1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội
Tác giả Nguyễn Minh Thịnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ái Liền
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế đầu tư
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 27,55 MB

Nội dung

Nguyễn Thị Ái Liên, tôi đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA DAU TU

DE TAI

HOÀN THIEN CONG TÁC THÂM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TU TẠI NGAN

HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHAN DAU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM- CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH HÀ NOI

Họ và tên sinh viên Nguyễn Minh Thịnh

Kinh tế đầu tư 61C

11194912

TS Nguyễn Thị Ái Liên

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LOI CAM KETTên tôi là Nguyễn Minh Thịnh, sinh viên lớp Kinh tế đầu tư 61C, Đại học Kinhtế Quốc dân.

Sau bốn năm học tập tại Đại học Kinh tế Quốc dân và 15 tuần thực tập tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội, được sựcho phép của Khoa Đầu tư và dưới sự hướng dẫn của GVHD TS Nguyễn Thị Ái Liên,

tôi đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh

Hà Nội ”

Tôi xin cam đoan rằng chuyên đề tốt nghiệp của tôi là được hoàn thành mộtcách khách quan và trung thực Tôi đã hoàn thành dự án này dựa trên nỗ lực và kỹ

năng của bản thân mình, không sao chép từ bât kỳ nguôn nào khác.

Tôi cam đoan rằng tất cả các nội dung và ý tưởng trong dự án này là của tôi và

được phát triên một cách độc lập Tôi không có bât kỳ hành động gian lận hay vi phạm các quy định đạo đức và chuyên môn trong quá trình thực hiện dự án này.

Hà Nội ngày thang năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Thịnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong qua trình nghiên cứu va thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác thâm địnhdự án đầu tư Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh NgọcKhánh Hà Nội”, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ rất nhiều cá nhân và tập thé ở

trong và ngoai trường.

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Ái Liên - giảng

Tuy nhiên, do vẫn còn hạn chế về một số kỹ năng và kinh nghiệm, em đã khôngtránh khỏi những thiếu sót nhất định trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài Emkính mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ từ quý thầy cô dé giúp khóa luận tốt

nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LOI CAM KET LOI CAM ON

MUC LUC

DANH MUC BANG BIEU, HINH, SO DO

DANH MUC TU VIET TAT LOT MO DAU issssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssnsessssssssssssssssssessessssssees 1

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE THAM DINH DU AN DAU TU TAI NGAN

HANG THUONG MAL -°- 5-2 s£ 9£ se s2 E239 E34E39E33E2923E2se2se7serserssosee 3

1.1 Ngan hàng thương mại tại Việt Nam -« e«eeseeeseeseresersee 3

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mai 5+ +++s£++++ex+sxeereeesxs 3 1.1.2 Vai trò và chức năng của ngân hàng thương Tnại 5-5 -s<+s£+s2 3

1.2.3 Các hoạt động chính của ngân hang thương Tại 5 5 «+s<5s+++ 5

1⁄2 Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mái 5

1.2.1 Khái niệm, yêu cầu và ý nghĩa của thâm định dự án đầu tư tại NHTM 5

1.2.2 Quy trình thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 7

1.2.3 Phương pháp thâm định dự án đầu tư tại ngân hang thương mại 9

1.2.4 Nội dung thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 11

1.2.5 Tiêu chí đánh giá công tác thâm định dự án dau tư tại ngân hàng thương mai"— 14

1.3 Cac nhân tố ảnh hướng đến thẩm định dự án đầu tư . - 16

1.3.1 Nhân tô chủ Quan ee ec cccscececesceecescsececsecsessessssscseseessesessesseesesaesaeees 16

1.3.2 Nhân tố khách quan -2- + ©++2+++E++2E++2EE+£EE+SEEEEEEEtrExrrrxrsrkrerkrsrke 18

CHUONG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẦM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TU TẠI

NGAN HÀNG TMCP DAU TU VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH HA NỘI 2-2 s£©2s£s£©+sEEseExsEEseEEseEsEEserssersersserssrre 20

2.1 _ Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Dau tư va Phát triển Việt Nam —

Chỉ nhánh Ngọc Khánh Hà Nội - o5 5S 10 emgee 20

Trang 5

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chỉ nhánh Ngoc Khánh Hà Nội 20

2.1.2 Cơ cau tô chức của Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội - 21

2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội giai đoạn 2020 - 2(22 - ¿22 +++2E19EEEE22122112711271127112711711711211 2112 22

2.2 Thue trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầutư và Phát triên Việt Nam — Chỉ nhánh Ngọc Khánh Hà Nội 25

2.2.1 Đặc điểm dự án thâm định tại Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội 25

2.2.2 Căn cứ thẩm định tai Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội 26

2.2.3 Quy trình thâm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngoc Khánh Hà Nội 26

2.2.4 Phuong pháp thâm định dự án dau tư tại Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội 28

2.2.5 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngoc Khánh Hà Nội 34

2.3 Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hang TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội 45

2.3.1 Giới thiệu về khách hàng và dự án vay vốn -¿- s¿©z+zx+cx+rxcres 452.3.2 Nội dung thẩm định dự án - 2 +£+2<+EE+2EE£EECEEEEEEESEEEEEErrkerkerrkrree 462.4 Đánh giá công tác thâm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tưvà Phát triên Việt Nam — Chỉ nhánh Ngoc Khánh Hà Nội 72

2.4.1 Những kết qua đạt đưỢC -©5c s22 EEEEEEEEEE2E1E211271711211 1 re, 722.4.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2 5£ £+EE£+EE£EE£EEEEEESEEEEEEvrkerkrrrrrree 73CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH HÀ NỘI DEN NĂM 2030 763.1 Dinh hướng hoàn thiện công tác thâm định dự án đầu tư tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội3.1.1 Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 763.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác thâm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NgọcKhánh Hà NỘI - -G 120111231 1111311 1181111811111 1111811180 11g re 783.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngânhàng TMCP Dau tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngọc Khánh Hà) 0 — 79

Trang 6

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực -. -zz- 793.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn thông tin sử dụng thâm định 823.2.3 Hoàn thiện nội dung thâm định dự án - ¿2-5 s+EvEzEvEzEeEertsrerezrrrs 833.2.4 Áp dụng khoa học công nghỆ - - ¿2£ 2 £+S£+E££EE£EE£EEtEEtEErrEerkerrecrs 843.2.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thâm định dự án 853.2.6 Hop tác với các doanh nghiệm về thâm định -2- 52 5z252+sz+£zz£z 86khan (c6 ẽ 87

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hang TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 873.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nha n6c cscccssesssessessesssessesssessesssesseesseeseeeseess 883.3.3 Kiến nghị với Bộ Tài chính 2-22 ++2+++2E+EE2EEeEEESEEerkrerxerkeerkrrex 890007900755 — 90

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2° s2 ©ssessessevssvssess 91

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH, SƠ DOHình 1.1: Quy trình thâm định dự án vay vốn đầu tư tại NHTM

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tô chức của Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

Hình 2.2: Quy trình thâm định dự án vay vốn tại Chi nhánh Ngoc Khánh

Bảng 2.1: Kết quả Hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 — 2022 tại chi nhánh Ngọc

Khánh

Bang 2.2: Ty lệ nợ quá hạn giai đoạn 2020 — 2022 tại Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá xấu giai đoạn 2020 — 2022 tại Chi nhánh Ngọc Khánh Hà NộiBảng 2.4: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty TNHH MTV Space

Bảng 2.5: Phân tích SWOT Công ty TNHH MTV Space

Bảng 2.6: Quá trình làm việc của Giám đốc Nguyễn Quang Trung

Bảng 2.7: Quá trình làm việc của Phó Giám đốc Nguyễn Thanh Ích Bảng 2.8: Quá trình làm việc của Kế toán trưởng Lê Thị Toan

Bang 2.9: Báo cáo kết quả HDKD giai đoạn 2020 — 2021 của Công ty TNHH MTV

Space

Bang 2.10: Bang CDKT giai đoạn 2020 — 2022 của Công ty TNHH MTV Space

Bảng 2.11: Vốn lưu động giai đoạn 2019 — 2021 của Công ty TNHH MTV SpaceBang 2.12: Các khoản phải thu ngăn hạn 2020 — 2022 của Công ty TNHH MTV Space

Bảng 2.13: Các khoản phải khách hàng năm 2022 của Công ty TNHH MTV Space

Bảng 2.13: Hàng tồn kho năm 2022 của Công ty TNHH MTV Space

Bảng 2.14: Các khoản phải trả năm 2022 của Công ty TNHH MTV Space Bảng 2.15: Các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2021 — 2022 của Công ty TNHH MTV

Space Bang 2.16: Du nợ tín dụng của Công ty TNHH MTV Space

Bang 2.17: Diễn biến du nợ của Công ty TNHH MTV SpaceBang 2.18: Một số nha cung cap của Công ty TNHH MTV SpaceBang 2.19: Doanh thu dự kiến năm 2023 - 2024 của Công ty TNHH MTV SpaceBảng 2.20: Cơ cấu doanh thu năm 2023 - 2024 của Công ty TNHH MTV Space

Trang 8

Bảng 2.21:

Bảng 2.22:

Chi phí dự kiến năm 2023 - 2024 của Công ty TNHH MTV Space

Danh mục TSBD của Công ty TNHH MTV Space

DANH MỤC TU VIET TAT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 NHTM Ngan hang thuong mai

2 NHNH Ngân hang Nhà nước

10 NPV Gia trị hiện tại ròng

lãi IRR Ty suất hoàn vốn nội bộ

12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

13 MTV Một thành viên

14 HĐKD Hoạt động kinh doanh

15 CDKT Cân đối kế toán

16 TSBĐ Tài sản bảo đảm

17 KTQD Kinh tế quốc dân18 HĐQT Hội đồng quản trị

19 PGD Phòng giao dịch

Trang 9

tiền tệ, cạnh tranh trong nội bộ ngành và với các công ty công nghệ tài chính Ngoài ra,

sự thay đối của khách hàng đến từ yêu cầu và nhu câu của khách hàng ngày càng tăng

cao Đặc biệt, trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu COVID-19, nhu câu vay von của

các doanh nghiệp sẽ tăng lên dé bù đắp cho những tồn hại và phục hồi hoạt động sản

xuất kinh doanh Các ngân hàng thương mại sẽ trở thành một nguồn vốn hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cùng với bối cảnh

chính sách tiền tệ thắt chặt, các ngân hàng thương mại cần tập trung vào việc nang cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng Từ đó, các ngân hàng sẽ đối mặt

với những thách thức trong việc thẩm định dự án dau tư, từng bước dua ra quyết địnhhợp lý Việc thâm định dự án đầu tư được xem là một quá trình quan trọng nhằm đảmbảo dự án có tính khả thi và đúng mức đầu tư dé đảm bảo lợi ích của ngân hàng, khách

hàng trước khi tiến hành đầu tư

Trong khóa luận tốt nghiệp này, em sẽ tìm hiểu về hoạt động thâm định dự án tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội.

Em sẽ đưa ra các khái niệm cơ bản của thẩm định dự án đầu tu, các quy trình thầm

định, các thông tin cần thiết để đánh giá dự án đầu tư và cách áp dụng các công cụ vàphương pháp đánh giá hiệu quả dự án Từ cơ sở lý luận của thẩm định dự án đến thực

tiễn tại Ngân hàng, em cũng sẽ đưa ra thông tin tìm hiểu được các vấn đề và thách thức mà ngân hàng thương mại đang đối mặt trong việc thâm định dự án dau tư Thông qua

đó xây dựng cơ sở cho những giải pháp hoàn thiện công tác thầm định dự án tại Ngân

hàng TMCP Dau tư và Phát triên Việt Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội.

Đề tài bao gồm 3 chươngChương 1: Co sở lý luận về thâm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại

Cung cấp kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại, thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại, dé hiểu rõ hơn về tam quan trọng và các bước thực hiện công

việc này tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội.

Trang 10

Chương 2: Thực trạng công tác thấm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

Trong quá trình tìm hiểm về công tác thẩm định dự án dau tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội, em tập trung

vào việc phân tích thực trạng công tác thâm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngọc

Khánh Hà Nội, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận định về tình hình hoạt động thực tế

của công tác này trong Ngân hàng và các thách thức cần vượt qua.

Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thâm định dự

án đầu tư tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngọc Khánh

Hà Nội đến năm 2030

Các giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo ngân hàng luôn đi đầu trong đào tạo

và nâng cao năng lực thấm định dự án đầu tư cho các nhân viên, tạo sự tin tưởng và hỗ

trợ tối đa cho khách hàng trong quá trình đầu tư Đồng thời, gia tăng tăng hiệu von vay,

thúc đây hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Trang 11

CHUONG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VE THÁM ĐỊNH DỰ AN DAU TU TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tô chức tài chính cung cấp các dịch vụ khác nhau cho các cá nhân và doanh nghiệp Ngân hàng nhận tiền gửi từ khách hàng và sử dụng

các khoản tiền gửi đó để cho vay và đầu tư Chức năng chính của một ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi từ công chúng và sử dụng các khoản tiền đó để cung cấp các khoản vay, thé chap và các sản phẩm tài chính khác dé tìm kiếm lợi nhuận hoặc thu

nhập lãi.

Các ngân hàng thương mại cũng cung cấp một loạt các dịch vụ bao gồm: Các

dịch vụ xử lý thanh toán như phát hành thẻ ghi nợ và thẻ tín dung; Dich vụ dau tư như

quỹ tương ho, cô phiêu và trái phiêu; Dich vụ tai trợ thương mại và ngoại hôi

Các ngân hàng thương mại đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế bằng

cách cung cấp một nên tảng an toàn dé lưu giữ và luân chuyền tiền, tạo thuận lợi cho thương mại và đồng thời thúc đây tăng trưởng kinh tế.

1.1.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian giữa người gửi tiền và người

đi vay, và họ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động chung của nên kinh tê Một sô vai trò và chức năng chính của ngân hàng thương mại như sau:

Chức năng trung gian tín dụng: Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:

- Đối với khách hàng: là người gửi tiền, khách hang sẽ nhận tiền lãi

- Với người đi vay: giúp cho các chủ thé trong nền kinh tế thoả mãn cầu

von tạm thời thiêu hụt trong quá trình sản xuât kinh doanh, đông thời tiét kiệm chi phí, thời gian, tiện lợi, an toàn và hợp pháp.

- Đối với ngân hàng, chức năng nay là cơ sở cho sự tồn tại và phát triểnngân hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, đồngthời nó là cơ sở đê ngân hàng thương mại tạo tiền góp phần tăng quy mô tín dụng chonền kinh tế

Trang 12

- Đối với nền kinh tế, chức nang này giúp điều hoà vốn từ nơi tạm thời dư

thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triên sản xuất kinh doanh thúc đây tăng

trưởng kinh tế.

Chức năng tạo tiễn: Đây là chức năng riêng có và duy nhất của ngân hàng

thương mại, nhân hàng thương mại thực hiện chức năng này nhằm tạo ra bội số tiền

gửi trong hệ thống ngân hàng Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản

chất của ngân hàng thương mại Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một nhiệm vụ chính cho sự tôn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mai với nghiệp

vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo

tiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua

chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dung số vốn huy động được để cho vay,

số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng dé mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ

hay kinh doanh trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn

được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh

toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng

phương tiện thanh toán trong nên kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với ngân hàng thương mại Do vậy ngân hàng trung ương có thê tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá

nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản

tiền gửi của họ đề thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh

toán tiện lợi cả ở trong nước hay ở nước ngoài như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu câu, khách hàng có thé chọn

cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thé kinh tế không phải

giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gân

hay xa mà họ có thé sử dụng một phương thức nào đó dé thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chỉ phi, thời gian, lại đảm

bảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hình trung đã thúc đây lưu thông hàng hóa,

đây nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyên vốn, từ đó góp phan phát trién kinh tế.

Trang 13

Tóm lại, các ngân hàng thương mại đóng vai trò to lớn trong việc thúc đây tăng

trưởng kinh tế, tạo doanh thu và tạo cơ hội việc làm ở một quốc gia.

1.1.3 Các hoạt động chính của Ngân hang thương mai

Ngân hàng thương mai là một tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ tài chính

cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

bao gôm:

- Hoạt động duy động vốn: Ngan hàng thương mại tiếp nhận tiền gửi từ

khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Tiền gửi này có thê sử dụng dé cho vay hoặc đầu

tư vào các khoản đầu tư khác.

- Hoat dong cho vay: Ngan hang thuong mai cho vay tiền cho khách hang

cá nhân và doanh nghiệp Tiền vay này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác

nhau, từ việc mua nhà đến đầu tư kinh doanh Ngân hàng thu lãi suất từ khoản vay này.

- Hoạt động thanh toán: ngân hang cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách

hàng cá nhân và doanh nghiệp, bao gom chuyền khoản, gửi tiền, rút tiền và các dịch vụ thanh toán trực tuyến.

- Hoạt động dau tư: Ngân hàng thương mai dau tư vào các khoản đầu tu

khác nhau, bao gôm chứng khoán, ngoại tệ và bât động sản Những khoản đâu tư này giúp ngân hàng tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng.

- Hoạt động quan lý rủi ro: Ngan hang thương mai quản lý rủi ro bằng

cách đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, điều chỉnh lãi suất và tạo ra các giải pháp tổ chức đề giảm thiểu các rủi ro tiềm an.

1.2 Công tác thâm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mai

1.2.1 Khái niệm, yêu cầu và ý nghĩa của thâm định dự án đầu tư tại NHTM

1.2.1.1 Khái niệm thẩm định dự án dau tư

Thâm định dự án đầu tư là quá trình đánh giá, phân tích và đưa ra quyết định về

khả năng và tính khả thi của một dự án đâu tư Quá trình này bao gôm đánh giá kỹ

lưỡng và thu thập thông tin về dự án, nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính và quản

lý rủi ro dé đưa ra két luận vê khả năng dau tư vào dự án.

Trang 14

Mục đích chính của thâm định dự án đầu tư là xác định tính khả thi và tiềm năng

sinh lợi của dự án, đánh giá các rủi ro và cơ hội, từ đó đưa ra quyết định về việc đầu tư hay không đầu tư vào dự án Các yếu tố cần được đánh giá trong thâm định dự án đầu tư bao gôm: mục tiêu và phạm vi của dự án, kế hoạch kinh doanh, đối thủ cạnh tranh,

yếu tố pháp lý, tài chính, quản lý rủi ro và các khía cạnh môi trường và xã hội.

Quá trình thẩm định dự án đầu tư muốn đảm bao rang dự án đầu tư có thé hoạtđộng hiệu quả, sinh lợi cao và đủ dé tra ng cho nha đầu tư Thực hiện thẩm định dự án

đầu tư là bước rất quan trọng và quyết định đầu tư vào dự án nên được đưa ra sau khi

thực hiện kỹ lưỡng phân tích và thầm định dự án đầu tu.

1.2.1.2 Những yêu cau của thẩm định dự án dau tư

Việc thâm định dự án dau tư là quá trình quan trọng trong việc đánh giá khả năng và tính khả thi của dự án Các yêu câu cần được đáp ứng trong quá trình thâm

định dự án đầu tư gồm:

- Kiến thức chuyên môn: Đội ngũ thâm định dự án đầu tư cần có kiến thức

chuyên môn về lĩnh vực liên quan đên dự án, bao gôm nghiệp vụ và quy trình kinh doanh.

