Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
371,02 KB
Nội dung
Lời mở đầu Thế giới đã tiến vào thập niên đầu của thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui và sự bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, cả hạnh phúc và lo toan. Một trong những nỗi lo toàn cầu, nỗi đau nhân loại là sự đói nghèo trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, hiện vẫn còn khoảng 3 tỷ người trên hành tinh của chúng ta phải sống trong cảnh nghèo đói với mức thu nhập dưới 1 đến 2 USD/ngày. Như thế đủ thấy đói nghèo và giải quyết vấn đề nghèo đói mang tính phổ biến, không chỉ là công việc của riêng nước ta. Tuy nhiên, để hiểu về chương trình xóa đói giảm một cách đầy đủ, cần thiết phải có cách nhìn tổng quan, cần “biết người biết ta” để rút ra những bài học và tìm ra những phương pháp hữu hiệu. Chính vì vậy, chúng em chọn đề tài: “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo…”. Bài tiểu luận này sẽ phân tích tình hình xóa đói giảm nghèo tại Trung Quốc- một quốc gia thành công trong vấn đề này và tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó rút ra những bài học từ nước láng giềng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của cô để tiếp tục hoàn thiện đề tài này tốt nhất. Chúng em chân thành cám ơn cô. I. Thành qủa xóa đói giảm nghèo ở Trung Quốc. Xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc. Nhờ những cố gắng tích cực của mình trong nhiều năm liên tục, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cuộc chiến chống đói nghèo kể từ cuối những năm 70; trở thành một trong những điểm sáng nổi bật về xóa đói giảm nghèo trong khu vực Châu Á cũng như Thái Bình Dương. Số người nghèo ở Trung Quốc giảm mạnh từ 250 triệu người năm 1978 xuống còn 50 triệu người năm 1997. Việc giảm quy mô nghèo đói đó trong một thời gian ngắn như vậy là chưa từng có trong quá khứ và được xem là một trong những thành tựu lớn nhất trong sự phát triển con người trong thế kỉ 20. Gắn liền với sự phát triển của xã hội, kinh tế , các chính sách và chiến lược xóa đói giảm nghèo, những thành quả xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc có thể thấy rõ qua 4 giai đoạn: 1978-1985, 1985-1993, 1994-2000, 2001-2011. 1. Giai đoạn 1 (1978- 1985) Trước năm 1978, số người dân Trung Quốc sống dưới mức nghèo mà chính phủ nước này đề ra vượt quá 250 triệu người và chiếm tới 33% tổng số dân sống ở nông thôn. Mặc dù, tình trạng nghèo đói nghiêm trọng này đã gây ra rất nhiều vấn đề, một vấn đề nghiêm trọng trong số đó là việc nắm giữ đất đai của những người không có mong muốn sử dụng nó để sản xuất trong cộng đồng. Nói cách khác, hệ thống vận hành của ngành nông nghiệp là không phù hợp cho sự phát triển. Do đó , sự thay đổi trong hệ thống nay được xem như một biện pháp quan trọng cho việc giảm nghèo đói. Sự cải cách này bao gồm hai mảng chính. Thứ nhất là trong cơ cấu của những người chủ ruộng đất, hệ thống sản xuất tập trung của cộng đồng đã được thay thế bằng việc quy trách nhiệm cho từng hộ gia đình, nghĩa là gắn liền cho họ tự quyết định về việc sản xuất của mình, gắn liền giữa công sức, tiền của họ bỏ ra để sản xuất với sản phẩm mà cá nhân hay hộ gia đình đó thu được. Sự thay đổi này đã khuấy động được tinh thần của nông dân, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ họ. Năng suất lao động được giải phóng trong khi đầu vào ngày càng tăng lên. Thứ hai, là sự tự do hóa trong giá của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường; hệ thống thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp đã được xây dựng lại. Các công ty kinh doanh được thúc đẩy phát triển do lượng vốn lớn đầu tư vào ngành nông nghiệp và các công ty này. Nhờ những sự thay đổi này, đất đai đã được khai thác toàn diện và sử dụng hợp lý. Nền kinh tế quốc dân phát triển rất nhanh. Sự gia tăng trong giá của các sản phẩm nông nghiệp cùng với áp dụng máy móc hiện đại hơn vào trong sản xuất nông nghiệp tao ra giá trị gia tăng lớn hơn của các sản phẩm đầu ra. Lao động ở nông thôn đã được thuê hay kiếm được việc làm trong những ngành không phải nông nghiệp. Những người dân nghèo đã được lợi từ những thay đổi này, rất nhiều người nông dân thoát khỏi mức nghèo và tình trang lạc hậu. Trong những năm 1978- 1985, tổng số dân sống dưới mức nghèo của quốc gia này đã giảm từ 250 triệu người xuống còn 97 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 33% xuống 9.2% (theo Ngân hàng thế giới,1996). Sự nghèo đói của con người cũng giảm cùng với sự nghèo về thu nhập. Ví dụ như, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trên 1000 trẻ được sinh ra đã giảm từ 52 vào cuối những năm 70 xuống còn 50 vào giữa những năm 85 (Zhang, 1996). 2. Giai đoạn hai (1986-1993) Vào giữa những năm 80, hầu hết các vùng nông thôn đã đạt được sự phát triển kinh tế nhanh chóng nhờ những lợi thế riêng của từng vùng. Tuy nhiên, do xã hội, kinh tế, lịch sử, điều kiện địa lý, và những sự hạn chế mà khoảng cách giữa những vùng kém phát triển của Trung Quốc với những vùng khác, mà đặc biệt là những vùng phát triển nhanh ngày càng gia tăng. Vấn đề phát triển không đều giữa các vùng nông thôn đã bắt đầu xuất hiện. Cùng với sự gia tăng thu nhập ở nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc, một bộ phận lớn người dân có mức thu nhập thấp. Nhiều người trong số họ không thể nuôi sống chính mình, không thể tự đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; không đủ thức ăn, quần áo hay không có nhà để ở. Do đó, tiến độ đói giảm nghèo đã bị đổi chiều. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn đã tăng từ 10.4% lên 12.3 %. Tỷ lệ người nghèo ở thành thị tăng từ 0.2% năm 1988 lên 0.4% năm 1990 và tỷ lệ người lớn mù chữ tăng lên từ 23.5% năm 1982 lên đến 26.8% năm 1987 (SSB). Những người dân nghèo thường tập trung chủ yếu ở một số vùng nhất định, chủ yếu là những vùng kinh tế kém phát triển ở miền trung và tây của Trung Quốc. Nhiều khu vực trong số đó là những cơ sở cách mạng cũ, những vùng nhỏ xa xôi hay ở biên giới. …. Do đó chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chương trình quan trọng để giải quyết vấn đề nghèo đói ở vùng nông thôn, chẳng hạn như năm 1984, chính phủ đưa ra “ Khai báo về thay đổi tình trạng nghèo đói ở nông thông trong một thời gian ngắn” đòi hỏi sự tập trung cao độ của chính quyền các cấp, các giải pháp hiệu quả cùng thái độ tích cực; hay năm 1886, chính phủ Trung Quốc đã thành lập tổ chức giúp đỡ pháp triển kinh tế ở những vùng nghèo được điều hành bởi chính phủ. Bên cạnh những nỗ lực của nhà nước qua các chương trình xóa đói giảm nghèo được tổ chức ở rộng khắp ở Trung Quốc, người nông dân cũng xây dựng những chương trình đầu tư của chính họ, để giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống của chính mình ; giảm nghèo đói và có cuộc sống tốt hơn. Cuối năm 1992, sau 7 năm thực hiện các hoạt động xóa đói giảm nghèo với định hướng phát triển, số người nghèo ở vùng nông thôn đã giảm còn 80 triệu người, chiếm tỷ lệ 8.8% dân số( Nguồn World Bank). 