1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà của các nông hộ trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

65 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA BAT ĐỘNG SAN & KINH TE TÀI NGUYÊN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan: Khoá luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cánhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th§ Võ Thị Hoà Loan.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khoá luận nàytrung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nào.

Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Sinh viên

TRỊNH MAI DUYÊN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệptại cơ sở, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bẻ, tôi đã hoànthành bản khóa luận tốt nghiệp này Được sự đồng ý của ban Giám hiệu nhàtrường, Ban lãnh đạo khoa Bất Động sản & Kinh tế Tài nguyên trường Đại học

Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của giảng viên ThS Võ Thị HoàLoan, tôi tiến hành nghiên cứu chuyện đề “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôigà của các nông hộ trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”

Tôi xin bay to lòng biết ơn tới Giám hiệu nhà trường, Ban lãnh đạo khoaBat Động sản & Kinh tế Tài nguyên trường Dai học Kinh tế Quốc dân, cùng tatcả các thầy - cô giảng viên đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại

trường Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo

hướng dẫn Th§ Võ Thị Hoà Loan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn dé tôi hoànthành bản khóa luận tốt nghiệp Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới banlãnh đạo, cán bộ UBND xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình đã nhiệttình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ cho bản

khóa luận này.

Do còn thiếu kinh nghiệm nên mặc dù đó có gắng hết sức nhưng không tránh

khái những thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các

thây cô giáo cùng toàn thê các bạn sinh viên đê đê tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Bình, tháng 03 năm 2023

Sinh viên

TRỊNH MAI DUYÊN

il

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

TD & MNPB Trung du và miền núi phía Bắc

BTB & DHMT Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 5c 5< S48 SsES4E29ESSEESES9E23E2573913533125739035023025799035 550 i09809 090)0077 iiDANH MỤC CAC TU VIET TAT u cescssssssssesssesssssssssesssessssssesssessseeensssesseeesees iii

AY LO OM 0) OL ORE ivDANH MỤC CAC BANG uusecsssssssssesssesssessnssssssecensssessscsssesaseesessscceseessessecsseeasees vi

DANH MỤC SƠ DO ussessssssssssssssssessesscssesssssssssssssssessessssssssssussussesseesesssssssecssees vi0980900710017 1

1.TÍNH CAP THIET CUA DE TÀI -2- 2-2252 E+EE+2E£2EE2EE+EEezEezEezrxered 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - 2-22 ©¿+£+EE£+EE£+EE+EE££EE++EE2EEtrxzsrxerree 22.1 Mục tiêu Chung - ch ng TH Hiệp 2

2.2 Mục tiêu cụ thỂ -¿- 2-52 2+2E‡EE2E2E1271711211211211211211211 1111 1x xe 33 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU - 2-2 sz+s+z++cszex 34 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . - +: + ©+++E£+EE£EEtEE2EESEEEEEtrkerrrerrrred 35 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 2-2 2 2 +E£EE£EE£EEEEEEEEEEErEerkees 36 CAC CHI TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUA -2-©525522 5z: 5

7 Ý NGHĨA CUA DE TÀI - 22-22 ©2+2EE2EEE12E1227112711221.221 21 xe 6

7.1 Ý nghĩa đối với hoc tập và nghiên cứu khoa học - 67.2 Ý nghĩa với thực tiễn - 22-522 St 2 2112121121111 1 tre 7

8 BO CỤC CUA KHÓA LUẬN . -2-©5¿+22+E22EE2EE2E2EE2EEEEEcEErrkrrrees 7

CHUONG 1: CƠ SỞ LY THUYÉT HIỆU QUÁ KINH TE CHAN NUÔI GÀ

CỦA CÁC NÔNG HỘ 2- 2 2° ©cs©sseEseEvseEvsersstrsetrserksersssrserssere 8

1.1 CƠ SO LÝ LUAN wivceccccecceccescsscssessessessessesscstesessessessesusssesesesstsansassueseeaseavees 81.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế chăn nuôi - 81.1.2 Các yếu tô co bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà 101.2 CƠ SỞ THỰC TIEN HIỆU QUA KINH TE TRONG CHAN NUÔI GÀ 13

1.2.1 Tình hình chăn nuôi ga ở các xã, phường tại Việt Nam 13

1.2.2 Thực trạng nguồn cung thịt gà ở nông thôn .: -:-: 141.2.3 Tổn tại và thách thức trong chăn nuôi gà tại địa phương (xã, phường) 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG VE HIỆU QUÁ KINH TE CHAN NUÔI GÀ

TREN DIA BAN XÃ LÊ LỢI, HUYỆN KIEN XƯƠNG, TÍNH THÁI BÌNH17

2.1 TINH HÌNH CƠ BẢN CUA XÃ LÊ LỢI -2- 2 2+E+E+EEE+E+Eerezxez 172.1.1 Đặc điểm tự nhiên -¿-¿- + StSE+ESEEEE2EEEEEE2EEEEEESEEEEEESESErEkrrsrrer 17

IV

Trang 6

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hộii -.-¿-:- ¿+2 +x+E+EEEE+E+EEEE2ESEEEEzEtEererrrrrrs 18

2.1.3 Đánh giá tình hình co bản của xã Lê Lượi -. 5 5 s+sz+s2 23

2.2 TINH HÌNH CHAN NUOI GA TREN DIA BAN XÃ LÊ LỢI 24

2.3 DAC DIEM CUA NÔNG HỘ DIEU TRA 2-2 5++sz+zzzxecxez 262.3.1 Năng lực của hộ nuôi gà - 2S S2 1S 3S hy re 262.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra - - csccs+xcrzeerxsrs 302.3.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra -s- 312.4 TINH HINH ĐẦU TƯ CHO CHAN NUÔI GA CUA HỘ 32

2.4.1 Tình hình đầu tu cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ Ï 32

2.4.2 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ 2 36

2.5 KET QUA VÀ HIỆU QUA NUÔI GA CUA CÁC HỘ DIEU TRA 38

2.5.1 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi 38

2.5.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà - 41

2.6 PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN KET QUA VÀ HIEUQUA NUOI GA 015 46

2.6.1 Anh hưởng chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà462.6.2 Ảnh hưởng của kinh nghiệm chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi5 46

2.7 THỊ TRUONG DAU VÀO VA ĐẦU RA CUA HOẠT ĐỘNG CHANNUÔI GA Ở XÃ LE LOD ooeecesceccesscssessssssessesssssvessessessvcssessessessssuessessessesasesseeses 48°yIÄ N5" 48

°y 890 nh 50

2.8 ĐÁNH GIA KET QUA CHAN NUÔI GÀ TẠI CÁC NÔNG HỘ 51

CHUONG 3: ĐỊNH HƯỚNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN KINH TEeo: 900001607 52

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 2-2 52+ 2+EE+EE+£EzEzExerxerxee 523.1.1 Định hướng phát triển - 2 2 2+E+EE2EE2EE+EEeEEezEerrkerkrred 523.1.2 Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi ga ở xã Lê Lợi 52

3.2 KIÊN NGHỊ, - ¿22-512 2E22212E122X211221271271711211211221 7121121 553.2.1 Đối với nhà nƯỚC 2- 2:22 £Sx+SE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrrerrrrei 553.2.2 Đối với chính quyền địa phương 2-5 ©2+2++x+zx+zzzzxerxcred 553.2.3 Đối với nông hộ chăn nuôi -. 2-2 +©5¿+£+£++£xt£x+zEzzxerxrred 560n — ,Ô 57

TÀI LIEU THAM KHẢO -2-e<s<sss£Sss se ssevsesseesserssevsee 58

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG

Bang 2.1: Tình hình dân số và lao động của xã Lê Lợi năm 2022 20

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng xã Lê Lợi năm 2022 - -5- 5525 +x+++svxs 22Bang 2.3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2018-2022 24

Bang 2.4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà - 2-22 2 2+++£Ee£EzEerxerxeee 26Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà của hộ điều tra 28

Bang 2.6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra 2-2 +: 30Bang 2.7: Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra -5¿-: 31Bang 2.8: Chi phi sản xuất và cơ cấu chi phí san xuất của hộ điều tra trong vu 1 35

Bảng 2.9: Chi phí sản xuất và cơ cau chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 36

Bảng 2.10: Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo phương thức chăn nuôi 38

Bảng 2.11: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1 theo giống gà 41

Bảng 2.12: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 theo giống gà 43

Bang 2.13: Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo giống gà 44

Bảng 2.14: Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà 47

Bang 2.15: Đánh giá của hộ nuôi gà về khả năng tiếp cận các đầu vào 49

DANH MỤC SƠ DO

Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà - -2- 2-52 522S£+E£E££EeEEeExerxrrszree 51

vi

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1.TÍNH CAP THIET CUA DE TÀI

Từ sau Dai hội Dang Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông nghiệp

đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu Đảng và Chính phủ luôn quan tâm

đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩachiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Nhờ vậy, nôngnghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ vươn lên chiếmthành phan chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế Sản phẩm sản xuất mang lại từnông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội đó là lương thực, thực phẩm,nguyên liệu thiết yếu đảm bảo cung cấp an toàn lương thực, xoá đói giảm nghèo,tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập thúc đây ngành công nghiệp chế biến, côngnghiệp địa phương và dịch vụ phát triển tạo ra một sự chuyền dịch cơ cấu kinh tếhop lý Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu nhưhiên nay, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trở thành những thách thức rấtlớn khiến nhiều nước trên thế giới phải nhìn lại tầm quan trọng của phát triển

nông nghiệp ở quôc gia mình.

Ở nước ta, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, trong đó trồng trọt vàchăn nuôi là hai bộ phận chủ yếu Trong mấy năm gần đây cùng với trồng trọt,ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quảđáng ké.Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã góp phan vào sự phát triển củangành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng sản phẩm Ngành chăn nuôi giacầm đã gắn bó với đời sống loài người từ rất sớm, hiện nay nó đã trở thành loạihình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam.

Ở Thái Bình chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống, loại hình

chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình nông thôn, sản phẩm gia cầm, đặc biệt là

thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà còn in đậm trong đờisống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh, nó được sử dụng

nhiều trong những ngày gid, ngày tết và lễ hội Với những lý do đó sản pham gia

cầm luôn có vị trí trên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đây chăn nuôi Thái

Bình phát triển như hiện nay, đã phần nào tạo thêm việc làm, tăng thu nhập chongười chăn nuôi Hơn thé nữa, gà là vật nuôi dé nuôi đem lại hiệu quả kinh tế caoso với các vật nuôi khác, chu kì sản xuất ngắn, chi phí thức ăn thấp, có thé tận

dụng được thức ăn và lao động gia đình, tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng

Trang 9

cao Chính vì thê chăn nuôi gà có vai trò không thê thiêu trong nên sản xuât nông

nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Thái Bình nói riêng.

Lê Lợi - một xã thuộc huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình là một trongnhững vùng chăn nuôi gà điển hình của tỉnh Trong những năm qua cùng với sựphát triển chung của Đất Nước trong thời kì hội nhập với nền kinh tế quốc tế,

nganh chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi ga ở xã Lê Lợi đã có những bước pháttriển mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tỉnh nhà Bên cạnh những đónggóp và những giá trị kinh tế mà chăn nuôi gà mang lại thì chăn nuôi gà thể hiệnnhiều bất cập và những hạn chế Tình trạng chăn nuôi vẫn còn mang tính nhỏ lẻ

tự phát chưa chú trọng đầu tư vào để phát triển Phong trào nuôi gà chủ yếu dựavào kinh nghiệm và ít quan tâm đến kỹ thuật dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.Mặc dù đã có nhiều biện pháp chuyên đổi phương thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi tậptrung với quy mô lớn nhưng việc chuyên đổi vẫn còn rat chậm Đến nay số lượnggia trại, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn trên địa bàn xã rất hạn chế, nhiều hộchăn nuôi nhỏ lẻ không tuân thủ các điều kiện về an toàn sinh học khiến công tácquản lý gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao Bên cạnh đó sựbiến đổi thất thường của thời tiết, giá cả đầu ra, đầu vào biến động thất thường,

công tác phòng trừ dịch bệnh hạn chế đã ảnh hưởng kết quả chăn nuôi, làm chothu nhập của người dân cũng như việc chăn nuôi trên địa bàn xã có xu hướng

ngày càng giảm xuống Hơn thế nữa sự đa dạng về phương thức chăn nuôi, đadạng vùng sinh thái và nhóm hộ cũng làm cho hiệu quả kinh tế có sự khác nhau.Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết được mức đầu tư đó, với phương thức chăn nuôi

đó hộ sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu và vùng nào nhóm hộ nuôi nào là có hiêu

quả nhất va đưa ra những giải pháp thích hợp khắc phục nham tăng năng suất,

hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng, làm cho chăn nuôi gà trên địa bàn xãphát triển một cách bền vững Với những lý do cấp thiết đã nêu trên, liên hệ đếnthực tiễn chăn nuôi gà trên địa bàn, nhăm mục đích đóng góp thêm các thông tin

hữu ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực chăn nuôi gà, tôi đề xuất nghiên

cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện KiếnXương, tỉnh Thái Bình”.

2 MỤC TIEU NGHIÊN CUU2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở xã Lê Lợi thời gian qua từ

đó đê xuât các giải pháp nhăm phát triên chăn nuôi gà dé nâng cao kết quả, hiệu

Trang 10

quả ở xã Lê Lợi trong những năm tới góp phần nâng cao thu nhập cho các hộnông dân.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm,chăn nuôi gà ở nông hộ nói riêng.

- Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thông qua hệ thống các

chỉ tiêu trên địa bàn xã Lê Lợi trong thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả nuôigà trên địa bàn xã Lê Lợi trong thời gian tới.

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Doi tượng nghiên cứu : Dé tài tập trung nghiên cứu các vân đê về hiệu quakinh tê nuôi gà của các hộ gia đình và gia trại trên địa bàn xã Lê Lợi.

* Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Lê Lợi, tập trung chủ yếuvào 4 Thôn: Phú Ân, Văn Hanh, Thái Trung, Trung Kinh, nơi có số lượng nuôi

gà chiếm tỷ lệ lớn trên toàn xã.

* Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà vàonăm 2022 của xã Lê Loi.

4 NOI DUNG NGHIÊN CUU.

- Đánh gia thực trang chăn nuôi ga trên dia ban xã Lê Loi trong 4 năm từ

năm 2018 — 2022.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gà tại địa phương.

- Dé xuât được một sô giải pháp trong việc chăn nuôi ga, đê góp phân năng

cao hiệu quả kinh tế giúp người dân cải thiện cuộc sống

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Số liệu thứ cấp :

Các số liệu cung cấp từ 4 thôn (thôn Phú Ân, thôn Văn Hanh, thôn TháiTrung, thôn Trung Kinh) và hợp tác xã Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xã

Trang 11

Lê Lợi Ngoài ra để tài còn thu thập và sử dụng một số tài liệu trên internet,

thông tin đại chúng, kết hợp tìm đọc tham khảo một số tài liệu liên quan khác.+ Số liệu sơ cấp:

Điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình, gia trại chăn nuôi gà thương

phẩm trên địa bàn xã Trong đó tiến hành điều tra tại địa bàn thôn Phú Ân: 17 hộ,thôn Văn Hanh : 11 hộ, Thôn Thái Trung: 14 hộ, Thôn Trung Kinh: 8 hộ Tắt cả

các hộ trên chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp.

cứu của đề tài.

- Phương pháp phân tô thống kê

Phương pháp phân tổ thống kê được hệ thống hóa các số liệu thu thập được

dưới dạng chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian Phương

pháp nay còn được dùng dé phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào với cácyếu t6 đầu ra cũng như biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra với các yếu

tô đâu vào.

Trong đó, chi phí thức ăn và công lao động bao gồm cả chi phí tự có của hộnuôi gà Bởi vì đặc điểm chung của các hộ nuôi gà trên địa bàn vẫn là sử dụngcông lao động gia đình và nguồn thức ăn tự có ( đối với hộ nuôi theo hình thứcBCN) nên chi phí tự có cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và kết quả nuôi gà.

Trang 12

6 CAC CHI TIỂU ĐÁNH GIA VE HIỆU QUA

- Tổng giá trị san xuất (GO): Được tính bằng sản lượng các loại sản phẩmQi nhân với giá đơn vị sản phâm tương ứng (Pi): GO

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đichi phí sản xuất của hộ: MI = GO - C

+ Chi phí sản xuất (C): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ đề tiến hành sảnxuất kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với (+) lãi tiền vayngân hang (i) và khấu hao TSCD (De).

+ Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): Là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộdé tiến hành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ

khác, các khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường.

+ Chi phí tự có (TC): Là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng

tiền mặt dé thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình,vật tư gia đình tự sản xuất Thông thường các khoản chi phi này được tính theo

“chi phí cơ hột”.

- Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): Là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất (GO)sau khi trừ đi chi phí sản xuất (C); các khoản vật tư tự sản xuất; lao động gia đình

(TC) Hay lợi nhuận kinh tế ròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI) sau

khi các khoản vật tư tự sản xuất; và lao động gia đình (TC) Lợi nhuận kinh tế ròngđược xác định bởi công thức sau: NB=GO - C - TC hay NB=MI - TC.

Hiệu quả kinh tế được đo lường bang các chỉ tiêu kinh tế tương đối, théhiện quan hệ so sánh giữa các yêu tố đầu ra và đầu vào của hoạt động sản xuất

kinh doanh.

H = Q/C (1) Hoặc h = C/Q (2)

Trong do:

H, h: Hiéu qua kinh té

Q: Kết quả san xuất kinh doanh C: Chi phí sản xuất

H: Thể hiện một đồng chi phí sản xuất (đơn vị đầu vào) cho ra bao nhiêu

đồng giá trị sản lượng (đơn vị đầu ra) h: Thể hiện để đạt được một đơn vị sảnlượng (đơn vị đầu ra) cần bao nhiêu đơn vị chi phí sản xuất (đơn vị đầu vào).

Trang 13

Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau, nhưng do mối quan hệ khác

nhau, nhưng do có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng được sử dụng dé phan

ánh hiệu quả kinh tế của nông hộ.

Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích kinh tế Vì quy

luật cận biên là nguyên lý quan trọng điều chỉnh hành vi của nông hộ trong đầu

tư phát triển sản xuất.

Tùy mục đích tính toán, mà các chỉ tiêu ở mẫu số và tử số của công thứctrên có thé thay đôi rất linh hoạt Ví dụ, kết quả sản xuất có thể được tính toán là:tổng giá tri sản xuất (GO), thu nhập hỗn hợp (MI) hay lợi nhuận kinh tế ròng(NB).

Tương tự các chi tiêu chi phí sản xuất (C) cũng có thé thay đối rất linh hoạt.Ví dụ: chi phí sản xuất có thé sử dung là: Tổng chi phí sản xuất, chi phí sản xuất

bằng tiền của hộ (Cbt), chỉ phí sản xuất (C).* Một số chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế:

- GO/C : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá

- NB/(C+TC) : Cứ một đồng tổng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng

lợi nhuận kinh tế ròng.

7 Ý NGHĨA CỦA ĐÈ TÀI

7.1 Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học

Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyện ngành đã học trong trường, ứng

dụng kiến đó vào trong thưc tiễn

Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo Giúp

tìm hiểu thêm về tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện KiếnXương, tỉnh Thái Bình

Trang 14

7.2 Ý nghĩa với thực tiễn

Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệuquả kinh tế nông hộ.

Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên

8 BO CỤC CUA KHÓA LUẬN.

Khoá luận bao gồm 03 chương như sau:CHƯƠNG 1: Co sở lý thuyết

CHƯƠNG 2: Thực trạng về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà của các nông hộ

trên địa bàn xã Lê Lợi

CHƯƠNG 3: Định hướng phát triển kinh tế chăn nuôi gà

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET HIỆU QUA KINH TE

CHAN NUÔI GA CUA CÁC NÔNG HO

1.1 CO SO LY LUAN

1.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế chan nuôi

1.LLL Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh té trong chăn nuôi gà tại các

nông hộ

Bắt kì một doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận Và để làm

được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả

kinh tế đặc biệt ở ngành chăn nuôi càng rõ hơn Hiệu quả kinh tế không chỉ mốiquan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, doanh nghiệp mà là mối quan tâm hàngđầu của toàn xã hội.

Theo GS Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn của mọi sự lựachọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý

lực dùng vào sản xuất thì đem lại bao nhiêu bao nhiêu đơn vị sản phẩm Hiệu quảkỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thé hiện thông qua mối quan hệ

giữa đầu ra và đầu vào, giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất.

Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phâmvà giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồngchi phí về đầu vào hay nguồn lực.Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ

thuật có tính đến các yếu tổ về giá, các yếu tô đầu ra đầu vào hay nói cách kháckhi năm được các yêu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo

một tỷ lệ nhất định dé đạt được lợi nhuận tối đa Việc xác định hiệu quả nàygiống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên đề tối đa hóa lợi nhuận Điều

Trang 16

đó có nghĩa rằng giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của các nguồnlực sử dụng vào sản xuất.

Đặc điểm hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà:

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạtđược hiệu qua phân bổ và hiệu quả kỹ thuật Điều này có nghĩa là cả hai yếu tốhiện vật và giá trị điều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trongsản xuất nông nghiệp Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phânbồ thì mới là điều cần chứ chưa phải là điều kiện đủ đạt hiệu quả kinh tế.

Như vậy ta có thé thay được hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểuhiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các

nguôn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm

thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.

Ý nghĩa, vai trò hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tại các nông hộ:

- Giúp người sản xuất thấy rõ kết quả đầu tư của mình, việc đầu tư các chỉphí đầu vào sẽ được so sánh kết quả thu được.Từ đó giúp người sản xuất thấyđược hiệu quả hoạt động đầu tư dé có quyết định tiếp tục hay không dau tu

- Giúp cho nhà nghiên cứu thấy được những kết quả đạt được cũng như các

nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ đó đưa ra các biện pháp giải

quyết khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

1.1.L2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế

- Phương pháp xác định

Phương pháp 1: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết qua thu

được với chi phí bỏ ra, nghĩa là một đơn vi chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu don

vị sản phẩm.

H= Q/C

Trong đó:

H: hiệu quả kinh tế

Q: khối lượng sản phẩm thu được

C: chi phí bỏ ra

Phương pháp 2: hiệu quả kinh tế được xác định bang cách so sánh phantăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chỉ phí bỏ ra.

Trang 17

H= AQ/ACTrong đó:

AQ: khối lượng sản phẩm tăng thêm

AC: chi phi tăng thêm

- Ban chất xác định hiệu quả kinh tế: La nâng cao năng suất lao động xã hội

và tiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau của

Gần một thế kỷ qua ngành chăn nuôi gia cầm được cả giới quan tâm và phát

triển mạnh cả về số lượng và chất lượng Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí

quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người Gia cầmchiếm 20-25 % trong tong sản phẩm thịt, ở các nước phát triển thịt gà chiếm tới

30% hoặc hơn nữa [6].

Vẫn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản

xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian Yêu cầu củaviệc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định vàngược lai, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.

1.1.2 Các yéu tô cơ bản ảnh hướng đến hiệu quả chăn nuôi gà

*Nhóm các yếu tô khách quan:

Đặc điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đối tượng sản xuất chủ yếu

là các cơ thé sống, vì thế chăn nuôi gà chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiệntự nhiên Cũng như con người, cây trồng, các sinh vật khác, vật nuôi chịu nhiều

ảnh hưởng, tác động từ phía môi trường ngoài Các yếu tố khí tượng thuỷ vănnhư: độ âm không khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng bốc hơi nước,lượng mưa, số ngày mưa trong tháng, trong năm đều ít nhiều ảnh hưởng đếnsức khoẻ vật nuôi, nhất là vật nuôi quy mô nhỏ với các chuồng nuôi đơn giản.Nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ uống nước nhiều, ăn ít gà có thể giảm trọng lượng.Nếu nhiệt độ quá thấp gà huy động nhiệt năng thức ăn dé chống rét, dẫn đến chiphí thức ăn cao Do đó cần có biện pháp dé chống nóng, chống rét cho gà dé tạo

điều kiện thuận lợi cho gà phát triển.

- Thị trường : Bất cứ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nàocũng chịu sự tác động qua lại của cung cầu trên trị trường Muốn được thị trường

chấp nhận cũng như tôn tại và phát triển đòi hỏi người chăn nuôi gà phải quan

tâm đên nhu câu thi trường về chat lượng, giá cả sản phâm và các yêu tô đâu vào.

10

Trang 18

Khi giá cả thị trường đầu ra 6n định sẽ kích thích người chăn nuôi tăng mức đầutư Khi thị trường mat 6n định, giá cả bap bênh, người chăn nuôi sẽ lo lắng, việc

đầu tư sẽ phần đó giảm đi do tâm lý sợ hãi và hoang mang Đối với thị trường

đầu vào, khi giá cả đầu vào ôn định và ở mức thấp hộ chăn nuôi sẽ yên tâm hơn.Thị trường vừa là điều kiện tồn tại phát triển vừa là định hướng cho người chăn

nuôi gà.

- Thức ăn là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi gà Sự sinh trưởngvà phát triển của gà phụ thuộc rất vào chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc gà mà cụthể là đầu tư thức ăn chăn nuôi Thông thường, chỉ phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớnnhất trong tông chỉ phí chăn nuôi gà Thức ăn cho gà cũng rất phong phú, đối với

những hộ nuôi gà công nghiệp phần lớn sử dụng thức ăn công nghiệp làm cho gàtăng trọng rất nhanh nhưng thịt gà không thơm ngon như gà nuôi bán côngnghiệp nên giá thấp hơn, đối với các hộ nuôi bán công nghiệp ngoài ra còn sửdụng thêm các thức ăn như lúa, hèm, bột ngô, thức ăn này phần lớn thức ăn tự có

của gia đình nên giảm được chi phí mua thức ăn bên ngoài tuy nhiên nguồn thức

ăn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ Tuy nhiên, dé đàn gàphát triển tốt đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức về kỹ thuật phối trộn thức

ăn hợp lý nhằm giảm chỉ phí và đem lại hiểu quả cao.

- Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển chăn nuôi gà Cácgiống khác nhau thì năng suất, phâm chất thịt khác nhau, sự tăng trọng cũng nhưtỷ lệ hao hụt khác nhau Đề chọn được giống tốt người nuôi nên tìm đến nhữngcơ sở giống uy tín cũng như chọn những giống nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõràng.

- Hoạt động chăn nuôi chủ yếu gặp phải rủi ro về dịch bệnh Dịch bệnh cácloại gia cầm nói chung thường phát theo mùa, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiếtvà khí hậu Sự phát triển, tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virút, ký sinh trùng, nắm quan hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu, thời tiết Do đóđể giảm thiệt hại, người nuôi chú trọng đến công tác thú y để kiểm soát, khống

chế dịch bệnh ở gà.

- Thẻ chế, chính sách

Thể chế, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương cũng cótầm ảnh hưởng rat lớn đến sự phát triển ngành chăn nuôi gà, đặc biệt là các chínhsách về đất đai, đầu tư, tín dụng

* Nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi ga:

II

Trang 19

- Quy mô nuôi

Trong chăn nuôi quy mô có ảnh hưởng quan trọng đến sản lượng thu được,từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi Nuôivới số lượng bao nhiêu, bao nhiêu lứa đòi hỏi người nuôi phải xem xét nhiều yếu

tố : như kinh nghiệm, khả năng nguồn lực của hộ, tình hình dịch bệnh cũng như

nhu cầu thị trường như thế nào để có quy mô nuôi hợp lý Khi nuôi với quy môlớn người chăn nuôi sẽ dễ dàng áp dụng các kỹ thuật nuôi tiến bộ, chăm sóc thú yđồng loạt, dịch bệnh giảm đồng thời chí phí đầu vào giảm bớt do mua với sốlượng lớn, các dịch vụ đầu vào cũng được phục vụ chu đáo hơn từ đó tăng hiệu

quả kinh tế Tuy nhiên quy mô lớn lại gặp nhiều rủi ro, nếu xảy ra dịch bệnh thiệthại là rất lớn.

- Vốn có ảnh hưởng rat lớn đến quá trình chăn nuôi, là điều kiện dé chuyên

đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn theo hướng trang trại và công

nghiệp, đáp ứng nhiều yêu cầu khác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm Trong chăn nuôi gà, vốn được xem là các yếu tố đầu vào cho quá trìnhchăn nuôi như giống, thức ăn, thuốc thú y, đầu tư chuông trại Đặc điểm củavốn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gà nói riêng độ rủi ro khácao, một trận dịch lớn thì nguồn vốn sản xuất trực tiếp sẽ chỉ còn lại con sốkhông và đối với hộ nông dân vốn đầu tư chăn nuôi gà có thể là đi vay ngânhàng, bạn bè, cũng có thể là phần tích lũy qua bao nhiêu năm của hộ, vì vậy gây

tâm lý e ngại đầu tư nên không mang lại kết quả tốt.- Kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi

Kinh nghiệm và kiến thức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quảkinh tế chăn nuôi gà Những người có kinh nghiệm, kiến thức nuôi họ sẽ áp dụng

kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, thường xuyên tham khảo học hỏi những kỹ thuật

chăn nuôi mới, liên tục cập nhật thông tin thị trường, diễn biến giá cả đầu vào và

đầu ra, nắm bắt rõ đặc điểm sinh học của gà, biết được những căn bệnh cũng nhưtriệu chứng bệnh của gà để phòng và chửa bệnh một cách kịp thời, những quyluật về sự thay đối thời tiết để điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp cho gà điều

này làm giảm tỷ lệ hao hụt trong mỗi lứa nuôi, đưa lại kết quả nuôi cao cho hộ,mang lại mức lợi nhuận tối đa Nếu người nuôi kiến thức, kinh nghiệm nuôi hạnchế họ sẽ gặp khó khăn trong áp dụng những tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, khôngnam bắt được thông tin về thị trường dẫn đến thua thiệt trong mặc cả giá bán sảnphẩm Từ đó làm giảm lợi nhuận, hiệu quả nuôi mang lại thấp.

12

Trang 20

- Đất đai là yếu tố quan trong dé phát triển chăn nuôi gà, trước hết là dé xâydựng chuông trại, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và riêng đối với

chăn nuôi gà bán công nghiệp đòi hỏi phải có một phần diện tích đất tuỳ theo quymô nuôi để chăn thả gà Phát triển chăn nuôi gà quy mô trang trại đòi hỏi diệntích đất phải đủ lớn, cách xa khu dân cư.

1.2 CƠ SỞ THUC TIEN HIEU QUA KINH TE TRONG CHAN NUÔI GÀ

1.2.1 Tinh hình chăn nuôi gà ở các xã, phường tai Việt Nam

Trước đây chăn nuôi gia cầm chỉ là ngành sản xuất phụ, nuôi gia cầm chỉmang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá.Nuôi gia cầm chỉ có thêm chút thức ăn hàng ngày, có thêm ít tiền và trong nhiều

trường hợp nuôi gia cầm mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi dé làm cảnh choi, gà

nuôi đề tham gia lễ hội) Trong vài chục năm trở lại đây chăn nuôi gia cầm đã cónhững bước phát triển nhảy vọt Chăn nuôi gia cam đã chuyền từ phương thứcnông nghiệp sang phương thức công nghiệp Các tiến bộ khoa học kĩ thuật đượcnghiên cứu ứng dụng nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm Kết quả của quá

trình này là đơn vị chăn nuôi gia cầm quy mô lớn thay thế dần cho các cơ sở chăn

nuôi nhỏ Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà chăn nuôi gia cầm đã pháttriển nhanh cả về số lượng dau con, chất lượng, tốc độ và quy mô đáp ứng nhu

cầu dinh dưỡng và thưởng thức sản phẩm gà ngày càng cao.

Hiện nay chăn nuôi gà ở nước ta có ba hình thức chăn nuôi cơ bản đó là:

chăn nuôi theo phương thức truyền thống thường thấy ở các nông hộ nhỏ lẻ, chănnuôi BCN thả vườn hoặc thả đồi và cuối cùng là hình thức chăn nuôi CN.

Ngành chăn nuôi gia cầm tại các địa phương trong những năm vừa qua đạt

được thành tựu to lớn, tuy vậy còn gặp không ít khó khăn Do phương thức chăn

nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mồ phân tán, không đảm bảo an toàn sinh

học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, gây ton that lớn về kinh tế Cácbệnh thường gặp là Niucátxơn, Gumbôrô, Tụ huyết trùng, Dịch tả v.v Trongđó, tỉ lệ gia cầm bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ huyết

trùng 14-15% Mặc dù đến nay tình hình dịch bệnh đã được khống chế và giảm

dần nhưng bên cạnh đó chăn nuôi gà tại xã, phường của Việt Nam đã có tồn tại

những thách thức mới đó là giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến giá thành chăn nuôi

tăng cao, do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh là bài toán khó cho

người chăn nuôi và ngành chăn nuôi gà Việt Nam.

13

Trang 21

1.2.2 Thực trạng nguồn cung thịt gà ở nông thôn

Trước dịch cúm H5N1 nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò,sản lượng thịt gà, vit không đáng kê Vì vậy, hơn 95% sản phẩm thịt gà được tiêuthụ ở dạng tươi sống.Việc buôn bán tràn lan, giết mô thủ công, phân tán là

nguyên nhân làm lây lan phát tán bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm gia cầm Tổ

chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã cảnh báo: các chợ buôn bán, giết mégà sống là kho lưu trữ và nguồn lây truyền bệnh cúm ở Việt Nam Trước diễnbiến phức tạp của dịch cúm, do yêu cau của thị trường sử dụng sản pham đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xâydựng các cơ sở, dây chuyền giết mồ, chế biến gà và thường giết mô chung cả gà

và vịt Phần lớn các dây chuyền giết mô tại các địa phương hiện nay van là thủcông, bán công nghiệp, mức đầu tư thấp Cơ sở vật chất như nhà xưởng, khotàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môi trường chưa được quan tâm đầu tư đúngmức Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng cũ, nhà giết m6 năm sát chuồng gà, cơ sởgiết mô nằm ngay trong khu dân cư, nhiều sản phẩm chưa dam bảo vệ sinh Lao

động kỹ thuật thiếu nghiêm trọng Số cơ sở chế biến dé nâng cao giá trị sản pham

van còn rất nhỏ bé Tại nhiều tỉnh vẫn chưa xây dựng được cơ sở giết mồ, chế

biến gà mặc dù có nguồn nguyên liệu và thị trường Phần lớn các tỉnh chưa có

quy hoạch và chính sách dau tư cho ngành giết mồ, chế biến gà.Hệ thống thị trường

Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước.

Gà sống và sản phâm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợphiên, chợ nông sản và các chợ thành thị Sản phẩm không chế biến, không bao

gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguyên nhân chủ yếu do:

Tập quán, truyền thống chợ làng qué, thói quen sử dung san phẩm tươi sốngcủa người tiêu dùng đã hình thành từ lâu, khó thay đổi ngay Nguồn thu nhậpthấp, khó chấp nhận sản phẩm chế biến, giá thành cao Chăn nuôi tự cung, tự cấp,giết mồ tại nhà Thói quen tiêu thụ thịt gà là gà sống và một phần nhỏ gà đã giếtmô san chủ yêu bằng phương tiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp Dothói quen của người tiêu dung nước ta thích sử dụng thịt tươi sống, nên thị trườnggà bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến công nghiệp chưa phát triển Đây là mộttrong những nguyên nhân gây khủng hoảng thừa và thiếu sản phẩm thịt gà vào

các mùa vụ chăn nuôi trong năm.

14

Trang 22

Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và cóchính sách hỗ trợ, khuyến khích 6n định thị trường Một số doanh nghiệp đã dau

tư xây dựng các cơ sở giết mô, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một

lượng sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin và thói quensử dụng sản phâm qua chế biến, giết m6 cho người tiêu dùng Tuy nhiên, trongthời gian gần đây, sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng, việc quản lý buôn bán sảnphẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyền, buôn bán, sử dụng gà sống,

nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển trở lại cũng lànguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ sở giết mô

chế biến tập trung công nghiệp.

Bệnh cúm gia cầm đã lây nhiễm sang lợn và có dấu hiệu lây truyền tìnhhình người sang người ở Indonesia Dịch cúm gia cầm đang là thách thức vànguy cơ đại dịch của cả thế giới.

1.2.3 Tôn tại và thách thức trong chăn nuôi gà tại địa phương (xã, phường)

- Chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ

Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô nhỏ, cònchăn nuôi hàng hoá quy mô lớn, tập trung chưa phát triển Có tới 7,9 triệu hộchăn nuôi gà và gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà, trong đó có tới65% số hộ nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông Bình quân, mỗi hộ chỉ nuôi28-30 con Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo.Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền thống nhưng đanglà nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn bán,giết m6 nhỏ lẻ là phổ biến) Chăn nuôi công nghiệp va bán công nghiệp là hìnhthức sản xuất hàng hoá, là xu thế phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn

trong thời gian qua đo đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị trường

ồn định.

- Năng suat va hiệu quả chăn nuôi thap

Các giống gà bản địa của chúng ta có năng suất rất thấp, các giống công

nghiệp cao sản vẫn hoàn toàn nhập khâu từ nước ngoài và năng suất cũng chưa

cao, chỉ đạt 85 -90% so với xuất sứ Chăn nuôi hang hoá quy mô lớn, tập trung

chiếm ty trọng thấp Số lượng và quy mô trang trai tập trung còn chuă nhiều Ướctính sản pham chăn nuôi theo phương thức này mới đạt 30 — 35% về số lượng

đầu con sản xuât.

- Nguôn lực dau tư cho cho chăn nuôi của xã hội là nhỏ bé:

15

Trang 23

Phần lớn người dân còn nghèo, khả năng tài chính thấp Chính sách hỗ trợcủa nhà nước trong những năm qua gần như còn nhỏ bé Việc phát triển chănnuôi trang trại, hang hóa quy mô lớn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó thiếuvốn đầu tư là trầm trọng, quỹ đất đai để quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cũnglà trở ngại phô biến ở các địa phương.

- Thách thức của quá trình hội nhập

Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia câm nói chung chưa đáp ứng đượcnhu câu tiêu dùng của xã hội Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nướctrong khu vực và trên thê giới còn thâp rât nhiêu Sản lượng thịt mới đạt 4,5-5,4kg, sản lượng trứng đạt 35 quả/ng/năm.

Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4kg trứng/ng/năm;

Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/ng/năm 2003.

Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập từ

nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dau) Các cơ sở giống gốccòn quá nhỏ, các giông công nghiệp cao sản van phụ thuộc nước ngoài.

Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chănnuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nướcngoài với tiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủđộng về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ Đó thực sự là thách thức lớn của

ngành chăn nuôi gà trong tiên trình hội nhập sắp tới ở nước ta.

16

Trang 24

CHƯƠNG 2: THUC TRANG VE HIỆU QUÁ KINH TE

CHAN NUOI GA TREN DIA BAN XA LE LOI, HUYEN

KIEN XƯƠNG, TINH THAI BÌNH2.1 TINH HINH CO BAN CUA XA LE LOI

2.1.1 Dac diém tw nhién

2.1.1.1 Vi tri dia ly va dia hinh

a; VỊ tri dia lý:

Xã Lê Lợi năm ở phía Đông Bắc của huyện Kiến Xương, nằm cách trung

tâm huyện 15 km, cách thành pho Thái Bình 27 km Xã có vi trí giáp ranh như sau:

e Phía đông giáp huyện Tiền Hải

e Phía tây giáp xã Bình Nguyên

e Phía nam giáp các xã Nam Cao, Thanh Tân và Thượng Hiền

e Phía bắc giáp huyện Thái Thụy và các xã Hồng Thái, Quốc Tuan.

b Địa hình:

Xã Lê Lợi có địa hình tương đối bằng phăng với độ dốc nhỏ hơn 1%; caotrình phô biến từ 1-2m so với mực nước biển; vì vậy, huyện có đặc điểm chungcủa đồng bằng châu thổ, đồng thời có những nét riêng về địa hình của xã với

Về tổng thé, Lê Lợi bao gồm các cánh đồng băng phang, xen kẽ các khudân cư, độ cao trung bình của tỉnh không quá 3m so với mực nước biển Các độ

cao trên 3m được thiết lập là do con người tạo nên bởi việc đắp đê ngăn nước của

các con sông lớn như: sông Hong, sông Tra Lý.

Phần nội đồng có diện tích lớn tương đối bang phang Độ cao của các vùngtrong xã cũng có sự chênh lệch tuy không lớn, song nó quyết định việc trồng cấy,

việc xây dựng công trình, đường xá, nhà cửa và các công trình dân dụng khác.

17

Trang 25

Trong lĩnh vực thủy lợi, dựa vào sự chênh lệch về độ cao của các vùng détính toán xây dựng các công trình tưới tiêu hợp lý và khoa học Cùng với chatđất, độ cao của từng vùng cũng quyết định đến hướng canh tác của từng đốitượng cây trồng (cây lúa nước hay trồng màu).

2.1.1.2 Khí hậu

Khí hậu xã Lê Lợi mang tính chất cơ bản là nhiệt đới âm gió mùa.

Nhiệt độ trung bình 23°-24°C, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 8500°C, số giờ nắng từ 1600-1800h.

8400-Tổng lượng mưa trong năm 1700-2200mm, độ âm không khí từ 80-90%.

G1Ió mùa mang đến cho Lê Lợi một mùa đông lạnh, mưa ít; một mùa hạnóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyền tiếp ngắn.

Năm gân biên nên khí hậu Lê Lợi được điêu hòa bởi hơi âm từ vịnh BắcBộ Gió mùa đông bac qua vịnh Bac Bộ tràn vào làm tăng độ âm so với nhữngnơi khác năm xa biên Vùng áp thâp trên đông băng Bac Bộ về mùa hè hút gió

biển vào làm bớt tính khô nóng.2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

- Đến 2022 cơ cấu kinh tế của xã: Nông nghiệp chiếm 44 %; Công nhiệp,

TTCN, xây dựng và ngành nghề nông thôn chiếm 30%; Dịch vụ, thương mạichiếm 26%.

- Lương thực bình quân đầu người ồn định trên 302kg/người/năm

-Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2021 đạt 15 triệu đồng/người/nămđến năm 2022 lên 20 triệu đồng/ người/năm Dao tạo và tạo việc làm cho nhữnglao động nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi sang ngành nghề khác trong lúc nông

nhàn dé tăng thu nhập cải thiện đời sông, cụ thé như sau;

Về công nghiệp

-TTCN - Xây dựng: Duy trì các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp hiện có tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất Xâydựng mới khu sản xuất, chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại khu vựcthôn Đông Thổ diện tích mỗi khu 2,5 ha để phục vụ thu mua, chế biến các sảnphâm nông lâm sản.

