1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đánh giá công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng hướng đến phát triển bền vững tại Nhơn Trạch – Đồng Nai

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng hướng đến phát triển bền vững tại Nhơn Trạch – Đồng Nai
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 13,76 MB

Nội dung

MỤC LUCLỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TANG 1.1 Khái niệm đô thị 1.2 Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị 1.3 Khái niệm quy hoạch đô thị 1.4 Khái niệm phát tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ

nH TẾ ¿

.

` #

_-BẢN THẢO CHUYEN ĐÈ THỰC TAP

Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Đô thị

DE TÀI:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TANG HUONG DEN

PHAT TRIEN BEN VỮNG TẠI NHƠN TRẠCH —- DONG NAI

Sinh viên : NGUYEN THỊ CAM VAN

Lóp : KINH TE VA QUAN LÝ ĐÔ THỊ

Khoá : 56

Hệ : CHÍNH QUY

Giảng viên hướng dẫn : TS NGUYEN THỊ THANH HUYEN

Hà Nội, tháng 05 năm 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung chuyên dé đã việt là do bản thân thực hiện, không

sao chép, cat ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác, nêu sai phạm tôi xin chịu

trách nhiệm ky luật với nhà trường.

Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2018

Sinh viên

NGUYEN THỊ CẮM VAN

Trang 3

MỤC LUC

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TANG

1.1 Khái niệm đô thị

1.2 Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị

1.3 Khái niệm quy hoạch đô thị

1.4 Khái niệm phát triển bền vững1.5 Đặc điểm hạ tầng đô thị

1.5.1 Tính thống nhất của phát triển

1.5.2 Tính đi trước của xây dựng

1.6 Vai trò của hạ tầng đô thị trong quá trình phát triển bền vững

1.7 Những nhân tố tác động tới sự phát triển bền vững cơ sở hạ tầng1.7.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.7.2 Quy mô dân số đô thị1.8 Các tiêu chí hướng tới phát triển đô thị bền vững1.9 Kinh nghiệm quy hoạch hướng đến phát triển bền vững tại các nước trên thế

2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trach — Đồng

Trang 4

2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội

2.2.1 Nhà ở

2.2.2 Công trình công cộng

2.3 Hiện trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị

2.3.1 Giao thông đô thị

2.3.1.1 Giao thông đối ngoại

2.3.1.2 Giao thông đô thị

2.3.1.3 Giao thông đường thủy

2.3.1.4 Giao thông công cộng

2.3.2 Thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt

2.3.3 Cấp điện, chiếu sáng đô thị

2.3.4 Bưu chính, viễn thông

2.4 Đánh giá quy hoạch hạ tầng đô thị ảnh hướng tới phát triển bền vững tại NhơnTrạch — Đồng Nai

2.4.1 Đánh giá thực trạng chỉ tiêu phát triển đô thị so với các tiêu chuẩn đô thị loại

II

2 4.2 Đánh giá tong hợp hiện trạng va các van đề cần giải quyết trong quy hoạch

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ CÔNG TÁC QUY HOẠCH HẠ TANG ĐÔ THỊ HUONG DEN PHÁT TRIEN BEN VỮNG TẠI NHƠN TRẠCH —

3.2.4 Giải pháp huy động nguồn lực đầu tư

3.2.5 Giải pháp về công tác giáo dục và tuyên truyền

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiCơ sở hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đôthị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung Cơ sở hạtầng của một quốc gia là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâm khiquyết định thực hiện đầu tư Một quốc gia giàu mạnh, hiện đại, và văn minh phải có mộtcơ sở hạ tầng đô thị vững mạnh, tiện lợi, hiện đại và đầy đủ Sự phát triển các ngành củakết câu hạ tầng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội,dịch vụ xã hội và việc nâng cao hiệu quả của nó Sự phát triển nhanh chóng của nên kinhtế thị trường đã và đang đòi hỏi các đô thị không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của hệ thong đô thi va quá trình đô thị hóa,cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã có những bước phát triển, làm thay đổi bộ mặt đô thị, đáp

ứng được phần nào nhu cầu phát triển về cả kinh te và xã hội, bên cạnh đó lĩnh vực này

cũng khang định được vai trò trong việc thu hút vốn dau tư trực tiếp nước ngoài Tuy

nhiên,việc quy hoạch đô thị của nước ta còn rất nhiều vấn đề tranh cãi và nhiều mặt hạnchế Cụ thé như một số công trình giao thông vừa xây dựng xong đã có dấu hiệu hư hỏng,một số công trình bưu điện thông tin liên lạc có phí quá cao, hệ thống công trình xử lý

chất thải môi trường đô thị còn kém, hệ thống chiếu sáng đô thị chưa đồng đều Hiện

nay, việc xây dựng các khu công trình xây dựng cùng với các khu đô thị mới ngày càng

tăng lên nhưng lại không đi kèm với chất lượng.Tỉnh Đồng Nai, một tỉnh với 1 đô thị loại I (TP Biên Hòa), 1 đô thị loại II (Nhơn Trạch),

1 đô thị loại II ( Thi xã Long Khánh), 2 đô thị loại IV( Thị tran Long Thanh va TrangBom), 6 đô thị loại V và các khu công nghiệp đang trong tinh trang phát triển ‘nong’(baoĐà Nẵng 2017), trong khi dân số tăng nhanh thì công tác quy hoạch và triển khai quy

hoạch còn chậm so với thực tế, thậm chí một số kiểm soát không tốt dẫn đến bị vỡ quy

hoạch Không những thế, một số đô thị hiện nay chỉ mới dừng lại ở quy hoạch chung,chưa có quy hoạch chỉ tiết nên rất khó trong việc quản lý và thu hút đầu tư phát triển Dựán Cảng hàng không quốc tế Long Thành(huyện Long Thành- Đồng Nai) là một trườnghợp cho sư phát triển đô thị đang có rất nhiều bất cập ở Đồng Nai

Theo báo Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch sẽ thu hồi hơn 2200 ha dat dé làm 66 dự án khudân cư ở các xã, bên cạnh đó, huyện sẽ thực hiện khoảng 171 dự án có tổng diện tích làhơn 4460 ha và diện tích phải thu hồi gần 3.300 ha Con số này chỉ đứng sau huyện LongThành, đặc biệt là các dự án khu dân cư Sử dụng rất nhiều đất, có rất nhiều các dự án đãhoàn thành nhưng rat ít người dan đến sinh sống vì thiếu các hạ tang kĩ thuật khác đi kèmnhư: trường học, chợ, cơ so y tẾ

Trang 7

Có thé nói, công tác quy hoạch cơ sở hạ tang đô thị ở nước ta còn nhiều tranh cãi, nhiều

chỉ trích từ phía người dân, và luôn tồn tại những vấn đề bất cập, ảnh hưởng đến sự phát

triển bền vững về kinh tế xã hội Từ những van nạn như trên, tôi thực hiện chuyên dé nàynhằm đánh giá công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng tại huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai Từ đóđưa ra các giải pháp phù hợp, góp phần phát triển theo hướng bền vững

2 Tổng quan nghiên cứuTừ những vấn đề nhức nhối trong quy hoạch cơ sở hạ tầng nhiều năm qua, đã xuất hiện

nhiêu công trình nghiên cứu, khoa học nhăm phân tích, đánh giá và giải quyêt những khó

khăn này.

