Đạo đức nghề nghiệp trong của công ty chứng khoán được hiểu là các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử như: tính trung thực, cẩn trọng, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật....
Trang 1Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán.
I Một số vấn đề cơ bản về đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán
1 Một số khái niệm
1.1 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là những chuẩn mực ứng xữ chung giữa người và người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.( Đoạn 3 điều 128 BLDS 2005)
1.2 Khái niệm kinh doanh
Là việc thực hiện liên tục, một số tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.(khoản 2 điều 4 luật DN 2005)
1.3 Đạo đức nghề nghiệp:
Đạo đức nghề nghiệp được hiểu là các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử như: tính trung thực, cẩn trọng, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật được duy trì thực hiện và đề cao đối với toàn thể cán bộ nhân viên Công ty
Đạo đức nghề nghiệp trong của công ty chứng khoán được hiểu
là các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử như: tính trung thực, cẩn trọng, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật được duy trì thực hiện và đề cao đối với toàn thể cán bộ nhân viên
1.4 Khái niệm đạo đức kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có
Trang 2tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn, kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp
Ví dụ: Bộ quy tắc của công ty Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.
(Ban hành kèm theo Quyết địn h số 69-2007/QĐ/NS/FPTS ngày 20/07/2007;Áp dụng nội bộ Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT)
2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
2.1 Tính trung thực:
Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh Nhất quán trong nói và làm Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết)
và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp Trung thực ngay với bản thân, không
hối lộ, tham ô, "chiếm công vi tư"
2.2 Tôn trọng con người:
- Đối với những người cộng sự và dưới quyền: Tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng
Trang 3phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác
- Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng
- Đối với đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích của đối thủ, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
2.3 Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt:
Trong mọi hoạt động của mình thì các nhân viên của công ty chứng khoán phải tuyệt đối giữ bí mật về hoạt động của mình Không được lợi dụng việc mình có được những thông tin quan trọng để chuộc lợi, gây thiệt hại cho khách hàng và công ty
2.4 Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị, công nhân viên chức Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi
tổ chức đó Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ
- Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động cuả họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm
Trang 4lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo Tâm lý này không khác tâm
lý thích "mua rẻ, bán đắt" của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải
có sự định hướng của đạo đức kinh doanh Tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế "Thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức Khẩu hiệu "Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có" chưa hẳn đúng!!
II Một số quy định chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp của công ty chứng khoán:
1 Những quy định chung
- Đủ trình độ và năng lực để thực hiện công việc đạt kết quả cao
- Đủ tiêu chuẩn hành nghề có nghĩa là phải làm việc theo đúng tiêu chuẩn và đúng quy trình công việc.( Quyết định 15/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế hành nghề chứng khoán)
- Thẳng thắn, trong sạch và công bằng
- Niềm tự hào về nghề nghiệp, làm việc theo đúng tiêu chuẩn công việc, không có những hành vi sai phạm và không cho người khác coi thường nghề nghiệp của mình
Như vậy có thể hiểu đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là tập hợp các chuẩn mực hành vi cách cư xử và ứng xử trong nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin cậy và niềm tự hào của nghề kinh doanh chứng khoán trong xã hội
2 Chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp
Trang 5a Đối với công ty thành viên
Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty thành viên bao gồm:
- Chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, các quy chế, quy định
của nghề KDCK.(Công văn 43/UBCK-VP của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán , ngày 24 tháng 01 năm 2007 )
- Phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu; Các thông tin cung cấp cho khách hàng phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, công bằng Tài sản của khách hàng phải được bảo quản tách bạch với tài sản của công ty Tránh sự xung đột về lợi ích giữa khách hàng và công ty thành viên Nếu có sự xung đột về lợi ích thì phải ưu tiên lợi ích của khách hàng trước, tránh việc trục lợi từ khách hàng thông qua các nghiệp vụ
- Phải chú tâm và cẩn trọng công việc: Công ty thành viên phải xây dựng quy trình chuẩn hoạt động, phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tuỵ và có trách nhiệm đối với công việc
- Tình hình tài chính lành mạnh, có cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm đảm bảo khả năng cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả cho khách hàng
Ngoài ra công ty thành viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với cơ quan quản lý nhà nước và phối hợp trong toàn ngành chứng khoán nhằm đảm bảo hoạt động của các công ty thành
Trang 6viên sẽ vì lợi ích chung của ngành chứng khoán và tuân thủ các quy định của nhà nước
b Đối với các cá nhân tham gia thị trường
Tuỳ theo từng nghề mà đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp khác nhau Nhìn chung yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân tham gia KDCk bao gồm:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế, quy định trên thị trường chứng khoán (không được thực hiện các hoạt động bị cấm
để kinh doanh trên thị trường chứng khoán, không tạo điều kiện giúp người khác vi phạm pháp luật)
- Tránh trường hợp vì mục tiêu trục lợi cá nhân gây ra những tác động xấu cho thị trường
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước và
cơ quan quản lý thị trường để phát hiện và loại bỏ các hiện tượng tiêu cực trên thị trưởng Đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả
Một số quy định chuẩn mực đạo đức của một số công ty chứng khoán
CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết địn h số 16/2008/QĐ-TGĐ ngày 07/01/2008
về việc ban hành Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp áp dụng nội bộ Công ty).
Trang 7Trong đó bao gồm 10 quy tắc ứng xử đối với nhân viên, cán bộ trong công ty đối với những lĩnh vực mà công ty làm việc cụ thể như sau:
1 Tuân thủ pháp luật, các quy trình, quy chế, quy định của Công ty:
Phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, Quy tắc ứng xử của Công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-HHKDCKVN ngày 22/11/2006 của Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam và các quy định về kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của Công ty
2 Luôn đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng và minh bạch trong hành nghề
Phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên
vị trong mọi hành động của mình;
Cán bộ, nhân viên của SHS không được nhận quà hoặc tặng quà,
dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng
kể tới các đánh giá nghề nghiệp của họ hoặc tới những người họ cùng làm việc;
Không được làm những công việc mà có cam kết nhận hay trả những khoản lợi ngoài những thu nhập thông thường;
Cán bộ, nhân viên của SHS không được sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho Công ty hay cá nhân và không dùng những thông tin nội bộ để hướng dẫn đầu tư cho khách hàng;
Trang 83 Đảm bảo năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng:
Ban lãnh đạo SHS có trách nhiệm tổ chức xây dựng quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn thống nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy và tinh thần trách nhiệm trong công việc Cán bộ, nhân viên của Công ty phải thực hiện công việc được giao với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự cẩn trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần;
Phải liên tục cập nhật những thay đổi trong nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán, kể cả việc ứng dụng công nghệ hay tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan;
4 Tuân thủ tính bảo mật:
Cán bộ, nhân viên của SHS phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình làm việc Không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình
5 Đảm bảo tư cách nghề nghiệp:
Cán bộ, nhân viên của SHS có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến
bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc; phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp
Trang 96 Tính bền vững về tài chính
Ban lãnh đạo Công ty có trách nhiệm đảm bảo cho công ty có địa vị tài chính tốt, có đủ nguồn vốn đáp ứng được mọi cam kết trong hoạt động kinh doanh cũng như mọi rủ ro có thể phát sinh trong qúa trình hoạt động kinh doanh
Các báo cáo tài chính của công ty phải đầy đủ, đúng với sự thật
7 Đảm bảo lợi ích chung của toàn ngành
Ban lãnh đạo Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội phải điều hành Công ty sao cho có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn ngành và phải đặt lợi ích chung của toàn ngành bên cạnh lợi ích riêng của Công ty
8 Quan hệ với các công ty đồng nghiệp
Các cán bộ, nhân viên của SHS phải tránh những hành vi mang tính chất vu khống lẫn nhau hoặc có những hành vi gây mất đoàn kết nội bộ Công ty và với các đồng nghiệp làm việc trong các Công ty, tổ chức khác
9 Mối quan hệ đối với các tổ chức quản lý
Các cán bộ, nhân viên của SHS, nhất là Ban lãnh đạo Công ty, phải cung cấp và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý mình
và phải cung cấp tất cả mọi thông tin, số liệu mà các cơ quan quản lý yêu cầu theo đúng các quy định hiện hành của cấp có thẩm quyền
Trang 1010 Quảng cáo
Trong hoạt động tiếp thị và quảng bá về doanh nghiệp và công việc của mình, cán bộ, nhân viên của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn
-Hà Nội không được:
- Sử dụng các phương tiện có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh và danh tiếng nghề nghiệp;
- Phóng đại về những công việc SHS có thể làm hoặc dịch vụ SHS
có thể cung cấp, các bằng cấp hay kinh nghiệm của họ;
- Nói xấu hoặc đưa thông tin sai về công việc của doanh nghiệp và của người hoạt động kinh doanh chứng khoán khác
III Tầm quan trọng và chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán
- Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tin tưởng của khách hành đối với những người làm nghề kinh doanh chứng khoán
Các tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là các
tổ chức cung ứng dịch vụ cho khách hàng Để kéo khách hàng về phía mình thì yếu tố hàng đầu là phải tạo được sự tin tưởng Bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các sản phẩm dịch vụ là uy tín của đơn vị cung ứng dịch vụ Trên phương diện này thì đạo đức nghề nghiệp còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán
Trang 11- Thông qua các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp sẽ quản lý được tiêu chuẩn về nghiệp vụ của các công ty chứng khoán
- Một trong những tiêu chuẩn của đạo đức nghề KDCK là làm việc phải đúng theo tiêu chuẩn nghề nghiệp, đúng theo quy trình nghiệp vụ của công việc Thông qua việc đề ra các tiêu chuẩn về đạo đức nghề kinh doanh chứng khoán buộc người làm trong nghề phải thực hiện nghiệp vụ theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng cao, mang lại hiệu quả cho mình và cho xã hội Điều này cũng đồng nghĩa với các hoạt động trái với tiêu chuẩn công việc sẽ trài đạo đức và bị xã hội lên án
- Đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng nên hình ảnh tốt đẹp của nhà kinh doanh chứng khoán
Đạo đức nghề KDCK góp phần tạo ra sự tin tưởng vào trình độ, đạo đức của người KDCK Thông qua đó tạo ra được uy tín và hình ảnh tốt đẹp cho khách hàng Chính điều này sẽ góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người kinh doanh chứng khoán và khách hàng, giữa những người kinh doanh chứng khoán với nhau Từ đó tạo động lực cho sự phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán Đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả
IV Thực trạng vi phạm đạo đưc kinh doanh chứng khoán
Hiện nay theo thống kê tại thị trường Việt Nam có khoảng Với
102 CTCK đang hoạt động hiện nay cùng với tình hình giao dịch ảm đạm, giá trị giao dịch thấp trong một thời gian dài, áp lực tồn tại và
Trang 12phát triển của các CTCK rất lớn, nhất là với các CTCK không có ngân hàng, công ty tài chính sau lưng hoặc không có nền tảng hoạt động bài bản, hiệu quả
Nguồn thu để nuôi sống toàn bộ hoạt động của CTCK thường được dồn vào 2 mảng là Tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán Áp lực tồn tại cao dẫn đến việc CTCK không còn thời gian để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, mà thay vào đó là tranh thủ lôi kéo khách hàng mới và khách hàng của nhau bằng nhiều hình thức như cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy cao, các sản phẩm chưa được phép làm…
Hiện tượng vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp tại các CTCK ngày càng tăng, trong khi chất lượng tư vấn đầu tư không cao, quy chế và quy trình quản trị rủi ro tại các CTCK thiếu hoặc không được quan tâm đúng mức, quy chế và chế tài đối với người hành nghề chứng khoán còn bỏ ngỏ Chính vì vậy mà tình trạng các nhân viên chứng khoán vi phạm pháp luật ngày càng tăng:
Việt Nam hiện nay, do áp lực từ công việc, nhất là áp lực về doanh số giao dịch được các CTCK đưa ra, nhân viên môi giới không còn thời gian để trau dồi kiến thức và nhiều khi, họ cũng là nhà đầu tư Nhiều trường hợp, nhân viên môi giới lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các CTCK qua các hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc các hợp đồng đảm bảo bằng tài sản thế chấp để chiếm dụng vốn như: Sử dụng tài khoản
Trang 13chứng khoán của khách hàng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của chính mình, khi khách hàng đi vay ngân hàng mới vỡ lở do được ngân hàng thông báo là còn khoản nợ từ thế chấp cổ phiếu Có trường hợp sử dụng nghiệp vụ để lấy tiền của công ty bằng cách tạm ứng tiền thông qua tài khoản 02 lần và sửa các lệnh tạm ứng ngay trên hệ thống… Thậm chí có CTCK việc câu kết mang tính có tổ chức như nhân viên môi giới câu kết với kế toán, IT để rút tiền của khách hàng
và CTCK Đến khi CTCK hoặc khách hàng phát hiện thị mọi việc đã rồi Hậu quả là các vụ thưa kiện ngày càng nhiều và số CTCK im lặng
để xử lý nội bộ cũng không ít do sợ mất uy tín Lỗi là do giám sát giao dịch và quản trị rủi ro tại chỗ của các CTCK
Ngoài ra, việc vi phạm pháp luật còn xảy ra ở các công ty chứng khoán khi các công ty này triển khai hoặc trợ giúp triển khai những sản phẩm chứng khoán mà pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể và chưa có những chế tài cụ thể để cho việc triển khai được lành mạnh cho thị trường Ví dụ như hịên nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể và chế tài để các công ty chứng khoán cho nhà đầu tư trực tiếp vay tiền mua chứng khoán, nhưng trên thực tế, bằng nhiều phương thức lách léo, công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay vô tội vạ với tỷ
lệ tiền vay có thời điểm gấp 5 lần vốn tự có của nhà đầu tư