Đó là một thách thức lớn cho sự phát triển của toàn thế giới Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 70% dân cư sống ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động làm nô
Trang 1LUẬN VĂN
nghèo tại Xã Hòa Sơn, Huyện Krông
Bông, tỉnh Đăk Lăk
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm …
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN 2 3
CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản 3
2.1.1 Khái niệm về đói, nghèo 3
2.1.2 Chuẩn nghèo đói được xác định dựa vào các căn cứ sau 4
2.3 Phương pháp nghiên cứu 4
2.3.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu 4
2.3.2 Phương pháp chọn hộ điều tra 5
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 5
2.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 5
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 5
2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 5
PHẦN 3 7
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
3.1 Đặc điểm địa bàn 7
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 7
3.1.1.1 Vị trí địa lý 7
3.1.1.2 Điều kiện khí hậu 7
3.1.1.3 Địa hình 8
3.1.2 Các nguồn tài nguyên 8
3.1.2.1 Nguồn nước, thuỷ văn 8
3.1.2.2 Tài nguyên đất 8
3.1.2.3 Tài nguyên rừng 9
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 9
3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo 9
3.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn 10
3.1.3.3 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 11
3.1.3.4 Cơ sở hạ tầng 14
3.2 Kết quả nghiên cứu 14
3.2.1 Thực trạng hộ nghèo tại xã 15
3.2.1.1 Thực trạng hộ nghèo theo thành phần dân tộc 15
3.2.2 Các điều kiện căn bản của hộ nghèo 18
3.2.2.1 Nguồn lực sản xuất 18
3.2.2.2 Tình hình về nhân khẩu và lao động 19
3.2.2.3 Phương tiện sinh hoạt của nông hộ 20
3.2.3 Nguyên nhân dẫn đến nghèo, đói 21
Trang 43.2.3.2 Diện tích đất nông nghiệp bình quân của hộ 22
3.2.3.3 Hệ số sử dụng đất canh tác của nông hộ 23
3.2.3.4 Năng suất cây trồng 24
3.2.3.5 Tình hình vay vốn 25
3.2.3.6 Mức tích lũy của nông hộ 26
3.3 Công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hòa Sơn 28
3.3.1 Tình hình thực hiện 28
3.3.2 Những thành kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo 28
3.3.3 Những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa bàn xã 33
3.3.4 Giải pháp xóa đói giảm nghèo 34
PHẦN 4 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
4.1 Kết luận 36
4.2 Kiến nghị 37
Trang 5PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất toàn cầu luôn tồn tại trong xã hội Nghèođói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, giải quyết vấn đề nghèo đói là động lực đểphát triển kinh tế - xã hội Ngay cả những nước phát triển cao cũng có tình trạng nghèođói Theo ngân hàng thế giới đến năm 2011vẫn còn 1.1 tỷ người nghèo, đói chiếm 21%dân số thế giới Đó là một thách thức lớn cho sự phát triển của toàn thế giới
Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 70% dân cư sống
ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động làm nông nghiệp là rất lớn Do sự phát triểnchậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xãhội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp
Tình hình nghèo đói ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến và phức tạp đặc biệt khu vựcmiền núi và nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao, có sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn giữathành thị và nông thôn Nghèo đói làm cho trình độ dân trí không thể nâng cao, đờisống xã hội không thể phát triển được
Chính vì vậy trong quá trình xây dựng và đổi mới Đảng và nhà nước ta luôn đặtmục tiêu xóa đói giảm nghèo lên hàng đầu góp phần đem lại hiệu quả thiết thực chongười nghèo, ổn định thu nhập, nâng cao đời sống và tạo mọi điều kiện để đáp ứng đầy
đủ nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mớinhằm hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Xã Hoà Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk là một xã phần đông dân số sốngbằng nghề nông nghiệp, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, điều kiện sản xuất khókhăn nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân Tỷ lệ hộ nghèo còncao nên công tác xóa đói giảm nghèo tại xã luôn là vấn đề cấp thiết và nan giải, từ nhữngkhó khăn và nhu cầu bức thiết của người dân, nhằm tăng cường công tác xóa đói giảm
nghèo và đời sống của người dân trên địa bàn nên tôi chọn đề tài “Đánh giá tình hình
Trang 6xóa đói giảm nghèo tại Xã Hoà Sơn, Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk” để nghiên
cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo tại địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông,tỉnh ĐăkLăk
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
- Đưa ra một số đề xuất góp phần tăng cường hiệu quả của công tác xóa đói giảmnghèo, nâng cao đời sống của hộ nghèo xã
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tình hình:Sản xuất, tiêu dùng, vấn đề nghèo đói của các
hộ nông dân tại bốn Thôn, Buôn trên địa bàn xã Hòa Sơn, Huyện Krông Bông, TỉnhĐăk Lăk
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thông tin sử dụng trong đề tài được thu thập trong phạm vi xã HoàSơn, Huyện Krông Bông ,Tỉnh Đăk Lăk
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 16/10/2011 đến 16/11/2011
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu
+ Tình hình nghèo đói ở xã Hoà Sơn, Huyện Krông Bông ,Tỉnh Đăk Lăk
+ Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
+ Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hoà Sơn, huyện Krông Bông, tỉnhĐăk Lăk giai đoạn 2008-2010
+ Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo
+ Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm đi đến xoá đói giảm nghèo
Trang 7PHẦN 2 CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản
2.1.1 Khái niệm về đói, nghèo
Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng nghèo đói của từng quốc gia hay từngvùng, từng nhóm dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất
để xác định đói nghèo vẫn là mức thu nhập hay mức chi tiêu để thỏa mãn những nhucầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xãhội
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn nhữngnhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sốngcủa cộng đồng xét trên mọi phương diện
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quyđịnh của sự nghèo Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từngđịa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể củatừng địa phương hay từng quốc gia
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đưa ra:
+ Nghèo tuyệt đối là việc không thõa mãn nhu cầu tối thiểu để nhằm duy trìcuộc sống của con người
+ Nghèo tương đối là tình trạng không đạt tới mức sống tối thiểu tại một thờiđiểm nào đó
Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối
thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó
là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếukhả năng trả nợ
Trang 8Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoảmãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sốngtrung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo
* Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã
- Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinhhoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao
* Khái niệm vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kềnhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuậnlợi
2.1.2 Chuẩn nghèo đói được xác định dựa vào các căn cứ sau
Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộcận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày1/1/2011
Trang 92.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu
Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trong bốn Thôn, Buôn trêntổng số 15 Thôn, Buôn tại xã Những thôn được điều tra là: Thôn 1, 8, 10 và Buôn Ya.Đây là những thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã, trong đó có hai thôn phát triển nhất làThôn 1 và Thôn 8, Thôn 10 được xếp là thôn trung bình của xã, Buôn Ya là buôn chậmphát triển nhất của xã (theo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo chính thức của xã Hòasơn năm 2010, chuẩn nghèo 2011-2015)
2.3.2 Phương pháp chọn hộ điều tra
Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, lấy 135 hộ trong bốn Thôn, Buôn tại xãHòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk Hộ nào cũng có thể được điều tra Việclựa chọn hộ điều tra bằng cách đi điều tra từng hộ trong thôn, hộ nào có người ở nhà thìtiến hành điều tra hộ đó Đây là hình thức thu thập số liệu một cách ngẫu nhiên các hộtrong thôn có xác suất chọn mẫu như nhau
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
+ Lấy thông tin qua sách báo, internet và các tài liệu liên quan
+ Thông qua việc nghe báo cáo cũa xã, thôn và các tài liệu xã cung cấp
- Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân Bằngcách phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đi xuống thực địa tiếp xúc với các
hộ, quan sát thực tế cuộc sống, ghi chép lại các hoạt động lao động sản xuất của cácnông hộ
2.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân
để mô tả sự biến động của các hiện tượng như đất đai, dân số, năng suất, sản lượng câytrồng, thu nhập và chi tiêu của các hộ điều tra
- Phương pháp thống kê so sánh và mô tả: Dùng để so sánh các chỉ tiêu như dân
số, lao động, đất đai, thu nhập, chi tiêu giữa các nhóm hộ
Trang 102.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ
+ Bình quân diện tích đất đai/hộ
+ Bình quân diện tích đất đai/khẩu
+ Trang bị tư liệu sản xuất/hộ
+ Bình quân số vốn/hộ được vay
