Cải thiện, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của đô THỊ HOÁ đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế tại hà nội (Trang 29 - 31)

IV – Giải pháp cho các tác động tiêu cực của đô thị hoá lên việc tăng trưởng kinh tế đô thị tại Hà Nội.

4.1.Cải thiện, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.

- Đô thị phát triển thiếu quy hoạch, từ đó dẫn tới 1 số đô thị thiếu hoặc kém về hạ tầng. Vì vậy quy hoạch cần có sự đồng bộ, chất lượng các đồ án quy hoạch cũng phải được nâng cao và thống nhất giữa các cấp. Kêu gọi thêm vốn đầu tư để xây thêm cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu sao cho phù hợp.

- Căn cứ vào thực tiễn của Hà Nội, định hướng đến năm 2025, thành phố sẽ có thêm 5 huyện lên thành quận (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức). UBND thành phố đã chỉ đạo 5 huyện trên song song với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, kết hợp với việc xây dựng các tiêu chí xã lên phường, huyện lên quận, nhằm định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị hóa, từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.

Bên cạnh đó, thành phố chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng nông thôn mới theo định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư; gắn với mục tiêu, định hướng tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từng bước tạo điều kiện môi trường sử dụng tối đa lao động trên địa bàn huyện; hình thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp huyện phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gần với điều kiện sống người dân đô thị. Với sự chỉ đạo tập trung của UBND thành phố, đến nay, 5 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức) đã được UBND thành phố phê duyệt đề án đầu tư, xây dựng huyện thành quận đến năm 2020. Các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020 đối với 5 huyện phấn đấu thành quận đã cơ bản đáp ứng theo quy định. Thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục rà soát, nghiên cứu, lựa chọn các huyện để chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa nhằm tiến tới xây dựng các huyện phấn đấu trở thành quận vào những giai đoạn tiếp theo.

- Triển khai Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống thoát nước, các trạm bơm đầu mối, các nhà máy xử lý nước thải chính được thành phố xác định ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020, đã có nhiều dự án được triển khai theo quy hoạch phê duyệt với tổng mức đầu tư 34.254 tỷ đồng. Các dự án thoát nước, xử lý nước thải đã và đang triển khai thi công được đẩy nhanh hoàn thiện theo đúng tiến độ được giao

như dự án: Cụm công trình đầu mối Yên Nghĩa (giai đoạn 1), cống hóa kênh mương Lạc Trung, cải tạo thoát nước phố Thanh Đàm, quận Hoàng Mai…

Đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư, các đơn vị được giao nhiệm vụ cũng khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để khởi công như: Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giai đoạn 1); thoát nước phía Tây Nam quận Hà Đông; xây dựng, nâng cấp trạm bơm Phương Trạch, Đông Anh… Thành phố cũng đã ban hành được Quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố. Đến nay, hệ thống thoát nước Hà Nội đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước khu vực nội thành thuộc khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu với diện tích 77,5km2 (gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai Tây Hồ và một phần các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân) có thể giải quyết được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ 300mm/2ngày. Còn các khu vực khác chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước như khu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, khu vực Long Biên, quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, một phần Bắc Từ Liêm và các khu vực đô thị mới vẫn còn tình trạng úng ngập cục bộ khi có mưa lớn.

Về giải pháp giải quyết các điểm úng ngập, trước hết, đối với các hầm chui trên tuyến Đại lộ Thăng Long, thành phố đã Hà Nội đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội lắp đặt các trạm bơm trạm công suất phù hợp để chủ động phòng chống ngập lụt đảm bảo an toàn giao thông. Tại các khu đô thị, hiện nay chưa có giải pháp thoát nước triệt để giải quyết úng ngập. Do đó, các chủ đầu tư cần chủ động tăng cường lắp đặt và chủ động vận hành hệ thống bơm hút cưỡng bức để hạn chế tình trạng úng ngập; Về lâu dài, các cụm công trình đầu mối như Yên Nghĩa (trạm bơm 120m3/s và cải tạo hệ thống kênh mương); Liên Mạc (giai đoạn 1 trạm bơm 70m3/s) cần phải sớm được đầu tư; hoàn thiện theo quy hoạch, mực nước sông Nhuệ được kiểm soát theo thiết kế mới có thể giải quyết triệt để tình trạng úng ngập khu vực hữu Nhuệ và quận Hà Đông. Vùng phía Bắc Hà Nội, kết hợp một phần tiêu thoát nước tự chảy với bơm tiêu đô thị và thủy lợi ra sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ bao gồm các lưu vực thoát nước đô thị Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn với 16 trạm bơm, tổng công xuất 402.200m3 /s cũng cần được thành phố quan tâm, tập trung nguồn lực đầu tư để có thể khắc phục tình trạng úng ngập mỗi khi có mưa lớn tại khu vực này.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của đô THỊ HOÁ đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế tại hà nội (Trang 29 - 31)