Những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổngày nay không chỉ là vấn đề giữa các bên có liên quan trực tiếp mà còn ảnh hưởngđến các quốc gia khác, tác động trên quy mô thế giới, đòi hỏi cần c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
Đề tài:
XUNG ĐỘT HAMAS - ISRAEL VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆT NAM
Giảng viên môn học: TS Nguyễn Văn Duẩn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trúc Viên - 2157060233
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Trang 2MỤC LỤC
I LỜI MỞ ĐẦU 3
II ĐÔI NÉT VỀ CUỘC XUNG ĐỘT HAMAS - ISRAEL 4
III BẢN CHẤT THỰC SỰ GIỮA CUỘC CHIẾN HAMAS - ISRAEL 6
1 Về Hamas - Tổ chức kháng chiến không mang tính chính danh 6
2 Về cuộc chiến mang phạm vi toàn cầu 9
3 Về tương lai của Israel 11
IV NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN HAMAS - ISRAEL ĐẾN VIỆT NAM 12
1 Về Việt Nam 12
2 Về khu vực Đông Nam Á 14
V KẾT LUẬN 16
Trang 3I LỜI MỞ ĐẦU
Bối cảnh toàn cầu hoá với sự gia tăng tương tác giữa các chủ thể quốc tế đã làm xuất hiện những va chạm liên quan đến lợi ích cơ bản của các quốc gia, dân tộc trên thế giới, mà trong đó nổi cộm là những vấn đề liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, tôn giáo Chủ quyền, lãnh thổ không chỉ là một nhân tố quan trọng cấu thành nên độc lập,
mà còn có ý nghĩa về mặt văn hoá, tôn giáo Những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ngày nay không chỉ là vấn đề giữa các bên có liên quan trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác, tác động trên quy mô thế giới, đòi hỏi cần có sự hợp tác quốc
tế để giải quyết triệt để
Năm 2023 chứng kiến sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng giữa chính quyền Hamas và Israel tại Dải Gaza Hamas là viết tắt của Harakat al-Muqawama al-Islamiyya trong tiếng Arab, có nghĩa là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo1 Nhóm được hình thành từ năm 1987 sau khi phong trào nổi dậy chống Israel (intifada) lần thứ nhất của người Palestine bùng nổ, chống lại việc quân đội Israel chiếm đóng Bờ Tây và Dải Gaza2 Cuộc xung đột giữa tổ chức Hamas (Arab Palestine) và Israel (Do Thái) nhìn nhận về mặt thực tế không đơn giản chỉ là giành lại vùng đất thiêng của người Hồi giáo haymột cuộc chiến giữa người Do Thái ở Israel và người Palestine,
mà còn là một cuộc chiến trong chính xã hội Israel và Palestine về tương lai đời sống của họ và thậm chí là một cuộc chiến giữa Iran, các lực lượng uỷ nhiệm với Mỹ và các
homas L Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War” (2023)
2Danh, Vì sao Hamas tấn công Israel? (2023)
1Danh, Vì sao Hamas tấn công Israel? (2023)
Trang 4Bài tiểu luận “Xung đột Hamas - Israel và những tác động đến Việt Nam"
sẽ đề cập đến những thông tin quan trọng của cuộc chiến, về bản chất thực sự của cuộc chiến nhằm chỉ ra và làm rõ những nhân tố giải thích vì sao cuộc xung đột này là một vấn đề toàn cầu, và cuối cùng đi đến phân tích những tác động tới Việt Nam, những phản ứng của Việt Nam trước cuộc xung đột với quy mô toàn cầu này
II ĐÔI NÉT VỀ CUỘC XUNG ĐỘT HAMAS - ISRAEL
Vào ngày 7/10/2023, Hamas đã phóng xấp xỉ 5.000 quả rocket vào các thành phố tại Israel, đồng thời tiến vào lãnh thổ Israel qua các đường biển, đường bộ và
trạng chiếm đóng" ở Palestine.4Đứng trước một cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Israel,Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố “Chúng ta đang
