Cải thiện điều kiện an sinh xã hội, điều kiện sống.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của đô THỊ HOÁ đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế tại hà nội (Trang 33 - 34)

IV – Giải pháp cho các tác động tiêu cực của đô thị hoá lên việc tăng trưởng kinh tế đô thị tại Hà Nội.

4.4. Cải thiện điều kiện an sinh xã hội, điều kiện sống.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Trước những tồn tại hạn chế được chỉ ra, Ban Văn hóa - Xã hội đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần có chính sách tháo gỡ khó khăn về cơ chế đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu và tiến độ, kịp thời đáp ứng với yêu cầu thực tế; trang thiết bị vật tư tiêu hao phù hợp với lộ trình tự chủ của các đơn vị khám chữa bệnh. Cần ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;. Hỗ trợ việc cung cấp phần mềm quản lý bệnh viện dùng chung trên địa bàn Thành phố, xây dựng hệ thống mạng thông tin hoàn thiện, thường xuyên cập nhật đáp ứng yêu cầu đề ra.

Cùng với đó, cần xây dựng hướng dẫn quản lý tài sản công theo quy định của Chính phủ tạo điều kiện cho các đơn vị y tế công lập chủ động trong quá trình xây dựng và triển khai đề án xã hội hóa liên doanh, liên kết phát triển hoạt động dịch vụ. Thành phố tiếp tục quan tâm đầu tư mới và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo cho các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng 18 Bệnh viện để đến năm 2022 hoàn thành chỉ tiêu số giường bệnh/vạn dân.

Lên án và bài trừ hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy vai trò tham gia của doanh nghiệp

- chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong thực thi là rất quan trọng. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đã quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác phối hợp và hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật. Sự liên minh giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa. Doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá của mình, không nên coi việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu

cần chủ động gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ.

Đối với người tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn chống lại hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước. Việt Nam hiện nay cần phải thiết lập một cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Theo đó, nhà sản xuất cần bỏ kinh phí để thông báo đến người tiêu dùng nhằm phân biệt hàng thật của mình với hàng giả và có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu dùng phát hiện ra hàng nhái, hàng giả. Hơn nữa, cũng nên có một hành lang pháp lý do Hội bảo vệ người tiêu dùng lập ra để bảo vệ người tiêu dùng sau khi mua hàng.

“Để quản lý tốt vấn đề an toàn thực phẩm tại các chợ hiện nay chúng ta, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra, xét nghiệm lấy mẫu phân tích. Bên cạnh đó cần cải tạo nâng cấp hệ thống điện, nước để phục vụ cho các hộ kinh doanh; đồng thời tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm tại các chợ cho đội ngũ cán bộ quản lý và hộ kinh doanh để nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm”.

Thường xuyên tuyên truyền để nâng cao trách nhiệm của người kinh doanh thực phẩm; đồng thời tuyên truyền để người tiêu dùng nhận thức một cách đầy đủ về các mối nguy hại khi sử dụng thực phẩm không đảm bảo, coi trọng sức khỏe bản thân và bảo vệ sức khỏe cho gia đình để từ đó có nhận thức tốt hơn về thực phẩm an toàn và đưa ra sự lựa chọn hợp lý.

Song song với những giải pháp trên cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người kinh doanh trong chợ bằng việc khuyến khích ký cam kết không buôn bán hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó tăng cường đội ngũ nhân lực kiểm tra, giám sát chặt chẽ; đồng thời đầu tư trang thiết bị phục vụ truy xuất nguồn gốc hàng hóa ra vào các chợ để các chợ truyền thống hiện nay không chỉ giữ được nét truyền thống đặc trưng mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của đô THỊ HOÁ đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế tại hà nội (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w