18

Trang 26

Về Dịch vụ:

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ đăng ký kinh doanh ổn định tạikhu trung tâm xã, các điểm dọc theo đường trục xã, liên xã và tại các gian hàng

của chợ trung tâm xã, sau khi đã xây dựng đạt chuẩn Bộ Thương mại.

- Các hộ gia đình phát triển các dịch vụ hàng hoá tông hợp, ăn uống, maymặc tại khu trung tâm.

- Hướng dẫn, khuyến khích, huy động nguồn lực của tô chức, cá nhân thamgia đầu tư kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn xã

Về sản xuất nông nghiệp:

- Diện tích đất sản xuất lúa: Đến năm 2021 diện tích trồng lúa giảm còn104,15 ha (giảm 2 ha do chuyển sang mục đích khác), năng suất đạt trên 100tạ/ha/năm Duy trì diện tích sản xuất lúa chất lượng cao hiện có, quy hoạchsản xuất hàng hóa tập trung với quy mô 30 ha tại các thôn An Thái, Phú Ân,

- Chăn nuôi: Tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng trang

trại, gia trại đến năm 2021 tổng đàn gia súc, gia cầm có trên 60.000 con (trong

đó: đàn trâu, bò 1.000 con; đàn lợn 9.560 con; đàn gia cầm 54.440 con)

Năm 2021 đổi 3 ha đất màu tại thon Văn Hanh, Đông Thổ sang sản xuất chănnuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó: giai đoạn 2018-2022 chuyền đổi 1 ha tại thôn Van Hanh: giai đoạn 2020- nay chuyền đổi 2 ha.

Duy trì các cơ sở chăn nuôi hàng hóa tập trung hiện có, phát triển mới 11 cơ

sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 50con/lứa tại các hộ gia đình; 3 cơ sở chăn nuôi lợn

nái quy mô trên 20 con và 10 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con/lứa ởnhững thôn có điều kiện về mặt bằng và xử lý môi trường tốt, kết hợp chăn nuôi

gia súc với chương trình khí sinh học Bioga.

19

Trang 27

- Nuôi trồng thủy sản: Tận dụng tối đa diện tích 7 ha diện tích nuôi trồngthủy sản hiện có và diện tích mặt nước chuyện dùng đề phát triển nuôi trồng thủy

sản Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất thâm canh cá ao, hồ.

Về chính sách khuyến: Đây mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công

nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) và bảo quản,

chế biến nông sản thực phâm, thức ăn chăn nuôi.

- Xây dựng các mô hình khuyến nông, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sảnxuất hàng hoá nông sản tập trung theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm.

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tại hiện trường cho người dân và cửmột số nông dân tiêu biểu đi học tập kinh nghiệm thực tế tại các nơi đã có môhình sản xuất hàng hoá ở một số tỉnh có điều kiện tương tự dé về ứng dụng tại xã.

- Tập huấn, chuyền giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nôngdân gồm: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông - ngư; mô hình

cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch dé ngườidân tham quan học tập.

- Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất giống cây con và các Việnnghiên cứu, trường Đại học để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuấtkhu chuyền đổi sản xuất hàng hoá tập trung

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Lê Lợi

Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động bình quấn của xã Lê Lợi

4 Các chỉ tiêu BQ

BQ nhân khâu/hộ Khẩu/hộ 3.97

BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2.25

-20

Trang 28

Nguồn: Hợp tác xã Lê Lợi

Qua bảng ta thay, toàn xã 862 hộ với 3.496 người, trong đó nam giới chiếm49.59% với 1696 người, nữ giới chiếm 50.41% với 1723 người,Tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên là 1,13%.

- Lao động: Dân số trong độ tuôi lao động của xã có 1.939 người, chiếm56,7% tổng dân số, trong đó: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có 1.687người, chiếm 87,02%; lao động phi nông nghiệp có 252 người, chiếm 12,98%.Số lao động được qua đào tạo có 211 người, chiếm 10,9% tổng số lao động,trong đó: lao động nông lâm nghiệp có 186 người, chiếm 9,61%; lao động phinông nghiệp có 25 người, chiếm 1,29%.

Nhìn chung lực lượng lao động của xã Lê Lợi khá dồi dào, tuy nhiên tỷ lệlao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là lao động phô thông, sốlao động đã được đào tạo cơ bản qua các trường cũng như các cơ sở sản xuất còn

Nhìn chung cơ cấu lao động đang chuyền dịch phù hợp với xu hướng phát

triển hiện nay Tuy nhiên lực lượng lao động của xã Lê Lợi đồi dào mà chưa

được sử dụng một cách triệt dé, đòi hỏi phải có những mục tiêu, những định

hướng, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người lao động Phát triển

chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình cũng là một trong những biện pháp tạo việc làmvà nâng cao thu nhập cho một bộ phận lao động ở xã Lê Loi.

21

Trang 29

2.1.2.3 Tình hình sử dụng đất của xã Lê Lợi

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng xã Lê Lợi năm 2022

; 2022

STT Loai dat

-Diện tích (ha) | Cơ câu ( % )

Tổng diện tích tự nhiên 8.667,04 100,001 Dat nông nghiệp 8.507,88 98,162 Dat phi nông nghiệp 155,51 1,79

3 Đất chưa sử dung 3,65 0,04

Nguồn: Hop tác xã Lê Lợi

Qua bảng 2.2 cho thấy, năm 2022 diện tích tự nhiên toàn xã là 8667,04 ha.Trong đó cơ cấu từng loại đất như sau: Dat nông nghiệp là 8507,88 ha chiếm

98,16% tổng diện tích, đất phi nông nghiệp là 155,51ha chiếm 1,79% tông diệntích, đất chưa sử dụng là 3,65ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã.

Qua đây ta thay răng tiềm năng đất đai đã được khai thác, sử dụng có hiệu qua dé

phục vụ cho sự phát triên của xã.

Do quá trình đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt sau khi xã Lê Lợi

thưc hiện trương trình nông thôn mới nhiều phần diện tích đất nông nghiệp và đất

chưa sử dụng được chuyên đổi thành đất ở và đất xây dựng các công trình công

cộng, hạ tầng kinh tế - xã hội như trường học, trạm y tế, các khu vực sản xuất

kinh doanh nông nghiệp và dât phi nông nghiệp, cũng như việc mở rộng công

trình đường giao thông nên diện tích đất không sử dụng giảm.

Năm 2022 diện tích nông nghiệp tăng 10,95% so với năm 2021 trong khi đó

diện tích đất phi nông nghiệp tăng 20,08% so với năm 2021, diện tích đất chưa

sử dụng giảm 43,11% so với năm 2021.

2.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tang của xã Lê Lợi

Cứng hóa mặt đường 26,2 km, mở mới 10 km, cụ thé:

+ Duong trục xã (Phú Ân — An Thái): Cứng hóa 8,2 km, đảm bảo nênđường rộng tối thiểu 6 m, mặt đường 3,5 m.

