1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh

249 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích
Người hướng dẫn PGS. TS Bùi Thiên Hoàng Quân
Trường học Nhạc Viện TP. HCM
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 4,72 MB

Nội dung

Ở các trường phổ thông, đặc biệt là bậc TH, bộ môn Âm nhạc không phải mục đích là đào tạo HS trở thành ca sĩ, nhạc sĩ, mà chủ yếu thông qua môn học này HS được lĩnh hội các kiến thức banNâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Trang 2

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS BÙI THIÊN HOÀNG QUÂN

TP Hồ Chí Minh – Năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan đang công tác đã giúp đỡ em học tập và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất trong thời gian hai năm tại Nhạc Viện TP HCM

Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng tri ân và biết sâu sắc đến thầy Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thiên Hoàng Quân, người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt em đến với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình tìm tòi, nghiên cứu, triển khai và thực hiện đề tài luận văn này

Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Ban Giám đốc, phòng quản lý Sau Đại học, các thầy cô giảng viên trường Nhạc Viện TP.HCM đã đem lại cho em nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích và môi trường học tập thuận lợi, đầy đủ trong hai năm học vừa qua

Xin trân trọng cảm ơn quý BGH cùng tập thể hội đồng sư phạm trường TH Trần Danh Lâm, quận 8, TP.HCM đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi thực hiện khảo sát, thực nghiệm, thu thập tài liệu để hoàn thành tốt luận văn này

Cuối cùng là lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè là những người thân thương đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình

Trân trọng!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu

khác

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Người viết luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Bích

Trang 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8

1.1 Cơ sở lý luận 8

1.1.1 Vai trò của âm nhạc trong xã hội 8

1.1.2 Chủ trương GD âm nhạc cho HS lớp 1,2 11

1.1.3 Nội dung chương trình âm nhạc lớp 1, 2 14

1.1.4 Các phương pháp dạy học 22

1.1.5 Đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 1, 2 30

1.2 Cơ sở thực tiễn 34

1.2.1 Khái quát về trường TH Trần Danh Lâm 34

1.2.2 Thực trạng giảng dạy âm nhạc tại trường TH Trần Danh Lâm 37

2.2 Nội dung nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho HS lớp 1, 2 47

2.2.1 Quy trình dạy phân môn Nhạc cụ 47

2.2.2 Quy trình dạy phân môn Đọc nhạc 49

2.2.3 Bổ sung nội dung Bộ gõ cơ thể vào tiết âm nhạc ngoài giờ 53

2.3 Thực nghiệm sư phạm 56

2.3.1 Biên soạn giáo án, dạy thực nghiệm các tiết học theo chủ đề chương trình lớp 1 56

2.3.2 Biên soạn giáo án, dạy thực nghiệm các tiết học theo chủ đề chương trình lớp 2 67

2.4 Kết quả thực nghiệm 77

2.4.1 Khảo sát sau thực nghiệm 77

2.4.2 Kết quả chất lượng học tập môn Âm nhạc của HS lớp 1, 2 80

Tiểu kết chương 2 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 91

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật quan trọng, gắn bó trong cuộc sống thường ngày của mỗi con người, phản ánh cuộc sống bằng các hình tượng âm thanh Sức mạnh cảm hóa của Âm nhạc giúp con người vươn đến một nhân cách toàn vẹn Âm nhạc ngoài khả năng mang lại niềm vui, nguồn nghị lực cho cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của HS qua những cung bậc hết sức tinh tế Thông qua các bài hát được giảng dạy trong chương trình học, HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ giai điệu, ngôn từ của nó Vì vậy, việc GD âm nhạc được xem như một phương tiện hữu ích góp phần đưa GD nhân cách tốt nhất cho các em ở trường TH Qua hoạt động ca hát, bằng giai điệu vui tươi, trầm bổng cùng với ý nghĩa nội dung bài hát, ca từ giàu hình ảnh và có tính GD cao, đó là cơ sở góp phần hình thành cho HS phẩm chất đạo đức, dẫn dắt các em vào thế giới của cái đẹp một cách thú vị, hấp dẫn Ở các trường phổ thông, đặc biệt là bậc TH, bộ môn Âm nhạc không phải mục đích là đào tạo HS trở thành ca sĩ, nhạc sĩ, mà chủ yếu thông qua môn học này HS được lĩnh hội các kiến thức ban đầu về văn hóa âm nhạc, đặc biệt giúp cho các em HS có một tinh thần thoải mái, góp phần phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tình cảm đạo đức, trí tuệ của các em Đồng thời, âm nhạc mang lại sự hứng thú, niềm phấn khởi trong học tập, giúp các em hòa mình vào tập thể, càng thêm yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè

Trong những năm gần đây, môn học nghệ thuật được xem là môn học quan trọng ở các cấp học và cần được đổi mới nội dung cũng như cách giảng dạy của GV Điều này được quán triệt về đổi mới căn bản toàn diện GD và đào tạo giai đoạn 2021-2025 của Nghị quyết số 29-NQ/TW Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chương trình GD phổ thông qua thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 Nội dung

Trang 8

chương trình giảng dạy âm nhạc được đổi mới và bổ sung nội dung chia ra các phân môn: hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ và thường thức âm nhạc đối với HS khối lớp 1, 2, thay vì chỉ học hát ở chương trình âm nhạc cũ

Với nội dung chương trình âm nhạc mới được bổ sung thêm một số phân môn ở khối lớp 1, 2, khi tiến hành dạy và học còn gặp một số hạn chế như: GV áp dụng các phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả chưa cao và sắp xếp chưa hợp lý các bước dạy học theo từng nội dung, khiến cho HS khi học còn thụ động Các em còn bỡ ngỡ khi sử dụng nhạc cụ theo tiết tấu, đọc chữ tiết tấu, ký hiệu bàn tay, ứng dụng bộ gõ cơ thể Bên cạnh đó, còn tồn tại tư tưởng môn chính, môn phụ nên HS và phụ huynh chưa thấy hết tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông

Là một người làm công tác giảng dạy âm nhạc, chúng tôi luôn mong muốn được áp dụng các kiến thức âm nhạc, kỹ năng sư phạm đã được học để ứng dụng hiệu quả vào giảng dạy chương trình âm nhạc mới, giúp HS có một tiết học âm nhạc sinh động hơn, nắm vững hơn các lý thuyết cơ bản theo hướng chủ động, sáng tạo Trường TH Trần Danh Lâm, quận 8, TP Hồ Chí Minh được trang bị tương đối đầy đủ các nhạc cụ gõ phù hợp với nội dung học âm nhạc mới Tuy nhiên hoạt động dạy và học âm nhạc ở trường còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại, hiệu quả của việc dạy và học chưa cao