có chiến tranh” và chính thức phát động Chiến dịch Thanh kiếm Sắt, tiến hành các
chuyển sang giai đoạn cận chiến đẫm máu hơn với số lượng thương vong và thiệt hại
vô cùng to lớn
Nguyên nhân Hamas tấn công xuất phát từ việc cho rằng quân đội và các lực lượng an ninh Israel đã “gây ra tội ác” trên lãnh thổ Palestine, đặc biệt là khu vực đền thiêng Al-Aqsa của người Hồi giáo ở Jerusalem, nơi người Hồi giáo tin rằng Nhà tiên tri Mohammed đã lên thiên đường Nhìn nhận từ giai đoạn ban đầu, cuộc xung đột xuất phát từ những hận thù tôn giáo cổ xưa Israel - Palestine trước đây nằm dưới quyền kiểm soát của đế quốc Ottoman trong nhiều thế kỷ với đa dạng tôn giáo: đạo
5Daniel Byman và Alexander Palmer, “What You Need to Know About the Israel-Hamas Violence (2023)
4Danh, Vì sao Hamas tấn công Israel? (2023)
Trang 5Hồi, Kitô giáo, và một số ít Do Thái Sau đó, trong những thập niên đầu thế kỷ 20 xuất phát từ nhận thức về bản thể dân tộc, những người Do Thái đã chuyển sang Palestine - quê hương lịch sử của mình ở Trung Đông Sau chiến tranh thế giới thứ I,
đế quốc Ottoman sụp đổ, Anh và Pháp đã nắm quyền kiểm soát Trung Đông với việc Anh thành lập Lãnh thổ Ủy trị Palestine thuộc Anh Tuy nhiên, đứng trước vấn đề bạo lực giữa người Arab Palestine và người Do Thái leo thang, năm 1947, Liên Hợp Quốc thông qua việc chia lãnh thổ Palestine thuộc Anh thành 2 quốc gia riêng biệt: Israel của người Do Thái và Palestine của người Arab Tuy nhiên hành động này bị những người Arab thuộc Palestine cho là một hành động cướp đất và đã tiến hành cuộc chiến tranh Arab - Israeli (1948 - 1949) Thế nhưng chiến thắng đã thuộc về người Israel, họ tiến hành vượt qua biên giới đã được Liên Hợp Quốc phân chia, chiếm giữ nửa Tây Jerusalem và phần lớn lãnh thổ của Palestine Trong Cuộc chiến 6 ngày vào năm
1967, Israel đã chiếm được Đông Jerusalem, thiết lập kiểm soát thực địa trên toàn bộ thành phố Israel đã kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của Palestine bao gồm Jerusalem và các thánh địa ở đây Ngày nay, mối quan hệ giữa các nước Arab và Israel đã được giảm nhiệt, thế nhưng việc Israel vẫn đặt các trạm đồn trú tại bờ Tây và Gaza khiến mâu thuẫn giữa Israel và Palestine vẫn còn tiếp tục Căng thẳng tiếp tục leo thang khi khu vực được Liên Hợp Quốc xem là bị chiếm đóng là bờ Tây và Dải Gaza lại bị những người Israel kéo vào định cư Điều này khiến người Palestine ở khu vực bị chiếm đóng cảm thấy bị tổn thương và việc bị chia cắt lãnh thổ như vậy khiến Palestine khó thành lập được một nhà nước độc lập Hamas được thành lập sau phong trào nổi dậy chống Israel (intifada) lần thứ nhất, nhưng từ năm 2005, khi Israel rút quân đội và người định cư khỏi Dải Gaza, Hamas bắt đầu tham gia vào chính trị ở
Trang 6Palestine Họ chiến thắng bầu cử quốc hội Palestine năm 2006 và kiểm soát Gaza từ năm 2007
Những năm gần đây, Israel liên tục tiến hành bạo lực tại khu vực đền thờ Al-Aqsa, hạn chế người Palestine tiếp cận vùng đất thiêng, trấn áp người Hồi giáo Palestine Chính sách quản lý của Israel và Ai Cập tại Dải Gaza đã dẫn đến khủng hoảng nhân đạo, việc tiếp cận những nhu yếu phẩm cơ bản hay lương thực của người dân vô cùng khó khăn trước sự kiểm soát chặt chẽ biên giới nhằm ngăn Hamas đưa vũ khí vào vùng này.6"Chúng tôi muốn cộng đồng quốc tế chấm dứt những tội ác đang diễn ra ở Gaza, những tội ác chống lại nhân dân Palestine và xâm phạm các địa điểm thiêng liêng như Al-Aqsa Đó là lý do chúng tôi bắt đầu cuộc chiến này", Khaled Qadomi, người phát ngôn Hamas, cho biết
