Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh LàoCai giai đoạn 2016 — 2030” nhằm đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triểnkinh tế trên địa ban tỉnh gia
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUOC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
Đề tài: Đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Trang 2CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE DAU TU PHAT TRIEN KINH TE TAI
CAC DIA PHUONG o.oo ccccccccsccssessesssessessessesssessecsecsvsssessessecsusssessessessuessessessecaseeseeses 31.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển kinh té 0.00.0 31.1.1 Khái niệm đầu tư phát triỂn - 2 2£ S2 £+E££EE£EE£EE£EEEEEEEEerkerrrrrkerkees 31.1.2 Vai trò của đầu tư phát triển kinh tế tại các địa phương - 41.2 Đặc điểm của đầu tư phát triễn - essessessesesesstesessessessesseaees 51.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển của các địa phương 2-5 5+ 6
1.3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nƯỚC - ¿- 2 +E+SE+EE£EESEE2EEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrrrrei 61.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoOài - ¿2 + +seSkeEEEEE2 2121121717121 71.4 Nội dung đầu tư phát triển kinh tế tại các địa phương - 91.4.1 Dau tư phát triển theo các ngành, lĩnh vực kinh tẾ ¿ 2- 2 se: 9
1.4.2 Dau tư phát triển theo các địa bàn - ¿2+ ++E+EEeEE2EEEEEEEerErrrkrrkerreee 91.4.3 Dau tư phát triển theo các dự án - ¿52+ ++EE+EEeEEEEEEEEEEerkrrkrrkerrees 91.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư -+: 10
1.5.1 Kết quả đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương -s¿©+ 5+2 101.5.2 Hiệu quả dau tư phát triển kinh tế tại địa phương . ¿-5¿©+=5+ 12
1.6 Các nhân tố ảnh hướng đến đầu tư phát triển kinh tế tại địa phuong 13
1.6.1 Các nhân tố chủ quan - - + 2 s+S++E£+E£+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE2E2EEEEEEerkrree 13
1.6.2 Các nhân tố khách quan 2- 2£ ©2+SE+EE+EE£EEESEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEExrrkrrer 15
CHUONG 2: THUC TRANG DAU TU PHAT TRIEN KINH TE TREN DIA
BAN TINH LAO CAI GIAI DOAN 2016 — 2021 o cecccsccesscesseesseessessesseesseesseens 16
2.1 Khai quát đặc điểm tự nhiên- xã hội của tỉnh Lao Cai ảnh hưởng tới hoạtđộng đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh 2- 22 5¿22x2x+vzx+zzxesrxees 16
2.1.2 Điều kiện tự iS occ eee eecseeeeeseeessneeesnseessscessececsneessnecesneeenneeesneeesneeesneeeees 172.1.3 Đặc điểm kinh tẾ ¿52x22 t2 the 202.1.4 Đặc điểm xã hội .-:-cccc th th nh He 232.2 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh
Trang 32.3 Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh Lào Cai giai đoạn2016 my y8 nh 26
2.3.1 Quy mô vốn đầu tư phát triển kinh tế Tỉnh Lào Cai - 5- 5552 52 262.3.2 Tình hình đầu tư phát triển kinh tế theo nguồn vốn . 2: 2 s2 s2 272.3.3 Tình hình đầu tư phát triển kinh tế theo các ngành, lĩnh vực kinh tế 352.3.4 Tình hình đầu tư phát triển kinh tế theo một số địa bàn trong tỉnh 482.3.5 Tình hình đầu tư phát triển kinh tế theo một số dự án trọng điểm 492.4 Thực trang công tác QLNN về hoạt động đầu tư 2-5-5552 542.5 Đánh giá hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế trên địa bàn tinh Lao Cai
Piai Moan 2016-2020 11 56
2.5.1 Kết quả va hiệu quả đầu ttl ceccccccscessessessesssessessesseessessessessusssessessessessseeseeseees 562.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân - 2-2 ¿+ +E+EE+EE+EE+EE+EE£EerEerkerxerxsxee 63
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
DAU TƯ PHÁT TRIEN KINH TE TINH LAO CAI DEN NĂM 2031 68
3.1 Quan điểm và định hướng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh Lào
Cai giai đoạn 2025-2030 LH HH HH HH KH HH nh rưy 68
3.1.1 Dinh hướng dau tu phát triển kinh tế trên địa ban Tinh Lào Cai giai đoạn
"59205008 68
3.1.2 Kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh Lào Cai giai đoạn
3.2 Mô hình SWOT của tỉnh Lào Cai - - Ác S2 1S 1S Eseeserssrses 70
3.2.1 Điểm mạnh, thuận lợi -:-+¿+2-++22++2ExEt2EEEttEEktttEkrtttrrrrtrrrrrrrrrkei 703.2.2 ĐiỂm yếu St 9 E1 E12112152111111111211 1111111111111 11 1111 xe 71k0 on 72 1W) 0á 0 72
3.3 Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển kinh tế trên địa
bàn Tỉnh Lào Cai đến năm 2030 -2-552¿25+t2ExtttErrsrrrtrrrrrrrrrrrre 73
3.3.1 Giải pháp huy động vốn đầu tưư - 2 2+2<+EE+EEt2E2EEEEEEEEErEkrrkerkerrrres 73
3.3.2 Điều chỉnh cơ cấu dau tư thúc day chuyên dich cơ cau kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hOá - - 2G 21111191191 E1 91 TH TH HH Hư, 78
3.3.3 Giải pháp về công tác quản lý đầu tư - ++++++x+rxrzxe+reerxrrxerex 803.3.4 Giải pháp tạo môi trường lành mạnh an toàn, minh bạch cho hoạt động đầu tưsản xuất, kinh doanh.a cccccccccccscsessscssecescscscscscsescsesesevevavavavscsssssesevevavavavscsessseseeesevavaves 81KET LUAN - 5-5551 E1 1211211212111 11211211 21111 11111111 011.1111111 11k 84
TÀI LIEU THAM KHAO 2: 2¿©2<2ESEEE£EEECEEECEEEEE2E12212712 2112 Lee 88
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề “Đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
2016-2030” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự chỉ dẫn của TS Hoàng Thị Thu
Hà Các số liệu và kết quả của đề tài là trung thực và mọi sự sao chép đều đã đượctrích dẫn nguồn, tác giả Tôi cam đoan đây là sự thật và xin chịu hoàn toàn tráchnhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài “Đầu tư phát triển kinh tế trên địa
bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2030”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tâm đến từ nhiều cá nhân và tập thể Đầu tiên,
tôi xin trân trọng cảm ơn TS Hoàng Thị Thu Hà, giảng viên đã trực tiếp hướng dẫnvà giúp đỡ tôi rất tận tình từ khi tôi bắt đầu triển khai lên ý tưởng, nghiên cứu và hoànthiện chuyên đề này Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thé chuyên viên phòngĐấu thầu, thâm định và giám sát đầu tư cũng như các phòng ban khác trực thuộc SởKế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai đã đưa ra ý kiến đóng góp mà nhờ đó chuyên đề
của tôi đã hoàn thành tốt hơn Sau cùng, xin cảm ơn lãnh đạo nhà trường, các thầy côvà các phòng, ban Khoa Kinh tế Đầu Tư - Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ tôi
trong việc truyền thụ kiến thức, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và điều kiện
học tập trong suốt quá trình tôi theo học
Ha Nội, ngày thang nam 2023
Tác giá
Trang 6DANH MỤC TU VIET TAT
STT | Thuật ngữ viết tắt Ý nghĩa
1 TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc
2 KCN Khu công nghiệp 3 CCN Cum công nghiệp4 XTĐT Xúc tiến đầu tư
5 UBND Ủy ban nhân dân6 HĐND Hội đồng nhân dân7 GRDP Tổng sản phẩm địa phương
8 NSNN Ngân sách nhà nước
9 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
10 QLNN Quản lý nhà nước
Trang 7DANH MỤC HÌNH, BIEU BANG
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lầo Cai 2-5: ©5225£+c++£xczxzzerxerxezes 16
Hình 2.2: Vị trí tỉnh Lào Cai trong hành lang và vành đai kinh tế 17
Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh LAO Cai -. 5-55 s52 552 20Biểu đồ 2.2 : Cơ cau kinh tế Lao Cai giai đoạn 2016-2022 -2- 2-5552 20Biểu đồ 2.3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành 24
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn tinh Lào Cai giai đoạn 2016 2022 ( theo giá so sánh 2010) c5 3+ v1 3 xe 57Biểu đồ 2.5 : Tốc độ chuyền dịch cơ cau kinh tế Lao Cai so với vùng TDMNPB và6:80 58
-Biểu đồ 2.6: Chi số CPI giai đoạn 2016 — 2021 của tỉnh Lao Cai va so sánh với vùngTrung du miền núi phía Bắc ( theo giá so sánh 2010) - 61
Bảng 2.1: Quy mô vốn đầu tư trên tinh Lao Cai giai đoạn 2016-2021 26
Bảng 2.2: Dau tư phát triển theo nguồn vốn giai đoạn 2016-2021 .- 28
Bảng 2.3: Cơ cầu von dau tư phát triển trong giai đoạn 2016-2021 - 29
Bảng 2.4: Vốn nhà nước giai đoạn 2016 — 2021 (giá so sánh 2010) 30
Bảng 2.5: Cơ cầu vốn nhà nước giai đoạn 2016 — 2021 -2 ¿5¿©5+c5+ 31Bảng 2.6: Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 —2021 ( theo giá so sánh 2010) - 5 3S 1S 1x vết 32Bảng 2.7 : Vốn đấu tư khu vực nước ngoài (Vốn FDI) tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 -2021 ( theo giá so sánh 20110) St + 1S net 33Bảng 2.8: Vốn dau tư khu vực nước ngoài theo đối tác đầu tư tỉnh Lào Cai giai đoạn2016 -2021 ( theo giá so sánh 2010) - -5- + ssssserseseseeserer 34Bảng 2.9: Vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Caigiai đoạn 2016 — 2021 (giá so sánh 2010) -ccScc+xseesees 35Bảng 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Caigiai daan 2016 — 2021 (giá so sánh 20110) - 5+5 *+sscxsseeeesers 36Bảng 2.11: Vốn đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn Tỉnh LàoCai giai doan 2016 72/20 37
Bang 2.12: Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp — xây dựng trên địa bàn Tinh
Lào Cai giai đoạn 2016 — 22 1 - 5c St 3 +3 EEvrrreeirrsrrerrrree 41
Trang 8Bảng 2.13: Vốn đầu tư phát triển theo một số ngành công nghiệp chính trên địa bàn
tỉnh Lao Cai giai đoạn 2016 — 2021 - «xe seeseeseereerserer 43Bảng 2.14: Vốn đầu tư phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
"0 2/1 44Bảng 2.15: Vốn đầu tư phát triển theo các nhóm ngành dịch vụ chính trên địa bàn tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2016 — 2021 - 5 31133 E*EESEsrseserereeereere 45Bảng 2.16: Tình hình đầu tư phát triển theo một số quận,huyện của Tỉnh Lào Cai giai
số 0020100207/2011577 48
Bảng 2.17: Quy mô GDP của các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
2016 — 2021 (Theo giá so sánh 201) 5 5s sieieeeee 56
Bang 2.18: Cơ cấu kinh tế theo ngành của Lào Cai giai đoạn 2016-2022 58Bang 2.19: Cơ cau theo thành phần kinh tế tinh Lao Cai giai đoạn 2016 -2021 59Bang 2.21: Số lao động được giải quyết việc làm trên vốn đầu tư phát triển của Tinh
Lào Cai giai đoạn 2016 — 2Ö2/2 c3 2 S233 E9 11x rrrrrreree 63
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo chủ trương các cấp lãnh đạo, Lào Cai đã có nhiều bước tiến vượt bậc
trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa Trong suốt thời gian vừa qua, tình đạt
được nhiều thành tựu nồi bật do tận dụng tối đa lợi thế so sánh: tốc độ tăng trưởng
GRDP bình quân là 8,05%, gấp 1,37 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước Vớicàng ngày nhiều những dy án tại Lao Cai đưa vào vận hành mang tầm quốc gia cũngnhư quốc tế, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như công nghiệp, xuất nhập khâu hànghóa, dich vụ, du lịch đã có những bước đột phá lớn Cụ thé, Khu kinh tế cửa khẩu thuhút được hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động, kim ngạch xuất nhập khâu hàng hóa
qua cửa khâu hiện đạt 3 đến 4 tỷ USD, đã thêm phan khang định vai trò trong nền
kinh tế của tỉnh Bên cạnh đó, tiềm năng về du lịch được khai thác phong phú và hiệu
quả, chiếm đến 15% tổng GRPD của Lào Cai Những trung tâm thương mại, hệ thống
siêu thị, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, phát triển khá nhanh và mạnh
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển của tinh vẫn còn nhiều hạn chế cần phải
khắc phục Tổng vốn đầu tư huy động được giai đoạn 2016- 2021 ở mức khác cao
tuy nhiên việc phân bổ nguồn vốn không đồng đều giữa các huyện thuộc tinh dẫn đếnchênh lệch mức độ phát triển khá lớn, tạo ra nhiều khoảng cách về kinh tế Ngoài ra,việc cải thiện hạ tầng giao thông đã được chú trọng nhiều hơn nhưng chưa đồng bộ;
một số tuyến đường đã hư hỏng và xuống cấp chưa được tu sửa, xây mới; dự án đườngkết nối các khu vực thuộc Lào Cai chưa hoàn thiện khiến quá trình lưu thông và giao
thương vận tải gặp nhiều khó khăn Các nhà đầu tư cũng phản ánh hiện trạng dự ánchậm tiến độ do quy trình giải quyết các thủ tục hành chính còn chậm và về tráchnhiệm và thái độ của công chức chưa tốt
Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh LàoCai giai đoạn 2016 — 2030” nhằm đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triểnkinh tế trên địa ban tỉnh giai đoạn 2016- 2021, đồng thời nghiên cứu những thành tựucũng như các hạn chế và xác định nguyên nhân gây ra những tồn tại này Thông quađó, em có thé đề xuất những giải pháp dé trong thời gian tới có thé khắc phục hạn chếvà nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển, đây mạnh tăng trưởng kinh tế cho
địa phương nói riêng cũng như cho cả nước nói chung một cách toàn diện 2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một các có hệ thống các cơ sở lí luận về đầu tư phát triển kinh tế,
trong đó chỉ rõ vai trò của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, các nhân tố ảnh
Trang 10hưởng đến hoạt động này với mục đích áp dụng trực tiếp vào điều kiện của Lào Cai.
Qua việc phân tích tình hình đầu tư phát triển kinh tế tại tỉnh Lào Cai, chỉ ra
các ưu, nhược điểm, làm rõ thực tiễn và cơ sở khoa học đề đề xuất giải pháp cho hoạt
động nay của tinh Lào Cai.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản và giải pháp cho hoạtđộng đầu tư phát triển kinh tế tại tỉnh Lào Cai
Phạm vi nghiên cứu:- Về mặt lí luận: đề cập chủ yếu đến những lí luận chung về đầu tư phát triển, các li
thuyết về đầu tư phát triển cũng như về đầu tư phát triển kinh tế.- Về mặt thực tiễn: phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lào
Cai, đưa ra giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai trong thời gian sắptỚI.
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp: phương pháp duy vật lịch sử, phân tích,
thống kê và tổng hợp
5 Kết cầu chuyên đề
Đề tài được phân chia thành 3 chương lớn, trừ phân mở đầu và kết luận:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2016 — 2021
Chương 3: Định hướng và giải pháp đây mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinhtế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 — 2030
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DAU TƯ PHÁT TRIEN KINH TE
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển kinh tế1.1.1 Khái niệm dau tư phát triển
Đầu tư phát triển được định nghĩa như sau:
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng nguồn vốn hiện có đề tiến hành nhiều
hoạt động với mục đích tạo ra những tài sản vật chất (thiết bị, nhà xưởng, ) haynhững tài sản trí tuệ (kiến thức, kỹ năng ) trong tương lai Hoạt động đầu tư pháttriển thúc day việc nâng cao năng suất lao động và duy trì những tài sản hiện có, nhằm
tạo thêm công ăn việc làm và vì mục tiêu phát triển chung
Đầu tư phát triển còn được coi là hình thức đầu tư trực tiếp Giá trị tài sản,năng suất cũng như năng lực phục vụ của tài sản sẽ được gia tăng qua quá trình đầutư Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư phát triển cũng thúc đầy năng lực sản xuất và phục
vụ của nền kinh tế phát triển hơn
Đầu tư phát triển đòi hỏi những nguồn lực rất lớn Nguồn lực sử dụng cho hoạt
động này là nguồn vốn được tính bằng tiền Nói rộng hơn, nguồn lực đầu tư được tính
đến cả nguồn vốn tính bằng tiền và máy móc, trang thiết bi, dat dai, tài nguyên và lựclượng lao động Như vậy, việc tính toán chính xác các nguồn lực tham gia vào hoạtđộng đầu tư trong khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư cũng như đánh giá hiệu quả hoạtđộng đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng
Đầu tư phát triển tập trung vào đối tượng là tất cả các yếu tố được chủ đầu tưbỏ vốn thực hiện nham đạt được các mục tiêu của dự án Dưới góc độ phân công lao
động xã hội, đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thé là hai nhóm đối tượng chính
Dưới góc độ tính chất và mục đích đầu tư, công trình vì mục tiêu lợi nhuận và côngtrình phi lợi nhuận là những nhóm đối tượng cần tập trung Dưới góc độ xem xét mức
độ quan trọng, đối tượng đầu tư lại được chia thành: loại được khuyến khích đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại cắm đầu tư Dưới góc độ tài sản, đối
tượng được xét theo nhóm tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Đầu tư phát triển tạo ra sự gia tăng không chỉ về tài sản vật chất hay về tài sảntrí tuệ mà còn về tài sản vô hình Các thành tựu của hoạt động đầu tư đóng góp mộtphần không nhỏ vào năng lực sản xuất tăng thêm của xã hội Quan hệ so sánh kết quảkinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra dé đạt được kết quả đó được phản ánh qua
chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư phát triển Để đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lơi
ích và phát huy vai trò sáng tạo chủ động của nhà đầu tư cũng như vai trò quản lý,kiêm tra giám sát của cơ quan quản lý các câp, kêt quả và hiệu quả của đâu tư phát
Trang 12triển cần được đánh giá trên góc độ của cả chủ đầu tư và xã hội Một số hoạt động
đầu tư cho y tế, giáo dục hay công tác xóa đói giảm nghèo mặc dù không trực tiếp tạora tài sản dé phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng những hoạt động này
được thực hiện với mục đích cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống Vì mục đích
phát triển, những hoạt động này cũng được coi là đầu tư phát triển
1.1.2 Vai trò của dau tư phát triển kinh tế tại các địa phương
Một số vai trò chính của đầu tư phát triển có thé kê đến:Thứ nhất, các mục tiêu cụ thé của kế hoạch và phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương trong từng thời kì đầu tư sẽ được thực hiện trong quá trình đầu tư pháttriển Trong mỗi thời kỳ, từng địa phương sẽ có kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cụthé Điều này sẽ quyết định đến mức độ và thứ tự ưu tiên chi ngân sách cho dau tưphát triển Những phương án điều chỉnh cũng như những kế hoạch cho dau tư pháttriển địa phương trong tương lai sẽ được các cấp lãnh đạo đưa ra dựa theo những đánhgiá về tình hình phát triển theo từng giai đoạn của địa phương đó
Thứ hai, đầu tư phát triển góp phần đây mạnh tăng trưởng kinh tế tại các địa
phương Điều này làm tăng mức thu nhập, giải quyết được vấn đề thất nghiệp cũng
như cải thiện chất lượng cuộc sống của toàn dân Nền kinh tế địa phương sẽ nhận
được lợi ích từ những tác động tích cực khi sử dụng hợp lý nguồn vốn cho dau tư pháttriển, các ngành, lĩnh vực của địa phương nắm được lợi thế phát triển và hiệu quả
tăng trưởng kinh tế được nâng cao hơn Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các địa phương
như đường xá, các công trình công cộng sẽ được hoàn thiện nhờ nguồn vốn cho đầu
tư phát triển Qua đó, đời sống của nhân dân địa phương cũng được cải thiện hơn
Thứ ba, đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu đầutư sẽ chịu tác động từ những chính sách được ban hành Nhà nước có thé có nhữngbiện pháp can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bồ nguồn vốn, kế hoạchhóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp thông qua các công cụchính sách như thuế, tín dụng hay lãi suất dé xác lập và dẫn dắt sự chuyển dịch co
cầu kinh tế theo hướng hợp lý hơn Cơ cấu đầu tư tại mỗi địa phương cần phù hợpvới những điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội nhằm phát huy được tối đa các tiềm
năng mà địa phương vốn có Giá vốn đầu tư và tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho cáclĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng vàcác thành phần kinh tế, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế Đầu tư vốnmang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng nhanh dẫn đến hình thành cơ câu hợp lý
Và ngược lại, cơ cấu đầu tư hợp lý kết hợp với tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nguồn
von dau tư dôi dao và hiệu quả dau tư được nâng cao hon.
Trang 13Thứ tw, đầu tư phát triển thúc đây phát triển khoa học công nghệ và thực hiện
được các mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa Công nghệ bao gồm các yếu tố cơbản như phần cứng (máy móc, thiết bị), phần mềm (văn bản, tài liệu, bí quyết sản
xuất ), yếu t6 tổ chức (các thể chế, phương pháp tổ chức) Vốn đầu tư phát triểnđược địa phương sử dung dé nhập khẩu máy móc, linh kiện, mua bằng sáng chế hoặcthực hiện liên doanh Ngoài ra, vốn đầu tư phát triển còn có thê được dùng cho hoạtđộng tự nghiên cứu và ứng dụng Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoahọc sẽ được nâng cấp và chất lượng nguồn nhân lực, tô chức cũng sẽ được nâng cao
Các địa phương cần có nguồn vốn dau tư lớn dù là nhập khẩu hay nghiên cứu ứngdụng Vì vậy, những quyết định đúng đắn lựa chọn công nghệ phù hợp với từng địaphương là vô cùng cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu công nghiệp hóa- hiện
đại hóa.
Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương được cải thiện Trong bốicảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng và công nghệ ngày càng phát triển, nguồn nhânlực chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng trong thu hút vốn đầu tư,
đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao- ngành nghề đòi hỏi lao động
có chuyên môn, tay nghề Vốn đầu tư dành cho phát triển các trường học ở địa
phương, các trung tâm dạy nghề sẽ giúp người lao động cải thiện về kĩ năng chuyênmôn và tác phong làm việc dé thích ứng với sức cạnh tranh của thị trường lao động.
Thứ sáu, trên cơ sở lợi thé so sánh, địa phương khi có dau tư phát triển sẽ tăngkhả năng hội nhập nền kinh tế quốc dân cũng như nên kinh tế thế giới Bên cạnh cautrúc kinh tế thay đổi về nhiều mặt theo định hướng kinh tế, đầu tư phát triển cũng
giúp địa phương cải thiện nền kinh tế địa phương và giảm thiểu chênh lệch trình độphát triển không chỉ giữa các địa phương mà còn với các quốc gia trên thé giới
1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển
Yêu cầu về nguồn vốn, vật tư và lao động của hoạt động đầu tư phát triển lớn.Với quy mô lớn như vậy, chính quyền các địa phương cần có những chính sách và kế
hoạch đầu tư cũng như có giải pháp huy động vốn phù hợp Hoạt động quản lý nguồn
von dau tu cần được tiễn hành một cách chặt chẽ và hoạt động giải ngân vốn cần thựchiện theo đúng tiến độ, chú trọng trọng điểm đầu tư
Thời kỳ đầu tư bắt đầu từ khi khởi công thực hiện đến khi hoàn thành và đượcđưa dự án vào hoạt động, nên dự án đầu tư có thời gian dài Một số dự án đầu tư pháttriển có thời gian lên đến hàng chục năm Dé hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng
cao, bởi nguồn vốn đầu tư thường lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư,
hoạt động đầu tư cần được tiễn hành phân kỳ, tiễn độ các kế hoạch dau tư phải được
Trang 14quản lý chặt chẽ nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựngcơ bản Những hoạt động này phải do các cấp quản lý và chủ đầu tư tại mỗi điaphương phối hợp thực hiện dé đạt được hiệu quả cao nhất.
Công trình từ khi đi vào hoạt động đến hết thời gian sử dụng và dao thải đượctính là thời gian vận hành kết quả đầu tư Những điều kiện về yếu tổ tự nhiên, chính
trị, kinh tế- xã hội của địa phương cần được các nhà đầu tư xem xét kỹ càng khi tiễn
hành hoạt động dau tư dé dự án vận hành một cách có hiệu quả
Bởi hiệu quả của các công trình xây dựng phát huy tại nơi nó được dựng lên,các yếu tô về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội vùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình thực hiện, thời kỳ và hoạt động vận hành kết quả hoạt động đầu tư Vì vậy, các
yếu tố đặc trưng của từng địa phương chủ đầu tư phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng déhoàn thành đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả vận hành đạt kết quả cao nhất
Bởi quy mô nguồn vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư và vận hành kéo dài nên mứcrủi ro của hoạt động đầu tư phát triển là rất cao Các chủ đầu tư và các cấp chínhquyền ở địa phương, tùy vào đặc trưng và tính chat của mỗi dự án, phối hợp xem xét,đánh giá và đưa ra những biện pháp ngăn chặn và giảm nhẹ những rủi ro có thể xảyra dé khi thực hiện dự án đạt được những mục tiêu đề ra
1.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển của các địa phương
Vốn đầu tư được hình thành bởi phần tích lũy được thể hiện đưới dạng giá trị
được chuyên hóa thành vốn đầu tư nhằm đáp ứng yêu cau phát triển của xã hội Nguồn
vốn cho đầu tư phát triển tại địa phương đến từ các nguồn như nguồn vốn nhà nước,
nguồn vốn ngoài nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài
1.3.1 Nguôn vốn dau tư trong nước1.3.1.1 Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn nhà nước bao gồm- Nguôn vốn NSNN: Đây là nguồn von bao gồm vốn từ ngân sách Trung ươngvà ngân sách địa phương Nguồn vốn này được địa phương dùng cho các dự án kếtcấu kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, các công tác lập và thực hiện các quy hoạchtổng thê phát triển kinh tế- xã hội vùng, lãnh thổ cũng như hỗ trợ các doanh nghiệpthực hiện dự án cần sự tham gia của Nhà nước
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Qua các hình thức tín dụng,nguồn vốn này được Nhà nước cấp nhăm tài trợ các dự án đầu tư phát triển thuộc các
lĩnh vực, ngành nghề, khu vực Nhà nước cần khuyến khích đầu tư Việc sử dụng
nguồn vốn tin dụng làm giảm gánh nặng lên vốn NSNN cũng như tăng hiệu qua của
hoạt động đầu tư hơn Do với cơ chế tín dụng, người vay vốn này phải đảm bảo
Trang 15nguyên tắc hoàn trả vốn vay, song song với đó là phải cân nhắc việc chi tiêu nguồn
vốn và tính toán kỹ hiệu quả đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư từ DNNN: Đây là nguồn vốn bao gồm chủ yêu từ thu nhậpgiữ lại và khấu hao tài sản cố định tại DNNN Nguồn vốn của DNNN tự đầu tưthường chiếm 14-15% tông vốn đầu tư toàn xã hội, phần lớn là đầu tư chiều sâu, đổi
mới thiết bị, mở rộng sản xuất, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp
1.3.1.2 Nguồn vốn ngoài nhà nước
Nguôn vốn từ khu vực tư nhân gồm có- Phân tiết kiệm từ dân cư: Nguồn vôn này được dân cư tích lũy từ lâu hoặccó sự gia tăng thu nhập trong suốt thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước, chúng tontại dưới dạng tiền mặt, ngoại tệ và vàng Nguồn tiết kiệm nhiều hay ít còn phụ thuộcvào : Tập quán tiêu dùng của dân cư, Sự khuyến khích từ phía Nhà nước bằng các
chính sách về thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội hay Sự phát triển của
đất nước (những nước kém phát triển thường có tỷ lệ và quy mô tiết kiệm thấp hơncác nước phát triển)
-Phan tích lũy từ các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã: Doanh nghiệp
dân doanh bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phan, công ty trách nhiệm hữu
hạn và hợp tác xã Nguồn vốn này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinhtế địa phương thông qua các lĩnh vực như: Nông nghiép, công nghiệp, thương mại,
dịch vụ và vận tải và cả các ngành nghề truyền thống
1.3.2 Nguôn vốn dau tư nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phan tích lũy của cá nhân, cácdoanh nghiệp, các tô chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thé huy động vào quátrình đầu tư phát triển của nước sở tại
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thé được xem xét trên phạm vi rộng hơn làdòng lưu chuyên vốn quốc tế (International Capital Flows) Các dòng lưu chuyền vốnthực chat là biéu hiện của quá trình chuyển giao nguồn tài chính từ quốc gia này đến
quốc gia khác trên thế giới Dòng chảy này thường từ các quốc gia phát triển chảy
vào các nước đang và chậm phát triển Cách thức chuyển giao dòng vốn này rat đadạng, mỗi hình thức lại có điều kiện, mục đích và đặc điểm đặc trưng riêng, khônggiống nhau hoàn toàn Xét trên hình thức luân chuyên nguồn vốn đầu tư nước ngoài
được chia ra như sau:
1.3.2.1 Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển với mục đích hỗ trợ các nước đang
phát triên được tài trợ bởi các tô chức quôc tê và các chính phủ nước ngoài Tính ưu
Trang 16đãi của ODA cao hon bat kỳ nguồn tài trợ phát triển chính thức nào ODA có các ưu
đãi về lãi suất, thời gian cho vay dài, mức vốn cho vay lớn Bên cạnh đó, trong ODAcòn có yếu tô không hoàn lại hay còn được gọi là thành tổ tài trợ và thành tố nàythường chiếm tối thiêu 25% Các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên sử dụng nguồnvốn ODA bao gồm: Nông nghiệp và phát triển nông thôn song song với xóa đói giảmnghèo; Phát triển hệ thống nguồn điện, mạng lưới truyền tải và phân phối điện; Cấpthoát nước và bảo vệ môi trường; Giao thông vận tải; Giáo dục va dao tao; Y tế; Khoa
học và công nghệ.
1.3.2.2 Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế
Điều kiện để sử dụng nguồn vốn tín dụng thường khó khăn hơn nguồn vốnODA Điểm nỗi trội của nguồn vốn này là không có các ràng buộc về kinh tế, chínhtrị và xã hội đi kèm Tuy nhiên, với mức lãi suất cao, thủ tục vay vốn nghiêm ngặt,thời hạn trả nợ khắt khe, đây được coi là những trở ngại lớn cho các nước đang tronggiai đoạn phát triên Nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được
ưu tiên cho các nhu cầu xuất nhập khẩu ngắn hạn do có sự thận trọng trong kinh
doanh ngân hàng như tính đến các rủi ro có thê xảy ra tại nước đi vay, của thế giới vàxu hướng lãi suất quốc tế Tỷ lệ nguồn vốn này được dùng cho hoạt động đầu tư pháttriển có thê tăng khi nền kinh tế có triển vọng tăng trưởng lâu dài
1.3.2.3 Nguồn von dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Điểm khác biệt giữa FDI và các nguồn vốn nước ngoài khác đó là nước tiếpnhận nguồn vốn không bị phát sinh các khoản nợ Các đối tác nước ngoài mang tàinguyên của mình như: vốn cho hoạt động dau tư, máy móc, thiết bị, day chuyền sản
xuất, bí quyết kinh doanh, sản xuat, đến nước sở tại Vì vậy, các nước sở tại có thé
tận dụng nguồn tài nguyên này để phát triển ngành nghề yêu cầu cao về mặt kỹ thuậtvà công nghệ Ngoài ra, FDI góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế và day mạnh tốcđộ tăng trưởng cũng như quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của nước nhận đầutư Khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả, nhà đầu tư sẽ nhận được khoản lợi nhuậnphù hợp thay vì nhận lãi suất như ở các hình thức đầu tư nước ngoài khác
Sự thâm hụt tài khoản vãng lai và cán cân kinh tế đêu được cải thiện nhờ cóFDI Tại Việt Nam, khu vực FDI mỗi năm đạt doanh thu lên đến hàng chục tỷ USDchưa kể dau thô, tỷ lệ giá trị xuất khâu trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước là35% Khu vực kinh tế có FDI cũng đóng góp đáng ké cho NSNN Bên cạnh đó, nhờcó FDI, hệ thống cơ sở hạ tang giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, din được
hoàn thiện đầy đủ và hiện đại tiên tiến hơn Các KCN, khu chế xuất, khu công nghệcao bước đầu được xây dựng góp phan thúc đây quá trình công nghiệp hóa- hiện đại
Trang 17hóa, giải quyết được vấn đề việc làm cho dân cư tại địa phương.
1.4 Nội dung đầu tư phát triển kinh tế tại các địa phương
Tùy theo những cách tiếp cận khác nhau , đầu tư phát trién tại các địa phươngbao gồm các nội dung:
1.4.1 Đầu tư phát triển theo các ngành, lĩnh vực kinh tế
Tại các địa phương, đầu tư phát triển theo các ngành kinh tế được phân ra cácnhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp-xây dựng; Dịch vụ Mỗiđịa phương có đặc điểm tự nhiện cũng như điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau Vì
vậy, dé phát huy được những lợi thé sẵn có, việc ban hành những phương án đầu tưphù hợp với điều kiện của từng địa phương là vô cùng cần thiết Các chủ trương cầnđược đưa ra nhằm định hướng các địa phương đầu tư vào các ngành kinh tế mà nơiđó có lợi thế phát triển Đồng thời các chính sách động viên, thu hút đầu tư cần được
các cấp lãnh dao ban hành dé có thé đạt được hiệu quả kinh tế- xã hội cao nhất
Hoạt động đầu tư phát triển dua trên lĩnh vực hoạt động có thể chia thành: đầutư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển
khoa học kỹ thuật Các hoạt động này có mối quan hệ tương hỗ với nhau Đầu tư phát
triển cơ sở hạ tang và khoa học kỹ thuật tạo cơ hội dé đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh nâng cao hiệu quả, và ngược lại, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo ranhững tiềm lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật cũng như
các hoạt động đầu tư khác
1.4.2 Dau tư phát triển theo các địa bàn
Đầu tư phát triển theo địa bàn là việc nguồn vốn dau tư được phân bồ đến các
địa bàn thuộc địa phương Nguồn vốn đầu tư phải được cân đối để các vùng có sựphat trién đồng đều, không dé xảy ra tình trạng chênh lệch trình độ phát triển Vì vậy,
quy hoạch trong dau tư phát triển kinh tế theo vùng cần chính quyền các địa phươngxác định rõ ràng nhằm sử dụng hết quỹ đất và khai thác tối đa lợi thế so sánh của từngđịa bàn Sự phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương trong việc lựa chọn
địa điểm dé tiến hành các dự án dau tư là vô cùng quan trọng dé đây mạnh phát triểnkinh tế theo vùng và hoàn thành các mục tiêu chung mà địa phương đề ra.
1.4.3 Đầu tư phát triển theo các dự án
Đầu tư phát triển theo các dự án tại địa phương là việc thực hiện các dự án đãđược cấp phép đầu tư bởi chính quyền địa phương Mỗi địa phương có những kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội cũng như quy hoạch địa phương riêng Vì vậy, các
dự án muốn được cấp phép phải phù hợp với những kế hoạch và quy hoạch đó Việc
thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn đem lại cho địa phương mức tăng trưởng kinh
Trang 18tế cao nhờ sản xuất hàng hóa, tỷ lệ thất nghiệp giảm, cơ sở hạ tầng và dịch vụ được
cải thiện, qua đó, mức sống của người dân địa phương cũng được nâng cao hơn Bêncạnh đó, việc thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư sẽ giúp địa phương thu hút đượcnhiều đối tác mới trong tương lai
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư
1.5.1 Kết quả dau tư phát triển kinh tế tại địa phương
Kết quả đầu tư phát triển tại địa phương được đánh giá qua các chỉ tiêu sau :1.5.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Bằng việc nghiên cứu các mô hình khác nhau, đầu tư đã được chứng minh làcó tác động đến sự tăng trưởng của nên kinh tế Mô hình Robert Solow kết luận tăngtrưởng kinh tế chỉ chịu ảnh hưởng của việc tăng vốn sản xuất trong ngắn hạn; trong
dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt ở trạng thái dừng Theo mô hình Sung Sang Park, việc
vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư phát triển con người được tăng cường là nguồn gốc
của sự tăng trưởng Mô hình Tân cô điền lại cho rằng tùy vào sự kết hợp hai yếu tốđầu vào vốn và lao động sẽ tạo ra tăng trưởng
Một số hoạt động thực tiễn thể hiện hoạt động đầu tư có ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế : Quy mô vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng đến sản lượng kinh tế Việc mở
rộng quy mô vốn dau tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn nay là chìa khóa dé hiệu quađầu tư tăng lên, năng suất các nhân tố tong hợp được nâng cao, cơ cấu nền kinh tế
dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa va sức cạnh tranh của
nền kinh tế cũng được nâng cao hon từ đó, chất lượng tăng trưởng kinh tế sẽ cải
thiện hơn Công thức dưới đây thé hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư :
Cùng chia GDP vào tử va mau, ta được:
Tỷ lệ uốn đầu tư/GDP
ICOR =
Tốc độ tang trưởng kinh tếCó thê kết luận, mức tăng trưởng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô nguồn
vốn đầu tư, nếu không có sự thay đồi hệ số ICOR
Một số chỉ tiêu cụ thé biéu hiện tác động của hoạt động đầu tư phát triển đếntăng trưởng kinh tế tại các địa phương bao gồm:
- Tong sản phẩm của địa phương
10
Trang 19Hoạt động sản xuất chịu tác động từ hoạt động đầu tư phát triển, từ đó GRDP
cũng chịu ảnh hưởng Quy mô của nền kinh tế địa phương được tính toán thông quaGRDP- chỉ tiêu biểu hiện mức tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ tạo ra trên địa bảntỉnh hoặc tỉnh , hoặc các hàng hóa, dịch vụ thường trú tại địa phương từ 6 tháng đến1 năm Việc thực hiện hiệu quả hoạt động dau tư phát triển sẽ giúp GRDP cũng như
GDP tăng.
- Toc độ tăng trưởng GRDPGiống như tong sản pham của địa phương, tốc độ tăng trưởng GRDP cũngchịu ảnh hưởng bởi tác động của đầu tư phát triển đến hoạt động sản xuất của nềnkinh tế địa phương Tốc độ tăng trưởng GRDP đo lường mức tăng trưởng kinh tếthông qua tông sản phẩm của địa phương mỗi thời kì, đã điều chỉnh theo lạm phát vàbiểu thị GRDP thực tế Tốc độ tăng trưởng này được tính bằng ty lệ phần trăm, cho
thay tốc độ thay đổi GRDP thông thường từ năm trước sang năm sau
- _ Thu nhập bình quân dau người của địa phươngViệc thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển sẽ thu hút các doanh nghiệp cả
trong và ngoài nước đầu tư nhằm xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh Điều này
sẽ tạo nên những tác động không nhỏ đến việc làm của dân cư địa phương, làm tăngmức thu nhập bình quân của toàn dân Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của tang lớp
dân cư được phản ánh cụ thé nhất qua chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người Tổng
cục Thống kê thu thập thông tin từ cuộc khảo sát được tiễn hành 2 năm 1 lần về mức
sống của dân cư tại các tỉnh, thành phó dé đo lường chỉ tiêu này Qua đó, chính quyền
địa phương sẽ có những cái nhìn tổng quan nhất về mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, mức
phân hóa giàu nghèo làm tiền đề để có những chính sách phù hợp nhăm cải thiện vànâng cao mức sống của toàn dân, công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện 1 cách
có hiệu quả hơn.1.5.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Co cấu kinh tế được định nghĩa là mối tương quan giữa các bộ phận trong tongthể nền kinh tế, là mối quan hệ hữu cơ và thé hiện sự tác động hai chiều về cả số và
chất lượng giữa các bộ phận
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế chịu tác động rất lớn từ hoạt động đầu tư và hoạtđộng này chủ yếu ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và vùng kinh tế Khi đầu tư đi theođúng định hướng tăng trưởng của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế dần trở nên phù hợp vớichiến lược phát triển qua từng thời kỳ của mỗi địa phương, theo đó tạo nên sự cânbang trong phạm vi nền kinh tế địa phương; các ngành, vùng bên cạnh phát huy được
nhân tô nội lực còn phát triên các nhân tô ngoại lực.
11
Trang 201.5.1.3 Nang lực cạnh tranh của địa phương
Đầu tư phát triển giúp năng lực cạnh tranh của địa phương được nâng cao Chỉsố PCI (Provincial Competitiveness Index) được dùng dé đánh giá năng lực cạnh
tranh của các địa phương PCI được tính toán bởi phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) nhằm mục đích đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điềuhành kinh tế cũng như sự cố gắng của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Namtrong cải cách thủ tục hanh chính Lãnh đạo các tỉnh, thành phó và các nhà hoạchđịnh chính sách có thé sử dụng PCI để tìm ra những vấn dé còn tổn tại trong việc điềuhành chính sách, qua đó đưa ra những cải cách phù hợp và hiệu qua dé khắc phục
những hạn chế trong điều hành kinh tế1.5.2 Hiệu quả dau tư phát triển kinh tế tại địa phương
1.5.2.1 Hiệu quả kinh tế
Một số chỉ tiêu thường được dùng đề đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động
đầu tư phát triển tại địa phương như sau:
- Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn dau tư phát huy tác dụng
trong kỳ nghiên cứu (ky hiệu Hiyeo))
Chỉ tiêu này tính bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị sản xuất với toàn
bộ vốn đầu tu phát huy tác dung của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tếtrong kỳ nghiên cứu.
AGO HIV(GO) =T——
Trong đó: AGO là Giá trị sản xuất tăng thêm trong ky nghiên cứu của ngành, dia
phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế
Ivpnrp là Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địaphương, vùng và toàn bộ nền kinh tế
Công thức nay cho biết trong kỳ nghiên cứu 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác
dụng tạo ra được bao nhiêu đơn vi mức tăng của giá tri sản xuất cho các ngành, địa
phương và toàn bộ nền kinh tế
- Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn dau tư phát huy tác
dung trong kỳ nghiên cứu (ky hiệu Hw(opp))
Chỉ tiêu này tính bằng cách so sánh giữa mức tăng của tong sản phẩm quốcnội với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng của vùng, địa phương và nền kinh tếtrong kỳ nghiên cứu.
AGDP
lUpkrp Hiv(so) —
12
Trang 21Công thức cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứuđã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng tông sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên
cứu cho các địa phương Trong đó: AGDP là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong
kỳ nghiên cứu của vùng, địa phương hoặc của nền kinh tế
-Suất đầu tư cân thiết dé làm tăng thêm 1 đơn vị tong sản phẩm quốc nội (tinhcho từ ng địa phương, vùng và toàn bộ nên kinh tế) hoặc 1 don vị giá trị tăng thêm
(tính cho từng ngành)
ly
AGDP Chi tiêu nay cho biệt dé tao ra 1 đơn vi tông sản phâm quôc nội tang thêm hoặc
ICOR =
1 đơn vị giá trị gia tăng thêm cần bao nhiêu đơn vị vốn dau tư.1.5.1.2 Hiệu quả về mặt xã hội
Hoạt động đầu tư phát triển ở cấp địa phương tác động tới mặt xã hội thé hiện
ở các chỉ tiêu cơ bản như sau:
Số lao động có việc làm do đầu tư và số lao động có việc làm tính trên một
đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
Một số tác động khác có thé kề đến như: chỉ tiêu cải thiện chất lượng hàng tiêu
dùng và cơ cau hàng tiêu dùng của xã hội, môi trường làm việc, môi trường sinh thái;phát triển văn hóa, giáo dục và y tế; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
dân
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương
1.6.1 Các nhân tô chủ quan1.6.1.1 Lợi thé so sánh của địa phương
Lợi thé so sánh của địa phương bao gồm nhiều yếu tố như: vi trí địa lý kinh tế,
điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội, nguồn nhân lực déi dào, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
của xã hội.
Vị trí địa lý kinh té của vùng là nhân t6 đầu tiên cần được xem xét khi xâydựng kế hoạch đầu tư phát triển Đầu mối giao thông, giao lưu quốc tế thuận lợi là lợi
thế cạnh tranh lớn của vùng cũng như của địa phương Khi vùng có vị trí thuận lợi,
các lợi thế so sánh và nguồn lực của tỉnh cũng được khai thác và tận dụng tối đa
Điều kiện tự nhiên cũng là nhân tô mà các nhà đầu tư phải xem xét kĩ lưỡng
trước khi đầu tư Điều kiện tự nhiên ở đây bao gồm: điều kiện về địa hình, khí hậu,tài nguyên thiên nhiên; các kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình nhằm mục đíchphát triển kinh tế cũng được quyết định dựa trên các điều kiện này Dé hiệu qua củahoạt động đầu tư phát triển được phát huy, sự sẵn có của các nguồn tài nguyên thiên
13
Trang 22nhiên như tài nguyên dat đai, biển, rừng, khoáng sản đóng vai trò vô cùng quan trọng.Hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ thuận lợi chỉ khi cơ sở sản xuất phân bổ gần đầumối giao thông, gần nguồn nguyên liệu.
Về dân cư: Nguồn nhân lực chủ yếu cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tếcủa địa phương là dân cư nằm trong độ tuôi lao động Với ngành công nghiệp có yêu
cầu nguồn nhân lực đồi dào sẽ thường phân bố ở nơi đông dân cư Khu vực càng có
nguồn nhân lực lớn càng có tiềm năng tốt dé phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
Về thu nhập và chất lượng song: Dân cư có thu nhập cao đồng nghĩa sức tiêuthụ của thị trường lớn, thuận lợi dé phat triển dich vụ va du lịch Chính sách va đườnglối phát triển của địa phương được củng cố niềm tin, đó cũng là nhân tố giúp gia tăngnguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương Nhờ vậy, địa phương sẽ thu hút thêmnguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế trong các ngành và lĩnh vực trọng tâm
Cơ sở hạ tang kỹ thuật của xã hội: Đây là nhân tô mang tinh xúc tác cho các
hoạt động đầu tư phát triển, tạo điều kiện để kinh tế- xã hội ngày càng tăng trưởngtích cực Địa phương càng phát triển cơ sở hạ tầng càng thu hút nhiều nhà đầu tưmạnh dạn đầu tư sản xuất và tăng chi đầu tư
1.6.1.2 Diéu kiện kinh tế địa phương
Các điều kiện về kinh tế của các địa phương có ảnh hương lớn tới hoạt độngđầu tư phát triển bao gồm:
Tốc độ tăng trưởng: Tình hình đầu tư và phát triển một ngành hay một lĩnh
vực cũng như kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư có thể chịu ảnh hưởng từ động
thái và xu thế tăng trưởng kinh tế của địa phương đó Như khi nền kinh tế đang ở
giai đoạn suy thoái với tốc độ tăng trưởng chậm, các dự án sản xuất và cung cấp hànghóa lâu bền và xa xi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn Ngược lại, khi nền kinh tế đang có
tốc độ tăng trưởng cao và có triển vọng duy trì trong khoảng thời gian dài, cơ hội đầu
tư các dự án về công nghệ mới, cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao có khả
năng thành công hơn.