+ Đường liên xã, liên thôn: cứng hóa mặt đường 2 tuyến (Văn Hanh —Trung Kinh, Đông Thô - An Thái), dài 5 km, đảm bảo nền đường rộng tối thiêu 5

mét, mặt đường 3,5 mét;

22

Trang 30

+ Đường trục thôn, liên thôn: cứng hóa mặt đường 2m, dai 10 km, đảm baonền đường rộng tối thiểu 5 mét, mặt đường 3,5 mét (đạt chỉ tiêu 2.2)

+ Đường nội thôn: Cứng hóa mặt đường 3 tuyến, dài 3 km, đảm bảo nềnđường rộng tối thiểu 4 mét, mặt đường 3 mét Đường ra khu vực sản xuất: Mở

mới 6 km

+ Trên địa bàn xã đã có 2 chợ tạm tại thôn Đông Thổ và Phú Ân, hoạt động

trên quy mô nhỏ, được xây dựng năm 2007, diện tích 1000 m2 thực hiện việctrao đôi mua bán

+ Số lượng công trình thủy lợi trên địa ban xã có 7 công trình, trong đó: 1công trình hồ chứa, 3 công trình phai kiên cố, 3 công trình phai tạm Năng lực

tưới tiêu theo thiết kế của các công trình là 87,5 ha, diện tích tưới tiêu thực tế đạt72,5 ha, bằng 83% công suất thiết kế Nhìn chung hệ thống các công trình thủylợi trên địa bàn xã Lê Lợi chưa đạt theo tiêu chí nông thôn mới.

+ Các công trình trong hệ thống điện do ngành Điện quản lý, hiện nay toànxã có 5 trạm biến áp (2 trạm 75 KVA, 3 trạm 50 KVA), hệ thống đường 0,4 KV

có 21,3 km, cung cấp cho 680/861 hộ được sử dụng điện, chiếm 79%, trong đó:

số hộ sử dụng thường xuyên an toàn 664 hộ, đạt 77,1% Như vậy tỷ tiêu chí về

điện chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.

2.1.3 Đánh gia tình hình cơ bản của xã Lê Lợi2.1.3.1 Thuận lợi

Diện tích đất đồng ruộng tương đối lớn 8.146,43 ha, chiếm 90% diên tíchđất tự nhiên của xã Nghề trồng lúa nước phát triển, đã hình thành từ lâu đời với

một sô vùng sản xuât hang hóa tập trung cho giá tri kinh tê cao cao.

+ Lực lượng lao động dồi dào, chiếm 56,7% dân số, đây là nguồn lực rất

quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của địa

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, trường học, văn hóa còn thiếu

và chưa đáp ứng được yêu câu sản xuât.

23

Trang 31

+ Lao động: Lực lượng lao động trong độ tuổi lớn nhưng chưa được qua

đào tạo, phần lớn lao động thủ công nên năng suất lao động thấp Trình độ dân tríđa số ở mức chưa cao, do đó việp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

còn nhiều khó khăn.

2.2 TINH HINH CHAN NUÔI GÀ TREN DIA BAN XÃ LE LỢI

Bang 2.3: Sản lượng gà trong tong dan gia cầm giai đoạn 2018-2022

Nguôn: Họp tác xã Lê Lợi

Bên cạnh những thuận lợi về nuôi trồng trồng trọt thì chăn nuôi gà trên địabàn xã Lê Lợi có tốc độ tăng trưởng khá cao Từ bảng 2.3 ta thấy, số lượng đàngà qua các năm tăng dần từ 25.430 con đến 37.000 con.Với mục đích nuôi ởphần lớn các hộ nuôi theo hình thức CN là để lấy thịt bán ra thị trường nên sốlượng gà thịt luôn chiếm phần lớn tỷ lệ trong cơ cấu đàn gà Qua bảng số liệu ta

thấy số lượng gà thịt ngày càng tăng, có tốc độ tăng cao số lượng gà thịt luônchiếm trên 80% trong tông số đàn gà Do phải mat 3 tháng đến 4 tháng nuôi, hơn

một tháng so với nuôi gà thịt nên chỉ phí phí người nuôi gà đẻ bỏ ra rất nhiều đặcbiệt là chi phí thức ăn, khả năng quay vòng vốn chậm hơn rủi ro cao hơn so vớinuôi gà thịt, với lại việc nuôi gà đẻ đòi hỏi phải có lò ấp để bảo quản trứng nênviệc nuôi gà đẻ trên địa bàn phần lớn là các hộ nuôi nhỏ lẽ để phục vụ gia đình là

chính, và một số ít quy mô lớn Chính vì lý do đó nên số lượng gà đẻ chỉ chiếmdưới 10% trong tổng số dan ga.

Hiện nay trên địa bàn có 3 hình thức nuôi chủ yếu : hình thức nuôi truyềnthống, nuôi theo kiều BCN và nuôi theo kiểu CN.

Đối với hình thức nuôi truyền thống, các hộ nuôi thường nuôi với số lượng

ít, chủ yếu sử dụng giống địa phương, nuôi theo kiểu tận dụng thức ăn thừa vàmục đích là để lấy trứng hoặc thịt dé phuc vu cho gia dinh minh.

24

Trang 32

Đối với hình thức nuôi bán CN, đây là hình thức kết hợp giữa nuôi theo

kiểu truyền thống và nuôi CN Người nuôi mua giống gà từ cơ sở giống tại địaphương sau đó úm gà trong vòng từ 15 - 20 ngày rồi đưa ra thả vườn, do nuôi với

sỐ lượng lớn nên các hộ sẽ ví lưới ở khu vực chăn thả để dễ dàng cho việc kiểmsoát số lượng gà Giống gà hiện nay sử dụng phổ biến nuôi theo hình thức này làgà AA đây là giống gà từ Bình Định, thời gian nuôi giống gà này khoảng batháng là xuất bán với trọng lượng bình quân 1,5kg/con.

Hình thức nuôi cuối cùng là nuôi theo kiêu CN, giống gà được nuôi chủ yếulà AA và một số ít người nuôi giống gà Minh Dư Hình thức này xuất hiện trên

địa bàn cách đây hơn 6 năm, gà thịt nuôi theo hình thức này được nhốt hoàn toàn

ăn thức ăn công nghiệp nên gà rất nhanh to, thời gian tim là 15 -20 ngày tuổi, sauđó thì người nuôi san ra các lồng nuôi và nuôi khoảng 55 - 60 ngày tuổi là xuất

bán với trọng lượng trung bình 2,7 kg/con.

Về tình hình dịch bệnh: Trong những năm qua công tác phòng chống dịchcũng đã được chú trọng triển khai, cho nên đến nay tình hình dịch bệnh đangđược khống chế, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra và sự sinh trưởng, phát

triên đàn gà được ôn định trên địa bàn xã.

Để phát triển chăn nuôi gà thịt trong những năm tới chính quyền địa

phương nên chú trọng trong công tác tiêm phòng miễn phí vacxin cho đản gà

trong địa bàn, tuyên truyền rộng rãi dé người chăn nuôi hiểu biết và áp dụng các

biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại,môi trường Khuyến khích chăn nuôi theo quy hoạch tập trung trong các gia trại,trang trại, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán khó kiểm soát dịch bệnh Ngoài ra,xã còn thường xuyên hỗ trợ nguồn vốn cho vay chăn nuôi từ các tổ chức tíndụng, quỹ tiết kiệm của Hội phụ nữ, của Hội nông dân Những chính sách trênđã tạo đà thúc đây chăn nuôi gà thịt, giúp bà con yên tâm chăn nuôi và đạt được

hiệu quả kinh tê cao.

25

Ngày đăng: 30/05/2024, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN