Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 100)

Số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel. Thông tin được xử lý theo từng nội dung dựa trên phiếu câu hỏi điều tra. Việc sắp xếp và xử lý thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu với nguồn dữ liệu khác và trên cở sở đó tập hợp lại viết thành báo cáo.

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế-xã hội xã Tam Hải

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Tam Hải là xã nằm phía Đông của huyện Núi Thành, có chiều dài bờ biển khoảng 10km, có hệ thống sông Trường Giang bao bọc ở phía tây và 3 mặt giáp biển [22]. Với vị trí như vậy, xã Tam Hải gặp nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế- xã hội so với các vùng khác trong huyện, tuy nhiên đó lại là lợi thế để phát triển kinh tế biển của xã.

b. Đặc điểm khí tượng thủy văn

Xã Tam Hải mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa; các chỉ số khí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân. Cụ thể:

+ Nhiệt độ trung bình năm : 26,40C + Lượng mưa trung bình hàng năm : 2.490 mm + Lượng bốc hơi trung bình : 1.160 mm + Độ ẩm không khí trung bình : 82%

Nhiệt độ cao kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 do chịu sự chi phối của gió tây nam và gió đông nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7. Nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm saumang đặc điểm của gió đông bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12,chiếm 80% lượng mưa cả năm. Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến xã. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt [24]. Đây là điều kiện không thuận lợi cho phát triển kinh tế biển của xã và gây trở ngại lớn trong việc đi lại của người dân.

Xã Tam Hải có hệ thống sông ngòi chảy qua gồm sông Tam Kỳ, sông Trường Giang, sông Ba Túc, sông An Tân, sông Trâu. Các con sông này đều bắt nguồn từ phía tây, tây bắc chảy về phía đông đổ ra biển qua cửa An Hòa và cửa Lở. Các sông đều có lưu vực nhỏ từ 50 đến 100 km², độ dốc lớn, chiều dài từ 20 đến 40 km, lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Trong đó, chế độ thủy văn của xã chịu tác động lớn nhất từ hoạt động của hệ thống sông Trường Giang. Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, sông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc đổ ra biển tại Cửa Đại - Hội An, phía Nam đổ ra biển tại cửa An Hoà, cảng Kỳ Hà, Núi Thành. Do ảnh hưởng của thủy triều từ hai cửa nên lưu lượng trong sông thay đổi, lúc âm (chảy ngược–dòng chảy từ cửa An Hoà về phía cửa Đại), lúc dương (chảy xuôi– dòng chảy từ cửa Đại về phía cửa An Hoà). Lưu lượng trong sông rất nhỏ, chỉ vài chục m3/s. Riêng sông Trường Giang tại huyện Núi Thành có chiều dài khoảng 23,4km, bắt đầu sông tại xã Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Hiệp, Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải chảy ra cửa Lở hoặc cửa An Hoà. Hiện tại đoạn sông này đang diễn ra các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, lượng tàu thuyền qua lại ở khu vực này rất nhiều[4].

c. Điều kiện thổ nhưỡng và địa hình

Xung quanh xã được bao bọc bởi biển và sông Trường Giang, toàn xã có 07 thôn trong đó có 5 thôn đất liền và 2 thôn ốc đảo (Thôn Xuân Mỹ và Long Thạnh Tây). Địa hình của xã tương đối bằng phẳng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển và có nhiều đầm phá. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản của xã.

Bên cạnh đó, vùng này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m như đảo hòn Dứa, Bàn Than...Tuy nhiên, địa chất của xã khá phức tạp với nhiều tầng đá như hệ tầng đá biến chất Cambri sớm, hệ tầng đá phun trào bazan và đá trầm tích núi lửa Plixoen – Pleixtoxen hạ, hệ tầng trầm tích Đệ Tứ [4]. Bên cạnh điều kiện thuận lợi như vậy, vẫn tồn tại những điểm không thuận lợi như đất cằn cỗi và bị mặn hóa không thích hợp cho các loại cây trồng. Do vậy, ở xã chủ yếu

là trồng các loại cây chắn sóng, chắn gió và trồng rừng. Đất cát chiếm diện tích lớn nhất trong thành phần đất đai của khu vực này.

3.1.2 Hiện trạng kinh tế-xã hội xã Tam Hải [23]

Xã Tam Hải với đặc trưng là một xã đảo nên hoạt động kinh tế chính chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên biển. Bên cạnh đó, đời sống xã hội của người dân cũng mang đậm nét truyền thống của cộng đồng ngư dân vùng ven bờ.

a. Hiện trạng các hoạt động sản xuất ở địa phương

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của huyện Núi Thành, xã Tam Hải cũng ngày càng phát triển và từng bước thay đổi. Đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo ở xã giảm đi, trong đó vấn đề đáng quan tâm là nhận thức và trình độ học vấn của người dân được nâng cao đáng kể. Chính điều này tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế-xã hội của xã trong tương lai. Các hoạt động sinh kế ở xã bao gồm:

- Khai thác thủy sản:

Khai thác thủy sản là ngành kinh tế chính của xã Tam Hải, số hộ tham gia vào hoạt động khai thác chiếm tỷ lệ cao. Hoạt động sản xuất ngư nghiệp tập trung ở khu vực kinh tế hộ gia đình. Nhờ phát triển các phương tiện đánh bắt xa bờ, trang bị các thiết bị hiện đại nên so với năm 2010 sản lượng khai thác của xã tăng lên đáng kể đóng góp tỷ lệ lớn vào kinh tế địa phương.