Môi trường dau tr : Những yếu tô đặc trưng của địa phương được phản ánh
qua môi trường dau tư, từ đó các doanh nghiệp có thêm động lực và cơ hội dé đầu tưhiệu quả và phát triển bền vững Nha đầu tư sẽ dựa vào nhân tố nay dé bước đầu ra
quyết định đầu tư Khi môi trường dau tư thông thoáng, thuận lợi, chi đầu tư và tong
mức đầu tư của toàn xã hội sẽ gia tăng, và ngược lai Vì vậy, việc cải thiện môi trường
đầu tư là vô cùng cần thiết và cần được các cấp lãnh đạo của địa phương chú trọng.Các yếu tố thuộc môi trường dau tư địa phương có thé ké đến: Hệ thống cơ chế chínhsách của địa phương về thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính quyền địa phương
14
Trang 23Hoạt động QLNN tại dia phương: Chủ đầu tư chịu sự quản lý của các cơ quan
có thâm quyền trong suốt quá trình hình thành và triển khai dự án ngay từ cấp giấyphép đầu tư, thâm định và quản lý thực hiện dự án
1.6.2 Các nhân to khách quan
Bên cạnh những nhân tố chủ quan của địa phương, hoạt động đầu tư phát triển
ở địa phương sẽ chịu tác động bởi một số yếu tố chung của nền kinh tế
Tình hình kinh tế- xã hội quốc gia: Đây là yêu tô vĩ mô trực tiếp tác động đếnmọi hoạt động đầu tư phát triển của địa phương và gây ảnh hưởng đến việc huy động
và thu hút nguồn vốn Các nhà đầu tư sẽ quyết định bỏ vốn khi nền kinh tế của quốc
gia đó phát triển tốt, tình hình chính trị- xã hội ôn định Và ngược lại, nên kinh tế suythoái, chính trị- xã hội biến động không thé đảm bảo cuộc sống cho người dân sẽ gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư phát triển tại quốc gia nói chung và tại
các địa phương nói riêng.
Sự ồn định chính trị, luật pháp: Khi có sự bat ôn về môi trường kinh tế vĩ mô,rủi ro tăng cao thì các dòng vốn FDI trên thế giới sẽ chững lại và vốn đầu tư sẽ di
chuyên đến những nơi an toàn và có mức sinh lời cao hơn, ngay cả khi đã đầu tư rồi
mà có sự bất ôn nhất là bất ôn về chính tri thi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm mọi
cách dé rút vốn Vì vậy, dé thúc day đầu tư và phát triển nền kinh tế địa phương, sự
ồn định chính trị luật pháp là nhân tô không thé thiếu trong quá trình thu hút các đốitác nước ngoài.
Xu hướng toàn câu hóa: Toàn cầu hoá sẽ đem lại cơ hội tăng trưởng mạnh về
các nền kinh tế địa phương, với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triểntừ đó đây mạnh quá trình xã hội hóa Xu hướng này sẽ thu hút FDI vào các địa phươngcũng như thúc đây dau tư ra nước ngoài Nhờ đó, cơ cau kinh tế sẽ có sự chuyền dịchnhất định, kèm theo nhiều cải cách thiết thực với mục đích nâng cao hiệu quả pháttriển, quá trình cạnh tranh trên thị trường của các địa phương, các quốc gia và khu
vực hiện nay.
15
Trang 24CHƯƠNG 2: THỰC TRANG ĐẦU TƯ PHÁT TRIEN KINH TE TREN
DIA BAN TINH LAO CAI GIAI DOAN 2017 — 2021
2.1 Khái quát đặc điểm tự nhién- xã hội của tỉnh Lao Cai ảnh hưởng tới hoạtđộng đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh
2.1.1 Vi tri địa lý
La một tỉnh biên giới nằm ở giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc Việt Namvới diện tích tự nhiên 6.385,89 km”, chiếm 1,89% diện tích cả nước, nằm trong tốp
20 tỉnh có diện tích lớn nhất, Lào Cai tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố Tỉnh có phía
Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáptỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấphuyện trực thuộc, gồm có | tỉnh (Lào Cai), 1 thị xã (Sa Pa) và 7 huyện (Bát Xát, BaoThắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn) với 152 đơn vị hànhchính cấp xã, với 16 phường, 9 thị trấn và 127 xã
Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lao Cai (Việt Nam) Bên cạnh đó, với lợi thé nam
trên trục đường giao thông huyết mạch, bao gồm đường bộ, đường sắt và đường sông,nhất là tuyến đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Vân Nam và tuyến đường caotốc Nội Bai-Lao Cai, tỉnh có vi trí chiến lược vô cùng quan trọng trong không những
16
Trang 25về mặt quân sự mà còn cả trong quốc phòng và an ninh Lào Cai là phên dậu của Tổ
quốc, như một cây cầu nối đây mạnh sự phát triển, giao lưu trên các lĩnh vực giữa
Việt Nam với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng như với Trung Quốc, để
trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa ở vùng thượng lưu sông Hồng
Hình 2.2: Vị trí tỉnh Lào Cai trong hành lang và vành đai kinh tế
@con MINH VỊ TRÍ TINH LAO CAI TRONG HANH LANG
VA VANH DAI KINH TE |
CHU GIẢI
RE Hanh lang kinh té
@ = =Pưởng Hồ Chi Minh(DK:
WB Vann đai ven bién
Đường giao thong
<j VỊNH BẮC BO
.a/
2.1.2 Điều kiện tự nhiên2.1.2.1 Đặc điểm địa hình
Với địa hình vừa có thung lũng, vừa có vùng núi cao và vùng núi thấp, Lào
Cai được đánh gia là một trong những tỉnh có địa hình khá phong phú Dia hình tỉnh
có 80% là đồi núi được phân bé đa dang, với 2 dãy núi chính là day Hoàng Liên Son
va dãy Con Voi Lao Cai có địa hình bị chia cắt mạnh, độ phân tầng độ cao lớn do có
nhiều đồi núi, đặc biệt lại có nhiều những dãy núi cao Đai cao thấp của Lào Cai khárõ ràng, độ cao phổ biến nhất từ 150m-200m Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Pangthuộc dãy Hoàng Liên Sơn với độ cao 3.143m, tiếp đến là đỉnh Ky Quan San tạihuyện Bát Xát (Bạch Mộc Lương Tủ) với độ cao 3.046 m, đỉnh Lang Lung với độ
cao 2.913m và đỉnh Tả Giàng Phình với độ cao 2.850m Huyện Văn Bàn thuộc phía
đông tỉnh lại có đai độ cao thấp hơn, với điểm thấp nhất thuộc huyện Bảo Thắng
(80m) Vùng đất dọc sông Hồng và sông Chảy như tỉnh Bảo Thăng, Bảo Yên, CamĐường, Lào Cai có địa hình bằng phăng hơn, có nhiều vùng đồi thoải, thung lũng Vịtrí này thuận lợi dé hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị cũng như đây mạnh phát
triển các ngành nông-lâm nghiệp, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ
17
Trang 26Đặc điểm địa hình của tỉnh Lào Cai tạo ra lợi thé dé dau tư phát triển thuỷ
điện, phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thám hiểm, nông nghiệpôn đới, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thảo dược ở các vung cao của tinh
2.1.2.2 Đặc điểm khí hậu
Do đa dạng địa hình, Lào Cai có 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu, phân thành 10
kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu Khí hậu Lào Cai được phân thành 2 mùa
tương đối rõ rệt Lào Cai từ tháng 4 đến tháng 9 bắt đầu mùa mưa, mùa khô kéo dàitừ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa hơn nữa do bị chỉ phối bởi yếu tổ phức tạp củađịa hình nên tại mỗi không gian và thời gian khác nhau, diễn biến thời tiết tại mỗi địabàn có nhiều sự khác biệt Tại vùng ở vị trí thấp, nhiệt độ trung bình dao động
từ 23°C - 29°C, lượng mưa trung bình vào khoảng 1.400mm - 1.700mm Bên cạnh đó, những vùng cao hơn có nhiệt độ trung bình khoảng 15°C - 20°C (riêng Sa Pa từ
14°C - 16°C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - 2.000mm Nhiệt độ của tỉnh có
những biến động lớn, một số hiện tượng xảy ra như nhiệt độ trong ngày xuống quá thấphoặc lên cao (nhiệt độ của thị xã Sa Pa có nhiều ngày thấp hơn 0C và xuất hiện tuyết),
gió Ô Quý Hồ, gió Lào Ngoài ra, toàn tỉnh thường có sương mù dày đặc, nhất là tại các
vùng cao; ở các thung lũng kín gió và những vùng núi cao đặc biệt là đợt rét đậm cònxuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày Với đặc điểm khí hậu như vậy, Lào
Cai có lợi thé rất lớn dé thúc đây các hoạt động sản xuất, trồng trọt các loại nông sản ôn
đới có giá trị kinh tế cao như trái cây, rau củ, thảo dược và cá nước lạnh
2.1.2.3 Thủy văn
Tỉnh có mật độ sông suối khá dày đặc, được phân bổ đồng đều với trên 10.000sông, suối lớn và nhỏ Chế độ thủy văn của tỉnh chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi hai consông là sông Hồng và sông Chảy
- Sông Hồng với chiều dài 128km trên địa bàn tỉnh chảy theo hướng từ Tây
Bắc xuống Đông Nam Nước sông chảy tương đối xiết và mạnh do lòng sông sâu, độ
dốc lớn với dòng chảy thang Do lưu lượng nước sông không điều hoa, mùa mưa lưu
lượng lớn, mực nước cao thường gay ngập lụt ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và
đời sống của người dân dọc hai bên sông Mùa khô, lưu lượng nhỏ, mực nước thấp gâytrở ngại cho hoạt động của các phương tiện giao thông thuỷ nhất là đoạn phía trên
tỉnh Lào Cai.
- Sông Chảy bắt nguồn từ phía Bắc tỉnh Hà Giang, chảy sang tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc), sau đó lại chảy ngược vào Việt Nam, qua tỉnh Lào Cai dài 124km Đặc
điểm sông có lòng sâu, hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghénh nên không thuận lợi cho phát
18
Trang 27triển vận tải đường thuỷ Lượng phù sa của sông thấp, lưu lượng nước có biến động
thất thường
Một số sông, suối khác cũng ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của tỉnh như:Sông Nam Thi, ngòi Dum, ngòi Bo, ngòi Nhù Ngòi Nhù có lòng rộng, sâu, đốc là sựhợp thành của nhiều sông ngòi khác: suối Nậm Tha, ngòi Chơ, suối Chăn, ngòi Mả,
kê đã được thực hiện, tai đây có 1.195 loài thực vat, 22 loài thực vật đặc biệt quý
hiếm, có giá trị như Đăng Sâm, Đỗ Trọng, Đương Quy, nam Linh Chi, Tam That,Xuyên Khung Lao Cai hoàn toàn có đủ những điều kiện thuận lợi dé phát triển nềnkinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp chế biến cũng như tạo nên số lượnglớn các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn đóng vai trò trò quantrọng với quốc phòng an ninh, bảo vệ mội trường sinh thái và tạo cảnh quan thiên
nhiên.
Tai nguyên nướcVề tài nguyên nước mặt: Nhờ có hệ thống sông ngòi dày đặc nên tài nguyên
nước mặt của tỉnh khá đa dạng (9,5 tỷ m3) Ngoài 2 con sông lớn là sông Hồng và
sông Chảy, tỉnh còn có 1000 sông, suối lớn nhỏ ( bao gồm 107 sông, suối dài từ 10
km trở lên) Nguồn nước mặt được sử dụng trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt, giaothông đường thủy và đây mạnh các công trình thủy điện
Về tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả từ những cuộc đánh giá, nguồn nước
ngầm trên địa bàn tỉnh Lào Cai có trữ lượng khoảng 30 triệu m° chất lượng khá tốt
(4,448 triệu m? là trữ lượng động), đáp ứng được nhu cầu sử dụng khoảng 5,35 triệu
m/ngày đêm.
Tài nguyên khoáng sảnLào Cai sở hữu 150 mỏ và 35 loại khoáng sản có trữ lượng lớn và vừa với chấtlượng cao như: mỏ Apatit, mỏ đồng Sin Quyền, mỏ graphit Nậm Thi, mỏ sắt Quý Xa.Bên cạnh đó, tỉnh còn có hàng chục loại khoáng sản quý hiếm khác, có thé ké đến:Vàng, bạc, chì, crom, đá quý, kẽm, mangan, thiếc; các loại thuộc nhóm vật liệu xâydựng như đá vôi, đất sét và nguyên liệu gốm, sứ, thủy tinh
Tóm lại, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo cho Lào Cai những lợi thé rất tốt
19
Trang 28dé thực hiện các hoạt động dau tư nhằm thúc day các ngành mũi nhọn nhw nông,
công, lâm nghiệp cũng như tận dụng các lợi thé về địa hình và khí hậu dé dau tu phát
triển du lịch Lào Cai đã có những nguồn tiềm lực to lớn dé phát triển nên kinh tế
một cách toàn diện và bên vững.2.1.3 Đặc điểm kinh tế
2.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế
Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
(theo giá so sánh 2010)
DVT: tỷ đông
Tông sản phầm trên địa ban
giai đoạn 2016- 2021 (theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Niên giám thống kê tinh Lào Cai
Theo Cục thống kê tỉnh Lào Cai cho thấy tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)5 năm 2016 — 2020 tăng bình quân 8,05%/năm, thấp hon mức tăng của giai đoạn 2011— 2015, khoảng 9,2%/năm, và gap 1,19 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước ở
mức 6,78%/năm Thu nhập bình quân đầu người của Tỉnh Lào Cai năm 2022 ước đạt
3.818 USD/năm, cao hơn mức thu nhập bình quân chung cả nước, khoảng 3.000
USD/nam Năng suất lao động của người dân tỉnh được cải thiện rõ nét, theo đó đạt211 triệu đồng/ lao động, mức này vượt 1,6 lần so với bình quân chung của cả nước
Tất cả các nhân tố đã chứng minh những nỗ lực của UBND Lào Cai trong việcđưa ra chính sách và định hướng để khai thác những tiềm năng sẵn có của tỉnh Cóthê đễ dàng nhận thấy mức sống người dân liên tục được nâng cao, bước tăng trưởngấn tượng của nền kinh tế, các nhà đầu tư khi đến đây cũng tin tưởng địa phương hơn
2.1.3.2 Cơ cầu kinh tế
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu kinh tế Lào Cai giai đoạn 2017-2022
20
Trang 29Cơ cấu kinh tế Lao Cai giai đoạn 2017-2022
Dich vu =m Céng nghiép- xây dung =m Néng lâm nghiệp thủy sản
Nguồn: Niên giám thong kê tinh Lào Cai
Trong thời gian này, cơ cấu kinh tế tỉnh nhìn chung không biến động nhiều,chủ yếu vẫn tập trung vào nhóm ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, tỷ trọngnông-lâm nghiệp-thủy sản trong cơ cấu kinh tế thấp Sự chuyền biến này sát với chủtrương, đường lối và chính sách phát triển kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, song song với đó cũng khai thác được điểm mạnh về vị trí địa lý, địahình, khí hậu nhằm mục đích thúc đây các sản pham nông-lâm nghiệp-thủy sản đặctrưng của Lào Cai.
2.1.3.3 Cơ sở hạ tang
Hệ thống điện và nước
Hiện tại, các mạng lưới, hệ thong cung cap nước và điện cua tinh đã dap ứng
đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng như cung ứng cho các KCN, khu chế
xuất và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
100% xã, phường và thị trấn được cung cấp điện Lào Cai có hệ thống đường
dây điện gần 2.500km với 24 trạm, gần 50 máy trung gian và 1.689 trạm phân phối
lưới điện trung áp Toàn tỉnh hiện có 3.170 km lưới điện ha áp, cấp điện cho hơn1.400 thôn bản, đạt tỷ lệ 87%.
14 công trình cấp nước sạch đô thị với công suất gần 82 nghìn m3/ngày.đêm;1.051 công trình cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn, bảo đảm cung cấp 95%dân cư; 1.143 công trình thuỷ lợi phục vụ tưới cho gần 45.000ha dat sản xuất nông
nghiệp có tưới, hệ thống thủy lợi đã đảm bảo cấp nước chủ động cho 98,21% diện
tích đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Hệ thống giao thôngHệ thống giao thông đi và đến Lào Cai rất thuận lợi, hội tụ đủ các loại hình
giao thông.
21
Trang 30- Đường bộ
Lào Cai có 4 trục đường chính, bao gồm:+ Tuyến cao tốc Nội Bài- Lào Cai: Đây là tuyến đường huyết mạch nối ViệtNam với Trung Quốc dài 264 km Điểm bắt đầu là nút giao giữa Quốc lộ 2 và cao tốcBắc Thăng Long - Nội Bài, điểm kết thúc là khu cửa khẩu Kim Thành thuộc Lào Cai
Tuyến đường là thuộc dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Hàng lang kinh tế
Côn Minh - Hà Nội - Lào Cai dọc theo sông Hồng
+ Tuyến Quốc lộ 70: Tuyến đường 5 km qua Lào Cai có tiêu chuân đường cấpII với 4 làn xe Là một trong những tuyến đường bộ nan quạt vành đai biên giới nốicác tỉnh thuộc vùng TDMNPB.
+ Tuyến Quốc lộ 4D: Điểm xuất phát là Pa So (Lai Châu), đi qua Sa Pa vàthành phố Lao Cai, điểm kết thúc là cửa khẩu Mường Khương Tuyến đường này gópphần đây mạnh phát triển du lịch tại thị xã Sa Pa
+ Quốc lộ 4E:Tuyến đường dài 44 km bắt đầu tại Bắc Ngầm (Bảo Thắng),chạy qua phố Lu và thành phố Lao Cai Tuyến đường được sử dụng dé vận chuyềnsản phẩm của KCN Apatis Lào Cai
- Đường sat: Tỉnh có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Lào Cai — Hà Nội — HảiPhòng — Hà Khẩu — Côn Minh (Trung Quốc) dé vận chuyện hành khách và hàng hóatrong nước cũng như quốc tế
- Đường thủy: Tỉnh có điều kiện thuận lợi để kết nối với Trung Quốc qua
đường thủy do có 2 con sông lớn là sông Chảy và sông Hồng Tuy nhiên, việc khai
thác vận tải đường sông của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn do 2 con sông này có nhiềughềnh thác, nước cạn vào mùa khô và chảy xiết vào mùa mưa, và cũng do chính
quyền tỉnh chưa đầu tư nạo vét chỉnh trị dòng chảy
- Đường hàng không: Tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, cảng hàng không SaPa sắp được xây dựng cách trung tâm tỉnh 34 km Khi cảng đi vào hoạt động sẽ ảnhhưởng tích cực tới tình hình phát triển kinh tế- xã hội không chỉ của Lào Cai mà còn
cả của vùng TDMNPB va cả nước Cảng có thể kết nối với các trung tâm kinh tế lớncủa miền Nam như thành phó Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang va dap ứng được
nhu cầu của các sân bay quốc tế
Hệ thống cửa khẩu Lào Cai
Với đường biên giới dài 182,086 km tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),hệ thống cửa khâu biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm: 02 cặp cửa khẩu
quốc tế, 02 cửa khẩu phụ, 07 lối mở biên giới, cụ thê:
- Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lao Cai — Hà Khâu: Cơ sở hạ tầng cửa khâu khá
22
Trang 31hoàn thiện, gồm có điện, nước, nhà làm việc liên ngành, nhà ở công vụ, giao thông,thông tin liên lạc, khu kiểm hóa và các công trình phụ trợ khác Bên cạnh đó, hạ tầngtiếp giáp cửa khau như hệ thống kho bãi tập kết hàng hóa, cảng cạn ICD, viễn thông,giáo định hàng hóa, văn phòng giao dịch, đã được đầu tư dé phục vụ hoạt độngxuất nhập khâu.
- Cửa khâu quốc tế đường sắt Lao Cai — Hà Khẩu: Do sự khác biệt về khổ
đường ray (tại Lao Cai sử dụng khổ đường ray 1.100 mm, trong khi đó, Hà KhauTrung Quốc dùng khổ 1.435 mm), nên hoạt động ở cửa khâu này còn nhiều hạn chế
- Cửa khâu Mường Khương và Cửa khẩu phụ Bản Vược: Tại đây đã được phân
bé lực lượng chức năng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đầy đủ theo Nghị định số
112/2014/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, nâng cấpcác hệ thống kho, bãi nên còn nhiều hạn chế
- Các lối mở biên giới, bao gồm 7 địa điểm (Bản Quan, Hóa Chư Phùng, Lồ
Cô Chin, Lũng Pô, Mốc quốc giới 144-500m, Na Lốc, Y Tý): Cơ sở hạ tầng củanhững lối mở này đã cơ bản được đầu tư, tuy nhiên với nhu cầu hoạt động xuất nhập
khẩu ngày càng lớn thì vẫn chưa đáp ứng đủ.
Lào Cai có những thuận lợi từ phía cơ sở hạ tang dé khai thác tuy nhiên cho
đến nay, tinh vẫn dang gặp phải nhiễu khó khăn trong quá trình dau tư phát triển hatang Việc lưu thông, vận tải hàng hóa giữa tỉnh với các tỉnh, thành pho khác chưa
đạt được tối ưu về mặt thời gian và gia tăng chỉ phí do hệ thống giao thông chưa
đông bộ Một số tuyến đường xuống cấp nhưng chưa được tu sửa, gây khó khăn và
mat an toàn cho xe cộ, đặc biệt là xe trọng tải lớn Ngoài ra, do cơ sở hạ tang cdc
cửa khẩu trên dia bàn tỉnh chưa hoàn thiện, việc tiếp nhận hàng hóa từ nước ngoàicũng như xuất khẩu hàng hóa từ Lào Cai ra quốc tế bị ảnh hưởng ít nhiều Những
nhân to trên đã gây bất lợi cho tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư nhất là cácdoanh nghiệp chế biến, chế tạo có nhu cau xuất nhập khẩu hàng hóa quy mô lớn
2.1.4 Đặc điểm xã hội2.1.4.1 Dân số và nguồn nhân lực
Dân số trung bình giai đoạn 2021-2022 của Lào Cai đạt 761,93 nghìn người,
tăng 15,54 nghìn người, tương đương mức tăng 2,08% so với năm 2019-2020 ( trongđó 26,39% là dân số thành thị) Dân số nam chiếm 50,82% tổng dân số với 387,21nghìn người ; dân số nữ chiếm 49,18% tổng dân số với 374,71 nghìn người
Lào Cai là một tỉnh đa dân tộc, với 25 nhóm dân tộc khác nhau thuộc 4 ngữ hệ
lớn nhất Việt Nam: ngữ hệ Hán-Tạng, ngữ hệ Mông-Dao, ngữ hệ Nam A, ngữ hệ
Thái- Kadai Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng; mặc dù có tộc danh khác
23
Trang 32nhau, quê quán khác nhau nhưng các dân tộc Lào Cai không xảy ra xung đột về dân
tộc, tôn giáo Các đặc điểm trên vừa tạo cho Lào Cai là tỉnh giàu bản sắc văn hóa vừalà nơi thuận lợi cho giao lưu và hội tụ văn hóa.
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong những năm qua đã được nâng lên,tuy nhiên vẫn còn thấp Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 55% (năm 2015) lên 66,7%(năm 2022), trong đó, đào tạo nghề tăng từ 43,1% lên 56,89%; ty lệ lao động từ 15tudi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo có văn băng, chứng chiđạt 28,1% (Vùng TDMNPB 10,5%, cả nước 29,1%), tăng 11,159% so với năm 2015(Vùng tăng 2,9%; cả nước tăng 7,7%) Tốc độ tăng tỷ lệ lao động qua dao tạo củatỉnh giai đoạn 2017-2022 đạt 5,1%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của vùng
TDMNPB (3,1%/nam) và cả nước (3,3%/nam).
Những diễn biến mới này của lực lượng lao động đòi hỏi phải tái nhận định
van đề cung, phân bồ và sử dụng lao động, đặt ra yêu cầu mới về nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, cũng như đảm bảo ansinh xã hội
2.1.4.2 Thu nhập và chất lượng sóngChất lượng cuộc sống của người dân Lào Cai đang dần được cải thiện và nâng
cao Tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2021 có xu hướng giảm
Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người một tháng toàn tỉnh theo giá hiện hành đạt
3.474 nghìn đồng, tăng 6,4% so với năm 2020, trong đó khu vực thành thị đạt 6.120
nghìn đồng, tăng 4,27%; khu vực nông thôn đạt 2.487 nghìn đồng, tăng 6,74% Thunhập bình quân đầu người | tháng năm 2021 theo giá hiện hành của nhóm thấp nhấtlà 761 nghìn đồng, nhóm cao nhất là 6.586 nghìn đồng với mức chênh lệch 8,7 lần
Biéu đồ 2.3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành
DVT: Nghìn đồng
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
theo giá hiện hành
1000
500 0
2016 2017 2018 2019 2020 2021
Nguôn: Niên giám thông kê tỉnh Lào Cai
24
Trang 33Trong giai đoạn năm 2016 — 2021, thu nhập bình quân 1 tháng của người dân tỉnh Lào Cai tăng qua các năm với tỷ lệ 6,98%/năm So với năm 2016, mức thu nhậpbình quân đã tăng lên 1,087 triệu đồng, đạt mức 3,474 triệu đồng/ người năm 2021.
Việc cuộc sống của người dân tỉnh Lào Cai ngày càng cải thiện đã giúp conđường phát triển của tỉnh được nhân dân địa phương tin tưởng hơn không chỉ trong
giai đoạn này mà còn cả trong thời gian sắp tới Đây cũng là tiền dé giúp địa phương
giữ được nhân lực trong địa bàn tỉnh và thu hút được nhân lực chất lượng cao trênđịa bàn cả nước về làm việc tại Lào Cai Khi chất lượng nguồn nhân lực duoc nângcao, các lĩnh vực kinh tế đặc biệt như công nghiệp công nghệ cao và du lịch tại tỉnhsẽ thu hút nhiều nhà dau tư trong nước cũng như nước ngoài hơn
2.2 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Những thành tựu ấn tượng trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lào Caitrong thời gian qua là nhờ hiệu quả của nguồn vốn dau tư phát triển Điều này khangđịnh rõ ràng đầu tư phát triển đóng một vai trò rat quan trọng trong việc day mạnhnhững nhân tổ đã phát huy tác dụng đồng thời thúc đây những nhân tố còn chưa đượckhai thác trong quá trình phát triển nền kinh tế địa phương Bên cạnh đó, kết quả thuđược từ việc thực hiện đầu tư phát triển có giá trị lâu dai và tác động rõ rệt đến kinhtế - xã hội của tỉnh Trong thời gian tới, ngoài tận dụng tốt tiềm năng lợi thé sẵn có,đồng thời khắc phục những tồn tại và hạn chế, đầu tư phát triển vẫn là công cụ đắclực dé Lào Cai có sự tăng trưởng bền vững cũng như nhịp độ phát triển vượt bậc trongthời gian tới.
Thứ nhất, Lào Cai nhờ đầu tư phát triển đã có những bước tiến lớn trong tăngtrưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh Lao Cai trong giai đoạn
2016 -2020 đạt 8,05% nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao
trong cả nước Mức tăng trưởng GRDP của Lào Cai cao hơn mức tăng của vùngTDMNPB (7,1%/năm), và gap 1,36 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước
du lịch, trong thời gian vừa qua, đã đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng và khu dulịch với mục đích khai thác điểm đến tiềm năng trên địa bàn tỉnh (thị xã Sa Pa, thành
25
Trang 34phố Lao Cai, huyện Si Ma Cai) Với việc hoàn thiện nhiều KCN chat lượng tốt, cácdoanh nghiệp khi đầu tư vào đây sẽ thuận lợi về nhiều mặt hơn.
Thứ ba, việc tạo động lực cho các ngành kinh tế tỉnh tăng trưởng cũng nhưnâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân không thể thiếu được tác động của đầutư phát triển kinh tế Trong suốt những năm vừa qua, nhiều tuyến đường, cây cầu mới
được xây dựng để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong giao thông khi việc
kết hợp giữa chính quyên dia phương và các doanh nghiệp, tổ chức mang lại hiệu quacao Nhiều công viên, công trình cảnh quan được đầu tư chỉnh trang nhằm tạo nênkhông gian sinh hoạt xanh- sạch- đẹp cho người dân và du khách khi đến đây
Thứ tư, Lào Cai thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nhiều nơi hơn nhờ có hoạtđộng đầu tư phát triển kinh tế để thúc đây hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tăngtrưởng kinh tế, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ và nâng cao năng lựccạnh tranh của tỉnh Hiệu quả của chủ trương đầu tư xây dựng các KCN có vị trí thuậnlợi đã được chứng minh khi doanh nghiệp nước ngoài lớn Nexus Technologles &Cable , KOVIET, đã lựa chọn noi đây dé xây dựng nha máy san xuất
2.3 Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh Lào Cai giai đoạn
2016 — 2021
Bên cạnh những lợi thế vốn có về địa lý, tự nhiên, nhờ những chủ trương đầutư hợp lý mà lãnh đạo tỉnh đã ban hành, Lào Cai luôn là 1 trong những tinh phát triểnkinh tế nhanh chóng trong vùng TDMNPB Nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư, thu
hút các nhà đầu tư đến từ nhiều nơi và vào nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, những chỉ
đạo và chính sách đầu tư đã được lãnh đạo tỉnh ban hành và thực hiện có hiệu quả
Điều này được chứng minh qua quy mô vốn dau tư phát triển của địa phương luôn ở
trong nhóm tỉnh thành có quy mô vốn cao trong khu vực TDMNPB.2.3.1 Quy mô vốn dau tư phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai
Với nhiều lợi thế mà địa phương sẵn có kết hợp cùng những chính sách đượcban lãnh đạo tỉnh triển khai hợp lý, quy mô vốn đầu tư tại Lào Cai giai đoạn 2016 —
2020 đạt 73.887 tỷ đồng, gấp 2,12 lần giai đoạn 2011 — 2015 (34.825 ty đồng)
Bảng 2.1: Quy mô vốn đầu tư trên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 Quy mô vốn 12.928 | 14.178 | 14.608 | 15.871 | 16.302 | 15.655
Tốc độ tăng định gốc (%) 109,67 | 113,00 | 122,76 | 126,10 | 121,09
Tốc độ tăng liên hoàn (%) 967 | 3,03 | §65 | 2,72 | -3,97
26
Trang 35Nguôn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy quy mô vốn đầu tư của tỉnh Lào Cai có xuhướng tăng qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2016 — 2020 tốc độ tăng trưởng quymô vốn ở mức cao từ 2,72%-9,67%/năm Trong năm 2016, tổng mức vốn đầu tư chỉở mức 12.928 tỷ đồng và năm 2020 chứng kiến quy mô vốn đầu tư của tỉnh đạt trên
16.000 tỷ đồng Sự gia tăng này có được nhờ nhiều chính sách trong thu hút đầu tư
đã có những tác động tích cực trong đôi mới cau trúc nền kinh tế, tái cấu trúc mô hìnhtăng trưởng của tỉnh theo hướng Cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương kinhtế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc, phát triểnbên vững đúng theo tinh thần tiếp tục đây mạnh thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TWcủa Bộ Chính trị khóa IX về Xây dựng và phát triển tỉnh Lào Cai trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Các lĩnh vực quan trọng được chính quyền tỉnh định hướng và chọn lọc nguồnvốn đầu tư như: nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông lâm sản, công nghiệp phụtrợ, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, đào tào nâng cao tay nghề nguồn nhân lực,ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, ngành có giá trị xuất khâu cao, Song song vớiđó là sử dụng hài hòa nguồn vốn dé đầu tư đạt hiệu quả cao nhất
Tuy nhiên năm 2021, tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức -3,97% Do những tác độngtiêu cực của Covid- 19, mức sụt giảm này được ghi nhận không chỉ ở Lào Cai mà còncả Việt Nam và trên toàn thế giới Các nhà đầu tư liên tục gặp khó khăn trong tìnhhình kinh tế- xã hội không ổn định, hoạt động kinh doanh bị đình trệ nên không đủđiều kiện dé rót vốn đầu tư Lệnh phong tỏa giữa các quốc gia cũng hạn chế các nhàđầu tư nước ngoài tiếp cận các chương trình, hoạt động đã lên kế hoạch nên trongnăm vừa qua, hoạt động đầu tư phát triển đã có phần chững lại Cho đến hiện nay,
dịch bệnh đã dần được kiểm soát, các hoạt động kinh doanh, sản xuất sôi động trở lại,tỉnh cũng đã có những phương án nhằm thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư đếnđầu tư vào tỉnh
Trong giai đoạn 2016 — 2021 có thé thay rằng quy mô vốn dau tư phát triển của
tỉnh Lào Cai đã có những bước tăng trưởng ấn tượng Tỉnh đã tận dụng tốt nguồn von lớnnày dé phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc xây dựng cơ sở hạ tang về giao thông giúpkết nối liên vùng, các khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, trao đổihàng hóa Trong giai đoạn tiếp theo, những yếu to kể trên sẽ là chìa khóa giúp Lào Cai
phục hoi kinh tế sau khoảng thời gian khó khăn bởi đại dịch Covid — 19.2.3.2 Tình hình dau tư phát triển kinh tế theo nguôn vốn
Trong thời gian sắp tới, Lao Cai đã, dang va sẽ tiếp tục có nhiều bước tiễn lớn
27
Trang 36trong phát triển kinh tế trọng điểm vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.Hình ảnh của tỉnh đã thay đổi theo hướng hiện đại và văn minh hơn nhờ nhiều con
đường, cây cầu và các công trình chat lượng, nền kinh tế tỉnh có động lực phát triển
hon, đời sống của nhân dân cải thiện rõ rệt Đó cũng là yếu tố dé các doanh nghiệptừ nhiều nơi mạnh đạn đầu tư vào địa phương
Trong khoảng thời gian 2016 — 2021, tinh đã thu hút được nhiều tập đoàn trongnước lớn như: Bitexco, Sun Group, Vingroup, Tập đoàn Thiên Minh, Sa Pa Land, ,Không khí kinh doanh của Lao Cai được thổi một làn gió mới nhờ nguồn vốn đầu tưtừ khu vực tư nhân Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này cũngcó xu hướng tăng Lào Cai là một trong những địa phương thu hút nhiều vốn FDItrong khu vực TDMNPB, sẽ tiếp tục trở thành đích đến hấp dẫn cho các tập đoàn tưnhân lớn và cả những nhà đầu tư nước ngoài
Bảng 2.2: Đầu tư phát triển theo nguồn vốn giai đoạn 2016-2021
PVT: ty dong
Chi tiéu 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021
Tong von dau tw 12.928 | 14.178 | 14.608 | 15.871 | 16.302 | 15.655
Nguồn von nhà nước 7.404 | 5.902 | 6.768 | 5.454 | 5.669 | 7.015
Nguôn von ngoài nhà nước | 5.467 | 8.191 | 7.777 | 10.324 | 10.564 | 6.765
Nguồn vốn FDI 57 85 63 93 69 | 1.875
Nguồn: Niên giám thong kê tinh Lào CaiCó thé thấy, giai đoạn 2016 — 2020 vốn của khu vực ngoài nhà nước dan đầu
về mặt quy mô, và ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ Năm 2020 chứng kiến
số vốn đầu tư của khu vực này là 10.564 tỷ đồng cao gần gấp đôi so với năm 2016.Bình quân 6 năm, tốc độ tăng vốn đạt mức 8,78% trong đó, năm 2021 giảm 36% vànăm 2017 có mức tăng cao nhất là gan 50% Sở di có sự tăng trưởng mạnh như vậylà do ban lãnh đạo tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điềukiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển Dự án của các tập đoàn nội địa lớnnhư Bitexco hay Sungroup với khu du lịch tại Sa Pa còn góp phần gia tăng việc làm
cho không những cư dân của Lào Cai mà còn cho người dân của các tỉnh lân cận.
Nguồn vốn đầu tư công tuy thấp hơn nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng,đồng thời luôn ở mức hơn 5.000 tỷ đồng Điều này chứng minh nhà nước vẫn dànhsự quan tâm lớn cho Lào Cai Tỉnh đã xây dựng thêm nhiều dự án, công trình có giátrị cao, đặc biệt là trong lĩnh vực an sinh- xã hội nhăm ồn định cuộc sống cho người
dân địa phương nhờ có nguôồn vốn này Hơn thế nữa, những tồn đọng về hạ tầng giao
28
Trang 37thông vận tải của tỉnh dần được cải thiện bằng vốn nhà nước với mục đích đáp ứng
nhu cầu đi lại liên tục gia tăng do ngày càng nhiều KCN tập trung vận hành tại đây
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có quy mô nhỏ nhất nhưng đang có những bước
tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian trở lại đây Giai đoạn 2016- 2020, lượng vốnFDI đồ vào tinh còn ở mức dưới 100 tỷ đồng, nhưng đến năm 2021, vốn FDI đã dat
được gần 1.900 tỷ đồng, là mức tăng trưởng đột phá so với những năm trước Dòng
vốn FDI chủ yếu tập trung xây dựng các KCN, CCN ứng dụng công nghệ cao và cáccông trình nhà ở thương mại cũng như công trình phục vụ cho lĩnh vực du lịch, giảitrí có giá trị gia tăng lớn đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cũng như những trải nghiệmmới cho người dân và du khách đến với Lào Cai
Dựa vào quy mô của các nguồn vốn, có thé thay rằng nguồn vốn của khu vựcngoài nhà nước những năm gân đây đang có quy mô lớn nhất và xếp sau là nguồn
vốn nhà nước Đây là dau hiệu chưa tích cực trong tình hình cân đối tong von dau tư
toàn xã hội mà tinh Lào Cai đã thực hiện trong giai đoạn 5 năm vừa qua khi thu hutđược nguồn vốn dau tư phát triển lớn từ khu vực tư nhân tuy nhiên vẫn chưa giảm
được phụ thuộc vào nguồn vốn nhà nước Ngày càng nhiều cơ sở hạ tang được xây
dựng từ nguồn vốn ngoài nhà nước sẽ giúp Lào Cai tiết kiệm ngân sách, dong thời
nguồn vốn nhà nước sẽ được tận dụng dé hoàn thiện một số công trình trọng điểmkhác như hệ thong đường giao thông nội thành, chỉnh trang các tuyến đường, công
viên trung tâm và xây dựng cẩu nối giữa các huyện trong phạm vi tỉnh Trong giai
đoạn sap tới, Lào Cai can có những giải pháp phù hợp dé thu hút nguồn vốn FDI và
nguồn vốn ngoài nhà nước, giảm di phan nào gánh nặng cho nguồn vốn dau tư công
Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển kinh tế tỉnh cũng được nâng cao đặc biệt khinên kinh tế dang trong giai đoạn phục hồi sau tác động của đại dịch
Xét về cơ câu nguồn von dau tu
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2016-2021
Trang 38Bảng trên cho thay nguồn vốn chiếm ty trọng lớn nhất là vốn ngoài nhà nướcvới tỷ lệ luôn trên 42%, trong đó vào năm 2019 đã chiếm đến 65,05% Tỷ trọng củakhu vực vốn nhà nước xếp thứ hai và có mức tăng, giảm nhẹ qua các năm với tỷ trọngcao nhất tại năm 2016 ở mức 57,27% Tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoàithấp nhất và đang có xu hướng gia tăng.
Sự gia tăng về tỷ trọng của nguồn vốn ngoài nhà nước trong những năm gần
đây cho thấy ngày càng nhiều các tổng công ty, tập đoàn lớn đang có xu hướng đếnLào Cai đầu tư Đây là nhân tố giúp nhiều công trình giá trị kinh tế cao được xâydựng trên quỹ đất trống của tỉnh Cùng chung xu hướng tăng là nguồn vốn đầu tư nhànước, ngoại trừ năm 2017 giảm 15,64% và 2019 có sụt giảm 11,97%, những nămkhác trong giai đoạn 2016- 2020 đều có mức tăng trưởng dương Tỉ trọng FDI giaiđoạn 2016- 2020 có nhiều biến động và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồnvốn của tỉnh (chưa đến 1%) Tuy nhiên đến năm 2021, nguồn vốn này đã có tăngtrưởng ngoạn mục, chiếm gần 12% cơ cấu vốn đầu tư Điều này chứng tỏ những cảithiện chính sách thu hút và XTDT của tỉnh đã phát huy tác dụng một cách hiệu quả.
Cơ cấu nguồn vốn của tỉnh trong những năm qua được coi là chưa hợp lý do
chưa cân đối được việc sử dụng nguồn vốn ngoài nhà nước và nguồn vốn NSNN,
cũng như chưa thu hút được vốn FDI lon Từ đó, nhiễu cơ sở hạ tang giao thông, cơsở vui chơi — giải trí, bệnh viện, déu được xây dựng bằng nguồn vốn NSNN Diéu
này đã gây ra những gánh nặng không nhỏ về vốn cho chính quyên địa phương cũng
như cả nước Trong thời gian sắp tới, Lào Cai cần phải có những biện pháp khắc
phục tình trang này cũng như thu hút được nhiễu nguồn vốn dé phát triển địa phương
Phân tích từng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa ban tỉnh, cụ thé:
e Vốn đầu tư khu vực nhà nướcNguồn vốn này đều xếp sau nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước cả về tỷ trọngvà quy mô, nhưng không thé phủ nhận vai trò quan trọng của nguồn vốn này đến nềnkinh tế tỉnh Lào Cai Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công luôn cao hơn tỷ lệ bình quân
chung của cả nước, riêng năm 2022, tỷ lệ giải ngân đạt 54%, trong khi đó bình quân của cả nước là 46%; riêng đôi với giải ngân nguôn vôn trung ương đạt 64%.
Bảng 2.4: Vốn nhà nước giai đoạn 2017 — 2021 (giá so sánh năm 2010)
DVT: tỷ dong
30
Trang 39Chỉ tiêu 2016| 2017| 2018| 2019| 2020) 2021
Tổng vốn khu vực nhà nước 7.404 | 5.902 | 6.768 | 5.454 | 5.669 | 7.015
Vốn NSNN 3.088 | 2.426 | 2.419] 2.262 | 2.488 | 3.458 Vốn vay 3.015 | 2.250 | 2.146 | 2.516 | 2.648 | 3.495
Vốn tự có của DNNN 1181| 813] 123| 170) 121 54 Vốn huy động khác 120| 413| 2080| 506| 412 8
Nguồn: Niên giám thong kê tinh Lào CaiQua thống kê, vốn NSNN chiếm phan lớn trong tổng mức vốn dau tư nhànước Những năm gần đây, tông vốn khu vực nhà nước có xu hướng tăng, tuy nhiên
vốn NSNN lại theo xu hướng giảm Nguồn vốn này sụt giảm 3 năm liên tiếp từ 2017đến 2019, giảm từ 3.088 tỷ đồng vào năm 2016 giảm chỉ còn 2,262 tỷ đồng năm 2019.Tuy nhiên con số này đã tăng lại vào năm 2020 lên 2.488 tỷ đồng và có sự tăng mạnh
lên đến 3.458 tỷ đồng năm 2021 Sự quan tâm của nhà nước cho phát triển của tỉnhđược chứng minh qua nguồn vốn NSNN ở mức cao so với các địa phương khác trong
Vốn tự có của DNNN 15,95 | 13,77 | 1,82 3,12 | 2,13 | 0,77
Vốn huy động khác 1,62 7,00 | 30,73 | 9,28 | 7,27 | 0,11
Nguồn: Niên giám thong kê tỉnh Lào CaiVề tỷ trọng giữa các nguồn vốn, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn vốn NSNN
va von vay với khoảng trên 60%-90% , và ngày càng tăng trong giai đoạn này Đặc
biệt, giai đoạn 2020- 2021, 2 nguồn vốn này chiếm đến gần 50% mỗi nguồn vốn Cácnguồn vốn còn lại có xuất hiện sự tăng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơcấu vốn ( khoảng 1 — 10% mỗi nguồn vốn) Ngoại trừ năm 2018, nguồn vốn huy độngkhác có sự tăng trưởng mạnh từ 7% lên đến 30,73%
Vốn NSNN có đóng góp lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư khu vực nhà nước
của địa phương khi xét về cả quy mô và tỷ trọng Việc thu NSNN ở mức cao thúc đâygia tăng vốn ngân sách cho hoạt động đầu tư phát triển trong những năm này Mặc
31
Trang 40dù vậy, thực tế thấy được vốn đầu tư đến từ các DNNN khá thiếu hụt, mức chênh lệch
lớn với vốn ngân sách Thực trạng này buộc lãnh đạo tỉnh ban hành những chính sáchvà điều chỉnh cơ chế kịp thời dé khuyến khích DNNN thé hiện rõ hơn vai trò trong
quá trình đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh
e Vốn đầu tư ngoài nhà nước
Bảng 2.6: Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2016 — 2021 ( theo giá so sánh 2010)
PVT: tỷ dong
Chi tiéu 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 Nguồn vốn ngoài nhà nước | 5.467 | 8.191 | 7.777 | 10.324 | 10.564 | 6.765
Vốn của tổ chức DN 3.127 | 5.350 | 4.814 | 6.775 | 7.080 | 3.921
Vốn từ dân cư 2.340 | 2.841 | 2.963 | 3.549 | 3.484 | 2.844
Nguôn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai
Xét theo tổng nguồn vốn, dé dàng nhận thấy đây là nguồn vốn chiếm phan lớntrong vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh cũng như sự gia tăng mạnh vốn khu vực ngoàinhà nước trong những năm qua Nguồn vốn ngoài nhà nước có sự sụt giảm mạnh năm2021, do Covid gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân địa phương nóichung và nhân dân cả nước nói chung.
Sự gia tăng trên là do đóng góp chủ yếu của vốn từ tô chức doanh nghiệp , nhờcác chính sách động viên, khuyến khích đầu tư mà Lào Cai đã thực hiện hợp lý, songsong với đó là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Kết quả đạt được là nhiều nhàđầu tư tư nhân đã lựa chọn Lào Cai là nơi xây dựng những dự án, công trình lớn Có
thé ké đến, chuỗi dự án của tập đoàn Bitexco: khu đô thị Đông Bắc Sa Pa có tổng
mức dau tư 9.090 tỷ đồng; khu đô thị The Manor Lào Cai tổng vốn dau tư 1.500 tỷ
đồng: song song với đó, tập đoàn còn đầu tư trên 1,5 tỷ USD vào lĩnh vực du lịch,
dịch vụ, năng lượng, hạ tầng, y tế và giáo dục tại thành phố Lào Cai và thị xã SaPa Ngoai ra còn có tập đoàn Sun Group với Khu du lịch Fansipan Legend và khách
sạn hang sang Mgallery Lao Cai tong vốn dau tư hơn 10.000 tỷ đồng; Tập đoàn T&T
với các dự án Khu đô thị liên hợp thể thao thành phố Lào Cai, Khu đô thị thể thaocấp quốc gia Sa Pa, Khu đô thị - logistics Kim Thành - Bản Vược, Khu đô thị, du lịchgan với sân Golf Y Tý; với tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng: Tập đoànGeleximco hiện cũng đang đầu tư một loạt dự án tại Lào Cai, bao gồm Tổ hợp khuđô thị mới, công viên văn hóa — thể dục thể thao tại huyện Bát Xát; Khu đô thị du lịchY Tý; tổ hợp Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí và nhà ở tại phường Duyên Hải,
32