+ Hiệu suất thu nhập thuần/tổng chi/hộ
Chỉ tiêu phản ánh kinh tế của hộ
+ Tổng thu = Thu từ sản xuất nông nghiệp + thu khác
+ Chi phí = Chi phí sản xuất + chi khác
+ Bình quân thu nhập đầu người(Triệu đồng/khẩu/tháng) = Tổng thu/(số khẩu*12)+ Bình quân chi tiêu đầu người(Triệu đồng/khẩu/tháng) = Tổng chi/(số khẩu*12)
Chỉ tiêu về đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo
+ Tỷ lệ hộ nghèo = tổng số hộ nghèo/tổng số hộ
+ Tỷ lệ hộ thoát nghèo = số hộ thoát nghèo/tổng số hộ nghèo
+ Tỷ lệ hộ tái nghèo = số hộ tái nghèo/tổng số hộ thoát nghèo
Trang 11PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Phía Đông: giáp thị trấn Krông Kmar
- Phía Tây: giáp xã Ea Trul
- Phía Nam: giáp dãy núi Cư Yang Sin
- Phía Bắc: giáp xã Khuê Ngọc Điền, Xã Hòa Tân
Tổng diện tích toàn xã là 5.369 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2010)
3.1.1.2 Điều kiện khí hậu
Xã Hòa Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do sự nâng lên của địahình ở độ cao trung bình từ 245 - 260 mét (so với mặt nước biển) nên có đặc điểm rấtđặc trưng của chế khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên Về đặc điểm khí hậu thuỷ vănkhu vực này có một số khác biệt so với khu vực khác như sau:
* Nhiệt độ:
-Nhiệt độ trung bình trong năm 25,70 C
-Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 28,70 C
-Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 22,30 C
Trang 12-Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,50 C
-Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 12,60 C
* Độ ẩm:
Độ ẩm không khí tương đối ở xã Hòa Sơn nói riêng, vùng cao nguyên nói chungbình quân năm khoảng 81% Độ ẩm tương đối trung bình có giá trị số lớn nhất vàotháng 9 khoảng ( 92%) và thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4 khoảng (70% - 79%) biếntrình ẩm của không khí phù hợp với biến trình mưa ở đây và ngược lại với biến trìnhcủa nhiệt độ trung bình năm độ ẩm thấp nhất 25% tháng mùa khô và dưới 41% trongcác tháng mùa mưa
3.1.1.3 Địa hình
Xã có địa hình bị chia cắt thành hai vùng tương đối rõ rệt, phía Nam là vùng núicao, phía Bắc là vùng trũng tương đối thấp, độ cao trung bình 650-690m Đất đai khábằng phẳng ở khu vực trung tâm, Phía Đông Nam của Xã là dãy núi Chư Yang Sinchiếm 51,54 % diện tích tự nhiên Khu vực có địa hình thấp hơi có lượn sóng, phân bổ
ở phía Tây Bắc Độ cao trung bình 450 - 470m, chiếm 48,46% diện tích tự nhiên Nhìnchung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp Rất thích hợpcho các loại cây Lúa và công nghiệp dài ngày phát triển: cây điều, cà phê v.v
3.1.2 Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1 Nguồn nước, thuỷ văn
Hệ thống sông suối, chảy trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều, mật độsông suối là 0,35-0,55 km/km² Có sông chính (sông Krông Ana) là ranh giới tự nhiênphía Bắc giữa Hòa Sơn và xã Hòa Tân, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc Lưulượng nước của các suối đều chịu ảnh hưởng theo mùa
- Mùa mưa: 450 - 500 m³/s, nước lớn, dâng nhanh, dòng chảy mạnh
- Mùa khô: 2,7 m³/s, lưu lượng rút nhanh, lượng nước giảm đáng kể, một số cácsuối nhỏ hầu như cạn kiệt nước
3.1.2.2 Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã có những nhóm đất chính với diện tích và tỷ lệ từng loại đất nhưsau:
Trang 13* Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên toàn
xã, phân bổ tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía Bắc của xã Đất đượcbồi đắp hàng năm do bị ngập lụt nên khá phì nhiêu Hiện nay đất phù sa đang được sửdụng vào trồng lúa hai vụ và hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày
* Nhóm đất xám rẫy: Diện tích 1.215,5 ha, chiếm tỷ lệ 22,56% Phân bố ở khuvực phía Đông Bắc của Xã Hiện nay đang được khai thác để trồng cà phê, tiêu, điều,sắn
* Nhóm Đất đỏ vàng trên đất phiến sét: chiếm 14,17%, phân bố ở khu vực phíaTây của xã
* Nhóm đất vàng nhạt trên đá granit (Fa,Ha) chiếm 18,52%, phân bổ tập trung ởkhu vực giữa xã và phía Đông Đất có tầng dày nhỏ hơn 30cm, thành phần cơ giới từthịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn
* Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bổ dưới cáckhe suối hợp thủy Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt,tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,46%
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo
Theo báo cáo UBND xã Hòa Sơn toàn xã có 15 thôn, buôn với 2.044 hộ với 9.867khẩu Trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 243 hộ với 1.255 khẩu chiếm 12,7% dân sốtoàn xã
Khi đó, tổng số hộ nghèo tại xã Hòa Sơn: 344 hộ - 1.499 khẩu, chiếm 17.28 %,trong năm đã có 160 hộ nghèo và cận nghèo với sự tín chấp của các đoàn thể, được
Trang 14ngân hàng chính sách cho vay tổng số tiền là 750 triệu đồng, góp phần cải thiện vốnđầu tư sản xuất cho nhân dân.
