1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn đề môi trường liên quan tại xã tân hưng, huyện sóc sơn, thành phố hà nội

59 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 262,17 KB

Nội dung

Đứng trước đặc điểm và tình hình đó, được sự chỉ đạo của thành phố, Uỷ bannhân dân huyện, cán bộ xã Tân Hưng đã triển khai đồng bộ chương trình Xoá đóigiảm nghèo của nhà nước nhằm làm gi

Trang 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Tân Hưng là một xã thuộc huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội - nơi đồngchiêm trũng chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn, dân chủ yếu sống dựa vào độcthân cây lúa nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, mặc dùnằm sát thủ đô Hà Nội nhưng tỉ lệ hộ đói nghèo vẫn cao, qua đánh giá tháng 3 năm

2003, tỉ lệ là 13,1%

Đứng trước đặc điểm và tình hình đó, được sự chỉ đạo của thành phố, Uỷ bannhân dân huyện, cán bộ xã Tân Hưng đã triển khai đồng bộ chương trình Xoá đóigiảm nghèo của nhà nước nhằm làm giảm tỉ lệ đói nghèo, cải thiện môi trường sống

và nâng cao trình độ dân trí của nhân dân Song bên cạnh những kết quả đạt được,công tác thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần được nghiên cứu khắcphục Vì thế việc nghiên cứu hệ thống về công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn

đề môi trường sống nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu ngày càng được quantâm, đưa người dân từng bước thoát khỏi cảnh đói nghèo, cải thiện môi trường trongquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một vấn đề mang tính cấp thiết

cả về mặt lý luận và thực tiễn

Từ những lý do trên đây, tôi đã chọn thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề

tài: “ Công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn đề môi trường liên quan tại xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội ”.

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác xoá đói giảmnghèo tại nhiều địa bàn khác nhau Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài nào nghiêncứu một cách cơ bản, hệ thống về hoạt động triển khai, kết quả đạt được, những khókhăn hạn chế gặp phải trong công tác xoá đói giảm nghèo và cải thiện môi trườngsống tại xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội

1.3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của đề tài khoá luận là:

Trang 2

- Bước đầu thu thập, hệ thống các tài liệu, số liệu nhằm phân tích, đánh giáhiện trạng công tác xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sống tại địa bànnghiên cứu.

- Đánh giá kết quả và hạn chế trong công tác thực hiện

- Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị trong công tác xoá đói giảm nghèo, gópphần cải thiện đời sống nhân dân

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Về lĩnh vực nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá kết quảthực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, cải thiện một số vấn đề môi trường, nhữngkhoá khăn hạn chế gặp phải từ đó đưa ra một số đề xuất

- Về thời gian nghiên cứu: tập trung từ tháng 3 và tháng 4 năm 2003, đề cậpđến chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa bàn từ năm 1995 đặc biệt trong nhữngnăm gần đây

- Về địa bàn nghiên cứu: trên phạm vi xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thànhphố Hà Nội Tập trung trọng điểm vào địa bàn thôn Cốc Lương

1.5 Nội dung phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu thực địa

Tiến hành quan sát thực địa nhằm xác định những vấn đề phục vụ cho quátrình nghiên cứu, xây dựng bảng hỏi cho công tác phỏng vấn chính thức và bánchính thức, kiểm nghiệm lại câu trả lời của người được phỏng vấn

Phỏng vấn chính thức: xây dựng một bảng hỏi những vấn đề quan tâm, tiếnhành gặp gỡ trực tiếp với các cán bộ lãnh đạo của xã (có hẹn trước) để phỏng vấn

Phỏng vấn bán chính thức: tiến hành trò chuyện thân mật với người địaphương(cả người dân và cán bộ lãnh đạo), câu hỏi được chuẩn bị trước nhưng ngườiđược phỏng vấn không biết trước nội dung buổi trò chuyện

1.5.2 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp gồm: sách giáo khoa, báo cáo khoa học, tài liệuthống kê, báo chí, tài liệu lưu trữ… nhằm thu thập thông tin về: cơ sở lý thuyết,những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, các chủ trương và chính sách liênquan đến nội dung nghiên cứu, các nguồn số liệu thống kê

1.5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Trang 3

Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn, thực hiện phân tích và tổng hợp các dữliệu thu được có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và viết báo cáo tổng hợp.

Ngoài 3 phương pháp cơ bản trên, còn sử dụng một số phương pháp phổ biếnnhư: phương pháp thống kê so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn…

1.6 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị bố cục đề tài gồm 3 chương:

Chương I : Cơ sở lý luận về nghèo đói và khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

Chương II : Hiện trạng đói nghèo tại xã Tân Hưng huyện Sóc Sơn TPHN

-Chương III : Công tác xoá đói giảm nghèo tại Tân Hưng - kết quả đạt được, những khó khăn và hạn chế còn tồn tại Một số đề suất về phương hướng khắc phục.

Trang 4

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA

BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về nghèo đói

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Nghèo đói: có nghĩa là bị tước đoạt những cơ hội và những lựa chọn cơ bảnnhất cho sự phát triển (UNDP, 1997)

- Nghèo thu nhập: tỷ lệ % những người có thu nhập từ 1 USD/ngày trởxuống [1]

- Nghèo toàn diện [1]: được xác định qua chỉ thị CPM - Capability PovertyMeasure - chỉ số nghèo toàn diện: xem xét cái nghèo là sự thiếu hụt 3 khả năng cơbản:

 Thiếu khả năng có được chế độ dinh dưỡng tốt, được đánh giábằng tỷ lệ trẻ còi xương (thiếu cân) dưới 5 tuổi

 Thiếu khả năng có thể sinh đẻ mẹ tròn con vuông (sinh đẻ antoàn), đánh giá bằng tỷ lệ các ca sinh đẻ không được chăm sóc bởi nhân viên y

tế được đào tạo

 Thiếu các điều kiện giáo dục và tăng cường nhận thức, đượcđánh giá bằng tỷ lệ phụ nữ mù chữ

- Chỉ số nghèo nhân văn HPI ( Human Poverty Index) [1]: được đánh giábằng 3 tham số ngược với 3 tham số của HDI (Human Development Index - Chỉ sốphát triển nhân văn):

 Khả năng dễ bị chết trẻ - Thể hiện ở tỷ lệ % số người chết trước 40 tuổi

 Tri thức - Tỷ lệ % người lớn mù chữ

 Mức sống, gồm 3 chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ % số người không được cung ứng nước sạch.+ Tỷ lệ % số người không được cung ứng dịch vụ y tế.+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

Trang 5

Như vậy, chỉ số HDI cho thấy những tiến bộ của cộng đồng, thì chỉ số HPIcho thấy những mặt chưa thành công, chủ yếu liên quan đến giới nghèo trong cộngđồng.

1.1.2 Nguyên nhân gây ra nghèo đói

Nghèo đói có thể được gây ra bởi 5 nguyên nhân cơ bản sau:

- Sự cách biệt về mặt địa lý, ngôn ngữ và xã hội

- Những tai hoạ hoặc rủi ro nghiêm trọng như: Bão lụt, hạn hán, bệnh tật, sâubệnh…

- Không được tiếp cận với các nguồn lực sẵn có: đất đai, lao động, vốn sảnxuất, kỹ năng sản xuất và các dịch vụ xã hội cơ bản

- Thiếu tính bền vững về mặt tài chính và môi trường

- Thiếu sự tham gia của nhân dân vào quá trình hoạch định và thực hiện cácchương trình của Chính phủ

1.1.3 Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất lớn trong giảm đói nghèo,với thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi so với những năm 1990, nghèo đóivẫn là tình trạng phổ biến Việt Nam là một trong những nước nông nghiệp có mật

độ dân số lớn nhất trên thế giới (đứng thứ 5 sau ấn độ, Bangladesh, Rwanda vàBurundi) [6], với số dân cứ sau 40 năm lại tăng gấp đôi, nếu tính theo tỷ lệ tăng dân

số hiện nay Việt Nam vẫn chưa tìm được một giải pháp tổng thể nào để đối phótoàn diện với tình hình nghèo đói và số dân đang tăng rất nhanh Một trong nhữnghậu quả của việc đó là xu hướng giảm chung của các nguồn tài nguyên môi trường

Để có thể thay đổi xu hướng này đòi hỏi phải xem xét đến những nguyên nhân sâu

xa, một trong những nguyên nhân ấy là sự nghèo đói

Nghèo đói và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau: Điều gì xảy ra vớimột trong hai mặt sẽ ảnh hưởng đến mặt kia Những cải thiện về môi trường có thểdẫn đến giảm nghèo đói Một nghiên cứu chung gần đây do Cơ quan phát triển quốctế- DfID, Uỷ ban Châu Âu - EC, Chương trình phát triển Liên hợp quốc - UNDP vàNgân hàng thế giới - WB thực hiện đã chỉ ra những mối liên hệ giữa nghèo đói vàmôi trường đã cho rằng: “ việc quản lý môi trường tốt hơn là chiếc chìa khoá choviệc giảm đói nghèo” [7]

Trang 6

Nghèo đói và môi trường có mối quan hệ hai chiều: cải thiện môi trường cóthể làm giảm đói nghèo và giảm đói nghèo có thể cải thiện môi trường Bởi vậy cầnphân tích những mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường để xác định những canthiệp môi trường mà giúp giảm đói nghèo.

Ở Việt Nam, mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thể hiện rõ nhất trong

3 lĩnh vực: sức khoẻ, thiên tai và tài nguyên rừng

1.3.1.1 Mối liên hệ giữa môi trường, sức khoẻ và nghèo đói

Theo một nghiên cứu gần đây, gần 1/5 toàn bộ gánh nặng do bệnh tật ở cácnước đang phát triển có thể liên quan với những yếu tố môi trường Thực tế chothấy, ở các nước này những yếu tố môi trường gây ra bệnh tật và tàn tật nhiều hơnbất cứ yếu tố nào khác hoặc là các nguyên nhân gây ra bệnh tật Trên thế giới cóbằng chứng cho thấy rằng ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí trong nhà là hai hìnhthức quan trọng nhất mà các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sức khoẻ ngườinghèo Trong số 20% số người nghèo nhất thế giới, bệnh ỉa chảy và viêm nhiễmđường hô hấp là hai nguyên nhân chủ yếu gây nên tử vong [12]

Giảm ô nhiễm không khí trong nhà (chủ yếu từ việc đun nấu) sẽ giảm tìnhtrạng viêm nhiễm đường hô hấp Nâng cao khả năng tiếp cận với nước sạch sẽ làmgiảm khả năng gây ra các bệnh về đường tiêu hoá

Khi những yếu tố môi trường tác động xấu đến sức khoẻ không được giảiquyết thì chính những nhóm dễ bị tổn thương ở những khu vực nghèo là nhữngngười phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất Những phụ nữ nghèo thường dễ bị tổnthương hơn nam giới khi bị tác động bởi ô nhiễm không khí trong nhà Trẻ em cũnghứng chịu sự ô nhiễm nước và không khí nhiều hơn

Nghèo đói có xu hướng làm tăng những nguy cơ tổn hại sức khoẻ do môitrường đặc biệt ở khu vực thành thị, nơi người nghèo ít được tiếp cận với nước sạch

và sống ở những khu vực bị ô nhiễm nhiều hơn

Để có thể giải quyết tốt những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề môi trường ởViệt Nam , cần tăng cường những hành động môi trường trong những chiến lược vàchương trình y tế Cần chú trọng giải quyết tận gốc những nguyên nhân môi trườnggây ra bệnh tật hơn là chữa bệnh

1.1.3.2.Mối liên hệ giữa môi trường, nghèo đói và thiên tai

Trang 7

Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai đặc biệt là bão, lụt và hạn hán Trungbình hơn một triệu người/ năm cần được cứu nạn khẩn cấp vì lý do thiên tai [9] Rấtnhiều gia đình mới chỉ ở mức trên nghèo khổ nhưng do ảnh hưởng của thiên tai đãđẩy hộ đến tình trạng nghèo đói Một trong những nguyên nhân cơ bản của nghèođói ở Việt Nam là tính dễ tổn thương của đa số người nghèo với thiên tai Kinhnghiệm cho thấy, cách tốt nhất để giảm ảnh hưởng của thiên tai là bảo vệ nhữngnguồn nước đầu nguồn, cung cấp hệ thống cảnh báo sớm, và tăng cường khả năngđối phó với thiên tai.

1.1.3.3 Mối liên hệ giữa môi trường, nghèo đói và tài nguyên rừng

Tỷ lệ che phủ rừng và nghèo đói có mối liên quan mật thiết ở Việt Nam.Những khu rừng tốt nhất Việt Nam thường tập trung ở vùng cao, nơi có nhiều dântộc thiểu số sinh sống, trong đó có khoảng 29% dân tộc thiểu số hiện ở dưới mứcnghèo khổ [8], phần lớn trong số họ phụ thuộc vào những khu rừng xung quanh đểkiếm sống Chính cuộc sống phụ thuộc vào rừng đã tạo nên mối liên hệ giữa môitrường và nghèo đói ở vùng nông thôn Việt Nam Cuộc sống ở những nơi có rừngthường phụ thuộc vào những sản phẩm từ rừng như gỗ, động vật hoang dã, mật ong,cây thuốc… Việc giảm tỷ lệ che phủ rừng và sử dụng không bền vững nguồn tàinguyên rừng có thể dẫn tới tình trạng nghèo đói cho những cộng đồng sống phụthuộc vào rừng

Tài nguyên rừng cũng như môi trường sống của những hộ nghèo phụ thuộcvào rừng có thể bền vững hơn bằng cách tăng quyền sở hữu đất cho các hộ

1.1.4 Tình trạng đói nghèo ở Việt Nam

Các thông số về nghèo được tính theo mức sống và thu nhập do hai cuộcđiều tra: “Điều tra về mức sống của Việt Nam” và “Điều tra về tình trạng giàunghèo” được UNDP và SIDA tài trợ cho Uỷ ban Kế hoạch nhà nước và Tổng cụcthống kê tiến hành năm 1992 - 1993 với quy mô điều tra là 91.732 hộ Theo đánhgiá của Chính phủ, kể từ năm 1993, mức nghèo chỉ giảm thêm 2% một năm nênnhững kết quả điều tra này vẫn có giá trị

Kết luận chung của cả hai điều tra giống nhau và phần lớn nhất quán, tuynhiên việc xác định tiêu chuẩn nghèo khác nhau dẫn đến những đánh giá khác nhau

về tình trạng có bao nhiêu người được coi là nghèo Đặt mức đánh giá nghèo càngthấp thì tình trạng nghèo càng nặng WB sử dụng mức đánh giá nghèo trên cơ sở sosánh quốc tế về mức chi tiêu (vào khoảng 100USD/ năm), kết luận rằng trong số 72

Trang 8

triệu dân năm 1993 là người nghèo Sử dụng mức đánh giá nghèo thấp hơn dựa trênthu nhập (khoảng 600.000 đồng/năm ở những vùng nông thôn), Tổng cục thống kêxác định được 1/5 dân số là nghèo, nếu hạ thấp mức đánh giá nghèo xuống còn 13

kg gạo hay 360.000 đồng/người/ năm ở vùng nông thôn thì có khoảng 4,4% hộ giađình đặc biệt nghèo và thiếu đói

Còn theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 2002 do Văn phòng Chương trình Quốcgia xoá đói giảm nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp: hộ nghèo

là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người như sau:

- Miền núi: dưới 80.000 đồng/người/tháng

- Nông thôn: dưới 100.000 đồng/người/tháng

- Thành thị: dưới 150.000 đồng/người/tháng

Điều tra mức sống cho thấy, đối với 1/5 dân số có mức sống thấp nhất, tỷ lệchi phí cho nhu cầu lương thực chiếm 70% tổng chi tiêu, còn đối với dân nghèo nóichung là 66%

Qua điều tra kết luận rằng 90% dân nghèo là ở vùng nông thôn, khu vựcnghèo nhất là vùng Cao nguyên miền Trung, vùng núi phía Bắc và ven biển BắcTrung Bộ Tuy nhiên người nghèo có ở tất cả các vùng, bên trong mỗi khu vực, mỗitỉnh, mỗi quận huyện, thậm chí mỗi làng đều có sự chênh lệch lớn về mức sống

Cuộc điều tra cũng cho thấy những người không được học hành là nghèonhất, ngoài việc sống ở nông thôn và không được học hành nhiều, các gia đìnhnghèo còn đông con, đẻ con thiếu cân và nhà cửa cũng nghèo nàn hơn

Các nhóm dân tộc ít người thường nghèo hơn người Kinh từ 50% đến 250%,

có nghĩa là theo cùng một cách đánh giá, 39% người Kinh được coi là nghèo thì58% số người Tày, 89% số người Dao và 100% số người Mông được coi là nghèo.Mức tiêu thụ của một gia đình dân tộc ít người chỉ bằng 3/5 của các hộ gia đìnhngười Kinh

Có thể phân loại nghèo theo hai hình thức:

Nhóm 1, dường như chiếm đa số người nghèo, hiện nay đang nghèonhưng có triển vọng khá hơn Vì làng xóm của họ được liên kết bằng những conđường tốt hơn đến những thị trường rộng hơn, hoặc dễ kiếm được vốn hơn, nhữngngười này có thể chuyển sang canh tác loại hoa màu khác hoặc làm thêm nhữngnghề phi nông nghiệp Nhiều người trong nhóm này không thuộc diện nghèo

Trang 9

thường xuyên, họ sống phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ nghề nông rất bấp bênh vàquá ít tài sản để duy trì cuộc sống khi mất mùa Một số khác thì ốm đau và không cókhả năng kiếm sống bình thường khi đau ốm Thường những người này rơi vào tìnhtrạng nợ nần hoặc thậm chí mất đất cho xã vì họ không đủ khả năng đóng thuế Đốivới nhóm này việc tìm ra giải pháp làm giảm tình trạng nợ nần cũng quan trọng nhưviệc tăng mức thu nhập.

Nhóm 2, dường như không có đủ khả năng hoặc không có cơ hội tham giavào nền kinh tế thị trường đang phát triển Thậm chí nếu như đường sá được mởrộng, các chương trình tín dụng tăng lên và có những cơ hội để cải thiện cuộc sốngthì họ vẫn bị tụt hậu lại Những người thuộc nhóm này thường là dân tộc ít người bị

cô lập, người tàn tật, người già

Qua tình trạng của hai nhóm ta có thể thấy nhóm 1 có cơ hội thoát nghèohơn nhóm 2 Xác định chính sách hỗ trợ nhóm 1 phát triển, giúp những người ởnhóm 2 chuyển sang nhóm 1 là một thách thức đối với các nhà hoạch định chínhsách

(Phụ lục 2: Tiêu chí hộ đói nghèo)

1.2 Khái quát chung về xã Tân Hưng - Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội

1.2.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn nằm ở phía Đông Bắc giáp ranh với 3 tỉnh:Thái Nguyên, Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội Chạy dọc ven sông Cầu, có chiều dài

7 km, cách Hà Nội 40 km, cách trung tâm thị trấn Sóc Sơn 10 km, gồm có 5 thôn:Điệu Trân, Ngô Đạo, Cốc Lương, Đạo Thượng và Cẩm Hà Tổng diện tích canh táccủa cả xã là 9998 ha Người ta vẫn thường nói Tân Hưng là một nơi chưa mưa đãngập, chưa nắng đã hạn Điều đó cho ta thấy sự khó khăn và bất lợi về địa hình, thờitiết đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nhân dân, do chủ yếu dân sống dựavào độc thân cây lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn và không ổn định

1.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo kết quả báo cáo thống kê năm 2002 của UBND xã Tân Hưng:

Trang 10

Dân số toàn xã có 9505 khẩu với 1865 hộ, số trẻ em dưới 5 tuổi là 1008cháu Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xấp xỉ 1,7% (cụ thể là 1,693%), trong đó tỷ lệ sinhcon thứ 3 chiếm 11,18% toàn xã.

Cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp là chính, với tổng giá trị sảnxuất chiếm tỷ trọng 72% đạt 16,7 tỷ đồng, trong đó trồng trọt chiếm 61% đạt 10,4

tỷ đồng, chăn nuôi chiếm 39% đạt 6,3 tỷ đồng Riêng thương nghiệp, dịch vụ, tiểuthủ công nghiệp và ngành nghề chiếm 28% đạt 5,1 tỷ đồng

Bình quân lương thực đầu người đạt 503kg/ năm, thu nhập bình quân đầungười còn thấp, theo kết quả phỏng vấn thì có 19/70 hộ có thu nhập dưới 5 triệuđồng/năm chiếm 27,14%; từ 5 - 10 triệu có 36/70 hộ chiếm 51,43%; trên 10 triệu có15/70 hộ chiếm 21,43%

27,14

51,43

21,43

0 10

Hình 1: Mức thu nhập bình quân của 70 hộ được phỏng vấn/năm

Cơ cấu mùa vụ theo phương thức 2vụ lúa - 1 vụ màu, giống lúa chính baogồm: khang dân, mộc tuyền, hai dòng, di truyền 10, lúa nếp Chủng loại hoa màuchủ yếu: ngô, khoai lang, lạc, các loại đậu Hình thức canh tác còn thô sơ, chưa ứngdụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, chủ yếu vẫn dựa vào sức người vàtrâu bò Về chăn nuôi phát triển mạnh nhất là đàn gia cầm và lợn Toàn xã có 1054con bò, 8200 con lợn, 11.000 con gà, sản lượng trứng ước đạt 72.000 quả/ năm,ngoại ra, sản lượng cá nuôi trên các đầm hồ ao ước đạt 29 tấn/ năm

Là địa bàn nông thôn, kinh tế còn khó khăn nhưng công tác văn hoá - xã hộiđược các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm , cụ thể: công tác giáo dục đào tạođược chú trọng, 100% toàn xã đạt tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ học 2 buổi/ngày đạt 40%, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 15%, số học sinh lên cấp 3 có 48

Trang 11

cháu đạt 34,2 %, nhưng tỷ lệ học sinh vào học các trường Trung học, Cao đẳng, Đạihọc còn hạn chế, chiếm tỷ lệ rất ít, trung bình khoảng 15 em/ năm Công tác y tếcòn gặp nhiều khó khăn, năng lực và nhân lực còn yếu và thiếu Theo thống kê thìtoàn xã có 281 cháu bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 27,96%, số lượt người đến khámbệnh khá cao đạt 8830 lượt/năm, trong đó tỷ lệ phải chuyển lên tuyến trên là 8,5%.

Cũng theo thống kê đầu năm 2002, toàn xã có trên 100 diện là gia đình chínhsách, thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, hầu hết đời sống đều gặpnhiều khó khăn Tính theo chỉ tiêu mới về xác định hộ nghèo, là những hộ có thunhập từ 80 đến 130.000 đồng/ tháng trở xuống thì Tân Hưng có 291 hộ chiếm tỷ lệ15,6 % Bên cạnh đó công tác an ninh quốc phòng được thực hiện rất tốt, an ninhchính trị trên địa bàn ổn định, vững chắc, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo

Nhìn chung, do bị chi phối bởi điều kiện địa hình, khí hậu nên đời sống kinh

tế, văn hoá, xã hội của xã phát triển chưa cao, trình độ dân trí thấp, đời sống nhândân còn gặp nhiều khó khăn bất trắc, những khi mất mùa nhiều hộ lâm vào tìnhtrạng bấp bênh, cực kỳ khó khăn

1.2.2 Các vấn đề môi trường liên quan

Không như các vùng khó khăn khác, Tân Hưng có một ưu thế là một địa bànnằm sát trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước đó là thủ đô Hà Nội Chính

vì vậy mà 100% số hộ trong xã được dùng lưới điện quốc gia Được sự hỗ trợ vềvốn của Nhà nước, xã đã có một trường cấp 2 và một trường cấp 1 nhưng hầu hếtvẫn là nhà cấp 4, một trạm y tế xã Tuy nhiên hệ thống giao thông vẫn còn thấpkém, cả xã mới chỉ có trên dưới 3km đường bê tông liên thôn xã, còn chủ yếu vẫn làđường đất, vào những ngày khô ráo thì không có vấn đề gì nhưng cứ khi trời mưathì tất cả đường làng ngõ xóm như sục lên trong bùn đất Ngay như việc phục vụnhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá của người dân cũng không được đáp ứng do cả

xã không có một cái chợ qui mô theo đúng nghĩa của nó, muốn đi chợ gần nhất thìngười dân phải sang xã Trung Giã bên cạnh cách khoảng 2 km Riêng vấn đề nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn đang là một vấn đề nan giải không chỉ tại xãTân Hưng mà còn ở nhiều vùng nông thôn trên khắp đất nước

Trang 12

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG ĐÓI NGHÈO TẠI XÃ TÂN HƯNG - HUYỆN SÓC

SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói

Kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới năm 1986, tình trạng nghèo ở nước ta đãgiảm đi trông thấy Tuy nhiên tình trạng nghèo xét về nhiều phương diện vẫn cònphổ biến ở Việt Nam Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong điều kiện cơ chếthị trường đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét, đặc biệt ở các vùngnông thôn, nơi tập trung 80% dân số và 90% người nghèo Việt Nam sinh sống [10].Muốn xoá được nghèo trước hết phải xem xét nguyên nhân dẫn đến cái nghèo Cónhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nhưng ta đang xét tại dịa bàn là một xã nôngthôn ngoại thành Hà Nội, cần phải nhắc lại ở đây là mức độ nghèo đói diễn ra ở cácvùng còn tuỳ thuộc vào mặt bằng kinh tế , trình độ và mức sống của từng vùng Do

đó có sự dao động chênh lệch là điều tất yếu, có thể mức thu nhập của các hộ nghèo

ở Tân Hưng có thể coi là đủ đối với dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa,nhưng với một thị trường đắt đỏ như Hà Nội thì tình trạng đó vẫn được liệt vào diệnnghèo đói Vì vậy, có thể nguyên nhân này là chính của vùng này nhưng lại là phụ ởvùng kia

Trang 13

Qua khảo sát thực địa cũng như trực tiếp phỏng vấn các hộ gia đình tại địabàn, tình trạng nghèo đói tại Tân Hưng là do những nguyên nhân cơ bản sau đây

2.1.1 Sự cách biệt

Một câu hỏi được đặt ra là Tân Hưng là một địa bàn chỉ cách trung tâm thủ

đô Hà Nội có 40 km , với vị trí địa lý thuận lợi như vậy tại sao lại vẫn có sự cáchbiệt về nhiều mặt - một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo tại đây

Sự phân cách không chỉ là sự phân chia về mặt địa hình mà còn là sự cách biệt vềđiều kiện kinh tế - xã hội và nhiều lĩnh vực khác nhau

Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ giao thông vận tải) đưa

ra con số gần đây cho thấy rõ sự yếu kém và sự quá tải của hệ thống giao thôngnước ta Hiện nay, cả nước vẫn còn 657 xã chưa có đường ô tô đi vào trung tâm xã,ước tính độ dài đường cần phải làm là 6400 km và cần dựng lên 2708 cầu trên cáctuyến đường vào trung tâm các xã, chủ yếu là cầu nhỏ dân sinh Ta thấy rõ ràngrằng sự phân cách về địa hình và sự sinh sống của đa số các nhóm dân tộc thiểu số ởnhững vùng xa xôi hẻo lánh là nguyên nhân chủ yếu làm cho họ trở nên đói nghèo

Nhưng tại xã Tân Hưng sự phân cách về địa hình không phải là nguyên nhân

cơ bản, đường sá tại đây cũng có phần sáng sủa hơn, đã có đường ô tô đi vào trungtâm xã, nhưng hệ thống đường liên thôn xã vẫn chỉ là đường đất, cả xã mới chỉ cótrên dưới 3km đường bê tông Thêm vào đó là hệ thống cống rãnh hở, tất cả cácnguồn từ nước thải sinh hoạt, phân gia súc đều thải ra cống rãnh ven đườnglàng.Vào những ngày nắng ráo thì bốc mùi hôi thối rất khó chịu, còn khi trời mưathì đường làng ngõ xóm lầy lội trong bùn, phân gia súc và nước cống rãnh tràn rađường không chỉ gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường mà còn gây khó khăn choviệc đi lại của người dân

Vấn đề đường sá đã vậy nhưng việc cả xã vẫn chưa có một khu chợ tập trungtheo đúng qui mô để người dân tham gia mua bán và trao đổi hàng hoá cũng rấtđáng quan tâm, muốn đi chợ người dân phải sang xã bên hoặc xa hơn nữa là ra thịtrấn cách đó 10km, mặc dù sản lượng nông sản thu hoạch có thể rất cao nhưng đểvận chuyển ra tận trung tâm thủ đô thì so với công vận chuyển số tiền thu lại cũngkhông đáng là bao Phần lớn số hộ gia đình được phỏng vấn thì sản lượng lúa thuhoạch sau mỗi mùa vụ hầu như không đủ cung cấp cho cả gia đình trong một năm,

và một vài tháng không đủ gạo ăn là chuyện bình thường Theo lời bác Lương nhưVấn - trưởng thôn Cốc Lương cho biết thì trừ những hộ có lương Nhà nước cuộcsống có phần khá khẩm hơn, còn lại có 2/3 số hộ trong thôn ông là thiếu ăn Theo

Trang 14

tổng kết phiếu điều tra, nếu để người dân tự đánh giá về tình trạng kinh tế của họ thìchỉ có duy nhất 1/70 hộ là giàu chiếm 1,4%, 15/70 hộ khá chiếm 21,43%, 39/70 hộtrung bình chiếm 55,7% và còn lại 16/70 hộ là nghèo chiếm 21,47%.

Trung b×nh NghÌo

Hình 2: Tình trạng kinh tế của 70 hộ được phỏng vấn

Không những vậy, sự thiếu thốn về lĩnh vực giáo dục đã làm cho trình độdân trí của người dân ở đây có sự cách biệt đáng kể Theo thầy Đỗ Văn Sơn - Phóhiệu trưởng trường Trung học cơ sở xã Tân Hưng cho biết: mặc dù 98% số cháutrong xã đi học cấp 2 và 100% tốt nghiệp cả hệ chính qui và hệ bổ túc, nhưng nhìnchung chất lượng giáo dục chỉ ở mức trung bình khá Không chỉ thiếu thốn về cơ sởvật chất phục vụ công tác giảng dạy mà đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, cụ thể:hiện nay tổng số học sinh của trường là 871 nhưng chỉ biên chế vào 20 lớp, trungbình từ 40 - 45 em một lớp Trong khi đó tổng số giáo viên của trường còn ít, chỉ có

37 giáo viên, 2 cán bộ quản lý, và 6 nhân viên Trong số 37 giáo viên chỉ có 12 giáoviên có trình độ đại học, 24 có trình độ cao đẳng và 1 có trình độ trung cấp Cơ sởvật chất thì cực kỳ khó khăn và xuống cấp, cả trường chỉ có 10 phòng học phân bổlàm 2 ca học/ngày, không phòng thư viện, không phòng thí nghiệm… 80% bàn ghế

và 100% bảng đã hết niên hạn sử dụng, chỉ còn 19 bộ bàn ghế đôi, trong khi bànhọc chỉ ngồi được 2 học sinh thì hầu như là cứ 3 em ngồi một bàn Ngoài ra nhàtrường cũng không được hỗ trợ ngân sách đào tạo từ phía UBND xã So với mặtbằng chung của thủ đô, thầy Sơn cũng cho biết tỷ lệ số người có trình độ học vấn ởcác cấp học được cấp chứng chỉ có trình độ chuyên môn cao ở các bậc kỹ thuật đạihọc và sau đại học là rất ít, không đáng kể Chính vì lý do đó mà khả năng tham giavào các hoạt động, các chương trình chính sách của nhà nước và xã hội là rất hạnchế Mặc dù trong những năm gần đây lãnh đạo xã đã chú trọng vào việc nâng cao

Trang 15

dân trí người dân bằng cách tu bổ và xây mới thêm phòng học cho trường cấp 1, cấp

2 của xã nhưng để tiến kịp với chỉ tiêu của thành phố thì vẫn không đáng là bao

Do nằm gần thủ đô nên việc tiếp cận thông tin của người dân có phần kháhơn, mặc dù vậy đến hơn 1/3 số hộ gia đình không có đủ khả năng mua đài hoặcmáy thu hình nên việc tiếp cận thông tin của bộ phận người dân này còn hạn chế,mặt khác đa số người dân được hỏi thì cả năm có khi họ chỉ tham gia hội họp thônxóm từ một đến hai lần, từ đó dẫn đến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, các thông tin về kinh tế, y tế, sức khoẻ, giáo dục và kinh nghiệm sản xuất ítđược phổ biến và vận dụng, nếu có thực hiện cũng không đạt hiệu quả cao

Cuối cùng việc tiếp cận với các dịch vụ công cộng và hưởng thụ các điềukiện phúc lợi xã hội của người dân cũng rất thiệt thòi, dịch vụ y tế còn hạn chế, độingũ cán bộ vừa yếu vừa thiếu: xã có 1 trạm y tế nhưng chỉ có 1 bác sĩ và 4 y sĩ,trong khi số bệnh nhân đến khám bệnh mỗi ngày rất đông , khoảng 35 đến 40 ca/ngày, trong một tháng có đến 700 - 800 lượt người đến khám bệnh, vào mùa hè thìcon số này còn lên tới hơn 1000 lượt

Những vấn đề nêu trên tuy chưa phải là nguyên nhân quan trọng nhất nhưngcho đến tận bây giờ sự cách biệt vẫn là một vấn đề nan giải và để loại bỏ nó cầnnhiều quá trình hoạch định và chương trình thực hiện nhiều hơn nữa

2.1.2 Những rủi ro và tai hoạ phát sinh đột xuất

Đối với người dân ở vùng nông thôn đặc biệt là những hộ khó khăn thì điềuquan trọng nhất đối với họ đó là cái ăn, khi người ta đủ ăn rồi thì người ta mới nghĩđến những thứ khác Có thể nói, tình trạng thiếu lương thực luôn đè nặng lên cuộcsống của đa số người nghèo nơi đây Mặc dù diện tích đất canh tác trên đầu người làcao nhưng như trên đã nói Tân Hưng là một nơi chưa mưa đã ngập, chưa nắng đãhạn, điều kiện địa hình và thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện canhtác cũng như năng suất thu hoạch Tình trạng hạn hán và ngập úng thường xuyênxảy ra, có gia đình gần như là mất trắng một vụ mùa Đời sống chủ yếu dựa vàocanh tác nông nghiệp và chăn nuôi, phụ thuộc nhiều vào khí hậu thời tiết, điều kiệncanh tác thì thô sơ, dựa vào sức người và sức trâu bò là chính, nên khi có những taihoạ ập đến bất ngờ như lũ lụt, hoả hoạn, ốm đau… làm cho họ mất đi nguồn thunhập chính từ nông nghiệp, bênh tật không những làm khả năng lao động bị suygiảm mà còn phải dồn hết tiền của để chữa bệnh, từ đó dồn họ vào thế đã nghèo lạicàng túng quẫn hơn, nợ nần chồng chất không có khả năng chi trả Đối với những

hộ gia đình khá giả hơn, họ có sẵn nguồn dự trữ để bù đắp khi thiếu đói, mất mùa

Trang 16

hoặc đầu tư lại vào sản xuất nhưng đối với người nghèo thì họ không có khả năng

đó, mất mùa là họ mất tất cả

Có thể thấy rằng những rủi ro và phát sinh bất thường là do sự thiếu bềnvững, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Thiên tai, dịch bệnh mùa màng, điều kiệntưới tiêu, ốm đau bệnh tật luôn là những điều hết sức tồi tệ và là những nỗi lo luôn

đè nặng lên vai người nghèo Vậy để hạn chế tới mức thấp nhất sự thiếu đói lươngthực và những thiệt hại do thiên tai, rủi ro gây ra thì việc thiết lập sự bền vững vềmôi trường, có những biện pháp đối phó kịp thời cũng như việc chuyển đổi cơ cấucây trồng vật nuôi là công việc cực kỳ quan trọng và cấp bách hiện nay

2.1.3 Nguồn lực và năng lực

2.1.3.1 Nguồn lực

Đối với người nông dân thì nguồn lực tức đầu vào để tạo ra thu nhập chính

là tư liệu sản xuất gồm: đất đai, sức cày kéo, giống, phân bón… vốn sản xuất và kỹnăng sản xuất Muốn cho người nghèo thoát nghèo thì phải tạo điều kiện cung cấpcho họ những điều kiện trên tuỳ vào nhu cầu của từng hộ

Đất đai là tài sản chính của người dân làm nông nghiệp Hiện nay, xã TânHưng thực hiện việc phân bổ đất canh tác theo hình thức khoán, mỗi khẩu từ 1,1 -1,5 sào Bắc Bộ tức khoảng 360 đến 550 m2 Việc có được đất canh tác là yếu tố đầutiên nhưng sức lao động và kỹ năng sản xuất lại là yếu tố quyết định để tạo ra thunhập Điều quan trọng tại đây điều kiện canh tác còn đơn giản, chưa đủ khả năng vàkiến thức để ứng dụng các biện pháp cơ giới hoá nông nghiệp , vận dụng khoa học

kỹ thuật để cải tiến các hình thức canh tác hiện đại Cho nên cho dù có đủ lựclượng lao động đi chăng nữa nhưng kỹ năng sản xuất yếu dẫn đến hiệu quả lao độngkém và năng suất thu hoạch cũng vì thế mà giảm đi

Vốn sản xuất cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng để đầu tư vào tư liệu sản xuất,mua trâu bò, mua giống tốt, mua phân bón Qua điều tra cho thấy, trung bình năngsuất thu hoạch lúa khoảng 1,5 tạ/ sào, nhưng trừ đi tất cả chi phí cho giống, phânbón, thuốc trừ sâu, thuế nước tưới tiêu cho đồng ruộng(tương ứng với giá 20kgthóc/1 khẩu/1vụ)… thì chỉ còn 60kg/ 1 tạ thóc Về chăn nuôi cũng tương tự, trừ tất

cả chi phí thì một con lợn chỉ lãi 30.000 đồng/ 3 tháng Cứ như vậy thậm chí số thóc

họ làm ra còn không đủ ăn trong cả năm huống hồ là tích trữ vốn để đầu tư vào việckhác Việc vay vốn cũng gặp phải nhiều vấn đề, số vốn hạn chế, nhiều hộ vay xongnhưng sau một thời gian đầu tư vào sản xuất không thu được hiệu quả dẫn đến

Trang 17

không đủ khả năng để trả nợ cho Ngân hàng, nợ tồn đọng, ngân hàng không giảiquyết cho vay thêm nữa

Ngoài ra, muốn cải thiện đời sống còn cần phải tìm kiếm những công việcphi nông nghiệp trong lúc nông nhàn Cũng theo kết quả điều tra, trong những ngàyrỗi rãi phần lớn thanh niên trong làng đều ra thành phố làm thuê như: phụ hồ, thợxây, thợ mộc với mức thu nhập cũng chỉ đủ cung cấp cho chính bản thân họ, phụgiúp gia đình là không đáng kể Điều quan trọng lúc này là phải tạo ra nghề mới ổnđịnh để tạo ra thu nhập phụ giúp gia đình như buôn bán, chăn nuôi gia súc, gia cầm,các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp… Khi được hỏi nguyện vọng của gia đình khiđược cho vay vốn sẽ sử dụng vào việc gì thì có đến 52/70 hộ muốn đầu tư vào chănnuôi tăng gia sản xuất, 3/70 hộ muốn cho con đi nước ngoài xuất khẩu lao động,4/70 hộ muốn làm nhà, 3/70 muốn cho con đi học, cá biệt có 5/70 hộ không biết sửdụng vào việc gì Điều này phản ánh được nhu cầu vốn rất lớn của nhân dân trongviệc cải thiện cuộc sống của họ

2.1.3.2 Năng lực

Ta có thể định nghĩa năng lực theo một nghĩa rộng sau đây: “Năng lực làkhả năng của những cá nhân, những tổ chức, những thể chế và cả đất nước nóichung nhằm đạt dược những mục tiêu hàng đầu và thực hiện những chức năng liênquan một cách đầy đủ, hiệu quả và lâu dài ”[10]

Trong phạm vi nghiên cứu tại Tân Hưng thì năng lực muốn nói ở đây là khảnăng tham gia của nhân dân vào các quá trình hoạch định và thực hiện các chươngtrình của Chính phủ Qua phỏng vấn trực tiếp người dân thì mức độ tham gia của họ

là rất hạn chế, rất nhiều người khi được hỏi có biết gì về chương trình xoá đói giảmnghèo được thực hiện trong thời gian vừa qua tại xã hay không? Họ đều có một câutrả lời là không biết gì cả Nguyên nhân một phần là do khả năng tiếp cận thông tinkém, nhưng đặc biệt quan trọng qua sự phản ánh của người dân cũng như trực tiếp

từ một cán bộ trong thôn thì đội ngũ cán bộ của xã còn rất non yếu trong điều hànhcông việc, năng lực quản lý kém và sự hiểu biết còn hạn chế

Mặt khác do trình độ dân trí thấp nên việc nhận thức và tiếp thu các kiếnthức khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như kinh nghiệm làm ăn còn hạn chế, ngoài rasinh đẻ nhiều, bệnh tật, cường độ lao động cao, thể lực yếu… cũng làm giảm nănglực để họ tự vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo

Trang 18

Dễ dàng nhận thấy một vấn đề quan trọng trong chiến lược giảm nghèo hơnnữa của chính phủ là phát triển năng lực về mọi mặt từ một môi trường vĩ mô thuậnlợi về chính sách, hạ tầng cơ sở vật chất, năng lực quản lý, năng lực tài chính… đếnviệc nâng cao kiến thức tạo công ăn việc làm thích hợp giúp họ tự vươn lên dưới sựtrợ giúp của Đảng và Nhà nước đang là vấn đề then chốt tiến tới xóa nghèo hoàntoàn.

2.2 Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường

Một nhận thức sai lầm là rất nhiều người trên thế giới tin rằng người nghèogây ra sự xuống cấp về môi trường Tuy nhiên ngày càng có nhiều bằng chứng chothấy rằng có thể người nghèo gây ra một số sự xuống cấp về môi trường nhưng họkhông phải là nguyên nhân chủ yếu Người nghèo nhìn chung ít có phương tiện để

có thể tác động mạnh đến môi trường của họ, chính những người giàu có hơn vềmặt kinh tế lại là những người có vốn để tài trợ cho các công cụ để tác động tới môitrường với qui mô lớn hơn

Như ta đã biết, cũng như nhiều nước khác Việt Nam đang có xu hướng giảmchung các nguồn tài nguyên môi trường, mặc dù vậy nghèo đói vẫn là một trongnhững nguyên nhân sâu xa Nghèo đói và môi trường vẫn có mối quan hệ mật thiếtvới nhau, điều gì xảy ra với một trong hai mặt sẽ ảnh hưởng tới mặt kia Bởi vậycần phải phân tích những mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường để xác địnhnhững can thiệp môi trường mà giúp giảm đói nghèo Trên địa bàn xã Tân Hưng,mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thể hiện rõ nhất ở 2 lĩnh vực: sức khoẻ vàthiên tai

2.2.1 Mối liên hệ giữa môi trường, sức khoẻ và nghèo đói

Thực tế cho thấy, yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dânnơi đây là nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường quanh nhà

Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ViệtNam tới năm 2020 chỉ ra rằng “nước an toàn” đồng nghĩa với “nước sạch” Chiếnlược cũng xác định “nước sạch” là nước đạt đủ 51 thông số mà Bộ Y tế phê chuẩn.Các tiêu chuẩn liên quan khác bao gồm TCVN 5942 - 1995 cho nước mặt vàTCVN 5944 - 1995 cho nước ngầm Do rất khó có thể kiểm tra xem nước có đạt tất

cả các tiêu chuẩn của nhà nước đề ra hay không, một chỉ số phổ biến được chấpnhận đối với tiếp cận nước sạch được sử dụng hầu khắp các địa phương của ViệtNam là chỉ số “mức độ tiếp cận với nguồn nước dùng được”, có nghĩa là nước chảy

Trang 19

ra từ một vòi nước trong nhà hay ngoài trời, vòi nước công cộng hay từ giếng khoan

có bơm, giếng tự đào, nước suối có qua lọc hay nước mưa “tiếp cận với các nguồnnước được cải thiện” là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới

UNICEF đã làm việc tích cực với Chính phủ Việt Nam nhằm mục tiêu cảithiện tình hình tiếp cận với nước sạch ở khu vực nông thôn và đề xuất một địnhnghĩa tạm thời về tiếp cận nước sạch bao gồm 3 thông số cơ bản: số lượng (ít nhất

là 20lít/người/ngày); chất lượng (những thông số vi khuẩn và hoá học cũng như độtrong, không màu, không mùi, không vị); tiếp cận (khoảng cách đến nguồn nướcsạch từ 200 đến 500m)[1]

Chỉ số tiếp cận với nguồn nước sạch lâu dài tác động rất mạnh mẽ đến côngcuộc chống đói nghèo Ở hầu hết các địa phương của Việt Nam , Chính phủ đã cungcấp các nguồn nước chính để giúp các cộng đồng xây dựng các nguồn nước sạch lâudài Theo định nghĩa trên thì vấn đề chất lượng nước sạch tại Tân Hưng là đángquan tâm nhất Đa số người dân vẫn tự đào giếng để lấy nước ăn Tiến hành điều tra

70 hộ tại thôn Cốc Lương thì có 48 hộ dùng giếng tự đào, 21 hộ dùng giếng khoan,

cá biệt có một hộ không có giếng , phải dùng nhờ nước nhà hàng xóm Qua phỏngvấn trực tiếp người dân, tất cả đều nhận thức được thế nào là nước sạch, theo họsạch tức là không có màu, không mùi, không vị Đối với những hộ dùng giếng đào,khi được hỏi họ thấy nước nhà mình là đã sạch chưa thì họ đều nói rằng nước giếng

họ đào vẫn chưa được đảm bảo do độ sâu của giếng vẫn thấp, trung bình từ 5 đến10m, nước rất dễ bị nhiễm bẩn do nguồn thải mặt ngấm xuống, vả lại giếng thườngnằm gần với hệ thống cống thải hở của gia đình, gần chuồng trại chăn nuôi giasúc… Nguyện vọng của các gia đình này là rất muốn được dùng giếng khoan nhưngđiều kiện kinh tế gia đình không cho phép, và họ vẫn phải chấp nhận với nguồnnước họ đang sử dụng

Cũng theo điều tra, đa số các hộ gia đình sử dụng nguyên liệu đun nấu là rơm

rạ (68/70 hộ được phỏng vấn), một số hộ còn kết hợp với đun củi và than, số hộ sửdụng ga chỉ đếm trên đầu ngón tay Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm khôngkhí trong nhà Bên cạnh đó diện tích bếp nhỏ hẹp, thời gian đun nấu nhiều, sự độchại do các hợp chất hydrocacbon thơm (PAHs) phát sinh trong quá trình đốt cháynhững hợp chất có nguồn gốc hữu cơ - là những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tớisức khoẻ đặc biệt là phụ nữ - đối tượng phải tiếp xúc thường xuyên với việc bếp núccủa gia đình

[[1] Theo ông Chander Badloe, trưởng phòng Vệ sinh nước và Môi trường, UNICEF Việt Nam

Trang 20

68 46

5 1

0 20 40 60 80 Cñi

có khả năng truyền bệnh Thêm vào đó, đa số hộ gia đình vẫn dùng hố xí một ngăn(50/70 hộ được phỏng vấn), xây dựng rất sơ sài, nhiều khi còn không có nắp đậy,gần khu sinh hoạt thường xuyên của gia đình

Trang 21

12,9 14,2

Tèt Trung b×nh YÕu/xÊu

67,14

8,57

24,29

S¹ch B×nh th êng BÈn

Hình 4 : Tình trạng nhà và vệ sinh xung quanh nhà theo sự đánh giá của người phỏng vấn

Từ tình trạng nêu trên, qua quá trình quan sát, phỏng vấn người dân và đặcbiệt là được sự cung cấp thông tin của Trạm y tế xã Tân Hưng thì bệnh tật thườnggặp phải tại đây là: viêm đường hô hấp, các bệnh về tiêu hoá, nhiễm ký sinhtrùng(giun sán) và suy dinh dưỡng ở trẻ em chiếm tỷ lệ khá cao Hầu hết mọi ngườiđều nhất trí rằng mọi trẻ em đều đáng được hưởng quyền phát triển khoẻ mạnh.Nhưng với trẻ em nghèo thì chúng đã bị tước đi quyền lợi cơ bản này Nghèo đóithường có nghĩa là thiếu chăm sóc trước và sau khi sinh, kèm theo tình trạng suydinh dưỡng và thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong suốt giai đoạn phát triểnban đầu rất quan trọng đối với trẻ Thiếu dinh dưỡng, không được chăm sóc bởi cácdịch vụ y tế cần thiết cộng với việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước bẩn

và ô nhiễm không khí đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho qúa trình phát triểncủa trẻ Nhưng cũng có một tín hiệu đáng mừng là những căn bệnh hiểm nghèo thìhầu như không có như: AIDS, uốn ván, viêm não, viêm gan, sốt xuất huyết

Như trên đã trình bày, tình trạng vệ sinh trong nhà đã vậy, ngoài đường làngngõ xóm cũng không lấy gì làm sáng sủa hơn Nhất loạt người dân được phỏng vấnđều nhận thức được vệ sinh môi trường trong làng mình còn rất bẩn và ô nhiễm, và

Trang 22

họ đều có mong muốn đường làng, cống rãnh của thôn xóm được cải thiện để việc

đi lại được thuận tiện hơn Riêng vấn đề cải thiện điều kiện vệ sinh quanh nhà dù họ

có mong muốn đi chăng nữa thì họ cũng không đủ khả năng về tiền bạc, bởi khi màcái ăn và việc học hành của con cái còn đè nặng trên vai thì những chuyện khác họcũng chỉ biết vậy chứ không cách gì giải quyết, trừ khi có sự hỗ trợ của nhà nước.Vẫn biết một khi sức khoẻ suy giảm thì khả năng lao động cũng giảm, bệnh tật đếnthì lại phải dồn tiền bạc để chạy chữa, và cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói cứthế tiếp diễn

Có thể nói muốn xoá nghèo thì một trong những việc cấp bách phải làm làgiải quyết tận gốc những nguyên nhân môi trường gây ra bệnh tật, có như vậy thìcuộc sống của người dân được đảm bảo hơn, và người ta vẫn thường nói phòngbệnh hơn chữa bệnh

2.2.2 Mối liên hệ giữa môi trường - nghèo đói và thiên tai

Như ta đã biết đất đai là tài sản quí giá nhất của người nông dân, khi mà điềukiện canh tác còn thô sơ thì cuộc sống của người dân làm nông nghiệp chủ yếu vẫnphụ thuộc vào thời tiết, khi mưa thuận gió hoà thì cuộc sống của họ không có nguy

cơ bị đe doạ, nhưng khi thời tiết bất lợi thì mùa màng bị ảnh hưởng, họ cũng không

có khả năng chống đỡ và khắc phục dẫn đến tình trạng thiếu đói là điều không thểtránh khỏi Mà hạn hán và ngập úng thì thường xuyên xảy ra tại Tân Hưng Rấtnhiều gia đình mới chỉ ở mức chớm nghèo khổ, chỉ sau một vụ mùa bị ảnh hưởngbởi thời tiết bất lợi đã đẩy họ rơi vào tình trạng nghèo đói

Vấn đề tìm ra một giải pháp nhằm dự báo và đối phó với những rủi ro dothiên tai gây ra để người dân có thể yên tâm canh tác, thoát khỏi cảnh nghèo đói cầnđược quan tâm một cách thích đáng

Tóm lại, Tăng trưởng kinh tế hiển nhiên là yếu tố cơ bản để xoá đói giảm

nghèo Tuy nhiên, những chính sách mà hỗ trợ cả người nghèo lẫn môi trường đều

có ảnh hưởng lớn đối với việc xoá đói giảm nghèo Bằng việc tập trung vào nhữngvấn đề môi trường có ảnh hưởng quá mức đối với người nghèo như: nước sạch, ônhiễm không khí, thiên tai, sử dụng bền vững tài nguyên đất canh tác thì công tácxoá đói giảm nghèo chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn không chỉ riêng TânHưng mà còn trên khắp các địa phương của cả nước

Trang 23

CHƯƠNG III CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI MỘT SỐ ĐỀ SUẤT NHẰM ĐƯA HOẠT ĐỘNG NÀY ĐẠT HIỆU QUẢ CAO HƠN.