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO HS LỚP 1, 2 TRƯỜNG TH TRẦN DANH LÂM - QUẬN 8, TP.HỒ CHÍ MINH” cho luận văn của mình

Trang 9

2 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục đích:

Từ thực tiễn và lý luận nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho HS lớp 1, 2 trường TH Trần Danh Lâm - Quận 8

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Khảo sát, phân tích khả năng tiếp thu của HS và các ưu điểm, nhược điểm của GV trong tiết dạy để đưa ra một số phương pháp giảng dạy phù hợp

Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho HS lớp 1, 2 trường TH Trần Danh Lâm - Quận 8

Thực nghiệm giảng dạy âm nhạc cho HS lớp 1, 2 trường TH Trần Danh Lâm, Quận 8, TP Hồ Chí Minh Phân tích, tổng hợp dữ liệu, thu thập kết quả thực nghiệm, đánh giá quá trình nghiên cứu và báo cáo đề tài

3 Lịch sử đề tài:

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo và tổng hợp các tài liệu, sách, công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn như sau:

Các nghiên cứu, tài liệu về dạy âm nhạc trong trường phổ thông:

- Lê Tuấn Anh (2010), Phương pháp dạy học âm nhạc ở trường TH và Trung học cơ sở, NXB GD

- Phan Trần Bảng (2000), Phương pháp giảng dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông, NXB GD

Trong hai cuốn sách này, nội dung đề cập đến các phương pháp dạy học dành cho khối TH liên quan đến đề tài luận văn

Các luận văn liên quan đến giảng dạy âm nhạc cho HS TH và phương pháp học âm nhạc cho GV:

- Nguyễn Đăng Bửu (2019), Giảng dạy nội dung Body Percusion trong chương trình GD âm nhạc 2018 cho GV TH Luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh

Trang 10

- Phạm Văn Duy (2014), Nâng cao năng lực giảng dạy cho GV âm nhạc các trường phổ thông tại tỉnh Cà Mau Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận

và phương pháp dạy học âm nhạc Nhạc viện TP Hồ Chí Minh

- Nguyễn Thị Lệ Huyền (2014), GD âm nhạc cho HS TH tại trường TH Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (2014) Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

- Nguyễn Thùy Linh (2022), Nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cho HS trường TH Thái Thịnh, Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Các nghiên cứu, tài liệu về dạy nhạc cho trẻ em:

- Phạm Tuyên (1999), Âm nhạc với trẻ em, NXB GD Trong cuốn sách

này, tác giả đã trình bày và hệ thống các phương pháp dạy học cơ bản của bộ môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông Ngoài ra, tác giả còn nêu một số vai trò, đặc điểm của lứa tuổi với bộ môn âm nhạc

- Richard Flix (2005), Body Percussion Sounds and Rhythms, NXB

Alfred Nội dung sách nói về phương pháp và cách ứng dụng Body Percussion và việc dạy học âm nhạc

Tài liệu về Tâm lý GD:

- Nguyễn Hữu Hảo (2009), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,

NXB Đại học Sư phạm Cuốn sách trình bày về đặc điểm của quá trình, phẩm chất tâm lí ở các lứa tuổi khác nhau, GV cần nắm bắt, đưa ra các phương pháp sư phạm cho phù hợp với từng độ tuổi

Trang 11

- Nhóm tác giả Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2016), Giáo trình tâm lý học TH, NXB Đại học Sư phạm Cuốn sách trình bày về quá trình tâm lí, đặc điểm tâm lí của HS TH

Các tài liệu, luận văn trên đã đóng góp một số phương pháp dạy học âm nhạc, nghiên cứu về tâm sinh lý của HS TH liên quan đến dạy học âm nhạc cho HS TH, trong đó có đối tượng HS lớp 1, lớp 2 mà đề tài luận văn nghiên

cứu Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh”

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho HS lớp 1, 2 trường TH Trần Danh Lâm - Quận 8, TP Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi:

Thực tiễn việc dạy và học chương trình âm nhạc mới ở trường TH Trần Danh Lâm, quận 8, TP Hồ Chí Minh

Thực nghiệm sư phạm ứng dụng các quy trình và phương pháp dạy học âm nhạc cho HS lớp 1, 2 trong năm học 2022 - 2023

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Ý nghĩa khoa học:

Luận văn xác định được mục tiêu, đưa ra các bước dạy nhạc cụ, đọc nhạc phù hợp ở chương trình âm nhạc mới, nhằm nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho HS lớp 1, 2 trường TH Trần Danh Lâm, quận 8, TP Hồ Chí Minh

Trang 12

Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho GV dạy âm nhạc ở khối 1, 2 thuận lợi trong việc giảng dạy Giúp HS sáng tạo, năng động hơn trong giờ học, có một hành trang tốt để chuẩn bị cho chương trình âm nhạc ở lớp cao hơn

Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho những đối tượng như: sinh viên theo học ngành Sư phạm Âm nhạc, đồng nghiệp tại các điểm trường trên địa bàn Quận 8, TP Hồ Chí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề đặt ra, chúng tôi thực hiện một số phương pháp sau:

Phương pháp vận dụng lý thuyết: sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm hiểu, làm sáng tỏ những vấn đề liên quan, đồng thời xây dựng biện pháp phù hợp

Phương pháp khảo sát thực địa: sử dụng các thao tác như quan sát, khảo sát HS khối lớp 1, 2 nhằm thu thập, so sánh, bổ sung thêm những thông tin tổng quan về thực trạng học âm nhạc, điều tra mức độ yêu thích học môn âm nhạc của HS lớp 1, 2 trường TH Trần Danh Lâm, Quận 8 Khảo sát và tổng hợp các thông tin cần thiết tại cơ sở thực nghiệm, làm cơ sở trong việc xây dựng chương trình và kế hoạch giảng dạy

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: áp dụng các bước tiến hành, các thao tác, kỹ thuật giảng dạy, cách sử dụng các phuơng tiện dạy học trong việc áp dụng các phương pháp mới trong dạy học âm nhạc cho HS lớp 1, 2 trường TH Trần Danh Lâm, Quận 8