Kể từ khi chiến sự bắt đầu, về phía Israel đã có 115 binh sĩ thiệt mạng và 600 người bị thương ở Gaza, đây là một con số kỷ lục trong những cuộc bạo lực tại Gaza trước đây 271 người Palestine thiệt mạng trên vùng lãnh thổ này và Đông Jerusalem, hầu hết là bị lực lượng Israel sát hại Con số đó khiến năm 2023 trở thành năm nguy hiểm nhất đối với người Palestine ở Bờ Tây kể từ ít nhất là năm 2005 Thêm vào đó,
hệ thống y tế ở Gaza sụp đổ đã khiến việc chữa trị cho những người bị thương ngày càng gặp khó khăn hơn Tình hình ngày một trầm trọng với việc thiếu nước sạch, thuốc men và tình trạng quá đông đúc ở phía Nam dải đất đang góp phần gây ra cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe tồi tệ ở Gaza; các bệnhdịch, trong đó có nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và thủy đậu lây lan nhanh chóng.7
Xung đột Israel - Hamas chuyển sang giai đoạn cận chiến đẫm máu hơn (2023)
6Danh, Vì sao Hamas tấn công Israel? (2023)
Trang 7III BẢN CHẤT THỰC SỰ GIỮA CUỘC CHIẾN HAMAS - ISRAEL
1 Về Hamas - Tổ chức kháng chiến không mang tính chính danh
Hamas ban đầu được thành lập mang tính chất vũ trang cực đoan với mục tiêu chống lại và hủy diệt bất kỳ nhà nước Do Thái nào, mà cụ thể trong cuộc xung đột là Israel Thế nhưng, họ đã bắt đầu tham gia chính trị vào năm 2005 sau khi cảm thấy rằng Chính quyền Dân tộc Palestine (PA) do Mahmoud Abbas mang tư tưởng thế tục
và thoả hiệp với Israel qua Hiệp ước Hòa bình Oslo Hamas đã giành chiến thắng cuộc bầu cử quốc hội và lên nắm quyền tại Dải Gaza vào năm 2007 Vì vậy, họ không chỉ mang trong mình vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Israel của người Palestine
mà còn phải đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý đời sống khu vực Đứng trước sự cô lập cuộc sống tại Dải Gaza bởi Israel bằng các chốt kiểm soát an ninh và giành đất xây dựng cho người định cư Do Thái, Hamas đã triển khai các hoạt động như gom rác, hành pháp và đạt được một số thành công nhất định, cố gắng thể hiện mình là một chính quyền có thể thay thế được PA, rằng họ có khả năng cai trị tốt hơn.8
Tuy nhiên, trên thực tế, về mặt bản chất, Hamas vẫn là một tổ chức bạo lực vũ trang mang tính phản kháng Họ sử dụng chính trị để nhận được sự ủng hộ nhằm mang lại tính chính danh cho tổ chức Vì thế, cách quản lý của Hamas dù có mang lại những hiệu quả nhất định nhưng nó không có tính nhất quán Chất lượng đời sống của
cư dân ở Dải Gaza rất tệ với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao Nếu để giành được quyền lãnh đạo chỉ bằng cách cải thiện đời sống người dân thì khả năng thành công của Hamas là khá thấp
8Daniel Byman và Alexander Palmer, “What You Need to Know About the Israel-Hamas Violence (2023)
Trang 8Thứ hai, theo Hiệp ước Hòa bình Oslo, Hamas không phải là tổ chức được liên quan đến mà phải là PA PA đã cam kết với chính quyền Israel về việc xây dựng hai nhà nước dựa trên các đường biên giới tồn tại vào trước năm 1967 Rõ ràng là cả hai nhà nước Israel và Palestine đã có những nỗ lực hướng tới hòa bình, và có lẽ đó sẽ là giải pháp tốt nhất cho cư dân cả hai bên Thế nhưng với sự nổi dậy mang tính chất khủng bố của Hamas và cách phản công vội vã của Israel đã gây ra một thảm họa nhân đạo ở Gaza Và từ đó cuộc chiến sẽ mất đi tính chính danh khi nó đang tấn công vào các giá trị nhân đạo, vi phạm đến luật pháp quốc tế Vì vậy điều cần thiết ở đây là Israel cần một đối tác Palestine hợp pháp để giúp quản lý Gaza trong giai đoạn hậu chiến.9
