Bên cạnh đó, Tỉnh vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong vấndé quy hoạch kết cấu hạ tang giao thông đường bộ, đòi hỏi phải có kế hoạch chiến lượcvà giải pháp mang tín
KET CAU HA TANG GIAO THONG DUONG BOTHUC TRẠNG QUY HOẠCH KET CAU HẠ TẢNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH HÒA BÌNH2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hòa Bình
Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng (cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km và cách cảng biển Hải Phòng 170 km), phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà
Nam, Ninh Bình Nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Hòa Bình tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; đặc biệt có tuyến đường HL - HB và đường QL.6 chạy qua địa bàn tỉnh, khiến cho việc kết nối giữa Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực khá thuận lợi.
Vị trí địa lý của Hòa Binh có nhiều lợi thé dé phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa, đưa Hòa Bình trở thành trung tâm kinh tế văn hóa của vùng Tây Bắc hiện nay và trong tương lai Hơn nữa, Hòa Bình còn có vai trò rất quan trọng đối với vùng Tây Bắc và cả nước trong việc kết nối với các địa phương khác về du lịch, văn hoá, cung cấp nguồn nhân lực cho các địa phương lân cận.
2.1.2 Địa hình và địa chất Đặc điểm nồi bật của địa hình Hòa Binh là vùng núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 02 vùng rõ rệt:
- Vùng núi cao về phía Tây Bắc với độ cao trung bình từ 500-600 m so với mực nước biển, bao gồm các dải đồi núi lớn, hiểm trở, bị chia cắt nhiều Độ dốc trung bình từ 30-35 độ, có nơi dốc trên 40 độ, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
- Vùng núi thấp năm ở phía Đông Nam với độ cao trung bình 100-200 m so với mực nước biên, gồm các huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ,
Lạc Sơn, thành phố Hoa Bình Dia hình gồm các dai núi thấp, ít bi chia cat, độ dốc trung bình từ 20-25 độ, thuận lợi hơn cho việc di lại. Địa chất khá ôn định, bao gồm cả vùng núi thấp, núi cao, các thung lũng giữa núi trong đó vùng núi thấp và các bồn địa có điều kiện cư trú thuận lợi (địa hình thấp, khá
13 bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có nguồn nước phong phú ) là điều kiện thuận lợi dé phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường Nơi đây đã hình thành nên các vùng Mường trù phú như Mường BI, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động thuộc các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi.
Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh
Hòa Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng âm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 24 độ C, cao nhất 38-39 độ C vào tháng 6 và tháng 7, lượng mưa trung bình từ 1.700-1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm).
- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15-16 độ C, thấp nhất 5 độ C vào tháng 1 và thang 12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2 độ C, lượng mưa từ 100-200 mm (chiếm 10% lượng mưa cả nam).
Do địa hình chia cắt mạnh, độ lệch cao độ lớn và kéo đài nên tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau như: Tiểu vùng núi cao (gồm các xã vùng cao huyện Mai Châu, Tân Lạc, ) có khí hậu đặc trưng của vùng Á nhiệt đới, thường mát mẻ quanh năm (nhiệt độ bình quân 18 — 19 độ C); tiéu vùng ảnh hưởng gió Lào khô hanh (gồm các xã vùng thấp huyện Mai Châu) thường có những đợt gió Tây khô nóng, gió nóng thôi theo mùa vào tháng 5 và tháng 6 hàng năm; tiểu vùng khu vực xung quanh hồ thuỷ điện Hoà Bình khí hậu tương đối mát mẻ, mưa nhiều; các tiểu vùng thấp còn lại của tỉnh có đặc trưng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân năm 22 — 30 độ C. Đặc điểm khí hậu của Hòa Binh phù hợp phát triển nông nghiệp đa dang, cho phép gieo trồng nhiều vụ trong năm và đảm bảo năng suất cao với các cây trồng, nhiệt đới, á nhiệt đới; ở khu vực núi cao có thê phát triên cây trông có nguôn gôc ôn đới.