Nghiên cứu “Phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững” của Lê Hồng Kế - Việntrưởng Viện Bảo vệ Môi trường & Quy hoạch Phát triển Bền vững (IRESDP) đã phântích các tiêu chí phát triển bền vững trong quy hoạch xây dựng đô thị ở nước ta, từ đó đưara các giải pháp về chiến lược, định hướng phát triển cho 3 đô thị lớn ở Việt Nam là Hà

Nội, TP Hồ Chí Minh và Huế Từ đây, tôi sẽ áp dụng các biện pháp và chiến lược nàymột cách linh động vào đô thị Nhơn Trạch — Đồng Nai

“Quy hoạch đô thị với hướng tiếp cận bền vững” của Lã Thị Kim Ngân, Viện trưởng

Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đã đưa ra các van đề trong quá trình đô thị hóa, quátrình quy hoạch xây dựng ở các đô thị tại Việt Nam như chưa hoàn chỉnh về hạ tầng vàkiến trúc cảnh quan, quá thiên về chiếm dụng quỹ đất và đặc biệt chỉ tập trung vào các dự

án nhà ở - bất động sản Các cơ sở kinh tế tạo thị, các dịch vụ đào tạo, y té, công viên cây

xanh và tiện ích đô thị, không gian giao lưu cộng đồng hết sức khiêm tốn và hạn chế, hệ

thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá, nghèo nàn với môi trường đô thị thiếu kiểm soát và

không rõ đặc trưng bản địa Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra các tiêu chí phát triển như

bình đăng trong khả năng tiếp cận, dịch vụ giáo dục y tế, đảm bảo khả năng điều tiết, hỗ

trợ giữa khu vực nông thôn và đô thi va nguyên tắc kiểm soát trong các phạm vi dia lý.

Từ đây, tôi sẽ tìm ra các giải pháp dé giúp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cơ sở hạ

tầng đô thị.

Trong lý thuyết quy hoạch đô thị, có khái niệm Mật độ vật thể (physical density) đượcchia thành 2 loại: Mật độ dân số và Mật độ xây dung Mật độ dân sé là chỉ số giữa sốlượng người trên diện tích khu vực cần tính; mật độ xây dựng là chỉ số giữa kết cấu xâydựng trên đơn vị diện tích Hai chỉ tiêu quản lý quan trọng nhất mà các đô thị trên thé

giới đã áp dụng là mật độ dân số và hệ số sử dụng đất, nhưng ở Việt Nam, 2 yếu tố này

lại không được quan tâm, hoặc được hợp thức hóa để phát triển những dự án bất động sản

bất hợp lý vào đô thị Vì vậy, trong chuyên đề này, tôi sẽ áp dụng những khái niệm nàydé xây dựng các giải pháp về quản lý quy hoạch hướng tới phát triển bền vững

Bản “Hướng dẫn quốc tế về quy hoạch đô thị và vùng lãnh thổ” đã cung cấp một bộ

khung tham chiêu cho công tác quy hoạch, mà có thê áp dụng trên nhiêu quy mô khác

Trang 8

nhau, trong các bối cảnh khác nhau của từng vùng, quốc gia, địa phương Đồng thời, đưara 12 nguyên tac có thé hướng dẫn các nhà hoạch định xây dựng, sửa đổi chính sách, quyhoạch, thiết kế thông qua phương pháp tiếp cận tích hợp trong việc lập quy hoạch Từ

đây, tôi sẽ áp dụng vào các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cơ sở hạ tầnghướng tới phát trién bền vững

3 Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở hạ tầng đô thị là cơ sở điều kiện đảm bảo đời sống: nhà ở, nhà làm việc, cấp điệnnước, di lại, thông tin liên lạc Hay nói cách khác, kết cầu hạ tầng đô thị là những tài

sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư đô thị

-Trình độ cơ sở hạ tầng đô thị phản ánh mức đô thị hóa và có ảnh hưởng trực tiếp đến đờisống đô thị Vì thế, việc quy hoạch và phát triển co sở hạ tầng đô thị một cách khoa họcvà hợp lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đảm bảo sự phát triển bên vững của một hệ

thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung.

Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị là rất bao quát và có 2 nhóm công trình chính theo chức năng là Cơ sở hạ tâng kỹ thuật và Cơ sở hạ tâng xã hội Trong chuyên đê này, tôi chỉ tập trung phân tích va đưa ra các giải pháp vê công tác quy hoạch các công trình ha tang xã

hội.

4 Pham vi nghiên cứu

Đô thị mới Nhơn Trạch — bao gom toàn bộ diện tích huyện Nhơn Trach, tỉnh Đồng Nai

Huyện Nhơn Trạch có tông diện tích tự nhiên 410,78 km2, dân số thường trú năm 2016 là

227.552 người, mật độ dân số 1.035,4 người/km9; bao gồm 12 đơn vi hành chính trực

thuộc là các xã: Đại Phước, Hiệp Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú

Hội(huyện li), Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh, Phú

Thạnh.

Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai liền kề phía Đông TP.HCM, nam dọc theo QL51 từBiên Hòa đi Vũng Tàu, được bao bọc 3 mặt bởi các sông Đồng Nai, sông Lòng Tàu, sôngĐồng Tranh và sông Thị Vải, giáp cảng hàng không quốc tế Long Thành, hệ thống cảngbiển nước sâu, các tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long

Thành

5 Câu hỏi nghiên cứu

Tại sao phải quy hoạch đô thị hướng tới phát trién bền vững?Hạ tang đô thị có vai trò gi trong phát trién bền vững?

Trang 9

Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hạ tầng đô thị hướngđến phát trién bền vững?