3.1 Khái quát chung về chiến lược giảm nghèo của chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua

Tiến kịp các nước phát triển hơn ở khu vực cũng như ở Châu á là một mụctiêu lâu dài của Chính phủ Việt Nam Và để đạt được mục tiêu này cần nâng caođáng kể mức sống và phúc lợi của người dân, và điều quan trọng là không để ngườinghèo tụt hậu lại phía sau Kể từ năm 1986, trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế,

xã hội của Chính phủ Việt Nam là quá trình “đổi mới”, chuyển nền kinh tế từ chế

độ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường Như đã biết, mứctăng trưởng kinh tế cao và bền vững là hết sức quan trọng để khắc phục tình trạngnghèo và các vấn đề xã hội liên quan khác Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnhrằng, ổn định và công bằng là những yếu tố thiết yếu để duy trì mức tăng trưởngkinh tế cao Hơn thế nữa, chiến lược của Chính phủ là tập trung vào con người làchủ yếu dựa trên nguyên tắc giúp người dân tự giúp mình bằng cách phát triển mộtmôi trường thuận lợi để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và công bằng

Chương trình xoá đói giảm nghèo với sự can thiệp của Chính phủ có mụctiêu nhằm hỗ trợ trực tiếp cho những người nghèo Chiến lược này rất có ý nghĩa vìmột môi trường vĩ mô thuận lợi cho cả người nghèo và người không nghèo vìnhững lý do sau đây:

Một là, một môi trường vĩ mô thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho người nghèo tự

giúp mình thoát nghèo

Hai là, kinh nghiệm của các nước cho thấy, những người nghèo nhất thoát

khỏi cảnh nghèo nhờ có được việc làm, có thu nhập do người khác tạo ra Vì vậymột môi trường thuận lợi cho những người giàu có hơn trong xã hội tạo ra việc làmtrong dân chúng là cực kỳ cần thiết để xoá nghèo

Trang 24

Ba là, đối với bộ phận dân chúng nghèo kinh niên, không có khả năng lao

động để thoát nghèo thì cần có một môi trường vĩ mô thuận lợi để đảm bảo xã hộitạo ra thu nhập đủ để san sẻ và phân phối giúp giảm bớt tình trạng nghèo từ bộ phậnnày

Chiến lược giảm nghèo hơn nữa của Chính phủ thực chất là sự kết hợp của

ba yếu tố: tăng trưởng kinh tế cao và lâu dài, ổn định và công bằng, mỗi yếu tố đềudựa vào 2 yếu tố kia tạo nên sự thống nhất logic, đảm bảo sự phát triển bền vững

Ví dụ, nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi cả ổn định và công bằng Mứcđầu tư hiệu quả là cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng nó chỉ xảy ra khi tỷ lệ lạmphát thấp, hệ thống luật pháp ổn định Nếu không có sự công bằng tức là sự san sẻ

cơ hội thì rất nhiều tài năng sẽ bị lãng phí, không được phát huy hết khả năng dẫnđến tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại Một minh chứng điển hình là quá trình đô thịhoá thái quá sẽ hút vốn đầu từ từ các dự án có hiệu quả cao ở vùng nông thôn, từ đólàm giảm xuất khẩu, khả năng cạnh tranh cũng như cơ hội việc làm

Cũng phân tích tương tự như trên thì muốn ổn định cần phải có tăng trưởngnhanh lẫn sự công bằng Đất đai thì có hạn, thu nhập còn thấp, dân số thì tăng qúanhanh, vì vậy sự tăng trưởng thấp sẽ không lâu bền Sự tăng trưởng cao và năngđộng là thật sự cần thiết để duy trì sự cân bằng Trong khu vực, Việt Nam muốn ổnđịnh thì cần phải phát triển kinh tế nhằm tiến kịp các nước phát triển triển hơn,không để khoảng cách quá xa so với họ

Thêm vào đó nếu phần lớn dân chúng ở trong cảnh đói nghèo dẫn đến xuhướng đô thị hoá thái quá, gia tăng tội phạm, xã hội sẽ không ổn định Nếu chỉ cómột nhóm người có cơ hội thành công hoặc một bộ phận các công ty độc quyền, vàdân chúng làm giàu không chính đáng gây nên sự bất công và không chính đáng từ

đó gây mất ổn định Rõ ràng rằng điều hết sức quan trọng là phải đảm bảo cơ hộicho mọi người là ngang nhau, sự tin tưởng vào sự công bằng và ổn định kinh tế - xãhội

Cuối cùng đạt được sự công bằng tức là đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu

và sự tiếp cận như nhau đối với các cơ hội sẽ hỗ trợ trực tiếp cả tăng trưởng lẫn ổnđịnh Tóm lại, thiếu một trong 3 yếu tố thì cả chiến lược sẽ không bền vững vàkhông đạt hiệu quả

Qua gần 20 năm cố gắng và nỗ lực, chiến lược này đã cho thấy sự hợp lýđược chứng minh qua những kết quả đã đạt được, và sự thành công trong việc thúc

Trang 25

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ỔN ĐỊNH VÀ LÂU DÀI

Cải cách vĩ mô sâu rộngTăng trưởng nhanh (10%/năm)Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Ổn định về môi trường và xã hội

ỔN ĐỊNHQuản lý tốt

Ổn định kinh tế vĩ mô

Chế độ pháp trị

CÔNG BẰNGCác tiêu chuẩn tối thiểu hợp lý, tạo cơ hội thành công bình đẳng cho mọi người, kể cả phụ nữ Công khai và không có tham nhũng

Con người là nhân tố trung tâm

Tăng cường quản lý rủi ro:

- quản lý thiên tai

- y tế

- đầu tư

Đảm bảo tính bền vững về môi trường

- quản lýTN -sựnhậnthức -các khuyến khích

đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo Thu nhập bình quân đầu người trung bình

đã tăng hơn 60% trong 10 năm (tính đến năm 1996), lạm phát giảm từ 3 con số

xuống 2 con số, sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp tăng đáng kể, ngày càng

chuyển đổi cơ cấu, đa dạng và năng động hơn Tỷ trọng GDP tăng gấp đôi, đặc biệt

Việt Nam đã chuyển từ một nước nhập khẩu gạo sang xuất khẩu gạo đứng thứ 3

trên thế giới Và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đang theo con

đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mặc dù tình trạng nghèo đã giảm

đáng kể, nhưng nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, tỷ lệ

trung bình cho đến nay còn khoảng 13% Nhưng rõ ràng đó là những thành công

vượt bậc mà Chính phủ và nhân dân ta đã đạt được, nhưng để xoá bỏ hoàn toàn tình

trạng nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc tế thì quá trình đổi mới và phát triển kinh tế

-xã hội vẫn phải tập trung vào chiến lược xoá nghèo, đồng thời với nó là việc loại bỏ

những nguyên nhân chủ yếu gây nên đói nghèo, điều này có ý nghĩa quan trọng

trong việc thúc đẩy quá trình xoá đói giảm nghèo

Hình 5: Tổng quát về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ nhằm làm giảm nghèo hơn nữa (Nguồn: [10])

Trang 26

3.2 Hoạt động xoá đói giảm nghèo tại xã Tân Hưng trong thời gian qua

3.2.1 Kết quả

Cho tới năm 1992, xoá đói giảm nghèo được khởi đầu từ sáng kiến củaThành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Đó là nơi có nhiều nguồn vốn được huy động,nhiều chương trình được lồng ghép, quĩ xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,nhà ở, giãn dân được toàn dân đồng tình hưởng ứng Những hoạt động tích cực trênnhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị quốc doanh, doanh nghiệp tham gia đã tạo nên tiềm lựcvốn và năng lực sáng tạo Từ đó dấy lên một phong trào lan rộng sang các tỉnh vàđịa phương khác trong cả nước

Cũng như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là thành phố có sự tăng trưởngkinh tế cao nhất nhì trong cả nước nhưng không có nghĩa là hết đói nghèo Cũngvào thời điểm năm 1992, công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai trên khắp địabàn thành phố, nhưng có thể nói thời điểm thực sự tiến hành hoạt động xoá đóigiảm nghèo tại Tân Hưng là vào năm 1995 - đây là thời điểm mà UBND xã quyếtđịnh thành lập ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo, theo thời gian từ đó đến nay đội ngũnày đã được củng cố và kiện toàn theo một tổ chức chặt chẽ hơn, gồm 15 đồng chítrong ban lãnh đạo xã mà đứng đầu đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã Tân Hưng, ngoài racòn có một cán bộ chuyên trách và một cán bộ huyện trực tiếp chỉ đạo chương trình

Những nỗ lực xoá đói giảm nghèo tại Tân Hưng không tách rời với cácChương trình Quốc gia, kèm theo đó là những hoạt động cụ thể tích cực tại địaphương

Những chương trình quốc gia bao gồm: Chương trình 120 giải quyết việclàm (quyết định số 120/HĐBT ngày 11/04/1992 của Hội đồng Bộ trưởng “Về chủtrương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới” ),Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cấp vốn tín dụng ưu đãi chongười nghèo, xoá mù chữ, cung cấp nước sạch, chống biếu cổ, suy sinh dưỡng…Đặc biệt ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập dịch vụ tài

Trang 27

chính cho người nghèo Đây là một nhân tố mới quan trọng để cải thiện khả năngtiếp cận tín dụng của đa số người nghèo, để họ có nguồn lực sản xuất thoát khỏi đóinghèo Cũng vào tháng 10/1995, 45/53 tỉnh thành cả nước đã thành lập quĩ xoá đóigiảm nghèo …

Chương trình xoá đói giảm nghèo tại Tân Hưng được chia làm hai giai đoạnchính sau:

Giai đoạn 1: Từ năm 1995 - 1998 bao gồm những nội dung chính sau:

 Hỗ trợ xây nhà cho 14 hộ cực nghèo và 23 gia đình chính sách nhàtranh vách đất, với số vốn là 5 triệu đồng/ nhà

 Ủng hộ chăn màn, quần áo cho các hộ cực nghèo

Giai đoạn 2: Từ năm 1999 - 2002 bao gồm những nội dung chính sau:

 Tiếp tục hỗ trợ vốn xoá nhà dột nát

 Tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cung cấp cho ngườidân giống có năng suất và chất lượng cao hơn

 Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân

 Hỗ trợ cho vay vốn bằng tiền mặt với lãi suất thấp từ 0,6 -1%, tổng sốvốn lên tới trên 100 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và qũi tình thương củaHội Phụ nữ Riêng năm 2002 Hội Nông dân đã vay vốn cho nhân dân được 230triệu đồng, nguồn vốn của quĩ tình thương Hội Phụ nữ quản lý là 840 triệu

 Hỗ trợ sức kéo đối với những hộ không có trâu bò, cụ thể là dự án nuôi

bò sinh sản Riêng năm 2000 dự án đã cung cấp cho cả xã là 23 con bò với tổng sốvốn là 40 triệu đồng, trung bình từ 1,8 - 2 triệu đồng/1con

 Về y tế: làm thẻ Bảo hiểm y tế khám chữa bệnh miễn phí cho ngườinghèo Theo thống kê của Trạm y tế xã Tân Hưng thì 80% lượt người đến khám làtheo thẻ Bảo hiểm y tế, 100% số ca sinh đẻ được tiến hành tại trạm y tế, 100% miễnphí đối với các gia đình chính sách, tổ chức công tác phòng chống suy dinh dưỡngtrẻ em, công tác kế hoạch hoá gia đình được triển khai rộng khắp (hàng tuần cứ thứ

3 và thứ 5 hàng tuần trạm y tế tiến hành dịch vụ kế hoạch hoá gia đình miễn phí)

 Về giáo dục: con em các hộ nghèo được miễn giảm học phí khi đi học

 Về chính sách thuế: trong những năm gần đây tiến hành miễn giảm100% thuế nông nghiệp, thuế nghĩa vụ cũng được miễn giảm

Trang 28

 Hỗ trợ cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt là làmgiếng khoan.

Có thể nói những hoạt động tích cực trong những năm gần đây đã đem lạinhững kết quả rất khả quan, cùng với sự phát triển kinh tế đời sống nhân dân cũngdần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống đáng kể: theo thống kê vào tháng3/2001 số hộ nghèo là 375 hộ chiếm 20,1%, tháng 1/2002 số hộ nghèo là 291 hộchiếm 15,6%, và gần đây nhất là vào tháng 3/2003 số hộ nghèo là 241 hộ chiếm13,1%, không có hiện tượng có hộ tái nghèo Những kết quả đó được thể hiện ởtrong bảng dưới đây:

Bảng 1: Một số kết quả thực hiện các chỉ tiêu chính trong 2 năm 2001

-2002 tại xã Tân Hưng (Nguồn: [4])

Các chỉ tiêu Đơn vị

tính

Thựchiện năm2001

Thựchiện năm2002

So sánh(%)

Tăng(%)

Giảm(%)Tổng giá trị sản xuất xã

15,4

9,75,7

16,7

10,46,3

108,4

107,2110,5

1,3

0,70,6Dịch vụ Thương nghiệp

Trang 29

15,6

13,1

0 5 10

15

20

25

Th¸ng 3/2001

Th¸ng 1/2002

Th¸ng 3/2003

ra những bài học kinh nghiệm để có những biện pháp khắc phục kịp thời Nhữnghạn chế trong công tác thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trong thời gianqua tại địa bàn xã Tân Hưng gồm:

Một là, nguồn kinh phí dành cho công tác xoá đói giảm nghèo tại đây còn ít,

chưa đủ lực để thoả mãn hoặc giải quyết dứt điểm các hộ nghèo, chưa có sự phốihợp đồng bộ các chương trình với nhau một cách hợp lý và hiệu quả

Ngày đăng: 28/06/2014, 11:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đình Hoè - Giáo trình “Dân số - định cư môi trường”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Trang 189, 193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số - định cư môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Trang 189
2. TS Nguyễn Đình Hoè, TS Nguyễn Thị Loan - Giáo trình “Đánh giá nhanh môi trường và dự án”. UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở Khoa học công nghệ - môi trường Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nhanh môi trường và dự án
4. Báo cáo “ Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2002 và trọng tâm nhiệm vụ năm 2003” - UBND xã Tân Hưng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2002 và trọng tâm nhiệm vụ năm 2003
5. Báo cáo “ Tổng kết hoạt động chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2002. Phương hướng và nhiệm vụ năm 2003” - Trạm Y tế xã Tân Hưng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết hoạt động chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2002. Phương hướng và nhiệm vụ năm 2003
6. Các chỉ số phát triển thế giới năm 2001, Phần “Số dân trên mỗi ha và các nước có hơn 30% GDP từ nông nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số dân trên mỗi ha và các nước có hơn 30% GDP từ nông nghiệp
3. Hà Quế Lâm - Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Sách tham khảo). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Khác
7. Nhóm hành động chống đói nghèo - Quốc gia hoá các mục tiêu phát triển quốc tế về xoá đói giảm nghèo cho Việt Nam: Đảm bảo bền vững về môi trường, 2002 Khác
8. Phần 2: Tình hình nghèo đói ở Việt Nam - Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm đói nghèo, dự thảo lần 1, tháng 1/2002. Trang 14 Khác
9. Phần 3: Nguyên nhân của đói nghèo và những nhân tố gây đói nghèo - Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm đói nghèo, dự thảo lần 1, tháng 1/2002. Trang 15 Khác
10. Tiến kịp phát triển năng lực để xoá nghèo ở Việt Nam - Liên Hợp quốc, UNDP, UNICEF - 1996 Khác
11. Vệ sinh môi trường - dịch tễ. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản y học Khác
12. Priya Shysamundar - Những chỉ số môi trường - nghèo đói. Phòng Môi trường Ngân hàng thế giới, tháng 1/2002. Trang 5 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Mức thu nhập bình quân của 70 hộ được phỏng vấn/năm - công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn đề môi trường liên quan tại xã tân hưng, huyện sóc sơn, thành phố hà nội
Hình 1 Mức thu nhập bình quân của 70 hộ được phỏng vấn/năm (Trang 10)
Hình 2: Tình trạng kinh tế của 70 hộ được phỏng vấn - công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn đề môi trường liên quan tại xã tân hưng, huyện sóc sơn, thành phố hà nội
Hình 2 Tình trạng kinh tế của 70 hộ được phỏng vấn (Trang 14)
Hình 4  : Tình trạng nhà và vệ sinh xung quanh nhà theo sự đánh   giá của người phỏng vấn - công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn đề môi trường liên quan tại xã tân hưng, huyện sóc sơn, thành phố hà nội
Hình 4 : Tình trạng nhà và vệ sinh xung quanh nhà theo sự đánh giá của người phỏng vấn (Trang 21)
Bảng 1: Một số kết quả thực hiện các chỉ tiêu chính trong 2 năm 2001 -   2002 tại xã Tân Hưng (Nguồn: [4]) - công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn đề môi trường liên quan tại xã tân hưng, huyện sóc sơn, thành phố hà nội
Bảng 1 Một số kết quả thực hiện các chỉ tiêu chính trong 2 năm 2001 - 2002 tại xã Tân Hưng (Nguồn: [4]) (Trang 29)
Hình 6: Tỷ lệ % hộ đói nghèo tại xã Tân Hưng trong thời gian gần đây 3.2.2. Những hạn chế, yếu kém còn tồn tại - công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn đề môi trường liên quan tại xã tân hưng, huyện sóc sơn, thành phố hà nội
Hình 6 Tỷ lệ % hộ đói nghèo tại xã Tân Hưng trong thời gian gần đây 3.2.2. Những hạn chế, yếu kém còn tồn tại (Trang 31)
25. Hình thức sở hữu đất canh tác: - công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn đề môi trường liên quan tại xã tân hưng, huyện sóc sơn, thành phố hà nội
25. Hình thức sở hữu đất canh tác: (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w