Chính vì vậy con người cũng càng ngày càng quan tâm đến những vấn đề về đời sống xã hội, về sự nghiệp đổi mới của đất nước Việt Nam và trong công cuộc đó thì triết học, đặc biệt là triết
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA TOÁN – TIN HỌC
BÀI THU HOẠCH
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Chủ đề: Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội.
Giảng viên hướng dẫn : Mạch Thị Khánh Trinh
Sinh viên thực hiện : Trương Minh Hoàng
Lớp : 22KDL1
MSSV : 22280034
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022i
Trang 2MỤC LỤC
A LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ 1
B NỘI DUNG 3
1 Vai trò của triết học đối với xã hội 3
2 Vai trò của thế giới quan 4
3 Vai trò của Triết học Mác – Lênin đối với Việt Nam: 6
C Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 12
D ỨNG DỤNG 15
1 Vai trò của triết học Mác – Lênin trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 15
2 Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với mỗi cá nhân chúng ta 16
E TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3A LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Triết học Mác – Lênin đã kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất
trong tư duy triết học nhân loại Nó đã được C.Mác và Ph Ăngghen sáng tạo ra và được
Lênin phát triển một cách rất xuất sắc Đó chính là chủ nghĩa duy vật biên chứng ở trong
việc xem xét giới tự nhiên cũng như là xem xét đời sống xã hội và cả tư duy con người
Trong thời kì hiện đại xã hội ngày càng phát triển, đất nước ta đang đi trên con
đường hội nhập và đổi mới, mở cửa đất nước để tiếp thu và phát huy những thành tựu của
thế giới Chính vì vậy con người cũng càng ngày càng quan tâm đến những vấn đề về đời
sống xã hội, về sự nghiệp đổi mới của đất nước Việt Nam và trong công cuộc đó thì triết
học, đặc biệt là triết học Mác – Lênin với những vai trò thiết thực của nó đối với cuộc
sống xã hội chính vì vậy triết học Mác – Lênin ngày càng được phát triển và ứng dụng
trong xã hội Việt Nam
Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều tác phẩm, các bài viết, tạp chí nghiên
cứu về những vấn đề đời sống xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau Những năm về trước,
dưới góc độ triết học con người thường được bàn đến với tư cách là con người với xã hội
chủ nghĩa mà ở đó chủ yếu đề cập đến nghĩa vụ của công dân đối với đất nước Vấn đề
quyền lợi, sự công bằng xã hội cũng được đề cập nhưng ít gắn liền với thực tế Theo
những nhu cầu tự nhiên, tất yếu của con người trong những năm gần đây kể từ đại hội
Đảng lần thứ VI, trong các nghị quyết của các kỳ đại hội, Đảng đã đặt con người vào vị
trí trung tâm của mọi chính sách kinh tế - xã hội Các công trình nghiên cứu con người đã
được đề cập đến nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau Chủ đề thường được chú ý đến
trong các công trình nghiên cứu là nguồn gốc, bản chất của con người, nhân tố con người
trong lực lượng sản xuất, quyền con người, yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con
người Do đó triết học Mác – Lênin có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội con người
Việt Nam
Triết học Mác – Lênin, một môn học mà đời sinh viên ai nghe tên cũng đều lắc
đầu ngán ngẩm, thật sự đó là một môn học trừu tượng, nhưng chung quy lại thì nó rất
Trang 4thiết thực với mỗi khoảnh khắc hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta, vì triết học là hệ
thống lý luận chung nhất của con người về bản chất, sự vật, hiện tượng, những thứ luôn
hiện hữu xung quanh chúng ta Trước đây khi chưa biết nhiều về Triết học, điều mà em
và các bạn cũng như những người chưa biết rõ về triết học muốn biết nhất, đó chính là
Triết học là gì, nó có vai trò gì, có thể áp dụng vào đời sống như thế nào Vậy vai trò của
Triết học và Triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội là gì? Chính vì mong muốn làm
rõ câu hỏi này mà em đã chọn chủ đề này cho bài thu hoạch của mình
Trang 5B NỘI DUNG
1 Vai trò của triết học đối với xã hội:
Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của
tư duy triết học nhân loại Nó được C Mác và Ph Ăngghen sáng tạo ra và V.I Lênin phát
triển một cách xuất sắc Đó là chủ nghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét giới tự
nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người
* Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lý
luận và phương pháp: triết học Mác-Lênin như Lê nin nhận xét: “Là một chủ nghĩa duy
vật triết học hoàn bị” và “là một công cụ nhận thức vĩ đại”, triết học Mác-Lênin là cơ sở
triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận
+ Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với
nhau Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép
biện chứng duy vật Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho
chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để, và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học; nhờ đó
triết học mácxít có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên cũng như đời sống xã
hội và tư duy con người