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thong kê: từ những số liệu sẵn có, thống kê lại và đưa ra kết quảPhương pháp phân tích va tong hợp: từ những dữ liệu sẵn có, phân tích và tong hợp lại.Phương pháp kế thừa: kế thừa lại những nghiên cứu, tư liệu đã có sẵn

7 Kết cau chuyên dé

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng quy hoạch cơ sở hạ tang đô thị tại Nhơn Trạch — Đồng Nai hiện

nay

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu qua công tác quy hoạch cơ sở ha tang hướng đến

phát triển bên vững tại Nhơn Trạch — Đồng Nai hiện nay

Trang 10

NOI DUNG

CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VE QUY HOẠCH

HA TANG ĐÔ THỊ

1.1 Khái niệm đô thị

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động tronglĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặcchuyên ngành, có vai trò thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một

vùng lãnh thé, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phó; nội thi,

ngoại thị của thị xã; thị tran (theo Luật Quy hoạch đô thị)

1.2 Khái niệm cơ sở hạ tang đô thị

1.2.1 Khái niệm

Cơ sở hạ tầng đô thị là toàn bộ các công trình xây dựng phục vụ các nhu cầu sản xuất và

đời sông của cộng đông dân cư đô thị.

1.2.2 Phân loại theo chức năng

Cơ sở hạ tang kỹ thuật:

e Hé thống các công trình giao thông (đường sá, bến đỗ xe, nhà ga, bến cảng, đường

ống dẫn xăng, dầu, kho tàng )

e Hệ thống các công trình cấp thoát nước (hệ thống hồ chứa, trạm bơm, cống, kênh

thoát nước)

e Các công trình bưu điện thông tin liên lạc (hệ thống cáp, trạm thu phát)

e Hé thống các công trình cung cấp năng lượng ( hệ thống đường dây dẫn điện, tram

biên áp), hệ thông chiêu sáng đô thị

e Hé thống các công trình xử lý chat thải môi trường đô thịCơ sở hạ tang xã hội:

Hệ thông cơ quan, nhà ở, bệnh viện, cơ sở y tê, giáo dục, chợ, siêu thị, cơ sở dịch vụ

ăn uông công cộng, du lịch, vui chơi giải trí

( theo giáo trình Quản lý đô thị, ĐH Kinh tế quốc dân)

1.3 Khái niệm quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công

trình ha tang kỹ thuật, công trình ha tang xã hội và nhà ở dé tạo lập môi trường sông thích

Trang 11

hợp cho người dân sống trong đô thi, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thi.

(theo Luật Quy hoạch đô thị).

1.4 Khái niệm phát triển bền vữngPhát triển bền vững (sustainable development) là một sự phát triển vừa có thể thích hợp

với thời đại ngày nay, vừa không ảnh hưởng tới việc thỏa mãn của con cháu đời sau.

(theo Uy ban thê giới vê môi trường và phát triên đưa ra trong Báo cáo Brundtland

-1987).

Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp, thỏa hiệp các hệ thống kinh tế, tự nhiên và

xã hội, tức là phải đảm bảo 3 mục tiêu kinh tê, xã hội và môi trường hài hòa với nhau

(theo H.Barton, International institute for environment and development - ITED)

Từ đây, rút ra được khái niệm Phát triển đô thị bền vững là nguyên tắc hợp nhất kinh tế

đô thị, xã hội đô thị, môi trường sinh thái đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị, không gian đô thị,

quản lý đô thị nhằm tìm ra phương hướng phát trién đảm bảo các yêu cầu: công bang,

sông tốt và tính bền vững.

1.5 Đặc điểm hạ tầng đô thị

1.5.1 Tính thống nhất của phát triểnKết cấu hạ tầng đô thị là một hệ thống độc lập có quy hoạch thống nhất, đầu tư thốngnhất và xây dựng thống nhất, đồng thời cũng là một hệ thống thống nhất trên mặt đất vớidưới mặt đất Nếu như quy hoạch không thống nhất thì hệ thống đường sá trên mặt đất vàhệ thống đường ống dưới mặt dat sé bị rối loạn, không thé ôn định Hơn nữa, xây dựng

cơ sở hạ tầng đô thị cần phải hài hòa với dân số, sản xuất, xây dựng nhà ở và phươngthức bố cục đô thị

1.5.2 Tính đi trước của xây dựng

Theo mối quan hệ giữa kết cầu hạ tầng và xây dựng kết cấu công năng, xây dựng kết câuhạ tầng đô thị được chia thành ba loại hình: Loại hình đi trước, loại hình tuột hậu và loạihình đồng thời Dưới tiền đề phát triển thống nhất, muốn tìm kiếm hiệu quả kinh tế củaxây dựng kết cấu hạ tầng, cần bảo đảm tính đồng thời của sự hình thành năng lực kết cấu

ha tầng với năng lực kêt cau công năng Lượng cầu của sản xuất và sinh hoạt dân cư đô

thị không ngừng tăng lên Vì vậy việc xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị thường dựa vào

lượng cầu của qui hoạch đô thị đối với kết cau hạ tầng dé tiến hành phát triển và xây

dựng thống nhất, hình thành một lượng đi trước nhất định của năng lực kết cấu hạ tang.Tuy nhiên, nếu lượng đi trước của kết cau hạ tang quá ít, sẽ gây ra dầu tư quá thừa kết

cau công năng hoặc kết cấu mang tính xã hội; ngược lại, lượng đi trước của kết cấu hạ

tàng quá nhiều, có thê gây ra ứ đọng dau tư kết cau hạ tang Vì vậy, phải dam bảo lượng

đi trước thích đáng của xây dựng kết cấu hạ tầng.

Trang 12

1.6 Vai trò của hạ tầng đô thị trong quá trình phát triển bền vữngTrên thực tế khái niệm “phát triển đô thị bền vững” rất đa dang vì nó được đề cậpđến các chiều kích khác nhau Về quản lý hành chính đô thị, người ta nhẫn mạnh đến mốiquan hệ giữa co quan công quyền và người dân, về môi trường thì nhắn mạnh đến thái

độ ứng xử của thế hệ hiện tại trong việc khai thác tài nguyên dé dành lại cho các thé hệmai sau Hơn thế nữa, ở mỗi quốc gia tùy theo từng đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóavà xã hội ở mỗi giai đoạn đề đưa ra những định nghĩa cũng như các tiêu chí riêng của

mình Chúng ta rất khó dé đưa ra được một định nghĩa hay hệ khái nệm được coi làthống nhất về phát triển đô thị bền vững vì bản chất đa dạng và đa chiều của đối tượng

nghiên cứu.

