1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu và thi công mô hình giảng dạy hê thống khởi động dùng smartkey trên xe kia morning 201

153 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu và thi công mô hình giảng dạy hệ thống khởi động dùng smartkey trên xe Kia Morning 2016
Tác giả Huỳnh Phúc Đạt, Nguyễn Quốc Huy
Người hướng dẫn ThS. Trần Hữu Quy
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 11,06 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (19)
    • 1.1 Cơ sở khoa học (19)
    • 1.2 Lý do chọn đề tài (19)
    • 1.3 Mục tiêu (20)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (20)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (21)
    • 1.7 Phạm vi ứng dụng của đề tài (21)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (22)
    • 2.1 Giới thiệu hệ thống khởi động dùng Smartkey trên ô tô (22)
    • 2.2 Chức năng của hệ thống (24)
    • 2.3 Các bộ phận chính của hệ thống Smartkey (26)
    • 2.4 Phương thức giao tiếp của hệ thống (32)
    • 2.5 Các phiên bản của hệ thống Smart Key (35)
    • 2.6 Giới thiệu Kia Morning 2016 (36)
    • 2.7 Một số nội dung kiểm tra chẩn đoán (55)
    • 2.8 Sơ đồ mạch điện của hệ thống (68)
  • Chương 3: THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH (71)
    • 3.1 Lựa chọn vật tư (71)
    • 3.2 Thiết kế, bố trí mô hình (71)
    • 3.3 Thiết kế Pan tạo lỗi (73)
  • Chương 4: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH (78)
    • 4.1 Hướng dẫn sử dụng mô hình (78)
    • 4.2 Một số hư hỏng và lỗi thường gặp trên mô hình (84)
    • 4.3 Sử dụng máy chẩn đoán G-SCAN 3 cho mô hình (86)
  • Chương 5: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH (90)
    • 5.1 Hướng dẫn thực hành trên mô hình (dành cho giáo viên) (90)
    • 5.2 Phiếu thực hành (Dành cho sinh viên) (116)
  • Chương 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (150)
    • 6.1 Đánh giá (150)
    • 6.2 Kết luận (150)
    • 6.3 Định hướng phát triển (151)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (152)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ NGHIÊN CỨU VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH GIẢNG DẠY HỆ THỐNG KHỞ

TỔNG QUAN

Cơ sở khoa học

Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ thì việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến lên ô tô ngày càng nhiều và không ngừng cải tiến, đổi mới. Những chiếc ô tô hiện đại hiện nay khá phức tạp, mọi hệ thống đều được tối ưu với những hệ thống điều khiển bằng điện tử Ở Việt Nam, số lượng ô tô hiện đại ngày nay không ngừng tăng lên đòi hỏi phải có một lực lượng kỹ sư luôn tìm tòi nghiên cứu, liên tục cập nhật những kiến thức mới về công nghệ trên ô tô Các công nghệ điện tử thông minh đang còn khá là mới mẻ đối với các bạn sinh viên Bên cạnh những kiến thức về lý thuyết, sinh viên còn cần được trang bị những kỹ năng thực hành để có thể cập nhật được những kiến thức mới nhất về ngành công nghệ ô tô.

Khoa Cơ Khí Động Lực thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, có bề dày về truyền thống và đã khẳng định được thương hiệu, vị thế cao trong các trường đại học Là một trong những khoa đầu ngành về đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trong hệ thống các trường kỹ thuật cả nước.

Hiện nay, mặc dù khoa đã chú trọng vào công tác đầu tư các trang thiết bị, mô hình dạy học mang tính thực tiễn và thẩm mỹ cao nhưng số lượng mô hình dạy học dành cho bộ môn Điện ô tô còn ít và chưa được đa dạng Đa phần là các mô hình hệ thống điện nhỏ và rời rạc, chưa có sự liên kết với nhau Bên cạnh đó, hầu hết các mô hình là mô phỏng cho các hệ thống điện trên xe Toyota, Honda, chưa được đa dạng về chủng loại.

Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cuộc sống hàng ngày trở nên thuận tiện và hiện đại hơn Trong bối cảnh này sự tích hợp của các giải pháp thông minh không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian mà còn mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất. Điều đó kéo theo nhiều công nghệ ô tô luôn không ngừng đổi mới và cải tiến cùng với những chức năng tiên tiến nhằm đáp nhu cầu của con người Sự kết hợp giữa công nghệ về linh kiện điện tử và ô tô không chỉ mang lại những tiện ích mới mẻ mà còn tạo nên nhiều thách thức và cơ hội tiềm năng trong tương lai Đồ án này nghiên cứu và thực hiện mô hình khởi động dùng Smartkey - một ứng dụng đặc biệt thiết kế để nâng cao tính an toàn và tiện ích việc quản lý khóa cửa và khóa xe.

Hệ thống Smartkey không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao an toàn và thuận tiện khi sử dụng ô tô, mà còn mở ra nhiều khả năng tương tác thông minh.Với sự kết hợp giữa công nghệ RFID và ứng dụng thông minh, Smartkey không chỉ giúp người dùng mở khóa một cách nhanh chóng mà còn tạo ra môi trường an toàn hơn thông qua các tính năng như theo dõi lịch sử mở khóa, quản lý quyền truy cập và cảnh báo an ninh Việc nghiên cứu về Smartkey sẽ giúp chúng em hiểu rõ hơn về cách công nghệ này đóng vai trò trong việc bảo vệ và quản lý phương tiện giao thông.

Mục tiêu

Với những kiến thức liên quan về hệ thống điện trên ô tô mà chúng em đã được học tập và tiếp thu tại trường Chúng em áp dụng những kiến thức đó để tìm hiểu nghiên cứu về những vấn đề sau đây:

Xây dựng mô hình hệ thống khởi động dùng Smartkey.

Trình bày được cơ sở lý thuyết của hệ thống Smartkey trên ô tô.

Thực hiện bản vẽ kỹ thuật 2D, 3D khi xây dựng mô hình.

Phân tích một số hư hỏng và nguyên nhân thường gặp trên hệ thống khởi động dùngSmartkey.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về hệ thống Smartkey của xe Kia Morning 2016.

- Lên ý tưởng, thiết kế cơ khí, chọn lựa các hệ thống phù hợp để đưa vào mô hình.

- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kiểm tra hư hỏng.

- Lắp đặt các thiết bị và làm hệ thống hoạt động.

- Biên soạn, thuyết minh hợp lý, khoa học về cơ sở lý thuyết, nguyên lý hoạt động của mô hình.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về quá trình phát triển của hệ thống Smartkey của các hãng trên thị trường và của riêng xe Kia Morning 2016 Nghiên cứu về phần cứng, phần mềm, các giao thức giao tiếp.

Về bảo mật và an toàn sẽ nghiên cứu về các biện pháp bảo mật được tích hợp để đảm bảo rằng Smartkey không bị tấn công hay lạm dụng.

Nghiên cứu đánh giá xem chi phí triển khai hệ thống Smartkey so với lợi ích của hệ thống mang lại. Đối với xây dựng mô hình thực nghiệm, do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi chỉ có thể xây dựng mô hình với những chức năng cơ bản trên hệ thống.

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên kiến thức đã học, tham khảo nhiều nguồn tài liệu liên quan đến đề tài để làm cơ sở thực hiện thi công mô hình.

Nhóm chúng em áp dụng 2 phương pháp chính vào nghiên cứu là:

- Phương pháp tổng quan: Tìm hiểu, tổng hợp tài liệu về hệ thống Smartkey tự động làm cơ sở để thực hiện mô hình

- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra các thiết bị, thiết kế và thi công mô hình.

Phạm vi ứng dụng của đề tài

Mô hình được sử dụng trong việc dạy và học Sinh viên các lớp thực tập có thể cho mô hình hoạt động, kết hợp với hướng dẫn của giảng viên có thể hiểu rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động dùng Smartkey.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Giới thiệu hệ thống khởi động dùng Smartkey trên ô tô

Hình 2.1 Hệ thống Smartkey được hầu hết các phương tiện sử dụng

Hệ thống chìa khóa thông minh Smartkey là hệ thống cho phép người dùng mở cửa và khởi động trên xe một cách dễ dàng mà không cần sử dụng chìa khóa Hệ thống này được phát triển đầu tiên bởi Siemens AG vào năm 1995 Chìa khóa thông minh được giới thiệu đầu tiên bởi Mercedes-Benz vào năm 1998 trên dòng S-class W220 sang trọng, khi đó Mercedes không gọi là Smartkey mà gọi là “Key-less Go” và tên gọi này vẫn còn sử dụng cho đến tận ngày nay.

Hệ thống Smartkey là một hệ thống cho phép người sử dụng truy cập và điều khiển xe một cách thuận tiện Để đi vào xe mà không cần sử dụng chìa khóa truyền thống hoặc bộ điều khiển từ xa, thay vào đó người dùng mang theo một Smartkey Fob mà không cần bất kỳ hành động chủ ý nào từ người dùng (ví dụ: nhấn nút RKE) Hệ thống Smartkey được kích hoạt bằng cách nhấn một nút bấm trong tay nắm cửa.

Sau khi được kích hoạt, xe gửi một yêu cầu trong một phạm vi Nếu Smartkey Fob nhận được yêu cầu này, nó tự động gửi một phản hồi đến xe Sau đó, hệ thống quyết định liệu có thực hiện một hành động cụ thể (mở khóa, khóa cửa ) hay giữ nguyên tình trạng không hoạt động.

Một số tên gọi khác về hệ thống Smart key đối với từng hãng:

 Hãng Bugatti: Keyless Entry Remote

 Hãng BMW: Comfort Access or Display Key

 Hãng Toyota: Smart Key System

 Hãng Lexus: Smart Access System

 Hãng Mercedes-Benz: Keyless Go intergrated into SmartKeys

 Hãng Cadillac: Adaptive Remote Start & Keyless Access

 Hãng Nissan: Nissan Intelligent Key

 Hãng Porsche: Porsche Entry & Drive System

 Hãng Volkswagen: Keyless Entry & Keyless Start or KESSY

 Hãng Ford: Intelligent Access with push-button start

 Hãng Honda: Smart Entry System

 Hãng Hyundai: Proximity Key and Smart entry key

 Hãng Acura: Keyless Access System

 Hãng Mazda: Advanced Keyless Entry & Start System

 Hãng Aston Martin: Keyless Entry and Push Buttom Start

 Hãng FIAT-Chryler: Keyless Enter-N-Go

 Hãng General Motors: Passive Entry Passive Start (PEPS)

 Hãng Infiniti: Infiniti Intelligent Key with Push-button Ignition

 Hãng Jaguar Cars: Smart Key System

 Hãng Kia Motors: Smart Key System

 Hãng Mitsubishi Motor: FAST Key System

 Hãng Renault: Hands Free Keycard

 Hãng Subaru: Keyless Smart Entry With Push-Button Start

 Hãng Suzuki: Smartpass Keyless Entry & Starting System

 Hãng Volvo: Personal Car Communicator “PCC” and Keyless Drive or KeylessDriver

Chức năng của hệ thống

Hệ thống Smartkey có những đặc điểm như sau:

 Mở khóa cửa thụ động.

 Mở cốp xe thụ động.

 Tối đa hai-ba FOBs được xử lý bởi hệ thống

 Antenna hệ thống chống trộm dự phòng được tích hợp vào SSB dùng cho ở chế độ limp home.

