động sản có thể trở thành chất thải hay không phụ thuộc vào việc đánh giá độngsản đó có bị “từ bỏ” hoặc phải “từ bỏ” hay không Trong khuôn khổ Nghị định Ronchi, theo Tổ chức Liên minh Ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYEN ĐÈ THUC TAP
Chuyên ngành: Kinh tế quan lý Tài nguyên và môi trường
Dé tài
Sinh viên : Phạm Thu Nga
Lớp : Kinh tế quản lý tài nguyên và môi trường
Mã sinh viên : 11176303 Khóa : K59
Hệ : Chính quyGiảng viên hướng dẫn : TS Ngô Thanh Mai
Hà Nội, 2021
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn bộ quý thầy côTrường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Quý thầy cô khoa Môi trường, Biến đổi khíhậu và Đô thị đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm
học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, em xin gởi đến T.S Ngô Thanh Mai người đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Phong Tài nguyên va môi
trường huyện Thạch An đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình em thựctập tại cơ quan Từ đó giúp em có thêm hiểu biết, kiến thức thực tế và yêu cầu công
việc trong tương lai.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiệnchuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ýkiến đóng góp từ cô cũng như từ cơ quan Đó sẽ là hành trang quý giá để em có
thê hoàn thiện mình sau này
Em xin chân thành cảm ơn!”
Nga Phạm Thu Nga
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là chính tôi thực hiện và nội dung chuyên
dé là do bản thân tôi tự viết, không sao chép, cắt ghép, copy các báo cáo hay luận
văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2021.
Sinh viên thực hiện
Trang 4MỤC LỤC
LOI CAM ONLOI CAM DOAN
MUC LUC
DANH MUC TU VIET TAT
DANH MUC BANG
DANH MUC HINHJ;7900 (96710757 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET CUA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA DỊCH VU TRONG CÔNG TAC THU GOM, VẬN CHUYEN RAC THAI
RAN SINH HOAT 017 4
1.1 Tổng quan về chat thai, chất thải rắn sinh hoạt . -s- 4
1.1.1 Chất thải - 5-56-5221 E21E2112212712171121121111111 2112111111 re 4II PNe án Ốốốốố 61.1.3 Chất thải rắn sinh hoạt - ¿2 2 ©S2S22SE2EE‡EEEEEEEEEEEEEEkrrkerreerrrree 81.2 Cơ sở lý thuyết về quản lý chất thải rắn . -° 5° 5° se <sesses 10
1.2.1 Khái niệm quản lý chất thải - 2-22 ©5¿2+2£+£x+zxzzxcrsees 10
1.2.2 Dich vụ vệ sinh môi fTưỜng - 5+ + + s++seveereeerrerrererrree 10
1.2.3 Hoạt động thu gom, vận chuyên chất thải rắn - 2z 5¿ 11
1.3 Kinh nghiệm quan ly chat thải ở các nước trên thé giới va Viét 13
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý chat thải ở các nước trên thế giới - 131.3.2 Kinh nghiệm quản lý chat thải ở Việt Nam -2- 552522 161.4 Kết luận chương I s- s- << s£s£s£ se s£Es£SsSSsEssEseEseEsersessessee 16
CHƯƠNG 2: HIEN TRANG THU GOM, VẬN CHUYEN RAC THAI RAN
SINH HOAT TAI THỊ TRAN DONG KHE, HUYỆN THACH AN, TỈNH
CAO BANG oosssssssssssssssssssssesecsssssssssssssssecsscssssssssseceesssssessssnsseeessssssssssssssesessessesssss 18
2.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyền rác thải rắn sinh hoạt tai thi tran ĐôngKhê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 5-scscsscssesserssesscse 18
2.1.1 Những nét chung về thị tran Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bang 182.1.2 Thực trạng công tác thu gom, vận chuyên rác thải rắn sinh hoạt tại thịtrần Đông Khê 2-2 2S SE E12 12E121121111111211111111E 111111111 1e 24
2.2 Đánh giá dich vụ -. s-s- se se se ©ssEssExseEseEseEsserserserssesserserssrse 30
2.2.1 Giới thiệu về điều tra khảo sát - - + £t+E+EvEEzEeEeEererrererez 302.2.2 Kết quả khảo sátt ¿- 2-52-5222 SE EEE1211211211211 1111111111 c0 31
Trang 52.2.3 Đánh giá dịch vụ thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt 332.2.4 Những hạn chế trong công tác thu gom, vận chuyên 36
2.3 Kết luận chương s- << cscsSssssEesexseEssvestsstrserssrssrssrrssrssrsee 36
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ THU GOM VÀ VAN CHUYEN RAC THAI RAN SINH HOẠT TREN DIA BAN THỊ TRAN
ĐÔNG KHE, HUYỆN THACH AN, TINH CAO BẰNG 38
3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hộii . -° s2 se sessessess 38
3.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn
3.2.4 Chính sách phát triển thị trường dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế
0:0 — 40
3.2.5 Thực hiện công tác phân loại CTR tại nguôn -5-5- 41
3.2.6 Tuyên truyền, giáo duc nâng cao nhận thức, thói quen - 413.3 Kết luận chương TID -s-s-s°ssssSsssssessssseEserssessesserssrsee 42KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - <5 5£ 5£ ©ssssesseesseseessersersecsee 43DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 252 ©s<©ssecssessse 45
30091 46
Trang 6DANH MỤC TU VIET TAT
STT Kí hiệu chữ viết tat Chữ viết đầy đủ1 CTRSH Chat thai ran sinh
hoat
2 OECD Tổ chức Hop tác và
Phát triên Kinh tê
3 UBND Uy ban nhân dân
4 THPT Trung học phô thông
5 THCS Trung học cơ sở
6 DINT Dân tộc nội trú
7 KCN Khu công nghiệp
Trang 7DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu giai đoạn 2018- 2020 2-2 2 s+cx+cs+zzrzreee 19
Bang 2.2 Nguồn phát sinh chat thai ran sinh hoạt và một số thành phan được thải
ra tại thị trấn 900i10.4211 ÔỎ 24
Bảng 2.3 Cơ sở vật chất phục vụ công tác thu gom của tổ thu gom 27Bảng 2.4 Mức thu phí thu gom, vận chuyền và xử lý CTRSH đối với từng đốitượng trên địa bàn thị tran DOng KE 3 29
Bang 2.5 Don giá từng công Oạn ó- 1311 9 1 911v ng ng ry 29
Bang 2.6 Thống kê mô tả mẫu điều tra ¿2-2 2 2 2+E£+E££EeEEeExzEzrxzrxee 32Bang 2.7 Kết quả khảo sát đánh giá dich vụ thu gom - 2-5 2 s5: 33Bang 2.8 Kết quả khảo sát đánh giá về dịch vụ vận chuyên và mức phí 35
Trang 8PHAN MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tàiTrong thập kỉ vừa qua dân số thế giới tăng lên một cách nhanh chóng, cùngvới quá trình phát triển kinh tế đã day mạnh quá trình hình thành nên các đô thịnhằm phục vụ nhu cầu sống của con người Dân số tăng cũng đồng nghĩa với số
lượng chất thải ra môi trường ngày càng tăng Theo số liệu thống kê, hiện nay mỗi
ngày trên thế giới có hơn 3,5triệu tấn rác thải được thải ra Theo Ngân hàng Thếgiới, lượng chat thải rắn trên thế giới sẽ tăng từ 2,01tỷ tan năm 2016 lên 3,4ty tanvào năm 2050 Trong đó, khoảng 242 triệu tan, tương đương 12% tông số rác thải
đô thị năm 2016 là nhựa.
Tại Việt Nam, theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia đến năm 2019 ,tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên toàn quốc là 64.658 tan/ngay (khu vực đô thị
là 35.624 tan/ngay và khu vực nông thôn là 28.394 tan/ngay), tăng 46% so với năm2010 Lượng rác thải tập trung nhiều nhất ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành
phó Hồ Chí Minh với lượng thải lần lượt là 6.500 tan/ngay và 9.400 tắn/ ngày
Lượng CTRSH thải ra phụ thuộc vào quy mô dân số, tốc độ đô thị hóa, côngnghiệp hóa của đô thị và đang có xu thế ngày càng tăng Lượng CTRSH tại khuvực đô thị trong cả nước là 35.624 tan/ngay, chiếm đến 55% tổng khối lượng
CTRSH của cả nước Luong rác thải phát sinh tại các đô thị loại 1 là chủ yếu, ở
các đô thị loại 2 trở xuống có lượng phát sinh rác thải thấp hơn do tốc độ đô thịhóa còn diễn ra chậm Hiện nay tại Việt Nam chôn lấp vẫn là hình thức xử lý đượcáp dụng chính, thế nhưng số lượng bãi chôn lắp hợp vệ sinh lại chỉ chiếm 20% Dođó, việc xuất hiện 6 nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp là việc không thé tránhkhỏi, nó đang trở thành van đề bức xúc của xã hội Nếu không làm tốt việc kiêm
soát hay xử lý CTRSH sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thậm chí là
gây nên những xung đột không nên có ở xung quanh khu vực xử lý.
Những năm gần đây, nhờ đi theo định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu,thương mại và du lịch Phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa
và nâng cao chất lượng sản phâm nông nghiệp bộ mặt huyện Thạch An về cơ bảnđã có những thay đổi đáng kẻ Ha tầng kinh tế- xã hội ngày càng được nâng cao
và đạt được những thành quả nhất định như các tuyến đường từ huyện đến trungtâm 13 xã được nhựa hóa, bê tông hóa, 95% xóm có đường ô tô đến trung tâm
xóm, 71,2% đường đên trung tâm xóm được cứng hóa, xây mới trên 15 câu dân
Trang 9sinh; 97% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 61,7% trường, lớp học, 8/14 xã cótrạm y tế được xây dựng kiên cố, cải tạo, nâng cấp; trên 95% hộ dân cư nông thôn,trên 95% dân cư thị trấn được dùng nước hợp vệ sinh Mức thu nhập bình quân
đầu người có xu hướng tăng lên Khu vực trung tâm huyện thị tran Đông Khê đang
dần phát triển theo hướng đô thị hóa với sự gia tăng của mật độ dân SỐ, tăng sélượng các phương tiện giao thông, loại hình dịch vu kinh doanh khác nhau Điềunày đặt ra áp lực lên vấn đề môi trường đặc biệt là vấn đề về chất thải rắn sinh
hoạt Vì vậy, tác giả lựa chọn dé tài Đánh giá dịch vụ thu gom, vận chuyên chấtthải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trần Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằngvà đưa ra giải pháp hoàn thiện dé các tô chức, cơ quan có thâm quyền đưa ra những
chính sách, chủ trương, định hướng lâu dai dé giải quyết một cách tốt nhất
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hướng tới mục tiêu là xem xét, đánh giá dịch vụ thu gom, vận
chuyên chất thải rắn sinh hoạt trên địa ban thị tran Đông Khê Từ đó đưa ra các biệppháp nâng cao dịch vụ thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
3 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thị trần Đông Khê
Phạm vi thời gian: thực hiện nghiên cứu từ 2018-2020
Nội dung nghiên cứu: công tác thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạttrên địa bàn thị trấn Đông Khê
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp:
Phương pháp thu thập số liệu: dé thu thập thông tin trong bài báo cáo củamình em đã sử dụng phương pháp : phóng van và quan sát thực tế, các bài báo cáo
Phương pháp thống kê từ kết quả khảo sát về dịch vụ thu gom, vận chuyên
rác cuả hộ gia đình sử dụng dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt tạithi tran Đông Khê dé làm cơ sở cho quá trình đánh giá dịch vụ
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: qua việc đọc các bài nghiên cứu các về
chất thải rắn trên thé giới và Việt Nam dé đưa ra những kiến thức téng quan về
quản lý.
Phương pháp so sánh, xử lý số liệu: số liệu được phân tích dé đưa ra tong
quan về bôi cảnh kinh tê-xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Trang 105 Kêt câu nghiên cứu
Phân mở đâu
Chương I Cơ sở lý thuyết của việc đánh giá dịch vụ trong công tác thu gom,vận chuyên chất thải rắn sinh hoạt
Chương II : Đánh giá dich vụ thu gom, vận chuyền chat thải ran sinh hoạt
trên địa bàn thị tran Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Chương III : Giải pháp hoàn thiện dich vụ thu gom và vận chuyền chat thảirắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Đông Khê
Kết luận
Trang 11CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ THUYET CUA VIỆC ĐÁNH GIA DỊCH VỤ TRONG
CONG TAC THU GOM, VẬN CHUYEN CHAT THAI RAN
SINH HOAT
1.1 Tổng quan về chat thải, chat thải ran sinh hoạt1.1.1 Chất thải
1.1.1.1 Khái niệm về chất thải
Chất thải là vật chất ở thé ran, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thai ra từhoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác ( Luật
Bảo vệ Môi trường 2020).
Chat thải cũng được định nghĩa là bat kỳ sản phẩm hoặc nguyên liệu nào vôdụng đối với người sản xuất (Basu, 2009)
Trong pháp luật quốc tế về môi trường tại Công ước Basel Điều 2 khoản 1
Công ước Basel định nghĩa: “Chất thải là chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêuhuỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ theo qui định của pháp luật quốc gia”
Theo đó, yếu tố quyết định để xác định một vật chất hoặc một đồ vật đó có bị chủ
sở hữu “tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ” hay không.
Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết chínhtrị - kinh tế Liên minh Châu Âu (EU) Điều 1 Nghị định 259/93 của EU về vậnchuyền chat thải ngày 1/2/1993 có hiệu lực từ ngày 6/5/1994 định nghĩa: “Chat
thải có nghĩa là bắt kỳ chất hoặc vật nào năm trong danh mục phân loại tại Phụ lục
I mà người giữ chúng thải bỏ hoặc có ý định thải bỏ” Một vật chất sẽ là chất thảikhi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp vật chất đó không có ý định sử
dụng hoặc không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cóthâm quyền
Theo Điều 3 khoản 1 Luật khuyến khích kinh tế tuần hoàn và đảm bảo xửlý các chất thải phù hợp với môi trường của Cộng hòa liên bảng Đức: “Chất thảilà tat cả các động sản thuộc Phụ lục I của luật này mà chủ sở hữu từ bỏ, có ý muốntừ bỏ hoặc bắt buộc phải từ bỏ Những chất thải có khả năng tái chế được thì chủsở hữu có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tái chế Trong trường hợp không táichế được thì chủ sở hữu có nghĩa vụ xử lý” Theo định nghĩa này, chỉ có động sảnmới có thé trở thành chat thải, bất động sản không thé trở thành chat thải Một
Trang 12động sản có thể trở thành chất thải hay không phụ thuộc vào việc đánh giá động
sản đó có bị “từ bỏ” hoặc phải “từ bỏ” hay không
Trong khuôn khổ Nghị định Ronchi, theo Tổ chức Liên minh Châu Âu EUchất thải là “Bat kì chất hoặc đối tượng nào mà chủ sở hữu loại bỏ, có ý định hoặc
được yêu câu loại bỏ “
Tại Singapo, chất thải được định nghĩa là “ bất kì chất nào cấu thành phếliệu hoặc chất thải đầu ra hoặc chất dư thừa không mong muốn khác phát sinh từ
việc áp dụng bat kỳ quy trình nào, bat kỳ chất hoặc vật phẩm nào cần được xử lýnhư bị hỏng, bị hỏng, bi ô nhiễm, và bat kỳ thứ gì bị vứt bỏ hoặc xử lý như théchất thải sẽ được coi là chất thải trừ khi điều ngược lại được chứng minh.” ( Đạoluật Sức khỏe Cộng đồng Môi trường Định nghĩa này chỉ giả định mọi thứ đều là
chất thải trừ khi người sản xuất hoặc người tạo ra có thê cung cấp bằng chứng rằng
nó không phải là chất thải
Khác với một số quốc gia OECD, tại New Zealand không có luật pháp toàndiện dành riêng cho việc quản lý chất thải Tại New Zealand định nghĩa về chấtthải được thể hiện trong Chiến lược chất thải của quốc gia này, tại đây Chất thảiđược định nghĩa là“ bat kỳ vật liệu nào, ở thể rắn, lỏng, hay khí không mong muốn/
hoặc không có giá tri bi loại bỏ thải ra ngoài môi trường “
Tại mỗi quốc gia sẽ có những định nghĩa về chất thải khác nhau Theo cáchhiểu đơn nhất chất thải là những chất, đồ dùng mà con người không còn muốn sửdụng va thải ra môi trường, chat thải có thé tồn tại ở các dang ran, lỏng, khí khác nhau.1.1.1.2 Phân loại chất thải
a, Phân loại theo mức độ nguy hại có chất thải nguy hoại và chất thải không
nguy hại.
Chất thải rắn nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có mộttrong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dé cháy, dé nô, làm ngộ độc, dé ăn mòn,dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác) Hoặc tương tác chất với chất khácgây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người các chất thải nguy hại đượcliệt kê trong danh mục( phụ lục 1) Danh mục do cơ quan quản lý nhà nước về bảovệ môi trường trung ương quy định.[ Điều 2, Mục 2 Quy chế quản lý chất thảinguy hại số 115/1999/QDD9-TTg ]
Chất thải không nguy hại: Nếu một vật liệu không đáp ứng định nghĩa vềchất thải nguy hại, nó không được coi là chất thải nguy hại, ngay cả khi vật liệu đó
Trang 13đáp ứng về mặt kỹ thuật hoặc thể hiện một đặc điểm thường đáp ứng định nghĩanày Đó là các loại chất thải không chứa các chất và hợp chất gây nguy hại trực
tiếp và có khả năng tương tác thành phần
b, Phân loại theo nguồn gốc phát sinh gồm:Chất thải từ hoạt động xây dựng: là lượng rác thải được thải ra từ quá trình
xây dựng thi công, dỡ bỏ hay các hạng mục xây mới như bê tông, vữa
Chất thải công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ hoạt dộng sản xuất của
các nhà máy, xí nghiệp Đó là các loại khí thải, hóa chất phát sinh trong quá trình
sản xuất, lượng chất thải rắn dư thừa
Chất thải y tế: là các chất thải được thải từ hoạt động của các cơ sở y tế.Chất thải sinh hoạt là chất thải được thải ra từ hoạt động sinh hoạt hàngngày Đó là những mặt hàng không mong muốn phát sinh trong mộtnhà ở: các sản
phẩm bỏ đi như đồ đạc, quan áo hoặc đồ chơi, thức ăn thừa và đã qua sử dụngbao
bì; như chai thủy tinh, lọ thủy tinh, hộp thực phẩm bằng thép, đồ uống bang kimloại có thể, chậu nhựa thực phẩm,chai đựng đồ uống polytetraphthalate Chất thảigia đình cũng bao gồm thực phẩm còn sót lại, giấy, hàng dệt may,nhựa, kính Chất thải sinh hoạt được hình thành từ 2 nguồn phát thải chính đó là:
Chất thải được thải từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình gồm thựcphẩm dư thừa và các loại chất thải từ hoạt động sinh hoạt khác
Chất thải từ cơ sở công cộng gồm các chất thải rắn không nguy hại khácnhư giấy và các sản phâm giấy đã qua sử dụng, đồ nhựa, sắt, thép, gốm sứ, dat dưthừa, sỏi, bụi đất được thu gom từ các khu vực công cộng như các khu chợ, cơ
quan hành chính nhà nước, trường học, đường xá.
1.1.2 Chất thải rắn1.1.2.1 Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thảira từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Nghị định
38/2015/NĐ-CP về quản lí chất thải và phế liệu)
Chat thải rắn là chất thai ở thé rắn hoặc bùn thải.( Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Định nghĩa pháp lý về “chất thải rắn” không liên quan gì đến dạng vật
chất Định nghĩa chất thải rắn đề cập đến việc liệu vật liệu có phải là “chất thải”
hay không.
Trang 14Trong Đạo Luật bảo tồn và phục hồi tài nguyên (RCRA ) Cơ quan Bảo vệMôi trường Hoa Kỳ (EPA) định nghĩa chất thải rắn là, “bất kỳ rác, chất thải, bùn
thải từ nhà máy xử lý nước thải, nhà máy xử lý cấp nước hoặc cơ sở kiểm soát ô
nhiễm không khí, và các chất thải bỏ khác, bao gồm ran, lỏng, ban ran, hoặc chứa
vật chất dạng khí, sinh ra từ hoạt động công nghiệp, thương mại, khai thác mỏ vànông nghiệp và từ các hoạt động cộng đồng”
Chất thải rắn có nghĩa là tất cả các vật chất thường được gọi là rác và chấtthải và các vật liệu bị loại bỏ khác, bao gồm cả vật chất rắn, bán rắn hoặc chứa khí
sinh ra từ hoạt động công nghiệp, thương mại, khai thác mỏ và nông nghiệp và từ
các hoạt động cộng đồng, nhưng không bao gồm vật chất rắn hoặc hòa tan trong
nước thải sinh hoạt, hoặc các vật liệu ran hoặc hòa tan trong dòng chảy trở lại tướitiêu hoặc xả thải công nghiệp là các nguồn điểm phải được cấp phép theo Mục 402
của Đạo luật Kiêm soát O nhiễm Nước Liên bang, đã được sửa đôi.
Theo cách dễ hiểu hơn, ta có thé hiểu chất thải rắn là chất thai rắn là chất
thải tồn tại ở thê rắn, được thải ra thì hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
sinh hoạt hàng ngày.
1.1.2.2 Nguồn gốc hình thành chất thải ran
Hình 1.1 Nguồn gốc hình thành chat thải rắn
Nhà dân, khu Dịch vụ Cơ quan, trường
dân cư công cộng học, bệnh viện
thương mại răn xây dựng
Nông nghiệp, hoạt
Khu công nghiệp, động xứ lý rác thải nhà máy, xí nghiệp
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Trang 151.1.3 Chất thải rắn sinh hoạt1.1.3.1 Khái niệm về chat thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinhtrong sinh hoạt thường ngày của con người.( Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản
lí chất thải và phế liệu).
1.1.3.2 Tác động của chất thải rắn
a, Tác động đến môi trường đất, nước ngầmTại khu vực nông thôn, chất thải cơ thể người và động vật như nước tiểu,phân là một trong số thành phần của rác thải gây ô nhiễm đất Nước mặt cũng cóthé bi ô nhiễm trực tiếp bởi chat thải sinh hoạt hoặc chat thải nông nghiệp.Haynước đưới dạng nước thai sinh hoạt thông qua hệ thống thoát nước thải từ các hoạt
động cơ bản như giặt đũ cũng có ảnh hưởng đến môi trường đất và nước ngầm.Chất thải rắn ở dạng rác nhà bếp và rác thải sinh hoạt khác được thu gom dé xử lýchôn lap hoặc dé tái công nghiệp hóa Ở những bãi rác hoặc những đống rác lớn
khi mà bị mưa xuống làm nước ngắm Vào rác tạo ra một loại nước rò rỉ từ rác cómùi thối Trong nước rò ri chứa những chat hòa tan, những chất lơ lửng, chất hữucơ và nam bệnh Khi nước này ngắm vào đất làm ô nhiễm môi trường đất tramtrọng Mặt khác, nó cũng làm 6 nhiễm nguồn nước thé nhưỡng và nước ngầm.(Theo Hồng Hà & Công Hoan, 2006)
Ngoài ra trường hợp hệ thống xử lý nước thải từ nhà vệ sinh hay hệ thongthoát nước ở thành phố không được quản lý đúng cách hay việc thải ra môi trường
các loại thuốc trừ sâu, hoặc các hóa chất nông nghiệp khác (chăng hạn như phânbón) cũng có thé gây ô nhiễm nước ngầm
b, Tác động đến môi trường không khíDo thành phần chủ yêu của CTRSH là các chất hữu cơ là chính , do đó khichịu tác động từ môi trường như độ am cùng sự góp mat cua các loài vi sinh vậttrong rác khiến cho rác thải bị phân hủy và tạo ra một số chất khí khác như CH4,
CO2 gây nên hiện tượng môi trường không khí khu vực đó bi ô nhiễm Tại các bãi
chôn lap có thé ít mùi so với khoảng cách xa hơn ngoài có thé do các tác động khác
gây nên như hướng gió, Ngoài ra trong điều kiện ky khí CTRSH có thể tạo ra mộtsố loại khí nhà kính và khí gây ô nhiễm môi trường,
Nếu CTRSH không được thu gom mà thải thăng vào hệ thống kênh, mương
sẽ gây 6 nhiễm môi trường nước, tac nghẽn Bên cạnh đó còn tạo nên mùi hôi thôi
Trang 16khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến các loài thủy sinh trong nước do quá trình phânhủy các chất hữu cơ trong rác gây nên.
Ngoài ra, do thành phần cấu tạo có các chất khó phân hủy theo thời giannhư nhựa, túi ni long, sắt, thép, vải khi thải ra môi trường còn gây ảnh hưởng
đên cảnh quan, gây mât mỹ quan khu dân cư, khu vực công cộng.
c, Tác động đên sức khỏe con người
Chất thai sinh hoạt dưới dạng rác, nước thải và nước thải công nghiệp được
thải vào đường nước mà không được xử lý tối thiểu hoặc không được xử lý, đe
dọasức khoẻ con người và thuỷ sinh Rac thải sinh hoạt đưới thé lỏng từ nhà bếp,
phòng tắm, được xả đi theo nước vào hệ thống thoát nước gây ô nhiễm đất, nước
bề mặtvà nước ngầm Chat thải được xử lý kém hoặc không được xử lý thải vàocác đường nước lộ thiên có thê ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ở hạlưu Chất lượng nguồn nước được cung cấp không sạch hay không đủ điều kiệnchính là nguyên nhân gây nên các bệnh về tiêu chảy và các bệnh lây lan qua đườngmiệng, trong trường hợp tôi tệ còn có thể dịch bệnh như dịch tả
Phân của động vật trang trại bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra sự nở hoa
của tảo độc, dẫn đến cá chết hàng loạt và có khả năng gây hại cho con người (1)
Theo một nghiên cứu của trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ trung bình khoảng
7.500 trường hợp mắc bệnh liên quan đến nước uống ở Hoa Kỳ mỗi năm Ước tính
này thường được cho là thấp hơn đáng kể so với số liệu thực tế vì các chất gây ô
nhiễm nước uống không phải lúc nào cũng được xem xét trong chân đoán bệnh tật.
Các đồ gia dụng cũ có chứa chì, formaldehyde, thuốc trừ sâu, hộp thiếcrỗng, chat tay rửa, thuốc gia dụng có thể nguy hiểm cho công nhân thu gom rác
khi phải tiếp xúc với hàng ngày Trong các sản phẩm điện tử như đèn có chứa một
lượng nhỏ huỳnh quang khi tiếp xúc trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Ô nhiễm không khí sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể từ đó làmhỏng phổi; gây ra nhiễm trùng đường hô hap cấp tính, bệnh phổi mãn tính, ung thư
phối, hen suyén, các vấn đề sức khỏe sinh san dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh nhẹ
cân, và bệnh tim.
d, Tác động đến kinh tế - xã hộiTăng chi phí xử lý chất thải, chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, thiệthại trong ngành nông nghiệp do hoạt động quản lý chất thải không hiệu quả Nhấtlà tại các thành phó, khoản chi phí dé quản lý chat thải là rất lớn Ví dụ như tai Thành
Trang 17phố Hồ Chí Minh ngân sách mỗi năm cho chi phí khoảng từ 900 - 1.200 tỷ đồng chocông tác quét dọn vệ sinh đường phố và thu gom vận chuyền CTRSH, 1.100 - 1.200tỷ đồng cho hoạt động xử lý CTRSH, chủ yếu là chôn lap (69% khói lượng).
Tác động đến hệ sinh thái và ngành du lịch: trong môi trường biển, do đặcđiểm cấu trúc và tác động của tự nhiên, rác thải nhựa phát tán, lan truyền nhanhtrên phạm vi rộng Các hat vi nhựa trong chất thải nhựa có thể xâm nhập và pháhủy tế bào trong cơ thê của các loài sinh vật trong nước ngọt và trong môi trườngbiển Van dé ô nhiễm môi trường biển bởi rác thải gây ảnh hưởng đến tiềm năng
khai thác ngành du lich của các vùng này Ví dụ như vùng biên tại Phú Quốc (Kiên
Giang) đang đối mặt với tình trạng quá tải chất thải nhựa Theo báo cáo tháng7/2018 của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWE Việt Nam), mỗi ngày, huyệnđảo này phát sinh khoảng 155 tan chat thải, nhưng chỉ thu gom được khoảng 91tan Chat thải tại Phú Quốc sau khi thu gom được tập trung vào các bãi Ông Lang
và An Thới, chưa qua xử lý nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1.2 Cơ sé lý thuyết về quản lý chất thai rắn
1.2.1 Khái niệm quản lý chất thải
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyền, tái sử dung, tái chế và xử lý chất thải.( Điều 3 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2014).
Quan lý chat thải ran là hoạt động của các tô chức và cá nhân nhằm giảm bớtảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan Các hoạt
động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyên, xử lý, tái chế chất thải Quản lýchất thải rắn cũng có thé góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chat thải
1.2.2 Dịch vụ vệ sinh môi trường
Dịch vụ theo Theo Philip Kotler được hiểu là :“ bất kỳ hoạt động hay lợi
ích nào mà chủ thé này có thé cung cấp cho chủ thé kia Trong đó đối tượng cungcấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu mộtvật nào cả Còn việc sản xuất dich vụ có thé hoặc không cần gan liền với một sanphẩm vật chất nào”
Vay dich vụ vệ sinh môi trường được hiéu là hoạt động cung cấp những
dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực vệ sinh môi trường nhằm thu về giá trị thông quaviệc cung cấp dịch vụ cho chủ thê kia nhằm đảm bảo môi trường sống trong sạch
dé tồn tại và phát triển
10
Trang 181.2.3 Hoạt động thu gom, vận chuyén chất thải rắn
1.2.3.1 Các khái niệm
Thu gom chất thải: Một giai đoạn quan trọng của quản lý chất thải, bao gồmcác hoạt động như đặt các thùng thu gom chất thải, thu gom chất thải từ các thùngđó và đồ rác vào vị trí mà các phương tiện thu gom được đồ Mặc dù giai đoạn thugom liên quan đến vận chuyền, nhưng đây thường không phải là giai đoạn vậnchuyên chat thải chính
Vận chuyển chất thải là các hoạt động liên quan đến việc di chuyển chấtthải từ các địa điểm thu gom chất thải của địa phương đến khu xử lý chất thải củakhu vực trên các phương tiện vận chuyền chất thải lớn
1.2.3.2 Hình thức tổ chức
Chất thải rắn được thu gom theo 2 phương thức chính là:Thu gom bên lề đường: rác thải sẽ được để trong sọt rác đặt bên lề đường,công nhân môi trường sẽ điều khiển xe rác tới dé chở rác đi
Thu gom theo khối: người dân sẽ trực tiếp mang rác đồ vào xe theo vị tríquy định Xe thu gom rác được hoạt động theo một quy trình đều đặn và theo tầnsuất được thỏa thuận trước
Hoạt động Thu gom và Vận chuyền bao gồm:
Các phương tiện được hướng dẫn đến khu vực đã được xác định dé thu gom
từ các Hộ gia đình, thu gom từ các Cơ sở / Tổ chức Thương mại hoặc bat kỳ nguồnphát sinh rác nào khác đến các bãi rác
Thu thập & Vận chuyền Thứ cấp: khối lượng chất thải rắn được thu gom từ
các tòa nhà, thùng rác trên đường phó, chung cư thương mại, chất thải công nghiệp,
v.v và cũng được sàng lọc dé tim bat kỳ vật liệu đáng ngờ hoặc trái phép nào vàkhông được chuyên đến trạm trung chuyền đã xác định
Quản lý trạm trung chuyên bao gồm các quy trình như cân chất thải rắn,phân loại loại chất thải và sử dụng xe thu gom để chuyên khối lượng lớn đến các
bãi xử lý rác.
Tại các thành phó, thị xã và khu vực thị tran tại các huyện có Công ty môi
trường đô thị (URENCO) hay Công ty dịch vụ công ích thành phố, quận/huyệnđảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đô thị
a) Công tác phân loại, lưu giữ
- Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích
quản lý, xử lý thành 03 nhóm sau:
11
Trang 19+ Nhóm chat thải hữu cơ dé phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ,
quả, xác động vật);
+ Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim
loại, cao su, ni lông, thủy tinh);
+ Nhóm chất thải còn lại.- Chất thải rắn sinh hoạt được lưu giữ trong các thiết bị lưu chứa phù hợp,dam bảo vệ sinh môi trường, được quản lý, giám sát, tuyên truyền và vận động tổ
chức, cá nhân chấp hành theo quy định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom,
vận chuyên và xử lý.
- Các tô chức, cá nhân có phát sinh chat thải ran sinh hoạt được cung ứngdịch vụ thu gom, vận chuyền và xử lý rác thải phải nộp phí vệ sinh cho thu gom,vận chuyên chất thải rắn sinh hoạt theo quy định
b) Thu gom, vận chuyền
- Chất thải ran sinh hoạt được thu gom theo tuyến dé vận chuyên tới điểmtập kết, trạm trung chuyên và cơ sở xử lý chat thải ran theo quy định; bố trí cácthiết bị lưu chứa có kích cỡ phù hợp, bảo đảm tính mỹ quan trên các đường phốchính, các khu thương mại, các điểm tập trung dân cư, quá trình vận chuyên bảo
đảm không làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ ra môi trường.
- Chủ cơ sở thu gom, vận chuyên chât thải răn sinh hoạt có trách nhiệm:
+ Bảo đảm đủ nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng, điểm tập kết,dé thu gom, lưu giữ, vận chuyền, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình xử lý
chất thải răn sinh hoạt; bảo đảm thời gian thu gom, lưu giữ và vận chuyền chất thải
rắn sinh hoạt không quá 02 ngày Thông báo rộng rãi về thời gian, địa điểm, tan
suất và tuyến thu gom tại các điểm dân cư; trường hợp phân loại được chất thải
nguy hại từ chat thai ran sinh hoạt tại các điểm tập kết, trạm trung chuyền thì phảichuyên sang quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại Chịu trách nhiệmvề tình trạng rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò ri gây ảnh hưởng đến môi
trường trong quá trình thu gom, vận chuyền Dao tạo, trang bi bảo hộ lao động; tô
chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm các chế độ cho người lao động tham gia thu
gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt theo quy định
+ Chỉ thực hiện chuyền giao chất thải ran sinh hoạt cho chủ cơ sở tái sửdụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải răn sinh hoạt có chức năng phù hợp; cóhợp đồng với chủ cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải răn sinh
12
Trang 20hoạt; phải được chính quyền địa phương giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyên chấtthải rắn sinh hoạt để chuyền giao cho chủ cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt; mỗi lần tiếp nhận, bàn giao chất thải rắn sinh hoạt
phải lập biên bản theo quy định Định kỳ hàng năm báo cáo về tình hình thu gom,vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt theo quy định
1.3 Kinh nghiệm quản lý chất thải ở các nước trên thế giới và Việt1.3.1 Kinh nghiệm quản lý chất thai ở các nước trên thế giới
a Kinh nghiệm từ thuy điểnĐược biết đến là một trong ba quốc gia Châu Âu đi đầu trong các giải phápxử lý rác thải và có hệ thống xử lý rác hiệu quả nhất thé giới Thụy Điển còn nhậpkhâu rác dé đủ làm nguyên liệu dé có đủ nguồn nguyên liệu dau vào cho các nhàmáy tái chế của quốc gia này hoạt động
Ở Thụy Điền, các điểm tái chế rác thải phải được xây dựng trong vòng bán
kính khoảng 300 m tính từ các khu dân cư Mỗi hộ dân đều dé báo, đồ nhựa, kim
loại, thủy tinh, đồ điện tử, pin vào thùng chứa riêng ngay tại gia đình Rác thải
thực phẩm cũng được phân tách dé tái sử dụng hoặc tái chế Rác đã được phân loạiđược tập kết tới thùng chứa đặc biệt ở các tòa nhà, khu dân cư và sau đó được
chuyên tới địa điểm tái chế
Các doanh nghiệp tư nhân tại đất nước này cũng đã có những hoạt độngthiết thực trong việc bảo vệ môi trường như Công ty thời trang H&M đã khuyếnkhích khách hàng mang quan áo cũ tới cửa hàng dé được giảm giá khi mua quanáo mới Công ty túi Optibag phát triển loại máy phân loại túi rác nhờ màu sắc nhờđó, người dân sẽ đựng rác thực phẩm bang túi màu xanh lá cây, giấy loại vào túimàu đỏ sau đó, tại nhà máy tái chế, chiếc máy do Optibag chế tạo sẽ tự động
phân loại rác theo màu sắc túi, giúp tiết kiệm thời gian xử lý rác thải
Đến nay công nghệ công nghệ tái chế rác tại Thụy Điền ngày càng trở nên
hiệu quả và hệ thông nhà máy đôt rác đã được nhân rộng trên khắp cả nước.
Nhiều hệ thống và phương tiện chứa đựng khác nhau được sử dụng dé thu
gom và vận chuyên chất thải, tùy thuộc vào loại chất thải có liên quan, theo đó cósự phân biệt giữa thu gom chat thải có hệ thống và không có hệ thống
b, Kinh nghiệm từ Đức
Ở Đức, việc thu gom rác thải sinh hoạt không có hệ thống phần lớn đãnhường chỗ cho việc sử dụng một loạt các hệ thong thùng chứa với mục đích chính
13
Trang 21là cho phép phân loại nguồn của các loại rác thải khác nhau Các thùng chứa đượcđặt ở rất gần các hộ gia đình (hệ thống nhận hàng), hoặc tại các vi trí trung tâm (hệthống trả hàng) Chat thải còn lai được lắng trong các thùng chứa màu xám, dé kết
thúc các yêu té sau được sử dụng: thùng có bánh xe có thể chứa 120 đến 140 lit
chất thải; túi rác; và các thùng chứa 1,1 mét khối được sử dụng trong các môi
trường như các tòa nhà chung cư lớn.
Thông tin về loại chất thải nào có thể được gửi vào loại thùng chứa nào cósẵn từ chính quyền địa phương thông qua lịch trình thu gom chất thai và được gọi
là ABC chat thải, đưới dang in và / hoặc trực tuyến Các thủ tục thu gom chat thải
như vậy được điều chỉnh bởi các sắc lệnh về chất thải của địa phương, trong đóquy định phí thu gom chất thải, cùng những thứ khác
Nhiều loại chất thải khác nhau được thu gom trong các thùng chứa riêng biệt,đây là điều kiện tiên quyết quan trọng, đặc biệt là đối với việc tái chế vật liệu lànhmạnh với môi trường Điều này cũng cho phép khép kín các chu trình nguyên liệu
càng xa càng tốt, góp phan đáng kể vào việc giảm sử dụng nguyên liệu thô sơ cấp
Vào những năm 1990, Đức đã thiết lập cái gọi là hệ thống kép, cho phépthu hồi và xử lý bao bì sản phẩm riêng biệt ở gần các hộ gia đình Nghĩa vụ vận
hành một hệ thống kép với việc hoàn thành trách nhiệm của nhà sản xuất liên quan
đến quản lý chất thải và các nghĩa vụ của hệ thống kép được điều chỉnh bởi Đạoluật Quản lý Chat thai (Kreislaufwirtschaftsgesetz) hoặc đúng hơn là Đạo luật
Dong gói ( Verpackungsgesetz).
Giấy và thủy tinh thải được gửi vào các thùng chứa riêng biệt đặt tại các khu dâncư, qua các thùng chứa hoặc tại các bãi tái chế Các cơ sở sau này cho phép xử lý thíchhợp nhiều loại rác tái chế và chất thải có vấn đề (chất thải nguy hại) Đạo luật Quản lýChất thải (Kreislaufwirtschaftsgesetz) kêu gọi thu gom riêng các chat thải hữu cơ trên
khắp nước Đức trong tương lai (điều này đã được thực hiện ở cấp khu vực)
Đạo luật thiết bị Điện tử và Điện tử năm 2005 (Elektro-und
Elektronikgerätegesetz), quy định rằng rác thải điện và điện tử phải được thu gom riêngvới rác thải đô thị chưa được phân loại Điều này cho phép thu hồi các nguyên liệu thôthứ cấp có giá trị như kim loại, đồng thời cho phép xử lý các chất ô nhiễm một cách
hợp lý.
Theo luật của Đức, Pin Oridiance năm 1998 (Batterieverordnung), sau đó
được thay thế bởi Đạo luật Pin 2009 (Batteriegesetz), pinphải được thu gom riêngvà thu hồi Theo luật, các nhà bán lẻ phải nhận lại pin thải miễn phí Đối với pin
14
Trang 22thải của thiết bị, việc này được thực hiện bằng thùng thu gom hoặc thông qua cácđiểm thu gom tại cửa hàng Luật pháp Đức cũng yêu cầu các xe phế liệu phải đượctháo dỡ, tháo dỡ và thu hồi một cách lành mạnh với môi trường, để tránh tác hại
trực tiếp đến môi trường và cho phép thu hồi các đồ tái chế Các quy trình nàyđược điều chỉnh bởi Tổ chức Xe hết thời hạn sử dụng (Altfahrzeugverordnung),
yêu cầu các nhà sản xuất ô tô nhận lại những chiếc xe phế liệu miễn phí thông quamột mạng lưới toàn diện Chủ phương tiện muốn thanh lý xe của họ phải thực hiệnviệc này thông qua dịch vụ tháo đỡ hoặc điểm thu gom được công nhận
Chất thải thương mại do các doanh nghiệp nhỏ tạo ra cũng được thu gomvà vận chuyền qua thùng chứa chat thải sinh hoạt (ví dụ thùng 240 lít hoặc 1,1 mét
khối) hoặc thông qua thùng trao đôi, cũng được sử dụng rộng rãi dé thu gom va
vận chuyền chất thải xây dựng
c, Kinh nghiệm từ singapo
Không phải tự nhiên mà singapo lại được mệnh danh là“ Đất nước sạch nhấtthé giới” Tại Singapo van dé môi trường là van đề luôn được đặc biệt quan tâm.Chính phủ nước này đã thực hiện các biện pháp, hành động thiết thực và có hiệu
quả quá trình xử lý rác thải.
Tại Singapo khoảng 41% rác thải được sử lí thông qua phương pháp đốt,tận dụng nguồn nhiệt sinh ra làm nguồn năng lượng cho đầu vào của quá trình sản
xuât về sau Đông thời thực hiện chôn lâp đôi với tro từ lò đôt rác.
Chương trình xử lý rác thông minh được Singapo khéo léo sử đưa vào giới
thiệu rộng rãi ở các trường học, văn phòng và trung tâm mua sắm từ năm 2001
Singapore cũng triển khai thêm nhiều biện pháp chủ động nhằm giảm thiêuthách thức về rác thải, bằng cách giải quyết cả khâu phát sinh và thu gom Hai sángkiến nổi bật là Thỏa thuận Đóng gói Singapore và Quan hệ Đối tác tự nguyện quốc
gia về tái chế rác thải điện tử
Thỏa thuận Đóng gói tập hợp các công ty lại với nhau cùng cam kết giảmthiểu rác thải bao bì để không chỉ giúp giảm lượng rác thải phát sinh mà còn tiếtkiệm chi phí Tính đến tháng 7/2019, hơn 239 bên tham gia với hon 54.000 tanchất thải bao bì được giảm thiểu, và tiết kiệm được khoảng 130 triệu đôla
Singapore trong thời gian I0 năm.
Người dân Singapore đều thê tham gia giảm lượng rác thải dựa trên 3 điều:Giảm thiếu, tái sử dụng và tái chế (3R: Reduce, Reuse và Recycle)
15
Trang 231.3.2 Kinh nghiệm quản lý chất thải ở Việt Nam
Với khối lượng CTRSH phát sinh ngày càng tăng, một số địa phương đãtriển khai chương trình phân loại CTRSH tại nguồn nhằm góp phần tạo nguồnnguyên liệu cho hoạt động tái chế, giảm khối lượng CTRSH được chôn lấp tại cácbãi chôn lắp khi khối lượng CTRSH ngày càng tăng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh đã triển khai thí điểm chương trình phân loại CTRSH (từ những năm 1999tại Thành phố Hồ Chí Minh và năm 2007 đối với Hà Nội), đến nay nhiều địa
phương trên cả nước cũng đã triển khai thí điểm chương trình phân loại CTRSH
tại nguồn như Hưng Yên (2012 - 2014), Bắc Ninh (2014), Lào Cai (2016), BìnhDương (2017 - 2018), Đồng Nai (2016 - 2018), Đà Nẵng (2017), Hà Tĩnh (2019)
s* Tai Hà Nội, năm 2007 đã triển khai thí điểm mô hình thu gom, phân loại
CTRSH tại nguồn trên địa bàn phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm) Đây là dự
án phân loại chất thải tại nguồn (3R Hà Nội) được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA) hỗ trợ thực hiện Dự án bước đầu đã đưa khái niệm phân loại, thu gom, xử lýchất thải vào chương trình giáo dục tiêu học tại địa phương trong năm học 2007 - 2008và nhân rộng mô hình sang các khu vực tiếp theo trên địa bàn (Nguyễn Du, ThànhCông, Láng Hạ) Tại khu vực nội thành, hầu hết lượng CTRSH phát sinh hàng ngày đãđược thu gom, nhưng tình trạng đồ chất thải tùy tiện vẫn xảy ra ở không ít khu vực công
cộng Đến 2013 mô hình thí điểm thu gom, phân loại rác thải tại nguồn và sử dụng rác
thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng được áp dụng Mô hình này đã góp phan thayđổi nhận thức, thói quen của người dân xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) trong hoạtđộng xử lý rác thải, hạn chế lượng rác thải ra môi trường, cải thiện chất lượng môi
trường, tiét kiệm chi phí nhờ việc sản xuât ra nguôn phân bón cho cây.
s* Tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, việc thu gom va xử lý rác thải
sinh hoạt tại gia đình được tổ chức theo mô hình lò đốt rác được xây theo đúngquy chuẩn trong góc vườn Chi phí cho mỗi lò đốt rác chỉ khoảng 300.000 -350.000 đồng cả tiền công, tiền vật liệu xây dựng, tính ra có lợi về kinh tế đáng kê
so với những nơi phải đóng tiền vệ sinh, thu gom rác hàng tháng Tuy nhiên, mô
hình lò đốt rác thải hộ gia đình cũng có những hạn chế nhất định, đó là không xửly được lượng rác thải ran, xây dựng, chỉ xử lý được ở những hộ có đất vườn rộng,còn đối với những hộ nam trên quốc lộ, kinh doanh, buôn bán diện tích đất hẹp
nên không thê xây cất lò đốt rác theo mô hình trên
1.4 Kết luận chương I
Năm trong khối các nước đang phát triển với đặc điểm là tốc độ gia tăng
dân sô cao, nên kinh tê đạt được chủ yêu nhờ tôc độ tăng trưởng của ngành công
16
Trang 24nghiệp Thay vì trước đây phải nhập hàng hóa từ các nước phát triển thì nhữngnăm gần đây Việt Nam đã dần hình thành những ngành công nghiệp mới với sự rađời của các khu như KCN Bắc Ninh, KCN Sài Đồng, giúp phan nào giải quyếtvấn đề việc làm Tuy nhiên sự gia tăng của các khu công nghiệp và dân số cũngđồng nghĩa với việc gia tăng khối lượng các chat phát thải ra môi trường Dé dambảo theo đuổi thành công mục tiêu phát trién bền vững, Việt Nam cần phải học hỏithêm kinh nghiệm từ các nước đi trước về lĩnh vực quản lý rác thải nói chung và
quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên có thé thay, dé đạt được hiệu quả xửlý, hạn chế sự ảnh hưởng của rác thải đến môi trường thì việc tuân thủ các quyđịnh về phân loại rác là yếu tố then chốt Ngoài ra đây còn là yếu tố tác động trựctiếp dé hiệu quả thu gom, vận chuyển rác Do đó dé đạt được hiệu quả trong việcquản lý, xử lý rác thải như các quốc gia nêu trên, Việt Nam cần đây mạnh hơn nữacác chính sách hỗ trợ kêu gọi nguồn vốn, tập trung dau tư vào lĩnh vực quản lý, xửlý chất thải ran dé hạn chế những ảnh hưởng của chat thai rắn đến môi trường
Tiêp tục nhân rộng các mô hình thí điêm phân loại rác tai nguôn đê giảm lượng thải ngay từ dau nguôn Dong thời nhân rộng các mô hình tái chê, tái sử
dụng, thu hồi năng lượng từ rác thải
Ngoài ra, việc áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền cần đượcquan tâm thực hiện hơn nữa thông qua các quy định về mức thuế, phí; các chế tàixử phạt cần được xây dựng sát sao hơn dé tạo ra động lực kinh tế cho người gây
ô nhiễm điều chỉnh hành vi gây ô nhiễm của họ, từ đó giảm thiểu lượng chất thảira môi trường Ngoài ra mức phí thu còn giúp đảm bảo duy trì hệ thống quản lý
chat thải
17
Trang 25CHƯƠNG 2:
HIỆN TRANG THU GOM, VẬN CHUYEN CHAT THAI RAN
SINH HOAT TAI THI TRAN DONG KHE, HUYEN
THACH AN, TINH CAO BANG
2.1 Hién trang thu gom, van chuyén chat thai ran sinh hoat tai thi tran DongKhé, huyén Thach An, tinh Cao Bang
2.1.1 Những nét chung về thi tran Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng2.1.1.1Vi trí địa lý của thị tran
Đông Khê là thị trấn huyện li của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Việt
Nam Thị tran có phía:
¢ Bắc giáp xã Lê Lai, xã Danh Sĩ
e Đông giáp xã Danh Si, xã Lê Lợi
« Nam giáp xã Lê Lợi, xã Duc Xuân
e Tay giáp xã Lê Lai
Thị tran Đông Khê được thành lập vào ngày 11 tháng 08 năm 1999 trên cơ
sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Thuong Pha, 318,32 ha diện tích tự nhiên va
1.112người của xã Lê Lai Thị trấn Đông Khê lúc đó có 1.497,32 ha diện tích tự
nhiên và 3.701 người.
Là một thị tran miền núi nên địa hình của thi tran rất phức tạp, nên việc bốtrí sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp (Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 thị tran Đông Khê)
Về khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ trungbình từ 230C — 240C, thời tiết phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng âm và mưanhiều; mùa đông lạnh và khô Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 11, thời tiết năng nóng,nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 với mức trung bình từ 28 — 290C, cao nhất có thểlên đến 390C; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thấp nhất vàotháng 1 và tháng 12 có thể xuống tới 30C Lượng mưa trung bình hằng năm từ
1.700 — 1.800, độ 4m trung bình từ 80 — 850C
Theo tong điều tra dân số và nhà ở năm 2009, thị tran Đông Khê có 4.249
cư dân, trong đó có 2.075 nam và 2.174 nữ.
18
Trang 26Thị tran Đông Khê gồm các xóm Doong Leng, Nà Bang, Nà Cun, Na Gié,Nà Luéng, Pò Diéu, Sang Péc, Chang Khuyé, Khau Trường và 5 tổ dân phố đượcđánh số từ 1 đến 5 Trên địa bàn thị tran có khau (đồi) Bang và đồi Na Cam Các
suối trên địa bàn là suối Pò Bửu, suối Bó Bửn
2.1.1.2 Bối cảnh kinh tế của thị tran Đông Khê
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu giai đoạn 2018- 2020
Tiêu chí 2018 | 2019 | 2020
Tổng sản lượng lương thực có hạt (tan) 15410 | 15770 | 15833
Gia trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng/ha) 3425 | 34,91 |38,5
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn mới.
Huyện đã đưa ra những chỉ đạo quy hoạch lại sản xuất, phát huy thế mạnhtừng vùng bằng việc nghiên cứu và đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp với từngđịa phương Đồng thời, khuyến khích các hộ nông dân, các hợp tác xã, tổ hợp tácmạnh dạn áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, đầu tư cho sản xuất,chuyên dich cơ cau kinh tế nông nghiệp
Nhờ vậy, huyện bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất, như: vùng
lạc hàng hóa tập trung tại các xã: Van Trình, Lê Lai, Thái Cường, Đức Xuân, Đức Long, diện tích trung bình 200 ha/năm; vùng thạch đen ở Đức Thông, Trọng Con,
19
Trang 27Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng và một số địa phương khác của huyện, vớidiện tích trồng trung bình hằng năm trên 300 ha, sản lượng đạt trên 1.800 tấn
Bên cạnh việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, huyện quan tâm đếnviệc hình thành và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hóadé nâng cao giá trị trên thị trường
Ngay từ đầu vụ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chủ độngtham mưu cho UBND huyện xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất vụ xuân Ra chỉ
đạo nhân dân nạo vét, sửa chữa mương thủy lợi, đập dé tích nước phục vụ sản xuất.Dự báo tình hình sâu bệnh hại trên một số cây trồng chính, đồng thời, theo dõi diễnbiến thời tiết, tình hình sinh trưởng cây trồng, bám sát đồng ruộng phát hiện sớmdịch hại để chủ động đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh gây hại cây trồng
vu Xuân.
Ngoài ra còn tang cường tuyên truyền, vận động ba con đây mạnh sản xuât;
cán bộ xã đến từng xóm hướng dẫn nhân dân gieo trồng đúng lịch thời vụ, chuyên
đổi cơ cấu cây trồng ở những diện tích không thuận lợi
Trước đây, trong vụ mùa, đa số người dân đều cấy lúa mùa muộn, thì hiệnnay có hơn 80% diện tích lúa được gieo cấy lúa mùa sớm Từ đó nâng cao diện
tích cây trồng vụ đông, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao tăng lên đángkẻ
Nhờ có các cuộc tuyên truyền, trình diễn các mô hình giống mới như giốngngô lai NK7328, NK6275, P4311, P4554, giống lúa chất lượng cao như Hoa
Khôi, người dân đã tích cực đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượngcao vào sản xuất Nếu như trước đây, người dân gieo cấy các giống lúa thuần là
chủ yêu, thì đên nay lúa lai đã có mặt ở khap các xã của huyện.
Thời gian gần đây huyện cũng tích cực thực hiện cơ giới hóa trong sản xuấtnông nghiệp Hiện nay từ khâu làm đất đến tưới tiêu, vận chuyền, thu hoạch đều
có sự hỗ trợ của máy móc Điều này không chỉ giải phóng sức lao động cho nông
dân mà còn giúp tiết kiệm giống, thời gian, nâng cao hiệu quả sản xuất, phần nàokhắc phục các điều kiện bat lợi của thời tiết, giảm chi phí
20