Quy hoạch đô thị thực chất là việc bồ trí và phân bổ con người cùng với khốilượng vật chất đồ sộ trên một bề mặt không gian ba chiều Vai trò của việc phát triểnkhông gian sông cực kỳ quan trọng Việc phân bổ này có thé làm cho thành phó pháttriển bình thường hay bat bình thường, làm cho hoạt động sản xuat, sinh hoạt trở nên

thăng bằng hay mắt ôn định Một ví dụ điển hình có thé thấy qua các năm là việc quy

hoạch và thiết kế đô thị chưa tốt đã làm cho TP HCM ngập nước không chỉ vào mùa mưa

mà cả vào mùa khô Việc không tập trung phát triển giao thông cách đây hơn 15 năm đã dé lại hậu quả nghiêm trọng là các công sở, trường học không muốn chuyên dịch ra bên

ngoài khiến cho mật độ sống trong khu vực trung tâm thành phố ngày càng cao, phát triển

kiểu nhà 6 ống doc theo trục đường khiến cho tai nạn giao thông trở nên khủng khiếp và

ám ảnh những người sống sát trục lộ có thé ra di bat cứ lúc nào.

1.7 Những nhân tố tác động tới sự phát triển bền vững cơ sé hạ tang

1.7.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.7.1.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý là phương điện quan trọng nhất của lãnh thổ và được xét đến theo các khía

cạnh:

e_ Tọa độ dia lý: được xác định bởi kinh độ và vĩ độ của các điểm cực Bắc, Nam,

Đông, Tây của lãnh thô.e Diện tích: là độ đo dùng dé đo độ lớn của bề mặt Diện tích bề mặt của một đối

tượng là toàn bộ những gi ta có thé nhìn thấy của đối tượng.e Hinh thé: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ, phòng thủ quốc

gia, ảnh hưởng tới thị trường và sự phân bố các ngành kinh tế

Trang 13

e Biên giới: rat quan trọng vì nó hạn định vùng kiểm soát đất dai.Một đô thị muốn phát triển và tồn tại phải có sự trao đổi năng lượng với bên ngoài Do đóvị trí địa lý của đô thị đóng vai trò rất quan trọng Đặc biệt là vị trí dia lý của giao thôngvà vị trí địa lý kinh tế Giao thông là phương tiện và môi giới cơ bản đề đô thị trao đổi

năng lượng với bên ngoài Một đô thị có vị trí thuận lợi sẽ thúc đây sự giao thương phát

triển, tạo nên hệ thông cơ sở hạ tầng vững mạnh Về vị trí địa lý kinh tế, một vùng kinh tế

với các thành phố lớn và nhỏ sẽ góp phần hỗ trợ nhau cùng phát triển Các đô thị vừa và

nhỏ sé đóng vai trò là các đô thị vệ tinh cho các thành phố lớn, hỗ trợ sự hoạt động có

hiệu quản của các thành phó lớn với các đơn vị kinh tế trong vùng, dẫn đến sự hung thịnh

và phát triển cơ sở hạ tầng của đô thi.1.7.1.2 Điều kiện tự nhiên

Là các yếu tố về địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật.Trong quá trình phát triển, đất dai đóng vai trò cực kỳ quan trong, là nhân tố vật chất

không thê thiêu, vừa là tư liệu sản xuât chủ yêu, vừa là tư liệu sản xuât đặc biệt Do đó, dat đai có tác động trực tiép dén phát triên cơ sở hạ tang trên các phương diện sau:

e Có vai trò như chỗ dựa, địa điểm dé xây dựng cơ sở hạ tầng Ở mỗi vùng lại có

cấu tạo thổ nhưỡng khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến các công trình xây dựng.e Đất đai ở mỗi nước đều thuộc một trong những hình thức sở hữu nhất định Ở

nước ta, đất đai thuộc sở hữu nhà nước, nhưng quyền sử dụng là các cá nhân và tổ

chức Trong khi đó, việc xây dựng và quản lý các cơ sở hạ tầng thường có tính

chất công cộng Do đó, việc huy động chúng cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng bị

ảnh hưởng.

Tài nguyên nước, năng lượng, khoáng san góp phân vào việc cung cap dau vào cho sự phát triên cơ sở hạ tâng.

Khí hậu, thủy văn có tác động tới sự ton tại và phát triển của cơ sở hạ tầng Các hiện

tượng như lũ lụt, mưa bão, động đât có thê phá hủy hay làm gián đoạn cả hệ thông cơ so hạ tang.

1.7.2 Quy mô dân số đô thị

Dân số theo quan điểm thống kê là số người sống trên một lãnh thổ nhất định vào một

thời diém nhất định Dân sô đô thi là bộ phận dân sô sông trên lãnh thô được quy định là đô thị.

Dân số đô thị luôn biến động do các yếu tố tự nhiên và cơ học Dân số đô thị có tính chất

phức tạp, có nhiều van dé xã hội có thé phát sinh Quy mô dân số đô thị mở rộng ảnh

hưởng đến cả mặt tích cực và tiêu cực vào sự phát triển đô thị Số lượng dân cư tăng lên,

tạo ra nguồn lực đồi dào về lao động, thu hút đầu tư phát triển Tuy nhiên, quy mô dân số

Trang 14

quá lớn, mà chủ yêu là tăng về cơ học sẽ tạo ra nhiêu vân đê, gây áp lực lên cơ sở hạ tâng, cản trở sự phát triên bên vững của đô thị.

1.8 Các tiêu chí hướng tới phát triển đô thị bền vữngTheo Ngân hàng Thế giới, một đô thị được coi là phát trién bền vững cần có 4 tiêu chí

sau

VY Sống tot-Liveability: Mike Douglass đã đưa ra các nhân tố của một thành phố sống

tốt là Sự phát triển của các cá nhân về Sinh kế, Sức khỏe, Giao dục, An ninh antoàn; Môi trường sống tốt về Không khí, Đất đai, Cấp nước, Thu gom chất thải

ran, Không có nhà 6 chuột; Đời sống văn hóa xã hội và cộng đồng gồm Cộng

đồng hành động và xã hội dân sự, Quản trị có sự tham gia của dân cư, Tập quán vàtiện nghi văn hóa, Cộng đồng và không gian công cộng

Y Cạnh tranh-Competitiveness: Ecinomist Intelligence Unit (EIU) đã chỉ ra 8 yếu tô

của một thành phố cạnh tranh là Sức mạnh kinh tế, Tính hap dẫn toàn cau, Hạ tầngđô thị, Môi trường tự nhiên và thảm họa, Tài chính vững vàng, Nguồn lực con

người, Quản lý công hiệu quả và Bản sắc văn hóa đô thị.*_ Quản lý nhà nước tốt-Good Governance: 9 đặc trưng theo UNDP là Sự tham gia

của cộng đồng, Các quy định của pháp luật, Minh bạch, Trách nhiệm, Hướng tớiđối thoại, Công băng xã hội, Hiệu lực, hiệu quả, Chịu trách nhiệm và Tầm nhìnhchiến lược

