1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đánh giá công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn 2016-2020

72 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 16,16 MB

Nội dung

nhằm đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế, tình hình xã hội, tìm ra những yếu tố đặc trưng tácđộng đến công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thái Thụygiai đ

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinhviên Đó là thời gian sinh viên được tiếp cận với thực tế, nhăm củng cố và vận dụngnhững kiến thức mình đã học trong nhà trường Nhận được sự phân công thực tập củaKhoa Bắt động sản và Kinh tế tài nguyên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đãtiến hành nghiên cứu dé tài: “Đánh giá công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng dat trênđịa bàn huyện Thai Thụy giai đoạn 2016-2020 ” Trong quá trình thực hiện đề tàingoài sự nỗ lực phan đấu của bản than, em đã duoc su giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tậpthê, cá nhân trong và ngoai nha trường.

Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành tới các thầy, côgiáo trong khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, những người đã dạy dỗ, hướng

dẫn em trong những năm tháng học tập tại trường Đặc biệt, em xin chân thành cảm

ơn ThS.NCS Vũ Thành Bao — giảng viên trường Dai học Kinh tế Quốc dân, người đãtrực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập vàhoàn thành chuyên đề này Qua đây, em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của

các cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình; Phòng Tài nguyên và Môi

trường huyện Thái Thụy, đã động viên, giúp đỡ và cung cấp đầy đủ các tài liệu, thôngtin để em hoàn thành quá trình thực tập

Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, là chỗdựa giúp em hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu trong suốt ba năm học vừa qua

Mặc dù ban thân đã cố gắng hết mình, song do năng lực có hạn và còn thiếu nhiều

kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được

sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và tất cả các bạn sinh viên để chuyên đề nàyđược hoàn thiện tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2020

Sinh viên

Linh

Đặng Thị Thùy Linh

Trang 2

MỤC LỤC

LOT MO DAU 5Ÿ << <S£ << 9 9S 9 9 E99 9g vs eveee 1

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUY HOẠCH VÀ DIEU CHỈNH QUY

HOẠCH SỬ DỤNG DAT CAP HUYYỆN s-5<s< se cseesvssvssessersersssssessee 4

1.1 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyỆn ¿2 StS<+E12E2E2121217171111111211 1111111111111 1 1111111101111 reo 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đất đai ¿2s ctcxvEvErEeEeErksrsrerxerses 4

1.1.2 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 5

1.1.3 Căn cứ pháp ly dé điều chỉnh quy hoạch sử dung đất - 6

1.1.4 Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của công tác điều chỉnh quy hoạch 9

1.1.5 Cac chỉ tiêu phục vụ cho công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 10

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 12

1.2 Tổng quan quy hoạch sử dụng dat đai ở Việt Nam -2- 2-5-5: 13 1.2.1 Lược sử hình thành và phát triển quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại 1.2.2 Kinh nghiệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat của một số quốc gia trên thế giới gợi mở cho Việt Nam 2-2 £+5£+EE+EE+EE£EEEEEE+EEtEEZEErrkrrrrred 13 1.2.3 Thực trạng quy hoạch sử dung đất tại Việt Nam trong thời gian qua 16

CHUONG 2: THỰC TRANG CONG TÁC DIEU CHỈNH QUY HOẠCH SU DUNG DAT TREN DIA BAN HUYỆN THAI THUY, TINH THAI BÌNH GIAI 297.2100057 20

2.1 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội tác động đến việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất -¿- ¿+ ©2++2+++Ek+2EEtEEEtEEESEEEExerkkerkrsrkerrree 20 2.1.1 Điều kiện tự nhiên -2-5-©52+2E+EE£EECEEEEEEEEEEEEEEEEE122121 21 crkrrei 20 2.1.2 Đánh giá về biến đồi khí hậu tác động đến việc sử dung đất 21

il

Trang 3

2.2 _ Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về dat đai - 22

2.2.1 Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ - ¿©2252 ++£xczxzzesrxered 22

2.2.2 Mục đích của công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Thái

Thụy 23

2.2.3 Công tác xây dựng chính sách, pháp luật đất đai của huyện Thái Thụy 23

2.3 Hiện trạng và biến động sử dụng "I0 26

2.4 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến thời điểm

61918900 ӣ4 30

2.4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dung dat của kế hoạch kỳ đầu302.4.2 Những mặt đạt được trong thực hiện sử dụng đất của kế hoạch kỳ dau 31

2.4.3 Những mặt tỒn tại trong thực hiện sử dụng đất của kế hoạch ky đầu 32

2.4.4 Những nguyên nhân tồn tại trong thực hiện sử dụng đất của kế hoạch kỳ

/ñm 33

2.4.5 _ Bài học kinh nghiỆm 5 1E 1139111391 E91 9 1v vn ng 34

2.5 Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ¿s5 s+cz+cszseez 35

2.5.1 Căn cứ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Thái Thụy 35

2.5.2 Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất -2- 2 s2 35

2.6 anh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng dat đến kinh

té - XA 8.0 ⁄-06i100iả).: 22727 42

2.6.1 Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến

nguồn thu từ việc giao dat, cho thuê đất, chuyên mục đích sử dung đất và chi phí

cho việc bồi thường, hỗ trỡ, tái định cư 2-5-5252 x+Sz+xvEzxerxrrerxererreree 42

2.6.2 _ Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến

khả năng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia -2-©5255¿©5sz25++csz+cs2 43

11

Trang 4

2.6.3 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải

quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, sốlao động phải chuyền đổi nghề nghiệp do chuyên mục đích sử dụng đất 43

2.6.4 _ Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô

thị hóa và phát triển hạ tầng -¿- 2 2 2+ £+E+EE£EE#EE2EEEEE2EE2E2EEEEEEEEEEEEErrrrree 44

2.6.5 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôntạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn các dân tộc 45

2.6.6 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng

khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu bảo ton, phát triển diện tích rừng

Va ty 19 s0 0= 45

CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUÁ CÔNG

TAC DIEU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DUNG DAT TREN DIA BAN HUYỆN

THAI THUY, TINH THÁI BINH GIAI DOAN 2016-2020 . -. - 46

3.1 Các giải pháp bảo vệ, cải tạo và bảo vệ môi frường -«+++<s<++s 463.2 Xác định các giải pháp tô chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 47

3.2.1 Xác định giải pháp cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà

3.2.2 _ Xác định giải pháp về cơ chế chính Sach c ccecccsssesseessessseesseestesseesseeseee 48

3.2.3 Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tur - 2+cs+cx+rxezrzrsersees 49

EU N00 00 .ăäa3 ÔÒỎ 49 3.3 Nhận xét chung - - + HH Họ HH HH HH 513.4 Kiến nghieececececcccsccscscescscssessessesscssessesscsucsscsssessessessesuesuesessesssssessesseseeseeaees 529x80) 53

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2-2 se se ssessesssessess 54

iv

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Trang 6

LOI MO DAUĐất dai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là thành phần quan trọng trong môi trường sống, là dia bàn phân bố dân cư, cơ

sở phát triển kinh tế, văn hoá đời sống xã hội nhân dân Tài nguyên đất thì có hạn

không tái tạo lại được trong đó dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng đất chocác mục đích ngày càng tăng Dé giải quyết van dé này cần phân bồ sử dụng đất daimột cách hợp lý, có hiệu quả theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tạiKhoản 1 Điều 54 “Đá dai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguon luc quan

trọng phát triển dat nước, được quản lý theo pháp luật ”

Luật Dat dai năm 2013 tại Điều 22 Khoản 4 quy định "Quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất là một trong những nội dung quản ly Nhà nước về đất dai" và tại Điều

45 Khoản 3 quy định "Uy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện"

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong công tácquản lý Nhà nước về đất đai, trong sự phát triển hài hoà, cân đối của từng địaphương và của đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat là cơ sở dé Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộdat dai theo hién pháp và pháp luật, đảm bảo đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý

và có hiệu quả cao nhất

Trong giai đoạn 2016 - 2020 có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế xãhội của huyện, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh làm ảnh hưởng đến quy

hoạch sử dụng đất cấp huyện Do đó theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Dat đai

2013 thì cần phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Mặt khác quy hoạch sử dụngđất đến năm 2020 được lập theo Luật Dat dai 2003 không còn phù hợp với Luật Datđai 2013 nên phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theoquy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Đất đai 2013

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 làm cơ sở để các địa

phương điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng dat, làm căn cứ cho việc thu

hồi đắt, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ kip thời nhu

Trang 7

cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Xuất phát từ những van đề trên, được sự phân công của khoa Bat động sản vaKinh tế Tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của ThS.NCS Vũ Thành Bao và được sựchấp nhận của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, phòng Tài nguyên vàMôi trường huyện Thái Thụy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tácđiều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn 2016-2020”.

