ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp của xã (n=96) 45

Bảng 3.12: Phương thức khai thác của người dân (n=70) 46

Bảng 3.13: Thu nhập từ các phương thức khai thác ở xã (n=70) 47

Bảng 3.14: Tình hình nuôi tôm sú tại xã Tam Hải – Núi Thành – Quảng Nam 49

Bảng 3.15: Thu hoạch từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ở xã (n=6) 50

Bảng 3.16: Khó khăn và giải pháp cho nuôi trồng thủy sản 52

Bảng 3.17: Các chỉ tiêu để tính chỉ số phát triển con người (HDI) 57

Bảng 3.18: Các chỉ tiêu để tính chỉ số nghèo tồng hợp (HPI) 58

Bảng 3.19: Giá trị các hợp phần phụ, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ số LVI 61

Bảng 3.20: Giá trị các hợp phần chính, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ số LVI 63

Bảng 3.21: Các nhân tố IPCC dẫn đến tính tổn thương 65

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Khung sinh kế bền vững của DFID 4

Hình 2: Bản đồ khu vực nghiên cứu 17

Hình 3.1: Trình độ học vấn của người trong độ tuổi lao động (n=96) 34

Hình 3.2: Cơ cấu ngành nghề chính xã Tam Hải (n=96) 42

Hình 3.3: Cơ cấu ngành nghề phụ xã Tam Hải (n=96) 44

Hình 3.4: Cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp của xã (n=79) 45

Hình 3.5: Lịch thời vụ nuôi tôm xã Tam Hải - huyện Núi Thành - tỉnh Quảng Nam 51

Hình 3.6: Biểu diễn các hợp phần của LVI 64

Hình 3.7: Phân bố các nhân tố của LVI-IPCC 66

Trang 7

MỞ ĐẦU

Phát triển kinh tế quốc dân đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường là những vấn đề luôn được các quốc gia đang phát triển rất quan tâm Trong đó, vùng ven biển là vùng được chú trọng nhiều nhất vì vùng này tuy chỉ chiếm 20% bề mặt trái đất nhưng có đến khoảng 50% dân số thế giới sinh sống trong phạm vi 200km Các

hệ sinh thái ven bờ đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người; đóng góp 90% sản lượng thủy sản thế giới, sản sinh ra 25% năng suất sinh học và đóng góp gần 80% trong tổng số 13.200 loài cá biển [14] Tuy nhiên, vùng này lại luôn chịu sức ép rất lớn của các quá trình tự nhiên và các hoạt động của con người, dẫn đến luôn biến động, thường bị suy thoái và ô nhiễm

Việt Nam với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài qua 28 tỉnh thành và khu đặc quyền kinh tế rộng hơn một triệu km2 là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển.Vùng ven biển Việt Nam là nơi sinh sống của khoảng 1/6 dân số mà cuộc sống của họ lại phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên của khu vực này và chính bản thân họ lại quyết định đến tài nguyên và môi trường vùng biển và ven biển [14] Đi đôi với quá trình phát triển kinh tế, ngày nay họ đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự suy giảm nhanh chóng nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, chất lượng môi trường

Xã đảo Tam Hải với địa thế là xã ven biển tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các ngành ngề thủy sản Vì vậy, cuộc sống của cộng đồng người dân ở đây phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tài nguyên vùng ven biển Việc nghiên cứu sinh kế của xã Tam Hải có thể coi như là trường hợp điển hình mô tả hoạt động kinh tế của người dân ven biển và những thách thức mà họ đang phải đối mặt

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi được Bộ môn QLMT & BTS, Khoa Nuôi trồng

thủy sản giao thực hiện đề tài “Sinh kế xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”với các nội dung sau:

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu

- Tìm hiểu về cơ sở cho các hoạt động sinh kế của khu vực nghiên cứu

Trang 8

Để hoàn thành báo cáo này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Quỳnh Bôi là người trực tiếp hướng dẫn tôi cùng các thầy cô trong Bộ môn QLMT & BTS đã nhiệt tình giúp đỡ Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú ở UBND xã Tam Hải và gia đình, bạn bè đã động viên, giúp

đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài này

Trang 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về sinh kế

1.1.1 Định nghĩa sinh kế

Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai,đường sá ) và các hoạt động cần có để kiếm sống Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ [9]

Hiện nay sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới Mục tiêu cao nhất của của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững

Vì vậy, sinh kế bền vững phải được khai thác tốt và không gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai, thúc đẩy sự hòa hợp giữa

ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động [9]

1.1.2 Khung sinh kế bền vững

Phân tích sinh kế bền vững đơn giản là tìm hiểu về sinh kế của người dân và từ

đó tìm cách để làm cho chúng trở nên bền vững Để thực hiện điều này có thể sử dụng công cụ được gọi là “Khung sinh kế bền vững” (SLF) Khung sinh kế bền vững được Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 2001) phát triển đã nêu lên những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người dân Khung này không chỉ đơn thuần là công cụ phân tích mà nó cung cấp nền tảng cho các hoạt động hướng đến sinh kế bền vững [9]

Trang 10

Ngầm ẩn trong khung sinh kế bền vững là một lý thuyết cho rằng con người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để giảm nghèo và đảm bảo an ninh

đảm bảo sinh kế của mình, bao gồm: vốn vật chất (physical capital), vốn tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital), vốn con người (human capital) và vốn tự nhiên (natural capital), là những loại vốn đóng cả hai vai trò đầu vào và đầu

ra Tiếp cận sinh kế bền vững cũng thừa nhận rằng các chính sách, thể chế và quá trình có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế [20]

Hình 1: Khung sinh kế bền vững của DFID

(Nguồn: Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam, 2007)

1.2 Khái quát về sinh kế của cộng đồng dân cƣ ven biển

1.2.1 Đặc điểm của cộng đồng dân cư ven biển [21]:

Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài khoảng 3.260km và trên 3.000 hải đảo lớn nhỏ khác nhau Cộng đồng dân cư ven biển chiếm phần lớn dân số cả nước và mang những đặc điểm sau:

a Dân cư – lao động

Dải ven biển có dân cư tập trung khá đông đúc và mật độ dân số khá cao trung bình khoảng 369 người/km2 Nhưng sự phân bố dân cư ở vùng này rất không đồng

Trang 11

đều giữa các khu vực, dân cư tập trung chủ yếu ở thị xã, thành phố, nơi có hoạt động kinh tế và xã hội lâu đời, có cơ sở hạ tầng tốt hơn so với các vùng khác Đối lập với các trung tâm thành phố, thị xã là các huyện đảo, các huyện ven biển có mật

độ dân cư thưa thớt Một sự khác biệt nữa trong sự phân bố dân cư của vùng là mật

độ dân cư cao ở những khu vực dễ khai thác các tiềm năng tự nhiên, đó là các vùng

có tài nguyên đất, nước, khoáng sản Tỷ lệ tăng dân số ở vùng ven biển khá cao mặc

dù đã thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch.Việc tăng nhanh dân số ở các vùng ven biển đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sử dụng các diện tích đất hoang hóa

và các tài nguyên khác nhau ở dải đất này

Nhìn cung, các vùng ven biển có nguồn nhân lực dồi dào và đa ngành, có thể sử dụng nguồn nhân lực vào nhiều lĩnh vực khác nhau Điều đó cho phép tạo điều kiện

sử dụng lao động hợp lý với cơ cấu kinh tế xã hội đang được hình thành và phát triển

b Cấu trúc lao động:

Số dân trong độ tuổi lao động ở vùng ven biển chiếm khoảng 50% cho thấy số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động sống dựa vào lao động chính tương đối lớn Số lao động ở độ tuổi 15 – 44 chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp dần ở độ tuổi 55 – 60, đặc biệt ở độ tuổi 15 – 24 số lao động chiếm tỷ lệ khá lớn ở hầu hết các vùng Trong đó, lực lượng lao động nữ của khu vực chiếm khoảng 50% số người lao động, vì vậy cần đào tạo chuyên môn kỹ thuật, ứng dụng khoa học vào sản xuất, tạo việc làm thích hợp và có chính sách chế độ hợp lý đối với phụ nữ nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động

c Tình trạng thiếu việc làm:

Khi đất nước phát triển sang giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, lực lượng lao động ở vùng ven biển đứng trước nhiều thử thách, đặc biệt là tình trạng thiếu việc làm Số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm khá lớn Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập quá thấp đã buộc nhiều người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên phải đi tìm việc làm tại các vùng khác Và việc di dân đi kinh tế mới ra các bãi bồi, các vùng đất cát ở ngay trên quê hương mình đã tỏ ra phù hợp với tâm lý và tập tính

Trang 12

sinh hoạt sản xuất của người dân Họ tiến hành khai thác các tài nguyên vùng ven

bờ và ngày càng tiến xa ra biển tạo nên các hoạt động sinh kế mới đem lại nguồn thu nhập mới giúp cải thiện đời sống của họ

1.2.2 Cấu trúc kinh tế của cộng đồng ven biển:

Tại hầu hết các cộng đồng ven biển, ngư nghiệp là một nghề cơ bản Ngoài ra các nghề khác cũng phụ thuộc vào ngư nghiệp như dịch vụ tàu cá, bến cảng, chế biến thủy sản và thương mại Nguồn lợi hải sản do đó trở thành nền tảng sinh kế cộng đồng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng được quản lý bền vững Ngư nghiệp nhìn chung đang bị suy thoái với việc tiếp tục đánh bắt ở mức cao hơn mức bền vững Bên cạnh đó, ô nhiễm cũng là một vấn nạn [3]

Nhìn chung, nông nghiệp ở vùng ven biển ít phát triển vì diện tích phục vụ sản xuất nông nghiệp bé và địa hình không thuận lợi cho việc canh tác Nông nghiệp chỉ nhằm phục vụ cho bữa ăn hằng ngày và tăng thêm thu nhập cho người dân Trong khi đó nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và trở thành một ngành quan trọng góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản đã gây tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến cộng đồng khai thác ven bờ Ngoài ra, ngành tiểu thủ công nghiệp cũng được chú ý phát triển và đóng góp một phần đáng kể vào kinh tế của người dân nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó

1.3 Khái quát tình hình nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam

Vấn đề xoá đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập người dân là một chủ trương lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua Đây là vấn

đề luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhiều dự án đã và đang thực hiện ở Việt Nam liên quan đến các hoạt động sinh kế cho nông dân trong đó bao gồm những người nghèo, dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa Trong đó có Chương trình 135 của Chính phủ Việt Nam thực hiện giai đoạn 2 được triển khai tại các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ 2007–2010 chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất theo hướng gắn với thị trường, nâng cao năng lực cán bộ các cấp Dự

Trang 13

án IMOLA Huế với mục đích cải thiện đời sống người dân sống phụ thuộc vào đầm phá tại tỉnh Thừa Thiên Huế bằng cách tăng cường quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thuỷ sinh ở những thủy vực này Dự án cải thiện sinh kế của tỉnh Trà Vinh

đã thực hiện từ năm 2005 đến 2009 nhằm mục đích nâng cao điều kiện sản xuất và cải thiện đời sống của người dân địa phương và cộng đồng dân cư nghèo Bên cạnh đó, nhiều đề tài, nghiên cứu, khảo sát về sinh kế cũng được thực hiện như

nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2010) “Những giải pháp giảm nghèo trong hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ”, UBND tỉnh Sóc Trăng (2007) “Điều tra cơ bản trong vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, đánh giá sinh kế và phân tích các thành phần liên quan”, WWF (2007) “Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam”

Nghiên cứu sinh kế được thực hiện ở nhiều vùng và ngày càng tập trung vào đối tượng là cộng động dân cư ven biển vì họ thường là những cộng đồng nghèo và đời sống gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên vùng bờ Trong đó, Quảng Nam với chiều dài bờ biển khoảng 125 km, nơi tập trung khoảng 10 vạn dân, đa số

là cộng đồng ngư dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản Cùng với các tỉnh miền trung, Quảng Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão

và lũ lụt kéo dài Quảng Nam là một trong những địa phương chịu nhiều thiên tai tạiViệt Nam nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn [8].Vì vậy, việc nghiên cứu sinh kế tại Quảng Nam đã sớm được quan tâm Có thể kể đến các dự án,

nghiên cứu điển hình như Sở NN-PTNT (2007) với dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá và nuôi trồng thủy sản cho người dân sống vùng đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn, xây dựng mô hình sinh kế thay thế”, nghiên cứu của Huỳnh Văn Chương (2010) “Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”

1.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sinh kế cộng đồngven biển

1.4.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH ở Việt Nam:

a Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam:

Trang 14

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng ven biển nói chung và vùng hải đảo nói riêng Có được kết quả đó, một phần là nhờ những nỗ lực của người dân, một phần khác là do sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua nhiều chính sách, dự án đã và đang được triển khai thực hiện Tuy nhiên, quá trình phát triển cộng đồng dân cư ven biển đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các thảm họa thiên tai Biến đổi khí hậu làm gia tăng các loại hình thiên tai

cả về số lượng, cường độ và mức độ ảnh hưởng Hậu quả của thiên tai vô cùng lớn: thiệt hại về người, phá hoại cơ sở hạ tầng, làm ảnh hưởng đến nhiều thành quả phát triển kinh tế-xã hội và gia tăng tình trạng đói nghèo

Nhận định sớm được tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến kinh tế-xã hội

và môi trường quốc gia, trong một thời gian ngắn Việt Nam đã liên tiếp ban hành nhiều chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu và phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai Năm 2003 đánh dấu bước đột phá đầu tiên trong mối quan tâm chung của Việt Nam đối với hiện tượng BĐKH: công bố Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (SRV, MONRE, 2003) Năm 2004, Việt Nam công bố Báo cáo quốc gia về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (SRV, 2004) Năm 2007, Việt Nam công bố Chiến lược quốc gia về phòng chống, thích nghi và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007) Ngay sau đó, năm

2008 Việt Nam quyết định thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Cũng trong thời gian này, nhiều nghiên cứu, báo cáo khảo sát, đánh giá của các

tổ chức khoa học kỹ thuật, các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu được công bố Có thể kế đến các báo cáo nghiên cứu điển hình

như UN (2008) “Giới và Biến đổi khí hậu ở Việt Nam”; CERED (2008) “Người nghèo và sự thích ứng với biến đổi khí hậu”; Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009)

“Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”; WB (2010) “The

Trang 15

SocialDimensions of Adaptation to Climate Change in Vietnam”; WB (2011) “Báo cáo phát triểnViệt Nam 2011: Quản lý tài nguyên thiên nhiên”…