Và cuối cùng, Hamas nhận định đây là một cuộc chiến mang tính sắc tộc - tôn giáo một cách cực đoan giữa người Arab Palestine và người Do Thái Israel, giành lại vùng đất thiêng nơi có nhà thờ Al-Aqsa của người Hồi giáo ở Jerusalem Mục tiêu cuối cùng hướng đến thành lập một nhà nước duy nhất trên toàn bộ lãnh thổ của Palestine, kéo dài từ sông Jordan đến Địa Trung Hải Và Israel cũng chứng kiến một tình hình tương tự với một bộ phận người Do Thái thượng đẳng, họ không phân biệt được giữa những người Palestine theo Hiệp ước Hòa bình Oslo và những người Palestine cực đoan mong muốn một nhà nước Họ xem cả cộng đồng Palestine là hậu duệ của Amalekite, một bộ tộc du mục sa mạc được nhắc đến khá nhiều trong Kinh Thánh, sinh sống ở phía bắc Negev ngày nay, gần Dải Gaza, và chuyên làm ‘nghề’
Thomas L Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War” (2023)
Trang 9cướp bóc10 Người Do Thái cực đoan có tham vọng định cư ở Gaza và cũng giống như những người Hamas, xây dựng một đại Israel kéo dài từ sông tới biển Họ không chấp nhận việc tồn tại hai nhà nước và đó cũng là lý do cho sự phát triển của Hamas Sự cùng tồn tại hoà bình giữa một nhà nước Palestine với người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo – và thậm chí cả người Do Thái – ở Bờ Tây, Gaza, và Đông Jerusalem, với một nhà nước Israel có sự pha trộn giữa người Do Thái, người Ả Rập, và người Druze phụ thuộc rất lớn vào việc một chính quyền Palestine mang tính chính danh được hồi sinh, được loại bỏ nạn tham nhũng và thói kích động bài Do Thái, đồng thời có các lãnh đạo và lực lượng an ninh đáng tin cậy.11Và để đạt được điều này, đó không còn là câu chuyện riêng giữa hai nhà nước Israel - Palestine nữa mà còn là sự tham gia của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi, cùng với Mỹ, nhằm can dự ngay lập tức vào vấn đề, đó là khi cuộc xung đột Israel - Hamas trở thành một vấn đề toàn cầu
2 Về cuộc chiến mang phạm vi toàn cầu
Như đã trình bày ở phần mở đầu, cuộc xung đột nhìn nhận về mặt thực tế không đơn giản chỉ là giành lại vùng đất thiêng của người Hồi giáo haymột cuộc chiến giữa người Do Thái ở Israel và người Palestine, mà còn là một cuộc chiến trong chính xã hội Israel và Palestine về tương lai đời sống của họ và thậm chí là một cuộc chiến giữa Iran, các lực lượng uỷ nhiệm với Mỹ và các đồng minh Ở phần này, bài
chiến giữa Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ – Hamas, Hezbollah, lực lượng dân
Thomas L Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War” (2023)
10Thomas L Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War” (2023)
Trang 10quân Houthi và Shiite ở Iraq – chống lại Mỹ, Israel, và các quốc gia Ả Rập ôn hòa như
Ai Cập, Ả Rập Saudi, Jordan, UAE, và Bahrain
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, mối quan hệ giữa Iran - Mỹ từ lâu đã là mối quan hệ thù địch Điều này xuất phát từ sự khác biệt trong ý thức hệ Trong khi Mỹ thúc đẩy các giá trị “dân chủ, dân quyền", và đồng minh của họ là Israel cũng đi theo các giá trị văn minh phương Tây Đối lập lại, Iran và các đồng minh đi theo nền thần quyền Hồi giáo, coi thường phụ nữ, ví dụ như họ sẽ bị bỏ tù, thậm chí giết hại một cách tàn nhẫn, chỉ vì không che kín tóc của họ, và xem những giá trị Mỹ là một mối