1 Mục đích nghiên cứu:

- _ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

- anh giá thực trạng công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng dat trên địa ban

huyện Thái Thụy.

- _ Nhận định những kết quả đạt được, những ton tại của công tác công tác điều

chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên dia ban huyện Thái Thụy giai đoạn

2016-2020 Trên cơ sở đánh giá công tác lập kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn

huyện Thái Thụy, đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm thực hiện hiệuquả công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và thực hiện kế hoạch sửdụng đất trong giai đoạn tới

- Làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:

- _ Công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng dat, quỹ đất và sự biến động đất trên

địa bàn huyện Thái Thụy.

Trang 8

dụng đất địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn 2016 — 2020 của Phòng Tài nguyên vàMôi trường huyện Thái Thụy như số liệu kiểm kê, dân số, số liệu về điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội và các công tác khác có liên quan đến công tác điều chỉnhquy hoạch sử dụng đất của địa bàn.

Phương pháp phân tích thông tin:

Thống kê các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tàiliệu về đo đạc, lập bản đồ và kết quả và kết quả đăng ký đất, công tác lập kế hoạch

sử dụng đất, tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm đánh giá được

hiện trạng phát triển kinh tế, tình hình xã hội, tìm ra những yếu tố đặc trưng tácđộng đến công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thái Thụygiai đoạn 2016-2020

Phương pháp xử lí thông tin:

Trên cơ sở tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập trong quá trình thực tập,tiến hành phân tích các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định dé khái quát kết quả đạt

được và tồn tai trong công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng dat trên địa bàn huyện

Thái Thụy giai đoạn 2016-2020.

Phương pháp so sánh:

So sánh số liệu qua các năm đề đánh giá tình hình công tác điều chỉnh quy hoạch

sử dụng đất, quan lý, biến động đất đai ở địa phương

4 Kết cấu chuyên đề thực tập:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấphuyện.

Chương 2: Thực trạng công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn

huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác điều chỉnh quy

hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình giai đoạn

2016-2020.

Trang 9

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUY HOẠCH VA DIEU CHINH QUY

HOẠCH SỬ DUNG DAT CAP HUYỆN

1.1 Tống quan về quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng

đất cấp huyện

1.1.1 Khai niệm và đặc điểm của dat đai

Ngay từ buổi ban đầu, đất đai là một vật thé tự nhiên, sau khi con người sử

dụng đất, dần dần trong quá trình sử dụng đó làm cho đất mang trong nó giá trị lao

động xã hội, và đất trở thành một thực thể lịch sử - tự nhiên Đặc trưng này của đất

làm cho đất đai ngày càng thay đổi so với cái ban đầu của nó Vẫn dựa trên cái banđầu là vật thể tự nhiên nhưng tính chất, ý nghĩa và tác động của nó đối với sự pháttriển xã hội loài người ngày càng mang đặc trưng như là một sản phẩm tổng hợpcủa sản xuât xã hội.

Như vậy có thê nói đất đai là tài sản đặc biệt, là tài nguyên quốc gia vô cùng

quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi

trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế- vănhoá- xã hội- an ninh quôc phòng.

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó là yếu tố cầu thành nên lãnh thổ của mỗi

quốc gia Đất đai được cố định về mặt số lượng và có vị trí không thay đổi trongkhông gian, nó không mat đi mà chỉ có thé biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từmục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác theo nhu cầu của con người.Chính đặc điểm này là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt về giá trị giữa cácmảnh đất ở những vị trí khác nhau

Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bat kỳ ngành sản xuấtnào dé thực hiện mọi quá trình sản xuất, vừa là chỗ đứng, vừa là địa bàn hoạt độngcho tất cả các ngành, nhưng tùy thuộc vào từng ngành cụ thê mà vai trò của đất đai

có sự khác nhau Đối với công nghiệp chế tạo, chế biến và xây dựng, đất chỉ đóng

vai trò thụ động là cơ sở trung gian, là nền tảng, là vị trí để thực hiện quá trình sảnxuất, ở đây quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm không phụ thuộc vào tínhchat và độ mau mỡ của dat Trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngoai vai trò co

Trang 10

sở trung gian, đất còn là kho tàng cung cấp các nguyên liệu quý giá cho con người,nhưng ngay ở đây quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm làm ra cũng không

phụ thuộc vào chất lượng đất Riêng trong nông nghiệp thì đất có vai trò khác hắn

Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho

sự tồn tại của ngành mà đất còn là một yếu tố tích cực của sản xuất, quá trình sản

xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc rất nhiều vào độ phìnhiêu của đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên Như vậy, đất đai làmột tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng đối với con người Sự quan tâm đúng mức

trong quản lý và sử dụng đất đai sẽ làm cho sản lượng thu được từ mỗi mảnh đất

không ngừng nâng lên.

1.1.2 Khai niệm quy hoạch sử dụng dat và điều chỉnh quy hoạch sử dụng

đất

- Quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tượng quy hoạch vào một

không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra

- Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và

pháp chế của Nhà nước về tô chức sử dụng, quản lý đất đai nói chung, đấtđai nông thôn nói riêng một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả

cao nhất thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các

mục dich sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng

cao hiệu quả kinh tế- xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh

thái.

- _ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất: Cùng với sự phát triển của xã hội trong

quá trình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất đã được cơ

quan có thâm quyền quyết định, xét duyệt chắc chan không tránh khỏi những

điểm chưa phù hợp, thậm chí không thể thực hiện được Vì vậy, việc điềuchỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc làm không thể thiếu đượctrong nội dung "Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất" Tuy nhiên, nếu

không quy định chặt chẽ sẽ dẫn đến việc các cấp, các ngành lợi dụng việc

được phép điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dung dat mà tuỳ tiện thay đổi

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vì mục đích khác

Trang 11

1.1.3 Căn cứ pháp ly dé điều chỉnh quy hoạch sử dung dat

- Viéc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp

được nêu rõ theo quy định của Khoản 1 Điều 46 Luật đất đai 2013:

¢ Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an

ninh của quốc gia; quy hoạch tông thé phát triển các vùng kinh tế - xã hội

mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng dat

e Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị

trí, diện tích sử dụng đất

e Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh

hưởng tới quy hoạch sử dụng đất

¢ Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương

- _ Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phan của kế hoạch sử dụng

đất đã được quyết định, phê duyệt Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43, 44 và 48 của Luật Đấtđai 2013.