- Thu thập thông tin: Tat ca thông tin về dự án cần được thu thập kỹ lưỡng,

chi tiét và chính xác từ các nguôn như chủ đâu tư, thị trường va bảng báo cáo tài chính.

- Phân tích thị trường: Quá trình thẩm định dự án đầu tư yêu cầu phân tích

thị trường đê đánh giá cơ hội và thách thức của dự án trên thị trường.

oe Phân tích tài chính: Thâm định dự án đầu tư yêu cầu phân tích tài chính

đê đánh giá khả năng tài chính của dự án bao gôm: chi phí, lợi nhuận, dòng tiên và

khoản đâu tư ban đâu.

¬ Quản lý rủi ro: Đánh giá rủi ro và các giải pháp về quản lý rủi ro là một

phân quan trọng của quá trình thâm định dự án đâu tư.

- Dua ra quyét định: Sau khi hoàn thành các bước thâm định, đội ngũ thắm

định dự án dau tu đưa ra quyết định cuôi cùng, cho phép hoặc không cho phép dau tư

vào dự án.

1.2.1.3 Ý nghĩa của thấm định dự án đầu tư

Trang 15

Tham định dự án đầu tư là quá trình đánh giá, phân tích va đưa ra quyết định vềkhả năng và tính khả thi của một dự án đầu tư Quá trình này đóng vai trò quan trọng

trong việc đảm bảo rằng dự án đầu tư có thể hoạt động hiệu quả, sinh lợi cao và đủ dé tra nợ cho nhà dau tư Các ý nghĩa chính của thẩm định dự án đầu tư bao gồm:

- Xác định tinh khả thi của dự án: Thâm định dự án đầu tư giúp xác định

tính khả thi của dự án bằng cách đánh giá và phân tích các yếu tố liên quan đến dự án

như thị trường, tài chính, môi trường kinh doanh và các rủi ro và cơ hội tiềm ấn.

- Dua ra quyết định dau tư: Quá trình thâm định dự án đầu tư giúp những người đưa ra quyết định như nhà đầu tư hoặc các tổ chức tín dụng đưa ra quyết định

chắc chan và hiéu rõ ảnh hưởng và tiềm năng lợi nhuận của việc đầu tư vào dự án.

- Quản lý rủi ro: Tham định dự án dau tư giúp định hướng và quản lý các

rủi ro có thê xảy ra khi đâu tư vào dự án, giúp đưa ra kê hoạch mở rộng kinh doanh và phát triên dự án một cách bên vững.

- Tối ưu hóa lợi nhuận: Thâm định dự án đầu tư giúp tối ưu hóa lợi nhuậncủa dự án bang cách đánh giá tong thé tình hình kinh doanh và tài chính của dự án

trong giai đoạn đầu và giai đoạn tiếp theo.

- Dam bao việc sử dung vốn hiệu qua: Thâm định dự án dau tư giúp đảm

bảo sử dụng vốn đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả, giúp đầu tư và phát triển dự án một cách bên vững trong tương lai.

1.2.2 Quy trình thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại

Quy trình thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thé

có sự khác biệt nhỏ tùy thuộc vào từng ngân hàng, phân khúc dự án, quy mô doanh

nghiệp Nhưng cơ bản gôm các bước sau:

Trang 16

Bước 2: Thực hiện đánh giá

v

Bước 3: Lập báo cáo thẩm định

v

Hình 1.1: Quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại NHTM

Nguồn: Tài liệu bài giảng Tham định dự án dau tư, Đại học KTQD

Bước 1: Tiếp nhận ho sơ khách hàng và thu thập thông tin: Khách hàng tiếp cận ngân hàng với yêu cầu vay vốn, thực hiện các thủ tục đăng ký vay và cung cấp thông

tin liên quan đến khách hàng và dự án, bao gồm hồ sơ về chủ đầu tư, về tài sản đảm

bảo,tài liệu mô tả dự án, kế hoạch kinh doanh, chi phí ước tính và dự báo thu nhập, và

các giấy tờ có liên quan khác Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng lập hỗ sơ tín dụng, sau đó hồ sơ được chuyền sang các phòng ban có chức năng thầm định kiểm tra.

Bước 2: Thực hiện đánh giá dự án: Đây là giai đoạn bắt đầu quá trình thẩm địnhdự án tại NHTM Trên cơ sở hồ sơ tín dụng của khách hàng, cán bộ tín dụng tiễn hànhphân tích và đánh giá tổng thé dự án, bao gồm các phân đoạn dự án, khả năng tài chính

của khách hàng, khả năng hoàn trả vốn và lợi tức của dự án Dựa trên kết quả đánh giá,

phía ngân hàng xác định hạn mức tín dụng phù hợp với khả năng khách hàng.

Bước 3: Lập báo cáo thấm định dự án: Sau khi hoàn thành quá trình thầm địnhdự án dau tư, hồ sơ tín dụng được cán bộ thẩm định thực hiện tái thâm định dự án, lập

báo cáo thâm định trình lãnh đạo phụ trách công tác thâm định hoạc trình phòng quản lý rủi ro để xem xét phê duyệt báo cáo thâm định Đồng thời, cán bộ thâm định tiến hành lưu trữ hồ sơ tài liệu cần thiết của khách hàng.

Bước 4: Đưa ra quyết định cho vay: Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá,

ngân hàng đưa ra quyêt định châp thuận hoặc từ chôi cho vay và xác định điêu kiện

Trang 17

cho dự án được thực hiện (thời hạn vay, lãi suất, kỳ hạn trả nợ, tài sản bảo đảm, điều

kiện cân thiét khác).

1.2.3 Phương pháp thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự

Nội dung phương pháp thầm định theo trình tự là công tác thầm định dự án

được tiến hành một cách logic, từ tổng quan đến chi tiết Thâm định tổng quan là tiền đề dé tiến hành công tác thẩm định từng nội dung chi tiết, đồng thời thẩm

định chi tiết cũng kế thừa những kết luận sau khi đã thâm định tong quan dự án.

Thâm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bảnthể hiện tính pháp lý, tinh phù hợp của dự án, cho phép hình dung khái quát

dự án, quy mô và tầm quan trọng của dự án, xác định các căn cứ pháp lý đảm

bảo khả năng kiểm soát được bộ máy quản lý dự án.

Thâm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi

tiét từng nội dung cụ thê ảnh hưởng trực tiệp đên tính khả thi, hiệu quả, tính hiện thực của dự án

1.2.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Đây là phương pháp phổ biến va đơn giản bằng việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu của dự án với các dự án đã và đang hoạt động khác Một số chỉ tiêu được so sánh:

- Tiêu chuân thiệt kê, xây dựng, tiêu chuân vê cap công trình do nha

nước quy định hoặc điêu kiện tài chính mà dự án có thê châp nhận được.

- Tiêu chuân vê công nghệ, thiệt bi trong quan hệ chiên lược đâu tư

công nghệ quôc gia, quoc tê.

- Tiêu chuân đôi với các loại dự án mà thi trường đang đòi hỏi

- Các chi tiêu tông hop như cơ cau von đâu tu, suât dau tư

- Các định mức vê san xuat, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiên

lương, chỉ phí quản lý của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc

các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế

Trang 18

- Các chỉ tiêu về hiệu quả dau tư.

- Cac định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo điều hành

của nhà nước, của ngành đôi với doanh nghiệp cùng loại.

- Cac chỉ tiêu mới phát sinh.

Trong khi sử dụng phương pháp so sánh lưu ý các chỉ tiêu dùng để so sánh cần

được vận dụng phù hợp với điêu kiện và đặc điêm cụ thê của từng dự án và doanh nghiệp, tránh máy mọc, dập khuôn.

1.2.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp phân tích độ nhạy thường được sử dụng dé đánh giá rủi ro về khía

cạnh tài chính của dự án Phương pháp phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan, đặc biệt là các

chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

1.2.3.4 Phương pháp dự báo

Dự án đầu tư thường có thời gian hoạt động lâu dài do đó việc sử

dụng phương pháp dự báo đê đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng

quan trọng.

Nội dung phương pháp là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp (ngoại suy thống kê, mô hình hồi quy tương

quan ) để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản

phẩm, nguyên vật liêu ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án, đưa ra các xu

hướng, dự báo các khả năng có thê xảy ra đôi với dự án

- Phương pháp ngoại suy thống kê: là phương pháp dự báo trên cơ sở thống kê các

số liệu trong quá khứ theo một tiêu thức nào đó dé tim xu hướng, tính quy luật biến đổi của nó trong quá khứ, hiện tại nhằm dự báo cho những năm tiếp theo dự án dự dién đi vào hoạt động.

- Phương pháp sử dụng hệ số co din của cầu: phương pháp này thông qua việc xem

xét sự thay đôi của lượng câu khi từng nhân tô ảnh hưởng đên câu như giá cả, thu thập, thị hiệu, thay đôi.

Trang 19

- Phuong pháp mô hình hồi quy tương quan: phương pháp dự báo trên cơ sở phân

tích mối quan hệ tương quan giữa câu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu thi trường như giá cả, thu thập của người tiêu dùng, giá cả hàng hóa va dịch vụ liên quan,

Phương pháp dự báo làm tăng tính chính xác của các quyết định đánh giá tính khả

thi của dự án trong quá trình thâm định do các số liệu dự tính trong dự án đã được lượng hóa trên cơ sở khoa học Tuy nhiên, phương pháp này đối diện với việc rất tốn kém về

mặt thời gia và chi phí thực hiện, đồng thời độ rủi ro cao do dự án có thể không chính

xác do thiếu thông tin hoặc do sự thay đổi bat thường của nền kinh tế.

1.2.3.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trong quá trình thâm định dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư trong

lĩnh vực mới hoặc dự án có quy mô lớn, phức tạp NHTM thường sử dụng

phương pháp lây ý kiến chuyên gia, để có cái nh n chuyên sâu hơn vê dự án đặc biệtlà trong thâm định khía cạnh kỹ thuật của dự án Phương pháp thẩm định lấy ý kiến

chuyên gia là phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực cần thâm định của dự án, ý kiến đánh giá của họ về tính hiệu quả va khả thi của dự án trong lĩnh vực đó như thế nào.