Phương pháp tổng hợp: nghiệm thu kết quả đạt được sau 2 năm áp dụng phương pháp đổi mới, lập phiếu khảo sát điều tra mức độ yêu thích các tiết học âm nhạc tại trường Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu

Trang 13

7 Bố cục luận văn:

Ngoài mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trong chương này chúng tôi trình bày những khái niệm, những nghị quyết, thông tư của các cấp; tâm sinh lý của HS lớp 1, 2; những vấn đề cơ bản về thực trạng dạy học âm nhạc và khái quát về trường TH Trần Danh Lâm, quận 8 Từ đó, chúng tôi đưa ra những phương pháp sẽ được trình bày ở chương 2

CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Chúng tôi trình bày những tiêu chí, điều kiện thực hiện để đưa các giải pháp trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho HS lớp 1, 2 trường TH Trần Danh Lâm, quận 8, TP.Hồ Chí Minh Sau đó, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm cũng như khảo sát kết quả thực nghiệm có sự thống nhất của BGH và GV âm nhạc

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Vai trò của âm nhạc trong xã hội

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người, là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội, làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Các yếu tố chính của âm nhạc là cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu (và các khái niệm liên quan: nhịp độ, tốc độ), âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc Âm nhạc là một trong những loại hình nằm trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản, được chia ra 2 thể loại chính: thanh nhạc và khí nhạc Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm Khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, gây cảm giác và liên tưởng

Âm nhạc có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách ở trẻ em Có thể kể đến những vai trò quan trọng của âm nhạc như sau: (Bài viết Vai trò của Âm nhạc, môn Âm nhạc học đại cương (2016),

Phan Kim Thành, Đại học Văn hóa Hà Nội)

Thứ nhất, Âm nhạc có vai trò giải trí:

Ở các cộng đồng người, với các tộc người chưa phát triển về mặt kinh tế, còn ở hình thái sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, như vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thì với họ âm nhạc sử dụng nhiều nhất vào mùa nông nhàn, đây cũng là mùa diễn ra nhiều lễ hội, nghi lễ, âm nhạc sẽ tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc của dân tộc, giải trí để gắn kết cộng đồng, mọi người được vui vẻ sau những tháng ngày vất vả, mệt nhọc trên nương rẫy Trong một xã hội hiện đại, đặc biệt là vùng đô thị với vai trò của các thiết chế

Trang 15

văn hóa, giới trẻ thả mình vào trong không khí âm nhạc thời đại Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại ngày nay là các dòng âm nhạc truyền thống không còn được giới trẻ ưa chuộng, kế tục Bởi vậy, tuy giữ vai trò giải trí nhưng từ đó cũng làm thay đổi cách nghĩ, cách sống, phương thức thưởng thức âm nhạc của giới trẻ Đối với người cao tuổi, âm nhạc trở thành món ăn tinh thần vô cùng quan trọng, dường như gợi lại những năm tháng hào hùng lịch sử, gợi nhớ quê hương cho những người từng trải qua chiến tranh và những người phải đi xa cố hương

Thứ hai, Âm nhạc giữ vai trò GD thẩm mĩ:

Gợi cho con người cách nhìn nhận, hưởng thụ cái đẹp, đó là cái đẹp về tư tưởng, ý thức; Phân biệt, loại trừ cái xấu, đó chính là hình thức để cảm thụ âm nhạc Ngoài ra âm nhạc còn là phương tiện phản ánh xã hội con người một cách nhạy bén, nổi trội Trong chiến tranh âm nhạc đã trở thành món ăn tinh thần cho những chuyến hành quân, là tiếng đồng thanh để bớt đi mệt nhọc khi kéo pháo, vận chuyển lương thực, đạn dược đến cho tiền tuyến

Thứ ba, vai trò giao lưu văn hóa:

Mỗi cộng đồng tộc người, mỗi quốc gia dân tộc đều có nền âm nhạc riêng biệt, không gian văn hóa, sự sáng tạo âm nhạc riêng Trong suốt quá trình lịch sử, nhìn về nền âm nhạc truyền thống, điều đó chỉ tồn tại nhiều nhất, đặc trưng nhất ở các cộng đồng tương đối khép kín, ít có sự giao lưu với văn hóa bên ngoài Ngược lại, trong một xã hội phát triển hơn, có sự giao lưu kinh tế - xã hội thường xuyên hơn, âm nhạc trở thành một phần của sự giao lưu văn hóa Đi từ âm nhạc truyền thống, các cộng đồng quốc gia có thêm các thể loại âm nhạc mới, làm giàu thêm cho kho tàng âm nhạc của cộng đồng

Thứ tư, Âm nhạc giữ vai trò GD đạo đức:

Gia đình là nơi hội tụ những chuẩn mực xã hội, là sự GD đầu tiên cho mỗi con người Cũng bởi vậy, những em nhỏ, ngay từ khi chào đời, chưa hiểu được tiếng nói, nhưng những câu hát, lời ru đã được người mẹ gửi gắm vào đó

Trang 16

với niềm yêu thương mẫu tử Khi lớn lên dần và hiểu được tiếng nói, âm nhạc mà họ tiếp cận dễ dàng, thường xuyên nhất chính là các tác phẩm âm nhạc ca ngợi về nguồn gốc tộc người, gợi nhớ tổ tiên Từ đó, nảy sinh tình cảm giữa mỗi người với cộng đồng, quê hương, thiên nhiên

Thứ năm, Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ:

Có lẽ với vai trò này, âm nhạc được quan tâm, đưa vào GD cho các em nhỏ ngay từ những buổi đầu đến trường Những bài hát ngắn gọn, dễ hát, dễ nhớ phù hợp với lứa tuổi trẻ nhỏ, việc học thuộc những bài hát đó sẽ giúp cho trí nhớ được phát triển hơn Cũng như trong hiện thực cuộc sống, mỗi người có nhiều cách học khác nhau, nhưng riêng với khối xã hội nhân văn đều có đặc điểm tính hệ thống không được vượt trội, nổi bật như khối tự nhiên, bởi vậy họ phải học, đọc rất nhiều Nhưng trước tiên đọc để hiểu, cần có nền tảng là nhớ nhiều kiến thức cơ sở, sau đó việc đọc sách, thâu tóm kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn, khi trí nhớ được rèn luyện ngay từ đầu Âm nhạc giúp cho trí tuệ cảm xúc của trẻ phát triển mạnh mẽ Trẻ em có thể bắt chước các bài hát và âm thanh mà chúng nghe được một cách dễ dàng và nhanh chóng như một cách để hiểu và cảm nhận thế giới xung quanh