 Giao tiếp với hệ thống quản lý động cơ.

Một số chức năng cơ bản trên hệ thống Smartkey gồm: a Khóa/mở khóa thụ động

Hệ thống cho phép người dùng truy cập (mở khóa/khóa) xe mà không cần thực hiện bất kỳ hành động nào với Smartkey Fob.

Hình 2.2 Chức năng khóa/mở khóa thụ động b Nút khởi động

Hệ thống cho phép chuyển đổi các chế độ năng lượng (OFF, ACC, IGN), cũng như khởi động và dừng động cơ của xe mà không cần thực hiện bất kỳ hành động nào với Smartkey Fob.

Hình 2.3 Nút ấn khởi động của hệ thống khởi động dùng smartkey c Chế độ LIMP HOME

Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp “chế độ LIMP HOME”, cho phép người dùng có thể vận hành tất cả các chức năng của xe bằng cách ấn chìa khóa vào SSB khi chìa khóa

Các bộ phận chính của hệ thống Smartkey

Hình 2.4 Các bộ phận chính của hệ thống smartkey

 Start/Stop button: Nút ấn khởi động.

 ESCL (Electrical Steering Column Lock): Khóa vô lăng.

 Smartkey Module + RF: Hộp smartkey và antenna RF.

 Key FOB: Chìa khóa thông minh.

 Door outside handle + antenna + switch: Tay nắm cửa bên ngoài + antenna + nút ấn.

 Trunk switch: Nút bấm cốp xe.

Hộp Smartkey quản lý tất cả các chức năng liên quan đến “Mở khóa/khóa thụ động”, “Xác thực cho phép khởi động động cơ” Nó đọc các thông tin đầu vào (nút ấn trên tay nắm cửa, nút ấn SSB, công tắc vị trí P) điều khiển đầu ra (antenna bên trong và bên ngoài xe) và giao tiếp thông quan mạng CAN/LIN (tùy thuộc vào xe). Đối với việc giao tiếp với Smartkey Fob, hộp Smartkey tạo ra một yêu cầu dưới dạng tín hiệu mã hóa và biến đổi với tần số 125 kHz tại các đầu ra antenna và nhận phản hồi của Smartkey Fob thông qua bộ thu RF.

Các chức năng chính của hộp Smartkey là:

 Nhận tín hiệu và điều khiển các rơle (ACC, IGN1, IGN2, ST).

 Kích hoạt antenna để tìm SMK FOB.

 Tiếp nhận thông tin/yêu cầu của SMK FOB từ xa.

 Chức năng chống trộm thông quan giao tiếp với ECM.

 Cảnh báo lỗi hệ thống bằng cách phát ra âm thanh và hiện thị trên đồng hồ taplo.

 Điều khiển đèn chỉ thị trên nút bấm SSB.

 Bộ khuếch đại/trình điều khiển antenna LF

 Giao tiếp CAN với BCM.

 Giao tiếp LIN với các đơn vị khác (tùy thuộc vào nền tảng).

 Cho phép thực hiện chế độ LIMP HOME.

Hình 2.5 Nút ấn SSB của hệ thống smartkey Đây là một module đơn giản trong hệ thống SMK Là công tắc nút nhấn bao gồm một module chạy limp home, cuộn antenna và đèn hiển thị trạng thái.

Những phần phụ khác cũng được tích hợp ở đây như đèn trang trí “Engine start/stop”, đèn báo tình trạng “ACC”, “ON”.

Nút ấn START/STOP được hoạt động như sau:

 Đạp phanh & nhấn nút: Nút bật, động cơ khởi động.

 Không đạp phanh mà chỉ nhấn nút: Nút bật, động cơ không khởi động, chỉ hệ thống điện trên xe được khởi động.

 Chuyển cần số về P & nhấn nút: Nút tắt, động cơ tắt, hệ thống điện tắt, vô lăng khoá.

 Cần số không về P & nhấn nút: Hệ thống điện còn hoạt động, động cơ tắt. Điều kiện ON/OFF của đèn chỉ báo của SSB:

Bảng 2.1 Bảng các chức năng hiển thị của nút ấn SSB

Ignition conditions Start Button LED status

IG ON LED màu hổ phách ON

IG ON (Engine OFF) LED màu xanh ON

Cranking (khởi động) Duy trì tình trạng LED trước khi khởi động

Engine running (động cơ chạy) LED OFF Điều kiện để dừng động cơ khi xe đang chạy

 Ấn nút ấn nhiều hơn 2 giây.

2.3.3 Tay nắm cửa bên ngoài (Door outside handle)

Hình 2.6 Tay nắm cửa bên ngoài của xe ô tô

Tay nắm cửa trước của 2 cửa (cửa tài xế/cửa hành khách) được trang bị antenna phát LF để phát ra tín hiệu 125 kHz Tay nắm cửa trước cũng được trang bị nút bấm.

Nút ấn trên tay nắm cửa đóng vai trò là nút kích hoạt để cho biết ý định mở khóa hoặc khóa xe của người dùng.

2.3.4 Chìa khóa thông minh (KEY FOB)

Hình 2.7 Chìa khóa thông minh của hệ thống smartkey

Khóa thông minh là một thiết bị điều khiển từ xa, một hình hộp chữ nhật màu đen nhỏ có các nút khóa, mở khóa và nút mở cốp xe Chủ xe có khoá thông minh đã được đăng ký ID sẽ có thể vào và khởi động xe mà không cần chìa khóa cơ khí truyền thống.

Một chìa khóa phát ra dãy mã của nó, được cài đặt trong bộ nhớ của nó bởi nhà sản xuất Tín hiệu khác là mã Vehicle ID, được lấy từ xe hơi và được cài vào chìa khóa thông minh trong quá trình đăng ký.

Hệ thống hỗ trợ tối đa 2 Fob.

Các chức năng chính của Smartkey Fob là:

 Chức năng thụ động: nhận tín hiệu LF (dùng cho việc định vị và nhận dạng chìa) và gửi phản hồi RF tự động (dùng cho việc gửi yêu cầu mở/khóa cửa từ xa).

 Chức năng RKE cổ điển bằng hành động lên tới 3 nút ấn (mở cửa, khóa cửa, mở cửa hành lý hoặc các chức năng khác tùy thuộc vào thiết kế của hệ thống RKE cụ thể)

 Chức năng transponder trong trường hợp hết pin hoặc nhiễu tín hiệu liên lạc để khởi động xe.

 Đèn LED phản hồi hoạt động và giám sát pin.

Hình 2.8 Antenna LF được sử dùng để tìm kiếm chìa khóa thông minh

Antenna chỉ đơn thuần là thiết bị dùng để phát hiện chìa khóa Smartkey nếu chìa khóa nằm trong vùng phủ sóng của nó Việc định vị và nhận dạng chìa khóa là do hộp SMK thực hiện Antenna chỉ có hai dây điện kết nối với hộp SMK.

Antenna trong và ngoài xe được sử dụng để biến đổi dòng điện do bộ điều khiển Antenna SMK ECU điều khiển thành từ trường 125 kHz, là vật mang bộ thu phát tín hiệu cho Smartkey.

Ba Antenna bao phủ bên ngoài xe: hai Antenna ở tay nắm cửa bao phủ khu vực xung quanh cửa ra vào; một Antenna ở cản sau bao phủ khu vực xung quanh cốp xe.

Có tới ba Antenna bao phủ nội thất xe và cốp xe: hai ở khoang hành khách và một ở khoang hành lý

 Antenna dành cho Limp Home:

Antenna dự phòng cố định được sử dụng để gửi và nhận dữ liệu nằm trong SSB dùng cho chạy chế độ Limp Home.

Hình 2.9 Hộp Body control module (BCM) dùng để điều khiển điện thân xe

Hộp BCM là viết tắt của “Body control module” (Mô-đun điều khiển điện thân xe) nhận các tín hiệu chuyển đổi đầu vào khác nhau điều khiển thời gian và cảnh báo (Còi và đèn báo) điều khiển đèn và đèn tâm trạng, điều khiển đèn đuôi, đuôi AV, đèn đầu thấp,sương mù phía trước, điều khiển đèn sương mù phía sau, DRL, đèn phòng tự động), Điều khiển GND, điều khiển hẹn giờ cửa sổ điện, điều khiển khóa/mở khóa cửa, điều khiển mở cốp xe, điều khiển báo động chống trộm, điều khiển trả lời bằng còi, điều khiển tín hiệu,…

Tùy models xe mà sẽ có nhiều hay ít các công tắc thuộc hệ thống Smartkey, chúng làm việc như là những thông tin đầu vào cho hệ thống Phổ biến có các loại công tắc sau:

 Công tắc trên các tay cửa: tùy thuộc vào nhà sản xuất mà số lượng công tắc này nhiều hay ít, thông thường chỉ có hai công tắc trên hai tay cửa trước và một công tắc cho việc mở khoang hành lý.

Hình 2.10 Công tắc chân phanh

 Công tắc phanh chân: Công tắc này báo chế độ an toàn khởi động cho hộp SMK, hệ thống sẽ không cho phép khởi động nếu công tắc này không báo tín hiệu về hộp điều khiển

 Công tắc báo số “P”-”N”: Công tắc này báo thông tin đầu vào cho hộp SMK như một tín hiệu an toàn cho việc khởi động động cơ.

 Công tắc báo chìa khóa đang ở trong ổ LIMP HOME: Giúp SMK khởi động bằng chế độ LIMP HOME và báo tình trạng sẵn sàng để đăng ký chìa khóa.

Phương thức giao tiếp của hệ thống

Hình 2.11 Phương thức giao tiếp CAN

CAN là viết tắt của Control Area Network – nghĩa là mạng điều khiển cục bộ Là một hệ thống truyền tải dữ liệu nối tiếp ứng dụng thời gian thực Nó là một hệ thống thông tin phức hợp có tốc độ truyền rất cao và đặc biệt là khả năng phát hiện ra hư hỏng. Bằng cách kết hợp dây đường truyền CANH và CANL, CAN thực hiện việc liên lạc dựa trên sự chênh lệch điện áp, ECU hoặc các cảm biến lắp trên xe hoạt động bằng cách chia sẻ thông tin và liên lạc với nhau CAN có 2 điện trở 120Ω, dùng để thông tin liên lạc với đường truyền chính.

CAN cho phép các module khác nhau và các máy tính trên xe ô tô nói chuyện với nhau Nó như một nhóm các đường dẫn với tốc độ rất cao cho phép các dữ liệu và các lệnh được nén qua lại từ một module khác nhau Điều này cho phép các hệ thống như hệ thống điều khiển điện tử của hệ thống động cơ ECU, hệ thống phanh chống bó cứng ABS, hệ thống kiểm soát độ bám đường, hệ thống kiểm soát tay lái, hệ thống cân bằng điện tử, hệ thống treo điện tử, hệ thống kiểm soát làm lạnh tự động, module điều khiển ánh sáng và hàng chục, hàng trăm hệ thống khác… tất cả được kết nối với nhau bằng điện tử.

- Đơn giản, chi phí thấp: bus CAN chỉ có 2 dây giúp kết nối các module điều khiển với nhau dễ dàng hơn khi so sánh với cách làm truyền thống Kèm theo đó là nhiều lợi ích về việc dễ lắp đặt và dễ sửa chữa, bảo trì khi có sự cố.

- Tạo ra một giao thức chung để nhiều nhà cung cấp khác nhau có thể phát triển

- Tính ưu tiên của thông điệp (Prioritization of messages): mỗi thông điệp được truyền ra từ một nút (node) hay trạm (station) trên bus CAN đều có mức ưu tiên Khi nhiều thông điệp được truyền ra bus cùng lúc thì thông điệp có mức ưu tiên cao nhất sẽ được truyền Các thông điệp có mức ưu tiên thấp hơn sẽ tạm dừng và được truyền lại khi bus rảnh Việc xác định mức ưu tiên của thông điệp dựa trên cấu tạo (cấu trúc) thông điệp và cơ chế phân xử quy định trong chuẩn CAN.

- Cấu hình linh hoạt: cho phép thiết lập cấu hình thời gian bit, thời gian đồng bộ, độ dài dữ liệu truyền, dữ liệu nhận, …

- Nhận dữ liệu đa điểm với sự đồng bộ thời gian: một thông điệp có thể được nhận bởi nhiều node khác nhau trong bus cùng lúc Tất cả các node trên bus đều có thể thấy thông điệp đang truyền trên bus, tùy vào cấu hình ở mỗi node mà node sẽ quyết định có chấp nhận thông điệp này hay không.

- Phát hiện và báo hiệu lỗi: Mỗi thông điệp có kèm theo mã CRC (Cyclic Redundancy Code) để thực hiện kiểm tra lỗi Nếu lỗi xuất hiện, node nhận sẽ bỏ qua thông điệp lỗi và truyền khung báo lỗi (error frame) lên bus CAN Mỗi node trong bus có bộ đếm quản lý lỗi truyền nhận riêng để xác định trạng thái lỗi của chính nó Nếu lỗi xuất hiện quá nhiều, một node có thể tự động ngắt khỏi bus Ngoài ra còn một số dạng lỗi khác có thể được phát hiện với chuẩn CAN.

- Tự động truyền lại các thông điệp bị lỗi khi bus rảnh: Một thông điệp được truyền ra bus nếu bị lỗi thì sẽ không mất đi mà node truyền thông điệp này sẽ giữ nó lại và tự động phát lại thông điệp này khi bus CAN rảnh cho đến khi thành công Điều này giúp đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trong bus.

Hình 2.12 Giắc chẩn đoán DLC (Data link connector)

K-Line là viết tắt của Keyword Protocol 2000 (KWP2000) thường sử dụng để chẩn đoán Trên giắc chẩn đoán OBD II chúng ta dễ dàng nhận biết mạng K-line qua chân số 7 có nghĩa là giắc chẩn đoán OBD II của xe nào cũng có sử dụng chân số 7 thì chân số 7 đó là chân K-Line theo quy ước chung của OBD II.

Các phiên bản của hệ thống Smart Key

Bảng 2.2 Bảng so sánh các phiên bản của hệ thống smartkey

Item SMK 2.7 SMK 2.5 SMK 2.0 SMK 1.0

PDM Tích hợp trong hộp Smartkey

Tích hợp trong hộp Smartkey

Tích hợp trong hộp Smartkey Ứng dụng

Tích hợp trong hộp Smartkey

Tích hợp trong hộp Smartkey Ứng dụng Ứng dụng

RF receiver Ứng dụng Tách rời hoặc tích hợp SMK Ứng dụng Ứng dụng

Loại bỏ, chỉ sử dụng C-Can để chẩn đoán Ứng dụng Ứng dụng Ứng dụng

Giới thiệu Kia Morning 2016

Bảng 2.3 Bảng thông số kỹ thuật của Kia Morning Động cơ Kappa 1.2L, 4 xi lanh

Công suất cực đại 86 mã lực

Mo-men xoắn cực đại 120Nm

Hộp số Tự động 4 cấp hoặc sàn 5 cấp

Kích thước tổng thể 3.595 x 1.595 x 1.490 mm

Chiều dài cơ sở 2.385 mm

Khoảng sáng gầm xe 152 mm

Bán kính quay vòng 4.900 mm

Trọng lượng không tải 940 kg (Si MT) 960 kg (Si AT)

Trọng lượng toàn tải 1.340 kg (Si MT) 1.370 kg (Si AT)

Hình 2.13 Vẻ bên ngoài của Kia Morning 2016

Ngoại thất Kia Morning 2016 được đánh giá là không có quá nhiều sự khác biệt cũng như vượt trội so với phiên bản của các năm trước.

 Lưới tản nhiệt mũi hổ đặc trưng của Kia với viền mạ chrome

 Cụm đèn pha halogen có thiết kế sắc sảo

 Đèn LED chạy ban ngày tích hợp trên cản trước

 Cản trước với hốc hút gió lớn thể thao

 Gương chiếu hậu chỉnh điện, tích hợp đèn báo rẽ

 Tay nắm cửa mạ chrome sang trọng

 Bộ la-zăng hợp kim 14 inch với thiết kế đa chấu dynamic

 Đường dập nổi chạy dọc thân xe mang lại vẻ khỏe khoắn

 Cụm đèn hậu dạng LED với thiết kế mới hiện đại và bắt mắt

 Đèn phanh trên cao dạng LED

 Cánh lướt gió tích hợp đèn báo phanh

 Cản sau với dải nhựa đen thể thao

Nhìn chung, ngoại thất của Kia Morning 2016 mang đến một diện mạo trẻ trung, năng động nhưng vẫn có những điểm nhấn sang trọng như viền chrome hay tay nắm cửa mạ Những đường nét thiết kế mềm mại, uyển chuyển kết hợp các chi tiết sắc sảo tạo nên một tổng thể hài hòa và đầy cuốn hút.

 Nội thất và tiện nghi Kia Morning 2016

Hình 2.14 Nội thất bên trong xe Kia Morning 2016

Nội thất Kia Morning 2016 được chú ý bởi bản EX có ghế bọc da cao cấp và các tiện nghi về điều hòa tự động và cửa sổ trời chỉnh điện.

 Thiết kế 3 chấu thể thao bọc da

 Tích hợp các phím điều khiển âm thanh, đàm thoại rảnh tay

 Ghế bọc da cao cấp (bản EX)

 Ghế lái chỉnh tay 6 hướng

 Hàng ghế sau gập 60:40 linh hoạt

 Màn hình cảm ứng 7 inch độ phân giải cao

 Kết nối Bluetooth/USB/AUX

 Dàn âm thanh 4 loa cho chất lượng âm thanh sống động

 Điều hòa tự động (bản EX)

 Cửa sổ trời chỉnh điện (bản EX)

 Khởi động bằng nút bấm với chìa khóa thông minh

 Gương chiếu hậu chống chói

 Trang bị an toàn trên Kia Morning 2016

 Kia Morning 2016 được trang bị các tính năng an toàn cơ bản có thể kể đến như:

 Hệ thống chống bó cứng phanh ABS: Giúp ổn định và kiểm soát xe tốt hơn khi phanh gấp trên đường trơn trượt.

 Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD: Phân bổ lực phanh hợp lý lên các bánh xe, giúp rút ngắn quãng đường phanh.

 Hỗ trợ phanh khẩn cấp BA: Tự động gia tăng lực phanh trong trường hợp khẩn cấp, hỗ trợ người lái xử lý các tình huống bất ngờ.

 2 túi khí cho hàng ghế trước: Bảo vệ người lái và hành khách phía trước khi xảy ra va chạm.

 Khung xe được gia cố bằng thép cường lực: Giúp bảo vệ hành khách bên trong khi có va chạm.

2.6.1 Hệ thống Smartkey của Kia Morning 2016

Kia morning 2016 sử dụng hệ thống Smartkey 2.5 với các thông số như sau:

Bảng 2.4 Bảng thông số kỹ thuật của hộp Smartkey

Tên Thông số Điện áp định mức DC 12V Điện áp hoạt động DC 9-16V Nhiệt độ hoạt động -30°C ~ 75°C (-22°F ~ 167°F)

Tải điện Tối đa 5mA

Hình 2.15 Hình ảnh hộp smartkey module

Bảng 2.5 Bảng tên chân cực của smartkey module

Chânsố Cổng A (26 chân) Chân số Cổng B (16 chân) Chân số Cổng C (22 chân)

1 Battery power load 1 CAN L 1 Start/Stop button switch ILL

2 - 2 CAN H 2 Start/Stop button lamp

4 IGN 1 4 Stop lamp fuse 4 Internal antenna #2 power

5 IGN 1 relay 5 Brake switch 5 Internal antenna #1 power

8 Start/Stop button switch 2 8 Wheel speed 8 -

9 - 9 Driver toggle button 9 Bumper antenna power

11 - 11 External buzzer 11 Driver antenna power

12 CAN H 12 P position / Clutch switch 12 SSB LED Blue /

13 CAN L 13 Start feedback 13 SSB illumination power

16 Power ground 2 16 Start/Stop button switch LED 16 Internal antenna #1 ground

21 Trunk lid switch 21 Assistant antenna ground

Bảng 2.6 Bảng thông số kỹ thuật của chìa khóa thông minh

Bảng 2.7 Bảng thông số kỹ thuật của Antenna

Tên Thông số Điện áp định mức DC 12V Điện áp hoạt động DC 9 ~ 16V

Mã số Interior (2EA), Đèn đuôi (1EA),

Khoảng cách 30m từ xe, tần số RF: 30m, tần số LF: 0.7m

Tuổi đời pin Hơn 2 năm

Các nút nhấn 3 (Khóa cửa/mở cửa, mở khoang hành lý)

Bảng 2.8 Bảng thông số kỹ thuật của BCM

Tên Thông số Điện áp định mức DC 12V Điện áp hoạt động DC 9 ~ 16V

Hình 2.16 Hình ảnh hộp BCM

Bảng 2.9 Bảng tên chân cực của hộp BCM

2.6.2 Vị trí các bộ phận

Hình 2.17 Vị trí của các bộ phận của hệ thống trên xe

2 Hộp điều khiển smart key

Hình 2.18 Vị trí của các bộ phận của hệ thống ngoài xe

1 Tay cầm cửa 2 Công tắc mở cốp xe

Hình 2.19 Hình ảnh vị trí của các bộ phận của hệ thống smartkey

6 Front door lock actuator & switch

7 Rear door lock actuator & switch

2.6.3 Nguyên lý làm việc của hệ thống Smartkey trên xe Kia morning 2016

Hình 2.20 Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động của hệ thống smartkey

2.6.4 Chức năng của hệ thống

Hệ thống cho phép người dùng truy cập vào xe mà không cần phải thực hiện bất kỳ hành động nào (ví dụ: nhấn nút RKE) bằng Smartkey Fob Chỉ cần có Smartkey Fob hợp lệ được đặt trong phạm vi xác định và giới hạn đối với xe là đủ Vì vậy, hệ thống có khả năng phát hiện và xác thực Smartkey Fob trong phạm vi được chỉ định bên dưới.

Phạm vi hoạt động:Smartkey Fob nhận tín hiệu được gửi từ xe thông qua Antenna bên ngoài trong phạm vi không gian trống tối thiểu 0,7m đo xung quanh Antenna bên ngoài được tích hợp trong tay nắm cửa Phạm vi truy cập đến cốp xe cũng tối thiểu là 0,7m tính từ vị trí Antenna.

 Truy cập vào xe thụ động:

Việc nhấn một trong các nút ấn trên tay nắm cửa khi tất cả các cửa đều khóa sẽ cho biết ý định của người điều khiển muốn tiếp cận xe và do đó kích hoạt hệ thống để mở khóa.