- _ Trách nhiệm lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

được thực hiện theo Điều 7 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 của Chính phủ Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Datdai:

e Trách nhiệm xác định nhu cau sử dung dat trong việc lập, điều chỉnh quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:

Các phòng, ban cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các

dự án sử dụng đất thuộc danh mục chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện theo từng

đơn vị hành chính cấp xã; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi

là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương

Các phòng, ban cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã gửi nhu cầu sửdụng đất về Phong Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày ké từngày nhận được văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường về việc đềnghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất

Trang 12

Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấptinh và các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tinh đã phân bổcho cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp, cân đối nhu cầu

sử dụng đất và dự kiến phân bồ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đến từngđơn vị hành chính cấp xã

e_ Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm chỉ tiêu

sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng:

Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất

do quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện và chỉ tiêu sử

dụng đất theo loại đất do cấp huyện, cấp xã xác định Chỉ tiêu sử dụng đất

theo loại đất do cấp huyện, cấp xã xác định gồm đất nông nghiệp khác; đấtsản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất phát triển hạ tang cấp huyện, cấp

xã; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất tín ngưỡng;

đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông

nghiệp khác.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng gồm khu vực chuyên trồng lúa

nước; khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm; khu vực rừng phòng

hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu

đô thị - thương mại - dịch vụ; khu du lịch; khu ở, làng nghề, sản xuất phinông nghiệp nông thôn.

Đề lên dự toán kinh phí cho công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất căn

cứ vào Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán xây

dựng dự toán kinh phí thực hiện việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất:

e Dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất bao gồm day đủ các khoản mục chi phí (chi phí trong đơn giá và

chi phí ngoài đơn giá) để hoàn thành các công việc theo Quy trình lập và

điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi

Trang 13

trường ban hành tại Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6năm 2005.

e Chi phí trong don giá được xác định trên co sở đơn giá dự toán va quy

mô diện tích đối với cả nước hoặc điều chỉnh các hệ số quy trong định

mức; đơn giá dự toán được tính trên cơ sở Định mức kinh tẾ - kỹ thuật lập

và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môitrường ban hành tại Quyết định số 10/2005/QD-BTNMT ngày 24 tháng

10 năm 2005 và cơ cấu chi phi theo quy định tại mục 1, phần II

e Chi phí ngoài đơn gia được xác định theo tỷ lệ % trên chi phi trong đơn

giá (quy định tại mục 2 phan II) và phải lập dự toán chi tiết trình cấp cóthâm quyên phê duyệt trước khi thực hiện; quyết toán theo chứng từ chithực tế hợp pháp theo quy định của pháp luật

Quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đượcquy định rõ ràng theo Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chỉ tiết việc lập quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất:

e Điều tra, thu thập thông tin, tai liệu;

e Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường

tác động đến việc sử dụng đất;

e Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dung đất; kết quả thực hiện

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất dai:

e Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;

e Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;

e Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;

e Tham định, phê duyệt và công bố công khai

Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất ban hành nhăm thay thế Thông tư số BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

Trang 14

06/2010/TT-trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất

UBND cấp huyện thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020

theo sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh quy định theo Văn bản số TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điềuchỉnh quy hoạch sử dụng đất

187/BTNMT-1.1.4 Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của công tác điều chỉnh quy hoạch

1.1.4.1 Mục dich

Làm căn cứ cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyền mục đích sử dụng đất,

chuyển đổi, chuyên nhượng quyền sử dụng dat , phù hợp với yêu cầu

phát triển kinh tế-xã hội của huyện, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả vàphát triển bền vững

Bảo vệ quyên lợi hợp pháp của người sử dung

Bảo đảm sử dụng hợp lý vốn đất của Nhà nước

Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai

Bảo vệ đât, cải tạo đât và bảo vệ môi trường sông.

1.1.4.2 Yêu cầu

Công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tạo hành lang pháp lý

quan trọng trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất (GCNQSDD), đồng thời, khắc phục tình trạng giao, cho thuê đấttràn lan gây lãng phí.

1.14.3 Nguyên tắc của điều chỉnh quy hoạch

Theo quy định tại Điều 51 Luật Quy hoạch 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thìnguyên tắc điều chỉnh quy hoạch được quy định như sau:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch có thấm quyềnquyết định hoặc phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch

Cơ quan có thâm quyền tô chức lập quy hoạch chịu trách nhiệm tổ chức lập

điều chỉnh quy hoạch

Trang 15

- _ Việc điều chỉnh quy hoạch không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch, trừ

trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 53 của Luật này

Ngoài ra, rà soát quy hoạch cũng là một vấn đề quan trọng, được quy định tạiĐiều 51 Luật này, cụ thé là:

- Quy hoạch được ra soát theo định kỳ 05 năm dé điều chỉnh phù hợp với tình

hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức rà soát quy hoạch

- Kết quả rà soát quy hoạch phải được báo cáo bang văn bản với cơ quan có

thấm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch

1.1.5 Các chỉ tiêu phục vu cho công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng dat

Đề đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất có các chỉ tiêu sau:

- Năng suất ruộng đất: Là chỉ tiêu biểu hiện giá trị tong sản lượng nông

nghiệp tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác (được tính trong một năm), thểhiện trên hai mặt:

+ Mặt hiện vật: N =Q/S (tinh cho từng loại cây trồng)

Trong đó: N: Năng suất ruộng đất

Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất

S: Diện tích đất canh tác

+ Mặt giá trị: N= LPP,

Trong dé: N: năng suất ruộng đất tính bằng giá trị trong một năm trên mộtđơn vi diện tích canh tác.

Q¡ : Khối lượng sản phẩm từng loại cây trồng sản xuất trong năm.

Pị : Don giá từng loại nông sản.

Dr : Diện tích từng loại cây trồng.

10

Trang 16

- Năng suất cây trồng: Là lượng sản pham chính của loại cây trồng tính trênmột ha đất của loại cây trồng đó trong một vụ hay một năm Chỉ tiêu này phản ánhtrình độ sản xuất của hộ, của địa phương hay của toàn ngành, đây là một trongnhững yếu tố quyết định đến cây trồng.

- Hệ số sử dụng đất: Là chỉ tiêu phản ảnh cường độ sử dụng đất (lần)

Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng/tổng diện tích canh tác

+ Diện tích đất nông nghiệp trên khẩu: Chỉ tiêu này phản ảnh số lượng diệntích đất nông nghiệp của một khẩu

(Diện tích đất nông nghiép/khau = Tổng diện tích đất NN/téng số khâu)

+ Diện tích đất canh tác trên khẩu: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng diện tíchđất canh tác của một khẩu

(Diện tích đất canh tac/khau=Téng dién tich dat canh tác/tông số khẩu)

+ Diện tích đất nông nghiệp/lao động: là chỉ tiêu phản ảnh bình quân 1 laođộng có bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp

(DT đất NN/lao động = Tổng diện tích đất NN/téng số lao động).

+ Diện tích đất canh tác/lao động:

(DT dat canh tác/lao động = Tổng diện tích đất canh tác/tông số lao động)

- Sản lượng và giá tri sản lượng của cây trông thu được trên một đơn vi diện

tích đất, trên một đồng chi phí vật chất hay một đồng chi phí lao động

- Năng suất của từng loại cây trồng

Diện tích đất đã sử dụng

+ Tỷ lệ sử dụng đất = x 100%

Diện tích đất tự nhiên

11

Trang 17

Dé phân tích thực trạng về quản lý và sử dụng đất đai, làm cơ sở cho côngtác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thái Thụy cần phải sửdụng tổng hợp các chỉ tiêu trên.