Y Tài chính - ngân hàng lành manh-Bankability: Tài chính cân bằng: thành phố có

tín dụng tốt, Tăng nguồn thu ngân sách, Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, Hạnchế tối đa nợ xấu

1.9 Kinh nghiệm quy hoạch hướng đến phát triển bền vững tại các nước trên thế

giới

1.9.1 New York: Chú trọng tính cân bằng và tính chiến lượcNew York là thành phố lớn nhất nước Mỹ, cũng là trung tâm kinh tế của thế giới Hệthống quy hoạch của nước Mỹ chú trọng những định hướng chính sách mang tính

chiến lược Đối mặt với sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng đô thị, dân số bùng nồ và môi

trường suy thoái, trong các phương diện như đất đai, tài nguyên nước, giao thông,

không khí, biến đôi khí hậu thành phố New York đã đề ra 127 kế hoạch nhằm cungcấp sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đô thị

Về phương diện cung cấp dat đai, thành phố New York nhấn mạnh tính bền vững,

Trang 15

hiệu quả cao và cân bằng Thông qua 12 kế hoạch cụ thể như tái quy hoạch khai thác

công cộng, tận dụng đất đai công, khai thác khu vực có tiềm năng phát triển, mở rộng

các hạng mục nhà ở định hướng có thé chi trả dé thực hiện mục tiêu cung cấp 300 500 đơn nguyên nhà ở dành cho tat cả các tầng lớp thu nhập của thành phố New Yorkvào năm 2030 Song song với việc đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân thành phố,

-thông qua mở rộng không gian và xử lý những “cánh đồng nâu” (chỉ vùng đất hoanghoặc khu công nghiệp, thương mại không được sử dụng) để tận dụng hiệu quả và xửlý tích cực đất đai

Về phương diện quy hoạch tài nguyên nước, thông qua đôi mới cơ sở hạ tang, tăng tậndụng đối với đường ống thoát nước mưa cao cấp, thông qua quy hoạch thiết kế mở

rộng không gian và các công trình nước dé đảm bảo chất lượng nguồn nước Đối vớimạng lưới nước thành phó, thông qua đánh giá tài nguyên nước mới, mở rộng các

kênh dẫn nước, tận dụng hiệu quả cao các thiết bị hiện có dé đây mạnh 6n định tài

đường tại các đoạn giao thông chính hay ùn tắc, xây dựng các tuyến tàu hỏa liên thành

phố và cải tạo các khu vực có hệ thống giao thông lạc hậu.

e Thứ hai, nâng cao khả năng phục vụ của cơ sở hạ tầng giao thông hiện có Cải

Trang 16

biện pháp được thực thi như thu phí ùn tắc giao thông, quản lý các tuyến đường hiệu

quả cao, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm giao thông nhằm giảm thiểu ùn tắc

Những tòa nhà cao chọc trời ở New York

1.9.2 Paris: Nhắn mạnh khu vực hóa và phát triển đồng đềuParis là thành phố lớn nhất ở Châu Âu với 13 triệu dân, cũng là thành phố lớn thứ 4trên toàn cầu Dé xây dựng mục tiêu là đô thị lớn quốc tế hóa, từ năm 1960, thành phố

Paris đã đề ra “Phương án quy hoạch tổng thể khu vực Paris”, Phương án sau này đã

được sửa đổi thành “Phương án tổng thé quy hoạch đô thị và chỉnh đốn khu vực thànhphố Paris” Tháng 3/2009, thành phố Paris lại đưa ra một kế hoạch nữa, mục đích

chính của kế hoạch này là cân bằng kinh tế khu vực, hạn chế sự mở rộng vô hạn củaParis, dựa vào mô hình phát triển kinh tế của nhiều trung tâm dé dẫn dắt sự phát triển

đô thị của toàn khu vực Paris.

Quy hoạch đô thị của thành phố Paris chủ yếu dựa vào khu vực hóa và phát triển đồngđều đề giải quyết vấn đề mang tính chiến lược cho xây dựng và phát triển đô thị Đốivới vấn đề kinh tế xã hội được gây ra bởi sự mở rộng thành phó, quy hoạch đô thị đã

thông qua bố cục không gian hiệu quả dé thực hiện điều hòa sự phát triển của đô thị va

kinh tế xã hội Paris đã hình thành nên bố cục phân tầng đa cấp với các khu vực thànhphố làm nòng cốt, bao gồm việc hình thành 8 phụ trung tâm và 60 trung tâm khu vực

Trang 17

tại các khu vực thành phố ven đô Thông qua các phụ trung tâm và các trung tâm khu

vực đề phát triển kinh tế và các doanh nghiệp thương mại, dẫn dắt điều chỉnh phân bố

đồng đều bố cục công nghiệp tại toàn bộ khu vực thành phố Paris.Paris đã đưa ra quy hoạch chiến lược về giao thông và sử dụng đất đai, đó là sử dụngphô biến toàn thành phố các loại xe buýt, tàu cao tốc, tàu điện ngầm, thông qua kết

hợp sử dụng các tuyên đường vành đai, 11 tuyến đường xuyên tâm, mạng lưới đường

ô vuông, toàn thành phó đã hình thành nên tuyến đường giao thông với quy mô 36

nghìn km.Thông qua cải thiện giao thông công cộng giúp cho các phương tiện giao

thông tốc độ cao và thuận tiện trở thành công cụ giao thông quan trọng trong sự phát

Sông Seine- Paris, Pháp với 37 chiếc câu bắc ngang sông Môi chiéc câu là một tuyệt tác kiên trúc, không cái nào giông cái nào.

1.9.3 Tokyo: Chính phủ chỉ đạo, nhiều trung tâm xây dựngTokyo là thành phố lớn nhất Châu Á với diện tích 2.180 km2, dân số 13 triệu người,cũng là một trong những trung tâm tài chính của thế giới Năm 1958, Tokyo lần đầucông bé “Luật Quy hoạch phát triển khu vực thủ đô đất nước” Năm 2000, Tokyo đưa

Trang 18

ra quy hoạch chiến lược mới cho khu vực đô thị, nội dung của nó bao gồm 11 hạng

mục quy hoạch như tận dụng đất đai, hệ thống cảnh quan và đất xanh đô thị, hệ thống

giao thông, cơ sở công cộng, cơ sở sinh hoạt , mục tiêu của nó là xây dựng đô thị

quốc tế với năng lực lãnh đạo thế giới, có sức sống và sức thu hút kinh tế

Tokyo chia đô thị thành khu vực trung tâm và khu vực cận trung tâm Trung tâm

thành phố với chức năng chính là thúc đây thương mại, văn hóa, mau dịch , các khu

vực cận trung tâm sẽ có chức năng thương mại, mậu dịch, văn hóa, giải trí, cư trú

Cách phân chia này sẽ khiến Tokyo phát triển tốt kết cau nhiều trung tâm.Về phương diện quy hoạch đất đai, Tokyo sử dụng phương thức trọng điểm quy hoạchphân khu, căn cứ mục tiêu khác nhau đề phân ra những khu vực khác nhau, bao gồm

khu công nghiệp, khu giáo dục, khu thương mại, khu giải trí, khu tập trung nhà ở,

đồng thời thông qua kiểm soát mật độ, tỷ lệ dung tích công trình khác nhau dé bảo vệ

không gian đô thị hiện tại.

Vấn đề giao thông của Tokyo là khâu quan trọng trong xây dựng đô thị cấp quốc tế.Quy hoạch giao thông của Tokyo bao gồm quy hoạch đường đô thị, quy hoạch đường

sắt cao tốc, quy hoạch giao thông đường sắt, quy hoạch cơ sở đỗ xe đề thích ứng vớihệ thống kết cau nhiều trung tâm Dé giải quyết van đề ùn tắc giao thông tại đô thị,Tokyo đã xây dựng một hệ thống giao thông đô thị xanh và thuận tiện Thành phố

cũng đã nỗ lực phát triển hệ thống giao thông đường sắt cao tốc với tổng chiều dài

2.355 km, mỗi ngày hệ thống giao thông đường sắt vận chuyên hơn 20 triệu lượtkhách, đảm nhận vận chuyển 86% lượng khách trong toàn Tokyo

Quy hoạch cảnh quan đô thị tại Tokyo được tiến hành dưới sự chỉ đạo của “Luật Cảnh

quan khu vực đô thị Tokyo”, bao gồm khu vực thăm quan, khu vực bảo vệ đất xanh,

khu vực đất xanh mang tính sản xuất và khu vực bảo vệ đất xanh ven đô, hình thành

nên hệ thong mạng lưới đất xanh toàn đô thị, thực hiện sự phát triển hài hòa giữa con

người và môi trường thiên nhiên trong đô thị

Trang 19

HN rốn "M AS = Cie =

Một góc thu đô Tokyo- Nhật Ban.

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

TẠI HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐÒNG NAI HIỆN NAY

2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch — Đồng

Nai

2.1.1 Vị trí địa lý và vai trò, vị thế trong mối quan hệ vùngTheo “Chương trình phát triển đô thị Đô thị mới Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnhĐồng Nai giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2030” của Uỷ ban nhân dân huyệnNhơn Trạch, Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, ranh giới hành

chính được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Long Thành (Đồng Nai) và sôngĐồng Nai, bên kia sông là khu vực Cát Lái, cù lao 6 xã thuộc Quận 2 và Quận 9 — TP HồChí Minh - Phía Đông giáp huyện Long Thành và | phần khu vực Mỹ Xuân, tinh Bà RiaVũng Tàu (qua sông Thị Vải) - Phía Tây giáp huyện Nhà Bè - TP Hồ Chí Minh (qua

sông Nhà Bè) - Phía Nam giáp huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh (qua sông Đồng

Tranh).

Tổng diện tích tự nhiên 410,78 km', dân số thường trú năm 2016 là 227.552 người, mậtđộ dân số 1.035,4 ngudi/km?; bao gom 12 đơn vi hành chính trực thuộc là các xã: Đại

Phước, Hiệp Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội(huyện 11), Phú Hữu,

Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh, Phú Thạnh Đô thị mới Nhơn Trạchđược xác định lập quy hoạch gồm toàn bộ phạm vi hành chính huyện Nhơn Trạch, tỉnh

Đồng Nai, với tổng diện tích 41.078 ha

Theo “Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm2035 và tầm nhìn đến năm 2050”, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai liền kề phía ĐôngTP.HCM, nằm dọc theo QL51 từ Biên Hòa di Vũng Tàu, được bao bọc 3 mặt bởi các

sông Đồng Nai, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Thị Vải, giáp cảng hàngkhông quốc tế Long Thành, hệ thống cảng biển nước sâu, các tuyến đường cao tốc LongThành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành Với vi trí như vậy, Nhơn Trạch được xác

định là đầu mối giao thông quan trọng gắn liền với phát triển đô thị, dịch vụ và công

nghiệp của vùng KTTD phía Nam; là một trong những trung tâm công nghiệp, thương

mai, dịch vu, du lịch, giáo duc-dao tạo và khoa học công nghệ của tinh Đồng Nai.Nam 1996, Quy hoach tong thé xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/1996/QĐ-TTg ngày 17/5/1996 Từ đó,UBND Tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn

Nhơn Trạch, đặc biệt là các công trình công nghiệp và đô thị mới Nhơn Trạch.

Trang 21

Năm 1997, Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch quy mô 2700 ha đã

được trién khai thực hiện Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

284/2006/QĐ-TTE ngày 21/12/2006 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô

thị mới Nhơn Trạch đến năm 2020 (Gọi tắt là QHC năm 2006) Trên cơ sở đó, UBND

tỉnh Đồng Nai đã triển khai lập quy hoạch chỉ tiết, đầu tư xây dựng 1 số công trình hatầng kỹ thuật đô thị giao thông, san nền, cấp điện, nước, môi trường và công trình tiện ích

khu dân cư như trường học, nhà trẻ, chợ theo quy hoạch.

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình:

Địa hình đô thị Nhơn Trạch tương đối đơn giản mang đặc thù của vùng đồng băng ven

biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều Diện tích đất canh tác nông

nghiệp tương đối lớn nhưng hiệu quả đem lại không cao do phần lớn đất bị nhiễm phèn,mặn ở dưới tầng sâu; tầng đất mặt ở khu vực cao hơn phần lớn lại là đất xám lại có lượng

sét lẫn sạn sỏi tương đối lớn nên nghèo dinh dưỡng Nền địa chất của khu vực tương đốivững chắc, địa hình dang bang phăng nên rất phù hợp xây dựng

Địa hình phân thành 2 dạng chủ yếu:- Dạng địa hình cao: Dạng đôi bát úp, phân bố tập trung ở khu vực trung tâm huyện NhơnTrạch và các khu công nghiệp đã xây dựng có địa hình tương đối bằng phẳng, kiến tạo

địa chất là phù sa cổ, tang dat dày, tỷ lệ cát cao (>70%), khả năng chịu nén tốt và có độdốc từ 30<i < 80 nên rất thuận lợi cho xây dựng Cao độ trung bình từ 2,5 - 35m, hướngthấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam

- Dạng địa hình thấp, trũng, ngập nước: Nam bao bọc khu trung tâm huyện và có độ dốc

dưới 3o, vùng có rất nhiều mạng lưới sông, kênh, rạch chăng chịt Khu vực trồng lúa vàcây ăn trái giáp sông Đồng Nai và khu vực phía sông Nhà Bè thường xuyên bị ảnh hưởngcủa ngập triều Cao độ trung bình từ 0,2m đến <2,5m, nên quỹ đất không thuận lợi cho

việc xây dựng, vùng thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ và trồng rừng ngập mặn

Tài nguyên thiên nhiên

e Tài nguyên đất

Theo tài liệu bản đồ đất huyện Nhơn Trạch tỷ lệ 1/25.000, cho thấy Nhơn Trạch có 4

nhóm đất chính và 10 đơn vị đấtNhóm đất phù sa 19.729,7 ha, phân bố ở vùng thấp phía Bắc, Đông và Nam huyện.Trong nhóm đất này có 3.868,3 ha đất phèn tiềm tàng sâu, không hoặc ít bị ảnh hưởngcủa nước mặn tràn hoặc mạch mặn, là nơi trồng hai vụ lúa chắc; đất phèn tiềm tàng

sâu mặn 4 194,3 ha, phân bồ trong khu vực thủy lợi ông Kèo; đất mặn trung bình do

Trang 22

nước mạch mặn hoặc do tôn dư muôi trong đât chưa bị rửa trôi hêt, hiện cây một vụ

lúa mùa mưa.

Phan đất còn lại bi mặn tràn do thủy triều, hàm lượng muối trong dat rất cao, khoảng

0,2% Cl- ở lớp dat mặt và trên 1% ở lớp dat sâu Dat này dành cho lâm nghiệp trông

rừng ngập mặn.

e Tài nguyên nước

Nước mặt: Ngoài nước mưa, nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp từ các sông suốithuộc hệ thống sông Đồng Nai Theo số liệu quan trắc nhiều năm, trên sông Đồng Nai

lưu lượng trung bình 312 m3/s, lưu lượng tháng cao nhất 1.083m3/s (thang IX).Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện phong phú nhưng phan lớn đều bị nhiễm phèn,

mặn nên khả năng sử dụng không cao.

Nước ngầm: Nhìn chung các khu vực ven sông như: Phước Khánh, Đại Phước, PhúHitu, có nguồn nước ngầm khá lớn nhưng lại bị nhiễm mặn, kha năng đưa vào khaithác sử dụng cho sinh hoạt bị hạn chế Ở khu vực địa hình cao, lượng nước ngầm có

trữ lượng lớn, không bị nhiễm mặn nhưng hiện nay lại bi khai thác tràn lan do việc

cung cap nước máy cho nhu cau sinh hoạt còn hạn chế Vì vậy trong thời gian tới cần

phải đầu tư hệ thống cấp nước dé giải quyết triệt để nhu cầu nước sinh hoạt cho người

dân.

Riêng khu vực đồi gò thấp ở các xã trung tâm thì nguồn nước ngầm không bị nhiễm

phèn mặn nhưng độ sâu khai thác lớn Trong tình hình hiện nay, mật độ dân cư ngày

càng tăng cao nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt rất lớn, trong khi đó việc khai thác

nguồn nước phục vụ sinh hoạt trong các khu dân cư hiện nay phan lớn là tự phát, nếukhông có các biện pháp quản lý việc khai thác nước ngầm thì nguy CƠ ảnh hưởng đến

dòng chảy của các tầng chứa nước và khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm là không

nhỏ.

Theo tài liệu khảo sát của Liên đoàn Địa chất - thủy văn 8, nguồn nước ngầm tại vùngLong Thành - Nhơn Trạch khá phong phú Tại đây đã khoan 20 giếng khoan thăm đòvà 5 giếng khoan khai thác với dung lượng 10-50m3/h/giếng Nước được khai thác

chủ yếu ở tầng chứa nước Pleistocen với chiều sâu từ 80-100m, tỷ lưu 0,6-0,9 I/s.m.Chất lượng nước được đánh giá khá tốt, độ mặn <100 mg/l (riêng khu vực xã PhướcKhánh nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn) và hàm lượng sắt không lớn (2-5 mg/l) Tạikhu vực Nhơn Trạch có thé khai thác 55.000-60.000 m3/ngay ở độ sâu 80-90 m vớidung lượng 1.000-1.500 m3/ngày giếng

Nước khoáng: Hiện tại đã phát hiện ra mỏ nước khoáng siêu nhạt ở Nhơn Trạch Tuy

nhiên trữ lượng không nhiều nên khả năng khai thác còn hạn chế

e Tài nguyên khoáng sản

Trang 23

Huyện Nhơn Trạch tương đối hạn chế về chủng loại, nguồn khoáng sản chủ yếu làcát, đá xây dựng và sét gạch ngói với trữ lượng dự báo được đánh giá thuộc loại rấttriển vọng, đá xây dựng 26 triệu m3 (mỏ Hang Nai), cát xây dựng 31,9 triệu m3

(Đồng Mu Rùa) tập trung chủ yếu ở dải trầm tích Kainozoi từ Long Thành đến NhơnTrạch, sét gạch ngói 167 triệu m3 (Vũng Gam)

Các nguồn khoáng sản trên địa bàn huyện phục vụ tốt cho hoạt động xây dựng, phát

triển đô thị và dân cư nói chung Tuy nhiên với bối cảnh phát triển hiện nay củahuyện, việc khai thác sử dụng tại chỗ các nguồn tài nguyên này gây ảnh hưởng khôngnhỏ đến quá trình phát triển đô thị của huyện, việc khai thác trên diện rộng sẽ làm

thay đổi đáng kế bề mặt địa hình cũng như diện tích canh tác hiện tại, quá trình xây

dựng và kiến tạo cảnh quan đô thị sẽ phải gia tăng chi phí cho việc xử lý bề mặt địa

hình.

Hiện nay đang có các dự án khai thác vật liệu xây dựng sau: Sét gạch ngói 83,1 ha tại

xã Phú Hội; khai thác vật liệu san lấp 52,1 ha tại Long Thọ; khai thác vật liệu xâydựng Vũng Gam 20,2 ha tại Phước An

phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần của người dân Nhơn Trạch,

Tp.HCM và các vùng lân cận.

