1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa hoc : Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tp. hồ chí minh phục vụ cho việc xây dựng bãi chôn lắp an toàn

319 766 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 319
Dung lượng 4,88 MB

Nội dung

Nội dung - Tổng quan về các phương pháp chôn lấp an toàn chất thải nguy hại - Khảo sát, đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý chất thải nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh - Đề xuấ

Trang 1

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Bãi chôn lấp an toàn là khâu không thể thiếu được trong hệ thống quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại Tuy nhiên, đến nay, Tp.HCM vẫn chưa

có bãi chôn lấp an toàn nào Vì vậy, UBND Tp.HCM đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Bãi chôn lấp an toàn có diện tích 10 ha nằm trong Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc- Củ Chi do Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải thành phố (MBS) làm chủ đầu tư Tháng 05/2010, MBS đã lập Báo cáo Đầu tư dự án “Bãi Chôn Lấp An Toàn” với công suất dự kiến là 500 m3/ngày và kinh phí 200 tỉ đồng

Dự kiến đến năm 2011 sẽ hoàn thành bãi chôn lấp an toàn

Đề tài đã thu thập thông tin, thống kê, dự báo, đánh giá hiện trạng thu gom

và xử lý chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như đã có một số đề xuất về công nghệ tiền xử lý, quy trình chôn lấp an toàn chất thải nguy hại và giải pháp quản lý phù hợp cho một bãi chôn lấp an toàn tại Tp.HCM Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những cơ sở khoa học và thực tế cho dự án xây dựng bãi chôn lấp an toàn, giúp cơ quan quản lý trong công tác ra quyết định, quy hoạch công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn Tp.HCM

Kết quả dự báo của đề tài cho thấy tổng lượng CTNH phát sinh tại Tp.HCM tính từ năm 2007 đến 2025 là 17.448.343 tấn Trong số đó, lượng CTNH cần chôn lấp như tro lò đốt, các sản phẩm cố định hóa rắn và một số loại CTNH có thể chôn lấp trực tiếp, là khoảng 3.615.866 tấn, chiếm 20,7% so với tổng lượng CTNH phát sinh Báo cáo cũng cho thấy rằng, trong trường hợp bãi chôn lấp với diện tích được phê duyệt là 10 ha được sử dụng để chôn lấp toàn bộ CTNH phát sinh tại TPHCM thì thời gian hoạt động của bãi chôn lấp là khoảng 9 năm Trong trường hợp bãi chôn lấp tiếp nhận cả CTNH từ các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương thì thời gian hoạt động của bãi còn ngắn hơn, khoảng 6 năm Đề tài kiến nghị cơ quan quản

lý nhà nước nhanh chóng cho phép xây dựng bãi chôn lấp an toàn tại Khu liên hiệp

xử lý chất thải rắn Tây Bắc- Củ Chi

Trang 2

SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

Secure landfill is an indispensable part in management system of industrial waste and hazardous waste However, until now, HCMC has not had any secure landfill yet Therefore, People’s Committee of HCMC has approved the project

“Secure landfill in Tay Bac- Cu Chi solid waste treatment complex” with approved area of 10 ha, owned by MBS (Ho Chi Minh City Management Board for solid waste treatment complexes) In May 2010, MBS has prepared Investment Report for this project with projected capacity of 500 m3/day and investment capital of around 200 billion VND The project is expected to be completed by 2011

This research has collected information, statistics of current status of hazardous waste collection and treatment in HCMC as well as has proposed hazardous waste pre-treatment technology, operation process of a secure landfill and suitable management ways for a secure landfill in HCMC This research also supplies scientific and practical bases for the project and the authority can make correct decisions in management, planning in hazardous waste field in HCMC

Total amount of hazardous waste generated in HCMC from 2007 to 2025 is forecasted to be about 17,448,343 tons Among of that, amount of hazardous waste needed to be diposed of in secure landfill is about 3,615,855 tons, or 20.7% of total amount of hazardous waste generated The report also showed that in case all hazardous waste generated in HCMC will be disposed of in the secure landfill, working time of the secure landfill will be about 9 years If it has to receive hazardous waste from Long An, Binh Duong provinces, the working time is about 6 years This research suggested that the project of secure landfill in Tay Bac- Cu Chi should be implemented as soon as possible

Trang 3

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU i

iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

-1 Tên đề tài/dự án: 1

-2 Mục tiêu 2

-3 Nội dung 2

-4 Sản phẩm của đề tài/dự án: 2

-5 Giới thiệu về dự án bãi chôn lấp an toàn 2

-6 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG I 4

-TỔNG QUAN VỀ CTNH - CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH 4

-1.1 Phân loại và Đặc tính ô nhiễm của các loại CTNH có thể chôn lấp 4

-1.2 Tổng quan về các phương pháp xử lý CTNH [1] 9

-1.3 Tổng quan về CTNH có thể chôn lấp an toàn 12

-1.3.1 Tổng quan về CTNH có thể chôn lấp an toàn theo quy ước quốc tế 12

-1.3.2 Tổng quan về CTNH có thể chôn lấp an toàn theo quy ước Việt Nam 19 -1.3.3 Tương quan giữa quy ước Việt Nam và quốc tế về CTNH có thể chôn lấp 24

-1.4 Tổng quan về các phương pháp chôn lấp an toàn CTNH đang được áp dụng 26

-1.4.1 Tổng quan về các phương pháp chôn lấp an toàn CTNH đang được áp dụng trên thế giới 26

-1.4.2 Tổng quan về hiện trạng xử lý CTNH bằng phương pháp chôn lấp tại Việt Nam 30

-1.4.3 Các yếu tố đánh giá tính khả thi của một dự án chôn lấp an toàn CTNH 33 -1.4.3.1 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại 34

-1.4.3.2 Địa điểm xây dựng, mô hình, phương án chôn lấp bãi 35

-1.4.3.3 Phân loại quy mô bãi chôn lấp an toàn 37

-1.4.3.4 Phân loại bãi chôn lấp 37

-1.4.3.5 Yêu cầu khu đất xây dựng và tổng mặt bằng 38

-1.5 Phân tích các chi phí kinh tế kỹ thuật của phương án chôn lấp an toàn 39 -1.6 Đề xuất bổ sung các quy định về CTNH được phép chôn lấp 47

Trang 4

CHƯƠNG II 50

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ CTNH Ở TPHCM 50

-2.1 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTNH VÀ SẢN PHẨM XỬ LÝ CTNH 50 -2.1.1 Các ngành công nghiệp phát sinh CTNH có thể chôn lấp 50

-2.1.2 Chất thải nguy hại từ các nguồn khác 64

-2.1.3 Hiện trạng quản lý và tồn trữ các sản phẩm phát sinh sau quá trình xử lý CTNH 65

-2.2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTNH TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 72

2.2.1 Hiện trạng hệ thống quản lý CTNH trên địa bàn TPHCM 72

2.2.2 Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn TPHCM 76

2.2.3 Những tồn tại trong hoạt động của các đơn vị xử lý CTNH 78

2.3 DỰ BÁO DIỄN BIẾN PHÁT SINH CTNH VÀ CÁC SẢN PHẨM NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ CTNH ĐẾN NĂM 2025 84

2.3.1 Dự báo phát sinh CTNH của TPHCM đến 2025 84

2.3.2 Dự báo phát sinh các sản phẩm xử lý CTNH sinh ra từ quá trình xử lý CTNH đến 2025 92

CHƯƠNG III 100

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP CHO BÃI CHÔN LẤP AN TOÀN 100

3.1 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ TIỀN XỬ LÝ CTNH TRƯỚC KHI CHÔN LẤP 100

3.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ TIỀN XỬ LÝ CTNH PHỤC VỤ CHO CHÔN LẤP AN TOÀN MỘT SỐ LOẠI CTNH 100

3.2.1 Công nghệ tiền xử lý pin, ắc quy 100

3.2.1.1 Tổng quan về pin, ắc quy 100

3.2.1.2 Các quy định đối với CTNH là pin, ắc quy 101

3.2.1.3 Đề xuất phương án xử lý pin, ắc quy 101

3.2.2 Công nghệ tiền xử lý chất tẩy rửa 105

3.2.3 Công nghệ tiền xử lý thiết bị điện tử 107

3.2.4 Công nghệ tiền xử lý đèn huỳnh quang 112

3.2.4.1 Tổng quan về bóng đèn huỳnh quang 113

3.2.4.2 Bóng đèn huỳnh quang nguy hại 115

3.2.4.3 Công nghệ tiền xử lý bóng đèn huỳnh quang phục vụ chôn lấp an toàn 117 3.2.5 Công nghệ tiền xử lý sơn và dung môi 125

3.2.6 Công nghệ tiền xử lý CTNH dược phẩm 134

3.2.6.1 Tổng quan 134

Trang 5

3.2.6.2 Đề Xuất Phương Pháp Xử Lý 137

3.2.6.3 Kết luận 140

3.2.7 Công nghệ tiền xử lý chất thải bảo trì tàu biển 140

3.2.7.1 Tổng quan về chất thải bảo trì tàu biển 140

3.2.7.2 Hiện trạng phát sinh cặn dầu 142

3.2.7.3 Tổng quan về các phương pháp xử lý cặn dầu 143

3.2.7.4 Hiện trạng xử lý cặn dầu trong nước và các nghiên cứu về xử lý cặn dầu 144 3.3 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH 149

3.3.1 Đề xuất công nghệ 149

3.3.1.1 Niên hạn thiết kế 149

3.3.1.2 Đề xuất giải pháp xử lý nền móng trong điều kiện địa chất của khu vực Tam Tân, huyện Củ Chi 150

3.3.1.3 Lựa chọn phương pháp chôn lấp 159

3.3.2 So sánh bãi chôn lấp an toàn và bãi chôn lấp hợp vệ sinh 165

3.4 ĐỀ XUẤT QUY MÔ CHO DỰ ÁN CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH TẠI PHƯỚC HIỆP- CỦ CHI 168

3.4.1 Đề xuất quy mô bãi chôn lấp an toàn 168

3.4.2 Lựa chọn các hạng mục công trình, quy trình vận hành và các thông số thiết kế bãi chôn lấp an toàn 172

3.4.3 Quy trình tiếp nhận CTNH 181

3.4.4 Đóng bãi chôn lấp 183

3.4.5 Chương trình quan trắc môi trường 184

3.4.6 Sử dụng BCL sau khi đóng bãi 185

3.5 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH ĐỐI VỚI CÁC YÊU CẦU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁP ỨNG CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA TPHCM 186

3.6 ĐÁNH GIÁ VỊ TRÍ CHỌN LỰA CHO BÃI CHÔN LẤP AN TOÀN 189 3.7 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC QUẢN LÝ BÃI CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH TẠI PHƯỚC HIỆP- CỦ CHI 192

3.8 KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ 195

CHƯƠNG IV 198

ĐÁNH GIÁ CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỪ QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP AN TOÀN 198

4.1 ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH 198

4.2 CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN DO VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH 202

4.2.1 Ô nhiễm nước ngầm 202

Trang 6

4.2.1.1 Đánh giá khả năng gây ô nhiễm nước ngầm 202

4.2.1.2 Giới thiệu phần mềm GMS (Groundwater Modeling System) 202

4.2.1.3 Kết quả chạy mô hình lan truyền ô nhiễm nước ngầm do vận hành bãi chôn lấp CNTH 203

4.2.2 Ô nhiễm đất 220

4.2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm đất 220

4.2.2.2 Cơ sở lý thuyết tính toán ô nhiễm đất 221

4.2.2.3 Đánh giá sự lan truyền, tích lũy và phân hủy của CTNH gây ô nhiễm môi trường đất 224

4.2.2.4 Ứng dụng tính toán ô nhiễm đất tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại Phước Hiệp 227

4.2.3 Biện pháp cải thiện đất sau khi đóng bãi 234

4.2.3.1 Hiện trạng môi trường đất tại BCL an toàn CTNH sau khi đóng bãi 234 4.2.3.2 Đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường đất sau khi đóng bãi 235 4.3 CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN VÀ KTXH DO VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH 243

4.3.1 Tác động tích cực 243

4.3.2 Tác động tiêu cực 244

4.3.3 Kết luận 250

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 251

KẾT LUẬN 251

KIẾN NGHỊ 251

253

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại chất thải theo Tổ chức y tế thế giới - 4 -

Bảng 1.2 Các giá trị giới hạn phát tán - 15 -

Bảng 1.3 Các tiêu chí đáp ứng đối với chất thải nguy hại đem chôn lấp - 16 -

Bảng 1.4 Tiêu chuẩn về thành phần nguy hại các chất được chôn lấp - 17 -

Bảng 1.5 Danh mục các chất thải nguy hại được phép chôn lấp - 21 -

Bảng 1.6 Danh mục các chất thải nguy hại được phép chôn lấp đã hiệu chỉnh mã CTNH theo Quyết định 23/2006/ QĐ-BTNMT - 22 -

Bảng 1.7 Ngưỡng chất thải nguy hại được phép chôn lấp theo quy định của một số quốc gia trên thế giới - 25 -

Bảng 1.8 Số lượng ô chôn lấp cần xây dựng theo diện tích mỗi ô để tiếp nhận 889.500 tấn tro - 41 -

Bảng 1.9 Thông số kỹ thuật của một ô chôn tro diện tích bề mặt lớn nhất khoảng 5.000 m 2 - 43 -

Bảng 1.10 Thông số kỹ thuật của các lớp che phủ trung gian của một ô chôn tro diện tích bề mặt lớn nhất khoảng 5.000 m 2 - 43 -

Bảng 1.11 Các thông số kỹ thuật của ô chôn lấp tro theo các diện tích bề mặt lớn nhất khác nhau - 43 -

Bảng 1.12 Các thông số kỹ thuật của lớp che phủ trong ô chôn lấp tro theo các diện tích bề mặt lớn nhất khác nhau - 45 -

Bảng 2.1 Số lượng nhà máy theo từng loại hình công nghiệp (2005) phát sinh chất thải nguy hại có thể chôn lấp [3] - 53 -

Bảng 2.2 Loại hình công nghiệp và thành phần chất thải nguy hại phát sinh - 61 -

Bảng 2.3 Công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở các doanh nghiệp [3] và dự báo sản phẩm phát sinh - 66 -

Bảng 2.4 Khối lượng tro phát sinh từ quá trình đốt các loại chất thải khác nhau 70

Bảng 2.5 Một số loại chất thải và tính tương thích của phụ gia sử dụng 71

Bảng 2.6 Thuận lợi và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp xử lý CTNH 79

Bảng 2.7 Các đơn vị có địa điểm xử lý trong KCN 81

Bảng 2.8 Công nghệ xử lý CTNH của các đơn vị được cấp phép 82

Bảng 2.9 Sản phẩm sau xử lý CTNH của một số phương pháp xử lý 83

Bảng 2.10 Thành phần và khối lượng CTNH phát sinh từ các CSSX trong KCN, KCX tính cho năm 2007 89

Bảng 2.11 Thành phần và khối lượng CTNH phát sinh từ các CSSX ngoài KCN, KCX tính cho năm 2007 89

Bảng 2.12 Tổng khối lượng CTNH phát sinh theo các ngành CN trên địa bàn TP.HCM tính cho năm 2007 90

Bảng 2.13 Tốc độ phát triển công nghiệp của TP.HCM năm 2006 91

Bảng 2.14 Tổng khối lượng CTNH phát sinh từ các ngành công nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong 19 năm (từ 2007 – 2025) 94

Bảng 2.15 Lượng bùn phát sinh và chất thải từ bùn cần chôn lấp tính đến năm 2025 95 Bảng 2.16 Lượng giẻ lau phát sinh và chất thải từ giẻ lau (tro, sản phẩm cố định hóa rắn) cần chôn lấp tính đến năm 2025 95

Bảng 2.17 Lượng bao bì phát sinh và chất thải từ bao bì (tro, sản phẩm cố định hóa rắn) cần chôn lấp tính đến năm 2025 96

Bảng 2.18 Lượng hộp mực in phát sinh và chất thải từ hộp mực in (tro, sản phẩm cố định hóa rắn) cần chôn lấp tính đến năm 2025 96

Bảng 2.19 Tổng lượng tro cần chôn lấp tính đến năm 2025 97

Trang 8

Bảng 2.20 Tổng lượng sản phẩm cố định hóa rắn cần chôn lấp tính đến năm 2025 97

Bảng 2.21 Thành phần và khối lượng chất thải cần chôn lấp an toàn tính từ năm 2007-2025 98

Bảng 2.22 Thành phần và khối lượng chất thải mỗi năm cần chôn lấp tại BCL an toàn 98

Bảng 3.2 Các nguyên tố chính trong thành phần hóa học của BHQ được sử dụng trong BĐHQ (Loại T12, công suất 40 W) 116

Bảng 3.3 Thống kê thành phần thủy ngân trong đèn huỳnh quang hết thọ 117

Bảng 3.4 Tóm tắt các thành phần của bóng đèn thu được sau quá trình xử lý 120

Bảng 3.5 Tóm tắt các thành phần của bóng đèn thu được sau quá trình xử lý 123

Bảng 3.6 Tóm tắt các thành phần của bóng đèn thu được sau quá trình xử lý 124

Bảng 3.7 Hiện trạng xử lý chất thải sơn và dung môi ở thành phố Hồ Chí Minh 126

Bảng 3.8 Nguồn phát sinh dung môi và sơn thải trên thế giới 127

Bảng 3.9 Nguồn phát sinh dung môi và sơn thải ở TPHCM 129

Bảng 3.10 Danh mục chất thải nguy hại của ngành y tế (trừ chất thải sinh hoạt của ngành) 135

Bảng 3.11 Chất hóa học độc hại thường được sử dụng trong y tế (ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của bộ y tế) 136

Bảng 3.12 Danh mục Một số thuốc gây độc tế bào thường sử dụng (Ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/Qđ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng BYT) 137

Bảng 3.13 Thành phần cặn bùn dầu thô trước và sau xử lý 145

Bảng 3.14 Các thông số đặc trưng của cặn sạch và mẫu FO 145

Bảng 3.15 Đặc trưng thành phần trong mẫu cặn dầu thải mỏ Bạch Hổ 146

Bảng 3.16 Đặc trưng của sản phẩm thu được từ quá trình xử lý chất thải dầu mỏ 147

Bảng 3.17 Nhiệt lượng của sản phẩm thu được từ quá trình chế biến cặn dầu 147

Bảng 3.18 Thành phần, tính chất của sản phẩm dầu thu được 147

Bảng 3.19 Thành phần cặn tàu dầu 148

Bảng 3.20 Các thông số kỹ thuật của bấc thấm đứng 152

Bảng 3.21 Các thông số kỹ thuật sản phẩm Bấc thấm ngang 154

Bảng 3.22 Khoảng cách đến các công trình xây dựng của BLC an toàn và BCL CRT 166

Bảng 3.23 Hiện trạng phát sinh CTNH của các nhà máy nằm trong KCN năm 2009 169 Bảng 3.24 Hiện trạng phát thải CTNH (tấn) của các ngành công nghiệp nằm ngoài KCN trong năm 2009 169

Bảng 3.25 Tổng hợp dự báo khối lượng CTNH phát sinh tại Bình Dương – Long An. 170

Bảng 3.26 Ước tính khối lượng CTNH cần chôn lấp 171

Bảng 3.27 Các hạng mục công trình trong BCL an toàn theo TCXD 320:2004 172

Bảng 3.28 Thông số thiết kế bãi chôn lấp 173

Bảng 3.29 Thông số của một ô chôn lấp 174

Bảng 4.1 Thang điểm đánh giá hiệu quả của bãi chôn lấp an toàn 200

Bảng 4.2 Một số thông số địa chất thủy văn sử dụng trong tính toán 204

Bảng 4.3 Mực nước đo đạc tại một số lỗ khoan 204

Bảng 4.4 Lưu lượng và nồng độ của các thông số trong tính toán kịch bản 206

212

4.5 Các nguồn phát thải, lượng thải, mức độ ô nhiễm và nguyên nhân – yếu tố tác động 226

Bảng 4.7 Các loài thực vật siêu hấp thu kim loại 237

4.8 Khả năng xử lý các chất hữu cơ bằng thực vật 238

4.9 So sánh các công nghệ xử lý bằng thực vật 241

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sơ đồ phân loại chất thải – Nhật Bản - 17 -

Hình 1.2 Phương pháp khu vực chôn lấp - 27 -

Hình 1.3 Phương pháp hào chôn lấp - 28 -

Hình 1.4 Nhu cầu diện tích xây dựng ô chôn lấp tro theo các loại ô chôn lấp có diện tích bề mặt khác nhau - 46 -

Hình 1.5 Nhu cầu diện tích vật liệu chống thấm lót và che phủ các ô chôn lấp tro theo các loại ô chôn lấp có diện tích bề mặt khác nhau - 47 -

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố 74

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải nguy hại 76

Hình 3.1 Quy trình tái chế- tái sử dụng ắc quy axit chì 102

Hình 3.2 Quy trình công nghệ xử lý chất tẩy rửa thải bằng phương pháp thiêu đốt 106

Hình 3.3 Quy trình công nghệ xử lý chất tẩy rửa thải bằng hệ thống xử lý nước thải 106 Hình 3.4 Quy trình công nghệ xử lý thiết bị điện tử thải 109

Hình 3.5 Quy trình công nghệ xử lý tivi, màn hình máy tính CRT… 110

Hình 3.6 Quy trình công nghệ xử lý tủ lạnh, máy giặt, điều hòa không khí 111

Hình 3.7 Cấu tạo bóng đèn huỳnh quang 113

Hình 3.10 Quy trình làm việc của hệ thống dập bóng, thu hồi và xử lý các thành phần độc hại chứa trong bóng đèn 119

Hình 3.11 Thiết bị nghiền và phân loại các thành phần trong bóng đèn 121

Hình 3.12 Bóng đèn được nạp vào thiết bị 121

Hình 3.13 Thiết bị gia nhiệt – chưng cất – thu hồi thủy ngân và bột huỳnh quang 121

Hình 3.14 Sơ đồ quy trình xử lý bóng đèn của máy tái chế MPC 4000 122

Hình 3.15 Máy tái chế MPC 4000 123

Hình 3.16 Giai đoạn cuối của một trong hai quá trình phân loại thu hồi kim loại, thủy tinh từ hệ thống phân loại kép 123

Hình 3.17 Hệ thống phá vỡ bóng đèn và hệ thống băng tải vận chuyển mảnh vụn bóng đèn 123

Hình 3.18 Công nghệ xử lý chất thải lỏng nhiễm chất rắn lơ lửng 132

Hình 3.19 Công nghệ xử lý chất rắn/bùn nhiễm chất lỏng 133

Hình 3.20 Công nghệ xử lý chất rắn vô cơ nhiễm chất hữu cơ thấp 133

Hình 3.21 Công nghệ xử lý chất thải không đồng dạng, có khối lượng lớn 133

Hình 3.22 Công nghệ xử lý chất lỏng có độ nhớt cao hoặc nồng độ nhiệt thấp 134

Hình 3.23 Thùng rác y tế chứa chất thải dược khoa (phương án đề xuất) 138

Hình 3.24 Lò đốt VHI-18B 139

Hình 3.25 Phương pháp xử lý cặn dầu thải từ quá trình xúc rửa tàu chứa dầu thô 145

Hình 3.26 Màng bấc thấm ngang (SBD) thiết kế cho ô chôn lấp 151

Hình 3.27 Hình dạng của bấc thấm đứng 151

Hình 3.28 Thi công bấc thấm đứng 151

Hình 3.29 Mô hình cấu tạo lớp bấc thấm ngang 153

Hình 3.30 Mặt cắt ngang lý trình điển hình tại KM 16+260 và KM 16+300 156

Hình 3.31 Sơ đồ hệ thống lót kép cho bãi chôn lấp CTNH của USEPA Phương án 1 160

Hình 3.32 Sơ đồ hệ thống lót kép cho bãi chôn lấp CTNH của USEPA Phương án 2 161

Hình 3.33 Cấu tạo đáy ô chôn lấp CTR CN&NH 161

Hình 3.34 Mặt cắt cấu tạo đáy ô chôn lấp CTR CN với lớp lót đơn 162

Hình 3.35 Mặt cắt cấu tạo thành ô chôn lấp CTR CN với lớp lót đơn 162

Trang 10

Hình 3.36 Mặt cắt cấu tạo đáy ô chôn lấp CTR CN với lớp lót kép 163

Hình 3.37 Mặt cắt cấu tạo thành ô chôn lấp CTR CN với lớp lót kép 163

Hình 3.38 Sơ đồ hệ thống thu gom nước rỉ rác 179

Hình 3.39 Bố trí hệ thống thu gom nước rác trong bãi chôn lấp 179

Hình 4.2 Mạng lưới phân bố các tầng đất trong mô hình 204

Hình 4.3 Mực nước trong mô hình ở điều kiện ban đầu 205

Hình 4.4 Vị trí ô chôn lấp chất thải nguy hại giả định 206

212

4.29 Các đường di chuyển chất ô nhiễm từ BCL đến môi trường đất, động vật, thực vật 221

4.30 Sự phân bố của chất hữu cơ bay hơi trong môi trường đất – khí – nước 225

Hình 4.31 Vị trí bãi chôn lấp Phước Hiệp 228

Hình 4.32 Vị trí ô chôn lấp chất thải nguy hại giả định 229

4.33 Cơ chế kim loại nặng tích lũy trong tế bào thực vật 237

4.35 Sơ đồ các chất hữu cơ biến đổi trong tế bào thực vật 239

Hình 4.36 Sơ đồ tác động tiêu cực tiềm tàng của BCL CTNH 245

Trang 12

QUYẾT TOÁN KINH PHÍ

Đề tài: Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh phục vụ cho việc xây dựng bãi chôn lấp an toàn

Chủ nhiệm: TS PHẠM HỒNG NHẬT & ThS ĐÀO THÀNH DƯƠNG

Cơ quan chủ trì: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường

Thời gian đăng ký trong hợp đồng: Từ tháng 12/2009 đến tháng 06/2010

Tổng kinh phí được duyệt: 360.000.000

Kinh phí cấp giai đoạn 1: 220.000.000 (Theo thông báo số: 232/TB-SKHCN ngày 01/12/2009)

Trang 13

Cơ quan chủ trì: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường

Địa chỉ: 57A, Trương Quốc Dung, Quận Phú Nhuận, TP HCM

Điện thoại: 08.38455140 Fax: 08 38455140

Trung tâm Ứng dụng về Công nghệ và Quản lý Môi trường - CENTEMA

3 ThS Lê Văn Tâm Thư ký khoa

học Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường

Trang 14

Cơ quan quản lý: Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM

Thời gian thực hiện: 12/2009 – 06/2010

Kinh phí được duyệt: 360 triệu đồng

Trong đó từ NSSN khoa học của thành phố: 360 triệu đồng

Kinh phí đã cấp: 220.000.0 (Theo thông báo số: 148/TB-SKHCN ngày

- Đề xuất công nghệ tiền xử lý, quy trình chôn lấp an toàn chất thải nguy hại

và giải pháp quản lý phù hợp cho một bãi chôn lấp an toàn tại Tp.HCM

- Đánh giá những ảnh hưởng đến môi trường do quá trình vận hành bãi chôn lấp an toàn CTNH

- Xem xét và đề xuất bổ sung danh mục các loại CTNH có khả năng đem chôn lấp trực tiếp (ngoài danh mục CTNH quy định do Bộ TNMT đã ban hành)

3 Nội dung

- Tổng quan về các phương pháp chôn lấp an toàn chất thải nguy hại

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý chất thải nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất công nghệ chôn lấp an toàn chất thải nguy hại và giải pháp quản lý phù hợp cho bãi chôn lấp an toàn

- Đánh giá các ảnh hưởng đến môi trường từ quá trình vận hành bãi chôn lấp

5 Giới thiệu về dự án bãi chôn lấp an toàn

Đến nay (05/2010), thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn Theo kế hoạch của Sở Tài nguyên và Môi trường và đã được Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt, Ban Quản lý Các Khu liên hợp Xử lý Chất thải thành phố

Trang 15

(MBS) đang lập Báo cáo Đầu tư dự án “Bãi Chôn Lấp An Toàn” với diện tích 10

ha, công suất dự kiến là 500 m3/ngày và kinh phí 200 tỉ đồng, tại Khu liên hợp Xử

lý Chất thải rắn Tây Bắc, Củ Chi Dự kiến đến năm 2011 sẽ hoàn thành bãi chôn lấp chất thải nguy hại Bãi chôn lấp an toàn chỉ có chức năng tiếp nhận và chôn lấp an toàn các loại CTNH được phép chôn lấp trực tiếp, tro lò đốt, các sản phẩm cố định hóa rắn CTNH, v.v Các hạng mục công trình tiền xử lý như cố định hóa rắn, đốt CTNH…, được đảm nhiệm bởi các đơn vị khác trong cùng khu liên hợp

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng cách tiếp cận trên cơ sở cân bằng về lượng – chất CTNH (phát sinh – xử lý – chưa được xử lý) trong nghiên cứu tính khả thi cho dự án chôn lấp an toàn chất thải nguy hại của thành phố, kết hợp giữa đánh giá trực tiếp (phân tích các yếu tố thành phần liên quan: phát sinh - thu gom xử lý - khả năng chôn lấp

an toàn) và gián tiếp (phân tích các mối tương quan: công nghệ chôn lấp, điều kiện thực hiện…) các yếu tố liên quan Cụ thể gồm các phương pháp sau:

Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin sẽ được thu thập từ 3 nguồn chính là:

- Những thông tin trực tiếp cấp 1: thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ

cơ sở phát sinh chất thải nguy hại, cơ quan quản lý chất thải nguy hại và đơn

vị xử lý chất thải nguy hại

- Những thông tin trực tiếp cấp 2: thu thập thông qua khảo sát thực tế tại hiện trường ở nguồn phát sinh và xử lý chất thải nguy hại

- Những thông tin gián tiếp (cấp 3): được thu thập thông qua những tài liệu khoa học đã được công bố, các thông tin đã được đăng tải qua phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề liên quan đến chất thải nguy hại, chôn lấp an toàn chất thải nguy hại

nh, đánh giá: sử dụng để đánh giá mức độ độc hại của chất

thải nguy hại khi so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, so sánh các kỹ thuật công nghệ, đánh giá tính khả thi và phù hợp của công nghệ chôn lấp an toàn

Phương pháp phân tích và xử lý thống kê, tổng hợp

Trang 16

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CTNH - CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ

PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP AN TOÀN CTNH

1.1 Phân loại và Đặc tính ô nhiễm của các loại CTNH có thể chôn lấp

Phân loại theo mức độ độc hại

Dựa vào giá trị liều gây chết 50% số động vật thực nghiệm (LD50) Tổ chức

Y tế thế giới phân loại theo bảng dưới đây

Bảng 1.1 Phân loại chất thải theo Tổ chức y tế thế giới

Cấp độc

LD 50 đối với chuột lang (mg/kg cân nặng)

Phân loại theo thành phần (UNEP)

Chia làm 9 nhóm dựa trên những mối nguy hại và những tính chất chung Dùng một số quốc tế (UN) làm số chỉ định duy nhất cho chất đó.Vd: Butan, Nhóm

Nhóm 2: Các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp

Nhóm này bao gồm những loại khí nén, khí hóa lỏng, khí trong dung dịch, khí hóa lỏng do lạnh, hỗn hợp một hay nhiều khí với một hay nhiều hơi của những chất thuộc nhóm khác, những vật chứa những khí, như tellurium và bình phun khí

có dung tích lớn hơn 1 lít

Trang 17

Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy

Nhóm 3 bao gồm những chất lỏng có thể bắt lửa và cháy, nghĩa là chất lỏng

có điểm chớp cháy lớn hơn hoặc bằng 61o

Phân nhóm 4.3 Những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy

+ Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng những khí dễ cháy có thể tạo thành

+ Những hỗn hợp cháy nổ với không khí Những hỗn hợp như thế có thể bắt nguồn từ bất cứ ngọn lửa nào như ánh sáng mặt trời, dụng cụ cầm tay phát tia lửa hay những ngọn đèn không bao bọc kĩ

Nhóm 5: Những tác nhân oxy hóa và các peroxit hữu cơ

Nhóm 5 được chia thành các phân nhóm:

Phân nhóm 5.1: Tác nhân oxy hóa

Phân nhóm 5.2: Các peroxit hữu cơ

Trang 18

Nhóm 9 bao gồm một số chất và vật liệu biểu hiện sự nguy hại cho phương tiện vận chuyển cũng như cho môi trường, không đạt tiêu chuẩn của nhóm khác

Đặc tính ô nhiễm chất thải nguy hại có thể chôn lấp

Tính chất của chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là chất thải có ít nhất một trong bốn tính chất sau (LaGrega và cộng sự, 2001):

- Tính ăn mòn: là các chất lỏng có pH < 2 hoặc >12,5 hoặc có khả năng ăn mòn thép lớn hơn 0,25 inches/năm (6,35 mm/năm) ở nhiệt độ thí nghiệm

55oC (130oF)

- Tính cháy nổ (ignitability): Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện của chất thải có những tính chất như sau: + Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24% (theo thể tích) hay

có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60oC (140oF)

+ Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất lỏng) có thể cháy qua việc ma sát, hấp phụ độ ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên tục (dai dẳng) tạo ra hay có thể tạo ra chất nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn

+ Khi trộn với nước có khả năng nổ

+ Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói với lượng

có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường

+ Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11,5 có thể tạo ra khí độc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường

+ Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín

+ Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn

+ Là chất nổ bị cấm theo luật định

- Tính độc hại: là các chất thải có khả năng thoát ra với khối lượng đáng kể trong nước ở nồng độ đáng kể

Trang 19

Đặc tính ô nhiễm của chất thải nguy hại

Trên cơ sở phân tích thành phần chất thải nguy hại có thể được chôn lấp theo TCVN, đặc tính ô nhiễm được dựa trên các ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên có khả năng tiếp nhận trực tiếp (đất, nước dưới đất) sẽ được đánh giá Theo TCXDVN 320:2004, có thể chia thành một số nhóm cơ bản như sau:

- Nhóm chất thải nguy hại chứa kim loại,…

- Nhóm chất thải nguy hại chứa các chất hữu cơ

Đặc tính ô nhiễm của chất thải nguy hại có chứa kim loại

Các nhà khoa học trên thế giới, từ lâu đã quan tâm đến việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng tới sức khỏe con người Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sinh vật nói chung và con người nói riêng, nhưng ở một ngưỡng hàm lượng nào đó thì nó lại trở nên rất độc hại

Kẽm là kim loại rất cần thiết cho sự sống Tuy nhiên, ở hàm lượng cao hơn mức cần thiết và trong mối tương tác với các kim loại khác thì nguyên tố này trở nên rất độc hại cho cơ thể sống Nhiễm độc chì sẽ gây nên những bệnh thuộc hệ thần kinh, gây bệnh thiếu máu và các bệnh tim mạch, làm ảnh hưởng nặng nề đến khả năng miễn dịch của cơ thể Nhiễm độc chì còn làm giảm chỉ số thông minh IQ Các hợp chất của arsen với hàm lượng thấp sẽ phá hủy hệ vận động, còn với hàm lượng cao sẽ gây ung thư phổi Thủy ngân ảnh hưởng đến sự miễn dịch, chức năng sinh sản và có tác động gây đột biến gen và đặc biệt là ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương

Khi đất bị ô nhiễm kim loại nặng, các kim loại trong đất sẽ chuyển hóa vào môi trường nước dưới đất và tích tụ trong cây trồng Kết quả là khi con người sử dụng nguồn nước hoặc rau quả được trồng ở vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng thì chúng sẽ chuyển hóa vào cơ thể con người Khi tích tụ kim loại nặng trong cơ thể đạt tới một mức nào đó, sẽ gây ra chứng bệnh đối với cơ thể

Các kim loại nặng có mặt trong đất qua nhiều giai đoạn khác nhau sẽ đi vào chuỗi thức ăn của con người Chẳng hạn các vi sinh vật có thể chuyển thuỷ ngân (Hg) thành hợp chất metyl thủy ngân (CH3)2Hg, sau đó qua động vật phù du, tôm, cá mà thuỷ ngân đi vào thức ăn của con người Khi đã nhiễm vào cơ thể, kim loại nặng (ví dụ thuỷ ngân) có thể tích tụ lại trong các mô Đồng thời với quá trình đó cơ thể lại đào thải dần kim loại nặng Nhưng các nghiên cứu cho thấy tốc độ tích tụ kim loại nặng thường nhanh hơn tốc độ đào thải rất nhiều Thời gian để đào thải được một nửa lượng kim loại nặng khỏi cơ thể được xác định bằng khái niệm chu

kỳ bán thải sinh học (biologocal half - life), tức là qua thời gian đó nồng độ kim loại nặng chỉ còn một nửa so với trước đó, ví dụ với thuỷ ngân chu kỳ này vào khoảng

80 ngày, với cadimi là hơn 10 năm Điều này cho thấy cadimi tồn tại rất lâu trong

cơ thể nếu bị nhiễm phải

Cadimi Cd, do có số phối tử là 4, dễ dàng tạo ra các tương tác với protein và chuyển vào gan, thận Tuy nhiên cadimi Cd lại ít đi vào hệ thần kinh vì nguyên tố

Trang 20

hệ thần kinh Trong khi đó, thuỷ ngân và chì lại dễ đi vào hệ thần kinh do tạo thành các hợp chất alkyl ái lipit

Các kim loại nặng như chì Pb, cadimi Cd có thể tập trung trong xương, ức chế emzym axit 5-amino-levulin và gây bệnh thiếu máu Cadimi Cd có khả năng đuổi kẽm khỏi một số emzym và gây bệnh máu heamatopoiesis, v.v

Chì Pb gây độc rõ nhất là ức chế sự tổng hợp hemoglobine đưa đến bệnh thiếu máu Hai men ty thể là delta và alpha aminolevulinic acid dehydrogenase (ALAD) và ferrochelatase bị ức chế, làm giảm tổng hợp protoporphyrin và giảm gắn Fe2+ vào hemoglobine Sự giảm hemoglobine kích thích sự gia tăng hoạt động của ALA synthetase (ALAS) Do ức chế ALAD và gia tăng hoạt tính của ALAS sẽ

có sự gia tăng ALA (delta aminolevulinic acid) trong gan

Chì Pb có cấu trúc ion tương tự Ca, nó có thể được hấp thụ vào tế bào thần kinh và ty thể tương tự như Ca Do đó Pb thay thế Ca trong các chức năng tế bào và chu trình biến dưỡng, đưa đến sự giảm ATP và làm hỏng chức năng tổng quát của

tế bào Sự kiện này rất đáng quan tâm vì nó ảnh huởng đến dẫn truyền luồng thần kinh qua synap Tác động ức chế của chì lên hoạt tính acetyl choline trên các màng

có thể là kết quả của tác động ức chế của chì lên vận chuyển Ca vào các điểm cuối của synap

Đặc tính ô nhiễm của chất thải nguy hại có chứa hợp chất hữu cơ nguy hại, chủ yếu

là PCBs

Các PCB có thuộc tính Lipid, do vậy có xu thế tích lũy trong các mô mỡ PCB tỏ ra có các thuộc tính chống gây động dục, và do vậy, có thể ức chế phân hủy canxi trong quá trình phát triển vỏ trứng dẫn đến tình trạng vỏ trứng không phát triển đầy đủ và thường bị mất do đẻ trứng non Các PCB còn có thể biểu hiện các thuộc tính làm mất kích tố tính đực, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi về các khả năng sinh sản của các loài chim và động vật giống đực

Đối với sức khỏe con người, những ảnh hưởng độc hại của PCB bao gồm làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm chức năng miễn dịch, khả năng gây quái thai và các vấn đề sinh sản, các ảnh hưởng về da, vai trò trong diễn biến gây ung thư và khả năng gây ung thư, và những ảnh hưởng đến gan Những phản ứng này có thể so sánh với những phản ứng của các hợp chất thơm halogen hoda, như polychlorinated dibenzendioxins và dibenzofurans, và chắc chắn phát sinh từ một khả năng chung - bắt nguồn từ tính giống nhau về cấu trúc phân tử - phản ứng tương tự trong cơ thể Chỉ có một số yếu tố tương thích, PCB có những nét tương đồng về cấu trúc gần nhau và những loại này đã được chứng minh là độc nhất

Các ảnh hưởng không gây ung thư của PCB và các hợp chất hữu cơ tương tự, bao gồm chloracne, một vấn đề liên quan đến bệnh da thuận nghịch, và những ảnh hởng trong hệ thần kinh trung ương, gây nhức dầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, run sợ và ốm yếu Ngoài ra còn có những ảnh hưởng đến gan và các hoạt động liên quan đến enzym do tiếp xúc lâu

Những ảnh hưởng gây ung thư tiêu biểu cho những ảnh hưởng độc tố học chính liên quan đến con người, mặc dù các nghiên cứu dịch tễ học vẫn chưa chứng

Trang 21

minh được bất kỳ mối quan hệ nhân quả giữa tiếp xúc PCB của người và sự tăng rủi

ro của việc sinh bệnh ung thư

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của PCB và các hợp chất hữu cơ đến môi trường và sức khỏe vẫn còn đang thực hiện trên thế giới

Kiến nghị

Cần có những nghiên cứu sâu hơn về đặc tính chất thải nguy hại có thể chôn lấp trên cơ sở phân loại và đánh giá ngưỡng nguy hại và đặc tính địa chất của từng vùng

1.2 Tổng quan về các phương pháp xử lý CTNH [1]

Các quá trình và công nghệ xử lý chất thải công nghiệp (CTCN) phải đạt được các mục đích chính sau đây:

- Không làm phát tán các chất nguy hại vào môi trường;

- Chuyển từ các chất độc hại thành các chất không độc hại;

- Giảm thể tích chất thải nguy hại (CTNH) trước khi chôn lấp;

- Tăng khả năng tái sử dụng, thu hồi và tái chế chất thải

Để đạt được các mục đích nêu trên, một cách tổng quát, các phương pháp xử

lý CTCN có thể được phân loại như sau: (1) phương pháp lý học, (2) phương pháp hóa học, (3) phương pháp hóa lý và (4) phương pháp sinh học Các phương pháp này đã được ứng dụng ở các nước phát triển trên thế giới và bản thân chúng đã chứng tỏ nhiều ưu điểm và nhược điểm riêng của mỗi phương pháp Việc lựa chọn phương pháp và công nghệ xử lý phải dựa trên khối lượng và thành phần chất thải đồng thời xem xét đến điều kiện kinh tế và kỹ thuật của địa phương Trong điều kiện kinh tế và kỹ thuật của Việt Nam, với thành phần và khối lượng CTCN phát sinh, các phương pháp (1) tái sử dụng, thu hồi và tái chế, (2) oxy hóa hóa học, (3)

ổn định và hóa rắn, (4) đốt, (5) xử lý sinh học và (6) chôn lấp an toàn là có khả năng ứng dụng cao nhất

Tái sử dụng, thu hồi và tái chế

Tất cả các phương pháp xử lý đều có thể giúp tái sử dụng, thu hồi và tái chế hiệu quả các loại CTCN Phương pháp lý học giúp tái sử dụng các loại nguyên liệu nhờ quá trình phân loại Phương pháp hóa học và hóa lý có thể áp dụng để thu hồi năng lượng nhờ quá trình nhiệt phân và đốt; thu hồi kim loại, dung môi,… bằng các

Trang 22

quá trình chưng cất, trích ly Tái sử dụng dung môi phế thải để sản xuất matit Sản phẩm của quá trình ổn định – hóa rắn có thể dùng làm vật liệu xây dựng, san nền,… Tái sử dụng và tái chế có nhiều ưu điểm, đặc biệt là giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm, giảm khối lượng chất thải xả vào môi trường và nhu cầu chôn lấp đồng thời tiết kiệm nguồn tài nguyên cần khai thác

Oxy hóa hóa học

Mục đích của quá trình oxy hóa hóa học là để khử độc tính của chất thải bằng việc đưa vào các chất oxy hóa nhằm chuyển các thành phần độc hại thành không độc hại, ví dụ chuyển chất hữu cơ thành CO2 và nước hoặc thành các sản phẩm trung gian ít độc hơn Các sản phẩm trung gian này có thể được xử lý bằng các quá trình sinh học

Oxy hóa chất thải là công nghệ có khả năng áp dụng để phân hủy rất nhiều chất hữu cơ nguy hại như hợp chất chứa clo, mercaptan, phenol và các chất vô cơ như cyanua Các chất oxy hóa có thể sử dụng như ozone, hydrogen peroxide và clo Tia cực tím thường được sử dụng cùng với ozone hoặc hydrogen peroxide để tăng cường quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ chứa clo

Ổn định và hóa rắn

Ổn định và hóa rắn được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý CTNH Các công nghệ này đang được áp dụng để (1) cải tạo các khu chứa CTNH; (2) xử lý sản phẩm của các quá trình xử lý khác (như tro của quá trình đốt) và (3) xử lý đất ô nhiễm Mục đích của quá trình ổn định và hóa rắn là giảm độc tính và khả năng phát tán của chất thải cũng như cải thiện tính chất của chúng theo hướng có lợi cho môi trường

Ổn định là quá trình xử lý trong đó các chất phụ gia được trộn vào chất thải

để giảm tốc độ di chuyển các chất ô nhiễm từ chất thải vào môi trường và giảm độc tính của chúng Cơ chế của quá trình ổn định bao gồm macroencapsulation, microencapsulation, hấp thụ, hấp phụ, kết tủa và khử độc Trong khi đó, hóa rắn lại

là quá trình xử lý sử dụng các chất phụ gia làm cho tính chất cơ lý của chất thải (như sức bền, độ nén, khả năng thấm) bị thay đổi Nhiều phương pháp hóa rắn CTNH hiện đang được sử dụng như: (1) hóa rắn bằng phương pháp đổ bêtông (chỉ

sử dụng ximăng); (2) hóa rắn bằng vôi và pozzolan; (3) hóa rắn với chất cao phân tử hữu cơ; (4) hóa rắn bằng kỹ thuật tạo hạt với nhựa ở nhiệt độ cao và (5) thủy tinh hóa

Phương pháp sử dụng vôi và pozzolan chỉ áp dụng trong trường hợp chất thải mang tính acid Chi phí hóa rắn bằng phương pháp sử dụng các chất cao phân tử hữu cơ, bằng phương pháp tạo hạt với nhựa ở nhiệt độ cao hoặc thủy tinh hóa đều rất cao do công nghệ phức tạp và vật liệu sử dụng đắt tiền hơn Bêtông hóa chất thải

sử dụng portland cement hoặc pozzolan (vật liệu chứa silic và nhôm) là phương pháp thích hợp với những ưu điểm chính sau đây: (1) vật liệu hóa rắn sẵn có và được sử dụng rộng rãi; (2) chi phí vật liệu và dụng cụ thấp; (3) ít thay đổi về thành phần nên dễ sử dụng; (4) rất thông dụng nên dễ dàng xác định liều lượng cũng như

Trang 23

thời gian hóa rắn cần thiết; (5) quy trình hóa rắn đơn giản, dễ thực hiện Hầu hết các loại bùn, chất thải bán rắn và lỏng đều có thể xử lý bằng phương pháp này

Đốt

Một trong những yếu tố để quá trình đốt trở thành một trong các phương án hấp dẫn là có thể giảm thể tích chất thải đến 80-90% Một số thiết bị đốt hiện đại có thể vận hành đến nhiệt độ nóng chảy của tro, thể tích chất thải có thể giảm chỉ còn 5% tổng khối lượng chất thải xử lý hoặc thấp hơn Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt thường là khí CO2, nước và các sản phẩm vô cơ Trong các lò đốt, nhiệt độ thiết kế thường dao động trong khoảng 800-1200oC Để tránh trường hợp đốt plastic tạo khí dioxin, nhiệt độ của buồng đốt phải cao hơn 1100oC Phương pháp đốt có thể được sử dụng để xử lý: (1) chất thải chứa dung môi; (2) dầu thải bỏ, nhũ dầu và hỗn hợp dầu; (3) chất thải chứa thuốc diệt côn trùng; (4) chất thải chứa phenol; (5) chất thải dầu mỡ; (6) chất thải hữu cơ chứa halogen, phospho, nitơ; (7) chất thải nhiễm các chất độc hại khác như PCBs

Phương pháp đốt có thể loại được 99,99% chất nguy hại Bên cạnh đó, ở nhiệt độ nóng chảy có thể làm giảm đáng kể thể tích các loại chất thải vô cơ và giúp giảm đáng kể nhu cầu chôn lấp Quá trình đốt chất thải còn có thể sử dụng để thu hồi năng lượng Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng các

lò đốt chất thải là ô nhiễm không khí, chủ yếu do khí thải và bụi kích thước 5-120

m Để hạn chế ảnh hưởng của khí thải lò đốt, điều quan trọng trước tiên là phải đảm bảo hệ thống lò đốt hoạt động hiệu quả nhằm giảm đến mức thấp nhất lượng và thành phần khí độc hại sinh ra Đối với lượng khí thải không thể loại trừ từ quá trình đốt, phải xử lý thích hợp trước khi xả vào môi trường Hay nói cách khác, tác động của khí lò đốt có thể giảm thiểu bằng cách: (1) giám sát quá trình vận hành hợp lý lò đốt và (2) xử lý khí lò đốt Các thông số quan trọng khi vận hành lò đốt là nhiệt độ buồng đốt và giám sát lượng khí CO, O2 và khí lò đốt Các thông số này được sử dụng như chỉ thị đánh giá mức độ phân hủy và xử lý các thành phần độc hại Hiệu quả hoạt động của lò đốt phải đạt 99,9% và được giám sát liên tục bằng cách theo dõi nồng độ CO và CO2 Bên cạnh đó, việc đo đạc lượng chất thải, lưu lượng khí cung cấp, lưu lượng khí thải từ ống khói và hàm lượng oxy trong ống khói nhằm bảo đảm tổng nhiệt lượng tỏa ra từ hệ thống không vượt quá tiêu chuẩn thiết kế và giới hạn cho phép Việc sử dụng phương pháp đốt, kiểu lò đốt và xử lý ô nhiễm không khí cũng cần phải tuân thủ theo các luật lệ và quy định

Chôn lấp an toàn

Bãi chôn lấp an toàn được xây dựng để chứa các loại chất thải nhằm giảm thiểu khả năng phân tán chúng vào môi trường Bãi chôn lấp được chia làm nhiều khu, mỗi khu vực được quản lý như một đơn nguyên riêng biệt để chứa các loại chất thải khác nhau và không thể kết hợp Việc thiết kế lớp che phủ và lót đáy đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng bãi chôn lấp nhằm bảo đảm nước từ bên ngoài không thấm vào bãi chôn lấp và ngăn cản nước rỉ rác mang theo chất độc hại

từ bên trong bãi chôn lấp gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm và môi trường đất xung quanh Cho đến nay, chôn lấp vẫn là một phần quan trọng trong xử lý và quản

Trang 24

lý chất thải vì (1) các công nghệ khác không thể loại bỏ hoàn toàn chất thải và (2) hầu hết các công nghệ xử lý đều phát sinh các sản phẩm phụ cần chôn lấp

1.3 Tổng quan về CTNH có thể chôn lấp an toàn

1.3.1 Tổng quan về CTNH có thể chôn lấp an toàn theo quy ước quốc tế

MỸ

Mỹ là nước có các qui định về quản lý chất thải nguy hại được các quốc gia khác tham khảo nhiều nhất, trong đó có Việt Nam Các qui định về chôn lấp chất thải nguy hại của Mỹ được qui định trong Luật chôn lấp chất thải rắn (Solid Waste Disposal Act) sửa đổi ngày 31 tháng 12 năm 2002 Cụ thể được qui định tại Chương

II – Chôn lấp chất thải rắn, Phần C – Quản lý chất thải nguy hại, tại các mục 3004,

- Các ghi chép về chất thải nguy hại được xử lý, lưu giữ hoặc chôn lấp

- Báo cáo, giám sát và thanh tra phù hợp hệ thống chứng từ

- Việc xử lý, lưu giữ và chôn lấp chất thải nguy hại phải phù hợp qui định

- Vị trí, thiết kế, và xây dựng các địa điểm xử lý, lưu giữ và chôn lấp chất thải nguy hại

- Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố

- Các hoạt động liên quan đến duy trì vận hành

- Cấp phép hoạt động xử lý, thu gom và chôn lấp chất thải nguy hại

Trong các dạng tồn tại của chất thải nguy hại thì dạng lỏng được kiểm soát đặc biệt Theo qui định tại điểm c, (2) “Chôn lấp chất lỏng” qui định:

- Hạn chế tối đa việc chôn lấp các loại chất thải nguy hại dạng lỏng

- Hạn chế tối đa sự hiện diện các thành phần nguy hại trong chất lỏng chôn lấp

Như vậy, theo qui định này cũng sẽ nghiêm cấm chôn lấp các loại chất lỏng

có khả năng kết hợp với các vật liệu khác tạo ra quá trình phân hủy sinh học hoặc các chất thải lỏng này sẽ bị phóng thích trong quá trình nén ép có thể xảy ra trong qui trình hoạt động của bãi chôn lấp

Cụ thể hơn tại điểm d “Các loại chất thải đặc biệt, nghiêm cấm chôn lấp” qui định cấm chôn lấp các loại chất thải mà là:

Trang 25

- Chất thải nguy hại dạng lỏng (bao gồm tất cả các các loại chất lỏng kết hợp với chất rắn hoặc bùn) có thành phần cyanua ở nồng độ ≥ 1.000 mg/l

- Chất thải nguy hại dạng lỏng (bao gồm tất cả các các loại chất lỏng kết hợp với chất rắn hoặc bùn) có chứa các kim loại nặng (nguyên tố hoặc hợp chất của nó):

+ Arsen (As) và/hoặc các hợp chất ≥ 500 mg/l,

+ Cadmium (Cd) và/hoặc hợp chất ≥ 100 mg/l,

+ Cr VI và/hoặc hợp chất ≥ 500 mg/l,

+ Chì (Pb) và/hoặc các hợp chất của chì ≥ 500mg/l,

+ Thủy ngân (Hg) và/hoặc các hợp chất của thủy ngân ≥ 20 mg/l,

+ Niken (Ni) và/hoặc các hợp chất ≥ 134 mg/l,

+ Selen (Se) và/hoặc các hợp chất ≥ 100 mg/l, và

+ Tali (Th) và/hoặc các hợp chất ≥ 130 g/l

- Chất thải nguy hại dạng lỏng có pH ≤ 2

- Chất thải nguy hại dạng lỏng chứa polychlorinated biphenyls (PCB) có nồng

Đối với dung môi và dioxin, điểm e “Dung môi và dioxin” qui định:

- Cấm chôn lấp các loại chất thải nguy hại có chứa dioxin có mã F020, F021, F022, and F023

- Những loại chất thải nguy hại có mã F001, F002, F003, F004, và F005 của Danh mục chất thải nguy hại (40 C.F.R 261.31 (July 1, 1983))

Ngoài ra, còn có một số qui định khác liên quan đến chôn lấp chất thải có thể liệt kê như:

- Điểm f, (3), (4) Nghiêm cấm chôn lấp chất thải nguy hại bằng giếng sâu1 (trừ khi có các qui định khác)

- Điểm j “Lưu giữ chất thải nguy hại bị cấm chôn lấp” qui định bất kỳ chất thải nguy hại nào đã bị cấm tại danh mục bị cấm thì cũng bị cấm lưu giữ, ngoại trừ trường hợp hiện tại chưa có giải pháp tái chế, xử lý và chôn lấp phù hợp và việc lưu giữ này chỉ vì duy nhất một mục đích tìm kiếm giải pháp thích hợp để tái chế, xử lý hoặc chôn lấp

Trang 26

- Điểm m (2) “Các tiêu chuẩn khác xử lý chất thải bị cấm” qui định: Nếu các loại chất thải nguy hại nêu trên đã được xử lý đến nồng độ hoặc bằng một giải pháp đặc biệt nào đó mà các thành phần độc hại của chất thải giảm hoặc thay đổi tính chất để tác động của chúng (ngắn hạn và dài hạn) đến sức khỏe con người và môi trường là thất nhất thì các loại chất thải này không bị cấm

và có thể được chôn lấp tại khu vực chôn lấp chất thải nhưng phải đáp ứng các qui định

- Điểm x, nếu: (1) chất thải rắn phát sinh từ quá trình tách (extraction) quặng

và khoáng hóa như: đá photpho (phosphate rock) và chất nặng (overburden)

từ quá trình khai khoáng uranium, (2) tro bay (fly ash waste), tro đáy (bottom ash), xỉ quặng (slag), chất thải từ quá trình kiểm soát phát thải khí nhiên liệu

từ quá trình đốt sơ cấp than hoặc các nhiên liệu hóa thạch khác, hoặc (3) bụi

từ lò đốt xi măng, là các loại chất thải bị kiểm soát trong trường hợp các loại chất thải này được bãi chôn lấp hoặc khu vực được khoanh vùng tiếp nhận

CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Qui định chung

Việc chôn lấp chất thải được qui định tại Hướng dẫn của hội đồng số 1999/31/EC ngày 26 tháng 4 năm 1999 (Council Derective 1999/31/EC, 26 April

1999, on the landfill of waste)

Trong đó điều 4 qui định có 3 loại bãi chôn lấp:

(1) Bãi chôn lấp chất thải nguy hại

(2) Bãi chôn lấp chất thải không nguy hại

(3) Bãi chôn lấp cho chất thải trơ2

Và việc qui định các loại chất thải không được phép chôn lấp tại bãi chôn lấp được thể hiện tại Điều 5, Khoản 3 Điều này, qui định các thành viên của Cộng đồng Châu Âu chắc chắn rằng các loại chất thải sau không tiếp nhận tại bãi chôn lấp:

Trang 27

- Và các chất thải khác không đáp ứng các tiêu chí chấp nhận theo Phụ lục II của Hướng dẫn này (Phụ lục II – Tiêu chí và qui trình xác định chất thải) Ngoài ra, tại khoản 4 điều này cấm pha loãng chất thải để đạt được Tiêu chí chấp nhận (Phụ lục II)

Cụ thể hơn, Hướng dẫn này qui định chất thải được chấp nhận tại các loại bãi chôn lấp khác nhau (Điều 6) Đối với chất thải nguy hại mà đáp ứng được các tiêu chí chấp nhận chôn lấp tại Bãi chôn lấp chất thải nguy hại (Phụ lục II) thì được chôn lấp

Tiêu chí và qui trình xác định chất thải tiếp nhận tại các bãi chôn lấp

Ngày 19 tháng 12 năm 2002, Hội đồng Cộng đồng Châu Âu đã ban hành Quyết định hội đồng số 2003/33/EC về Xây dựng Tiêu chí và Qui trình xác định chất thải tiếp nhận tại các bãi chôn lấp theo qui định tại Điều 16 và Phụ lục II của Hướng dẫn số 1999/31/EC

Các loại chất thải nguy hại được phép chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại được hướng dẫn tại Phụ lục của Tiêu chí này, cụ thể tại mục 2.4 – Tiêu chí xác định chất thải chấp nhận tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại

Mục 2.4.1 – Các giá trị giới hạn phát tán

Tất cả các giá trị tới hạn phát tán chấp thuận cho chất thải được chôn lấp được tính toán với L/S3 = 2 và 10 l/kg trên tổng lượng phát tán và biểu diễn trực tiếp bằng mg/l tại thời điểm C0

Trang 28

(*) DOC (Dissolved Organic Carbon) Nếu chất thải không đạt được giá trị DOC này ở

pH của nó thì có thể thay thế test theo L/S = 10 l/kg, pH từ 7,5-8

(**) TDS (Total Dissolved Solids) Giá trị TDS có thể thay thế bằng Sulphate và Clo

ANC (acid neutralisation capacity) Nên được đánh giá

(*) hoặc là LOI (Loss on ignition) hoặc là TOC (Total Organic Carbon) được sử dụng (**) Nếu giá trị này không đạt được, giá trị cao hơn sẽ được qui định theo nhà quản lý,

đó là sử dụng DOC ở giá trị 1.000 mg/kg đạt tại L/S = 10 l/kg hoặc là theo pH của chất liệu hoặc pH từ 7,5 – 8,0

NHẬT BẢN 4

Việc quản lý xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế và Sức khỏe Việc xử lý chất thải được thực hiện theo Luật xử lý chất thải và vệ sinh công cộng (Waste Disposal and Pulic Cleansing Law) Cơ quan môi trường (Environment Agency) chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn chôn lấp chất thải, thiết kế, vận hành

và bảo dưỡng (maintainance) bãi chôn lấp

Phân loại chất thải

Theo qui định thì Chất thải được phân thành 2 loại: chất thải đô thị và chất thải công nghiệp Việc xử lý chất thải đô thị thuộc trách nhiệm của chính quyền, còn đối với chất thải công nghiệp trách nhiệm thuộc chủ nguồn thải Qui định đối với hoạt động xử lý chất thải công nghiệp được qui định tại Chương 5 của Luật xử

lý chất thải và vệ sinh công cộng

Tiêu chuẩn chôn lấp chất thải

Khu vực chôn lấp chất thải nguy hại phải xa khu vực nguồn nước ngầm và nước sử dụng cho cộng đồng Và chắc chắn rằng, chất thải phải được tiền xử lý trước khi chôn lấp bằng các phương pháp: khử nước, nghiền (crushing), đốt (incineration) hoặc cắt (cutting) Phải thực hiện việc đo đạc các yếu tố rò rỉ từ bãi chôn lấp nhằm ngăn ngừa phát tán ô nhiễm

4 http://www.env.go.jp/en/recycle/manage/waste.html

Trang 29

Hình 1.1 Sơ đồ phân loại chất thải – Nhật Bản Bảng 1.4 Tiêu chuẩn về thành phần nguy hại các chất được chôn lấp

STT Thành phần nguy hại Xỉ quặng, bùn và bụi tro

Chất thải đô thị Chất thải còn lại

Quản lý đặc biệt

Chất thải công nghiệp khác

Quản lý đặc biệt

Bùn thải và chất thải lây nhiễm

Chất thải khác Không phải chất

thải công nghiệp

Trang 30

và bộ Nông nghiệp và và Hợp tác xã

Các luật chính liên quan đến quản lý chất thải nguy hại bao gồm:

- Luật nâng cao và bảo vệ chất lượng môi trường quốc gia (Enhancement and Conservation of National Environmental Quality Act B.E 2535 (1992)),

- Luật Doanh nghiệp (Factory Act B.E 2535),

- Luật chất nguy hại (Hazardous Substance Act B.E 2535),

- Luật sức khỏe công cộng (Public Health Act B.E 2535)

ẤN ĐỘ

Khung pháp lý cho quản lý chất thải nguy hại tại Ấn Độ bao gồm 2 đạo luật

cơ bản:

- Qui định quản lý chất thải nguy hại, 1989 Chương 6 và 8

- Luật (bảo vệ) môi trường, 1986 Chương 25 (điều chỉnh gần nhất vào năm 2002)

Bên cạnh đó, năm 1991, Bộ Môi trường và Rừng Ấn Độ ban hành Hướng dẫn quản lý và chuyển giao chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải, vận chuyển chất thải nguy hại, và chủ lưu giữ, xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại Hướng dẫn này cũng xây dựng cơ chế báo cáo việc chuyển giao chất thải nguy hại (hệ thống chứng từ) và lần đầu tiên xây dựng được các yêu cầu về đóng bãi và sau đóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại

5 http://www.tdri.or.th/library/quarterly/text/hazard.htm

Trang 31

1.3.2 Tổng quan về CTNH có thể chôn lấp an toàn theo quy ước Việt Nam Chôn lấp chất thải nguy hại

Liên quan đến chôn lấp chất thải nguy hại có 3 qui định cụ thể:

- “Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại” ban hành theo Quyết định

số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07 tháng 8 năm 2002 của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (Hướng dẫn này chỉ mang tính chất tham khảo do

đã hết hiệu lực)

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 320:2004 “Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế” ban hành theo quyết định số 27/2004/QĐ-BXD ngày 9 tháng 11 năm 2004 của Bộ Xây dựng

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - QCVN 07:2010/BXD ban hành theo thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 2 năm 2010 của Bộ xây dựng

Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại

Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại hướng dẫn các loại chất thải nguy hại không được phép chôn lấp trực tiếp tại các bãi chôn lấp chất thải nguy hại Nội dung này bao gồm 4 hướng dẫn

Hướng dẫn 1

Các loại chất thải dưới đây cấm chôn lấp trực tiếp tại các bãi chôn lấp chất thải nguy hại:

- Dung dịch hoặc các vật liệu chứa chất lỏng;

- Bao bì rỗng trừ khi đã được ép, cắt nhỏ hoặc các biện pháp tương tự nhằm giảm thể tích;

- Chất có thể gây nổ, chất rắn dễ bắt cháy, các chất có thể phản ứng với nước;

- Các chất oxy hóa và pe-rô-xit hữu cơ

Các loại chất thải dạng lỏng nêu trên chỉ được chôn lấp khi đã áp dụng các biện pháp loại chất lỏng ra khỏi chất thải hoặc sử dụng phương pháp hóa rắn chất lỏng

Đối với các chất thải có đặc tính dễ cháy, nổ các chất có thể cháy đồng thời hoặc dễ phản ứng với nước, các chất oxy hóa hoặc peroxit hữu cơ cần tham khảo về tên và tiêu chuẩn quy định đã được liệt kê trong hệ thống phân loại chất thải nguy hại của Việt Nam, hoặc trong Phụ lục 1 của Công ước Basel (ứng với các loại chất thải ký hiệu quốc tế H.1, H.3, H.1, H4.3, H5.1 H5.2)

Hướng dẫn 2

Đối với các chất thải có chứa thành phần chất hữu cơ nguy hại, đặc biệt là chất hữu cơ halogen hóa thì cần xem xét để xác định ngưỡng nồng độ tối đa cho

Trang 32

phép chôn lấp trực tiếp Về định nghĩa và ngưỡng nồng độ của thành phần chất hữu

cơ nguy hại có trong chất thải được xem là chất thải nguy hại, tham khảo trong hệ thống phân loại chất thải của Việt Nam tại phần phụ lục về danh mục A của hệ thống phân loại, loại A3 và A4

Hướng dẫn 3

Không được pha loãng hoặc trộn lẫn chất thải nguy hại với chất khác chỉ nhằm mục đích đạt được nồng độ giới hạn nêu trong Hướng dẫn 2 Chất thải nguy hại trước khi chôn lấp phải được xử lý và/hoặc ổn định hóa bằng những kỹ thuật phù hợp nhất đã được kiểm chứng nhằm giảm tối đa khả năng rò rỉ các chất ô nhiễm nhiễm và môi trường hoặc khi hệ thống bảo đảm an toàn của bãi chôn lấp bị trục trặc Các giải pháp quản lý và kỹ thuật này bao gồm:

- Giảm khối lượng chất thải tại nguồn bằng những biện pháp cải tiến quy trình sản xuất;

- Thu hồi, quay vòng và/hoặc tái sử dụng các thành phần chất thải;

- Phân tách các pha lỏng rắn bằng phương pháp hóa lý hoặc các giải pháp khử độc;

- Xử lý các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bằng phương pháp sinh học;

- Hóa rắn, ổn định hóa để biến đổi chất thải nguy hại dạng lỏng thành dạng rắn hoặc thành chất thải không gây phản ứng với môi trường xung quanh;

- Xử lý bằng nhiệt để phá hủy chất thải hữu cơ

Nên sử dụng các khuyến nghị đã nêu trong hệ thống phân loại chất thải nguy hại để lựa chọn giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý các chất thải nguy hại khác nhau: Những hướng dẫn chi tiết để áp dụng những công nghệ này có thể tham khảo trong các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật riêng về hóa rắn, xử lý hóa - lý, xử lý sinh học hoặc thiêu đốt

Hướng dẫn 4

Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng những công nghệ hiện có phù hợp với từng loại chất thải cũng như phải phù hợp với các giai đoạn chôn lấp

Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế

Phạm vi của tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế, xây dựng mới bãi chôn lấp chất thải nguy hại, cải tạo hoặc thiết kế mới các ô chôn lấp chất thải nguy hại trong các bãi chôn lấp chất thải

Tại Phụ lục 1 của Tiêu chuẩn TCXDVN 320:2004 qui định danh mục chất thải nguy hại được phép chôn lấp bao gồm 11 nhóm chất thải

Trang 33

Bảng 1.5 Danh mục các chất thải nguy hại được phép chôn lấp

Mã số Mã

số

Basel

những đặc tính nhất định để coi là chất thải không nguy hại (theo TCVN

6705:2000) A[1180] Thiết bị hay chi tiết điện, điện tử thải chứa

những bộ phận như pin, ắc quy thuộc TCVN 6706:2000, công tắc thuỷ ngân, thuỷ tinh từ đèn catôt và thuỷ tinh hoạt hoá khác, tụ điện

có PCB hoặc lẫn với các chất thải nguy hại khác có nồng độ thể hiện tính chất đặc trưng nêu trong phụ lục III (1), (2) Công ước Basel A[2010] Chất thải thuỷ tinh từ đèn catôt và thuỷ tinh

hoạt hoá khác A[2050] Amiăng thải (bụi và sợi)

A[3030] Các chất thải có chứa cấu tạo từ chì hoặc bị

lẫn với các hợp chất chống kích nổ trên cơ sở chì

A[3050] Y13 Các chất thải từ sản xuất, đóng gói và sử dụng

nhựa, mủ, chất hoá dẻo, keo và chất kết dính

Không kể các chất liên quan đã nêu trong TCVN 6705:2000 A[3190] Y11 Cặn nhựa thải từ các quá trình tinh chế, chưng

cất và xử lý nhiệt phân các vật liệu hữu cơ

Không kể bê tông nhựa

A[4060] Y9 Nhũ tương và hỗn hợp dầu /nước và

hydrocacbon/nước thải A[4080] Y15 Chất thải có tính nổ

A[4100] Các chất thải từ các thiết bị kiểm soát ô nhiễm

công nghiệp dùng để làm sạch các loại khí thải công nghiệp

Không kể các chất nằm trong TCVN 6705:2000

tính dùng từ quá trình

xử lý nước uống và các quá trình công nghiệp thực phẩm và sản xuất vitamin

Nguồn: TCXDVN 320:2004

TCXDVN 320:2004 ban hành vào năm 2004, khi đó mã số chất thải nguy hại

Trang 34

tháng 7 năm 1999 Tuy nhiên, hiện nay mã CTNH không còn áp dụng theo Qui chế này nữa và đang áp dụng theo Danh mục chất thải nguy hại ban hành theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNTM ngày 26 tháng 12 năm 2006 Do đó, nếu chấp nhận danh mục chất thải nguy hại được phép chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại theo hướng dẫn của TCXDVN 320:2004 thì cần phải hiệu chỉnh mã CTNH tại cột thứ 1 của Phụ lục 1 ban hành theo tiêu chuẩn này

Danh mục chất thải nguy hại được phép chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại theo hướng dẫn của TCXDVN 320:2004 sau khi đã hiệu chỉnh mã CTNH theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT như sau:

Bảng 1.6 Danh mục các chất thải nguy hại được phép chôn lấp đã hiệu chỉnh

Thiết bị hay chi tiết điện, điện tử thải chứa

những bộ phận như pin, ắc quy thuộc TCVN

6706:2000**, công tắc thuỷ ngân, thuỷ tinh từ

đèn catôt và thuỷ tinh hoạt hoá khác, tụ điện có

PCB hoặc lẫn với các chất thải nguy hại khác

có nồng độ thể hiện tính chất đặc trưng nêu

trong phụ lục III (1), (2) Công ước Basel

06 02 01 Chất thải thuỷ tinh từ đèn catôt và thuỷ tinh

Các chất thải có chứa cấu tạo từ chì hoặc bị lẫn

với các hợp chất chống kích nổ trên cơ sở chì

Trang 35

Các chất thải từ sản xuất, đóng gói và sử dụng

nhựa, mủ, chất hoá dẻo, keo và chất kết dính

Không kể các chất liên quan đã nêu trong TCVN 6705:2000

Không

Cặn nhựa thải từ các quá trình tinh chế, chƣng

cất và xử lý nhiệt phân các vật liệu hữu cơ

Không kể bê tông nhựa

Các chất thải từ các thiết bị kiểm soát ô nhiễm

công nghiệp dùng để làm sạch các loại khí thải

công nghiệp

Không kể các chất nằm trong TCVN 6705:2000

Trang 36

và sản xuất vitamin (*) Hiệu chỉnh

(**) Tiêu chuẩn này đã được thay thế bằng QCVN 07:2009/BTNMT

Cuối cùng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (QCVN 07:2010/BXD), ngoài các danh mục chất thải nguy hại được phép chôn lấp tại các bãi chất thải nguy hại theo Phụ lục 1 của TCXDVN 320:2004, tại mục 9.6.2 của QCVN 07:2010/BXD qui định tro đốt chất thải nguy hại phải được chôn lấp ở các ô chôn lấp đặc biệt hoặc chôn lấp chung với bãi chôn lấp chất thải nguy hại, được hiểu là tro đốt chất thải nguy hại được chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại

1.3.3 Tương quan giữa quy ước Việt Nam và quốc tế về CTNH có thể chôn

lấp

Về danh mục chất thải nguy hại được phép/cấm chôn lấp

Chúng ta đã nghiên cứu một số trường hợp điển hình của một số quốc gia về quản lý chất thải nguy hại mà tập trung đến nội dung danh mục chất thải nguy hại được phép/cấm chôn lấp (trực tiếp) tại các bãi chôn lấp chất thải nguy hại Các trường hợp điển hình có thể nghiên cứu bao gồm: Mỹ, Cộng đồng Châu Âu và Nhật Bản

Đối với quốc gia có hệ thống pháp lý rõ ràng và lâu đời như Mỹ, qui định nêu rõ rằng trong các dạng tồn tại của chất thải nguy hại thì chất thải nguy hại dạng lỏng là loại chất thải nguy hại được kiểm soát đặc biệt khi chôn lấp Cụ thể hơn, qui định rõ thành phần chất thải nguy hại dạng lỏng cấm chôn lấp, trừ trường hợp tiền

xử lý mà quá trình này đã làm giảm thành phần nguy hại trong chất thải đến ngưỡng cho phép chôn lấp

So với qui định Việt Nam, “Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại”, thì chúng ta gần như tương đồng với qui định của Mỹ Tuy nhiên, về ngưỡng của các thành phần trong chất thải chất thải nguy hại6

được phép chôn lấp thì chưa được ban hành Ngoài ra, chúng ta cũng đã qui định (cũng như Mỹ, Cộng đồng Châu Âu) việc tiền xử lý chất thải nguy hại trước khi chôn lấp bằng các giải pháp kỹ thuật và

6 Ngưỡng các thành phần chất thải nguy hại trong chất thải nguy hại được phép chôn lấp khác với ngưỡng

chất thải nguy hại ngưỡng chất thải nguy hại là cơ sở để xác định một loại chất thải có phải là chất thải nguy hại hay không, còn ngưỡng các thành phần chất thải nguy hại trong chất thải nguy hại được phép chôn lấp

dùng để xác định một loại chất thải nguy hại có được phép chôn lấp hay không

Trang 37

quản lý phù hợp và nghiêm cấm việc pha loãng chất thải nguy hại nhằm đạt được ngưỡng được phép chôn lấp

Ngoài loại chất thải nguy hại dạng lỏng bị cấm chôn lấp, thì loại chất thải thứ

2 cũng nghiêm cấm chôn lấp đó là các loại chất thải nguy hại có chứa dioxin (chỉ đối với Mỹ, chưa nhận thấy các qui định tại Cộng đồng Châu Âu và Nhật Bản) Đối với vấn đề này thì hiện chúng ta chưa có qui định cụ thể cho việc chôn lấp các loại chất thải nguy hại có chứa dioxin

Về ngưỡng chất thải nguy hại được phép chôn lấp

Các qui định hiện hành của Việt Nam chưa có qui định về ngưỡng các thành phần trong chất thải nguy hại được phép chôn lấp Nghiên cứu các qui định của Mỹ, Cộng đồng Châu Âu và Nhật Bản để làm cơ sở tham khảo xác định ngưỡng các thành phần trong chất thải được phép chôn lấp tại Việt Nam

Kết quả thống kê trình bày theo bảng dưới đây (số liệu được hiểu là bị cấm khi vượt các chỉ tiêu)

Bảng 1.7 Ngưỡng chất thải nguy hại được phép chôn lấp theo quy định của một

số quốc gia trên thế giới

Trang 38

Các phương pháp chôn lấp CTRCN-CTNH phổ biến trên thế giới hiện nay là:

- Phương pháp chôn lấp theo khu vực

- Phương pháp hào chôn lấp

- Phương pháp chôn lấp khu vực cải tiến

- Phương pháp mái vòm hơi

Chôn lấp theo khu vực

Một khu vực chôn lấp là khu vực rộng để thực hiện việc xử lý Chất thải được đổ xuống một khu vực không bị biến động và có lớp lót đáy đã được đầm chặt Chất thải được đổ thành lớp dày 40-75 cm và sau đó được nén bằng xe ủi và

xe nén Quá trình tiếp diễn đến cuối ngày hoặc đến khi lớp chất thải có chiều dày từ 1,8-4,5 m Tại thời điểm này hoặc vào cuối ngày vận hành, lớp lót trung gian dày từ

15 đến 30 cm sẽ được phủ lên lớp rác Vật liệu phủ có thể lấy từ các vũng đất cao, vùng ven, hoặc xà bần xây dựng Phương pháp phủ được minh họa trong hình 1.2 Điều kiện áp dụng:

- Địa hình có độ dốc trung bình, vật liệu phủ có sẵn

Trang 39

- Chất thải dễ tiếp xúc với côn trùng và động vật gặm nhấm

Nguồn: Solidwaste Landfill Design Manual.Washington State Department of Ecology June 1987

Hình 1.2 Phương pháp khu vực chôn lấp

hào mới đào Phương pháp hào chôn lấp được minh họa trong hình 1.3

Kích thước của hào chôn lấp tùy thuộc vào điều kiện địa hình, năng lực xây dựng và lượng chất thải Chiều rộng thông thường của một hào chôn lấp vào khoảng

30 m hoặc ít hơn để duy trì hình dạng hào và thứ tự hào Thông thường, phải xây dựng một hào chôn lấp với thiết bị đào có công suất cao, như máy cạp, hơn so với các thiết bị chôn lấp bình thường và cố gắng nâng sức chứa của 1 đơn vị hào chôn lấp càng lớn càng tốt, nhằm tăng tối đa tỉ lệ thể tích chất thải trên diện tích hào Một hào chôn lấp được thiết kế để vận hành trong vòng một năm Kích thước hào trong mùa khô và mùa mưa khác nhau do điều kiện vận hành

Chiều sâu hào chôn lấp phụ thuộc vào loại đất và thiết bị đào Sử dụng các máy cạp thông thường hoặc xe ủi đất, hiệu quả kinh tế và chiều sâu an tòan của hố

có thể đến khoảng 6 m Trong trường hợp đất ít kết dính, chiều sâu có thể giảm xuống 3-5 m

Trang 40

Nguồn: Solidwaste Landfill Design Manual.Washington State Department of Ecology June 1987

Hình 1.3 Phương pháp hào chôn lấp

Khi một hào chôn lấp đã đầy, một hào chôn lấp khác sẽ được xây dựng ngay

kế bên Do hai hào chôn lấp tách biệt nhau nên sẽ có một khu đất giữa hai hào Độ dốc tối đa là 2:1 Chiều sâu các ô chôn lấp có thể thay đổi từ 1,5 m hoặc ít hơn 9 m tuỳ thuộc hiệu quả đầm nén Thông thường khi vận hành, các ô chôn lấp có chiều sâu 2,5 đến 3,5 m để có hiệu quả vận hành tốt nhất Ngoài ra, có thể xây dựng nhiều tầng trong một hào chôn lấp tuỳ theo yêu cầu vận hành Biện pháp dùng hào chôn lấp cho phép giám sát rác tốt hơn là diện chôn lấp đặc biệt là các hào hẹp (rộng 30,5 m hoặc ít hơn) Biện pháp dùng hào chôn lấp sẽ tiết kiệm chi phí vì tất cả đất

đá đào lên đều được sử dụng lại để làm lớp phủ bề mặt

Ứng dụng:

- Lượng rác nhỏ, lượng xe không nhiều

- Địa hình vừa phải

- Khu vực có mực nước ngầm thấp

- Tỷ lệ diện tích bề mặt/thể tích thấp là giảm tỷ lệ sinh khí và nước rỉ rác

- Dùng chôn lấp các loại chất thải: bùn, gỗ, xà bần

Nhược điểm:

- Hiệu quả sử dụng đất thấp

- Khó vận hành hiệu quả hệ thống quản lý nước rỉ rác (lớp lót đáy và hệ thống thu gom)

Khu chôn lấp cải tiến

Phương pháp này được sử dụng đối với BCL có công suất vừa và lớn (>200 tấn/ngày) và có thể hoạt động như một hào chôn lấp hoặc một khu chôn lấp Thực

tế, nhiều BCL ban đầu hoạt động tương tự như hào chôn lấp sau đó chuyển sang khu chôn lấp

Ngày đăng: 08/02/2015, 00:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w