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh quy hoạch sử dung đất

Yếu tố tự nhiên bao gồm: Thời tiết khí hậu, vị trí dia lý, địa hình, thé nhưỡng,môi trường sinh thái, thủy văn đây là những yếu tố quyết định đến lựa chọncây trồng, định hướng đầu tư thâm canh; các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn

đến quá trình canh tác đất đai Trong đó yếu tố quan trọng nhất là độ phì đất

quyết định phần lớn năng suất cây trồng

Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm:

+ Quy hoạch và bồ trí hệ thống cây trồng: cần phải dựa điều kiện về

tự nhiên như khí hậu, đất đai, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất, sựthích hợp của cây trồng

+ Trình độ năng lực của các chủ thé kinh doanh: Áp dụng khoa học kỹ

thuật và tổ chức quan lý của các chủ thé kinh doanh; khả năng thích ứng vớithay đôi của môi trường; khả năng về vốn và trình độ cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa các chủ thé

Yếu tổ thị trường bao gồm: Giá cả thị trường đầu vào và đầu ra của quá trình

sản xuất, các yếu tố về quan hệ thị trường ngày càng được mở rộng và có tác

động to lớn đến nền sản xuất hàng hóa nói chung Tuy nhiên, thị trường cho

sản xuất hàng hóa mà thiếu tính định hướng thì sẽ nảy sinh tính tự phát, ngẫunhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ lành mạnh gây không it trở ngại, bắt lợicho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Yếu tổ lịch sử: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng định hướng, sắp xếp, lựa chọn

các phương án SDĐ cho hiện tại và tương lai, đáp ứng nhu cầu SDĐ của thịtrường song cũng không thé tách rời hiện trạng SDD mang nhiều dấu ấn lịch

sử, các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu lại; đồng thời pháp luật về QH,KHSDĐ phải thể hiện sự hài hòa giữa vấn đề về nhu cầu SDĐ đai cho mụctiêu phát triển kinh — tế xã hội cho tương lai gắn với kế thừa và xử lý hợp lýcác vân đê của quá khứ, các vân dé do lịch sử dé lại.

12

Trang 18

1.2 Tổng quan quy hoạch sử dung đất đai ở Việt Nam

1.2.1 Lược sử hình thành và phát triển quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat tại

Việt Nam

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử; đồng thời dé phù hợp với xu thế mới, đáp ứngvới tình hình phát triển kinh tế - xã hội nên pháp luật về đất đai có sự thay đổi QH,KHSDĐ có những quy định khác nhau Do vậy, có thể phân chia pháp luật QH,KHSDĐ thành các giai đoạn sau:

Điều 11, Bo sung và

Luật Đất đai 1987: tiến tế koản

lan đầu tiền công tac thiên hệ

nước quản lý về QH, Lai BLY) ore thong 0H,rung chính thức

trọng ia dat, quy di vụ của người

nhưng chưa được cụ ă i quyé SDD trong

thể hóa bằng các quy hộ gia đình và cá ving QH

dinh cia nhan SDD

pháp luật

1.2.2 Kinh nghiệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat của một số quốc gia

trên thế giới gợi mở cho Việt NamTùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, thé chế chính tri, lịch sử, văn hóa

của mỗi nước mà phương pháp, cách thức quản lý và quan điểm về QH, KHSDĐ có

sự khác nhau và quá trình tổ chức thực hiện cũng vậy Trong phạm vi nghiên cứu,

chuyên đề lựa chọn một số quốc gia có những điểm tương đồng về điều kiện tự

nhiên, kinh tế, nhu cầu SDĐ với Việt Nam để đi sâu tìm hiểu, phân tích, học hỏikinh nghiệm, đó là các nước: Trung Quôc, Hàn Quôc, Canada, Hà Lan.

- Trung Quốc:

13

Trang 19

Trung Quốc, theo quy định của Luật Đất đai 1999 thì kỳ QHSDĐ của các cấp

là 10 năm, QHSDĐ được lập theo 4 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp

xã Việc lập QHSDD phải bảo đảm tuân thủ triệt dé nhiều nguyên tắc, như: SDD

phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao nhất; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợiich SDD của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương; tăng cường bảo vệ môi

trường, phát triển sinh thái tự nhiên Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất là

bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác nông nghiệp

Như vậy, chúng ta có thé nghiên cứu, tham khảo những nội dung về nguyêntac, căn cứ lập; thâm quyên, quyết định, xét duyệt và quy trình lập QH, KHSDD

Đặc biệt, họ rất coi trọng và bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất nông nghiệp, đất trồng lúa;

đối với QHSDĐ cấp quốc gia phải xác định được diện tích đất canh tác cần bảo vệnghiêm ngặt theo quy định của Nhà nước, trong đó phải chỉ rõ diện tích đất canh tác

cơ bản (chiếm 80% tổng diện tích canh tác) có chất lượng tốt nhất cần được duy tri

vĩnh cửu và không được phép chuyên đổi mục đích sử dụng dưới bất cứ lý do gì

Việc chuyển mục đích SDĐ canh tác sang sử dụng vào các mục đích phi nôngnghiệp phải được phê duyệt tại cấp tỉnh và Chính phủ Trường hợp QH, KHSDĐ bị

vi phạm thì tùy mức độ vi phạm mà người đứng đầu địa phương sẽ bị xử lý hànhchính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đất bị vi phạm sẽ bị thu hồi, ké cảtrường hợp đã đầu tư

- Han Quốc:

Theo quy định, kỳ QH đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, QHSDĐ vùng

đô thị cơ bản và KHSDĐ là 10 năm Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát dé điều chỉnh

cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị trường Việc lập QHSDD thực hiện theo

các cấp: quốc gia, cấp tỉnh, vùng thủ đô; cấp huyện, vùng đô thị cơ bản Theo đó,

QHSDĐ được thực hiện từ tông thể tới chỉ tiết QH cấp tỉnh, vùng thủ đô phải căn

cứ trên cơ sở QH cấp quốc gia; QH cấp huyện, vùng đô thị phải căn cứ vào QH cấp

tỉnh.

Việc lập QH, KHSDĐ có tô chức lấy ý kiến nhân dân Sau khi QH được phê

duyệt sẽ được công khai và phổ biến đến nhân dân Chính quyền các cấp có trách

14

Trang 20

nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về QH, KHSDĐ và tổ chức thực hiện QH,

KH đó Quốc hội không can thiệp vào quá trình xét duyệt QHSDD

Chúng ta có thé nghiên cứu, vận dụng quy định mang tính nguyên tắc về tính

thống nhất trong hệ thống QH quốc gia từ Trung ương đến địa phương, đưa nộidung lấy ý kiến người dân vào trong quá trình xây dựng QH như một trình tự bắtbuộc; ngoài ra có thể tham khảo quy định kỳ QH khác nhau giữa các cấp Bên cạnh

đó, pháp luật của Hàn Quốc còn quy định một số khu vực hạn chế phát triển, hạnchế xây dựng các công trình kiến trúc, cam mọi ý đồ khai thác nhằm khống chế sự

phát triển kiểu nhảy cóc, bảo vệ đất nông nghiệp

- Canada:

Canada là một nước liên bang nên QHSDĐ có những điểm riêng biệt Tại mỗibang, chính quyền địa phương lập QH theo 2 cấp: KH phát triển (như QH tông thể)

và QH vùng Chính quyền cấp tinh xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc lập QH,

KHSDĐ; quyết định trực tiếp một số van dé quan trọng liên quan đến đất đai (như

bảo vệ đất nông nghiệp); hoạch định chính sách, giám sát và kiểm soát trực tiếp việcphân chia đất đai Trước năm 2005 kỳ QH là 05 năm nhưng thực tế chứng minh là

không hợp lý, hiện nay, không quy định Do đó, kỳ QH có thé rat linh hoạt, có thê

thay đôi nhưng phải thực hiện các thủ tục phê duyệt theo quy định của Luật.

