Thể chế bảo vệ hiến pháp: thể chế bảo vệ Hiến pháp là các nguyên tắc, quy phạm được sắp xếp một cách logic, hợp thành một hệ thống thống nhất, định hướng vàđiều chỉnh các mối quan hệ xã
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH DƯƠNG
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬNMÔN: LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ TÀI: CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN NAY GIẢNG VIÊN: LÊ ANH VÂN
HỌC VIÊN: NGUYỄN DUY THỨC
Trang 2MỤC LỤC
A SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
CHƯƠNG 1: NHU CẦU BẢO VỆ HIẾN PHÁP VÀ BẢO HIẾN 3
1 HIẾN PHÁP VÀ VI PHẠM HIẾN PHÁP 3
1.1 Hiến pháp 3
1.2 Vi phạm hiến pháp 3
1.3 Bảo hiến 3
CHƯƠNG 2: HIẾN PHÁP VÀ CƠ CHẾ NHÀ NƯỚC BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM 4
1 KHÁI NIỆM CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP 4
2 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP 4
3 CƠ CHẾ NHÀ NƯỚC BẢO VỆ HIẾN PHÁP 5
3.1 Bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam 5
3.2 Cơ chế Nhà nước bảo vệ Hiến pháp 6
3.3 Khái quát về cơ chế Nhà nước bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam 7
3.3.1 Nguyên tắc thực hiện hoạt động bảo hiến của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam 7
3.3.2 Vai trò của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam 8
3.4 Thực trạng cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật theo Hiến pháp năm 2013 9
3.4.1 Thực trạng thể chế bảo vệ Hiến pháp 9
3.4.2 Thực trạng thiết chế bảo vệ Hiến pháp 12
3.4.3 Thực trạng phương thức, sự vận hành cơ chế bảo vệ Hiến pháp .14 3.4.4 Đánh giá chung 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM 20
1 GIẢI PHÁP CHUNG 20
1.1 Hoàn thiện thể chế bảo hiến 20
1.2 Hoàn thiện thiết chế bảo hiến 21
1.3 Hoàn thiện phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp 21
2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG NHỮNG CƠ CHẾ SẴN CÓ 22
2.1 Nâng cao ý thức bảo vệ Hiến pháp của công dân 22
Trang 32.2 Phát huy sức mạnh của đội ngũ Luật gia, Luật sư trong bảo vệ Hiến pháp 22 2.3 Phát huy vai trò của phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng trong bảo vệ Hiến pháp 22
KẾT LUẬN 23
Trang 4ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY Sinh viên: Nguyễn Duy Thức Lớp: 172LKT1NT
Cơ quan công tác: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Nha Trang
Chức vụ: Trưởng phòng Phát triển quỹ đấtEmail: Duythucnguyen65@gmail.com; Điện thoại: 0974.332.591
A Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản vàthiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền Nhiều hiến phápcũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân Trong pháp luật nước ta, từ lâu
đã có các cơ chế bảo đảm thực thi và bảo vệ Hiến pháp với những tính chất, mức
độ và cách thức khác nhau Trong đó, cơ chế bảo vệ hiến pháp có tính chất Nhànước do các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện như: Chủ tịch nước, Quốc hội,Hội đồng nhân dân, Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Tòa án, Viện kiểm sát Tuynhiên, bảo vệ hiến pháp bằng các thiết chế có tính chuyên môn hay chuyên trách(Tòa án hiến pháp, Hội đồng bảo hiến ) mới là sự thể hiện rõ rệt về tính chất phápquyền của nhà nước Song, tính cho đến thời điểm hiện nay, một cơ chế nhà nướcbảo vệ Hiến pháp có tính chuyên môn hay chuyên trách vẫn chưa được tổ chức ởnước ta Trong khi đó vấn đề bảo hiến hiện nay đang là trọng tâm thu hút sự chú ý
từ nhiều phía, không chỉ trong phạm vi nước ta Đòi hỏi phải nâng cao và phát huyhơn nữa vai trò của các cơ chế nhà nước trong vấn đề bảo vệ Hiến pháp đang đặt rabức thiết hơn bao giờ hết kể từ khi chúng ta quyết định xây dựng một nhà nướcpháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Muốn làm được điều
đó, chúng ta cần phải khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại trong quá trìnhbảo vệ Hiến pháp mà các cơ chế nhà nước bảo hiến hiện nay chưa đáp ứng được,song song với điều đó cần phải kiện toàn lại tổ chức và hoạt động của các cơ chếnhà nước bảo hiến sao cho phù hợp với những thay đổi trong điều kiện kinh tế -chính trị và xã hội của nước ta
Bên cạnh đó, Đảng ta đã xác định một hướng bảo vệ Hiến pháp hết sức mới
mẻ nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc tôn trọng và thực thi Hiến pháp nước ta đó là:
"Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập
Trang 5pháp, hành pháp và tư pháp" Thực hiện chủ trương của Đảng đồng nghĩa với việcchúng ta đang góp phần củng cố hơn nữa cơ chế nhà nước bảo vệ hiến pháp, gópphần tăng cường hơn nữa ý thức tuân thủ, tôn trọng và thực thi các quy định củaHiến pháp ở nước ta Mặt khác, đó cũng là một trong những yêu cầu đặt ra chochúng ta cần phải xây dựng và hoàn thiện ở mức độ cao hơn đối với cơ chế nhànước bảo vệ hiến pháp
Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằngpháp luật Việt Nam hiện nay để thực hiện đề tài này.”
B Nội dung
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 Nhu cầu bảo vệ Hiến pháp và bảo hiến trên thế giới
Chương 2 Hiến pháp và cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam Chương 3 Phương hướng xây dựng, hoàn thiện cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam.
Trang 6Chương 1: NHU CẦU BẢO VỆ HIẾN PHÁP VÀ BẢO HIẾN
1 Hiến pháp và vi phạm Hiến pháp
1.1 Hiến pháp
Trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, Hiến pháp là văn bản có hiệu lựcpháp lý cao nhất, là nguồn của các văn bản quy phạm pháp luật, cần phải được tôntrọng và bảo vệ nghiêm chỉnh Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề quantrọng cơ bản như tổ chức quyền lực nhà nước, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục…Nội dung những quy địnhcủa Hiến pháp xác định nền tảng pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhànước, bảo đảm quyền tự do, dân chủ và nghĩa vụ cơ bản của công dân Đồng thờiđây cũng là những cơ sở pháp lý cho việc đánh giá, xem xét tính hợp hiến của cácđạo luật, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành Hiếnpháp có vai trò quan trọng như vậy, nên việc bảo vệ Hiến pháp khỏi những hành vi
vi hiến là điều tất yếu phải làm Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình thựcthi Hiến pháp luôn luôn xảy ra tình trạng vi phạm Hiến pháp Tình trạng này khôngthể xảy ra trong nhà nước pháp quyền, bởi một trong những đòi hỏi cơ bản của nhànước pháp quyền là tính tối cao và bất khả xâm phạm của Hiến pháp Muốn xâydựng nhà nước pháp quyền thì bảo vệ Hiến pháp là một nhu cầu hàng đầu cần phảiđược quan tâm
1.2 Vi phạm hiến pháp
Là một dạng đặc biệt của vi phạm pháp luật, vi phạm Hiến pháp cũng đượcxem xét với đầy đủ các yếu tố cấu thành bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan,chủ thể, khách thể Một hành vi được xem là vi phạm Hiến pháp nếu hội tụ đủ cácdấu hiệu như: năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể, tính trái Hiến phápcủa hành vi, yếu tố lỗi Vi phạm Hiến pháp được thể hiện dưới hai dạng: hànhđộng và không hành động Trên cơ sở đó, vi phạm Hiến pháp có thể tạm chia thànhhai loại: vi phạm Hiến pháp một cách chủ động và vi phạm Hiến pháp một cách bịđộng Bất luận là hành động hay không hành động, thì vi phạm Hiến pháp cũng đểlại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, khó mà khắc phục được
1.3 Bảo hiến
Hiện nay, xung quanh khái niệm bảo hiến có nhiều quan điểm khác nhau Cóngười cho rằng bảo hiến (bảo vệ Hiến pháp) là tổng hợp các biện pháp giữ gìn,
Trang 7chống lại sự vi phạm các nguyên tắc và quy phạm của Hiến pháp Bảo hiến ở đâyđược hiểu theo nghĩa rộng, trong trường hợp này bảo hiến đã được đồng nhất vớibảo đảm Hiến pháp Quan điểm khác lại cho rằng, bảo hiến là hoạt động của chủthể có thẩm quyền ra phán quyết về tính hợp hiến hoặc bất hợp hiến của văn bảnpháp luật, qua đó làm phát sinh hệ quả pháp lý vô hiệu hóa văn bản pháp luật vihiến Rõ ràng quan điểm thứ hai này có xu hướng thu hẹp nội hàm của khái niệmbảo hiến Trong khi đó, hoạt động bảo hiến không chỉ có mỗi việc xem xét và đánhgiá tính hợp hiến hay hiến của các văn bản quy phạm pháp luật Do đó, cần phảihiểu bảo hiến theo nghĩa rộng nhất Bởi lẽ, toàn bộ hoạt động của hệ thống nhànước, của xã hội và các hành vi pháp lý tích cực của công dân, đặc biệt là hệ thốngthanh tra, giám sát và xét xử, suy cho cùng đều có khả năng và mục tiêu bảo vệHiến pháp.
Chương 2: HIẾN PHÁP VÀ CƠ CHẾ NHÀ NƯỚC BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở
VIỆT NAM
1 Khái niệm cơ chế bảo vệ Hiến pháp
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp là một tổng thể các yếu tố có quan hệ mật thiết, tương táclẫn nhau, hình thành một hệ thống và phương thức vận hành của hệ thống đó đểtiến hành hoạt động bảo vệ Hiến pháp, nhằm bảo đảm sự tôn trọng, giữ gìn Hiếnpháp, ngăn ngừa và chống lại mọi hành vi vi phạm hiến pháp
2 Các yếu tố cấu thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bao gồm các yếu tố: thể chế, thiết chế và phương thứcvận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp
Thể chế bảo vệ hiến pháp: thể chế bảo vệ Hiến pháp là các nguyên tắc, quy phạm
được sắp xếp một cách logic, hợp thành một hệ thống thống nhất, định hướng vàđiều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp
Thiết chế bảo vệ Hiến pháp: thiết chế bảo vệ Hiến pháp được hiểu là các cơ quan
nhà nước, cá nhân được Hiến pháp quy định nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành cáchoạt động bảo vệ Hiến pháp Việc tổ chức các thiết chế bảo vệ hiến pháp phụ thuộcvào hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội vàtruyền thống pháp lý của mỗi nước Thiết chế bảo vệ Hiến pháp là yếu tố trungtâm, là phần “động cơ” của toàn bộ cơ chế “Động cơ” đó bao gồm những bộ phậnnào, quyền năng, sức mạnh hay “công năng” của mỗi bộ phận ra sao sẽ giữ vai trò
Trang 8quyết định hiệu quả của hoạt động bảo vệ Hiến pháp.
Phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp: để thiết chế bảo vệ Hiến
pháp hoạt động và thể chế bảo vệ Hiến pháp được thực thi, phải có phương thứcvận hành Phương thức vận hành cơ chế bảo vệ Hiến pháp tồn tại song song vớithiết chế và thể chế bảo vệ Hiến pháp Trong cơ chế bảo vệ Hiến pháp, thể chế vàthiết chế là những yếu tố thuộc diện cấu trúc, còn nguyên tắc và phương thức hoạtđộng thể hiện mối quan hệ và quy trình vận hành Như vậy, phương thức vận hành
là phương pháp, hình thức, biện pháp thực hiện hoạt động bảo vệ hiến pháp củathiết chế được giao thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp
3 Cơ chế Nhà nước bảo vệ hiến pháp
3.1 Bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam
Vấn đề bảo vệ Hiến pháp (hay còn gọi là bảo hiến) từ lâu đã được Đảng và Nhànước ta hết sức chú trọng, nhưng kể từ khi định hướng xây dựng và hoàn thiệnNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đặt ra, chủ đề trên mới thực
sự trở nên "nóng bỏng" và thu hút được sự chú ý của toàn xã hội Bởi trong nhànước pháp quyền, Hiến pháp được đặt ở vị trí cao nhất, được xem như biểu tượnghay "vương miện của nhà nước pháp quyền" Lý luận về nhà nước pháp quyềnkhẳng định Nhà nước pháp quyền sinh ra để bảo vệ các quyền tự do của công dânđược quy định trong nội dung Hiến pháp Cụ thể hơn, bảo vệ Hiến pháp cũngchính là bảo vệ các quyền công dân đã được Hiến pháp thừa nhận Từ đó nảy sinhnhu cầu cần thiết phải có một cơ chế bảo hiến nhằm giữ cho các quy định của Hiếnpháp được thực hiện và chấp hành ở mức cao nhất Nhu cầu bảo vệ Hiến pháp chỉxuất hiện ở nước ta khi bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam- Hiến pháp năm 1946 ra đời Lúc này để đảm bảo cho Hiếnpháp phát huy hiệu lực thực tế, bên cạnh việc sử dụng các công cụ mang tínhquyền lực nhà nước để buộc các chủ thể phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyđịnh của Hiến pháp và pháp luật, còn cần thêm sự giám sát việc thực hiện và tuânthủ Hiến pháp từ phía các cơ quan nhà nước và đoàn thể xã hội Hoạt động giámsát Hiến pháp của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp bắt đầu được thực hiện kể từ
đó và xuyên suốt qua thời gian, song hành cùng các bản Hiến pháp nước ta qua cácnăm như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001,Hiến pháp 2013 Cùng với sự tiến dần từng bước đến mức hoàn thiện về mặt nộidung và hình thức của các bản Hiến pháp nước ta, tổ chức của các cơ quan thực
Trang 9hiện trọng trách bảo hiến và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nàyngày càng được nâng cao và từng bước được đổi mới để phù hợp với bối cảnh pháttriển của đất nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
ở nước ta
Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử lập hiến của nước CHXHCN Việt Nam,hoạt động bảo hiến đã có sự hoàn thiện dần từng bước song hành cùng với sự hoànthiện của các bản Hiến pháp từ 1946 cho tới gần đây nhất là Hiến pháp 2013 Tuynhiên, nếu xét một cách toàn diện, cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp của nước
ta vẫn còn tồn tại không ít điểm bất cập khiến cho hoạt động bảo vệ Hiến pháp docác cơ quan nhà nước ta đảm nhiệm chưa đạt tới hiệu quả cao Nguyên nhân chủyếu là do các quy định của Hiến pháp nước ta trong một thời gian dài chỉ mangtính hình thức mà thiếu hẳn tính thực tế, góp phần làm giảm hiệu lực áp dụng củaHiến pháp từ đó gây khó khăn cho việc vận dụng các quy định của Hiến pháp củacác cơ quan nhà nước trong đó có các cơ quan được trao nhiệm vụ bảo vệ, giám sátHiến pháp Thêm vào đó, qua nghiên cứu các bản Hiến pháp có thể nhận thấytrong thể chế nhà nước ta thiếu hẳn một cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách, từ
đó dẫn đến những hạn chế nhất định trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp đặc biệttrong giai đoạn hiện nay khi mà Đảng và nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Với những lý do trên, một lần nữachúng ta phải nhìn nhận lại cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp nước ta, cần phải có
sự đánh giá khách quan, toàn diện trên cơ sở hiệu quả hoạt động của cơ chế nhànước này, đồng thời tìm ra biện pháp khắc phục những nhược điểm đã hạn chếhoạt động bảo vệ Hiến pháp của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp nhằm đổi mới
và mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho hoạt động bảo vệ Hiến pháp nước ta
3.2 Cơ chế Nhà nước bảo vệ Hiến pháp
Hiện nay trong tổ chức bộ máy nhà nước ta có những cơ quan nhà nước khác nhauthực hiện nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp tạo thành hệ thống nhà nước bảo vệ Hiếnpháp Như vậy, ở một mức độ nào đó, Hiến pháp đã được bảo vệ ở cấp độ nhànước, các tranh chấp, vi phạm Hiến pháp quan trọng và phổ biến mà các thiết chếbảo hiến chuyên trách các nước vẫn giải quyết như: luật, các văn bản quy phạmpháp luật khác, quyền lập hội, quyền bầu cử… đều được giải quyết trong hệ thốngnày Đánh giá khách quan, tính cho đến thời điểm hiện nay, chưa xảy ra sai sót gìlớn trong quá trình các cơ quan nhà nước ta giải quyết các tranh chấp, vụ việc, vi
Trang 10phạm liên quan đến việc tôn trọng, thực thi các quy định của Hiến pháp ở nước ta.Song song tồn tại cùng cơ chế bảo hiến mang tính chất nhà nước trên là cơ chế bảo
vệ Hiến pháp có tính chất xã hội với chủ thể thực hiện là các cơ quan, tổ chứcĐảng, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác, công dân Tuy khôngmang tính quyền lực nhà nước khi tham gia vào hoạt động bảo vệ Hiến pháp,nhưng với tầm ảnh hưởng sâu rộng, các chủ thể này vẫn thực hiện khá tốt vai tròbảo hiến của mình Kết luận trên dựa trên cơ sở các hoạt động giải thích Hiếnpháp, tham gia tổ chức thực hiện các quy định của Hiến pháp cũng như việc giáodục ý thức các thành viên tổ chức mình và quần chúng nhân dân thuộc mọi giaitầng trong xã hội, đồng thời tích cực tham gia vào việc góp ý, xây dựng pháp luật,giám sát việc thực thi Hiến pháp do các chủ thể nêu trên thực hiện một cách đầy đủ
và rộng rãi, khiến cho hoạt động bảo hiến thực sự được tuyên truyền đến ngườidân, cộng đồng và lan truyền ra toàn thể xã hội Với những kết quả hoạt động nhưvậy, có thể đánh giá khách quan rằng, cơ chế bảo hiến mang tính chất xã hội đã ítnhiều chứng tỏ được tầm vóc và sức ảnh hưởng to lớn của mình trong việc thực thi
sứ mệnh "bảo vệ Hiến pháp"
3.3 Khái quát về cơ chế Nhà nước bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam
3.3.1 Nguyên tắc thực hiện hoạt động bảo hiến của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam
Mặc dù nước ta chưa tổ chức một cơ chế chuyên trách về bảo hiến, song nhữngtranh chấp, vi phạm Hiến pháp vẫn được một hệ thống các cơ quan nhà nước đảmnhiệm xử lý Trong suốt những năm qua, ngay từ khi bản Hiến pháp đầu tiên củanước CHXHCN Việt Nam ra đời năm 1946, Đảng và nhà nước ta đã nhận thứcđược tầm quan trọng của Hiến pháp, để từ đó ghi nhận nguyên tắc hàng đầu trong
tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế Xã hội chủnghĩa, đồng thời cũng là nguyên tắc tổ chức hoạt động của cơ quan nhà nước bảo
vệ Hiến pháp ở nước ta
Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân vàmọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòngngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật…" Trongnguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp được xem là đạo luật gốc, có giátrị pháp lý cao nhất, là căn cứ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân lấy đó để làm thước
Trang 11đo, khuôn khổ cho tổ chức và hoạt động của mình.
Như vậy, việc tổ chức và hoạt động bảo vệ Hiến pháp nước ta do các cơ quan nhànước và tổ chức xã hội đảm nhận cũng được căn cứ trên cơ sở các quy định củaHiến pháp, đồng thời lấy nguyên tắc pháp chế XHCN là nguyên tắc nền tảng choviệc thực hiện trọng trách bảo hiến Theo đó, bên cạnh việc tuân thủ các quy địnhchặt chẽ của Hiến pháp về tổ chức, cơ cấu nội bộ của các cơ quan nhà nước bảo vệHiến pháp, trình tự, thủ tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mọi hoạtđộng bảo hiến do cơ chế nhà nước thực hiện cũng phải được triển khai trên cơ sởnội dung các quy định của Hiến pháp, tuân thủ Hiến pháp ở mức cao nhất là tiền
đề cho việc bảo vệ Hiến pháp ở mức triệt để, tuyệt đối, hay nói cách khác, trongquá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cơ chế nhà nước bảo
vệ Hiến pháp phải lấy Hiến pháp làm "kim chỉ nam" cho mọi định hướng và hoạtđộng của mình
3.3.2 Vai trò của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam
Hiện nay trọng trách bảo vệ Hiến pháp trong bộ máy nhà nước ta được trao chocác cơ quan nhà nước đảm nhận Có thể nói, hoạt động bảo vệ Hiến pháp khôngchỉ giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội mà phải được tiến hànhmột cách tương đối toàn diện, chính vì vậy, khi đề cập đến hệ thống các cơ quannhà nước bảo vệ Hiến pháp, không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của các cơ quannày trong một lĩnh vực cụ thể, mà bao gồm toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của các
cơ quan nhà nước và trên mọi phương diện của quyền lực nhà nước Hay nói cáchkhác, trong cơ cấu của hệ thống các cơ quan nhà nước bảo vệ Hiến pháp không chỉbao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước mà còn bao gồm các cơ quan hành chínhnhà nước, hệ thống các cơ quan tư pháp, và vai trò của các cơ quan này trong việcbảo vệ Hiến pháp đều có ý nghĩa hết sức quan trọng Trong tổ chức bộ máy nhànước ta có cả một hệ thống kiểm tra, giám sát Hiến pháp được cơ cấu tương đốichặt chẽ nhằm đảm bảo Hiến phápđược tôn trọng và thực thi một cách nghiêmchỉnh nhất Nằm trong cơ cấu của hệ thống các cơ quan nhà nước bảo vệ Hiếnpháp Việt Nam, các cơ quan nhà nước tham gia vào hoạt động bảo hiến trongkhuôn khổ các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Hiến pháp quy định và được cụ thểhóa bởi các quy định pháp luật khác Trong hệ thống các cơ quan nhà nước giữtrọng trách bảo hiến, có các cơ quan chỉ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việctuân thủ Hiến pháp mà không có thẩm quyền giải quyết, xử lý đối với các tranh
Trang 12chấp, vi phạm Hiến pháp, những cơ quan đó có thể thống kê điển hình như: Chủtịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các ủy ban và Hội đồng của Quốc Hội,Viện kiểm sát nhân dân…bên cạnh đó là những cơ quan nhà nước vừa có thẩmquyền kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, đồng thời lại kiêm thêm chứcnăng xử lý các tranh chấp, vi phạm Hiến pháp Trong khuôn khổ luận văn này,chúng ta chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, đánh giá vai trò và việc thực hiệnnhiệm vụ bảo hiến của các cơ chế nhà nước có chức năng gần hơn với thiết chếbảo hiến chuyên trách mà chúng ta đang hướng tới thiết lập ở Việt Nam Để trên cơ
sở đó có một cái nhìn mang tính so sánh, đánh giá một cách khách quan hơn giữahoạt động bảo hiến do các cơ chế nhà nước này thực hiện với hoạt động bảo hiến
sẽ được thiết chế bảo hiến chuyên trách thực hiện trong tương lai (nếu tổ chứcđược) ở nước ta
3.4 Thực trạng cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật theo Hiến pháp năm 2013 3.4.1 Thực trạng thể chế bảo vệ Hiến pháp
Thể chế bảo vệ Hiến pháp tuy đã xác định được một số nguyên tắc chỉ đạohoạt động bảo vệ Hiến pháp, đã quy định được về một số nội dung và thẩm quyềncủa một số chủ thể tham gia bảo vệ Hiến pháp Tuy nhiên các nguyên tắc này chỉmang tính chất chung chung, thiếu cụ thể và không bao quát hết các hành vi viphạm hình thức gần như không được thực hiện một cách có trách nhiệm trên thực
tế Nội dung các nguyên tắc chỉ có thể hiện thực hóa trong các văn bản quy phạmpháp luật nhưng các văn bản này vì nhiều lý do không được ban hành đáp ứng nhucầu bảo vệ Hiến pháp nói riêng và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dântrước các hành vi vi hiến nói chung
Hiến pháp quy định nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhândân Tuy nhiên các đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Namlại có những mức độ thể hiện khác và không đầy đủ đáp ứng nguyên tắc này mộtcách đủ mạnh (ví dụ đặc trưng thống nhất quyền lực, không phân quyền, khôngchế ước lẫn nhau dẫn đến thiếu độc lập trong xét xử) Nguyên tắc bảo đảm cácquyền con người, quyền công dân rất khó trở thành hiện thực do sự quy định củapháp luật đối với nội dung này chưa cụ thể vì vậy người dân và cơ quan bảo vệpháp luật khó viện dẫn quy định của Hiến pháp để bảo vệ một cách triệt để cácquyền con người, quyền công dân Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thốngnhất, có sự phân công, kiểm soát (điểm mới trong Hiến pháp 2013) nhưng sự thống
Trang 13nhất đó lại chưa cụ thể hóa thành mối quan hệ pháp lý và chế độ trách nhiệm giữacác cơ quan trong bộ máy nhà nước Hoạt động bảo vệ Hiến pháp ở nước ta chỉbao gồm: Kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật; giảithích Hiến pháp; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩmquyền trong việc thi hành Hiến pháp Với nội dung bảo hiến như vậy sẽ không đápứng đáp ứng các yêu cầu như: phán quyết và xử lý đối với các hành vi vi hiến; yêucầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân; giải quyết tình trạng không thựchiện các nghĩa vụ Hiến định, lạm quyền, tranh chấp trong cơ chế thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Có những nội dung bảo vệ Hiến pháp được xác định nhưng cơ sở pháp lý đểthực hiện các nội dung đó chưa được “luật hóa” chưa cụ thể, có những quy địnhcòn mâu thuẫn Nội dung kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạmpháp luật chưa bao gồm kiểm tra, giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật doQuốc hội ban hành; quy định về giải thích Hiến pháp còn sơ sài Thể chế bảo vệHiến pháp xác định thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của của văn bản quy phạmpháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ Tịch nước và Thủtướng Chính phủ Tuy nhiên chỉ có hoạt động xem xét tính hợp hiến của văn bảnquy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội được quy địnhkhá đầy đủ và chi tiết tại Luật giám sát hoạt động của Quốc hội 2003 và Luật giámsát hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 Việc xem xét tính hợphiến của các văn bản quy phạm pháp luật và xử lý văn bản vi hiến do Thủ tướngtiến hành (đình chỉ thi hành, bãi bỏ văn bản của các bộ trưởng, chủ tịch ủy bannhân dân cấp tỉnh, v.v bị cho là vi hiến, phạm luật) quy định trong Luật Tổ chứcChính phủ (mới nhất ở khoản 8 điều 28 Luật tổ chức Chính phủ 2015) cũng chỉ là
sự ghi nhận lại nội dung của Hiến pháp về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Do từ lâu Hiến pháp dường như là một điều thiêng liêng, trừu tượng không đượcthể hiện hàng ngày một cách chi tiết và cụ thể nên các cơ quan có trách nhiệm soạnthảo các dự án luật đã không thật sự đề cao vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệthống pháp luật, chưa thể chế hóa một cách đầy đủ, toàn diện các nguyên tắc, yêucầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên thể chế bảo vệ Hiến pháp chưa
có sự tách bạch giữa giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và kiểm tra, giám sát tínhhợp pháp của văn bản quy phạm và hành vi của các cơ quan và cá nhân được Hiếnpháp trao quyền Sự không tách bạch giữa hoạt động bảo vệ Hiến pháp và hoạt
Trang 14động kiểm tra giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã làm giảm giá trị tối cao củahiến pháp, tạo sự né tránh, phớt lờ và thậm chí không cần biết tới vai trò và nhiệm
vụ bảo vệ hiến pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền Do chúng takhông có tiền lệ và quy định làm cơ sở áp dụng trực tiếp Hiến pháp nên đồng thờikhông có cơ sở cho việc xác định hành vi vi hiến ở dạng không hành động Trongtrường hợp có sự quy định khác nhau về một vấn đề thì văn bản quy phạm phápluật cao hơn sẽ có giá trị áp dụng và ở đây là hiến pháp.Tuy nhiên thực tế áp dụngpháp luật lại chưa hẳn đã tuân thủ đúng nguyên tắc này từ phái các cơ quan tổ chức
và cả cá nhân công dân Gần như chưa từng có ai lên tiếng khi quyền hiến định bị
vi phạm, sự lên tiếng trực tiếp và thể hiện thông qua việc kiện hoặc trực tiếp giámsát việc chấp hành Hiến pháp của công dân với cơ quan người có thẩm quyền cũngchưa diễn ra nhiều trên thực tế (vừa qua có một số trường hợp Luật sư, công dânkhiếu nại về việc làm được cho là vi hiến của một số tổ bầu cử năm 2015 hoặc một
số công dân tự phát tiến hành giám sát việc chấp hành Hiến pháp, luật của Tòa ánnhân dân thành phố Hà Nội) Trong hoạt động xét xử, tòa án cũng chưa bao giờviện dẫn các quy định của Hiến pháp làm căn cứ xét xử và sẵn sàng bỏ qua cácquyền của công dân với lý do chưa có luật thể chế hóa các quyền đó Thực tế nợđọng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các quyền hiến định của công dânthì cần có quy định cụ thể việc áp dụng trực tiếp Hiến pháp ghi nhận ngay trongHiến pháp để đảm bảo có căn cứ phán quyết các vấn đề vi hiến
Theo Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, chỉ quyđịnh chung chung về trách nhiệm của người, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo đệtrình các dự án luật khi chậm tiến độ, chất lượng không tốt hay phạm vi đượcgiao…đó là sự chịu trách nhiệm trước pháp luật mang tính hành chính, không cócác chế tài cụ thể về mặt chính trị được áp dụng (bãi miễn, cách chức) Các vănbản pháp luật khác cũng không có quy định trách nhiệm cụ thể nào đối với sự bấthành động, không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Hiếnpháp
Thể chế bảo vệ Hiến pháp thiếu hệ thống và dàn trải Nhiệm vụ bảo vệ Hiếnpháp được giao cho nhiều thiết chế khác nhau nên quy định pháp luật về bảo vệHiến pháp nằm rải rác ở nhiều văn bản luật và tựu chung đều có nội dung ý tưởnggần gần như nhau, ví dụ như nội dung bảo vệ Hiến pháp của Ủy ban Thường vụQuốc hội Việc quy định như vậy đã phá vỡ tính hệ thống của thể chế bảo vệ Hiến