 Đối với khóa cửa, việc nhấn một trong các nút ấn trên tay nắm cửa khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Ít nhất một cửa được mở khóa và đồng hồ hẹn giờ không chạy.

Bộ hẹn giờ đang chạy và một trong các nút ấn (ngoại trừ phía trước bên trái) được kích hoạt cho biết ý định khóa xe của người điều khiển và do đó kích hoạt hệ thống khóa.

Hình 2.21 Nguyên lý hoạt động của hệ thống khi khóa cửa

Khi bấm nút, hệ thống được kích hoạt => hộp SMK gửi tín hiệu tìm kiếm chìa khóa đến antenna (sóng LF) => chìa khóa nhận được yêu cầu này từ antenna trên tay cửa nó sẽ gửi tín hiệu (RF) về RF receiver => hộp SMK sẽ phân tích dữ liệu, so sánh, nếu chìa khóa đúng => hộp SMK sẽ gửi tín hiệu đến BCM để mở chốt cửa.

Hình 2.22 Cách thức để khởi động xe

Khi bấm nút SSB => hộp SMK gửi tín hiệu tìm kiếm chìa khóa đến hai antenna trong xe (sóng LF) => chìa khóa nhận được yêu cầu này từ LF antenna nó sẽ gửi tín hiệu (RF) về RF receiver trong hộp SMK ở đây dữ liệu được phân tích, so sánh, nếu chìa khóa đúng => hộp SMK bật IG1 ON, START, sau đó ít giây sẽ bật ON IG2 và ACC.

Nếu người lái xe nhấn SSB trong khi các điều kiện tiên quyết về phanh, xác thực fob được đáp ứng, Hệ thống khóa/mở khóa điều khiển thiết bị và khởi động động cơ Sau khi có phản hồi hệ thống sẽ kích hoạt động cơ khởi động và liên lạc với EMS để kiểm tra trạng thái hoạt động của động cơ từ đó nhả bộ khởi động Người lái xe có thể dừng động cơ bằng cách nhấn nhẹ vào SSB nếu xe đã dừng lại Dừng động cơ khẩn cấp sẽ có thể thực hiện được bằng cách nhấn lâu SSB hoặc 3 lần nhấn liên tiếp trong trường hợp động cơ đang chạy.

Hình 2.23 Sơ đồ hoạt động của nút bấm SSB để khởi động

Hình 2.24 Cách thức thực hiện chế độ LIMP HOME

 Khi đưa Smartkey đến gần nút SSB => SMK ECU sẽ gửi tín hiệu đến antenna được đặt trong cụm SSB (sóng LF) => Smartkey nhận được yêu cầu và gửi tín hiệu sóng

RF qua RF receiver => SMK ECU sẽ phân tích dữ liệu, xác nhận đúng thông tin => SMK gửi tín hiệu đến ECM và một số hộp liên quan để cho phép có thể hoạt động.

 Chìa khóa đã cài cho xe này thì không thể dùng lại cho xe khác.

 Nếu nhập PIN code sai quá ba lần, hệ thống sẽ bị khóa, hãy chờ 60 phút trước khi làm lại.

Ngoài ra, trên hệ thống còn một số chức năng khác giúp hỗ trợ một cách tối ưu cho người dùng.

 Mở cốp sau tự động:

Việc nhấn công tắc cốp sẽ cho biết ý định của người vận hành và do đó sẽ kích hoạt hệ thống.

Sau đó, SMK ECU gửi một sóng LF tới Smartkey Fob thông qua Antenna cản bên ngoài Smartkey Fob trả lời bằng phản hồi RF Nếu phản hồi nhận được khớp với câu trả lời dự kiến, SMK ECU sẽ gửi tin nhắn “mở cốp” qua mạng CAN.

 Cảnh báo đóng cốp xe:

Bất cứ khi nào cốp xe được đóng lại, SMK sẽ tìm kiếm để cảnh báo bằng còi bên ngoài xe.

Sau đó SMK tìm kiếm Smartkey Fob ở bên trong cốp xe Nếu tìm thấy một Smartkey Fob hợp lệ trong cốp xe, SMK sẽ kích hoạt bộ rung bên ngoài SMK để thông báo cho người dùng rằng cốp xe đã được đóng và một chiếc chìa khóa thông minh bên trong cốp SMK sẽ gửi lệnh mở cốp tới BCM để mở lại cốp nếu việc mở lại cốp được thiết lập.

 Nhắc nhở chìa khóa thông minh:

Mục đích: Ngăn ngừa khoá cửa trong khi chìa khóa thông minh vẫn còn ở trong xe. Điều kiện: Khóa điện ở vị trí OFF và chìa khóa bên trong, một hoặc vài cửa trong xe mở

Hoạt động: Nếu mở một cửa nào đó, trong trường hợp này SMK tiến hành tìm kiếm chìa khóa có ở trong xe hay không thông qua các antenna trong xe Khi nhấn nút khóa trên núm tay hoặc nút khóa cửa trung tâm (bộ chấp hành sẽ hiểu người dùng đang muốn “lock” cửa), lúc này hộp SMK sẽ tìm chìa khóa có ở trong xe hay không Nếu có chìa ở trong xe thì tín hiệu “unlock” sẽ được gửi tới “BCM” lúc đó các cửa sẽ được mở, kích hoạt còi để cảnh báo.

 Cảnh báo khóa cửa chìa khóa thông minh

Trường hợp 1: ACC hoặc ON, tất cả các cửa đóng, chìa khóa không có trong xe và nút khóa cửa được nhấn.

Một số nội dung kiểm tra chẩn đoán

2.7.1 Một số dữ liệu chính

Hình 2.25 Một số dữ liệu của hệ thống Smartkey

Hình 2.26 Một số dữ liệu của hệ thống Smartkey

Bước 1: Kết nối máy chẩn đoán với giắc DLC

Hình 2.27 Vị trí giắc DLC trên xe

Bước 2: Chọn mẫu xe và chọn “Smartkey code saving”

Bước 3: Sau khi chọn “Smart key code saving”, nhấn phím “Enter”, sau đó màn hình sẽ hiện thị bên dưới.

Bước 4: Sau khi ấn chìa khóa, ấn “Enter”

Bước 5: Nhập “Pin code” cho chìa đầu tiên

Bước 6: Xác nhận thông báo cài chìa thứ nhất

Bước 7: Nhập “Pin code” cho chìa thứ 2

Bước 8: Xác nhận thông báo cài chìa thứ 2

Bước 9: Sau đó, màn hình sẽ được hiển thị như bên dưới khi quá trình cài chìa hoàn tất.

Chế độ Neutral được sử dụng để reset lại hộp SMK, ECU, Cấn có mã pin của xe để kích hoạt chế độ này.

Bước 1: Kết nối máy chẩn đoán với giắc DLC.

Bước 2: Sau khi IG ON chọn chế độ “Neutralization mode”.

Hình 2.38 Bước 2 chế độ Neutral

2.7.4 Kiểm tra trạng thái SMK

Kiểm tra trạng thái SMK hiển thị số lượng chìa khóa đã đăng ký trong moduleSMK và trạng thái của nó.

Hình 2.40 Kiểm tra trạng thái SMK

Chức năng Actuation test được sử dụng để kiểm tra tình trạng hoạt động của các bộ phận trong hệ thống.

Hình 2.41 Màn hình Actuation Test của G-Scan

2.7.6 Kiểm tra tình trạng Antenna

Bước 1: Kết nối máy chẩn đoán với giắc DLC.

Bước 2: Chọn "Antenna Status check".

Hình 2.42 Bước 2 kiểm tra tình trạng Antenna

Bước 3: Sau khi IG ON, chọn "Antenna Status check".

Hình 2.43 Bước 3 kiểm tra tình trạng Antenna

Bước 4: Đặt chìa khóa gần antenna liên quan và vận hành nó.

Hình 2.44 Bước 4 kiểm tra tình trạng Antenna

Hình 2.45 Bước 4 kiểm tra tình trạng Antenna

Bước 5: Nếu chìa khóa thông minh hoạt động bình thường thì antenna, chìa khóa, đầu thu hoạt động bình thường.

2.7.7 Kiểm tra đường truyền Communication

1 Chẩn đoán giao tiếp sẽ kiểm tra xem từng thành phần được liên kết có hoạt động bình thường hay không.

2 Kết nối với giắc DLC.

3 Sau khi IG ON, chọn "DTC".

Hình 2.46 Kiểm tra đường truyền giao tiếp

2.7.8 Một số mã lỗi thường gặp

Bảng 2.10 Bảng một số DTC thường gặp của hệ thống SMK

B1602 SMK module phát hiện CAN HIGH hoặc CAN LOW ngắn mạch với nguồn hoặc mass, hở và ngắn mạch giữa CAN HIGH và CAN LOW B1603 CAN H và CAN L bị lỗi Giao tiếp CAN không khả dụng

B1609 BCM không nhận đươc dữ liệu từ SMK thông qua CAN trong vòng 10s

Sơ đồ mạch điện của hệ thống

Hình 2.47 Sơ đồ mạch điện của hệ thống smartkey

Hình 2.48 Sơ đồ mạch điện của hệ thống smartkey

Hình 2.49 Sơ đồ mạch điện của hệ thống smartkey

 Khởi động xe trong trường hợp chìa khóa trong xe: Khi bấm nút SSB ON

→ Tín hiệu công tắc SSB SW1 và SW2 gửi đến SMK Module (M32-A/25 và M32-A/8), đồng thời công tắc chân phanh Brake SW ở vị trí ON → Điện áp 12V từ nguồn → Hộp SMK (M32-B/5), công tắc Parking SW ON → Hộp SMK gửi tín hiệu tìm chìa khóa bằng cách kích hoạt các antenna trong xe phát ra sóng LF → Chìa khóa nhận được tín hiệu từ

LF antenna sẽ gửi tín hiệu RF về hộp SMK (trong hộp đã tích hợp sẵn bộ thu sóng tín hiệu từ chìa SMK) → Hộp SMK sau khi nhận được tín hiệu từ chìa khóa sẽ tiến hành phân tích, so sánh dữ liệu nếu chìa khóa đúng → Hộp SMK sẽ cấp nguồn 12V để bật Relay của chân ACC, IG1, IG2 và START làm quay motor khởi động → Nếu hộp SMK không nhận được tín hiệu tốc động cơ thì motor đề sẽ quay khoảng 15s sau đó dừng, đồng thời bật relay ACC và IG2.

 Khởi động xe trong chế độ LIMP HOME: Khi bấm nút SSB ON với điều kiện chìa SMK phải đặt cách nút SSB khoảng 10mm → Tín hiệu công tắc SSB SW1 và SW2 gửi đến SMK Module (M32-A/25 và M32-A/8), đồng thời công tắc chân phanh Brake SW ở vị trí ON → Điện áp 12V từ nguồn → Hộp SMK (M32-B/5), công tắc Parking SW ON → Hộp SMK sẽ kích hoạt antenna bên trong nút SSB → Dữ liệu chìa gửi về hộp SMK → Nếu dữ liệu đúng → Hộp SMK cấp nguồn 12V để bật relay ACC, IG1, IG2 và START làm quay motor khởi động → Nếu hộp SMK không nhận được tín hiệu tốc động cơ thì motor đề sẽ quay khoảng 15s sau đó dừng, đồng thời bật relay ACC và IG2.

 Khi ấn các nút điều khiển chức năng khóa/mở khóa cửa xe, lúc này đènTurn Lamp nháy sáng 1 lần khi nhấn nút khóa cửa và nháy 2 lần khi ấn nút mở khóa cửa.Đồng thời motor khóa xoay theo 2 chiều khác nhau tương ứng với mỗi lần ấn nút trên chìa Smartkey Ngoài ra có thể có thể khóa/ mở cưa bằng cách nhấn nút trên tay nắm với điều kiện chìa khóa ở gần tay nắm cửa.

THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH

Lựa chọn vật tư

Nhóm chọn hệ thống khởi động dùng Smartkey của xe KIA Morning 2016 Đây là hệ thống trực quan, dễ dàng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập Hệ thống gồm các bộ phận sau:

- Nút nhấn SSB (Start/Stop Button)

- Chìa khóa thông minh (Smartkey Fob)

- Công tắc khóa/mở khóa cửa

Thiết kế, bố trí mô hình

3.2.1 Giới thiệu phần mềm AutoCad

AutoCAD là một phần mềm thiết kế và vẽ kỹ thuật được phát triển bởi hãng Autodesk, nổi tiếng trong lĩnh vực CAD (Computer-Aided Design) Ra đời vào năm

1982, AutoCAD đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các kiến trúc sư, kỹ sư, và nhà thiết kế trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau Phần mềm này cho phép người dùng tạo ra các bản vẽ 2D và 3D với độ chính xác cao, từ các chi tiết máy móc, bản vẽ kiến trúc đến các thiết kế nội thất và bản đồ quy hoạch đô thị Với khả năng tùy chỉnh và tích hợp mạnh mẽ, AutoCAD giúp tối ưu hóa quy trình thiết kế, nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu sai sót Bên cạnh đó, AutoCAD còn hỗ trợ nhiều định dạng file khác nhau, giúp dễ dàng chia sẻ và phối hợp với các phần mềm thiết kế khác.

3.2.2 Thiết kế phần khung sắt mô hình Để đảm bảo độ bền và chắc chắn cho khung sắt, nhóm chọn vật liệu thanh sắt ống vuông 2 mm để chế tạo khung Ngoài ra, để tạo sự chính xác cũng như có cái nhìn tổng thể về khung mô hình trước khi tiến hành chế tạo Nhóm đã sự dụng phần mềm để Auto CAD để thiết kế.

3.2.3 Thiết kế các chi tiết lên mặt mica

Với yêu cầu chịu lực tốt, bền, dễ khoan cắt khi bố trí các chi tiết thiết bị lên bề mặt và đảm bảo tính thẩm mỹ cho mô hình Nhóm quyết định chọn vật liệu mica với độ dày là 5mm Ngoài ra, nhóm sử dụng phần mềm AutoCad để bố trí, sắp xếp các thiết bị lên mô hình một cách hợp lý trước khi tiến hành cắt mica Nhóm tiến hành đo các chi tiết gần với thực tế Sau khi có đầy đủ các kích thước chi tiết, nhóm tiến hành vẽ bản thiết kế cho mô hình hoàn chỉnh.

Hình 3.1 Bản thiết kế bố trí các chi tiết trên AutoCad

3.2.4 Thiết kế mô hình hoàn chỉnh

Hình 3.2 Mô hình hoàn chỉnh

Thiết kế Pan tạo lỗi

Mô hình thiết kế Pan tạo lỗi để phục vụ cho việc thực hành chẩn đoán lỗi thông qua các công tắc:

Pan 1: Lỗi tín hiệu từ Antenna đến SMK Module.

Pan 2: Lỗi tín hiệu Brake SW đến SMK Module.

Pan 3: Lỗi tín hiệu cặp tiếp điểm của SSB đến SMK Module.

Pan 4: Lỗi tín hiệu của Parking SW đến SMK Module

Pan 5: Lỗi mất nguồn IG1.

Pan 6: Lỗi không thực hiện được chức năng khóa cửa xe.

Nội dung chi tiết các Pan như sau:

Hình 3.3 Sơ đồ mạch điện Pan 1

 Hiện tượng: Khi bấm nút SSB hệ thống không sáng đèn ACC, không hoạt động đèn IMMO nhấp nháy Hệ thống chỉ hoạt động được khi để chìa khóa gần nút SSB (chế độ LIMP HOME).

Hình 3.4 Sơ đồ mạch điện Pan 2

 Hiện tượng: Khi ấn nút SSB và đạp phanh chân, hệ thống mất nguồn START, không thể khởi động, chỉ khởi động bằng phương pháp giữ phanh và giữ nút SSB 10s.

Hình 3.5 Sơ đồ mạch điện Pan 3

 Hiện tượng: Khi nhấn nút SSB SW, hệ thống không hoạt động, hộp BCM phát ra âm thanh cảnh báo Nhưng khi nhấn nút SSB SW 2 lần liên tục trong khoảng 10 giây thì hệ thống cho phép hoạt động bình thường.

Hình 3.6 Sơ đồ mạch điện Pan 4

 Hiện tượng: Khi nhấn nút SSB thì hệ thống hoạt động bình thường Nhưng khi nhấn nút SSB để tắt hệ thống thì đèn tín hiệu ACC luôn sáng đồng thời hộp BCM phát ra tiếng còi báo hiệu.

Hình 3.7 Sơ đồ mạch điện Pan 5

 Hiện tượng: mất nguồn IG, hệ thống không cho khởi động.

Hình 3.8 Sơ đồ mạch điện Pan 6

 Hiện tượng: Khi nhấn nút trên chìa Smartkey hay nhấn công tắc Door LookSwitch thì hệ thống không hoạt động chức năng khóa cửa.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH

Hướng dẫn sử dụng mô hình

4.1.1 Những điều cần lưu ý khi sử dụng mô hình

- Khi nhận mô hình từ giảng viên cần kiểm tra tổng quan, xác định vị trí của các cụm chi tiết trên mô hình.

- Cấp nguồn ắc quy đúng chân âm dương.

- Các công tắc Pan đều tắt, không tự ý bật Pan hay nối tắt bất kì giắc nào trên mô hình

- Tiến hành vận hành các chức năng trên mô hình.

- Thực hiện các bài thực hành theo hướng dẫn.

4.1.2 Vận hành các chức năng cơ bản của hệ thống Smartkey trên mô hình

 Chức năng khởi động xe:

 Trường hợp chìa trong xe:

- Ấn nút Start Stop để bật chế độ ACC, ON.

- Tiến hành gạt công tắc Parking Switch sang vị trí on, đồng thời ấn giữ Brake Switch và nhấn nút Start Stop, lúc này đèn START sáng và motor khởi động bắt đầu quay.

- Ấn nút Start Stop một lần nữa để tắt hệ thống, hoặc motor quay khoảng 10s sẽ tự động ngắt Đồng thời đèn ACC và ON sáng trở lại.

 Trường hợp khởi động xe ở chế độ LIMP HOME:

- Đưa chìa Smartkey đến gần nút Start Stop cách khoảng 10 mm.

- Ấn nút Start Stop để bật các chế độ ACC, ON.

- Gạt công tắc Parking Switch sang vị trí on, đồng thời ấn giữ Brake Switch và nhấn nút Start Stop, lúc này đèn START sáng, motor đề khởi động.

- Ấn nút Start Stop một lần nữa để tắt hệ thống, hoặc hệ thống hoạt động khoảng 10s sẽ tự động ngắt Đồng thời đèn ACC và ON sáng trở lại.

 Chức năng tìm xe và mở/ khóa cửa từ xa:

Tiến hành ấn nút khóa và mở khóa trên chìa Smartkey, lúc này đèn xi nhan nháy sáng 1 lần khi nhấn nút khóa và nháy sáng 2 lần khi nhất nút mở khóa trên chìa Cơ cấu khóa cửa là motor 2 chiều hoạt động tương ứng với mỗi lần ấn nút để thực hiện việc khóa cửa và mở cửa Ngoài ra, ta còn có thể mở khóa cửa hay khóa cửa bằng nút bấm trên tay nắm cửa khi chìa khóa ở gần.

4.1.3 Các thông số và chức năng của các chi tiết trên mô hình:

Bảng 4.1 Bảng thông số và chức năng cơ bản của các chi tiết trên mô hình.

Hệ thống khởi động bằng chìa khóa thông minh của KIA Morning 2016

Tên Ảnh minh họa Thông số kỹ thuật

Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh việc cháy nổ khi có hiện tượng qua tải trên đường dây nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết bị.

Nguồn cấp: 12V Hiện thị các chế độ IMMO, ACC,

ON, START khi bấm nút Start Stop. Đèn xi nhan

Nguồn cấp: 12V Đèn xi nhan được điều khiển bởi hộp BCM thông qua relay hazard, đèn sử dụng trên mô hình này với mục đích giúp người dùng nhận biết xe đang ở trạng thái khóa hay mở khóa xe.

Nguồn cấp: 12V Được điều khiển bởi Smartkey Module để cấp nguồn cho hệ thống.

Nguồn cấp: 12V Điều khiển bởi

BCM, dùng thay đổi chiều của motor lock cửa.

12V + 2 chân điều khiển motor + 1 chân báo vị trí

Motor 2 chiều được điều khiển bởi BCM.

+ 2 chân tiếp điểm ON/OFF.

Công tắc này báo thông tin cho hộpSMK, điều kiện cho các chức năng của hệ thống hoạt động.

+ 2 chân antenna + 2 chân công tắc thường mở

+ Dùng phát hiện chìa khóa SMK ở gần và nhịp mass gửi tín hiệu khóa/ mở khóa cửa về hộp.

2 chân còn lại gửi tín hiệu khóa/mở cửa về hộp BCM.

Gửi tín hiệu về BCM để BCM thực hiện điều khiển motor khóa/ mở cửa xe.

+ 2 chân tiếp điểm thường mở + 2 chân antenna + 4 chân cấp nguồn cho đèn sáng trên SSB SW

SSB SW có 1 cặp tiếp điểm thường mở gửi tín hiệu về hộp SMK để thực hiện chỉnh các chế độ ACC, ON, START.

Phát ra sóng với tần số thấp: 125 KHz

Dùng để phát hiện chìa khóa trong khoang xe nếu nằm trong vùng phủ sóng của nó.

+ Phát ra sóng với tần số cao:

+ Phát sóng tần số thấp:125 kHz

+ Chìa khóa cơ dùng để mở cửa, cốp,…

+ Phát tín hiệu RF gửi về hộp SMK để thực hiện chức năng mở/khóa cửa, cốp xe,… +Phát tín hiệu LF (Low Frequency) dùng để cho việc nhận dạng chìa khóa.

Dùng để khởi động động cơ

Nguồn cấp: 12V + Kích hoạt antenna để tìm chìa khóa thông minh bên trong hoặc bên ngoài xe (sóng LF)

+ Tiếp nhận thông tin chìa thông qua việc thu sóng RF phát ra từ chìa. + Cảnh báo lỗi của hệ thống chìa khóa thông minh bằng cách phát ra âm thanh và hiển thị thông tin trên đồng hồ táp lô.

+ Thực hiện chế độ LIMP HOME.

Nguồn cấp: 12V BCM nhận tín hiệu từ hộp SMK để thực hiện các chức năng như khóa/mở cửa từ xa, tìm xe,…

Nguồn cấp: 12V Dùng để kết nối với máy chẩn đoán để kiểm tra hệ thống. Đèn hiển thị nguồn

Nguồn cấp: 12V Hiển thị điện áp cấp cho hệ thống.

Một số hư hỏng và lỗi thường gặp trên mô hình

Các hư hỏng thường gặp:

- Độ sụt áp: Khi dòng điện chạy qua một mạch điện, điện áp sẽ giảm mỗi khi đi qua một điện trở hay tải của thiết bị Mức giảm áp này được gọi là độ sụt áp Ta có thể dựa vào độ sụt áp này để đo kiểm điện áp tại các vị trí trong mạch điện Nếu điện áp đo không đúng, thì khả năng đã có hư hỏng trong trên đường dây điện hay các thiết bị điện.

- Hở mạch: Hiện tượng đứt mạch điện Trong quá trình sử dụng mô hình, mạch điện có thể đứt ở bất kì đâu: Cầu chì, dây điện, thiết bị điện,… Để biết được vị trí đó co đứt hay không, ta sử dụng đồng hồ VOM để thông mạch giữa 2 đầu.

- Tiếp xúc kém: Điện trở tại một vị trí trong mạch tăng đột biến là một hư hỏng do tình trạng tiếp xúc kém Khi điện trở tăng sẽ ngăn cản dòng điện chạy vào mạch điện nên các thiết bị điện không hoạt động đúng công suất định mức hoặc bị nhiễu tín hiệu khi gửi về hộp Dùng đồng hồ VOM đo điện trở tại các vị trí có khả năng xảy tiếp xúc kém.

- Ngắn mạch: Là tình trạng dây âm và dây dương chạm vào nhau gây ra hư hỏng.

Bảng 4.2 Các lỗi thường xuất hiện trong hệ thống Smart Key 2.5

Lỗi có thể xảy ra Hiện tượng

SMK Module không nhận được tốc độ động cơ (RPM) Máy đề chạy khoảng 10s rồi ngừng.

Cặp tiếp điểm trong nút SSB bị lỗi

Một trong hai 2 của cặp tiếp điểm bị lỗi

Chỉ có thể khởi động bằng phương pháp khởi động đúp.

Cả cặp tiếp điểm bị lỗi Không thể khởi động.

Mất liên kết giữa Antenna và SMK

Chỉ cho khởi động xe ở chế độ LIMP

Công tắc phanh bị lỗi Chỉ khởi động xe bằng cách nhấn giữ nút SSB trong 10s.

Chập hoặc hở mạch CAN thân xe

Không thể khởi động động cơ.

Bảng 4.3 Một số tính năng an toàn của hệ thống Smart Key 2.5.

Hoạt động Loại Safe Mode

Khởi động động cơ Dùng phương pháp khởi động đúp( nhấn nút SSB

Khi một trong 2 của cặp

2 lần trong vòng 10 giây) tiếp điểm bị hỏng.

Nhấn giữ nút SSB trong

Công tắc đèn phanh bị hư

Nhấn giữ nút SSB khoảng 2 giây

+ Tắt máy khi cần số không ở vị trí “P” hoặc

+ Cần tắt máy khẩn cấp khi xe đang chạy.

Nhấn nhanh nút SSB 3 lần trong 3 giây Đưa chìa khóa lại gần nút SSB để sử dụng chế độ

+ Khi chìa khóa hết pin hoặc antenna bị lỗi.

Sử dụng máy chẩn đoán G-SCAN 3 cho mô hình

Máy chẩn đoán G-SCAN 3 là thiết bị chuyên về chẩn đoán cho các dòng xe hiện đại ngày nay Thiết bị được kết nối với xe thông qua cổng OBD-II cho phép công việc chẩn đoán, cài đặt các hệ thống trên xe được chính xác và hiệu quả.

Tiến hành kết nối cáp của máy chẩn đoán với cổng OBD-II trên mô hình, sau đó thức hiện các thao tác trên máy chẩn đoán như sau:

Hình 4.1 Giao diện phần mềm G-scan (Chọn "Chẩn đoán")

Hình 4.2 Chọn dòng xe cần kiểm tra

Hình 4.3 Màn hình các danh mục của máy Đây là màn hình chính của máy chẩn đoán G-scan, một công cụ dùng để kiểm tra và phân tích hệ thống điện tử trên ô tô Dưới đây là giải thích chi tiết các mục trên màn hình:

Mục này cho phép kiểm soát và kiểm tra các chức năng hệ thống của xe, bao gồm các hệ thống điện tử và điều khiển trên xe.

2 DTC Analysis (Diagnostic Trouble Code Analysis):

Phân tích mã lỗi chẩn đoán Mục này giúp xác định và giải mã các mã lỗi (DTC) được lưu trữ trong hệ thống điều khiển của xe, cung cấp thông tin chi tiết về các sự cố đã xảy ra.

Phân tích dữ liệu Mục này cho phép xem và phân tích các dữ liệu thời gian thực từ các cảm biến và hệ thống điện tử trên xe, giúp chẩn đoán các vấn đề cụ thể.

Phân tích dữ liệu đa dạng Mục này tương tự như Data Analysis nhưng cho phép so sánh và phân tích nhiều luồng dữ liệu cùng lúc để tìm ra các mối tương quan và nguyên nhân gốc rễ của sự cố.

Kiểm tra kích hoạt Mục này cho phép kích hoạt thủ công các thành phần và hệ thống khác nhau trên xe (như van, mô tơ, đèn, v.v.) để kiểm tra hoạt động của chúng và xác định các lỗi có thể có.

Nhận diện hệ thống Mục này giúp nhận diện các hệ thống và module điện tử được lắp đặt trên xe, cung cấp thông tin về phiên bản phần mềm, phần cứng và các cấu hình hệ thống.

Quản lý phần mềm Mục này cho phép cập nhật và quản lý phần mềm của các hệ thống và module điện tử trên xe, bao gồm việc nạp lại phần mềm hoặc nâng cấp phiên bản mới.

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH

Hướng dẫn thực hành trên mô hình (dành cho giáo viên)

Nội dung: Vận hành mô hình, tiến hành kiểm tra, đo kiểm các chi tiết chính trên mô hình.

- Giúp sinh viên hiểu, nắm được nguyên lý làm việc chính của hệ thống thông qua mô hình.

- Làm quen với đo kiểm, chẩn đoán hệ thống.

- Mô hình hệ thống khởi động sử dụng Smartkey

- Sơ đồ mạch điện của hệ thống.

Các công việc cần thực hiện:

- Cấp nguồn đúng chân âm, dương cho mô hình

- Tiến hành vận hành các chức năng của hệ thống Smartkey trên mô hình

- Dùng đồng hồ VOM để đo kiểm các chi tiết của hệ thống.

Bảng 5.1 Bảng giá trị điện áp của các chi tiết chính trong hệ thống.

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

SSB OFF SSB ACC SSB ON

Tên chi tiết Mô tả Chân cực Trạng thái Giá trị

ON/START input 4 SSB ON 12 V

Lock/Unlock Switch Driver Door

Tên chi tiết Mô tả Chân cực Trạng thái Giá trị

ON/START Input 2 SSB OFF 0 V

Nội dung:Thực hành Pan 1 Lỗi tín hiệu Antenna LF đến SMK Module.

- Giúp sinh viên hiểu, nắm rõ cách vận hành mô hình.

- Làm quen với cách đo kiểm, kiểm tra hệ thống.

- Làm quen với việc chẩn đoán, xác định vị trí hư hỏng, tăng khả năng tư duy logic.

- Mô hình hệ thống Smartkey

Các bước cần thực hiện:

Bước 1:Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2:Gạt công Pan 1 sang vị trí On và quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: Khi bấm nút SSB SW → Hệ thống không hoạt động Đèn IMMO sáng nhấp nháy Hệ thống chỉ cho hoạt động ở chế độ LIMP HOME.

Bước 3: Tham khảo sơ đồ mạch điện của mô hình, xác định các nguyên nhân gây ra hư hỏng như:

- Dây dẫn bị đứt hay tiếp xúc kém

- Chân tín hiệu của SMK Module bị lỗi.

Bước 4:Tiến hành dùng đồng hồ VOM đo kiểm.

- Đo điện trở giữa 2 cuộn dây của antenna.

+ Điện trở 0,2 ~ 0,3 Ohm → Antenna tốt.

+ Điện trở vô cực → Antenna hỏng.

- Đo thông mạch từ chân 5 (M32-C) đến chân 1 của Antenna LF và từ chân 2 của Antenna LF đến chân 16 (M32-C) có đứt không.

Bước 5: Sau khi xác định được vị trí hư hỏng, tiến hành gạt công tắc Pan 1 về vị trí OFF.

Bước 6:Kiểm tra lại chức năng của hệ thống sau khi xử lý hư hỏng.

Bước 7:Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

Bảng 5.2 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 1

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

SMK Module và chân số 1 của LF Antenna.

Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 2 của LF Antenna và chân số 16 (M32-C).

Không thông mạch Dây bị đứt

Nội dung:Lỗi tín hiệu từ Brake SW đến SMK Module

- Giúp sinh viên hiểu, nắm rõ cách vận hành mô hình.

- Làm quen với cách đo kiểm, kiểm tra hệ thống.

- Làm quen với việc chẩn đoán, xác định vị trí hư hỏng, tăng khả năng tư duy logic.

Mô hình hệ thống Smartkey

- Sơ đồ mạch điện của hệ thống.

Các bước cần thực hiện:

Bước 1:Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2:Gạt công Pan 2 sang vị trí On và quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: Sau khi ấn SSB SW sang ON tiếp tục ấn SSB SW và ấn giữ nút Brake

SW, đèn START không sáng và motor đề không quay.

Bước 3: Tham khảo sơ đồ mạch điện của mô hình, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra như:

- Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém.

- Tín hiệu chân của SMK Module bị lỗi.

Bước 4:Tiến hành dùng đồng hồ VOM đo kiểm, kiểm tra.

- Không nhấn Brake SW, đo chân số 1 của công tắc Brake SW và mass

Nếu điện áp là 12V thì có nguồn tới chân số 1 của công tắc.

Nếu không có điện áp 12V thì dây dẫn nguồn đến công tắc bị đứt.

- Nhấn Brake SW, đo điện áp chân số 2 của công tắc Brake SW và mass

Nếu có điện áp là 12V thì tiếp điểm công tắc tốt

Nếu điện áp không phải là 12V thì tiếp điểm công tắc hỏng.

- Nhấn Brake SW, đo điện áp tại chân số 5 (M32-B) và mass.

 Nếu điện áp là 12V thì tiếp dây dẫn tốt.

 Nếu không có điện áp 12V thì dây dẫn đứt.

- Đo điện áp chân số 3 của Relay ST và mass luôn có 12V, nếu không có thì dây dẫn từ nguồn đến relay ST bị đứt.

- Đo điện áp chân số 3 của Relay IG1 và mass luôn có 12V, nếu không có thì dây dẫn từ nguồn đến Relay IG1 bị đứt.

- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch

+ Kiểm tra từ chân số 2 Brake SW đến chân số 5 (M32-B) SMK Module.

+ Kiểm tra chân số 17 của SMK Module với chân số 1 của Relay ST.

+ Kiểm tra Chân số 2 và 4 của Relay ST với mass.

+ Kiểm tra chân số 3 của Relay ST với nguồn B+.

+ Kiểm tra chân số 5 của SMK Module với chân số 1 của Relay IG1.

+ Kiểm tra chân số 2 và 4 và của Relay IG1 với mass.

+ Kiểm tra chân số 3 của Relay IG1 với nguồn B+.

Bước 5: Xác định nguyên nhân hư hỏng và xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 2 về vị trí OFF.

Bước 6:Kiểm tra lại chức năng của hệ thống sau khi xử lý hư hỏng.

Bước 7:Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

Bảng 5.3 Bảng giá trị điện áp khi bật Pan 2.

Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được

SMK Module (Nhấn giữ nút Brake SW) 5 (M32-B) 0 V

Bảng 5.4 Bảng đo thông mạch khi bật Pan 2.

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Chân số 1 của Brake SW với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 1 và 2 của Brake

SW (ON) Thông mạch Tiếp điểm tốt

Chân số 2 của Brake SW với chân số 5 (M32-B) của

Không thông mạch Dây dẫn bị đứt

SMK Module với chân số

Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 2 và 4 của Relay

ST với mass Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 3 Relay ST với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt

Thông mạch Dây dẫn tốt

IG1 với mass Thông mạch Dây dẫn tốt

Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 3 Relay IG1 với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt

Nội dung:Lỗi tín hiệu cặp tiếp điểm của SSB đến SMK Module.

- Giúp sinh viên hiểu, nắm rõ cách vận hành mô hình.

- Làm quen với cách đo kiểm, kiểm tra hệ thống.

- Làm quen với việc chẩn đoán, xác định vị trí hư hỏng, tăng khả năng tư duy logic.

- Mô hình hệ thống Smartkey

- Sơ đồ mạch điện của hệ thống.

Các bước cần thực hiện:

Bước 1:Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2:Gạt công Pan 3 sang vị trí On và quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: Khi bấm nút SSB SW hệ thống không hoạt động, hộp BCM phát ra âm thanh cảnh báo liên tục Chỉ khi ấn nút SSB 2 lần liên tục trong 10 giây thì hệ thống hoạt động bình thường.

Bước 3: Tham khảo sơ đồ mạch điện của mô hình, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra:

- Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém.

- Cặp tiếp điểm SSB SW bị hỏng.

- Tín hiệu chân của SMK Module bị lỗi.

Bước 4: Dùng đồng hộ VOM tiến hành đo kiểm.

- Đo điện áp tại chân 8 và 25 (M32-A) với mass.

+ Nếu có điện áp 12V→ Hộp SMK tốt.

+ Nếu không có điện áp 12V→ Hộp SMK bị hỏng tại chân 8 và 25.

- Nhấn nút SSB SW và đo điện áp tại chân 1 và 8 của SSB SW với mass.

+ Nếu điện áp 12→0V thì tiếp điểm nút SSB tốt.

+ Nếu không có điện áp 12→0V thì tiếp điểm nút SSB hỏng.

- Đo điện áp tại chân số 2 của SSB SW với mass luôn có 12V, nếu không có thì dây dẫn nguồn đến SSB bị đứt.

- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch kiểm tra dây dẫn từ SMK Module đến SSB SW có hở mạch không.

Bước 5: Xác định nguyên nhân hư hỏng và xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 3 về vị trí OFF.

Bước 6:Kiểm tra lại chức năng của hệ thống sau khi xử lý hư hỏng.

Bước 7:Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

Bảng 5.5 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 3

Tên chi tiết Chân cực Điện áp

Bảng 5.6 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 3

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Chân số 1 của SSB SW với chân số 25 (M32-A) của SMK Module Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 8 của SSB SW với chân số 8 (M32-A) của SMK Module Không thông mạch Dây dẫn bị đứt

Chân số 1 và 7 của SSB

SW ( nhấn giữ nút SSB) Thông mạch Tiếp điểm công tắc tốt

Chân số 8 và 7 của SSB

SW ( nhấn giữ nút SSB) Thông mạch Tiếp điểm công tắc tốt

Nội dung:Lỗi tín hiệu từ Parking SW đến SMK Module

- Giúp sinh viên hiểu, nắm rõ cách vận hành mô hình.

- Làm quen với cách đo kiểm, kiểm tra hệ thống.

- Làm quen với việc chẩn đoán, xác định vị trí hư hỏng, tăng khả năng tư duy logic.

- Mô hình hệ thống Smartkey

- Sơ đồ mạch điện của hệ thống.

Các bước cần thực hiện:

Bước 1:Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2:Gạt công Pan 4 sang vị trí On và quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: Sau gạt công tắc Parking SW ở vị trí On, ấn nút SSB thì hệ thống hoạt động bình thường, nhưng khi ấn nút SSB để tắt hệ thống thì đèn ACC vẫn sáng và còi trong hộp BCM cảnh báo liên tục.

Bước 3: Tham khảo sơ đồ mạch điện của mô hình, xác định các trường hợp hư

- Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém.

- Tín hiệu chân của SMK Module bị lỗi.

Bước 4: Dùng đồng hộ VOM tiến hành đo kiểm.

- Đo điện áp tại chân 12 (M32-B) với mass.

+ Nếu có điện áp 12V→ Hộp SMK tốt.

+ Nếu không có điện áp 12V→ Hộp SMK bị hỏng tại chân 12.

- Đo điện áp tại chân 1 của Parking SW với mass.

+ Nếu có điện áp 12V→ có dòng tới công tắc.

+ Nếu không có điện áp 12V→ dây dẫn tới từ SMK Module đến công tắc bị đứt.

- Gạt công tắc Parking SW và đo điện áp tại chân 1 và 2 của Parking SW.

+ Nếu điện áp 12V thì tiếp điểm công tắc tốt.

+ Nếu không có điện áp 12V thì điếm công tắc bị hỏng.

- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch.

+ Kiểm tra chân 12 (M32-B) của SMK Module với chân 1 của Parking SW.

+ Kiểm tra chân 2 của Parking SW với mass.

Bước 5: Xác định nguyên nhân hư hỏng và xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 4 về vị trí OFF.

Bước 6:Kiểm tra lại chức năng của hệ thống sau khi xử lý hư hỏng.

Bước 7:Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

Bảng 5.7 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 4

Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được

Bảng 5.8 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 4

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Không thông mạch Dây dẫn bị đứt

Chân số 2 của Parking SW với mass Thông mạch Dây dẫn tốt

Nội dung:Lỗi mất nguồn IG1

- Giúp sinh viên hiểu, nắm rõ cách vận hành mô hình.

- Làm quen với cách đo kiểm, kiểm tra hệ thống.

- Làm quen với việc chẩn đoán, xác định vị trí hư hỏng, tăng khả năng tư duy logic.

- Mô hình hệ thống Smartkey

- Sơ đồ mạch điện của hệ thống.

Các bước cần thực hiện:

Bước 1:Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2:Gạt công Pan 5 sang vị trí On và quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: Khi bấm nút SSB ở các chế độ ACC, ON thì chỉ có đèn ACC sáng bình thường Sau đó nhấn nút SSB và giữ phanh để khởi động thì đèn START không sáng và motor đề không hoạt động.

Bước 3: Tham khảo sơ đồ mạch điện của mô hình, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra:

- Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém.

- Công tắc đèn phanh bị hỏng.

- Tín hiệu chân của SMK Module bị lỗi.

Bước 4:Dùng đồng hồ VOM tiến hành đo kiểm.

- Đo điện áp tại chân 3 của Relay IG1 và nguồn B+ luôn là 12V, nếu không có thì dây dẫn từ nguồn đến relay bị đứt.

- Đo điện áp tại chân 3 của Relay ST và nguồn B+ luôn là 12V, nếu không có thì dây dẫn từ nguồn đến Relay bị đứt.

- Không nhấn Brake SW, đo chân số 1 của công tắc Brake SW và mass.

Nếu điện áp là 12V thì có nguồn tới chân số 1 của công tắc.

Nếu không có điện áp 12V thì dây dẫn nguồn đến công tắc bị đứt.

- Nhấn Brake SW, đo điện áp chân số 2 của công tắc Brake SW và mass.

Nếu có điện áp là 12V thì tiếp điểm công tắc tốt.

Nếu điện áp không phải là 12V thì tiếp điểm công tắc hỏng.

- Nhấn Brake SW, đo điện áp tại chân số 5 (M32-B) và mass.

 Nếu điện áp là 12V thì tiếp dây dẫn tốt.

 Nếu không có điện áp 12V thì dây dẫn đứt.

- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch.

 Kiểm tra từ chân số 2 Brake SW đến chân số 5 (M32-B) SMK Module.

 Kiểm tra chân số 17 của SMK Module với chân số 1 của Relay ST.

 Kiểm tra Chân số 2 và 4 của Relay ST với mass.

 Kiểm tra chân số 3 của Relay ST với nguồn B+.

 Kiểm tra chân số 5 của SMK Module với chân số 1 của Relay IG1.

 Kiểm tra chân số 2 và 4 và của Relay IG1 với mass.

 Kiểm tra chân số 3 của Relay IG1 với nguồn B+.

Bước 5: Xác định nguyên nhân hư hỏng và xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắcPan 5 về vị trí OFF.

Bước 6:Kiểm tra lại chức năng của hệ thống sau khi xử lý hư hỏng.

Bước 7:Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

Bảng 5.9 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 5

Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được

SMK Module (nhấn giữ nút Brake SW) 5 (M32-B) 12 V

Bảng 5.10 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 5

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Chân số 1 của Brake SW với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 1 và 2 của Brake

SW (ON) Thông mạch Tiếp điểm của công tắc tốt

Chân số 2 của Brake SW với chân số 5 (M32-B) của

Thông mạch Dây dẫn tốt

SMK Module với chân số

Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 2 và 4 của Relay

ST với mass Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 3 Relay ST với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt

Không thông mạch Dây dẫn bị đứt

Chân số 2 của Relay IG1 với mass Thông mạch Dây dẫn tốt

Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 3 Relay IG1 với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt

Nội dung:Lỗi không thực hiện chức năng khóa cửa xe.

- Giúp sinh viên hiểu, nắm rõ cách vận hành mô hình.

- Làm quen với cách đo kiểm, kiểm tra hệ thống.

- Làm quen với việc chẩn đoán, xác định vị trí hư hỏng, tăng khả năng tư duy logic.

- Mô hình hệ thống Smartkey.

- Sơ đồ mạch điện của hệ thống.

Các bước cần thực hiện:

Bước 1:Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan.

Bước 2:Gạt công Pan 6 sang vị trí On và quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: Khi nhấn nút khóa cửa trên chìa Smartkey hay bật LOCK trên công tắc Door Look Switch thì hệ thống không hoạt động chức năng khóa cửa.

Bước 3: Tham khảo sơ đồ mạch điện của mô hình, xác định các trường hợp hư hỏng có thể xảy ra:

- Dây dẫn bị đứt hoặc tiếp xúc kém.

- Relay Door Lock bị hỏng.

- Tín hiệu chân ở BCM bị hỏng.

- Dây B-CAN giao tiếp giữ SMK Module và BCM bị đứt.

Bước 4:Dùng đồng hồ VOM tiến hành đo kiểm.

- Đo điện áp lần lượt tại chân 1 và 2 của Relay Door Lock với mass luôn là 12V và nếu không có thì dây dẫn từ nguồn đến cuộn dây Relay bị đứt hoặc cuộn dây trong Relay bị hỏng.

- Đo điện áp tại chân 3 của Relay Door Lock và mass luôn là 12V, nếu không có thì dây dẫn từ nguồn đến Relay bị đứt.

- Đo điện áp tại chân 6 (M04-C) của BCM và mass.

 Nếu có điện áp 12V thì có dòng đến hộp BCM.

 Nếu không có điện áp 12V thì dây dẫn từ Relay Door Lock đến hộp bị đứt.

- Đo điện áp chân số 9 (M04-A) với mass.

 Nếu có điện áp 12V thì có dòng ở chân số 9 của BCM.

 Nếu không có điện áp 12V thì chân số 9 của BCM bị hỏng.

- Đo điện áp tại chân Lock của Door Lock Switch và mass.

 Nếu có điện áp 12V thì có dòng dẫn từ BCM đến chân Lock của Door Lock Switch.

 Nếu không có điện áp 12V thì dây dẫn từ BCM đến Door Lock Switch bị đứt.

- Nhấn nút Lock trên công tắc Door Lock Switch, đo điện áp tại chân Lock của Door Lock Switch và mass.

 Nếu có điện áp 12→0V thì tiếp điểm tốt.

 Nếu không có điện áp 12→0V thì tiếp điểm hỏng.

- Kiểm tra dây dẫn: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch.

 Kiểm tra nguồn B+ với chân số 1 của Door Lock Relay.

 Kiểm tra chân số 2 của Door Lock Relay với chân số 6 (M04-C) của BCM.

 Kiểm tra chân số 9 (M04-A) của BCM với chân Lock của Door Lock Switch.

 Kiểm tra nguồn B+ với chân số 3 của Door Lock Relay.

 Kiểm tra chân số 3 của Relay ST với nguồn B+.

 Kiểm tra chân số 12 (M32-A) của SMK Module với chân số 5 (M04-B) của BCM.

 Kiểm tra chân số 13 (M32-A) của SMK Module với chân số 6 (M04-B) của BCM.

Bước 5: Xác định nguyên nhân hư hỏng và xử lý hư hỏng bằng cách gạt công tắc Pan 6 về vị trí OFF.

Bước 6:Kiểm tra lại chức năng của hệ thống sau khi xử lý hư hỏng.

Bước 7:Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

Bảng 5.11 Bảng giá trị điện áp sau khi bật Pan 6

Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được

Bảng 5.12 Bảng đo thông mạch sau khi bật Pan 6

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Chân số 1 của Door Lock

Relay với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt

Chân số 2 của Door Lock

Không thông mạch Dây dẫn bị đứt

Chân số 3 của Door Lock

Relay với nguồn B+ Thông mạch Dây dẫn tốt chân số 9 (M04-A) của

BCM với Chân Lock của

Thông mạch Dây dẫn tốt

SMK Module với chân số

Thông mạch Dây dẫn tốt

SMK Module với chân số

Thông mạch Dây dẫn tốt

Phiếu thực hành (Dành cho sinh viên)

Hệ thống: Khởi động dùng Smartkey Bài thực hành số:

Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……….

Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên

1 Nội dung: Thực hành vận hành mô hình, tiến hành đo kiểm các chi tiết chính của hệ thống Smart Key.

- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống.

- Tăng khả năng suy luận.

- Làm quen với công việc xử lý, chẩn đoán hư hỏng.

- Mô hình hệ thống Smartkey.

- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả.

- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau.

- Cấp nguồn đúng chân âm, dương.

Cấp nguồn, vận hành chức năng chính của hệ thống và điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống.

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

Tên chi tiết Chân cực Giá trị

SSB OFF SSB ACC SSB ON

Tên chi tiết Mô tả Chân cực Trạng thái Giá trị

ON/START input 4 SSB ON

SSB ON SSB OFF SSB ACC

Lock/Unlock Switch Driver Door

Tên chi tiết Mô tả Chân cực Trạng thái Giá trị

ON/START Input 2 SSB OFF

Rear Door & Tail Gate Unlock Switch

SSB ACC/ON SSB OFF

Hệ thống: Khởi động dùng Smartkey Bài thực hành số:

Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……….

Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên

1 Nội dung: Xử lý trục trặc trên Pan số 1 trên mô hình hệ thống Smartkey trên xe

- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống.

- Tăng khả năng suy luận.

- Làm quen với công việc xử lý, chẩn đoán hư hỏng.

- Sơ đồ bố trí các chi tiết

- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả.

- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau.

- Cấp nguồn đúng chân âm, dương.

Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2: Bật công tắc Pan số 1

Bước 3: Xác nhận hiện tượng.

Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra.

❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn

❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào các chi tiết cần kiểm tra.

❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra.

❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu.

Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng

Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 1)

Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình.

Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng.

Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có).

Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

❖ Bảng thông số điện áp, thông mạch đo được trong quá trình thực hành.

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Module và chân số 1 của LF

Chân số 2 của LF Antenna và chân số 16 (M32-C).

Hệ thống: Khởi động dùng Smartkey Bài thực hành số:

Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……….

Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên

1 Nội dung: Xử lý trục trặc trên Pan số 2 trên mô hình hệ thống Smartkey trên xe

- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống.

- Tăng khả năng suy luận.

- Làm quen với công việc xử lý, chẩn đoán hư hỏng.

- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả.

- Sơ đồ bố trí các chi tiết

- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau.

- Cấp nguồn đúng chân âm, dương.

Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2: Bật công tắc Pan số 2

Bước 3: Xác nhận hiện tượng.

Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra.

❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn

❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào các chi tiết cần kiểm tra.

❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra.

❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu.

Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng

Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 2)

Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình.

Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng.

Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có).

Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

❖ Bảng thông số điện áp, thông mạch đo được trong quá trình thực hành.

Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được

2 SMK Module (Nhấn giữ nút Brake SW) 5 (M32-B)

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Chân số 1 của Brake SW với nguồn B+

Chân số 1 và 2 của Brake

Chân số 2 của Brake SW với chân số 5 (M32-B) của SMK Module

SMK Module với chân số

Chân số 2 và 4 của Relay

Chân số 3 Relay ST với nguồn B+

Chân số 3 Relay IG1 với nguồn B+.

Hệ thống: Khởi động dùng Smartkey Bài thực hành số:

Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……….

Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên

1 Nội dung: Xử lý trục trặc trên Pan số 3 trên mô hình hệ thống Smartkey trên xe

- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống.

- Tăng khả năng suy luận.

- Làm quen với công việc xử lý, chẩn đoán hư hỏng.

- Sơ đồ bố trí các chi tiết

- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả.

- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau.

- Cấp nguồn đúng chân âm, dương.

Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2: Bật công tắc Pan số 3

Bước 3: Xác nhận hiện tượng.

Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra.

❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn

❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào các chi tiết cần kiểm tra.

❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra.

❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu.

Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng

Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 3)

Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình.

Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng.

Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có).

Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

❖ Bảng thông số điện áp, thông mạch đo được trong quá trình thực hành.

Tên chi tiết Chân cực Điện áp

Tên chi tiết Chân cực Điện áp

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Chân số 1 của SSB SW với chân số 25 (M32-A) của SMK Module

Chân số 8 của SSB SW với chân số 8 (M32-A) của SMK Module

Chân số 1 và 7 của SSB

SW ( nhấn giữ nút SSB)

Chân số 8 và 7 của SSB

SW ( nhấn giữ nút SSB)

Hệ thống: Khởi động dùng Smartkey Bài thực hành số:

Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……….

Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên

1 Nội dung: Xử lý trục trặc trên Pan số 4 trên mô hình hệ thống Smartkey trên xe

- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống.

- Tăng khả năng suy luận.

- Làm quen với công việc xử lý, chẩn đoán hư hỏng.

- Sơ đồ bố trí các chi tiết

- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả.

- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau.

- Cấp nguồn đúng chân âm, dương.

Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2: Bật công tắc Pan số 4.

Bước 3: Xác nhận hiện tượng.

Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra.

❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn

❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào các chi tiết cần kiểm tra.

❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra.

❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu.

Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng

Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 4)

Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình.

Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng.

Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có).

Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

Bảng thông số điện áp, thông mạch đo được trong quá trình thực hành.

Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được

Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Chân số 2 của Parking SW với mass

Hệ thống: Khởi động dùng Smartkey Bài thực hành số:

Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……….

Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên

1 Nội dung: Xử lý trục trặc trên Pan số 5 trên mô hình hệ thống Smartkey trên xe

- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống.

- Tăng khả năng suy luận.

- Làm quen với công việc xử lý, chẩn đoán hư hỏng.

- Sơ đồ bố trí các chi tiết

- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả.

- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau.

- Cấp nguồn đúng chân âm, dương.

Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2: Bật công tắc Pan số 5.

Bước 3: Xác nhận hiện tượng.

Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra.

❖Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn

❖Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào các chi tiết cần kiểm tra.

❖Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra.

❖Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu.

Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng

Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 5)

Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình.

Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng.

Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có).

Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

Bảng thông số điện áp, thông mạch đo được trong quá trình thực hành.

Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được

SMK Module (nhấn giữ nút Brake SW) 5 (M32-B)

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Chân số 1 của Brake SW với nguồn B+

Chân số 2 của Brake SW với chân số 5 (M32-B) của SMK Module

SMK Module với chân số 1 Relay ST

Chân số 2 và 4 của Relay

Chân số 3 Relay ST với nguồn B+

Chân số 2 của Relay IG1 với mass.

Chân số 3 Relay IG1 với nguồn B+.

Hệ thống: Khởi động dùng Smartkey Bài thực hành số:

Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:……….

Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên

1 Nội dung: Xử lý trục trặc trên Pan số 6 trên mô hình hệ thống Smartkey trên xe

- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống.

- Tăng khả năng suy luận.

- Làm quen với công việc xử lý, chẩn đoán hư hỏng.

- Sơ đồ bố trí các chi tiết

- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả.

- Tuyệt đối không được tự ý nối bất kỳ cặp giắc nào lại với nhau.

- Cấp nguồn đúng chân âm, dương.

Bước 1: Cấp nguồn, vận hành thử các chức năng của hệ thống khi chưa bật Pan

Bước 2: Bật công tắc Pan số 6.

Bước 3: Xác nhận hiện tượng.

Bước 4: Tham khảo mạch điện, liệt kê các chi tiết vị trí có thể xảy ra sự cố.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra.

❖ Sử dụng đồng hồ VOM, kiểm tra các thông số điện áp, điện trở ở vị trí nghi vấn

❖ Chỉ được đo điện áp, không được phép cấp nguồn trực tiếp vào các chi tiết cần kiểm tra.

❖ Không được nối thêm bất cứ cặp giắc nối nào trong lúc kiểm tra.

❖ Điền các thông số đo được vào bảng ở cuối phiếu.

Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng

Bước 7: Xử lý trục trặc (Bật lại công tắc Pan số 6)

Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình.

Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng.

Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có).

Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên.

❖ Bảng thông số điện áp, thông mạch đo được trong quá trình thực hành.

Tên chi tiết Chân cực Điện áp đo được

Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận

Chân số 1 của Door Lock

Chân số 2 của Door Lock

Chân số 3 của Door Lock

Relay với nguồn B+ chân số 9 (M04-A) của

BCM với Chân Lock của

SMK Module với chân số

SMK Module với chân số

Ngày đăng: 26/09/2024, 10:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w