Theo Luật Quy hoạch chính quyền tỉnh, mỗi thành phố lập KH phát triển vabản QH vùng (bao gồm KH chỉ tiết, các quy định về SDĐ và các tiêu chuẩn pháttriển) KH phát triển phải tuân thủ các quy định, chính sách của tỉnh; các cơ quankhác phải được tham van trong quá trình chuẩn bị KH Nếu họ không đồng ý với

một KH phát triển được đề xuất, họ có thể khiếu nại đến một hội đồng đặc biệt và

thường KH sẽ không được phê duyệt nếu có phản đối này Việc giải quyết xung đột

thường được thực hiện thông qua thương lượng, thỏa thuận giữa các bên.

Việc lập KH phát triển và bản QH vùng thuộc thâm quyền của chính quyền

các thành phố nhưng phải có sự tham gia ý kiến của các cơ quan khác và khi cácchủ thê này không thống nhất với nhau thì cấp có thâm quyền sẽ không phê duyệt

KH đó, như vậy Việt Nam có thê học hỏi việc kiêm soát chéo giữa các cơ quan liên

15

Trang 21

quan nhằm tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện; đồng thời đảmbảo sự đồng bộ giữa KH phát triển với các KH khác, tránh sự chồng chéo, mâuthuẫn gữa các hệ thống KH trong thực tế.

- Hà Lan:

Đối với Hà Lan, việc lập QH, KHSDD phải trên cơ sở kết quả khảo sát đánh

giá các tham số ở các địa phương: tham sé ky thuat (chat luong đất, đặc điểm địa

hình, hiện trạng sử dụng, các khả năng cải thiện với bên ngoài ); tham số kinh tế(tiềm năng phát triển kinh tế); tham số văn hoá - xã hội (công trình văn hoá, nghệthuật, bảo tồn các truyền thống văn hoá ); các giá trị và tiêu chuẩn xã hội; tham số

môi trường (mức độ ô nhiễm nước và đất, không khí).

Hà Lan đặc biệt coi trọng công tác khảo sát, thu thập các dữ liệu phục vụ cho

việc QHSDĐ, chúng ta có thể học tập Hà Lan việc xây dựng QH, KHSDĐ phải coitrọng kết quả khảo sát thực địa, khảo sát qua các tham số, qua đó sẽ giúp chính

quyền có được cái nhìn tông quát và chỉ tiết nhất về đặc điểm của từng vùng, lãnh

thổ, tránh tình trạng không đúng thực tế, từ đó đưa ra bản QH, KHSDĐ phù hợp,

hiệu quả và có tính bên vững.

Tóm lại, không thể áp dụng một cách tuyệt đối cách làm QH, cách điều chỉnhcủa pháp luật đối với QH của quốc gia này cho quốc gia khác, tuy nhiên trong xuthé hiện nay mang tính kết nối quốc tế thi chúng ta có thé học hỏi kinh nghiệm,nghiên cứu vận dụng những kết quả đạt được của các quốc gia khác cho việc hoàn

thiện pháp luật, khắc phục những bat cập trong công tác QH, KHSDĐ ở Việt Nam.

1.2.3 Thực trạng quy hoạch sử dung đất tại Việt Nam trong thời gian qua

Sau khi công bố Luật Đất đại 1987, công tác quy hoạch sử dụng đất bắt đầuđược vận hành một cách chính thức theo những tinh thần đã nêu ra trên đây, vàđến nay, qua hon 30 năm vận hành, nhìn lại một cách tông quát có thé đi đến maynhận xét chủ yêu sau:

- Công tác quy hoạch sử dụng dat của các cap, các ngành đã đi vào nê nép,

trở thành cơ sở quan trọng dé định hướng cho phát triển thống nhất và đồng

16

Trang 22

bộ; trở thành công cụ dé quản lý, và cũng trở thành phương tiện dé đảm bảo

sự đồng thuận xã hội.

- Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất và đều đã được chính phủ phê duyệt

- Qua trình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đã hình thành

được một hệ thong quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực nay,

đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý, phùhợp với những điêu kiện về nhân lực và cơ sở hạ tâng hiện có.

- Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân

đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới,khu đô thi mới trên phạm vi cả nước; có tac dụng tích cực trong việc điềutiết thị trường, góp phần ôn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao

dịch về dat đai và tô chức các cuộc dau giá quyên sử dung dat.

- Qua trình tô chức thực hiện quy hoạch cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ

sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thê vào sự nghiệp chung có ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng

cô lòng tin của nhân dân vào chính quyên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm

vụ xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh

Những tồn tại chủ yếu trong công tác quy hoạch sử dụng dat là:

- Nhận thức chưa đồng đều, độ đồng thuận chưa cao, còn có ý kiến chorằng không có khái niệm về quy hoạch sử dụng đất mà chỉ có khái niệm về

quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch

nông thôn.v.v do đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị còn

bị hạn chế, thiếu đồng bộ và có trường hợp anh hưởng xấu đến chất lượngquy hoạch, chưa thực chất, còn thiên về hình thức và chạy theo các thủ tụchành chính, tiến hành thống kê, phân bố về số lượng mà thiếu những tínhtoán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường nên tính khả thi của cácphương án quy hoạch không cao; các giải pháp t6 chức thực hiện thiếuđồng bộ, không kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực

17

Trang 23

hiện quy hoạch chưa được coi trọng.

- Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự được coi là cơ sở pháp lý quan trọngtrong việc giao đất, cho thuê dat, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụngđất Nhiều địa phương do buông lỏng quản ly đã dé tự phát chuyển mục

đích sử dụng đất tạo ra tình hình rối loạn trong sử dụng đất và tác động xấu

đến môi trường Một số nơi nôn nóng trong phát triển công nghiệp, muốntranh thủ các nha đầu tư nên đã cho phép thu hồi, san lap mặt bằng mộtlượng lớn dat nông nghiệp dé lập khu công nghiệp, sau đó do thiếu vốn nên

các dự án thực hiện cam chừng, đất đai lại bị bỏ hoang trở thành “dự ántreo”, người bị thu hồi đất mat việc làm dẫn đến lãng phí nguồn lao động

và tài nguyên đất đai Việc chấp hành các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất của các địa phương chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng giao đất, chothuê đất, chuyển quyền sử dụng đất không đúng với quy hoạch, kế hoạch

đã được phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất chưa trở thành “Bản hiến pháp

của đời sống”, tính phô cập chưa cao, có khi lại bị lợi dụng việc điều chỉnh

quy hoạch để làm lợi cho cá nhân hay một nhóm người, quy trình điềuchỉnh quy hoạch chưa thật hợp lý để đảm bảo tính kịp thời, phù hợp vớiyêu câu của thực tiên.

- Việc chuyên đổi số lượng lớn đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp

trong một thời gian ngắn, nhất là tại các vùng trồng lúa có điều kiện canhtác tốt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện mà thiếu cân nhắc đến hiệu quảphát triển kinh tế - xã hội - môi trường lâu dài đã tác động tiêu cực sảnxuất và đời sống của một bộ phân nông dân va de doa mục tiêu đảm bao

an ninh lương thực quốc gia

- Mặc dù việc “dồn điền đổi thửa” đã thực hiện thành công ở nhiều địaphương nhưng chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch chỉnh trang đồngruộng nên đất sản xuất vẫn còn bị phân bố manh mún trên 70 triệu thửa

đất gây trở ngại lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn.

- Diện tích rừng tuy có tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá,

18

Trang 24

suy giảm cả về chất lượng và số lượng; việc quản lý rừng còn nhiều bấtcập, tác động của sản xuất lâm nghiệp đối với quá trình xoá đói giảm

nghèo còn nhiều hạn chế, đa số người dân ở miền núi chưa thé sống 6n

định với nghề rừng, do đó công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triểnrừng còn rât nhiêu khó khăn.