Công tác phúc tra hộ nghèo năm 2010, kết quả tại xã: 625 hộ, 2828 khẩu chiếm tỷ
lệ 30.74%, hộ cận nghèo 271 hộ, 1393 khẩu
Với 11 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn và có bốn tôn giáo chính gồm có:Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao Đài Theo thống kê mới nhất tổng số hộ cótheo tôn giáo trên địa bàn là 119 hộ chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số hộ, và số khẩu tương ứng
là 494 khẩu chiếm tỷ lệ 5% tổng số khẩu
Bảng 3.1 Tình hình dân số trên địa bàn xã
Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu số hộ Số khẩu
14 Thôn Quảng Đông Chưa thành lập 109 573 115 550
(Nguồn: Báo cáo UBND xã)
Trang 153.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn
Căn cứ vào kết quả điều tra trên địa bàn xã cũng như kế hoạch sử dụng đất đến
2010, tình hình phân bổ và sử dụng đất như sau:
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.581,69 ha chiếm 85,04% tổng diện tích tựnhiên Đất phi nông nghiệp là 303,02 ha chiếm 5,62%, đất chưa sử dụng là 503,29 chiếm9,34%
Bảng 3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn xã
(Nguồn: Báo cáo UBND xã)
3.1.3.3 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng xã Hòa Sơn biết vậndụng những lợi thế sẵn có của xã đã đưa tốc độ phát triển kinh tế liên tục được giatăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững.Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của các cấp và sự nỗ lực của nhân dân địa phương, cán bộ
và nhân dân trong xã đã thu được một số kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhưsau:
Trang 16Nông lâm nghiệp: Với diện tích đất canh tác là 2.179,02 ha, ngành nghề chủ yếucủa bà con trong xã là sản xuất nông nghiệp trồng cây nông sản như, lúa nước, ngô, càphê, tiêu, điều…Trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuấtnông nghiệp của xã.