Thứ sáu, Âm nhạc giúp phát triển thể chất:

Âm nhạc có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của con người, trước nhất là tai nghe được rèn luyện giúp cho chúng ta phân biệt cao độ, trường, độ, âm sắc… từ đó tạo cơ sở để tiếp cận các tác phẩm âm nhạc, cảm thụ âm nhạc Đồng thời, âm nhạc cũng giúp cho sự phát âm được cải thiện hơn, âm vang hơn, từ đó có được giọng hát ổn định, rõ rằng Bởi vậy, âm nhạc cũng có chức năng cải thiện về mặt ngôn ngữ cho con người Bên cạnh đó, âm nhạc còn có tác dụng chữa bệnh, giảm stress, tăng trí thông minh, ổn định nhịp tim Với sự giải thích chức năng này là do trong não người và động vật có một bộ phận rất nhạy cảm với các âm sắc từ những bản nhạc mà con người nghe thấy, khi tiếp xúc với bản nhạc có âm sắc phù hợp, phần não này trở nên tích cực hơn kéo

Trang 17

theo sự phục hồi các chức năng khác trong não Điều đó sẽ làm cho não hoạt động tích cực hơn

1.1.2 Chủ trương GD âm nhạc cho HS lớp 1, 2

GD âm nhạc là hình thức GD nghệ thuật mang tính đặc thù Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, lồng vào tất cả hình thức, nội dung GD khác, làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu, mục tiêu GD Môn Âm nhạc ở trường TH gồm nhiều phân môn: Học hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Kể chuyện âm nhạc và mỗi phân môn có một vai trò nhất định

Căn cứ thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có đề cập đến nội dung vai trò của âm nhạc trong trường học như sau:

Giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc - biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần (mục V, 9.1, TLTK số 35)

Trong chương trình GD phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn GD cơ bản Âm nhạc là nội dung GD bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc Nội dung GD âm nhạc giúp HS trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới

Trang 18

âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống

- Giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12: Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc Những HS có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan có thể chọn học thêm một số chuyên đề học tập Nội dung GD âm nhạc giúp HS tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên

quan đến âm nhạc

Chương trình môn Âm nhạc cấp TH giúp HS bước đầu làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) Chương trình dạy học môn Âm nhạc đang được áp dụng tại TP.Hồ Chí Minh và tại trường TH Trần Danh Lâm theo chương trình mới của bộ sách Chân trời sáng tạo

Ở cấp TH, đặc biệt chương trình GD âm nhạc lớp 1, 2 giúp HS: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, phân biệt được sự khác nhau trong từng thuộc tính âm nhạc

Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu

Trang 19

Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác

Bước đầu biết mô phỏng, tái hiện một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu và giai điệu đơn giản theo hướng dẫn của GV

Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc; biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác

Trong giảng dạy bất kì một môn học nào, việc hướng dẫn HS học và hiểu bài, thực hiện được yêu cầu của bài là rất cần thiết và được GV quan tâm, vì qua tiết học, nội dung kiến thức được truyền tải đến HS một cách cụ thể Môn âm nhạc cũng vậy, với mục tiêu GD cho HS cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thông qua nội dung các bài hát, giúp HS cảm nhận được sự quan trọng của âm nhạc đối với đời sống con người

Trong trường phổ thông, những HS có khả năng biểu diễn âm nhạc chiếm tỉ lệ rất thấp, tuy vậy, dạy môn Âm nhạc ở TH là việc dạy cho tất cả HS, mà đa số là không có năng khiếu âm nhạc, vì vậy môn học này không đặt mục tiêu giúp các em trở thành người biểu diễn hoặc sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp Mục tiêu môn Âm nhạc nhằm cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng, bồi dưỡng năng khiếu, giúp các em phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ

Kiến thức:

Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức, các năng lực âm nhạc, góp phần GD toàn diện cho HS, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định

Trang 20

Môn Âm nhạc cung cấp cho HS những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âm nhạc thường thức

Khuyến khích HS nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài trường học

Đây là những mục tiêu của môn Âm nhạc được qui định trong chương trình GD phổ thông môn Âm nhạc Trong mỗi phân môn, mỗi bài học lại có mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn Thông qua những mục tiêu cụ thể đó, GV có

các bước dạy học phù hợp giúp các em HS đạt được mục tiêu của môn học

1.1.3 Nội dung chương trình âm nhạc lớp 1, 2

1.1.3.1 Âm nhạc

Kiến thức về âm nhạc khối lớp 1, 2 với các bài hát ngắn gọn, đơn giản

Trang 21

Chủ điểm: các bài hát về quê hương, đất nước, hòa bình hữu nghị, truyền thống gia đình, nhà trường, các sinh hoạt của tuổi HS, thiếu nhi

Thể loại: Các ca khúc gồm các ca khúc thiếu nhi, đồng dao, dân ca, ca khúc Việt Nam và ca khúc nước ngoài

Hình thức: các bài hát có 1 đoạn và 2 đoạn Âm vực: có âm vực phù hợp với độ tuổi của HS lớp 1, 2

Giai điệu

Qua khảo sát các bài hát trong chương trình âm nhạc lớp 1, 2, chúng tôi nhận thấy đa phần các bài hát có giai điệu đơn giản, khá bình ổn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em Để minh chứng cho nhận định này, xin được dẫn ra mấy dẫn chứng dưới đây

Ví dụ 1:

Bài Lung linh ngôi sao nhỏ (nhạc Pháp, lời Việt: Lê Anh Tuấn),

Âm nhạc lớp 1

Trang 22

Giai điệu đơn giản với các hình nốt đen, trắng

Bài Múa vui (nhạc và lời: Lưu Hữu Phước), âm nhạc lớp 2 Giai điệu với các hình nốt trắng, đen, móc đơn, các câu hát với tiết tấu giống nhau

Giai điệu của 2 ví dụ có một số bước nhảy quãng 3, quãng 4, quãng 5 phù hợp với cách phát âm của người Việt Nam nói chung và tính chất bài hát phù hợp với lứa tuổi các em lớp 1 và 2

Giai điệu các bài hát ở bộ sách Chân trời sáng tạo khá đơn giản, đã có sự ngắt tiết, ngắt câu rõ ràng Vì thế trong quá trình dạy học, GV cần hướng dẫn HS ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ

Âm vực

Âm vực được tính từ nốt nhạc thấp nhất đến nốt nhạc cao nhất trong giai điệu âm nhạc của bài hát Việc nghiên cứu để hiểu âm vực bài hát nhằm giúp cho GV trong quá trình dạy học có thể linh hoạt nâng hoặc hạ tone giọng của bài hát để phù hợp với tầm cữ giọng hát của HS Từ đó có thể vận dụng và đưa ra những cách thức, biện pháp dạy hát phù hợp để rèn luyện kỹ thuật, kỹ năng, phát triển âm vực giọng hát cho các em

Trang 23

Tiết tấu

Tiết tấu là sự sắp xếp các âm thanh ngắn dài khác nhau, thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn theo ý của người soạn nhạc Platon đã định nghĩa: “Tiết tấu là sự sắp xếp chuyển động” Nhạc sĩ Vincent d’Indy định nghĩa một cách khái quát hơn: “Tiết tấu chính là sự trật tự, và cân xứng trong không gian, thời gian”

Trong các bài hát và tập đọc nhạc ở lớp 1, 2, đa số các bài đều được viết ở các tiết tấu khá đơn giản với sự chuyển động của các hình nốt tròn, trắng, đen, móc đơn (như các ví dụ đã nêu ở trên) Với các bài để HS khám phá giai điệu ở tiết tập đọc nhạc, các âm hình tiết tấu đơn giản hơn

Trang 24

Thang âm và điệu thức

Thang âm, điệu thức là một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu trong 1 tác phẩm âm nhạc Nhìn chung bài hát trong chương trình âm nhạc lớp 1, 2 được xây dựng theo thang 7 âm của phương Tây đối với những ca khúc phổ thông, thang 5 âm đối với các bài dân ca Việt Nam

Ví dụ 4:

Bài Cô giáo em (nhạc và lời: Trần Kiết Tường, thang 7 âm

(C, D, E, F, G, A, B)

Trang 25

Ví dụ 5:

Bài Ngày mùa vui (Dân ca Thái, lời mới: Hoàng Lân),

thang 5 âm (A, B, D, E, G)

Trang 26

Nội dung lời ca

Nội dung của bài hát chủ yếu được thể hiện qua lời ca, mỗi bài hát thường đề cập đến một vấn đề chính Các bài hát thường ca ngợi về quê hương, đất nước, hòa bình hữu nghị, truyền thống gia đình, nhà trường, các sinh hoạt của tuổi HS, thiếu nhi phù hợp với lứa tuổi HS lớp 1 và 2

Ví dụ 7:

Bài Năm mới bình an (Nhạc Anh, lời Việt: Hà Thị Thư), nội dung bài hát nói lên những ước nguyện đầu năm mới, mong cho thế giới an bình, hạnh phúc Đó là ước muốn của tất cả mọi người trên thế giới, và các em HS cũng ước mong như vậy

1.1.3.2 Nội dung

Nội dung dạy học môn Âm nhạc lớp 1 và lớp 2 sách Chân trời sáng tạo gồm các nội dung: Khám phá, Nghe nhạc, Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc Ở mỗi lớp có 8 chủ đề khác nhau (xem phụ lục trang 04)

Khám phá âm nhạc:

Nội dung của lớp 1 và lớp 2 ở hoạt động này tương đồng với nhau: Là hoạt động hình thành kiến thức mới, giúp HS hứng thú tìm hiểu âm nhạc, phát huy trí tưởng tượng và phát triển năng lực cảm thụ, thể hiện âm nhạc

Trang 27

Nghe nhạc:

Hoạt động nghe nhạc giúp HS cảm thụ âm nhạc bằng thính giác, phản ứng và vận động theo tiết tấu, giai điệu vừa nghe bằng phương pháp Body Percussion

Lớp 2: Tiếp tục thực hành các bài Tập đọc nhạc kết hợp với Hands sign ở nhịp 2/4, gồm các hình nốt trắng, đen, móc đơn Âm vực các bài đọc nhạc trong phạm vi quãng 8: C1-C2

Các bài đọc nhạc ở lớp 1 và lớp 2 không có lời ca, chỉ có giai điệu Khi đọc nhạc, áp dụng cách đọc tiết tấu theo âm Ti-Ta (phương pháp Kodaly)

Trang 28

Nhạc cụ:

Lớp 1: bước đầu làm quen với cách sử dụng thanh phách, trống nhỏ, tambourine Giới thiệu cho HS nhận biết và phân biệt được các nhạc cụ nước ngoài: macaras, triangle, kèn phím, sáo recorder, đàn guitar; nhạc cụ Việt Nam: trống cơm, trống cái

Lớp 2: tiếp tục thực hành các bài tập tiết tấu với thanh phách, trống nhỏ, tambourine Làm quen và thực hành với nhạc cụ mới: song loan Thực hành nhạc cụ với các bài tập hình nốt đen, móc đơn Giới thiệu cho HS nhận biết và phân biệt được các nhạc cụ nước ngoài: bộ chuông cầm tay (Hand bells), nhạc cụ Việt Nam: sênh tiền

Thường thức âm nhạc:

HS được nghe kể các câu chuyện của dân tộc hoặc các nước trên thế giới, ngoài ra còn là tiết học giới thiệu các nhạc cụ của nước ngoài và Việt Nam

Phân phối chương trình

Phân phối chương trình môn Âm nhạc lớp 1 và lớp 2 với đầy đủ các nội dung cho 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết, trong 2 học kì như sau: Học kì 1 với 18 tiết tương ứng với 18 tuần và học kì 2 với 17 tiết trong 17 tuần (xem phụ lục trang 4)

Trang 29

“Phương pháp dạy học là các con đường, là cách thức vận động của nội dung dạy học phù hợp với quy luật phát triển tâm lý, sinh lý của trình độ, nhận thức của người học, là các biện pháp tổ chức hợp tác giữa GV và trò nhằm giúp cho trò chiếm lĩnh được nội dung dạy học một cách vững chắc”

[TLTK8, tr.63]

Với cách hiểu và cách lý giải vừa nêu, chúng tôi đối chiếu và cơ bản nhất trí với cách nhìn nhận này và theo chúng tôi: Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy của GV và cách thức học của HS, 2 hoạt động dạy và học này luôn có quan hệ song hành với nhau Trong quan hệ đó, phương pháp dạy quyết định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học tập của HS là cơ sở để GV lựa chọn phương pháp dạy Tuy nhiên kết quả học tập được quyết định trực tiếp bởi phương pháp học tập của HS Nói cách khác phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữa phương pháp dạy của GV và phương pháp học của HS, phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, phương pháp học có tính chất độc lập tương đối chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy

Dạy học âm nhạc ở TH chú trọng thực hành âm nhạc thông qua hoạt động ca hát, biểu diễn và tập đọc nhạc Ngoài các hoạt động dạy học trên lớp, GV có thể tổ chức cho HS học tập ở ngoài lớp, đi tham quan, xem biểu diễn Âm nhạc TH ngoài việc học hát, học các bài tập đọc nhạc, các em còn được học các kỹ năng biểu diễn bài hát, vận động phụ họa, gõ phách, nhịp, tiết tấu theo lời ca vận dụng bộ gõ cơ thể (body percussion) như: chân, tay… cũng như nhìn vào bài tập đọc nhạc các em nhận biết được hình nốt, trường độ, đọc đúng cao độ của bài dựa vào kí hiệu bàn tay (handsign) Vì vậy việc học Âm nhạc ở lớp 1, 2 của HS TH bước đầu chuyển sang một giai đoạn mới, khác hẳn so với học hát ở mầm non Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc Bên cạnh đó, việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, vận động

Trang 30

cơ thể một cách nhịp nhàng, giúp cho các em thích thú và tiếp thu kiến thức một cách thoải mái hơn trong suốt 1 tiết học; tạo cho các em cảm giác vừa học, vừa chơi, vừa thi đua, không bị gò bó bởi một khuôn khổ nào cả

Phương pháp dạy học Âm nhạc được xác định bởi các yếu tố: Kế thừa và phát huy những ưu điểm về phương pháp GD trong chương trình hiện hành

Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán giữa mục tiêu của chương trình, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung và những năng lực đặc thù, nội dung GD, phương pháp GD và đánh giá kết quả GD

Phù hợp với năng lực của GV, khả năng tiếp thu của HS và điều kiện thực tiễn Tiếp thu kinh nghiệm về phương pháp GD Âm nhạc của một số nền GD tiên tiến trên thế giới

Một số phương pháp dạy học được vận dụng vào quá trình dạy học âm nhạc bao gồm:

Phương pháp sử dụng ngôn ngữ Phương pháp dạy học trực quan Phương pháp dạy học thực hành Phương pháp kiểm tra đánh giá

Đối với chương trình âm nhạc mới, các phương pháp mới được áp dụng vào việc dạy và học bao gồm:

1.1.4.1 Phương pháp Kodaly

Ngày nay, phương pháp Kodály đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước có nền GD âm nhạc tiên tiến như Mỹ và các nước châu Âu Hiện nay, ngành GD của Việt Nam cũng đang dần áp dụng phương pháp này vào dạy và học các môn học, trong đó có môn âm nhạc

Trang 31

Phương pháp dạy học âm nhạc Kodály được phát kiến bởi Zoltán Kodály (1882-1976), một nhà soạn nhạc, nghiên cứu âm nhạc dân tộc và sư phạm âm nhạc người Hungary Kodály trở nên quan tâm đến việc GD âm nhạc của trẻ em vào năm 1925 khi ông tình cờ nghe được một số HS hát bài hát đã học được ở trường Kodály đã chỉ trích trường học về việc sử dụng âm nhạc kém chất lượng và chỉ dạy âm nhạc ở các lớp trung học Ông nhấn mạnh rằng hệ thống GD âm nhạc cần thiết là GV phải tốt hơn, chương trình giảng dạy tốt hơn Các phương pháp cụ thể là:

Hệ thống ký hiệu tay Hệ thống chữ tiết tấu Hệ thống hình tiết tấu Âm nhạc dân gian

Quy trình giảng dạy âm nhạc cho trẻ em theo phương pháp Kodály được tiến hành theo ba bước cơ bản: chuẩn bị, giới thiệu, và luyện tập

Phương pháp đọc chữ tiết tấu theo Kodaly

Đọc chữ tiết tấu và hình tiết tấu Hệ thống này được tạo ra bởi nhạc sĩ người Pháp Emile Joseph Chevés ở thế kỷ XIX Mỗi giá trị tiết tấu trong nhóm trường độ cơ bản được ký hiệu bằng các âm tiết đặc biệt

Hình nốt Đọc theo chữ tiết tấu

Trang 32

Hệ thống này được đánh giá là phương tiện hiệu quả nhất của phương pháp Kodály Trẻ em có thể đọc và luyện tập tiết tấu của một bài hát một cách đơn giản và dễ hiểu mà không cần đến bản nhạc

Phương pháp đọc nhạc theo Ký hiệu bàn tay (Hand sign)

Đây là một công cụ dạy học âm nhạc của phương pháp Kodály Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (Hand Sign) là dùng bàn tay tạo ra những kí hiệu thay thế cho nốt nhạc trên khuông nhạc Hệ thống này do John Curwen - mục sư nhạc sĩ người Anh sáng tạo vào thế kỷ XIX Mỗi nốt nhạc được kí hiệu bằng dấu tay giúp trẻ dễ dàng nhớ các quan hệ cao thấp giữa các nốt cũng như quan hệ quãng giữa các âm cơ bản khi xướng âm hoặc tư duy âm nhạc Bên cạnh đó, việc này tăng cường thêm một hệ thống tư duy biểu tượng kết hợp với tư duy âm thanh, nhờ đó trẻ sẽ đọc cao độ chính xác hơn

Đọc nhạc bằng kí hiệu bàn tay mang lại cách nhìn trực quan cho HS, gián tiếp học nốt nhạc thông qua các kí hiệu của bàn tay Đây là cách tiếp cận tốt trong việc dạy nốt nhạc cho HS khi mới bắt đầu làm quen với âm nhạc Thực tế qua việc dạy học cho thấy, việc HS học nốt nhạc trên khuông nhạc thật sự là một khó khăn khi bước đầu đã phải nhớ các dòng kẻ và nhận biết tên gọi của các nốt trên khuông nhạc Từ đó, gây ra một sự nhàm chán trong việc học nhạc đối với HS khi bước đầu đã có những trở ngại Thông qua đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay sẽ góp phần giải quyết những vấn đề trên, khi trẻ có thể bắt chước các động tác mà GV hướng dẫn, từ đó hình thành những trải nghiệm mới về đọc nhạc Đồng thời, đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay cũng có thể thiết kế dưới dạng những trò chơi để hoạt động dạy - học được hiệu quả hơn

Trang 33

Các kí hiệu bàn tay thường dùng:

Do (D) Re (R) Mi (M) Fa (F) Sol (S) La (L) Si (T) Đây là phương pháp được sử dụng khi GV muốn HS hát những cao độ nào đó mà không nhìn theo bản nhạc Ký hiệu bàn tay giúp người hướng dẫn không cần dùng đến bảng hay máy chiếu mà vẫn có thể điều khiển được HS hát các nốt nhạc theo chỉ dẫn của mình

Phương pháp này cũng có thể được dùng trong các tiết học âm nhạc cho HS mới bắt đầu hoặc để kết hợp vận động khi nghe nhạc Chủ yếu GV sử dụng ký hiệu bàn tay để hướng dẫn đọc cao độ Phương pháp này không thích hợp với các tiết tấu nhanh hoặc phức tạp

1.1.4.2 Phương pháp Body Percussion (Bộ gõ cơ thể)

Body Percussion (được dịch sang tiếng Việt là bộ gõ cơ thể) – là một từ ghép của hai từ body (cơ thể) và percussion (bộ gõ), mang ý nghĩa âm thanh được tạo ra từ cơ thể Cơ thể chính là nhạc cụ ban đầu trong hoạt động dạy học âm nhạc, giúp HS trải nghiệm âm nhạc thông qua vận động, để tạo ra âm thanh và nhịp điệu

Đây là phương pháp dạy học âm nhạc được sáng tạo bởi 2 nhà sư phạm âm nhạc người Đức từ những năm 1920: Carl Orff và Gunild Keetman

Các phương pháp của 2 ông bao gồm: Nói theo nhịp điệu; Hát kết hợp vận động; Chơi nhạc cụ; Bộ gõ cơ thể

Quá trình sư phạm của Orff-Schulwerk thể hiện tính logic trong các bước nhận thức âm nhạc của trẻ em Bước đầu tiên được gọi là bước khám phá Trẻ được tiếp xúc với âm thanh của nhạc cụ, với tiết tấu, hay các mẫu âm GV

Trang 34

đưa ra các câu hỏi gợi ý để các em tự khám phá các đặc điểm âm nhạc đặc trưng của chúng Bước thứ hai gọi là mô phỏng, bắt chước Ở bước này HS lặp lại những mẫu âm ngắn được diễn tấu trên nhạc cụ, hay xướng âm bởi GV Mỗi lần thực hiện chỉ một mẫu âm có cấu trúc đặc biệt, trong đó vấn đề lý thuyết, hay một âm hình tiết tấu được nhấn mạnh một cách điển hình

Cũng như các nhạc cụ bộ gõ khác, bộ gõ cơ thể phát ra âm thanh bằng cách chạm, vỗ, lắc… vào nhạc cụ để tạo rung động, bao gồm: tiếng vỗ tay

(clapping), búng ngón tay (snapping), vỗ ngực (slapping on the chest), vỗ đùi (slapping on the thigh), và dậm chân (stamping) Đây chính là 5 âm thanh cơ

bản của bộ gõ cơ thể Búng ngón (bao gồm tay trái, tay phải hoặc cả hai): âm thanh phát ra bởi tác động của các ngón tay khi chụm vào nhau, búng và tạo ra âm thanh

Vỗ ngực: âm thanh phát ra bởi tác động của lòng bàn tay vào vùng ngực trái

hoặc phải, tạo ra âm thanh Vỗ tay: âm thanh phát ra bởi sự tác động của 2 tay chạm vào lòng bàn tay để tạo ra âm thanh

Vỗ đùi (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai): âm thanh phát ra bởi sự tác

động một lực từ tay vào vùng đùii ở chân và tạo ra âm thanh

Dậm chân (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai): âm thanh phát ra bởi sự

tác động một lực từ chân vào nguồn phát ra âm thanh (mặt sàn gỗ, mặt sàn gạch), tạo ra những sự cộng hưởng âm thanh khác nhau

Ngoài ra, còn có các động tác tạo ra âm thanh khác như: chà xát lòng bàn

tay (horizontal hand rubbing), vỗ miệng (mouth clapping)…

Đối với HS bắt đầu làm quen với âm nhạc, chưa nhận biết được nốt nhạc, chỉ có thể mô phỏng lại các động tác cơ bản sau khi GV làm mẫu, tiếp đó

Trang 35

sẽ nhìn hình ảnh minh họa để thực hiện và phát triển những nhóm tiết tấu đơn giản

(Kí hiệu ghi âm của các động tác được mã hóa thành nốt trên khuông nhạc theo Richard

Filz trong sách Body Percussion Sounds and Rhythms, 2005).

Thông qua nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn có thể chứng minh

rằng ứng dụng bộ gõ cơ thể trong hoạt động dạy học âm nhạc rất cần thiết và

hiệu quả HS có thể tiếp cận với âm nhạc một cách trực tiếp, đơn giản và tự nhiên Các vận động cơ thể giúp HS trải nghiệm được các yếu tố lý tính khi tự chủ động chạm vào cơ thể của mình Bên cạnh đó, phương thức âm nhạc này còn giúp HS phát triển trí não, hệ thần kinh và khả năng tư duy Việc vận

dụng bộ gõ cơ thể trong GD âm nhạc có thể phát triển năng lực cảm thụ và vận

động âm nhạc cho HS, mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những năng lực cần thiết để thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc Qua đó, hình thành và phát triển các phẩm chất âm nhạc nổi bậc, nhằm định hướng phát triển rèn luyện bộ môn nghệ thuật này, đồng thời GD và rèn luyện nhân cách cho HS

1.1.4.3 Phương pháp dạy học tích cực:

Trong xu thế đổi mới GD trên quan điểm “Lấy HS làm trung tâm” và

“Dạy học phát triển năng lực HS” của Việt Nam, chương trình GD phổ thông

môn Âm nhạc 2018 phát triển các nội dung dạy học theo hướng tiếp cận các

Trang 36

tiến bộ của GD âm nhạc thế giới, kế thừa và phát triển những điểm mạnh của Chương trình âm nhạc 2006 Chính vì vậy, GV khi dạy cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để vận dụng một cách tốt nhất và hiệu quả trong các tiết dạy học âm nhạc của mình Các phương pháp dạy học tích cực bao gồm:

Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học theo dự án Phương pháp hoạt động nhóm Phương pháp đóng vai