Đất giao thông còn thiếu so với nhu cầu phát triển, mật độ đường bộ đạtmức trung bình trong khu vực nhưng mật độ quốc lộ còn ở mức rất thấp

(0.053km/km”) nếu so sánh với Trung Quốc (0,2 km/km”) hay Thái Lan

(0,11 km/km?) Việc bố trí các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinhdoanh, khu dân cư bám sát các trục đường chính đã ảnh hưởng đến antoàn giao thông, gây lãng phí trong đầu tư và hạn chế khả năng nâng cấp,

mở rộng.

Diện tích đất công nghiệp tuy tăng nhanh (bình quân tang 8.000 ha/năm)nhưng việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải,thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng

bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội.Nhiều khu, cụm công nghiệp không phù hợp với điều kiện và khả năng

thực tế dẫn đến tình trạng triển khai chậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy thấp, dé

hoang hóa trong nhiêu năm.

Các lại đất công trình hạ tầng xã hội như văn hóa, y tẾ, giáo dục, thé dục

thé thao tuy luôn được bố trí tăng cường về diện tích đất, nhưng so với

nhu cầu vẫn chưa đáp ứng được day đủ

Phần lớn đất bãi thải và xử lý chất thải là lộ thiên hoặc đồ tự nhiên tại các

bãi rác tạm, hầu hết các khu vực nông thôn chưa có quy hoạch khu vựcthu gom rác thải; chưa có các khu bãi chôn lap và xử lý chat thải nguy hai

một cách triệt dé và lâu dài

19

Trang 25

CHUONG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DIEU CHỈNH QUY HOẠCH

SỬ DUNG DAT TREN DIA BAN HUYỆN THÁI THUY, TÍNH THÁI

BINH GIAI DOAN 2016-2020

2.1 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội tác động đến việc

điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thái Thụy huyện đồng bang ven biển, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Binh,

có diện tích tự nhiên 26.844,02 ha, chiếm 17,08% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằmtrong toa độ địa lý từ 20027’ đến 20050’ vĩ độ Bắc và từ 106025’ đến 106050’ kinh

độ Đông.

- Phía Bắc giáp thành phố Hải Phòng;

- Phía Đông giáp Bién Đông;

- Phía Tây giáp huyện Đông Hưng và huyện Quỳnh Phụ;

- Phía Nam giáp huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải

Thị trần Diêm Điền là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện cáchthành phố Thái Bình khoảng 30 km và nằm cách không xa khu vực tam giác tăngtrưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có quốc lộ 39 chạyqua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với bên ngoài, góp phần phát triểnkinh tế trên địa bàn Cảng biển Diêm Điền và bờ biển dài là tiềm năng thế mạnhphát triển công nghiệp; thương - mại dịch vụ và nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản

2.1.1.2 Địa hình địa mao

Thái Thụy là huyện ven biến, thấp dan từ Đông Bắc xuống Tay Nam Giữalưu vực có một vùng trũng tập trung là vùng Thái Hồng - Đồng 80, cao độ diễnbiến từ 0,3 m đến 0,5 m Tại các trién sông Sinh, sông Phong Lam, sông Bà Da rải

rác có những vùng đất thấp bám theo 2 bên sông cao độ diễn biến từ 0,4 m đến 0,7

m Trên dải đất dọc theo 27 km từ biển có nhiều vùng đất cao điển hình từ 1,5 m

20

Trang 26

đến 2 m như: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái

Đô, Mỹ Lộc Đặc biệt có vùng cao độ lớn hơn như vùng Bích Du, Thọ Sơn và cácđồng xã Thái Thượng những vùng này phan lớn là đất cát hoặc đất cát pha bac maudinh dưỡng kém độ chua mặn cao không thuận lợi cho việc canh tác Các vùng còn

lại địa hình tương đối bằng phẳng có độ cao trung bình từ 0,1 m đến 1,25 m rất

thuận lợi cho trồng lúa

2.1.2 Đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng dat

Những thay đổi về điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng khíhậu cực đoan, ) đã làm diện tích đất bị xâm nhập mặn, khô hạn, hoang mạc hóa,ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở xảy ra ngày càng nhiều hơn Sự không đồngnhất về địa hình, địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như sự phát triển kinh tế - xã

hội đã tạo nên những vùng lãnh thổ đặc trưng, đồng thời cũng gặp phải những tác

động của sự thay đổi các yếu tố khí hậu đến tài nguyên đất khác nhau Nguyên

nhân của chúng không thé khang định hoàn toàn là do biến động khí hậu nhưngcũng không thể phủ nhận là không chịu ảnh hưởng của BDKH

Thực tế những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình do ảnh hưởng của biếnđổi khí hậu nên các hiện tượng thời tiết như: bão, lụt, áp thấp nhiệt đới xảy ra thấtthường đã trực tiếp ảnh hưởng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhiều ngành sản

xuất và đời sống của người dân Những cơn bão với cường độ ngày càng mạnh đã

tàn phá nhiều cánh rừng ngập mặn cũng như rừng phòng hộ, làm suy thoái hệ sinhthái ven biển, ảnh hưởng lớn tới kinh tế thủy hải sản của địa phương Đặc biệt làcơn bão số 8 đồ bộ trực tiếp vào Thái Bình vào cuối năm 2012 đã gây thiệt hại lớn

về người và tài sản mà nguyên nhân chủ yếu là do anh hưởng của biến đổi khí hậu;trong đó thiệt hại nặng nề nhất là ngành nông nghiệp và hàng nghìn ha ngao bịthiệt hại Các đợt rét đậm, rét hại bất thường kéo dài vào cuối năm 2011 và đầunăm 2012, năm 2018 tại Thái Thụy cho thấy su gia tang của thiên tai và các hiệntượng cực đoan của khí hậu, thời tiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp Sâu bệnh phát sinh trên diện rộng, dịch bệnh gia súc, gia cầmbùng phát ở nhiều nơi gây tâm lý lo ngại, người nông dân không yên tâm đầu tưphát triển sản xuất, cây trồng sinh trưởng chậm, ảnh hưởng thời vụ Nắng nóng kéo

21

Trang 27

dài do tác động của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, dẫn đến nước biểnxâm nhập sâu vào đất liền làm cho đất canh tác tại các địa phương ven biển trongtỉnh bị mặn hóa Trong những năm gần đây, hầu hết các con sông chính chảy qua

địa bàn tỉnh là sông Hong, song Tra Ly, déu dién ra quá trình sat lở bờ sông,

không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân

mà còn đe doa đến tinh mạng của con người

Thời gian tới, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và rõ nét đối

với các vùng ven biên như: Nước biển dâng, mất đất sản xuất nông nghiệp tại các

khu vực ven biển, tình trạng xâm nhập mặn Thời tiết diễn biến ngày càng thấtthường, năng nóng và mưa bão ngày càng phức tạp, không những gây thiệt hại vềngười mà đáng lo ngại hơn là biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi tính thích hợp củanên sản xuất nông nghiệp Khi khí hậu thay đổi, nhiều loại cây trồng truyền thốngkhông còn thích nghi với điều kiện khí hậu mới, nên sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu

qua sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Có thé thấy, biến đối khí hậu dang

tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Thái Thụy

Hiện nay, cùng với việc tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đê

biển, chuyên đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý để thích ứng với tác động của

biến đổi khí hậu, Thái Thụy đang tích cực phát triển, khôi phục lại rừng ngập mặn,rừng phòng hộ bị thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra Đồng thời day mạnh côngtác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp và nhândân về ứng phó với biến đồi khí hậu; đặc biệt là nâng cao nhận thức cộng đồng va

các bên liên quan tích cực trồng mới và khoanh vùng bảo tồn rừng ngập mặn theo

mô hình quản lý khu dự trữ sinh quyền thế giới châu thô sông Hồng Ngoài ra, tỉnh

cũng đang triển khai thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu trong phát triển nôngnghiệp, thủy sản, rừng phòng hộ, quan lý tổng hợp dai ven biển và bảo vệ bờbiển chủ động ứng phó, giảm thiểu tối đa những ton thất do biến đổi khí hậu gây

ra.