Bảng 3.3 Giá trị các ngành sản xuất
Đơn vị: 1.000.000.000đ
(Nguồn: Báo cáo UBND xã năm 2010)
Ta thấy ngành Nông lâm nghiệp có giá trị sản xuất khá lớn trong tổng giá trị sản xuấtcủa xã 58.08 tỷ đồng chiếm 65.36%; Ngành thương mại dịch vụ 20.06 tỷ đồng chiếm22.57%; Tiểu thủ công nghiệp 10.72 tỷ đồng chiếm 12.06% Nông lâm nghiệp vẫn làngành cho giá trị sản xuất nhiều nhất chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tiểu thủ côngnghiệp chưa được phát triển, tỷ trọng của ngành chiếm tỷ lệ rất thấp Trồng trọt cho đếnnay vẫn là ngành sản xuất chính trong nền kinh tế của xã
Cây hàng năm: Có thể nói nhóm cây này là thế mạnh của địa phương, luôn chiếm
tỷ lệ cao trong tổng diện tích gieo trồng (>60%)
Cây lúa: Trên địa bàn xã phần diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là cây lúa nước,chủ yếu là lúa vụ Mùa còn vụ Đông Xuân là không đáng kể (cả về mặt diện tích và sảnlượng)
Cây ngô: Là yếu tố cơ bản trong việc tăng sản lượng lương thực hàng năm của xã.Hầu hết diện tích là ngô lai được đầu tư phát triển cả hai vụ hoặc một vụ trồng ngô,một vụ trồng đậu
Các loại cây như khoai, đậu xanh và rau xanh trong cơ cấu cây trồng của nhómcây hàng năm thì năm 2009 khoai tăng 25%, đậu xanh tăng 7,14% và rau xanh là12,94% Năm 2008 khoai giảm 20%, đậu xanh 12,5%, rau xanh 10.53% Các loại câynhư lúa, sắn diện tích không thay đổi qua ba năm
Trang 17Cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, mía, diện tích trồng cỏ: Trong năm 2008 cótăng lên nhưng sang năm 2009 đã giảm xuống Do đất trồng màu đã bị thu hẹp dần,chuyển mục đích sử dụng đất, quan trọng hơn là các loại cây trồng này không mang lạihiệu quả kinh tế cao bằng các nhóm cây khác do đất đai ít phù hợp cho việc trồng màu.Cây lâu năm: Nhìn chung cây cà phê có tăng lên trong năm 2008, 2009 khoảng54%, cây điều đã giảm diện tích xuống để chuyển đổi mục đích sử dụng năm 2009giảm 55,59%.
Bảng 3.4 Cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã
ĐVT: ha
2007
Năm2008
Năm2009
2008/2007 2009/2008
Trang 18nhiên, phần lớn các tuyến giao thông trong khu dân cư, giao thông nội đồng là đườngđất hẹp, gặp khó khăn cho việc đi lại vận chuyển nông sản, hàng hóa nhất là vào mùamưa.
Hệ thống thủy lợi: Năm 2009 Xã Hòa Sơn đã được nhà nước đầu tư đang thicông bê tông hóa tuyến kênh N1, đã góp phần rất lớn giúp người dân trên địa bàn XãHòa Sơn nói riêng và cả Huyện Krông Bông nói chung cung cấp được lượng nước chođồng ruộng vào mùa khô và thoát nước nhanh chóng khi mùa lũ tràn về
Theo Báo cáo tổng kết UBND Xã Hòa Sơn năm 2008, diện tích được tưới theo kếhoạch năm 2008 là 2.166 ha, đến năm 2009 diện tích được tưới 2.170ha
3.2 Kết quả nghiên cứu
Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo ápdụng cho giai đoạn 2011-2015 Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.Thông qua điều tra 135 hộ tại bốn Thôn, Buôn ta có số liệu sau:
Bảng 3.5 Phân loại hộ
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Trong cơ cấu 135 hộ được điều tra có 95 hộ khá chiếm 70,37%, hộ cận nghèo 8
hộ chiếm 5.93%, hộ nghèo 32 hộ chiếm 23.7% Như vậy ta thấy tỷ lệ hộ nghèo trong
xã vẫn chiếm tỷ lệ khá cao Đặc biệt số liệu điều tra trong bốn Thôn, Buôn thì Buôn Ya
có tỷ lệ hộ nghèo là cao nhất
3.2.1 Thực trạng hộ nghèo tại xã
3.2.1.1 Thực trạng hộ nghèo theo thành phần dân tộc
Hòa Sơn là một xã thuần nông, cuộc sống của đại đa số các hộ nông dân còn gặpnhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống chủyếu dựa vào nông nghiệp là chính, đất đai bạc màu điều kiện thời tiết không thuận lợi,giá cả nông sản thì không ổn định Tất cả những khó khăn đó thì đều đổ trên vai người
Trang 19nông dân, làm cho cuộc sống của họ càng thêm khó khăn hơn Tình hình nghèo đói của
xã trong ba năm 2008 – 2010 thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6 Tỷ lệ hộ nghèo theo thành phần dân tộc
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã)
Số liệu năm 2008 và 2009 được điều tra căn cứ vào quy định của bộ lao độngthương binh và xã hội quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 Tỷ lệ hộ nghèotrong xã qua các năm được thể hiện rõ, đối với người kinh thuộc diện hộ nghèo trongnăm 2008 là 312 chiếm 81.68% sang năm 2009 giảm xuống còn 275 hộ chiếm 79.94%,năm 2010 số hộ nghèo tăng lên 506 hộ chiếm 80,96% Như vậy về số tương đối thìmức độ dao động không đáng kể nhưng về số tuyệt đối năm 2010 hộ nghèo tăng lênqúa nhanh làm cho tỷ lệ hộ nghèo trong xã tăng lên đáng kể, Dân tộc thiểu số tại chỗqua các năm số hộ nghèo có xu hướng tăng lên cụ thể: năm 2008 là 31 hộ, năm 2009 là
33 hộ, năm 2010 là 65 hộ Mức tăng tương ứng của số tương đối là: 8.12%; 9.59%;10.4% Đối với dân tộc thiểu số có sự biến động nhiều hơn năm 2008 là 39 hộ chiếm10.21% sang năm 2009 giảm còn 36 hộ tỷ lệ 10,47%, năm 2010 là 54 hộ chiếm 8.64%
Từ đó ta thấy áp dụng chuẩn nghèo mới số hộ nghèo trong xã tăng lên mạnh cụthể số hộ nghèo diễn biến qua các năm như sau: năm 2008 là 20.03% năm 2009 là17.28% năm 2010 là 30.74% có sự biến động mạnh giữa các năm, năm 2009 so vớinăm 2008 đã giảm 2.75% đó là sự cố gắn nổ lực không những của riêng người dân mà
cả các cấp chính quyền trong xã Sang năm 2010 lại tăng lên 13.46% không giảm đi mà
Trang 20nghèo mới ban hành cao hơn mức củ làm cho tỷ lệ hộ nghèo tăng lên Như vậy chuẩnnghèo mới của chính phủ ban hành làm cho số hộ nghèo tăng lên vô hình chung đã làmcho các hộ trước đây không thuộc diện hộ nghèo rơi vào hộ nghèo hay các hộ đã thoátnghèo lại rơi vào cảnh nghèo.
3.2.1.2 Thực trạng hộ nghèo theo địa bàn
Tỷ lệ hộ nghèo trong xã phân theo địa bàn qua các năm 2009 và 2010
Bảng 3.7 Tỉ lệ hộ nghèo theo các Thôn, Buôn
STT Thôn, Buôn
Tỉ lệ hộ nghèo
2009 (%)
Tỉ lệ hộ nghèo2010(%)
Trang 21(Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã )
Ta thấy tỷ lệ hộ nghèo trong xã năm 2009 là khá thấp so với năm 2010 Cụ thểtoàn xã năm 2009 là 17.28% sang năm 2010 tăng lên 30.74% Nhìn chung tỷ lệ hộnghèo giữa các thôn năm 2009 là khá thấp, cao nhất là thôn Hòa Xuân (29.3%) vàBuôn Ya (25.9%) Năm 2010 thì tỷ lệ này tăng đột biến có nhiều thôn cao trên 50% cụthể là thôn Tân Sơn (60.46%), Buôn Ya (52.3%) Từ đó cần phải xem xét tại sao tỷ lệ
hộ nghèo không giảm đi mà lại tăng lên nhiều như vậy Nguyên nhân trong năm trướcnăm 2009 tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo trong các thôn này là khá cao khi chỉ tiêu hộnghèo được chính phủ nâng lên vào năm 2011 thì các hộ này lại rơi vào diện nghèo,một số hộ tái nghèo và nghèo mới
3.2.2 Các điều kiện căn bản của hộ nghèo
3.2.2.1 Nguồn lực sản xuất
Phương tiện sản suất đó là một yếu tố rất quan trọng đối với nông hộ Trang bịphương tiện tốt thì sản xuất mới tốt được, có phương tiện sản xuất có thể tự phục vụcho gia đình không cần phải thuê, mướn từ đó làm giảm chi phí sản xuất cho nông hộ
Hệ số cơ giới hóa cao thì năng suất sản xuất càng cao tiết kiệm được thời gian, phục vụcho những công việc khác làm tăng thu nhập cho gia đình Xã hội ngày càng phát triểnđòi hỏi con người cũng phải phát triển cùng tốc độ nếu không sẽ bị tụt hậu và yếu kém.Qua điều tra 135 hộ cho kết quả phương tiện sản xuất như sau:
Bảng 3.8 Phương tiện sản xuất của các nông hộ