2.1.4 Khái quát kinh tế - xã hội Quy mô và tăng trưởng kinh tế
Năm 2020, quy mô GRDP tỉnh Hòa Bình theo giá hiện hành là 51.962 tỷ đồng, theo giá so sánh là 29.351 tỷ đồng (số liệu sơ bộ) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo giá so sánh 2010) của cả thời kỳ 2011 — 2020 đạt bình quân 5,9%/năm, trong đó giai đoạn 2011 — 2015 đạt 5,5%/năm, giai đoạn 2016 — 2020 đạt 6,3%/năm (riêng giai đoạn
2016-2019 đạt 6,9%/năm) Về tăng trưởng thời kỳ 2011 — 2020, CN - XD là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 6,9%/năm; dich vu tăng 5,9%/năm; NLTS tăng
Hình 2.1: Tăng trưởng GRDP theo ngành cua tỉnh Hoa Bình thời kỳ 2011 — 2020
Nông, lâm nghiệp Công nghiệp - Xây Dịch vụ Tổng GRDP và thủy sản dựng
Nguồn: Niên giám thong kê tỉnh Hòa Bình các năm 2011, 2015, 2019, 2020
Năm 2020, quy mô GRDP (giá hiện hành) tỉnh Hòa Bình xếp thứ 6 trong số 14 tỉnh thuộc vùng TDMNPB, chiếm 7,7% GRDP toàn vùng So với năm 2015, thứ hạng về quy mô GRDP của tỉnh trong vùng đã giảm từ vị trí thứ 5 xuống vị trí thứ 6, sau các tinh Bac Giang, Thái Nguyên, Phú Tho, Lào Cai, Sơn La Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2016 — 2020 của tỉnh Hòa Bình (6,3%/năm) xếp thứ 6 trong vùng và còn thấp hơn so với mức trung bình của vùng (8,5%/năm).
Về tăng trưởng theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, bình quân 17,5%/năm Các khu vực khác có mức tăng trưởng thấp hơn tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh.
Cơ cầu kinh tế Năm 2020, cơ cấu kinh tế của tỉnh Hòa Bình ghi nhận:
- Khu vực NLTS đóng góp 23,1%;
- Khu vực CN - XD đóng góp lớn nhất với 41,4% Trong đó, khi phân theo ngành cấp 1, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng góp 13,1%, ngành sản xuất và phân phối điện đóng góp 19,2% và ngành xây dựng đóng góp 11,6%;
- Khu vực dịch vụ đóng góp 30,3%;
- Còn lại là 5,3% từ thuế sản phẩm trừ trợ cấp.
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH HÒA BÌNH3.1.1 Các vấn đề cơ bản nhằm cải thiện công tác quy hoạch kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Thứ nhất, cải thiện công tác quy hoạch phải phù hợp với Luật quy hoạch và Luật pháp Việt Nam, phù hợp với điều kiện KT — XH của tinh Hòa Bình.
Thứ hai, quy hoạch cần có kế hoạch kỹ càng, đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng sẵn có của tỉnh.
Thứ ba, quy hoạch phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa của tỉnh với các vùng, xây dựng các hạ tầng giao thông góp phần tăng trưởng kinh tế trong vùng, tạo việc làm cho người dân, bảo vệ môi trường bên vững.
3.1.2 Quan điềm và mục tiêu phát trién
Kết cau hạ tang giao thông cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước, tạo tiền dé cho các ngành kinh tế phát triển Từ đó, day nhanh tốc độ phát triển kinh tế, trên cơ sở quy hoạch kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hòa Bình, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyền, đi lại giữa các vùng Từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong khu vực, thoát khỏi diện tinh phát triển kém.
3.1.3 Đột phá phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ liên kết với các tỉnh Đối với tình hình hiện nay, cần tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông mang tính đột phá trong phát triển KT-XH, như các quốc lộ, tinh lộ quan trọng có tính đối ngoại, đường đô thị, đường đến các khu, cụm công nghiệp, qua các vùng động lực kinh tế của tỉnh, đường kết nối với khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.
Bên cạnh đó, thúc đây nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án công trình giao thông trọng điểm; tranh thủ các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ trung ương, phát huy nội lực đầu tư các công trình trọng điềm. Đường bộ cao tốc
Hoàn chỉnh mở rộng, nâng câp đường nôi cao tôc Hòa Lạc — Hòa Bình, cao tôc
Hòa Bình — Mộc Châu theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc, từ 4 làn xe.
Quốc lộ và đường đối ngoại
Hoàn chỉnh hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh theo quy mô đường cấp III miền núi Một số tuyến quốc lộ quan trọng như QL.6, QL.12B, QL.21, QL.15, QL.6D,
QL.32D mở rộng 4 làn xe hoặc nâng cấp theo tiêu chuân đường bộ cao tốc.
Một số tuyến đường tránh QL.6, QL.12B, QL.21 ưu tiên nghiên cứu, đầu tư dé giảm thiêu vân đê ùn tắc và tiêm ân nguy hiêm gây tai nên trên các tuyên quôc lộ.
Hệ thông đường tinh Đầu tư hoàn thiện các tuyến đường tỉnh có quy mô tối thiêu đạt cấp IV miền núi trở lên, đường tỉnh chính đạt cấp III miền núi; nâng cap hệ thống đường giao thông nông thôn đạt chuẩn theo tiêu chuẩn thiết kế đường bộ Xem xét đầu tư một số tuyến đường tỉnh quan trọng, đoạn đường kết nối từ đường tỉnh đến các khu công nghiệp, các khu chế biến, các tuyến đường có tính chất kết nối liên vùng theo quy mô đường cao tốc địa phương dé phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo có kết nối đường bộ thuận lợi với các huyện của tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam và Thành phố Hà Nội.
3.1.4 Quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị trong tỉnh
Thiét kê tận dụng tôi da mạng lưới đường hiện trang, phát triên câu trúc mạng lưới đường, mỗi khu vực nêu trên có các trục đường chính đô thị với chức năng kết nối giao thông và chức năng tạo cảnh quan đô thị.
Mạng đường cơ bản được thiết kế dạng lưới ô vuông, chú trọng thiết kế các trục đường chính liên kết 2 bờ sông Đà và liên kết giữa các khu đô thị mới như Yên Mông,
Chăm Mát, Trung Minh với đô thị trung tâm.
Nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ qua thành phố; đường tỉnh lộ 434 đóng vai trò là đường chính kết nối đô thị Yên Mông với trung tâm thành phó, dự kiến mở rộng lên quy mô 30m; đường tỉnh 435 là tuyến chính kết nối trung tâm thành phó với cảng Thượng Lưu nâng cấp mở rộng lên quy mô đường cấp III.
Duy trì, củng cố mạng lưới giao thông hiện có, nâng cấp một số tuyến quan trọng, từng bước đưa vào cấp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn Xây dựng mới một số tuyến đường nhằm đảm bảo tất cả các xã, trung tâm cụm xã đều có đường cho phương tiện cơ giới vào tới trung tâm.
3.2 Một số giải pháp 3.2.1 Giải pháp về công tác quy hoạch
Sử dụng những tiềm năng sẵn có, thế mạnh riêng của tỉnh để có thể lập quy hoạch một cách tối ưu nhất, xác định lĩnh vực, địa bàn trọng điểm dé xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Công tác quy hoạch cần phải có kế hoạch từ trước, tránh tình trạng chắp vá gây chồng chéo chỉ phí.
3.2.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách
Thứ nhất, rà soát, sửa đôi hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý, đề xuất thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù dé huy động mọi nguồn lực và rút ngắn tiến độ đầu tư kết cầu hạ tầng đường bộ; đánh giá, nhân rộng các mô hình về thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư thành công ở trung ương và các địa phương.
Thứ hai, xây dựng cơ chế tăng cường phân cấp trong công tác đầu tư, quản lý hệ thong kết cau hạ tang giao thông theo hướng giao các địa phương là cơ quan có thâm quyền, cơ quan quyết định đầu tư kết cau hạ tang đường bộ.
PHAN KET LUẬNQuy hoạch kết cấu hạ tang giao thông đường bộ có vai trò hết sức quan trọng thúc đây phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình Tuy nhiên thực trạng kết cấu cơ sở hạ tang tại tỉnh Hòa Bình còn đang chưa đồng bộ, chồng chéo chi phí, xuống cấp, đầu từ vẫn còn dàn trải Đề khắc phục được một cách căn bản những hạn chế, yếu kém đó, cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Đây là vấn đề cap thiệt hiện nay Chuyên đê đi nghiên cứu sâu vào vân đê này.
Chuyên đề đã phân tích hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại tỉnh Hòa Bình Xác định những điểm mạnh, điểm yếu của Hòa Bình cũng như những cơ hội và thách thức bên ngoài để tỉnh xem xét Trong quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hòa Bình được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, cải thiện điểm yếu, tận dụng cơ hội, day lùi thách thức dé thúc đây sự phát triển toàn diện của tỉnh.
Chuyên đề đã đưa ra đề xuất quy hoạch giai đoạn năm 2021 — 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đưa ra các phương án khác về vấn đề hạ tầng giao thông đường bộ Những dự án cao tốc là điều cần thiết dé có thé khang định vị thế của tinh Các dự án đường cao tốc trong vùng và liên tỉnh (bao gồm đường cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình và Hoà Bình - Mộc Châu) khi hoàn thành dự kiến sẽ thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội và liên kết của Hoà Bình với Hà Nội và các tỉnh lân cận, cũng như tăng Hòa Bình hấp dẫn các nhà đâu tư tiêm năng.
Quy hoạch kết cấu hạ tang giao thông đường bộ của một tỉnh là một van dé rat lớn, phức tap, hon nữa thời gian nghiên cứu chuyên đề còn hạn chế nên không thé tránh khỏi những sai lầm, khiếm khuyến trong bài Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn.
Xin trân trọng cảm ơn.