TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HOÀ BÌNH TẠ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HOÀ BÌNH TẠI THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH - TỈNH HOÀ
BÌNH
NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 306
Giáo viên hướng dẫn : TS Đinh Quốc Cường
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Thu
Khoá học : 2007 – 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp, đến nay khoá luận đã được hoàn thành Bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm Nghiệp cùng tập thể cán
bộ, công nhân Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình, thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Quốc Cường vì đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Quản lí Tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm Nghiệp cùng toàn thể cán bộ, công nhân Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình, thành phố Hòa Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của bản thân còn ít nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy,
Cô, các nhà khoa học và các bạn sinh viên
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Lệ Thu
Trang 3MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1 Khái quát về chất thải rắn và rác thải sinh hoạt 2
1.1.1 Chất thải rắn 2
1.1.2 Rác thải sinh hoạt 3
2.2 Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và ở Việt Nam 8
2.2.1 Quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới 8
2.2.2 Quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 11
Chương 2: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 15
2.2 Nội dung nghiên cứu 15
2.3 Đối tượng nghiên cứu 15
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.3.2 Đối tượng khảo sát 15
2.3.3 Phạm vi nghiên cứu 15
2.3.4 Địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu 16
2.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp: 16
2.4.3 Phương pháp điều tra số liệu ngoại nghiệpError! Bookmark not defined 2.4.4 Phương pháp điều tra qua bảng hỏi 19
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp: 22
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ……… ……24
3.1 Điều kiện tự nhiên 24
3.1.1 Vị trí địa lý 24
3.1.2 Đặc điểm địa hình 24
3.1.3 Khí hậu 25
3.1.4 Thủy văn 25
3.1.5 Các nguồn tài nguyên 25
3.1.6 Cảnh quan môi trường 27
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 27
3.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế 27
3.2.2 Dân số 27
3.2.3 Giáo dục - Y tế - Văn hóa - Thể thao 28
3.3 Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình 29
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
4.1 Thực trạng rác thải tại thành phố Hòa Bình 33
4.1.1 Các nguồn phát thải rác 33
4.1.2 Thành phần rác thải sinh hoạt 33
4.1.3 Mức phát thải 35
Trang 44.2.1 Môi trường không khí 38
4.2.2 Môi trường đất 39
4.2.3 Môi trường nước 40
4.2.4 Ảnh hưởng của rác đến sức khỏe người dân và công nhân làm việc tại công ty 40
4.3 Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt của công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình 42
4.3.1 Cơ cấu – tổ chức của công ty 42
4.3.2 Hoạt động thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt 43
4.3.3 Hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt 51
4.4 Đề xuất một số giải pháp 52
4.4.1 Tăng hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải 52
4.4.2 Tăng cường giáo dục môi trường 57
4.4.3 Xây dựng các quy chế, hương ước về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư thành phố Hòa Bình và khu vực xung quanh bãi chôn lấp rác 58
4.4.4 Nâng cao hiệu quả quản lý 59
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.2 Tồn tại 60
5.3 Khuyến nghị 61
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Thành phần & tính chất rác thải tại một số đô thị Việt
Nam năm 2010
6
Bảng 1.4 So sánh hoạt động quản lý rác thải giữa các nước có
mức thu nhập bình quân trên đầu người khác nhau
9
Bảng 4.3 Mức phát sinh rác thải sinh hoạt bình quân theo đầu
người trong một ngày/ đêm từ năm 2009 - 2011
37
Bảng 4.5 Kết quả phỏng vấn - đánh giá của người dân về công
tác quản lý rác thải sinh hoạt của công ty
47
Bảng 4.6 Kết quả phỏng vấn - đánh giá của công nhân
làm việc tại công ty
49
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 4.3 Biến động rác thải sinh hoạt trong một ngày đêm tại
thành phố Hòa Bình từ năm 2009 - 2011
37
Biểu 4.5 Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố
Hình 4.1 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của thành phố Hòa
Bình
33
Hình 4.5 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt 56
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng, hiện đang là vấn đề hết sức bức xúc đối với công tác vệ sinh môi trường của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam Môi trường sống có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người, với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bảo vệ môi trường sống là việc làm quan trọng và bắt buộc Hiện nay rác thải sinh hoạt là một nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người và đời sống sinh vật
Thành phố Hòa Bình sau những năm đổi mới đã thu được nhiều kết quả tốt về mọi mặt, bộ mặt thành phố đã thay đổi rõ nét, tốc độ đô thị hóa cao, các công trình kiến trúc xây dựng ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú Kinh
tế phát triển, đời sống vật chất của cộng đồng được nâng cao, kéo theo đó là
sự gia tăng về khối lượng - thành phần rác thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống Vì vậy vấn đề rác thải sinh hoạt đã và đang là một trong những vấn đề cấp bách của công tác vệ sinh môi trường ở thành phố Hòa Bình Trong khi đó hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt chưa đồng bộ, nhất là quá trình thu gom - vận chuyển - xử lý rác thải chưa triệt để, dẫn đến tình trạng mất vệ sinh môi trường, gây mất cảnh quan đô thị
Là một sinh viên ngành khoa học môi trường với tình yêu quê hương là thành phố Hòa Bình, yêu môi trường xanh - sạch - đẹp, mong muốn hạn chế
sự ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường đô thị tại thành phố Hòa Bình nói riêng và toàn tỉnh Hòa Bình nói chung Vì vậy, tôi đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt của công
ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình”
Đề tài đặt ra mục tiêu đánh giá được thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt của công ty cổ phần môi trường đô thi Hòa Bình và đề xuất được một số giải pháp góp phần bảo vệ môi trường thành phố Hòa Bình Chúng tôi tin các kết quả của đề tài sẽ là những tri thức có ích cho việc bảo vệ môi trường thành phố Hòa Bình xanh - sạch - đẹp
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát về chất thải rắn và rác thải sinh hoạt
1.1.1 Chất thải rắn
1.1.1.1.Khái niệm chất thải rắn
Chất thải được hiểu là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ y tế, du lịch, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ hoạt động hoạt động sản xuất và hoạt động sống
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [7; 8; 9; 10]
1.1.1.2 Phân loại chất thải rắn
Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách:
a) Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
b) Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt các chất hữu cơ, vô
cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
c) Theo nguồn gốc tạo thành
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại
Trang 9- Chất thải rắn công nghiệp: Là những chất thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thừa chế biến sữa, từ các lò giết mổ…
- Chất thải xây dựng: Là phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình… thải ra
d) Theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ bị thối rữa, các chất dễ gây nổ hoặc các chất thải phóng
xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người, động vật và cây cỏ
- Chất thải y tế nguy hại: Là những chất có chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
- Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
1.1.2 Rác thải sinh hoạt
1.1.2.1 Khái niệm
Rác thải sinh hoạt (hay còn gọi là chất thải rắn sinh hoạt) là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói
vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ hoa quả…; Các chất hỗn hợp: các chất hỗn hợp có kích thước lớn hơn 5mm; các chất có kích thước nhỏ hơn 5 mm Trong đó rác hữu cơ chiếm lượng lớn nhất,
trung bình ở các đô thị nước ta thành phần hữu cơ chiếm 55%
Trang 10Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt rác thải sinh hoạt thành các loại sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… các loại rác thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm Ngoài các loại thức ăn
dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ
- Chất thải trực tiếp từ động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải từ các khu sinh hoạt của dân cư
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau khi đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than
- Các chất thải đường phố có thành phần chủ yếu là cành cây, que, củi, nilon,
vỏ bao gói
Mức phát sinh rác thải phụ thuộc chủ yếu vào mức sống trung bình của người dân tại những khu đô thị Tại các khu đô thị ở Hoa Kỳ, mỗi người tạo
ra hơn 700 kg/năm, ở Tây Âu và Úc vào khoảng 600 - 700 kg/người/năm, sau
đó đến Nhật bản, Hàn quốc và Đông Âu khoảng 300 - 400 kg/người/năm.[13]
Theo ước tính của Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, năm 2010, lượng chất thải của cả nước khoảng trên 31,5 triệu tấn Trong đó, lượng rác thải công nghiệp khoảng 5,5 triệu tấn và trên dưới 1 triệu tấn rác thải nguy hại Dự tính, tổng số chất thải rắn phát sinh trong năm 2015
sẽ khoảng 43,6 triệu tấn (trong đó 9,6 triệu tấn chất thải công nghiệp và 1,8 triệu tấn từ các làng nghề)…
Trang 11Bảng 1.1: Lượng rác thải của các đô thị Việt Nam
Các đô thị
Tổng lượng rác thải (m3/ngày)
Rác sinh hoạt (m3/ngày)
Tỷ lệ rác sinh hoạt trên tổng
lượng rác thải (%)
(Nguồn: Nguyễn Thị Anh Thu,“Chất thải rắn sinh hoạt
ở các đô thị Việt Nam”, 2001)
Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45 - 60% tổng lượng chất thải; tỷ lệ thành phần nilon, chất dẻo chiếm từ 25 - 35%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 40 - 55%
Tính chất của rác thải có vai trò quyết định đến việc lựa chọn các phương pháp quản lý và xử lý rác thải Trong đó:
- Tỉ trọng: Ở các nước đang phát triển, tỉ trọng rác thải cao hơn ở các nước phát triển Tại Hoa Kỳ tỉ trọng là 100 kg/m3, ở Anh là 150 kg/m3, ở Singapore
là 175 kg/m3, Thái lan là 250 kg/m3, Indonesia là 230 kg/m3… Tỉ trọng của chất thải rắn quyết định việc lựa chọn trang thiết bị vận chuyển, thu gom
- Độ ẩm và độ tro của rác thải đô thị cũng ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp
Ở Việt Nam, các đô thị khác nhau thì thành phần và tính chất rác thải
cũng khác nhau, thể hiện ở bảng 1.2
Trang 12Bảng 1.2: Thành phần & tính chất rác thải tại một số
đô thị Việt Nam năm 2010
Nội
Hải Dương
Hải Phòng
Hạ Long
Thành phố
Hồ Chí Minh
42,10 14,90 0,41
55,40 9,25 0,45
46,80 11,20 0,40
44,60 13,50 0,45
(Theo Nghiên cứu của Viện môi trường và PTBV 2010)
Khoa học công nghệ càng phát triển thì những sản phẩm mà con người tạo ra ngày càng trở lên phức tạp và tinh vi Theo đó, chất thải con người thải
ra cũng trở lên phức tạp cả về thành phần lẫn tính chất và khó xử lý hơn, tính chất độc hại của rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng
1.1.2.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là loại rác chiếm khối lượng lớn và gây mất mỹ quan trên diện rộng Ngày nay rác thải có thành phần và tính chất không ổn định, thường thay đổi theo xu hướng thành phần ngày càng phức tạp và mức độ độc hại ngày càng tăng Vì vậy rác thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt
để là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Trang 13Đối với môi trường không khí, bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô nhiễm không khí Rác có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi thối khó chịu như: CO2, CO, H2S, CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp Khí mêtan có thể gây cháy nổ nên rác thải cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại Khi đốt rác cũng gây ô nhiễm không khí do các sản phẩm trong quá trình đốt tạo ra các chất độc hại như:
CO2, H2S, SO2… khói nơi đốt rác có thể làm giảm tầm nhìn xa, gây cháy nổ
và nguy cơ gây hỏa hoạn những vùng lân cận
Đối với môi trường đất, các loại rác thải nguy hại khó phân hủy sinh học như pin, mực viết, dầu máy…làm thay đổi thành phần đất, các chất độc đi vào cơ thể con người qua chuỗi thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người Các thành phần dễ phân hủy sinh học thường phân hủy thành những chất có khả năng kết hợp với nhau tạo thành những chất độc hại theo nước thấm vào đất gây ô nhiễm đất
Đối với môi trường nước, rác thải sinh họat của các hộ dân sống gần lưu vực nếu không được thu gom thì ao hồ, ven sông thường là nơi vứt rác thường xuyên gây ô nhiễm nước ao hồ, sông suối do các chất dễ phân hủy phân tán làm nước có màu và mùi khó chịu và những chất khó phân hủy thì trôi nổi hoặc tụ thành đống… làm ảnh hưởng dòng chảy và các sinh vật dưới nước Ở những nơi có bãi chôn lấp rác, nước rỉ ra từ bãi rác cũng gây ô nhiễm nặng đến nguồn nước lân cận Bảng 1.3 nêu kết quả khảo sát chất lượng nước rác ở một số bãi rác chôn lấp ở Việt Nam thông qua các chỉ số nhu cầu oxi sinh hóa BOD5, chất rắn huyền phù SS, khuẩn E.Coli
Trang 14Bảng 1.3: Chất lượng nước rác của một số bãi chôn lấp
Tên và địa điểm bãi
Collform (MPN/100ml)
(Nguồn: CENTEMA 05-06/2010; CERECE 2009)
Rác thải sinh hoạt có chứa thành phần nguy hại như pin, mực viết, dầu máy… được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây lên ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại đối với người dùng Nhưng khi các thành phần này kết hợp với nhau sẽ tạo ra những phản ứng có hại đi vào thực phẩm gây ngộ độc ở người Rác thải sinh hoạt cũng gây mất mỹ quan đô thị,
nó được phản ánh qua sự nhìn nhận của chính những người dân đô thị Rác còn ảnh hưởng đến những hoạt động phát triển kinh tế xã hội, du lịch, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa, hành vi ứng xử
2.2 Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và ở Việt Nam
Khoa học công nghệ càng phát triển thì những sản phẩm mà con người tạo ra ngày càng trở lên phức tạp và tinh vi Theo đó, chất thải con người thải
ra cũng trở lên phức tạp cả về thành phần lẫn tính chất và khó xử lý hơn, tính chất độc hại của rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng Ở những nơi khác nhau trên thế giới hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt có những điểm khác nhau nhưng cùng hướng tới mục tiêu chung là giảm thiểu những tác động có hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường và sức khỏe con người, nhằm đảm bảo môi trường trong sạch và phát triển bền vững
2.2.1 Quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc quản lý rác thải đã và đang được thực hiện theo xu hướng toàn cầu hóa nhằm giải
Trang 15quyết một cách hiệu quả vấn đề rác thải, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và
môi trường
Giữa các quốc gia khác nhau thì thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt biến động cũng khác nhau Hoạt động quản lý rác thải là công việc phức tạp và có đặc điểm khác nhau ở những quốc gia khác nhau
Bảng 1.4: So sánh hoạt động quản lý rác thải giữa các nước có mức thu
nhập bình quân trên đầu người khác nhau
nhập thấp
Các nước thu nhập trung bình
Các nước có thu nhập cao GDP
- Các qui định hầu như không
có
- Không có số liệu thống kê
- Chiến lược môi trường quốc gia
- Có cơ quan môi trường
-Luật môi trường
- Một vài số liệu thống kê
- Chiến lược môi trường quốc gia
- Cơ quan môi trường quốc gia
- Qui định chặt chẽ và cụ thể
- Nhiều số liệu thống kê
Xử lý chất thải
- Điểm chứa chất thải bất hợp pháp >50%
- Tái chế không chính thức từ 5%
- 15%
- Bãi chôn lấp
>90%, bắt đầu thu gom có chọn lọc
- Tái chế có tổ chức 5%
- Thu gom có chọn lọc, thiêu đốt, tái chế
>20%
(Theo Cơ quan dịch vụ Môi trường Veolia và Cyclope 2010)
Bảng 1.4 so sánh hoạt động quản lý rác thải giữa các nước có mức thu nhập bình quân trên đầu người (GDP) khác nhau năm 2009 Ứng với các nước có thu nhập thấp gồm các nước như Ấn Độ, Ai Cập, các nước Châu Phi; các nước có thu nhập trung bình gồm Achentina, Đài Loan, Singapo, Thái
Trang 16Lan, EUNMS 10 (EU new member states); các nước có thu nhập cao gồm Hoa Kỳ, các nước khối thị trường chung Châu Âu EU (như Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Luych Xăm Bua, …), Hồng Kông
Tại Công hòa Italia rác sau khi thu gom được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp Hầu như 100% rác được mang chôn lấp ở các thung lũng miền núi nuớc Italia, thậm chí còn chôn lấp ở cả các bãi rác tại Châu Phi Việc thu gom rác ở các đô thị đều do các công ty đấu thầu đảm nhiệm Đến nay đã có các dấu hiệu rác ô nhiễm các thành phố do thiếu bãi chôn, do chuyên chở không kịp thời Ví dụ trong những tháng đầu năm 2008 rác ùn lên tại thành phố Maclô do không có bãi chôn gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng và làm giảm 70% lượng khách du lịch đến thành phố này [2]
Tại Hoa Kỳ công việc thu gom quản lý rác thải đã đạt đến trình độ cao Các công ty đã áp dụng cả phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt Rác được tái chế thành phân vi sinh cũng như các đồ dùng thủy tinh, nhựa khác nhau Việc chế biến theo phương pháp đốt cũng thải rất nhiều CO2 vào bầu
trời trong khi Hoa Kì vẫn không ký Nghị định thư Kyoto
Nhìn chung rác thải sinh hoạt được sử dụng theo các hướng sau đây:
Hình 1.1: Các hướng sử dụng rác thải sinh hoạt
Vải vụn, cao su,
da thuộc,giẻ rách
Xà bần, sành sứ, chất trơ,
Chất hữu cơ dễ phân huỷ,
Tái chế
Thiêu đốt
Chôn lấp
Chôn, thiêu đốt, chế biến phân
Rác thải
sinh hoạt
Giấy, kim loại, nhựa dẻo,
Trang 17Sự không đồng nhất quy định về quản lý giữa các quốc gia dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý rác thải theo xu hướng toàn cầu Thêm vào đó là xu thế biến rác thải thành tài nguyên mở ra một thị trường thương mại mới làm việc quản lý thêm phần phức tạp hơn Đồng thời nguồn tài chính cho các hoạt động quản lý rác thải còn hạn chế Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc giữ vệ sinh môi trường sống còn chưa cao, đặc biệt tại các nước đang phát triển và nước nghèo
Tóm lại: Quản lý rác thải sinh hoạt là vấn đề then chốt cho bảo vệ môi trường Từng quốc gia, từng đô thị phải có những chiến lược, những hành động phù hợp mới có thể giúp cho việc quản lý rác thải mang lại hiệu quả tốt nhất
2.2.2 Quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh (Năm 2011: 6,5%), kéo theo đó là lượng phát sinh rác thải sẽ tăng nhanh chóng trong những năm tới Quản lý lượng rác thải phát sinh này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam không chỉ vì chi phí cho quản lý rất lớn mà còn vì những lợi ích do quản lý hợp lý đem lại đối với đời sống của người dân và sức khỏe cộng đồng
Theo ước tính của Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, năm 2010, lượng rác thải của cả nước khoảng trên 31,5 triệu tấn Trong
đó, lượng rác thải công nghiệp khoảng 5,5 triệu tấn và trên dưới 1 triệu tấn rác thải nguy hại Dự tính, tổng số chất thải rắn phát sinh trong năm 2015 sẽ khoảng 43,6 triệu tấn (trong đó 9,6 triệu tấn chất thải công nghiệp và 1,8 triệu tấn từ các làng nghề)… Trong đó, khoảng hơn 80% (khoảng 34,8 triệu tấn/năm) là rác thải từ các hộ gia đình, các nhà hàng, các khu chợ, khu kinh doanh
Rác thải sinh hoạt chủ yếu được phát sinh từ các đô thị, nơi số dân chỉ chiếm khoảng 24% dân số cả nước Hàng năm đô thị phát thải tới 6 triệu tấn chiếm 50% rác thải sinh hoạt cả nước Trung bình mỗi người dân đô thị Việt
Trang 18Nam thải 0,7 kg rác thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở nông thôn
Khối lượng phát sinh rác thải như vậy đặt ra yêu cầu bức bách về quản
lý và xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường Ở Việt Nam, việc quản lý rác thải sinh hoạt thường do các công ty môi trường đô thị thực hiện Lĩnh vực quản
lý bao gồm: Xử lý rác thải gồm thu gom, tiêu hủy, xử lý và tái chế; Các vấn
đề quản lý gồm chính sách, thể chế, tài chính và ngân sách
Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp đối với các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng như: Luật bảo vệ môi trường năm 2005; Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể về quản lý chất thải rắn như tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 90% Bên cạnh đó
có các hướng dẫn về quản lý và xử lý chất thải rắn như Nghị Định 59/2007 về quản lý chất thải rắn; Quyết Định số 152/1999/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020… Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn kĩ thuật khác như tiêu chuẩn Việt Nam 6696:2000 - Chất thải rắn về Bãi chôn lấp hợp vệ sinh…
Các hoạt động Nghiên cứu và triển khai về Quản lý rác thải đang được thực hiện nhưng còn nhiều hạn chế Các hoạt động này chủ yếu được Chính phủ tài trợ thông qua các Viện nghiên cứu của Bộ xây dựng và một số các đơn vị khác như Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, Viện khoa học công nghệ và môi trường Trọng tâm của các hoạt động này tập trung vào quy hoạch và các công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
Trong những năm qua, quản lý rác thải đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần xem xét và khắc phục:
- Hệ thống các văn bản pháp quy còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, còn thiếu các văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn, các hệ thống tiêu chuẩn
- Năng lực quản lý còn nhiều hạn chế như thiết bị và nhân lực có trình độ hạn chế
Trang 19- Công nghệ xử lý đơn giản, lạc hậu nên xử lý không triệt để, gây một số nguy
cơ môi trường
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thu gom, vận chuyển còn thiếu hụt, rác thải không được phân loại, xử lý và chôn lấp không hợp vệ sinh, không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo Luật bảo vệ môi trường
- Thiếu công cụ quản lý, các công cụ hầu như chỉ là hình thức trên giấy tờ chưa áp dụng thực tế
- Ý thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường còn yếu
Một số sinh viên Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường - Trường Đại học Lâm Nghiệp, đã có một số đề tài nghiên cứu về rác thải, cụ thể: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bãi chôn lấp rác Núi Bông - thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc; Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt của công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh; Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội… Bước đầu các đề tài nghiên cứu đã nêu được hiện trạng rác thải tại khu vực nghiên cứu, đánh giá được công tác quản lý rác thải tại nơi nghiên cứu,
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải
Trong thời gian đã qua, tại thành phố Hòa Bình chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề rác thải sinh hoạt, cũng không có những số liệu và các báo cáo
chính thức về vấn đề này Vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt của công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình” Bước đầu tôi đã
nêu được thực trạng rác thải sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình và tính toán rồi đưa ra được những con số cụ thể về lượng rác bình quân đầu người trong một ngày-đêm, thành phần rác thải sinh hoạt, mức phát thải… đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt của công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình và đề xuất giải pháp cho vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình
Trang 20Hiện nay công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình được thực hiện bởi hai công ty: Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình
và Công ty TNHH vệ sinh môi trường xanh Hòa Bình Trong đó, Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đã có rất nhiều đổi mới trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những tồn tại khó khăn chung, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về khối lượng - thành phần - tính chất rác thải sinh hoạt Vì vậy đòi hỏi cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt của thành phố Hòa Bình
Trang 21Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung: Góp phần bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam
+ Mục tiêu cụ thể: Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp cho vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt của công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình
2.2 Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực trạng rác thải tại thành phố Hòa Bình
+ Nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý rác thải của công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình
+ Đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề rác thải tại thành phố Hòa Bình
2.3 Đối tượng nghiên cứu
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý rác thải của công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình
2.3.2 Đối tượng khảo sát
+ Khảo sát về rác thải: khối lượng, thể tích, chủng loại, nguồn thải…
+ Khảo sát môi trường của thành phố Hòa Bình, nhất là những nơi tồn đọng rác
+ Khảo sát về cơ cấu tổ chức, phương tiện, trình độ làm việc, nhân lực, vật lực, tài lực trong quá trình thu gom - vận chuyển - xử lý rác
+ Khảo sát về sức khỏe công nhân làm việc trong công ty và của người dân thành phố
2.3.3 Phạm vi nghiên cứu
Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình
Thời gian từ 02/02/2011 đến 29/04/2011
Trang 222.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu trên, đề tài đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu
Phương pháp này được sử dụng để thu thập tài liệu, số liệu sẵn có của công ty hoặc của các cơ sở nghiên cứu khác nhằm giảm thiểu nội dung điều tra và hoàn thiện số liệu cho những công việc không tiến hành được Các số liệu kế thừa trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
+ Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thành phố Hòa Bình
+ Các quy định pháp lý có liên quan
+ Các báo cáo và công trình nghiên cứu có liên quan như: Báo cáo hiện trạng môi trường, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020
+ Cơ cấu tổ chức, hoạt động của công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình như số liệu trong quá trình vận chuyển - thu gom - xử lý rác…
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
2.4.2.1 Khảo sát trực tiếp các hoạt dộng quản lý rác thải sinh hoạt của công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình
1 Khảo sát toàn bộ địa bàn quản lý của công ty nhằm thấy được hiện trạng môi trường rác thải sinh hoạt của thành phố
2 Điều tra phân loại rác tại các điểm tập kết rác của thành phố Hòa Bình
3 Điều tra hệ thống, phương pháp thu gom - vận chuyển của hoạt động quản
lý rác thải theo tuyến điều tra theo hành trình của xe vận chuyển rác Gồm: 4 tuyến tương đương với 9 hành trình Trong đó: 3 tuyến buổi tối (từ 18h30 đến
23h) và 1 tuyến buổi sáng (từ 5h30 đến 11h
)
Cụ thể:
* Tuyến 1: Trung tâm thành phố
+ Hành trình 1: Siêu thị AP Plaza - Trường trung cấp y tế - Bệnh viện tỉnh Hòa Bình - Bến xe cũ - Trước cửa quán Karaoke 212 - Xưởng sản xuất bánh Phú Thủy - Bãi chôn lấp rác
Trang 23+ Hành trình 2: Khách sạn Đồng Lợi - Chợ Nghĩa Phương - Sân vận động tỉnh Hòa Bình - Bãi chôn lấp rác
+ Hành trình 3: Sở GTVT tỉnh Hòa Bình - Bến xe cũ - Khách sạn Đồng Lợi - Sân vận động tỉnh Hòa Bình - Bãi chôn lấp rác
* Tuyến 2: Sông Đà
+ Hành trình 1: Khu tập thể chuyên gia - Chợ Hữu Nghị - Ngã tư trường Hoàng Văn Thụ - Ngã tư trường cao đẳng nghề Việt Xô - Bãi chôn lấp rác + Hành trình 2: Nhà văn hoá Thịnh Lang - Cảng chân dê - Cây xăng Tân Thịnh - Trước cửa nhà hàng làng Ngói - Chợ Tổng - Bãi chôn lấp rác
+ Hành trình 3: Chợ Vồ - Khu tập thể chuyên gia - Chợ Mới - Ngã tư trường Hoàng Văn Thụ - Ngã tư trường cao đẳng nghề Việt Xô - Bãi chôn lấp rác
* Tuyến 3: Chăm Mát
+ Hành trình 1: Chợ Phương Lâm - Nhà hàng Mạnh Ngân - Gốc đa UBND tỉnh - UBND tỉnh - PCCC - Gương cầu - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng đường bộ 222 - Doanh trại quân đội tỉnh - Cầu sắt - Trường mầm non Chăm Mát - Cầu Mát - PCCC - Bãi chôn lấp rác
+ Hành trình: Biển bia 2 - Công ty SANKOH (SKVN) - Công ty đường hầm
cũ - Ngã ba đường hầm - Công ty R - Công ty cổ phần Hoàng Gia - Chợ Phương Lâm - Gốc đa UBND tỉnh - Chợ Thái Bình - Ngã ba Chăm Mát - Cầu Mát - Bãi chôn lấp rác
* Tuyến 4: Bờ phải sông Đà
* Tuyến 5: Bờ trái sông Đà
Tuyến 4 và tuyến 5, định kỳ thu gom - vận chuyển rác tồn từ tối ngày hôm trước và rác mới phát sinh vào buổi sáng, đồng thời lấy rác tại các cơ quan theo lịch nêu ở bảng trong phần phụ lục 01
2.4.2.2 Điều tra phân loại rác
Thu thập số liệu về lượng rác, thành phần rác, mức phát thải bình quân đầu người… tại thành phố Hòa Bình
Dụng cụ lấy mẫu: túi nilon, găng tay cao su, cân đồng hồ
Trang 24Số lượng mẫu điều tra: Tiến hành điều tra rác thải sinh hoạt của 40 hộ dân thuộc 8 phường tại thành phố Hòa Bình theo phương pháp ngẫu nhiên
Vị trí lấy mẫu: Do lượng rác thải là không giống nhau theo thời gian trong tuần nên đề tài tiến hành điều tra 5 hộ dân/phường/ngày (5 hộ dân đại diện cho 5 thành phần kinh tế điển hình: hộ gia đình có kinh tế khá, hộ gia đình có kinh tế trung bình, hộ gia đình có kinh tế khó khăn, hộ kinh doanh buôn bán, hộ chăn nuôi) Sau 8 ngày thì tiến hành điều tra lại Thời gian lấy mẫu là buổi chiều, trước khi công nhân đi thu gom rác
Sau khi xác định các hộ cần điều tra, hàng ngày người điều tra đến từng
hộ gia đình phát túi và hướng dẫn các gia đình phân rác thải ra làm 3 nhóm (theo phân loại như dưới đây) Tiến hành phân loại thành phần và khối lượng rác thải của các hộ trong 1 ngày-đêm theo đơn vị (kg/ngày-đêm)
Kết quả khối lượng và thành phần rác thải được tính trung bình cho 2 ngày cân tại từng hộ gia đình sau đó điền vào mẫu biểu 01 và thể hiện tại bảng điều tra phân loại rác tại phụ lục 02
Phân loại rác thải theo 3 nhóm:
* Rác hữu cơ bao gồm: rác hữu cơ dễ phân hủy và rác hữu cơ khó phân hủy + Rác hữu cơ dễ phân hủy: thực phẩm, thức ăn thừa, thân, cành, lá cây + Rác hữu cơ khó phân hủy: túi nilon…
* Rác vô cơ bao gồm: rác vô cơ tái chế và rác vô cơ không thể tái chế
+ Rác vô cơ tái chế: giấy, kim loại, nhựa, vải vụn
+ Rác vô cơ không thể tái chế: đất, cát, xỉ than, sành sứ vỡ
* Chất thải nguy hại: thuốc quá hạn sử dung, dung dịch hóa chất, pin…
Trang 25Mẫu biểu 01: Điều tra thành phần - khối lượng rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt (kg/ ngày) Tổng
rác
Phân loại rác thải theo thành phần Hữu
cơ
Vô cơ
Tái chế
Không thể tái chế
Nguy hại
2.4.4 Phương pháp điều tra qua bảng hỏi
Phương pháp này điều tra để tìm câu trả lời cho một số vấn đề dựa trên bảng hỏi Bảng hỏi là một hệ thống câu hỏi mở được in trên khổ giấy A4 Đối tượng điều tra:
+ 100 người dân sống tại thành phố Hòa Bình, cụ thể:
- Số lượng phiếu: 100 phiếu
- Số lượng câu hỏi: 13 câu hỏi/phiếu
- Thời gian phát phiếu: Từ 19/04/2011 đến 26/04/2011
+ 50 công nhân làm việc tại công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình
- Số lượng phiếu: 50 phiếu
- Số lượng câu hỏi: 12 câu hỏi/phiếu
- Thời gian phát phiếu: Từ 03/03/2011 đến 08/04/2011
Đối với đối tượng điều tra là người dân, chú ý đến tuổi tác - giới tính - nghề nghiệp Đồng thời tiến hành khảo sát thực tế thái độ làm việc của công
Trang 26nhân và hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải thành phố Hòa Bình, đồng thời đưa ra mức thu phí phù hợp cho người dân và đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình
Nội dung cụ thể hai bảng hỏi được nêu trong phụ lục 03 và 04, các câu hỏi được thiết lập nhằm phục vụ các thông tin thu thập cho mẫu biểu 02 và
03, kết quả thu thập được theo các mẫu biểu sẽ được nêu ở chương 4
Mẫu biểu 02: Kết quả phỏng vấn - đánh giá của người dân về công tác
quản lý rác thải sinh hoạt của Công ty
(người dân)
Tỷ lệ (%)
1 Chi phí trả cho việc thu gom rác
- Không bao giờ
3 Công tác thu gom rác
Trang 27Mẫu biểu 03: Kết quả phỏng vấn - đánh giá của công nhân
làm việc tại Công ty
(công nhân)
Tỷ lệ (%)
- Không đúng nơi quy định
3 Ý thức bảo vệ môi trường của nhân
Trang 282.4.4 Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
Phương pháp xác định thông số tính toán đối với hệ vận chuyển và hệ thống xe thùng cố định: Quá trình vận chuyển bao gồm 4 thao tác cơ bản là Bốc xếp - Chuyên chở - Các thao tác tại điểm tập kết - Hoạt động ngoài hành trình
* Bốc xếp: Thời gian để bốc xếp rác thải từ xe gom lên xe vận chuyển, được tính như sau:
Tbốc xếp = Nt.Tbốc xếp lên xe + (Np – 1).Thành trình thu gom
Trong đó:
Tbốc xếp lên xe: Thời gian bốc xếp 1 xe gom lên xe (phút/thùng)
Thành trình thu gom: Thời gian di chuyển trung bình giữa các vị trí tập kết (phút)
Nt: Số xe gom (thùng) làm đầy 1 chuyến xe vận chuyển (thùng/chuyến)
Nt được xác định theo công thức sau: Nt = V.r/Vt.f
V : Dung tích trung bình của thùng xe vận chuyển (m3
/chuyến)
r : Hệ số đầm nén
Trang 29Vt: Dung tích trung bình của xe gom rác (m3
/thùng)
f : Hệ số sử dụng của xe gom
Np : Số điểm tập kết đối với 1 chuyến xe (điểm/chuyến)
* Chuyên chở: Thời gian chuyên chở là thời gian vận chuyển rác thải từ các
vị trí tập kết đến bãi tập trung (hay trạm trung chuyển)
Tchuyên chở = Ttừ điểm cuối của hành trình-Bãi + TBãi-điểm đầu của hành trình mới
* Thao tác tại bãi: Thời gian thao tác tại bãi đƣợc xác định nhƣ sau:
Tyêu cầu = Tbốc xếp + Tchuyên chở + TBãi + Tngoài hành trình
Hay : Tyêu cầu = Tbốc xếp + Tchuyên chở + TBãi + Tyêu cầu W
→ Tyêu cầu = (Tbốc xếp + Tchuyên chở + TBãi).11W
Đề tài đã sử dụng các công cụ toán học để tính toán kết quả, sử dụng các phần mềm Word, Excel để xây dựng văn bản, biểu số, chụp ảnh minh hoạ…
Trang 30Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ
XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội
và du lịch của tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76 km Nằm trên trục hệ thống giao thông quan trọng quốc lộ 6 nối liền tỉnh Hòa Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội
Giáp danh của thành phố Hòa Bình, bao gồm:
Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ
Phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi - Tỉnh Hòa Bình
Phía Nam giáp huyện Cao Phong - Tỉnh Hòa Bình
Phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc - Tỉnh Hòa Bình Thành phố Hòa Bình không chỉ có vai trò trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Binh mà còn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng Là trung tâm giao lưu, thông thương hàng hóa trong và ngoài tỉnh
3.1.2 Đặc điểm địa hình
Thành phố Hòa Bình được bao bọc bởi núi non trùng điệp, nơi được tấm mát bởi dòng sông Đà chảy qua, chia cắt thành phố thành hai bờ tả hữu Chắn ngang dòng sông Đà là nhà máy thủy điện Hòa Bình lớn nhất cả nước
Khu bờ phải có cao độ nền là 20 - 23 m, khu vực phía Đông có địa hình thấp hơn, trung bình 17 - 18 m
Khu bờ trái có cao độ nền trung bình từ 20 - 50 m
Như vậy thành phố Hòa Bình với độ cao trung bình so với mặt nước biển tương đối thấp, còn so với các huyện khác trong tỉnh thì địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không lớn, thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa
Trang 313.1.3 Khí hậu
Thành phố Hòa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm chung của vùng Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
Nhiệt độ trung bình năm là 23,4o
C (Tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,2o
C (Tháng 1)
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.860 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.636 giờ Độ ẩm không khí trung bình 83%
Do nằm trong vùng Bắc Bộ nên hàng năm thành phố chịu ảnh hưởng của gió lốc kèm theo mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân Về mùa khô lại chịu ảnh hưởng của hiện tượng sương muối, giá rét
3.1.4 Thủy văn
Là địa bàn có trạm thủy điện Hòa Bình lớn nhất cả nước nên chế độ thủy văn không chỉ phụ thuộc vào chế độ mưa mà còn phụ thuộc vào sự điều tiết của trạm thủy điện Hòa Bình
Nguồn nước mặt đoạn sông Đà chảy qua thành phố Hòa Bình dài 23
km có hồ Hòa Bình, nhiệm vụ của hồ chứa là điều tiết nước chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, cung cấp nước sản xuất vào mùa khô
Nguồn nước ngầm: mực nước ngầm trung bình của thành phố ở độ sâu
10 m Nhìn chung chế độ thủy văn khá ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân Tuy nhiên sau khi có đập thủy điện Hòa Bình mực nước ngầm bị hạ thấp
Chế độ thủy văn chủ yếu là chủ động ở những vùng bằng phẳng, ở những xã vùng cao vẫn phải phụ thuộc vào tự nhiên
3.1.5 Các nguồn tài nguyên
Trang 32Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 13.275,78 ha Trong đó đã đưa vào sử dụng 9.669,77 ha, chiếm 72,84% diện tích đất tự nhiên Đất chưa
sử dụng còn khá nhiều với 3.606,01 ha, chiếm 27,16% Trên địa bàn thành phố gồm các loại đất: Feralit, đất đỏ vàng trên núi, đất phù sa của hệ thống sông suối, đất nâu vàng trên phù sa cổ
3.1.5.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Khá đa dạng, hồ Hòa Bình với lưu vực trên địa bàn khoảng 1.500 km2 Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
Nguồn nước ngầm: Ở hai bên bờ sông Đà mực nước ngầm khá sâu khoảng 40 - 50 m, có một số nơi nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 5 - 6 m, chất lượng nước tốt, không bị ô nhiễm Hiện nay nguồn nước này đang được người dân khai thác sử dụng
3.1.5.3 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất có rừng của thành phố là 4.577,14 ha, chiếm 34,48% tổng diện tích tự nhiên Trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 1.512,21 ha, chiếm 33,04% diện tích đất nông nghiệp; diện tích đất rừng phòng hộ là 3.064,93 ha, chiếm 66,96% diện tích đất nông nghiệp
3.1.5.4 Tài nguyên khoáng sản
Là nơi có diện tích đồi núi tương đối lớn, tài nguyên khoáng sản không
có nhiều, chủ yếu là sét với trữ lượng 150.000 m3
tập trung chủ yếu ở xã Sủ Ngòi
3.1.5.5 Tài nguyên nhân văn
Thành phố Hòa Bình có nền văn hóa lâu đời, điển hình là nền văn hóa Hòa Bình cách đây hàng vạn năm Với các dân tộc Kinh, Mường, Thái… cùng chung sống, là vùng đô thị với đời sống của người dân có nhiều thay đổi, trình độ dân trí cao hơn các vùng khác trong tỉnh Tuy nhiên còn có sự
Trang 333.1.6 Cảnh quan môi trường
Là vùng đô thị có cảnh quan đẹp, đặc trưng của vùng núi Tây Bắc Việt Nam Môi trường thiên nhiên tốt, thảm thực vật đa dạng và không gần nguồn gây ô nhiễm lớn
Trải qua những biến cố của thời gian, thành phố Hòa Bình vẫn giữ được những địa điểm du lịch hấp dẫn, điển hình là quần thể thắng cảnh khu vực Nhà máy thủy điện Hòa Bình và lòng hồ sông Đà
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh cũng như cả nước, trong những năm qua nền kinh tế của thành phố Hòa Bình đã có sự tăng trưởng đáng kể Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2010 là 15,19% Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,5 triệu đồng/người/năm Trong đó khu vực thành thị đạt 6,9 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 4,5 triệu đồng
Cơ cấu nghành kinh tế chủ yếu là thương mại, du lịch, dịch vụ với tỷ trọng 49%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 39,5%; nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 11,5% trong cơ cấu kinh tế
Thu nhập từ các nghành thương mại, du lịch, dịch vụ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đươc đặc biệt quan tâm, các giải pháp trong chiến lược dân số được áp dụng, tỷ lệ sinh
Trang 343.2.3 Giáo dục - Y tế - Văn hóa - Thể thao
3.2.3.1 Giáo dục đào tạo
Thực hiện nghị quyết trung ương về giáo dục đào tạo, đồng thời thành phố cũng là trung tâm đào tạo nhân lực của cả tỉnh Trong những năm qua, thành phố đã chú trọng đầu tư phát triển làm cho tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày càng cao
Chất lượng giáo dục ở các nghành học, bậc học luôn được duy trì tốt và ngày càng tiến bộ, trình độ đội ngũ giáo viên được nâng cao, chất lượng dạy
Thành phố có 1 bênh viện, 2 trung tâm y tế của thành phố, 2 bệnh viện
y học cổ truyển, 3 trung tâm y tế dự phòng, cùng 14 trạm y tế xã phường đã
và đang phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
3.2.3.3 Văn hóa - Thể thao
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền chính sách mới của trung ương cũng như của địa phương được phổ biến sâu rộng đến người dân Hiện
có 6 đơn vị xã, phường có nhà văn hóa, thư viện và 100% các tổ, khu phố có quy ước
Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển sâu rộng đến công nhân viên chức lao động và quần chúng nhân dân Phong trào thể dục thể thao góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội
3.2.3.4 Thông tin liên lạc
Đến nay thành phố có 19.955 máy điện thoại, trog đó 17.000 máy điện thoại cố định, bình quân 20 máy/100 dân Với 2 trạm vệ tinh đảm bảo phục vụ 100% xã, phường, cơ quan có điện thoại Bên cạnh đó các chương trình phát
Trang 35thanh, truyền hình được phát sóng đều đặn mỗi tuần Nội dung tin bài phong phú, có chất lượng tốt và thiết thực
Tóm lại: Trong những năm gần đây, thành phố Hòa Bình đã tận dụng được lợi thế của mình để có những phát triển đột phá về mọi mặt Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ đó thì vấn đề môi trường thành phố là vấn đề đáng lo ngại Đô thị hóa và phát triển kinh tế tập trung kéo theo sự gia tăng dân số, dẫn tới các nhu cầu sinh hoạt tăng lên và lượng thải cũng tăng theo
3.3 Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình
Căn cứ Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2011 Căn cứ Nghị định số 109/2007/NĐ - CP ngày 26 - 6 - 2007 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Thông tư
số 146/2007/TT - BTC ngày 6/12/2007 của bộ tài chính hướng dẫn một số vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công
ty cổ phần Căn cứ quyết định số 62/QĐ - UBND ngày 15/01/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Công
ty dịch vụ môi trường - Công ty đô thị thành phố Hòa Bình Xét đề nghị của Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty dịch vụ môi trường - Công ty đô thị thành phố Hòa Bình tại tờ trình số 13 TTr/BCĐ - CPH ngày 24/04/2009
Quyết định phê duyệt phương án và chuyển Công ty dịch vụ môi trường - Công ty đô thị thành phố Hòa Bình thành Công ty cổ phần, với tên công ty là Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình Trụ sở chính: Phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Với số vốn điều lệ là
7.900.000.000 đồng (bảy tỷ, chín trăm triệu đồng)
Công ty được đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định
về đăng ký kinh doanh Theo bảng 3.1, ngành nghề kinh doanh của công ty gồm:
Trang 36Bảng 3.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty
6 Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sắn (trừ máy
móc, thiết bị):
- Rèn, dập, ép và cán kim loại
- Luyện bột kim loại
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
9 Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác:
Chất thải xây dựng, hố ga, bể phốt, nước thải sản
xuất
39
11 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
- Xây dựng công trình đường bộ, công ích, công trình
cảnh quan hạ tầng kỹ thuật phục vụ môi trường
- Quản lý khai thác, tu bổ các công trình công cộng
phục vụ công ích: thoát nước, hè đường, điện chiếu
sáng công cộng, công viên
Trang 37xử lý rác thải, chất thải và các công trình cảnh quan
công ích
- Hoàn thiện công trình xây dựng
13 Bảo dƣỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
18 Hoạt động kiến trúc, kiểm tra và phân tích kỹ thuật
- Tƣ vấn đấu thầu, giám sát thi công công trình nhà
các loại, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông,
thủy lợi, thủy điện
- Tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ, định giá công trình
19 Cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng cá nhân và gia
đình, các tài sản vô hình phi tài chính
Trang 38các công trình…
22 Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân: hoạt động dịch
vụ tang lễ, quản lý nghĩa trang
96
23 Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ
gia đình
97
Trang 39Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng rác thải tại thành phố Hòa Bình
Năm 2010, thành phố Hòa Bình với tổng số dân là 65.318 nhân khẩu tương đương với 22.879 hộ gia đình, kinh tế - xã hội phát triển cùng với sự gia tăng dân số đã tạo ra một lượng rác thải sinh hoạt rất lớn
4.1.1 Các nguồn phát thải rác
Nguồn phát sinh rác thải tại thành phố chủ yếu từ các hộ gia đình, các công sở, trường học, công trình công cộng, trung tâm thương mại, nhà máy xí nghiệp, nhà hàng… được thể hiện theo hình 4.1 sau:
(Nguồn: Đề tài nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Thị Lệ Thu, 2011)
Hình 4.1: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của thành phố Hòa Bình 4.1.2 Thành phần rác thải sinh hoạt
Ở thành phố Hòa Bình chưa có số liệu thống kê thành phần rác thải sinh hoạt Qua phỏng vấn 100 hộ gia đình, đồng thời tiến hành thử phân loại
Trường học (42 trường)
Doanh nghiệp, Nhà máy, Xí nghiệp…
Trang 40rác ở 40 hộ gia đình thuộc 8 phường tại thành phố Hòa Bình trong vòng 16 ngày Đề tài nghiên cứu tạm thời thống kê được thành phần rác thải sinh hoạt thành phố Hòa Bình
Bảng 4.1: Lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình
STT Tên phường
Số nhân khẩu (người)
Rác thải sinh hoạt (kg/ngày)
Tổng rác
Phân loại rác theo thành phần
Hữu
cơ
Vô cơ
Nguy hại
Tái chế
Không thể tái chế
(Nguồn: Đề tài nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Thị Lệ Thu, 2011)
Qua điều tra thực tế, mức phát thải bình quân đầu người trong một ngày đêm là 106,5 (kg) : 136 (người) = 0,78 (kg/người/ngày-đêm)
Qua quá trình tiến hành thu gom và phân loại thì rác hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao nhất (49,2%), sau đó là rác vô cơ không thể tái chế (35,6%) và rác vô có có khả năng tái chế là (14,5%), rác thải nguy hại chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là ( 0,7%) Trong tổng số 49,2% rác hữu cơ thì có 90% rác hữu cơ dễ phân hủy (tức là thời gian phân hủy dưới 3 tháng), còn lại 10% là rác hữu cơ
có thời gian phân hủy trên 3 tháng