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hộiTrong 15 năm qua, kinh tế huyện Nhơn Trạch được phát triển với tốc độ tăng trưởng caotheo hướng đi lên và bền vững Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 cao

hơn giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn đáng kê so với giai đoạn 2001 2005 và so với bình

quân toàn tinh (GD 2006 - 2010 là 13,5%/năm, GD 2011 - 2015 là 12%/năm) và gap hơn2 lần bình quân toàn quốc

Trang 24

Cơ cấu kinh tế chuyên dịch theo hướng tích cực:

Bảng 1: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP qua một số năm

(Nguồn Quy hoạch chung đô thị Đô thị mới Nhơn Trạch)

2000 2010 2013 2016

Công nghiệp — xây 39,2% 35,1% 52,8% 54%

dung Thuong mai — dich vu | 23% 26,1% 34,1% 41% Nông nghiệp 37,8% 10,7% 6,46% 6%

e Công nghiệp - Xây dung:

Trong hơn 10 năm qua công nghiệp ở Nhơn Trạch đã có những bước phát triển vượtbậc để trở thành ngành kinh tế chủ lực ở Huyện và đóng vai trò rất quan trọng trongphát triển công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai

Công nghiệp là ngành chiếm 54 - 55% trong cơ cau GDP ở huyện và luôn đạt tốc độtăng trưởng GTSX rất cao trong suốt 10 năm qua, thời kỳ 2001 - 2005 tăng 24,2%,thời kỳ 2006 - 2010 tăng 21,6% và trong năm 2011 mặc dù thu hút đầu tư gặp rấtnhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng vẫn đạt 20,4% Trong đó nổi bật là khuvực có von đầu tư nước ngoài hiện chiếm trên 97% GTSX công nghiệp toàn Huyện,với tông số khoảng 234 dự án, chiếm 32,3% số dự án SXCN có vốn đầu tư nước

ngoài trên địa bàn toàn Tinh, tong vốn dau tư lên đến 5,114 tỷ USD

e Thuong mại - dich vụ - du lịch:

Tốc độ tăng trưởng ngành tăng nhanh và cao, được chú trọng và đang tiếp tục phát triển cả về quy mô và ngành nghé hoạt động Tổng mức lưu chuyền hàng hóa bán lẻ

va dịch vụ tăng bình quân 34,2%/nam (chỉ tiêu 32%/năm).

Dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch, phục vụ vui chơi giải trí phát triển với 08 điểm kinhdoanh du lịch sinh thái trong đó nồi bat là khu du lịch Bò cạp vàng, Đảo dừa lửa, di tíchlịch sử Giồng Sắn, thành Tuy Hạ và còn nhiều khu du lịch sinh thái đang trong quá

trình triển khai xây dựng Mỗi năm thu hút trên 174 ngàn lượt khách tham quan, trong đóchủ yếu là khách du lich trong nước tham quan, giải trí cuối tuần và các dip lễ lớn của đất

nước.

Dịch vụ vận tải: Trong những năm gân đây có chiêu hướng gia tăng cùng với quá

trình phát triển công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác Lượng hàng hoá và hànhkhách vận chuyền, luân chuyền năm dat tốc độ tăng qua các thời kỳ 05 năm trên

30%/năm Đã đưa 05 tuyến xe buýt đi vào hoạt động, tạo thuận lợi cho việc đi lại của

nhân dân.

Trang 25

Dịch vụ tài chính - ngân hàng: Phát triển bước đầu phát triển đáp ứng nhu cầu tăngtrưởng của nền kinh tế Hiện tại ngoài các chỉ nhánh ngân hàng nhà nước như: Ngân hàngNông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội, phần lớn các ngân hàng thương

mại đều có chỉ nhánh hoạt động ở Nhơn Trạch góp phần thúc đây dịch vụ tài chính ngânhàng phát trién

Dịch vụ bưu chính - viễn thông: Dịch vụ bưu chính, viễn thông tăng nhanh trong thời

kỳ 2006 - 2010 với tốc độ tăng doanh thu giai đoạn này đạt tới 38,8%/năm Mạng lưới

bưu chính viễn thông phủ kín địa bàn, mạng inernet được mở rộng xuống địa bàn xã và

phần lớn các ấp

Dịch vụ kinh doanh nhà trọ cho công nhân: Cùng với sự hình thành các khu công

nghiệp, dịch vụ kinh doanh nhà trọ ở Huyện phát triển mạnh với 02 chung cư, 08 nhànghỉ và 973 cơ sở nhà trọ gồm 8.275 phòng trọ đi vào hoạt động, cơ bản giải quyết nhu

cầu nhà ở của công nhân.

e Nông nghiệp - Thủy sản:

Hiện huyện đã hoàn thành quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị đến

năm 2020, lập kế hoạch và triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2009 - 2015 cấp

huyện và xã, trong đó đã chọn xã Long Thọ làm điểm, bước đầu đã triển khai thực hiệnmột số dự án ưu tiên như: vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng và phát triển các mô hình

nông - lâm - thủy sản, nuôi trồng thủy sản nước lợ ở xã Phước An, Long Thọ

Kinh tế nông thôn có bước chuyên biến tích cực, các dịch vụ và ngành nghề nông

thôn tiếp tục phát triển, đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống

nông dân Mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực

hiện, đã hình thành thêm 6 tô hợp tác kinh tế, thành lập mới 9 hợp tác xã, nâng tổng số

lên 30 tổ hợp tác kinh tế và 15 hợp tác xã, 01 quỹ tín dụng nhân dân; ngoài ra, có trên 100 trang trại đã hình thành và hoạt động bước đầu có hiệu quả Giá trị về lâm nghiệp không

đóng góp nhiều vào phát triển kinh tế nhưng giữ vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môitrường sinh thái và là vành đai xanh cho phát triển đô thị Nhơn Trạch trong tương lai

Đô thị mới Nhơn Trạch đóng vai trò chủ đạo trong phát triển là đô thị công nghiệpdịch vụ lớn của Tỉnh Đồng Nai Nhìn chung, đô thị mới Nhơn Trạch đã có những bướcthay đôi đáng kế về cơ cấu kinh tế theo sự phát triển phù hợp với quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa của đất nước Năm 2016, tổng thu ngân sách đô thị mới Nhơn Trạch là434,5 tỷ đồng; chỉ ngân sách địa phương là 868 tỷ đồng (trong đó chỉ đầu tư phát triển là

182 tỷ đồng) Bên cạnh nguồn vốn ngân sách, huyện đã vay từ nguồn vốn của Ngân hàng

đầu tư phát triển và nguồn vốn kiên có hóa kênh mương của tỉnh, cân đối thu chi còn thiếu do chi thường xuyên 319 tỷ đồng và chi ngân sách xã 80 tỷ đồng.

Ngày đăng: 26/09/2024, 01:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w