1.2.3.6 Phương pháp triệt tiêu rui ro

Phương pháp dự đoán những rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp phòng

ngừa và hạn chế tôi đa tác động mà rủi ro đó gây ra, hoặc phân tán rủi ro cho các đối tácliên quan đến dự án Ví dụ trong giai đoạn thực hiện dự án thì có thé kế đến một số rủiro như rủi ro chậm tiến độ thi công, TỦI ro VƯỢT tổng mức đầu tư rủi ro về cung cấp dịch

vụ kỹ thuật-công nghệ không đúng tiền độ, chất lượng không đảm bảo, rủi ro về tài

chính như thất thoát lãng phí vốn; một số rủi ro bất khả kháng có thể do điều kiện tự nhiên bat lợi ,hoàn cảnh chính trị - xã hội khó khăn,

Có thể thấy là rủi ro luôn tiềm ân và gắn liền với mọi giai đoạn của dự án, chính

vì vậy Ngân hàng thương mại cần lên những biện pháp dé phòng ngừa hạn chế các tác động tiêu cực của rủi ro có thê ảnh hưởng đến dự án và ngân hàng Phương pháp này giúp ngân hàng tránh được những rủi ro thường gặp khi câp tín dụng cho dự án, nhờ đó

nâng cao sự ôn định và chắc chắn khi ngân hàng ra quyết định gop vốn nhưng cũngđồng thời rất khó cho ngân hang dé nhận biết được hết rủi ro có thê xảy ra với dự án

trước và sau khi đi vào hoạt động khi các yếu tố ảnh hưởng đến dự án cả bên ngoài lẫn bên trong đều luôn biến đổi Phương pháp triệt tiêu rủi ro không được sử dụng phổ biến trong các ngân hàng thương mại Bởi vì các ngân hàng thương mại coi phương pháp này

gần như đồng nhất với phương pháp phân tích độ nhạy

Trang 20

1.2.4 Nội dung thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại1.2.4.1 Thâm định khách hàng vay vốn

a) Thẩm định tư cách pháp nhân của nha đầu tw

Ngân hàng thường phân biệt hai nhập khách hàng vay vốn: Khách hàng đã có

mối quan hệ tín dụng với ngân hàng và khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu với ngân hàng Nhìn chung những thông tin mà ngân hàng cần thâm định về tư cách pháp lý của nhà đầu tư bao gồm: Tư cách pháp lý của người đại diện của nhà đầu tư; giá trị

pháp lý và hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhậnđầu tư Hồ sơ cần thiết có liên quan đến nội dung thâm định tư cách pháp nhân của nhàđầu tư bao gồm: Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấychứng chỉ hành nghề; Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật và kế toántrưởng; Đăng ký mã số thuế, mẫu dấu, chữ ký; Chứng minh nhân dân, hộ khẩu củangười đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng,

b) Tham định năng lực của nhà dau tư- Tham định năng lực kinh doanh của nha dau tw: Ngân hang sẽ xem xét trênkhía cạnh chính như lịch sử hình thành và phát triển của nhà đầu tư, lĩnh vực kinhdoanh hiện tại của nhà đầu tư và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư củadự án, những thay đổi lớn của nhà dau tư qua các giai đoạn, sau đó ngân hàng sẽ đánhgiá năng lực kinh doanh hiện tại và triển vọng kinh doanh của nhà đầu tư trong tươnglai Đó có thé là những sản phẩm, dich vụ mà nhà dau tư hiện tại cung cấp, xem xétnhững khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư đối với hoạt động kinh doanh hiện tại, xácđịnh uy tín của nhà đầu tư trên thương trường

- Tham định năng lực quản lý điều hành của nhà đâu tw: Tham định năng lực

quản lý điều hành của nhà đầu tư thông qua các nhà quản lý của nhà đầu tư Năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo bao gồm năng lực chuyên môn, năng lực quản trị điều hành phẩm, chất đạo đức, uy tín của lãnh đạo trong và ngoài ngành, khả năng năm bắt

thị trường thích hợp trong hội nhập thị trường.

- Tham dinh năng lực tài chính, kha năng trả nợ cua nhà dau tư: Tham định năng lực tài chính của nhà đầu tư sẽ dựa vào các báo cáo tài chính trong 3-5 năm trước trước thời điểm thẩm định Trong đó bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyên tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và một số tài liệu tài

chính khác dé đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng Phân tích đánh giá vềphương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của nhà đầu tư để xác

định hình thức cấp tín dụng phù hợp

Trang 21

- Tham dinh quan hé tin dung cua nha dau tư với các tổ chức tin dụng: Đề đảm bảo tính khả thi của nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, một nội dung thâm định khá quan trọng của các ngân hàng thương mại thực hiện dé giảm thiểu tín dung từ các nhà đầu tư đó là xếp hạng tín dung của các nhà đầu tư Cán bộ thẩm định sẽ dựa vào thông tin mà chủ đầu tư cung cấp để tra về tình hình công nợ của tổ chức trong toàn bộ hệ

thống ngân hàng thương mại Cán bộ thẩm định sẽ sử dụng trang dit liệu CIC được cấp

chỉ dành riêng cho ngân hàng sử dụng.

1.2.4.2 Thâm định dự án đầu tư- Tham định hồ sơ pháp lý dự án dau tw: Đây là nội dung tham định đầu tiên déđánh giá dự án đầu tư Thâm định điều kiên pháp lý của dự án đầu tư là tiền đề dé thẩmđịnh các tiêu chí tiếp theo Nếu dự án không đảm bảo tính pháp lý theo quy định củaNhà nước và Ngân hàng đề ra thì phía Ngân hàng sẽ từ chối cấp tín dụng

Cán bộ thâm định và Cán bộ tín dụng sẽ xem xét tính pháp lý của các giấy tờ được cơ quan quản lý Nhà nước cấp cho dự án đầu tư như: Việc phê duyệt các giây tờ

pháp lý có đúng thâm quyền không? Việc phê duyệt dự án đầu tư có đúng cấp quản lý

không? Việc giao cho chủ đầu tư dự án có được thực hiện đúng theo quy định của pháp

luật không?

- Tham định khía cạnh thị trường của dự án: Nội dung tham định nay bao gồm

thấm định khía cạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm và khịa cạnh thị trường cung cấp

nguyên vật liệu và các yêu tố đầu vào Mục đích của việc thấm định khia cạnh thị

trường dự án là đánh giá tính khả thi về sản phẩm và dịch vụ dự án; dự tính số lượngvà chất lượng sản phẩm sản xuất và cung ứng; cách thức phân phối sản phẩm ra thị

trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan

trọng, quyết định việc thành bại của dự án Tat cả các nội dung thâm định này đóng vaitrò vô cùng quan trọng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận của dự ánđầu tư đem lại, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng

- Tham định khía cạnh kỹ thuật dự án: Nội dung này thâm định tính khả thi củacác giải pháp kỹ thuật được đề xuất trong dự án Căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹthuật của dự án, các văn bản pháp lý về chiến lược quy hoạch của Nhà nước, Cán bộthâm định sẽ thâm định tính hợp lý trong việc lựa chọn hình thức đầu tư vào dự án củanhà dau tư; thâm định địa điểm xây dựng, địa điểm xây dựng có nam trong quy hoạchhay không?; quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án; công nghệ, dây chuyền thiết bị;quy mô, giải pháp xây dựng Trong phan này, Cán bộ thầm định cần phải đối chiếu với

các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thâm định và trình cấp có thâm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC.

Trang 22

- Tham định khía cạnh tổ chức, quản lý thực hiện dự án: Nội dung thâm định này

xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của Chủ đầu tư dự án Đánh giá sựhiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết

bị mới của dự án Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị- công nghệ (nếu đã có thông tin) Mục đích nhằm đảm bảo bộ máy quản lý

phù hợp với dự án và từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư.- Tham định khía cạnh tài chính dự án: Đây là nội dung thâm định quan trọngbậc nhất trong quá trình thâm định dự án Nội dung này thâm tra tính khả thi về mặt tàichính và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án Cán bộ thâm định sẽ thâm tra về mức vốnđầu tư của dự án; kiểm tra tính chính xác của các khoản mục cấu thành tong mức đầutư; thẩm định dòng tiền dự án, các khoản chi phí, doanh thu và các chỉ tiêu đánh giá

hiệu quả tài chính dự án ( NPV, IRR).

1.2.4.3 Thâm định tài sản bảo đảm

- Tham định tính pháp lý của tài san bảo dam: Tài san bao đảm phải có tính pháp

lý do pháp luật quy định, thuộc quyên sở hữu của nhà đâu tư Tài sản bảo đảm phải đảm bảo không có bat cứ tranh chap nào tại thời diém ký kêt hợp đông.

- Tham định khả năng thanh khoản của tài sản bảo đảm: Tài sản bảo dam lànhững tài sản có thể chuyển nhượng trên thị trường Những tài sản không được chấpnhận làm tài sản bảo đảm là những tài sản có tính thanh khoản rất thấp do kém chấtlượng, tồn kho, dé bị phá hủy do tác động từ môi trường,

- Tham dinh giá trị tài san bảo dam: Giá tri tài san bao đảm là giá tri được xácđịnh tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tạithời điểm này làm xơ sở xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng, không áp dụng xửlý tài sản dé thu hồi nợ

1.2.5 Tiêu chí đánh giá công tác thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại

Việc đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối

với các ngân hàng thương mại Công tác thâm định dự án đầu tư giúp ngân hàng đưa ra

quyết định về việc cho vay hay không cho vay dự án đó Thông qua việc đánh giá đầy

đủ các yếu tố liên quan đến dự án như tính khả thi, tiềm năng và rủi ro, ngân hàng có

thé đưa ra quyết định về việc cho vay hoặc từ chối cho vay dự án đó một cách chính xác và có lợi nhất cho ngân hàng Từ đó tăng hiệu quả thâm định và quản lý rủi ro khi các yếu tố được đánh giá một cách kỹ lưỡng và các rủi ro được định danh trước, quá

trình thâm định và quản lý rủi ro sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn Đồng thời

tạo văn hóa chuyên nghiệp cho ngân hàng, khi thâm định dự án được thực hiện một

Trang 23

cách kỹ lưỡng và đầy đủ, nó sẽ giúp ngân hàng tạo dựng được uy tín và niềm tin từ các

khách hàng và các đối tác khác Có một số tiêu chí quan trọng để đánh giá công tác thấm định dự án dau tư tại ngân hàng thương mại, bao gồm:

1.2.5.1 Số lượng dự án được thẩm định và cho vay

Dé đi đến chặng đường thâm định và cuối cùng là ra quyết định cho vay, dự ányêu cầu cấp vốn tại ngân hàng phải trải qua rất nhiều bước kiểm điểm nào kiểm duyệtnghiêm ngặt Chính vì vậy không phải dự án nào yêu cầu cấp vốn không được ngânhàng duyệt và cho thâm định Do đó, chỉ tiêu phản ánh sỐ lượng dự án vay vốn đượcthâm định và cho vay là một chỉ tiêu cho tới hiệu quả của công tác thâm định tại ngânhàng Ví dụ như trong 100 dự án yêu cầu cấp vốn chỉ có 90% dự án là duyệt dé thẩm

định và chỉ có khoảng 65% dự án là được phép cho vay Do vậy chỉ tiêu này càng cao

chứng tỏ số lượng dự án mà ngân hàng cho phép vay tăng lên đồng nghĩa với việc côngtác thâm định đã phát huy hết tác dụng và chứng tỏ vai trò quan trọng trong quản trị tíndụng tại Ngân hàng Nếu số lượng dự án vay vốn được thâm định tăng dần có nghĩa làchất lượng các dự án đang dan cải thiện, đây là dấu hiệu tốt cho phía Ngân hang bởi sốlượng các khách hàng tiềm năng đang ngày càng mở rộng và thị phần của Ngân hàngcũng bắt đầu lan tỏa Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm dần đi thì cho thấy công tácthâm định kém hiệu quả, chất lượng thụt lùi, gây nên mat nhiều thời gian, chi phí và có

thể bị mat nhiều dự án vay vốn tiềm năng khác.

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác thẩm định và đồng thời cũng cho thấy chất lượng của khách hàng vay vốn Chỉ tiêu này cao chứng tỏ số lượng dự án

được duyệt cho vay càng nhiều, điều này cho thấy công tác thâm định là rất quan trọng,cốt lõi và ngược lại Cán bộ thâm định đã thực hiện thẩm định một cách nhanh chóngtrong một khoảng thời gian ngắn Ngoài ra, tỷ lệ dự án vay vốn được thầm định và cho

vay càng cao, chứng tỏ trong các dự án đề nghị có các phương án kinh doanh hiệu quả, tiềm năng được lợi nhuận cao trong tương lai, điều này nói lên rằng Ngân hàng đang có

một danh tiếng nhất định, uy tính mạnh mẽ đối với khách hàng.

1.2.5.2 Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ tô chức tín dụng mà người đi vay đến ngày trả nợ theohợp đồng nhưng lại không thê trả gốc và lãi theo đúng thời gian quy định trên hợpđồng Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi lại từ các chủ thể vay không có khả năng trả nợkhi đến kỳ hạn thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Chính vì vậy, các

Ngân hàng phải quản lý thật chặt chẽ các khoản vay dé tránh trường hợp các khoản vay

nhảy nợ xâu, nợ khó đòi Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ ng qua han cang cao chung to trong qua trình thẩm định dự án không đánh giá đúng về năng lực kinh doanh và tài chính của

Trang 24

khách hàng Cán bộ thâm định có thé đã bỏ sót một số chi tiết quan trọng, Ngân hang

thương mại từ đây đôi diện với nguy co mat von, khả năng thanh toán, lợi nhuận của

Ngân hàng có khả năng suy giảm.

1.2.5.3 Chi phí và thời gian thẩm định

Những quy định về chỉ phí và thời gian thẩm định, mỗi ngân hàng thương mạisẽ có những quy định riêng biệt Các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường lựa chọnnhững Ngân hàng có chi phí và thời gian thâm định được tối ưu nhất Do vậy, cácNgân hàng thương mại có những điều chỉnh hợp lý về chi phí và thời gian thâm địnhdé đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời tạo sự cạnh tranh đối với các ngân hàng

khác trong chính tiêu chí này.

- Thời gian thẩm định: Xét trên hệ thông các NHTM tại Việt Nam, thời gian thâm

định dự án đầu tư thường kéo dài tối thiểu 14 ngày, tối da 30 ngày Thời gian thâm định dự án đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của khách hàng, NHTM và đồng thời

gián tiếp ảnh hưởng lên mối quan hệ của phía NHTM với khách hàng Về phía Ngânhàng, thời gian thâm định kéo dài mang đến lợi ích cho công tác thâm định như giúpcán bộ thâm định xem xét dự án kỹ lưỡng, mọi khía cạnh của dự án sẽ được đánh giá,tránh những rủi ro có thể đến khi Ngân hàng ra quyết định cho vay Tuy nhiên, về phíakhách hàng vay vốn, thời gian thâm định kéo dài kéo theo nhiều rủi ro cho phía khách

hàng khi dự án chậm tiến độ do không được cấp vốn, đồng thời ảnh hưởng, đến uy tín

và mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng trong những lần vay vôn tiếp theo của

khách hàng Chính vì vậy, Ngân hàng cần phải cân đối thời gian hợp lý, tối ưu thời

gian nhằm mục đích dự án được xem xét, thâm định kỹ lưỡng, đồng thời không làmảnh hưởng quá lớn đến khách hàng

- Chi phí thẩm định dự án: Chi phí thâm định dự án tai NHTM thường rơi vào 10— 30 triệu tùy thuộc vào quy mô dự án đầu tư Việc chi phí thẩm định dự án cao giúpcho phía Ngân hàng có động lực thâm định dự án, tuy nhiên đối với khách hàng, chiphí quá cao khiến cho khách hàng suy nghĩ lại về việc hợp tác với Ngân hàng Ngượclại, chi phí quá thấp sẽ không đảm bao đầy đủ nguồn lực phục vụ thâm định dự án hoặckhông đủ nguồn lực trang trải trong quá trình thâm định dự án của Ngân hàng

1.3 Cac nhân tố ảnh hướng đến tham định dự án đầu tư

1.3.1 Nhân tô chủ quan 1.3.1.1 Nhân to con người

Công tác thâm định dự án không thé bỏ qua nhân tô con người Trong quá trình

thâm định, người thực hiện việc thâm định đóng vai trò rât quan trọng Đây là những

Trang 25

người trực tiếp tiến hành hoạt động thâm định tại Ngân hàng Công tác thẩm định dự

án đầu tư là nghiệp vụ đòi hỏi cán bộ thấm định không những phải có kiến thức sâu về

nghiệp vụ, am hiểu các lĩnh vực kinh tế, tài chính mà còn can có hiểu biết các vấn đề

liên quan như thuế, môi trường, thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy,

hiệu quả của công tác thâm định dự án phụ thuộc một phần vào chất lượng của nhân tố

con người

Đề đạt được chất lượng tốt trong công tác thấm định, yêu cầu quan trọng đầu

tiên đối với các cán bộ thấm định là phải năm vững chuyên môn nghề nghiệp Như vậy, cán bộ thâm định là một trong những nhân tố quyết định chất lượng thâm định tại Ngân hàng Do đó, muốn hoàn thiện tốt công tác thấm định dự án, trình độ kiến thức và

năng lực đạo đức của các cán bộ thâm định phải được nâng cao1.3.1.2 Nhân tổ phương pháp thẩm định

Trong quá trình thấm định dự án dau tư tại Ngân hàng thương mại có thé sửdụng đồng thời nhiều phương pháp và kỹ thuật thâm định khác nhau, tùy thuộc vào đặc

tính tại mỗi Ngân hang và dự án đầu tư tại Ngân hàng đó Một số phương pháp thẩm định được sử dụng phổ biến hiện nay như: phương pháp thâm định theo trình tư,

phương pháp phân tích độ nhay, phương pháp triệt tiêu rủi ro, Trên thực tế cho thay,

việc thâm định cần kết hợp nhiều phương pháp dé cho ra được kết quả thâm định tối ưu

nhất Cũng chính vi lý do đó, việc lựa chọn phương pháp nào dé áp dụng cho từng dự

án khác nhau là vẫn đề quan trong ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thâm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại.

1.3.1.3 Điêu kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật

Tại các Ngân hàng thương mại, rất nhiều phan mềm, thiết bị đánh giá phục vụ

cho công tác thâm định được triên khai Do vậy, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị

cho công tác thấm định dự án cũng phản ảnh phần nào chất lượng thấm định Co sở vật

chất hiểu cở bản là toàn bộ trang thiết bị phục vụ công tác thâm định như: máy tính,

may in, thiết bi do lường, Hiện nay, hoạt động chuyển đổi số trong Ngân hàng áp

dụng rộng rãi vào những mảng hoạt động kinh doanh Cán bộ thâm định bay giwof

không cân lưu trữ, tra cứu thông tin dưới dang ban cứng mà vẫn có thé dễ dang tìm

kiếm trên những nền tảng sô, bộ lưu trữ dữ liệu trực tuyến của Ngân hàng1.3.1.4 Thời gian thẩm định

Đối với mỗi dự án được mang tới Ngân hàng, mỗi dự án được tạo nên có thé

khác nhau về nhiêu khía cạnh như lĩnh vực hoạt động, kỹ thuật, chuyên môn cua quản lý Do đó, dù cho thây quy trình thâm định các bước là như nhau đôi với tât cả các dự

Trang 26

án nhưng mỗi dự án đòi hỏi cán bộ thâm định cần phải linh hoạt xử lý, có những dự án với những đặc tính riêng biệt rất ít gặp có thê đòi hỏi nhiều thời gian cũng như tốn kém

về mặt công sức của cán bộ thâm định Thế nhưng cho dù dự án có khác biệt thế nào

thì cái yếu tố quan trọng vẫn cần được đảm bảo là đúng tiến độ thẩm định dự án, mà

không được làm qua loa, sơ sài Nếu như thời gian thầm định dự án kéo dài lê thê sẽ

dẫn theo chi phí tăng thêm Ngược lại nếu như thời gian thấm định quá ngắn thì không đảm bảo được tính chính xác, không đủ cơ sở dé có thé kết luận chính xác về duu án Chính vì lý do đó, dự án cần thâm định cần được xác định thời gian thâm định ngay từ

những bước đầu tiên của quá trình thấm định Đồng thời, cần tránh đặt ra những mốc

thời gian hoàn thành cụ thể khiến cho cán bộ thâm định không có động lực, mât tập

trung và lơ là trong công việc Trong quá trình thâm định phải liên tục giám sát, kiêm tra sát sao dé công tác thâm định có hiệu qua và mang lại chất lượng tốt nhất.

1.3.2 Nhân tô khách quan

1.3.2.1 _ Cơ chê quan lý và chính sách từ Nhà nước

Cơ chế quản lý và các chính sách của Nhà nước là nhân tố quan trọng nhất ảnh

hưởng đến công tác thâm định dự án Ngân hàng thương mại Nhà nước tạo hành lang

pháp lý và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đó theo

chính sách quản lý kinh tế vĩ mô Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và

chính sách của nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như việc quy định trích khẩu hao, tỷ lệ tích lập các quỹ, các văn bản chính sách về thuế xuất

nhập khẩu

1.3.2.2 Sức ảnh hưởng cua các bên liên quan

Tác động của các bên liên quan đến dự án, bao gồm chủ đầu tư, nhà đầu tư, nhà thầu hay đối tác kinh doanh, có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình thâm định dự án đầu tư Cụ thể, các sức ảnh hưởng của các bên liên quan đến dự án đầu tư như sau:

- Ap lực từ chủ dau tư: Chủ đầu tư muốn dự án được thực hiện theo hướng mà họ

mong muốn và với các yêu cầu của họ Nhân viên thấm định dự án có thể bị ảnh hưởng

bởi áp lực của chủ đầu tư để đưa ra quyết định đầu tư theo hướng có lợi cho chủ đầu

tư.

- Ảnh hưởng từ nha thầu: Nhà thầu có thé ảnh hưởng đến dự 4 án bằng cách đưa ra

những giải pháp lựa chọn mà không phù hợp với dự án hoặc yêu cầu các điều khoản

thuận lợi đối với họ, từ đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

Trang 27

- Sự phụ thuộc vào đối tác: Nếu có một đối tác lớn chiếm nhiều ảnh hưởng trong

dự án, thì nhân viên thâm định dự án có thê bị áp đặt đê châp nhận các quyêt định đâu

tư chủ yêu đê phục vụ cho đôi tác này chứ không phải cho lợi ích chung của dự án.

- Khó khăn trong việc hợp tác: Sự cạnh tranh hoặc khó khăn trong việc hợp tác

với đôi tác có thê ảnh hưởng đên khả năng đưa ra quyêt định đâu tư chính xác của các

nhân viên thâm định dự án.

- Những lợi ích riêng của nhân viên thâm định dự án: Các nhân viên thâm định dự

án có thê bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân hoặc nhận thù lao/biêu hiện bât cập nêu họ

đưa ra quyét định dau tư theo một hướng cụ thê.

Vì vậy, việc xác định và quản lý các ảnh hưởng của các bên liên quan là rất quan trọngtrong quá trình thấm định dự án, giúp các nhân viên thấm định có thé đưa ra quyết định

đầu tư chính xác và hiệu quả hơn Các tổ chức hay cá nhân thâm định dự án cần phải

cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra một quy trình thấm định dự án minh bạch va công bằng dé

dam bảo rang các quyết định dau tư được đưa ra chỉ dựa trên tiêu chí khách quan và tối

ưu nhất cho lợi ích chung của dự án.

1.3.2.3 Nhân tổ thông tin kinh tế

Một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà công

tác thâm định dự án đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì Vì vậy, có thê nói

các thông tin được sử dụng là nền tảng của công tác thâm định dự án Từ những thông

tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài

liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy

được tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu

hướng phát triển trong tương lai

Với tình hình kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, điều kiện

kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ bị tác động thường xuyên Đặc biệt, tiền là nhân tố giá trị theo thời gian nên tính kịp thời là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này ảnh hưởng đến chất lượng thâm định dự án đầu tư.

Trong quá trình thấm định dự án đâu tư, các nhân tổ khách quan này cân được

xem xét can thận dé đưa ra quyết định dau tư chính xác và hiệu quả nhất.

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI

NGAN HÀNG TMCP DAU TU VÀ PHÁT TRIEN VIET NAM - CHI NHÁNH

NGỌC KHANH HÀ NỘI

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam —

Chỉ nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

Tên day đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư va Phát triển Việt Nam — Chi nhánh

Ngọc Khánh Hà Nội

Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment & Development of

Vietnam - branch Ngoc Khanh Ha Noi

Tên viết tat: BIDV - Ngọc Khánh Ha Nội

Trụ sở Chi nhánh: Tòa nhà Thái Nam- Lô E2 đường Dương Đình Nghệ, phường

Yên Hòa , quận Câu Giây, thành phô Hà Nội.

Người đại điện: Trinh Ngọc Sơn - Chức vụ: Giám đốc Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội được thành lập ngày 01/08/2016 theo Quyết định số 1432/QD- BIDV ngày

13/05/2016 của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

và được sự chấp thuận của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số

2821/NHNN-TTGSNH ngày 21/04/2016 sẽ chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ngọc Khánh Hà Nội là Chi nhánh cấp 1,

trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triên Việt Nam, là đại diện pháp nhân của

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản,

hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các

hoạt động khác ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Dau tư và Phát triển Việt Nam Sau 6 năm đi vào hoạt động, từ một Chi nhánh với 5 phòng kinh doanh ban đầu, chi nhánh đã mở rộng thành 7 phòng kinh doanh: 2

phòng khách hàng doanh nghiệp, 2 phòng khách hàng cá nhân và 3 phòng giao dịch hạng đặc biệt Tínhd

Tính đến 31/12/2022, Chi nhánh đã phát triển được hơn 52.618 khách hàng,

trong đó gôm 2.618 doanh nghiệp và trên 50.000 cá nhân Chi nhánh phục vụ trong

Trang 29

nhiều lĩnh vực và đa dạng loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa

và nhỏ, doanh nghiệp FDI.

Năm 2016, tong thu nhập ròng từ con số khiêm tốn 11,89 tỷ đồng, sau 6 năm đivào hoạt động BIDV Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội đã nâng con số này lên 282,89 tỷ

đồng trong năm 2022 và phan dau đạt 340,40 ty đồng trong năm 2023 với ty lệ tăng

trưởng 20% Tính đến cuối năm 2022, dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 6.092 tỷ đồng;

huy động vốn đạt 10.688 tỷ đồng: lợi nhuận trước thuế đạt 179,3 tỷ đồng, là chi nhánh

hạng | và xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022.2.1.2 Cơ cấu tô chức của Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

Cơ cau của Chi nhánh gồm Ban Giám đốc, hiện tại gồm 3 thành viên cùng 10Phòng/Tô 6 được chia thành 4 khối như Sơ đồ tổ chức dưới hình vẽ Trong đó, 01 Giám

đốc phụ trách chung các hoạt động của Chi nhánh cũng hoạt động liên quan đến tài

chính kế toán, tổ chức nhân sự, quản lý rủi ro; 01 Phó giám đốc phụ trách khối Khách

hàng cá nhân và hoạt động tác nghiệp; 01 Phó giám đốc phụ trách khối Khách hàng

doanh nghiệp.

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Khối Khách hàng gồm: Phòng KHDN cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho

nhóm khách hàng bán buôn (KHDN, tô chức); Phòng KHCN cung câp toàn bộ các

dịch vụ cho nhóm KHCN.

Khối tác nghiệp gồm: các PGD Khách hàng thực hiện những giao dịch tác

nghiệp có liên quan đến chuyền tiền, gửi tiết kiệm, mở thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng;Phòng Quản trị tín dụng tiến hành các hoạt động về việc điều chỉnh lãi suất, xét duyệt

hồ sơ giải ngân,thu nợ và lưu trữ lại những hồ sơ gốc của mọi hoạt động trong Chi

nhánh; Tổ Dịch vụ Kho quỹ thực hiện các nhiệm vụ thu, chi và lưu kho tiên mặt theo quy định do Trụ sở chính ban hành.

Khối nội bộ gồm: Phòng Quản lý nội bộ quản lý về tổ chức hành chính, nhân sự

cho cả Chi nhánh; Phòng Quản lý rủi ro thực hiện công tác giám sát theo dõi rủi ro tác

nghiệp, rủi ro tín dụng, thực hiện các quyết định tín dụng theo phân cấp thầm quyền.

Các PGD của Chỉ nhánh: PGD Nguyễn Tuân, PGD Vương Thừa Vũ và PGDNguyễn Hoàng là đơn vị kinh doanh trực tiếp, đảm nhận nhiệm vụ cung cấp các dịch

vụ: Ngân hàng bán lẻ, bán buôn cho Khách hàng theo quy định vê phân cấp thầm

quyên của Chi nhánh.

Trang 30

Khôi Khách Khối nội bộ Khôi Phòng

hàng giao dịch

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2021 của Chỉ nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư va Phát triển Việt

Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội giai đoạn 2020 — 2022

Trang 31

H Chỉ tiêu hiệu quả

1 Chênh lệch thu chi 28,74 72,92 144,84

2 Lợi nhuận trước thuế 13,75 59,52 129,62

3 Thu dich vu rong 9,90 16,92 30,26

4 Thu rong kinh doanh 1,95 2,66 5,53

ngoai té va phai sinh

Bảng 2.1: Kết quả Hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 — 2022 tại Chi

nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

Nguôn: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2020 — 2022 Chỉ nhánh Ngọc Khánh

Hà Nội

Nhìn chung, trong giai đoạn 2020 - 2022, kết quả kinh doanh của Chi nhánh

Ngọc Khánh Hà Nội tương đối khả quan Các chỉ tiêu quy mô và chỉ tiêu hoạt động

đều có sự tăng trưởng ôn định trong giai đoạn này Huy động vốn cuối kỳ tại năm 2022 đạt 8.286 tỷ đồng, tăng 3.697 tỷ đồng, tương đương tăng 80,6% so với năm 2020 Dư nợ cuối kỳ tại năm 2022 đạt 5.197 tỷ đồng, tăng 2.733 tỷ đồng tương đương tăng 110,9% so với năm 2020 Theo đó, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh cũng tăng

mạnh trong giai đoạn 2020 - 2022, từ 13,75 tỷ đồng (năm 2020) lên đến 129,62 tỷ đồng

(năm 2022) Qua đó, có thể thấy rõ từ sau khi thành lập Chi nhánh vào tháng 8/2016, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh khá tốt, lợi nhuận năm 2022 đã có sự tăng

trưởng tích cực so với thời điểm mới thành lập Chi nhánh Ngoài ra, các chỉ tiêu về du nợ và huy động vốn cũng tăng mạnh mẽ trong giai đoạn này cho thấy Chi nhánh đang hoạt động khá hiệu quả, hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, hiệu quả công tác tín dụng của Chỉ: nhánh Ngọc Khánh Hà Nội vẫn

cần được cải thiện, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xâu đang vẫn còn chưa tốt Vì vậy, việc đây

mạnh hoàn thiện các công tác về thâm định dự án là một việc làm quan trọng, cần phải

đặt lên hàng đầu để giảm tỷ lệ này, nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngọc

Khánh Hà Nội.

Trang 32

Chỉ tiêu Năm 2020_ | Năm 2021 Năm 2022

Giá trị Giá trị Tăng trưởng | Giá trị Tăng trưởng

Nợ quá hạn | 70 82 +17,04% 79 - 2,08%

Tổng dư nợ | 3.582 4.104 +14,56% 4.644 +13,14%

No qua han/ | 1,95% 2% + 0,05% 1,71% - 0,29% Tong du ng

Bảng 2.2 Tỷ lệ nợ quá han giai đoạn 2020 — 2022 tại Chi nhánh Ngọc

Khánh Hà Nội

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2020 — 2022 Chỉ nhánh Ngọc Khánh

Hà Nội

Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội vẫn luôn dao động tại mức

2% trong giai đoạn 2020 - 2022 Tuy nhiên, trong năm 2020, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao hơn so với 2022 là 12 tỷ đồng, tương đương 17,04%, khiến cho tỷ trọng nợ quá

hạn/tổng dư nợ tăng 0,05% Tuy Chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ nợ quá han/téng du

nợ xoay quanh mức 2% nhưng ty lệ này vẫn đang ở mức cảnh báo Do đó, Chi nhánh

cần kiểm soát tốt các khoản vay và đưa ra những, quyết định đúng dan, phù hop khi cấp

tín dụng Năm 2022, Chi nhánh đã kiểm soát chất lượng tín dụng tốt hơn, duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ là 1,71%, giảm 0,29% so với năm 2020 Đây là dấu hiệu

tích cực của Chi nhánh Ngọc Khanh Ha Nội trong việc nâng cao chất lượng tín dụng

và vẫn tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng 6n định của vốn huy động và vốn tín dụng Kết quả tích cực đó có được nhờ việc Chi nhánh đã đây mạnh bộ máy thâm định, kiểm soát, chủ động trong việc quản lý nợ và có các biện pháp quản lý khoản vay tốt hơn.

Chỉ tiêu Năm 2020_ | Năm 2021 Năm 2022

Gia tri Gia tri Tang trưởng | Giá tri Tang truong

No xau 36 39 + 8,33% 43 + 10,26%Tổng dư nợ | 3.582 4.104 + 14,56% 4.643 + 13,14%

Trang 33

Nguôn: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2020 — 2022 Chỉ nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

Trong giai đoạn 2020 - 2022, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh ở mức 1% Tỷ lệ nợxau/tong dư nợ tương đối lớn, dao động quanh mức 1%, cụ thé: 1,01%, 0, 95%, 0,93%

Năm 2021, nợ xâu tăng 8,33%, tăng 3 tỷ đồng so với 2020 Tuy giá trị nợ xấu tăng lên

so với năm 2020, nhưng tỷ lệ nợ xâu/ tổng dư nợ trong năm 2021 đã giảm nhẹ xuống

0,06%, bởi tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ nhanh hơn nợ xấu trong năm Năm 2022,

tuy Chi nhánh đã kiểm soát tốt hơn nợ quá hạn nhưng các khoản nợ xấu vẫn chưa có sựchuyền biến khả quan Nợ xấu chiếm 0,93% tông dư nợ tín dụng, giảm 0,02% so vớinăm 2021 nhưng vẫn có sự kiểm soát tốt hơn

Trong năm 2022, Chi nhánh đã cải thiện và kiểm soát được nợ quá hạn theo chiềuhướng tích cực hơn, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại chưa đạt được kết quả như kỳ vọng Có thểthấy rõ, tỷ lệ nợ xâu của Chi nhánh dang khá cao, Chi nhánh cần quán triệt triệt dé hơn

nữa việc thu hồi vốn từ những khoản nợ xấu và kiểm soát chat lượng nợ Chi nhánh cần chú trọng từ việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn của các cán bộ đến công tác kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro và đặc biệt là công tác thâm định khách hàng trước khi ra quyết định cấp tín dung dé có thé tạo ra hiệu quả hơn nữa.

2.2 Thực trạng công tác tham định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tưvà Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

2.2.1 Đặc điểm dự án thâm định tại Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

Trong những năm qua Ngân hàng TMCP Dau tư và Phát triển Việt Nam — Chi

nhánh Ngọc Khánh Hà Nội chú trọng việc thu hút các doanh nghiệp FDI và đa dạng

các ngành nghề, lĩnh vực cho vay đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong cơ

cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề, dư nợ cho vay các dự án thuộc ngành thép

(sản xuất và kinh doanh), ngành thương mại dịch vụ và kinh doanh bất động sản là ba

ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay dự án trong những năm gầnđây Việc tập trung dư nợ trong một vài lĩnh vực đầu tư sẽ tạo lợi thế cho ngân hàngchuyên môn hóa trong công tác quản lý thâm định, công tác quản lý thâm định sẽ đượclặp di lặp lại tại các các dự án trong cùng lĩnh vực, như vậy ngân hàng sẽ có nhiều kinh

nghiệm về cách thức đánh giá hiệu quả dự án Tuy nhiên, ngành thép và ngành bất

động sản là hai ngành nghề có nhiều biến động, tiềm an nhiều rủi ro Đối với các dự án

Trang 34

cho Chi nhánh Ngọc Khanh Hà Nội luôn phải chịu sự cạnh tranh với chi nhánh cua

các ngân hàng thương mại khác gia tăng dư nợ Bởi lẽ đối với các tập đoàn lớn luônluôn có nhiều ngân hàng dé họ lựa chọn vay vốn

2.2.2 Căn cứ thâm định tại Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

- Căn cứ Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc

NHNN ve việc ban hành Quy chê cho vay của TCTD đôi với khách hàng; các quyêt định sửa đôi, bô sung Quyết định 1627/2001/QD-NHNN

2.2.3 Quy trình thâm định dự án đầu tư

Trang 35

Chưa đủ cơ sở để thẩm định

27

|

Nhận hồ sơ để thẩm định

Trang 36

Hình 2.2 Quy trình thắm định dự án tại Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội

Nguồn: Phòng KHDN2 - BIDV Ngọc Khánh Hà Nội

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành kiểm tra, xem xét

tính hợp lệ của hô sơ tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng, chuyên viên QHKH sẽ trực

tiếp trao đổi với khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Hồ sơ vay vốn được nộp cho Phòng Khách hàng doanh nghiệp Sau đó, chuyên viên QHKH sẽ trình

Giám đốc/ Phó Giám đốc để kiêm tra sơ bộ thông tin dự án, xem xét điều kiện củakhách hàng có hợp lệ không Nếu không đủ điều kiện, Giám déc/ Phó Giám đốc sẽ yêucầu chuyên viên QHKH xử lý và đàm phán lại với khách hàng Nếu khách hàng đủđiều kiện cấp vốn thì chuyền sang Bước 2

Bước 2: Lập hồ sơ khách hàng Chuyên viên QHKH sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu liên

quan: hồ sơ pháp lý, hồ sơ khách hàng, hồ sơ dự án, hồ sơ về tài sản bảo đảm Đồng

thời chuyên viên QHKH chủ động thu thập thông tin về khách hàng từ thực tiễn.