Phương pháp động não

Và nhiều phương pháp khác…

GV khi áp dụng các phương pháp dạy học cần lưu ý đến việc vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, nhận thức của HS GV không áp dụng một cách máy móc và gò bó, áp đặt HS mà phải áp dụng linh hoạt để HS được trải nghiệm, học song song với chơi, có hứng thú với các

hoạt động và phát triển tình yêu đối với âm nhạc

1.1.5 Đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 1, 2

1.1.5.1 Đặc điểm về hoạt động và sự phát triển của nhận thức

Hoạt động của HS lớp 1, 2: Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi TH, đặc biệt ở độ tuổi đầu TH, hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:

Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các

trò chơi vận động

Trang 37

Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia

đình như tắm giặt, quét dọn nhà cửa Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa

Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường,

lớp và cộng đồng dân cư, Đội thiếu niên tiền phong…

Vì thế, rất cần những hoạt động đa dạng, phong phú trong từng tiết học âm nhạc để các em HS phát huy khả năng sáng tạo, tự tin biểu diễn, trình bày ca khúc khi tham gia vào các hoạt động của trường lớp, rộng hơn nữa là các hoạt động ngoài xã hội Cũng như người GV phải phân chia được khả năng của các em HS theo từng đối tượng, từng lớp học để có phương pháp dạy phù hợp, phát huy hết khả năng của các em

Nhận thức cảm tính: Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện

Tri giác: Tri giác của HS TH mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi TH, tri giác thường gắn với hành động trực quan Vì vậy, GV cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác

Nhận thức lý tính: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 1, 2 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Ở đầu tuổi TH (lớp 1, 2), hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm

Trang 38

Vậy nên, từ tình cảm và cảm xúc của các em đang được phát triển ở lứa tuổi lớp 1, 2, đòi hỏi người GV cần nắm bắt được tâm lý của các em ở giai đoạn này để giảng giải nội dung GD phù hợp với HS trong từng tiết học Bên cạnh đó, để phát huy hết được các khả năng về các cơ quan cảm giác của HS, đòi hỏi GV cần liên tục đổi mới các phương pháp dạy học được áp dụng trong từng tiết học, không nên bị trùng lập quá nhiều sẽ dẫn đến sự nhàm chán cho HS

Trí nhớ: Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ

ngữ, logic Giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và

chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều HS chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ và chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu Nắm được điều này, người GV phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức

Ý chí: Ở đầu tuổi TH hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố mẹ cho đi ăn kem, học để được GV khen, quét nhà để được ông bà cho tiền ) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho HS TH đòi hỏi ở nhà GD sự kiên trì bền bỉ trong công tác GD, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ Tóm lại, 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút Ý chí của các em chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá Bước đầu các em kiềm chế dần tính hiếu động, bộc phát để chuyển thành tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học tập, phát triển độ tinh

Trang 39

nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết, Tất cả đều là thử thách, muốn trẻ vượt qua tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học

Ngôn ngữ: Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng đọc, tự học, nhận thức thế giới chung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ Nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ, GV có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ

1.1.5.2 Sự phát triển tình cảm, nhân cách

Tình cảm: Tình cảm của HS TH mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ Lúc này, khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, dễ xúc động và cũng nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư Vì thế, có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ TH đã "người lớn" hơn rất nhiều) Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của HS đầu TH luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng (5, 6 tuổi) có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ Chính vì thế, việc GD tình cảm cho HS TH, nhất là HS đầu cấp (lớp 1, lớp 2) cần ở GV sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm

Trang 40

cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,

Nhân cách: Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt

trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn Nhìn chung việc hình thành nhân cách của HS TH, đặc biệt là HS lớp 1, 2 mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển Đặc biệt, nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều Với HS đầu TH còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt, vì thế nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình Hiểu được điều này, GV cần phải sử dụng các lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, hướng trẻ đến những mẫu nhân cách tốt đẹp mà chình GV là những mẫu nhân cách tốt đẹp ấy

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát về trường TH Trần Danh Lâm

1.2.1.1 Sơ lược về trường TH Trần Danh Lâm và cơ sở vật chất của trường

Trường TH Trần Danh Lâm được thành lập ngày 12/10/2000, tọa lạc ở số 68 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP Hồ Chí Minh với diện tích trường rộng rãi thoáng mát, cơ sở vật chất khá khang trang Gồm có 31 lớp học (năm học 2022-2023) chia đều cho 5 khối, trong đó: khối 1 có 4 lớp với tổng số 140 HS,

khối 2 có 4 lớp với tổng số là 150 HS

Trường trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học Trường trang bị 2 phòng máy vi tính (mỗi phòng 45 máy) để HS học Anh

Ngày đăng: 27/09/2024, 12:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức: các bài hát có 1 đoạn và 2 đoạn. - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Hình th ức: các bài hát có 1 đoạn và 2 đoạn (Trang 21)
Hình thức và cấu trúc bài hát - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Hình th ức và cấu trúc bài hát (Trang 25)
Hình thức một đoạn đơn. - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Hình th ức một đoạn đơn (Trang 25)
Bảng 1.1: Thống kê trình độ GV âm nhạc trường TH Trần Danh Lâm - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Bảng 1.1 Thống kê trình độ GV âm nhạc trường TH Trần Danh Lâm (Trang 42)
Bảng 2.1. Khảo sát mức độ hào hứng của HS lớp 1, lớp 2 khi học môn Âm nhạc - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Bảng 2.1. Khảo sát mức độ hào hứng của HS lớp 1, lớp 2 khi học môn Âm nhạc (Trang 84)
Bảng 2.2. Mức độ yêu thích các phân môn thực nghiệm - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Bảng 2.2. Mức độ yêu thích các phân môn thực nghiệm (Trang 85)
Bảng 2.3. Đánh giá chất lượng của HS học môn Âm nhạc - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Bảng 2.3. Đánh giá chất lượng của HS học môn Âm nhạc (Trang 86)
Bảng 2.1. Mức độ yêu thích môn Âm nhạc của HS lớp 1 và lớp 2 tại trường - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Bảng 2.1. Mức độ yêu thích môn Âm nhạc của HS lớp 1 và lớp 2 tại trường (Trang 99)
Bảng 2.2. Mức độ yêu thích nội dung của môn học Âm nhạc - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Bảng 2.2. Mức độ yêu thích nội dung của môn học Âm nhạc (Trang 100)
Hình  ảnh  ruộng  bậc  thang,  ngôi  trường - Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho Học sinh lớp 1, 2 trường Tiểu học Trần Danh Lâm - quận 8, TP.Hồ Chí Minh
nh ảnh ruộng bậc thang, ngôi trường (Trang 116)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w