3. Giai đoạn thứ ba (1993- 2000) Sự ra đời của kế hoạch xóa đói giảm nghèo 8-7 (1994-2000) đã mở một trang mới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc. Điểm chính của kế hoạch 8-7 này là chính phủ Trung Quốc sẽ cố gắng loại bỏ sự nghèo khổ tuyệt đối trong vòng 7 năm thông qua các chính sách thuế, hỗ trợ tài chính và các chương trình phát triển xã hội. 592 vùng nghèo nhất được chọn ra từ hơn 2000 khu vực của Trung Quốc, được xem như “ các vùng nghèo quốc gia”. Người ta đã dự tính rằng nhiều hơn 70% trong số 80 triệu người nghèo tập trung ở 592 vùng này có điều kiện môi trường rất kém với điều kiện kinh tế xã hội lạc hậu vào năm 1994. Qua các năm nỗ lực đó, dân số thuộc diện nghèo đã giảm xuống đáng kể còn 32.1 triệu người và chiếm tỷ lệ 3.4% vào cuối năm 2000. (nguồn World Bank) 4. Giai đoạn thứ 4(2001-2010) Chương trình xóa đói giảm nghèo theo định hướng phát triển giai đoạn 2001- 2010 đã được chính phủ Trung Quốc xúc tiến và áp dụng, với mục tiêu giải quyết những vấn đề cơ bản về cuộc sống của những người thuộc diện nghèo tuyệt đối, và giúp nhóm thu nhập thấp nâng cao khả năng phát triển của họ. Chương trình này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công việc xóa đói giảm nghèo không chỉ để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của người nghèo mà nó cũng giúp đỡ những người cận nghèo bằng việc nâng cao khả năng chống đỡ cuộc sống của họ qua nhờ nâng cao thu nhập, đời sống cũng như điều kiện làm việc. Bên cạnh đó, chương trình đã tập trung phát triển một cách tổng thể, toàn bộ về nhiều mặt như nâng cao cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và văn hóa; thông qua đó tạo nên một sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội của những vùng khó khăn. Kể từ năm 2001, cả số lượng lẫn tỷ lệ người nghèo đều giảm theo thời gian. Năm 2003, khi chương trình đang được tiến hành, việc xóa đói giảm nghèo đã có những tiến bộ dễ thấy; số người nghèo tuyệt đối chỉ còn 29 triệu người chiếm 3.1% dân số, số người có thu nhập thấp ( những người sống trên mức nghèo nhưng thu nhập vẫn bị xếp vào mức thấp ) là 52.6 triệu người (chiếm 6% dân số ) ( Theo Ngân hàng thế giới ). 5. Nhận xét chung về thành quả giảm đói nghèo ở Trung Quốc Như vậy, trong suốt thời gian hơn 30 năm kể từ khi cải cách kinh tế, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đã được quan tâm và tiến hành liên tục; đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về nhiều mặt. Thành tựu đầu tiên có thể thấy dễ dàng nhất là số lượng người nghèo giảm mạnh. Dân số nghèo tuyệt đối ở vùng nông thôn đã giảm từ 250 triệu người( chiếm 30.7%) năm 1978 xuống còn 14.17 triệu người (chiếm 1.6%) năm 2007. Số dân có mức thu nhập thấp giảm từ 62.13 triệu người năm 2000 xuống còn 28.41 triệu người năm 2007( theo World Bank). [...]... chứng tỏ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự nghiệp xóa nghèo trên thế giới Tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo mới đã thể hiện khả năng phán đoán khoa học và nắm bắt tình hình trong nước Trung Quốc hiện nay, không những nói lên công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Trung Quốc đã chuyển từ xóa đói nghèo dưới chuẩn nghèo sang giai đoạn giải quyết nghèo khó tương đối hiện nay, càng... trưởng và giảm nghèo đói diễn ra V Thực trạng tại Việt Nam và bài học áp dụng 1 Thực trạng ở Việt Nam Xoá đói, giảm nghèo ở nước ta là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước trong những thập kỷ qua Xoá đói, giảm nghèo theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam Từ năm... chiến chống nghèo đói tại Trung Quốc đưa tới bài học cho Việt Nam Nếu sự nghèo đói tập trung phần lớn ở vùng nông thôn thì chắc chắn phát triển nông nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình xóa đói giảm nghèo Theo đ , kết quả đạt được trong cuộc chiến chống nghèo đói do sự phát triển nông nghiệp mang lại tại Trung Quốc đã phản ánh một trường hợp bất thường mang tính lịch sử Đó l , việc phân chia... thành tích thuộc về Trung Quốc Hội nghị công tác xóa đói giảm nghèo bằng dự án phát triển của Trung ương Trung Quốc diễn ra cuối năm 2011 đã nâng mức chuẩn xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc từ thu nhập ròng bình quân đầu người nông dân là 1274 đồng Nhân dân tệ năm 2010 lên tới 2300 tệ Tiêu chuẩn mới này đánh dấu sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới, chứng... cận hơn Trung Quốc có thế tiến xa hơn nữa trong việc giảm nghèo đói, có thể giải quyết nghèo đói tạm thời hiệu quả hơn Song vấn đề ở đây phải chú tâm đến nghèo đói nghiêm trọng thì Trung Quốc lại gặp phải hạn chế Tuy tỷ lệ nghèo đói đã giảm nhưng sẽ trở nên khó khăn hơn khi loại bỏ những nghèo đói còn lại bởi vì người nghèo còn lại sẽ bị phân tán mà chủ yếu mức nghèo đói nghiêm trọng lại tập trung ở... cuộc chiến chống nghèo đói trong ngắn hạn Một bài học khác từ Trung Quốc đó là chính sách kinh tế vĩ mô ổn định Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy tránh những cú sốc về lạm phát sẽ giúp quá trình xóa đói giảm nghèo diễn ra tốt hơn Lạm phát cao đồng nghĩa với tỷ lệ nghèo cao hơn Sự quan trọng của ổn định kinh tế vĩ mô tới giảm nghèo đói còn có thể thấy tại những nước khác như Braxin, Ấn Đ , Hợp nhất thị... mô hình giảm nghèo ở các vùng đặc th , mô hình giảm nghèo gắn với an sinh- quốc phòng và mô hình liên kết với các doanh nghiệp được xây dựng có hiệu quả và nhân rộng Với sự nỗ lực chung của cả nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn th , địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh vượt mức kế hoạch đề ra, đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 1 4,8 7% giảm 6,2 3% so với cuối năm 200 5, trong đó: ... Chính phủ Trung Quốc Trước tình hình phức tạp hiện nay trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu và học hỏi thành công xóa đói giảm nghèo của các nước trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo. .. lực của họ Đấu tranh chống nghèo đói là ưu tiên số 1 đối với Việt Nam Theo số liệu ước tính gần đây nhất theo tiêu chuẩn quốc gia tỷ lệ nghèo là 1 4,3 %, theo tiêu chuẩn quốc tế là 3 7,1 % nam giới, phụ nữ và trẻ em hiện sống dưới mức nghèo kh , và phần lớn trong số họ sống ở các vùng nông thôn Gần 30 triệu người chi 66% tổng số tiền của họ vào bữa ăn hằng ngày, và 14% tổng số trẻ em ở Việt Nam bị suy dinh... trình xoá đói giảm nghèo, song có 8 dự án nhằm hỗ trợ riêng cho những địa phương nghèo nhất của Việt Nam, phần lớn là ở vùng núi hay vùng đồng bào các dân tộc ít người Những dự án này được coi là mô hình để áp dụng trong Chương trình Xoá đói giảm nghèo quốc gia và Chương trình hỗ trợ 1.715 xã nghèo của Chính phủ Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói không chỉ cần có các số liệu thống kê và các . đề xóa đói, giảm nghèo ”. Bài tiểu luận này sẽ phân tích tình hình xóa đói giảm nghèo tại Trung Quốc- một quốc gia thành công trong vấn đề này và tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó rút ra. của xã hội, kinh tế , các chính sách và chiến lược xóa đói giảm nghèo, những thành quả xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc có thể thấy rõ qua 4 giai đoạn: 1978-198 5, 1985-199 3, 1994-200 0, 2001-2011. 1 Thành qủa xóa đói giảm nghèo ở Trung Quốc. Xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc. Nhờ những cố gắng tích cực của