2.2 Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về dat đai

2.2.1 Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ

- Số liệu kiểm kê dat dai

22

Trang 28

- Ban đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm

kỳ đầu (2011-2015) của huyện Thái Thụy

- Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Thái Thụy

- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Thái Thụy

- Đồ án quy hoạch nông thôn mới của 47 xã trên địa bàn huyện

- Các loại bản đồ chuyên ngành: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyệnThái Thụy, bản đồ quy hoạch nông thôn mới,

- Các tài liệu khác có liên quan.

2.2.2 Mục đích của công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng dat của huyện

Thái Thụy

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng

đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thái Thụy nhằm thực hiện mục tiêu:

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 — 2015) được Ủyban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1477 QD-UBND ngày 12/7/2013;nhằm nghiên cứu, bổ sung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp vớiphương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng củahuyện giai đoạn 2016 — 2020 theo nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện TháiThụy.

2.2.3 Công tác xây dựng chính sách, pháp luật dat đai của huyện Thái Thụy

UBND huyện đã thực hiện tốt công tác ban hành văn bản quy phạm Các vănbản đã đảm bảo tính pháp lý, kịp thời đáp ứng yêu cầu về chỉ đạo trong công tác

quản lý đất đai ở địa phương

Tham mưu tô chức triển khai tập huấn Luật đất đai 2013 và các nghị địnhmới như: Nghị định số 43/2014/ND - CP của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Dat đai; Nghị định số 44/2014/ND - CP của Chính phủ quy định vềgiá đất; Nghị định số 45/2014/ND - CP của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụngđất; Nghị định số 47/2014/ND - CP của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ,

23

Trang 29

tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và các Thông tư hướng dẫn liên quan cho Chủ

tịch UBND, công chức địa chính các xã, thị trấn

Nhìn chung công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện trong

những năm qua đã được UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường quan tâm chỉđạo thực hiện và đạt kết quả khá tốt Kết quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

đã giúp cho UBND các cấp đánh giá, quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyênđất đai, làm cơ sở hoạch định phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi rộng cũng như phục

vụ cho quá trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thé ở mỗi địaphương, cho từng đối tượng, từng chủ sử dụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục dich sử dụngdat

Thực hiện Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điềucủa luật đất đai; Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất; Nghị định 45/ND-

CP quy định về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi

thường, hỗ trợ tái định cư khi nha nước thu hồi; Thông tư 23/2014/TT-BTNMT vềGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đât;

- Đăng ký đất dai, lập và quản lý hô sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận

quyên sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liên với dat.

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính đã được thực

hiện theo đúng quy định của pháp luật Việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho

hộ gia đình, cá nhân được tập trung triển khai, thực hiện từ năm 1995 trên cơ sởLuật Đất đai 1993 và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật Đề đây mạnh việc cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng, UBND tỉnh ban hành Chi thị số 05/2005/CT-UB

ngày 03/3/2005 về việc day mạnh và hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất; Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 20/6/2006 của UBND tỉnh ban

hành quy định hạn mức đất ở, xác định diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân đang

sử dụng đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư; Công văn

số 401/UBND-NN ngày 04/4/2007 về việc sử lý một số vướng mắc để cấp giấy

24

Trang 30

chứng nhận quyền sử dụng đất cho tô chức; phối hợp với các ngành liên quan (Thuế,Tài chính, Kho bạc) ban hành văn bản liên nghành dé hướng dẫn việc luân chuyền

hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với t6 chức, hộ gia đình, cá nhân

Nhung cho đến nay, tiễn độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dat của huyện vẫn

ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất

dai và Quyết định số 1741/QD-BTNMT ngày 14/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc kiểm tra tình hình thực hiện Luật Đất đai năm 2003 Qua đó pháthiện những yếu kém, vi phạm, những vướng mắc trong trién khai thực hiện Luật Dat dai

dé kip thời điều chỉnh nắm bắt đôn đốc các ngành các xã giải quyết tháo gỡ kịp thời,đồng thời từ đó hoàn chỉnh chính sách đất đai

- Giải quyết tranh chấp về đất dai; giải quyết khiếu nại, t6 cáo trong quản lý

và sử dụng đất đai

Trong quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng, không tránh khỏi nhữngtranh chấp, khiếu nại, tố cáo Đặc biệt, đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, xây ra nhiều tranh

chấp, khiếu nại, tố cáo hơn các lĩnh vực khác Một trong những van đề néi cộm hiện nay

của công tác quản lý đất đai là giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo về dat đai Giải

quyết tranh chấp, khiếu nai,t6 cáo về đất đai với ý nghĩa là một nội dung của công tác

quản lý nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnnhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá

nhân tham gia quan hệ đất đai dé tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật

25

Trang 31

nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý

đối với các hành vi vi phạm luật đất đai.Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

- Thu ngân sách nhà nước

Tổng thu Ngân sách nhà nước (NSNN) huyện Thái Thụy 6 tháng đầu năm

2019 ước đạt 563,43 tỷ đồng

Tổng thu ngân sách địa phương (NSDP) 6 tháng thực hiện 515,87 tỷ

đồng Trong đó, ngân sách cấp huyện thực hiện 338,43 ty đồng; ngân sách cấp xã

2.3 Hiện trang và biến động sử dung dat

Căn cứ kết quả thống kê đất đai năm 2015, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011 — 2015), kế hoạch sử dụng năm 2015, phương hướng phát triển kinh tế -

xã hội năm 2015, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo từng năm; hiện trạng

sử dụng đất năm 2015 của huyện Thái Thụy như sau: Qua tổng hợp số liệu thống

kê, kiểm kê đất đai các năm 2010 (01/01/2010); năm 2014 (31/12/2014) và số liệuhiện trạng sử dụng đất của huyện Thái Thụy năm 2015 Tổng diện tích tự nhiên củahuyện năm 2015 không thay đổi so với năm 2014 nhưng tăng 259,62 ha so với năm

2010 Nguyên nhân chính do xác định lại ranh giới giữa các huyện giáp ranh Đồngthời do thay đổi phương pháp tính số liệu thống kê, kiểm kê theo thông tư 28 (số

liệu được kết xuất từ bản đồ); Nguồn bản đồ dùng để điều tra và xử lý số liệu là

BDDC, quá trình chuẩn hóa, biên tập lại tổng diện tích tự nhiên năm 2014 có thayđổi so với kỳ kiểm kê năm 2010 Cụ thé:

26

Trang 32

Bảng 01: Hiện trạng và biến động sử dụng đất của huyện Thái Thụy giai đoạn

(2011 — 2015)

Nam 2015 Nam 2010

Tang

Co STT Chi tiéu Mã | Dién tich Ĩ Diện tich | (+);

1 DAT NONG NGHIEP NNP | 18490,41 | 68,88 | 19044,25 | -553,84

1.1 | Dat tréng lúa LUA | 13290,11 | 49,51 | 14110,85 | -820,74

Đất chuyên trong lúa nước LUC | 13290,11| 49,51 | 14110,85 | -820,74

Đất trồng cây hàng năm còn1.2 ha HNK 921,71] 3,43) 806,28} 115,43

al

1.3 | Dat trồng cây lâu năm CLN | 102289| 3,81) 910,43] 112,461.4 | Dat rimg phòng hộ RPH 37415| 1,39] 417,58| -43,431.5 | Dat rimg sản xuất RSX 0,00] 0,00 244|_ -2,441.6 | Dat nudi trồng thuỷ san NTS | 2730,14| 10,17] 2683,46| 46,681.7 | Dat làm muối LMU 49,00| 0,18 5045| -1,451.8 | Đất nông nghiệp khác NKH 10242| 0,38 6277| 39,65

2 DAT PHI NÔNG NGHIỆP | PNN | 8186,04| 30,49| 7452,40 | 733,64

2.1 | Đất quốc phòng CQP 6,81 | 0,03 6,88 | -0,072.2 | Dat an ninh CAN 1,09} 0,00 0,39 0,72.4 | Đất thương mai, dịch vụ TMD 6725| 0/25| 108,22| -40,972.5 | Đất cơ sở sản xuất phi nông SKC 7513| 0,23 39,00 | 36,13

27

Trang 33

khoang sanĐất phat triển ha tang cấp2/7 | quốc gia, cap tinh,cap huyện, | DHT | 4933,92| 18,38] 4323,39| 610,53

cap xa2.8 | Đất có di tích lịch sử - văn hóa | DDT 20,97 0,08 14,45 6,522.9 | Đất bãi thải, xử lý chat thải DRA 38,29| 0,14 14,69 23,62.10 | Dat ở tại nông thôn ONT 1983,58 7,39 | 1930,17 53,412.11 | Dat ở tại đô thị ODT 51,06 0,19 51,00 0,062.12 | Đất xây dựng trụ sở co quan TSC 25,30 0,09 26,57 -1,27

Dat xây dựng trụ sở của t62.13 DTS 1,37 0,01 0,19 1,18

chức su nghiệp

2.14 | Đất cơ sở tôn giáo TON 44.09 0,16 34,02 10,07

Dat làm nghĩa trang, nghĩa địa,2.15 - NTD 336,87 1,25 302,32 34,55

nha tang lê, nha hỏa tang

Đất san xuất vật liệu xây

2.16 Và SKX 36,29 0,14 39,64 -3,35

dựng, làm đô gôm2.17 | Dat sinh hoạt cộng đồng DSH 1855| 0,07 15,98 2,57

Đất khu vui choi, giải trí công2.18 DKV 0,86 0,00 0,20 0,66

cộng2.19 | Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 37,38 0,14 32,89 4,49

Đất sông, ngòi, kênh, rạch,

2.20 , SON 475,37 1,77 475,15 0,22

SuÔi2.21 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC 29,05 0,11 35,35 -6,3

28

Trang 34

(Nguon: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thuy)

- Đất nông nghiệp huyện Thái Thuy năm 2015 có 18.490,41 ha chiếm 68,88%tong diện tích tự nhiên của huyện, giảm 553,84 ha so với năm 2010 do

chuyền sang đất phi nông nghiệp và chuyên đổi trong nội bộ đất nông

nghiệp Trong đó, dat trồng lúa nước bị giảm đáng kê (820,74 ha) Tuy

nhiên, nội bộ đất nôn nghiệp có sự chuyền dịch Ta thấy đất trồng cây lâunăm được tăng lên 112,46 ha Đó là một dấu hiệu tích cực của nông nghiệp

Khi mà trồng lúa nước đã dần được áp dụng khoa học công nghệ cao, đảmbảo được sản lượng cho an ninh lương thực thì chuyên dịch sang các loại

cây trồng lâu năm là điều đáng mừng, góp phần gia tăng giá trị kinh tế trên

phi nông nghiệp: thực hiện các dự án được phê duyệt, đất ở đô thị Đặc biệt,

trong giai đoạn 2010-2015 này, đất ở nông thôn tăng lên với diện tích nhiềunhất là 53,41 ha ( đáp ứng được nhu cau đất ở cho dân cư), tăng ít nhất là

đất an ninh và cuối cùng là đất sử dụng cho mục đích khai khoáng có diện

tích không thay đôi

29

Trang 35

- Đất chưa sử dụng huyện Thái Thụy năm 2015, diện tích đất có 167,57 hachiếm 0,62% tổng diện tích tự nhiên của huyện, chủ yếu là đất bằng chưa sử

dụng Chủ yếu là các dự án được phê duyệt Tuy nhiên, tại thời điểm năm

2015 chưa đủ nguồn lực về vốn dé có thé thực hiện nhanh chóng

Tóm lại, biến động đất trên địa bàn Thái Thụy có sự chuyên dịch giữa các nhómđất hợp lí, đáp ứng được cơ bản nhu cầu sử dụng đất của địa phương, mang nhiềudấu hiệu tích cực cho kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thái Thụy nói riêng

cũng như toàn tỉnh Thái Bình nói chung.

2.4 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dung dat đến thời

dụng đất đã được duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh

tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện

Kết quả thực hiện như sau:

- Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2015 được 18.490,41 ha, cao hơn 570,06

ha so với chỉ tiêu được phê duyệt, diện tích đất nông nghiệp cao hơn chỉ

tiêu được duyệt là do một phan đất chuyên sang mục đích phi nông nghiệp

theo quy hoạch nhưng chưa thực hiện được, do xác định lại diện tích theo

kết quả đo đạc theo bản đồ địa chính và xác định lại loại đất.

- Chỉ tiêu đất phi nông nghiệp Trong giai đoạn (2011-2015), đất phi nôngnghiệp thực hiện được 8.186,04 ha, đạt 95,53% so với chỉ tiêu được duyệt

30

Trang 36

(8.568,67 ha), thấp hơn 382,63 ha Nguyên nhân là do các dự án chưa sẵnsàng về mặt nguồn lực dé có thể triển khai dự án đã được phê duyệt.

- Chỉ tiêu đất chưa sử dụng Năm 2015, điện tích đất chưa sử dụng là 167,57

ha cao hơn hắn diện tích đất còn lại được phê duyệt (95,48ha) Nguyênnhân diện tích đất chưa sử dụng tăng so với kế hoạch sử dụng đất đượcduyệt là một số dự án đã được duyệt nhưng chưa thực hiện Con số chênlệch là đáng kể Đây cũng là một trong những điểm đáng lưu ý trong quátrình điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2016-2020

- Đất đô thị Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 được duyệt, đất đô thị là

729,29 ha, kết quả thực hiện đến năm 2015 là 220,06 ha, đạt 30,17%

Nguyên nhân do chưa thực hiện việc mở rộng đất đô thị cũng như phát

triển thi tran mới Thái Ninh theo quy hoạch đã được phê duyệt

Như vậy, dựa trên kết quả thực hiện QH,KHSDD kỳ đầu như trên, làm cơ sở

cho công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn

huyện Thái Thụy.

2.4.2 Những mặt đạt được trong thực hiện sử dụng dat của kế hoạch kỳ đầu

Trong năm qua công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Thái Thụy đã

đạt được những thành quả nhất định:

- Phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển của các ngành các lĩnh vực sử dụng đất trên địa

bàn, góp phần thúc day sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyên dich cơ cấu kinh tế

- Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng dat phi nông nghiệp đã góp phần thực hiện

các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến nông lâm sản phục vụ cho các ngànhcông nghiệp trong nước và xuât khâu

- Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng đitrước một bước tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Các côngtrình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân ngày càng được

nâng cao về mọi mặt Quôc phòng, an ninh, trật tự xã hội ôn định.

- Chủ động dành quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sử

31

Ngày đăng: 04/06/2024, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w