Điểm lại các nghiên cứu, đánh giá trên có thể thấy rằng BĐKH đang là một vấn

đề nổi cộm, cần được tiếp tục tìm hiểu sâu hơn cả dưới góc độ khoa học cũng như thực tiễn Đặc biệt là những nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến cộng động nghèo để từ đó có các biện pháp thích ứng với BĐKH

b Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế ở Việt Nam: Các nghiên cứu về BĐKH ngày càng đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của BĐKH đến các hoạt động kinh tế-xã hội và môi trường Trong đó có các báo cáo của chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu song phương Việt Nam - Đan Mạch

giai đoạn 2008-2010 “Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện

tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Trung bộ Việt Nam”, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) “Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh lương thực quốc gia” Tuy nhiên, các báo cáo này còn mang tính chất vùng hay

chung cho cả quốc gia Các nghiên cứu về sinh kế ở các vùng cụ thể đặc biệt là của cộng đồng dân cư vùng ven biển nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt của BĐKH vẫn còn thiếu Đây cũng là lý do chính để nghiên cứu này được thực hiện

1.4.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các hoạt động sinh kế:

Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI.Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt Theo tính toán, nhiệt độ trung bình

ở Việt Nam có thể tăng lên 30

C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100 Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam

sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn [10]

Trang 16

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ảnh hưởng nặng nhất Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10% Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25% Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước [10]

a Khả năng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu [10]:

Các số liệu và phân tích cho thấy BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực, các địa phương và các cộng đồng khác nhau của Việt Nam BĐKH làm tăng khả năng bị tổn thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển Những người nghèo nhất, thường tập trung ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven biển và các khu vực miền núi là đối tượng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất do BĐKH Khả năng tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và cộng đồng, cả hiện tại và tương lai Khả năng tổn thương do BĐKH (bao gồm cả biến động khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan) đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và những áp lực do BĐKH mà hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó Năng lực thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của hệ thống đó Tác động tổng hợp của BĐKH đối với hệ thống càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thương càng lớn

Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi Các khu vực dễ bị tổn thương gồm dải ven biển (kể cả những đồng bằng, đặc biệt là những vùng hàng năm thường chịu ảnh

Trang 17

hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt), vùng núi, nhất là những nơi thường xảy

ra lũ quét, sạt lở đất

b Những tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam [11]:

BĐKH tác động chủ yếu đến các lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản Trong đó, cộng đồng khai thác và nuôi trồng thủy sản bị tác động trực tiếp như sau:

- Các tác động của biến đổi khí hậu với khai thác thủy sản tại Việt Nam:

Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng quần và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngư dân khu vực ven biển Hiện tượng san hô chết hàng loạt trong 20 năm qua

do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do nhiệt độ ở các vùng biển đã tăng lên

Các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với môi trường và các hệ thống kinh tế-xã hội có thể được đánh giá qua sự nhạy cảm, mức độ thích nghi và mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống Tại Việt Nam, hiện chưa có các nghiên cứu đầy đủ về tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác thủy sản Tuy nhiên, với những nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản, các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn Các ảnh hưởng này phần nào đã được thể hiện qua số liệu thống kê về thiệt hại do bão gây ra đối với cộng đồng ngư dân ven biển trong những năm gần đây

Số lượng các cơn bão ảnh hưởng đến Việt nam không chỉ có xu hướng tăng lên

mà mức độ ảnh hưởng ngày càng nhiều Năm 2006, 10 cơn bão với cường độ mạnh, các đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài và các hiện tượng thời tiết bất thường khác đã tác động đáng kể đến hoạt động thuỷ sản và gây ra thiệt hại cho người và tàu cá hoạt động trên biển, đặc biệt cơn bão số 1 (Chanchu) gây thiệt hại rất lớn cho ngư dân khai thác vùng biển xa bờ Ngoài ra, thiệt hại về người và vật chất đối với cộng đồng ngư dân ven biển cũng là rất đáng kể khi cơn bão số 9 (Durian) đổ bộ vào bờ

- Tác động của biển đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam:

Trang 18

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Ở Việt nam, đặc biệt là các tỉnh miền trung, hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nuôi Nước nóng đã làm cho tôm cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao hồ có độ sâu nhỏ Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ Sự suy giảm hàm lượng oxi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng phú dưỡng của các ao nuôi,cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi, thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển

Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi Trong những năm gần đây do môi trường nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú chết hàng loạt

ở hầu hết các tỉnh, như bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do virus Bên cạnh những ảnh hưởng bất lợi, tăng nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Sự tăng lên của nhiệt trong khoảng cho phép có khả năng tăng năng suất sơ cấp cho các ao nuôi, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thủy sinh

là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài nuôi

Ảnh hưởng của hạn hán và lũ lụt: Hiện tượng nắng nóng kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng mức độ bốc hơi nước trong các ao nuôi Miền Trung

là nơi có số ngày nắng, mức độ bốc hơi nước lớn nhất cả nước, cho nên hạn hán xảy

ra nghiêm trọng nhất Nhiều ao nuôi tôm cá đã bị bỏ hoang vì không có nước để cung cấp trong quá trình nuôi Một số ao nuôi chưa đến thời gian thu hoạch đã bị cạn kiệt nguồn nước trong ao, nên người dân phải thu hoạch sớm hoặc bỏ nuôi Tôm cá chưa đến kích thước thương phẩm bán với giá rẻ hoặc làm thức ăn cho gia súc và gia cầm

Bên cạnh đó, lũ lụt đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng ở nhiều địa phương trong cả nước Nhiều ao nuôi đã được chuẩn bị bao đê kiên cố để chống nước dâng cao vào mùa mưa, nhưng không thể chống được lũ lụt Đối với nghề nuôi thủy sản mặn lợ,

độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi

Trang 19

Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đề bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Ảnh hưởng của giông bão: Bão đã gây ra những cơn sóng giữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển gây tổn thất lớn So với sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều Đối với vùng ven biển, nơi mà cộng đồng cư dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu bão xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của họ sẽ

bị mất đi

1.5 Đánh giá tổn thương sinh kế

Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững cho phép đánh giá những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hay tạo ra cơ hội trong sinh kế Tuy nhiên, phương pháp này còn hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề nhạy cảm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu Một phương pháp tiếp cận mới được đưa ra cho phép giải quyết vấn đề trên là phương pháp tính toán chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) được đề xuất bởi Micah B Hahn và cộng sự, 2009 LVI tích hợp nhiều chỉ số để đánh giá phơi nhiễm với thảm họa tự nhiên và biến đổi khí hậu LVI bao gồm 7 hợp phần (component) chính là hồ sơ nhân khẩu–xã hội (Socio-Demographic Profile), các chiến lược sinh kế (Livelihood Strategies), các mạng lưới xã hội (Social Networks), sức khỏe (Health), thực phẩm (Food), nguồn nước (Water), các thảm họa thiên nhiên (Natural Disasters) và sự biến đổi khí hậu (Climate Variability) Mỗi hợp phần bao gồm một vài chỉ báo hoặc hợp phần cơ sở, mỗi hợp phần cơ sở được đo lường theo một hệ thống khác nhau, phương trình sử dụng để chuyển đổi nhằm chuẩn hóa chỉ báo được áp dụng tương

tự như cách tính toán HDI (UNDP, 2007):

Trang 20

Với: Sd là giá trị gốc hợp phần cơ sở (giá trị thực) đối với xã d, và Smin và Smax lần lượt là các giá trị tối thiểu và tối đa Sau khi được chuẩn hóa, các hợp

phần cơ sở được lấy trung bình để tính giá trị của mỗi hợp phần (component) chính bằng cách áp dụng phương trình sau:

Với: Md là một trong 7 hợp phần chính đối với xã d, Indexsdi thể hiện các hợp

phần cơ sở được ghi chỉ số theo i, chúng tạo nên mỗi hợp phần chính, và n là số

lượng hợp phần cơ sở trong mỗi hợp phần chính Khi giá trị của các hợp phần chính được xác định, chí số tổn thương sinh kế cấp xã được tính toán theo phương trình:

Với: LVId là chỉ số tổn thương sinh kế xã d, tương ứng với trung bình có trọng

số tất cả 7 hợp phần chính Phương trình này cũng có thể được trình bày như sau:

Trên thực tế, có một phương pháp thay thế để tính toán chỉ số LVI bằng việc kết hợp với các định nghĩa dễ bị tổn thương của Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) LVI-IPCC được xác định như sau:

Bảng 2.1: Sự đóng góp của các nhân tố IPCC đến các hợp phần tổn thương chính

Sự phân bố các nhân tố IPCC đến các hợp phần tổn thương chính

Sự phơi nhiễm Thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu

Khả năng thích ứng

Hồ sơ nhân khẩu Chiến lược sinh kế Mạng lưới xã hội Tính dễ tổn thương

Sức khỏe Vốn tài chính Nước

(Nguồn: Micah B Hahn và cộng sự, 2009) [15]

Trang 21

Các hợp phần chính: sự phơi nhiễm e (exposure), khả năng thích nghi a (adaptive capacity) và tính dể tổn thương s (sensitivity) được tính tương tự như tính

các hợp phần chính của LVI Nhưng thay vì hợp nhất các hợp phần vào tính LVI trong một bước, cách tiếp cận này kết hợp các hợp phần chính theo bảng 2.1 bằng cách sử dụng công thức:

Trong đó CF d là một tác nhân phân bố theo IPCC, M di là hợp phần chính cho xã d được ghi chỉ số theo i, W Mi là cân bằng không trọng số của mỗi hợp phần chính và n

là số hợp phần chính trong mỗi tác nhân phân bố Sau đó 3 yếu tố trên được tính

toán qua phương trình sau:

LVI-IPCC = (e – a) * s 1.6 Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội xã đảo Tam Hải [24]

Tam Hải là một xã bãi ngang ven biển thuộc khu vực duyên hải miền Trung, nằm về phía đông huyện Núi Thành, cách trung tâm huyện lỵ 12 km về phía Đông Bắc, được bao bọc bởi bốn bề sông và biển Phía Đông: giáp biển Đông, phía Nam: giáp sông Trường Giang, phía Tây: giáp xã Tam Hoà, phía Bắc: giáp biển Đông Địa hình chia thành 4 mãnh vì đây là địa hình cuối cùng thuộc hạ lưu sông Trường Giang Toàn xã có 2325 hộ với 8399 nhân khẩu Xã được chia thành 7 thôn, trong

đó có 5 thôn đất liền nhau và 2 thôn là ốc đảo nhỏ (thôn Xuân Mỹ và Long Thạnh Tây), riêng thôn Xuân Mỹ lại bị chia cắt bởi sông nước thành hai cụm dân cư riêng biệt

Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.560,7 ha trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp : 87,65 ha

- Diện tích đất lâm nghiệp : 212,7 ha

- Diện tích mặt nước : 829,3 ha

- Diện tích đang phát triển du lịch : 9,07 ha

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản : 138 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng : 283,98 ha

Trang 22

Xã Tam Hải có các loại hình hoạt động kinh tế gồm: khai thác thủy sản ven bờ

và xa bờ, nuôi trồng thủy sản; trồng trọt (trồng rừng và trồng các cây ăn quả, cây cảnh có giá trị cao) và chăn nuôi gia súc với quy mô nhỏ; tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ

Các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng được xây dựng Toàn xã có 1 trạm y tế, 1 trường tiểu học, 1 trường mẫu giáo và 1 trường trung học cơ sở,1 điểm bưu điện văn hóa Hệ thống giao thông đường bộ đã được bê tông hóa 100% và có 1 phà thép, 3 phà nhỏ phục vụ việc đi lại các vùng lân cận Thông tin liên lạc cũng ngày càng được cải tiến, phát triển hiện đại, cung cấp kịp thời tin tức, thông tin, sách báo cho nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân địa phương

Trang 23

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ ngày 20/02 – 02/06 năm 2012

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Hình 2: Bản đồ khu vực nghiên cứu

(Nguồn: http://www.google.com/earth)

Trang 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát sinh kế xã đảo Tam Hải huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Số liệu sơ cấp

Số liệu thứ cấp

Báo cáo của các cấp chính quyền và các

cơ quan ban ngành

Phỏng vấn các hộ gia đình

(n = 96)

Các tài liệu đã

công bố (sách, bài

báo khoa học, báo

cáo hội thảo, số

liệu thống kê)

Khảo sát điều kiện tự nhiên và hiện

trạng kinh tế - xã hội của vùng

Kết luận và đề xuất ý kiến Phân tích, đánh giá

Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt (n = 12)

Tìm hiểu cơ sở cho các hoạt động sinh kế của vùng

Trang 25

sống kinh tế, văn hoá, xã hội và những nguyện vọng, những khó khăn, tiềm năng của hộ và cộng đồng

2.2.2 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)

RRA là một phương pháp tìm hiểu về địa phương được thực hiện trong một thời gian ngắn (ít nhất 4 ngày, nhưng không quá 3 tuần) và dựa trên các thông tin thu thập từ trước, quan sát trực tiếp và phỏng vấn khi cần thiết trong trường hợp có những câu hỏi không thể xác định được trước đó Sử dụng phương pháp RRA để có cái nhìn sơ bộ về thực trạng đời sống của người dân

2.2.3 Phân tích sinh kế thông qua chỉ số-chỉ báo

Hiện nay các nhà khoa học đã đưa ra nhiều phương pháp để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế Tuy nhiên, trong nghiên cứu này các chỉ số-chỉ báo sau được sử dụng:

a Chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) (mô phỏng theo Micah B Hahn và cộng sự, 2009)[15]

Chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) cho phép đánh giá một cách toàn diện ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu còn hạn hẹp

cả về thời gian và dữ liệu, nghiên cứu này chỉ là mô phỏng theo chỉ số LVI và được thiết kế lại các hợp phần cho phù hợp LVI được thiết kế ở đây bao gồm 7 hợp phần chính là hồ sơ nhân khẩu – xã hội (Socio-Demographic Profile), các chiến lược sinh

kế (Livelihood Strategies), các mạng lưới xã hội (Social Networks), sức khỏe (Health), vốn tài chính (Financial asset), nguồn nước (Water), các thảm họa thiên nhiên (Natural Disasters) và sự biến đổi khí hậu (Climate Variability) Mỗi hợp phần chính bao gồm nhiều hợp phần phụ được tính toán theo cách tiếp cận của Micah B Hah và cộng sự, 2009

b Các chỉ báo:

- Mô phỏng theo Adger (1999) [1]; Adger và Kelly (2000) [2]

+ Các chỉ báo kinh tế

 Nguồn thu từ sinh kế địa phương

 Tỷ lệ đóng góp của mỗi hoạt động sinh kế vào nguồn địa phương

Trang 26

 Tăng trưởng sản xuất các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên hàng năm

+ Các chỉ báo xã hội

 Dân số, tăng trưởng dân số, mật độ dân số

 Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ tiếp cận các nguồn thông tin

 Chỉ số nghèo tổng hợp (HPI), chỉ số phát triển con người (HDI)

 Tỷ lệ hộ tiếp cận nguồn thông tin (thời sự, dự báo thời tiết, tham gia các

- Mô phỏng theo Sopac (2004) [19], Park và cộng sự (2009) [17]

+ Các chỉ báo môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

 Tổng diện tích đất, diện tích đất nông nghiệp

 Lượng nước ngọt tiêu thụ trên đầu người, lượng nước ngọt sử dụng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

 Diện tích nuôi trồng thủy sản, phạm vi hoạt động và sản lượng khai thác thủy sản

 Chất thải và vấn đề về hệ thống thu gom – xử lý

+ Các chỉ báo thời tiết:

 Các hiện tượng thời tiết (nắng nóng, hạ hán, mưa lũ và bão)

 Thời gian gió mạnh (lốc, bão )

 Thời gian khô hạn và thời gian ẩm ướt tính theo lượng mưa

Trang 27

 Thời gian nóng và thời gian lạnh tính theo nhiệt độ không khí

 Trượt lở đất và xói lở bờ biển

- Mô phỏng theo Nguyện (2009): Cách tính toán các chỉ số HDI, HPI [16]

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng của họ Chỉ số HDI được Cơ quan Phát triển con người của Liên Hợp quốc đưa ra, HDI đo thành tựu trung bình của mỗi quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển, đó là:

 Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình dự kiến

từ lúc sinh (I 1)

 Kiến thức của dân cư được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng số 2/3)

và tỷ lệ nhập học các cấp (với trọng số 1/3) (I 2) Theo công thức tính:

mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP), tính bằng đôla Mỹ (USD) (I 3)

Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính ba chỉ số thành phần: tuổi thọ, kiến thức và thu nhập Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau:

Trang 28

Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI

(Nguồn: Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005; dẫn theo Vũ Kim Đức, 2008)

Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo công thức sau:

I 3 =

log (giá trị thực) - log (giá trị tối thiểu) log (giá trị tối đa) - log (giá trị tối thiểu)

Tổng hợp ba chỉ số thành phần, có được chỉ số HDI theo công thức sau:

Giá trị của chỉ số HDI dao động trong phạm vi từ 0,000 đến 1,000 Trên cơ sở giá trị này, Cơ quan Phát triển con người của Liên Hợp Quốc đã phân chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,499

Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,500 đến 0,799

Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,800 đến 1,000

+ Chỉ số nghèo tổng hợp (HPI)

Nếu chỉ số HDI được sử dụng để đánh giá sự phát triển của một lãnh thổ, thì chỉ

số HPI được sử dụng để đánh giá sự thiếu thốn, bần hàn hay không có khả năng đảm bảo 3 yếu tố cơ bản của sự phát triển con người (tuổi thọ, tri thức và vật chất) Các yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

 Một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài-dễ chết khá sớm, đo bằng xác suất sống chưa đến tuổi 40

Trang 29

 Kiến thức của người dân được đo bằng tỉ lệ mù chữ ở người lớn

 Mức sống hợp lý – thiếu tiếp cận tới những điều kiện kinh tế chung, đo bằng trung bình không trọng số của hai chỉ tiêu: tỉ lệ dân số không sử dụng nguồn nước được cải thiện và tỉ lệ trẻ thiếu cân so với tuổi

Công thức tính HPI như sau :

HPI = [1/3 (P1α + P2α + P3α)]1/α

Trong đó:

P1: xác suất sống chưa đến tuổi 40

P2: tỷ lệ người lớn mù chữ

P3: trung bình không trọng số của số dân không sử dụng nguồn nước được cải thiện

và trẻ thiếu cân so với tuổi

2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

a Số liệu sơ cấp:

Nguồn số liệu sơ cấp được tổng hợp qua quá trình phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương thông qua bộ câu hỏi điều tra với số mẫu điều tra được tính theo công thức:

[18]

n: kích cỡ mẫu

N: tổng số hộ

e: xác suất có khả năng gặp sai số loại 2 hoặc b (thông thường 10%)

Dựa theo công thức trên và tỷ lệ phân bố hộ ở các thôn, số mẫu được phân chia như ở Bảng 2.3 Ngoài ra, để nắm rõ hơn tình hình kinh tế-xã hội, tình hình quản lý

và sử dụng tài nguyên ở địa phương, 12 cán bộ là người trực tiếp quản lý ở xã và các thôn được phỏng vấn với tính chất là người am hiểu

Trang 30

Bảng 2.3: Số phiếu và đối tượng điều tra

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel Thông tin được xử lý theo từng nội dung dựa trên phiếu câu hỏi điều tra Việc sắp xếp và xử lý thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu với nguồn dữ liệu khác và trên cở sở đó tập hợp lại viết thành báo cáo

Trang 31

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế-xã hội xã Tam Hải

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Tam Hải là xã nằm phía Đông của huyện Núi Thành, có chiều dài bờ biển khoảng 10km, có hệ thống sông Trường Giang bao bọc ở phía tây và 3 mặt giáp biển [22] Với vị trí như vậy, xã Tam Hải gặp nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế-

xã hội so với các vùng khác trong huyện, tuy nhiên đó lại là lợi thế để phát triển kinh tế biển của xã

b Đặc điểm khí tượng thủy văn

Xã Tam Hải mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa; các chỉ số khí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân Cụ thể:

+ Nhiệt độ trung bình năm : 26,40C

+ Lượng mưa trung bình hàng năm : 2.490 mm

+ Lượng bốc hơi trung bình : 1.160 mm

+ Độ ẩm không khí trung bình : 82%

Nhiệt độ cao kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 do chịu sự chi phối của gió tây nam

và gió đông nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7 Nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm saumang đặc điểm của gió đông bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12,chiếm 80% lượng mưa cả năm Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến xã Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt [24] Đây là điều kiện không thuận lợi cho phát triển kinh tế biển của xã và gây trở ngại lớn trong việc đi lại của người dân

Trang 32

Xã Tam Hải có hệ thống sông ngòi chảy qua gồm sông Tam Kỳ, sông Trường Giang, sông Ba Túc, sông An Tân, sông Trâu Các con sông này đều bắt nguồn từ phía tây, tây bắc chảy về phía đông đổ ra biển qua cửa An Hòa và cửa Lở Các sông đều có lưu vực nhỏ từ 50 đến 100 km², độ dốc lớn, chiều dài từ 20 đến 40 km, lưu lượng nước thay đổi theo mùa Trong đó, chế độ thủy văn của xã chịu tác động lớn nhất từ hoạt động của hệ thống sông Trường Giang Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, sông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển tỉnh Quảng Nam Phía Bắc đổ ra biển tại Cửa Đại - Hội An, phía Nam đổ ra biển tại cửa An Hoà, cảng Kỳ Hà, Núi Thành

Do ảnh hưởng của thủy triều từ hai cửa nên lưu lượng trong sông thay đổi, lúc âm (chảy ngược–dòng chảy từ cửa An Hoà về phía cửa Đại), lúc dương (chảy xuôi–dòng chảy từ cửa Đại về phía cửa An Hoà) Lưu lượng trong sông rất nhỏ, chỉ vài chục m3/s Riêng sông Trường Giang tại huyện Núi Thành có chiều dài khoảng 23,4km, bắt đầu sông tại xã Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Hiệp, Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải chảy ra cửa Lở hoặc cửa An Hoà Hiện tại đoạn sông này đang diễn ra các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản Bên cạnh đó, lượng tàu thuyền qua lại ở khu vực này rất nhiều[4]

c Điều kiện thổ nhưỡng và địa hình

Xung quanh xã được bao bọc bởi biển và sông Trường Giang, toàn xã có 07 thôn trong đó có 5 thôn đất liền và 2 thôn ốc đảo (Thôn Xuân Mỹ và Long Thạnh Tây) Địa hình của xã tương đối bằng phẳng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển và có nhiều đầm phá Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản của xã

Bên cạnh đó, vùng này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ

10 đến 12 m như đảo hòn Dứa, Bàn Than Tuy nhiên, địa chất của xã khá phức tạp với nhiều tầng đá như hệ tầng đá biến chất Cambri sớm, hệ tầng đá phun trào bazan

và đá trầm tích núi lửa Plixoen – Pleixtoxen hạ, hệ tầng trầm tích Đệ Tứ [4] Bên cạnh điều kiện thuận lợi như vậy, vẫn tồn tại những điểm không thuận lợi như đất cằn cỗi và bị mặn hóa không thích hợp cho các loại cây trồng Do vậy, ở xã chủ yếu

Trang 33

là trồng các loại cây chắn sóng, chắn gió và trồng rừng Đất cát chiếm diện tích lớn nhất trong thành phần đất đai của khu vực này

3.1.2 Hiện trạng kinh tế-xã hội xã Tam Hải [23]

Xã Tam Hải với đặc trưng là một xã đảo nên hoạt động kinh tế chính chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên biển Bên cạnh đó, đời sống xã hội của người dân cũng mang đậm nét truyền thống của cộng đồng ngư dân vùng ven bờ

a Hiện trạng các hoạt động sản xuất ở địa phương

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của huyện Núi Thành, xã Tam Hải cũng ngày càng phát triển và từng bước thay đổi Đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo ở xã giảm đi, trong đó vấn đề đáng quan tâm là nhận thức và trình độ học vấn của người dân được nâng cao đáng kể Chính điều này tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế-xã hội của xã trong tương lai Các hoạt động sinh

kế ở xã bao gồm:

- Khai thác thủy sản:

Khai thác thủy sản là ngành kinh tế chính của xã Tam Hải, số hộ tham gia vào hoạt động khai thác chiếm tỷ lệ cao Hoạt động sản xuất ngư nghiệp tập trung ở khu vực kinh tế hộ gia đình Nhờ phát triển các phương tiện đánh bắt xa bờ, trang bị các thiết bị hiện đại nên so với năm 2010 sản lượng khai thác của xã tăng lên đáng kể đóng góp tỷ lệ lớn vào kinh tế địa phương

- Nuôi trồng thủy sản:

Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở xã đã được phát triển từ nhiều năm trước, nhiều diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá để phục vụ cho nuôi tôm Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh bùng phát nhiều diện tích mặt nước bị bỏ hoang Tính đến năm

2011, toàn xã có 138 ha phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng do hiệu quả đem lại cao

- Trồng trọt:

Do diện tích đất nông nghiệp bé và không có hệ thống kênh mương thoát nước phục vụ tưới tiêu nên hoạt động sản xuất nông nghiệp ở xã kém phát triển Bên cạnh

Trang 34

đó, hằng năm toàn xã lại mất đi một diện tích lớn đất nông nghiệp do xói lở Người dân ở xã chủ yếu trồng rừng và trồng các loại cây màu để phục vụ bữa ăn

- Chăn nuôi:

Chăn nuôi được xem như một nghề phụ ở địa phương để tăng thêm thu nhập của người dân Đối tượng nuôi chủ yếu của bà con là các loài gia cầm: gà, vịt và gia súc: lợn, bò Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi thấp do người dân chỉ nuôi ở quy mô nhỏ trong khi đó tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra

- Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

Ngành này chỉ mới phát triển ở địa phương trong một vài năm trở lại đây Tuy nhiên do đặc trưng kinh tế của địa phương và điều kiện phát triển nên số hộ tham gia vào hoạt động này còn thấp Hoạt động bao gồm các ngành: triền đà, nước đá, xưởng may, cơ khí và xây dựng

- Thương mại, vận tải và dịch vụ:

Hoạt động vận tải, dịch vụ ở địa phương ngày càng phát triển phục vụ nhu cầu trao đổi, vận chuyển hàng hóa của người dân Các hoạt động dịch vụ chủ yếu: buôn bán tạp hóa, buôn bán các mặt hàng thủy hải sản và thiết bị phục vụ tàu cá Sự phát triển của ngành này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề thủy sản ở

b Hiện trạng các hoạt động xã hội ở địa phương

- Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục ở địa phương được quan tâm hàng đầu được thể hiện qua các phong trào thi đua và kết quả đạt được Để khuyến khích tinh thần học tập ở xã nhiều phong trào được thực hiên như: tổ chức ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường, tổ chức các cuộc thi thông qua các sân chơi Tính đến năm 2011 toàn

xã có 3 trường đào tạo 3 cấp bậc: trường Mẫu giáo bán công Sao Biển, trường Tiểu học Trần Phú, trường Trung học Trần Quý Cáp

- Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đẩy mạnh Trong đó đặc biệt

là công tác phòng chống dịch bệnh như phòng chống sốt xuất huyết Các vấn đề về

vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường đã được đưa vào giáo dục trong các lớp ngoại khóa Trạm y tế xã phối hợp với ngành chức năng

Trang 35

thường xuyên tổ chức kiểm tra VSATTP và vận động người dân xây dựng các công trình vệ sinh và sử dụng nguồn nước sạch

- Văn hóa: Cũng như các cộng đồng ven biển khác, phong tục của cộng đồng xã đảo Tam Hải cũng có những nét tương đồng như: thờ cúng cá Ông, có lễ hội cầu ngư Đây là những nét văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời cần được lưu giữ Bên cạnh các lễ hội, các hoạt động thể thao, văn hoá văn nghệ cũng được tổ chức nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

- An ninh quốc phòng: An ninh chính trị trong năm 2011 tương đối ổn định Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc và công tác bảo đảm an toàn giao thông được thực hiện có hiệu quả

3.2 Cơ sở cho các hoạt động sinh kế

3.2.1 Các nguồn lực tạo nên hoạt động sinh kế

a Nguồn lực tự nhiên

Theo báo cáo của UBND xã Tam Hải năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 1.560,7 ha, được phân bố như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp : 87,65 ha

- Diện tích đất lâm nghiệp : 212,7 ha

- Diện tích mặt nước : 829,3 ha

- Diện tích đang phát triển du lịch : 9,07 ha

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản : 138 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng : 283,98 ha

Trên địa bàn toàn xã có gần 500 ha diện tích mặt nước (bao gồm hồ, ao, sông

do xã quản lý), trong đó một diện tích lớn được đại bộ phận cư dân nuôi trồng thủy sản và sản xuất diêm nghiệp sử dụng Trong 3 năm trở lại đây, sự bùng nổ của hoạt động nuôi tôm trên cát dẫn đến diện tích đất sử dụng cho hoạt động này tăng lên đáng kể Tuy nhiên, tiềm năng diện tích mặt nước của xã vẫn chưa được khai thác hết, nhiều diện tích ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang do dịch bệnh bùng phát cũng như người dân thiếu kĩ thuật và vốn để sản xuất; trong khi diện tích rừng ngập mặt bị chặt phá để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản lại rất lớn Điều đó chỉ ra rằng việc

Trang 36

phát triển nuôi trồng thủy sản ở xã thiếu tính bền vững, chỉ mang tính bùng phát Trong khi đó chính sách phát triển của xã lại khuyến khích hoạt động nuôi trồng thủy sản vì hoạt động này đem lại nguồn thu lớn cho địa phương mà không xét đến tính bền vững của nghề này

Nguồn nước sử dụng cho các mục đích ở xã đa số là từ nước ngầm do các hộ gia đình tự khai thác Tuy nhiên, đến nay trữ lượng nước ngầm ở xã vẫn chưa được đánh giá và chưa có các biện pháp sử dụng hợp lý

Xã Tam Hải có nhiều đảo nhỏ xung quanh: Rạn Dứa, hòn Mang, hòn Khô Trong đó, Rạn Dứa là một trong những rạn san hô phát triển ở vùng bờ xã đảo Tam Hải với độ phủ thường từ 20 -25%, chủ yếu là san hô cứng Đây được xem là một trong hai nơi có rạn san hô phát triển ở phía nam tỉnh Quảng Nam, là nơi có hệ động thực vật biển phong phú Khu vực này nằm trong vùng biển huyện Núi Thành

đã xác định được 225 loài cá thuộc 96 giống và 35 họ [25] Trước đây, việc đánh bắt tại xã Tam Hải và các xã lân cận tăng nhanh đặc biệt là đánh bắt tôm hùm và việc sử dụng các hình thức đánh bắt huỷ diệt (bao gồm sử dụng thuốc nổ và giã cào) Điều đó đã làm giảm trầm trọng nguồn lợi, làm suy thoái các vùng rạn san hô

và ảnh hưởng nhiều tới kế sinh nhai của người dân ven biển

Bảng 3.1: Các yếu đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành

Nhiệt độ tối cao TB( 0 C)

Nhiệt độ tối thấp TB( 0 C)

Lƣợng mƣa TB (mm)

Độ ẩm

TB (%)

Trang 37

b Nguồn nhân lực

- Dân số và lao động:

Nhu cầu và khả năng của con người thay đổi theo độ tuổi và giới tính Vì vậy,

sự thay đổi về số lượng và tỷ lệ dân số theo độ tuổi và theo giới tính qua các năm liên quan tới phát triển kinh tế-xã hội ở một địa phương Cơ cấu dân số của xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Số hộ và dân số xã Tam Hải

Trang 38

lệch về giới không quá cao Kết quả điều tra cũng cho thấy cân bằng giới nghiêng

về phía nam, chiếm tỷ lệ 52,03% chứng tỏ sự chênh lệch giữa số liệu điều tra và số liệu thống kê của xã không quá khác biệt Số khẩu bình quân/hộ gia đình của toàn

xã là 4,1 người, trong đó thôn Thuận An có số khẩu trung bình nhỏ nhất chỉ đạt 3,53 người và thôn có số khẩu cao nhất là thôn Đông Tuần đạt 4,39 người Đạt được kết quả này trước tiên là do nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình ngày càng được cải thiện Họ dần nhận thấy được sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên biển

là thiếu bền vững và không ổn định theo thời gian nên để đảm bảo cho cuộc sống người dân cần thay đổi suy nghĩ

Bảng 3.3: Dân số và lao động các thôn (n=96)

Thôn Số hộ (hộ) Dân số

(người)

Số khẩu bình quân(%)

Tỷ lệ lao động (%)

Lực lượng lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng nhiều người ở độ tuổi lao động vẫn chưa có công ăn việc

Trang 39

làm Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tìm kiếm công ăn việc làm nhằm giảm tỷ lệ lao động “nhàn rỗi” của xã, đặc biệt đối với phụ nữ, và tăng nguồn thu nhập, giảm bớt

“gánh nặng” cho người lao động

- Trình độ học vấn:

Trình độ học vấn là một chỉ số quan trọng để phản ánh trình độ của người dân, bởi vì trình độ này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, ứng dụng kiến thức và công nghệ vào sản xuất

Bảng 3.4: Trình độ học vấn các hộ gia đình xã Tam Hải (n=96)

lệ này phần lớn thuộc về người trên tuổi lao động

Trình độ của người dân trong độ tuổi lao động là động lực chính để phát triển kinh tế địa phương Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ hoc vấn của người dân trong độ tuổi lao động còn thấp và được thể hiện qua biểu đồ sau:

Trang 40

Hình 3.1: Trình độ học vấn của người trong độ tuổi lao động (n=96)

Hình 3.1 cho thấy tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có trình độ học vấn cấp II của cả 7 thôn đều cao, trong đó thôn Thuận An chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 60,87% Trong khi Thôn Tân Lập lại có tỷ lệ người có trình độ học vấn cấp III cao nhất chiếm 47,37% Tỷ lệ mù chữ ở độ tuổi lao động của 2 thôn Đông Tuần và thôn Bình Trung chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,15% và 2,44%

Thêm vào đó, đa số người lao động của xã đều chưa hề qua lớp kĩ năng chính thức nào, chỉ có một bộ phận nhỏ giáo viên cũng như cán bộ viên chức được đào tạo chuyên môn Theo số liệu điều tra đội ngũ cán bộ của xã, đa số đều được học qua các lớp tập huấn do huyện tổ chức và một số cán bộ tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng Toàn xã có khoảng 11,34% người đã và đang học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học nhưng đa số những người tốt nghiệp đều đi làm việc ở địa phương khác

Các số liệu trên cho thấy nguồn lao động của xã dồi dào nhưng trình độ học vấn của người lao động còn chưa cao nên khả năng tiếp cận nguồn tri thức mới còn hạn chế Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc đi lại khó khăn; điều kiện học tập, điều kiện kinh tế của người dân còn thấp Tuy nhiên, người dân đã nhận thức

Ngày đăng: 28/06/2014, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Adger W. N., 1999. Social Vulnerability to Climate Change and Extremes in Coastal Vietnam. World Development Vol. 27, No. 2, pp. 249 - 269 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Vulnerability to Climate Change and Extremes in Coastal Vietnam
2. Adger và Kelly, 2000.Theory and practice in asessing vulnerability to climate change and facilitating adaptation.U.K. Economic and Social Research Council, Global EnvironmentalChange Programme Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theory and practice in asessing vulnerability to climate change and facilitating adaptation
3. Angus McEwin, Nguyễn Tố Uyên, Thẩm Ngọc Diệp, Hà Minh Trí & Keithu Symington, 2007. Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam. Dự án DANIDA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam
4. Báo cáo đề tài : Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường nước huyện Núi Thành, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước, năm 2011. UBND huyện Núi Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường nước huyện Núi Thành, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước
5. Báo cáo: Quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm huyện Núi Thành-tỉnh Quảng Nam, 2010. Phòng Nông nghiệp-Nông thôn huyện Núi Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm huyện Núi Thành-tỉnh Quảng Nam
6. Báo cáo Quốc gia về phát triển con người, 2011. Dịch vụ xã hội phát triển con người. UNDP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ xã hội phát triển con người
7. Nguyễn Thế Dung, 2010. Hội thảo khoa học: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Nam. Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Nam
8. Dự án Biến đổi khí hậu P1-08 Vie, 2010. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế, các nguồn lực kinh tế của người dân ở vùng Trung Trung Bộ. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế, các nguồn lực kinh tế của người dân ở vùng Trung Trung Bộ
9. Dự án IMOLA-Huế, 2006. Cẩm nang: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phân tích sinh kế bền vững. UBND tỉnh Thừa thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phân tích sinh kế bền vững
10. Đào Xuân Học, 2011. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Tài Nguyên Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
11.Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu, 2007. Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Bộ Tài Nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
12. Đỗ Kim Hùng, 2011.Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn xã Tam Hải. Trường Chính trị Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn xã Tam Hải
13. Ngô Thắng Lợi, 2012. Mô hình phát triển vì con người ở Việt Nam: mười năm nhìn lại và con đường phía trước. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 166 t4/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình phát triển vì con người ở Việt Nam: mười năm nhìn lại và con đường phía trước
14. MCD, 2011. Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng ven bờ. Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng ven bờ
15. Micah B. Hahn, Anne M. Riederer, Stanley O. Foster, 2009. The Livelihood Vulnerability Index: A pragmatic approach to assessing risks from climate variability and change-A case study in Mozambique. Global Environ. Change Sách, tạp chí
Tiêu đề: A pragmatic approach to assessing risks from climate variability and change-A case study in Mozambique
16. Lê ThịNguyện, 2009. Xác định chỉ số nghèo tổng hợp (HPI) ở các khu tái định cư thành phố Huế. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 50, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định chỉ số nghèo tổng hợp (HPI) ở các khu tái định cư thành phố Huế
17. Park S., Howden M., Booth J., Stokes C., Webster T., Crimp S., Perarson L., Attad S., and Jovanovic T., 2009. Assesing the vulnerability of livelihoods in the Pacific to climate change. CSIRO, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assesing the vulnerability of livelihoods in the Pacific to climate change
18. Ram C.Bhuiel, 2007. Statistics for aquaculture, Asian Institure of Technology (AIT). Wiley-Blackwell Sách, tạp chí
Tiêu đề: Statistics for aquaculture, Asian Institure of Technology (AIT)
19. Sopac, 2004. Pacific Training Manual: How to use the Environmental Vulnerability Index (EVI). UNEP Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to use the Environmental Vulnerability Index (EVI)
21. Hà Xuân Thông, 2005. Đặc điểm của các cộng đồng dân cư ven biển ở Việt Nam. Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của các cộng đồng dân cư ven biển ở Việt Nam

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Khung sinh kế bền vững của DFID - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Hình 1 Khung sinh kế bền vững của DFID (Trang 10)
Hình 2: Bản đồ khu vực nghiên cứu - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Hình 2 Bản đồ khu vực nghiên cứu (Trang 23)
Sơ đồ khối nghiên cứu - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Sơ đồ kh ối nghiên cứu (Trang 24)
Bảng 2.2: Tần số tiếp cận thông tin - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 2.2 Tần số tiếp cận thông tin (Trang 26)
Bảng 2.3: Số phiếu và đối tượng điều tra - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 2.3 Số phiếu và đối tượng điều tra (Trang 30)
Bảng 3.1: Các yếu đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.1 Các yếu đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành (Trang 36)
Bảng 3.2: Số hộ và dân số xã Tam Hải - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.2 Số hộ và dân số xã Tam Hải (Trang 37)
Bảng 3.3: Dân số và lao động các thôn (n=96) - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.3 Dân số và lao động các thôn (n=96) (Trang 38)
Hình 3.1: Trình độ học vấn của người trong độ tuổi lao động (n=96) - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Hình 3.1 Trình độ học vấn của người trong độ tuổi lao động (n=96) (Trang 40)
Bảng 3.8: Khả năng tích lũy của người dân (n=96)  Tích lũy  Số hộ  Tỷ lệ (%) - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.8 Khả năng tích lũy của người dân (n=96) Tích lũy Số hộ Tỷ lệ (%) (Trang 47)
Hình 3.2: Cơ cấu ngành nghề chính xã Tam Hải (n=96) - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Hình 3.2 Cơ cấu ngành nghề chính xã Tam Hải (n=96) (Trang 48)
Bảng 3.10: Cơ cấu ngành nghề chính của các thôn trong xã (n=96) - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.10 Cơ cấu ngành nghề chính của các thôn trong xã (n=96) (Trang 49)
Hình 3.3: Cơ cấu ngành nghề phụ xã Tam Hải (n=96) - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Hình 3.3 Cơ cấu ngành nghề phụ xã Tam Hải (n=96) (Trang 50)
Hình 3.4: Cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp của xã (n=79) - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Hình 3.4 Cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp của xã (n=79) (Trang 51)
Bảng 3.11: Thu nhập từ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp của xã (n=96)  Thu nhập/tháng - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.11 Thu nhập từ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp của xã (n=96) Thu nhập/tháng (Trang 51)
Bảng 3.13: Thu nhập từ các phương thức khai thác ở xã (n=70)  Nghề khai thác  L-L-M  Lưới vây   Câu mực  Rớ - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.13 Thu nhập từ các phương thức khai thác ở xã (n=70) Nghề khai thác L-L-M Lưới vây Câu mực Rớ (Trang 53)
Hình 3.5: Lịch thời vụ nuôi tôm xã Tam Hải - huyện Núi Thành - tỉnh Quảng Nam - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Hình 3.5 Lịch thời vụ nuôi tôm xã Tam Hải - huyện Núi Thành - tỉnh Quảng Nam (Trang 57)
Bảng 3.16: Khó khăn và giải pháp cho nuôi trồng thủy sản  Thuận lợi  Khó khăn  Nguyên nhân  Giải pháp - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.16 Khó khăn và giải pháp cho nuôi trồng thủy sản Thuận lợi Khó khăn Nguyên nhân Giải pháp (Trang 58)
Bảng 3.19: Giá trị các hợp phần phụ, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ số LVI  Các hợp - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.19 Giá trị các hợp phần phụ, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ số LVI Các hợp (Trang 67)
Bảng 3.20: Giá trị các hợp phần chính, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ số LVI - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.20 Giá trị các hợp phần chính, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ số LVI (Trang 69)
Hình 3.6: Biểu diễn các hợp phần của LVI - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Hình 3.6 Biểu diễn các hợp phần của LVI (Trang 70)
Bảng 3.21: Các nhân tố IPCC dẫn đến tính tổn thương. - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Bảng 3.21 Các nhân tố IPCC dẫn đến tính tổn thương (Trang 71)
Hình 3.7: Phân bố các nhân tố của LVI-IPCC - sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
Hình 3.7 Phân bố các nhân tố của LVI-IPCC (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w