+ Nắm vững triết học triết học Mác-Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới
quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học Nguyên tắc khách
quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng
thời nó ngăn ngừa thái độ chủ quan tuỳ tiện trong việc vận dụng lý luận vào hoạt động
thực tiễn
* Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, mối quan hệ giữa triết học Mác- Lênin
và các khoa học cụ thể là mối quan hệ biện chứng, cụ thể là: các khoa học cụ thể là điều
kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học Đến lượt mình, triết học Mác- Lênin cung
cấp những công cụ phương pháp luận phổ biến, định hướng sự phát triển của các khoa
Trang 6học cụ thể Mối quan hệ này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên cách mạng khoa
học kỹ thuật và công nghệ
Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển khoa học cụ thể cũng như bản thân triết học,
sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà khoa học
khác là hết sức cần thiết Điều đó đã được chứng minh bởi lịch sử phát triển của khoa học
và bản thân triết học
Ngày nay trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ, sự gắn bó càng trở nên
đặc biệt quan trọng Trong kỷ nguyên này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình thức biểu
hiện mới Trong tình hình đó, lý luận triết học sẽ trở nên khô cứng và lạc hậu, nếu không
được phát triển dựa trên sự khái quát khối tri thức hết sức lớn lao của khoa học chuyên
ngành Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy
biện chứng thì đứng trước những phát hiện mới mẻ người ta có thể mất phương hướng và
đi đến kết luận sai lầm về triết học
Tuy nhiên, triết học Mác không phải là đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách giải
quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn Để có
thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề đó, bên cạnh tri thức triết học cần có hàng
loạt những tri thức khoa học cụ thể cùng với những tri thức kinh nghiệm do cuộc sống tạo
nên một cách trực tiếp ở mỗi con người Thiếu tri thức đó, việc vận dụng những nguyên
lý triết học không những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều trường hợp có thể còn
dẫn đến những sai lầm mang tính giáo điều
2 Vai trò của thế giới quan:
Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan.
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân
con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó
Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin Tri thức là cơ sở trực
Trang 7tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở
thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người
Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan Nếu xét theo quá trình phát
triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại,
thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học
Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên
thủy Ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và
tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v của con người hoà quyện vào
nhau thể hiện quan niệm về thế giới
Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng
cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người
Khác với huyền thoại và giáo lý của tôn giáo, triết học diễn tả quan niệm của con
người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật đóng vai trò như những bậc thang trong
quá trình nhận thức thế giới Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tự giác
trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan Nếu thế giới quan được hình
thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người; trong đó tri thức của các
khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về từng
mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học, với phương thức tư duy đặc thù đã tạo nên hệ
thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là một chỉnh
thể Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan; triết học giữ vai trò định
hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng
trong lịch sử
Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề
thuộc về thế giới quan Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống
của con người và xã hội loài người Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người
cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình Những tri thức này dần dần
hình thành nên thế giới quan Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định
Trang 8hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới Có thể ví thế giới quan như
một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét
chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách
thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề
để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan
trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới
quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri
thức do các khoa học đưa lại Đó là chức năng thế giới quan của triết học
Các trường phái chính của triết học là sự diễn tả thế giới quan khác nhau, đối lập
nhau bằng lý luận; đó là các thế giới quan triết học, phân biệt với thế giới quan thông
thường
3 Vai trò của Triết học Mác-Lênin đối với Việt Nam:
Thứ nhất, tư tưởng của V.I Lê-nin là cơ sở lý luận, được vận dụng kiên định
và sáng tạo, từng bước định hình con đường và bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù
hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
-Lênin cho phù hợp với điều kiện mới của Việt Nam, từ đó đã đúc kết những luận điểm lý
luận phù hợp với mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam Đó là những luận điểm lý luận
về mục tiêu và đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về con đường lên chủ
nghĩa xã hội của nước ta
Trong bước chuyển đổi từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách
kinh tế mới” vào mùa xuân năm 1921, V.I Lê-nin đã tự phê phán về những sai lầm
nghiêm trọng khi coi thường quy luật khách quan và yêu cầu cần thay đổi căn bản những
quan niệm, tư duy trước đây về chủ nghĩa xã hội Lĩnh hội tinh thần đó, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đã tạo ra bước ngoặt trong đổi mới tư
Trang 9duy về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Phương châm “Nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng quy luật
khách quan là khởi nguồn cho những sáng tạo của Đảng khi xác định mô hình và bước đi
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đại hội thừa nhận sự tồn tại khách
quan của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong buổi đầu thời kỳ quá độ Những
quan điểm đổi mới về tư duy kinh tế nêu trên Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3-1989)
khẳng định và bổ sung với những bước tiến mới Từ kinh nghiệm của 5 năm đổi mới, Đại
hội VII của Đảng (6-1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh đã xác định sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng (tháng 1-2016) tiếp tục khẳng
định và phân tích sâu sắc hơn tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho
phù hợp hơn với thực tiễn, bối cảnh mới Đại hội XII rút ra ba kết luận quan trọng:
1 Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới
và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới;
2 Những thành tựu đó khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng
tạo;
3 Những thành tựu đó khẳng định con đường lên chủ nghĩa xã hội của nước ta
là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, Đảng ta đã nhận thức lại, thấm nhuần
quan điểm thực tiễn, lịch sử - cụ thể và phát triển nhằm khắc phục những cách hiểu, cách
nghĩ, cách làm giản đơn, siêu hình, giáo điều, duy ý chí, trái quy luật khách quan về thời
kỳ trước đổi mới, theo đúng tinh thần của V.I Lê-nin Đổi mới, do đó, không phải là xa
rời hay từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phủ nhận chủ nghĩa xã hội khoa học mà trái lại, là
sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn, là sự phát triển sáng tạo hơn nữa bản chất khoa
học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, của chủ nghĩa xã hội khoa học để tiến
hành xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn
Trang 10 Thứ hai, tư tưởng của V.I Lê-nin về NEP là cơ sở nền tảng để Đảng ta phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - sự phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh mới
V.I Lê-nin đã bổ sung, cụ thể hóa lý luận Mác về thời kỳ quá độ bằng thời kỳ quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tập trung phân tích về quá độ trong kinh tế
V.I Lê-nin đã chỉ ra năm thành phần kinh tế nước Nga đương thời, đồng thời chủ trương
thực hiện “những bước quá độ nhỏ”, bắc những “chiếc cầu nhỏ” để đi lên chủ nghĩa xã
hội Trong “Chính sách kinh tế mới”, cơ chế thị trường được sử dụng để kích thích sản
xuất, kêu gọi đầu tư tư bản dưới sự định hướng, kiểm soát của Nhà nước; lợi ích của các
chủ thể được quan tâm đã có tác dụng phục hồi lực lượng sản xuất nhanh chóng, thúc đẩy
kinh tế phát triển, đời sống của công nhân, nông dân được cải thiện Nhờ có chính sách
này mà đến cuối năm 1925, về cơ bản, Liên Xô đã hoàn thành việc khôi phục nền kinh tế
quốc dân
Theo tinh thần NEP của V.I Lê-nin, Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới, trong
đó có đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và
quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả kinh tế Tuy nhiên, phải 15 năm sau, khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa” mới chính thức được xác định từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001) Đến Đại
hội XII (năm 2016), Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bước phát triển tư duy rất rõ nét về
kinh tế thị trường khi xác định đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Đại hội XII xác định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị
trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của đất nước, là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Như vậy, từ sự thúc bách của cuộc sống, từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước
trong quá trình đổi mới cũng như nghiên cứu kế thừa tư tưởng các nhà kinh điển của chủ