- Nuôi trồng thủy sản:

Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở xã đã được phát triển từ nhiều năm trước, nhiều diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá để phục vụ cho nuôi tôm. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh bùng phát nhiều diện tích mặt nước bị bỏ hoang. Tính đến năm 2011, toàn xã có 138 ha phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng do hiệu quả đem lại cao.

- Trồng trọt:

Do diện tích đất nông nghiệp bé và không có hệ thống kênh mương thoát nước phục vụ tưới tiêu nên hoạt động sản xuất nông nghiệp ở xã kém phát triển. Bên cạnh

đó, hằng năm toàn xã lại mất đi một diện tích lớn đất nông nghiệp do xói lở. Người dân ở xã chủ yếu trồng rừng và trồng các loại cây màu để phục vụ bữa ăn.

- Chăn nuôi:

Chăn nuôi được xem như một nghề phụ ở địa phương để tăng thêm thu nhập của người dân. Đối tượng nuôi chủ yếu của bà con là các loài gia cầm: gà, vịt và gia súc: lợn, bò. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi thấp do người dân chỉ nuôi ở quy mô nhỏ trong khi đó tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

- Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

Ngành này chỉ mới phát triển ở địa phương trong một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên do đặc trưng kinh tế của địa phương và điều kiện phát triển nên số hộ tham gia vào hoạt động này còn thấp. Hoạt động bao gồm các ngành: triền đà, nước đá, xưởng may, cơ khí và xây dựng.

- Thương mại, vận tải và dịch vụ:

Hoạt động vận tải, dịch vụ ở địa phương ngày càng phát triển phục vụ nhu cầu trao đổi, vận chuyển hàng hóa của người dân. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu: buôn bán tạp hóa, buôn bán các mặt hàng thủy hải sản và thiết bị phục vụ tàu cá. Sự phát triển của ngành này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề thủy sản ở xã.

b. Hiện trạng các hoạt động xã hội ở địa phương

- Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục ở địa phương được quan tâm hàng đầu được thể hiện qua các phong trào thi đua và kết quả đạt được. Để khuyến khích tinh thần học tập ở xã nhiều phong trào được thực hiên như: tổ chức ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường, tổ chức các cuộc thi thông qua các sân chơi...Tính đến năm 2011 toàn xã có 3 trường đào tạo 3 cấp bậc: trường Mẫu giáo bán công Sao Biển, trường Tiểu học Trần Phú, trường Trung học Trần Quý Cáp.

- Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đẩy mạnh. Trong đó đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh như phòng chống sốt xuất huyết. Các vấn đề về vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường đã được đưa vào giáo dục trong các lớp ngoại khóa. Trạm y tế xã phối hợp với ngành chức năng

thường xuyên tổ chức kiểm tra VSATTP và vận động người dân xây dựng các công trình vệ sinh và sử dụng nguồn nước sạch.

- Văn hóa: Cũng như các cộng đồng ven biển khác, phong tục của cộng đồng xã đảo Tam Hải cũng có những nét tương đồng như: thờ cúng cá Ông, có lễ hội cầu ngư... Đây là những nét văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời cần được lưu giữ. Bên cạnh các lễ hội, các hoạt động thể thao, văn hoá văn nghệ cũng được tổ chức nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

- An ninh quốc phòng: An ninh chính trị trong năm 2011 tương đối ổn định. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc và công tác bảo đảm an toàn giao thông được thực hiện có hiệu quả.

3.2 Cơ sở cho các hoạt động sinh kế

3.2.1 Các nguồn lực tạo nên hoạt động sinh kế

a. Nguồn lực tự nhiên

Theo báo cáo của UBND xã Tam Hải năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 1.560,7 ha, được phân bố như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp : 87,65 ha - Diện tích đất lâm nghiệp : 212,7 ha - Diện tích mặt nước : 829,3 ha - Diện tích đang phát triển du lịch : 9,07 ha - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản : 138 ha - Diện tích đất chưa sử dụng : 283,98 ha

Trên địa bàn toàn xã có gần 500 ha diện tích mặt nước (bao gồm hồ, ao, sông do xã quản lý), trong đó một diện tích lớn được đại bộ phận cư dân nuôi trồng thủy sản và sản xuất diêm nghiệp sử dụng. Trong 3 năm trở lại đây, sự bùng nổ của hoạt động nuôi tôm trên cát dẫn đến diện tích đất sử dụng cho hoạt động này tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, tiềm năng diện tích mặt nước của xã vẫn chưa được khai thác hết, nhiều diện tích ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang do dịch bệnh bùng phát cũng như người dân thiếu kĩ thuật và vốn để sản xuất; trong khi diện tích rừng ngập mặt bị chặt phá để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản lại rất lớn. Điều đó chỉ ra rằng việc

phát triển nuôi trồng thủy sản ở xã thiếu tính bền vững, chỉ mang tính bùng phát. Trong khi đó chính sách phát triển của xã lại khuyến khích hoạt động nuôi trồng thủy sản vì hoạt động này đem lại nguồn thu lớn cho địa phương mà không xét đến tính bền vững của nghề này.

Nguồn nước sử dụng cho các mục đích ở xã đa số là từ nước ngầm do các hộ gia đình tự khai thác. Tuy nhiên, đến nay trữ lượng nước ngầm ở xã vẫn chưa được đánh giá và chưa có các biện pháp sử dụng hợp lý.

Xã Tam Hải có nhiều đảo nhỏ xung quanh: Rạn Dứa, hòn Mang, hòn Khô... Trong đó, Rạn Dứa là một trong những rạn san hô phát triển ở vùng bờ xã đảo Tam Hải với độ phủ thường từ 20 -25%, chủ yếu là san hô cứng. Đây được xem là một trong hai nơi có rạn san hô phát triển ở phía nam tỉnh Quảng Nam, là nơi có hệ động thực vật biển phong phú. Khu vực này nằm trong vùng biển huyện Núi Thành đã xác định được 225 loài cá thuộc 96 giống và 35 họ [25]. Trước đây, việc đánh bắt tại xã Tam Hải và các xã lân cận tăng nhanh đặc biệt là đánh bắt tôm hùm và việc sử dụng các hình thức đánh bắt huỷ diệt (bao gồm sử dụng thuốc nổ và giã cào). Điều đó đã làm giảm trầm trọng nguồn lợi, làm suy thoái các vùng rạn san hô và ảnh hưởng nhiều tới kế sinh nhai của người dân ven biển.

Bảng 3.1: Các yếu đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành

Tháng Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ TB (0C) Nhiệt độ tối cao TB(0C) Nhiệt độ tối thấp TB(0C) Lƣợng mƣa TB (mm) Độ ẩm TB (%) I 135 23,15 24.8 19.3 105 89 II 150 24,4 26.3 20.2 40 88 III 210 26,75 28.8 21.6 38 86 IV 225 29,15 31.6 23.7 55 84 V 225 28,2 33.2 24.9 100 80 VI 237 31,45 34.0 25.4 106 77 VII 251 31,65 34.2 25.3 50 66 VIII 233 31,55 33.8 25.2 95 77 IX 191 29,35 31.4 24.4 290 85

X 154 27,25 28.8 23.2 720 88

XI 109 25,3 26.7 21.9 600 88

XII 83 22,8 24.4 19.8 360 90

TB

Năm 183,6 27,6 29.8 22.9 213,3 83,2

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm huyện Núi Thành-tỉnh Quảng Nam, năm 2010)[5]

Nhìn chung, chế độ khí hậu ở xã Tam Hải tương đối thuận lợi cho việc sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển. Tuy nhiên, đối với nuôi trồng thủy sản nước lợ, điều kiện khí hậu chỉ thích hợp trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9, các tháng còn lại thường xảy ra thiên tai như bão, lụt nên khó có thể nuôi được hoặc tạo điều kiện thích hợp cho các loại virus phát triển dễ gây ra tình trạng dịch bệnh xảy ra hàng loạt.

b. Nguồn nhân lực - Dân số và lao động:

Nhu cầu và khả năng của con người thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Vì vậy, sự thay đổi về số lượng và tỷ lệ dân số theo độ tuổi và theo giới tính qua các năm liên quan tới phát triển kinh tế-xã hội ở một địa phương. Cơ cấu dân số của xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Số hộ và dân số xã Tam Hải

Chỉ số ĐVT Tổng

Nam (%) 50,04

Nữ (%) 49,96

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,25

Mật độ dân số (Người/km2) 415

(Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tam Hải giai đoạn 2011-2015,năm 2011)

Bảng 3.2 cho thấy mật độ dân số của xã tương đối cao là 415 người/km2, so với mật độ dân số toàn huyện năm 2010 (259 người/km2

) cao gấp 1,6 lần. Trong khi đó cân bằng giới nghiêng về phía nam chiếm 50,04%, con số này cho thấy sự chênh

lệch về giới không quá cao. Kết quả điều tra cũng cho thấy cân bằng giới nghiêng về phía nam, chiếm tỷ lệ 52,03% chứng tỏ sự chênh lệch giữa số liệu điều tra và số liệu thống kê của xã không quá khác biệt. Số khẩu bình quân/hộ gia đình của toàn xã là 4,1 người, trong đó thôn Thuận An có số khẩu trung bình nhỏ nhất chỉ đạt 3,53 người và thôn có số khẩu cao nhất là thôn Đông Tuần đạt 4,39 người. Đạt được kết quả này trước tiên là do nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình ngày càng được cải thiện. Họ dần nhận thấy được sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên biển là thiếu bền vững và không ổn định theo thời gian nên để đảm bảo cho cuộc sống

Một phần của tài liệu sinh kế xã đảo tam hải, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)