0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các nguồn lực tạo nên hoạt động sinh kế

Một phần của tài liệu SINH KẾ XÃ ĐẢO TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 -48 )

a. Nguồn lực tự nhiên

Theo báo cáo của UBND xã Tam Hải năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 1.560,7 ha, được phân bố như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp : 87,65 ha - Diện tích đất lâm nghiệp : 212,7 ha - Diện tích mặt nước : 829,3 ha - Diện tích đang phát triển du lịch : 9,07 ha - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản : 138 ha - Diện tích đất chưa sử dụng : 283,98 ha

Trên địa bàn toàn xã có gần 500 ha diện tích mặt nước (bao gồm hồ, ao, sông do xã quản lý), trong đó một diện tích lớn được đại bộ phận cư dân nuôi trồng thủy sản và sản xuất diêm nghiệp sử dụng. Trong 3 năm trở lại đây, sự bùng nổ của hoạt động nuôi tôm trên cát dẫn đến diện tích đất sử dụng cho hoạt động này tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, tiềm năng diện tích mặt nước của xã vẫn chưa được khai thác hết, nhiều diện tích ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang do dịch bệnh bùng phát cũng như người dân thiếu kĩ thuật và vốn để sản xuất; trong khi diện tích rừng ngập mặt bị chặt phá để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản lại rất lớn. Điều đó chỉ ra rằng việc

phát triển nuôi trồng thủy sản ở xã thiếu tính bền vững, chỉ mang tính bùng phát. Trong khi đó chính sách phát triển của xã lại khuyến khích hoạt động nuôi trồng thủy sản vì hoạt động này đem lại nguồn thu lớn cho địa phương mà không xét đến tính bền vững của nghề này.

Nguồn nước sử dụng cho các mục đích ở xã đa số là từ nước ngầm do các hộ gia đình tự khai thác. Tuy nhiên, đến nay trữ lượng nước ngầm ở xã vẫn chưa được đánh giá và chưa có các biện pháp sử dụng hợp lý.

Xã Tam Hải có nhiều đảo nhỏ xung quanh: Rạn Dứa, hòn Mang, hòn Khô... Trong đó, Rạn Dứa là một trong những rạn san hô phát triển ở vùng bờ xã đảo Tam Hải với độ phủ thường từ 20 -25%, chủ yếu là san hô cứng. Đây được xem là một trong hai nơi có rạn san hô phát triển ở phía nam tỉnh Quảng Nam, là nơi có hệ động thực vật biển phong phú. Khu vực này nằm trong vùng biển huyện Núi Thành đã xác định được 225 loài cá thuộc 96 giống và 35 họ [25]. Trước đây, việc đánh bắt tại xã Tam Hải và các xã lân cận tăng nhanh đặc biệt là đánh bắt tôm hùm và việc sử dụng các hình thức đánh bắt huỷ diệt (bao gồm sử dụng thuốc nổ và giã cào). Điều đó đã làm giảm trầm trọng nguồn lợi, làm suy thoái các vùng rạn san hô và ảnh hưởng nhiều tới kế sinh nhai của người dân ven biển.

Bảng 3.1: Các yếu đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành

Tháng Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ TB (0C) Nhiệt độ tối cao TB(0C) Nhiệt độ tối thấp TB(0C) Lƣợng mƣa TB (mm) Độ ẩm TB (%) I 135 23,15 24.8 19.3 105 89 II 150 24,4 26.3 20.2 40 88 III 210 26,75 28.8 21.6 38 86 IV 225 29,15 31.6 23.7 55 84 V 225 28,2 33.2 24.9 100 80 VI 237 31,45 34.0 25.4 106 77 VII 251 31,65 34.2 25.3 50 66 VIII 233 31,55 33.8 25.2 95 77 IX 191 29,35 31.4 24.4 290 85

X 154 27,25 28.8 23.2 720 88

XI 109 25,3 26.7 21.9 600 88

XII 83 22,8 24.4 19.8 360 90

TB

Năm 183,6 27,6 29.8 22.9 213,3 83,2

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm huyện Núi Thành-tỉnh Quảng Nam, năm 2010)[5]

Nhìn chung, chế độ khí hậu ở xã Tam Hải tương đối thuận lợi cho việc sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển. Tuy nhiên, đối với nuôi trồng thủy sản nước lợ, điều kiện khí hậu chỉ thích hợp trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9, các tháng còn lại thường xảy ra thiên tai như bão, lụt nên khó có thể nuôi được hoặc tạo điều kiện thích hợp cho các loại virus phát triển dễ gây ra tình trạng dịch bệnh xảy ra hàng loạt.

b. Nguồn nhân lực - Dân số và lao động:

Nhu cầu và khả năng của con người thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Vì vậy, sự thay đổi về số lượng và tỷ lệ dân số theo độ tuổi và theo giới tính qua các năm liên quan tới phát triển kinh tế-xã hội ở một địa phương. Cơ cấu dân số của xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Số hộ và dân số xã Tam Hải

Chỉ số ĐVT Tổng

Nam (%) 50,04

Nữ (%) 49,96

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,25

Mật độ dân số (Người/km2) 415

(Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tam Hải giai đoạn 2011-2015,năm 2011)

Bảng 3.2 cho thấy mật độ dân số của xã tương đối cao là 415 người/km2, so với mật độ dân số toàn huyện năm 2010 (259 người/km2

) cao gấp 1,6 lần. Trong khi đó cân bằng giới nghiêng về phía nam chiếm 50,04%, con số này cho thấy sự chênh

lệch về giới không quá cao. Kết quả điều tra cũng cho thấy cân bằng giới nghiêng về phía nam, chiếm tỷ lệ 52,03% chứng tỏ sự chênh lệch giữa số liệu điều tra và số liệu thống kê của xã không quá khác biệt. Số khẩu bình quân/hộ gia đình của toàn xã là 4,1 người, trong đó thôn Thuận An có số khẩu trung bình nhỏ nhất chỉ đạt 3,53 người và thôn có số khẩu cao nhất là thôn Đông Tuần đạt 4,39 người. Đạt được kết quả này trước tiên là do nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình ngày càng được cải thiện. Họ dần nhận thấy được sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên biển là thiếu bền vững và không ổn định theo thời gian nên để đảm bảo cho cuộc sống người dân cần thay đổi suy nghĩ.

Bảng 3.3: Dân số và lao động các thôn (n=96)

Thôn Số hộ (hộ) Dân số (ngƣời) Số khẩu bình quân(%) Tỷ lệ lao động (%) Thuận An 422 1493 3,53 56,67 Đông Tuần 690 2436 4,39 47,97 Long Thạch Đông 363 1297 4,31 44,93 Bình Trung 329 1145 3,79 49,06 Xuân Mỹ 152 560 4 35 Long Thạch Tây 87 283 4 41,67 Tân Lập 282 1185 4,38 42,11 Toàn xã 2325 8399 4,1 47,21

Tỷ lệ lao động trung bình toàn xã là 47,21% cho thấy số người tham gia cao. Nhưng so với số người trong độ tuổi lao động của xã (63,9%) thì chỉ có 73,88% số người ở độ tuổi lao động tham gia lao động. Tỷ lệ phụ thuộc cao (chiếm 52,79%) trong khi đó nhiều người hết “tuổi lao động” nhưng vẫn còn khỏe mạnh và vẫn tham gia vào sản xuất. Số liệu này cho thấy “gánh nặng” cho người lao động tương đối cao. Ngoài ra, do đặc thù của ngành nghề thủy sản là phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên lực lượng lao động vẫn có khoảng thời gian thất nghiệp trong năm, thường từ tháng 9 đến tháng 12.

Lực lượng lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng nhiều người ở độ tuổi lao động vẫn chưa có công ăn việc

làm. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tìm kiếm công ăn việc làm nhằm giảm tỷ lệ lao động “nhàn rỗi” của xã, đặc biệt đối với phụ nữ, và tăng nguồn thu nhập, giảm bớt “gánh nặng” cho người lao động.

- Trình độ học vấn:

Trình độ học vấn là một chỉ số quan trọng để phản ánh trình độ của người dân, bởi vì trình độ này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, ứng dụng kiến thức và công nghệ vào sản xuất.

Bảng 3.4: Trình độ học vấn các hộ gia đình xã Tam Hải (n=96) Trình độ học

vấn Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III Trên cấp III

Tỷ lệ (%) 1,07 19,47 45,6 25,07 8,8

Nhìn chung mặt bằng dân trí của người dân toàn xã còn thấp, tỷ lệ người có học vấn cấp I và cấp II toàn xã đạt 65,07%. Những năm trước đây, đa số học sinh học hết cấp II đều tham gia lao động hoặc nghỉ học do điều kiện đi lại hay kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, nhờ nhận thức được vai trò của việc học, nhiều hộ đã cho con em đi học hết cấp III và cả đại học, cao đẳng. Tỷ lệ người học cấp III lên đến 25,07%. Năm 2011 toàn xã có 91 học sinh trúng tuyển và theo học ở các trường cao đẳng, đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Trong số đó, thôn Long Thạch Đông và thôn Tân Lập có tỷ lệ người học cấp III cao nhất khoảng 36%, thôn Xuân Mỹ chỉ chiếm một tỷ lệ thấp là 5%. Tỷ lệ này đa phần thuộc về lực lượng lao động trẻ, là nguồn nhân lực để cải thiện kinh tế của địa phương trong tương lai. Bên cạnh đó, tỷ lệ mù chữ trong người dân vẫn còn khá cao, chiếm đến 1,07%. Tỷ lệ này phần lớn thuộc về người trên tuổi lao động.

Trình độ của người dân trong độ tuổi lao động là động lực chính để phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ hoc vấn của người dân trong độ tuổi lao động còn thấp và được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.1: Trình độ học vấn của người trong độ tuổi lao động (n=96)

Hình 3.1 cho thấy tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có trình độ học vấn cấp II của cả 7 thôn đều cao, trong đó thôn Thuận An chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 60,87%. Trong khi Thôn Tân Lập lại có tỷ lệ người có trình độ học vấn cấp III cao nhất chiếm 47,37%. Tỷ lệ mù chữ ở độ tuổi lao động của 2 thôn Đông Tuần và thôn Bình Trung chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,15% và 2,44%.

Thêm vào đó, đa số người lao động của xã đều chưa hề qua lớp kĩ năng chính thức nào, chỉ có một bộ phận nhỏ giáo viên cũng như cán bộ viên chức được đào tạo chuyên môn. Theo số liệu điều tra đội ngũ cán bộ của xã, đa số đều được học qua các lớp tập huấn do huyện tổ chức và một số cán bộ tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng. Toàn xã có khoảng 11,34% người đã và đang học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học nhưng đa số những người tốt nghiệp đều đi làm việc ở địa phương khác.

Các số liệu trên cho thấy nguồn lao động của xã dồi dào nhưng trình độ học vấn của người lao động còn chưa cao nên khả năng tiếp cận nguồn tri thức mới còn hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc đi lại khó khăn; điều kiện học tập, điều kiện kinh tế của người dân còn thấp. Tuy nhiên, người dân đã nhận thức

được tầm quan trọng của việc cho con em đến trường nên trong những năm gần đây tỷ lệ học sinh học hết cấp III và cao đẳng, đại học tăng lên tạo điều kiện để phát triển kinh tế của địa phương.

Để khuyến khích việc học tập và tạo điều kiện cho người dân đưa con em tới trường, chính quyền xã đã có những hoạt động như vận động toàn dân đưa trẻ đến trường, thành lập quỹ khuyến học, cho sinh viên vay vốn học tập...Chính nhờ vậy, thống kê năm 2011 cho thấy tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%, tốt nghiệp tiểu học đạt 99,84%, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%. Bên cạnh đó, các trường đang bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn bài giảng, tiến tới tiếp cận giảng bài bằng giáo án điện tử giúp cho việc tiếp cận thông tin được nhanh hơn và giúp cho học sinh có những kĩ năng học tập tốt.

Tuy trình độ học vấn còn thấp nhưng người dân đã sớm nhận thức được các vấn đề về suy giảm nguồn lợi cũng như các vấn đề về môi trường. Những năm trước đây hiện tượng khai thác hủy diệt bằng thuốc nổ vẫn còn diễn ra gây hủy hoại môi trường sinh thái của rạn san hô nhưng hiện nay không còn tiếp diễn. Người dân hăng hái cùng với Chi Cục Thủy sản Quảng Nam và Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) tham gia thành lập khu Bảo vệ Rạn Dứa vào năm 2006 nhằm bảo vệ rạn san hô và nguồn lợi sinh vật biển của vùng.

c. Nguồn lực xã hội:

Nguồn lực xã hội là một nguồn lực tiêu biểu có ảnh hưởng lớn đến sinh kế của hộ gia đình. Ở cấp xã, liên quan đến các hoạt động sinh kế có các phòng chức năng liên quan là Phòng địa chính và Phòng kinh tế. Tuy nhiên lực lượng cán bộ ít (mỗi phòng chỉ có 2 cán bộ) và không có cán bộ chuyên trách cho từng lĩnh vực nên việc triển khai các chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Nói chung, các hoạt động sinh kế của người dân được liên hệ mật thiết với các chi hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. Trong số này, Hội phụ nữ và Hội nông dân có nhiều đóng góp và thể hiện rõ vai trò của hội.

Ban chấp hành gồm 11 cán bộ, có 7 Chi hội gồm 945 hội viên. Ngoài việc tham gia hoạt động xã hội như các lễ hội hoặc các cuộc thi thể thao và tổ chức các buổi tập huấn, hội còn truyền đạt chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước tới người dân. Hội cũng hợp tác với Ngân hàng chính sách và cho thành viên vay tiền làm vốn hỗ trợ sản xuất với lãi xuất ưu đãi. Hiện nay, hầu hết các hộ là thành viên của hội Nông dân và thành viên của hội chủ yếu là nam giới [12].

Với vai trò là Hội Nông dân nhưng do đặc thù kinh tế của xã là ngư nghiệp nên hội chủ yếu tập trung vào công tác khuyến ngư cho người dân. Tuy nhiên, việc tập huấn cho người dân không thường xuyên, trung bình 1 năm chỉ họp hội khoảng 4-5 lần nên hiệu quả đem lại chưa cao. Bên cạnh đó, việc vay vốn của người dân còn chậm chạp mang tính thủ tục nên nhiều hộ chưa vay được vốn. Việc khuyến khích người dân khai thác xa bờ nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của xã nhưng các chính sách hỗ trợ còn hạn chế dẫn đến nhiều hộ chưa mạnh dạn trong việc vay vốn đầu tư.

- Hội Phụ nữ:

Ban chấp hành gồm 11 cán bộ với 7 Chi hội trực thuộc gồm 1.211 hội viên tham gia các phong trào tại địa phương. Hội có vai trò phối hợp với các cơ quan nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ, đảm bảo vai trò tham gia vào đời sống xã hội của phụ nữ, tư vấn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh đó hội còn tổ chức các buổi tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi cho phụ nữ và phối hợp với các tổ chức khác thực hiện cho vay vốn tín dụng phục vụ cho hoạt động sinh kế [8].

Ở địa phương, phụ nữ chủ yếu là buôn bán nhỏ, lao động thủ công như làm thảm xơ dừa, bắt ốc, một số đông lao động là nội trợ, thiếu việc làm nên điều kiện tham gia các hoạt động xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Do đó việc trao đổi nâng cao nhận thức còn hạn chế, tiếp thu những kiến thức mới không kịp thời. Kinh phí của hội còn hạn chế nên việc thuyết phục phụ nữ tham giavào các ngày lễ phụ nữ còn khó khăn vì họ không có thời gian và tiền bạc.

Tuy lực lượng của các hội tương đối đông nhưng sự tham gia của người dân còn mang tính thụ động trong các hoạt động của hội. Thực tế cho thấy sự tham gia

của người dân còn mang tính hình thức, chưa nêu bật được vai trò của hội đối với việc phát triển kinh tế địa phương.

Bảng 3.5: Tỷ lệ tham dự các cuộc tập huấn của các hộ điều tra (n=96) Tình hình tập huấn Hộ tham gia Hộ không tham gia

Số hộ 47 49

Tỷ lệ (%) 48,96 51,04

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 96 hộ điều tra chỉ có 47 hộ tham gia vào các chi hội chiếm 48.96%. Con số này chỉ ra rằng người dân chưa nhận thấy được


Một phần của tài liệu SINH KẾ XÃ ĐẢO TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 -48 )

×