đe dọa trực tiếp.12 Các nước đồng minh của Mỹ là Israel, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Jordan, UAE, và Bahrain cũng đang có những hành động dù không phải hoàn toàn chuyển sang nền dân chủ nhưng cũng đang xa rời hơn chế độ cũ trước đây Họ phản kháng chống lại Iran và những nước theo Iran, đầu tư phát triển giáo dục, xây dựng nhận thức về môi trường, nâng cao trình độ phát triển của người dân để từ đó nâng cao tính chính danh của quốc gia dân tộc mình trên trường quốc tế.13
Thế nhưng, điểm quan trọng trong cuộc chiến này không phải nằm ở giá trị, hay ý thức hệ, mà đó là về sức mạnh tại Trung Đông, về việc ai sẽ nắm quyền bá chủ chi phối khu vực Đó là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Iran với sự hậu thuẫn của Nga, bên còn lại là các nước Ả Rập với sự chống lưng của Mỹ, và cả hai bên đều đang tìm mọi nỗ lực mở rộng ảnh hưởng đến các quốc gia khác Mục tiêu của cả hai bên đều là đẩy bên còn lại ra khỏi cuộc chiến quyền lực, tiêu diệt họ và nắm quyền chi phối khu vực Trong khi Mỹ chứng minh sức mạnh của một bá quyền toàn cầu thông
Thomas L Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War” (2023)
12Thomas L Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War” (2023)
Trang 11qua hệ thống tàu sân bay - aircraft carrier thì Iran trang bị tàu mặt đất - landcraft carriers, với mức độ huỷ diệt tương đương với hệ thống tàu sân bay của Mỹ.14
Một lý do lý giải thích vì sao Hamas đã tạo nên một cuộc tấn công chưa từng
có tiền lệ trong lịch sử Israel tại Dải Gaza xuất phát việc Mỹ phớt lờ sự tấn công của Iran bằng máy bay không người lái, nhắm vào hai cơ sở chế biến dầu lớn của Saudi Aramco ở Abqaiq và Khurais, và tấn công Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gây ra 1 vụ cháy gần sân bay Abu Dhabi và một vụ nổ xe chở nhiên liệu khiến 3 người thiệt mạng.15Cuộc tấn công được xem như là một thất bại của tình báo Israel khi họ
đã hoàn toàn không có sự chuẩn bị gì về mặt chiến thuật cũng như chiến lực, cũng như giao tranh xảy ra ngay vào thời điểm chính quyền Netanyahu phải đối mặt với những bất ổn về chính trị xã hội trong nước với các cuộc biểu tình rầm rộ và các bê bối xoay quanh chính Netanyahu.16
Cuộc xung đột còn là một biểu hiện tiêu biểu cho lợi ích của Mỹ tại Trung Đông, về thị trường dầu và khía cạnh địa chính trị, mang tính chất của một nền chính trị thực dụng ở Mỹ (realpolitik)17 Về thị trường dầu, với tình hình xung đột lan rộng ở Trung Đông, giá dầu đã tăng cao, điều này thể hiện rằng mỗi diễn tiến của xung đột đã gây nên những phản ứng mạnh của thị trường18 Khía cạnh địa chính trị đã làm gia tăng các chi phí rủi ro của thị trường dầu mỏ, làm đình trệ các dự án tại Địa Trung Hải
Mỹ hưởng lợi lớn trong chiến tranh Palestine - Israel (2023)
17Sang T Huynh, Xung đột tại Gaza: Vì sao Mỹ vẫn đơn phương bảo vệ Israel? (2023)
16Daniel Byman và Alexander Palmer, “What You Need to Know About the Israel-Hamas Violence (2023)
15Thomas L Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War” (2023)
14Thomas L Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War” (2023)