Bước 3: Tiên hành thẩm định dự án và lập báo cáo đề xuất tín dụngTrên cơ sở những thông tin đã có được, chuyên viên QHKH sẽ thâm định dự ántrên khía cạnh: thắm định khách hàng vay vốn; thâm định dự án đầu tư; thấm định tàisản bảo đảm tiền vay Trong quá trình thâm định, chuyên viên QHKH có thê yêu cầukhách hàng b6 sung thêm thông tin, tài liệu liên quan Sau khi thâm định xong, chuyênviên QHKH sẽ lập báo cáo đề xuất tín dụng đối và trình cho Trưởng phòng KHDN phê

duyệt qua.

Bước 4: Tái thâm định tại Phòng QTRRMoi hồ sơ, thông tin về dự án và báo cáo dé xuất tín dụng, chuyên viên QHKHsẽ chuyên cho Phòng QTRR, rà soát, tái thâm định lại dự án Nếu bộ phận QTRR thấy

hồ sơ chưa đạt yêu cầu sẽ đề nghị chuyên viên QHKH thâm định lại những yêu cầu

còn thiếu sót hoặc chưa rõ ràng Nếu hồ sơ đạt yêu câu sẽ được gửi lại cho chuyên viên

QHKH thực hiện những tác vụ tiếp theo

Bước 5: Trình hồ sơ lên Giám đốc/ Phó Giám đốc chi nhánh Sau khi hồ sơ của khách hàng được thâm định từ chuyên viên QHKH và tái

thấm định tại Phòng QTRR, chuyên viên QHKH sẽ lập hồ sơ giải ngần cho khách hàng

và trình lên Giám đốc hoặc Phó Giám đốc chi nhánh ký, đóng dấu Đồng thời hd sơ sẽ

Trang 37

Là việc thâm định được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chỉ tiết, kết

luận trước làm tiên đê cho kêt luận sau

- Thâm định tổng quát: Dựa vào hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp choNgân hàng, cán bộ tín dụng, cán bộ thâm định sẽ xem xét một cách khái quát, tông thê

về sự hợp lý, tính đầy đủ của dự án như Hồ sơ dự án vay vốn, tư cách pháp lý, năng lực của khách hàng vay vốn, dé có những nhận xét chung, khái quát về dự án và khách

hàng vay vôn.

- Thâm định chỉ tiết: Sau khi thâm định tổng quát về dự án và khách hàng vayvốn Cán bộ thâm định chỉ tiết, cụ thể hơn về các nội dung cần thâm định: thâm địnhchỉ tiết về tư cách pháp lý, năng lực quản lý, điều hành, năng lực tài chính của chủ đầu

tư Tham định về mọi phương diện của dự án vay vốn, thầm định những rủi ro gap phải

của dự án Với mỗi nội dung đều phải xem xét, nhận xét xem nó có đạt yêu cầu, tiêu chuẩn không?

* Ví dụ minh họa: “ Dự án sản xuất và kinh doanh thương mại đồ nội thất”Đây là một dự án có quy mô khá lớn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đồng thờikhách hàng vay vốn cũng là một khách hàng quen thuộc, có lịch sử quan hệ tín dụngtại BIDV Ngọc Khánh Hà Nội Nhằm mục đích tránh lãng phí vốn mà vẫn đảm bảođược khoản vay an toàn, CBTĐ tại BIDV Ngọc Khánh Hà Nội đã có những bước thâm

định sơ bộ như sau:

Điều kiện pháp lý: Cán bộ thâm định sẽ xem xét các giấy tờ pháp lý, hồ sơ dự

án do Công ty TNHH MTV Space làm chủ dau tư có đây đủ va hợp lý theo quy định

tại BIDV Ngọc Khánh Hà Nội không.

Quy mô dự án: Dự án sản xuất và kinh doanh thương mại đồ, nội thất có tông

năng lực sản xuất 24 triệu m2/ năm đối với sản phẩm gạch men, gạch ô ốp lát

Trang 38

* Nhận xét của CBTP: Thông tin và giấy tờ Công ty cung cấp cho phía BIDV

Ngọc Khánh Hà Nội là chính xác, đây đủ theo quy định Sau khi được đánh giá khái

quát chung có thé thấy rằng đây là dự án rất có tiêm năng, dự án có đủ điều kiện để xét

duyệt và đưa ra thầm định ở các bước sau.

* Nhận xét cua sinh viên: CBTĐ tại BIDV Ngoc Khánh Ha Nội sử dụng

phương pháp thâm định theo trình tự này giúp phía Ngân hàng sàng lọc được các dự án

tốt, khả thi Bên cạnh đó, phương pháp này giúp cán bộ thâm định có cái nhìn tổng

quát về dự án.

2.2.4.2 Phương pháp đánh giá, so sánh đổi chiếu các chỉ tiêu

Là phương pháp so sánh, nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định,

các định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, các thông lệ, kinh nghiệm thực tế, qua đó

phân tích, so sánh dé lựa chọn phương án tối ưu.

Phuong pháp này được sử dụng trong trường hợp đối chiếu, so sánh các nội dung,

chỉ tiêu như sau:

- Sự phù hop của dự án với quy hoạch và các quy định hiện hành của Nhà nước, Chính phủ, khu vực, địa phương

- Su phù hop của các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp với tiêu chuẩn, định mức do

BIDV Ngọc Khánh Hà Nội đê ra

- Tiêu chuân dau ra của dự án so với nhu câu thi trường

- Cac định mức về san xuat, tiêu hao nguyên vật liệu, tiên nhân công, chi phí

quản lý doanh nghiệp, của dự án đôi với quy mô thị trường và so với đôi thủ cạnh

tranh cùng ngành.

- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn so sánh, đối

chiêu với tiêu chuân đánh giá phía Ngân hàng, so sánh với các dự án cùng ngành, cùng quy mô.

* Ví dụ minh họa: “ Dự án sản xuất và kinh doanh thương mại đồ nội that”Khi thâm định tư cách pháp nhân của khách hàng, CBTD tại BIDV Ngọc KhánhHà Nội được phía Công ty TNHH MTV Space cung cấp các thông tin như sau

Hồ sơ pháp lý:- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105153821 do Sở kế hoạch và đầu tư

thành phó Hà Nội cấp ngày 18/02/2011, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 24/05/2022

Trang 39

- Các báo cáo tài chính năm 2021, năm 2022.

- Số theo dõi chi tiết các khoản phải thu, khoản phải trả, hang tồn kho năm 2021,

năm 2022

Hồ sơ vay vốn: Giây đề nghị vay vốnHồ sơ năng lực

- Phuong án kinh doanh

- Một số hợp đồng cung cấp nguyên vat liệu đầu vào- Một số hợp đồng cung cấp sản pham ra thị trường

* Nhận xét của CBTĐ: Công ty TNHH MTV Space đã cung cấp đây đủ hồ sơ

chứng mình năng lực pháp lý Đây là một trong những Công ty có uy tín lớn trên thị

trường trong lĩnh vực đồ nội thất Do đó, đây là khách hàng tiềm năng và đáp ứng điềukiện vay vốn tại BIDV Ngọc Khánh Hà Nội

* Nhận xét của sinh viên: CBTĐ đã sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếucác giấy tờ pháp lý mà khách hàng cung cấp với các văn bản pháp luật Nhà nước và

theo những quy định tại BIDV Ngọc Khánh Hà Nội đề ra Đây là một trong những bước thẩm định dau tiên nên thường ít xảy ra sai sót do CBTĐ chú trọng và Công ty

TNHH MTV Space cũng là khách hàng đã có lịch sử vay vốn tại BIDV Ngọc Khánh Hà

Nội.

2.2.4.3 Phương pháp Phân tích độ nhạy

Trang 40

Là phương pháp thường để dùng dé thầm định tính hiệu quả của dự án đầu tư về

mặt tài chính Xem xét sự thay đôi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án(như lợi

nhuận, thu nhập thuần, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ) khi các yêu tố có liên quan đến chỉ tiêu

đó thay đổi Nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó.

Đối với phương pháp này, phải xác định được gây ảnh hưởng đến những chỉ

tiêu hiệu quả tài chính của dự án Sau đó dự kiến một số tình huống bat trắc có thê xảy

ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như vượt chỉ phí đầu tư, giá

thành yêu tô đầu vào tăng, giá thành sản phẩm giảm, chính sách thuế thay đổi theo

hướng bat lợi đánh giá tác động của các yêu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố đó trong tình huống xấu sảy ra thường

được chon từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai

* Ví du minh họa: “ Dự án sản xuất và kinh doanh thương mại đồ nội thất”

Khi thâm định các yếu tố tài chính của Công ty TNHH MTV Space, CBTD dựa

trên những thông tin tài chính mà khách hàng cung cap, CBTD đã tính toán được các

chỉ số về khả năng thanh toán như dưới đây Mục dich của việc tính toán này nhằm

mục đích xem xét năng lực thanh toán công nợ cho các đối tác của Công ty và thanh toán chi phí lãi vay cho chính BIDV Ngọc Khánh Hà Nội.

Năm Năm

TT Chỉ tiêu tài chính 2021 2022 I | Chỉ tiêu thanh khoản

1 | Khả năng thanh toán hiện hành 2.29 2.34 2 | Khả năng thanh toán nhanh 1.47 1.80

3 | Kha năng thanh toán tức thời 0.35 0.83

Bang 2.4 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty TNHH MTV Space

Nguồn: Phòng KHDN2 - Hồ sơ công ty TNHH MTV Space

Các chỉ tiêu khả năng thanh khoản năm 2022 của Công ty đều tăng nhẹ so với năm 2021 ở mức tương đối ôn định Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2022 đạt 2,34; chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của Công ty đạt 1,80; chỉ tiêu

khả năng thanh toán tức thời của Công ty 0,83 chứng tỏ khả năng thanh toán của Doanh nghiệp vẫn ở mức ồn định.

* Nhận xét của CBTĐ: Nhìn chung Doanh nghiệp có quy mô tương đổi lớn,

mặc du quy mô doanh thu của doanh nghiệp giảm nhưng tình hình tài chính của doanh nghiệp ở mức tương doi lành mạnh.

Ngày đăng: 26/09/2024, 03:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN